NĂM GIÁO CHỈ QUÁN CỦA KINH HOA NGHIÊM

SỐ 1867

MỘT QUYỂN

Hán dịch: Hoá thân Văn-thù ở núi Chung Nam, kinh đô là Đỗ Thuận giảng.
Việt dịch: Cư sĩ Đạt Bửu, Long An.

BÀI TỰA

NGŨ GIÁO CHỈ QUÁN NHẤT THỪA THẬP HUYỀN MÔN HỢP HẠNH

Ngũ giáo chỉ quán do sơ Tổ Hoa Nghiêm là Tôn giả Đế Tâm soạn ra. Nhất thừa thập huyền môn do Tổ thứ hai là Đại sư Chí Tướng soạn, đều giải thích các kinh Đại thừa không thể suy nghĩ, bàn luận, làm khởi thỉ cho năm giáo, lập ra mười huyền. Đây là bộ sách quý hiển bày lưới châu Nhân-đà-la lớp lớp vô ngại, là viên ngọc sáng viên dung ẩn ẩn ánh sáng định như chiếc gương pha-lê. Một hôm, họ Thư Lâm Tỉnh dẫn theo hai đứa trẻ nói rằng: Khoảng một ngày khắc bản đưa đi in. Do đó, suy nghĩ muốn truyền khắp gần xa. Nhưng số quyển rất ít, nếu lưu hành riêng thì ngại phiền cho người xem đọc, cho nên gom lại ấn hành. Do đó xin một lời ở quyển đầu, để ở đầu sách làm lời tựa.

Tháng 8 năm Bính Tý niên hiệu Nguyên Lục năm thứ 9, Trí Tích Giác Nhãn Không kính ghi.

————————–

NĂM GIÁO CHỈ QUÁN CỦA KINH HOA NGHIÊM

Pháp môn chỉ quán của hành nhân tu đạo, bỏ tà, theo chánh có năm môn:

  1. Môn pháp có, ngã không (Giáo Tiểu thừa).
  2. Môn sinh tức vô sinh (Thỉ giáo Đại thừa).
  3. Môn sự, lý viên dung (Chung giáo Đại thừa).
  4. Môn ngữ quán song tuyệt (Đốn giáo Đại thừa)
  5. Môn Tam muội Hoa Nghiêm (Viên giáo Nhất thừa).

Thứ nhất: Môn pháp có, ngã không.

Ôi! Đối với chứng bệnh mà quyết đoán phương thuốc, bệnh hết thì thuốc thôi dứt. Trị chấp mà cho thuốc, chấp đã dứt trừ thì thuốc bỏ. Vì chứng bệnh đã nhiều, nên việc cho thuốc chẳng phải một mà là thuận theo căn cơ tiến tu có khác nhau, cho nên phương tiện không đồng.

Nay y cứ riêng trong năm pháp quán dừng tâm, vì chúng sinh chấp ngã mà nói về giới, quán phân biệt: Từ vô thỉ đến nay chúng sinh chấp thân là duy nhất, chấp ngã, ngã sở. Chấp ngã có hai thứ:

  1. Tức thân chấp ngã.
  2. Lìa thân chấp ngã.

Nói lìa thân chấp ngã. Nghĩa là ngoại đạo chấp trong thân, có thần ngã riêng. Ở đây không nói nhiều nữa.

Nói Tức thân chấp ngã: Như Lai từ bi vì phá bệnh này, nên đều chỉ bày bốn thứ thuốc để trị bốn chứng bệnh, trong đó, môn riêng đều có thuốc bệnh, cụ thể như ở sau sẽ giải thích.

Nói bốn bệnh là:

  1. Chấp thân là một ngã.
  2. Chấp bốn đại.
  3. Chấp năm ấm.
  4. Chấp mười hai nhập.

Nói bốn thứ thuốc là:

  1. Hai pháp sắc, tâm.
  2. Bốn đại, năm ấm.
  3. Mười hai nhập.
  4. Mười tám giới.

Kế là giải thích: Nếu chúng sinh chấp thân là một ngã mà thành bệnh, thì tức nói hai pháp sắc, tâm làm thuốc, cũng nói: Trong đây đã có hai pháp sắc, tâm, sao là một ngã?

Chúng sinh nghe lời nói này, liền chuyển sinh chấp sắc, tâm là thật, trở thành bệnh, tức là vì khai một sắc thành bốn sắc, tức bốn đại. Khai một tâm thành bốn tâm, tức bốn ấm trong năm ấm, đây chính là bốn sắc, bốn tâm.

Sao chỉ chấp một sắc, một tâm là một ngã?

Chúng sinh lại chuyển sang chấp bốn sắc, bốn tâm thành bệnh. Phật liền vì hợp bốn đại thành một sắc, tức sắc ấm trong năm ấm, hợp bốn tâm thành một tâm, tức là ý nhập trong mười hai nhập. Chúng sinh nghe lời nói này, lại chuyển chấp ngã thành bệnh. Phật liền vì phân tích một sắc thành mười một sắc.

Nói mười một: Tức năm căn trong, sáu trần trong ngoài mười hai nhập, thành mười một sắc.

Triển khai một tâm thành bảy tâm, tức sáu thức và ý thức trong mười tám giới, đây chính là mười tám giới.

Chấp trực tiếp một sắc, một tâm làm ngã là sao?

Chúng sinh nghe lời nói này, tức thì giác ngộ được nhập không. Tuy nhiên, trong mười tám giới đều có ba thứ: Nghĩa là giới trong, giới ngoài, giới ở giữa. Lại, y cứ vào ba thứ, mỗi thứ đều được chia thành hai: Một là bệnh có ba, hai là thuốc có ba.

Nói bệnh có ba:

  1. Bệnh trong, chấp tướng chung của sáu căn làm ngã.
  2. Bên ngoài, chấp tướng chung của sáu trần làm ngã sở.
  3. Chấp tổng quát sáu thức trung gian làm ngã kiến, nghĩa là ngã thấy, ngã nghe, ngã giác, ngã biết.

Kế nói thuốc có ba:

  1. Chia sáu căn nội tại thành sáu giới, gọi là giới nhãn, v.v… chữa trị chứng bệnh chấp ngã trước kia.
  2. Phân tích sáu trần ngoại thành sáu cõi, gọi là cõi như sắc, v.v… đối trị bệnh chấp ngã sở.
  3. Chia ngã thấy nghe, v.v… làm sáu thức, gọi là giới nhãn thức, giới nhĩ thức, v.v… chữa trị chứng bệnh ngã thấy nghe, v.v… như trước.

