MA-HA CHỈ QUÁN

QUYỂN 2
(Phần Cuối)

Kế đến là quán sáu tác hành đàn, quán chưa niệm hành, sắp hành, đang hành, hành rồi. Bốn vận nhanh chậm đều không thật có, cũng không thấy không thật có, trở lại quán biết tâm không từ bên ngoài đến, không ở bên trong ra, không ở giữa, không thường tự có. Vô hành, vô hành là rốt ráo vắng lặng. Do tâm vận sai khiến cho nên có khứ lai, hoặc vì phá hủy giới, hoặc lừa dối người khác, hoặc quyến thuộc, hoặc vì thắng người kia, hoặc vì nghĩa nhượng, hoặc vì thiện thiền, hoặc vì Niết-bàn, hoặc vì từ bi. Xả sáu trần, vận sáu tác, phương tiện khứ lai, giở chân lên đặt chân xuống đều như huyễn hóa, mơ màng không thật, bỗng quên năng quên sở. Đường ngàn dặm không gọi là xa, vài bước chân không cho là gần, hễ có tạo tác đều không luống uổng công lao kia, không hy vọng họ đền ơn, trụ đàn như thế nhiếp thành tất cả hằng sa Phật pháp, đầy đủ Đại thừa có khả năng đến bờ bên kia, lại quán một vận tâm đầy đủ mười pháp, một không hẳn là một cho nên được gọi là mười, mười không hẳn là mười cho nên được gọi là một, chẳng một chẳng mười, song chiếu một mười. Trong một niệm tâm đầy đủ ba đế, đứng, ngồi, nằm, nói, nín tạo tác cũng giống như vậy, căn cứ theo trước có thể biết. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: Lại thấy Phật tử sắm áo quần tốt đem dùng bố thí để cầu Phật đạo chính là nghĩa này.

Trước đã căn cứ mười hai việc mà nói chung về Đàn. Nay y cứ mỗi việc đều nói về sáu độ. Hành giả khi thực hành dùng mắt đại bi quán chúng sinh, không thấy có tướng chúng sinh, chúng sinh đối với Bồ-tát không có tâm sợ hãi, đó gọi là hành đúng Đàn ba-la-mật. Đối với chúng sinh không bị tổn thương, không thấy có tướng tội phước, đó gọi là Thi ba-la-mật. Khi thực hành tâm tưởng không khởi, cũng không lay động, không có trụ xứ, ấm giới nhập, v.v… cũng đều bất động, đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Khi đi không thấy có giở chân lên, đặt chân xuống, tâm không phải trước suy nghĩ sau mới hiểu biết, đối với tất cả pháp không có sinh trú diệt, đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Thân tâm không thấy có sinh tử, Niết-bàn, đối với tất cả pháp không thọ niệm chấp đắm, không mùi vị, không loạn động, đó gọi là Thiền ba-lamật. Khi đi, sáu phần như đầu, v.v… Như mây, như hình bóng, mộng, huyễn, tiếng vang, không sinh diệt đoạn thường, ấm giới nhập vắng lặng, không buộc không thoát, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Đầy đủ như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm có nói rộng. Lại nữa, trong khi đi thì vắng lặng có tướng định, nếu không xem xét thì nơi định thì sinh nhiễm, tham đắm thiền vị. Nay quán định tâm, tâm còn vô tâm định ở chỗ nào? Phải biết định này từ điên đảo sinh, như vậy khi quán chẳng thấy không và bất không, tức phá tướng định, không sinh tham đắm, do phương tiện sinh đây là giải thoát của Bồ-tát Bồ tát giải. Hành giả chưa ngộ hoặc chấp ngã có thể quán tâm, gọi là diệu tuệ. Chấp tuệ tự cao, đó gọi là trí chướng, đồng với ngoại đạo kia không được giải thoát, liền soi chiếu trở lại tâm năng quán không thấy trụ xứ, cũng không khởi diệt. Rốt ráo không có quán và chẳng quán, quán ấy đã không, thì ai quán các pháp. Không có quán tâm tức là lìa quán tưởng. Đại luận chép: Niệm tưởng quán rồi, dứt tâm hý luận, trừ vô lượng tội, tâm thanh tịnh thường nhất, người tài giỏi như vậy tôn trọng có khả năng thấy Bát-nhã. Kinh Đại Tập chép: Quán sát tâm tâm tức là ý này. Như vậy trong khi đi đầy đủ ba Tam-muội, ban đầu quán phá tất cả các hữu tướng, không thấy trong ngoài, tức không Tam-muội, kế đến là phá hoại Không tướng, gọi là Vô tướng Tam-muội, sau cùng quán không thấy tạo tác, tức vô tác Tam-muội, lại phá ba đảo ba độc vượt dòng ba hữu, hàng phục bốn ma oán, thành Ba-la-mật, nhiếp thọ pháp giới, thêm lớn đầy đủ tất cả pháp môn, đâu chỉ sáu Độ, ba Tam-muội mà thôi! Nếu trong khi đi đầy đủ tất cả pháp, mười một việc còn lại cũng giống như vậy. Kế đến lại nắm giữ sáu trần như để dầu vào bát, không nghiêng để đổ ra ngoài một giọt. Lại trong sáu tác uy nghi nghiêm túc tiến lùi có thứ lớp, chỉ gọi là trì giới, trì giới quả báo vượt ngoài sự thọ vui, chẳng phải Tam-muội thì không gọi là Ba-la-mật. Nếu được quán tuệ thì mười hai việc Thi-la tự thành, nghĩa là quán chưa thấy sắc, muốn thấy, đang thấy, thấy rồi, bốn vận tâm, các thứ tìm cầu không được, tâm sinh khởi cũng không thật, tâm năng quán, không trong ngoài, không đến đi, vắng lặng không sinh diệt. Có thể quán bảy chi thân miệng thanh tịnh tợ hư không, như vậy là do giữ giới không thiếu sót, không phá giới, không xuyên tạc ba thứ luật nghi giới, phá bốn vận các ác giác quán, tức giữ giới không lầm lẫn, không bị bốn vận làm loạn tức là giữ gìn định cộng giới. Bốn vận tâm không khởi tức là giữ đạo cộng giới. Phân biệt các thứ bốn vận không dính mắc, tức giữ giới vô trước. Phân biệt bốn vận không lầm lẫn, tức là giữ giới mà người trí khen ngợi. Biết bốn vận thâu nhiếp các pháp, tức giữ giới tự tại của Đại thừa. Hiểu rõ bốn vận thâu nhiếp các pháp, tức là giữ giới rốt ráo. Tâm đã thanh tịnh, ngăn che hai biên, chính nhập Trung đạo, song chiếu nhị đế, cảnh giới bất khả tư nghị của các Đức Phật đầy đủ không thiếu sót. Sắc ấy là sắc pháp, người thọ không thật có, ba việc đều quên tức là Đàn, đối với sắc, sắc giả thì an tâm bất động gọi là Nhẫn, đối với sắc sắc giả không ô nhiễm, không xen hở gọi là Tỳ-lê-da, không bị sắc sắc giả làm loạn động gọi là thiền, sắc sắc giả như huyễn như hóa gọi là Bát-nhã, sắc sắc giả như hư không gọi là Không Tam-muội, không thấy có không này gọi là Vô tướng Tam-muội, vô năng vô sở gọi là Vô tác Tam-muội, đâu chỉ ba đế sáu Độ ba không, tất cả Hằng sa các Đức Phật đều lệ theo đây có thể hiểu. Quán sắc trần đã như vậy, thì năm trần còn lại cũng vậy, sáu thọ sáu tác cũng vậy. Kinh Pháp Hoa chép: Lại thấy Phật tử, oai nghi đầy đủ để cầu Phật đạo, tức là nghĩa này.

