LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 19

Phẩm thứ 11: PHẦN KHÔNG PHẢI HỎI VỀ PHIỀN NÃO, phần 2

Hỏi: Thế nào là tập nội?

Đáp: Nếu đối với pháp nội, dục nhiễm cùng với dục nhiễm, không phải là không tăng thêm dục lạc, hy vọng, lại hy vọng, hoàn toàn hy vọng, khó đủ, khó đầy, tham đầy dẫy, lậu thấm đầy, chi chìm lặn, lưới, gốc sinh, mong cầu, tham vướng, cháy khát, nhà cửa, trần cấu, mụt nhọt, ái, đó gọi là tập nội.

Hỏi: Thế nào là tập ngoại?

Đáp: Nếu đối với pháp ngoại, dục nhiễm cùng với dục nhiễm, cho đến trần cấu, mụt nhọt, ái, đó gọi là tập ngoại.

Hỏi: Thế nào là tập nội ngoại?

Đáp: Nếu đối với pháp nội ngoại, dục nhiễm cùng với dục nhiễm, cho đến trần cấu, mụt nhọt, ái, đó gọi là tập nội ngoại.

Hỏi: Thế nào là hy vọng?

Đáp: Nếu tự có pháp thiện, do hy vọng nên muốn khiến người khác nhận biết, đó gọi là hy vọng.

Hỏi: Thế nào là hy vọng lớn?

Đáp: Nếu hy vọng nhiều, đó gọi là hy vọng lớn.

Hỏi: Thế nào là hy vọng xấu ác?

Đáp: Nếu tự không có pháp thiện, hy vọng muốn khiến người khác nhận biết mình có pháp thiện, đó gọi là hy vọng xấu ác.

Hỏi: Thế nào là tham?

Đáp: Nếu đối với tài sản, vật dụng, vợ con v.v… của mình, hành tham dục cấu nhiễm, tham vướng, đó gọi là tham.

Hỏi: Thế nào là tham xấu ác?

Đáp: Nếu đối với tài sản, vật dụng, vợ con v.v… của người khác, ham muốn khiến ta có, hành tham dục cấu nhiễm, tham vướng, đó gọi là tham xấu ác.

Hỏi: Thế nào là dục nhiễm phi pháp?

Đáp: Nếu đối với mẹ, vợ, thầy v.v… tạo hành dục nhiễm, đó gọi là dục nhiễm phi pháp.

Hỏi: Những gì là ba căn bất thiện?

Đáp: Căn bất thiện tham, căn bất thiện giận, căn bất thiện si, đó gọi là ba căn bất thiện.

Hỏi: Những gì là ba thứ khó điều phục?

Đáp: Dục khó điều phục, giận khó điều phục, si khó điều phục, đó gọi là ba thứ khó điều phục.

Hỏi: Những gì là ba thứ tối tăm?

Đáp: Tham tối tăm, giận tối tăm, si tối tăm, đó gọi là ba thứ tối tăm.

Hỏi: Những gì là ba hoang?

Đáp: Dục hoang, giận hoang, si hoang, đó gọi là ba hoang.

Hỏi: Những gì là ba triền?

Đáp: Triền dục, triền giận, triền si, đó gọi là ba triền.

Hỏi: Những gì là ba động?

Đáp: Động dục, động giận, động si, đó gọi là ba động.

Hỏi: Những gì là ba cấu trong?

Đáp: Cấu dục, cấu giận, cấu si, đó gọi là ba cấu trong.

Hỏi: Những gì là ba tranh chấp trong?

Đáp: Tranh chấp dục, tranh chấp giận, tranh chấp si, đó gọi là ba tranh chấp trong.

Hỏi: Những gì là ba oán trong?

Đáp: Oán dục, oán giận, oán si, đó gọi là ba oán trong.

Hỏi: Những gì là ba lưới trong?

Đáp: Lưới dục, lưới giận, lưới si, đó gọi là ba lưới trong.

Hỏi: Những gì là ba hại trong?

Đáp: Hại dục, hại giận, hại si, đó gọi là ba hại trong.