Trở lên là ba xứ hợp nói chung.

Mang số tiêu biểu cân xứng với sự khác nhau của phân chia giới hạn kia, ở đây bất đồng, nêu chung đề cương, gọi là pháp của mười tám giới.

Nói giới: riêng, có mười tám: số, nên nói mười tám giới, tức là trên mỗi pháp ở trước đều có sáu lớp:

  1. Danh.
  2. Sự.
  3. Thể.
  4. Tướng.
  5. Dụng.
  6. Nhân.

Nói Danh: Trong miệng, nhãn căn là lời nói năng.

Nói Sự: Danh ở dưới, đối tượng giải thích tương ưng với một niệm như trò ảo thuật.

Nói Thể: Sự tám vi. Nói tám vi là cứng chắc, ẩm ướt, mềm mại, lay động, sắc, hương, vị, xúc.

Nói Tướng: Mắt như hương, hoa dây chằng, cũng nói như đỏa bồ đào.

Nói Dụng: Phát sinh ra nhãn thức.

Lại, có bốn nghĩa:

  1. Nhãn thức tạo ra nhãn căn.
  2. Phát sinh ra nhãn thức.
  3. Nhãn thức thuộc về nhãn căn.
  4. Nhãn thức giúp cho nhãn căn.

Nói Nhân: Hạt giống căn của A-lại-da. Nhĩ căn, như chỗ lõm của lòng bàn chân, tỷ căn như ngón tay duỗi xuống, Thiệt căn như tướng lưỡi dao, mặt trăng xếp. Thân căn như con rắn đứng dưới đất. Ý căn, y cứ theo Tiểu thừa nói, thì như tướng phù dung. Nếu y cứ theo Đại thừa thì lấy bốn hoặc cùng sinh làm tướng, bốn hoặc là: ngã tham, ngã mạn, ngã si, ngã kiến.

Thể của ý căn là thức A-lại-da. Sự, nghĩa là danh, đối tượng giải thích phẩm hạ với trong ý thức, duyên một niệm tương ưng với chấp ngã, trừ sự, thể của ý căn. Các căn còn lại cứ như nhãn căn, suy nghĩ sẽ biết.

Sáu trần ngoài thứ hai: Mỗi trần đều có sáu thứ:

  1. Danh là sắc trần được nói trong miệng.
  2. Sự là Danh, đối tượng giải thích phẩm hạ, một niệm tương ưng với nhãn thức.
  3. Thể: Tức là tám vi.
  4. Tướng: Xanh, vàng, đỏ, trắng.
  5. Dụng: Dẫn sinh ra nhãn thức.
  6. Nhân: là hạt giống sắc trong thức A-lại-da

Thinh trần: Lấy âm thanh to, nhỏ, dài, ngắn làm tướng.

Hương trần: Lấy mùi thơm, hôi v.v… làm tướng.

Vị trần: Dùng các vị chua, mặn, ngọt, cay, đắng, v.v… làm tướng.

Xúc trần: Lấy cảm xúc lạnh, ấm, nhám, trơn, cứng, mềm, nhẹ, nặng, v.v… làm tướng.

Pháp trần: Lấy hiện lượng như vuông, tròn, dài, ngắn v.v… làm tướng. Pháp trần lấy vô minh làm thể. Ngoài thể của pháp trần, năm trần khác bên ngoài, y cứ ở sắc trần suy nghĩ sẽ biết.

Sáu thức trung gian:

  1. Danh: Ngôn thuyết nhãn thức trong miệng.
  2. Sự: Danh, giải thích không kịp khéo léo, được không mất.
  3. Thể: Dùng Như Lai tạng làm thể.
  4. Tướng: Lấy thanh tịnh tròn đầy làm tướng.
  5. Dụng: Được cảnh, biết rõ là dụng.
  6. Nhân: là hạt giống nhãn thức trong thức A-lại-da.

Tuy nhiên, sự trong ý thức: Danh là đối tượng giải thích phẩm hạ, không tương ưng với chánh lý, vì tất cả đều lấy trở ngại dĩ vãng làm tướng, ngoài sự tướng của ý thức, năm thức còn lại, y theo nhãn thức, mà tư duy.

Một giới danh, sự v.v… kia đã sáu, tính chung mười tám giới, đều một trăm lẻ tám giới. Có kinh dùng 108 danh, sự này làm thành một trăm lẻ tám phiền não.

Chứng bệnh, đối tượng trị đã như vậy, thuốc, chủ thể trị cũng như thế, đều có căn, trần, thức, v.v… vì đều dùng tạng thức làm thể, nên kinh Lăng-già chép: “Biển tạng thức thường trú, bị xao động bởi gió cảnh giới, nên thường khởi lên các làn sóng thức, tung vọt lên mà chuyển sinh”.

Y cứ vào văn kinh này là vì có thể chứng. Nếu người tu hành quán

mười tám giới này, dứt trừ phiền não ở trước v.v… thì sẽ lỉa bỏ được ngã, ngã sở.

Đây tức là giải thích về tâm, chủ thể quán, là cảnh, đối tượng quán của trí. Không có tên nhân, được trí của nhân vô ngã. Nhân, ngã dù trừ bỏ, mà pháp chấp vẫn tồn tại.

Pháp chấp. Nghĩa là sắc, tâm.

Hỏi: Sắc, tâm, pháp chấp trong đây có khác gì với sắc, tâm của một ngã đã bị phá trước kia hay không?

Đáp: Trước kia, thì một thân là có nhân, nên nêu lên sắc, tâm để phá kiến, cho đến như thế, lần lượt mở rộng một thân thành mười một sắc, chia một tâm thành bảy tâm, v.v… Đến đây mới biết được từ các duyên hòa hợp sinh, nên chấp nhân bắt đầu mất. Xem xét về lý chưa sáng suốt, vì cũng còn chấp mọi duyên cho là có thật, nên có sự khác nhau này.

Đây là lược phát ra nói Tiểu thừa phá ngã chấp, đã nói về quán phân biệt giới xong.

Thứ hai là môn sinh, tức vô sinh:

Môn sinh tức Vô sinh: y cứ vào môn này, trước phân biệt danh, tướng, sau hội nhập môn Vô sinh.

Nay, đầu tiên phân biệt danh, tướng. Lại, y cứ vào thế gian, tùy ý lấy một vật để vặn hỏi liền được. Nay, y cứ vào chiếc gối để vặn hỏi.