Kế đến nói nhẫn thiện, lại y cứ vào tác thọ đều có nghịch thuận, thuận thì vừa ý, nghịch thì không vừa ý, đối với nghịch trái không sân, đối với thuận không ưa đắm. Vô kiến vô kiến giả, vô tác vô tác giả, đều như trên đã nói. Kế nữa là tinh tấn thiện. Người xưa nói: Tinh tấn không có tự thể riêng, chỉ đốc thúc các hành, theo nghĩa mà suy xét thì nên có tự thể riêng. Chẳng hạn như vô minh có chung trong các sử, lại có vô minh riêng, nay lại nhờ vào tâm siêng năng tụng kinh, do tinh tấn ngày đêm không bỏ sót mà được lợi ích, nhưng chẳng phải trí tuệ Tam-muội. Nay quán hơi thở tiếp xúc bảy chỗ, hòa hợp phát ra âm thanh như tiếng vang, không trong không ngoài, không năng tụng sở tụng, đều dùng bốn vận tìm xét, đối với trần, bất khởi thọ giả, với duyên không sinh người làm ra, phiền não không làm đứt quãng việc đọc tụng, giảng nói, niệm niệm chảy vào biển đại Niết-bàn, đó gọi là tinh tấn…

Kế là nói về các thiền, căn bản là chín tưởng, tám bối xả v.v… chỉ là thiền, chẳng phải ba-la-mật. Quán nhập định bốn vận còn không thấy tâm, chỗ nào có định, tức là đạt thật tướng thiền, dùng thiền thâu nhiếp tất cả pháp, cho nên nói về giải thứ năm, tưởng thứ tám xong. Nêu rõ mười Lực, bốn Vô úy, tất cả pháp, các Luận sư không thấu đạt tôn chỉ mầu nhiệm, đều cho rằng luận lầm lẫn chưa nên nói điều này. Đây là luận chủ nêu tám tưởng để tác, tướng Ma-ha diễn (Đại thừa), cho nên giải thích rộng các pháp đó thôi, v.v…

Kế là nói về trí tuệ: Thích luận nói có tám thứ giải Bát-nhã. Nay lại y cứ vào thế trí để quán sáu thọ sáu tác, bốn vận suy tìm thế trí để quán sáu thọ sáu tác, bốn vận suy tìm thế trí không thật có, đều như trên nói, y cứ vào tất cả pháp lành cũng giống như vậy.

Hỏi: Nếu một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chỉ dùng quán là đủ, tại sao cần phải dùng Chỉ? Một độ là đủ, đâu cần năm độ kia? Đáp: Sáu Độ uyển chuyển thành tựu cho nhau, như mặc áo giáp vào trận không thể không bí mật v.v… Quán như đèn, chỉ như nhà tối, giặt y cắt cỏ, v.v… lại Bát-nhã là pháp giới, trùm khắp thâu nhiếp tất cả, cũng không cần các pháp khác, các pháp khác là pháp giới, cũng thâu nhiếp tất cả, cũng không cần Bát-nhã. Lại nữa, Bát-nhã tức các pháp, các pháp tức Bát-nhã, không hai không khác, v.v…

