MA-HA CHỈ QUÁN

QUYỂN 1
(Phần Cuối)

Thấy tướng tốt của Phật mà phát tâm: Hoặc thấy Như Lai, thân do cha mẹ sinh, thân tướng sáng ngời, hiểu rõ được thân tướng tốt đẹp sáng ngời, Tỳ-thủ-yết-ma không thể làm được, hơn tướng tốt của vua Chuyển luân ở thế gian ít có, trên trời dưới trời không ai bằng Phật, khắp mười phương thế giới cũng không ai sánh bằng. Nguyện tôi đồng với bậc Thánh Pháp Vương, tôi độ chúng sinh vô ương số. Đó gọi là thấy tướng tốt của ứng thân Phật, thượng cầu hạ hóa phát tâm Bồ-đề. Hoặc thấy Như Lai, biết Như Lai là không phải Như Lai, hoặc thấy tướng tốt, biết tướng tốt chẳng phải tướng tốt, Như Lai và tướng tốt đều như hư không, trong hư không không có Phật, huống chi là có tướng tốt. Thấy Như Lai chẳng phải Như Lai tức là thấy Như Lai, thấy tướng tốt chẳng phải tướng tốt tức là thấy các tướng. Nguyện tôi được thành Phật đồng với bậc Thánh Pháp Vương, ta độ chúng sinh vô ương số, đó gọi là thấy tướng tốt của thắng ứng thân, thượng cầu hạ hóa phát tâm Bồ-đề. Nếu thấy thân tướng Như Lai, tất cả không chỗ nào không hiện, như gương sạch thấy các hình bóng, mỗi tướng tốt của phàm Thánh không thể ở một bên, Phạm thiên không thể thấy đảnh Phật, Mục-liên không thể nghe biết âm thanh Phật vang đến đâu. Luận nói rằng: Vô hình bậc nhất, thể chẳng trang nghiêm mà trang nghiêm, nguyện tôi được thành Phật, bằng với bậc Thánh Pháp Vương, đó gọi là thấy tướng tốt của báo thân Phật, trên cầu, dưới hóa mà phát tâm Bồ-đề. Hoặc thấy Như Lai, biết trí tuệ của Như Lai, thấu suốt tướng tội phước, chiếu khắp mười phương. Pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu, đầy đủ ba mươi hai tướng, mỗi tướng tốt tức là thật tướng. Thật tướng pháp giới đầy đủ không thiếu. Nguyện tôi được đồng với bậc Thánh Pháp Vương, đó là thấy tướng tốt của Pháp thân Phật thượng cầu hạ hóa mà phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là thấy các thứ thần thông biến hóa của Phật mà phát tâm Bồ-đề? Như thấy Như Lai nương thiền căn bản, nhất tâm thực hành một, không được nhiều, hoặc phát ra một luồng ánh sáng, từ địa ngục A-tỳ lên đến trời Hữu đảnh, hỏa quang chiếu sáng khắp trời đất đều thông suốt, mặt trời mặt trăng cất giấu ánh sáng thiên quang ẩn không hiện, nguyện tôi được thành Phật, đồng với bậc Thánh Pháp Vương v.v… Hoặc thấy Như Lai nương vào lý vô sinh của Như Lai, không dùng hai tướng ứng với các chúng sanh, có thể khiến cho chúng sinh, đều thấy Đức Phật ở trước mặt mình, nguyện tôi được thành Phật, đồng với bậc Thánh Pháp Vương, v.v….

Hoặc thấy Như Lai nương vào Như Lai tạng Tam-muội chánh thọ, ở các cõi nước nhiều như bụi trong mười phương sinh khởi bốn uy nghi, mà đối với pháp tánh không hề lay động, nguyện tôi được thành Phật, đồng với bậc Thánh Pháp Vương… Hoặc thấy Như Lai và các thần thông không hai không khác, Như Lai tạo ra thần thông biến hóa, thần thông biến hóa tạo ra Như Lai, vô ký hóa hóa, hóa lại tác hóa, không thể cùng tận, đều không thể suy nghĩ bàn luận, đều là thật tướng mà làm Phật sự, nguyện tôi được thành Phật, đồng với bậc Thánh Pháp Vương…