Hỏi: Không trái với thế gian gọi là vật gì?

Đáp: Là chiếc gối.

Gối là gì?

Đáp: Là danh từ.

Đây Là gối gì?

Đáp: Là gối gỗ.

Gối gỗ là gì?

Đáp: Không phải là danh.

Đã không phải là danh thì gọi là vật gì?

Đáp: Là câu.

Gối làm bằng vật gì?

Đáp: Không phải là câu.

Đã không phải là câu thì gọi là vật gì?

Đáp: Là danh.

Danh sẽ dùng làm gì?

Đáp: Danh sẽ dùng để gọi sự.

Gối này sắp đến phải chăng?

Đáp: Gối đã đến rồi.

Đến rồi là gì?

Đáp: Thôi đi! Không cần nói nữa. Đó là im lặng đáp.

Nhất định là vật gì?

Đáp: Không phải là gối.

Đã không phải là gối, thì gối sẽ nhắm vào chỗ nào để đi?

Đáp: Là danh.

Danh ở chỗ nào?

Đáp: Lời nói ở trong miệng.

Đây đã không là gối thì gọi là vật gì?

Đáp: Là lìa lời nói.

Vì sao biết được lìa lời nói?

Đáp: Vì mắt thấy nên giả nói giải thích.

Nếu đã giả nói giải thích thì gọi là vật gì?

Đáp: Là sự.

Sự có nhiều thứ, hoặc là sự tướng, hoặc là sự sắc, hoặc là sự lý chăng?

Đáp: Đây là sự tướng.

Tướng cũng có nhiều thứ: hoặc cong vẹo, hoặc vuông tròn, v.v.. phải chăng?

Đáp: Đây là tướng vuông.

Tướng vuông có nhiều thứ. Nói nhiều thứ ấy danh đồng, sự khác chăng?

Đáp: Đây là tướng vuông dưới của tên gối.

Danh, tướng, sự là thuộc về tâm nào trong tám thức?

Đáp: Ý thức thứ sáu trong môn nhãn thức, sự tướng danh ở trong tâm.

Từ chỗ nào được sự danh tướng này? Có phải bỗng nhiên trong tâm, ý thức hiện ra chăng?

Đáp: Từ chỗ hạt giống đến.

Vì sao biết được?

Đáp: Vì danh tướng của gối này không được tạo ra danh tướng chiếc chiếu, nên biết được từ hạt giông đến.

Hạt giống từ chỗ nào được?

Đáp: Từ chỗ tà sư mà được.

Lúc sẽ được, được là sao?

Đáp: Vì ở thấy, nghe, huân tập thành hạt giống.

Danh, tướng, sự này đã ở trong tâm, ý thức hợp với trọng tâm mà thấy, vì sao ngoài tâm, hướng tới phía trước mà xem?

Đáp: Khi hướng nhiều về phía trước, thì danh tướng này hoàn toàn ở trong tâm.

– Vì sao biết được?

Đáp: Vì nhãn thức chỉ thấy sắc, còn danh tướng sự ở trong tâm, ý, thức.

Ta là người mê chỉ thấy danh, tướng, ông là người trí, người đã trông thấy sắc, vậy tướng mạo của nó ra sao? Cái gì là sắc? Lập tức hỏi người mê:

Ông thấy danh tướng, tướng mạo ra sao?

Người mê đáp: Bốn góc, sáu mặt là người trí.

Ngắm nhìn chỗ góc có thấy góc hay chăng? Hay thấy sắc chăng?

Người mê đáp: Chỉ thấy sắc, không thấy góc.

Về mặt góc khác cũng đồng với hỏi đáp này.

Người mê hỏi: Đã hoàn toàn là sắc thì danh tướng ở đâu?

Người trí đáp: Danh tướng ở trong tâm ông, người mê không chế phục.

Người trí hỏi: Có lý do nào không chế phục?

Người mê đáp: Như tôi hiện nhận thấy Phật thọ ký danh, tướng chùa, cổng, lầu là hướng nhìn về phía trước ở trong tâm ta, danh tướng cũng ở trong tâm ta, vì sao một người nhận được, một người nhận không được?

Người trí hỏi: Ông đã lấy danh tướng rồi phải chăng?

Người mê đáp: Đã nhận lấy rồi.

Người trí hỏi: Nhận lấy được vật gì?

Người mê đáp: Nhận lấy được danh tướng.

Lại hỏi: Danh, tướng mềm mỏng hay cứng rắn?

Người mê đáp: Danh tướng đều cứng rắn.

Lại hỏi: Ấy là có thấy được chăng?

Đáp: Không thể nhìn thấy.

Thấy vật gì?

Đáp: Chỉ thấy danh tướng.

Người mê vội hỏi: Đã nhận lấy danh tướng được, thì lấy được danh tướng ở đâu?

Người trí đáp: Danh tướng ở trong tâm người ngu mê, người mê không chế phục được danh tướng trong tâm.

Người trí hỏi: Vì sao không khuất phục được?

Người mê đáp:

Mỗi thứ danh tướng đều có ở trong tâm ta, vì sao không ngang bằng được cứng rắn?

Đáp: Được cứng rắn. Nếu người được cứng rắn là danh tướng hiện tại, không được cứng rắn là vì danh tướng quá khứ.

Lại hỏi: Ý thức không được cảnh hiện lượng thì làm sao có được cảnh hiện lượng quá khứ?

Đáp: Hai thứ danh đều ở quá khứ, ở giữa có đi riêng vì không xúcchạm với hành sai biệt.

Lại hỏi: Đã hai thứ danh tướng đều là thức vọng. Kinh nói: Sao ảnh tượng riêng? Có ảnh tượng đới chất?

Đáp: Đới chất cũng là độc ảnh, vì tâm duyên tướng vuông là là cảnh tỷ lượng, nên không phải hiện lượng, nên nay nói riêng, vì nhãn thức chung, không chung, nên nói riêng.

Phân biệt vì sao khác nhau?

Đáp: Phân biệt có hiểu rõ, có nhớ giữ, hai thứ khác nhau. Cho nên có gởi hình tích mình vào chất ảnh, có không nhờ vào chất ảnh, vì phân biệt khác nhau.

Người mê lại hỏi: Tôi chỉ thấy hai thứ danh tướng, ông là người ông thấy được pháp nào?

Đáp: Người trí chỉ thấy sắc pháp, không thấy danh tướng.

Trên đây là đã phân biệt danh xong, kế là môn nhập Vô sinh.