Vì tùy tự ý, trải qua các việc ác: Xét rằng thiện ác không nhất định, như các điều xấu là việc ác, vượt qua được là việc lành, quả báo trời người hết sẽ đọa vào ba đường trở lại là ác. Vì sao? Vì xấu ác vượt qua được thì đều chẳng động xuất, thể đều là ác, hàng Nhị thừa thoát khỏi khổ gọi là thiện. Hàng Nhị thừa tuy thiện nhưng chỉ tự độ, chẳng phải tướng thiện nhân. Đại luận chép: Thà bị bệnh, có tâm dã can chứ không sinh làm Thanh văn, Bích-chi-phật, phải biết sinh tử, Niết-bàn đều là ác, sáu Độ Bồ-tát từ bi bao gồm cứu giúp, đây chính gọi là thiện. Tuy có thể bao gồm cứu giúp, như đồ độc chứa thức ăn, người ăn vào thì chết, cũng lại là ác, ba thừa đồng dứt, đây mới gọi là tốt, nhưng không thấy lý riêng, lại thuộc về hai bên, vô minh chưa hết thì còn gọi là ác, Biệt giáo là thiện, tuy thấy lý riêng nhưng còn nương phương tiện không thể gọi là lý. Đại kinh chép: Từ trước đây chúng ta đều là người tà kiến. Tà đâu chẳng phải ác, chỉ pháp Viên giáo gọi là thiện; Thiện thuận với thật tướng gọi là Đạo, trái thật tướng gọi là Phi đạo. Nếu thấu hiểu các điều ác chẳng phải ác, đều là thật tướng, tức thực hành phi đạo mà thông đạt Phật đạo. Nếu đối với Phật đạo sinh chấp, không tiêu cam lộ, đạo thành phi đạo. Như thế mà nói về nghĩa thiện ác thì thông, nay y cứ vào biệt để nói về thiện ác. Sự suy tính là thiện, các điều tệ xấu là ác, pháp lành dùng quán như trên nói, y cứ vào điều ác nói về quán, ở đây sẽ nói. Trước tuy quán thiện mà xấu ác kia không dứt, phiền não cuồn cuộn không lúc nào không khởi, nếu quán điều ác của người khác cũng vô lượng, cho nên khi tu tất cả pháp thế gian không thể tưởng vui, thì không thấy người tốt, không có cõi nước tốt, toàn các việc xấu ác mà tự trói buộc bên trong, dù cho không hoàn toàn có điều xấu ác nhưng riêng khởi bất thiện, hoặc nhiều san tham, hoặc thường phạm giới, thường sân hận, thường biếng nhác, thường thích vị rượu, căn tánh dễ bị đoạt mất ắt có lỗi lầm, ác không có lỗi, người xuất gia lìa thế gian, tu hành còn không đầy đủ, bạch y thọ dục chẳng phải người hành đạo, người kia gọi là ác, bậc La-hán còn xét lại thói quen, huống gì phàm phu. Nếu phàm phu buông thả theo điều xấu ác, tinh thần suy bại, không có kỳ hạn thoát khỏi, phải ở trong đường ác mà tu quán tuệ, như thời Phật còn tại thế người tại gia mang vợ nách con, chăm lo công việc thế tục hoàn thiện đều có thể đắc đạo. Ương-quật-ma-la càng sát sinh càng từ bi. Kỳ-đà Mạt-lợi chỉ có uống rượu làm giới, Hòa-tu-mật-đa dâm mà phạm hạnh, Đề-bà-đạt-đa tà kiến tức chánh. Nếu trong các điều ác một bề là ác, thì người ấy không được tu đạo, những người này mãi mãi làm phàm phu. Do trong ác có đạo, tuy làm các việc xấu, mà được thành Thánh, cho nên biết điều ác không chướng ngại đạo. Lại đạo không ngăn được ác. Bậc Tu-đà-hoàn dâm dục chuyển thạnh, rốt ráo còn mạn, thân tử sinh sân, đối với vô lậu kia có tổn ích gì, thí như trong hư không sáng tối không trừ diệt nhau, hiển xuất Phật Bồ-đề, tức là ý này. Nếu tánh người nặng về tham dục, uế trược hừng hẫy, dù đối trị chiết phục lại càng thêm mạnh mẽ, chỉ muốn theo xu hướng của mình. Vì sao? Vì điều xấu không khởi thì không cần phải tu quán, thí như dây câu, cá mạnh dây yếu thì không thể kéo lên được, chỉ khiến mồi vào miệng cá, thì tùy theo xa gần mặc cho cá dẫy dụa chìm nổi dưới nước, không lâu sẽ bắt nó được, đối với việc xấu tu quán cũng giống như vậy, xấu tức là cá dữ, quán tức là mồi câu, nếu không có cá thì không dùng mồi câu, chỉ khiến được cá thì phần lớn đều thích dùng mồi câu, tùy thích không bỏ, điều xấu này không bao lâu theo đà phát triển thì làm sao mà quán! Nếu tham dục, sắp tham dục, đang tham dục, tham dục rồi. Vì đang chưa tham thì dục diệt, sắp tham thì dục sinh, vì đang chưa tham thì dục không diệt, sắp tham thì dục sinh, cũng diệt cũng không diệt, sắp tham thì dục sinh, chẳng phải diệt chẳng phải bất diệt, sắp tham thì dục sinh, nếu chưa diệt thì dục sinh, đó tức là lìa, ngay nơi diệt mà sinh, sinh diệt trái nhau, hoặc lìa mà sinh, sinh thì không có nhân. Chưa tham thì không diệt mà dục sinh thì đó tức là lìa, nếu tức tức hai sinh tướng đều là sinh thì không cùng, nếu lìa sinh cũng vô nhân, hoặc vừa diệt vừa bất diệt mà dục sinh, hoặc từ diệt sinh không cần cũng không diệt, nếu từ bất diệt sinh thì không cần cũng diệt. Nhân bất định làm sao sinh quả định. Nếu thể kia là một thì tánh kia trái nhau, nếu thể kia là khác thì vốn không liên quan. Hoặc chẳng phải diệt chẳng phải bất diệt mà muốn tham dục sinh, cả hai đều chẳng thể có là vô, nếu cả hai chẳng phải là có thì vì sao nói cả hai đều phi! Nếu cả hai phi thì vô vô làm sao sinh. Bốn câu như vậy không thấy dục tham, dục sinh, xoay vần bốn câu, không thấy chưa tham sắp diệt, dục tham thì dục sinh, bất sinh, vừa sinh vừa không sinh, chẳng sinh chẳng không sinh, cũng như trên nói. Quán tham dục xấu ác rốt ráo vắng lặng, song chiếu rõ ràng đều như trên nói, đó gọi là mồi câu. Nếu việc xấu thường khởi thì quán này thường chiếu, cũng không thấy khởi, cũng không thấy chiếu, mà khởi mà chiếu, lại quán điều xấu này do đâu mà trần khởi! Sắc ư? Hay các thứ khác ư? Do đâu mà tác khởi! Hành ư? Hay các thứ khác ư? Nếu do sắc là chưa thấy, sắp thấy, đang thấy, thấy rồi, nếu do hành, là chưa hành, sắp hành, đang hành, hành rồi, vì sao sự khởi! Vì hủy giới ư? Vì quyến thuộc ư? Vì luống dối ư? Vì ganh ghét ư? Vì nhân nhượng ư? Vì khéo thiền ư? Vì Niết-bàn ư? Vì bốn đức ư? Vì sáu Độ, vì ba Tam-muội ư? Vì hằng sa Phật pháp ư? Như vậy khi quán đối với trần không thọ, đối với duyên không tác, nhưng đối với trần thọ căn nguyên, song chiếu phân biệt. Huyễn hóa và không, cho đến pháp tánh không ngăn ngại nhau. Vì sao? Vì nếu điều xấu ngăn ngại pháp tánh, pháp tánh lẽ ra bị phá hoại, nếu pháp tánh ngăn ngại điều xấu, thì điều xấu lẽ ra không được sinh khởi, phải biết điều xấu tức là pháp tánh, điều xấu khởi tức pháp tánh khởi, điều xấu dứt tức pháp tánh dứt.

