MA-HA CHỈ QUÁN

QUYỂN 9
(Phần Cuối)

Thắng tri kiến ấy: Tâm này hơn sắc, không bị sắc trói buộc, tâm năng chuyển sắc, cho nên nói thắng tri thắng kiến, tịnh, bất tịnh v.v… đều đối với tâm mình tự tại, quán giải thành tựu cho nên nói thắng kiến, hai thứ này thuộc về Nhị thiền. Nếu thắng xứ thành thì thân còn không tiếc, huống chi tài vật và thân của người khác ư? Các bậc hiền nhân đời thượng cổ nhường ngôi nhường nước, trở về làm người dân thường chăn trâu, đều là việc tu quán này của Kinh Tích Sinh tự nhiên thành tánh, không còn ái nhiễm, không hiểu được ý này thì tham cho đến chết, đâu thể quên vinh hoa bỏ địa vị ư? Bốn thắng xứ sau ở trong Tứ thiền được thành tựu. Tam thiền lạc thường không thể chuyển biến, y cứ vào pháp Thanh văn nói như thế, đối với pháp Bồ-tát thì thiền thiền chuyển biến, đâu được không ư? Đại luận chép: xanh vàng đỏ trắng đây là từ thật pháp. Kinh Anh Lạc chép: đất, nước, lửa, gió, từ đây là từ giả danh, thu nhiếp lẫn nhau, bốn thắng xứ này trong ngoài sắc đều hết, chỉ có tám sắc, nhưng có ít nhiều chuyển biến, không có tốt xấu chuyển biến. Mười nhất thiết xứ ở trong Tứ thiền, Sơ thiền giác quán nhiều, Nhị thiền hỷ động, Tam thiền lạc động, không được rộng lớn trùm khắp mọi nơi, chỉ có bất động niệm tuệ thì có khả năng rộng khắp, dùng mầu xanh biến khắp mười phương, mười phương đều xanh, các mầu sắc khác cũng như vậy, cho nên gọi nhất thiết xứ. Nếu nhất thiết nhập dùng mầu xanh biến khắp nhất thiết thời, vàng đến nhập vào mầu xanh, cũng khắp nhất thiết xứ, tướng gốc xanh vàng không mất tướng nhập, lại không tướng xen lạm, các sắc tướng khác nhập cũng như vậy, đó gọi là nhất thiết thập, đây là nội tâm phóng sắc khắp mọi nơi, đâu được dùng cây lá bên ngoài làm duyên khắp mọi nơi ư? Nội tâm không có pháp đâu thể chuyển biến cây lá bên ngoài ư? Trước hết năng biến tâm mới năng biến lá. Đại luận chọn hoa ưu-bát-la, sợ người không hiểu mượn bên ngoài dụ bên trong, không thể chấp dụ làm nghĩa chính. Nếu thông minh quán trong không có xương người, không phát ra tám sắc, khi tu thắng xứ sẽ nhờ ngoại duyên, hoặc có thể như vậy thì người không hoại pháp bên trong tự phóng ra, không cần bên ngoài.

Lại nữa, Bồ-tát tu thắng xứ đầy đủ các hành, nếu không thấu đạt y báo, chánh báo thì có thể khởi san tham, quán này nếu hiểu rõ thân còn muốn bỏ huống chi tiếc vật của mình mà tham vật của người khác, đó gọi là Đàn. Quán được như vậy sẽ không vì tài sắc mà phá hoại giới, làm hại chủ của vật kia, đem vật về cho mình, dối trá nhiều mà trong cầu lợi lạc, quyết không có lý này, đó gọi là Thi, khi được quán này, nếu bị người khác xúc não và xâm đoạt, thì không bao giờ sinh tâm tức giận gân chiến phẫn nộ, đó gọi là Nhẫn. Khi quán này thành, không dựa vào thây chết bất tịnh, quốc độ bất tịnh mà thối mất tịnh tâm, đó gọi là tinh tấn. Quán này có thể đầy đủ quán luyện huân tu, thần thông biến hóa, nguyện trí đảnh v.v… đó gọi là Thiền. Khi được quán này thì tất cả pháp năng sở đều không thật có, không sinh không diệt, rốt ráo thanh tịnh, đó gọi là tuệ. Tất cả pháp môn đạo định đều ở nơi thắng xứ chuyển biến thành tựu, tâm định tự tại, xoay chuyển qua lại, thực hành các pháp môn, tùy tâm liền thành, như ngựa chạy nhanh phá trận cũng tự kiềm chế đứng lại, bấy giờ sáng suốt thanh tịnh, không còn việc ma, tâm sai khiến ma, ma không thể phá tâm. Người thực hành bốn Tammuội nếu phát được pháp này thì sẽ chuyển giai vị đệ tử ngũ phẩm. Vì sao? Vì sự trợ đạo rộng lớn có thể nhanh gần đến ao mát mẻ, đây là ngang bằng với phát thiền quán, cũng là phát thiền tướng Ma-ha-diễn, nếu rèn luyện huân tu thì phàm phu còn không được học, không có phát để nói, hoặc riêng rút trong kinh luận cho nên không đợi nói.

7. Nói về từ tâm phát: từ là căn bản tựa nương trước sau v.v… chợt duyên theo tất cả chúng sinh chấp lạc tướng kia, không buồn không oán, tâm vui mừng vừa ý, hoặc được an vui cõi người, hoặc thấy được an vui trong cõi trời, khéo tu được giải, định tâm sáng tỏ, không còn một chúng sinh nào không được an vui, ban đầu theo gót vi tế tĩnh lặng, sau chuyển dần vào định sâu hơn, nhưng sở duyên có ba: Nếu duyên gần gũi người được vui gọi là quảng, trong cõi người gọi là đại, oán người gọi là vô lượng, lại duyên chúng sinh một phương được lạc gọi là quảng, bốn phương gọi là đại, mười phương gọi là vô lượng, định này có ẩn mất, không ẩn mất, nếu tâm duyên chúng sinh quyết định tạo được tâm lạc tưởng rất rõ ràng, nhưng chỗ sở duyên không thấy chúng sinh được thọ vui, đó là trong không ẩn mất mà ngoài ẩn mất, lại có người trong tâm thanh tịnh sáng suốt, ngoài thấy được vui, đó gọi là trong ngoài đều không ẩn mất. Nếu trước đắc tịnh này, sau phát sinh công đức năm chi, chúng sinh sơ giác thảy đều được vui, tâm hợp với định, tự tâm cũng vui, khéo tu được giải thoát gọi là giác chi, phân biệt được vui, hoặc trong cõi người, cõi trời có vô lượng phẩm khác nhau thảy đều rõ ràng, gọi là quán chi; oán thân bình đẳng, không còn sợ khổ oán thân, gọi là hỷ chi; Hỷ chi động đã dứt, tâm thần an vui cũng như tướng sở duyên được vui gọi là lạc chi; định phát chuyển sâu, tâm giữ gìn bất động, gọi là nhất tâm chi, tên gọi này đồng với căn bản mà pháp vị thì khác hẳn, như đường và mật hòa với nước lạnh đồng vị mà chất lượng khác. Nếu phát sinh đơn căn bản quả báo chỉ nơi cõi Phạm chúng, Phạm phụ, nếu đắc từ định thì quả báo làm phạm vương, quả kia đã thù thắng, nên nhân cũng lớn, nếu trước đắc căn bản sau thêm từ định thì căn bản càng sâu, lại trong từ định phát Nhị thiền, trong tịnh bốn chi thành tựu, lại phát Tam thiền lạc đủ năm chi thành tựu, lại phát Tứ thiền mỗi thiền tương ưng với các thiền, rừng cây lá đầy đủ mà pháp vị tăng gấp bội, như trước có dụ, nhưng tâm từ vốn duyên nơi người khác mà được vui, trong thọ vui định, ngoài được thấy khác vui, tướng này ngang bằng Tam thiền, Tứ thiền chỉ thấy người khác được vui, trong không thọ vui, do vì xả khổ vui, đó là Tiểu thừa phân biệt như vậy. Đức Phật hoặc có khi phá chấp vì duyên mà nói, phước của tâm từ đến khắp tịnh, phước của tâm bi đến không xứ, phước của tâm Hỷ đến Thức xứ, phước của tâm xả đến Bất dụng xứ, chỉ có Bồ-tát thường đi chung với từ bi, ở địa vị nào mà không từ bi! Từ bi huân tất cả điều lành đâu chỉ ngang Tam thiền ư? Đây nói qua một lần thôi! Nếu trước phát căn bản, sau phát từ định cũng giống như vậy, nhưng đều ám chứng ẩn mất, hoặc trong không ẩn mất mà ngoài ẩn mất v.v… Nếu y theo đặc thắng, thông minh phát từ định thì định sở y tự là một bên, tâm từ năng y phụ khởi không xen lẫn, định này đã có quán tuệ, định từ cũng không ẩn mất, pháp vị năm chi gấp bội căn bản; hoặc nhờ định từ mà phát đặc thắng, thông minh, định từ đây cũng không ẩn mất, thiền vị cũng sậu; hoặc nhân từ định mà phát tiểu đại bất tịnh, bất tịnh chấp chúng sinh phá hoại tướng thì không có chúng sinh để duyên thì ai được lạc này! Tuy không có chúng sinh trong hữu lậu lạc mà có Niết-bàn lạc, đó là phát pháp duyên từ.