Nói về người trí quán sắc pháp. Vả lại như sắc, pháp khi nhãn thức được, thật sự không có phân biệt, chẳng phải không được mà không có phân biệt. Đây tức là pháp mà nhãn thức thật chứng, như sắc, không khác nhau, và ý thức kia không hiểu, chấp giả dối ngã, sinh ra phân biệt giả, thấy trái ngược về đầu mối bằng nhau, chân vọng ở trong sự.

Sao ý thức phân biệt không đúng như pháp?

Nói chân, vọng, nghĩa là vì đắc của nhãn thức, nên gọi là chân. Vì ý thức duyên nên gọi là Vọng. Chân vọng khác nhau xa vời không bằng nhau. Cho nên chứng pháp không có nhân.

Vì sao? Vì pháp vô phân biệt. Kinh nói: Pháp vô phân biệt, nếu hiện hành phân biệt tức là phân biệt, chẳng phải cầu pháp. Sắc pháp đã thế, thì tâm pháp cũng như thế, y theo để suy nghĩ.

Vì như sắc không có khác, nên kinh nói: Cảnh mà năm thức đã được, đương thể Như Lai tạng bằng nhau. Đây là nhập phương tiện của môn ban đầu, khế hợp với diệu môn của địa vị mình.

Lược nói đại ý như thế (giải thích rộng như trong kinh, luận). Lại, các pháp đều là tướng không, đều là tận, trong đó lại có hai quán:

  1. Quán vô sinh.
  2. Quán vô tướng.

Thứ nhất: Nói quán vô sinh: Pháp không có tự tánh, vì tướng nên sinh, sinh chẳng có thật, tức là không. Không chẳng có mảy may, nên nói là Vô sinh. Kinh nói: “Vì nhân duyên nên Có, vì chẳng có tánh nên Không”.

Giải thích: Chẳng có tánh, tức là nhân duyên, nhân duyên tức là Vô tánh. Lại, Trung Luận nói: “Vì nghĩa “hữu, không” nên tất cả pháp đều được thành”. Lại, kinh nói: “Nếu tất cả pháp không là không thì sẽ chẳng có đạo, chẳng có quả, v.v…”.

Thứ hai, là quán vô tướng: Tướng tức Vô tướng. Vì sao? Vì tướng lìa của pháp. Kinh nói: “Pháp lìa tướng, vì không có đối tượng duyên”.

Lại, kinh nói: “Tất cả pháp đều không, chẳng có mảy may tướng không, chẳng có phân biệt. Giống như hư không hữu môn luận rằng: “Pháp vô tánh cũng chẳng có”. Vì tất cả đều không, nên quán pháp như thế vì lìa chấp tình, nên gọi là Quán.

Tất cả pháp đều không thì làm sao thành quán?

Đáp: Chỉ vì tất cả pháp đều không, cho nên được thành quán. Nếu không là không, tức là điên đảo, đâu thành quán.

Người đặt ra quán như thế chữa trị được những chứng bệnh gì?

Đáp: Sẽ trị được chứng bệnh pháp nói ở trên. Vì sao? Vì pháp thật sự chẳng thật có mà vọng chấp là có, vì kiến chấp vọng, tức cho rằng: Chân như Niết-bàn có thể được, hữu vi sinh tử có thể bỏ, vì bị kiến chấp này. Cho nên thành bệnh. Nay biết pháp không, vì như pháp không có sai lầm, nên thành ra quán. Nên kinh nói: “Như như với pháp giới, Bồ đề và thật tế, mỗi thứ ý sinh thân, ta nói là lượng tâm bằng nhau”. Lại, kinh nói: “Vì vô phân biệt không, nên nói là quán. Các pháp đều là tướng không, đều cùng tận”.

Lược bày giềng mối, y theo để suy nghĩ.

Môn trước thì được trí nhân vô ngã, Bồ-tát Thỉ giáo này thì được nhân không và pháp không, cũng gọi là pháp vô ngã trí.

Thứ ba là quán sự lý viên dung:

Nói về hai môn sự, lý viên dung một đời. Lại có hai môn:

  1. Môn tâm chân như.
  2. Môn tâm sinh diệt.

Môn tâm chân như là lý, tâm sinh diệt là sự, tức gọi là Không, hữu không có hai. Tự tại viên dung, ẩn, hiển khác nhau, rốt ráo không có chướng ngại.

Nói không hai. Nghĩa là pháp duyên khởi, giống như có tức không, không tức là không, lại trở lại thành có. Có, không chẳng hai, một mé viên dung, hai kiến mất ở đây. Không và có chẳng ngăn ngại. Vì sao? Vì chân, vọng phản ánh giao tiếp nhau, hoàn toàn bao gồm, thấu suốt. Vì sao? Vì không là không của có chẳng trở ngại, tức không mà thường có, có là có của không chẳng ngăn ngại, vì tức có mà thường không, nên có tức không là có, lìa có biên có, không tức không là không, lìa không của bên không có. Không, có viên dung, vì một không hai, nên không và có chẳng ngăn ngại nhau, vì đoạt hình lẫn nhau, nên cả hai đều lìa hai bên, kinh nói: “Thâm nhập duyên khởi, dứt các tà kiến, hai bên có, không chân thật có. Lại, kinh nói: “Vì nhân duyên nên pháp sinh, vì nhân duyên nên pháp diệt, nếu hiểu được như thế thì người bệnh này sẽ thành Phật”. Lại, kinh nói: “Như Lai tạng rất sâu, thường cùng có với bảy thức, hai thứ thâu nhận sinh, người trí thì xa lìa”. Lại, kinh nói: “Nhiễm mà không nhiễm, khó có thể biết rõ, không nhiễm mà nhiễm thật không dễ gì biết tường tận được”.

Vì y cứ vào nghĩa này nên đã có được chỉ, quán song hành, bi trí dẫn dắt nhau. Vì sao? Vì có tức không, mà vì không là có, nên gọi là chỉ. Vì không tức có, nhưng không là không, nên gọi là Quán. Không, có hoàn toàn tóm thâu, vì không hai mà hai, nên vừa là chỉ vừa là quán. Không có xâm đoạt lẫn nhau, vì hai mà không hai, nên chẳng phải chỉ, chẳng phải quán.