Kinh Vô Hành chép: Tham dục tức là đạo, nhuế si cũng như vậy, trong ba pháp như vậy đầy đủ tất cả các pháp, như người lìa tham dục mà lại cầu Bồ-đề, thí như trời và đất, tham dục tức Bồ-đề. Kinh Tịnh Danh chép: Thực hành phi đạo, thông đạt Phật đạo, tất cả chúng sinh tức là tướng Bồ-đề, không còn đắc nữa, tức là tướng Niết-bàn, không còn diệt nữa, vì tăng thượng mạn nói lìa dâm nộ si gọi là giải thoát, không tăng thượng mạn nói tánh dâm nộ si tức là giải thoát. Tất cả trần lao là hạt giống Như Lai, núi biển sắc vị không hai không khác, tức quán các việc ác, lý không thể suy nghĩ bàn luận. Thường tu quán tuệ, tương ưng với lý xấu, thí như hình bóng, đó gọi là quán hạnh vị, đối với tất cả pháp ác, sản nghiệp thế gian, đều không chống trái với thật tướng, gọi là tương tự vị. Tiến nhập lần lượt phá cội rễ xấu, gốc là vô minh, gốc nghiêng đổ thì cành lá gãy, hiển hiện Phật tánh, đó gọi là phần chứng chân thật vị, cho đến các Đức Phật diệt hết nguồn gốc xấu ác, gọi là cứu cánh vị. Ở trong tham xấu đầy đủ sáu tức, ngang đầy đủ các độ, tất cả pháp nêu bày như trên… Tiếp đến quán sân tệ xấu, nếu người nặng nề sân hận, chứa đầy trong lòng, nối nhau thường sinh khởi, muốn dứt không dứt được, muốn hàng phục cũng không hàng phục được, phải nhậm vận theo sự khởi chiếu để quán, quán bốn thứ tướng sân từ đâu sinh, hoặc không thấy kia sinh cũng không thấy kia diệt, lần lượt mười hai việc sân từ đâu sinh, ai là người sân, sân là gì? Như vậy khi quán không được sân, dấu vết qua lại, tướng mạo vắng lặng. Quán sân mười pháp giới, quán sân bốn đức như trên nói… Đó gọi là đối với sân phi đạo mà thông đạt Phật đạo. Quán các thứ tệ: Phạm giới, biếng nhác, loạn tà, ngu si, v.v… và ngoài ra tất cả việc ác cũng giống như vậy.

Quán chẳng thiện chẳng ác, tức là pháp vô ký như mới mở mắt chào đời, do đó phải quán như đây. Có người căn tánh, tánh không làm lành, cũng không làm ác thì không tùy tự ý, nhân duyên xuất thế người này phải làm sao? Đại Luận chép: Trong vô ký có Bát-nhã ba-la-mật, tức được tu quán. Quán vô ký này cùng với thiện ác là khác hay đồng ư? Đồng thì chẳng phải vô ký, khác thì là ký diệt vô ký sinh, ký không diệt vô ký sinh, ký vừa diệt vừa bất diệt vô ký sinh, ký chẳng diệt, chẳng bất diệt vô ký sinh, ký vừa diệt vừa bất diệt vô ký sinh, ký chẳng diệt chẳng bất diệt vô ký sinh. Cầu ký không thể được, huống gì là vô ký, cùng với ký là đồng hay khác. Chẳng đồng cho nên không hợp, chẳng khác cho nên không tán, chẳng hợp cho nên không sinh, chẳng tán cho nên không diệt. Lại lần lượt trong mười hai việc từ chỗ nào sinh vô ký? Vì sao sinh vô ký? Cái gì là vô ký! Như đây khi quán đồng với tướng hư không. Lại một pháp vô ký sinh ra mười pháp giới và tất cả pháp. Lại nữa, vô ký tức pháp tánh, pháp tánh thường vắng lặng, tức là nghĩa chỉ, tịch mà thường chiếu tức là nghĩa quán. Đối với Vô ký phi đạo, mà thông đạt Phật đạo. Vô ký là pháp giới theo chiều ngang đạt được các pháp, dọc đạt được sáu vị, cao rộng đầy đủ, giống như trên nói. Lại nữa, chỉ y cứ vào điều lành tối hậu để nói về tùy tự ý, đây là thứ đệ ý. Nếu thiện ác đều nói tùy tự ý thì tức là đốn ý, nếu y cứ vào điều lành để nói về tùy tự ý, thì đây là bất định ý…

Lại nữa, bốn thứ Tam-muội phương pháp đều khác nhau, lý quán thì đồng, nhưng phương pháp tam hành phần nhiều phát sinh pháp môn trợ đạo. Lại động chướng đạo, tùy tự ý đã ít phương pháp, ít phát khởi việc đó, nếu chỉ giải phương pháp để phát sinh trợ đạo thì sự tướng không thể thông đạt, hoặc giải lý quán sự thì đều thông suốt. Lại không đắc lý quán ý, thì sự tướng trợ đạo cũng không thành, đắc lý quán ý thì sự tướng Tam-muội nhậm vận tự thành. Nếu sự tướng hành đạo nhập đạo tràng được dụng tâm, vượt ra thì không thể, tùy tự ý thì không gián đoạn. Phương pháp hạn cuộc có ba, lý quán không có bốn…

