NGHIỆP BÁO VÀ THẢM HỌA THIÊN NHIÊN

Questions Concerning Collective Karma and Natural Disasters

Tác giả: Alexander Berzin đối thoại với J. Landaw
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 27/03/2010

 

LANDAW: Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”?

Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?

BERZIN: Nghiệp báo, hay một cách đặc biệt hơn, những năng lực tích cực và tiêu cực của nghiệp báo hay xu hướng nghiệp báo cho dù cá nhân hay tập thể, khi nó chín muồi hình thành những loại kết quả đa dạng khác nhau. Một trong những kết quả này là một kết quả ưu thế chi phối. Một kết quả chi phối là sự trãi qua những loại môi trường thiên nhiên hay xã hội mà trong ấy chúng ta sinh ra hay hội nhập, và cung cách nó xử sự đối với chúng ta, hay những đối tượng như tài sản của chúng ta, và những gì xãy ra đến chúng.

Trong trường hợp của kết quả chi phối của nghiệp báo tập thể – từ ngữ kỷ thuật chuyên môn một cách thực tế là “chia sẻ nghiệp báo” hay “cộng nghiệp” – của một nhóm giới hạn những chúng sinh, điều này liên hệ một cách chính yếu đến những kinh nghiệm hay sự trãi qua của họ về những hoàn cảnh của môi trường thiên nhiên hay xã hội hay những sự việc xãy ra mà nhóm đó kinh nghiệm về chúng. Tuy thế, chúng ta cũng có thể nói rằng kết quả chi phối của cộng nghiệp cũng liên hệ đến môi trường hay những hoàn cảnh xã hội hay những gì xãy ra cung ứng đến những hoàn cảnh của nhóm chúng sinh nhất định kinh nghiệm về chúng.

Điều tuyên bố sau này không hàm ý rằng cộng nghiệp của nhóm đó là nguyên nhân duy nhất cho môi trường, thí dụ, họ kinh nghiệm khi họ trãi qua nó. Môi trường mà họ trãi qua, chẳng hạn như sự hình thành trái đất hay vũ trụ, là kết quả của vô số những nguyên nhân và điều kiện khác. Trong trường hợp của vũ trụ, nhân hiện hành của nó – ấy là điều từ đấy chúng ta tìm thấy vũ trụ như kẻ thừa kế của nó và là điều chấm dứt tồn tại khi kẻ thừa tự của nó sinh khởi – là Big Bang (hạt đậu sẽ không còn khi nó biến thành cọng giá). Chúng ta có thể chia nhỏ nhân hiện hành thành những thứ đã xãy ra rất lâu về trước, chẳng hạn như Big Bang, và những thứ vừa xãy ra ngay tức thời trước thời điểm hiện tại, chẳng hạn như động đất là nhân hiện hành cho chuyển động của một mãng kiến tạo của trái đât (bề mặt trái đất chia làm khoảng một tá mãnh, trườn chảy đẩy nhau chèn ép trên lớp nham thạch lõng, như gỗ trôi trên nước và chính đấy cũng là nguyên nhân của động đất). Tuy thế, từng thời khắc này đến thời khắc nhỏ nhiệm khác thay đổi trong môi trường một khi nó sinh khởi, như một chiếc lá đặc thù rơi từ một thân cây, là kết quả của những định luật vật lý và v.v…của vũ trụ. Tuy nhiên, cũng có những kết quả do con người tạo nên liên hệ môi trường, chẳng hạn như không khí ô nhiễm như một kết quả của những hành động của con người. Thêm nữa, những yếu tố cấu thành ở một thời khắc đặc biệt, chẳng hạn như vật chất và năng lượng của vũ trụ tại thời điểm ấy là những nhân đồng thời cho vũ trụ tại thời điểm ấy.

