LUẬT DI SA TẮC BỘ HÒA HÊ NGŨ PHẦN

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Tam tạng Phật Đà Thập người nước Kế Tân, cùng Trúc Đạo Sinh
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 23

 

Phần 4: NÓI VỀ PHÁP DIỆT TRÁNH VÀ YẾT MA

Đoạn 1: NÓI VỀ PHÁP DIỆT TRÁNH

Đức Phật ở tại thành Xá-vệ. Bấy giờ, các Tỳ-kheo cùng nhau tranh chấp lại cùng nhau tranh tụng. Tỳ-kheo với Tỳ-kheo tranh nhau, Tỳ-kheo với Tỳ-kheo-ni tranh nhau, Tỳ-kheo-ni với Tỳ-kheo-ni tranh nhau, Tỳ-kheo-ni với Tỳ-kheo tranh nhau. Khi ấy, Xiển-đà bỏ Tỳ-kheo yểm trợ Tỳ-kheo-ni, việc chưa xảy ra tranh tụng lại khơi rộng làm cho sinh chuyện, việc đã xảy ra tranh tụng lại khơi rộng thêm ra, chưa chấm dứt thì không thể chấm dứt, đã chấm dứt thì làm cho phát khởi lại. Các Tỳ-kheo đem vấn đề bạch Phật. Nhân việc ấy, Đức Phật tập hợp Tỳkheo Tăng, hỏi các Tỳ-kheo:

-Thật sự các thầy có như vậy không?

Các Tỳ-kheo thưa:

-Bạch Đức Thế Tôn! Thật sự có như vậy.

Đức Phật bằng mọi cách quở trách:

-Việc làm của các thầy là phi pháp, không phải đạo tùy thuận.

Quở trách rồi, Phật bảo các Tỳ-kheo:

-Từ nay Tỳ-kheo với Tỳ-kheo tranh nhau… cho đến câu: bỏ Tỳ kheo yểm trợ Tỳ-kheo-ni đều phạm Đột-kiết-la.

Có bốn thứ tranh chấp:

  1. Do lời nói.
  2. Do giáo giới.
  3. Do phạm tội.
  4. Do sự việc.

Do các sự việc này nên Phật vì các Tỳ-kheo kiết bảy pháp Diệt tránh. Nếu có các sự tranh chấp khởi lên được dùng để diệt trừ:

  1. Nên trao cho pháp Tỳ-ni Hiện tiền thì trao pháp Tỳ-ni Hiện tiền.
  2. Nên trao cho pháp Tỳ-ni Ức niệm thì trao cho pháp Tỳ-ni Ức niệm.
  3. Nên trao cho pháp Tỳ-ni Bất si thì trao cho pháp Tỳ-ni Bất si.
  4. Nên trao cho pháp Tự ngôn thì trao cho pháp Tự ngôn.
  5. Nên trao cho pháp Đa nhân ngữ thì trao cho pháp Đa nhân ngữ.
  6. Nên trao cho pháp Thảo phú địa thì trao cho pháp Thảo phú địa.
  7. Nên trao cho pháp Bổn ngôn trị thì trao cho pháp Bổn ngôn trị.

Thế nào gọi là do lời nói? Nếu Tỳ-kheo cùng nhau tranh cãi, có người nói là pháp, có người nói là phi pháp, là luật phi pháp, là phạm phi pháp, là trọng phi trọng, là hữu dư phi hữu dư, là tội thô phi tội thô, là cần dùng Yết-ma xuất tội, không cần dùng Yết-ma xuất tội, là Phật thuyết giảng, phi Phật thuyết giảng, là do Phật chế, phi do Phật chế, do đó đưa đến giận dữ mắng nhiếc nhau. Như vậy gọi là sự tranh chấp do lời nói.

Thế nào gọi là do giáo giới? Tỳ-kheo giáo giới Tỳ-kheo nói: Thầy nhớ có phạm Ba-la-di không? Nhớ có phạm Tăng-già-bà-thi-sa, Thâulan-giá, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la, ác thuyết không? Tỳ-kheo kia không vui không chấp nhận, do đó đưa đến sự tranh cãi. Như vậy gọi là tranh chấp do giáo giới.

Thế nào gọi là do phạm tội? Tỳ-kheo phạm Ba-la-di, cho đến ác thuyết, hơn nữa do sự tranh chấp cùng nhau trách mắng khiến thân, khẩu, ý tuôn ra điều xấu ác, như vậy gọi là sự tranh chấp do phạm tội.

Thế nào gọi là do sự việc? Tất cả các việc làm của Tăng đều Yết-ma và các việc cần làm, đưa đến sự tranh cãi. Như vậy gọi là tranh chấp do sự việc.

Tôn giả Ưu-ba-ly thưa hỏi Đức Phật:

-Bạch Đức Thế Tôn! Tranh cãi do lời nói thì dùng bao nhiêu việc để chấm dứt?

Đức Phật dạy:

-Dùng Tỳ-ni Hiện tiền, đa nhân ngữ để chấm dứt.

Lại hỏi:

-Làm thế nào được chấm dứt?