Hỏi: Ba thứ Tam-muội trên đều có khuyến tu, sao riêng ở đây lại không có? Đáp: Sáu tế phi đạo tức là giải thoát, độn căn chướng nặng nghe rồi quên mất. Nếu càng khuyến tu thì càng mất tôn chỉ, cứ theo phía Bắc dòng sông có người thực hành Đại thừa không, không cấm bắt rắn, nay sẽ nói vị Tiên sư kia đối với pháp lành thực hành quán trải qua thời gian lâu mà không thấu suốt, tâm buông thả hướng về pháp ác thực hành quán, đạt được chút định tâm mỏng manh không giải, không hiểu căn duyên, không thấu đạt ý Phật, toàn đem pháp này một bề dạy người khác, dạy người khác đã lâu nhưng chỉ có một hai người được lợi ích, như sâu ăn lá tình cờ thành chữ, liền cho là chứng cho là việc thật, còn ngoài ra là nói dối, cười nhạo người giữ giới tu điều lành, cho là phi đạo, chỉ dạy người làm nhiều việc ác, mắt mù không phân biệt phải trái, thần căn lại chậm phiền não lại sâu dày, nghe lời người nói, thuận theo dục tình, đều tin phục nghe theo, phế bỏ giới cấm, đều tạo tội chất chứa như núi, khiến cho trăm họ tiêu diệt như cỏ, Quốc vương đại thần nhân đó phá diệt Phật pháp, khí độc thâm nhập đến nay vẫn chưa sửa đổi. Sử ký chép rằng: Cuối đời nhà Chu, có người trùm đầu tóc, hở thân không nương theo lễ độ, thường đem binh xâm lấn các nước không dứt, hay bị thua do đó mà tổn thất, nhà Chu dần dần diệt vong. Lại họ Nguyễn đến, chiếm đoạt tài sản, tịch thu đất đai của nhà Chu, về sau con cháu trong làng đều học theo lễ độ, bọn tôi tớ bị nhục mới hiểu được lẽ tự nhiên, theo lễ phép trở về với ruộng vườn nhà cửa. Đó gọi là họ Tư Mã, dùng văn tự ghi chép việc xưa, sự hủy diệt đó cũng do nghiệp ma cao ngạo của nhà Chu. Đây chính là yêu quái phá diệt Phật pháp, cũng là thời đại yêu quái, đâu có liên quan gì đến ý tùy tự ý. Vì sao? Vì như người ngu tâm không có trí tuệ hiểu biết nên tin Bổn sư mình nói, lại mến chuộng sự thấu hiểu trước quyết cho là đạo, lại thuận tình cho là dễ, buông thả tâm ý, chọn lựa sự vui thích mà không sửa đổi mê lầm. Thí như Tây Thi vốn bị tâm bệnh, thường ưa nhăn mặt, trăm nét đẹp đều chuyển lại càng đẹp thêm. Có người nữ ở gần đó vốn rất tệ xấu, mà bắt chước Tây Thi nhăn mặt thì lại càng đáng ghét, người nghèo đi từ xa đến, người giàu đóng cửa. Người từ dưới huyệt sâu bay lên cao mà đi qua, những người kia cũng giống như vậy. Người ngông cuồng tạo nghiệp nặng, đọa vào địa ngục thật đáng thương thay! Đã ưa thích dục lạc không thể tự ngừng dứt, cũng như con ruồi vì bãi nước nhổ mà bị dính vào, người buông thả việc tu hành đại khái cũng giống như việc ấy, vị Bổn sư kia có lỗi không thấu đạt căn tánh, không hiểu ý Phật, Phật dạy tham dục tức là đạo. Đức Phật thấy căn cơ nên biết một hạng chúng sinh thấp kém phước mỏng, quyết không thể ở trong đường lành tu đạo; hoặc mặc cho tội kia trôi mãi không dứt, khiến cho đối với việc tham dục tu tập Chỉ Quán, không thể dừng được, cho nên đặt ra thuyết này. Thí như cha mẹ thấy con bị bệnh, không thích ứng với các thứ thuốc khác, phải là thuốc rồng vàng uống vào bệnh mới lành. Đức Phật cũng giống như vậy, nói pháp thích nghi với căn cơ chúng sinh, ngựa giỏi thấy bóng rọi thì liền chạy theo đường chính, tham dục tức là đạo, ý Phật như đây; nếu có chúng sinh không thích nghi với điều ác mà tu Chỉ Quán thì Phật dạy các điều lành gọi là Đạo. Phật có hai thuyết, nay ông tại sao quở trách thiện và ác, nếu như vậy thì ông hơn Phật, cùng ở trước Phật rõ ràng trái ngược, lại nữa thời tiết khó sinh khởi, việc vua buộc ràng không thể tu điều lành, khiến đối với điều ác mà tu tập Chỉ Quán. Nay ông không có nạn, không câu chấp, vì sao ý toàn dùng thuốc sữa để đầu độc tuệ mạng người khác? Trong kinh A-hàm chép: Người khéo biết việc chăn trâu khiến cho đàn trâu an ổn. Nếu ưa cứu giúp có nạn gấp mà không đạt được cho mình, nên theo giúp việc ác, giúp việc ác khó gấp trăm lần, không bằng một lần của việc lành. Nay ông không có việc may mắn đối với việc tốt cứu giúp điều lành như đuổi trâu, vì sao trong đường ác mình và người đều đắm chìm, phá hoại Phật pháp, làm tổn mất uy quang, lầm lẫn hệ lụy đến chúng sinh. Đại ác tri thức không hiểu ý Phật có lỗi lầm như vậy. Lại nữa, hai đường đều có năng thông, vì khó theo đường hiểm, thiện ác đều thông, quán xét căn cơ đi vào đường xấu, ông bỏ thiện chuyên ác, năng thông đạt phi đạo, sao không dẫm đạp trên nước lửa xuyên qua vách núi, đường hiểm thế gian còn không thể thông, huống gì hành ác, không hợp chánh đạo, đâu thể được ư? Lại không thể biết căn duyên ngay nơi một người, tức thời ưa thiện, tức thời ưa ác, sự ưa thích không nhất định, huống chi vô lượng người ư? Mà toàn dùng tham dục để giáo hóa người.

Kinh Tịnh Danh chép: Ta nghĩ hàng Thanh văn không quán căn cơ của người không nên nói pháp, hàng Nhị thừa không quán còn tự lầm chọn căn cơ, huống chi ông mù tâm loạn mắt không thấy ư? Tự mình trái với kinh, không thích ưng căn cơ nghĩa lý, vì sao lại mê hoặc ngu độn đến nỗi như vậy? Nếu thấy có người không biết cơ nghi, thực hành thuyết này thì đó là thây chết trong biển giới, phải y luật để tẫn trị, không để cho cây độc lớn lên nương gá. Lại nữa, xem xét hành động việc ác kia tức là thiên về tà, ông cho rằng tham dục tức là đạo rồi lăng nhục tất cả người nữ, mà không biết sân nhuế tức là đạo hại, tất cả người nam chỉ ưa thích xúc chạm trơn láng là đạo, sợ sự xúc chạm đánh tát thô rít thì không có đạo. Hành một không hành một, một có đạo, một không có đạo, si ám như bôi sơn cho dơ bẩn tổn hại, thí như thây chết làm hôi vườn hoa thơm v.v… khó mà thực hành khắp như trước; trước đem nước lửa, dao gậy đến trước người kia, người kia liền im lặng. Hoặc đáp rằng: Ông không thấy ta thường vào, đây là trái với tâm, lời nói không hổ thẹn, cũng không chứng đắc ý sáu tức, do đó phải thuyết như thế.

