LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 26

Phẩm thứ 1: PHẦN ĐẦU MỐI HIỆN KHẮP, phần 2

Tương tục duyên, nghiệp duyên: Hoặc tương tục duyên là nghiệp duyên. Hoặc tương tục duyên không phải là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là tương tục duyên là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, là nghiệp sinh nghiệp, đó gọi là tương tục duyên là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là tương tục duyên không phải là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, không phải là nghiệp, nếu nghiệp sinh không phải là nghiệp, đó gọi là tương tục duyên không phải là nghiệp duyên.

Không phải tương tục duyên, nghiệp duyên: Hoặc không phải tương tục duyên là nghiệp duyên. Hoặc không phải tương tục duyên không phải là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, là nghiệp, nếu nghiệp sinh nghiệp, đó gọi là không phải tương tục duyên là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên không phải là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, không phải là nghiệp, hoặc nghiệp sinh không phải là nghiệp, đó gọi là không phải tương tục duyên không phải là nghiệp duyên.

Tương tục duyên là báo duyên: Không có. Không phải tương tục duyên, báo duyên: Hoặc không phải tương tục duyên là báo duyên. Hoặc không phải tương tục duyên không phải là báo duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên là báo duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, là có báo, đó gọi là không phải tương tục duyên là báo duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên không phải là báo duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, không phải có báo, đó gọi là không phải tương tục duyên không phải là báo duyên.

Tương tục duyên là khởi duyên: Không có. Không phải tương tục duyên, khởi duyên: Hoặc không phải tương tục duyên là khởi duyên. Hoặc không phải tương tục duyên không phải là khởi duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, đó gọi là không phải tương tục duyên là khởi duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên không phải là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, không phải là khởi, đó gọi là không phải tương tục duyên không phải là khởi duyên.

Tương tục duyên là dị duyên: Là không có. Không phải tương tục duyên, dị duyên: Hoặc không phải tương tục duyên là dị duyên. Hoặc không phải tương tục duyên không phải là dị duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên là dị duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, là chung, đó gọi là không phải tương tục duyên là dị duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục duyên không phải là dị duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, không phải là chung, đó gọi là không phải tương tục duyên không phải là dị duyên.

Tăng thượng duyên, nhân duyên: Hoặc tăng thượng duyên là nhân duyên. Hoặc tăng thượng duyên không phải là nhân duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên là nhân duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là nhân, đó gọi là tăng thượng duyên là nhân duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên không phải là nhân duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải là nhân, đó gọi là tăng thượng duyên không phải là nhân duyên.

Không phải tăng thượng duyên, nhân duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là nhân duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là nhân duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là nhân duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là vượt hơn, là nhân, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là nhân duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là nhân duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là vượt hơn, không phải là nhân, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là nhân duyên.

Tăng thượng duyên là vô gián duyên: Không có. Không phải tăng thượng duyên, vô gián duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là vô gián duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là vô gián duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là vô gián duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là vượt hơn, là sinh diệt, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là vô gián duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là vô gián duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là vượt hơn, không phải là sinh diệt, hoặc chưa diệt, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là vô gián duyên.

Tăng thượng duyên, cảnh giới duyên: Hoặc tăng thượng duyên là cảnh giới duyên. Hoặc tăng thượng duyên không phải là cảnh giới duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên là cảnh giới duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn có cảnh giới, đó gọi là tăng thượng duyên là cảnh giới duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên không phải là cảnh giới duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không có cảnh giới, đó gọi là tăng thượng duyên không phải là cảnh giới duyên.

Không phải tăng thượng duyên, cảnh giới duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là cảnh giới duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là cảnh giới duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là cảnh giới duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, có cảnh giới, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là cảnh giới duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là cảnh giới duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không có cảnh giới, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là cảnh giới duyên.

Tăng thượng duyên, y duyên. Tăng thượng duyên là y duyên. Không phải tăng thượng duyên là y duyên.

Tăng thượng duyên, nghiệp duyên: Hoặc tăng thượng duyên là nghiệp duyên. Hoặc tăng thượng duyên không phải là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là nghiệp sinh nghiệp, đó gọi là tăng thượng duyên là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên không phải là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải là nghiệp, nếu nghiệp sinh không phải là nghiệp, đó gọi là tăng thượng duyên không phải là nghiệp duyên.

Không phải tăng thượng duyên, nghiệp duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là nghiệp duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, là nghiệp sinh nghiệp, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, không phải là nghiệp, nếu nghiệp sinh không phải là nghiệp, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là nghiệp duyên.

Tăng thượng duyên là báo duyên: Không có. Không phải tăng thượng duyên, báo duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là báo duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là báo duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là báo duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, có báo, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là báo duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là báo duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, không có báo, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là báo duyên.

Tăng thượng duyên, khởi duyên: Hoặc tăng thượng duyên là khởi duyên. Hoặc tăng thượng duyên không phải là khởi duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là khởi, đó gọi là tăng thượng duyên là khởi duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên không phải là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải là khởi, đó gọi là tăng thượng duyên không phải là khởi duyên.

Không phải tăng thượng duyên, khởi duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là khởi duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là khởi duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, là khởi, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là khởi duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không phải là khởi, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là khởi duyên.

Tăng thượng duyên, dị duyên: Hoặc tăng thượng duyên là dị duyên. Hoặc tăng thượng duyên không phải là dị duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên là dị duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là chung, đó gọi là tăng thượng duyên là dị duyên.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng duyên không phải là dị duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải là chung, đó gọi là tăng thượng duyên không phải là dị duyên.

Không phải tăng thượng duyên, dị duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là dị duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là dị duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là dị duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, là chung, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là dị duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là dị duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, không phải là chung, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là dị duyên.

Tăng thượng duyên là tương tục duyên: Không có. Không phải tăng thượng duyên, tương tục duyên: Hoặc không phải tăng thượng duyên là tương tục duyên. Hoặc không phải tăng thượng duyên không phải là tương tục duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên là tương tục duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, đó gọi là không phải tăng thượng duyên là tương tục duyên.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng duyên không phải là tương tục duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải là hơn, không phải là tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không đến sinh lần thứ ba, đó gọi là không phải tăng thượng duyên không phải là tương tục duyên.

* Pháp thiện. Pháp bất thiện. Pháp vô ký. Pháp thiện, bất thiện. Pháp thiện, vô ký. Pháp bất thiện, vô ký. Pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp thiện: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp bất thiện: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp vô ký: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp thiện, bất thiện: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp thiện, vô ký: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp bất thiện, vô ký: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên nơi pháp thiện, bất thiện, vô ký: Sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện. Sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện. Sinh pháp thiện, vô ký. Sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

 

Phẩm thứ 2: NHÂN CỦA PHẦN ĐẦU MỐI

Nhân có nhân, do nhân sinh pháp, tức là của nhân. Nhân có bốn sự, nên biết tất cả pháp hữu vi có nghĩa của nhân. Đầu mối tập hợp môn chánh của các nhân.

Nhân nhân. Vô gián nhân. Cảnh giới nhân. Y nhân. Nghiệp nhân. Báo nhân. Khởi nhân. Dị nhân. Tương tục nhân. Tăng thượng nhân. Danh nhân. Sắc nhân. Vô minh nhân. Hành nhân. Thức nhân. Danh sắc nhân. Sáu nhập nhân. Xúc nhân. Thọ nhân. Ái nhân. Thủ nhân. Hữu nhân. Sinh nhân. Lão nhân. Tử nhân. Ưu nhân. Bi nhân. Khổ nhân. Não nhân. Chúng khổ nhân. Thực nhân. Lậu nhân. Lại có nhân.