Hỏi: Những gì là ba thứ ghét trong?

Đáp: Ghét dục, ghét giận, ghét si, đó gọi là ba thứ ghét trong.

Hỏi: Những gì là ba độc trong?

Đáp: Độc đục, độc giận, độc si, đó gọi là ba độc trong.

Hỏi: Những gì là ba thứ hơn?

Đáp: Ngã mạn, bất như mạn, tăng thượng mạn, đó gọi là ba thứ hơn.

Hỏi: Những gì là ba tụ tối tăm?

Đáp: Nghi hoặc có ngã quá khứ hay không có ngã quá khứ? Quá khứ họ gì? Quá khứ có nhân gì? Nghi hoặc có ngã vị lai hay không có ngã vị lai? Vị lai họ gì? Vị lai có nhân gì? Nghi hoặc có ngã hiện tại hay không có ngã hiện tại? Hiện tại có họ gì? Hiện tại có nhân gì? Đó gọi là ba tụ tối tăm.

Hỏi: Những gì là ba đao?

Đáp: Đao dục, đao giận, đao si, đó gọi là ba đao.

Hỏi: Những gì là lại có ba đao?

Đáp: Đao thân, đao miệng, đao ý, đó gọi là lại có ba đạo.

Hỏi: Những gì là ba ái?

Đáp: Dục ái, hữu ái, phi hữu ái, đó gọi là ba ái.

Hỏi: Những gì là ba không gồm thâu?

Đáp: Thân không gồm thâu, miệng không gồm thâu, ý không gồm thâu, đó gọi là ba không gồm thâu.

Hỏi: Những gì là ba hành ác?

Đáp: Hành ác của thân, hành ác của miệng, hành ác của ý, đó gọi là ba hành ác.

Hỏi: Những gì là ba hành ác của thân?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, đó gọi là ba hành ác của thân.

Hỏi: Những gì là ba hành ác của ý?

Đáp: Tham, giận, tà kiến, đó gọi là ba hành ác của ý.

Hỏi: Những gì là ba bất tịnh?

Đáp: Bất tịnh của thân, miệng, ý, đó gọi là ba bất tịnh.

Hỏi: Những gì là ba bất giác?

Đáp: Bất giác của thân, miệng, ý, đó gọi là ba bất giác.

Hỏi: Những gì là ba thứ cong vạy?

Đáp: Thân, miệng, ý không ngay thẳng, đó gọi là ba thứ cong vạy.

Hỏi: Những gì là ba thứ đàm dãi?

Đáp: Đàm dãi dục, đàm dãi giận, đàm dãi si, đó gọi là ba thứ đàm dãi.

Hỏi: Những gì là ba dục?

Đáp: Dục của dục, dục của giận, dục của hại, đó gọi là ba dục.

Hỏi: Những gì là ba tưởng?

Đáp: Tưởng dục, tưởng giận, tưởng si, đó gọi là ba tưởng.

Hỏi: Những gì là ba giác?

Đáp: Giác dục, giác giận, giác hại, đó gọi là ba giác.

Hỏi: Những gì là ba cầu?

Đáp: Cầu của thân, miệng, ý, đó gọi là ba cầu.

Hỏi: Những gì là ba lửa?

Đáp: Lửa dục, lửa giận, lửa si, đó gọi là ba lửa.

Hỏi: Những gì là ba ấm?

Đáp: Ấm của dục, ấm của giận, ấm của si, đó gọi là ba ấm.

Hỏi: Những gì là ba noãn (hơi ấm)?

Đáp: Hơi ấm của dục, hơi ấm của giận, hơi ấm của si, đó gọi là ba noãn.

Hỏi: Những gì là ba thứ thiêu nướng?

Đáp: Thiêu nướng của dục, thiêu nướng của giận, thiêu nướng của si, đó gọi là ba thứ thiêu nướng.

Hỏi: Những gì là ba nhiệt?

Đáp: Nhiệt của dục, nhiệt của giận, nhiệt của si, đó gọi là ba nhiệt.

