LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 20

Phẩm 11: PHẨM PHIỀN NÃO THUỘC VỀ PHẦN PHI VẤN

(Phần ba)

Mười sử phiền não gồm những gì?

Đáp: Sử phiền não kiến, sử phiền não nghi, sử phiền não giới đạo, sử phiền não ái, sử phiền não giận dữ, sử phiền não ganh ghét, sử phiền não keo kiệt, sử phiền não vô minh, sử phiền não kiêu mạn, và sử phiền não trạo cử, gọi là mười sử phiền não?

Mười kiết phiền não là những gì?

Đáp: Kiết phiền não kiến, kiết phiền não nghi, kiết phiền não giới đạo, kiết phiền não dục nhiễm, kiết phiền não sắc nhiễm, kiết phiền não sân hận, kiết phiền não vô sắc nhiễm, kiết phiền não vô minh, kiết phiền não mạn, và kiết phiền não trạo cử, gọi là mười kiết phiền não.

Mười tưởng là những gì?

Đáp: Tưởng dục, tưởng giận dữ, tưởng hại, tưởng tham, tưởng tránh luận, (đây là tưởng ngoài) tưởng quốc độ, tưởng thấp kém, tưởng bất thiện, tưởng ngần ấy, và tưởng nương vào tham, gọi là mười tưởng.

Mười giác là những gì?

Đáp: Giác giận dữ, giác hại, giác bà con, giác quốc độ, giác không chết, giác người khác là không, giác tương ưng thức, giác tương ưng với không có từ, giác dựa vào lợi dưỡng, và giác dựa vào tham, gọi là mười giác.

Mười pháp tà là những gì?

Đáp: Tà kiến, tà giác, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tiến, tà định, tà huệ, tà giải thoát, và tà trí, gọi là mười pháp tà.

Mười não là gì?

Đáp: Nếu đã xâm phạm sinh tâm não, đang xâm phạm sinh tâm não. Sẽ xâm phạm sinh tâm não. Nếu ta không yêu thích, vui mừng, vừa ý, thì đã làm lợi ích để sinh tâm não, đang làm lợi ích để sinh tâm não.

Sẽ làm ích lợi để sinh tâm não và sự giận dữ ngang trái sinh tâm não, gọi là mười não.

Những gì là mười nghiệp đạo bất thiện?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói thêu dệt, tham, giận dữ, và tà kiến, gọi là mười nghiệp đạo bất thiện.

Nói mười pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm là gì?

Đáp: Sát sinh cho đến tà kiến, mười pháp này gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm. (mười pháp đã xong).

Mười một tâm nhơ là gì?

Đáp: Nghi ngờ là tâm nhơ, không tư duy là tâm nhơ, sợ hãi là tâm nhơ, buồn thảm là tâm nhơ, ác là tâm nhơ, ngủ mê là tâm nhơ, tinh tiến quá mức là tâm nhơ, tinh tiến yếu ớt là tâm nhơ, không có năng lực là tâm nhơ, ngần ấy tưởng là tâm nhơ, và đắm sắc là tâm nhơ.

Sao nói nghi ngờ là tâm nhơ?

Đáp: Hoặc có người duyên nghi ngờ ở quá khứ: Có quá khứ của ta, hay không phải có quá khứ của ta? Quá khứ của ta có tánh gì? Nhân gì có quá khứ của ta? Nếu duyên nghi ngờ ở vị lai: Vị lai của ta có hay vị lai của ta là không? Có vị lai của ta mang tánh gì? Do đâu có vị lai của ta? Nếu duyên nghi ngờ hiện tại như có hiện tại của ta hay không có hiện tại của ta? Nếu có hiện tại của ta mang tánh gì? Do đâu có hiện tại của ta? Các chúng sinh từ chỗ nào đến? Đi về nơi nào?

Nếu người kia nghi ngờ đối với Phật, Thế Tôn: Là Phật, Thế Tôn, hay không phải Phật Thế Tôn khéo nói pháp, Thế tôn không khéo nói pháp? Chúng Thanh văn của Đức Thế Tôn khéo thú hướng. Hạnh thường hay chẳng phải thường, hạnh khổ hay chẳng phải hạnh khổ, pháp vô ngã hay chẳng phải pháp vô ngã, Niết-bàn vắng lặng hay không phải Niết-bàn vắng lặng? Có cho, không có cho, có thí không có thí, có cúng tế, không có cúng tế, có quả báo của nghiệp thiện, ác, không có quả báo của nghiệp thiện, ác. Có đời nay, không có đời nay, có đời sau, không có đời sau. Có cha mẹ, không có cha mẹ, có trời, không có trời. Chúng sinh có hóa sinh, chúng sinh không phải hóa sinh. Đời có Samôn, Bà-la-môn chánh thú hướng, chánh đến nơi. Hoặc đời nay, đời sau, tự chứng biết, mà nói. Đời không có Sa-môn, Bà-la-môn chánh thú hướng chánh đến nơi, như đời nay, đời sau tự chứng biết, mà nói. Nếu đối với pháp kia, nghi ngờ, chồng chất nghi ngờ, cuối cùng, nghi ngờ tâm không quyết định, hai tâm do dự, hoài nghi, không hiểu rõ, vô lượng nghi không hết, không giải thích, do dự, chồng chất do dự, cuối cùng do dự, gọi nghi là tâm nhơ.