Không phải là nhân nhân. Không phải là vô gián nhân. Không phải là cảnh giới nhân. Không phải là y nhân. Không phải là nghiệp nhân. Không phải là báo nhân. Không phải là khởi nhân. Không phải là dị nhân. Không phải là tương tục nhân. Không phải là tăng thượng nhân. Không phải là danh nhân. Không phải là sắc nhân. Không phải là vô minh nhân. Không phải là hành nhân. Không phải là thức nhân. Không phải là danh sắc nhân. Không phải là sáu nhập nhân. Không phải là xúc nhân. Không phải là thọ nhân. Không phải là ái nhân. Không phải là thủ nhân. Không phải là hữu nhân. Không phải là sinh nhân. Không phải là lão nhân. Không phải là tử nhân. Không phải là ưu nhân. Không phải là bi nhân. Không phải là khổ nhân. Không phải là não nhân. Không phải là chúng khổ nhân. Không phải là thực nhân. Không phải là lậu nhân. Không phải là lại có nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân, là nhân của pháp, đó gọi là nhân nhân.

Hỏi: Thế nào là vô gián nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân của quá khứ, hiện tại, đó gọi là vô gián nhân.

Hỏi: Thế nào là cảnh giới nhân?

Đáp: Cảnh giới của tất cả pháp, như nhân của sự, hoặc có nhân, là nhân của pháp, đó gọi là cảnh giới nhân.

Hỏi: Thế nào là y nhân?

Đáp: Tất cả pháp là nhân, nếu là nhân của pháp hữu vi, đó gọi là y nhân.

Hỏi: Thế nào là nghiệp nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân của nghiệp thân, miệng, ý, đó gọi là nghiệp nhân.

Hỏi: Thế nào là báo nhân?

Đáp: Nếu pháp là thọ nhận và nhân của báo thiện, đó gọi là báo nhân.

Hỏi: Thế nào là khởi nhân?

Đáp: Nếu pháp là khởi nhân, đó gọi là khởi nhân.

Hỏi: Thế nào là dị nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân chung, đó gọi là dị nhân.

Hỏi: Thế nào là tương tục nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân tăng trưởng, đó gọi là tương tục nhân.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân vượt hơn, đó gọi là tăng thượng nhân.

Hỏi: Thế nào là danh nhân?

Đáp: Tất cả nhớ tưởng, giả đặt là danh, đó gọi là danh nhân.

Lại nữa, do nhớ tưởng, giả đặt là sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, đó gọi là danh nhân.

Lại nữa, nếu xúc đứng đầu năm pháp là thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, đó gọi là danh nhân.

Lại nữa, nếu pháp không phải là hữu vi sắc, đó gọi là danh nhân.

Nếu là nhân của pháp như thế, đó gọi là danh nhân.

Hỏi: Thế nào là sắc nhân?

Đáp: Nếu pháp sắc gọi là sắc. Lại nữa, mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, gọi là sắc. Lại nữa, bốn đại và sắc do bốn đại tạo, gọi là sắc. Lại nữa, sắc có ba thứ: sắc có thể thấy có đối, sắc không thể thấy có đối, sắc không thể thấy không có đối, gọi là sắc. Nếu là nhân của các pháp như thế, đó gọi là sắc nhân.

Hỏi: Thế nào là vô minh nhân?

Đáp: Nếu là nhân của pháp căn bất thiện si, đó gọi là vô minh nhân.

Hỏi: Thế nào là hành nhân?

Đáp: Hành của thân, hành của miệng, hành của ý, gọi là hành. Lại nữa, hành phước, hành phi phước, hành không động, đây gọi là hành. Lại nữa, năm thọ ấm, đây gọi là hành. Lại nữa, hành ấm, đây gọi là hành. Nếu là nhân của các pháp như thế, đó gọi là hành nhân.

Hỏi: Thế nào là thức nhân?

Đáp: Nhân của nhãn thức thân, nhân của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân, đó gọi là thức nhân.

Hỏi: Thế nào là danh sắc nhân?

Đáp: Nếu nhớ tưởng, giả xưng lập danh, đây gọi là danh. Nếu là pháp sắc đây gọi là sắc. Lại nữa, nếu do nhớ tưởng giả xưng lập danh, sinh khởi thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, đây gọi là danh. Mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, đây gọi là sắc. Lại nữa, xúc đứng đầu năm pháp, đây gọi là danh. Bốn đại và sắc do bốn đại tạo, đây gọi là sắc. Lại nữa, nếu pháp hữu vi không phải là sắc, đây gọi là danh. Sắc có ba thứ: Có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, không thể thấy không có đối. Nếu là nhân của các pháp danh sắc như thế, đó gọi là danh sắc nhân.

Hỏi: Thế nào là sáu nhập nhân?

Đáp: Nếu là nhân của pháp nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhập, đó gọi là sáu nhập nhân.

Hỏi: Thế nào là xúc nhân?

Đáp: Nếu là nhân của pháp xúc: nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xúc nhân.

Hỏi: Thế nào là thọ nhân?

Đáp: Nếu là nhân của pháp khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ, đó gọi là thọ nhân.

Hỏi: Thế nào là ái nhân?

Đáp: Nếu là nhân của pháp dục ái, hữu ái, đoạn ái, đó gọi là ái nhân.

Hỏi: Thế nào là thủ nhân?

Đáp: Nếu là nhân của pháp dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ, đó gọi là thủ nhân.

Hỏi: Thế nào là hữu nhân?

Đáp: Nếu là nhân pháp dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, đó gọi là hữu nhân.

Hỏi: Thế nào là sinh nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Trong các chúng sinh, đang sinh, nhập thai, xuất ấm, tạo thành ấm nhập, đó gọi là sinh nhân.

Hỏi: Thế nào là lão nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Trong các chúng sinh, đầu bạc, răng rụng, da nhăn, thân thể run rẩy, các căn suy kém, hành hư hoại, mạng còn ngắn, đó gọi là lão nhân.

Hỏi: Thế nào là tử nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Trong các chúng sinh, là lúc sau cùng, chết mất, vượt qua ấm, bỏ thân mình, hiện bày sự đổi khác kia, lìa bản thân, đó gọi là tử nhân.

Hỏi: Thế nào là ưu nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Chúng sinh bị vô số thứ khổ bức bách, nên lo âu, lại lo âu, hoàn toàn lo âu, như bên trong đầy nhiệt não, ưu sầu, đó gọi là ưu nhân.

Hỏi: Thế nào là bi nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Chúng sinh bị ưu sầu bức bách, mũi tên ưu sầu xuyên vào tâm, hoặc nhớ nghĩ, khóc lóc, biểu hiện ở miệng, nói năng cuồng loạn, đó gọi là bi nhân.

Hỏi: Thế nào là khổ nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Thân không nhận chịu các khổ, nhãn xúc là khổ thọ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc là khổ thọ, đó gọi là khổ nhân.

Hỏi: Thế nào là não nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Tâm không nhận chịu các khổ, ý xúc là khổ thọ, đó gọi là não nhân.

Thế nào là chúng khổ nhân?

Nếu là nhân của các pháp: Thân tâm khổ, lại khổ, hoàn

toàn khổ, tâm não loạn, đó gọi là chúng khổ nhân.

Hỏi: Thế nào là thực nhân?

Đáp: Có bốn thứ ăn: Đoạn thực thô tế. Xúc thực. Ý tư thực. Thức thực. Nhân của các pháp như thế, đó gọi là thực nhân.

Hỏi: Thế nào là lậu nhân?

Đáp: Nhân của pháp: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đó gọi là lậu nhân.

