Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-đa Tâm Kinh

Từ Điển Đạo Uyển

摩訶般若波羅密多心經; S: mahāprajñā-pāramitā-hṛdaya-sūtra;
Kinh ngắn nhất chỉ gồm hơn hai trăm năm mươi chữ (bản tiếng Việt) và “trái tim” của bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tâm kinh là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật giáo Ðại thừa, được lưu hành rộng khắp tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và được hầu hết các tăng ni tụng niệm nằm lòng. Tâm kinh đóng vai trò quan trọng trong Thiền tông vì nói rõ về tính Không (s: śūnya-tā) và sự trực nhận tính Không đó một cách rõ ràng, cô đọng chưa hề có.

H 42: Nguyên bản Phạn ngữ (sanskrit) của Tâm kinh, viết theo chữ Devanāgarī, được Mithila Institute tại Darbhaṅga, Ấn Ðộ, xuất bản năm 1961.
Câu kinh căn bản của Tâm kinh là “Sắc chính là Không, Không chính là Sắc” (tạm hiểu: hiện tượng chính là bản thể, bản thể chính là hiện tượng), một điều mà Thiền tông luôn luôn nhắc nhở.
Toàn văn Tâm kinh:
प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम्
(संक्षिप्तमातृका)
आर्यावलोकितेश्वरबोधिसत्त्वोगम्मीरायांप्रज्ञापारमितायांचर्यांचरमाणोव्यवलोकयतिस्म।पञ्चस्कन्धाः,
तांश्चखभावशून्यान्पश्यतिस्म।।
इहशारिपुत्ररूपंशून्यता, शून्यतैवरूपम्।रूपान्नपृथक्शून्यता,
शून्यतायानपृथग्रुपम्।यद्रूपंसाशून्यता, याशून्यतातद्रूपम्।।
एवमेववेदयासंज्ञासंकारविज्ञानानि।।
इहशारिपुत्रसर्वधर्माःशून्यतालक्षणाअनुत्पन्नाअनिरुद्धोअमलानविमलनोनानपरिपूर्णाः।
तस्माच्छारिपुत्रशून्यतायांनरूपम्, नवदना,
नसंज्ञा, नसंकाराः, नविज्ञानानि।नचक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनासि,
नरूपशब्दगन्दरसस्प्रष्टव्यधर्माः।नचक्षुर्धातुर्यावन्नमनोधातुः।।
नविद्यानाविद्यानविद्याक्षयोनाविद्याक्षयोयावन्नजरामरणंनजरामरणक्षयोनदुः
खसमुदयनिरोधमार्गानज्ञानंनप्राप्तित्वम्।।
बोधिसत्त्वस्य (श्च ?) प्रज्ञापारमितामाश्रित्यविहरतिचित्तावरणः.
चित्तवरणनास्तित्वादत्रस्तोविपर्यासातिक्रान्तोनिष्ठनिर्वाणः
त्र्यघ्वव्यवस्थिताःसर्वबुद्धाःप्रज्ञापारमितामाश्रित्यअनुत्तरांसम्यक्संबोधिमभिसंभुद्धाः।।
तस्माज्ज्ञातव्यःप्रज्ञापारमितामहामन्त्रोमहाविद्यामन्त्रोऽनुत्तरमन्त्रोऽसमसममन्त्रःसर्वदुः
खप्रशमनःसत्यममिथ्यत्वात्प्रज्ञापारमितायामुक्तोमन्त्रः।
तद्यथागतेगतेपारगतेपारसंगतेबोधिस्वाहा।।
prajñāpāramitāhṛdayasūtram
(saṃkṣiptamātṛkā)
— āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma. pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.
iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam. rūpānna pṛthak śūnyatā, śūnyatāyā na pṛthag rūpam. yadrūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tadrūpam.
evameva vedayāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni
— iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ. tasmācchāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, na vedanā, na saṃjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni. na cakṣuḥśrotraghrāṇajihvākāyamanāsi, na rūpaśabdagandharasaspraṣṭavyadharmāḥ. na cakṣurdhāturyāvanna manodhātuḥ
na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvanna jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptitvam.
— bodhisattvasya (śca?) prajñāpāramitāmāśritya viharati cittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇanāstitvādatrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ. tryaghvavyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāra-mitāmāśritya anuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhi-saṃbuddhāḥ.
— tasmājjñātavyaḥ prajñāpāramitāmahāmantro mahāvidyāmantro ‘nuttaramantro ‘samasama-mantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyamamithyatvāt prajñāpāramitāyāmukto mantraḥ. tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
摩訶般若波羅密多心經
觀自在菩薩行深般若波羅蜜多時照見五蘊皆空度一切苦厄舍利子色不異空空不異
色色即是空空即是色受想行識亦復如是舍利子是諸法空相不生不滅不垢不淨不增不減
是故空中無色無受想行識無眼耳鼻舌身意無色聲香味觸法無眼界乃至無意識界無無明
亦無無明盡乃至無老死亦無老死盡無苦集滅道無智亦無得以無所得故菩提薩埵依般若波羅蜜多
故心無罣礙無罣礙故無有恐怖遠離顛倒夢想究竟涅槃三世諸佛依般若波羅蜜多
故得阿耨多羅三藐三菩提故知般若波羅蜜多是大神咒是大明咒是無上咒是無等等咒
能除一切苦真實不虛故說般若波羅蜜多咒即說咒曰揭諦揭諦波羅揭諦波羅僧揭諦菩提薩婆訶
Ma-ha bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thụ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng: Bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc vô thụ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố Bồ-đề Tát-đoá y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố viễn li điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú tức thuyết chú viết: Yết-đế yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết đế, Bồ-đề Tát-bà-ha.
“Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tu chứng đại trí huệ siêu việt, thấy rõ năm uẩn đều không, vượt hết thảy khổ ách.
Này Xá-lị tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc chính là Không, Không chính là Sắc; thụ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.
Xá-lị tử! Tướng Không của các pháp là không sinh, không diệt, không nhiễm, không sạch, không thêm, không bớt. Vì thế trong Không không có sắc, thụ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến ý thức giới; không vô minh cũng không hết vô minh; cho đến không già chết, cũng không hết già chết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí huệ, cũng không chứng đạt vì không có gì để chứng.
Bồ Tát nương trí huệ siêu việt nên tâm không vướng ngại; vì không vướng ngại nên không sợ sệt, xa lìa hết thảy điên đảo mộng tưởng, rốt ráo đạt Niết-bàn. Các Phật ba đời nương trí huệ siêu việt nên được giác ngộ hoàn toàn, đúng đắn và cao nhất.
Vì thế nên biết rằng trí huệ siêu việt là sức lớn, sức sáng, sức cao nhất, sức không gì bằng, hay trừ hết thảy khổ đau, chân thật không sai. Cho nên từ trí huệ siêu việt rút ra nghĩa tinh yếu như sau:
Giải thoát, giải thoát, đã giải thoát, đã cùng giải thoát, giác ngộ hoàn toàn.”
(Dịch giả khuyết danh).