LỤC MÔN ĐÀ LA NI KINH LUẬN

(Phụ thêm Quảng Thích)

Hán văn: Bồ Tát THẾ THÂN (Vasu-bandhu) tạo làm
Việt dịch: HUYỀN THANH

Nên biết Đà La Ni Kinh này dùng sáu nghĩa.

  1. Tuệ viên mãn
  2. Từ Lực thanh tịnh
  3. Tự Tính thanh tịnh
  4. Khiến cho biến chỗ gây chướng ngại của người khác
  5. Nhiếp tất cả Tư Lương (Sambhāra) của Bồ Đề (Bodhi)
  6. Chính Trí với Chân Như của Quả ấy

_ Lại có Môn khác

  1. Ở lúc khổ thời nhiếp lấy giới hữu tình
  2. Ở lúc vui thời nhiếp lấy giới hữu tình
  3. Đối với chính mình, chặt đứt sự chướng ngại của Tư Lương (Sambhāra)
  4. Đối với người khác, chặt đứt sự chướng ngại của Tư Lương
  5. Gom chứa tất cả Tư Lương
  6. Dùng Tư Lương đã gom tập để thỏa mãn lợi của mình (tự lợi) với hiển sự thỏa mãn lợi cho người khác (lợi tha)

_ Lại có Môn khác. Người từ Chính Biến Tri mà lui trở lại thì có sáu Nhân (Hetu)

  1. Vứt bỏ đám hữu tình ở trong khổ sinh tử, chẳng thể an nhận
  2. Đối với niềm vui giàu có trong đời, có Tâm dính mắc
  3. Như thế gom chứa các chướng ngại
  4. Tùy thuận theo sự nghiêng động của bạn ác
  5. Chẳng gom chứa Tư Lương
  6. Như thế đối với Pháp viên mãn của các Hữu (các cõi), có Tâm tiếp cận (Tập cận tâm) với Tâm chưa dính mắc (vị trước tâm)

Để đối trị với điều ấy cho nên tùy theo thứ tự đó mà nói sáu Môn

Thứ nhất thứ hai, liền hiển phần vị của nỗi khổ ấy, chẳng buông bỏ hữu tình, thành thục hữu tình.

Thứ năm, liền hay thành thục Phật Pháp

Thứ ba thứ tư, vì đoạn trừ chướng ngại cho nên liền hay thành tựu hai điều của nhóm ấy

Thứ sáu, hiển bày Pháp thanh tịnh thuộc quả Bất Cộng của Thanh Văn Duyên Giác, thân không có nhảy vọt qua mà thực hành nơi Hạnh lợi sinh. Đây gọi là trụ ở tận bờ mé sinh tử.

_ Lại có Môn khác, dùng Tâm trong sạch (Tịnh Tâm) mà nên mở bày

  1. Hiểu thấu sự Vô Ngã của Pháp, hữu tình điên đảo với nỗi khổ lưu chuyển mà chẳng nghiêng động
  2. Vào lúc giàu có thịnh vượng thời chẳng khởi nơi thấy của hữu tình là nhóm mê muội, tạp nhiễm
  3. Cùng với sức Năng Sinh thuộc quả thô nặng của người chẳng thanh tịnh, mà chẳng tùy thuận
  4. Như thế hay đoạn trừ Nhân tăng trưởng ấy

Gia Hạnh thanh tịnh nên biết tức đối với Ba La Mật Đa (Pāramitā) tương ứng căn lành mà khởi Gia Hạnh (Prayoga: gia công dùng thế lực mà thực hành)

Quả của Tịnh Tâm là Trí vô thượng (Anuttara-jñāna). Gia Hạnh (Prayoga) Thanh Tịnh tức là Giải Thoát (Vimokṣa). Trí vô thượng với nơi giải thoát, như thế chẳng phải là quả của Gia Hạnh thanh tịnh sao?!

Thế nên Kinh nói: “Hết thảy các Ba La Mật Đa (Pāramitā) mà Ta đã nhiếp lấy tất cả căn lành rộng lớn thuộc Thế Gian (Loka) và Xuất Thế Gian (Lokottara).

Nguyện các hữu tình đều sẽ mau chứng quả Vô Thượng Trí

Tác nói như vầy: “Ba La Mật Đa nếu có viên mãn thì chỉ có Tâm thanh tịnh, chẳng thể sinh trưởng quả Vô Thượng Trí”. Thế nên nói tên gọi ấy là quả của Ba La Mật. Do chủng loại đồng cho nên Trí vô thượng nên biết tức là quả của Tịnh Tâm vậy

Lại quả của hai điều ấy, cả hai đều đã nhiếp Tịnh Tâm, Gia Hạnh (Prayoga) lại trợ nhau đợi làm cứu cánh, nghĩa là do hết thảy tất cả Tư Lương (Sambhāra), Tâm không có chỗ được, tu tập hồi hướng liền được Chính Trí với các Công Đức khác của Như Lai là Nhân (Hetu) ấy. Nếu chẳng như vậy thì Tâm trong sạch (Tịnh Tâm) đã tu bèn trống rỗng (Śūnya: không) quả ấy