Hỏi: Thế nào là lại có nhân?

Đáp: Nếu là nhân của các pháp: Pháp ấm, giới, nhập đầu tiên, đó gọi là lại có nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải nhân nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân, đó gọi là không phải nhân nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải vô gián nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của vô gián, đó gọi là không phải vô gián nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải cảnh giới nhân?

Đáp: Không có không phải là cảnh giới nhân.

Không phải là y nhân cũng không có.

Hỏi: Thế nào là không phải nghiệp nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của nghiệp, đó gọi là không phải nghiệp nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải báo nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân báo, đó gọi là không phải báo nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải khởi nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân khởi, đó gọi là không phải khởi nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải dị nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân chung, đó gọi là không phải dị nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải tương tục nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân tăng trưởng, đó gọi là không phải tương tục nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải tăng thượng nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân vượt hơn, đó gọi là không phải tăng thượng nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải danh nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân danh, đó gọi là không phải danh nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải sắc nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của sắc, đó gọi là không phải sắc nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải vô minh nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của vô minh, đó gọi là không phải vô minh nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải hành nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của hành, đó gọi là không phải hành nhân.

Thế nào là không phải thức nhân?

Nếu pháp không phải là nhân của thức, đó gọi là không phải thức nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải danh sắc nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của danh sắc, đó gọi là không phải danh sắc nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải sáu nhập nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của sáu nhập, đó gọi là không phải sáu nhập nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải xúc nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của xúc, đó gọi là không phải xúc nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải thọ nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của thọ, đó gọi là không phải thọ nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải ái nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của ái, đó gọi là không phải ái nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải thủ nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của thủ, đó gọi là không phải thủ nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải hữu nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của hữu, đó gọi là không phải hữu nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải sinh nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của sinh, đó gọi là không phải sinh nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải lão nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của lão, đó gọi là không phải lão nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải tử nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của tử, đó gọi là không phải tử nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải ưu nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của ưu, đó gọi là không phải ưu nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải bi nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của bi, đó gọi là không phải bi nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải khổ nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của khổ, đó gọi là không phải khổ nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải não nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của não, đó gọi là không phải não nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải chúng khổ nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của chúng khổ, đó gọi là không phải chúng khổ nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải thực nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của ăn, đó gọi là không phải thực nhân.

Thế nào là không phải lậu nhân?

Nếu pháp không phải là nhân của lậu, đó gọi là không phải lậu nhân.

Hỏi: Thế nào là không phải lại có nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân của ấm, giới, nhập ban đầu, đó gọi là không phải lại có nhân.

Pháp nhân không phải là có nhân. Pháp có nhân không phải là nhân. Pháp nhân có nhân. Pháp không phải là nhân không phải là có nhân. Pháp nhân không phải là nhân hòa hợp, pháp hòa hợp nhân. Không phải là nhân, pháp hòa hợp nhân. Không phải là nhân cũng không phải là pháp hòa hợp nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân không phải là có nhân?

Đáp: Pháp nhân không có không phải là nhân. Lại nữa, kiết chuyên kính của căn thiện, căn bất thiện, đó gọi là pháp nhân không phải là có nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp có nhân không phải là nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân hữu vi, đó gọi là pháp có nhân không phải là nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân có nhân?

Đáp: Trừ kiết chuyên kính của căn thiện, căn bất thiện, nếu là pháp khác, đó gọi là pháp nhân có nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải là nhân không phải là có nhân?

Đáp: Trừ pháp nhân có nhân, nếu là pháp khác, đó gọi là pháp không phải là nhân không phải là có nhân.

Pháp nhân không phải là nhân hòa hợp, pháp hòa hợp nhân. Không phải là nhân, pháp hòa hợp nhân. Không phải là nhân cũng không phải là pháp hòa hợp nhân cũng như thế.

Pháp nhân trước không phải là nhân chung. Pháp nhân chung không phải là nhân trước. Pháp nhân trước cũng là nhân chung. Pháp không phải là nhân trước cũng không phải là nhân chung.

Pháp nhân trước không phải là nhân sau. Pháp nhân sau không phải là nhân trước. Pháp nhân trước cũng là nhân sau. Pháp không phải là nhân trước cũng không phải là nhân sau.

Pháp nhân chung không phải là nhân sau. Pháp nhân sau không phải là nhân chung. Pháp nhân chung cũng là nhân sau. Pháp không phải là nhân chung cũng không phải là nhân sau.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân trước không phải là nhân chung?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân trước, không phải là nhân chung, đó gọi là pháp nhân trước không phải là nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân chung không phải là nhân trước?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, không phải là nhân trước, đó gọi là pháp nhân chung không phải là nhân trước.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân trước cũng là nhân chung?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân trước, nhân chung, đó gọi là pháp nhân trước cũng là nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải là nhân trước cũng không phải là nhân chung?

Đáp: Trừ pháp nhân trước, nhân chung, nếu là pháp khác, đó gọi là pháp không phải là nhân trước cũng không phải là nhân chung.

Lại nữa, pháp nhân trước không phải là nhân chung, nếu pháp mới sinh không phải là báo, đó gọi là pháp nhân trước không phải là nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân chung không phải là nhân trước?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân hữu vi, đó gọi là pháp nhân chung không phải là nhân trước.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân trước cũng là nhân chung?

Đáp: Trừ mới sinh không phải là báo, nếu là pháp chung khác, đó gọi là pháp nhân trước cũng là nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải là nhân trước cũng không phải là nhân chung?

Đáp: Trừ pháp nhân trước, nhân chung, nếu là pháp khác, đó gọi là pháp không phải là nhân trước không phải là nhân chung.

Pháp nhân trước không phải là nhân sau. Pháp nhân sau không phải là nhân trước. Pháp nhân trước cũng là nhân sau. Pháp không phải là nhân trước cũng không phải là nhân sau cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân chung không phải là nhân sau?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, không phải là nhân sau, đó gọi là pháp nhân chung không phải là nhân sau.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân sau không phải là nhân chung?

Đáp: Pháp sinh của nhân sau tức là nhân chung. Lại nữa, được thiền thứ nhất xong, được thiền thứ hai. Được nhân sau là thiền thứ nhất thanh tịnh đạt lực tôn quý tự tại. Được thiền thứ hai xong, được thiền thứ ba, được nhân sau là thiền thứ hai thanh tịnh đạt lực tôn quý tự tại. Được thiền thứ ba xong, được thiền thứ tư, được nhân sau là thiền thứ ba du hành thanh tịnh đạt lực tôn quý tự tại. Nếu Bồ-tát đắc thông, minh xong, tức lúc biết rõ thông, minh kia liền sinh nhân sau là quán thấu triệt vô biên, được thần túc trụ thọ mạng, tức sinh nhân sau, nếu trụ một kiếp, hoặc kiếp khác, đó gọi là pháp nhân sau không phải là nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân chung cũng là nhân sau?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, nhân sau, đó gọi là pháp nhân chung cũng là nhân sau.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải là nhân chung cũng không phải là nhân sau?

Đáp: Trừ pháp nhân chung, nhân sau, nếu là pháp khác, đó gọi là pháp không phải là nhân chung không phải là nhân sau.

(Nhân, không phải nhân, giải thích đều có ba mươi hai câu, ở đây có hai mươi bốn câu sau cùng).

 

Phẩm thứ 3: DANH SẮC CỦA PHẦN ĐẦU MỐI

Có người xuất thế gọi là Đức Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, nói về danh sắc, giải thoát danh sắc, đoạn trừ danh sắc.