Ba hành pháp trên khuyên bảo sách tấn việc khó, cần phải khuyến tu, tùy tự ý hòa nhập vào việc ác, một phen đến thì dễ, cần phải răn cấm, như uống thang thuốc đại hoàng, được đầy đủ bổ khoẻ, v.v…

Hỏi: Trung đạo Chỉ Quán dùng một tâm ấy để hành dụng là đủ, đâu cần rắc rối bốn thứ Tam-muội, trải qua các việc thiện ác trải qua mười hai việc, nước đục thì ngọc mờ tối gió nhiều sóng vỗ, đâu có ích gì đối với sự lắng tĩnh ư? Đáp: Thí như người nghèo được chút ít tiện nghi cho là đủ, không còn ham muốn gì. Như một thứ quán tâm, nếu tâm có nhiều thứ thì sẽ không biết làm sao! Đây là tự hành là lỗi, nếu dùng để dạy người thì người đó căn tánh sai khác nhau, một người phiền não đã tự vô lượng, huống chi nhiều người. Thí như thầy thuốc gom tất cả các thứ thuốc để trị tất cả bệnh, một loại người bệnh thì cần một thứ thuốc để trị một thứ bệnh nhưng quái lạ thay nhiều thầy thì nhiều thuốc. Câu hỏi của ông cũng giống như vậy. Phiền não tâm bệnh vô lượng vô biên, như một người thì nhiều người cũng như vậy. Vì sao một người? Như người muốn nghe bốn thứ Tam-muội, nghe rồi vui mừng nói lại cho mọi người nghe, gọi là thế giới Tất đàn. Do nghe bốn thứ lần lượt tu hành, sinh ra pháp lành, tức nói đủ bốn, gọi là các các vị nhân. Hoặc nên thường ngồi để đối trị các việc ác, cho đến trong tùy tự ý đối trị các việc ác, đó gọi là đối trị Tất đàn. Người ấy phải đầy đủ bốn pháp, hoát nhiên chứng ngộ, gọi là Đệ nhất nghĩa Tất đàn. Chỉ vì một người còn phải nói bốn pháp, vì sao không dùng ư? Nếu vì nhiều người, một người ưa thường ngồi, ba người chẳng muốn, một người muốn thường đi, ba người chẳng muốn, muốn khắp đến mọi người, tức thế giới Tất-đàn, ba thứ Tất-đàn còn lại giống như vậy, lại y cứ một thứ Tam-muội, cũng đầy đủ ý của bốn Tất-đàn. Nếu ưa đi thì đi, ưa ngồi thì ngồi, khi đi nếu gốc lành khai phát nhập các pháp môn, khi ấy nên đi; nếu khi ngồi tâm địa mát mẻ, vui vẻ sung sướng thì khi ấy nên ngồi. Nếu khi ngồi mà hôn trầm thì nên đi cho phấn chấn, khi đi tán loạn làm động mệt nhọc khổ sở thì nên ngồi. Nếu khi đi mà tinh thần vắng lặng yên tịnh thì nên đi, nếu khi ngồi mà vắng lặng sáng suốt lợi lạc thì nên ngồi, ba thứ còn lại cũng giống như vậy… Hỏi: Khéo nâng đỡ lý có thể tu Chỉ Quán, ác trái ý làm sao tu Chỉ Quán? Đáp: Đại luận nói căn ngăn che có bốn: 1. Căn lợi không ngăn. 2. Căn lợi có ngăn. 3. Căn độn không ngăn. 4. Căn độn có ngăn. Câu đầu thuộc thượng phẩm, khi Phật còn tại thế ngài Thân Tử v.v… là hạng người ấy vậy. Người tu hành đối với pháp lành tu Chỉ

Quán, vì khuyến tu pháp lành đời vị lai không ngăn, thường tu tập Chỉ Quán khiến hạng lợi căn kia, hoặc quá khứ đầy đủ hai nghĩa này. Đời nay tu ít thì được tương ưng, từ quán hạnh vị nhập vào tương tự chân thật. Đời này không được nhập, đời trước không có hai nghĩa, nay y cứ vào sự tu điều lành khiến đời vị lai mau nhập, câu kế là đắc đạo, lợi căn mà tội chứa nhóm chướng sâu nặng, Xà Vương, Ương-quật thời Phật còn tại thế, rõ ràng là hạng người ấy. Tội nghịch ngăn trọng, phải vào địa ngục, gặp Phật nghe Pháp Hoát nhiên thành Thánh, do lợi căn cho nên ngăn che không bị chướng. Thời nay người tu hành đối với pháp ác tu Chỉ Quán, tức là ý này. Do khởi niệm ác cho nên đời vị lai có sự ngăn che, nhờ tu Chỉ Quán nên đời sau được lợi căn, nếu gặp được Thiện tri thức thì mau nhập chánh đạo, vì sao nói pháp ác trái lý, không chịu tu Chỉ Quán ư? Kế nữa độn căn không bị ngăn che, Châu-lợi-bàn-đặc khi Đức Phật còn tại thế là chỉ cho hạng người ấy. Tuy ba nghiệp không lỗi nhưng căn tánh quá chậm lụt, chín mươi ngày tụng kệ của Cưu-ma-la, người trí thân, miệng, ý không gây ra các nghiệp ác, thường buộc niệm hiện tiền không ham đắm các thú vui, cũng không chịu khổ hạnh vô ích của thế gian. Thời nay tuy giữ giới hành thiện nhưng không học Chỉ Quán thì đời vị lai tuy không bị ngăn che nhưng rất khó ngộ đạo .

