mật thành biệt ích

Phật Quang Đại Từ Điển

(密成別益) Cũng gọi Minh thành biệt ích. Tiếng dùng nói về Lợi ích của sự đào thải trong thời Bát Nhã thuộc 5 thời do Tổ thứ 9 của tông Thiên Thai là ngài Trạm Nhiên đặt ra. Nghĩa là ở thời Bát Nhã có sự dung thông giữa pháp môn Đại thừa và Tiểu thừa, tuy tự thân hành giả không biết, mà người khác cũng không hay, nhưng trong sự âm thầm kín nhiệm ấy đã có những căn cơ thành thục để nhập vào giáo pháp chân thực, thậm chí thành tựu ngang bằng với Biệt giáo. Về nghĩa Mật thành biệt ích, trong Tứ Giáo Nghi Tập Chú Bán Tự Đàm quyển 1, ngài Si Không, người Nhật Bản, giải thích rằng Mật nghĩa là âm thầm kín đáo, mình và người khác đều không hay biết; thành biệt ích tức là Nhất thừa, đại biểu cho pháp Đại thừa, là pháp môn rõ suốt giới nội, giới ngoại. Bởi vậy, nếu căn cứ vào sự thành thục của các căn cơ chân thực bên trong thì tương đương với giáo nghĩa của Biệt giáo giải thích về pháp môn giới nội, giới ngoại, cho nên gọi là Thành biệt ích, chứ không phải chỉ cho pháp môn tu hành của Biệt giáo. [X. Thiên Thai Tứ Giáo Nghi Tập Chú Q.thượng (Mông nhuận)]. (xt. Chuyển Giáo Dung Thông).