Hỏi: Những gì là ba thứ cháy?

Đáp: Cháy của dục, cháy của giận, cháy của si, đó gọi là ba thứ cháy.

Hỏi: Những gì là ba ác?

Đáp: Thân ác, miệng ác, ý ác, đó gọi là ba ác.

Hỏi: Những gì là ba hữu?

Đáp: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, đó gọi là ba hữu.

Hỏi: Những gì là ba lậu?

Đáp: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đó gọi là ba lậu.

Hỏi: Những gì là ba đục?

Đáp: Đục của thân, miệng, ý, đó gọi là ba đục.

Hỏi: Những gì là ba thứ không mềm dịu?

Đáp: Thân không mềm dịu, miệng không mềm dịu, ý không mềm dịu, đó gọi là ba thứ không mềm dịu.

Hỏi: Những gì là ba thứ không trừ?

Đáp: Thân không trừ, miệng không trừ, ý không trừ, đó gọi là ba thứ không trừ (khinh an?).

Hỏi: Những gì là bốn lưu?

Đáp: Dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minh lưu, đó gọi là bốn lưu.

Hỏi: Những gì là bốn ách?

Đáp: Ách dục, ách hữu, ách kiến, ách vô minh, đó gọi là bốn ách.

Hỏi: Những gì là bốn thủ?

Đáp: Dục thủ, hữu thủ, giới thủ, ngã thủ, đó gọi là bốn thủ.

Hỏi: Những gì là bốn nhiễm?

Đáp: Dục nhiễm, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, kiến nhiễm, đó gọi là bốn nhiễm.

Hỏi: Những gì là bốn hành ác của miệng?

Đáp: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác, đó gọi là bốn hành ác của miệng.

Hỏi: Những gì là bốn kiết?

Đáp: Kiết thân hy vọng, kiết thân giận dữ, kiết thân giới đạo, kiết thân kiến thật, đó gọi là bốn kiết.

Hỏi: Những gì là bốn mũi tên?

Đáp: Mũi tên dục, mũi tên giận, mũi tên mạn, mũi tên kiến, đó gọi là bốn mũi tên.

Hỏi: Những gì là bốn trụ xứ của thức?

Đáp: Thức của Tỳ-kheo dựa vào sắc, trụ ở sắc làm cảnh giới, ở trong sắc dứt ái nối tiếp, được tăng trưởng rộng lớn. Trụ xứ của thọ, tưởng, hành cũng như thế. Đó gọi là bốn trụ xứ của thức.

Hỏi: Những gì là bốn duyên sinh ái?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo duyên nơi y phục sinh ái, duyên nơi thức ăn sinh ái, duyên nơi giường nằm sinh ái, duyên nơi thuốc men sinh ái, đó gọi là bốn duyên sinh ái.

Hỏi: Những gì là bốn ái cùng duyên?

Đáp: Nếu duyên nơi ái sinh ái, duyên nơi ái sinh ghét, duyên nơi ghét sinh ghét, duyên nơi ghét sinh ái, đó gọi là bốn ái cùng duyên.

Hỏi: Những gì là bốn hành đường ác?

Đáp: Hành nơi đường ác của dục, hành nơi đường ác của giận, hành nơi đường ác của sợ hãi, hành nơi đường ác của si, đó gọi là bốn hành đường ác.

Hỏi: Những gì là bốn nghiệp phiền não?

Đáp: Nghiệp phiền não của sát sinh, nghiệp phiền não của trộm cắp, nghiệp phiền não của tà dâm, nghiệp phiền não của nói dối, đó gọi là bốn nghiệp phiền não.

Hỏi: Những gì là bốn điên đảo?

Đáp: Vô thường nói là thường, là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Khổ cho là vui, là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Vô ngã nói là ngã, là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh, là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Đó gọi là bốn điên đảo.

Hỏi: Những gì là bốn sợ hãi?

Đáp: Sợ pháp vua, sợ trộm cắp, sợ lửa, sợ nước, đó gọi là bốn sợ hãi.

Hỏi: Những gì là lại có bốn sợ hãi?