Sao nói không tư duy là tâm nhơ?

Đáp: Nếu sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, hoặc chúng sinh và pháp, không chánh tính kể, so sánh, phân biệt, trù tính, lường xét, nghĩ nhớ, gọi là không tư duy là tâm nhơ.

Sao nói sợ hãi là tâm nhơ?

Đáp: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nếu chúng sinh và pháp, duyên sự sợ hãi cuối cùng này, sợ hãi, kinh ngạc, nổi ốc, biến sắc, đây gọi sợ hãi là tâm nhơ.

Sao nói thương xót là tâm nhơ?

Đáp: Nếu với tâm bất thiện khởi thương xót, gọi thương xót là tâm nhơ.

Sao nói ác là tâm nhơ?

Đáp: Thân, miệng, ý ác, gọi ác là tâm nhơ.

Sao nói ngủ mê là tâm nhơ?

Đáp: Nếu phiền não chưa dứt, chìm lặn trong giấc ngủ, thân không vui, thân không điều hòa, thân không nhẹ nhàng, không mềm mại, thân không trừ, gọi là ngủ. Nếu ngủ, hoặc phiền não chưa dứt, chìm trong giấc ngủ, nếu buồn ngủ, mắt nhìn đờ ra, triền miên chiếm giữ ở tâm, gọi là miên. Thùy miên, như thế, gọi ngủ mê tâm nhơ.

Sao nói tinh tiến quá là tâm nhơ?

Đáp: Nếu tinh tiến trạo cử, gọi là tinh tiến quá là tâm nhơ.

Sao nói tinh tiến chùng lại là tâm nhơ?

Đáp: Nếu tinh tiến lặn mất, nên gọi tinh tiến chùng lại là tâm nhơ.

Sao nói không có năng lực là tâm nhơ?

Đáp: Nếu tâm yếu đuối, gọi không có năng lực là tâm nhơ.

Sao nói ngần ấy tưởng là tâm nhơ?

Đáp: Nếu chúng sinh khác, sự khác, cảnh giới khác, mới sinh khác, gọi là ngần ấy tưởng là tâm nhơ.

Sao nói đắm sắc là tâm nhơ?

Đáp: Nếu thấy sắc, mà mê đắm, gọi đắm sắc là tâm nhơ. Đó là mười một tâm nhơ.

Nói hai mươi thứ thân kiến là gì?

Đáp: Hoặc có người cho, sắc là ngã, trong sắc có ngã, ngã là cái có của sắc, sắc là cái có của ngã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế, đó gọi là hai mươi thứ thân kiến.

Sao nói là hai mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm?

Đáp: Tự sát sinh, bảo người sát sinh, cho đến tự tà kiến, bảo người tà kiến, hai mươi pháp này gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm.

Hai mươi mốt tâm nhơ là sao?

Đáp: Hy vọng là tâm nhơ, giận dữ, ngủ nghỉ, trạo cử, nghi, não hại, thường nghĩ oán thù, ôm lòng ngờ vực, hận, nóng cháy, ganh ghét, keo kiệt bủn xỉn, lừa dối, gian trá, không có hổ, không có thẹn, khoe khoang, tranh tụng, tự cao, buông lung, mạn, tăng thượng mạn, gọi là hai mươi mốt tâm nhơ.

Những gì là ba mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm?

Đáp: Là tự sát sinh, bảo người sát sinh, khen ngợi sát sinh, cho đến tự tà kiến, bảo người tà kiến, khen ngợi tà kiến, gọi là ba mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm.

Những gì là ba mươi sáu hành ái?

Đáp: Là nội sinh mười tám hành ái, và ngoại sinh mười tám hành ái.

Nội sinh mười tám hành ái là gì?

Đáp: Nhân đây mà có đây. Nhân kia mà có. Nhân như vậy mà có. Nhân khác mà có. Nhân thường mà có. Nhân không thường mà có. Ngã hện tại là có. Ngã kia hiện tại là có. Ngã như thế là hiện tại có. Ngã khác là hiện tại có. Nhân đây mà đắc. Nhân kia mà đắc. Nhân như vậy mà đắc. Nhân khác mà đắc. Hi vọng sẽ có. Hi vọng kia sẽ có. Hi vọng như thế sẽ có. Hi vọng khác sẽ có.

Ngoại sinh mười tám hành ái là gì?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Nhân đây mà có đây. Nhân kia mà có. Nhân như vậy mà có. Nhân khác mà có. Nhân thường mà có. Nhân không thường mà có. Ngã hiện tại là có. Ngã kia hiện tại là có. Ngã như thế là hiện tại có. Ngã khác là hiện tại có. Nhân đây mà đắc. Nhân kia mà đắc. Nhân như vậy mà đắc. Nhân khác mà đắc. Hi vọng sẽ có. Hi vọng kia sẽ có. Hi vọng như thế sẽ có. Hi vọng khác sẽ có.

Như thế, nội sinh mười tám hành ái, ngoại sinh mười tám hành ái, gọi là ba mươi sáu hành ái.

Sao nói bốn mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm?