Thế nào là nghe các pháp phát tâm Bồ-đề? Hoặc nghe từ Phật và Thiện tri thức, hoặc từ kinh điển, nghe một câu sinh diệt, thì hiểu pháp thế gian, xuất thế gian, vừa mới sinh diệt niệm niệm dời đổi, giới, tuệ giải thoát, vắng lặng là chân, nguyện tôi thành Phật nói được đạo thanh tịnh, v.v… hoặc nghe sinh diệt thì hiểu Tứ đế đều bất sinh bất diệt, trong hư không không có gai nhọn thì nhổ cái gì? Cái gì là khổ, cái gì tập, tu, chứng? Rốt ráo thanh tịnh, năng sở vắng lặng, nguyện tôi thành Phật nói được đạo thanh tịnh… hoặc nghe sinh diệt thì hiểu rằng inh diệt đối với bất sinh diệt là hai, chẳng sinh diệt chẳng phải không sinh diệt là Trung, Trung đạo thanh tịnh, riêng bặt dứt, nhưng vượt ngoài biểu hiện của sinh tử Niết-bàn, nguyện tôi thành Phật sẽ nói cho chúng sinh nghe đạo tối thượng, riêng nhổ mà được ra, như hoa vượt khỏi mặt nước, như trăng giữa hư không, v.v… hoặc nghe sinh diệt, thì hiểu được sinh diệt, không sinh diệt, chẳng sinh diệt chẳng phải không sinh diệt, song chiếu sinh diệt bất sinh diệt, ngay nơi một là ba, ngay nơi ba là một. Pháp giới bí mật đầy đủ thường lạc. Nguyện tôi thành Phật sẽ nói cho chúng sinh nghe tạng bí mật. Như người có phước đức cầm đá chấp thạch thì đá thành vật báu, cầm chất độc thì chất độc thành thuốc v.v… Hoặc nghe vô sinh, thì cho rằng hàng Nhị thừa không sinh trong ba cõi. Nếu Bồ-tát chưa được vô sinh, nghe vô sinh, nghĩa là Ba thừa đều không sinh trong ba cõi, nếu nghe vô sinh, thì Nhị thừa chẳng phân, chỉ tại Bồ-tát, Bồ-tát trước không có phần đoạn sinh, kế không có biến dịch sinh, nếu nghe vô sinh, một vô sinh thì tất cả đều vô sinh. Hoặc nghe vô lượng, một câu lệ cho như đây, nếu nghe vô lượng, nghĩa là hàng Nhị thừa phương tiện đạo Tứ đế, thập lục đế, v.v… dùng làm vô lượng. Nếu nghe vô lượng, hàng Nhị thừa tự dùng hàng phục hoặc nghiệp, không thể hóa tha, hàng Bồ-tát dụng vô lượng này tự dứt bỏ hoặc nghiệp, cũng hóa tha. Nếu nghe vô lượng, nghĩa là hàng Nhị thừa không phân, chỉ tại Bồ-tát, Bồtát dùng để dứt trần sa trong ba cõi, cũng có thể hàng phục trần sa ngoài ba cõi, nếu nghe vô lượng, nghĩa là hàng Nhị thừa không phân, chỉ tại Bồ-tát, Bồ-tát dùng để dứt bỏ trần sa trong ba cõi cũng hàng phục vô minh. Nếu nghe vô lượng, chỉ tại Bồ-tát, Bồ-tát dùng để hàng phục dứt bỏ vô minh. Hoặc nghe một câu vô tác, lệ cũng như đây. Nếu nghe vô tác, nghĩa là chẳng phải Phật, trời, người, Tu-la tạo tác, hàng Nhị thừa chứng vô tác này. Kinh Tư Ích nói rằng: Chúng tôi học vô tác đã thực hành chứng đắc, mà Bồ-tát không thể chứng đắc v.v… hoặc nghe vô tác nghĩa là ba thừa đều có khả năng chứng đắc. Nếu nghe vô tác, nghĩa là chẳng phải cảnh giới của hàng Nhị thừa, huống chi là phàm phu, Bồ-tát phá quyền vô tác, chứng thật vô tác. Nếu nghe vô tác, nghĩa là ngay nơi quyền vô tác chứng thật vô tác. Hiểu được ý này, hễ nghe bất cứ một câu nào đều thông đạt các câu, cho đến tất cả câu, tất cả pháp, không có chướng ngại v.v… một thuyết nhiều cách hiểu thì nghĩa khó nói, lại y cứ vào của kệ luận mà nói lại.

Như nói: “Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không, đã nói do nhân duyên sinh thì đâu được nói tức không, phải phân tích nhân duyên cho cùng tận mới hiểu được không, mới gọi là tức không. Cũng gọi là giả danh, hữu vi luống dối yếu kém, không có thế độc lập, mượn các duyên mà thành, mượn duyên cho nên giả, chẳng phải giả thi thiết quyền. Cũng gọi nghĩa Trung đạo: Lìa đoạn thường thì gọi là Trung đạo, chẳng phải Phật tánh Trung đạo. Nếu hiểu được như thế thì tuy ba câu đều không, vẫn không thành tức không, huống gì là tức giả tức trung, đây là nghĩa sinh diệt Tứ đế. Nếu pháp do nhân duyên sinh thì không cần phá diệt, thể tức là không mà không được tức giả, tức trung. Dù thực hành giả trung đều thuận nhập vào không. Vì sao? Vì các pháp đều tức không, vô chủ ngã, giả cũng tức không, vì giả thi thiết, trung cũng tức không vì lìa đoạn thường hai bên. Đây ba phen nói tuy khác và cùng đều thuận nhập vào không, lui sụt chẳng phải Nhị thừa phân tích pháp, tiến tới chẳng phải biệt, chẳng phải viên, cho đến ý đều không như ba con thú qua sông. Nếu cho rằng tức không, tức giả, tức trung, là ba thứ quanh co, mỗi thứ đều có khác. Ba lời nói đều không, vô chủ cho nên không, luống dối cho nên không, vô biên cho nên không. Ba thứ đều không, đồng có tên gọi cho nên giả. Ba lời nói đều là Trung, trung chân, trung cơ, trung thực cho nên đều Trung, đây là lược Biệt mà mất Viên… Hoặc nói tức không, tức giả, tức trung, tuy ba mà một, tuy một mà ba, không ngăn ngại lẫn nhau. Ba thứ đều không, là ngôn ngữ suy tư bặt dứt. Ba thứ đều giả, vì có tên gọi. Ba thứ đều trung, tức là thật tướng. Chỉ lấy không làm tên, tức đầy đủ giả trung, ngộ được không tức ngộ được giả và trung, ngoài ra các thứ khác cũng giống như vậy. Phải biết nghe một pháp, phát sinh các thứ hiểu biết, lập các nguyện, tức là các thứ phát tâm Bồ-đề. Đây cũng có thể hiểu, cõi tịnh độ theo chúng tu hành pháp diệt, chịu khổ sinh khởi lỗi lầm, v.v… phát tâm Bồ-đề, lệ như trước có thể hiểu, không chép lại.

