LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 30

Phẩm thứ 10: ĐỊNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI, phần 3

Hỏi: Thế nào là định của tưởng ánh sáng chung?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận lấy các tướng ánh sáng: Nghĩa là ánh sáng của lửa, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, của các vì sao, ánh sáng của ngọc ma ni. Nhận lấy các tướng của ánh sáng xong, nếu ở chỗ trống bên cội cây, tư duy về ánh sáng, nhận biết ánh sáng, thọ nhận ánh sáng. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này là cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nếu ở nơi trống trải bên cội cây, dùng tâm thanh tịnh, hành giải khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nếu ở bên một cội cây, hoặc hai, ba, cho đến bên mười cội cây, dùng tâm thanh tịnh hành giải khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nếu nơi một khu vườn, hai, ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh hành giải, khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nếu ở một khu vườn, hai, ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh hành giải khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nếu ở một thôn xóm, hai, ba, cho đến mười thôn xóm, dùng tâm thanh tịnh hành giải khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nếu ở một khu vườn, hai, ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh hành giải khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, vòng quanh nước đất liền, dùng tâm thanh tịnh hành giải khắp, có tâm sáng vượt hơn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng ánh sáng. Nếu định cùng với tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, dùng thiên nhãn thanh tịnh vượt quá con người, thấy sự sinh tử của chúng sinh, sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, thấp kém, vượt hơn. Nhận biết chúng sinh tạo nghiệp, hành ác nơi thân của chúng sinh này đã gây tạo, hành ác nơi miệng, ý của chúng sinh này đã gây tạo, tà kiến chê bai Hiền Thánh, tạo ra nghiệp tà kiến, thân hoại mạng chung, bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Hành thiện nơi thân của chúng sinh này đã thành tựu, hành thiện nơi miệng, ý của chúng sinh thành tựu, chánh kiến, không chê bai Hiền Thánh, đã tạo nghiệp chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung được sinh trong nẻo người trên trời. Như thế, do thiên nhãn thanh tịnh vượt quá con người, thấy sự sinh tử của chúng sinh có sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, nhận biết chúng sinh tạo nghiệp. Tu định này xong, dùng thiên nhãn vượt quá con người, nhận thấy sự sinh tử của chúng sinh, cho đến nhận biết chúng sinh tạo nghiệp. Đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được báo định, nếu nhập định hay không nhập định, dùng thiên nhãn vượt quá con người, thấy sự sinh tử của chúng sinh, cho đến nhận biết chúng sinh đã tạo nghiệp. Đó gọi là định của tưởng ánh sáng chung.

Hỏi: Thế nào là định vô gián?

Đáp: Tỳ-kheo tư duy về vô thường, khổ, không, vô ngã, Niếtbàn tĩnh lặng, được định tâm trụ. Được định rồi tức được năm căn Thánh đầu tiên. Do được năm căn Thánh đầu tiên, nên chánh quyết định trên, lìa bỏ địa phàm phu, chưa được quả Tu-đà-hoàn, nếu giữa chừng mạng chung, thì không có điều ấy. Hoặc chưa được quả Tuđà-hoàn mà đọa bị vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thì cũng không có điều ấy. Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được định vô gián, hướng đến quả Tu-đà-hoàn. Nếu định vô gián này diệt rồi, được quả Tu-đà-hoàn, đó gọi là định vô gián.

Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được định vô gián hướng đến quả Tư-đà-hàm, nếu định vô gián này diệt rồi, được quả Tư-đà-hàm, đó gọi là định vô gián.

Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều rồi, được định vô gián, hướng đến quả A-na-hàm, nếu định vô gián này đã diệt xong, được quả A-na-hàm, đó gọi là định vô gián.

Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được định vô gián, hướng đến quả A-la-hán, nếu định vô gián này diệt xong, được quả A-la-hán, đó gọi là định vô gián.

Hỏi: Thế nào là định căn?

Đáp: Người học lìa phiền não, dùng tâm Thánh nhập đạo Thánh, nếu là hàng kiên tín, kiên pháp, đó gọi là định căn.

Hỏi: Thế nào là định căn?

Đáp: Người học lìa phiền não, do tâm Thánh nhập đạo Thánh, nếu là hàng kiên tín, kiên pháp, và người của nẻo khác, thấy rõ lỗi lầm tai hại của hành, quán Niết-bàn tĩnh lặng. Hoặc như người thật sự quán khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Hoặc như người kiến học, nếu trí quán của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, hoặc được bốn quả Sa-môn, hoặc như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học A-la-hán, chưa được pháp Thánh, mong muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, được quả A-lahán xong. Người như thật, người như nẻo, nếu tâm trụ, chánh trụ, chuyên trụ, duyên nơi trụ, tâm một định, một lạc, không phân tán, không rời bỏ, tâm dựa vào ý, tâm ở chỗ riêng lẻ, được sức định, giác định, chánh định. Đó gọi là định căn.

Hỏi: Thế nào là định lực?

Đáp: Định căn đó gọi là định lực.

Hỏi: Thế nào là định giác?

Đáp: Định lực đó gọi là định giác.

Hỏi: Thế nào là chánh định?

Đáp: Nếu là định thiện, là thuận không nghịch, đó gọi là chánh định.

Hỏi: Thế nào là tà định?

Đáp: Nếu là định bất thiện, là nghịch không thuận, đó gọi là tà định.

Hỏi: Thế nào là Thánh định?

Đáp: Nếu là định vô lậu, đó gọi là Thánh định.

Hỏi: Thế nào là không phải Thánh định?

Đáp: Nếu là định hữu lậu, đó gọi là không phải Thánh định.

Hỏi: Thế nào là định hữu lậu?

Đáp: Nếu là định có nhiễm, đó gọi là định hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là định vô lậu?

Đáp: Nếu là định không nhiễm, đó gọi là định vô lậu.

Hỏi: Thế nào là định có nhiễm?

Đáp: Nếu là định có mong cầu, đó gọi là định có nhiễm.

Hỏi: Thế nào là định không nhiễm?

Đáp: Nếu là định không mong cầu, đó gọi là định không nhiễm.

Hỏi: Thế nào là định có mong cầu?

