NGHĨA CỦA TÂM BỒ ĐỀ
Hán dịch: HẢI VẬN
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) là gốc của thành Phật, tướng của phát khởi, có đủ trong mọi Kinh, Đại Sự Nhân Duyên không vượt qua điều này. Muốn chính tu Giác thời chẳng thể chẳng biết, tùy theo nơi thấy nghe, lược biện tướng ấy.

Nghĩa của Tâm Bồ Đề có năm Môn phân biệt. Một là giải thích nghĩa của tên, hai là biết Thể Tính, ba là phân tích Nhất Dị (một và khác), bốn là tỏ rõ Tướng Trạng, năm là bày tỏ Hạnh Nguyện.    

I_ Giải thích nghĩa của tên (Danh Nghĩa):

Tiếng Phạn nói Bồ Đề (Bodhi), được phiên dịch tên là Giác (hiểu biết). Chúng sinh bị mê che nên gọi là Bất Giác, nay gặp Thiện Tri Thức mở bới Vô Minh, giết trừ sự mê che, cầu tâm  của hiểu biết (Giác) nên gọi là Bồ Đề Tâm (Bodhi-citta), phát cầu Tâm của Bồ Đề nên gọi là Bồ Đề Tâm, tức y theo Chủ đích mà giải thích vậy. Nếu Ngộ gọi là Giác, gọi là Bất Giác.Ví như người mê y theo phương nên mê, chúng sinh chỉ vậy thôi! y theo Giác (hiểu biết) nên mê, nếu lìa nơi Giác ắt không có Bất Giác (chẳng hiểu biết). Do đó mà nói:”Bồ Đề và Tâm chẳng thể là hai” , Bồ Đề và Tâm coi như là sự giải thích ngược nhau vậy

II_ Giải thích Thể Tính:

Như Nghĩa, gom chứa lại mà nói

III_ Phân tích Một khác (nhất dị):

Tâm và Tính Bồ Đề không có hai. Do không có hai cho nên chẳng thể phân biệt, điều này dẫn tới Môn Lý Thể vô sai biệt. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm ghi rằng: “Như Tâm, Phật cũng vậy. Như Phật, chúng sinh cũng thế. Tâm, Phật và Chúng Sinh, cả ba điều đó không có sai khác”

.)Kinh Hư Không Tạng thứ tư cũng ghi là: “Đức Thế Tôn thường diễn nói Pháp không cùng tận (vô tận): Hữu Tình với Hư Không, Bồ Đề Tâm, Phật Pháp. Nếu y theo tiến tu, khởi Hạnh Nguyện Môn tức phát khởi Vọng Tâm cầu Bồ Đề, nên gọi là Bồ Đề Tâm”

.)Khởi Tín nói rằng: “Làm sao huân tập, khởi Tịnh Pháp chẳng dứt? Ấy là đã có Pháp Chân Như cho nên có thể huân tập Vô Minh. Do huân tập sức Nhân Duyên cho nên khiến Vọng Tâm chán ghét khổ Sinh Tử, vui cầu Niết Bàn. Do Vọng Tâm có chán ghét, cầu Nhân Duyên cho nên liền huân tập Chân Như, tự tin Tính của mình, biết Tâm vọng động không có cảnh giới trước, nên xa lìa Pháp. Do như thật biết không có cảnh giới trước cho nên mọi loại phương tiện khởi, tùy thuận hành, chẳng giữ chẳng nhớ, cho đến lâu dài, huân tập sức lực nên Vô Minh ắt diệt. Do Vô Minh diệt nên tâm không có khởi. Tâm không khởi nên cảnh giới tùy diệt. Do nhân duyên cùng diệt nên Tâm Tướng đều dứt, gọi là Niết Bàn (Nirvāṇa),  thành Nghiệp tự nhiên. Đây tức bỏ vọng thành Chân. Phát khởi Vọng Tâm cầu khởi Chân Giác tức Chân,Vọng bị khác mà thật lìa Chân không Vọng. Thể của Vọng tức là Chân. Do Bất Giác tức là Bản Giác cho nên đó chẳng phải khác vậy”.

IV_ Tỏ rõ Tướng Trạng:

Tướng Trạng của Phát Tâm Bồ Đề có hai thứ: Một là Tỏ rõ Tướng Hạnh Vị, hai là phân tích Tướng Công Dụng.