Phần trên đã nói nhiều, ở đây dùng ba thứ Chỉ Quán để tổng kết. Nhưng pháp tánh chẳng phải một pháp làm sao dùng ba bốn thứ để suy tìm. Ở đây nói một hai ba bốn, nói pháp tánh là sở mê, khổ tập là năng mê, năng mê có nặng có nhẹ, sở mê có tức lìa, y cứ vào trong ngoài cõi phân biệt có bốn thứ khổ tập, y cứ vào căn tánh chấp lý thì có một, hai, ba, bốn khác nhau, v.v… Nếu trong cõi người độn căn mê chân nặng, khổ tập cũng nặng, người lợi căn mê chân nhẹ, khổ tập cũng nhẹ, ngoài giới người độn căn, lợi căn mê nặng nhẹ cũng giống như vậy. Pháp tánh là sở giải, đạo diệt là năng giải, sở giải có tức lìa, năng giải có khéo léo, có vụng về, người độn căn trong giới nội sở giải lìa năng giải thì vụng về, người lợi căn sở giải tức năng giải cũng khéo léo. Người độn căn, lợi căn giới ngoại tức lìa khéo léo vụng về cũng giống như vậy. Vì sao? Vì sự lý đã khác, mê hoặc cũng nhiều, thí như hai cha con bị người đi đường nổi sân đánh, cả hai đều trọng thương. Sân để thí dụ cho tập, đánh dụ cho khổ. Hoặc nói rằng phiền não tức pháp tánh, sự lý tương tức, khổ tập thì nhẹ, thật chẳng phải cốt nhục hai cha con sân đánh thì khinh rẽ. Thô tế cành gốc chung riêng, cùng khắp, không cùng khắp, khó dễ, v.v… cũng giống như vậy. Hoặc nói: giới nội khổ tập ngưng trệ là nặng, giới ngoại thăng xuất là nhẹ; hoặc giới nội da mê hoặc cho nên cạn, giới ngoại thịt mê hoặc cho nên sâu. Hoặc nói: Giới nội tùy ý người cho nên vụng về, giới ngoại tùy ý mình cho nên khéo léo. Hoặc nói: Giới nội xứng hợp căn cơ cho nên khéo léo, giới ngoại không xứng hợp căn cơ cho nên vụng về. Hoặc nói: Giới nội có năng sở cho nên thô, giới ngoại không có năng sở cho nên tế. Có chỗ nói giới nội đường nhỏ cùng cực ở hóa thành cho nên tế, giới ngoại đường rất lớn ở bảo sở cho nên thô. Hoặc nói: Khách trần giới nội nên gọi là cành lá, giới ngoại đồng thể nên gọi là gốc.

Hoặc nói: Giới nội ở ban đầu cho nên nói là gốc, giới ngoại ở sau cùng cho nên nói cành lá. Hoặc nói: Giới nội lớn nhỏ là đồng cho nên Thông, giới ngoại chỉ riêng đường lớn cho nên Biệt. Hoặc nói: Giới nội thiên chấp một nên cho nên cạn nhỏ gọi là Biệt, giới ngoại viên cho nên lớn không ngăn cách, gọi là Thông. Hoặc nói: Giới nội ngắn cho nên không cùng khắp, giới ngoại trùm khắp pháp giới cho nên cùng khắp. Hoặc nói: Giới nội tại tất cả hiền Thánh đều đồng cho nên trùm khắp, giới ngoại riêng nơi duyên lớn cho nên không cùng khắp. Hoặc nói: Giới nội dụng Nhị thừa phương tiện cho nên khó dứt bỏ, giới ngoại chỉ nương tuệ vô ngại cho nên dễ dứt bỏ. Các thứ như vậy… Nói xen lẫn nhau. Ở đây nếu kết thúc thì dễ hiểu. Hoặc thực hành cạn sâu, nặng nhẹ, là thứ lớp quán ý; hoặc thực hành nhất thật Tứ đế không phân biệt, là viên quán ý; hoặc thực hành nặng nhẹ lẫn nhau là bất định quán ý, đều là pháp tướng Đại thừa cho nên cần phải biết. Nếu thấy được ý này thì biết ba thứ: tiệm thứ hiển thị, bất định hiển và viên đốn hiển.

Hỏi: Tập đã có bốn, quả khổ tại sao có hai?

Đáp: Hoặc phiền não tùy nơi giải tập thì có bốn, giải tùy nơi hoặc phiền não, thì chỉ chiêu cảm hai thứ tử, lệ như hàng Tiểu thừa, hoặc tùy nơi giải thì có kiến đế tư duy; nếu giải tùy hoặc thì chỉ là một phần đoạn sinh tử mà thôi!

Hỏi: Khổ tập có thể là pháp do nhân duyên sinh, đạo diệt vì sao như vậy? Đáp: Khổ tập là sở phá, đạo diệt là năng phá, năng phá từ sở phá mà đặt tên, đều là pháp do nhân duyên sinh. Cho nên Đại kinh chép: Nhân diệt vô minh thì ngay lập tức chứng Tam-bồ-đề, cũng là nhân duyên.

Hỏi: Pháp tánh là sở mê, vì sao có hai, vì sao có bốn? Đáp: Vì pháp tánh tùy quyền thật nên có hai, pháp tánh tùy căn duyên nên có bốn. Nếu thấy được ý này lệ như thấy tướng nghe pháp cho đến khởi quá, chẳng hạn như thực hành bốn thứ phân biệt nói rộng v.v…

Y cứ vào bốn thệ nguyện rộng lớn thì hiển thị là trước suy tìm pháp tánh, nghe các pháp kia đã hiểu rõ, vì người chưa hiểu lại căn cứ vào bốn hoằng thệ, lại nữa, trong Tứ đế phần nhiều y cứ vào giải để nói về thượng cầu hạ hóa, trong bốn hoằng thệ phần lớn y cứ vào nguyện nói về thượng cầu hạ hóa, lại trong Tứ đế đều y cứ vào các Đức Phật ba đời nói về thượng cầu hạ hóa, trong bốn hoằng thệ phần nhiều y cứ vào Phật đời vị lai nói về thượng cầu hạ hóa, lại trong Tứ đế phần nhiều y cứ vào các căn để nói về thượng cầu hạ hóa, trong bốn hoằng thệ chuyên y cứ vào ý căn để nói về thượng cầu hạ hóa, phân biệt như đây khiến cho dễ hiểu, hiểu được ý không đợi chờ. Tâm phàm phu không riêng sinh, phải nương vào duyên khởi, ý căn là nhân, pháp trần là duyên, tâm sở khởi là pháp sở sinh, đây là ba tướng căn trần, năng, sở biến đổi chuyển động, riêng khởi riêng tàn lụi, vừa mới sinh diệt, niệm niệm không dừng, nhấp nháy như ánh chớp, nhanh chóng như dòng nước chảy, sắc như bóng thọ như bọt nước, tưởng là lửa, hành là vực, thức là huyễn, tất cả y báo cõi nước, ruộng vườn, nhà cửa vợ con, tài sản, chỉ một niệm tan mất, chợt có chợt không, ba cõi vô thường, tất cả đều khổ, bốn ngọn núi hợp lại cũng không tránh khỏi, chỉ nên chuyên tâm giữ giới định tuệ, phá thẳng điên đảo, cắt ngang biển tử, vượt thoát các dòng. Kinh chép: Ngày xưa ta và các thầy không thấy bốn chân đế, cho nên xoay vần mãi trong nhà lửa, như vậy thì làm sao có thể ham vui buông thả giỡn cười được, vì vậy nên từ bi khởi phát bốn thệ nguyện rộng lớn, cứu khổ ban vui, ví như Đức Thích-ca thấy cày đất làm ruộng, Đức Di-lặc quán thấy sự hủy hoại đền đài, tức là nghĩa này. Do hiểu rõ Tứ đế cho nên chẳng bị chín phược, phát bốn thệ nguyện rộng lớn, cho nên chẳng phải một thoát, chính là chẳng phược chẳng thoát, phát tâm Bồ-đề chân chánh, hiển bày nghĩa này đã rõ.