Đáp: Nếu là định nên nhận lấy, đó gọi là định có mong cầu.

Hỏi: Thế nào là định không mong cầu?

Đáp: Nếu là định không nên nhận lấy, đó gọi là định không mong cầu.

Hỏi: Thế nào là định nên nhận lấy?

Đáp: Nếu là định có chấp giữ, đó gọi là định nên nhận lấy.

Thế nào là định không nên nhận lấy?

Nếu là định không chấp giữ, đó gọi là định không nên nhận lấy.

Hỏi: Thế nào là định có chấp giữ?

Đáp: Nếu là định có vượt hơn, đó gọi là định có chấp giữ.

Hỏi: Thế nào là định không chấp giữ?

Đáp: Nếu là định không có vượt hơn, đó gọi là định không chấp giữ.

Hỏi: Thế nào là định có vượt hơn?

Đáp: Nếu là định có chấp giữ, đó gọi là định có vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là định không vượt hơn?

Đáp: Nếu là định không chấp giữ, đó gọi là định không vượt hơn.

Lại nữa, nếu định có định khác thắng diệu vượt qua, đó gọi là định có vượt hơn. Nếu định không có định khác thắng diệu vượt qua, đó gọi là định không vượt hơn.

Lại nữa, nếu tu định xong, như Đức Như Lai đối với tất cả pháp tri kiến không có ngăn ngại, được do lực tôn thắng, chánh giác vô thượng, như mười lực của Đức Như Lai, thành tựu bốn vô sở úy, đại từ, đại bi, chuyển pháp luân, tự tại thành tựu. Trừ định này, nếu là định khác, đó gọi là định có vượt hơn. Nếu là định được trừ ở trên, đó gọi là định không vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là định thọ?

Đáp: Nếu là định bên trong, đó gọi là định thọ.

Hỏi: Thế nào là định không phải thọ?

Đáp: Nếu là định bên ngoài, đó gọi là định không phải thọ.

Hỏi: Thế nào là định trong?

Đáp: Nếu là định thọ, đó gọi là định trong.

Hỏi: Thế nào là định ngoài?

Đáp: Nếu là định không phải thọ, đó gọi là định ngoài.

Hỏi: Thế nào là định có báo?

Đáp: Nếu định là pháp báo, đó gọi là định có báo.

Hỏi: Thế nào là định không báo?

Đáp: Nếu báo của định, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là định không báo.

Hỏi: Thế nào là định của phàm phu chung?

Đáp: Nếu là định không phải phàm phu nhập xuất, phàm phu cũng nhập xuất, đó gọi là định của phàm phu chung.

Hỏi: Thế nào là định của phàm phu không chung?

Đáp: Nếu là định không phải phàm phu nhập xuất, phàm phu không nhập xuất, đó gọi là định của phàm phu không chung.

Hỏi: Thế nào là định của không phải phàm phu chung?

Đáp: Nếu là định do phàm phu nhập xuất, không phải phàm phu cũng nhập xuất, đó gọi là định của không phải phàm phu chung.

Hỏi: Thế nào là định của không phải phàm phu không chung?

Đáp: Nếu định do phàm phu nhập xuất, không phải phàm phu không nhập xuất, đó gọi là định của không phải phàm phu không chung.

Hỏi: Thế nào là định của Thanh văn chung?

Đáp: Nếu là định không phải Thanh văn nhập xuất, Thanh văn cũng nhập xuất, đó gọi là định của Thanh văn chung.

Thế nào là định của Thanh văn không chung?

Nếu là định không phải Thanh văn nhập xuất, Thanh văn không nhập xuất, đó gọi là định của Thanh văn không chung.

Hỏi: Thế nào là định của không phải Thanh văn chung?

Đáp: Nếu là định do Thanh văn nhập xuất, không phải Thanh văn cũng nhập xuất, đó gọi là định của không phải Thanh văn chung.

Hỏi: Thế nào là định của không phải Thanh văn không chung?

Đáp: Nếu định do Thanh văn nhập xuất, không phải Thanh văn không nhập xuất, đó gọi là định của không phải Thanh văn không chung.

Hỏi: Thế nào là định như ánh chớp?

Đáp: Nếu là định ít, ít trụ, ít thời gian trụ, như ánh chớp ít, ít trụ, ít thời gian trụ, định cũng như thế, đó gọi là định như ánh chớp.

Hỏi: Thế nào là định như kim cương?

Đáp: Nếu là định vô lương, vô lương trụ, vô lượng thời gian trụ, như kim cương vô lượng, vô lượng trụ, vô lượng thời gian trụ, định cũng như thế, đó gọi là định như kim cương.

Lại nữa, nếu định tu xong, đoạn một ít phần phiền não, như ánh chớp từ trong mây phát ra một ít lửa sáng, một phần bóng tối liền diệt nhanh chóng, định cũng như thế, đó gọi là định như ánh chớp. Nếu định tu xong, đoạn tất cả phiền não, hoặc thô hoặc tế, đều đoạn trừ hết, như gieo kim cương vào đá ngọc, chúng đều bị hủy hoại, vỡ nát, định cũng như thế, đó gọi là định như kim cương.

Lại nữa, nếu tu định, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, đó gọi là định như ánh chớp. Nếu tu định, được quả A-la-hán, đó gọi là định như kim cương.

Lại nữa, nếu tu định, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-lahán, đạo của Phật-bích-chi, đó gọi là định như ánh chớp. Nếu tu định, như định do Đức Như Lai đã tu, đối với tất cả pháp thấy biết được đều không ngăn ngại, do lực tôn thắng, chánh giác vô thượng. mười lực của Như Lai, thành tựu bốn vô sở úy, đại từ, đại bi chuyển pháp luân, tự tại thành tựu, đó gọi là định như kim cương.

Hỏi: Thế nào là định không nhất định được?

Đáp: Nếu định được, là không nhất định được, khó được, khó giữ, đó gọi là định không nhất định được.

Hỏi: Thế nào là định nhất định được?

Đáp: Nếu định đạt được, là quyết định được, không khó được, dễ giữ, đó gọi là định nhất định được.

Hỏi: Thế nào là định có hành khó giữ?