Câu cuối: Tức chỉ tất cả người làm ác, lại không tu Chỉ Quán. Không tu Chỉ Quán nên không đắc đạo, người độn căn cho dù vì họ mà nói ngàn lần họ cũng ngớ ngẩn chẳng hiểu gì cả, phần nhiều gây ra tội ác, ngăn chướng nhiều mối, như người bị ghẻ lở dùng kim châm chích tận xương tủy mà vẫn không hay biết, chỉ dùng các việc ác mà tự trói buộc bên trong, do nghĩa này điều lành tuy trợ giúp lý đạo, nhưng do Chỉ Quán, điều ác tuy trái lý nhưng lợi căn phá sự ngăn che, chỉ có đạo là tôn quý, đâu thể cho rằng ác mà bỏ Chỉ Quán. Đại Kinh chép: Đối với giới mà hoãn thì không gọi là hoãn, nương vào hoãn mới gọi là hoãn. Lẽ ra nên nói đầy đủ rõ ràng thong thả gấp gáp bốn câu, hợp với thượng căn ngăn nghĩa, v.v…

Lại kinh chép: Thà làm Đề-bà-đạt-đa chứ không làm Phật Uấtđầu-lam-phất tức là nghĩa ấy. Nên siêng năng lắng nghe suy nghĩ tu tập, lúc đầu không dừng nghĩ, như người Bà-la-môn say cạo tóc, gái điếm đắp ca-sa…

Thứ ba là nói về đại quả báo thanh tịnh của Bồ-tát: Nói Chỉ Quán này, nếu tu hành trái với Trung đạo thì có quả báo hai bên, nếu tu hành thuận lý Trung đạo thì có quả báo cao quý nhiệm mầu, cho dù chưa thể vượt ngoài phần đoạn sinh tử nhưng có thể đạt được hoa báo cũng khác với bảy thứ phương tiện, huống chi quả báo chân thật ư? Bảy lớp thành thơm cầu bến như họa vẽ tức là tướng ấy. Nghĩa này ở trong lớp thứ tám, sau sẽ phân biệt rộng.

Hỏi: Theo thứ lớp thiền môn nêu rõ sự tu chứng và quả báo này tại sao có đồng có khác? Đáp: Tu gọi là tập hành, chứng gọi là phát đắc, lại tu gọi là tập nhân, chứng gọi là tập quả, đều tức sinh có thể đạt được. Nay nói về quả báo cách đời sau, do đó gọi là khác, hàng Nhị thừa chỉ có tập quả không có báo quả, hàng Đại thừa có đủ cả… Thứ tư là nêu chung đại cương các kinh luận. Nói là Chỉ Quán: Như người khéo dụng Chỉ Quán quán tâm, thì bên trong trí tuệ sáng suốt, thông đạt các giáo tiệm đốn, như chỉ một hạt bụi lấy ra quyển kinh Đại thiên, hiểu rõ hằng sa các Đức Phật trong nhất tâm, hoặc muốn bên ngoài lợi ích chúng sinh, phù hợp căn cơ để nói giáo, tùy theo người có khả năng lãnh nạp xứng với kia mà nói, cho đến khi thành Phật giáo hóa chúng sinh. Hoặc làm Pháp vương nói pháp đốn tiện, hoặc làm Bồ-tát, hoặc làm Thanh văn, trời, người, ma, quỷ, mười pháp giới hình tượng dối dương phát khởi, hoặc bị Phật hỏi mà đáp rộng nghĩa tiệm đốn; hoặc y cứ căn cơ hỏi Phật, Phật đáp chuyển pháp luân đốn tiệm, nghĩa đây đến lớp thứ chín sẽ nói rộng, trong nhiếp pháp cũng lược chỉ bày.

Thứ năm quy về chỗ rộng lớn, các pháp rốt ráo không. Nói là Chỉ Quán này, xét rằng keo dễ dính tay, mộng mị khó tỉnh, đối văn ngang ý tự cho là đúng, cạnh tranh chấp ngói cho là ngọc lưu ly, việc gần nói rõ mà còn không biết, huống chi mật giáo lý xa đâu thể không lầm, vì ý này cho nên phải luận về chỉ quy. Chỉ quy là tôn chỉ, ý nghĩa của văn, như các dòng nước chảy hướng ra biển, hơi lửa bốc cháy hướng lên hư không, hiểu được mật ý sâu xa thì không gì chướng ngại. Thí như vị đại thần có trí hiểu được mật ý của vua, nghe nói gì đều hiểu biết, đến địa vị Nhất thiết trí, hiểu được ý này tức là hiểu được chỉ quy. Chỉ là tự hướng đến ba đức, quy là dẫn dắt người khác đồng nhập vào ba đức, cho nên gọi là chỉ quy. Lại nữa, tự nhập ba đức gọi là quy, khuyên bảo người khác nhập ba đức gọi là chỉ cho nên gọi chỉ quy. Nay lại nói chung, nói riêng về chỉ quy, các Đức Phật vì một việc nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời, thị hiện các hình tượng, đều muốn chúng sinh đồng thấy Pháp thân, thấy Pháp thân rồi, Phật và chúng sinh đồng trở về Pháp thân. Lại, Phật nói các pháp đều giúp cho chúng sinh rốt ráo được Nhất thiết chủng trí của Như Lai, chủng trí đầy đủ rồi, Phật và chúng sinh đồng trở về Bát-nhã. Lại nữa, Phật hiện các thứ phương tiện thần thông biến hóa giải thoát các sự trói buộc, không muốn chỉ riêng một người được diệt độ, đã diệt độ rồi Phật và chúng sinh đồng trở về giải thoát.