Kế đến là quán căn trần đối nhau, một niệm tâm khởi, năng sinh sở sinh đều tức không. Vọng nên tâm khởi, khởi không tự tánh, không tha tánh, không phải cộng tánh, không phải vô nhân tánh. Khi khởi, không từ mình, người, cùng lìa mà đến, khi đi không hướng đến Đông Nam Tây Bắc mà đi, tâm này không ở trong, ngoài, hai bên, chặng giữa, cũng không thường tự có, chỉ có tên gọi, gọi đó là tâm. Chữ ấy không trụ, cũng chẳng phải không trụ, không thật có cho nên sinh tức vô sinh, cũng chẳng phải vô sinh, hữu vô đều vắng lặng, người phàm phu cho người có trí biết vô, như trăng đáy nước được vui mất buồn, bậc đại nhân lấy bỏ đều không vui hay buồn, kính soi hình bóng huyễn hóa cũng giống như vậy. Kinh Tư Ích chép: Khổ vô sinh, tập không hòa hợp, đạo không hai, diệt bất sinh. Đại kinh chép: Giải khổ vô khổ mà có chân đế, cho đến giải diệt vô diệt mà có chân đế, tập đã tức không, chẳng nên như nai khát nước chạy tìm ánh nắng mặt trời, khổ đã tức không, chẳng nên như con khỉ ngu si kia chụp lấy mặt trăng đáy nước; đạo đã tức không, chẳng nên nói tôi thực hành tức không, không thực hành chẳng tức không, như dụ chiếc bè qua sông, pháp còn nên xả bỏ huống gì chẳng phải pháp; Diệt đã tức không, chẳng nên nói chúng sinh thọ mạng, ai diệt ở đây mà chứng diệt nơi kia. Sinh tử tức không làm sao có thể xả, Niết-bàn tức không làm sao có thể đắc? Kinh chép: Ta không muốn cho đối với pháp vô sinh có tu đạo, nếu bốn Niệm xứ cho đến tám Thánh đạo; ta không muốn cho đối với pháp vô sinh có đắc quả, hoặc Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, y theo lệ cũng nên nói: ta không muốn cho đối với pháp vô sinh có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; ta không muốn đối với pháp vô sinh có tham dục, sân nhuế, ngu si, chỉ xót thương nghĩ đến chúng sinh phát thệ nguyện dứt trừ hai thứ khổ và cho hai thứ vui. Do thấu đạt khổ tập là không cho nên chẳng có chín phược, thấu đạt triệt không nên chẳng có một thoát, ấy gọi là chẳng phược chẳng thoát, phát tâm Bồ-đề chân chánh, hiển bày nghĩa này đã rõ.

Quán căn trần nhất niệm tâm khởi, tâm khởi tức là giả, tâm giả danh là gốc của mê giải, nghĩa là Tứ đế có vô lượng tướng, ba cõi không có pháp riêng chỉ do một tâm tạo tác, tâm như người thợ khéo vẽ muôn hình sắc, tâm tạo thành sáu đường, phân biệt so sánh vô lượng thứ khác nhau, nghĩa là thấy ưa thích tập tướng giới nội nặng nhẹ như vậy, tập tướng nặng nhẹ của giới ngoại sinh tử như vậy là phần đoạn khổ tướng nặng nhẹ, khổ tướng nặng nhẹ của giới ngoại xoay vần trở lại tâm này mà sinh sự hiểu biết. Thí như người thợ vẽ dùng các mầu sắc tô vẽ thành nhiều mầu sắc đẹp. Có chỗ nói quán thân bất tịnh cho đến quán tâm vô thường, đạo phẩm như vậy xoay vần thông đến hóa thành. Quán thân thì thân không, cho đến quán tâm thì tâm không: trong không chẳng có vô thường, cho đến không có bất tịnh, như vậy đạo phẩm thẳng thông đến hóa thành. Quán thân vô thường, vô thường tức không, cho đến quán thân pháp tánh, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải không, chẳng phải bất không, cho đến quán tâm cũng giống như vậy. Đạo phẩm như vậy xoay vần thông đến bảo sở, quán thân pháp tánh chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, soi chiếu cả hai tịnh và bất tịnh, cho đến quán tâm pháp tánh, thường, vô thường, song chiếu thường vô thường. Đạo phẩm như vậy thẳng chung đến bảo sở, người ấy kiến đế diệt gọi là Tu-đà-hoàn, người ấy tư duy diệt gọi là Tam quả, người ấy kiến diệt gọi là Kiến địa, người ấy tư duy diệt gọi là bạc, gọi là lìa, gọi là đã phân biệt, cho đến xâm tập gọi là Bích-chi-phật, người ấy kiến tư diệt gọi là Thập trụ, trần Sa-diệt gọi là Thập hạnh, Thập hồi hướng, vô minh diệt gọi là Thập địa Đẳng giác Diệu giác, người ấy kiến tư, trần Sa-diệt gọi là Thập tín, vô minh diệt gọi là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác. Phân biệt mười sáu môn đạo diệt khác nhau và tất cả hằng sa Phật pháp, phân biệt so sánh không thể nói, không thể nói, như xem quả xoài trong lòng bàn tay không có lầm lẫn, đến từ tâm sinh, không phải các nơi khác đến, quán một tâm này thì thông suốt tất cả không thể nói tâm, không thể nói tâm năng thông, không thể nói pháp, không thể nói pháp năng thông, không thể nói phi tâm phi pháp, tất cả tâm cũng giống như vậy. Chín phược phàm phu không hiểu không biết, như đứa bé nhà giàu không biết gì ngồi trong kho báu, đều không hiểu biết động chuyển trở ngại, làm tổn thương đảo châu báu, hàng Nhị thừa bệnh nóng, gọi các thứ trân báu là quỷ cọp rồng rắn, vất bỏ rong ruổi, cam chịu đau khổ hơn năm mươi năm, tuy phược thoát có khác nhau nhưng cũng đều nghèo nàn. Như Lai có trân báu vô thượng, , khởi đại Từ bi, thệ nguyện cứu khổ ban vui, đó gọi là chẳng phược chẳng thoát, phát tâm Bồ-đề chân chánh, hiển bày nghĩa này đã rõ.