Hỏi: Thế nào là danh sắc?

Đáp: Nếu nhớ tưởng giả xưng lập tên, đây gọi là danh.

Hỏi: Thế nào là sắc?

Đáp: Nếu pháp là sắc, đây gọi là sắc.

Lại nữa, do nhớ tưởng, giả lập xưng, sinh khởi thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, đây gọi là danh. Mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, đây gọi là sắc. Lại nữa, xúc đứng đầu năm pháp, đây gọi là danh. Bốn đại và sắc do bốn đại tạo, đây gọi là sắc. Lại nữa, nếu pháp không phải là sắc hữu vi, đây gọi là danh. Sắc có ba thứ: Có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, không thể thấy không đối, đây gọi là sắc. Danh sắc như thế đó gọi là danh sắc.

Hỏi: Thế nào là nói về danh sắc?

Đáp: Vì nhằm khiến danh sắc này ứng hợp với chánh thuyết, mở bày, phân biệt, hiển hiện, giả xưng, nên thuyết giảng về danh sắc.

Hỏi: Thế nào là giải thoát danh sắc?

Đáp: Nếu ở nơi danh sắc thấy biết, tạo phương tiện hành giải, đó gọi là giải thoát danh sắc.

Hỏi: Thế nào là đoạn trừ danh sắc?

Đáp: Nếu đối với danh sắc, điều phục dục nhiễm, đoan trừ dục nhiễm, đó gọi là đoạn trừ danh sắc.

Nay sẽ tập hợp môn chánh của danh sắc: Nhân, khởi, báo, chung, tăng thượng, y, ăn uống, nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương dựa, đối tượng cần dùng.

Bắt đầu là thai, trụ xứ, sinh, đạo, cầu hướng đến, thấm nhuần, chất lỏng đầy khắp. Không điều phục, không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu. Điều phục, kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu. Không giải, không chứng, không đoạn, không tận, không diệt. Giải, chứng, đoạn, tận, diệt.

Xứ hỷ, xứ ưu, xứ xả. Thiện, bất thiện, vô ký. Học, vô học, phi học phi vô học. Báo, pháp báo, không phải báo không phải pháp báo. Kiến đoạn, tư duy đoạn, không phải kiến đoạn không phải tư duy đoạn.

Nhân của kiến đoạn, nhân của tư duy đoạn, không phải nhân của kiến đoạn không phải nhân của tư duy đoạn. Hệ thuộc cõi dục, hệ thuộc cõi sắc, hệ thuộc cõi vô sắc, không hệ thuộc. Quá khứ, vị lai, hiện tại. Đây gọi là môn chánh của danh sắc.

Nhân nghĩa là nhân duyên. Khởi nghĩa là nhân duyên. Báo nghĩa là nhân duyên. Chung nghĩa là nhân duyên. Tăng thượng nghĩa là y duyên. Y nghĩa là nhân duyên. Ăn nghĩa là y duyên. Nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương dựa, đối tượng cần dùng cũng như thế.

Bắt đầu là thai nghĩa là nhân duyên. Trụ xứ nghĩa là y duyên. Sinh nghĩa là nhân duyên. Đạo nghĩa là nhân duyên. Cầu hướng đến nghĩa là nhân duyên. Thấm nhuần nghĩa là y duyên. Chất lỏng đầy khắp cũng như thế.

Không điều phục, nghĩa là không biết thế gian, không đoạn trừ thế gian. Không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu cũng như thế.

Điều phục, nghĩa là biết thế gian, đoạn trừ thế gian. Kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu cũng như thế.

Không giải, nghĩa là chưa có trí nhận biết, chưa dùng đoạn trí nhận biết. Không chứng nghĩa là chưa chứng thấy biết. Không đoạn nghĩa là chưa đoạn buộc. Không tận nghĩa là chưa rốt ráo tận cùng. Không diệt nghĩa là chưa có trí duyên diệt, không phải trí duyên diệt. Giải nghĩa là trí nhận biết, đoạn trí nhận biết. Chứng nghĩa là thấy * Ba là: đoạn trừ. Đoạn nghĩa là đoạn tạm thời. Tận nghĩa là rốt ráo tận cùng. Diệt nghĩa là trí duyên diệt, phi trí duyên diệt tận.

Xứ hỷ nghĩa là hỷ khởi nhân và thọ nhận báo. Xứ ưu nghĩa là ưu khởi nhân và thọ nhận báo. Xứ xả nghĩa là xả khởi nhân và thọ nhận báo.

Thiện nghĩa là chỗ tu danh sắc. Bất thiện nghĩa là chỗ đoạn danh sắc. Vô ký nghĩa là chỗ thọ nhận danh sắc và pháp không phải báo.

Học nghĩa là danh sắc của Thánh phi vô học. Vô học nghĩa là danh sắc của Thánh phi học. Phi học phi vô học nghĩa là danh sắc không phải là Thánh.

Báo nghĩa là thọ nhận danh sắc và báo thiện. Pháp báo nghĩa là danh sắc có báo. Không phải báo không phải pháp báo nghĩa là danh sắc vô ký, không phải thuộc về phần của ngã.

Kiến đoạn nghĩa là danh sắc bất thiện không phải do tư duy đoạn. Tư duy đoạn nghĩa là danh sắc bất thiện không phải do kiến đoạn. Không phải kiến đoạn không phải tư duy đoạn nghĩa là danh sắc hoặc thiện, hoặc vô ký.

Nhân của kiến đoạn nghĩa là danh sắc, hoặc kiến đoạn, hoặc là pháp báo của kiến đoạn. Nhân của tư duy đoạn nghĩa là danh sắc, hoặc tư duy đoạn, hoặc là pháp báo của tư duy đoạn. Không phải nhân của kiến đoạn không phải nhân của tư duy đoạn nghĩa là danh sắc hoặc là pháp thiện, hoặc là báo của pháp thiện, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hệ thuộc cõi dục nghĩa là danh sắc nếu là dục lậu, hữu lậu. Hệ thuộc cõi sắc nghĩa là danh sắc nếu là sắc lậu, hữu lậu. Hệ thuộc cõi vô sắc nghĩa là danh sắc nếu là vô sắc lậu, hữu lậu. Không hệ thuộc nghĩa là danh sắc nếu là vô lậu Thánh.

Quá khứ nghĩa là danh sắc đã sinh, đã diệt. Vị lai nghĩa là danh sắc chưa sinh, chưa xuất. Hiện tại nghĩa là danh sắc sinh, chưa diệt.

Danh là nhân của danh, nhân của danh sắc. Danh là nhân của danh sắc. Sắc là nhân của danh sắc, là nhân của sắc. Sắc là nhân của danh sắc. Danh sắc là nhân của danh. Danh sắc là nhân của sắc. Danh sắc là nhân của danh sắc.

Danh là danh khởi. Sắc là danh khởi. Danh sắc là sắc khởi. Danh là sắc khởi. Sắc là sắc khởi. Danh sắc là danh sắc khởi. Danh là danh sắc khởi. Sắc là danh sắc khởi, là danh sắc.

Danh là báo của danh, báo của danh sắc. Danh là báo của danh sắc. Sắc là báo của danh. Sắc là báo của sắc. Sắc là báo của danh sắc. Danh sắc là báo của danh. Danh sắc là báo của sắc. Danh sắc là báo của danh sắc.

Danh chung với danh. Danh chung với sắc. Danh chung với danh sắc. Sắc chung với danh. Sắc chung với sắc. Sắc chung với danh sắc. Danh sắc chung với danh. Danh sắc chung với sắc. Danh sắc chung với danh sắc.