Nghiệp tập thể đưa đến sự cấu thành trái đất và những định luật vật lý ảnh hưởng đến nó ám chỉ đến nghiệp báo chia sẻ không chỉ tất cả những chúng đã từng sinh sống trên trái đất trước đây và hiện nay, nhưng cũng là những kẻ đang sống ngay lúc này trên trái đất, và những ai sẽ sống trên trái đất trong tương lai. Nhưng vì trái đất là một bộ phận của toàn thể vũ trụ của chúng ta và những định luật vật lý áp dụng không chỉ cho trái đất mà thôi, nhưng cho toàn thể vũ trụ, chúng ta cần nhìn vào một loại nghiệp báo tập thể của một phạm vi rộng lớn hơn – nghiệp báo tập thể của tất cả những ai đã từng sống, đang sống hiện thời, và những kẻ sẽ sống trong vũ trụ của chúng ta. Cuối cùng, tự nhiên vật lý của vũ trụ là một con số kinh khiếp như vậy, không là phải tất cả những hành tinh được làm bằng vật thể cứng ở tại những thời điểm nào đấy không ổn định và thế là đấy là chủ đề cho động đất hay sao.

Bây giờ vì chúng ta đang nói về cấu trúc của vũ trụ, nghiệp báo tập thể cung hiến đến sự cấu tạo của nó và đến một con số rộng lớn hơn của những chúng sinh trãi nghiệm vũ trụ này phải đã từng được thiết lập lên trước thời kỳ Big Bang của vũ trụ này bởi tất cả những chúng sinh với nghiệp báo được sinh ra trong vũ trụ này.

LANDAW: Nhưng thế nào về những người nào đó đang sống ngay trong một địa điểm xãy ra một cuộc động đất kinh khiếp , như ở Haiti trong tuần vừa qua? Để thấu hiểu điều này, điều quan trọng là phải nhớ rằng :

  1. Không phải mọi người trên hành tinh này trãi qua những tác động tàn phá của cơn động đất này.
  2. Ngay cả chính Haiti, không phải mọi người đều chết hay bị thương trong cuộc động đất.

Mặc dù nó tạo ra một vụ tàn phá rộng lớn, nhưng không phải tất cả mọi người trong vùng ấy bị thương hay bị chết. Điều này chứng tỏ rằng những ai bị tổn hại nghiêm trọng đã tích lũy nghiệp chướng, cả cá nhân và tập thể, để trãi qua thiệt hại vào thời gian đó, trong khi những ai không bị ảnh hưởng liên đới đã không tích chứa một loại nghiệp chướng như thế.

Điều này không có nghĩa rằng những ai bị chết là “tệ hại nhất” thế nào đấy hơn những kẻ đã thoát nạn. Tất cả chúng ta có một loại nghiệp nhân tập thể rộng lớn trong dòng suối tâm thức của chúng ta, cả tích cực và tiêu cực, và những điều kiện (duyên) đã quyết định loại nghiệp chướng nào sẽ chín muồi tại thời điểm nào là rất nhiều và đa dạng. Một người nào đấy có thể đã sống sót “một cách kỳ diệu” trong một vụ động đất lớn, lại chỉ bị chết trong một thiên tai rộng lớn khác vào ngày tới, năm tới, hay kiếp sống tới. Thế thì chúng ta có thể làm nên một sự phân biệt giữa nghiệp báo tập thể “rộng” mà chúng ta chia sẻ với tất cả những chúng sinh trên hành tinh này, và một loại nghiệp báo tập thể tương đối “hẹp”, mà chúng ta chỉ chia sẻ với một số lượng nào đó đối với tất cả những chúng sinh này hay không?

BERZIN: Vâng, chúng ta có thể biểu hiện sự khác biệt đó. Có nghiệp nhân tập thể rộng lớn nhất đã cung ứng để cấu thành vũ trụ. Điều này được chia sẻ bởi mọi người sẽ sống trong vũ trụ ấy. Với cấu trúc ấy, có một tập họp nhỏ ở trong ấy của những kẻ với nghiệp báo chung sống trên trái đất. Điều này đã cung ứng đến sự cấu thành trái đất một cách đặc thù. Trong tập họp nhỏ ấy (chúng sinh trên trái đất), có một tập họp nhỏ hơn là của những ai với nghiệp báo chung để hứng chịu vụ động đất ở Haiti, trong ý nghĩa góp phần đến sự hiện hữu của vụ động đất.