Hỏi: Chúng sinh duyên từ thanh tịnh, không có sân hận bực bội, chấp tướng tốt kia, bất tịnh quán phá hoại chúng sinh, chấp tướng ác kia thì làm sao tướng phát? Đáp: Đây cũng không chướng ngại, như tuy thấy bất tịnh, nhưng không ngại thấy tịnh nhân xiêm y ngay ngắn tuy sinh định từ nhưng không ngại bất tịnh, định từ cũng có khả năng trang nghiêm bối xả v.v… khiến công đức càng sâu, hơn đơn phát bất tịnh, hoặc phát lẫn nhau v.v… Ba tâm vô lượng còn lại phát lẫn nhau y theo định từ có thể biết, nếu bốn vô lượng phụ vào căn bản phát thì thành hữu lậu, phụ vào đặc thắng, thông minh phát thì thành vừa hữu lậu vừa vô lậu, phụ vào bất tịnh phát thì thành vô lậu, nhân duyên khác nhau, định từ v.v… có sâu cạn, trăm ngàn muôn thứ không thể nói hết, thí như bốn đại sắc tạo ở cõi Dục có các địa, xanh vàng đỏ trắng cao thấp khác nhau, tạo ra các thứ cây lá, hoa quả ngọt đắng chua cay, độc, thuốc, thơm hôi tạo bao nhiêu người, xấu đẹp ngu trí, giàu nghèo thiện ác, tạo bao nhiêu thứ cầm thú có lông sừng, bay chạy vô biên, chủng loại khác nhau không lẫn lộn, mỗi thứ đều phân chia theo tánh, tùy theo năng lực mà có năng sở, như người phước mỏng chỉ nhờ vào lúa mạ không tin có cam giá bồ đào, tịnh pháp sắc giới cũng giống như vậy, chuyển biến bao nhiêu vị ngon càng thêm lẫn lộn nhau mà không hòa lẫn, cho đến bốn tâm vô lượng càng rộng lớn hơn. Vì sao? Vì chúng sinh vô lượng cho nên tưởng kia được vui cũng lại vô lượng, các pháp vô lượng phụ vào các pháp phát chi vị cũng vô lượng, không thể kể hết, chúng sinh phước mỏng không tin thiền định, dù tin một pháp nhưng không tin vô lượng công đức, như ở bên trái núi đồ ăn ngon, ếch ngồi đáy giếng không thấy biển cả, thật đáng thương xót, người kia có thể tin biết cảnh Thánh khó suy nghĩ bàn luận, không sinh tâm phỉ báng v.v…

8. Nói về nhân duyên phát: Hành nhân có công huân lớn, các Đức Phật ban cho thiền định Tam-muội, hoặc huân tập trong quá khứ mà nhân duyên định phát trước sau… trong khi ngồi bỗng nhiên tư duy chỗ tâm duyên xứ theo, hoặc duyên tâm lành, hoặc duyên tâm ác, năng duyên sở duyên tức là hữu chi, hữu có khả năng bao hàm quả, , hữu này do thủ mà có, do tâm thủ thiện ác mà được có hữu, nếu không thủ, thì cũng không có hữu này, cho nên biết hữu từ thủ sinh, lại biết thủ từ ái khởi, có ái nên có thủ, như ái sắc nên chấp chặt, không ái thì không thủ, ái nhân thọ sinh, do lãnh thọ thiện ác nên ái sinh, nếu không lãnh thọ ái thì bất sinh, lại quán thọ do xúc, sáu trần đến xúc chạm sáu căn cho nên được hữu thọ, không xúc thì không thọ.

Kinh chép: Lục xúc nhân duyên sinh các thọ, cho nên thọ do nơi xúc, lại biết xúc do các nhập môn, nếu không có sáu thức thống lãnh sáu căn thì không thể thiệp nhập vào các trần mà sinh xúc, xúc do nhập, nhập do sinh sắc, nếu chỉ có sắc thì sắc không thể xúc, như người chết, nếu chỉ có danh, thì danh cũng không xúc, như người mù điếc, vì sắc tâm hợp thì có xúc. Sắc tức sắc ấm, tâm tức bốn ấm, phân biệt rõ sắc này gọi thức ấm, lãnh nạp sắc này gọi là thọ ấm, hành khởi tham sân gọi là hai ấm tưởng hành, năm ấm đầy đủ cho nên có giác xúc, phải biết xúc do danh sắc, danh sắc do thức lúc mới gá thai, lúc mới gá thai gọi là ca-la-la, đây tức đủ ba việc: 1. Mạng, 2. Nhu, ba Thức, trong đó có báo phong, y phong, gọi là mạng, tinh huyết không thối, không rữa gọi là nhu, trong tâm ý ấy gọi là thức. Do thức gá thai cho nên có chất lỏng đọng lại thành tô lạc mỏng, sáu mụt phồng lên gọi là sắc hòa hợp, phải biết danh sắc đâu không do thức, thức do nghiệp hành, quá khứ giữ năm giới là nghiệp lành, nghiệp sai sử người thọ danh sắc. Nếu quá khứ phá năm giới là nghiệp ác, nghiệp sai sử thọ trong ba đường, cho nên biết thức do nghiệp, nghiệp tức hành. Hành do vô minh si ái tạo tác các hành, khiến thức trôi lăn từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại ái thủ duyên hữu, hữu có khả năng bao gồm quả, chiêu cảm sinh tử đời vị lai, nhân duyên ba đời là không, không có chủ, khi tư duy quán trí như vậy khởi thì nhân ngã tà chấp liền phá, định tâm yên ổn từ thô nhập tế, cõi Dục chưa đến, cho đến can bản công đức năm chi thứ lớp mà khởi, biết nhân duyên là không, không có chủ gọi là giác chi, trôi lăn trong ba đời lại nương tựa nhau, hiểu rõ không sai lầm gọi là quán chi, được nhân trí tuệ hiểu rõ ba đời há không vui vẻ may mắn ư? Gọi là hỷ chi, định phát giữ tâm vui vẻ tốt đẹp gọi là lạc chi; định tâm vắng lặng không duyên không niệm, gọi là nhất tâm chi; nhân duyên Tam-muội này là tuệ tánh, do trí tuệ sáng suốt này nên liền phát căn bản, hoặc căn bản cùng nhân duyên hòa vào nhau, pháp vị thuần trong sạch, không đồng đơn phát năm chi. Tam-muội này cũng có ẩn mất, không ẩn mất, nếu trong tâm chỉ hiểu pháp nhân duyên không sinh ngã điên đảo, chỉ tương ưng với căn bản, nếu thầm hiểu như thế gọi là ẩn mất, nếu khi Tam-muội phát thì tâm kia sáng suốt thanh tịnh, thấy ca-la-la năm mụt nước phồng lên, chỗ sinh, chỗ trụ, cũng thấy hành nghiệp thiện ác làm ra tốt xấu, cũng thấy việc sinh tử vị lai ba đời rõ ràng, mười pháp thành tựu, đó là căn bản do nhân duyên phát, cho đến đặc thắng, thông minh bối xả v.v… ẩn mất, không ẩn mất, do nhân duyên phát cũng giống như vậy. Nếu nhân căn bản phát nhân duyên, thì bỗng ở trong định tư duy các định căn bản đều là do nhân duyên mà thành, sở thành năng thành tức là hữu, trụ nơi thô tế này bao gồm Viêm ma ở trời đâu-suất. Có sinh ắt có tử, định cõi Dục cũng là nhân duyên hữu, hữu thì bao gồm quả nên thọ ma thiên, hữu Sơ thiền tương ưng tức bao gồm hữu kia, cho đến phi tưởng phi phi tưởng cũng như vậy. Các hữu như vậy đều do thủ, chấp lấy tướng Sơ thiền như trong hai mươi lăm phương tiện trước, các thứ hy vọng chấp lấy tướng mạo kia, cho nên biết hữu do thủ, thủ lại do ái, vì nghe người nói công đức Sơ thiền mà sinh ái vị, lại biết ái này do thọ, nhờ nghe công đức kia mà lãnh thọ, mà khởi ái, lại biết thọ này do nhập, nhập tức là gốc (căn), không có gốc thì nhập vô sở thọ, thọ lại do xúc trần, vì xúc cho nên có nhập, xúc do sinh sắc, năm ấm hợp cho nên có xúc, danh sắc do sơ thức ba việc, ba việc do nghiệp mà đưa đến thọ thân, nghiệp do vô minh đến hữu sinh thức, cho đến già chết, trên đến phi tưởng, dưới đến thô trụ đều biết mười hai nhân duyên, mỗi mỗi rõ ràng, cho đến đặc thắng, thông minh v.v… Nhân căn bản phát, lệ theo có thể biết, v.v…