Lại tức hai điều ấy cũng lại gọi là: “Làm mà chẳng ở Lưu Chuyển, Niết Bàn”

Lại hai Nhân ấy là nơi mà Trí Tuệ (Prajñā), Đại Bi (Mahā-kāruṇa) bình đẳng đã nhiếp, nghĩa là “Tức là chỗ thành của Pháp ấy” vì lấy Công Đức lớn như vậy

Hết thảy tất cả Căn lành của Bồ Tát cần phải như vậy mà hồi hướng. Chính vì thế cho nên Đây tức gọi là: “Hết thảy căn lành hồi hướng rộng lớn”. Như vậy sáu Hạnh đã tu được sáu Công Đức như thứ tự ấy

_Nếu có Bồ Tát là người có đầy đủ căn lành như vậy

  1. Lưu chuyển sinh tử, chịu khổ ít ỏi, chẳng thể bị hoại
  2. Thường chỉ thọ nhận niềm vui của đời, phú quý rộng lớn không cùng tận với hay thành thục quả của vô lượng vô biên hữu tình
  3. Do không có chướng ngại, mau nhiếp căn lành, nơi điều Thiện (Kuśala) vui vẻ với Hữu Thắng (có sự vượt hơn) được hiểu biết
  4. Đối với các Bồ Tát mà chẳng thấy có sự sai lầm bỏ sót nhỏ nhiệm, khéo quán đoạn trừ
  5. Mau thành Tư Lương với hay chứng đắc thành Chủng Trí Định
  6. Tận các Thế Giới với giới hữu tình, hiện việc lợi sinh, thành tựu điều ấy

LỤC MÔN ĐÀ LA NI KINH LUẬN

_MỘT QUYỂN (Hết)_

LỤC MÔN ĐÀ LA NI KINH LUẬN_ QUẢNG THÍCH

Hán văn: Tôn Giả TRÍ UY tạo làm

Việt dịch: HUYỀN THANH

_Kính lễ Lục Độ Thừa (Ṣaḍ-pāramita-yāna) viên mãn

Cùng với sáu nơi chốn khéo léo

Kèm hay đầy đủ sáu Thần Thông

Sau đó rộng mở nghĩa sáu Môn

_Kinh ghi rằng: “Tôi nghe như vậy: Một thời

Đây tức là lời nói (từ) gọm tập Kinh ấy. Vì muốn hiển bày sự liên tiếp trợ nhau (tương liên) của các nhóm Kinh khác mà Đức Như Lai đã nói. Nếu chẳng như vậy, chẳng liên tiếp trợ nhau tức liền coi thường, liền chẳng sinh cung kính

Lại khi Niết Bàn (Nirvāṇa) thời Đức Thế Tôn bảo rằng: “Thiện Nam Tử các ông nên kết tập Pháp” ứng đến nhóm Từ “Tôi nghe như vậy” kết tập tất cả. Nay muốn tùy thuận lời nói dạy bảo lúc trước cho nên khi làm kết tập thời khuyến thỉnh Bồ Tát mà có lời Thỉnh là: “Ông đã nghe như thế nào thì nên nói như vậy”. Bồ Tát đáp rằng: “Tôi nghe như vậy

Nói “Như vậy” là lời nói thưa đáp

Nói “Tôi” là nghe chẳng chuyển

Nói “nghe” là Nhĩ Thức (Śrotra-vijñāna: sự nhận thức của lỗ tai) trì giữ

Nói “tất cả” nghĩa là ở một thời khi nghe Pháp này

Nói “Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn)” giống như hay giáng phục nhóm tham

Nói “Ngay trên Tịnh Cư Thiên, y theo hư không mà trụ” nghĩa là ở nơi chốn nào là nơi mà Thập Địa Tự Tại với các hàng Thiên Tử Đại Tự Tại đã trú ngụ. Ấy là cung điện trụ tại cõi hư không trên Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha)

Nói: “Mọi thứ bảy báu màu nhiệm trang nghiêm” là dùng các thứ đoan nghiêm để trang sức

_Vì sao trụ xứ này vậy? Vì hiển Pháp này chẳng phải là cùng chung với Dị Sinh (Pṛthag-jana: xưa dịch là Phàm Phu, nay dịch là Dị Sinh) mà có

Vì sao mà thiên lệch báo với Bồ Tát? Vì biểu thị là Pháp này chẳng cùng với hàng Thanh Văn mà cùng có

Nói: “cùng với vô ương số chúng Bồ Tát”. Có hai Nhân Duyên. Bồ Tát vô số là Công Đức vô số với số vô số

Nói: “Lợi ích an vui cho hữu tình”. Vì muốn khiến được sinh tăng thượng với giải thoát