Đức Phật dạy:

-Nếu Tỳ-kheo cùng với Tỳ-kheo tranh cãi: Là pháp phi pháp, cho đến do Phật chế, phi do Phật chế. Tăng như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy để chấm dứt. Nếu vị kia nói: Là pháp, là lời Phật dạy, chấp nhận đây là điều phải nhẫn nhịn thì gọi là Tỳ-ni Hiện tiền chấm dứt. Thế nào gọi là Hiện tiền? Hiện tiền có ba thứ: Tăng hiện tiền, Nhân hiện tiền và Tỳ-ni hiện tiền. Thế nào gọi là Tăng hiện tiền? Tăng tập trung hòa hợp, như thế gọi là Tăng hiện tiền. Thế nào gọi là Nhân hiện tiền? Người cùng tranh cãi nhau có mặt, như vậy gọi là Nhân hiện tiền. Thế nào gọi là Tỳ-ni Hiện tiền? Nên dùng pháp nào, dùng luật nào, dùng lời dạy nào của Phật để chấm dứt được thì dùng để chấm dứt, như vậy gọi là Tỳ-ni Hiện tiền. Nếu đã chấm dứt như vậy rồi, vị nào khơi trở lại thì phạm tội Ba-dật-đề.

Lại nữa, nếu chấm dứt tranh chấp do lời nói như vậy, song sự chấm dứt này không làm cho Tỳ-kheo vui lòng nghe theo thì Tỳ-kheo ở trú xứ khác hoặc một, hoặc hai, hoặc ba Tỳ-kheo cho đến một chúng thông minh, trí tuệ, hiểu rõ Ba-la-đề-mộc-xoa, phải suy nghĩ có trách nhiệm đến để chấm dứt việc này. Đây là việc làm tốt đẹp phải đến để chấm dứt. Trước hết xin đến với trong chúng ấy, vị Tỳ-kheo biết pháp, phải ngỏ lời đề cập đến ngọn ngành của vấn đề, sau đó mới yêu cầu hợp Tăng. Tăng hợp rồi nên nói: Thầy nên tránh xa, chúng tôi cùng nhau bàn luận việc của thầy, Tỳ-kheo ấy đi tránh rồi, Tăng nên cùng nhau nghị bàn. Nếu Tỳ-kheo kia thật lòng bày tỏ lời yêu cầu chúng ta như pháp, như luật mà chấm dứt việc này, chúng ta nên cùng nhau như pháp, như luật mà chấm dứt. Nếu Tỳ-kheo kia không nói như sự thật, chúng ta không được như pháp, như luật chấm dứt việc đó. Tỳ-kheo tranh cãi nhau kia cũng nên nghị bàn: Nếu Tăng như pháp, như luật đúng mức với sự việc, ngày nay, ngày mai hay ngày mốt chấm dứt sự việc của chúng ta, chúng ta nên đối với Tăng trình bày đầy đủ gốc, ngọn của sự việc để nhờ Tăng chấm dứt. Đương sự đã đến trong Tăng trình bày đầy đủ sự việc. Có hai cách để Tăng đưa ra: Hoặc nói nên như thế này, hoặc nói không nên như thế này, không thể quyết định, Tăng nên nói: Tùy thầy chọn trong hai cách nói, mỗi bên mời bốn vị làm đoán sự. Tăng nói Tỳ-kheo cãi nhau mỗi bên mời bốn vị rồi, Tăng phải bạch nhị Yết-ma để sai. Trước hết nên Yết-ma hai lần ba vị, sau Yết-ma hai vị. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng sai Tỳ-kheo… và Tỳ-kheo… làm người đoán sự, như pháp, như luật để chấm dứt vấn đề cãi nhau kia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng sai Tỳ-kheo… và Tỳ-kheo…làm người đoán sự, như pháp, như luật để chấm dứt việc tranh cãi kia. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.

Tăng đã sai Tỳ-kheo… và Tỳ-kheo… v.v… làm người đoán sự. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Như vậy gọi là dùng Tỳ-ni Hiện tiền để chấm dứt việc tranh cãi do lời nói.

