SỐ 1911
MA-HA CHỈ QUÁN
Đại sư Trí Giả ở núi Thiên Thai đời Tùy giảng.
Đệ tử là Quán Đảnh ghi chép.

 

QUYỂN 3
(Phần Đầu)

Thứ hai: Giải thích tên gọi Chỉ quán: Đại khái đã nói như trên, lại dùng nghĩa gì lập tên chỉ quán? lược có bốn phần:

  1. Tương đãi.
  2. Tuyệt đãi.
  3. Hội dị.
  4. Thông ba đức.

1. Tương đãi: Chỉ quán đều có ba nghĩa: Nghĩa dứt, nghĩa dừng, nghĩa đối bất chỉ chỉ.

Nghĩa dứt là các giác quán vọng niệm tư tưởng vắng lặng dừng nghỉ. Kinh tịnh danh ghi chép: Thế nào là phan duyên? Nghĩa là duyên ba cõi. Thế nào gọi là dứt phan duyên? Nghĩa là tâm không sở đắc, đây là y cứ vào nơi phá mà đặt tên, là nghĩa chỉ tức.

Nghĩa dừng: Là duyên tâm đế lý, buộc niệm hiện tiền, dừng trụ bất động.

Kinh Nhân Vương chép: Nhập lý Bát-nhã gọi là Trú.

Đại Phẩm chép: Dùng pháp bất trú trú trong Bát-nhã Ba-la-mật. Đây là y cứ vào năng chỉ mà đặt tên, tức là nghỉa đình chỉ.

Đối với bất chỉ để nói rõ chỉ: Nói tuy thông ý trên thì hẳn. Vì sao? Vì hai chữ chỉ trên đối lại với sự trôi lăn của sinh tử. Theo luận Niếtbàn thì chỉ tức, tâm hành ngoài lý, theo luận Niết-bàn thì đình chỉ. Đây đây là y cứ vào trí đoạn mà nói chung: về tướng đãi. Nay riêng y vào đế lý nói về tướng đãi, vô minh tức pháp tánh, pháp tánh tức vô minh, vô minh cũng chẳng chỉ, chẳng bất chỉ mà gọi vô minh là bất chỉ, pháp tánh cũng chẳng chỉ, chẳng bất chỉ mà gọi pháp tánh là chỉ. Ở đây đợi sự bất chỉ của vô minh gọi là pháp tánh là chỉ, như kinh nói pháp tánh chẳng sinh chẳng diệt, mà nói pháp tánh chẳng sinh chẳng diệt, mà nói pháp tánh vắng lặng, pháp tánh chẳng nhơ chẳng sạch, mà nói pháp tánh thanh tịnh, đó gọi là đối bất chỉ mà nói về chỉ.

Quán cũng có ba nghĩa: Nghĩa quán xuyếtn, nghĩa quán đạt, và nghĩa bất đối bất quán xuyến.

Nghĩa quán xuyến: Dùng trí tuệ sắc bén để dứt bỏ phiền não.

Đại Kinh chép: Sắc bén dẻo dai như vạc chảo, mặt đất vững chắc như bàn đá sạn sỏi, thẳng đến kim cương. Kinh Pháp Hoa chép: Đào đến cao nguyên vẫn còn thấy đất khô ráo, gia công đào không ngừng thì dần dần đến bùn, đây là y cứ vào sở phá mà đặt tên quán xuyên quán.

Nghĩa quán đạt: Quán trí thông đạt khế hợp với chân như.

Kinh Thụy ứng chép: Dứt tâm, đạt được nguồn cội nên hiệu là sa-môn.

Đại Luận chép: Tâm thanh tịnh thường nhất, thì thấy được Bátnhã. Đây là y cứ năng quán mà đặt tên, nên lập nghĩa quán đạt quán.

Nghĩa đối bất quán quán: Lời nói tuy thông ý trên nhưng khác hẳn. Hai quán trên cũng chung cho đối với sinh tử di mật mà nói về quán xuyến, đối mê hoặc tối tăm mà nói về quán đạt. Đây y cứ chung vào trí đoạn tương đãi mà nói về quán. Nay riêng căn cứ đế lý. Vô minh tức pháp tánh, pháp tánh tức vô minh, vô minh chẳng phải quán chẳng phải bất quán mà gọi vô minh là bất quán, pháp tánh cũng chẳng phải quán, chẳng phải bất quán mà gọi pháp tánh là quán.

Như kinh chép: Pháp tánh chẳng sáng chẳng tối mà gọi pháp tánh là minh, Đệ nhất nghĩa không chẳng trí chẳng ngu mà gọi Đệ nhất nghĩa không là trí, đó là đối bất quán mà nói về quán. Cho nên, chỉ quán mỗi thứ từ ba nghĩa mà đặt tên.

1. Tuyệt đãi nói về chỉ quán:

Tức phá ba thứ chỉ quán tương đãi ở trước. Trước phá theo chiều ngang, kế phá dọc. Nếu chỉ tức (thì) chỉ từ sở phá đặt tên, chiếu cảnh làm chánh, dứt hoặc làm bên. Đã từ sở lìa đặt tên thì tên từ một bên mà đặt tức rơi vào tánh khác. Nếu dừng chỉ thì chỉ từ năng phá đặt tên, chiếu cảnh làm chánh, dứt hoặc làm bên. Đã nói năng chiếu thì tên từ trí sinh, tức rơi vào tự tánh. Nếu chẳng phải vọng tưởng dứt cho nên chỉ, chẳng phải trú lý cho nên chỉ, trí đoạn nhân duyên cho nên chỉ, tên từ hiệp sinh thì rơi vào cộng tánh. Nếu chẳng phải sở phá, chẳng phải năng phá mà nói chỉ thì đây rơi vào vô nhân tánh, cho nên ngài Long Thọ nói: Các pháp không tự mình sinh, cũng không từ vậy khác sinh, bất cộng bất vô nhân cho nên nói vô sinh. Vô sinh chỉ quán đâu phải từ bốn câu mà đặt tên, bốn câu đặt tên là do nhân đối đãi sinh, đáng nghĩ đáng nói, đó là do kết hoặc mà sinh, đáng phá đáng hoại, sinh ra khởi diệt trôi chảy, vì sao nói đình chỉ! Sinh ra mê hoặc điên đảo, vì sao nói quán đạt ư! Lại phát theo chiều dọc, nếu từ bốn câu sinh, tức sinh sinh phi chỉ quán: Nếu tăng chỉ dứt kiến tư dừng trú nơi chân đế, đây chính là chỉ quán đối đãi sinh sinh nói sinh bất sinh. Hoặc dùng tâm không nhập vào giả ngừng dứt trần sa, dừng trụ tục lý, đây là chỉ quán đối đãi sinh bất sinh nói bất sinh sinh. Hoặc ngừng dứt vô minh, dừng ở lý trong tâm, đây là đối đãi sinh tử Niết-bàn hai bên không dừng mà nói về chỉ quán đều là đối đãi có thể duy nghĩ bàn luận, sinh kết hoặc có thể phá hoại, còn chưa gọi là chỉ, huống gì là bất chỉ, còn tự chẳng phỉ quán, huống gì bất quán.vì sao? Vì chấp còn sót lại không hết, vì đường ngôn ngữ chưa bặt, vì nghiệp quả chưa dứt. Nay nói tuyệt đãi chỉ quán: Là bặt dứt các sự đối đãi ngang dọc, bặt các sự nghĩ nghì, bặt dứt các phiền não, các nghiệp, các quả, bặt dứt các giáo quán chứng… thảy đều không sinh, cho nên gọi là chỉ. Chỉ cũng không thật có, quán sự mờ tối như cảnh, cảnh đã vắng lặng thanh tịnh, còn không thanh tịnh, đâu lại có quán! chí quán còn không, đâu được đối đãi không chỉ quán nói đối với chỉ quán, đối với chỉ quán nói không chỉ quán. đãi chỉ, bất chỉ nói là chẳng phải chỉ, chẳng phải bất chỉ, cho nên biết chỉ, bất chỉ đều không thật có, chẳng phải chỉ chẳng phải bất chỉ cũng không thật có. Đối đãi đã bặt dứt thì chẳng chẳng phải hữu vi, không thể dùng tự ái suy tư được, cho nên chẳng có con đường ngôn thuyết, chẳng có cảnh tâm thức, đã không có danh tướng kết hoặc bất sinh thì vô sinh tử, không thể phá hoại, diệt tuyệt tuyệt diệt cho nên gọi là tuyệt đãi chỉ, tư tưởng diên đảo dứt cho nên gọi là tuyệt đãi quán, cũng là tuyệt hữu vi chỉ quán, cho đến tuyệt đãi quán, cũng là tuyệt hữu vi chỉ quán cho đến tuyệt sinh tử chỉ quán… tuyệt đãi chỉ quán thì không thể nói. Nếu có nhân duyên bốn tất-đàn cho nên cũng có thể đắc. Hoặc có thế giới nhân duyên thì sẽ khác mà nói, hoặc có nhân duyên vì người thì chung cho ba đức mà nói, hoặc có nhân duyên đối trị thì đối đãi lẫn nhau mà nói hoặc có nhân duyên Đệ nhất nghĩa thì bặt đối đãi mà nói, gọi là Chỉ quán. Tên gọi này không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa, cũng không thường tự có, chữ này không trụ cũng chẳng không trụ, chữ này không ở trong bốn câu ngang, bốn câu dọc, cho nên nói chữ này không trụ; cũng không ở trong không ngang không dọc, cho nên nói cũng chẳng phải không trụ, vì chữ này không thật có cho nên gọi là tuyệt đãi chỉ quán, cũng gọi bất tư nghì chỉ quán, cũng gọi là vô sinh chỉ quán, cũng gọi là nhất đại sự chỉ quán. cho nên, như thế đại sự không đối với tiểu sự, thí như hư không do tiểu hư không mà gọi là đại, chỉ quán cũng vậy. Không do sự ngu loạn mà gọi là chỉ quán, không thể đối đãi riêng một pháp giới, cho nên