Đáp: Sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ cõi ác, đó gọi là lại có bốn sợ hãi.

Hỏi: Những gì là lại có bốn sợ hãi?

Đáp: Sợ sóng, sợ sóng lớn vọt lên, sợ nước tuôn chảy ngược lại, sợ Ma la thất thu, đó gọi là lại có bốn sợ hãi.

Hỏi: Những gì là lại có bốn sợ hãi?

Đáp: Sợ tự suy thoái, sợ bị chê bai, sợ để lại cô độc, sợ không có con, đó gọi là lại có bốn sợ hãi.

Hỏi: Những gì là bốn pháp thoái chuyển?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói bốn pháp thoái chuyển. Những gì là bốn? Đó là: (1) Tỳ-kheo tôn trọng sự giận dữ, không tôn trọng chánh pháp. (2) Tôn trọng sự oán ghét, ganh tỵ, không tôn trọng chánh pháp. (3) Tôn trọng lợi dưỡng, không tôn trọng chánh pháp.

(4) Tôn trọng sự cung kính, không tôn trọng chánh pháp.

Giận dữ, ganh ghét

Lợi dưỡng, cung kính

Tôn trọng như thế

Tỳ-kheo mất đạo

Ruộng tốt, giống mục

Pháp thiện không sinh

Đó gọi là bốn pháp thoái chuyển.

Hỏi: Những gì là năm dục?

Đáp: Nhãn nhận biết sắc, yêu mừng vừa ý, yêu sắc theo dục nhiễm nối tiếp. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhận biết, tiếp xúc cũng nói như thế. Đó gọi là năm dục.

Hỏi: Những gì là năm cái?

Đáp: Cái dục nhiễm, cái giận dữ, cái ngủ nghỉ, cái trạo cử – hối, cái nghi, đó gọi là năm cái.

Hỏi: Những gì là năm phiền não phần dưới?

Đáp: Thân kiến, nghi, giới đạo, dục nhiễm, giận dữ, đó gọi là năm phiền não phần dưới.

Hỏi: Những gì là năm phiền não phần trên?

Đáp: Sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử, đó gọi là năm phiền não phần trên.

Hỏi: Những gì là năm đường?

Đáp: Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời, đó gọi là năm đường.

Hỏi: Những gì là năm tâm hoang?

Đáp: Như Tỳ-kheo nghi hoặc đối với Đức Thế Tôn, không tin, không xét, không giải: Tâm Tỳ-kheo nghi hoặc về Đức Thế Tôn, tâm không tin, không xét, không giải xong, tâm Tỳ-kheo không hướng về Đức Thế Tôn, không tin, không thân cận, không mở bày. Đó gọi là tâm hoang thứ nhất.

Đối với Pháp, Tăng cũng như vậy.

Lại nữa, Tỳ-kheo giới có hành thiếu sót, hành dở dang, hành cấu uế. Tỳ-kheo giới có hành thiếu sót, hành dở dang, hành cấu uế xong, tâm Tỳ-kheo không hướng về giới, không tin, không thân cận, không giải. Tâm Tỳ-kheo không hướng về giới, không tin, không thân cận, không giải như thế, đó gọi là tâm hoang thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo não hại các vị phạm tịnh hạnh, tâm hoang mang, không tin, dùng lời nói xấu ác chê mắng, khinh thị các vị phạm tịnh hạnh. Tỳ-kheo não hại các vị phạm tịnh hạnh, tâm hoang mang, không tin, dùng lời lẽ xấu ác để mắng nhiếc, chê bai các vị phạm tịnh hạnh xong, tâm Tỳ-kheo không hướng về các vị phạm tịnh hạnh, không tin, không thân cận, không giải. Tâm Tỳ-kheo không hướng về các vị phạm tịnh hạnh, không tin, không thân cận, không giải như thế, đó gọi là tâm hoang thứ năm.

Hỏi: Những gì là năm tâm triền?