Khi ấy, các Tỳ-kheo sai Tỳ-kheo vô trí làm người đoán sự, bạch Phật. Phật dạy: Thành tựu năm pháp nên sai: Điềm tĩnh ghi nhận lời lẽ người khác, không giận, khéo ghi nhớ lời nói của người khác, khéo tìm hiểu ý của lời nói, hỏi thì nói, không hỏi không nói, khi nói không cười. Ngược lại năm pháp này không nên sai. Lại có năm pháp nên sai: Không làm theo ý muốn, sự giận hờn, sự si mê, sự sợ sệt, không nói lén. Ngược lại năm pháp đây không nên sai. Nếu Tỳ-kheo không được Tăng sai, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba tuy thông minh trí tuệ, ngồi ở chỗ ngồi cao song muốn gây loạn cho đoán sự, Tăng nên mời ra ngoài. Lại có Tỳ-kheo tuy đọc tụng nhiều mà không hiểu rõ ý nghĩa, muốn gây rối cho đoán sự, người đoán sự nên nói: Nghĩa của kinh không phải như vậy. Áp dụng như vậy để chấm dứt sự tranh cãi, gọi là dùng Tỳ-ni Hiện tiền để chấm dứt. Nếu khi dùng cách thức như vậy để chấm dứt sự tranh cãi, có Tỳ-kheo nói: Nên dùng đa nhân ngữ để chấm dứt việc này, Tăng nên nói: Thầy nói hay đấy, nhưng thầy có hiểu rõ đa nhân ngữ hay không? Nếu nói, không hiểu rõ. Tăng nên từng vị một quở trách: Thầy không hiểu rõ đa nhân ngữ, tại sao nói, nên dùng đa nhân ngữ để chấm dứt việc này? Nếu Tăng không quở trách thì đều phạm tội Đột-kiết-la. Nếu nói, hiểu rõ. Tăng nên hỏi: Dùng như thế nào gọi là đa nhân ngữ? Vị ấy đáp: Dùng Yết-ma đa nhân ngữ để chấm dứt. Lại hỏi: Do đâu biết là nhiều? Đáp: Nên hành trù. Tăng lại hỏi: Thầy nói hay đấy, nhưng thầy hiểu rõ bao nhiêu pháp hành trù đúng pháp, bao nhiêu pháp hành trù không đúng pháp không? Nếu nói không biết, Tăng cũng nên quở trách như trên. Nếu nói biết thì Tăng nên bảo nói mười cách hành trù không như pháp và mười cách như pháp. Thế nào là mười cách không như pháp? Nếu do việc nhỏ mà rút thẻ để hành trù. Do không biết rõ vấn đề mà rút thẻ để hành trù. Do không tìm hiểu rõ căn bản của vấn đề mà rút thẻ hành trù. Phi pháp mà rút thẻ hành trù. Muốn số bất như pháp nhiều mà rút thẻ hành trù. Biết số bất như pháp nhiều mà rút thẻ hành trù. Rút thẻ hành trù để phá Tăng. Biết hành trù thì Tăng sẽ bị phá mà rút thẻ. Không tùy theo thiện tri thức hành trù mà rút thẻ. Tăng không hòa hợp hành trù mà rút thẻ. Ngược lại mười điều trên là như pháp. Nếu thành tựu mười bốn pháp thì Tăng nên sai làm người hành trù: Biết mười điều như pháp lại không làm theo ý muốn, sự giận hờn, sự si mê, sự sợ sệt. Như vậy là mười bốn pháp. Tăng nên làm hai loại thẻ, một thứ như pháp, một thứ không như pháp. Xướng: Nếu nói như pháp thì rút thẻ như pháp, nếu nói không như pháp thì rút thẻ không như pháp. Xướng xong bắt đầu thi hành. Chính mình thâu thẻ rồi đến chỗ vắng để kiểm. Nếu thẻ không như pháp nhiều nên khiến đứng dậy: cách xa trước chỗ người ngồi, nói riêng: Đây là lời Phật dạy pháp ngữ, luật ngữ. Đại đức nên bỏ phi pháp, phi luật, phi lời Phật dạy. Nói như vậy rồi, hành trù lại. Nếu người không như pháp còn nhiều, nên xướng: Nay Tăng chưa giải quyết được việc này, quý vị có thể tùy ý giải tán, sau sẽ giải quyết, chứ không nên dùng phi pháp giải quyết. Nếu người như pháp nhiều nên bạch nhị Yết-ma để chấm dứt sự việc. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng dùng đa nhân ngữ chấm dứt sự tranh chấp này. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng nay dùng đa nhân ngữ để chấm dứt sự tranh chấp này. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.

Tăng dùng đa nhân ngữ chấm dứt sự tranh chấp này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Như vậy gọi là dùng đa nhân ngữ để chấm dứt việc tranh cãi do lời nói.

Tôn giả Ưu-ba-ly lại thưa hỏi Đức Phật:

-Sự tranh cãi do giáo giới dùng bao nhiêu việc để chấm dứt?

Đức Phật dạy:

-Dùng Tỳ-ni Hiện tiền, Tỳ-ni Ức niệm, Tỳ-ni Bất si, Bổn ngôn trị để chấm dứt.

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

-Làm thế nào để chấm dứt?

Phật dạy:

-Nếu Tỳ-kheo hỏi một Tỳ-kheo: Thầy nhớ có phạm trọng tội Bala-di và biên tội Ba-la-di hay không? Tỳ-kheo ấy trả lời: Không nhớ. Hỏi đến lần thứ ba vẫn đáp như lần đầu. Tỳ-kheo như vậy Tăng nên Bạch-tứ-yết-ma trao cho pháp Tỳ-ni Ức niệm, không nên trị tội Tỳkheo kia. Tỳ-kheo bị hỏi nên đến giữa Tăng, để trống vai bên phải, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bạch:

Tôi Tỳ-kheo tên là… bị Tỳ-kheo tên là… Ba lần đến tôi hỏi: Thầy có nhớ phạm trọng tội Ba-la-di hay là biên tội Ba-la-di hay không? Tôi cũng trả lời là không nhớ, nên đến Tăng xin pháp Tỳ-ni Ức niệm, nguyện Tăng cho tôi pháp Tỳ-ni Ức niệm để cho vị kia khỏi phải hỏi tôi mãi. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy. Tăng nên cân nhắc Tỳkheo này, trước đây không khuyết giới, oai nghi như pháp hay không? Thân, khẩu, ý thanh tịnh hay chăng? Ưa học giới hay không? Đến một Tỳ-kheo hỏi, đến hai, ba vị và Tăng hỏi xem nói có chỗ mâu thuẫn không? Tăng cân nhắc như vậy, nếu biết Tỳ-kheo này trước khuyết giới, đủ các điều bất thiện, thì không nên trao. Nếu biết không phạm Ba-la-di và biên tội Ba-la-di, nên Bạch-tứ-yết-ma trao cho pháp Tỳ-ni Ức niệm. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đến trước Tăng trình bày: Tỳ-kheo kia tên là… Ba lần đến chỗ tôi hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội Ba-la-di hay biên tội Ba-la-di không? Tôi cũng Ba lần trả lời là không nhớ, nay đến Tăng xin pháp Tỳ-ni Ức niệm, nguyện Tăng cho tôi pháp Tỳ-ni Ức niệm, khiến Tỳ-kheo kia khỏi phải đến hỏi tôi mãi. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo… pháp Tỳ-ni Ức niệm, để Tỳ-kheo kia khỏi phải đến hỏi tôi mãi. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đến trước Tăng trình bày: Tỳ-kheo kia tên là… Ba lần đến chỗ tôi hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội Ba-la-di hay biên tội Ba-la-di không? Tôi cũng Ba lần trả lời là không nhớ, nay đến Tăng xin pháp Tỳ-ni Ức niệm, nguyện Tăng cho tôi pháp Tỳ-ni Ức niệm, để Tỳ-kheo kia khỏi phải đến tôi hỏi mãi. Nay Tăng cho Tỳ-kheo… pháp Tỳ-ni Ức niệm, khiến Tỳ-kheo kia khỏi đến hỏi tội này mãi. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

Tăng cho Tỳ-kheo… pháp Tỳ-ni Ức niệm rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Như vậy gọi là dùng Tỳ-ni Hiện tiền, Tỳ-ni Ức niệm chấm dứt sự tranh cãi do giáo giới.