gọi tuyệt đãi chỉ quán. người đời y cứ vào các thứ ngôn ngữ để giải thích nghĩa duyệt đãi, cuối cùng không tuyệt được. Vì sao? Vì chúng phàm tình sinh thường chạy theo vọng tưởng suy tìm các thứ, phân biệt ngộ và chưa ngộ, tâm và không tâ, phàm Thánh khác nhau. Tuyệt thì đối đãi với bất tuyệt, bất tư nghì đối đãi với tư nghì, xoay vần đối đãi lẫn nhau, không hề có chỗ nương tựa. Nếu được ý quên lời, tâm hành cũng dứt, tùy trí mà ngộ sự mầu nhiệm không còn phân biệt, cũng không nói ngộ, không ngộ, Thánh, không Thánh, tâm, không tâm, nghĩ nghì, không nghĩ nghì… các thứ vọng tưởng duyên lý phân biệt đều gọi là đãi. Trí tuệ chân thật khai thác bặt dứt các thứ đối đãi này, tuyệt rồi lại tuyệt, như lửa gỗ ở trước gọi là tuyệt đãi. Cho nên, kinh Tịnh Danh chép: Các pháp không đối đãi lẫn nhau, cho đến một niệm không trụ tức là ý này. Nếu vậy, tuyệt đãi chính là cảnh Thánh, sơ tâm không phân, ở đây dùng sáu tức vọng tìm, sơ tâm không mất, cảnh Thánh không xen lạm.

2. Hội dị:

Tuyệt đãi chỉ quán cũng gọi là bất khả tư nghì, cũng gọi là đại.

Đại Kinh chép: Đại gọi là bất khả tư nghì. Các kinh luận khác hoặc gọi viễn ly, hoặc gọi bất trú bất trước vô vi tịch diệt, không phân biệt thiền định trừ bỏ… như vậy tất cả đều là tên khác của chỉ. Chỉ đã bặt dứt đại bất khả tư nghị, viễn ly… đều bặt dứt đại bất khả tư nghì, chỗ khác hoặc gọi là tri kiến hiểu biết sáng suốt trí tuệ chiếu soi thấu suốt tất cả… đều là tên khác của quán. Quán đã bặt dứt đại bất khả tư nghì, tri kiến… đều bặt dứt đại bất khả tư nghì. Vì sao? Vì Bát-nhã là tên một pháp do Đức Phật nói có nhiều tên, giải thoát cũng như vậy, có nhiều tên gọi, cũng như hư không chẳng thật có, bất động, không ngăn ngại. Nên biết ba đức chỉ là một pháp, tùy chúng sinh phân biệt mà đặt tên khác. Nếu nghe dứt bặt đối đãi thì cẩn thận chớ lo sợ, hoặc nghe hội dị cẩn thận chở nghi ngờ mà làm tổn thương chính mình. lại chỉ quán tự tương hội. Chỉ cũng gọi quán, cũng gọi bất chỉ, quán cũng gọi chỉ, cũng gọi bất quán, tức trước đã giải thích tên gọi ý đồng.

3. Chung cho ba đức:

Nếu các kinh khác tên đều là chỉ quán, tên thì vô lượng, nghĩa cũng vô lượng, vì sao chỉ dùng ba nghĩa giải thích chỉ quán ư! Vì đối với ba đức mà làm ra giải thích này. Các pháp vô lượng vì sao chỉ đối với ba đức?

Đại Luận chép: Bồ-tát từ khi mới phát tâm thường quán Niết-bàn hành đạo.

Đại Kinh chép: Phật và chúng sinh thảy đều được an trí trong bí mật tạng, bí mật tức Niết-bàn, Niết-bàn tức ba đức, ba đức tức chỉ quán, mình và người từ đầu đến cuối đều được tu hành thể nhập, cho nên đối dụng. Hoặc dụng hai chữ mà cùng chung cho ba đức, chỉ tức là đoạn, đoạn chung cho giải thoát, quán tức là trí, trí chung cho Bát-nhã chỉ quán… ấy gọi là xả tướng, xả tướng tức là chung với pháp thân. Lại, chỉ tức là Xa-ma-tha, quán tức là Tỳ-bà-xá-ba, tha-na… tức là Ưu-tất-xoa, chung cho ba đức như trước.

Hỏi: Chỉ quán là hai pháp đâu dược chung cho ba đức bất khả tư nghì ư?

Đáp: Vì lại dùng bất khả tư nghì chỉ quán cho nên được chung. Lại nữa, đại phẩm nói mười tám không giải thích Bát-nhã, một trăm lẻ tám Tam-muội giải thích thiền. Tuy trước sau hai lần giải thích, đâu phải chỉ có thiền không có Bát-nhã, hay Bát-nhã không có thiền, đặc biệt không hai mà hai, hai mà không hai, không hai tức pháp thân, hai tức định tuệ, ba pháp này không thể lìa nhau, vì vậy cho nên Đại Kinh chép: Phật tánh có năm tên, hoặc gọi là Thủ-lăng-nghiêm, hoặc gọi Bát-nhã. Nay chẳng phải chỉ, chẳng phải quán, hoặc gọi Bát-nhã. Nay chẳng phải chỉ, hoặc gọi là chỉ, hoặc gọi là quán, tức là bất tư nghì chỉ quán, chung cho ba đức bất tư nghì. Lại nữa, chỉ quán mỗi thứ chung cho ba đức ấy, là trong chỉ có quán, trong quán có chỉ, như chủ dứt chỉ là chỉ thiện, thuộc về định môn, tức thông với giải thoát. Đình chỉ chỉ là hành thiện, thuộc về quán môn, tức thông với Bát-nhã. Chẳng phải chỉ chỉ thuộc về lý tức thông với pháp thân, nghĩa kia có thể thấy. Xuyên quán quán là chỉ thiện, thuộc về định môn, tức thông với giải thoát. Quán đạt quán là hành thiện, thuộc về quán môn, tức thông với Bátnhã. Chẳng phải quán quán, thuộc về lý, tức thông với pháp thân ý cũng có thể thấy. Lại nữa, chỉ quán đều thông với ba đức, là chỉ dứt chỉ, quán xuyên quán, đều từ chỗ lìa mà được tên, tức thông với giải thoát. Đình chỉ chỉ, quán đạt quán đều từ trí năng duyên mà được tên, tức thông với Bát-nhã, chẳng phải chỉ chỉ, chẳng phải quán quán đều gọi là pháp tánh, tức thông với pháp thân… lại nữa, ba đức thông với chỉ quán, lại dùng ba đức đều thông với hai chữ, lại ứng ba đức mỗi đức thông với hai chữ, ba đức đều thông: Giải thoát thông với chỉ, Bát-nhã thông với quán, pháp thân thông với phi chỉ phi quán. Ba đức mỗi đức thông với chỉ quán. Giải thoát là đầy đủ giải thoát, đủ có ba thứ phương tiện giải thoát, thông với chỉ dứtchỉ, viên tịnh giải thoát thông với đình chỉ chỉ, tánh tịnh giải thoát thông với phi chỉ chỉ. Bát-nhã là đầy đủ Bát-nhã, đủ có ba thứ: Đại tuệ Bát-nhã, thông với quán xuyên quán, đạo chủng tuệ Bát-nhã thông với quán đạt quán, nhất thiết chủng tuệ Bát-nhã thông với phi quán quán. pháp thân đầy đủ cũng có ba thứ: Sắc thân, thông với nhất chỉ nhất quán, pháp môn thân, thông với nhất chỉ nhất quán, và thật tướng thân, thông với nhất chỉ nhất quan, nghĩa kia có thể thấy. Nếu tin ba đức bặt dứt đại bất khả tư nghì, thông với nghĩa đã nói, phải tin chỉ quán, dứt bặt đại bất khả tư nghị. Hoặc tin ba pháp Niết-bàn đầy đủ gọi là bí mật tang, cũng tin tam chỉ đầy đủ gọi là đại tịch định, gọi là bí mật tạng, cũng tin quán đầy đủ gọi là đại trí tuệ, gọi là bí mật tạng, cũng tin phi chỉ phi quán ba pháp đầy đủ gọi là bí mật tạng. Hoặc tin ba đức không dọc không ngang không chung không riêng như ba điểm ba mắt, cũng tin tam chỉ tam quán không đọc không ngang, không chung không riêng. Nhưng các kinh chỉ nêu về một pháp để hiển bày nghĩa đầu mới. Như Thủ-lăng-nghiêm riêng nêu chỉ biên; chỗ đầy đủ tất cả pháp, không giải bớt, cũng gọi là bí mật tạng. Luận trí độ kinh pháp hoa riêng nêu quán biên quán, đầy đủ tất cả pháp không giảm bớt, Niết-bàn nêu ba pháp, đầy đủ pháp cũng không nhiều, cũng gọi là bí mật tạng, chỉ quán cũng như vậy. Hoặc khai hợp, khai cũng không nhiều, hợp cũng không ít, mỗi mỗi đều là pháp giới thâu nhiếp tất cả pháp, đều gọi bí mật tạng. Riêng nêu còn như vậy huống chi Viên nêu ư! Chỉ quán thông với ba đức đã như vậy, thông với các tên khác, xa lìa tri kiến… cũng giống như vậy. Lại thông với các tam danh: Nghĩa là tam Bồ-đề, tam Phật tánh, Tam bảo… tất cả ba pháp cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là nghĩa chữ không ngang, không dọc?