Đáp: Nếu định đạt được, là không quyết định được, khó được, khó giữ, không do lực tôn thắng tự tại, không như chỗ đã mong muốn, không thuận theo điều mình mong muốn, không được hết điều mình đã mong muốn, có hành khó nhập xuất, như chèo thuyền trên dòng nước ngược khó đi, định cũng như thế, đó gọi là định có hành khó giữ.

Hỏi: Thế nào là định không có hành dễ giữ?

Đáp: Nếu định đạt được, là quyết định được, không khó được, dễ được, do sức tôn thắng tự tại, như chỗ đã mong muốn, tùy thuận điều đã muốn, được hết điều mình đã mong muốn, không có hành nhập xuất, như chèo thuyền theo dòng nước xuôi dễ đi, định cũng như thế, đó gọi là định không có hành dễ giữ.

Hỏi: Thế nào là định tu một phần?

Đáp: Nếu tu định xong, khởi tưởng có ánh sáng, chỉ không thấy sắc. Nếu thấy sắc thì không khởi tưởng có ánh sáng, đó gọi là định tu một phần.

Thế nào là định tu hai phần?

Nếu tu định xong, khởi tưởng có ánh sáng, cũng thấy sắc, đó gọi là định tu hai phần.

Lại nữa, nếu tu định xong, sinh trí song không đoạn phiền não, nếu đoạn phiền não thì không sinh trí, đó gọi là định tu một phần. Nếu tu định xong, trí sinh có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là định tu hai phần.

Lại nữa, nếu tu định xong, tận trí sinh, không phải là vô sinh trí, đó gọi là định tu một phần. Nếu tu định xong, tận trí sinh cùng vô sinh trí, đó gọi là định tu hai phần.

Hỏi: Thế nào là định có tưởng?

Đáp: Nếu định có cảnh giới, đó gọi là định có tưởng.

Hỏi: Thế nào là định không có tưởng?

Đáp: Nếu định không có cảnh giới, đó gọi là định không có tưởng.

Lại nữa, trừ định vô tưởng, định diệt tận, nếu là định khác, đó gọi là định có tưởng. Nếu là định vô tưởng, định diệt tận, đó gọi là định không có tưởng.

Hỏi: Thế nào là định như sự?

Đáp: Nếu pháp như pháp, như hình trạng, như tự tánh, như tùy duyên đã khởi, như cùng nhập xuất, đó gọi là định như sự.

Hỏi: Thế nào là định nhớ tưởng?

Đáp: Nếu pháp như pháp tướng, như tướng trạng, như tự tánh, như tùy duyên đã khởi. Nếu như pháp tướng, hoặc không phải nhập xuất như pháp tướng, đó gọi là định nhớ tưởng.

Hỏi: Thế nào là định lìa tưởng sắc?

Đáp: Nếu nhập định lìa tưởng sắc, hoặc lìa tưởng sắc để nhập định, đó gọi là định lìa tưởng sắc.

Thế nào là định không lìa tưởng sắc?

Nếu nhập định không lìa tưởng sắc, hoặc không lìa tưởng sắc để nhập định, đó gọi là định không lìa tưởng sắc.

Lại nữa, nếu là định thuộc cõi vô sắc, đó gọi là định lìa tưởng sắc. Nếu là định thuộc cõi sắc và của Thánh, đó gọi là định không lìa tưởng sắc.

Hỏi: Thế nào là định thắng nhập?

Đáp: Nếu là tám thắng nhập, đó gọi là định thắng nhập.

Hỏi: Thế nào là định nhất thiết nhập?

Đáp: Nếu là mười nhất thiết nhập, đó gọi là định nhất thiết nhập.

Hỏi: Thế nào là định có giác?

Đáp: Nếu định tương ưng với giác, cùng với giác cùng sinh, trụ, diệt, đó gọi là định có giác.

Hỏi: Thế nào là định không giác?

Đáp: Nếu định không tương ưng với giác, không cùng với giác sinh, trụ, diệt, đó gọi là định không giác.

Hỏi: Thế nào là định có quán?

Đáp: Nếu định tương ưng với quán, cùng với quán cùng sinh, trụ, diệt, đó gọi là định có quán.

Hỏi: Thế nào là định không quán?

Đáp: Nếu định không tương ưng với quán, không cùng với quán sinh, trụ, diệt, đó gọi là định không quán.

Hỏi: Thế nào là định có hỷ?

Đáp: Nếu định tương ưng với hỷ, cùng với hỷ cùng sinh, trụ, diệt, đó gọi là định có hỷ.

Thế nào là định không hỷ?

Nếu định không tương ưng với hỷ, không cùng với hỷ sinh, trụ, diệt, đó gọi là định không hỷ.

Hỏi: Thế nào là định của vị chung?

Đáp: Nếu định tương ưng với nhiễm ô, đó gọi là định của vị chung.

Hỏi: Thế nào là định của xả chung?

Đáp: Nếu định tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, đó gọi là định của xả chung.

Hỏi: Thế nào là định tương ưng với nhẫn?

Đáp: Nếu định cùng với nhẫn cùng sinh, trụ, diệt, đó gọi là định tương ưng với nhẫn.

Hỏi: Thế nào là định không tương ưng với nhẫn?

Đáp: Nếu định không phải cùng sinh, trụ, diệt với nhẫn, đó gọi là định không tương ưng với nhẫn.

Hỏi: Thế nào là định tương ưng với trí?

Đáp: Nếu định cùng với trí cùng sinh, trụ, diệt, đó gọi là định tương ưng với trí.

Hỏi: Thế nào là định không tương ưng với trí?

Đáp: Nếu định không phải cùng sinh, trụ, diệt với trí, đó gọi là định không tương ưng với trí.

Hỏi: Thế nào là định bắt đầu của nhẫn?

Đáp: Nếu là định Thánh vô lậu do hàng kiên tín, kiên pháp đã tu tập, đó gọi là định bắt đầu của nhẫn.

Hỏi: Thế nào là định bắt đầu của trí?

Đáp: Nếu là định Thánh vô lậu do người kiến đạo đã tu tập, đó gọi là định bắt đầu của trí.

Thế nào là định của dục sau cùng?

Nếu định tương ưng với thức sau cùng, đó gọi là định của dục sau cùng.

Hỏi: Thế nào là định của sinh bắt đầu?