Danh là tăng thượng của danh. Danh là tăng thượng của sắc. Danh là tăng thượng của danh sắc. Sắc là tăng thượng của danh. Sắc là tăng thượng của sắc. Sắc là tăng thượng của danh sắc. Danh sắc là Tăng thượng của danh. Danh sắc là tăng thượng của sắc. Danh sắc là tăng thượng của danh sắc.

Danh nương dựa danh. Danh nương dựa sắc. Danh nương dựa danh sắc. Sắc nương dựa danh. Sắc nương dựa sắc. Sắc nương dựa danh sắc. Danh sắc nương dựa danh. Danh sắc nương dựa sắc. Danh sắc nương dựa danh sắc.

Danh là thức ăn của danh. Danh là thức ăn của sắc. Danh là thức ăn của danh sắc. Sắc là thức ăn của danh. Sắc là thức ăn của sắc. Sắc là thức ăn của danh sắc. Danh sắc là thức ăn của danh. Danh sắc là thức ăn của sắc. Danh sắc là thức ăn của danh sắc.

Nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương dựa, đối tượng cần dùng cũng như thế.

Danh là thai bắt đầu của danh. Danh là thai bắt đầu của sắc. Danh là thai bắt đầu của danh sắc. Sắc là thai bắt đầu của danh. Sắc là thai bắt đầu của sắc. Sắc là thai bắt đầu của danh sắc. Danh sắc là thai bắt đầu của danh. Danh sắc là thai bắt đầu của sắc. Danh sắc là thai bắt đầu của danh sắc. Chỗ ở cũng như thế.

Danh sinh danh. Danh sinh sắc. Danh sinh danh sắc. Sắc sinh danh. Sắc sinh sắc. Sắc sinh danh sắc. Danh sắc sinh danh. Danh sắc sinh sắc. Danh sắc sinh danh sắc.

Danh là đạo của danh. Danh là đạo của sắc. Danh là đạo của danh sắc. Sắc là đạo của danh. Sắc là đạo của sắc. Sắc là đạo của danh sắc. Danh sắc là đạo của danh. Danh sắc là đạo của sắc. Danh sắc là đạo của danh sắc. Đối tượng hướng đến cũng như thế.

Danh là sự thấm nhuần của danh. Danh là sự thấm nhuần của sắc. Danh là sự thấm nhuần của danh sắc. Sắc là sự thấm nhuần của danh. Sắc là sự thấm nhuần của sắc. Sắc là sự thấm nhuần của danh sắc. Danh sắc là sự thấm nhuần của danh. Danh sắc là sự thấm nhuần của sắc. Danh sắc là sự thấm nhuần của danh sắc. Chất lỏng đầy khắp cũng như thế.

Danh không điều phục là danh không điều phục. Danh không điều phục là sắc không điều phục. Danh không điều phục là danh sắc không điều phục. Sắc không điều phục là danh không điều phục. Sắc không điều phục là sắc không điều phục. Sắc không điều phục là danh sắc không điều phục. Danh sắc không điều phục là danh không điều phục. Danh sắc không điều phục là sắc không điều phục. Danh sắc không điều phục là danh sắc không điều phục.

Không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu tập cũng như thế.

Danh điều phục thì danh điều phục. Danh điều phục thì sắc điều phục. Danh điều phục thì danh sắc điều phục. Sắc điều phục thì danh điều phục. Sắc điều phục thì sắc điều phục. Sắc điều phục thì danh sắc điều phục. Danh sắc điều phục thì danh điều phục. Danh sắc điều phục thì sắc điều phục. Danh sắc điều phục thì danh sắc điều phục.

Kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu tập cũng như thế.

Danh chưa giải là danh chưa giải. Danh chưa giải là sắc chưa giải. Danh chưa giải là danh sắc chưa giải. Sắc chưa giải là danh chưa giải. Sắc chưa giải là sắc chưa giải. Sắc chưa giải là danh sắc chưa giải. Danh sắc chưa giải là danh chưa giải. Danh sắc chưa giải là sắc chưa giải. Danh sắc chưa giải là danh sắc chưa giải.

Chưa chứng, chưa đoạn, chưa tận, chưa diệt cũng như thế.

Danh giải thì danh giải. Danh giải thì sắc giải. Danh giải thì danh sắc giải. Sắc giải thì danh giải. Sắc giải thì sắc giải. Sắc giải thì danh sắc giải. Danh sắc giải thì danh giải. Danh sắc giải thì sắc giải.

Danh sắc giải thì danh sắc giải.

Chứng, đoạn, tận, diệt cũng như thế.

Duyên nơi danh của xứ hỷ, sinh danh của xứ hỷ, sắc của xứ hỷ, danh sắc của xứ hỷ. Duyên nơi sắc của xứ hỷ, sinh danh của xứ hỷ, sắc của xứ hỷ, danh sắc của xứ hỷ. Duyên nơi danh sắc của xứ hỷ, sinh danh của xứ hỷ, sắc của xứ hỷ, danh sắc của xứ hỷ. Xứ ưu, xứ xả cũng như thế.

 

Phẩm thứ 4: KIẾT GIẢ CỦA PHẦN ĐẦU MỐI, phần 1

Kiết, căn của các sử, kiết, hành của tập khí vi tế, hành của các phiền não chưa diệt, chưa hết, chuyển thọ nhận sinh lão tử là các khổ tụ tập. Nay sẽ tập hợp môn chánh của kiết giả:

Mười kiết, mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, bốn đế, hai mươi hai căn, năm đường, ba cõi với pháp người, người pháp.

Hỏi: Thế nào là mười kiết?

Đáp: Kiết kiến, kiết nghi, kiết giới đạo, kiết dục nhiễm, kiết giận dữ, kiết sắc nhiễm, kiết vô sắc nhiễm, kiết vô minh, kiết mạn, kiết trạo cử.

Hỏi: Thế nào là kiết kiến?

Đáp: Nếu phiền não kiến không phải là tương ưng của tâm, không cùng tâm sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, do nhân duyên này nên sinh sử kiến, đó gọi là kiết kiến. Cho đến nếu phiền não trạo cử không phải là tương ưng của tâm, không cùng tâm sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, do nhân duyên này nên sinh sử trạo cử, đó gọi là kiết trạo cử.

Lại nữa, ở tại nơi chốn miên một (tùy miên?) vi tế, chấp giữ chặt, do nhân duyên này nên sinh sử kiến, đó gọi là kiết kiến. Cho đến ở tại nơi chốn miên một vi tế, chấp giữ chặt, do nhân duyên này nên sinh sử trạo cử, đó gọi là kiết trạo cử.

Mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, bốn đế, hai mươi hai căn, ba cõi như trên đã nói.

Hỏi: Thế nào là năm đường?

Đáp: Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời.

Hỏi: Thế nào là địa ngục?

Đáp: Vô gián, hữu gián, đó gọi là địa ngục.

Hỏi: Thế nào là súc sinh?

Đáp: Đi dưới nước, đất liền, trên không, đó gọi là súc sinh.

Hỏi: Thế nào là ngạ quỷ?

Đáp: Ăn ít, không có ăn v.v…, đó gọi là ngạ quỷ.

Hỏi: Thế nào là người?

Đáp: Người của bốn thiên hạ, đó gọi là người.

Hỏi: Thế nào là trời?

Đáp: Trời cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, đó gọi là trời.

Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Pháp sắc, pháp không phải sắc, cho đến pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại, pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, đó gọi là pháp.

Hỏi: Thế nào là người?

Đáp: Người chưa sinh trí, cõi dục chưa xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong. Người đã sinh trí, cõi dục chưa xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong. Lại nữa, người đã sinh trí, cõi dục đã xong, cõi sắc, cõi vô sắc chưa xong, đó gọi là người.