Kế là nói căn trần đối nhau: Một niệm tâm khởi tức không, tức giả, tức trung: Hoặc căn, hoặc trần đều là pháp giới, đều là rốt ráo không, đều là Như Lai tạng, đều là Trung đạo. Vì sao tức không đều từ duyên sinh? Duyên sinh tức vô chủ, vô chủ tức không. Vì sao tức giả? Vô chủ mà sinh tức là giả. Vì sao tức trung? Không vượt ngoài pháp tánh đều là tức trung. Phải biết một niệm tức không, tức giả, tức trung, đều rốt ráo không, là Như Lai tạng, đều là thật tướng, chẳng phải ba mà ba, ba mà không phải ba, chẳng hợp chẳng tan mà hợp mà tan, chẳng phải chẳng hợp, chẳng phải chẳng tan, không phải một khác mà là một khác, thí như chiếc gương sạch, sạch dụ tức không, hình tượng dụ tức giả, gương dụ tức trung, không hợp không tan, hợp tan rõ ràng, không một hai ba, hai ba không ngăn ngại, một niệm tâm này không ngang không dọc, không thể suy nghĩ bàn luận, chẳng phải chỉ có mình, như thế mà Phật và chúng sinh cũng giống như thế. Kinh Hoa Nghiêm chép: Ba thứ tâm, Phật và chúng sinh không khác nhau, phải biết tự tâm mình đầy đủ tất cả pháp. Kinh Tư Ích chép: Người ngu đối với ấm, giới nhập mà muốn cầu Bồ-đề, ấm, giới, nhập chính Bồ-đề, lìa là không có Bồđề. Kinh Tịnh Danh chép: Như Lai cầu giải thoát ngay trong tâm hạnh của chúng sinh, chúng sinh tức là Bồ-đề, không còn đắc nữa, chúng sinh tức là Niết-bàn, không còn diệt nữa, một tâm đã vậy các tâm khác cũng vậy, tất cả pháp cũng giống như vậy. Phổ Hiền Quán chép: Tỳ-lô-giána trùm khắp mọi nơi, tức là nghĩa ấy. Nên biết tất cả pháp tức là Phật pháp, pháp giới Như Lai cũng vậy. Vì sao lại nói rằng tâm pháp giới như hư không, lại nói: Vô minh là minh, tức rốt ráo không, ở đây nêu không là nói đầu mối, không tức bất không, cũng tức chẳng không, chẳng bất không. Lại nói: Trong một hạt bụi có quyển kinh Đại Thiên, trong tâm đầy đủ tất cả Phật pháp, như hạt giống, như hoàn hương thơm, đây nêu có là nói đầu mối. Hữu tức bất hữu, cũng tức chẳng phải hữu, chẳng phải bất hữu. Lại nói một sắc một hương đều là Trung đạo, ở đây nêu Trung đạo là nói đầu mối. Tuy trung mà biên, tức chẳng phải biên, chẳng phải bất biên, đầy đủ không thiếu sót, chớ cố chấp ngôn ngữ mà tác hại Viên giáo, vu báng ý Thánh, nếu hiểu được như vậy, căn trần một niệm tâm khởi. Căn tức tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp tạng, trần cũng giống như vậy. Một niệm tâm khởi cũng có tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp tạng, Phật pháp giới đối với pháp giới khởi pháp giới, thì đều là Phật pháp, sinh tử tức Niết-bàn đó gọi là khổ đế, một trần có ba trần, một tâm có ba tâm, mỗi trần có tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp môn trần lao, mỗi tâm cũng giống như vậy, tham sân si cũng tức là Bồ-đề, phiền não cũng tức là Bồ-đề, đó gọi là Tập đế, mỗi pháp môn trần lao tức là tám mươi bốn ngàn (84.000) các pháp môn Tam-muội, cũng là tám mươi bốn ngàn (84.000) các pháp môn đà-la-ni, cũng là tám mươi bốn ngàn (84.000) các pháp môn đối trị, cũng thành tám mươi bốn ngàn (84.000) các ba-la-mật. Vô minh chuyển tức biến gọi là minh, như băng chảy thành nước, lại chẳng phải vật xa, không từ nơi khác đến, chỉ một niệm tâm cùng khắp đều đầy đủ, như viên ngọc như ý chẳng phải có bảo, chẳng phải không có bảo, nếu nói không tức là nói dối, nếu nói có tức là tà kiến, không thể dùng tâm mà biết, không thể dùng lời phân biệt, chúng sinh không suy nghĩ bàn luận được, không bị trói buộc đối với pháp mà tưởng là buộc trói, đối với pháp vô thoát mà cầu thoát, cho nên khởi tâm đại bi, phát bốn thệ nguyện rộng lớn, nhổ gốc hai thứ khổ và hai thứ vui, cho nên gọi là chẳng buộc chẳng thoát phát tâm Bồ-đề chân chánh. Ba thứ trước đều nói theo Tứ đế, ở đây là y cứ vào pháp tạng trần lao Tam-muội ba-la-mật, nghĩa ấy rõ ràng.