Tướng Trạng của Hạnh Vị. Trường Nhĩ Tam Tạng nói rằng: “Thoạt tiên tập Chủng Tính có ba thứ: Một là Tưởng Phát, hai là Khinh Tưởng Phát, ba là Tín Tưởng Phát

Thứ nhất Tưởng Phát: Do ba loại Lực: Một là Thiện Hữu Lực tức là Thiện Tri Thức.Hai là Hành Lực tức là Thọ Luật Nghi . Ba là Pháp Lực tức là Thông Biệt hai Nhân. Thông là Tính Nội Huân của Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha), Biệt  là năm căn của nhóm Tín.  Do ba Lực này, giả khởi cầu Bồ Đề, tưởng lợi mình lợi người, dần dần theo thứ tự  tu tập ví như sợi lông nhẹ không có chỗ dựa dính , gọi là Khinh Tưởng Phát. Sau đó dần dần tu, Tín Tâm lặng trong được vào Thập Trụ, gọi là Tín Tưởng Phát

1.) Khởi Tín Luận ghi là: “Phát Tâm có ba thứ: Một là Tín Thành Tựu Phát Tâm, hai là Giải Thoát Phát Tâm, ba là Chứng Phát Tâm.

Thứ nhất Tín Thành Tựu Phát Tâm. Ấy là Chúng Sinh Bất Định Tụ có huân tập sức căn lành cho nên tin vào Nghiệp, Quả Báo hay khởi mười Thiện, chán khổ sinh tử, muốn cầu Vô Thượng Bồ Đề…. Cho đến nói rằng: “Trải qua một vạn kiếp, Tín Tâm thành tựu cho nên chư Phật Bồ Tát dạy khiến cho phát Tâm, hoặc dùng Đại Bi hay tự phát Tâm. Hoặc nhân Chính Pháp muốn diệt, dùng nhân duyên Hộ Pháp hay tự phát tâm được vào Thập Trụ”. Đây tức đồng với Tín Tưởng Phát Tâm lúc trước vậy

2.) Kinh Bản Nghiệp ghi rằng: “Tín Tưởng Bồ Tát đó ở mười ngàn kiếp, hành mười Giới Pháp sẽ vào Thập Tín Tâm, vào Sơ Trụ Vị, tức Phát Tâm Trụ vậy”

3.) Kinh Nhân Vương ghi là: “Tập Chủng Tính có Thập Tín dùng vượt hơn tất cả Thiện Địa của Nhị Thừa”.

4.)Khởi Tín lại nói rằng: “Tác nhóm Tâm nào? Lược nói có ba thứ

Một là Trực Tâm, vì chính niệm Pháp Chân Như

Hai là Thâm Tâm, vì vui tập tất cả các Thiện Hạnh

Ba là Đại Bi Tâm vì muốn nhổ bứt tất cả khổ của chúng sinh

Cho đến nói rằng: “Bồ Tát phát tâm đó cho nên ắt được chút Phần Kiến nơi Pháp Thân (Dharma-kāya). Do thấy Pháp Thân cho nên  tùy Nguyện Lực ấy hay hiện tám loại lợi ích cho các hàng chúng sinh.

Thứ hai: Giải Hành Phát Tâm: Nên biết chuyển thắng. Do Bồ Tát đó từ Sơ Chính Tín đến ở A Tăng Kỳ Kiếp thứ nhất sắp muốn mãn cho nên ở trong Pháp Chân Như thâm giải hiện tiền, đã tu lìa các tướng đẳng.

Thứ ba Phát Tâm: Từ Tịnh Tâm Địa cho đến Bồ Tát Cứu Cánh Địa, chứng cảnh giới nào? Ấy là Chân Như.

Cho đến nói rằng:”Lại, Tướng Phát Tâm của Bồ Tát  đó có ba loại Tâm nhỏ nhiệm làm Tướng. Một là Chân Tâm, không phân biệt tên gọi. Hai là Phương Tiện Tâm, tự nhiên biến hành lợi ích chúng sinh. Ba là Nghiệp Thức Tâm, nhóm vi tế khởi diệt hai Biện Công, Dụng Tướng”

.)Kinh Duy Ma nói rằng: “Muốn được thân Phật, chặt đứt tất cả bệnh của chúng sinh, nên phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề”

