Minh Nguyệt viện

Từ điển Đạo Uyển


明月院; C: míngyuèyuàn; J: myōgetsuin; Viện Minh Nguyệt năm ra đời năm 1160 với tên Minh Nguyệt am (j: meigetsu-an) do Yamanouchi Tsunetoshi (山ノ内經俊) thành lập để cầu siêu cho thân phụ mình là Toshimichi, bị chết trong chiến trận Heiji vào năm trước. Năm 1256, Hojo Tokiyori chọn nơi nầy để kiến trúc chùa Phật giáo tên là Saimyōji (phía Tây bắc Viện Minh Nguyệt ngày nay). Năm 30 tuổi, Tokiyori xuất gia làm Tăng sĩ với pháp danh Giác Liễu Phòng Đạo Sùng (覺了房道崇 j: kakuryōbō dosū). Khi thị tịch vào 7 năm sau, sư viết bài thi kệ nầy khi dang trong tư thế toạ thiền: Suốt 37 năm, Ta giương cao tấm gương nghiệp. Nay với một cú đập mạnh, ta phá ra từng mảnh. Và đại đạo biến mất. Về sau Saimyōji trở thành người kế vị ngôi chùa mới tên là “fukugenzan zenkōkōshōzenji” (zenkōji) do Tokimune con trai của Hojo Tokiyori thành lập. Vị trú trì đầu tiên là Mật Thất Thủ Nghiêm (密室守嚴, j: misshitsu shugon), đệ tử truyền pháp thứ 5 của Thiền sư Đại Giác (j: daikaku), người sáng lập chùa Kenchōji. Năm 1380, Tướng quân Ashikaga Ujimitsu thăng cấp cho Zenkōji do việc kiến trúc những cung điện mới, mở rộng lãnh thổ và xây dựng thêm chùa chiền. Trong cương vị thứ ba trong hàng tướng quân, Ashikaga Yoshimitsu xếp hạng chùa Zenkōji đứng hàng thứ nhất trong 10 ngôi đại tự ở vùng Kanto. Trong khi đó, Minh Nguyệt am được đổi tên thành Minh nGuyệt viện và được công nhận là chi nhánh của chùa Zenkōji. Tượng thờ chính ở điện Phật là Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ Tát của tình thương. Một bộ tranh minh hoạ cổ mang tên “Meigetsuin Ezu” cho cái nhìn tổng quát về tu viện nầy trong thời hoàng kim. Chùa Zenkōji bị rơi vào hoang phế chẳng bao lâu sau thời Minh Trị Phục hưng (1867), và chỉ còn Meigetsu-in đến ngày nay. Viện nầy thuộc chi nhánh Kenchōji trong dòng thiền Lâm Tế.