Đà La Ni (Dhāraṇī) này nghĩa là tổng nhiếp. Luận nói rằng: “Nên biết Đà La Ni Kinh này dùng sáu nghiã cho nên nói. Thế nào là sáu? Luận nói: một là Tuệ viên mãn, hai là Từ Lực viên mãn, ba là Tự Tính thanh tịnh, bốn là khiến biết nơi gây chướng, năm là Nhiếp Tư Lương của Bồ Đề, sáu là Quả ấy, quả có hai loại là Chính Trí với Chân Như vậy

Nói: “một là Tuệ viên mãn”. Nên biết chứng đắc rốt ráo nơi Chân Như, thế nên Kinh nói: Vì Ta lưu chuyển ở trong sinh tử chịu các sự khổ đau, đối với các hữu tình, Nguyện chứng bình đẳng

Nói: “tất cả hữu tình bình đẳng” nghĩa là Tính Chân Như của tất cả hữu tình, kẻ kia đã chịu sự đau khổ là tướng không có biết (vô tri). Tác thuyết như vậy, nguyện đừng có không biết, hiểu rõ chứng ngộ

Nói: “thứ hai là Từ Lực thanh tịnh”. Từ (Maitra) tức là lực (Bala) cho nên nói Từ Lực. Thanh tịnh kia là Phẩm đối trị chẳng khuất phục. Khi ấy, hết thảy các niềm vui của chính mình, nguyện đem niềm vui ấy ban cho người khác, thì mới có thể gọi là Từ Lực thanh tịnh. Chẳng phải chỉ nguyện vui thích, lìa khổ giải thoát… Thế nên Kinh nói: Hết thảy phú quý, niềm vui của đời mà Ta đã có được, nguyện các hữu tình đồng thọ nhận niềm vui này”

Nói: “thứ ba là Tự Tính thanh tịnh” nghĩa là Tâm của mình thanh tịnh sẽ biết tận nơi nhiễm ô của nẻo ác với tận hết nơi của nghiệp. Nói “sám hối vô thượng”. Nên biết tức là Tâm không có chỗ đắc

Nói: “thứ tư là khiến biết nơi người khác đã gây chướng” nghĩa là điều người khác đã làm, nơi tạo tác gần gũi vậy. khiến cho biết nơi gây chướng là biết kẻ kia đối với Ta đã gây chướng ngại như vậy. Thế nên Kinh nói: Hết thảy các mọi nghiệp Ma của Ta, nếu trước kia chư biết thì dùng Vô Thượng Giác Tri, nguyện khiến cho giác ngộ”. Nói “Vô Thượng Giác Tri” tức như chư Phật với chư Bồ Tát biết như Lý vậy. Mọi Nghiệp Ma nên biết tức là điều hay gây chướng ngại cho Pháp Thiện vậy.

Nói: “thứ năm là nhiếp tất cả tư lương của Bồ Đề” nghĩa là tất cả tư lương của Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, tức là nhân (Hetu) vậy. Nhiếp tất cả điều kia nghĩa là tu tập. Thế nên Kinh nói: “Hết thảy các Ba La Mật Đa của Ta đã nhiếp tất cả căn lành rộng lớn của Thế với Xuất Thế. Nguyện các hữu tình đều sẽ mau chứng Quà Vô Thượng Trí”

Nói: “Ba La Mật đã nhiếp tất cả” Nghĩa là cùng với Ba La Mật trợ nhau nương tựa vậy. Hết thảy Ba La Mật hồi hướng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề mới hay thành được.

Nói: “sáu Quả kia” nghĩa là quả tư lương của Bồ Đề (Bodhi)

Nói: “Chính Trí với Chân Như” là Quả ấy vậy, y theo Đẳng Lưu Quả (Niṣyanda-phala: quả lưu chuyển tương tự nhau) với Ly Hệ Quả (Visamyoga-phala: quả lìa sự trói buộc) mà tuyên nói, cho nên như Kinh: “Ta chứng giải thoát cũng nguyện cho hữu tình đều được giải thoát. Đừng khiến cho trụ dính sinh tử, Niết Bàn.”

Tùy theo thứ tự nên biết trong đây Trí lìa chướng nghĩa là giải thoát, nguyện mau chứng được Trí xa lìa phiền não, Sở Tri Chướng. Có ý thú này thì chẳng trụ sinh tử với Niết Bàn. Nên biết tức là Tính của Chân Như. Người ấy ở sinh tử cùng với Niết Bàn không có khác biệt, như Kinh nói rằng: “Sinh Tử Chân Như, Niết Bàn Chân Như”. Nơi Chân Như Pháp Giới không có sai biệt, nên biết điều ấy tức là Quà của các Ba La Mật, trừ điều ấy ra lại không có Quả khác.