Đáp: Nếu định tương ưng với thức ban đầu, đó gọi là định của sinh bắt đầu.

Hỏi: Thế nào là định thiện?

Đáp: Nếu là định tu, đó gọi là định thiện.

Hỏi: Thế nào là định bất thiện?

Đáp: Nếu là định đoạn trừ, đó gọi là định bất thiện.

Hỏi: Thế nào là định vô ký?

Đáp: Nếu là định thọ, không phải báo, không phải là pháp báo, đó gọi là định vô ký.

Hỏi: Thế nào là định học?

Đáp: Nếu là định Thánh không phải là vô học, đó gọi là định học.

Hỏi: Thế nào là định vô học?

Đáp: Nếu là định Thánh không phải là học, đó gọi là định vô học.

Hỏi: Thế nào là định phi học phi vô học?

Đáp: Nếu là định không phải Thánh, đó gọi là định phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là định báo?

Đáp: Nếu là định thọ, hoặc là báo thiện của định, đó gọi là định báo.

Hỏi: Thế nào là định của pháp báo?

Đáp: Nếu là định có báo, đó gọi là định của pháp báo.

Thế nào là định không phải báo, không phải là pháp báo?

Nếu là định vô ký, không phải thuộc về phần của ta, đó gọi là định không phải báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là định do kiến đoạn?

Đáp: Nếu là định bất thiện, không phải do tư duy đoạn, đó gọi là định do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là định do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu là định bất thiện, không phải do kiến đoạn, đó gọi là định do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là định không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu là định thiện, vô ký, đó gọi là định không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là định là nhân của kiến đoạn?

Đáp: Nếu định do kiến đoạn, hoặc là pháp báo của kiến đoạn, đó gọi là định là nhân của kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là định là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu định do tư duy đoạn, hoặc là pháp báo của tư duy đoạn, đó gọi là định là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là định không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu là định thiện, hoặc là báo của pháp thiện, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là định không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là định hạ?

Đáp: Nếu là định bất thiện, đó gọi là định hạ.

Thế nào là định trung?

Nếu là định vô ký, đó gọi là định trung.

Hỏi: Thế nào là định thượng?

Đáp: Nếu là định thiện, đó gọi là định thượng.

Lại nữa, nếu là định bất thiện, vô ký, đó gọi là định hạ. Nếu là định thiện không phải của Thánh, đó gọi là định trung. Nếu là định vô lậu của Thánh, đó gọi là định thượng.

Hỏi: Thế nào là định thô?

Đáp: Nếu định hệ thuộc cõi dục, đó gọi là định thô.

Hỏi: Thế nào là định tế?

Đáp: Nếu định hệ thuộc cõi sắc, hoặc không hệ thuộc, đó gọi là định tế.

Hỏi: Thế nào là định vi?

Đáp: Nếu định hệ thuộc cõi vô sắc, đó gọi là định vi.

Lại nữa, nếu định hệ thuộc cõi dục, hệ thuộc cõi sắc, đó gọi là định thô. Nếu định hệ thuộc xứ không, hệ thuộc xứ thức, hệ thuộc xứ bất dụng, hoặc không hệ thuộc, đó gọi là định tế. Nếu định hệ thuộc xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là định vi.

Lại nữa, nếu định hệ thuộc cõi dục, hệ thuộc cõi sắc, hệ thuộc xứ không, hệ thuộc xứ thức, hệ thuộc xứ bất dụng, đó gọi là định thô. Nếu định không hệ thuộc, đó gọi là định tế. Nếu định hệ thuộc xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là định vi.

Hỏi: Thế nào là định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán? Thế nào là định không, định vô tướng, định vô tác?

Đáp: Như trong ba chi đạo của phẩm Đạo đã nói rộng.

Thế nào là định được ba nguyện?

Nếu định được quả của nguyện, hoặc định được nguyện,

hoặc định được nguyện tĩnh lặng. Nếu Tỳ-kheo được một hai định, hoặc là định không, vô tướng, vô tác, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Ta nên thân cận, tu học nhiều định ấy, nguyện muốn được bốn quả Samôn. Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều, nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều, nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Nếu được định như thế, đó gọi là định được quả của nguyện. Nếu Tỳ-kheo siêng năng hành tinh tấn, hoặc có dục, không dục, có tinh tấn, không tinh tấn, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Ta nên tu theo mong muốn này và tinh tấn thân cận, tu học nhiều, nên siêng năng tinh tấn khiến tâm định, nếu định được như thế, đó gọi là định được nguyện. Nếu Tỳ-kheo được một hai định, không được định khó được, khó giữ, Tỳ-kheo tư duy: Ta nên thân cận, tu học nhiều định này, khiến ta được lực tôn thắng tự tại. Nếu định được như thế, đó gọi là định được nguyện tĩnh lặng. Như vậy gọi là định được ba nguyện.

Hỏi: Thế nào là định được không phải ba nguyện?

Đáp: Nếu định được không là quả của nguyện. Hoặc định không được nguyện. Hoặc định được nguyện không tĩnh lặng. Nếu Tỳ-kheo được một hai định, hoặc là định không, vô tướng, vô tác, Tỳ-kheo không tư duy như thế này: Ta nên thân cận tu học nhiều định ấy, không nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều, không nguyện muốn được quả Sa-môn. Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được quả Sa-môn. Nếu định được như thế, đó gọi là định được không là quả của nguyện. Nếu Tỳ-kheo siêng năng, tinh tấn tu hành, hoặc có dục, không dục, có tinh tấn, không tinh tấn, Tỳ-kheo không tư duy như thế này: Ta nên tu theo mong muốn ấy và tinh tấn thân cận, tu học nhiều. Tỳ-kheo mong muốn và tinh tấn thân cận, tu học nhiều, nên siêng năng tinh tấn được tâm định. Nếu định được như thế, đó gọi là định được không nguyện.

Nếu Tỳ-kheo được một hai định, không quyết định được, khó được, khó giữ, Tỳ-kheo không tư duy như thế này: Ta nên thân cận, tu học nhiều định này, khiến ta được định do lực tôn thắng tự tại. Nếu định được như thế, đó gọi là định được nguyện không tĩnh lặng. Như vậy gọi là định được không phải ba nguyện.