Nếu Tỳ-kheo đến chỗ một Tỳ-kheo hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội Ba-la-di hay biên tội Ba-la-di không? Tỳ-kheo kia trả lời không nhớ. Trước đây tôi bị tâm cuồng, tâm tán loạn, tâm bệnh hoại nên làm nhiều pháp phi Sa-môn. Vị kia Ba lần hỏi, tôi cũng trả lời như lần đầu. Tỳ-kheo như vậy Tăng nên trao cho pháp Tỳ-ni Bất si, không nên trị tội Tỳ-kheo đó. Tỳ-kheo đó nên đến giữa Tăng, để trống vai bên phải, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bạch:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo kia tên là… Ba lần đến chỗ tôi hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội Ba-la-di hay biên tội Ba-la-di không? Tôi cũng Ba lần trả lời là không nhớ. Trước đây tôi bị tâm cuồng, tâm tán loạn, tâm bệnh hoại nên làm nhiều pháp phi Sa-môn. Nay đến Tăng xin pháp Tỳ-ni Bất si, nguyện Tăng cho tôi pháp Tỳ-ni Bất si, để Tỳ-kheo kia khỏi đến hỏi tôi mãi. Xin như vậy Ba lần. Tăng nên cân nhắc Tỳ-kheo này, trước đây không khuyết giới, oai nghi như pháp không? Thân, khẩu, ý, nghiệp thanh tịnh không? Ưa học giới không? Đến một Tỳ-kheo hỏi, cho đến hai, ba vị và Tăng hỏi xem nói có chỗ khác nhau không? Nếu Tăng biết Tỳ-kheo đó, trước kia có các việc ác thì không nên cho. Nếu không như vậy thì Bạch-tứ-yết-ma trao cho pháp Tỳ-ni Bất si. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đến Tăng trình bày: Tỳ-kheo kia tên là… Ba lần đến chỗ tôi hỏi: Thầy nhớ phạm trọng tội Ba-la-di hay biên tội Ba-la-di không? Tôi cũng Ba lần trả lời: Không nhớ. Trước đây tôi bị tâm cuồng, tâm tán loạn, tâm bệnh hoại nên làm nhiều pháp phi Sa-môn. Nay đến Tăng xin Tỳ-ni Bất si, nguyện Tăng cho tôi pháp Tỳ-ni Bất si, để Tỳ-kheo kia khỏi đến hỏi tôi mãi. Nay Tăng cho pháp Tỳ-ni Bất si, để Tỳ-kheo kia không đến hỏi tội này nữa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đến Tăng trình bày: Tỳ-kheo kia tên là… Ba lần đến chỗ tôi… cho đến câu: Nay Tăng cho pháp Tỳ-ni Bất si để Tỳ-kheo kia khỏi đến hỏi tội này nữa. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

Tăng đã cho Tỳ-kheo tên là… pháp Tỳ-ni Bất si rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Như vậy gọi là dùng Tỳ-ni Hiện tiền, Tỳ-ni Bất si chấm dứt sự tranh cãi do giáo giới.

Nếu Tỳ-kheo đến chỗ một Tỳ-kheo hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội Ba-la-di hoặc biên tội Ba-la-di không? Vị kia trả lời: Không nhớ. Ba lần hỏi, mới trả lời: Tôi nhớ có phạm tội nhẹ. Lại hỏi trở lại: Thầy phạm tội nhẹ còn không nói với ai, huống hồ là phạm trọng tội, thầy nên khéo suy nghĩ điều đó! Đương sự trả lời: Tôi hoàn toàn không nhớ. Hỏi lần nữa mới trả lời: Tôi nhớ có phạm Ba-la-di hoặc biên tội Ba-la-di. Trả lời như vậy rồi, lại tìm cách nói: Tôi không nhớ phạm trọng tội, nói cho vui vậy thôi. Tỳ-kheo như vậy, Tăng nên trao cho Bổn ngôn trị. Bổn ngôn trị có hai thứ: Một là có thể sám hối. Hai là không thể sám hối. Tỳ-kheo kia đã nói phạm trọng tội, nên trao cho pháp trọn đời không thể sám hối, Bạch-tứ-yết-ma. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo đây tên là… Tỳ-kheo kia tên là… đến Tỳ-kheo đó hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội Ba-la-di hoặc biên tội Ba-la-di không? Trả lời: Không nhớ. Hỏi lần thứ hai cũng nói không nhớ, sau Ba lần hỏi mới nói: Không nhớ phạm trọng tội, nhớ có phạm tội nhẹ. Lại hỏi: Tội nhẹ thầy còn không phát lồ huống hồ là tội nặng. Nay, thầy chắc chắn nhớ phạm tội nặng hay không? Vẫn trả lời: Không nhớ. Hỏi lại, cũng nói không nhớ… Hỏi đến lần thứ sáu, vậy sau mới nói: Tôi nhớ phạm trọng tội Ba-la-di hoặc biên tội Ba-la-di. Trả lời như vậy rồi lại tìm cách nói lại: Tôi không nhớ có phạm trọng tội, nhưng nói cho vui vậy thôi. Nay Tăng trao pháp Yết-ma Bổn ngôn trị, suốt đời không thể sám hối. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp Thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… Tỳ-kheo kia tên là… đến chỗ đó hỏi: Thầy nhớ có phạm trọng tội… cho đến câu: Nay Tăng trao pháp Yết-ma Bổn ngôn trị, suốt đời không thể sám hối. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

Tăng đã thuận cho Tỳ-kheo tên là… pháp Yết-ma Bổn ngôn trị, suốt đời không thể sám hối rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Như vậy gọi là dùng Tỳ-ni Hiện tiền Bổn ngôn trị chấm dứt việc tranh cãi do giáo giới.