_Luận nói rằng: “Lại có Môn khác (dị môn)” nghĩa là văn của Kinh thứ nhất, thứ hai. Nên biết tức ở lúc khổ, lúc vui nhiếp lấy giới hữu tình, tùy theo thứ tự nên biết. Như Kinh: “Nỗi khổ mà ta đã nhận chịu, đối với các hữu tình nguyện chứng bình đẳng. Ta đã nhận được phú quý, niềm vui của Thế Gian. Nguyện các hữu tình đồng thọ nhận niềm vui này”. Người đối với các hữu tình chẳng chứng bình đẳng thì nói là không có chỗ rốt ráo, nên biết chẳng phải là được (phi đắc)”

Nói “Chứng” nghĩa là biết rõ. Giống như Tính của Niệm (Smṛti) tức là Niệm ấy. Đây tức hiển nơi thọ nhận khổ kia, hết thảy không có biết nguyện đừng sinh khởi.

Nghĩa là nỗi khổ mà mình đã nhận chịu cùng với hữu tình, tưởng ngang bằng đồng

nhất. Là do việc này mà hồi hướng. Chính vì thế cho nên biết vào lúc chịu khổ thời nhiếp lấy giới hữu tình, khi đã thọ nhận niềm vui giàu có của Thế Gian thời đồi với hết thảy sự vui thích giàu có đều thích cho các hữu tình. Đây tức gọi là “vào lúc thọ nhận niềm vui thời nhiếp giới hữu tình

_Luận nói rằng: “Thứ ba: Nơi mình, tự chặt đứt chướng ngại của tư lương”. Như Kinh: “Ta đã gây tạo điều ác, nếu chưa hỗi lỗi trước kia thì dùng Vô Thượng Sám Hối nguyện sám hối”. Nghĩa là tự mình gây tạo tội, từ nơi mình sinh ra hết thảy các chướng. Dùng Vô Thượng Sám Hối để đoạn trừ.

_Luận nói rằng: “Thứ tư: Nơi người khác, chặt đứt chướng ngại của tư lương”. Như Kinh: “Các nghiệp của hết thảy Chúng Ma của ta, dùng Vô Thượng Giác Tri nguyện khiến cho giác ngộ. Nghĩa là các Thiên Ma mà lìa nơi Tâm Thức riêng này của mình thì từ chỗ kia đã dấy lên chướng ngại, giả danh là nơi người khác (ư tha) vậy

_Luận nói rằng: “Thứ năm: tích tập tất cả Tư Lương” nghĩa là gom góp tất cả tư lương, cho nên nói “Tất cả tư lương” nên biết tức là tư lương của Phước với tư lương của Trí. Ấy nghĩa là nên biết Tính của sáu Độ (Ṣaḍ-pāramitā: lục Ba La Mật) như có Thuyết nói:

Thí (Dāna), Giới (Śīla): tư lương Phước (Puṇya)

Tư lương TríTuệ (Prajñā)

Ba, hai loại nhiếp khác

Năm cũng tư lương Trí”

Như vậy nên biết tư lương đã gom góp thảy đều hồi hướng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, thế nên Kinh nói là: “Các căn lành mà hết thảy Ba La Mật đã nhiếp, đều sẽ mau chứng Quả Vô Thượng Trí”

_Luận nói: “Thứ sáu: Tư Lương đã gom góp là mãn lợi mình (tự lợi) với hiển mãn lợi người (tha lợi). Trong đây, ban đầu cứ y theo lợi mình như Kinh nói: “Ta chứng giải thoát cũng nguyện cho hữu tình đều được giải thoát” nghĩa là do y theo điều ấy đã chứng giải thoát khiến lìa phiền não, các chướng sở tri. Làm điều ấy tức là nhân giải thoát của tất cả hữu tình, cho nên nói: “Hiển mãn lợi người” như Kinh: “Đừng khiến trụ dính sinh tử, Niết Bàn”. Nếu trụ sinh tử hoặc trụ Niết Bàn thì chẳng thể làm lợi cho việc của hữu tình. Các Pháp nhiễm ô mà nhiếp giữ cho nên nói là “không có thân”, tùy theo thứ tự nên biết. Nói hiển cùng với các Môn bên trên, mỗi mỗi cùng hợp với nhau.

_Luận nói rằng: “Lại có Môn khác từ Chính Biến Tri mà lui trở lại”. Có sáu Nhân ấy

Thích (giải thích) nói rằng: “Thế nào là sáu? Ấy là Luận nói: “Vứt nhóm hữu tình nơi khổ sinh tử chẳng thể an nhận”. Đây là Nhân đầu tiên. Vì đối trị với điều này cho nên Kinh nói là: “Nỗi khổ mà ta đã nhận chịu, đối với các hữu tình Nguyện chứng bình đẳng”. Đối với các hữu tình, Tâm bình đẳng nên biết mới có thể ở khổ sinh tử mà hay an nhận.