Đại Kinh chép: Đặt các con trong kho bí mật, không bao lâu nữa ta cũng an trụ trong đó, đây gọi là tướng chung về chỉ quy. Tướng riêng: Thân có ba thứ. 1. Sắc thân. 2. Pháp môn thân. 3. Thật tướng thân. Nếu dứt hóa mà nói về quy thì Sắc thân quy giải thoát, thân Pháp môn quy Bát-nhã, thân Thật tướng quy Pháp thân. Bát-nhã thuyết có ba thứ: 1. Thuyết đạo chủng trí; 2. Thuyết Nhất thiết trí; 3. Thuyết Nhất thiết chủng trí. Nếu dứt hóa mà nói về quy thì trí Đạo chủng quy giải thoát, nhất thiết trí quy Bát-nhã, nhất thiết chủng trí quy về Pháp thân. Giải thoát có ba thứ: 1. Giải phược vô tri; 2. Giải phược thủ tướng; 3. Giải phược vô minh. Nếu dứt hóa mà quy chân thì giải mở phược vô tri quy về giải thoát, giải mở phược thủ tướng quy về Bát-nhã, giải mở phược vô minh quy về Pháp thân. Do nghĩa này nên tướng riêng chỉ quy cũng quy về ba đức trong bí mật tạng. Lại nữa, ba đức chẳng phải ba, chẳng phải một, không thể suy nghĩ bàn luận. Vì sao? Vì nếu nói Pháp thân chẳng Pháp thân là chẳng phải Pháp thân, nên biết Pháp thân vừa là thân vừa là chẳng thân, chẳng phải thân, chẳng phải chẳng phải thân. Trụ trong Thủ-lăng-nghiêm, thị hiện các thứ, làm ra các sắc tượng, cho nên gọi là Thân. Những điều đã làm đều quy về giải thoát. Trí tuệ chiếu soi các sắc, phi sắc, cho nên gọi là phi thân. Những điều đã làm đều quy về Bát-nhã, thân thật tướng chẳng phải thân sắc tượng, chẳng phải thân pháp môn, vì vậy cho nên chẳng phải thân chẳng phải chẳng phải thân. Những điều đã làm đều quy về Pháp thân, hiểu rõ ba thân không có tướng một khác, đó gọi là quy. Nói ba thân này không phải tướng một, đó gọi là chỉ, đều nhập bí tạng, cho nên gọi chỉ quy. Nếu nói Bátnhã thẳng Bát-nhã là chẳng phải Bát-nhã. Nên biết Bát-nhã vừa biết vừa chẳng biết, chẳng phải biết chẳng phải chẳng biết. Đạo chủng trí Bát-nhã biết khắp thế tục nên gọi là biết. Những điều đã làm đều quy về giải thoát, nhất thiết chủng trí Bát-nhã biết khắp chân đế nên gọi là chẳng biết. Những việc đã làm đều quy về Bát-nhã, nhất thiết chủng trí Bát-nhã biết khắp trong đó, cho nên gọi là chẳng phải biết, chẳng phải chẳng biết. Những điều đã làm đều quy về Pháp thân, thấu đạt ba Bátnhã không có tướng một khác, đó gọi là Quy. Nói ba Bát-nhã không có tướng một khác đó gọi là Chỉ, đều nhập vào bí tạng cho nên gọi là chỉ quy. Nếu nói giải thoát thẳng giải thoát là chẳng phải giải thoát. Nên biết giải thoát vừa giải thoát vừa chẳng giải thoát, chẳng phải giải thoát, chẳng phải chẳng giải thoát, phương tiện tịnh giải thoát điều phục chúng sinh không bị ô nhiễm nên gọi là Thoát. Những điều đã làm đều quy về giải thoát. Viên tịnh giải thoát không thấy chúng sinh và tướng giải thoát, cho nên gọi là chẳng phải giải thoát. Những việc đã làm đều quy về Bát-nhã, tánh tịnh giải thoát thì chẳng giải thoát, chẳng phải chẳng thoát, những điều đã làm đều quy về Pháp thân, hoặc thấu đạt hoặc giảng nói, ba thứ giải thoát này chẳng phải tướng một khác, đều nhập bí tạng cho nên gọi là chỉ quy.

Lại nữa, ba đức chẳng mới chẳng cũ mà mới mà cũ. Vì sao? Vì ba chướng làm chướng ngại ba đức, vô minh chướng ngại Pháp thân, thủ tướng chướng ngại Bát-nhã, vô tri chướng ngại giải thoát. Vì ba chướng trước có tên gọi, nên ba đức phá ba chướng. Nay mới bắt đầu được hiển hiện cho nên gọi là mới, ba chướng tức ba đức, ba đức tức ba chướng, ba chướng tức ba đức, ba chướng chẳng phải cũ, ba đức tức ba chướng, ba đức chẳng phải mới. Chẳng mới mà mới thì có phát tâm chứng đắc ba đức, cho đến rốt ráo đắc ba đức. Chẳng cũ mà cũ thì có phát tâm đối trị ba chướng, cho đến rốt ráo đối trị ba chướng. Mới chẳng mới, cũ chẳng cũ thì có ly tánh ba đức, nếu đạt chung ba đức chẳng mới chẳng cũ mà mới mà cũ, không có tướng một khác, vì người khác cũng như vậy, tức là chỉ quy về bí mật tạng. Lại nói ấy: Vô minh trước có tên gọi, Pháp thân là minh phá tan vô minh gọi là mới, vô minh tức minh, minh tức vô minh, vô minh tức minh, vô minh chẳng phải cũ, minh tức vô minh, minh thì chẳng phải mới. Vì thủ tướng trước có tên gọi là cũ, nên vô tướng phá tướng, vô tướng gọi là mới, tướng tức vô tướng, vô tướng tức tướng, đâu có gì mới, đâu có gì cũ. Nếu thấu đạt chung riêng mới cũ không có tướng một khác, nếu nói cho người khác nghe cũng giống như vậy, đó gọi là chỉ quy nhập bí mật tạng. Dọc ngang khai hợp đầu cuối v.v… cũng đều như vậy. lại nữa, chỉ quy cũng giống như vậy. Nghĩa là chỉ, chẳng phải chỉ, chẳng phải chỉ chẳng phải chẳng chỉ; quy, chẳng phải quy, chẳng phải quy chẳng phải chẳng quy, mỗi mỗi đều nhập vào bí mật tạng, lệ như trên có thể biết, chỉ là tự mình thực hành, chẳng phải chỉ là giáo hóa người khác, chẳng chỉ chẳng phải chẳng chỉ là không có tự tha, chỉ quy ba đức vắng lặng như thế có danh tự nào để nói bày, không biết dùng tên gì, gượng gọi Trung đạo thật tướng Pháp thân chẳng phải Chỉ chẳng phải Quán v.v… cũng lại gượng gọi Nhất thiết chủng trí bình đẳng đại bi Bát-nhã ba-la-mật quán v.v… cũng lại gượng gọi Thủ-lăngnghiêm định Đại Bát-niết-bàn bất khả tư nghị giải thoát chỉ v.v… Phải biết các thứ tướng, các thứ thuyết, các thứ thần lực, mỗi mỗi đều nhập vào Bí mật tạng. Thế nào là chỉ quy, chỉ quy về chỗ nào! Ai là người chỉ quy? Đường ngôn ngữ bặt, chỗ tâm hành diệt, vắng lặng hoàn toàn như hư không, đó gọi là chỉ quy, đến lớp thứ mười sẽ nói rộng.

Pages: 1 2