Tôn giả Ưu-ba-ly thưa hỏi Đức Phật:

-Bạch Đức Thế Tôn! Tranh cãi do phạm tội dùng bao nhiêu việc để chấm dứt?

Đức Phật dạy:

-Dùng Tỳ-ni Hiện tiền, Thảo phủ địa, Tự ngôn để chấm dứt.

Lại hỏi:

-Bằng cách nào được chấm dứt?

Phật dạy:

-Như một Tỳ-kheo đến chỗ một Tỳ-kheo, để trống vai bên phải, quỳ gối, chấp tay: Đại đức! Tôi tên là… phạm tội như vậy, nay đến Đại đức sám hối. Tỳ-kheo kia nên hỏi: Thầy tự thấy tội hay không? Vị ấy 22 nói: Tôi tự thấy tội. Lại nên hỏi: Thầy muốn sám hối phải không? Đáp: Vâng, tôi muốn sám hối! Tỳ-kheo kia nói: Sau này thầy đừng nên tái phạm.

Như vậy gọi là dùng Tỳ-ni Hiện tiền Tự ngôn để chấm dứt sự tranh cãi do phạm tội.

Nếu một Tỳ-kheo đến chỗ hai Tỳ-kheo, ba Tỳ-kheo, chúng đông Tỳ-kheo, hoặc hai Tỳ-kheo cho đến chúng đông Tỳ-kheo đến chỗ một Tỳ-kheo cho đến chúng đông Tỳ-kheo cũng như vậy. Nếu có Tỳ-kheo tranh cãi, cùng mắng nhiếcnhau, làm nghiệp ác cho thân, khẩu, ý. Sau lại nghĩ: Chúng ta tranh cãi cùng nhau mắng nhiếc làm nghiệp ác cho thân, khẩu, ý, nay có thể đến giữa Tăng trừ tội tác pháp Thảo phú địa sám hối hay không? Các Tỳ-kheo này, cho phép giữa Tăng trừ tội. Tăng nên trao cho pháp bạch nhị Yết-ma sám hối như Thảo phú địa. Tỳ-kheo tranh cãi kia nên tập trung hết đến giữa Tăng, để trống vai bên phải, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bạch:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Chúng tôi cùng nhau tranh cãi, cùng nhau mạ lị, gây nghiệp ác cho thân, khẩu, ý, sau rồi khởi ý niệm như vầy: Chúng ta cùng nhau tranh cãi, cùng nhau mạ lị, gây nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý. Nay có thể đối trước Tăng trừ tội bằng pháp ăn năn lấy cỏ che đất hay chăng? Nay đến trước Tăng xin pháp ăn năn như cỏ che đất. Thưa Ba lần như vậy rồi, duỗi hai tay xuống gối mọp sát đất, hướng đến thầy Yết-ma một lòng thích thọ Yết-ma. Thầy Yết-ma xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này cùng nhau tranh cãi, cùng nhau mạ lị, gây nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, sau đó khởi ý niệm như vầy: Chúng ta cùng nhau tranh cãi, cùng nhau mạ lị, gây nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý. Nay có thể đối trước Tăng trừ tội bằng pháp ăn năn lấy cỏ che đất hay chăng? Nay đến trước Tăng xin pháp ăn năn như cỏ che đất. Bấy giờ, Tăng trao cho pháp ăn năn như lấy cỏ che đất. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp Thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Các Tỳ-kheo này cùng nhau tranh cãi, cùng nhau mạ lị… cho đến câu: Nay Tăng trao cho pháp ăn năn như cỏ che đất. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói.

Tăng đã cho các Tỳ-kheo này pháp ăn năn như lấy cỏ che đất. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Đây gọi là Tỳ-ni Hiện tiền như cỏ che đất, chấm dứt sự tranh cãi do phạm tội.

Thế nào gọi là như cỏ che đất? Các Tỳ-kheo kia không nói lại căn nguyên của sự tranh cãi, Tăng cũng không hỏi lại nguồn gốc của vấn đề.

Tôn giả Ưu-ba-ly thưa hỏi Phật:

-Bạch Đức Thế Tôn! Tranh cãi do sự việc, dùng bao nhiêu việc để chấm dứt?

Đức Phật dạy:

-Tùy theo sự tranh cãi, dùng bảy việc để chấm dứt. Nếu một Tỳkheo đến chỗ một Tỳ-kheo đem phi pháp, phi luật, phi lời Phật dạy, để chấm dứt sự tranh cãi, mà nói: Là pháp, là luật, là lời Phật dạy. Nếu áp dụng như vậy để chấm dứt sự tranh cãi này, gọi là chấm dứt phi pháp. Nếu một Tỳ-kheo đến hai Tỳ-kheo, cho đến chỗ Tăng, hoặc hai Tỳkheo cho đến chỗ Tăng, đến chỗ một Tỳ-kheo cho đến chỗ Tăng cũng như vậy. Nếu một Tỳ-kheo đến chỗ một (hai) Tỳ-kheo đem như pháp, như luật, như lời Phật dạy để chấm dứt sự tranh cãi, nói: Là pháp, là luật, là lời Phật dạy. Áp dụng như vậy để chấm dứt sự tranh cãi, gọi là chấm dứt như pháp. Nếu một Tỳ-kheo đến hai, ba Tỳ-kheo, cho đến chỗ Tăng, hoặc hai Tỳ-kheo cho đến chỗ Tăng, đến một Tỳ-kheo cho đến chỗ Tăng cũng như vậy.