Nhân thứ hai. Luận nói: “Đối với sự giàu có, ưa thích của đời có Tâm chấp dính”. Vì đối trị với điều này thế nên Kinh nói là: “Ta có hết thảy sự phú quý, niềm vui ở đời. Nguyện các hữu tình đồng thọ nhận niềm vui này”

Nhân thứ ba. Luận nói: “Rồi gom chứa phiền não với các nghiệp chướng”. Vì đối trị với điều này thế nên Kinh nói là: “Điều ác mà ta đã làm, nếu trước kia chưa hối lỗi thì dùng Vô Thượng Sám Hối mà Nguyện sám hối. Nghĩa là Dị Thục Chướng (Vipākāvaraṇa: chúng sinh do nghiệp nhân phiền não của đời quá khứ nên đời hiện tại chiêu cảm Quả Báo ở các nẻo: Súc Sinh, Quỷ đói, Địa Ngục) thì chẳng thể sám vậy”

Nhân thứ tư. Luận nói: “Tùy thuận nơi nghiêng động của bạn ác”.

Nói tùy thuận nghĩa là không có giác ngộ. Nói bạn ác nghĩa là các Thiên Ma. Nói nghiêng động nghĩa là làm ác gây chướng ngại cho việc thiện.

Vì đối trị với đều này thế nên Kinh nói là: “Hết thảy các Nghiệp của chúng Ma của Ta, nếu trước kia chưa hiểu thì dùng Vô Thượng Giác Tri mà nguyện khiến cho giác ngộ”

Nhân thứ năm. Luận nói: “Chẳng gom góp Tư Lương” nghĩa là chẳng đầy đủ nhiều loại Tư Lương. Vì đối trị với điều này thế nên Kinh nói là: “Ta có Căn đã nhiếp lấy. Nguyện các hữu tình đều sẽ mau chứng Quả Vô Thượng Trí” Đây cũng là hiển tập Trí Tư Lương vậy

Nhân thứ sáu. Luận nói: “Đối với nhóm Pháp viên mãn của các cõi (chư hữu) có Tâm tập quen gần gũi (tập cận) với Tâm chưa dính mắc”.

Nói: “điều viên mãn của các cõi” là tướng thân, vật dụng sinh sống. Nên biết tức là nhóm tiếng mà Trời, Người đã nhiếp lấy, tức nhiếp Pháp viên mãn của Thanh Văn, Độc Giác vậy

Nói: “tập quen gần gũi” là đối với Pháp viên mãn có hy vọng vậy. Nên biết điều ấy tức là dùng các Hữu Ái với Tự Lợi Ái có Tâm chưa dính mắc. Vì đối trị với điều này thế nên Kinh nói là: “Ta chứng giải thoát, cũng nguyện cho hữu tình đều được giải thoát, đừng khiến cho trụ dính sinh tử, Niết Bàn. Tùy theo thứ tự nên biết

Luận nói: “Vì đối trị với điều ấy cho nên tùy theo thứ tự đó mà nói sáu Môn” nghĩa là có sáu loại nhân quay lùi trở lại. Vì đối trị với điều ấy cho nên dùng sáu Môn chứng biết khắp”

Như vậy, sáu Môn chứng được, biết khắp điều đã nói trong đây cho nên Đà La Ni này có tên gọi là Lục Môn  Luận nói: “Nhóm thứ nhất, thứ hai là Môn hiển bày sự khác nhau (hiển dị môn) như Kinh: “Các nỗi khổ mà ta đã chịu với sự Phú Quý, niềm vui trong đời mà ta đã có”. Thế nên Luận nói: “Thứ nhất, thứ hai tức là phần vị hiển bày khổ, vui… chẳng buông bỏ hữu tình, thành thục hữu tình. Vì sao biết như thế? Như vậy, người kia muốn đoạn trừ nỗi khổ của tất cả hữu tình, nên nhẫn nại chịu sự đau khổ ấy, làm việc nhiêu ích, Đem hết thảy niềm vui của mình ưa thích ban cho tất cả các hữu tình. Chính vì thế cho nên nơi phần vị vui thích (lạc) chẳng buông bỏ hữu tình, hay trừ khổ đau cho họ, khiến cho họ nhận được niềm vui, đấy tức gọi là thành thục hữu tình. Nếu chẳng như vậy thì đối với Duyên thiếu sót này với nơi mà các hữu tình chịu khổ đau áp bức… Tâm Thiện (Kuśala-citta) thù thắng không do đâu mà sinh ra được.

Thế nào gọi là Tướng của thành thục? Nói: thành thục là khiến cho căn lành của các hữu tình được tăng thêm tốt đẹp

_Luận nói: “Thứ năm tức hay thành thục Phật Pháp” như Kinh: “Hết thảy các Ba La Mật của Ta là nơi đã nhiếp căn lành vậy

Nói: “Phật Pháp” nghĩa là nhóm Lực (Bala), “thành thục điều kia”, nghĩa là hay chứng được tác dụng. Chứng đắc kia tức do Ba La Mật Đa (Pāramitā) đã tu thảy đều hồi hướng Bồ Đề mà chứng được.