Đáp: Tự mình sát sinh, bảo người khác sát sinh, khen ngợi sát sinh, thấy người sát sinh, tùy hỷ theo họ, cho đến tự tà kiến, bảo người khác tà kiến, khen ngợi tà kiến, thấy người khác tà kiến, vui mừng theo họ, gọi là bốn mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm.

Sao nói là sáu mươi hai kiến?

Đáp: Như kinh Phạm Võng nói: Phật bảo các Tỳ-kheo, lại có pháp khác, pháp lớn, mầu nhiệm, rất sâu, sáng tỏ, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như lai.

Những gì là đại pháp nhiệm mầu, rất sâu, sáng tỏ, đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Đức Như Lai? Các Samôn, Bà-la-môn! Trong các thứ vô số kiến gốc, kiếp gốc, kiến ngọn, kiếp ngọn, tùy ý mà nói đều nhập sáu mươi hai kiến. vô số thứ kiến gốc, kiếp gốc, kiến ngọn của kiếp ngọn, tùy ý mà nói đều không thể vượt quá sáu mươi hai kiến. Sa-môn, Bà-la-môn kia đã do duyên gì với các thứ vô số kiến gốc, kiếp gốc, kiến ngọn kiếp ngọn, đều tùy ý nói, đều nhập sáu mươi hai kiến này, không có khả năng vượt qua.

Các Sa-môn, Bà-la-môn! Các thứ vô số kiến gốc kiếp gốc, đều tùy ý nói, đều xếp vào mười tám kiến, vô số các thứ kiến gốc, kiếp gốc, đều tùy ý nói, đều không thể vượt qua trong mười tám kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn! Do duyên gì đối với vô số các thứ kiến gốc, kiếp gốc đều tùy ý nói, đều xếp vào mười tám kiến, không có khả năng vượt qua? Các Sa-môn, Bà-la-môn! Đối với kiến gốc, kiếp gốc khởi luận về thường: Ngã và thế gian là thường còn. Quan niệm này đều nằm trong bốn kiến, đối với kiến gốc, kiếp gốc mà nói: Ngã và thế gian thường còn, đều xếp vào bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Các Sa môn, Bà la môn vì duyên gì mà đối với kiếp gốc, kiến gốc khởi luận về thường, ngã và thế gian thường còn, đây đều xếp vào bốn kiến, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các thứ phương tiện nhập tam- muội Định Ý, dùng tâm tam muội nhớ lại hai mươi kiếp thành, kiếp hoại. Họ tạo ra thuyết này: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là luống dối. Vì sao? Vì ta đã dùng vô số phương tiện nhập tam- muội Định Ý, dùng tâm tam muội nhớ lại hai mươi kiếp thành, kiếp hoại, chúng sinh trong đó không thêm, không bớt, thường nhóm họp, không phân tán, do đó ta biết được ngã và thế gian là thường, thường này là thật, pháp khác là giả dối. Đây là kiến đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn, do đó, đối với kiến gốc, kiếp gốc, chấp ngã và thế gian là thường, trong bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các thứ phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng tâm tam-muội, nhớ lại bốn mươi kiếp thành, kiếp hoại, tạo ra thuyết này: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Vì sao? Vì ta đã dùng các thứ phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng tâm tam muội nhớ lại bốn mươi kiếp thành, kiếp hoại, chúng sinh trong đó không thêm, không bớt, thường tụ không tán, do đấy ta biết được ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó là hai kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiến này, đối với kiến gốc, kiếp gốc, chấp ngã và thế gian là thường, trong bốn kiến, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các thứ phương tiện nhập tammuội Định Ý, dùng tâm tam muội, nhớ lại tám mươi kiếp thành, kiếp hoại, nói thế này: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các thứ phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng tâm tam muội, nhớ lại tám mươi kiếp thành, kiếp hoại, chúng sinh trong đó không thêm, không bớt, thường nhóm họp, không ly tán, ta dùng trí này biết: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đây là ba kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiến ấy, đối với kiến gốc, kiếp gốc, chấp ngã và thế gian là thường, đối với bốn kiến, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn có trí tướng lanh lợi, khéo có thể quán sát, vận dụng phương tiện của trí tướng lanh lợi để quán sát, nghĩa là xem xét chắc chắn, dùng tri kiến của mình, dùng biện tài của mình để nói rằng: Ta và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đây là bốn kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến này, đối với kiếp gốc, kiến gốc, chấp ta và thế gian là thường, đối với bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Sa-môn, Bà-la-môn này đối với kiếp gốc, kiến gốc, chấp ngã và thế gian là thường.

Như thế, tất cả đều xếp vào bốn kiến: Ngã và thế gian là thường, đối với bốn kiến này, không có khả năng vượt qua. Chỉ có Đức Như Lai biết xứ kiến này, giữ như thế, chấp như thế, cũng biết báo ứng, là chỗ nhận biết của Như Lai. Lại qua đấy, dù biết không mê đắm, do không mê đắm, sẽ được vắng lặng, biết ái tập, diệt, lỗi của vị, xuất ly, vì dùng bình đẳng để quán giải thoát không sót, nên gọi là Như Lai, gọi là đại pháp sáng tỏ mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết của bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai.