Hỏi: Thế nào là định của thân nội quán thân nội?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả pháp thuộc về sắc thân của bốn đại bên trong, hoặc là một xứ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại bên trong, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ, chánh trụ, đó gọi là định của thân nội quán thân nội.

Hỏi: Thế nào là định của thân ngoại quán thân ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả pháp thuộc về sắc thân của bốn đại ngoài, hoặc là một xứ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại bên ngoài, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ, chánh trụ, đó gọi là định của thân ngoại quán thân ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của thân nội ngoại quán thân nội ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả pháp thuộc về sắc thân của bốn đại nội ngoại, hoặc là một xứ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại nội ngoại, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ, chánh trụ, đó gọi là định của thân nội ngoại quán thân nội ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của thọ nội quán thọ nội?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả thọ trong, hoặc là một xứ thọ trong, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ, chánh trụ, đó gọi là định của thọ nội quán thọ nội.

Hỏi: Thế nào là định của thọ ngoại quán thọ ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả thọ ngoài, hoặc là một xứ thọ ngoài, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ, chánh trụ, đó gọi là định của thọ ngoại quán thọ ngoại.

Thế nào là định của thọ nội ngoại quán thọ nội ngoại?

Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả thọ nội ngoại, hoặc là một xứ

thọ nội ngoại, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ, chánh trụ, đó gọi là định của thọ nội ngoại quán nội ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của tâm nội quán tâm nội?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả tâm nội, hoặc là một xứ tâm nội, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ chánh trụ, đó gọi là định của tâm nội quán tâm nội.

Hỏi: Thế nào là định của tâm ngoại quán tâm ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả tâm ngoại, hoặc là một xứ tâm ngoại, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ chánh trụ, đó gọi là định của tâm ngoại quán tâm ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của tâm nội ngoại quán tâm nội ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đối với tất cả tâm nội ngoại, hoặc là một xứ tâm nội ngoại, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ chánh trụ, đó gọi là định của tâm nội ngoại quán tâm nội ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của pháp nội quán pháp nội?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo trừ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại và tất cả pháp nội khác của tâm thọ, hoặc là một xứ pháp nội, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ chánh trụ, đó gọi là định của pháp nội quán pháp nội.

Hỏi: Thế nào là định của pháp ngoại quán pháp ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo trừ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại và tất cả pháp ngoại khác của tâm thọ, hoặc là một xứ pháp ngoại, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ chánh trụ, đó gọi là định của pháp ngoại quán pháp ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của pháp nội ngoại quán pháp nội ngoại?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo trừ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại và tất cả pháp nội ngoại khác của tâm thọ, hoặc là một xứ pháp nội ngoại, quán vô thường khổ không vô ngã, được định tâm trụ chánh trụ, đó gọi là định của pháp nội ngoại quán pháp nội ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới nội?

Đáp: Tư duy về pháp nội, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới nội.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới ngoại?

Đáp: Tư duy về pháp ngoại, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới nội ngoại?

Đáp: Tư duy về pháp nội ngoại, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới nội ngoại.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới chúng sinh?

Đáp: Không có định của cảnh giới chúng sinh. Lại nữa, nếu dùng từ bi hỷ xả để tư duy về chúng sinh, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới chúng sinh.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới sắc?

Đáp: Tư duy về pháp sắc, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới sắc.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới vô sắc?

Đáp: Tư duy về pháp vô sắc, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới vô sắc.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới chúng sinh?

Đáp: Như trên đã nói.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới hữu vi?

Đáp: Tư duy về pháp hữu vi, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới hữu vi.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới vô vi?

Đáp: Tư duy về pháp vô vi, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới vô vi.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới chúng sinh?

Đáp: Như trên đã nói.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới pháp?

Đáp: Tư duy về pháp, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới pháp.

Hỏi: Thế nào là định không có cảnh giới?

Đáp: Không có định không có cảnh giới. Lại nữa, tư duy về pháp quá khứ, vị lai, nếu định sinh, đó gọi là định không có cảnh giới.

Hỏi: Thế nào là định ít?

Đáp: Nếu là định ít, trụ ít, trụ trong thời gian ít, đó gọi là định ít.

Hỏi: Thế nào là định trung bình?

Đáp: Nếu là định trung bình, trụ trung bình, trụ trong thời gian trung gian, đó gọi là định trung bình.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng?

Đáp: Nếu là định vô lượng, trụ vô lượng, trụ trong khoảng vô lượng, đó gọi là định vô lượng.

Lại nữa, nếu là định ít, trụ ít, cảnh giới ít, là hạ, đó gọi là định ít. Nếu là định trung bình, trụ trung bình, cảnh giới là hạ trung bình, đó gọi là định trung bình. Nếu là định vô lượng, trụ vô lượng, cảnh giới là thù thắng vô lượng, đó gọi là định vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới ít?

Đáp: Nếu định duyên nơi một chúng sinh, một pháp, một hành nên sinh khởi, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định của cảnh giới ít.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới trung bình?

Đáp: Nếu định duyên nơi chúng sinh hữu lượng, pháp hữu lượng nên sinh, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định của cảnh giới trung bình.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới vô lượng?

Đáp: Nếu định duyên nơi chúng sinh vô lượng, pháp vô lượng, cùng Như Lai và Niết-bàn nên sinh, đó gọi là định của cảnh giới vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định ít, cảnh giới ít?

Đáp: Nếu định duyên ít, trụ ít, là phẩm hạ, duyên nơi một chúng sinh, một pháp, một hành nên sinh, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định ít, cảnh giới ít.

Hỏi: Thế nào là định ít, cảnh giới trung bình?

Đáp: Nếu định duyên ít, trụ ít, là phẩm hạ, duyên nơi chúng sinh hữu lượng, pháp hữu lượng, nên sinh, trừ Đức Như Lai và Niếtbàn, đó gọi là định ít, cảnh giới trung bình.

Hỏi: Thế nào là định ít, cảnh giới vô lượng?