.)Hoa Nghiêm, 18 nói rằng: “Tâm Bồ Đề giống như hạt giống hay sinh tất cả Pháp của chư Phật. Tâm Bồ Đề giống như ruộng tốt hay tăng trưởng Pháp Bạch Tịnh (sạch trắng) của chúng sinh. Tâm Bồ Đề giống như Đại Địa hay giữ gìn tất cả các Thế Gian. Tâm Bồ Đề giống như nước sạch hay tẩy rửa tất cả bụi phiền não. Tâm Bồ Đề giống như  Phong Đại tràn khắp Thế Gian không có chỗ ngăn ngại. Tâm Bồ Đề giống như lửa mạnh hay thiêu đốt tất cả củi chư Kiến. Tâm Bồ Đề giống như mặt trời tịnh chiếu khắp tất cả các Thế Gian. Tâm Bồ Đề giống như trăng đầy  khiến các Pháp Bạch Tịnh đều viên mãn. Tâm Bồ Đề giống như đèn sáng, hay phóng mọi loại ánh sáng trong sạch. Tâm Bồ Đề giống như mắt Tịnh  nhìn khắp tất cả chốn an, nguy. Tâm Bồ Đề giống như con đường lớn khiến cho khắp cả được vào cái thành Đại Trí. Tâm Bồ Đề giống như bờ bến chính (Chính Tể) khiến được lìa các Pháp Tà”

Cho đến nói rằng: “Thiện Nam Tử! Nếu có người phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, ắt đã sinh ra vô lượng Công Đức, khắp hay nhiếp lấy Đạo Nhất Thiết Trí

Thiện Nam Tử! Ví như có người được thuốc Vô Úy lìa năm thứ đáng sợ. Nhóm nào là năm? Ấy là chẳng bị lửa thiêu đốt, chẳng bị trúng chất độc, chẳng bị dao gây thương tích, chẳng bị nước cuốn trôi, chẳng bị khói xông ướp. Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, được thuốc Nhất Thiết Trí Bồ Đề Tâm thời chẳng bị lửa Tham thiêu đốt, chẳng bị trúng chất độc Sân, chẳng bị dao Hoặc gây thương tích, chẳng bị giòng chảy Hữu cuốn trôi, chẳng bị khói của các Giác Quan xông ướp gây hại

Thiện Nam Tử! Ví như có người được thuốc Giải Thoát, cuối cùng không có Hoạnh Nạn (nạn ngang ngược). Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, được thuốc Bồ Đề Tâm Giải Thoát Trí sẽ lìa hẳng tất cả Hoạnh Nạn sinh tử.

Thiện Nam Tử! Ví như có người cầm giữ thuốc Ma Ha Ưng Già, rắn độc nghe luồng hơi ấy đều liền tránh xa. Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, cầm giữ thốc Bồ Đề Tâm Đại Ưng Già, các rắn ác độc của tất cả Phiền Não, nghe luồng hơi ấy thảy đều bị diệt tan”.

V_ Tỏ rõ Hạnh Nguyện:

1.)Hiển Dương nói rằng: “Thế Tục Phát Tâm vì đối trước bậc Trí, phát Hoằng Thệ Nguyện…”

Cho đến nói rằng: “Con từ ngày hôm nay, phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, vì muốm nhiêu ích các hữu tình.Từ nay trở đi, phàm sáu Ba La Mật mà con đã tu đều vì chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề. Nay con cùng các Bồ Tát Ma Ha Tát, hòa hợp xuất gia. Nguyện Tôn chứng biết con là Bồ Tát”

2.)Tỳ Lô Giá Na Sớ nói rằng: “Người phát Tâm Bồ Đề, ấy là sinh Thệ Nguyện quyết định, mốt hướng chí cầu Nhất Thiết Trí Trí, thảy nên độ khắp chúng sinh trong Pháp Giới. Tâm này giống như cờ phướng, là đầu của mọi lối đi, giống như hạt giống (chủng tử) là  gốc rễ (căn bản) của vạn Đức. Nếu chẳng phát Tâm này cũng như chưa nhờ cậy Ca La La, thời Đại Bi Thai Tạng (Mahā-kāruṇa-garbha) làm sao có chỗ dưỡng nuôi?”

