minh hộ

Phật Quang Đại Từ Điển

(明護) Phạm: Paritràịa. Pàli: Paritta,Parittà. Hán dịch: Chú, Ủng hộ. Vốn chỉ cho thần chú ủng hộ người tu hành đạo Phật, về sau chỉ chung cho các kinh nói về loại thần chú này. Kinh Tì sa môn thiên vương do ngài Pháp thiên dịch vào đời Tống (Đại 21, 217 thượng) nói: Lành thay Thế tôn! Có kinh A tra nẵng chi có thể làm Minh hộ (thần chú hộ trì). Cứ theo đây, nếu 4 chúng thụ trì kinh A tra nẵng chi hộ (Pàli:Àỉànàỉiya-rakkha) thì không bị quỉ thần não hại. Kinh Minh hộ có nhiều chủng loại; Vấn nạn 2, đoạn 4, trong kinh Di lan vương vấn (Pàli:Milinda-paĩha) liệt kê 6 loại: 1. Bảo kinh (Pàli: Ratana-sutta), 2. Uẩn minh hộ (Pàli: Khandhaparitta). 3. Khổng tước minh hộ (Pàli: Moraparitta). 4. Chàng đính minh hộ (Pàli:Dhajaggaparitta). 5. A tra nẵng chi minh hộ (Pàli: Àỉànàỉiya-paritta). 6. Ương quật ma la minh hộ (Pàli: Aígulimàla-paritta). Phẩm 13 trong luận Thanh tịnh đạo (Pàli: Visudhi-magga) chỉ nêu 5 loại trên mà lược bỏ Ương quật ma la minh hộ thứ 6. Còn Tiểu tụng (Pàli: Khuddaka-pàỉha) trong Tiểu bộ kinh (Pàli: Khuddakanikàya) thì nêu 3 kinh Minh hộ là kinh Cát tường (Pàli: (Maígala-sutta), kinh Bảo và kinh Từ bi (Pàli: Metta-sutta). Các kinh Minh hộ ghi trên vốn nằm trong Tăng chi bộ kinh (Pàli: Aíguttaranikàya), Trung bộ kinh (Pàli:Majjhimanikàya) hoặc là những bài kinh ngắn trong Kinh tập (Pàli: Sutta-nipàta) thuộc Tiểu bộ kinh. Kinh A tra nẵng chi, kinh Từ bi, kinh Đại cát tường trong Cam châu nhĩ thuộc Đại tạng Tây tạng đều là những kinh Minh hộ. Ngoài ra, về sự lưu truyền các kinh Minh hộ thì tại các nước Tích lan, Miến điện v.v… xưa nay rất phổ biến; những kinh này lấy việc tiêu trừ tật bệnh, tai họa của cá nhân hoặc của quốc gia làm mục đích, cho nên rất được tôn trọng và đọc tụng. [X. Hồ nguyệt toàn tập Q.thượng; Tây tạng ngữ văn pháp (Tự bản Uyển nhã); Tây tạng Đại tạng kinh Cam châu nhĩ mục lục; A History ofPàli Literature, vol. II, (B. C. Law); The Pàli Literature of Burma (Mabel Bode); The History of Buddhist Thought (E.J. Thomas)].