Quán này đã phá ngã đảo, đồng giới phương tiện y phá ngã, chỉ y thiền kinh thọ nhân duyên Tam-muội danh thôi! Ba đời suy tìm tuy là tuệ tánh, còn gọi là đình tâm, tâm được dừng trú như nhà tối không có gió, có thể thực hành niệm xứ quán, niệm xứ quán thành mới gọi là văn tuệ, văn tuệ là lý quán, như Phú-Na lãnh giải nói rằng: Ta hiểu rồi, biết ông hiểu thế nào! Nếu biết vô minh không khở thủ hữu, tức là y văn tuệ, quán nhân duyên này ở trước niệm xứ chưa có năng lực cho nên thuộc về sự quán, môn nhân duyên này tùy căn cơ khác nhau. Kinh Anh Lạc nói mười thứ, Đại Tập nói rõ quả báo một niệm, các sư phần nhiều lưu truyền ba đời. Ngài Long Thọ soạn Trung luận, ở đầu nói về phẩm nhân duyên, Luận Sư cho rằng nhiếp pháp không cùng tận, không dùng nhân duyên làm tông, chỉ là thế đế, phá nhân duyên cùng tận, là chân đế, cho nên lấy nhị đế làm tông. Nay nói phẩm nào chẳng phải thế đế mà đều phá hết! Đây là con đường chung chẳng phải ý riêng. Luận ban đầu quán chung nhân duyên, kế là phẩm nhiễm nhiễm v.v… biệt phá chi ái thủ, phẩm lục tình riêng phá chi khổ, cho đến hai phẩm sau riêng nêu nhân duyên Thanh văn quán, các ý Thông biệt v.v… đều quán nhân duyên, sao không lấy nhân duyên làm tông! Các Sư phía Bắc lấy phẩm sau để cứu nghĩa, lấy sáu nhân bốn duyên làm tông, đây là sinh diệt nhân duyên, ý hai phẩm sau chẳng phải nói về chánh tông. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, căn tánh con người càng độn, chấp trước nhân duyên có tướng quyết định, không hiểu ý Phật, cho nên soạn luận này nói về mười hai nhân duyên quán môn. Nay đã phát nhân duyên pháp cho nên ý cứ vào đó nói về Chỉ Quán, theo lệ chia làm mười ý.

Cảnh tư nghị: Quá khứ vô minh trong tâm tạo nghiệp đen tối, các hành không lành, thành ba coi ba đường, gây ra bạch nghiệp và bất động nghiệp, thành ba cõi lành, nếu chuyển vô minh thành sinh diệt minh, gọi là hạ trí quán thành đắc Thanh văn Bồ-đề, chuyển thành hữu lậu thành hành xuất thế trợ đạo. Bảy hạng người hữu học, nghiệp còn sót chưa hết, còn sinh vào cõi lành, nếu vô học dùng nghiệp vô lậu và chấp đắm ái chân đế, hợp với căn bản vô minh, sinh phương tiện độ, thọ danh sắc kia, nơi kia do ái sinh mà khởi thủ hữu, gọi là Thanh văn giới. Nếu vô minh trở lại làm minh bất sinh bất diệt, cho nên trung trí được duyên giác Bồ-đề. Kinh Thỉnh Quán Âm chép: Quán mười hai nhân duyên như mộng, huyễn, cây chuối, thành Duyên giác đạo, ý là ở đây; chuyển hữu lậu hành thành vô lậu trợ đạo, kết nghiệp hết, chưa hết đồng như trước, đó là Duyên giác giới. Nếu chuyển vô minh thành Bátnhã, chuyển hạnh bất thiện thành năm độ, do chưa phát chân, vẫn còn giới nội mười hai nhân duyên, gọi là lục độ giới, nếu chuyển vô minh thành không tuệ, chuyển hành thành sáu Độ, Lục địa Thất địa trước dứt hoặc chưa hết đều đồng như trước, dứt hết sinh phước tuệ kia hơn chút ít mà thôi! Đó gọi là trung trí quán đắc Thông giáo Bồ-đề. Nếu chuyển vô minh thành thứ đệ minh, chuyển hành thành lịch biệt hành, Thập tín Thập trụ dứt chưa hết, Thập hành Thập hướng dứt hết đều đồng như trước, đó gọi là thượng trí quán cho nên đắc Biệt giáo Bồ-đề. Nếu chuyển vô minh thành Phật trí minh, từ khi mới phát tâm biết mười hai nhân duyên là Ba Phật tánh, nếu thông quán mười hai nhân duyên chân như thật lý là chánh nhân Phật tánh, mười hai quán nhân duyên trí tuệ làm liễu nhân Phật tánh, quán mười hai nhân duyên, tâm đầy đủ các hành, là duyên nhân Phật tánh. Nếu là quán riêng: Vô minh ái thủ tức liễu nhân Phật tánh, hành hữu tức duyên nhân Phật tánh, bảy chi thức v.v… Tức chánh nhân Phật tánh. Vì sao? Vì khổ đạo là sinh tử, thân sinh tử khắp tức Pháp thân, phiền não là ám pháp chuyển vô minh thành minh, nghiệp hành là pháp trói buộc, biến trói buộc thành giải thoát, tức ba đường là ba đức, khi tánh đắc nhân thì không ngang, không dọc, gọi là Ba Phật tánh, khi tu đắc quả thì không dọc không ngang, như chữ y ở thế gian gọi là ba đức Niết-bàn. Kinh Tịnh Danh chép: tất cả chúng sinh tức đại Niết-bàn, tức là Phật tức là Bồ-đề, chính là ý này, đó gọi là thượng thượng trí quán đắc Phật Bồ-đề. Nếu năm phẩm chưa dứt thì đồng với học nhân, thiết luân giả biệt hẳn biển khổ đồng với vô học, tuy là biến dịch năm căn sinh phước khác xa. Thích Luận chép: Hành Nhị thừa thọ pháp tánh thân, các căn ám độn, do kia đối với Phật đạo quanh co xa xôi. Nếu Biệt, Viên năng phá vô minh thẳng mở khổ đạo như thật pháp, từ thật pháp đắc thật báo, thẳng đối với hành hữu đầy đủ các hành, cảm được y báo chánh báo không có ngăn ngại, căn lợi phước sâu không đồng trung hạ. Nếu Ba hiền Mười Thánh trụ nơi quả báo thì đều thành tựu mười hai nhân duyên kia, Đẳng giác còn còn một lần sinh nhân duyên, nếu sinh rốt cùng tận nguồn vô minh thì ái thủ rốt ráo hết, nên gọi là cứu cánh Bát-nhã, bảy quả như thức v.v… hết, cho nên gọi là cứu cánh Pháp thân, hành hữu hết gọi là cứu cánh giải thoát, tuy nói là dứt hết nhưng không có cái để dứt hết, dứt bất tư nghì, không dứt vô minh ái thủ mà nhập viên tịnh Niết-bàn, không dứt bảy chi danh sắc mà nhập tánh tịnh Niết-bàn, không dứt hành hữu thiện ác mà nhập phương tiện tịnh Niết-bàn. Kinh Tịnh Danh chép: Do tướng năm tội nghịch mà được giải thoát cũng không buộc, không thoát, như đây mà suy tìm; mười hai nhân duyên tức là tất cả vô lượng Phật pháp, đó gọi là cảnh bất khả tư thức.

Lại nữa, mười hai nhân duyên đối với mười như trong kinh Pháp Hoa: tánh như vậy đối với vô minh. Kinh Tịnh Danh chép: nếu biết vô minh tánh tức là minh tánh, tướng như vậy đối với hành, thể đối với thức v.v… bảy chi, lực đối với ái thủ, tác đối với hữu nhân, lại tập nhân của vô minh ái thủ này, duyên đối với hành hữu, quả đối vô minh, sinh trí tuệ tập quả, báo đối với hành hữu năm thứ Niết-bàn, bổn đối với ba đường ba thứ Phật tánh, mạt đối với ba đức Niết-bàn. Lại nữa, đối mười cảnh: Thập pháp giới ấm nhập bệnh hoạn hai cảnh đối với bảy chi thức v.v…, phiền não kiến mạn v.v… cảnh đối với vô minh ái thủ, nghiệp ma thiền, Nhị thừa, Bồ-tát v.v… đối các chi hành hữu. Lại nữa, mười hai nhân duyên, mười như, mười cảnh, trong tâm khác là sinh diệt tư nghị, một niệm trong tâm là bất sinh bất diệt bất khả tư nghị. Kinh Hoa Nghiêm chép: mười hai nhân duyên ở trong một tâm. Kinh Đại Tập chép: mười hai nhân duyên, một niệm của một người thảy đều đầy đủ, ở đây vẫn còn lược, nếu một niệm của một người thảy đều đầy đủ mười giới, mười như, mười hai nhân duyên mới được gọi là Ma-ha-diễn bất khả tư nghị mười hai nhân duyên.