Đáp: Nếu định duyên ít, trụ ít, là phẩm hạ, duyên nơi chúng sinh vô lượng, pháp vô lượng, cùng Đức Như Lai và Niết-bàn nên sinh, đó gọi là định ít, cảnh giới vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định trung bình, cảnh giới ít?

Đáp: Nếu định duyên trung bình, trụ trung bình, là phẩm hạ , duyên nơi một chúng sinh, một pháp, một hành nên sinh, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định trung bình, cảnh giới ít.

Hỏi: Thế nào là định trung bình, cảnh giới trung bình?

Đáp: Nếu định duyên trung bình, trụ trung bình, là phẩm hạ, duyên nơi chúng sinh hữu lượng, pháp hữu lượng nên sinh, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định trung bình, cảnh giới trung bình.

Hỏi: Thế nào là định trung bình, cảnh giới vô lượng?

Đáp: Nếu định duyên trung bình, trụ trung bình, là phẩm hạ, duyên nơi chúng sinh vô lượng, pháp vô lượng, cùng Đức Như Lai và Niết-bàn nên sinh, đó gọi là định trung bình, cảnh giới vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng, cảnh giới ít?

Đáp: Nếu định duyên vô lượng, trụ vô lượng, là phẩm thù thắng, duyên nơi một chúng sinh, một pháp, một hành, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định vô lượng, cảnh giới ít.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng, cảnh giới trung bình?

Đáp: Nếu định duyên vô lượng, trụ vô lượng, là phẩm thù thắng, duyên nơi chúng sinh hữu lượng, pháp hữu lượng, trừ Đức Như Lai và Niết-bàn nên sinh, đó gọi là định vô lượng, cảnh giới trung bình.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng, cảnh giới vô lượng?

Đáp: Nếu định duyên vô lượng, trụ vô lượng, là phẩm thù thắng, duyên nơi chúng sinh vô lượng, pháp vô lượng, cùng Đức Như Lai và Niết-bàn, đó gọi là định vô lượng, cảnh giới vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định trụ ít?

Đáp: Nếu định trụ trong khoảng thời gian ít, như trong khoảnh khắc khảy ngón tay hoặc nhiều hơn, không phải như trong khoảng vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định trụ ít.

Hỏi: Thế nào là định trụ trung bình?

Đáp: Nếu định trụ trong khoảng thời gian trung bình, như khoảng thời gian vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, không phải bảy ngày, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định trụ trung bình.

Hỏi: Thế nào là định trụ vô lượng?

Đáp: Nếu định trụ trong khoảng thời gian vô lượng, bảy ngày hoặc nhiều hơn, đó gọi là định trụ vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định ít, trụ ít?

Đáp: Nếu định ít, cảnh giới ít, là phẩm hạ, nếu trụ trong khoảng thời gian ít, như trong khoảnh khắc khảy ngón tay, hoặc nhiều hơn, không phải như trong khoảng thời gian vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định ít, trụ ít.

Hỏi: Thế nào là định ít, trụ trung bình?

Đáp: Nếu định ít, cảnh giới ít, là phẩm hạ, nếu trụ trong khoảng thời gian trung bình, như trong khoảng thời gian vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, không phải bảy ngày, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định ít, trụ trung bình.

Hỏi: Thế nào là định ít, trụ vô lượng?

Đáp: Nếu định ít, cảnh giới ít, là phẩm hạ, nếu trụ trong khoảng thời gian vô lượng, bảy ngày hoặc nhiều hơn, đó gọi là định ít, trụ vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định trung bình, trụ ít?

Đáp: Nếu là định trung bình, cảnh giới trung bình, là phẩm hạ, nếu trụ trong khoảng thời gian ít, như khoảnh khắc khảy ngón tay hoặc nhiều hơn, không phải như trong khoảng thời gian vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định trung bình, trụ ít.

Hỏi: Thế nào là định trung bình, trụ trung bình?

Đáp: Nếu là định trung bình, cảnh giới trung bình, là phẩm hạ, nếu trụ trong khoảng thời gian trung bình, như trong khoảng thời gian vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, không phải bảy ngày, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định trung bình, trụ trung bình.

Hỏi: Thế nào là định trung bình, trụ vô lượng?

Đáp: Nếu là định trung bình, cảnh giới trung bình, là phẩm hạ, nếu trụ trong khoảng thời gian vô lượng, bảy ngày hoặc nhiều hơn, đó gọi là định trung bình, trụ vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng, trụ ít?

Đáp: Nếu là định vô lượng, cảnh giới vô lượng, là phẩm thù thắng, nhưng trụ trong khoảng thời gian ít, như khoảnh khắc khảy ngón tay hoặc nhiều hơn, không phải như khoảng vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định vô lượng, trụ ít.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng, trụ trung bình?

Đáp: Nếu là định vô lượng, cảnh giới vô lượng, là phẩm thù thắng, nhưng trụ trong khoảng thời gian ít, như khoảng vắt sữa bò, hoặc nhiều hơn, không phải bảy ngày, hoặc nhiều hơn, đó gọi là định vô lượng, trụ trung bình.

Hỏi: Thế nào là định vô lượng, trụ vô lượng?

Đáp: Nếu là định vô lượng, cảnh giới vô lượng, là phẩm thù thắng, nhưng trụ trong khoảng thời gian vô lượng, bảy ngày hoặc nhiều hơn, đó gọi là định vô lượng, trụ vô lượng.

Hỏi: Thế nào là định quá khứ?

Đáp: Nếu định sinh rồi diệt, đó gọi là định quá khứ.

Hỏi: Thế nào là định vị lai?

Đáp: Nếu định chưa sinh, chưa xuất, đó gọi là định vị lai.

Thế nào là định hiện tại?

Nếu định sinh chưa diệt, đó gọi là định hiện tại.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới quá khứ?

Đáp: Tư duy về pháp quá khứ, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới quá khứ.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới vị lai?

Đáp: Tư duy về pháp vị lai, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới vị lai.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới hiện tại?

Đáp: Tư duy về pháp hiện tại, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới hiện tại.

Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới không phải quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Tư duy về pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nếu định sinh, đó gọi là định của cảnh giới không phải quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Thế nào là định hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Nếu định là dục lậu, hữu lậu, đó gọi là định hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Thế nào là định hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Nếu định là sắc lậu, hữu lậu, đó gọi là định hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là định hệ thuộc cõi vô sắc

Đáp: Nếu định là vô sắc lậu, hữu lậu, đó gọi là định hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Thế nào là định không hệ thuộc?