Lại có đại pháp sáng tỏ mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết của bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai.

Thế nào là Pháp? Các Sa-môn, Bà-la-môn khởi ngôn luận đối với kiếp gốc, kiến gốc: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, các Samôn, Bà-la-môn do kiến này, đối với kiếp gốc, kiến gốc, chấp ngã và thế gian là nửa thường, nửa vô thường, đối với bốn kiến không có khả năng vượt qua.

Hoặc có thời kỳ quá khứ, kiếp này mới bắt đầu thành lập, có chúng sinh khác, phước hết, mạng hết, hành hết, chết ở cõi trời Quang Âm, sinh ở cung không phạm, bèn ở xứ kia sinh tâm mê đắm. Lại nguyện cho chúng sinh khác cùng sinh về xứ này, chúng sinh này đã sinh yêu đắm, nguyện rồi.

Lại có chúng sinh khác, phước của mạng hành đã hết, khi chết ở cõi trời Quang Âm, sinh đến trong không cung phạm này, chúng sinh sinh về trước kia, bèn nghĩ rằng: Ta ở xứ này là Phạm, Đại Phạm, ta tự nhiên có, không ai có thể tạo ra ta, ta đều biết hết các nghĩa đứng đầu ngàn thế giới, trong đó tự tại, rất là tôn quý, có thể tạo biến hóa mầu nhiệm bậc nhất, làm cha của chúng sinh, chỉ mình ta có trước, chúng sinh khác đến sau, chúng sinh đến sau là do ta hóa thành. Chúng sinh đến sau đó lại nghĩ: Người kia là Đại Phạm, có khả năng tự tạo, người khác không thể tạo biết hết các nghĩa, đứng đầu ngàn thế giới, tự tại, tôn quý nhất trong đó có thể là biến hóa mầu nhiệm bậc nhất, là cha của chúng sinh. Ngã duy nhất có trước, chúng sanh sau đến mới chúng sinh đến sau do ta hóa thành. Chúng sanh đến sau lại nghĩ rằng người ấy là Đại Phạm, người ấy có khả năng tự tạo, không ai có khả năng tạo ra người ấy, người ấy đều biết các nghĩa, đứng đầu ngàn thế giới, tự tại đối với ngàn thế giới ấy, rất đổi tôn quý, có khả năng biến hóa nhiệm mầu bậc nhất, là cha của chúng sanh, chỉ một mình vị ấy có trước, sau mới có chúng ta, chúng sanh chúng ta do vị ấy hóa thành. Chúng sinh Phạm kia, mạng hành đều hết, sinh đến cõi này, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh phạm chí, nhập tam-muội Định Ý, tùy tam muội, tâm tự biết bổn sinh, bèn nói rằng: Người Đại Phạm kia có thể tự tạo tác, không có ai tạo người kia, biết hết các nghĩa đứng đầu ngàn thế giới, tự tại ở đó rất là tôn quý, có thể biến hóa mầu nhiệm bậc nhất, là cha của chúng sinh, thường trụ không đổi thay, nhưng vị Phạm kia hóa ra chúng ta, chúng ta là vô thường biến đổi, không được trụ lâu. Cho nên phải biết ngã và thế gian vừa thường, vừa vô thường, thường này là thật, pháp khác là giả dối. Đây nói là kiến ban đầu.

Các Sa-môn, Bà-la-môn! Do kiếp gốc, kiến gốc, khởi biện luận: vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có chúng sinh vui mừng, cười đùa, lười biếng, thường thường vui đùa, lấy sự cười đùa làm thú vui của mình, lúc vui vẻ, thân thể rất mỏi mệt, bèn tự sơ suất, do sơ suất nên chết đi, sinh đến cõi này, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh phạm chí, nhập tam-muội Định Ý, do năng lực của tam muội ấy, tự biết bổn sinh bèn nói rằng: Chúng sinh khác kia, không thường cười đùa vui vẻ, thường xuyên ở xứ đó, thường trụ không đổi thay, vì ta thường thường cười đùa, nên gây ra pháp biến đổi vô thường này. Cho nên biết ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đây là sự thật, các thứ khác là giả dối. Đây gọi là kiến thứ hai.

Các Sa-môn, Bà-la-môn! Do kiếp gốc, kiến gốc, nên khởi luận: Ngã và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có chúng sinh xoay vần ngắm nhìn nhau, ngắm nhìn nhau rồi, bèn tự sơ suất, do đó chết đi, sinh đến cõi này, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh phạm chí, nhập tam-muội Định Ý, do năng lực của tam muội ấy, mà biết được đời sống trước kia của mình (bổn sinh), bèn nói rằng: Như chúng sinh kia, do không lần lượt ngắm nhìn nhau, nên không sơ suất thường trụ không thay đổi, do chúng ta thường thường ngắm nhìn nhau, nên bèn quên mất, gây ra pháp thay đổi vô thường này. Do đó, biết được ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, pháp này là thật, pháp khác là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ ba.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, khởi lên biện luận: Ngã và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có các Sa-môn, Bà-la-môn, với trí tưởng, nhanh nhẹn, khéo có thể quán sát, do trí tưởng, nhanh nhẹn quán sát rồi, nói: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, pháp này là thật, pháp khác là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ tư.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, khởi lên tranh luận: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến chấp này, không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, xảy ra tranh luận: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đều nằm trong bốn kiến không có khả năng vượt qua, chỉ Đức Phật mới biết xứ kiến này, giữ gìn như thế, chấp như thế, cũng biết báo ứng là chỗ nhận biết của Như Lai, lại vượt qua ở đây, mặc dù biết không chấp mắc, nhưng vì không chấp mắc, nên được vắng lặng (Niếtbàn), biết lỗi của tập, diệt ái, nẻo xuất ly, do quán bình đẳng, giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, gọi là đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh khen ngợi Như Lai.