Nói bi, trí dẫn dắt nhau: Có tức không, mà vì không mất có, nên bi dẫn dắt trí mà không trụ ở không. Không tức có mà vì chẳng mất không, nên trí dẫn dắt bi mà không trở ngại ở có. Vì không trụ đại Bồ tát của không, nên hằng thuận theo có để giáo hóa chúng sinh. Vì không trệ ngại đại trí của có, nên thường ở không mà chứng diệt. Diệt thì diệt của không diệt, diệt mà phi diệt, sinh thì sinh của vô sinh, sinh mà chẳng phải sinh, vì sinh chẳng phải sinh, nên tướng sinh lăng xăng mà chẳng thật có. Vì diệt chẳng phải diệt, nên tướng không (Pháp nhiên mà không là không, pháp nhiên của tướng không mà bất không, nên sinh tử, Niết-bàn là dưới một). Tướng sinh rõ ràng mà vì không là có, nên Niết-bàn, sinh tử khác nhau. Vì sao? Vì không và có viên dung, vì một, không phải một, nên cũng có thể chia thành bốn câu:

  1. Vì có tức không, nên không trụ sinh tử.
  2. Vì không tức có, nên không trụ Niết-bàn không, có.
  3. Vì một khối mà hai tồn tại, nên vừa trụ sinh tử, vừa trụ Niết-bàn.
  4. Vì không, có xâm đoạt nhau, cả hai không hiện có, nên không trụ sinh tử, không trụ Niết-bàn.

Không và có kia cũng như nước, và sóng làm dụ. Hình tướng cao, thấp là sóng. Tánh chất ẩm ướt, bình đẳng là nước. Sóng không có sóng khác với nước, tức sóng làm sáng tỏ cho nước. Nước, chẳng có nước khác với sóng, ngay nơi nước thành sóng. Sóng, nước là một mà không ngại khác nhau, nước và sóng khác nhau mà chẳng chướng ngại một, vì chẳng chướng ngại một, nên ở nước, tức ở sóng. Vì không ngại sự khác nhau, nên ở sóng mà luôn ở nước. Vì sao? Vì sóng và nước khác nhau mà không khác nhau, nên kinh nói: “Chúng sinh tức là tướng Niết-bàn, không còn diệt nữa, cũng được Niết-bàn tức tánh chúng sinh, không còn sinh lại nữa”.

Lại, kinh nói: “Như Lai không thấy sinh tử, không thấy Niết bàn, vì sinh tử, Niết bàn đều bình đẳng, không có khác nhau”.

Lại, kinh nói: “Đối với cõi vô vi, sự hiện có là cõi, mà cũng không hư hoại tánh vô vi. Đối với cõi hữu vi cũng như vậy”.

Lại, kinh nói: “Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh Hiền Thánh, mà là hạnh Bồ-tát”.

Giải thích: Hạnh phàm phu còn chấp mắc cái có, hạnh Hiền Thánh còn trụ ở không. Nay, đã có, không chẳng hai mà hai, hai mà không hai, cho nên lìa cả hai lỗi, tuyệt tức là khác trăm phi, vì thấy tâm không có gởi nên gọi là quán.

Thứ tư là môn ngữ, quán song tuyệt:

Nói về ngữ, quán song tuyệt. Kinh nói: “Đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt”, tức từ trước đến nay, hai môn không và có đều xa lìa các ngôn luận, cảnh của hành chỉ có chân như và trí chân như. Vì sao? Vì tướng viên dung đoạt lìa các tướng, vì thuận theo ở niệm bị động, tức đều là như, cuối cùng không có chủ thể, đối tượng thi vi kia, đây, nên đoạt riêng để thị hiện sáng tỏ, vì nhiễm chẳng phải vật.

Kinh nói: “Chỉ như như và trí như như tồn tại riêng ngang nhau”.

Lại, kinh nói: “Tướng vắng lặng của các pháp không thể dùng lời nói để thích nghi”.

Lại, kinh nói: “Pháp lìa bỏ tất cả quán hạnh”.

Lại, kinh nói: “Nếu hiểu chân thật thì sẽ không có Bồ-đề”.

Nếu nói rằng không và có viên dung ngữ, quán song tuyệt, tức lìa

quán hạnh thì làm sao chứng nhập?

Đáp: Chẳng phải yên lặng mà không nói, chỉ vì ngữ tức như nên chẳng khác với pháp, là vì không có lời nói, nên quán hạnh cũng như thế. Trái với ở trên, có thể biết. Nên kinh chép: “Có ba mươi hai Bồ tát đều nói hai mà không hai, không hai mà hai, gọi là nhập vào pháp môn không hai”. Kế đến kinh Duy-ma chép: “Mặc nhiên đáp, yên lặng không có nói năng, gọi chân nhập pháp môn không hai. Văn-thù khen: “Lành thay! Lành thay! Im lặng không có lời nói, là thật sự nhập pháp môn không hai”.

Giải thích: Duy-ma dù yên lặng không có nói năng, tức là nói pháp. Vì sao? Vì các Bồ tát đều được kiến giải. Nghĩa là sao? Nghĩa là nói năng, quán hạnh tức là pháp.

Không và có chẳng phải hai, tức là khiến Đại sĩ không có lời nói, tánh, tướng tiêu dung, suy cho cùng khiến cho tâm quán không có liệu biện. Tin như thuyết kia đã nói, nay, người tu học chưa tra xét thì phải dùng phương tiện nào để chứng nhập khế hợp?

Đáp: Tức đối với pháp không và có này, thứ lớp nhận lấy. Vì sao? Vì chẳng gồm thâu có, có mà chẳng phải có, có thấy sự cùng tận ở đây. Vì có gồm thâu ở không, không mà chẳng phải không, chấp không đều mất. Không, có tức nhập toàn thể thấu suốt với nhau. Một tướng không hai, hai kiến bất sinh, xuyên suốt với nhau chẳng có ngăn ngại, do không ngăn ngại nên hai tướng đều tồn tại. Xâm đoạt lẫn nhau, viên dung mà không bỏ dở cả hai, chẳng phải song dứt, nên khế hợp với ngọc châu tròn mà tự tại các kiến, chớ câu nệ cố chấp. Chứng biển tánh nên không có trách mắng, thanh nhã ngoại vật, siêu việt tình, lìa bỏ niệm, dứt hết việc suy nghĩ, luận bàn, lấp bít tức khắc một trăm phi, vì ngữ, quán đều dứt, nên khiến vọng tâm tiêu tan mất các kiến, mây vẹt ra, chỉ chứng mới tương ưng, đâu quan hệ ngôn thuyết.