 

Đoạn 2: NÓI VỀ PHÁP YẾT MA

Đức Phật ở tại thành Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, không biết nên thế nào, hỏi các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo cũng không biết, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp Tỳ-kheo Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa không che giấu như vậy, nay cho phép Tăng trao cho Tỳ-kheo kia pháp Bạch-tứ-yết-ma, sáu đêm hành Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo phạm tội phải để trống vai bên phải, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng rồi quỳ gối bạch:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, nay đến Tăng xin sáu đêm thi hành Ma-na-đỏa, nguyện Tăng cho tôi sáu đêm thi hành Mana-đỏa. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, nay đến Tăng xin sáu đêm thi hành Ma-na-đỏa. Nay Tăng cho Tỳ-kheo sáu đêm hành Mana-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… cố ý xuất bất tịnh… cho đến câu: Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo sáu đêm hành Ma-nađỏa. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xướng như vậy.

Tăng cho Tỳ-kheo này tên là… sáu đêm hành Ma-na-đỏa. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy thọ trì như vậy.

Tỳ-kheo kia nên hằng ngày đến giữa Tăng để trống vai bên phải, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bạch:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, đến Tăng xin sáu đêm hành Ma-na-đỏa, Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa. Nay tôi hành Ma-na-đỏa đã được (bao nhiêu ngày) còn (bao nhiêu ngày) xin Đại đức ghi nhận chứng tri cho. Hành sáu đêm Ma-na-đỏa rồi, nên đến Tăng xin pháp A-phù-ha-na, bạch như sau:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, đến Tăng xin sáu đêm hành Ma-na-đỏa, Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi đã sáu đêm hành Ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin pháp A-phù-ha-na, nguyện Tăng cho tôi pháp A-phù-ha-na. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, đến Tăng xin sáu đêm hành Ma-na-đỏa, Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia hành Ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin pháp A-phù-ha-na. Nay Tăng cho Tỳkheo… A-phù-ha-na. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… cố ý xuất bất tịnh… cho đến câu: Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo pháp A-phù-ha-na. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xướng như vậy.

Tăng cho Tỳ-kheo… pháp A-phù-ha-na rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Có một Tỳ-kheo cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một đêm, không biết nên thế nào, hỏi các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo cũng không biết, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp các Tỳkheo Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho phép Tăng Bạch-tứ-yết-ma, trao cho Tỳ-kheo này một đêm hành pháp Biệt trú. Tỳ-kheo phạm tội nên đến giữa Tăng bạch như vầy:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một đêm. Nay đến Tăng xin Biệt trú một đêm. Xin Tăng cho pháp Biệt trú một đêm. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo xướng:

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một đêm. Nay đến Tăng xin Biệt trú một đêm. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo pháp Biệt trú một đêm. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… cố ý xuất bất tịnh… cho đến câu: Nay Tăng cho Tỳ-kheo… pháp một đêm Biệt trú. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xướng như vậy.

Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… một đêm Biệt trú rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc như vậy, thọ trì như vậy.

Tỳ-kheo kia hành một đêm Biệt trú rồi, nên đến Tăng xin hành Ma-na-đỏa… cho đến câu: A-phù-ha-na. Tăng cũng như trên mà trao cho.

Có một Tỳ-kheo cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, đến Tăng xin hành Ma-na-đỏa, trong sáu đêm lại phạm cũng không che giấu, không biết nên thế nào hỏi các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo cũng không biết, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp các Tỳ-kheo Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho phép Tỳ-kheo kia lại đến Tăng xin hành Ma-na-đỏa. Tăng cũng nên Bạch-tứ-yết-ma lại cho Tỳ-kheo kia hành Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia hành sáu đêm Ma-na-đỏa rồi, nên lại đến Tăng xin hành Bổn Ma-na-đỏa. Tăng cũng nên Bạchtứ-yết-ma cho thi hành. Tỳ-kheo kia lại đến Tăng xin: Tôi Tỳ-kheo kia tên là… trước đây cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, đến Tăng xin hành Ma-na-đỏa, Tăng cho tôi hành Ma-nađỏa. Trong sáu đêm đó, tôi lại phạm, không che giấu, nay đến Tăng xin hành Ma-na-đỏa, nguyện cho hành Ma-na-đỏa lại. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo như lời xin kia, Bạch-tứ-yết-ma cho thi hành. Vị kia hành sáu đêm rồi lại đến Tăng xin hành Bổn sáu đêm Ma-na-đỏa, thưa: Tôi Tỳ-kheo tên là… trước cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, đến Tăng xin hành Ma-na-đỏa. Trong sáu đêm đó tôi lại phạm, không che giấu, lại đến Tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi đã hành sáu đêm Ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin hành Bổn sáu đêm Ma-na-đỏa, nguyện Tăng cho tôi hành sáu đêm Bổn Ma-na-đỏa. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo theo như lời xin của vị ấy Bạch-tứ-yết-ma trao cho. Tỳ-kheo kia hành Bổn sáu đêm Ma-na-đỏa rồi, nên như trên mà xin pháp A-phù-ha-na. Tăng cũng như trên mà trao cho.