Hỏi: Luận thập Nhị môn chép: Duyên pháp thật vô sinh, nếu cho là sinh thì vì ở trong một tâm hay ở trong nhiều tâm? Cũng có thể được nói ở trong một niệm được chăng? Đáp: Kinh Hoa Nghiêm chép: Một ở trong vô lượng, vô lượng ở trong một. Đại Phẩm chép: Tất cả các pháp hướng về vô minh là hướng về không lầm lỗi, cho đến tất cả pháp hướng về già chết, nay nói một tâm đủ mười hai nhân duyên thì có lỗi gì! Lại nữa, nói một niệm không đồng với người đời chấp thủ một khác, định tướng một niệm, đó là chẳng một chẳng khác mà luận về một. Thí như diệt pháp, che phủ một niệm tâm, mộng vô lượng việc thế gian, như Kinh Pháp Hoa nói, v.v…

Chân chánh phát tâm Bồ-đề: nếu nương sinh diệt, vô sinh diệt giả sinh v.v… mười hai nhân duyên mà khởi từ bi thệ nguyện, đây chẳng phải chân chánh, cho nên Kinh Hoa Nghiêm chép: tâm Bồ-đề ma tức là ý này. Nếu y mười hai nhân duyên bất tư nghì mà khởi từ bi độ khắp tất cả, đó gọi là chân chánh. Nhổ gốc khổ có hai: một Nhổ gốc năm thứ nhận khổ: vô minh, ái, thủ, hành, hữu trong mười pháp giới. 2. Nhổ gốc bảy thứ quả khổ như thức, danh sắc v.v… Trong mười pháp giới, từ và lạc cũng như vậy. Nghĩa là cùng mười pháp giới quán vô minh, ái, thủ thành tuệ hành đạo chánh đạo, chuyển hành hữu thành hạnh hành trợ đạo, đó gọi là cho nhân vui. Quán bảy chi danh sắc trong mười cõi đều là tánh an vui, tức Đại Niết-bàn, không thể trở lại diệt, gọi là cho quả vui. Căn cứ bốn nghĩa này khởi bốn thệ nguyện rộng lớn, người chưa độ khiến được độ, độ khổ sinh tử của bảy chi trong mười cõi, người chưa giải thoát khiến được giải thoát, giải thoát tập của năm chi vô minh, ái, thủ, hành, hữu trong mười cõi, người chưa đắc Niết-bàn khiến đắc, bảy chi như thức v.v… an vu Niết-bàn v.v… Khéo léo an tâm: Khéo quán bảy chi thức v.v… Trong mười cõi tức pháp tánh, không khởi tám đảo mê hoặc vô minh, ái, thủ gọi là hành hữu v.v… Trong mười cõi các thứ điên đảo dứt, cho nên gọi là chỉ v.v…

Phá pháp biến: Phá ngang mười cõi, mười hai nhân duyên đều là một niệm, một niệm không tự không tha, không cộng, không phải vô nhân, phải biết mười cõi đều vô sinh. Dọc phá mười cõi hành, hữu, kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô tri, vô minh bất sinh cho đến bốn mươi hai phẩm bất sinh bất sinh, gọi là Đại Niết-bàn. Khéo léo Thông bít: thấu đạt nhân duyên chân chánh gọi là Thông, khởi chấp kiến tư hoặc là bít, đắm chìm vào chân không là thông, thấu đạt việc nhân duyên là không bít, đối với ba đường khởi pháp ái là bít, thấu đạt lý nhân duyên gọi là Thông. Nếu lần lượt sinh khởi vô minh, ái, thủ, hành, hữu là thất, nếu lần lượt đều có trí tuệ gọi là đắc. Nếu thẳng y cứ vào bốn thứ hữu tác, khổ tập nói về bít, bốn thứ đạo diệt là Thông, hoặc thẳng y cứ ba giả nên gọi là bít, phá ba giả vô sinh là Thông, thông hoặc đã vậy biệt hoặc cũng vậy; hoặc thẳng y cứ vào bốn kiến khởi mười sử là bít, phá kiến là thông.

Khéo tu đạo phẩm: nếu nói chung về sắc pháp trong nhân duyên của mười cõi thì đều gọi là thân, tất cả thọ pháp đều gọi là thọ, tất cả thức pháp đều gọi là tâm, tất cả tưởng hành đều gọi là pháp. Nếu nói riêng thì trong chi danh sắc chấp sắc, trong sáu nhập chấp năm nhập, trong xúc nhập chấp năm xúc, năm thọ, hai chi sinh tử mỗi chi đều là chấp sắc phần, đều gọi là nhiếp thân niệm xứ; trong chí danh sắc chấp thức phần, trong sáu nhập chấp ý nhập; hai chi sinh tử mỗi chi đều chấp thức phần, đều gọi tâm niệm xứ nhiếp; trong chi vô minh, hành, danh sắc chấp tưởng hành, trong xúc chấp pháp xúc, trong sự sinh tử của chi ái, chi thủ, chi hữu thì chấp tưởng hành, trong chi xúc thì chấp pháp xúc, trong chi ái, chi thủ, chi hữu, chi sinh thì chấp tưởng hành, trong chi tử cũng chấp tưởng hành đều thuộc về pháp niệm xứ. Hoặc có khi nói: vô minh là pháp ái quá khứ, ái là năm ấm ô uế, nếu hiện tại luận thì vô minh thuộc về pháp niệm xứ, thuộc về hành pháp, thuộc về thức tâm, thuộc về danh sắc và thân tâm; sáu nhập duyên sáu trần, thuộc pháp trần, thuộc về thân, thuộc về xúc pháp, thuộc về thọ lại thọ, thuộc về ái làm ô uế thân tâm, thuộc về pháp thủ, thuộc về hữu hành, thuộc về pháp sinh là sắc khởi, tử là sắc diệt.

Hỏi: Nhiều người nói sinh tử đều là bất tương ưng hành, chỉ nên thuộc về pháp niệm xứ, vì sao chung cho ba niệm xứ được! Đáp: Đại kinh chép: Năm ấm này diệt ngũ ấm kia tiếp tục sinh, như sáp ong ấn ấn bùn, ấn hoại thành văn, cho nên biết pháp sinh tử không lìa năm ấm, có thể nói như thế, v.v…

Nếu không biệt nhân duyên các sắc, chẳng cấu chẳng tịnh, cả hai năng chiếu soi cấu tịnh gọi là thọ niệm xứ; quán các nhân duyên thông biệt các thọ, chẳng khổ chẳng vui, cả hai chiếu soi khổ vui là thọ niệm xứ; quán các nhân duyên thông biệt, tâm thức chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, song chiếu thường, vô thường, đó là tâm niệm xứ; quán các nhân duyên thông biệt tưởng hành, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, song chiếu ngã, vô ngã, đó là pháp niệm xứ, bốn điều này pháp được tám thứ điên đảo trong mười hai nhân duyên, tám thứ điên đảo chuyển thành bốn khô bốn tươi, cũng là trung gian chẳng khô chẳng tươi, nhập Niết-bàn thấy Phật tánh. Siêng năng quán bốn điều này gọi là chánh cần, cho nên tám đạo như trước nói. Quán căn bản không có bốn câu, không sinh diệt tức rốt ráo không, không này có đủ mười tám không, mười tám không chỉ là một không. Kinh Phương Đẳng chép: Tiểu không, Đại không đều quy về một không. Đại Phẩm nói: Nhật độc không gọi là không giải thoát môn, đều nhập không này không chấp pháp tánh bốn tướng. Bốn tướng, Không thọ không chấp đắm, không niệm, không phân biệt cũ mới, trong ngoài, v.v… Nếu tâm không nương tựa, do không chỗ thấy nên thấy chân tánh Phật, do bất trụ pháp trụ đại Niết-bàn, đó gọi là vô tướng giải thoát môn, là đại Niết-bàn, phi tu phi tác, phi tự cho nên phi nhân, phi tha cho nên phi duyên, bất cộng cho nên phi hợp, phi vô nhân cho nên phi vô ly, vô tu vô đắc gọi là vô tác giải thoát môn.