Vì thế, nên Duy-ma im lặng đáp, là vì muốn nói lên lý vượt ra ngoài đầu mối của lời nói. Không nói tức nói, vì không nói tức nói nên dứt hẳn sự suy nghĩ, bàn luận của tâm tình lo nghĩ. Vì nói năng tức không có nói năng, vì dứt hết nỗi đắn đo mưu toan của tâm giả, do đoạt viên dung. Ở đây, đâu thể dùng bút để mô tả, nói năng mà tỏ bày được. Chỉ chứng mới tương ưng, thích hợp tự biết mà thôi, nên kinh nói: “Như người uống nước, nóng lạnh chỉ tự mình biết”.

Ý này ở ngoài lời nói, chớ chấp lý lời nói, suy nghĩ, lý không ngoài lời nói, đừng bỏ lời nói mà cầu lý. Tìm hiểu, nghiên cứu về đế lý lại tự hiển nhiên. Vì mài đá ngọc uyển chuyển tỉ mỉ, nên được trong sáng mà thôi, chỉ cần siêng năng, lại dùng công sức siêng năng, chớ thay đổi, trong mọi cử chỉ đi, đứng, ngồi, nằm không để tạm bỏ dở, tạo tác lâu không lui sụt, tự mình phân giải, rất đáng tin cậy, nên kinh nói: “Như người khát nước, đào giếng trên cao nguyên, bỏ công sức không thôi, dần thấy đất ướt, biết nước đã gần”. Lại, kinh nói: “Ví như người dùi lửa, chưa nóng mà đã nghỉ, thì thế lửa sẽ diệt theo. Người lười biếng cũng giống như thế”. Lại, luận chép: “Như người nằm mộng thấy mình lội qua sông, nhờ sức mạnh khỏe mà được hiểu biết. Nếu cũng dụng công sức nhưng lại đứt quãng, vừa làm lại thôi, mà mong cầu tỏ ngộ, thì cuối cùng khó trông mong. Sự hiểu biết đầy vơi, thịnh suy theo năm tháng. Vì sao? Vì nghiệp tập, nhẹ, nặng từ vô thỉ khó xuyên suốt, dù có tâm hiểu biết, nhưng tùy thuộc kiến, mà diệt theo. Nếu không nhất định siêng năng tha thiết, thì sẽ không do đâu mà được hoàn thành tâm hạnh, tùy thuộc từng ngày, vọng cho là hoài bão, luống tự mỏi mệt ở gân, sức, hễ là người tu hành thì hãy để ý suy nghĩ”.

Thứ năm là môn tam-muội của Hoa Nghiêm:

Chỉ duyên khởi pháp giới, người hoặc khó bắc thang. Nếu trước không rửa sạch tâm nhơ, thì không do đâu để bước lên ngôi vị Chánh giác kia, nên luận Đại Trí nói: “Như người, trong mũi có cứt mũi, thì dù cho có xông trầm hương, xạ hương, v.v… cũng vẫn nghe hôi, nên kinh Duy-ma nói: “Không thể dùng tâm sinh diệt để làm thật tướng, nên trước phải đả phá biến kế chấp, sau đó, mới nhập vào viên minh. Nếu thấy trực tiếp các pháp sắc, v.v… đều từ duyên, tức là duyên khởi của pháp giới, không cần phương tiện nữa. Nếu người kia không được thâm nhập thẳng vào duyên khởi pháp giới này thì có thể từ thỉ đến chung, mỗi lần vặn hỏi, là suy tìm đến chỗ cùng cực, làm sao cho dứt trừ hết hoặc, mê trừ pháp, ngôn ngữ, thấy tánh sinh kiến giải, mới là đắc ý”.

Hỏi: Thế nào là thấy các pháp như sắc, v.v… tức được nhập pháp giới đại duyên khởi?

Đáp: Do các sự như sắc, v.v… vốn chân thật, mất giải thích, tức tâm vọng không theo kịp, nên kinh nói: “Nói năng, lập bày hành động riêng, chân thật lìa văn tự. Cho nên, thấy sự mắt, tai v.v… tức nhập vào duyên khởi pháp giới. Vì sao? Vì đều là không có thể tánh thật, tức do không có tự thể, tướng huyễn mới thành, vì từ duyên sinh, nên chẳng có tự tánh, tức do không có tánh, nên thành huyễn hóa. Cho nên tánh tướng hồn hậu thấu tỏ thông nhau, hoàn toàn thâu một thể, cho nên thấy pháp thì nhập vào pháp giới đại duyên khởi”.

Đã nói không và có, chẳng hai tức là nhập dung thông, sao lại nói thấy mắt, tai v.v… tức nhập vào pháp giới?

Đáp: Nếu thấy không và có như thế, tức thấy vọng tâm hết, mới được thuận lý nhập pháp giới. Vì sao? Vì pháp giới duyên khởi lìa kiến mất tình, muôn tượng hưng thịnh.

Đã biết như thế thì dùng phương tiện nào để được nhập?

Đáp: Phương tiện khác nhau, lược có ba thứ:

1/ Văn hỏi sao cho kiến hết, như chỉ vào sự vật mà hỏi: “Mắt là sao?”, như ở trước, sáu thứ trong Tiểu thừa phân biệt. Nếu nhập tất cả các pháp thì chỉ gọi là gồm thâu trong môn, không có một pháp nào chẳng phải danh. Lại nữa, nên trách cứ người kia phải biết mắt, v.v… là danh. Trách cứ lý do của người kia lần lượt như thế, khiến người kia mất lời nói, bặt hiểu biết.

2/ Thị hiện pháp khiến suy nghĩ, ở đây lại có hai môn:

a. Gọi là tâm điên đảo, đã cùng tận như chỉ sự, dùng sắc, hương, vị, xúc, v.v… để dứt chấp vọng của người kia, để biết hoặc điên đảo, tất cả chấp thủ, không thuận với pháp, tức là ý thức đã huân tập thành bởi kiến vọng từ vô thỉ, dắt dẫn nối tiếp sinh vào ba cõi, quay vòng không dứt. Nếu có thể hiểu biết chấp này tức là duyên khởi, thì hợp với Vô sinh.

b. Thị hiện pháp, đoạn chấp, nếu trước kia không nhận thức tâm vọng, bảo cho biết pháp, trái lại thành hoặc điên đảo. Nếu không thị hiện pháp, để cho kiến mê tâm trở lại chấp mắc ở không, cho nên trước lột bỏ tâm vọng, sau mới thị hiện pháp khiến cho thấy.