Pháp như thế, người như thế, đó gọi là pháp người, người pháp.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Ba kiết là do kiến đoạn. Bảy kiết gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là ba kiết do kiến đoạn?

Đáp: Kiến, nghi, giới đạo, đó gọi là ba kiết do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là bảy kiết gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn?

Đáp: Dục nhiễm, giận dữ, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử, đó gọi là bảy kiết gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ do kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều do kiến đoạn.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có bảy kiết do tư duy đoạn, tức mười kiết trừ kiến, nghi, giới đạo.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi dục, bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi sắc, bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Hai kiết hệ thuộc cõi dục. Một kiết hệ thuộc cõi sắc. Một kiết hệ thuộc cõi vô sắc. Một kiết gồm hai phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc. Năm kiết gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Những gì là hai kiết hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Dục nhiễm, giận dữ, hai kiết này hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Những gì là một kiết hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Sắc nhiễm, một kiết này hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Những gì là một kiết hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Vô sắc nhiễm, một kiết này hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Những gì là một kiết gồm hai phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Kiết giới đạo, một kiết này gồm hai phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Những gì là năm kiết gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Các kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Năm kiết này gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Có tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Có bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm.

Hỏi: Mười kiết có bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Có sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Hỏi: Kiết hệ thuộc cõi dục có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có ba kiết do kiến đoạn, năm kiết gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Những gì là ba kiết do kiến đoạn?

Đáp: Là kiến, nghi, giới đạo.

Hỏi: Những gì là năm kiết gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn?

Đáp: Là kiết dục nhiễm, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử.

Hỏi: Tám kiết hệ thuộc cõi dục có bao nhiêu thứ do kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều do kiến đoạn.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có năm thứ do tư duy đoạn, tức trừ kiến, nghi, giới đạo.

Hỏi: Bảy kiết hệ thuộc cõi sắc có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có ba kiết do kiến đoạn, bốn kiết gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Những gì là ba kiết do kiến đoạn?

Đáp: Là kiến, nghi, giới đạo.

Hỏi: Những gì là bốn kiết gồm hai phần: hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn?

Đáp: Là sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Hỏi: Bảy kiết hệ thuộc cõi sắc có bao nhiêu thứ do kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều do kiến đoạn.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có bốn thứ do tư duy đoạn, tức trừ kiến, nghi, giới đạo.

Hỏi: Sáu kiết hệ thuộc cõi vô sắc có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có hai kiết do kiến đoạn, bốn kiết gồm hai phần: hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Những gì là hai kiết do kiến đoạn?

Đáp: Là kiến, nghi.

Hỏi: Những gì là bốn kiết gồm hai phần: hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn?

Đáp: Là vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Bốn kiết này gồm hai phần: hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Sáu kiết hệ thuộc cõi vô sắc có bao nhiêu thứ do kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều do kiến đoạn.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ do tư duy đoạn?

Đáp: Có bốn thứ do tư duy đoạn là vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Hỏi: Miên một (tùy miên sử) của kiết kiến. Có bao nhiêu miên một trong kiết?

Đáp:miên một trong tám kiết, trừ tự tánh và nghi. Có miên một trong chín kiết, trừ tự tánh. Kiết giới đạo không có miên một, và miên một của kiết dục nhiễm trong các kiết.

Miên một của kiết giận dữ trong năm kiết: kiến, giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử. Miên một của kiết sắc nhiễm trong sáu kiết: kiến, nghi, giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử. Miên một của kiết vô sắc nhiễm trong năm kiết: Kiến, giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử. Miên một của kiết vô minh trong bốn kiết: kiến, vô minh, mạn, trạo cử.

Trong chín kiết, trừ tự tánh. Kiết mạn, trạo cử cũng có miên một nơi chín kiết, trừ tự tánh.

Hỏi: Có bao nhiêu miên một của kiết?

Đáp: Có tám trong kiết kiến, trừ tự tánh và giới đạo. Miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết nghi. Miên một của tám kiết trong giới đạo, trừ tự tánh và miên một của năm kiết thuộc vô sắc nhiễm. Miên một của năm kiết: Kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết dục nhiễm. Kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết giận dữ. Miên một của năm kiết: Kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết sắc nhiễm. Miên một của năm kiết: kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết: trừ tự tánh và giới đạo trong kiết vô minh. Tám kiết cũng có miên một trong kiết mạn, trạo cử, trừ tự tánh và giới đạo.

Nhãn nhập, nhĩ nhập thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân nhập thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Miên một của chín kiết trong ý nhập, trừ giới đạo. Sắc nhập, thanh nhập thuộc miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương nhập, vị nhập thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết ở xúc nhập, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Pháp nhập thuộc miên một của mười kiết.

Nhãn giới, nhĩ giới thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Tỷ giới, thiệt giới thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết ở thân giới, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Sắc giới, thanh giới thuộc miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương giới, vị giới thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Xúc giới thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Tỷ thức giới, thiệt thức giới thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân giới thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Ý giới, ý thức giới thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp giới thuộc miên một của mười kiết.

Sắc ấm thuộc miên một của mười kiết. Thọ, tưởng, hành, thức ấm thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo.

Khổ đế thuộc miên một của mười kiết. Tập đế thuộc miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Diệt đế, đạo đế không có.

Nhãn căn, nhĩ căn thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân căn thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Nam căn, nữ căn thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Mạng căn thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Lạc căn thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, giận dữ, vô sắc nhiễm. Khổ căn thuộc miên một của sáu kiết: kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Hỷ căn thuộc miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, giận dữ, vô sắc nhiễm. Ưu căn thuộc miên một của sáu kiết: kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Xả căn thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo, giận dữ. Ý căn thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Căn các Thánh không có miên một.

Địa ngục hoặc sáu, hoặc bảy kiết: Địa ngục vô gián thuộc miên một của sáu kiết: kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Địa ngục hữu gián thuộc miên một của bảy kiết: kiến, nghi, dục nhiễm, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Súc sinh thuộc miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Ngạ quỷ thuộc miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Con người thuộc miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Chư thiên thuộc miên một của mười kiết. Trời cõi dục thuộc miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Trời cõi sắc thuộc miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Trời cõi vô sắc thuộc miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Cõi dục thuộc miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi sắc thuộc miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Cõi vô sắc thuộc miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Pháp sắc thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải sắc thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp có thể thấy thuộc miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không thể thấy thuộc miên một của mười kiết. Pháp có đối thuộc miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không đối thuộc miên một của mười kiết. Pháp Thánh không có. Pháp không phải Thánh thuộc miên một của mười kiết.

Pháp hữu lậu thuộc miên một của mười kiết. Pháp vô lậu không có. Pháp có nhiễm thuộc miên một của mười kiết. Pháp không nhiễm không có. Pháp có mong cầu: mười. Pháp không mong cầu: không có. Pháp nên nhận lấy: mười. Pháp không nên nhận lấy: không có.

Pháp có chấp giữ: mười. Pháp không chấp giữ: không có. Pháp có vượt hơn: mười. Pháp không vượt hơn: không có. Pháp thọ thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không phải thọ thuộc miên một của mười kiết.

Pháp nội thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp ngoại thuộc miên một của mười kiết. Pháp có báo thuộc miên một của mười kiết. Pháp không có báo thuộc miên một của mười kiết.