_Luận nói: Thứ ba, thứ tư đoạn trừ Chướng cho nên liền hay thành tựu từ hai Nhân ấy vậy. Như Kinh: “Điều ác mà ta đã làm với các Nghiệp thuộc hết thảy chúng Ma của Ta vậy

Nói: “Đoạn trừ Chướng” nghĩa là hay đoạn trừ tội chướng đã sinh từ ta, người vậy

Nói: “Liền hay thành tựu từ hay Nhân kia vậy” nghĩa là thành thục hữu tình với hay thành thục Pháp của chư Phật

_Luận nói: Điều thứ sáu như Kinh: “Ta chứng giải thoát, cũng nguyện cho hữu tình đều giải thoát vậy

Nói: “Thanh Văn, Độc Giác, Quả Bất Cộng, Pháp Thân thanh tịnh” nghĩa là Nhất Thiết Chủng Trí với nơi Chân Như, dùng tiếng giải thoát mà tuyên nói

Nói: “Không có gì vượt qua được”. Kinh nói: “Nguyện các hữu tình đều giải thoát

Nói: “Rồi hành thực hành nơi Hạnh lợi sinh, cho nên Danh đó trụ ở tận bờ mé sinh tử”. Kinh nói: “Đừng khiến trụ dính với Sinh Tử, Niết Bàn

_Luận nói: “Lại có Môn khác”. Đây tức là Môn khác thứ năm. Thế nên Luận nói: “Dùng 4 Tâm trong sạch (tứ tịnh tâm) mà nên mở bày” Thích (giải thích) là: “Thế nào là bốn?”

Thế nên Luận nói là: “Một là: Thấu tỏ Pháp không có cái Ta. Đây là thứ nhất” như Kinh: “Ta đã nhận chịu khổ đau, đối với hữu tình nguyện chứng bình đẳng

Nói: “Vì sao mà hay nêu tỏ nơi thấu hiểu Pháp không có cái Ta?”. Thế nên Luận nói: “Hữu tình điên đảo với khổ lưu chuyển mà chẳng nghiêng động”

Hữu tình điên đảo chẳng nghiêng động” nghĩa là được Tính bình đẳng của ta, người. Người kia nếu không có hiểu rõ Pháp không có cái Ta, tức chẳng như vậy.

Nhóm Sinh (sinh tử) lưu chuyển tất cả các khổ chẳng nghiêng động” cũng như bên trên nói, vì lợi hữu tình mà vui thích điều ấy. Khi người kia hiểu rõ Pháp không có cái Ta thời mới hay đắc được.

_Luận nói là: “Hai là: Đối với lúc giàu có thịnh vượng mà chẳng dấy lên sự tạp nhiễm mê lầm thuộc cái thấy của hữu tình”. Đây là thứ hai như Kinh: “Ta đã có thọ nhận sự giàu có tôn quý, niềm vui của đời. Nguyện các hữu tình đồng thọ nhận niềm vui này

Nói: “Tạp nhiễm mê lầm” nghĩa là tiếng của nhóm phiền não tạp nhiễm, tức nhiếp nghiệp tạp nhiễm vậy.

_Luận nói là: “Ba là: Cùng với sức hay sinh của Quả thô nặng thuộc Nhân chẳng thanh tịnh mà chẳng tùy thuận”. Đây là thứ ba như Kinh: “Việc ác mà Ta đã làm, nếu trước kia chưa hối lỗi thì dùng Vô Thượng Sám Nguyện đề sám hối

Nói: “thô nặng” nghĩa là từ tội sinh ra, hay dẫn đến Quả Đẳng Lưu với Dị Thục, tức đây gọi là Xứ. Nhân chẳng trong sạch thì Xứ ấy là Quả của mình

Sức hay sinh ra” nghĩa là khả năng của sức mạnh hay dẫn đến Quả Đẳng Lưu,  Dị Thục ấy

Chẳng tùy thuận Nhân kia” nên biết là Pháp Sám Hối

_Luận nói là: “Bốn là: Rồi hay đoạn trừ Nhân tăng trưởng kia”. Đây là thứ tư, như Kinh: “Các nghiệp thuộc hết thảy Chúng Ma của Ta, nếu trước kia chưa biết  thì dùng Vô Thượng Giác để biết, nguyện khiến cho giác ngộ

Nói: “tiếng ấy” dẫn sự thô nặng vậy. Văn còn lại có thể biết

Vì thế nên biết có 4 Tâm trong sạch (Tịnh Tâm), chỉ riêng một loại tâm trong sạch thì chẳng thể chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Chính vì thế cho nên Luận nói là: “Gia Hạnh Thanh Tịnh nên biết, tức ở nơi căn lành tương ứng với Ba La Mật Đa mà khởi Gia Hạnh. Như Kinh: “Các căn lành mà hết thảy Ba La Mật Đa đã nhiếp lấy”. Như vậy nói đủ Nhân viên mãn, Quả viên mãn