Có một Tỳ-kheo cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một đêm, Tăng trao cho một đêm Biệt trú. Trong thời gian đó lại phạm cũng che giấu một đêm, không biết nên như thế nào, hỏi các Tỳkheo, các Tỳ-kheo cũng không biết, bạch Phật. Nhân việc này, Đức Phật tập hợp các Tỳ-kheo Tăng, bảo các Tỳ-kheo: Nay cho Tỳ-kheo kia lại đến giữa Tăng xin một đêm Biệt trú. Tăng cũng nên Bạch-tứyết-ma cho một đêm Biệt trú. Vị kia hành một đêm Biệt trú rồi, lại phải đến Tăng xin Bổn một đêm Biệt trú, Tăng cũng nên Bạch-tứ-yết-ma cho thi hành. Tỳ-kheo kia đến Tăng xin một đêm Biệt trú, nói: Tôi Tỳkheo tên là… trước đây cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một đêm đến Tăng xin một đêm Biệt trú, Tăng cho tôi một đêm Biệt trú, trong khi đó tôi lại phạm cũng che giấu một đêm, nay lại đến Tăng xin một đêm Biệt trú. Nguyện Tăng lại cho tôi một đêm Biệt trú. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo y theo lời xin Bạch-tứ-yết-ma cho. Vị kia hành một đêm Biệt trú rồi, lại đến Tăng xin Bổn một đêm Biệt trú, nói: Tôi Tỳ-kheo tên là… trước đây cố ý xuất bất tịnh, phạm Tănggià-bà-thi-sa, che giấu một đêm, đến Tăng xin một đêm Biệt trú, trong thời gian đó tôi lại phạm, lại che giấu một đêm, cũng đến xin Tăng một đêm Biệt trú, Tăng cho tôi một đêm Biệt trú, tôi đã hành một đêm Biệt trú rồi, nay đến Tăng xin Bổn một đêm Biệt trú, nguyện Tăng cho tôi Bổn một đêm Biệt trú. Xin như vậy Ba lần. Một Tỳ-kheo y theo lời xin Bạch-tứ-yết-ma cho thi hành. Tỳ-kheo kia hành Bổn một đêm Biệt trú rồi, nên như trên xin hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Hành Ma-na-đỏa rồi, lại như trên xin A-phù-ha-na. Tăng đều nên như trên cho Bạch-tứ-yếtma để thi hành.

Có một Tỳ-kheo cố ý xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một đêm, như trên, Tăng cho một đêm Biệt trú, trong thời gian ấy lại phạm cũng che giấu một đêm, Tăng lại như trên cho một đêm Biệt trú, hành xong, Tăng cũng lại như trên cho Bổn nhất dạ Biệt trú, hành xong, Tăng lại như trên cho sáu đêm Ma-na-đỏa, trong ấy lại phạm, không che giấu Tăng cũng lại như trên cho sáu đêm Ma-na-đỏa. Vị kia hành sáu đêm rồi, Tăng lại như trên cho hành Bổn Ma-na-đỏa. Thi hành xong, tiếp theo như trên cho A-phù-ha-na. Nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến số nhiều, che giấu hai đêm cho đến nhiều đêm, nếu Tăng cho Biệt trú, chỉ kể thời gian cho che giấu lâu nhất, tùy theo số ngày đó mà cho Biệt trú. Nếu sau khi Tăng cho Biệt trú lại tái phạm, mà che giấu, Tăng nên tùy theo số ngày lại cho Biệt trú. Nếu không che giấu Tăng nên như trên mà cho sáu đêm Ma-na-đỏa, lại Biệt trú rồi, Ma-na-đỏa rồi, Tăng lại như trên cho Bổn Biệt trú, Bổn Biệt trú rồi, cho sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu khi đó lại phạm, Tăng lại trao cho sáu đêm Ma-na-đỏa. Thi hành xong, Tăng lại nên như trước trao cho Bổn Ma-na-đỏa, tiếp theo như trên trao cho A-phù-ha-na.

Có một Tỳ-kheo phạm hai Tăng-già-bà-thi-sa, đồng che giấu một đêm mà đến Tăng nói phạm một và che giấu một đêm. Tăng trao cho một đêm Biệt trú, Biệt trú một đêm rồi, tâm sinh hối hận: Ta thật sự phạm hai Tăng-già-bà-thi-sa, tại sao chỉ nói phạm một và che giấu một đêm, đến Tăng bạch: Tôi thật sự phạm hai Tăng-già-bà-thi-sa, đồng che giấu một đêm. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Đức Phật dạy: Lại cho phép một đêm Biệt trú. Tỳ-kheo kia nên trình bày đầy đủ Ba lần để xin. Một Tỳ-kheo y theo lời xin kia Bạch-tứ-yết-ma trao cho thi hành.

Có một Tỳ-kheo phạm một Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu hai đêm, đến Tăng nói che giấu một đêm. Tăng trao cho Biệt trú một đêm, Biệt trú một đêm xong, tâm sinh hối hận: Thật sự ta che giấu hai đêm, tại sao nói một đêm, lại đến Tăng trình bày sự thật ấy, các Tỳ-kheo bạch Phật, Đức Phật dạy: Cho phép Tăng lại cho một đêm Biệt trú. Tỳ-kheo kia nên nói rõ ràng đầy đủ như trên để xin. Tăng cũng y theo lời xin, Bạch-tứ-yết-ma cho thi hành.

Có một Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu rồi thôi tu. Về sau lại xuất gia thọ giới Cụ túc, ngay ngày hôm ấy, nói tội phạm trước đây, các Tỳ-kheo bạch Phật, Đức Phật dạy: Nên căn cứ vào số ngày che giấu của Tỳ-kheo ấy, khi chưa thôi tu mà trao cho Biệt trú.