Đáp: Nếu định là vô lậu Thánh, đó gọi là định không hệ thuộc.

Thế nào là định tạo tác không phải lìa?

Đáp: Nếu là định không phải Thánh, có báo, đó gọi là định tạo tác không phải lìa.

Hỏi: Thế nào là định lìa không phải tạo tác

Đáp: Nếu là định Thánh, có báo, có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là định lìa không phải tạo tác.

Hỏi: Thế nào là định tạo tác, lìa?

Đáp: Không có một định, hoặc tạo tác, hoặc lìa. Nếu định tạo tác thì không phải lìa, nếu định lìa thì không phải tạo tác. Đó gọi là định tạo tác, lìa.

Hỏi: Thế nào là định không phải tạo tác không phải lìa?

Đáp: Trừ định tạo tác, lìa, nếu là định khác, đó gọi là định không phải tạo tác không phải lìa.

Lại nữa, định tạo tác không phải lìa, nếu là định có báo của cõi dục, đó gọi là định tạo tác không phải lìa. Nếu là định Thánh có báo, có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là định lìa không phải tạo tác. Nếu tu định đoạn trừ phiền não cõi dục, thọ nhận hữu của cõi sắc, cõi vô sắc, đó gọi là định tạo tác, lìa. Nếu định không có báo, hoặc là định Thánh có báo, không phải đoạn trừ phiền não, đó gọi là định không phải tạo tác không phải lìa.

Định nhận lấy không phải xuất. Định xuất không phải nhận lấy. Định nhận lấy, xuất. Định không phải nhận lấy không phải xuất. Định có nhiễm không phải lìa nhiễm. Định lìa nhiễm không phải có nhiễm. Định có nhiễm lìa nhiễm. Định không phải có nhiễm không phải lìa nhiễm. Định có ách không phải lìa ách. Định lìa ách không phải có ách. Định có ách, lìa ách. Định không phải có ách không phải lìa ách… đều cũng như thế.

Thế nào là định của quả trí không phải là quả đoạn?

Nếu tu định sinh trí, không phải có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là định của quả trí không phải là quả đoạn.

Hỏi: Thế nào là định của quả đoạn không phải là quả trí?

Đáp: Nếu tu định, đoạn trừ phiền não, không sinh trí, đó gọi là định của quả đoạn không phải là quả trí.

Hỏi: Thế nào là định của quả trí, quả đoạn?

Đáp: Không có một định hoặc là quả trí, hoặc là quả đoạn. Nếu là định của quả trí thì không phải là quả đoạn. Nếu là định của quả đoạn thì không phải là quả trí. Đó gọi là định của quả trí, quả đoạn.

Hỏi: Thế nào là định không phải quả trí, không phải quả đoạn?

Đáp: Trừ định của quả trí, quả đoạn, nếu là định khác, đó gọi là định không phải quả trí, không phải quả đoạn.

Lại nữa, định của quả trí, không phải là quả đoạn: Nếu tu định được năm thông, không phải Thánh, hoặc một, hoặc hai, đó gọi là định của quả trí, không phải là quả đoạn. Nếu tu định được quả Tưđà-hàm, đó gọi là định của quả đoạn, không phải là quả trí. Nếu tu định được quả Tu-đà-hoàn, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đó gọi là định của quả trí, quả đoạn. Nếu định không có báo, hoặc định có báo, không phải sinh trí, không phải có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là định không phải quả trí, không phải quả đoạn.

Định của quả trí, không phải định của quả đắc. Định của quả đắc, không phải định của quả trí. Định của quả trí, quả đắc. Định không phải quả trí, không phải quả đắc… đều cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là định tận không phải là giác?

Đáp: Nếu tu định, đoạn trừ phiền não, không sinh trí, đó gọi là định tận không phải là giác.

Thế nào là định giác không phải là tận?

Đáp: Nếu tu định, sinh trí, không đoạn trừ phiền não, đó gọi là định giác không phải là tận.

Hỏi: Thế nào là định tận giác?

Đáp: Không có một định, hoặc là tận, hoặc là giác. Nếu định tận thì không phải giác. Nếu định giác thì không phải tận. Đó gọi là định tận giác.

Hỏi: Thế nào là định không phải tận, không phải giác?

Đáp: Trừ định tận giác, nếu là định khác, đó gọi là định không phải tận, không phải giác.

Lại nữa, nếu tu định, được quả Tư-đà-hàm, đó gọi là định tận không phải là giác. Nếu tu định được năm thông không phải là Thánh, hoặc một, hoặc hai, đó gọi là định giác không phải là tận. Nếu tu định được quả Tu-đà-hoàn, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đó gọi là định tận giác. Nếu định không phải là báo, hoặc định có báo, không phải có thể đoạn trừ phiền não, không phải sinh trí, đó gọi là định không phải tận, không phải giác.

Định thoát, không phải là giải. Định giải không phải là thoát. Định thoát, giải. Định không phải thoát, không phải giải cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là định của phần thoái lui?

Đáp: Nếu là định bất thiện, đó gọi là định của phần thoái lui.

Hỏi: Thế nào là định của phần trụ?

Đáp: Nếu là định vô ký, đó gọi là định của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu là định thiện không phải của Thánh, đó gọi là định của phần tăng trưởng.

Thế nào là định của phần giải thoát?

Nếu là định Thánh có báo, có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là định của phần giải thoát.

Lại nữa, nếu tu định thoái lui, không phải pháp thiện của Thánh, không phải trụ, không tăng trưởng, đó gọi là định của phần thoái lui. Nếu tu định là pháp thiện không phải Thánh, là trụ không thoái lui, không tăng trưởng, đó gọi là định của phần trụ. Nếu định cùng với giải thoát tương ưng, đó gọi là định của phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định của phần thoái lui không phải là phần trụ?

Đáp: Nếu định có thoái lui, không phải là trụ, đó gọi là định của phần thoái lui, không phải là phần trụ.

Hỏi: Thế nào là định của phần trụ, không phải là phần thoái lui?