Hỏi: Trước khi phân biệt thì chẳng phải đều nói chẳng phải, nay hiển thị vì sao đều nói là phải? Đáp: Nói đều là phải, đều chẳng buộc chẳng thoát, cho nên nói đều là phải. Vì nói chung cho đều trên cầu; lại thứ lớp dần vào đến nơi chân thật, cho nên nói đều là phải; lại thật khó biết, mượn quyền mà bày thật, cho nên nói “đều là phải”, ba thứ này là mô phỏng theo thế giới Tất-đàn nói “đều là phải”. Lại nữa, quyền không thâu nhiếp thật, thật thì thâu nhiếp quyền, muốn khiến cho sự thâu nhiếp dễ thấy cho nên nói “đều là phải”, một thứ này là bắt chước vị nhân Tất-đàn cho nên nói là phải. Lại, một tâm Bồ-đề là tất cả tâm Bồ-đề, nếu không nói thì không biết tất cả cho nên nói đều là phải, một thứ này là mô phỏng theo đối trị Tất-đàn nói là phải. Nếu nói một cách rốt ráo thì ba thứ trước là y cứ vào quyền, một thứ sau là y cứ vào thật, thí như người thầy thuốc giỏi có một phương pháp bí truyền thâu nhiếp hết các phương pháp, công hiệu thuốc A-già-đà bao trùm các thứ thuốc khác, như ăn cháo sữa không còn cần các thứ khác, tất cả được đầy đủ như ngọc Như ý, quyền thật hiển bày nghĩa kia có thể biết, lại nhất thị là một việc nhân duyên lớn. Vì sao gọi là Nhất? Vì nhất thật bất hư, nhất đạo thanh tịnh, tất cả không ngăn ngại, người nhất đạo vượt ngoài sinh tử. Vì sao gọi là đại? Vì tánh kia rộng lớn bao trùm tất cả, là thừa của đại trí đại đoạn đại nhân, Đại sư tử rống ích lợi lớn cho phàm Thánh, cho nên gọi là Đại. Sự là nghi thức của các Đức Phật ba đời mười phương, nhờ đây mà tự thành Phật đạo, do đây mà hóa độ chúng sinh, cho nên gọi là Sự. Nhân duyên: Chúng sinh nhờ duyên này mà cảm đến Phật, Phật do duyên này mà khởi ứng, cho nên gọi là Nhân duyên. Lại nữa, chữ “Thị” là không thể nói ba, không thể nói một, không thể nói chẳng phải ba, chẳng phải một mà nói là ba là một, cho nên nói bất khả tư nghị. Lại, Thị là chẳng tác pháp, chẳng phải Phật, Trời, Người, A-tula tạo tác, thường cảnh vô tướng, thường trí vô duyên, do trí vô duyên duyên với cảnh vô tướng, cảnh vô tướng nương trí vô duyên, trí cảnh thầm hợp một mà nói cảnh trí, cho nên gọi là vô tác, lại thị, như trong kinh Văn-thù Vấn chép: Phá tất cả phát gọi là phát tâm Bồ-đề, thường tùy tướng Bồ-đề mà phát tâm Bồ-đề, lại không phát mà phát, không tùy mà tùy, lại vượt qua tất cả phá, vượt qua tất cả tùy, song chiếu phá tùy gọi là phát tâm Bồ-đề, như ba thứ này không một không khác, như lý như sự, chẳng phải lý, chẳng phải sự, cho nên gọi là Thị. Nếu lệ với nghĩa này thì vô tác bất khả tư nghị. Một việc nhân duyên lớn, v.v… các pháp môn đều nói phá đều có tùy, đều nói phi phá, phi tùy song chiếu phá tùy, lại ba thứ trước là bậc thượng, trung, hạ trí quán, một thứ sau là của bậc thượng thượng trí quán, ba thứ trước là cộng, một thứ sau là bất cộng, ba thứ trước là nông cạn quanh co, một thứ sau là sâu xa thẳng thắn, v.v… Ba thứ trước là đại trong tiểu, một thứ sau là đại trong đại, thượng trong thượng, viên trong viên, mãn trong mãn, thật trong thật, chân trong chân, liễu nghĩa trong liễu nghĩa, huyền trong huyền, diệu trong diệu, bất khả tư nghị trong bất khả tư nghị, nếu có thể như đây phân biệt chẳng phải hiển thị đây thì thể quyền thức thật mà phát tâm ấy, tất cả hạt giống Phật này, thí như Kim cương từ tánh vàng sinh, tâm Bồ-đề Phật từ đại bi khởi, là trước tiên trong các hành, như uống thuốc A-sa-la trước dùng nước trong, là đầu tiên trong các hành, như trong các căn, mạng căn là tối thắng, trong chánh pháp của Đức Phật tâm chánh hạnh này là đứng đầu, như Thái tử mới sinh đã có đầy đủ tướng uy nghi Vương tử, Đại thần cung kính có tiếng tăm lớn, như chim Ca-lăng-tầngià khi còn trong trứng âm thanh đã vang khắp, hơn hẳn các loài chim khác. Tâm Bồ-đề này có thế lực rộng lớn, như dây đàn bằng gân sư tử, như sữa sư tử, như chày Kim cương, như mũi tên của Na-la-diên, đầy đủ các vật báu có thể dứt được sự nghèo khổ, như hạt ngọc như ý, tuy có chút biếng nhác, có chút mất oai nghi nhưng công đức còn hơn hàng Nhị thừa, tóm lại, tâm này đầy đủ tất cả công đức Bồ-tát, có thể thành Vô thượng Chánh giác của ba đời. Nếu hiểu tâm này thì sẽ thông đạt pháp Chỉ Quán, vô phát vô ngại tức là quán, tánh kia vắng lặng tức là chỉ, Chỉ Quán tức là Bồ-đề, Bồ-đề tức Chỉ Quán. Kinh Bảo Lương chép: Tỳkheo không tu pháp của Tỳ-kheo, Đại Thiên không chứa, huống chi thọ nhận sự cúng dường của người, sáu mươi Tỳ-kheo khóc lóc bạch Phật: “Chúng con thà chết, không thể thọ nhận sự cúng dường của người.” Đại Thiên không chứa, huống chi thọ nhận sự cúng dường của người. Phật dạy: “Lành thay! Các thầy biết sinh tâm hỗ thẹn.” Một vị Tỳ-kheo khác bạch Phật: “Phải có những điều kiện nào Tỳ-kheo mới được thọ nhận sự cúng dường?” Phật dạy: “Nếu là Tỳ-kheo cần phải thường tu nghiệp của Tăng, được lợi ích của Tăng, người đó đáng nhận sự cúng dường, Tứ quả tứ hướng là số Tăng, ba mươi bảy Phẩm trợ đạo là nghiệp của Tăng, Tứ quả là lợi ích của Tăng.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Nếu phát tâm Đại thừa thì phải làm thế nào?” Phật dạy: “Nếu phát tâm Đại thừa nên cầu nhất thiết trí, thì không bị rơi vào số bất tu nghiệp, bất đắc lợi, thì có thể được thọ sự cúng dường.” Tỳ-kheo kinh sợ hỏi: “Thế nào là người được thọ sự cúng dường?” Phật dạy: “Người này thọ y, dùng trải khắp mặt đất, thọ đoàn thực như núi Tu-di, cũng có thể báo ân thí chủ đầy đủ, phải biết rằng cực quả của Tiểu thừa không bằng Sơ quả của Đại thừa.” Lại nữa, kinh Như Lai Mật Tạng chép: Nếu người cha là Duyên giác mà làm hại, trộm vật Tam bảo, mẹ là La-hán mà làm việc nhiễm ô, không thật sự hủy báng Phật, nói hai lưỡi ly gián hiền Thánh, dùng lời ác hủy báng bậc Thánh, làm hủy hoại động loạn người cầu pháp, gây năm tội nghịch, sơ nghiệp của sân, đoạt vật của người giữ giới là tham, biên kiến là si, đó gọi là người ác, gây ra mười điều ác, nếu biết Như Lai nói pháp nhân duyên, vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, vô sinh vô diệt, vô nhiễm vô trước, bản tánh thanh tịnh, lại đối với tất cả pháp biết bản tánh thanh tịnh, hiểu biết tín nhập, thì ta không nói người này hướng đến quả địa ngục và các đường ác. Vì sao? Vì pháp không chứa nhóm pháp không tập não, tất cả pháp bất sinh bất trụ, do nhân duyên hòa hợp mà sinh khởi, khởi rồi lại diệt. Nếu tâm sinh rồi diệt, thì tất cả kết sử cũng sinh rồi diệt, như vậy thì được giải không phạm, nếu có phạm, có trụ mà không có nơi chốn, như căn nhà tối trăm năm nếu khi đốt đèn thì bóng tối không thể nói ta là chủ nhà, trú đây lâu ngày mà không chịu đi, nếu ánh sáng được đốt lên thì bóng tối liền tan mất, nghĩa kia cũng giống như vậy. Kinh này chỉ đủ bốn thứ, phát tâm Bồ-đề trước. Nếu biết Như Lai nói pháp nhân duyên, tức chỉ sơ tâm Bồ-đề, như vô sinh vô diệt chỉ cho thứ hai phát tâm Bồ-đề, như bản tánh thanh tịnh là chỉ cho thứ ba phát tâm Bồ-đề, hoặc đối với tất cả pháp biết bản Thánh thanh tịnh là chỉ cho thứ tư phát tâm Bồ-đề. Sơ tâm Bồđề đã dứt mười điều ác chồng chất, huống chi tâm Bồ-đề thứ hai, thứ ba, thứ tư ư? Hành giả nghe công đức cao quý nhiệm mầu này nên tự vui mừng sung sướng, như hoa y lan ở chỗ tối được ánh sáng chiên-đàn.