Đáp: Các sư Tiểu thừa nói hạt giống trí đã viên, quả trói buộc vẫn còn, giải thoát chưa đầy đủ, thân còn tạp thực, lại đeo mang vô thường, một thắng hai thua thí như băng qua sông, vượt lửa.

Lại nói rằng:

Trước có thân tướng tốt, kế là được hạt giống trí Bát-nhã, sau cùng là diệt thân trí mới đầy đủ giải thoát. Đã có nghĩa trên dưới, trước sau, thí như từ ba chấm của chữ thủy. Hoặc nhập diệt định có thân mà vô trí, La-hán tại vô sắc có trí mà vô thân. Nếu nhập vào vô dư chỉ có cách tự mình điều hòa mà giải thoát, nghĩa này mỗi mỗi không liên quan nhau. Tinh thì ngang, lụy thì dọc, phần thì khác.

Các sư thuộc Đại thừa nói: Pháp thân là chánh thể, dù có Phật hay không Phật vốn tự có, chẳng phải nay mới có. Liễu nhân Bát-nhã không lụy giải thoát, hai thứ này phải có cách đời, trải qua đời thường có tịnh uế, nghĩa của chữ theo chiều dọc. Lại nói ba đức không có trước sau, một thể đầy đủ, do thể theo nghĩa mà có ba thứ khác nhau, bởi do nghĩa thì ngang còn thể thì dọc. Lại nói nghĩa của thể đều không khác nhau, sự khác nhau về ẩn hiện không khác nhau chưa tránh khỏi bề ngang, ẩn hiển khác nhau chưa tránh khỏi bề dọc. Các thứ giải thích như vậy đâu có hợp với kinh. Nay nói ra ba đức đều bất khả tư nghì sao bỗng nhiên là một, đều bất khả tư nghì sao bỗng nhiên bề ngang, đều bất khả tư nghì sao bỗng nhiên là một, đều bất khả tư nghì sao bỗng nhiên là khác. Đây là y cứ vào lý tạng mà giải thích. Thân thường tồn, trí viên mãn, dứt bỏ đầy đủ, tất cả đều là Phật pháp, chẳng có ưu biệt, cho nên chẳng theo chiều dọc. Tam đức tướng minh (ngầm) đồng là một pháp giới. Vượt ngoài pháp giới thì chỗ nào lại còn có pháp riêng, cho nên không phải bề ngang, có khả năng kiến lập các thứ cho nên không phải một, đồng quy Đệ nhất nghĩa cho nên không phải khác. Đây là y cứ vào nhân thực hành để giải thích. Tức một mà ba cho nên không phải ngang, tức ba mà một cho nên không phải dọc, không ba mà ba cho nên không phải một, không một mà một cho nên không phải khác. Đây là y cứ vào chữ dùng để giải thích. Nghĩa chữ y chân thật là như thế.

Hỏi: Ba đức bốn đức ý kia như thế nào?

Đáp: Luận chung về ba đức mỗi đức đều thường lạc ngã tịnh.

Đại Kinh chép: Thầy của các đức đó chính là pháp. Do pháp thường cho nên các Đức Phật cũng thường, pháp tức là pháp thân, Phật tức Bát-nhã giải thoát, cho nên thường không hiểu.

Đại Kinh chép: Nhân diệt là sắc, đạt được thường sắc, thọ tưởng hành thức cũng giống như vậy, thì pháp thân đều thường, lạc, ngã, tịnh, hai đức cũng như vậy. Nếu y vào một thứ chuyển sắc thành pháp thân, pháp thân thường lạc, chuyển thức tưởng thành Bát-nhã. Bát-nhã tức là tịnh, chuyển thọ hành thành giải thoát, giải thoát thì ngã. Lại nương niệm xứ chuyển thức thành thường, chuyển thọ thành lạc, chuyển tưởng hành thành ngã, chuyển sắc thành tịnh. Cho nên, Chung riêng mỗi thứ có hai các biểu: Y theo là nghĩa Đốn, y theo biệt nghĩa tiệm…

Hỏi: Ba chướng và ba đạo đều chướng ngại ba đức, ba chướng khai thông đến cùng tột, ba đạo bốn đảo cũng nên khai thông đến cùng cực ư?

Đáp: Trường hợp như thế nào? Nghiệp có ba thứ: Nghiệp hữu lậu, nghiệp vô lậu, nghiệp phi lậu phi vô lậu, chiêu cảm ra ba thứ quả báo, nghĩa là phần đoạn phương tiện thật báo, báo do ba thứ phiền não, đó là thủ tướng, trần sa và vô minh. Lại y cứ vào ba thứ báo, mỗi thứ khai ra ba đường, căn cứ vào ba thứ phiền não, mỗi thứ phiền não khai ra bốn đảo.

Thứ ba: Giải thích thể tướng chỉ quán. Đã biết đại ý thông suốt như trước, danh tự rộng xa nếu hướng về thì phải hiểu lý thể sâu xa mầu nhiệm, nương vào bốn ý thô để hiển thể:

  1. Giáo tướng.
  2. Nhãn trí.
  3. Cảnh giới.
  4. Đắc thất.

Lý nương giáo để hiển bày, giáo pháp đã nhiều cho nên dụng tướng hiển bày, nhập lý môn khác nhau cho nên dụng nhãn trí hiển bày, đế có quyền có thật cho nên dụng cảnh giới hiển bày, người có ly có hợp cho nên dùng đắc thất (Được mất) hiển bày. Pháp hoa Sớ dùng bốn một để nói về thật, ở đây dùng bốn khoa hiển bày thể, có thể chứng đắc tướng loại. Giáo tướng hiển, chỉ quán gọi là giáo thông với phàm Thánh, không thể y cứ vào tên gọi chung mà tìm thể riêng, cho nên dùng tướng để phân biệt. Nêu phàm dùng chỉ thiện để trị là chỉ tướng, hành thiện sở sinh là quán tướng, lại bốn thiền, bốn tâm vô lượng là chỉ tướng, sáu hạnh là quán tướng, những điều này đều chưa thoát khỏi sinh, tử tức hữu lậu làm tướng, cho nên Đại Luận chép: Trừ núi Ma-lê ngoài ra không gì vượt hơn chiên-đàn, trừ trí tuệ ba thừa ngoài ra không có trí tuệ chân thật, cho nên chẳng phải điều ở đây nói. Nếu hàng Nhị thừa dùng chín tưởng, mười tưởng, tám bối xả, chín định thứ đệ, phần nhiều là sự thiền, nhất vãng chỉ tướng, có tác tứ đế tuệ là quán tướng, chỉ quán đây tuy vượt ngoài sinh tử mà là vạng độ. Diệt sắc nhập vào không, không này cũng được gọi là chỉ, cũng đượcc gọi là phi chỉ phi bất chỉ, nhưng không được gọi quán. vì sao? Vì nguội thân bặt trí nên không gọi quán, chỉ là chia chẻ pháp vô lậu làm tướng, chẳng phải đều ở đây nói. Khéo độ chỉ có ba thứ:

  1. Thể chân chỉ.
  2. Phương tiện tùy duyên chỉ.
  3. Tức nhị biên phân biệt chỉ.
1. Thể chân chỉ: Các pháp từ duyên sinh, nhân duyên không, vô chủ, tức tâm thấu đạt nguồn gốc cho nên được gọi là Sa-môn. Biết nhân duyên giả hợp, huyễn hóa tánh không, cho nên gọi là Thể, phan duyên vọng tưởng, được không tức dứt, không tức là chân cho nên nói thể chân chỉ.
2. Phương tiện tùy duyên chỉ: Nếu hàng tam thừa đều dùng không lời nói đạo, dứt phiền não nhập chân, chân thì không khác, chỉ nói phiền não và tập hữu tận bất tận; hoặc hàng Nhị thừa thể nhập chân không cần phương tiện. Chỉ; chỉ hàng Bồ tát nhập Giả, chính ưng hành dụng, biết không phi không, cho nên nói “phương tiện”, phân biệt được bệnh cho nên nói tùy duyên, tâm an tục đế cho nên nói là chỉ. Kinh nói động chỉ tâm thường nhất cũng được chúng ý này.
3. Tức nhị biên phân biệt chỉ: Sinh tử lưu động Niết-bàn bảo chứng, đều là thiên hành thiên dụng, không hợp trung đạo. Nay biết tục chẳng phải tục, tục biên vắng lặng, cũng không được chẳng phải tục, không biên vắng lặng, gọi là tức nhị biên chỉ. Tên của ba chỉ này tuy chưa thấy trong kinh luận nhưng ánh sáng của ba pháp quán tùy nghĩa mà đặt tên.

Thích Luận chép: Bồ-tát y theo kinh giáo đặt tên gọi danh là pháp thí, đặt tên không có lỗi lầm. Nếu tìm kinh được tên thì phù hợp với nghĩa này. Nói rõ ba chỉ này cùng với trước giải thích danh, danh thì tượng tự đồng, tướng kia thì khác. Đồng là chỉ dứt chỉ, dường như thể chân, đình chỉ chỉ dường như phương tiện tùy duyên, phi chỉ dường như dứt hai bên, tướng kia thì biệt, có chỗ nói tướng ba đế. Ba thứ trước thành ba thứ kế một thứ sau đủ cả ba thứ trước. Vì sao? Như khi thể chân chỉ thấu đạt nhân duyên giả danh không, vô chủ, lưu động ác dứt, đó gọi là nghĩa chỉ tức. Đình tâm tại lý chính là thấu đạt nhân duyên, đó gọi là nghĩa đình chỉ, lý này tức chân, chân tức bổn nguyên, bổn nguyên không phải chỉ và bất chỉ, là phi chỉ chỉ, ba nghĩa này cùng thành tướng của thể chân chỉ; hoặc phương tiện chỉ thì chiếu giả tự tại, tán loạn không biết dừng nhỉ, gọi là nghĩa chỉ dứt. Đình tâm giả lý như tịnh danh nhập Tam-muội quán, căn tánh Tỳ-kheo phân biệt được bệnh và thuốc, đó là nghĩa đình chỉ, lý giả bất động là phi chỉ chỉ, ba nghĩa như vậy cộng thành tướng phương tiện tùy duyên chỉ. Khi dứt được hai bên thì hai tướng sinh tử, Niết-bàn đều dứt, gọi là nghĩa chỉ tức. Nhập lý Bát-nhã gọi là trú duyên tâm trung đạo, đó là nghĩa đình chỉ, lý thật tướng này chẳng phải chỉ bất chỉ, là nghĩa phi chỉ chỉ, ba nghĩa này công thành tướng tức nhị biên chỉ, cho nên khác hẳn với trước, cũng chẳng phải cái ở đây dùng. Kế đến là nơi về tướng quán. Quán có ba thứ: Từ giả nhập không gọi là nhị đế quán, Từ không nhập Giả, gọi là Bình đẳng quán Hai quán này làm phương tiện đạo được nhập Trung đạo song chiếu nhị đế, tâm tâm vắng lặng tự nhiên lưu nhập vào biển Tát-bà-nhã, gọi là trung đạo Đệ nhất nghĩa đế quán. tên này xuất xứ từ kinh Anh lạc nói về nhị đế, quán giả là giải thích nhập không không do giải thích mà hiểu rõ, năng sở hiệp luận cho nên gọi nhị đế quán. lại hiểu không chẳng phải chỉ thấy không, cũng hiểu là giả như mây ngăn che sự chướng, trên hiển hiện, dưới sáng rõ, do chân giả hiển bày được gọi là nhị đế quan. Nay do giả hợp chân cớ gì mà ý chẳng phải nhị đế quán. lại tục là chỗ phá, chân là chỗ dụng, nếu theo chỗ phá nên gọi là Tục đế quan, hoặc theo chỗ dụng nên gọi chân đế quán. Phá dụng hiệp lại mà nói cho nên gọi là nhị đế quán. lại phân biệt có ba thứ: Y cứ vào giáo có tùy tình nhị đế quán, y cứ vào hạnh có tùy tình trí nhị đế quán, y cứ vào sự chứng có tùy trí nhị đế quán. công phu sơ quán tuy chưa khế hợp với chân nhưng chỉ có tùy giáo tùy hạnh mà nói về nhị đế quán.

Hỏi: Sơ quán phá dụng, hiệp với tên của thọ, đệ nhị quán cũng phá dụng, đáng lẽ cũng gọi là nhị đế phải không?

Đáp: Pháp quán thứ ba cũng phá dụng vì sao không theo bên hơn mà thọ nhận tên gọi nhị đế. Sau tuy phá dụng lại phải theo bên hơn được tên gọi bình đẳng.

Hỏi: Pháp quán thứ ba cũng phá dụng vì sao không theo bên hơn mà thọ nhận tên?

Đáp: Hai thứ quán trước có sự chậm lụt cho nên càng phá càng dụng, pháp quán thứ ba không trì trệ chỉ theo dụng mà được tên, không thể xếp vào một được.

Hỏi: Hai quán trước đều quán nhị đế, cũng phải đều nhập nhị đế phải không?

Đáp: Ban đầu là phá bệnh cho nên quán giả, vì dụng chân cho nên quán chân, do đó cho nên nói đều quán. một dụng, một không dụng, cho nên nói không đều nhập.

Hỏi: Chân và trung đều được gọi là đế, trong cõi, ngoài cõi, tục tục thì phi lý, tại sao xưng đế?

Đáp: Kinh địa Trì nói có hai pháp tánh:

  1. Sự pháp tánh tánh sai biệt.
  2. Chân pháp tánh tánh chân thật, tức là tên khác của nhị đế. Đã đều được gọi là pháp tánh, thì đâu có ý gì mà lại không được đều gọi là đế.

Hỏi: Nếu vậy thì đều gọi là Niết-bàn ư?

Đáp: Kinh chép: Người nghèo được vật báu cho đến loài khỉ được rượu. Lại phi tưởng định tức Niết-bàn thế lực, tức là nghĩa ấy.

Hỏi: Nếu vậy thì đều là vô lậu ư?

Đáp: Luận chép: Chánh kiến thế gian, chánh kiến xuất thế gian.

Hỏi: Nếu vậy đều vô sinh ư?

Đáp: Kinh chép: Khác tướng xen lẫn là vô.

Hỏi: Từ giả nhập không thì phải phá giả mà nhân không ư?

Đáp: Theo phương pháp chúng thì lẻ ra nên có bốn câu: Không phá nhập, phá nhập, phá không nhập, không phá không nhập, cho đến ba mươi sáu câu như ở dưới sẽ nói:

Từ không nhập giả gọi là bình quán; nếu là nhập không thì còn không có cái không có thể có, làm sao có giả để nhập. Phải biết đây quán là hóa độ chúng sinh, biết chân, phi chân phương xuất giả cho nên nói từ không. Phân biệt thuốc và bệnh mà không sai lầm cho nên nói nhập giả. Bình đẳng là y cứ vào trước mà gọi là bình đẳng. Trước quán phá giả, bệnh không dụng pháp giả chỉ dụng pháp chân. Phá một chưa pháp một thì không gọi là bình đẳng. Sau quán phá không bệnh lại dùng pháp giả, phá dụng đã quân bình khác thời trông mong vào nhau cho nên nói là bình đẳng. Nay sẽ thí dụ: Như người mù mới được sáng mắt thấy thông thấy sắc, tuy thấy sắc mà không thể phân biệt các thứ cỏ cây, cành lá, gốc rễ và các loại thuốc độc khi từ giả nhập không tùy trì, cũng thấy nhị đế mà không thể dụng giả. Nếu người sau khi mở mắt thấy không, thấy sắc, tức là hiểu thông suốt các thứ nhân duyên, dược thực thô tế đều hiểu, đều dùng làm lợi ích cho chúng sinh. Thí dụ này từ không nhập giả cũng đầy đủ chân tục, chính dụng nơi giả để giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi nhập giả. Lại nói bình đẳng, ý như trước nói. Trung đạo Đệ nhất nghĩa quán: Trước quán giả không là không sinh tử, sau quán không không là không Niết-bàn, cả hai đều ngăn hai bên, đó gọi là nhị không quán là phương tiện đạo được họi nhập trung đạo, cho nên nói tâm tâm vắng lặng, chảy vào biển Tát-bà-nhã. Lại ban đầu quán dụng không, sau quán dụng giả, đó gọi là phương tiện song tồn (cả hai đều tồn tại). Khi nhập Trung đạo thì có thể song chiếu hai đế, cho nên kinh chép: Nếu tâm ở trong định thì biết được pháp tướng sinh diệt thế gian. Hai quán trước là hai thứ phương tiện, ý ở đây vậy.

