ngũ âm

Phật Quang Đại Từ Điển

(五音) Cũng gọi Ngũ thanh, Ngũ điệu tử. Năm âm điệu cổ truyền của Trung quốc, tức là: Cung, thương, dốc, chủy, vũ. Kinh Vô lượng thọ quyển thượng (Đại 12, 271 thượng) nói: Khi gió mát thổi thì phát ra năm âm thanh, cung thương mầu nhiệm, tự nhiên hòa nhau. Trong 5 âm, Cung là âm thổ, âm này rất trầm, phối với trung ương. Thương là âm kim, hơi trầm, là điệu bình, phối với phương tây. Dốc là âm mộc, nửa trầm nửa bổng, là điệu song, phối với phương đông. Chủy là âm hỏa, hơi bổng, là điệu hoàng chung, phối với phương nam. Vũ là âm thủy, âm này rất bổng, là điệu bàn thiệp, phối với phươngbắc. Mật giáo đời sau đem Ngũ âm phối liệt với Ngũ trí, Ngũ Phật, Ngũ bộ, Ngũ sắc. Cung tượng trưng cho Pháp giới thể tính trí ở trung ương, Thương tượng trưng Diệu quan sát trí phương tây, Dốc tượng trưng Đại viên kính trí phương đông, Chủy tượng trưng Bình đẳng tính trí phương nam và Vũ tượng trưng Thành sở tác trí phương bắc. [X. Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.8, phần 2; Tịnh độ ngũ hội niệm Phật pháp sự nghi tán; Hán thư lịch luật chí 1, thượng; Thông điển Q.143; Tùy thư âm nhạc chí thứ 9].