Đáp: Nếu định là trụ, không phải có thoái lui, đó gọi là định của phần trụ, không phải là phần thoái lui.

Hỏi: Thế nào là định của phần trụ, phần thoái lui?

Đáp: Không có một định gồm phần thoái lui, phần trụ. Nếu là phần thoái lui thì không phải phần trụ. Nếu là phần trụ thì không phải là phần thoái lui. Đó gọi là định của phần trụ, phần thoái lui.

Hỏi: Thế nào là định không phải phần thoái lui, không phải phần trụ?

Đáp: Trừ định của phần trụ, phần thoái lui, nếu là định khác, đó gọi là định không phải phần thoái lui, không phải phần trụ.

Hỏi: Thế nào là định của phần thoái lui, không phải là phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu định có thoái lui, không phải là tăng trưởng, đó gọi là định của phần thoái lui, không phải là phần tăng trưởng.

Thế nào là định của phần tăng trưởng không phải là phần thoái lui?

Đáp: Nếu là định tăng trưởng, không phải là thoái lui, đó gọi là định của phần tăng trưởng không phải là phần thoái lui.

Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, phần thoái lui?

Đáp: Không có một định gồm phần thoái lui và phần tăng trưởng. Nếu là phần thoái lui thì không phải là phần tăng trưởng. Nếu là phần tăng trưởng thì không phải là phần thoái lui. Đó gọi là định của phần tăng trưởng, phần thoái lui.

Hỏi: Thế nào là định không phải là phần thoái lui không phải là phần tăng trưởng?

Đáp: Trừ phần thoái lui, phần tăng trưởng, nếu là định khác, đó gọi là định không phải là phần thoái lui, không phải là phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là định của phần thoái lui không phải là phần giải thoát?

Đáp: Nếu định có thoái lui, không phải là giải thoát, đó gọi là định của phần thoái lui, không phải là phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định của phần giải thoát, không phải là phần thoái lui?

Đáp: Nếu định có phần giải thoát không phải là thoái lui, đó gọi là định của phần giải thoát, không phải là phần thoái lui.

Hỏi: Thế nào là định của phần thoái lui, phần giải thoát?

Đáp: Không có một định gồm cả phần thoái lui và phần giải thoát. Nếu là định của phần thoái lui thì không phải là định của phần giải thoát. Nếu là định của phần giải thoát thì không phải là định của phần thoái lui. Đó gọi là định của phần thoái lui, phần giải thoát.

Thế nào là định không phải phần thoái lui, không phải phần giải thoát?

Đáp: Trừ định của phần thoái lui, phần giải thoát, nếu là định khác, đó gọi là định không phải phần thoái lui, không phải phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định của phần trụ, không phải là phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu định có trụ, không phải là tăng trưởng, đó gọi là định của phần trụ, không phải là phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, không phải là phần trụ?

Đáp: Nếu định có tăng trưởng, đó gọi là định của phần tăng trưởng, không phải là phần trụ.

Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, phần trụ?

Đáp: Không có một định gồm cả phần trụ, phần tăng trưởng. Nếu là định của phần trụ thì không phải là định của phần tăng trưởng. Nếu là định của phần tăng trưởng thì không phải là định của phần trụ. Đó gọi là định của phần tăng trưởng, phần trụ.

Hỏi: Thế nào là định không phải của phần trụ, không phải của phần tăng trưởng?

Đáp: Trừ định của phần trụ, phần tăng trưởng, nếu là định khác, đó gọi là định không phải của phần trụ, không phải của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là định của phần trụ không phải là phần giải thoát?

Đáp: Nếu định có trụ, không phải là giải thoát, đó gọi là định của phần trụ không phải là phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định của phần giải thoát không phải là định của phần trụ?

Đáp: Nếu là giải thoát, không phải là trụ, đó gọi là định của phần giải thoát không phải là phần trụ.

Hỏi: Thế nào là định của phần giải thoát, phần trụ?

Đáp: Không có một định gồm cả phần trụ, phần giải thoát. Nếu là định của phần trụ thì không phải là phần giải thoát. Nếu là định của phần giải thoát thì không phải là phần trụ. Đó gọi là định của phần trụ, phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định không phải của phần trụ, không phải của phần giải thoát?

Đáp: Trừ định của phần trụ, phần giải thoát, nếu là định khác, đó gọi là định không phải của phần trụ, không phải của phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng không phải là phần giải thoát?

Đáp: Nếu định có tăng trưởng, không phải là giải thoát, đó gọi là định của phần tăng trưởng không phải là phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định của phần giải thoát không phải là phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu định có giải thoát, không phải là tăng trưởng, đó gọi là định của phần giải thoát không phải là phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, phần giải thoát?

Đáp: Không có một định gồm cả phần tăng trưởng, phần giải thoát. Nếu là định của phần tăng trưởng thì không phải là phần giải thoát. Nếu là định của phần giải thoát thì không phải là phần tăng trưởng. Đó gọi là định của phần tăng trưởng, phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là định không phải của phần tăng trưởng, không phải của phần giải thoát?

Đáp: Trừ định của phần tăng trưởng, phần giải thoát, nếu là định khác, đó gọi là định không phải của phần tăng trưởng, không phải của phần giải thoát.

Bốn niệm xứ. Bốn chánh cần. Bốn thần túc. Bốn thiền. Bốn tâm vô lượng. Bốn định vô sắc. Bốn hướng. Bốn quả. Bốn tu định. Bốn đoạn. Năm căn. Năm lực. Năm giải thoát nhập. Năm cõi xuất. Năm định quán. Năm pháp sinh giải thoát. Sáu niệm. Sáu không. Sáu cõi xuất. Sáu pháp phần minh. Sáu pháp của căn vừa ý. Sáu chánh giác không có hỷ. Bảy giác. Bảy tưởng. Bảy định cần thiết. Tám chánh đạo. Tám giải thoát. Tám thắng xứ. Chín diệt. Chín định thứ đệ diệt. Chín tưởng. Mười tưởng. Mười chánh pháp. Mười nhất thiết nhập.

Mười một giải thoát nhập, như phẩm Đạo ở trên đã thuyết minh rộng.

HẾT – QUYỂN 30