Hỏi: Đại Kinh chép: Định nhiều tuệ nhiều đều không thấy Phật tánh, nghĩa này như thế nào?

Đáp: Thứ lớp ba quán, Nhị thừa, cho đến Bồ-tát Thông giáo có phần sơ quán, đây thuộc định nhiều tuệ ít nên không thấy Phật tánh, Bồ-tát Biệt giáo có phần nhị quán, đây thuộc tuệ nhiều định ít cũng không thấy Phật tánh. Nhị quán làm phương tiện được nhập quán thứ ba thì thấy Phật tánh.

Hỏi: kinh chép: Hành Bồ-tát thập trụ dùng tuệ nhãn cho nên thấy chẳng rõ ràng, chẳng phải hoàn toàn không thấy, sơ quán là giai vị tuệ nhãn, đệ nhị quán là giai vị pháp nhân, tại sao lại nói hai thứ nhãn hoàn toàn không thấy ư?

Đáp: Thứ lớp nhãn kia thiên về định tuệ nên Phật quở trách, không thể nói kia thấy. Cái gọi là tuệ nhãn thấy là vì tên gọi ấy đồng với thật, là giai vị Thập trú của Viên giáo. Ba quán hiện tiền nhập lý ba đế, gọi là Trụ, gọi là trụ là tuệ nhãn đó thôi. Cho nên, kinh Pháp Hoa chép: Mong được tuệ nhãn thanh tịnh bậc nhất như đức Thế Tôn, như tuệ nhãn kia phân biệt thấy chưa rõ, cho nên nói như ban đêm thấy sắc, thấy chim nhạn bay giữa hư không, tuệ nhãn của hàng Nhị thừa chẳng biết được tên gọi này. Cho nên, trong Pháp Hoa thí dụ có người đào đất lên cao nguyên chỉ thấy toàn đất khô, ra công không ngừng thì dần thấy đất ướt, rồi dần dần đến bước sau cùng thì thấy nước. Đất khô dụ cho sơ quán, đất ướt dụ quán thứ hai, bùn dụ quán thứ ba, nước dụ Viên đốn quán. lại thí dụ đối với giáo, tam tạng giáo không giải thích trung đạo như đất khô, Thông giáo như đất ướt, Biệt giáo như bùn. Viên giáo giải thích trung đạo như trước, đối với nhị giáo không giải thích nhị hành không đến, tuệ nhãn thiên về không đâu được thấy tánh, nếu thấy tánh thì không có việc ấy. Ba quán này cùng với ba quán trước tên thì một dường như nghĩa đồng, tướng thì khác. Về đồng, trước là quán xuyên quán, các thứ luống dối dường như từ giả nhập không, trước quán đạt, quán đạt lý lý hòa thì đạt được sự sự hòa, dường như nhập giả bình đẳng quán, trước bất quán, quán dường như trung đạo về tướng khác: Trước là tướng nhất đế nay là tướng ba đế, lại ba quán trước không thông thành ba quán sau, ba quán sau đủ cả ba quán trước. Vì sao? Vì như từ giả nhập không phá vách đá tứ trụ, đây đâu chẳng phải nghĩa quán xuyên. Đã nhập không, không tức là lý, trí năng hiển lý tức nghĩa quán đạt. Lý không này tức là nghĩa phi quán quán, ba nghĩa này cộng thành nhập không quán tướng. Từ không nhập giả cũng đầy đủ ba nghĩa, vì sao? Vì hiểu rằng pháp giả danh phá chướng vô tri, tức là nghĩa quán xuyên. Chiếu lý giả danh, phân biệt không lầm lẫn, tức là nghĩa quán đạt. Lý giả thường nhiên tức nghĩa bất quán quán, ba nghĩa này cộng thành tướng giả quán. quán trung đạo cũng đầy đủ ba nghĩa: Không dối với hai bên tức là nghĩa quán xuyên, chánh nhập trung đạo tức là nghĩa quán đạt, trung đạo pháp tánh tức là nghĩa bất quán quán, ba nghĩa này cộng thành Trung đạo quán tướng.

Đây nương vào Ma-ha-diễn (Đại thừa) mà nói về tướng ba chỉ ba quán, do nghĩa tùy tướng nên mỗi mỗi đều khác nhau. Nếu nói về ba quán thì có quyền thật sâu cạn, nếu nói về ba trí thì có hơn kém trước sau. Nếu nói về ba nhân thì có các địa vị lớn, nhỏ, đây thứ lớp phân trương, chẳng phải ở đây dùng. Tướng viên đốn chỉ quán: Dùng chỉ duyên đối với đế thì một đế mà ba đế, dùng đế nhiều đối với chỉ thì một chỉ mà ba chỉ. Thí như ba tướng trong một niệm tâm, tuy một niệm tâm mà có ba tướng, chỉ đế cũng như vậy. Pháp sở chỉ tuy một mà ba, tâm năng chỉ tuy ba mà một. Dùng quán quán cảnh thì một mà ba cảnh, dùng cảnh phát huy quán thì một quán mà ba quán, như ba mắt trên mặt của Ma-hê-thủ-la, tuy là ba mắt mà là một mặt, quán cảnh cũng giống như vậy. Quán ba tức là một, phát một tức là ba, không thể suy nghĩ bàn luận. Không quyền không thật, không hơn không kém, không trước không sau không chung không riêng, không đại không tiểu cho nên trung luận chép: Pháp do nhân duyên sinh tức không, tức giả, tức trung. Lại như kinh kim cương Bát-nhã chép: Như người có mắt sáng và có ánh mặt trời thì thấy được các sắc. Nếu chỉ riêng mắt thấy, thì đâu cần ánh mặt trời. Nếu chẳng có sắc, thì tuy có mắt có ánh mặt trời cũng chẳng có gì để thấy, như vậy ba pháp không khác thì không lìa nhau. Mắt dụ cho chỉ, mặt trời dụ cho quán, sắc dụ cho cảnh, ba pháp này không trước không sau, trong một lúc nói về ba, trong ba nói về một cũng giống như vậy. Nếu thấy ý này thì hiểu được tướng chỉ quán của giáo viên đốn. Đâu chỉ có ba một một ba, gom chung các nghĩa trước đều ở trong một tâm, tướng kia như thế nào? Thể vô minh điên đảo tức là tướng chân thật, gọi là thể chân chỉ? Thật tướng này trùm khắp tất cả các nơi, tùy duyên trải qua cảnh, an tâm bất động, gọi là tùy duyên phương tiện chỉ. Sinh tử Niết-bàn tĩnh hay dán đều dừng nghĩ, gọi là tức nhị biên chỉ. Thể của tất cả các giả thảy đều là không, không tức Thật tướng, gọi là nhập không quán. Khi đạt được không này thì quán thần hợp với trung đạo, biết được pháp tướng sinh diệt của thế gian thấy đúng như thật, gọi là nhập giả quán. không tuệ này tức là Trung đạo, không hai không khác, gọi là Trung đạo quán. khi htể chân chánh thì ngũ trụ bà đá, sạn sỏi một niệm dừng nghĩ, gọi là nghĩa chỉ tức. Tâm duyên Trung đạo, nhập vào tuệ thật tướng, gọi là nghĩa đình chỉ. Tánh thật tướng tức là nghĩa chẳng phải chỉ, chẳng phải bất chỉ. Lại một niệm này năng xuyên ngũ trụ, thấu đạt thật tướng, thật tướng chẳng phải quán, các nghĩa này chỉ ở trong một niệm tâm, bất động mé chân thật, mà có các thứ khác nhau.