Hỏi: Nhân duyên nói chung, vì sao ý sơ quán riêng đặt tên kia? Đáp: Do lúc ban đầu đặt tên đó thôi. Lại nữa, nhân duyên sự tướng sơ quán gọi là Tiện, nếu nói sinh diệt tức là Biệt, ba thứ sau theo lệ có thông, có biệt, mà theo biệt đặt tên đó thôi. Căn cứ vào lục tức hiển thị ấy, là sơ tâm hay hậu tâm? Đáp: Như nói về sự nóng bỏng, thì chẳng phải sơ không lìa sơ, chẳng phải hậu không lìa hậu, nếu có người trí tin một cách đầy đủ, nghe một niệm liền tin cho nên không hủy báng người trí cho nên không sợ, sơ hay hậu cũng đều như vậy; hoặc không tin mà cao tìm cầu Thánh cảnh thì chẳng phải trí phần của mình! Nếu người vô trí khởi tăng thượng mạn, cho rằng mình ngang bằng với Đức Phật thì sơ hậu đều trái. Vì việc này cho nên phải biết sáu tức: lý tức, danh tự tức, quán hạnh tức, tương tự tức, phân chân tức, cứu cánh tức, sáu tức này từ phàm cho đến Thánh đều đầy đủ, ban đầu phàm cho nên dứt sự nghi ngờ sợ hãi, cuối cùng Thánh cho đến dứt đại kiêu mạn, v.v…