_Luận nói là: “Quả của Tâm trong sạch là Trí vô thượng vậy” nghĩa là như 4 loại Tâm trong sạch đã nói bên trên thì Quả của chúng là Trí vô thượng, tức là Nhất Thiết Chính Biến Tri vậy, như Kinh nói rằng: “ Ấy sẽ mau chứng quả Vô Thượng Trí vậy

Luận nói là: “Gia Hạnh thanh tịnh tức là Giải Thoát” nghĩa là hiển Quả vậy

Tướng ấy như thế nào? Luận nói là: “Ấy là Chuyển Y” nghĩa là chuyển phiền não, sở tri chướng nương theo A Lại Gia Thức, như Kinh: “Ta chứng giải thoát, cũng nguyện cho hữu tình đều được giải thoát”

Luận nói là: “Trí vô thượng với nơi giải thoát, nhưng chẳng phải là Quả thanh tịnh của Gia Hạnh vậy” nghĩa là đang nói điều kia là Quả ấy vậy.

Thế nào là Quả của Tâm trong sạch kia? Luận nói là: “Thế nên Kinh nói: Các căn lành rộng lớn thuộc Thế với Xuất Thế mà hết thảy Ba La Mật Đa đã nhiếp lấy, nguyện các hữu tình đều sẽ mau chứng nhóm Quả Vô Thượng Trí”

Tạo Thuyết như vậy, thế nên Quả Vô Thượng Trí được nói là Quả của Tâm trong sạch, cùng với Lý trái ngược nhau. Tuy tạo Thuyết này không có trái ngược nhau. Chính vì thế cho nên Luận nói: “Nếu Ba La Mật Đa chẳng viên mãn, chỉ có Tâm trong sạch thì chẳng thể sinh trưởng Quả Vô Thượng Trí”. Vì thế cho nên nói: “Điều kia gọi là Quả của Ba La Mật Đa” nghĩa là Thuyết của các Kinh vậy

Luận nói là: “Chủng Loại đồng giống nhau, cho nên Trí vô thượng tức là Quả của

Tâm trong sạch vậy”

Nói: “Chủng Loại đồng giống nhau” là chủng loại Nhân Quả của Tâm, Tâm Sở vậy. Nên biết việc Giải Thoát dùng được mà hợp với Lý, điều ấy như là Quả của Hạnh”

_Luận nói: “Lại Quả của 2 điều kia là nơi mà cả hai cùng nhiếp lấy” nghĩa là trước kia, mỗi mỗi đều nói riêng Quả ấy, nay nói cả hai đều có đủ 2 Quả vậy. Điều này lại như thế nào? Thế nên Luận nói: Tâm trong sạch, Gia Hạnh thay đổi hỗ trợ lẫn nhau, đợi làm cứu cánh” nghĩa là riêng một Tâm trong sạch hoặc chỉ có Gia Hạnh thì nơi điều kia không có Nhân của Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.

Luận nói: “Nghĩa là do hết thảy tư lương, Tâm không có chỗ đắc mà tu tập hồi hướng liền được Chính Trí, và đối với các Công Đức khác của Như Lai là Nhân kia

vậy”. Đây cũng hiển cả hai điều ấy đều có 2 Quả kia vậy

Nói: “Tất cả tư lương” ấy là các Độ (Ba La Mật Đa). Đây gọi là Gia Hạnh

Nói: “Tâm không có có chỗ đắc mà tu tập” là Tâm hiền thiện không có nhiễm dính mà tu tập, nghĩa là chẳng nhiễm dính với Ngã, Pháp vậy.

Nói: “Tâm trong sạch” như Luận Thuyết nói là do Hồi Hướng vậy.

_Luận nói: “Nếu chẳng như vậy thì nhóm Thí chẳng thành. Vì biết khắp Nhân cho nên như vậy hiển tất cả Quả kia của Tâm trong sạch với Gia Hạnh. Chính vì thế cho nên quyết định nên biết như vậy. Nếu chẳng như thế thì đã tu Tâm trong sạch mà Quả ấy trống rỗng (Không). Điều này Ta chẳng muốn”

_Luận nói: “Lại tức hai điều kia cũng được tên gọi nhưng chẳng trụ ở Lưu Chuyển (Saṃsāra), Niết Bàn (Nirvāṇa)” nghĩa là như bên trên nói: Trí (Jñāna) với Giải Thoát (Vimuti) là hai loại Quả Pháp nhưng chẳng trụ ở Lưu Chuyển, Niết Bàn, như Kinh: Đừng khiến trụ dính sinh tử, Niết Bàn. Vì sao biết như thế? Chính vì thế cho nên Luận nói: “Lại hai Nhân kia là nơi mà Bát Nhã (Prajñā), Đại Bi (Mahākāruṇa) đã bình đẳng nhiếp lấy” nghĩa là tức nơi mà Pháp kia đã thành.

Nói: “Hai Nhân kia” nghĩa là Tịnh Tâm, Gia Hạnh là nơi mà Bát Nhã, Đại Bi đã bình đẳng nhiếp lấy. Ấy là Tính bình đẳng của Trí (Jñāna) với Bi (Kāraṇa), tức gọi là Trí Bi Bình Đẳng Tính. Hai thứ nhiếp lấy kia, nghĩa là đầy đủ vậy.