Đối trị trợ đạo: Đạo phẩm trước thẳng duyên lý, chuyển vô minh ái thủ lấy làm minh, tuy có đủ chánh tuệ mà không thể đắc nhập. Vì sao? Vì vô minh, ái, thủ là lý ác, cùng với lý tuệ giữ gìn cho nhau, lại có hành hữu sự ác trợ che đậy lý tệ, như giặc thì nhiều mà ta chỉ một cho nên phải tu thêm, hành hữu sự khéo giúp mở cửa Niết-bàn. Nếu khởi san tham hành hữu, chuyển thành bố thí hành hữu, thì gốc lành đàn độ sinh, , nếu phá giới hành hữu khởi, chuyển thành giữ giới hành hữu, thì gốc lành thi-la sinh, nếu sân nhuế hành hữu khởi, chuyển thành nhẫn nhục hành hữu, thì gốc lành săn-đề sinh, nếu biếng nhác hành hữu khởi, chuyển thành tinh tấn hành hữu, thì gốc lành tỳ-lê-da sinh, nếu tán động hành hữu khởi, chuyển thành thiền định hành hữu, rừng nhánh công đức sinh, nếu ngu si hành hữu khởi, chuyển thành giác ngộ vô thường khổ không hành hữu, cho nên sự tuệ rõ ràng giúp phá lý hoặc, nếu có một độ nào che lấp thì không thấy được lý, huống chi là sáu ư? Nay chỉ phá mạnh thì yếu bỏ theo, sức giúp đạo mạnh thành tựu tất cả công đức đều phục các căn, đầy đủ sáu Độ, đủ oai nghi Phật, mười Lực vô úy, cho đến tướng tốt v.v… Như trước nói tự tư duy. Lại nói oai nghi Phật: Phật ngồi đạo tràng quay chuyển pháp luân, nhập Niết-bàn đều căn cứ mười hai duyên. Đại phẩm chép: Nếu quán sâu mười hai nhân duyên tức là ngồi đạo tràng. Đạo tràng có bốn: hoặc quán mười hai nhân duyên sinh diệt rốt ráo tức Tam tạng Phật ngồi đạo tràng trên tòa cỏ dưới gốc cây; hoặc quán mười hai nhân duyên tức không rốt ráo Thông giáo, Phật ngồi đạo tràng dưới gốc cây trải tòa bằng áo trời bảy báu; hoặc quán mười hai nhân duyên giả danh rốt ráo Biệt giáo Xá-Na-Phạt ngồi đạo tràng tòa bảy báu; hoặc quán mười hai nhân duyên trung rốt ráo là Viên giáo Viên giáo Tỳ-Lô-giá-Na Phật ngồi đạo tràng tòa bằng hư không, phải biết đạo tràng lớn nhỏ không ngoài quán mười hai nhân duyên, lại các Đức Phật đều y theo quán này mà quay chuyển pháp luân, nếu đạo tràng tịch diệt bảy xứ tám hội vì Bồ-tát lợi căn nói mười hai nhân duyên bất sinh bất diệt, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là nghĩa Trung đạo, hoặc ở vườn Nai vì các đệ tử độn căn nói tướng mười hai nhân duyên sinh diệt, hoặc Phương Đẳng mười hai bộ kinh, nói mười hai nhân duyên sinh diệt tức không tức giả tức trung, hoặc Pháp Hoa nói mười hai nhân duyên tức trung, xả ba phương tiện, hoặc Niết-bàn nói mười hai nhân duyên đầy đủ bốn ý, đều có Phật tánh, như sữa có tánh đề hồ, bốn giáo năm vị khác nhau, đều là căn cứ mười hai nhân duyên khéo léo phân biệt, tùy căn cơ dạy bảo dẫn dắt. Lại nữa, bỏ chất độc trong sữa là Niết-bàn y cứ mười hai nhân duyên nói về Bất định giáo, lại nữa, ta nói khi mới thành đạo Bồ-tát trong mười phương đã hỏi nghĩa này, tức là trong Niết-bàn căn cứ mười hai nhân duyên có bí mật giáo. Vì sao? Vì ban đầu vì hàng đệ tử độn căn nói tướng sinh diệt của mười hai nhân duyên, riêng có Bồ-tát lợi căn ở tại tòa, thầm nghe tướng bất sinh diệt của mười hai nhân duyên, liền ngộ Phật tánh, được Vô sinh pháp nhẫn, đây là ý bí mật, đây chính là tướng quay chuyển pháp luân trong cõi đồng hư. Lại các Đức Phật đối với quán này mà Bát-niết-bàn, nếu căn cứ độn căn vô minh diệt, cho đến già chết diệt là Biệt giáo Phật thường lạc ngã tịnh Niết-bàn, Niết-bàn là pháp giới của các Đức Phật, là Viên giáo Giá-Xa Phật, bốn đức Niết-bàn, đây là cõi Đồng tư thị hiện tướng Niết-bàn, có bốn thứ rút ra trong kinh Tượng pháp Quyết Nghi. Hai cõi phương tiện, Thật Báo thành đạo, xoay chuyển pháp luân nhập Niết-bàn cũng có thể hiểu, đó gọi là mười hai nhân duyên thuộc về pháp nghĩa.

Biệt thứ vị: ba ác nặng nhẹ đều do vô minh ác hạnh bất thiện ái thủ gây ra, ba thiện cao thấp cũng do vô minh thiện hành bất động hành ái thủ hữu gây ra. Nếu lại vô minh ái thủ khởi trí sinh diệt, tức là tuệ giải thoát hiền Thánh vị hành cao thấp trong Tam tạng, nếu chuyển thành hữu khởi, quán luyện huân tu hành hạnh công đức, tức là Tam tạng câu giải thoát hiền Thánh vị hành cao thấp, loại ca-la lớn nhỏ ở đây có thể biết. Chuyển năm độ thành hành hữu, Bát-nhã chuyển thành vô minh, ái, thủ, điều phục các căn, tức có ba tăng-kỳ vị, nếu chuyển vô minh ái thủ để thể đạt tức chân, chuyển hành hữu tu sáu Độ như trồng cây trên hư không, tức có bốn nhẫn vị hành cao thấp. Chuyển vô minh ái thủ sinh trí đạo chủng, chuyển hành hữu thành nhiều kiếp tu, hành các độ, thần thông thanh tịnh cõi nước Phật, thành tựu chúng sinh, tức có sáu luận vị hành cao thấp, nếu chuyển vô minh ái thủ tức là đốt cháy đèn tam-bồđề, tức có sáu tức của Viên giáo vị hành cao thấp, mười hai nhân duyên một người một niệm thảy đều đầy đủ. Si như hư không chẳng cùng tận, cho đến giả chết như hư không chẳng cùng tận, hư không chẳng có tận và bất tận, hư không là Đại thừa. Luận thập Nhị môn chép: Hư không là Đại thừa, các đại nhân Phổ Hiền, Văn-thù nương ngồi cho nên gọi Đại thừa. Đại phẩm chép: thừa này bất động bất xuất. Nếu người muốn cho pháp tánh thật tế xuất hiện, thì thừa này cũng bất động, bất xuất. Đại kinh chép: Tất cả chúng sinh tức là Nhất thừa. Các tên gọi ấy lý chính là, do lý chính là nên được có tên gọi chính là, từ mới phát tâm nghe nói Đại thừa liền biết chúng sinh tức là Phật, vì tâm lầm chấp nên không thể quán hành, như sâu ăn lá tình cờ thành chữ, do tên gọi cho nên có được quán hành, như trước nói bảy phen quán pháp, thông đạt không ngăn ngại tức là hành xứ, do quán hành cho nên có được tương tự phát, được sơ phẩm, chỉ là viên tính, nhị phẩm đọc tụng giúp cho tín tâm, tam phẩm nói pháp cũng giúp tín tâm, ba phẩm này đều là thừa gấp giới chậm, tứ phẩm ít giới gấp, ngũ phẩm sự lý đều gấp, tiến phát các Tammuội đà-la-ni được sáu căn thanh tịnh nhập địa vị thiết luân. Do tương tư cho nên được có phần chứng ba đạo đức, ba đức hoắt nhiên khai ngộ, thấy ba Phật tánh trụ ba Niết-bàn, nhập bí mật tạng, Pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu vắng lặng, ứng khắp tất cả cho đến Đẳng giác đều là phần chứng tức. Chuyển vô minh sinh trí tuệ sáng như mặt trăng ngày mùng một cho đến trăng ngày mười bốn, chuyển hành hữu sinh giải thoát, như trăng ngày mười sáu cho đến trăng ngày hai mươi chín, tất cả thức, danh sắc, Pháp thân dần dần hiển hiện giống như thể của mặt trăng. Do phần chứng cho nên có được rốt ráo, ba đức viên mãn, rốt ráo Bát-nhã, Pháp thân cực kỳ vi diệu, tự tại giải thoát, vượt thoát tất cả, không ngôn từ nào có thể nói được, cho nên biết thứ vị đại tiểu đều y cứ vào mười pháp giới mười hai nhân duyên.