Lại có đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai.

Pháp ấy là gì?

Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, xảy ra biện luận: Ta và thế gian là hữu biên, vô biên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, nên xảy ra biện luận: “Ta và thế gian là hữu biên, là vô biên”, đều nằm trong bốn kiến này, không có khả năng vượt qua. Hoặc có các Sa-môn, Bà-la-môn, dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, do năng lực của tam muội, quán thế gian khởi tưởng biên, và nói: Thế gian này là hữu biên là thực, khác đây là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý dùng năng lực tam-muội quán biết thế gian là hữu biên, cho nên biết thế gian là hữu biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây là kiến chấp đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc mà xảy ra biện luận: Ta và thế gian là hữu biên, đều nằm trong bốn kiến chấp, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, dùng các phương tiện nhập tammuội Định Ý, dùng năng lực tam muội, quán thế gian khởi tưởng vô biên, và nói: Thế gian này là vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng năng lực tam-muội quán thế gian là vô biên, thế nên biết là vô biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây là kiến chấp thứ hai.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc xảy ra biện luận: Ta và thế gian là vô biên, đều nằm trong bốn kiến chấp này không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng năng lực tam muội quán thế gian. Quán phương trên là hữu biên, bốn phương là vô biên, và nói: Thế gian này là hữu biên, vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng năng lực tam-muội quán phương trên là hữu biên, bốn phương là vô biên, thế nên Ta biết thế gian là hữu biên, vô biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ ba.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc mà xảy ra biện luận: Ta và thế gian là hữu biên vô biên, đều ở trong bốn kiến chấp không thể vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn có trí lanh lợi, khéo có thể quán sát người ấy dùng trí lanh lợi quán sát rồi và nói: Ta và thế gian không phải hữu biên, không phải vô biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ tư.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc xảy ra biện luận: “Ta và thế gian không phải hữu biên, không phải vô biên”, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Tất cả đều nằm trong bốn kiến chấp không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiến gốc, kiếp gốc xảy ra tranh luận: “Ta và thế gian là hữu biên, vô biên”, đều nằm trong bốn kiến chấp này, không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Đức Phật có khả năng biết rõ kiến xứ, giữ gìn như thế, nắm lấy như thế, cũng biết báo ứng, những gì Như Lai biết còn hơn như thế. Tuy biết mà không mê đắm, vì không mê đắm nên được vắng lặng, biết lỗi của vị tập, diệt của ái, nẻo xuất ly, dùng quán bình đẳng giải thoát vô dư, nên gọi Như Lai.

Lại có đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai.

Những gì là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác, đã khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, để hỏi khác, đáp khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, để hỏi khác, đáp khác đối với bốn kiến này, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra luận kiến như thế này: Ta không biết có báo của nghiệp thiện, ác. Không có nghiệp báo thiện, ác, vì ta không thấy, không biết, nên nếu nói có nghiệp báo thiện, ác, hoặc nói không có nghiệp báo thiện ác, thì đời có Sa-môn, Bà-la-môn nghe nhiều, học rộng, trí tuệ thông minh, thường ưa tịch tĩnh, phân biệt cơ trí tinh vi, được người đời tôn trọng, có thể dùng trí huệ, khéo phân biệt các kiến. Nếu ta về nghĩa mầu nhiệm, sâu xa của các kiến, nếu ta không thể trả lời, thì có hổ thẹn, ta sẽ ôm lòng e sợ, sẽ dùng nghĩa này để đáp, để được làm chỗ quy y, làm cồn đảo, làm nhà, làm đạo rốt ráo. Nếu người kia hỏi, ta sẽ dùng nghĩa này để đáp: Việc ấy như thế không phải, việc ấy thật không phải, việc ấy chẳng khác, việc ấy không phải khác không phải, việc ấy khác không phải. Đây gọi là kiến đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do hỏi khác, đáp khác này đối với bốn kiến ấy, không thể vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra luận, kiến như thế này: Ta không thấy, không biết, là có đời khác hay không có đời khác? Thế gian có các Sa-môn, Bà-la-môn dùng thiên nhãn và tha tâm trí, ở chỗ xa, có thể thấy ta, nếu ta ở chỗ gần, còn không thể thấy. Người như thế, có thể biết có đời khác và không có đời khác, ta không biết, không thấy có đời khác, hay không có đời khác, nếu ta nói là nói dối, ta sợ nói dối, nên là quy y, là cồn đảo, là nhà, làm đạo rốt ráo, nếu người kia hỏi, ta sẽ dùng nghĩa này để đáp: Việc này như thế không phải, việc này thật không phải, việc này không phải khác, việc này không phải là không phải khác, việc này không phải không khác. Đó gọi là kiến chấp thứ hai.

Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân hỏi khác, đáp khác đối với bốn kiến này, không thể vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra luận kiến như thế này: Ta không biết, không thấy cái gì là thiện, cái gì là bất thiện, vì ta không biết, nếu nói là thiện, là bất thiện, thì ta sẽ sinh khởi ái, từ ái sinh giận dữ, đã có ái, có giận dữ, tất nhiên sẽ có thọ sinh, ta muốn diệt thọ ác, vì sợ thọ, nên dùng làm quy y, dùng làm cồn đảo, làm nhà, làm đạo rốt ráo, nếu người kia hỏi, nhà ta sẽ dùng nghĩa này để đáp: Việc này như thế không phải, việc này thật không phải, việc này không phải khác, việc này không phải là không phải khác, việc này không phải không khác. Đó gọi là kiến chấp thứ ba.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do hỏi khác, đáp khác ấy, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn ngu si, tối tăm, chậm lụt. Vì ngu si, tối tăm, chậm lụt, nên người khác có hỏi, bèn theo lời nói của người khác mà đáp: Việc này như thế không phải, việc này thật không phải, việc này không phải khác, việc này không phải không phải khác, việc này không phải không khác. Đó gọi là kiến chấp thứ tư.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do hỏi khác, đáp khác ấy, nên đối với bốn kiến, không có khả năng vượt qua.

Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, hỏi khác, đáp khác, đều nằm trong bốn kiến, không ai có thể vượt qua, chỉ Đức Phật mới biết lĩnh vực kiến này, giữ gìn như thế, chấp như thế, cũng biết báo ứng, là chỗ nhận biết của Như Lai, còn hơn như thế. Mặc dù biết nhưng không mê đắm, vì không mê đắm nên sẽ được vắng lặng, biết lỗi vị, tập, diệt của thọ, còn hơn xuất ly, dùng bình đẳng quán giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Đây là đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai.

Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai.

Những gì là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, cho là không có nhân mà có thế gian này. Họ đều nằm trong hai kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, nên cho rằng không có nhân mà có thế gian này, đối với hai kiến ấy không thể vượt qua. Các Samôn, Bà-la-môn kia do nhân duyên gì mà đối với kiếp gốc, kiến gốc, cho là không có nhân mà có, đối với hai kiến này không có khả năng vượt qua?

Hoặc có chúng sinh không có tưởng, không có thọ, nếu chúng sinh đó khởi tưởng, liền qua đời, sinh đến thế gian, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh Phạm chí, pháp tam-muội Định Ý, nhờ năng lực tam muội, kiến vốn do tưởng sinh, bèn nghĩ rằng: Ta vốn không có tưởng, tự nhiên có tưởng này, là không có nhân mà có, thế gian, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là kiến chấp đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc nên cho rằng không có nhân mà có, đối với hai kiến này, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn có trí tướng bén nhạy, khéo có thể quán sát. Họ do trí tướng bén nhạy, quán sát rồi, nói rằng: Thế gian này không có nhân mà có. Đây là thật, pháp khác giả dối. Đó gọi là kiến chấp thứ hai.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, không có nhân mà có thế gian này, đối với hai kiến không có khả năng vượt qua. Các Samôn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc không có nhân mà có, đều xếp vào hai kiến, không ai có khả năng vượt qua, chỉ Đức Phật mới có thể biết lĩnh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Cũng như trên đã nói: Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, với vô số các thứ tùy ý đã nói, đều xếp vào mười tám kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, đã dùng vô số các thứ tùy ý đã nói trong mười tám kiến này, không ai có khả năng vượt qua, chỉ Phật mới biết được lĩnh vực ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, như trên đã nói.

Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai.

Thế nào là đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn ở kiếp ngọn, kiến ngọn với vô số các thứ, tùy ý nói ra, đều xếp vào bốn mươi bốn kiến. Vô số các thứ kiến ngọn kiếp ngọn, tùy ý đã nói, đối với bốn mươi bốn kiến không ai có khả năng vượt qua.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do nhân duyên gì, ở kiến ngọn kiếp ngọn, tùy ý nói ra vô số các thứ đối với bốn mươi bốn kiến không ai có khả năng vượt qua.

Các Sa-môn, Bà-la-môn, đối với hữu tưởng luận ở kiến ngọn, kiếp ngọn, cho rằng: “Tưởng là ngã, là thế gian”, đều xếp vào mười sáu kiến. Hữu tưởng luận đối với kiến ngọn, kiếp ngọn cho rằng tưởng là ngã, là thế gian, đối với mười sáu kiến không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, bà-la-môn do nhân duyên gì mà ở kiếp ngọn kiến ngọn có tưởng luận, cho rằng tưởng là Ngã, là thế, đều xếp vào mười sáu kiến, không có ai vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra lập luận như thế này: Sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có sinh lại, đây là thật, ngoài ra là giả dối. Đó gọi là kiến đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn, do kiếp ngọn, kiến ngọn, hữu tưởng luận cho rằng: Tưởng là ngã, là thế gian, đối với mười sáu kiến, không có khả năng vượt qua. Lại có người nói: Phi sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có lại. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là hai kiến.