Lý tức: Một niệm tâm tức là lý Như Lai tạng. Vì Như cho nên tức không, vì Tạng cho nên tức giả, vì lý cho nên tức trung, ba trí trong một tâm đầy đủ bất khả tư nghì. Như trên nói ba đế một đế chẳng phải ba chẳng phải một, một sắc một hương đầy đủ tất cả pháp, tất cả tâm cũng giống như vậy, đó gọi là lý tức, là tâm Bồ-đề, cũng là lý tức Chỉ Quán, ngay nơi tịch gọi là chỉ, ngay nơi chiếu gọi là quán. Danh tự tức: lý tuy tức là nhưng trong cuộc sống hàng ngày không biết, do chưa nghe ba đế, hoàn toàn không biết Phật pháp, nghe mắt trâu dê không hiểu biết phương hướng, hoặc do bậc tri thức, hoặc từ kinh quyển, nghe ở trên nói nhất thật Bồ-đề, đối với danh tự mà thông đạt hiểu biết, biết tất cả pháp đều là Phật pháp, đó gọi là danh tự tức Bồ-đề, cũng là danh tự Chỉ Quán. Hoặc chưa nghe thời gian, nơi chốn mà rong ruổi tìm cầu, đã được nghe rồi, phan duyên tìm kiếm tâm dừng nghỉ gọi là Chỉ, chỉ tin pháp tánh không tin các pháp khác gọi là Quán. Quán hạnh tức, hoặc chỉ nghe tên miệng nói như sâu, ăn lá tình cờ được thành chữ, do sâu không biết chữ hay không phải chữ, đã không thông đạt đâu phải Bồđề, quyết phải quán tâm rõ ràng, lý tuệ tương ứng, việc làm đúng như lời nói, lời nói đúng như việc làm. Kinh Hoa Thủ chép: Nói năng nhiều mà không thực hành thì không nên nói, chỉ tâm thực hành Bồ-đề, tâm miệng này tương ưng gọi là quán hạnh Bồ-đề. Thích Luận bốn câu bình luận văn tuệ đầy đủ, như mắt được ánh sáng mặt trời chiếu rõ không bị che chướng, quán hạnh cũng giống như vậy, tuy chưa khế lý, quán tâm không dừng, như ví dụ đích bắn trong kinh Thủ-lăng-nghiêm, đó gọi là quán hạnh Bồ-đề, cũng gọi là quán hạnh Chỉ Quán. Thường thực hành tưởng này gọi là quán, dứt các tưởng khác gọi là chỉ… Tương tự tức thị Bồ đề: Do kia càng quán càng hiểu rõ, càng chỉ càng tịch, như siêng năng bắn gần trúng đích gọi là tương tự quán tuệ, tất cả nghề nghiệp nuôi sống ở thế gian không chống trái nhau, tất cả tư tưởng so lường trước đều có nói trong kinh Phật, như trong sáu căn thanh tịnh nói: Viên phục vô minh gọi là chỉ, tự Trung đạo tuệ gọi là quán, v.v… Phần chân tức: Nhờ năng lực tương tự quán nhập đồng luân vị, ban đầu phá vô minh thấy Phật tánh, mở kho báu, bày chân như, gọi là Phát tâm trụ cho đến Đẳng giác, vô minh mỏng manh trí tuệ chuyển chấp, như từ ngày mùng một đến ngày mười bốn trăng sáng gần tròn, bóng tối gần tắt hết. Nếu người đáng dùng thân Phật để được độ thì tức là tám tướng thành đạo, đáng dùng thân của chín pháp giới để được độ, thì dụng Phổ môn thị hiện, như kinh nói rộng, đó gọi là phần chân Bồ-đề, cũng gọi là phần chân Chỉ Quán, phần chân trí đoạn. Cứu cánh tức Bồ-đề: Đẳng giác một phen chuyển nhập Diệu giác, ánh sáng trí tuệ tròn đầy, không còn thêm được nữa, gọi là quả Bồ-đề. Đại Niết-bàn đoạn, không còn đoạn được nữa, gọi là quả quả. Đẳng giác chưa thông suốt, chỉ có Phật mới thông suốt, không có đạo để nói cho nên gọi là cứu cánh Bồ-đề, cùng gọi cứu cánh Chỉ Quán. Tổng quát dùng thí dụ: Thí như người nhà nghèo có kho báu mà không biết, có người hiểu biết chỉ bảo, người ấy liền hiểu biết, làm cỏ trừ cỏ dơ rồi, đào bới dần dần được gần kho, gần rồi mở kho lấy hết ra dùng, hợp với sáu ví dụ có thể biết.

Hỏi: Thích luận nói năm Bồ-đề, nghĩa thế nào? Đáp: Luận phân chia biệt vị theo chiều dọc, ở đây chia Viên vị theo chiều dọc, hợp lại phát tâm đối với danh tự, phục tâm đối với quán hạnh, minh tâm đối với tương tự, xuất đáo đối với phần chân, vô thượng đối với cứu cánh. Lại dùng tên gọi kia gọi là Viên vị, phát tâm gọi là Thập trụ, phục tâm là Thập hạnh.

Hỏi: Trú đã đoạn, hạnh làm sao phục. Đáp: Ở đây dùng chân đạo phục, chẳng hạn như Tiểu thừa phá kiến gọi là đoạn tư duy, gọi là phục. “Minh tâm” là Thập hồi hướng, “xuất đáo” là Thập địa, “vô thượng” là Diệu giác, lại từ Thập trụ đầy đủ năm Bồ-đề, cho đến Diệu giác rốt ráo năm Bồ-đề, cho nên Địa Nghĩa nói rằng: Từ một địa ban đầu đầy đủ công đức các địa, tức là nghĩa ở đây.

Hỏi: Do ý gì mà y cứ vào Viên để nói sáu tức?

Đáp: Viên quán các pháp đều nói sáu tức, cho nên dùng ý viên y cứ vào tất cả pháp, đều dùng sáu tức để chia vị, các thứ còn lại không như vậy cho nên không dùng, đang dùng giáo kia tại sao nói không được, nông cạn chẳng phải ý của chánh giáo, nhưng từ trên đến đây là phân biệt với phi, trước y cứ khổ đế thăng trầm thế gian phân biệt mà thôi! Kế đến là y cứ vào Tứ đế trí quanh co, nông cạn để phân biệt, kế là y cứ tứ hoằng hạnh nguyện, kế là y cứ lục tức vị, xoay vần sâu xa vi tế mới gọi là hiển thị, cho nên biết minh nguyệt thần châu ở trong chín lớp sâu dưới cổ con ly long, người có chí có đức mới đạt đến được, đâu như người đời thô cạn hão huyền trống rỗng, cạnh tranh chấp ngói đá cỏ cây vọng cho là vật báu, như kẻ học thấp kém (mạt học) nhận phần ngoài da thái quá mà chẳng hiểu biết gì cả.

Pages: 1 2