3/ Làm sáng tỏ pháp lìa nói năng, dứt kiến giải, y cứ vào môn này cũng chia làm hai:

  1. Ngăn ngừa tình.
  2. Biểu thị đức.

Nói ngăn ngừa tình: Hỏi: Duyên khởi là có hay không? Đáp: Không. Tức là không nên pháp duyên khởi không có tánh, tức là không. Hỏi: Duyên khởi là có hay không? Đáp: Không. Tức là vì pháp duyên khởi được từ vô thỉ cho nên hỏi. Hỏi: Vừa là có, vừa là không phải chăng? Đáp: Không. Không và có viên dung, vì một không hai. Không và có của pháp duyên khởi, vì một mé không hai tướng, như vàng và dụng cụ trang nghiêm nên suy nghĩ. Hỏi: Duyên khởi là chẳng phải có, chẳng phải không phải chăng? Đáp: Không. Vì chẳng trở ngại cả hai đều hiện có, vì không và có của pháp duyên khởi đồng thời đoạt thành lẫn nhau. Hỏi: Đinh là có hay không? Đáp: Không. Không và có dung thông lẫn nhau, vì cả hai không hiện có, nên không của pháp duyên khởi, đoạt có tận chỉ không mà chẳng phải có, có đoạt không tận, chỉ có mà chẳng phải không. Đoạt nhau đồng thời hai tướng đều dứt.

Biểu thị đức:

Hỏi: Duyên khởi là có phải chăng?

Đáp: Phải, có như huyễn hóa vì không là chẳng thật có.

Hỏi: Là không thật có phải chăng?

Đáp: Đúng, vì không có tánh tức không.

Hỏi: Vừa có, vừa không phải chăng?

Đáp: Phải. Vì không trở ngại hai hiện có.

Hỏi: Duyên khởi chẳng phải có, chẳng phải không có chăng?

Đáp: Phải, đoạt nhau và dứt cả hai.

Lại, vì duyên khởi nên là có. Vì duyên khởi nên là không. Vì duyên khởi nên vừa là có, vừa là không. Vì duyên khởi nên chẳng phải có, chẳng phải không, cho đến một, không là một, vừa là một vừa không là một, chẳng phải một, chẳng phải không là một. Nhiều, không nhiều; vừa nhiều, vừa không nhiều; chẳng phải nhiều, chẳng phải không nhiều, như thế là nhiều, là một, vừa là nhiều, vừa là một, chẳng phải là một, chẳng phải là nhiều, tức không, tức bốn câu, y theo như thế. Ngăn ngừa biểu thị viên dung vô ngại, vì đều do duyên khởi tự tại.

Nếu có thể như thế thì mới được thấy pháp duyên khởi. Vì sao? Vì viên dung một mé, gọi là thấy pháp. Nếu không đồng thời thấy mà thấy trước sau là kiến điên đảo, chứ chẳng phải chánh kiến. Vì sao? Vì nhận thấy riêng lẻ trước, sau, không gọi là Pháp.

Hỏi: Như thế đã thấy rồi làm sao còn dùng phương tiện để nhập pháp giới?

Đáp: Nói nhập phương tiện, tức đối với pháp duyên khởi, thời vận tuần hoàn, nhận lấy pháp đó. Vì sao? Vì tức pháp của duyên khởi này, tức chẳng không có tánh. Vì không có tánh nên có huyễn hóa mới thành, nhưng pháp này tức hoàn toàn dùng không có tánh, để làm pháp duyên khởi kia, cho nên, pháp này không có tánh mà chẳng ngăn ngại tướng hiện có. Nếu không là chẳng có tánh, thì duyên khởi không thành, vì tự tánh không sinh đều từ duyên khởi.

Đã hoàn toàn gồm thâu tánh cùng tận. Tánh tức vô vi, không thể phân biệt tùy thuộc vào tánh lớn, nhỏ của vô vi kia, vì đều là viên mãn, vì tất cả cũng tức tánh hoàn toàn là thân. Cho nên, hoàn toàn tánh kia là thân này, tức tánh chẳng ngăn ngại tướng huyễn, cho nên một có đủ nhiều người. Đã tánh kia với toàn thể tuy gồm thâu nhau, không trở ngại cho sự khác nhau giữa tánh vô vi và thân này. Cho nên, trong tánh vô vi kia có thân này, trong thân này có tánh vô vi kia, nên kinh nói: “Pháp đồng với pháp tánh, vì nhập các pháp”.

Giải thích: Pháp tức nêu pháp có như huyễn của duyên khởi. Tánh đồng: duyên khởi tức không, mà vì chẳng ngăn ngại tướng không này, nên hoàn toàn gọi tướng duyên khởi kia là tướng không này, vì duyên khởi kia tức không mà vì chẳng trở ngại tướng duyên khởi kia.

Đã là tướng không này và tướng duyên khởi kia hoàn toàn gồm thâu nhau, đều không hư hoại. Cho nên trong không này có duyên khởi kia, trong tướng duyên khởi kia có không này. Chẳng phải chỉ duyên khởi kia và không này gồm thâu nhau, mà tất cả pháp đều cũng giống như thế, nên khế kinh nói: Trong một, hiểu vô lượng, trong vô lượng hiểu một, lần lượt sinh, chẳng phải thật. Người trí không có sợ. Lại nói: Đối với một pháp hiểu rất nhiều pháp, trong nhiều pháp hiểu rõ một pháp”.

Như thế, duyên khởi kia không này liền nhập, đồng thời thể hiện ngay, chẳng có trước, chẳng có sau, thuận theo một viên dung, tức gồm thâu hoàn toàn duyên khởi kia và không này.

Pháp đã như thế, còn trí ra sao?

Đáp: Trí thuận với pháp. Một mé duyên thành, thầm khế hợp không có phân biệt, thể hiện tức khắc không là chẳng có trước, sau, nên kinh nói: “Khắp cảnh giới mắt, thân thanh tịnh. Nay, ta giảng nói, người lắng nghe đế lý, nhận hiểu: Khắp mắt, tức là pháp trí tương ưng, tương ưng với nhiều pháp thể hiện ngay, tức chứng tỏ pháp chỉ khắp mắt, sở tri của trí, phân biệt chẳng phải là cảnh giới của trí khác. Cảnh giới tức pháp, nói nhiều pháp nhập lẫn nhau, cũng như cảnh giới nhiều lớp vô tận của mành lưới châu của trời Đế-thích.

