ma trá

Phật Quang Đại Từ Điển

(麽咤) Cũng gọi Biến thị, Biến quán, Chiêm thị, Biến thị ma tra, Biến thị chiêm đổ. Là ấn tướng và chân ngôn thành tựu do tịnh nhãn của định tuệ nhật nguyệt, mà hành giả Chân ngôn Mật giáo sử dụng khi vào đạo tràng. Chữ (ma) là chủng tử của nguyệt (mặt trăng), tượng trưng cho Tuệ; chữ (ỉha, Hán âm: Tra) là chủng tử của nhật (mặt trời), tượng trưng cho Định. Khi hành giả Chân ngôn vào đạo tràng thì mắt phải quán chữ Ma, mắt trái quán chữ Tra, rồi quán tưởng chữ Ma biến thành mặt trăng, chữ Tra biến thành mặt trời, nhờ tịnh nhãn (con mắt trong sạch) của định tuệ này mà thành tựu ấn tướng và chân ngôn. Tịnh nhãn này có 2 công dụng là thấy Phật và trừ chướng; vì thế, khi hành giả dùng 2 con mắt định tuệ này mà quan sát đạo tràng thì các ma đều tiêu tan và chư tôn thì đều hiển hiện. [X. kinh Kim cương đính du già trung lược xuất niệm tụng Q.1; Liên hoa bộ tâm quĩ; Lí thú hội quĩ; Kim cương giới phát tuệ sao Q.thượng].