Mặc dù mỗi người trong cái tập họp nhỏ hơn ấy trãi nghiệm vụ động đất một cách khác nhau như kết quả của nghiệp báo riêng của họ (biệt nghiệp); tuy vậy, chúng ta vẫn có thể tìm ra những phần nhỏ hơn của nghiệp báo luôn luôn được chia sẻ bởi bởi những nhóm nhỏ hơn của những cá thể trong chúng. Thí dụ, một số người nào đó bị chết và một số người nào khác sống sót. Những người chết đã có một loại nghiệp tập thể để chết trong động đất, không chỉ để trãi nghiệm trong vụ động đất. Trong số những người chết, một số có thể có nghiệp báo chung chia sẻ với một vài người khác để chết trong sự sụp đổ của cùng một tòa nhà. Vì thế, khi chúng ta nói về biệt nghiệp cá nhân, nó liên hệ đến việc trãi qua điều gì đấy đặc biệt, không chia sẻ với bất cứ người nào khác, như chết sau mười lăm phút do bị đánh vào đầu bởi một cái trục đặc biệt nào đấy.

LANDAW: Để cho rộng rãi một lúc, những chúng sinh đã tịnh hóa nghiệp chướng của họ một cách đầy đủ và trau dồi một niềm tin mạnh mẽ có thể tái sinh trong một cõi được gọi là “Tịnh Độ” hay “Phật Độ,” như cõi nước của Đức Phật Di Đà. Sau đó, họ nhận thấy mình ở trong một thế giới không có những vấn đề bạo động sinh khởi như vậy. Như được nói rằng mọi thứ trong sự tái sinh Tịnh Độ ấy, những thứ như tiếng gió xao động khi thổi qua những hàng cây, truyền đạt giáo huấn Phật Pháp đưa những chúng sinh trong cõi Tịnh Độ gần hơn đến giác ngộ. Tôi trích dẫn điều này chỉ để nhấn mạnh một điểm mà nó có sự tương ứng giữa đặc tính của một nơi (y báo) và những phẩm chất của những tâm thức (chính báo) của những chúng sinh sống trong một nơi như thế.

Nói tóm lại, những chúng sinh với tâm thức duy trì dưới sự ảnh hưởng của ba độc – si mê, tham lam, và sân hận – thấy mình sống trong một thế giới đầy dẫy tất cả những loại tổn hại, trong khi những ai đã đạt đến cấp độ của tự tại khỏi những vọng tưởng độc hại này trãi nghiệm một môi trường nơi mà những tổn hại như vậy thì ít phổ biến hay ngay cả vắng mặt một cách hoàn toàn, như trong trường hợp được vãng sinh Tịnh Độ.

BERZIN: Như trong trường hợp của Tịnh Độ, của Đức Phật Di Đà, nguyên nhân đạt được cho sự vãng sinh sẽ là năng lực tích cực mà Đức Phật Di Đà thiết lập trước khi Ngài được giác ngộ và những đại nguyện Ngài phát ra cũng là trước khi Ngài giác ngộ (tức là trong khi tu Bồ Tát Đạo). Đây là những thệ nguyện hồi hướng công đức tích tập mà Ngài, trong hình thức những Hóa Thân, đã tạo nên để có thể giáo hóa những vị nhị thừa thánh giả với nghiệp chướng để tiếp nhận những giáo huấn từ một Đức Phật Hóa Thân và đặc biệt đới nghiệp vãng sinh trong một cõi Tịnh Độ Hóa Thân (Phương Tiện Hữu Dư Độ) để tiếp nhận những giáo huấn ấy. Thêm nữa, những thệ nguyện của Ngài là giáo hóa , trong những hình thức Báo Thân, những Bồ Tát với nghiệp chướng (đới nghiệp vãng sinh trong) để tiếp nhận những giáo huấn từ một Đức Phật Báo Thân, và một cách đặc biệt, đới nghiệp vãng sinh trong một cõi Tịnh Độ Báo Thân (Thật Báo Trang Nghiêm Độ) để tiếp nhận những giáo huấn ấy. Vì Đức Phật Di Đà phát ra những thệ nguyện ấy như một vị Bồ Tát lâu xa trước khi thành Phật, thế nên cõi Tịnh Độ của Ngài có thể cũng được xem như một kết quả ưu việt với công đức giác ngộ của Ngài.