Nếu là chân như vắng lặng thì đâu có thứ vị gì! Sơ địa tức Nhị địa, địa từ như sinh, như chẳng có sinh, hoặc từ như diệt, như không có diệt, tất cả chúng sinh tức là Đại Niết-bàn, không còn diệt nữa, thì có gì là thứ lớp cao thấp lớn nhỏ ư? Bất sinh bất sinh không thể nói, có nhân duyên cho nên cũng có thể được nói, pháp mười nhân duyên là nhân sinh tác, như vẽ trên hư không, tìm cách trồng cây, nói tất cả vị. Nếu người không biết các thứ vị trên lầm sinh chấp trước, thành tăng thượng mạn, tức Bồ-tát chiên-đà-la. An nhẫn: quán nhân duyên mười cõi, sẽ sinh khởi nhiều chướng ngăn đạo pháp, đó là ba chướng bốn ma, các thứ trái thuận, nghiệp ma thiền Nhị thừa bồ-tát hành hành v.v… đều từ hai chi hành hữu sinh khởi, nếu an nhẫn được tức thành tựu được công đức hành hữu của Như Lai, đó là tướng quả báo sáu lục căn thanh tịnh. Phiền não chướng phát: đó là tham sân tà chấp, tham lợi các kiến mạn Nhị thừa thông biệt Tam tạng tuệ hành của Bồ-tát v.v… đều từ trong các chi vô minh ái thủ phát ra, nếu có thể liễu đạt an nhẫn thì khai mở tri kiến Phật. Báo chướng phát: Đó là các thứ ấm giới nhập, các thứ tám gió, các thứ bệnh hoạn, tức là trong bảy chi phát ra. Nếu biết tức là Phật tánh, không động chuyển, lấy bỏ, giống như hư không, vậy thì không dứt sinh tử mà nhập Niết-bàn, không phá hoại ấm nhập mà hiển bày Pháp thân chân thật, thông đạt được như vậy thì đối với ba đường không ngăn ngại, trụ nhẫn nhục địa nhu hòa khéo, thuận mà không có tâm hung bạo, cũng không sợ hãi đó gọi là an nhẫn tâm thành. Như Thanh văn nếu trụ pháp nhẫn thì không bao giờ lui sụt, gây ra năm tội nghịch xiển-đề, Bồ-tát trú kham nhẫn địa, không bao giờ khởi chướng đạo trọng tội. Không thuận đạo pháp ái: 1. Tự. 2. Chân. Bồ-tát từ sơ phục nhẫn đến nhu thuận nhẫn, phát thiết luân tợ giải, công đức không nhiễm ba pháp, đó là tương tự trí tuệ công đức pháp tánh, do trí tuệ có vô minh ái thủ, do công đức có hạnh hữu nghiệp, do pháp tánh có danh sắc sinh tử nên thảy đều không được chấp đắm. Nếu đối với ba pháp sinh ái, không nhập Bồ-đề vị, không rơi vào Nhị thừa, đó gọi là đảnh đọa, cũng gọi là thuận đạo, quán vô minh ái thủ, thuận tuệ hành đạo, quán thức, v.v… Thuận pháp tánh đạo, vì thuận ba đạo nên không rơi vào Thanh văn địa. Ái ba đường nên không nhập bồ-tát vị, làm sao khởi ái! Như vào rừng chiêu bặc thì không ngửi thấy các mùi hương khác, bồ-tát chỉ ái công các đức Phật, không còn nghĩ đến cõi Nhị thừa và các phương tiên đạo, đó gọi là ái. Ái cho nên không thể biến vô minh ái thủ thành chân minh, không thể biến hành hữu thành diệu hạnh, không thể hiển bày thức sắc thành Pháp thân, ba đường không chuyển làm sao nhập bồ-tát vị. Nếu không chấp ba pháp tương tự, không thuận đạo ái thì vô lượng các tội tiêu trừ, tâm thanh tịnh thường nhất, người đáng kính trọng tuyệt diệu như vậy thì thấy được Bát-nhã, Bát-nhã còn không đắm, huống chi các pháp khác ư? Nhập lý Bát-nhã gọi là trụ, tức là khi mới phát tâm trụ thì liền thành Chánh giác, biết tánh chân thật của tất cả pháp đầy đủ tuệ thân, không do nơi người khác mà ngộ. Thấy Bát-nhã là thật thấy ba đường ba thứ Bát-nhã, từ đây về sau tâm tâm vắng lặng, tự nhiên chảy vào biển tát-bà-nhã, vô lượng vô minh tự nhiên mà bỏ. Đại luận chép: Vì sao mỗi chỗ đều nói Tam-muội phá vô minh? Đáp: Vô minh phẩm số rất nhiều, bắt đầu từ sơ tâm đến Kim cương đảnh đều phá vô minh, đều hiển pháp tánh, còn lại một phẩm, nếu trừ bo phẩm này thì gọi là Phật, thân Như Lai là thể kim cương, các điều ác đã dứt, các điều lành đều nhóm họp, ba đức rốt ráo vượt quá tất cả, không ngôn từ nào diễn đạt được, đó gọi là thừa, thừa báu này thẳng đến đạo tràng, đến trú trong tát-bà-nhã, các điều khác như trên nói, v.v…

9. Nói về niệm Phật phát: Hoặc phát niệm Phật, kế phát các thiền hoặc nhân các thiền mà phát niệm Phật, trong lúc ngồi thiền bỗng nhiên tư duy công đức các Đức Phật vô lượng vô biên, không thể suy nghĩ bàn luận, tín kính hổ thẹn, sinh tâm kính mến, nghĩ tưởng các Đức Phật có thần lực rộng lớn, có trí tuệ rộng lớn, có phước đức rộng lớn, có tướng tốt rộng lớn, các tướng tốt như vậy từ công đức này sinh ra, tướng tốt như thế từ công đức kia sinh ra, tướng tốt như vậy có phước đức như vậy, tướng tốt như vậy có phước đức như vậy, biết tướng thể, biết tướng quả, biết tướng nghiệp, mỗi pháp môn chiếu soi thấu đạt rõ ràng, hiểu sâu tướng hai mà không nghi ngờ dính mắc, định tâm yên tịnh cũng không loạn động, an trụ định này dần dần càng sâu, bỗng phát thô tế, trụ cõi Dục vị đáo tiến nhập Sơ thiền, v.v… Niệm Phật căn bản đều là một bên, giác được cảnh giới niệm Phật này cho nên gọi là giác chi, phân biệt niệm Phật có bao nhiêu tướng, bao nhiêu công đức pháp môn, đều hiểu biết rõ ràng, đó là quán chi. Thấy như vậy rồi trong tâm vui mừng tràn đầy, gọi là hỷ chi, nhất tâm an ổn toàn thân vui mừng gọi là lạc chi, không duyên không niệm, vắng lặng thâm nhập gọi là nhất tâm chi, năm chi như vậy đồng khởi với pháp niệm Phật, huân vị công đức của Như Lai gấp bội hơn các chi không thể nói hết, người chứng tự biết, chỉ có công đức, tướng tốt Phật pháp là vô lượng, năm chi phát sinh cũng vô lượng không thể nói không thể nói. Mỗi năm chi đều đầy đủ mười thứ công đức quyến thuộc rừng nhánh, đó là nhờ Tam-muội niệm Phật mà phát Sơ thiền cho đến Bốn không, đặc thắng thông minh bất tịnh bối xả từ tâm v.v… cũng giống như vậy, v.v…

Vì sao nhờ thiền phát sinh được Tam-muội Niệm Phật! Nếu hành giả phát sinh các thiền căn bản v.v…, ở trong định bỗng nhớ nghĩ các Đức Phật Như Lai, cảm động phước đức do nơi tướng tốt, tướng tốt do nghiệp lành, ba thứ pháp môn tương ưng với tâm thông suốt rõ ràng, khi pháp này phát thì năm chi thiền định tăng lên gấp bội, vô cùng vi diệu, Bốn thiền, đặc thắng, bối xả v.v… cũng giống như vậy. Định niệm Phật này cũng có hai thứ: 1. Ẩn một. 2. Bất ẩn một. Nếu trước được ẩn mất, hiểu công đức các Đức Phật, nhớ biết rõ ràng, sau mới được không ẩn mất, thấy rõ tướng sáng, chiêm ngưỡng thần dung rõ ràng, đây chẳng phải là ma, năng tăng tiến công đức, giữ gìn gốc lành lúc đầu, nhờ niệm Phật có khả năng thông đạt pháp môn sáu niệm, đó là pháp môn niệm công đức Phật, tức là niệm pháp, đệ tử thọ hành niệm tướng nghiệp thể quả, ba việc hòa hợp gọi là niệm tăng, đây là dùng niệm tăng, dùng niệm Phật, dùng niệm pháp khéo dứt các niệm ác tức là niệm xả, niệm như vậy thì kinh tín hổ thẹn tức là niệm giới, niệm trong định này nhánh rừng công đức đồng với các vị trời tức là niệm thiên, ba tự niệm ba niệm tha, cho đến thông đạt tất cả pháp đối với pháp môn niệm Phật, thành Ma-ha-diễn, như Tát-Đà-Ba-Côn thấy Phật thì được vô lượng pháp môn, trong ngoài đều không ẩn mất. Nếu trong tối ẩn mất, không biết một pháp môn công đức, mà ngoài thấy tướng ánh sáng lóa mắt, đây chính là ma, bẻ gãy mầm lành, làm tổn hại hoa quả. Người thời nay thấy Phật tâm không có pháp môn thì đều chẳng phải Phật, nếu hiểu được ý này chỉ chấp pháp chánh, sắc tướng chẳng phải chánh, nếu chấp duyên về sắc tướng thì ma biến thành tướng bùn gỗ hình vẽ đều là Phật, lại Như Lai thị hiện tự tại vô ngại, đâu cần duyên tạo hình dáng, có ánh sáng phát ra một trượng, hình dáng một trượng ấy thị hiện đồng với người xinh đẹp. Đức Phật thị hiện khắp thân vui mừng, toàn thân thích nghi với chúng sinh, thị hiện thân đối trị khắp, khắp thị hiện thân được độ, Sư tăng, cha mẹ, hươu ngựa, khỉ vượn, tất cả sắc tượng thảy đều được thấy, cùng với pháp môn đều phát, lại có thể làm tăng trưởng thêm lớn gốc rễ lành mới gọi là niệm Phật Tam-muội v.v…