Thân thanh tịnh: Tức nói các pháp trước tức nhập đồng thời, chung thỉ khó bình đẳng với duyên khởi tập thành kiến, tâm không có gởi gắm. Nhưng lưới ngọc châu của trời Đế-thích, được gọi là mành lưới Nhânđà-la. Tuy nhiên, mành lưới Đế-thích này đều dùng châu báu để hình thành, do các thứ châu báu sáng suốt ảnh hiện lẫn nhau, xen lẫn vào lớp lớp lưới châu ngọc. Trong một ngọc châu đồng thời biểu hiện ngay, thuận theo một tức như thế, cuối cùng không có đến đi. Nay, lại hướng về phía Tây nam, dùng một hạt ngọc châu để thử nghiệm, tức một hạt ngọc này có công năng thể hiện ngay tất cả ảnh các viên ngọc khác. Hạt ngọc này đã như thế, tất cả viên ngọc khác cũng như vậy. Mỗi viên ngọc đã biểu hiện ngay cùng một thời điểm, một viên ngọc như vậy thì tất cả hạt ngọc khác cũng đều như vậy.

Như thế, lớp lớp lưới không có bờ mé, tức ảnh của ngọc châu lớp lớp không bờ mé này, đều hiện rõ như vậy trong một viên ngọc. Sự biểu hiện rõ của các viên ngọc khác đều không trở ngại viên ngọc này. Nếu khi ngồi dính sát trong một viên ngọc, tức ngồi dính trong lớp lớp tất cả viên ngọc trong mười phương. Vì sao? Vì trong một viên ngọc có tất cả ngọc, khi ngồi dính trong tất cả viên ngọc có một viên ngọc, thì cũng tức ngồi dính trong tất cả viên ngọc. Tất cả trái lại với hiện tượng này, y theo để tư duy.

Đã ở trong một viên ngọc, nhập tất cả viên ngọc mà cuối cùng không ra khỏi một hạt ngọc này. Đối với tất cả viên ngọc vào một viên ngọc mà cuối cùng không khỏi một viên ngọc.

Đã nói ở trong một viên ngọc vào tất cả viên ngọc mà cuối cùng không ngoài một viên ngọc này, thì làm sao nhập được tất cả viên ngọc?

Đáp: Chỉ vì không ra ngoài viên ngọc này, cho nên được nhập tất cả viên ngọc, nếu đã ra khỏi một viên ngọc mà vào tất cả viên ngọc này, thì không được vào tất cả viên ngọc, vì lìa ngoài viên ngọc này sẽ không có viên ngọc nào riêng.

Nếu lìa viên ngọc này thì sẽ không có tất cả viên ngọc ấy, thì lưới này tức chỉ một viên ngọc được thành, sao lại nói là kết nhiều viên ngọc mà thành?

Đáp: Vì chỉ riêng một hạt ngọc mới bắt đầu kết nhiều thành lưới. Vì sao? Vì một viên ngọc này thành lưới, nếu bỏ viên ngọc này thì hoàn toàn sẽ không có lưới.

Nếu chỉ mỗi một viên ngọc ấy thì sao lại nói kết thành lưới được?

Đáp: Kết nhiều viên ngọc thành lưới ấy tức chỉ có một viên ngọc. Vì sao? Vì một là tướng chung đủ nhiều thành. Nếu không có một thì tất cả sẽ không có. Cho nên, một viên ngọc của tấm lưới này thành, thì tất cả đều vào một. Y cứ vào suy nghĩ có thể biết.

Mặc dù một hạt ngọc bên phía Tây nam gồm thâu chung tất cả hạt ngọc châu trong mười phương, cùng tận không có dư sót, mỗi phương đều có hạt ngọc, sao lại nói cả tấm lưới chỉ do một hạt ngọc hình thành?

Đáp: Vì tất cả viên ngọc trong mười phương đều là một hạt ngọc của phương Tây nam. Vì sao? Vì một viên ngọc phía Tây nam, tức tất cả viên ngọc của mười phương. Nếu không tin một viên ngọc ở phía Tây nam tức là tất cả viên ngọc ở mười phương thì hãy dùng mực chấm vào, một viên ngọc ở phía Tây nam, khi chấm một viên ngọc, thì trong tất cả viên ngọc đều có vết chấm mực.

Đã trên tất cả viên ngọc đều có dấu chấm mực, nên biết tất cả viên ngọc ở mười phương tức là một viên ngọc.

Nói tất cả hạt ngọc ở mười phương không là một viên ngọc ở phía Tây nam, thì đâu thể là người trong một thời điểm mà có dấu chấm của tất cả ngọc trong mười phương? Nếu đánh dấu khắp tất cả hạt ngọc của mười phương, tức là một hạt ngọc ấy thì một này là bắt đầu đã như thế, các hạt ngọc khác là ban đầu cũng vậy. Lớp lớp không có bờ mé, mỗi nét chấm đánh dấu đều đồng nhau, xem xét khó bắt đầu, đều đồng là một, trở thành đều hoàn tất. Loại dụ mau nhiệm như thế, pháp hãy tư duy, pháp không như thế, đồng dụ chẳng phải dụ, vì một phần giống nhau, nên cho là lời nói. Vì sao? Vì hạt ngọc này chỉ được ảnh thâu nhận vào nhau, vì chất của ngọc đều là ngọc, pháp không phải như vậy, vì toàn thể thấu suốt.

Phẩm Tánh Khởi trong Kinh Hoa Nghiêm chép: Vì lợi ích chúng sinh, vì khiến đều được mở mang, hiểu biết, dùng phi dụ để thể hiển bày nghĩa chân thật.

Với pháp mầu nhiêm như thế, vô lượng kiếp rất khó nghe, trí tuệ tinh tấn, chính là nghe Như Lai tạng, v.v…

Kinh nói: “Dùng phi dụ làm dụ, v.v… các người tu hành y cứ dụ để suy nghĩ”.

Hạnh quá khứ của Phật Lô-giá-na
Khiến biển tháp Phật đều thanh tịnh
Vô lượng vô số, không bờ mé
Tự tại khắp tất cả xứ kia
Pháp thân Như Lai không suy nghĩ, bàn luận
Không có sắc, không có tướng, không gì so sánh
Thị hiện sắc tướng vì chúng sinh
Thọ hóa mười phương đều thể hiện
Tất cả tháp Phật trong hạt bụi,
Lô-giá-na hóa hiện năng lực tự tại
Thệ rộng, biển Phật gây rung chuyển âm thanh
Điều phục tất cả loài chúng sinh.

Người thực hành tu đạo, phân biệt pháp môn chỉ quán, tà nhập vào chánh.