Một điều kiện hoạt động đồng thời cho sự sinh khởi cõi Tịnh Độ Di Đà là sự khổ đau của tất cả chúng sinh, chính điều đó đã thúc đẩy Đức Phật Di Đà khởi lòng từ bi và phát những lời Đại Nguyện trước khi Giác ngộ thành Phật. Một điều kiện hoạt động đồng thời hay một đồng hoạt duyên là một điều kiện hiện hữu trước để sinh khởi điều gì đấy hổ trợ trong việc làm cho sự sinh khởi xãy ra, nhưng nó không chuyển biến thành điều phát sinh (như nước cần cho cọng giá nẩy mầm).

Những sự thực hành tịnh hóa của người nào đấy sẽ vãng sinh về cõi Cực Lạc hoàn thành trong kiếp sống ngay trước lúc người ấy vãng sinh không thể được xem như là nguyên nhân [chính] cho sự vãng sinh Cực Lạc. Đấy là bởi vì Cực Lạc Tịnh Độ đã hiện hữu trước rồi vào lúc người ấy dấn thân trong những sự thực hành tịnh hóa. Sự thực hành tịnh hóa hoàn thành bởi ai đấy trong kiếp sống ngay trước khi vãng sinh, cộng thêm sự cầu nguyện cung ứng trong kiếp sống ấy để được vãng sinh về Cực Lạc, sẽ giống như giọt nước [duyên] cuối cùng trong sự tích lũy công đức được người ấy bồi đắp trong vô lượng kiếp mà đấy sẽ là kết quả cho sự vãng sinh Cực Lạc của người ấy. Chỉ những người cầu nguyện được vãng sinh Cực Lạc, trong tổng quát tất cả chúng sinh với nghiệp chướng được sinh về Cực Lạc đã từng phát thệ trong những đời sống khi Đức Phật Di Đà còn là một vị Bồ Tát mới có thể biểu hiện chức năng như nguyên nhân chín muồi thành sự sinh khởi cõi Cực Lạc Di Đà như kết quả ưu thắng. Tuy thế, điều này sẽ chỉ là trường hợp liên kết với những lời thệ nguyện của Phật Di Đà đã phát thệ trước khi Ngài thành Phật. Chỉ nếu những người này đã biết Đức Phật Di Đà khi Ngài là một vị Bồ Tát và đã nguyện cầu được vãng sinh một cách đặc biệt về cõi Cực Lạc của Ngài sau khi Ngài trở thành Phật mới có thể làm cho những lời cầu nguyện của họ chín muồi trong cõi Cực Lạc của Phật Di Đà như kết quả bao hàm toàn diện.

LANDAW: Tôi đã đọc một số kinh luận Pháp Bảo về việc những vụ động đất liên hệ đến những sự mất cân bằng trong địa đại của chúng sinh. Điều này hấp dẫn, nhưng tôi không biết diễn giải ý tưởng này như thế nào. Ông có thể giúp gì không?

BERZIN: Tôi chưa đọc qua những lời như thế, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể hiểu nó trong những dạng thức sự trình bày Giáo Pháp Thời Luân về nghiệp báo. Theo sự trình bày này, có vô lượng thế giới, với mỗi thế giới trãi qua vô lượng niên kỷ để thành, trụ, hoại, và không. Khi một thế giới ở trong thời kỳ thành, một thế giới khác có thể đang ở trong thời kỳ hoại. Những sự tuần hoàn mà những thế giới phải trãi qua không nhất thiết đồng thời với nhau.

Trong thời kỳ ‘không’ giữa sự hiện hữu của những thế giới, năm đại của mỗi thế giới tan hoại thành lân hư trần. Những lân hư trần này gợi lại những “lỗ đen” (black hole), dĩ nhiên, mặc dù có những khác biệt. Năm đại là không, gió, lửa, nước, và đất; hay có lẻ chúng ta có thể nghĩ về năm thứ như không, khí hay năng lượng, sức nóng, chất lõng, và chất rắn. Một cách đặc biệt, lân hư trần gợi lại một chút về vết tích những hạt nhân tố thô hơn – vi trần – của vũ trụ mà chúng không còn kết hợp với nhau. Trong tình trạng này, những định luật vật lý thông thường của thế giới tan hoại trước đấy không còn hoạt động trong những vết tích ấy. Những lân hư trần của một thế giới chưa thực hiện những chức năng như căn bản cho những vi trần thô hơn của năm đại của thế giới ấy sẽ sinh khởi sau đấy.

