ma đa thể văn

Phật Quang Đại Từ Điển

(摩多體文) Từ ngữ gọi chung các mẫu tự Tất đàm. Ma đa là phiên âm của chữ Phạm: Màtfkà, nghĩa là nguyên âm, có tất cả 16 chữ, được chia làm 2 phần: 1. Mười hai âm (cũng gọi 12 vần): Từ chữ (a) đến (a#). 2. Nguyên âm riêng: Gồm 4 âm, từ chữ (f) trở xuống, tính chất khác với những chữ trước. Thể văn là Hán dịch từ tiếng Phạm Vyaĩjana, tức là phụ âm, có tất cả 35 chữ, cũng được chia làm 2 phần: 1. Năm loại thanh: Gồm 25 âm. Năm loại thanh này chỉ cho 5 âm: Cổ họng, hàm ếch, lưỡi, răng và môi, gồm các chữ từ (ka) trở xuống đến chữ (ma). 2. Thanh biến khẩu, cũng gọi Thanh mãn khẩu: Gồm 10 chữ từ chữ (ya) trở xuống. Ma đa (nguyên âm) và Thể văn (phụ âm) cùng với chữ Hán dịch của chúng có nói trong phẩm Thích Tự Mẫu của kinh Du Già Kim Cương Đính do ngài Bất Không dịch vào đời Đường.[X. kinh Đại Bát Niết Bàn Q.8 (bản Bắc); phẩm Thị Thư trong kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Q.4; Đại Bát Niết Bàn kinh Nghĩa Kí Q.4; Tất Đàm Tự Kí; Tất Đàm Tạng Q.5; Đại Đường Tây Vực Kí Q.2]. (xt. Tất Đàm).