Lại nói rằng: “Mặt trời dụ cho Bản Tịnh Bồ Đề Tâm, tức là Tự Thể của Tỳ Lô Giá Na (Vairocana). Mặt trăng dụ cho Bồ Đề Hạnh; ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt là mọi Hạnh viên mãn, dụ cho Thành Bồ Đề; ngày 15 của kỳ Hắc Nguyệt là mọi Hành đều ngưng, dụ cho Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa), khoảng giữa và thời lên xuống, dụ cho nhóm Phương Tiện Thiện Xảo

3.)Kinh Phát Bồ Đề Tâm nói rằng: “Nếu Bồ Tát gần gũi Thiện Trí Thức, cúng dường chư Phật, tu tập căn lành, chí cầu Thắng Pháp, Tâm thường nhu hòa, gặp khổ hay nhẫn, Từ Bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, vui tin Đại Thừa, cầu Trí Tuệ Phật. Nếu người hay có đủ mười phương như vậy bèn hay phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề. Lại có bốn Duyên hay phát Tâm đó: Một là suy tư chư Phật, hai là quán lỗi lầm của thân, ba là Từ Mẫn chúng sinh, bốn là cấu quả tối thắng

1_ Suy tư chư Phật: Chư Phật ba đời lúc bắt đầu phát Tâm cũng có đủ Tính phiền não, cũng như Ta ngày nay, phát Đại Minh Tuệ, ở trứng Vô Minh xây dựng Thắng Tâm , tích tập Khổ Hạnh, vượt biển sinh tử, bỏ thân mệnh tiền, cầu Nhất Thiết Trí, nay đều thành tựu. Nếu Bồ Đề này là Pháp có thể đắc thì Ta cũng nên đắc, cho nên phát Tâm Bồ Đề

2_ Quán lỗi lầm trong thân: Tự quán thân của Ta, chín lỗ thương tuôn chảy thứ xú uế chẳng sạch mà sinh lìa chán. Lại quán năm Uẩn, bốn Đại đều hay hưng tạo vô lượng nghiệp ác, đủ Tham Sân Si, vô lượng phiền não, như bọt nước như hạt vụn; niệm vô thường, cầu buông lìa, cho nên phát Tâm Bồ Đề

3_ Từ Mẫn chúng sinh: Thấy các chúng sinh bị vô minh trói buộc, mọi khổ bủa vây, tập nghiệp chẳng lành, chịu đại kịch khổ, xa lìa Chính Pháp, tin nhận Tà Đạo, chìm trong sông phiền não, chẳng cầu Giải Thoát, chuyển tạo mọi ác. Vì thương nhớ những kẻ ấy cho nên phát Tâm Bồ Đề.

4_ Cầu quả tối thắng: Thấy các Như Lai có tướng tốt trang nghiêm, có Giới Định Tuệ, Tri Kiến trong sạch, Đại Bi ba niệm, đủ Nhất Thiết Trí, thương xót chúng sinh, thường trụ Pháp Thân, trong sạch không nhiễm. Vì tu tập cho nên phát Tâm Bồ Đề.

Lại nói rằng: “Người phát Tâm Bồ Đề. Trước tiên nên kiên cố phát nơi Chính Nguyện, ấy là nhóm bốn Hoằng Thệ, lập chí kiên cường, tác Đại Yếu Thệ; thường tu Chính Hạnh ấy là nhóm sáu Ba La Mật

Cho nên trong Kinh Phật Sát: Hư Không Vương (Gagana-rāja) lập Thệ là: Đối trước Đại Chúng, Ta phát Tâm Bồ Đề, thề độ các Quần Sinh đều lìa mọi khổ. Nguyện từ nay về sau. Nếu Ta có Tâm nhiễm ô, giận dữ, ganh tỵ kèm với Ngã Mạn, Tham Ai… tức là lừa dối mười phương chư Phật.

Cho đến nói rằng: “Do lời thành thật này thì đất bị chấn động theo sáu cách. Nếu Ta chẳng nói thật thì sẽ bị bốn Đại làm cho đổi thay, biến đổi…”

4.)Lại Kinh Phát Bồ Đề Tâm nói rằng: “Lập thệ quyết định, có năm việc giữ gìn. Một là hay kiên cố tâm ấy, hai là hay chế phục phiền não, ba là hay ngăn che phóng dật, bốn là hay phá năm Triền Cái, năm là hay siêng năng tu hành sáu Ba La Mật. Nếu đủ Thệ Nguyện như vậy, kiên cố dũng mãnh tu Thí, Giới, Nhẫn, Tiến,

Định, Tuệ, Từ Bi Hỷ Xả không có thoái chuyển. Đấy gọi là Chân Phát Tâm Bồ Đề”

Kinh Duy Ma nói rằng: “Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề tức là xuất gia, đó tức là đầy đủ (cụ túc) vậy”

NGHĨA CỦA TÂM BỒ ĐỀ (Hết)