Kinh dạy: Khéo phân biệt tướng các pháp, đối với Đệ nhất nghĩa mà bất động. Tuy nhiều tên gọi nhưng là một trong các pháp Bát-nhã, Phật nói các tên gọi, các tên gọi đều tròn đầy, các nghĩa cũng tròn đầy, tướng đối đãi bặt đối dãi, đối với thể bất khả tư nghì, thì bất khả tư nghì cho nên không có chướng ngại, vì không có chướng ngại cho nên đầy đủ không thiếu sót, tướng của viên đốn giáo này hiển bày thể chỉ quán.

Nói về nhãn trí: thể thì phi tri, phi kiến, phi nhân, phi quả, tự nói cho mình đã khó, huống chi dạy bảo cho người, tuy không thể thấy biết do nhờ nhãn trí (mắt trí) thì có thể biết thấy, tuy phi nhân quả nhưng do quả hiển bày. Chỉ quán là nhân, trí nhãn là quả, nhân là do hiển bày xa của thể, quả là do hiển bày gần của thể, thể kia sâu xa nhiệm màu, không thể phân biệt, nhờ vào nhãn trí khiến thể có thể hiểu. Nay trước nói về thứ lớp của nhãn trí. Ba chỉ ba quán là nhân, ba trí ba nhãn sở đắc là quả.

Ba chỉ: Nếu thể chân chỉ, vọng hoặc không sinh, nhân chỉ phát định, định sinh vô lậu, trí nhãn khai thông cho nên thấy Đệ nhất nghĩa, chân đế Tam-muội thành, cho nên chỉ công năng thành nhãn, nhãn thấy được thể, chứng đắc chân thể. Hoặc tùy duyên chỉ sâu xa chân vượt ngoài giả tâm, an trụ tục đế, nhờ chỉ này mà đắc Đà-la-ni, Đà-la-ni phân biệt được thuốc và bệnh, pháp nhãn bỗng nhiên khai mở, phá tan sự chướng, thông đạt vô tri, thường ở trong Tam-muội, không dùng hai tướng để thấy các cõi Phật thì Tam-muội tục đế thành. Đó là chỉ có công năng phát nhãn, nhãn có công năng đắc thể, đắc tục thể. Nếu dứt hai bên thì sinh tử, Niết-bàn, không, hữu đều vắng lặng, nhờ chỉ này mà phát sinh trung đạo định, Phật nhãn bỗng nhiên khai mở, chiếu soi cùng khắp, Trung đạo Tam-muội thành, cho nên chỉ có công năng đắc nhãn, nhãn có công năng đắc thể, chứng đắc thể trung đạo. Ba quán, nếu từ giả nhập không, không tuệ tương ưng tức năng phá kiến tư hoặc thành tựu nhất thiết trí, trí năng đắc thể đắc chân thể. Hoặc từ không nhập giả phân biệt các pháp môn thuốc và bệnh, tức phá vô tri, tựu trí đạo chủng, trí năng đắc thể đắc tục thể. Hoặc ngăn cả hai bên gọi nhập trung phương tiện, năng phá vô minh thành tựu nhất thiết chủng trí, trí năng đắc thể trung đạo thể. Cho nên, ba chỉ ba quán cộng thành ba nhãn ba trí, đều đắc ba thể. Cho nên, hiển thể mà bàn luận nhãn trí, tức là ý này.

Hỏi: Mắt thấy, trí hiểu biết, biết và thấy khác nhau ư?

Đáp: Đây ứng với bốn câu phân biệt, biết mà chẳng thấy, thấy mà chẳng biết, vừa biết vừa thấy, không biết không thấy, phàm phu không chứng cho nên không thấy, không nghe cho nên không biết, hàng Nhị thừa có chứng cho nên cũng thấy, nghe nên cũng biết, hàng Bích-chiPhật chứng cho nên thấy, không nghe cho nên không biết, hàng phương tiện đạo nghe cho nên biết, chưa chứng cho nên không thấy. Lại nữa, hàng Tín hạnh nhở nghe cho nên có tuệ, nhờ tuệ cho nên phát sinh vô lậu, đắc nhất thiết trí. Trí này nhở nghe cho nên gọi là trí biết, hàng Pháp hành suy nghĩ cho nên được định, nhờ định mà phát sinh vô lậu thành tuệ nhãn. Nhãn này nhờ thiền nên đượcđịnh, nhờ định mà phát sinh vô lậu thành tuệ nhãn. Nhãn này nhờ thiền được gọi nhãn kiến, song sự thấy biết đồng với chứng chân đế, từ chỗ sở nhân, vẫn được đặt tên cho nên nói thấy biết. Đây y cứ vào tuệ nhãn Nhất thiết trí mà tạo sự phân biệt này, ngoài ra hai nhãn hai trí đều lệ theo đó. Nếu nhất tâm nhãn trí thì không như thế. hoặc nói về chỉ quán nhãn trí không thứ lớp: Như trước đã nói, chỉ tức là quán, quán tức là chỉ, không hai không khác, nguyên nhân đắc thể gần cũng giống như vậy. Nhãn tức là trí, trí tức nhãn, vì nhãn cho nên luận về thấy trí, cho nên luận về biết, biết tức là thấy, thấy tức là biết. Phật nhãn đầy đủ năm nhãn, Phật trí đầy đủ ba trí, vương Tam-muội, tất cả Tam-muội đều nhập vào trong đó. Thủlăng-nghiêm thâu nhiếp tất cả định.

Đại Phẩm chép: Muốn đắc đạo tuệ, đạo chủng tuệ, Nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí, thì phải học Bát-nhã.

Hỏi: Thích Luận chép: Ba ở trong nhất tâm, tại sao nói muốn đắc đạo tuệ… phải học Bát-nhã?

Đáp: Thật vậy, ba trí ở trong nhất tâm, vì để nói cho người nghe cho dễ hiểu nên nói như vậy.

Kim cương Bát-nhã chép: Như Lai có nhục nhãn không?

Đáp rằng: Có. Cho đến như lai có Phật nhãn không?

Đáp: có. Tuy có năm nhãn nhưng thật không bay ra. Chỉ y cứ vào một nhãn là đủ cả năm nhãn, có năm dụng năng chiếu năm cảnh. Vì sao? Vì Phật nhãn cũng soi chiếu được sắc thô, như cái thấy của người cũng hơn cái thấy của người khác gọi là nhục nhãn, cũng có thể chiếu soi sắc tế như cái thấy của trời cũng hơn cái thấy của trời gọi là thiên nhãn. Thấu hiểu sắc thô tế không như cái thấy của Nhị thừa, gọi là tuệ nhãn; thấu đạt giả danh không lầm lẫn như Bồ-tát thấy gọi là pháp nhãn; đối với các pháp đều thấy thật tướng gọi là Phật nhãn. Nên biết Phật nhãn soi chiếu hoàn toàn không bỏ sót, cho nên kinh dạy: Năm nhãn đầy đủ thành Bồ-tát, mãi mãi làm cha mẹ với ba cõi. Nhưng gọi riêng Phật nhãn là như các dòng nước đều chảy ra biển, mất đi tên gọi gốc, chẳng phải không có bốn dụng. Trí Phật chiếu không, như hành nhị thừa thấy, Gọi là nhất thiết chủng trí, trí Phật soi chiếu giả, như sự thấy biết của Bồ-tát. Gọi là trí đạo chủng, trí Phật chiếu soi không, giả trung đều thấy thật tướng gọi là nhất thiết chủng trí. Cho nên, nói ba trí Có đươc trong một tâm. Cho nên, biết một tâm ba chỉ thành tưu. Ba nhãn, thấy ba đế bất tư nghị. Cái thấy này chỉ mà được cho nên được gọi tên là nhãn. Một tâm ba quán thành ba trí, biết ba cảnh bất tư nghị. Trí này từ quán mà được cho nên được gọi là trí, cảnh và đế hai bên khác nhau. Thấy và biết nhãn mục rất xưng hợp không nên nói riêng. Nay dùng cảnh để hiển bày trí, khiến ba quán để hiểu, dùng đế để soi chiếu khiến ba chỉ có hiểu. Tuy ba phen nói mà lý thật là một pháp bất khả tư nghì đó thôi. Dùng một pháp nhãn trí này để đắc thể chỉ quán viên đốn. Giải thích như ở đây vốn dối với sự quán tâm thật chẳng phải đọc kinh an trí theo thứ lớp so sánh, vì tránh người nghi ngờ, làm lòng tin thêm vững, may mắn hợp với kinh điển, cho nên dẫn ra làm chứng.

3. Nói về cảnh giới: Nếu hiểu được lý của việc năng hiển nhãn trí thì không đợi thuyết hiển bày đế cảnh, vì chưa hiểu, lại một khoa này, tín hạnh còn học rộng, do sự phân biệt này mà hiểu về viên diệu, pháp hành tông quán sâu nhờ đây mà tư duy để thấy chánh cảnh. Căn cứ vào đây chia làm hai:

  1. Nói rõ cảnh ý.
  2. Nói về các cảnh ly hiệp.

Kinh chép: Vì các chúng sinh khai mở tri kiến Phật. nếu không có cảnh làm trung gian thì trí không biết gì mắt không thấy gì, phải biết cần có cảnh Phật nhãn.