10. Nói về thần thông phát: lược có năm thứ: Thiên nhãn, tha tâm, thiên nhĩ, túc mạn, và thần thông. Vô lậu thuộc trong cảnh ở dưới sẽ nói, chỉ được nhờ thiền mà phát thông, không được nhờ thông mà phát thiền. Vì sao? Vì các thiền đều là định pháp, được phát sinh lẫn nhau, các thiền là thể chung, thông là dụng của các thiền, từ thể có dụng, cho nên thông giúp cho thể hưng khởi, dụng không thể sinh khởi một mình thì đâu thể phát sinh thể. Kinh chép: Tu sâu thiền định đắc năm thần thông tức là ý này. Nếu thông luận phát: thì trong mỗi thiền đều phát sinh năm thông, nếu y cứ cho tiện dễ phân biệt luận thì căn bản nhiều không thể phát, dù phát cũng không an vui lợi lạc, Đặc thắng, thông minh thường phát thần thông nhẹ nâng thân. Bối xả thắng xứ thường phát như ý chuyển biến thần thông tự tại. Nếu trong định tâm từ mà duyên sắc mạo của người, chấp được tướng an vui, nhờ sắc mà biết tâm, biết sự khổ vui kia, ở đây thường phát biết tha tâm thông, đã nhờ sắc biết tâm, cũng biết ngôn ngữ âm thanh kia, cũng phát thiên nhĩ thông, nhân duyên quán người ba đời, chiếu soi việc quá khứ, thường phát túc mạng thông, chiếu việc đời vị lai thường phát thiên nhãn thông. Nếu niệm Phật định không ẩn mất thì thường phát thiên nhãn thông, lại các thông nếu tinh tế thì tức là ba minh, nhưng chẳng phải vô lậu minh, thí như người ta điếc mắt mù bỗng nhiên được mở sáng thấy rõ thì rất hoan vui mừng, huống chi từ vô lượng kiếp đến nay năm căn bên trong tối tăm, nay phá năm ế tịnh phát năm thông, trong mỗi thân đều có năm chi, như nhãn chướng phá sự sáng suốt hiểu biết đối với nhãn căn, tác đối với sắc tức giác chi, phân biệt sắc v.v… vô lượng các tướng tức là quán chi, thông hiểu rõ đều này thì rất vui mừng tức là hỷ chi, nội tâm thọ vui tức lạc chi, vô duyên vô niệm vắng lặng tức nhất tâm chi, bốn thông còn lại cũng giống như vậy. Nếu y cứ vào thể các thiền hoặc trong tâm được hiểu, hoặc tướng bên ngoài không rõ ràng, mà có nghĩa ẩn mất, thần thông là dụng của định, thì dụng sẽ rõ ràng sáng suốt, vì vậy cho nên đều không ẩn mất.

11. Nói về tu Chỉ Quán: Nếu hành nhân phát được các thiền, không có phương tiện tham đắm thiền vị, Bồ-tát này trói buộc theo thiền thọ sinh, trôi lăn trong sinh tử, nếu cầu vượt ra thì phải quán sát mười ý v.v… Nếu quán thiền như cây bí ngô có thể vì mười pháp giới mà làm nhân duyên, ban đầu tuy phát định nhu phục thân miệng, như rắn vào ông tre, nhân thiền mà thẳng đến, sau xuất quán đối cảnh, rồi trở lại khúc cong ra sinh phiền não. Ban đầu như nước ít, sau tràn đầy đồ đựng lớn, thiền pháp đã mất, phá giới trái đạo, gây ra nghiệp vô gián, khi Phật còn tại thế, tỳ-kheo đắc Tứ thiền gọi là tứ quả, chính là hùng tử v.v… lại thắng ý đắm chấp thiền, tự cao báng bỏ hỷ căn v.v… lại nhập định vô ác xuất quán, khởi ác thành nghiệp. Nếu người mất định bị ác lôi kéo vào đường ác, người không mất định thọ thiền báo hết thì nghiệp ác hưng khởi, làm thân con chồn bay, ăn các loài cá chim tức là nghĩa ấy. Nếu không đắc thiền danh lợi không đến, đã đắc thiền rồi nhân đó gây ra pháp giới ba đường, nếu ở trong thiền đắm nhiễm tướng định, nếu xuất quán rồi, khởi tâm nhân từ lễ nghĩa, nếu không mất định hễ thiên báo hết thì sinh lên làm người, nếu dùng thiền quán huân tập mười điều lành, nhậm vận tự thành không cần phòng hộ là nghiệp ở cõi trời nghiệp của hai cõi Tứ thiền, tứ không ở trên. Nếu chuyên tu căn bản, chỉ tăng trưởng trời người thì không có kỳ hạn ra khỏi, như thời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng các trời Phạm tự nói trải qua 10 kiếp không có Phật, đầy dãy ba đường ác, không có một người được giải thoát sinh tử, nếu chuyên tu bất tịnh bối xả v.v… không đợi đế trí, năng phát vô lậu, thành pháp giới Thanh văn, nếu quán các thiền phá được sáu tế, tế là tập tập chiêu cảm quả khổ, năng phá là đạo đạo năng đi đến diệt, cũng là pháp giới Thanh văn, cũng là sáu Độ pháp giới Bồ-tát. Lại thiền phải bỏ dục gọi là đàn, nếu không thì giữ giới Tam-muội không hiện tiền gọi là thi, đắc thiền cho nên không còn sân gọi là nhẫn, đắc thiền cho nên không còn tạp niệm gọi là tinh tấn, pháp này tự gọi là Thiền, biết các pháp đều vô thường gọi là Trí, đó gọi là nhân thiền mà khởi sáu Độ pháp giới Bồ-tát. Lại quán thiền này là nhân duyên sinh pháp, nếu quán các thiền là hữu chi, hữu chi do thủ cho đến già chết như trước nói, là pháp giới Duyên giác. Lại quán các thiền, pháp do nhân duyên sinh, tức không, sinh pháp tức không là vô sinh đạo đế, là pháp giới của Thanh văn, Bồ-tát thuộc Thông giáo. Lại quán thiền này là pháp do nhân duyên sinh tức không tức giả tức trung, mười pháp giới từ thiền mà sinh, từ thiền mà diệt. Vì sao? Vì nếu nhân thiền mà sinh ra pháp ba nẻo sáu đường tức là tăng trưởng hai mươi lăm hữu, sinh sáu pháp giới, diệt bốn pháp giới, nếu nhân thiền xuất sinh pháp bối xả v.v… hàng phục hai mươi lăm hữu cùng là tiêu diệt sáu pháp giới. Nếu quán bối xả v.v… vô thường là dùng sinh diệt vụng độ phá hai mươi lăm hữu, diệt sáu pháp giới, sinh một pháp giới, nếu quán thiền là pháp do nhân duyên sinh tức không là dùng bất xanh khéo độ phá hai mươi lăm hữu, diệt bảy pháp giới, sinh một pháp giới, nếu quán thiền tức giả là dụng vô lượng vụng độ phá hai mươi lăm hữu và khách trần phiền não, diệt tám pháp giới, sinh một pháp giới; nếu quán thiền là pháp do nhân duyên sinh tức trung là dụng một thật khéo độ phá hai mươi lăm hữu và vô minh hoặc, diệt chín pháp giới, sinh một pháp giới, thành vương Tam-muội, nhiếp khắp tất cả Tam-muội, căn bản bối xả đều nhập trong kia, như các dòng chảy về biển, biến căn bản bối xả đều thành Ma-ha-diễn, nghĩa nhiếp như các dòng chảy về biển, nghĩa diệt như vị lai hết, nghĩa sinh như vị mặn thành, thiền ba-la-mật biến từ định kia thành vô duyên từ bi, biến niệm Phật kia thành biển niệm Phật lớn, các Đức Phật mười phương đều hiện ra trước, biến thần thông kia thành Như Lai vô mưu quyền biến khéo léo. Trong chín pháp giới, các giới định tuệ nhập vương Tam-muội. Biến gọi là Thánh hạnh, Thánh hạnh đã khế hợp an trụ đế lý, tức gọi là thiên hạnh, thiên hạnh có đồng thể vô duyên từ, tức phạm hạnh đơn minh, bi đồng phiền não, muốn nhổ gốc khổ tức là bệnh hạnh, đơn minh từ đồng với tiểu thiện, dục và lạc kia tức anh nhi hạnh, do năm hạnh này sinh mười công đức, cho đến rốt ráo thành Đại Niết-bàn, đó gọi là nhân thiền sinh diệt mười pháp ẩn hiển ba đế, thứ lớp sinh ra xoay vần tăng tiến, nhiếp thành Phật pháp, đầy đủ tức trung trong vương Tam-muội, đây mới là cảnh tư nghì, chẳng phải sở quán ở đây.