Lại có người nói: Có sắc, không có sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là ba kiến.

Lại có người nói: Chẳng phải có sắc, chẳng phải không có sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bốn kiến.

Lại có người nói: Ngã là hữu biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là năm kiến.

Lại có người nói: Ngã là vô biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác giả dối. Đó gọi là sáu kiến.

Lại có người nói: Ngã là hữu biên, vô biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bảy kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, không phải vô biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là tám kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã hoàn toàn là vui, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là chín kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã hoàn toàn là khổ, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười kiến.

Lại có thuyết nói: Khổ, vui là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười một kiến.

Lại có thuyết nói: Không khổ, không vui là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười hai kiến.

Lại có thuyết nói: Một tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười ba kiến.

Lại có thuyết nói: Ngần ấy tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười bốn kiến.

Lại có thuyết nói: Ít tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười lăm kiến.

Lại có thuyết nói: Vô lượng tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười sáu kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp ngọn, kiến ngọn, có hữu tưởng luận cho là: “Tưởng của ngã là thế gian”, đối với mười sáu kiến này không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Đức Phật mới có thể biết được lĩnh vực của kiến ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai.

Cũng như trên đã nói: Lại có đại pháp nhiệm mầu rất sâu xa sáng tỏ khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai.

Những gì là đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp ngọn, kiến ngọn có Vô Tưởng luận cho rằng: Vô tưởng là ngã, là thế gian, họ đều xếp vào tám kiến, đối với kiếp ngọn, kiến ngọn, có Vô Tưởng luận cho rằng: Vô tưởng là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra biện luận như vậy: Sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là kiến ban đầu.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có Vô Tưởng luận cho: Vô tưởng là ngã, là thế gian đối với tám kiến, không có khả năng vượt qua.

Lại có thuyết nói: Chẳng phải sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là hai kiến.

Lại có thuyết nói: Có sắc, không có sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là ba kiến.

Lại có thuyết nói: Không phải có sắc, không phải không có sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bốn kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là năm kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã không phải là hữu biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là sáu kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, vô biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bảy kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, không phải vô biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có lại. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là tám kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn, do kiếp ngọn, kiến ngọn, có Vô tưởng luận cho rằng: Vô tưởng là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, chỉ có Phật biết lĩnh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, như trên đã nói.

Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai.

Thế nào là đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có phi tưởng, phi vô tưởng luận cho rằng: “Phi tưởng, phi vô tưởng là ngã, là thế gian”, đều xếp vào tám kiến, do kiếp ngọn, kiến ngọn có phi tưởng, phi vô tưởng luận nói là phi tưởng, phi vô tưởng cho là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, không ai có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra biện luận như thế này: Sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết sinh, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là kiến đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn mà có phi tưởng, phi vô tưởng luận nói rằng phi tưởng, phi vô tưởng là ngã, là thế gian, đối với tám kiến, không có khả năng vượt qua.

Lại có thuyết nói: Chẳng phải sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là hai kiến.

Lại có thuyết nói: Hữu sắc, vô sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là ba kiến.

Lại có thuyết nói: Không phải có sắc, không phải không có sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bốn kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã sẽ không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là năm kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là sáu kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, vô biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã sẽ không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bảy kiến.

Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, không phải vô biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là tám kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn, do kiếp ngọn, kiến ngọn, có luận phi tưởng, phi vô tưởng nói Phi tưởng, phi vô tưởng là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, không có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết lĩnh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, như trên đã nói.

Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, chỉ có đệ

chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai.

Thế nào là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có Luận Dứt Diệt nói: “Chúng sinh dứt diệt không còn, đều xếp nhập bảy kiến, do kiếp ngọn, kiến ngọn có luận Đoạn Diệt nói chúng sinh đoạn diệt không còn sót, đối với bảy kiến, không có khả năng vượt qua”. Các Sa-môn, Bà-la-môn do nhân duyên gì đối với kiếp ngọn, kiến ngọn, có luận Đoạn Diệt nói chúng sinh dứt diệt hết không còn sót, đối với bảy kiến không ai có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, tạo ra luận như thế, tạo ra kiến như thế này: Bốn đại nhập của thân ta, sinh ra từ cha mẹ, cho bú mớm, ăn mặc, nuôi lớn vỗ về, chăm sóc, giữ gìn, nhưng là vô thường, lẽ tất nhiên, chúng sẽ trở về với sự tiêu mòn, hoại diệt, đều là sự dứt diệt của ngã. Đó gọi là kiến chấp đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có luận Đoạn Diệt nói chúng sinh dứt diệt, đối với bảy kiến, không có khả năng vượt qua.

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn lập luận này: Cõi này không được gọi là đoạn diệt, là ngã dứt diệt không còn sót ở các tầng trời cõi dục, đều là sự dứt diệt của ngã. Đó gọi là hai kiến.

Lại có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra sự biện luận này: Chúng sinh này không gọi là dứt diệt, mà hóa thân cõi Sắc với các căn đầy đủ dứt diệt. Đều nói là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là ba kiến.

Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là Không xứ vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là bốn kiến.

Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là Thức xứ vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là năm kiến.

Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là Bất dụng xứ cõi Vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là sáu kiến.

Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là phi hữu tưởng, phi vô tưởng của vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là bảy kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do sự dứt diệt ấy, ở kiếp ngọn, kiến ngọn, nói loại chúng sinh này dứt diệt không sót, đối với bảy kiến này không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới có thể biết kiến xứ này cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, cũng nói như trên.

Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai.

Những gì là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai?

Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn hiện tại có Nê-hoàn, biện luận nói chúng sinh hiện tại có Niết-bàn, đều xếp vào năm kiến, do kiếp ngọn, kiến ngọn nói hiện tại có Niết-bàn, đối với năm kiến, không có khả năng vượt qua.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do nhân gì ở kiếp ngọn, kiến ngọn nói chúng sinh hiện tại có Niết-bàn đối với năm kiến, không có khả năng vượt qua?

Đáp: Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra kiến này, luận này: Ta đều tự buông lung năm dục ở hiện tại, ngang đây ta được Niết-bàn ở hiện tại. Đó gọi là kiến đầu tiên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiếp ngọn, kiến ngọn, nói là hiện đời của ta được Niết-bàn, cho rằng hiện tại chúng sinh luận về có Niếtbàn, đối với năm kiến không thể vượt qua.

Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra thuyết này: Ở đây không gọi Niết-bàn hiện tại, lại có Niết-bàn mầu nhiệm bậc nhất hiện tại mà ông không biết, chỉ một mình ta biết, như lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, đều là nói ta được Niết-bàn hiện tại. Đó gọi là hai kiến.

Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn nói như thế này: Đây không gọi Niết-bàn hiện tại, vì còn Niết-bàn mầu nhiệm bậc nhất hiện tại mà ông không biết, chỉ một mình ta biết, chẳng hạn như diệt có giác, quán, tín nội tịnh, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền, ngang đây nói hiện tại, ta đã được Niết-bàn. Đó gọi là ba kiến.

Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra thuyết này: Đây không gọi Niết-bàn hiện tại, lại có Niết-bàn hiện tại mầu nhiệm bậc nhất mà ông không biết, chỉ một mình ta biết, như hạnh lìa hỷ xả, niệm, chánh trí, thân thọ niềm vui, như hạnh giải xả, niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền, đều là hiện tại được Niết-bàn. Đó gọi là bốn kiến.

Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn lập ra thuyết này: Đây không gọi Niết-bàn hiện tại, vì còn có Niết-bàn hiện tại rất mầu nhiệm bậc nhất mà ông không biết, chỉ mình ta biết, nếu có thể dứt vui, khổ, trước hết là diệt sự lo, mừng, bất khổ bất lạc xả, niệm thanh tịnh, thành tựu hạnh Tứ thiền, ngang đây cho là hiện tại ta được Niết-bàn. Đó gọi là năm kiến.

Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiếp ngọn, kiến ngọn, biện luận có Niết-bàn, đối với năm kiến không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết lĩnh vực của kiến ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, cũng nói như trên.

Các Sa-môn, Bà-la-môn này nhân kiếp ngọn, kiến ngọn, khởi các thứ kiến tùy ý mà nói, đối với bốn mươi bốn kiến này, không có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết được lĩnh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Cũng nói như trên:

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn, khởi các thứ kiến tùy ý nói, đều xếp vào sáu mươi hai kiến này. Do kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn, khởi các kiến, tùy ý mà nói, đối với sáu mươi hai kiến, không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết được lĩnh vực của kiến ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, cũng nói như trên:

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn, biện luận hữu thường nói: “Ngã, thế gian là thường”. Các Sa-môn, Bà-la-môn ở thế gian này sinh ra trí, đó là tin khác, dục khác, văn khác, duyên khác, giác khác, kiến khác, định khác, nhẫn khác. Do đó, sinh trí, Sa-môn, Bà-lamôn kia do nêu bày, nên được gọi là ái, cho đến được Niết-bàn hiện tại cũng giống như thế.

Các Sa-môn, Bà-la-môn sinh ra thường luận: Thế gian là thường, Sa-môn kia do thọ, duyên ái, sinh ra ái, mà không tự biết, đắm nhiễm với ái, bị ái khuất phục cho đến Niết-bàn hiện tại, cũng giống như thế.

Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn, đều tùy ý đã thấy mà nói, đều xếp vào sáu mươi hai kiến, mỗi kiến đều tùy đối tượng thấy mà nói, đều dựa vào đó, không có khả năng vượt qua, như người bắt cá, dùng lưới dầy bủa trên ao nhỏ, phải biết các loại cá theo tính chất nước trong ao đều vào trong lưới, không có chỗ nào tránh khỏi. Các Sa-môn, Bà-la-môn cũng giống như thế, do các thứ kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn mà nói, đều xếp vào sáu mươi hai kiến, không ai có khả năng vượt qua, gọi là sáu mươi hai kiến. Đây là phiền não kiết sử ràng buộc chúng sinh, nhận lấy mọi nỗi khổ của sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não, là pháp nhóm họp, không được giải thoát. (phần phi vấn đã xong).