Giáo lý Thời Luân cũng nói về những khí nghiệp, liên hệ đến những năng lượng vi tế mang theo những nghiệp lực và những xu hướng của chúng sinh. Vào thời kỳ ‘không’, thí dụ, trước lúc Big Bang hình thành vũ trụ của chúng ta, ‘khí’ tích lũy nghiệp lực của chúng sinh với nghiệp báo được sinh thành trong thế giới của chúng ta tác động đến những lân hư trần cho thế giới của chúng ta. Chúng làm cho những lân hư trần bùng nổ với Big Bang và tiến triển thành vũ trụ của chúng ta với những tính chất đặc trưng của nó và những định luật vật lý.

Vào thời điểm Big Bang, những chúng sinh với nghiệp báo được sinh thành trong thế giới chúng ta, và nghiệp báo của những ai tích lũy ảnh hưởng đến sự hình thành của vũ trụ chúng ta, đã được đặt vào hoàn cảnh trong thế giới mới được hình thành. Như những yếu tố luân hồi, năm đại của thân thể chúng sinh được biểu hiện không cân bằng. Như kết quả, khí của nghiệp báo tích lũy tác động lân hư trần cho thế giới chúng ta trong một cách như vậy khi làm cho những vi trần thô hơn của thế giới chúng ta sẽ tiến hóa không quân bình về địa đại trong chúng sinh với nghiệp báo được sinh thành trong thế giới chúng ta đưa đến sự mất cân bằng của địa đại trên hành tinh này, kết quả trong một cuộc động đất.

LANDAW: Giáo lý Thời Luân giải thích sự liên hệ giữa nghiệp báo tích tập và sự kiện mà những hành tinh lung lay trong vũ trụ của chúng ta là đối tượng không ổn định và những vụ động đất. Nhưng điều gì là một thí dụ của tích tập nghiệp đã là kết quả trong một nhóm người trãi nghiệm một cuộc động đất đặc thù với nhau? Có phải là điều gì đấy mà những chúng sinh này đã thật sự thực hiện, như trường hợp thường được trích dẫn về những người một nơi nào đấy đã ném cát vào một số tu sĩ nào đấy và sau đấy bị chôn vùi trong một trận bảo cát? Hay có phải là điều gì đấy vi tế và bao trùm hơn việc ấy?

BERZIN: Dĩ nhiên, đây là một câu hỏi rất khó để trả lời. Một nhóm người trãi nghiệm với nhau trong một sự mất cân bằng đặc thù của địa đại của hành tinh này sẽ cần phải xây đắp một nghiệp báo tích tập cho điều ấy bởi họ tất cả những người tham dự trong một hành động đặc thù. Hành động ấy cần là nguyên nhân cho một sự mất quân bình của địa đại tại một khu vực, mà những người ấy trãi nghiệm và bị tổn hại bởi cuộc động đất. Thí dụ, hành vi tàn phá có thể là của một nhóm người làm việc với nhau trong một chương trình đã làm tổn hại đến môi trường và làm cho đồi núi sụp đổ hay đất chùi xãy ra. Hay một nhóm người có thể đã từng liên hệ đến quá trình hoạt động làm nổ tung trong sự phối hợp với thuốc nổ.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những chúng sinh luân hồi đã từng sống trong vô lượng hành tinh trong vô lượng thế giới. Nghiệp báo tích tập của chúng sinh trãi nghiệm trong một vụ động đất trên một hành tinh đặc thù sẽ không nhất thiết phải được bồi đắp bởi việc chia sẻ một hành vi tàn phá mà họ đã thực hiện trên hành tinh ấy. Họ có thể đã làm điều ấy trên một hành tinh nào khác vào bất cứ thời gian nào trong quá khứ. Do bởi tham lam và si ám, tôi chắc rằng những chúng sinh luân hồi đã từng tàn phá môi trường trong vô lượng hành tinh trong vô số lần. Nhưng chỉ có Đức Phật mới biết nghiệp nhân đặc thù nào chín muồi thành nghiệp quả đặc biệt như thế. Sau cùng, nghiệp báo là đề mục khó khăn nhất trong tất cả chúng ta thấu hiểu một cách hoàn toàn với tất cả những chi tiết của nó.

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/initial_scope/karma/questions_collective_karma.html

Ẩn Tâm Thất ngày10-11-2010