Pháp tâm thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không phải tâm thuộc miên một của mười kiết. Pháp tương ưng của tâm thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không tương ưng của tâm thuộc miên một của mười kiết. Pháp tâm số thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không phải tâm số thuộc miên một của mười kiết

Pháp có duyên thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không duyên thuộc miên một của mười kiết. Pháp của tâm chung thuộc miên một của mười kiết. Pháp của tâm không chung thuộc miên một của mười kiết. Pháp tùy tâm chuyển, pháp không tùy tâm chuyển cũng như thế. Pháp nghiệp thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải nghiệp cũng như thế.

Pháp tương ưng của nghiệp thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không phải tương ưng của nghiệp thuộc miên một của mười kiết. Pháp của nghiệp chung thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải nghiệp chung thuộc miên một của mười kiết. Pháp tùy chuyển nghiệp, pháp không tùy chuyển nghiệp cũng như thế.

Pháp nhân thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải nhân thuộc miên một của mười kiết. Pháp có nhân thuộc miên một của mười kiết. Pháp không nhân, không có. Pháp có đầu mối, pháp không đầu mối; pháp có duyên, pháp không duyên; pháp hữu vi, pháp vô vi cũng như thế.

Pháp biết thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải biết thuộc miên một của mười kiết. Pháp nhận thức, pháp không phải nhận thức; pháp giải, pháp không phải giải; pháp thấu tỏ, pháp không phải thấu tỏ cũng như thế.

Pháp đoạn trí nhận biết thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không phải đoạn trí nhận biết thuộc miên một của mười kiết. Pháp đoạn, pháp không phải đoạn cũng như thế.

Pháp tu thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải tu thuộc miên một của mười kiết. Pháp chứng thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải chứng thuộc miên một của mười kiết.

Pháp thiện thuộc miên một của mười kiết. Pháp bất thiện thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp vô ký thuộc miên một của mười kiết. Pháp học, pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học thuộc miên một của mười kiết.

Pháp báo thuộc miên một của mười kiết. Pháp của pháp báo thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải báo không phải pháp báo thuộc miên một của mười kiết.

Pháp do kiến đoạn thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp thuộc tư duy đoạn thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn thuộc miên một của mười kiết.

Pháp nhân của kiến đoạn thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp nhân của tư duy đoạn thuộc miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp nhân của không phải do kiến đoạn không phải do tư duy đoạn thuộc miên một của mười kiết.

Pháp hệ thuộc cõi dục thuộc miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Pháp hệ thuộc cõi sắc thuộc miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Pháp hệ thuộc cõi vô sắc thuộc miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Pháp không hệ thuộc không có.

Pháp quá khứ thuộc miên một của mười kiết. Pháp vị lai thuộc miên một của mười kiết. Pháp hiện tại thuộc miên một của mười kiết. Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại không có.

Người chưa sinh trí, cõi dục chưa xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong: Có bao nhiêu miên một của kiết? Có mười: cõi dục tám, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi sắc bảy, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Cõi vô sắc sáu: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Người đã sinh trí, cõi dục chưa xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong: Có bao nhiêu miên một của kiết? Có bảy: cõi dục năm, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi sắc bốn: Sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Cõi vô sắc bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Lại có người sinh trí, cõi dục đã xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong: Có bao nhiêu miên một của kiết? Có năm: cõi dục thêm nghi. Cõi sắc bốn: Sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Cõi vô sắc bốn: Vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Người chưa sinh trí, cõi dục chưa xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong: Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến có tám, trừ tự tánh và giới đạo. Trong nghi thuộc miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Giới đạo thuộc miên một của tám kiết, trừ tự tánh và vô sắc nhiễm. Kiết dục nhiễm thuộc miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết giận dữ thuộc miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết sắc nhiễm thuộc miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết vô sắc nhiễm thuộc miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết vô minh thuộc miên một của tám kiết, trừ tự tánh và giới đạo. Trong kiết mạn, trạo cử cũng có miên một của tám kiết, trừ tự tánh và giới đạo.

Trong nhãn nhập, nhĩ nhập thuộc miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Từ tỷ nhập, thiệt nhập, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng như trên đã nói. Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại: không có.

Người sinh trí, cõi dục chưa xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong: Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến không có. Nghi, giới đạo cũng không có. Trong kiết dục nhiễm thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết giận dữ thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết sắc nhiễm thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết vô sắc nhiễm thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Trong kiết vô minh thuộc miên một của sáu kiết, trừ tự tánh. Kiết mạn, trạo cử thuộc miên một của sáu kiết trừ tự tánh.

Nhãn nhập, nhĩ nhập thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân nhập thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý nhập thuộc miên một của bảy kiết. Sắc nhập, thanh nhập thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương nhập, vị nhập thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Xúc nhập thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp nhập thuộc miên một của bảy kiết.

Nhãn giới, nhĩ giới thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ giới, thiệt giới thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân giới thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Sắc giới, thanh giới thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương giới, vị giới thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc hiễm, vô sắc nhiễm. Xúc giới thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ thức giới, thiệt thức giới thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân thức giới thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý giới, ý thức giới, pháp giới thuộc miên một của bảy kiết.

Sắc ấm thuộc miên một của bảy kiết. Thọ, tưởng, hành, thức ấm cũng như thế.

Khổ đế thuộc miên một của bảy kiết. Tập đế thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Diệt đế, đạo đế không có.

Nhãn căn, nhĩ căn thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân căn thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nam căn, nữ căn thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Mạng căn thuộc miên một của bảy kiết. Lạc căn thuộc miên một của năm kiết, trừ kiết giận dữ, vô sắc nhiễm. Khổ căn thuộc miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Hỷ căn thuộc miên một của năm kiết, trừ giận dữ, vô sắc nhiễm. Ưu căn thuộc miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Xả căn thuộc miên một của sáu kiết, trừ giận dữ. Ý căn thuộc miên một của bảy kiết. Thánh căn không có,

Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ không có. Trong nẻo người thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Trên trời chung nơi bảy kiết. Trời cõi dục thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Trời cõi sắc thuộc miên một của bốn kiết: sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Trời cõi vô sắc thuộc miên một của bốn kiết: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Cõi dục thuộc miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi sắc thuộc miên một của bốn kiết: sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Cõi vô sắc thuộc miên một của bốn kiết: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Pháp sắc thuộc miên một của bảy kiết. Pháp không phải sắc thuộc cũng như thế. Pháp có thể thấy thuộc miên một của sáu kiết, trừ sắc nhiễm. Pháp không thể thấy thuộc miên một của bảy kiết. Pháp có đối thuộc miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không đối thuộc miên một của bảy kiết.

Pháp Thánh không có. Pháp không phải Thánh thuộc miên một của bảy kiết. Pháp hữu lậu bảy. Pháp vô lậu không có. Pháp có nhiễm bảy. Pháp không nhiễm không có. Pháp có mong cầu bảy. Pháp không mong cầu không có. Pháp nên nhận lấy bảy. Pháp không nên nhận lấy không có.

Pháp có chấp giữ bảy. Pháp không chấp giữ không có. Pháp có vượt hơn bảy. Pháp không vượt hơn không có. Pháp thọ bảy. Pháp không phải thọ bảy. Pháp nội bảy. Pháp ngoại bảy. Pháp có báo bảy. Pháp không báo bảy.

Pháp tâm bảy. Pháp không phải tâm bảy. Pháp tương ưng của tâm bảy. Pháp không phải tương ưng của tâm bảy. Pháp tâm số bảy. Pháp không phải tâm số bảy. Pháp có duyên bảy. Pháp không duyên bảy. Pháp tâm chung bảy. Pháp không phải tâm chung bảy. Pháp tùy tâm chuyển bảy. Pháp không tùy tâm chuyển bảy.