Đáp: Như thân Tỳ-kheo không lìa nhiễm, không lìa dục, không lìa ái, không lìa khát, không lìa sự nóng bức. Tỳ-kheo không lìa nhiễm, dục, ái, khát, nóng bức xong, tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết. Tâm Tỳkheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết như thế, đó gọi là tâm triền thứ nhất.

Lại nữa, Tỳ-kheo siêng hành các lạc như sắc dục v..v…, siêng hành nơi các thứ ngọa cụ, ngủ nghỉ. Tỳ-kheo siêng hành các thứ lạc như sắc dục v.v…, siêng hành nơi ngọa cụ, ngủ nghỉ xong, tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết. Tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết như thế, đó gọi là tâm triền thứ hai, thứ ba.

Lại nữa, Tỳ-kheo mới được một ít thắng tấn bèn dừng lại, không mong cầu tiến lên, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Tỳ-kheo được một ít thắng tấn bèn dừng lại, không mong cầu tiến lên, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng xong, tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết. Tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết như thế, đó gọi là tâm triền thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo vì hy vọng sinh lên trên các trời nên hành phạm tịnh hạnh: Ta do phạm tịnh hạnh, khổ hạnh của đạo giới này, nên khiến sẽ được làm thiên vương, hoặc làm phụ thần. Tỳkheo vì hy vọng được sinh lên các cõi trời, nên hành phạm tịnh hạnh: Ta do phạm tịnh hạnh, khổ hạnh của đạo giới này, nên khiến sẽ được làm thiên vương, hoặc làm phụ thần xong, tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết. Tâm Tỳ-kheo không hướng đến hành siêng năng, tinh tấn, chánh tín, tĩnh lặng, đoạn trừ kiết như thế, đó gọi là tâm triền thứ năm.

Hỏi: Những gì là năm sợ hãi?

Đáp: Nếu sát sinh, vì duyên nơi sát sinh, nên sợ hãi ở hiện đời, sợ hãi đời vị lai. Đối với trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu là xứ phóng dật, sự sợ hãi cũng như thế. Đó gọi là năm sợ hãi.

Như năm sợ hãi thì năm oán cũng như vậy.

Hỏi: Những gì là năm vô gián?

Đáp: Vô gián giết cha, vô gián giết mẹ, vô gián giết A-la-hán, vô gián phá hoại chúng Tăng, vô gián với tâm ác làm thân Phật chảy máu, đó gọi là năm vô gián.

Hỏi: Những gì là năm phạm giới?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu là xứ phóng dật, đó gọi là năm phạm giới.

Hỏi: Những gì là năm ngữ phi pháp?

Đáp: Ngữ phi thời, ngữ không thật, ngữ vô nghĩa, ngữ phi pháp, ngữ không thuận hợp, đó gọi là năm ngữ phi pháp.

Hỏi: Những gì là năm điều không ưa thích?

Đáp: Không ưa thích ở chỗ riêng lẻ, không ưa thích xuất thế, không ưa thích tĩnh lặng, không ưa thích phạm hạnh, không ưa thích các pháp thiện, đó gọi là năm điều không ưa thích.

Hỏi: Những gì là năm thứ đáng ghét?

Đáp: Không gần tự gần, không nên quở trách lại cố quở trách, thường đến nhà bạch y, thường ưa nói nhiều và ưa đi cầu xin, đó gọi là năm thứ đáng ghét

Hỏi: Những gì là năm pháp gốc của giận dữ?

Đáp: Tạo trở ngại, xúc não, giận dữ, tranh tụng, chuyên chấp, đó gọi là năm pháp gốc của giận dữ.

Hỏi: Những gì là năm pháp gốc của lo?

Đáp: Ưu, bi, khổ, não và các khổ, đó gọi là năm pháp gốc của lo.

Hỏi: Những gì là năm thứ ganh ghét?

Đáp: Ganh ghét về nhà cửa, ganh ghét về dòng họ hào quý, ganh ghét về lợi dưỡng, ganh ghét về tiếng tăm, ganh ghét về sự cung kính, đó gọi là năm thứ ganh ghét.