Kinh chép: Người đời làm sao có thiên nhãn, chân thật không dùng ahi tướng thấy cõi nước các Đức Phật nên không có cảnh thế tục thì nhãn này không nên thấy được cõi Phật.

Kinh chép: Thiên nhãn khai mở tuệ nhãn thấy chân, cho nên biết phải có cảnh tuệ nhãn, ba đế lý này bất khả tư nghị, không có tánh quyết định, thật không thể nói. Nếu vì duyên nói thì không ngoài ba ý:

  1. Tùy tình nói, tức là ý người khác nói.
  2. Tùy tình trí nói, tức là tùy ý mình và người khác nói.
  3. Tùy trú nói, tức tùy ý mình nói.

Thế nào là tùy tình nói ba đế? Như người mù không thấy biết sữa nên hỏi người khác rằng màu sắc của sữa giống màu gì?

Người khác đáp: Màu trắng như vỏ ốc, tuyết, hạc… tuy nghe nói như vậy nhưng cũng chẳng biết màu sắc thật của sữa, vì vậy những người mù mỗi người đều hiểu khác nhau tranh nhau chấp vỏ ốc, khởi lên bốn thứ tranh chấp, phàm tình ngu si cũng giống như vậy, không hiểu đế phương tiện đại bi do đó mà phân biệt. Hoặc căn cứ vào hữu môn nói ba đế, như người mù nghe nói vỏ ốc; hoặc y cứ vào không môn nói về ba đế như người mù nghe nói vỏ ốc; hoặc y cứ không hữu môn nói về ba đế như người mù nghe nói về tuyết, hoặc tạo tác phi không phi hữu môn, nói về ba đế biết như người mù nghe nói về hạc. Tuy nghe thuyết này nhưng chưa tức là đế lý, do đó các phàm phu cuối cùng không thể thấy được tướng thường, lạc, ngã, tịnh chân thật, tuy chưa được thấy nhưng đều chấp không chấp có, phải trái lẫn nhau, cho nên thường giải thích hai đế có tới hai mươi ba nhà giải thích, nhưng mỗi nàh khác nhau, đều có sự thống biết riêng, họ đều dẫn trong kinh luận nên chẳng biết ai đúng ai sai, nếu nói đều đúng thì lý vô lượng, nếu nói đều sai thì phải có căn cứ, vì nghĩa này cho nên chấp mình chẳng phải người khác, chỉ uống cam lồ tổn thương mạng chết sớm. Kinh dạy rằng khi ngài Vănthù và ngài Di-lặc chưa chứng ngộ, hai ngài cùng tranh chấp về hai đế cả hai đều đọa vào địa ngục. Đời nay phàm tình cố chấp chặc một văn, tuy cho rằng sợ trái với tôn chỉ của Phật, những người như vậy đều chưa hiểu tùy tình ba đế. Nếu hiểu được ý này nghe nói các thứ, liền biết Như Lai tùy thuận căn tình, căn tình đã nhiều, nói không phải một thứ, đây tức là tùy ý người khác mà nói ba đế. Tùy tình trí nói ba đế, y cứ vào tình nói hai, y cứ vào trí nói một, nếu vậy không được dùng một mà nói ba, đây là y cứ vào phàm tình, phàm tình đều là phương tiên, tuy tức một mà ba nhưng tóm lược làm hai. Nếu y cứ vào Thánh trí thì Thánh trí đều là thật chứng đắc, tuy tức một mà ba nhưng tóm lược làm một, tình trí vọng vào nhau cho nên nói ba đế như người ở giai vị tương tự. Khi sáu căn thanh tịnh còn chưa phát được cái thấy chân thật đối với Trung đạo, tuy quán ba đế nhưng y cứ vào giai vị mà nói chỉ phá bốn trụ và Trần sa hoặc, đã chứng phương tiện đạo, chỉ tóm lược làm hai đế. Nếu nhập sơ trụ, phá vô minh, thấy Phật tánh, song chiếu hai đế mới gọi là trí, cũng đầy đủ ba đế chỉ câu thúc làm trung đạo Đệ nhất nghĩa đế. Tình trí hiệp lại mà luận, tức tùy ý mình và người mà nói.

Tùy trí ba đế: Từ sơ trụ bỏ hết lỗi lầm, chỉ nói trong đó dứt bặt sự thấy nghe, chân tục cũng vậy. Ba đế màu nhiệm chỉ trí soi chiếu, không thể chỉ không thể tư duy, người nghe sợ hãi, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, chẳng phải khó chẳng phải dễ, chẳng phải tướng, chẳng phải phi tướng, chẳng phải là thế pháp, không có tướng mạo, bách phi thấu suốt, bốn cú đều mất, chỉ có Phật và Phật mới có thể thấu suốt cùng tận. Đường ngôn ngữ bặt, chỗ tâm hành diệt, không thể dùng vọng tưởng của phàm tình, hoặc một hoặc ba đều bặt tâm trong mong, hàng Nhị thừa còn chẳng so sánh được, huống chi phàm phu, như màu sắc chân thật của sữa mở mắt mới thấy, luống phí lời nói mà người mù cùng cũng không biết, nói như vậy gọi là tùy trí nói về tướng ba đế, tức là tùy ý mình nói.

Ở đây lại dẫn văn kinh nói về hai đế, hiển bày khuyết thành tựu ba đế. Nếu nói hàng phàm phu thì có khả năng thể đạt nhân duyên sinh đối với quán giải, đâu chẳng phải tùy tình mà nói thế tục, thể nhân duyên tức không, đâu chẳng phải tùy tình nói chân, nếu như thế tức là tùy tình nói hai đế. Nếu nói tâm của phàm phu thấy gọi là tục đế, tâm bậc Thánh thấy gọi là chân đế, nói như thế há chẳng phải tùy tình trí nói hai đế? Hoặc nói phàm phu hành thế gian mà không biết tướng thế gian, phàm phu còn không biết tục đế thế gian, làm sao biết được chân? Cho nên biết hai đế kẻ phàm tình chẳng thể biết được. Nói như thế đâu chẳng phải tùy trí nói hai đế. Hai đế đã có nói ba phen, ba lệ theo đây có thể hiểu. Có người nghi rằng: Nếu nói Phật thường y vào hai đế nói pháp cho nên có ba phen nói về ý hai đế, nay cũng lệ theo đây. Đức Phật thường ưa thích trung đạo, nhập thai, đản sinh, xuất gia, thành đạo, nhập diệt đều vào lúc nửa đêm, một sắc một hương đều là Trung đạo, nếu nói Trung đạo đâu chẳng phải ba ý phó duyên ư! Lại mỗi lời nói đều đầy đủ ý bốn tất-đàn, tùy bốn ý trong tình. Xét rằng đế lý không thể nói, nói phải mượn lời, lời phải hợp với tình, tình phải vui mừng. Hoặc nghe chân hoan hỷ, hoặc nghe tục hoan hỷ, hoặc nghe tục hoan hỷ, hoặc nghe Trung hoan hỷ, đây tức là tùy tình trung dụng ý thế giới tất-đàn. Sự tiện nghi của chúng sinh khách nhau, hoặc nghe nói không có giới tuệ tăng tưởng, hoặc nghe nói có giới tuệ tăng trưởng, hoặc nghe nói trung giới tuệ tăng trưởng, đây tức là tùy tình trung dụng ý vị nhân tất-đàn. Người tu hành phá ác khác nhau, hoặc nghe pháp hữu năng phá thùy niện giác quán… hoặc nghe pháp vô năng phá thùy tán… hoặc nghe pháp trung năng phá thùy tán… đây tức tùy tình trung dụngý đối trị tấtđàn. Chúng sinh ngộ nhập khác nhau, hoặc nghe không khai giải, hoặc nghe có siêu việt tỏ ngộ, hoặc nghe trung mà phát khởi thấu triệt, cho đến quán tâm cũng như vậy, hoặc nói hữu quán bừng tỉnh như áng mây, hoặc thực hành vô quán diệt mất thân tâm, hoặc thực hành trung quán tinh thần sáng tỏ, các thứ như vậy khác nhau, nên tại một không tại hai, nên tại hai không tại một, cho nên nói: Phật nói sinh pháp đối với pháp vô sinh được độ, Phật nói pháp vô sinh đối với sinh pháp được độ, đây tức là dụng ý Đệ nhất nghĩa tất-đàn.