Có Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, chưa hành Ma-na-đỏa rồi thôi tu. Sau đó trở lại thọ giới Cụ túc rồi che giấu. Vấn đề được bạch Phật. Phật dạy: Nên y theo (sự vi phạm của) Tỳ-kheo kia và sau khi thọ giới lại, theo số ngày (chưa thi hành) đó mà cho Biệt trú. Nếu Tỳ-kheo phạm hai Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu một, không che giấu một, rồi thôi tu. Sau đó trở lại thọ giới Cụ túc, tội trước kia không che giấu lần phạm này lại che giấu, tội trước kia lại che giấu lần phạm này lại không che giấu. Nên lần theo số ngày che giấu trước đó của Tỳkheo ấy cho đến khi thôi tu và số ngày che giấu về sau, kể từ khi thọ giới lại mà trao số ngày Biệt trú. Nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thisa che giấu rồi thôi tu, sau trở lại thọ giới Cụ túc rồi lại che giấu, nên tùy theo số ngày trước và sau mà Tỳ-kheo kia đã che giấu trao cho Biệt trú. Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không che giấu, rồi thôi tu, sau lại thọ giới Cụ túc rồi cũng không che giấu, nên cho sáu đêm Ma-nađỏa. Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, làm Sa-di, tâm cuồng, tâm tán loạn, tâm bệnh hoại, Tăng trao cho tác Yết-ma không thấy tội, Yết-ma không ăn năn, Yết-ma không bỏ tà kiến ác, đều như mục thôi tu đã nói. Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, biết số lượng nhiều ít, hoặc cùng một tội, hoặc khác tội, che giấu rồi thôi tu, sau thọ giới rồi không che giấu, hoặc trước không che giấu rồi thôi tu, sau thọ giới rồi che giấu, hoặc trước che giấu phân nửa, phân nửa không che giấu, sau thọ giới rồi, điều trước che giấu hay lại không che giấu, điều trước không che giấu hay lại che giấu, hoặc trước, sau đều che giấu, hành pháp Biệt trú đều như trước đã nói. Nếu trước sau đều không che giấu, trao cho sáu đêm Ma-na-đỏa cũng như vậy. Nếu làm Sa-di… cho đến Yết-ma không xả tà kiến ác cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo trong khi Biệt trú thôi tu, sau trở lại thọ giới cụ túc, nên tính số ngày Biệt trú trước, chỉ ở thêm cho đủ. Khiến hành cho đủ, Bổn Biệt trú cũng như vậy. Nếu làm Sa-di… cho đến Yết-ma không xả tà kiến ác cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo trong khi hành Ma-na-đỏa thôi tu, sau khi thọ giới cụ túc, tính đủ ngày cũng như vậy, hành Bổn Ma-na-đỏa cũng như vậy. Nếu làm Sa-di… cho đến Yết-ma không xả tà kiến ác cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo hành Biệt trú rồi, hành Bổn Biệt trú rồi, chưa trao cho Ma-na-đỏa, thôi tu, sau lại thọ giới cụ túc, nên khiến mà hành Ma-na-đỏa. Nếu hành Ma-na-đỏa rồi và hành Bổn Ma-na-đỏa rồi, chưa trao cho pháp A-phù-ha-na, sau trở lại thọ giới cụ túc, nên trao cho pháp A-phù-ha-na. Nếu làm Sa-di… cho đến Yếtma không xả tà kiến ác cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-giàbà-thi-sa, biết số mục phạm, biết ngày che giấu, như pháp đến Tăng xin Biệt trú, như pháp đến Tăng xin Ma-na-đỏa, như pháp đến Tăng xin Bổn nhật, như pháp đến Tăng xin pháp A-phù-ha-na, Tăng đều như pháp cho, người như vậy gọi là thanh tịnh. Nếu Tăng không như pháp cho một việc nào, người như vậy gọi là không thanh tịnh. Có hai Tỳkheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, một Tỳ-kheo biết phạm, một Tỳ-kheo không biết phạm, đều che giấu, bạch Phật. Phật dạy: Người biết phạm nên cho Biệt trú, người không biết phạm nên cho Ma-na-đỏa. Nhớ, không nhớ cũng như vậy. Có hai Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu, một Tỳ-kheo cho là một tội, một Tỳ-kheo không xác định tội hoặc nói là Ba-la-di, hoặc nói là Thâu-lan-giá… cho đến Ác thuyết, bạch Phật. Phật dạy: Người xác định tội nên cho Biệt trú, người không xác định tội nào nên cho Ma-na-đỏa. Có các Tỳ-kheo, hoặc khi hành Biệt trú, hoặc khi hành Ma-na-đỏa, hoặc khi hành pháp A-phù-ha-na, mạng chung, các Tỳ-kheo bạch Phật: Các vị kia mạng chung cụ giới, hay là mạng chung phá giới? Đức Phật dạy: Đều là cụ giới. Có Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa không biết số lượng của tội, cũng không nhớ che giấu lâu hay mau, bạch Phật. Phật dạy: Kể từ khi nhớ phạm về sau trao cho Biệt trú. Nghi cũng như vậy. Có Tỳ-kheo đối với mọi người đều che giấu, có Tỳ-kheo đối với người kia che giấu, đối với người này không che giấu. Có Tỳ-kheo đối với chỗ này che giấu, ở chỗ kia lại không che giấu, các Tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy: Tất cả che giấu gọi là che giấu. Nếu đối với Hòa thượng, A-xà-lê bậc đáng kính sợ nghe, che giấu không gọi là che giấu, đối với người khác nghe che giấu gọi là che giấu. Nếu đối với quốc độ này do nhiều người biết kính trọng, không muốn cho họ biết, che giấu không gọi là che giấu, đối với chỗ kia che giấu gọi là che giấu.