Nếu không có Trí, chỉ có Bi thì nghiêng về tăng thêm, chẳng buông bỏ Lưu Chuyển. Như Trí Tuệ này tăng nhiều mà không có Bi, tức là Niết Bàn. Vì thế nên biết hai Bình Đẳng kia chẳng trụ ở hai.

Nói: “Nghĩa là tức nơi mà Pháp kia đã thành” ấy là nơi mà Trí Bi Bình Đẳng

Tính đã thành, hai Quả Pháp kia chẳng trụ Lưu Chuyển với Niết Bàn

_Luận nói: “Vì lấy Đại Công Đức như vậy cho nên hết thảy tất cả căn lành của Bồ Tát ứng ngay như vậy rồi hồi hướng” nghĩa là muốn chứng lấy các Công Đức của chẳng trụ lưu chuyển cùng với Niết Bàn

Luận nói: “Thế nên đây tức gọi là hết thảy căn lành hồi hướng rộng lớn, nghĩa là như điều đã nói: Đem hồi hướng cho nên gọi là Đại Hồi Hướng, nơi nghĩa thù thắng mà Gia Hạnh

Luận nói: “Sáu Môn đã tu như vậy được 6 Công Đức, nghĩa là căn lành mà 6 loại Gia Hạnh đã chứng sẽ chứng 5 Đức”, cho nên Luận nói: “Như thứ tự ấy, thứ nhất đắc được Đức thứ nhất, cho đến thứ sáu được Đức thứ sáu”

Luận nói: “Nếu có Bồ Tát đầy đủ căn lành như vậy, nghĩa là đủ căn lành hồi hướng vậy”

_Luận nói: “Một là: Lưu chuyển sinh tử, chịu khổ ít ỏi, điều kia chẳng thể hoại” Lợi của Quả đầu tiên này, như Kinh: “Nỗi khổ mà Ta đã thọ nhận”.

Nói: “Điều kia chẳng thể hoại” nghĩa là chẳng khuất phục

_Luận nói: “Hai là: Rồi thường chỉ nhận niềm vui của đời, phú quý rộng lớn vô lượng với hay thành thục Giới hữu tình”

Lợi của Quả thứ hai, như Kinh: “Ta có hết thảy phú quý, niềm vui của đời. Trong đây thành thục Giới hữu tình”. Tức là niềm vui của đời kia mà nhiếp nhận

_Luận nói: “Do không có chướng ngại, mau nhiếp căn lành nơi Thiện Hoan Hỷ với có Thắng Giải

Lợi của Quả thứ ba, như Kinh: “Điều ác Ta đã làm”. Trong đây, nơi Thiện Hoan

Hỷ là Tâm trong sạch (tịnh tâm). Nơi khéo có thắng Giải là Gia Hạnh

_Luận nói rằng: “Bốn là: Đối với các Bồ Tát mà chẳng thấy có sự sai lầm bỏ sót nhỏ nhiệm, khéo quán đoạn trừ”

Lợi của Quả thứ tư, như Kinh: “Các nghiệp thuộc hết thảy chúng Ma của Ta”. Nói khéo đoạn trừ, nghĩa là khéo biết xong rồi tu Pháp đối trị với sự sai lầm quên mất

_Luận nói rằng: “Năm là: Mau thành Tư Lương (Sambhāra) với hay chứng đắc thành Chủng Trí Định

Lợi của Quả thứ năm, như Kinh: “Các căn lành mà hết thảy Ba La Mật Đa đã nhiếp lấy của Ta”.

Nói: “Với hay chứng đắc thành Chủng Trí Định” nghĩa là dùng thứ tự ấy mà chứng Chủng Trí. Nên biết tức là Kim Cương Dụ Định. Điều kia cũng thế, từ Tư Lương viên mãn mới hay sinh trưởng, chẳng phải là từ điều khác mà được.

_Luận nói rằng: “Sáu là: tận các Thế Giới với Hữu Tình Giới, hiện việc lợi sinh, thành thục quả kia”

Lợi của Quả thứ sáu, như Kinh: “Ta chứng nhóm giải thoát”

Nói: “Tận các Thế Giới” nghĩa là chẳng phân biệt Giới hữu tình

Nói: “với Hữu Giới” nghĩa là nơi hóa sinh

Nói: Thành tựu điều kia” nghĩa là muốn thành việc lợi hữu tình ấy. Chẳng trụ Lưu Chuyển với Niết Bàn

LỤC MÔN ĐÀ LA NI KINH LUẬN QUẢNG THÍCH

_MỘT QUYỂN (Hết)_

(Năm Quý Sửu, tháng 10, Thượng Tuần ngày 8_ Ở chùa Sa Câu Vĩnh Khang tập dịch xong)

21/03/2016