mật ấn

Phật Quang Đại Từ Điển

(密印) I. Mật Ấn. Dấu ấn bí mật, sâu kín. Cứ theo giáo nghĩa căn bản của Mật giáo, chư Phật và Bồ tát đều có bản thệ, để nêu tỏ bản thệ ấy, các ngài thường dùng 10 ngón tay, hoặc 1 động tác đặc biệt nào đó của thân thể để hiển bày thành các thứ tướng, đó là ấn tướng ấn khế của bản thệ, cho nên gọi là ấn; lại vì cái nghĩa lí chỉ thú được nêu ra đó rất là sâu kín mầu nhiệm, cho nên gọi là mật. Phẩm Mật ấn kinh Đại nhật (Đại 18, 30 thượng), nói : Nên biết thân thể cử động hay bất động đều là Mật ấn; những lời uyển chuyển nói ra đều là Chân ngôn. II. Mật Ấn. Trong Thiền tông, 1 lúc nào đó, người học chợt thấy suốt bản tính mà tỏ ngộ cội nguồn sinh tử mê vọng, bậc thầy bèn nhân cơ duyên ấy mà ấn khả cho. Cảnh giới được ấn khả chứng minh ấy chính là tâm ấn trực tiếp, thân thiết giữa thầy và trò, người khác không thể nào thấy biết được, nên gọi là Mật ấn. III. Mật Ấn. Pháp hiệu của Thiền sư Chân truyền thuộc tông Lâm tế sống vào cuối đời Minh đầu đời Thanh. (xt. Mật Ấn Chân Truyền).