Pháp nghiệp bảy. Pháp không phải nghiệp bảy. Pháp tương ưng của nghiệp bảy. Pháp không phải tương ưng của nghiệp bảy. Pháp của nghiệp chung bảy. Pháp của nghiệp không chung bảy. Pháp tùy nghiệp chuyển bảy. Pháp không tùy nghiệp chuyển bảy.

Pháp của nhân bảy. Pháp không phải của nhân bảy. Pháp có nhân bảy. Pháp không nhân bảy. Pháp có đầu mối bảy. Pháp không đầu mối bảy. Pháp có duyên bảy. Pháp không duyên bảy. Pháp hữu vi bảy. Pháp vô vi bảy. Pháp biết bảy. Pháp không phải biết bảy.

Pháp nhận thức bảy. Pháp không phải nhận thức bảy. Pháp giải bảy. Pháp không phải giải bảy. Pháp thấu tỏ bảy. Pháp không phải thấu tỏ bảy. Pháp đoạn trí nhận biết bảy. Pháp không phải đoạn trí nhận biết bảy. Pháp đoạn bảy. Pháp không phải đoạn bảy. Pháp tu bảy. Pháp không tu bảy. Pháp chứng bảy. Pháp không phải chứng bảy.

Pháp thiện bảy. Pháp bất thiện bảy. Pháp vô ký bảy. Pháp học, pháp vô học: không có. Pháp phi học phi vô học bảy. Pháp báo bảy. Pháp của pháp báo bảy. Pháp không phải báo không phải pháp báo bảy.

Pháp do kiến đoạn không có. Pháp do tư duy đoạn bảy. Pháp không phải do kiến đoạn không phải do tư duy đoạn bảy. Pháp nhân của kiến đoạn không có. Pháp nhân của tư duy đoạn bảy. Pháp không phải nhân của kiến đoạn không phải nhân của tư duy đoạn bảy.

Pháp hệ thuộc cõi dục năm, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Pháp hệ thuộc cõi sắc bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Pháp hệ thuộc cõi vô sắc bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Pháp không hệ thuộc: không có.

Pháp quá khứ bảy. Pháp vị lai bảy. Pháp hiện tại bảy. Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại: không có.

Người sinh trí cõi dục đã xong, cõi sắc chưa xong, cõi vô sắc chưa xong: Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến không có. Nghi, giới đạo, dục nhiễm, giận dữ, không có. Trong kiết sắc nhiễm thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Kiết vô sắc nhiễm thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Kiết vô minh thuộc miên một của bốn kiết, trừ tự tánh. Kiết mạn, trạo cử thuộc miên một của bốn kiết trừ tự tánh.

Nhãn nhập, nhĩ nhập thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập không có. Ý nhập thuộc miên một của năm kiết. Sắc nhập, thanh nhập thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương nhập, vị nhập không có. Xúc nhập thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp nhập thuộc miên một của năm kiết.

Nhãn giới, nhĩ giới thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ giới, thiệt giới không có. Thân giới thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Sắc giới, thanh giới thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ giới, thiệt giới không có. Xúc giới thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ thức giới, thiệt thức giới, không có. Thân thức giới thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý giới, ý thức giới, pháp giới thuộc miên một của năm kiết.

Sắc ấm thuộc miên một của năm kiết. Thọ, tưởng, hành, thức ấm cũng như thế.

Khổ đế thuộc miên một của năm kiết. Tập đế thuộc miên một của ba kiết: vô minh, mạn, trạo cử. Diệt đế, đạo đế không có.

Nhãn căn, nhĩ căn thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn không có. Thân căn thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nam căn, nữ căn không có. Mạng căn thuộc miên một của năm kiết. Lạc căn, hỷ căn thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Khổ căn, ưu căn không có. Xả căn, hỷ căn thuộc miên một của năm kiết. Các căn vô lậu không có.

Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trong người không có. Trên trời là chung nơi miên một của năm kiết. Trời cõi dục không có. Trời cõi sắc thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Trời vô sắc thuộc miên một của bốn kiết, trừ sắc nhiễm.

Cõi dục không có. Cõi sắc thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Cõi vô sắc thuộc miên một của bốn kiết, trừ sắc nhiễm.

Pháp sắc thuộc miên một của bốn kiết. Pháp vô sắc cũng như thế. Pháp có thể thấy thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không thể thấy thuộc miên một của năm kiết. Pháp có đối thuộc miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không đối thuộc miên một của năm kiết. Pháp Thánh không có. Pháp không phải Thánh thuộc miên một của năm kiết.

Pháp hữu lậu năm. Pháp vô lậu không có. Pháp có nhiễm năm. Pháp không nhiễm không có. Pháp có mong cầu năm. Pháp không mong cầu không có. Pháp nên nhận lấy năm. Pháp không nên nhận lấy không có. Pháp có chấp giữ năm. Pháp không có chấp giữ không có. Pháp có vượt hơn năm. Pháp không vượt hơn không có.

Pháp thọ năm. Pháp không phải thọ năm. Pháp nội năm. Pháp ngoại năm. Pháp có báo năm. Pháp không báo năm. Pháp tâm năm. Pháp không phải tâm năm. Pháp tương ưng của tâm năm. Pháp không tương ưng của tâm năm. Pháp tâm số năm. Pháp không phải tâm số năm.

Pháp có duyên năm. Pháp không duyên năm. Pháp của tâm chung năm. Pháp của tâm không chung năm. Pháp tùy tâm chuyển năm. Pháp không tùy tâm chuyển năm. Pháp nghiệp năm. Pháp không phải nghiệp năm.

Pháp tương ưng của nghiệp năm. Pháp không phải tương ưng của nghiệp năm. Pháp nghiệp chung năm. Pháp không phải nghiệp chung năm. Pháp tùy nghiệp chuyển năm. Pháp không tùy nghiệp chuyển năm. Pháp nhân năm. Pháp không phải nhân năm. Pháp có nhân năm.

Pháp không nhân năm. Pháp có đầu mối năm. Pháp không đầu mối năm. Pháp hữu vi năm. Pháp vô vi năm. Pháp biết năm. Pháp không phải biết không có. Pháp nhận thức, pháp không phải nhận thức, pháp giải, pháp không phải giải, pháp thấu tỏ, pháp không thấu tỏ cũng như thế.

Pháp đoạn trí nhận biết năm. Pháp không phải đoạn trí nhận biết năm. Pháp đoạn, pháp không phải đoạn cũng như thế. Pháp tu năm. Pháp không phải tu năm. Pháp chứng năm. Pháp không phải chứng năm.

Pháp thiện năm. Pháp bất thiện năm. Pháp vô ký năm. Pháp học năm. Pháp vô học năm. Pháp phi học phi vô học năm. Pháp báo năm. Pháp của pháp báo năm. Pháp không phải báo không phải pháp báo năm. Pháp do kiến đoạn, pháp do tư duy đoạn năm. Pháp không phải do kiến đoạn không phải do tư duy đoạn năm.

Pháp nhân của kiến đoạn không có. Pháp nhân của tư duy đoạn năm. Pháp nhân của không phải do kiến đoạn không phải do tư duy đoạn năm. Pháp hệ thuộc cõi dục, pháp hệ thuộc cõi vô sắc bốn, trừ vô sắc nhiễm. Pháp hệ thuộc cõi sắc bốn, trừ sắc nhiễm. Pháp không hệ thuộc không có. Pháp quá khứ năm. Pháp vị lai năm. Pháp hiện tại năm. Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại: không có.

HẾT – QUYỂN 26