Cho nên Kinh Pháp Hoa chép: Đức Phật biết các dục, các hạnh, các tánh, các sự nhớ tưởng của chúng sinh, tức là bốn ý này. Vì sao? Vì các dục là tùy thế giới, các tánh là sinh thiện, các hành là đối trị, các sự nhớ tưởng là Đệ nhất nghĩa. Vì sao tánh thuộc sinh thiện, hành thuộc về đối trị phá ác ư. Nếu nói chung thì tánh thiện có mờ tối có hiển rõ, hành ác cũng có mờ tối, có hiển rõ. Nay theo nghĩa tiện thì, thiện là thầm nép phục, ác là hình bóng hiểu bày, như khi Đức Phật chưa ra đời, thì hàng ba thừa gối lành thầm nép phục, không hiện, cho nên nói tánh thiện thầm hợp.

Nếu nghe ba đế thì điều lành này phát sinh, cho nên biết các tánh phải thuộc về sinh thiện, có thể đối với vị nhân tất-đàn. Lại khi Phật chưa ra đời, ác hạnh của các chúng sinh ảnh hiển, tà quấy lỗi lầm hiện tiền. Đức Phật vì phá ác này cho nên nói ba đế, nên biết các hành thuộc về phá ác, tức đối trị tất-đàn. Các sự nhớ tưởng là Đệ nhất nghĩa: Tưởng là tuệ số, nghiêng lệch cho nên thành tâm trái ngược, thấy trái ngược… nếu gặp được tri thức chánh tưởng tuệ thì thành ba bất đảo, Đức Phật muốn chúng sinh tưởng tuệ này nên nói ba đế, tức Đệ nhất nghĩa. Tùy tình nói ba đế đã đầy đủ bốn ý. Tùy hình trí, tùy trí nói ba đế lệ theo đây có thể hiểu, cho nên ba lần bốn là mười hai thứ nói về ba đế khác nhau. Đâu thể dùng phàm tình hạn cuộc vào Thánh, nghĩa là chỉ một thứ tranh chấp tự hủy hoại. Nếu biết Thánh nói không có bờ mé, cuối cùng không phải đây kia, khởi tăng thượng mạn, cống cao lăng mạ. Như người trí và người mù chớ có cạnh tranh về màu sắc của sữa, siêng năng thực hành phương tiện hổ thẹn dùng ba chỉ chứng ba nhãn, thấy ba pháp, đạt được ba trí, biết ba đế, thấy trung rõ ràng, song chiếu sáng tỏ, như mây trừ phát chướng, trên hiển bày, dưới rõ sáng. Bấy giờ, mới có thể xét kỹ phải trái, quyết định như sư tử hống. Thần cho rằng tùy tình là đều cho, tùy tình trí là nửa cho nửa đoạt lấy, tùy trí là đều đoạt, vì sao? Như bậc Thánh nói với phàm rằng: Nay ông tâm tưởng tức là tục, có khả năng thể đạt tục hư tức là chân, đâu phải đều cho tướng. Nay biết trăm ngàn lần suy tìm giới hạn đều là tục, chỉ có sự hiểu biết của bậc Thánh là chân, há chẳng phải tướng nửa cho nửa đoạt ư? Nói về hai đế, phàm phu đều không hiểu bậc thượng Thánh riêng biết, đây đâu phải đều đoạt ở. Đây giải thích dễ hiểu cho nên ghi chép ra đây.

Nói về cảnh trí lìa hợp: Trước cảnh kế là trí. Các kinh nói đế, hoặc bốn ba hai một, lìa hợp khác nhau, nay sẽ nói chung ba giáo là giáo phương tiện, chỉ nói rõ hai đế. Bồ-tát sơ tâm trong tâm duyên vào chân, hàng phục được tứ trụ, khiến phiền não tiêu trừ, ba A-tăng-kỳ tu sáu Độ muôn hạnh, khiến thân công đức đầy đủ, trăm kiếp được tướng tốt, đạt được năm thần thông, đắc pháp nhãn soi chiếu tục đế, phân biệt căn tánh, điều hòa thuần thục chúng sinh mà làm Phật sự, hậu tâm ngồi đạo tràng, ba mươi bốn tâm đoạn hết, kiến tư hoặc. Ba mươi tư tâm là tám tâm nhẫn, tám tâm trí, chín tâm vô ngại, ngại tâm giải thoát, cộng chung ba mươi tâm.

Lại kinh chép: Trong một niệm có đến sáu trăm lần sinh diệt.

Thành luận sư nói: Trong một niệm có sáu mươi sát-na. chỉ là một niệm từ giả nhập không, đắc tuệ nhãn, chiếu chân đế mà được thành thật. Trước đã chiếu tục, kế lại chiếu chân, nhị đế cả hai rõ ràng, khác với đệ tử Bồ-tát chỉ chiếu tục không chiếu chân, hàng Nhị thừa chỉ chiếu chân không chiếu tục, Đức Phật thì bao gồm tất cả tục chân, lại thêm trung đạo Đệ nhất nghĩa đế. Tam tạng nhị đế đã là phương tiện, trong nhị đế lại thêm trung đạo, trong phương tiện lại thêm phương tiện, chiếu kiến đế này lại thêm Phật nhãn, biết đế này cho nên lại thêm nhất thiết chủng trí, lìa thì có hai hiệp thì có ba, đó gọi là tướng ly hợp của hai đế, ba trong pháp tam tạng giáo.

Kế là hàng tam thừa dùng vô ngôn thuyết đạo dứt bỏ phiền não.

Nói về đế ly hợp: Tục đế thì đồng, chân đế thì khác.

Đại Luận chép: Không có hai thứ:

  1. Đản không.
  2. Bất đản không.

Đại Kinh chép: Hành Nhị thừa chỉ thấy không, chẳng thấy bất không, người có trí chẳng những thấy không mà còn thấy bất không, bất không tức đại Niết-bàn. Hàng Nhị thừa đãn không, bậc trí giả như lửa đom đóm, hàng Bồ-tát trí tuệ như mặt trời. Đã không, khác với trí thì biệt có hai đế khác nhau, nhưng nay hiệp thành một chân đế, hàng Nhị thừa thể giải nhập chân, chỉ nhập đãn không, không thể từ đãn không nhập giả, không có dụng hóa tha, Bồ-tát thể giả, nhập đãn chân, có thể từ đãn không nhập giả, không có dụng hóa tha, Bồ-tát thể giả, nhập đãn chân, có thể từ đãn không nhập giả, hóa độ chúng sinh, thanh tịnh cõi nước Phật, Bồ-tát thượng căn thể giả nhập chân. Trước nhập đãn không, kế nhập bất đãn không, thì phá vô minh, thấy Phật tánh, hoàn toàn khác với chân trước, đâu thể đồng làm một chân đế ư? Xưa các nhà hoa nghiêm nói rằng: Phật quả vượt ngoài hai đế, được phần ý này mà tác nghĩa không thành, không biết trí Phật riêng chiếu cảnh gì, riêng đoạn hoặc gì, nếu hiểu được ý này vượt ngoài nghĩa thì thành tựu. Các nhà khai thiện thì nói rằng: Quá Phật không vượt ngoài hai đế, không năng động khác nhị đế, tác nghĩa lại không thành, nếu hiểu được ý này thì vượt ngoài nghĩa cũng thành. Xưa nay gọi đây là dòng gió hai đế, ý là ở đây. khi đãn không, bất đãn không hiệp thì chỉ là một chân đế, khi lìa thành hai chân đế, khác các nhà tam tạng. Tam tạng kia thuộc đế thứ ba, chỉ có tên trung đạo, không thể tự thể riêng, nhãn không riêng thấy, trí không biết riêng, ở đây thì hông như vậy. Đế thứ ba cũng gọi là chân đế, cũng gọi Trung đạo Đệ nhất nghĩa đế, có tự thể riêng, biết riêng đó là tướng ly hợp của hai đế, ba đế đạo Đệ nhất nghĩa đế, có tự thể riêng thấy riêng, biết riêng đó là tướng ly hợp của hai đế, ba đế thuộc Thông giáo.

Kể là: Biệt giáo nói về hai đế và sự tìm khác ở đoạn trước. Chân tục ở trước hiệp thành tục của biệt gia, tục ấy là thế giới cách biệt, tục thì có chân thì vô. Phàm phu thuộc về tục đế, Nhị thừa thuộc về chân đế. Đã có sự khác nhau giữa có và không cho nên gọi là Trục. Kinh thắng man gọi Nhị thừa là chúng sinh tác không, loạn ý.

Đại Kinh chép: Ta và Di-lạc cùng luận về thế đế, năm trăm Thanh văn nói về chân đế: Hoặc luận nhị đế, tục đế không khai; hoặc tác ba đế khai hữu là tục, khai vô là chân, đối bất đãn không làm Đệ nhất nghĩa đế, đó gọi là tướng ly hợp của Biệt giáo.

Pages: 1 2