Bất tư nghì quán: Nếu phát một niệm định tâm, hoặc vị, hoặc tịnh cho đến thần thông, tức biết tâm này là pháp tánh vô minh, pháp giới mười cõi một trăm pháp vô lượng định loạn một niệm đầy đủ. Vì sao? Vì do mê pháp tánh cho nên có tất cả tán loạn, ác pháp, do hiểu pháp tánh cho nên có tất cả định pháp, định tán đã tức vô minh, vô minh cũng tức pháp tánh, mê giải định tán tánh kia không hai, vi diệu khó suy nghĩ bàn luận, bặt đường ngôn ngữ, tình tưởng vụng độ, chỉ tự uổng công vô ích, đâu phải là cảnh giới của phàm phu Nhị thừa tuy siêu việt thường tình mà không lìa các cõi. Kinh chép: Tất cả chúng sinh tức là định diệt tận, tuy tức tâm gọi là định mà chúng sinh chưa bắt đầu đúng, mà chúng sinh chưa bắt đầu sai. Vì sao? Nếu lìa chúng sinh thì chỗ nào cầu định, cho nên chúng sinh chưa bắt đầu sai, nếu ngay nơi chúng sinh quyết định chẳng phải chúng sinh cho nên chúng sinh chưa bắt đầu đúng, chưa đúng cho nên bất tức, bất phi, cho nên bất ly, bất tức, bất ly vi diệu ở trong ấy, khó so lường như hư không, chỉ Phật và Phật mới có thể rốt ráo cùng tận, một niệm thiền định đã vậy, tất cả cảnh giới cũng giống như vậy. Nếu quán như thế hoát nhiên được ngộ, vừa nghe lời này thì bệnh phiền não liền lành, không cần chín pháp dưới, nếu quán chưa ngộ thì lại khởi từ bi, lý này vắng lặng mà chúng sinh khởi mê, vô minh hý luận che lấp. Như Lai tạng, rừng phiền não dầy đặc, vì vậy cho nên khởi bi, nhổ gốc khổ căn bản. Lại nữa, vô minh tức pháp tánh, phiền não tức Bồ-đề, muốn khiến chúng sinh ngay nơi sự là chân, Pháp thân hiển hiện, cho nên khởi từ, cho vui rốt ráo. Thệ nguyện như vậy thanh tịnh chân chánh, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh, không xen lẫn độc, không thiên về tà, không nương tựa ỷ lại, lìa hai bên, gọi là phát tâm Bồ-đề, khi tâm này phát hoát nhiên đắc ngộ, như ngựa chạy nhanh chỉ thấy bóng roi quất liền chạy theo liền chánh. Nếu không bỏ thì phải an tâm Chỉ Quán, khép léo hồi chuyển, phương tiện tu tập, hoặc chỉ hoặc quán, nếu quán nhất niệm thiền định, hai bên vắng lặng gọi là thể chân chỉ; chiếu pháp, tánh thanh tịnh, không chướng không ngại, gọi là tức không quán, lại quán thiền tâm tức không tức giả, song chiếu nhị đế mà không động chân tế, gọi là tùy duyên chỉ, thông đạt được bệnh cho phù hợp gọi là tức giả quán, lại quán sâu thiền tâm, thiền tâm tức không tức giả tức trung, không hai không khác, gọi là vô phân biệt chỉ, thấu đạt thật tướng Như Lai tạng Đệ nhất nghĩa, không hai không khác, gọi là tức Trung quán, ba quán ba ở một niệm tâm, không trước không sau, chẳng một chẳng khác, vì phá hai bên nên gọi là nhất danh trung, vì phá thiên chấp sinh diệt gọi là viên tịnh diệt, vì phá thứ lớp ba chỉ ba quán gọi là ba quán một tâm, thật không có trung viên, nhất tâm định tướng, dùng Chỉ Quán này mà an tâm kia v.v… Nếu tâm nghiên cứu hai pháp mà chưa nhập thì phải biết chưa phát chân, trước đều là mê loạn, dùng một tâm ba quán phá khắp ngang dọc tất cả mê loạn, mê đi thì tuệ phát, loạn dứt thì định thành, nếu như kia không ngộ thì tắc nghẽn mà không thông, cần phải quán lại, vì sao không thông? Vì sao không bít? Nếu kia không bít thì lẽ ra là thông, nếu kia không thông thì lại phải quán sát, biết chữ, chẳng phải chữ, biết Tứ đế đắc thất, nếu không ngộ là không biết cách điều đình đạo phẩm. Vì sao? Vì một niệm thiền tâm đầy đủ mười cõi năm ấm. Các ấm tức không, phá bốn đảo giới nội thành bốn khô, các ấm tức giả phá giới ngoại bốn đảo thành tứ tươi, các ấm tức trung, phi nội phi ngoại, phi tươi phi khô, ở trung gian kia mà Bátniết-bàn, như bốn niệm này mở cửa đạo phẩm, đạo phẩm mở ba cửa giải thoát, nhập Niết-bàn đạo, định đầy đủ, cớ sao không ngộ! Phải do nghiệp chướng quá khứ che lấp, hiện tại đắm chấp thiền vị, không thể xả bỏ, xưa nay trợ giúp lẫn nhau, cộng thành xen lẫn che lấp thì đạo do đâu mà phát. Phải khổ công sám hối xả thân mạng tài sau, xả vị thiền, tham tu đàn độ, giúp vị sau chướng. Lại đắm các thiền tức phá tùy đạo giới, cho đến phá giới cụ túc, nên khổ công sám hối khiến sự tướng cẩn thận tinh khiết, giúp trị thi-la chướng. Lại như Phạm thiên hắc xỉ còn tự có sân, nay phát sự thiền có sau không sân! Lại chấp có các thiền là có, chẳng phải vô sinh, cũng chẳng phải tịch diệt, chẳng phải hai nhẫn cho nên mặc tình là sân, quá khứ hiện tại giúp nhau cộng thành sân chướng, phải khổ công sám hối thêm tu sự từ, giúp trị nhẫn chướng. Lại chấp đắm thiền vị là buông lung, si mê mù tối, tán động lẫn lộn, quá khứ hiện tại giúp sức lẫn nhau cộng thành biếng nhác, phải khổ công tinh tấn không dứt quãng, phải nối nhau giúp trị tiến chướng. Lại nghiệp tướng phát ra trong thiền làm não loạn thiền tâm, không được vắng lặng, nếu Nhị thừa chỉ dứt phiền não, dứt nghiệp mà đi, không luận dứt nghiệp, Bồ-tát dứt phiền não thọ thân pháp tánh mà các pháp môn có khai không khai, nên biết là bị nghiệp làm chướng ngăn, cần phải khổ công tu các nghiệp lành, thân pháp tánh còn như vậy, huống gì thân sinh tử làm sau không có nghiệp ư? Tu điều lành trợ giúp trị định chướng. Lại vị thiền hoàn toàn không hiểu vô thường sinh diệt, huống chi là hiểu vị đắm bất sinh bất diệt, quá khứ hiện tại giúp nhau cộng thành si chướng, phải khổ công sám hối trị sự mê tà lệch, đây là nói lược đối trị, rộng không thể nói hết. Hành nhân pháp quán cùng cực đến đây nếu không ngộ thì người ấy là đại độn căn, đại ngăn chướng tội, sợ rằng nhân nơi tội chướng lại tạo thành lỗi lầm, cho nên lại nói ba ý ở dưới! Biết thứ vị trong ngăn phòng tăng thượng mạn, an nhẫn ngoài ngăn phòng tám thứ gió, trừ pháp ái, ngăn phòng đảnh đọa, mười pháp thành tựu mau nhập vô sinh, được một cỗ xe lớn, dạo chơi khắp bốn phương, thẳng đến Diệu giác, phá hai mươi lăm cõi, chứng Vương Tam-muội, tự tu hành, giáo hóa chúng sinh, từ đầu đến cuối đầy đủ, ngoài ra đều như ở trên đã nói.

Pages: 1 2