Hỏi: Những gì là năm duyên sinh ra ngủ nghỉ?

Đáp: Chậm chạp, mụ mẫm, không vui, thân nặng, tâm chìm mất, đó gọi là năm duyên sinh ra ngủ nghỉ.

Hỏi: Những gì là năm lỗi lầm tai hại của sự phạm giới?

Đáp: Tự gây nên sự suy tổn, bị người khác quở trách, tiếng xấu ác truyền khắp, khi chết có sự ăn năn, về sau bị đọa nơi cõi ác, đó gọi là năm lỗi lầm tai hại của sự phạm giới.

Hỏi: Những gì là lại có năm lỗi lầm tai hại của kẻ phạm giới?

Đáp: Vì duyên nơi phạm giới, nên chưa được của cải vật dụng thì không được. Đã được của cải vật dụng thì bị lừa dối, cướp đoạt. Nếu đến trong các chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, thì tâm luôn lo sợ, bị Sa-môn, Bà-la-môn nêu khắp lỗi xấu ác. Khi thân hoại, mạng chung, bị đọa vào cõi ác. Đó gọi là năm lỗi lầm tai hại của kẻ phạm giới.

Hỏi: Những gì là năm điều không kính thuận?

Đáp: Không kính thuận cha, mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, các bậc tôn trưởng, đó gọi là năm điều không kính thuận.

Hỏi: Những gì là sáu thứ dựa vào tham hỷ?

Đáp: Nhãn nhận biết sắc, ái hỷ, vừa ý, ái sắc dục nhiễm nối tiếp, hiện được hy vọng, sẽ được, từng được, nhớ nghĩ lại quá khứ đã biến diệt sinh hỷ, đây gọi là dựa vào tham hỷ thứ nhất. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là sáu thứ dựa vào tham hỷ.

Hỏi: Những gì là sáu thứ dựa vào tham ưu?

Đáp: Nhãn nhận biết sắc, yêu mừng, vừa ý, yêu sắc dục nhiễm nối tiếp, hiện tại không được, sợ vị lai sẽ không được, từng được, nhớ nghĩ lại quá khứ đã biến diệt sinh ưu, đây gọi là dựa vào tham ưu thứ nhất. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là sáu thứ dựa vào tham ưu.

Hỏi: Những gì là sáu thứ dựa vào tham xả?

Đáp: Mắt của người phàm phu thấy sắc, sinh xả ngu tối như trẻ con, không quán sát lỗi lầm tai hại, không nhận biết quả báo. Như thế không nhận biết, không phân biệt sắc nên xả, đây gọi là dựa vào tham xả thứ nhất. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là sáu thứ dựa vào tham xả.

Hỏi: Những gì là sáu nhiễm?

Đáp: Nhiễm ở trong sắc, nhiễm ở trong thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu nhiễm.

Hỏi: Những gì là sáu vui?

Đáp: Vui ở trong sắc, vui ở trong thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu vui.

Hỏi: Những gì là lại có sáu vui?

Đáp: Các nghiệp vui, nói năng vui, ngủ nghỉ vui, tụ tập vui, ở nhà vui, đùa cợt vui, đó gọi là lại có sáu vui.

Hỏi: Những gì là sáu ái?

Đáp: Ái trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu ái.

Hỏi: Những gì là sáu giận dữ?

Đáp: Giận dữ trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu giận dữ.

Hỏi: Những gì là sáu móc sắt?

Đáp: Móc sắt trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu móc sắt.

Hỏi: Những gì là sáu không giữ gìn?

Đáp: Không gìn giữ ở trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu không giữ gìn.

Hỏi: Những gì là sáu gốc của tranh cãi?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo có sáu gốc tranh cãi, cần phải hiểu, hiểu rồi nên siêng năng tu khiến đoạn trừ. Những gì là sáu? Tỳ-kheo giận dữ thường nghĩ đến oán thù, ngờ vực, đối với Đức Thế Tôn không cung kính, tôn trọng, ca ngợi, không dùng hương hoa cúng dường. Pháp, Tăng cũng như thế.

Đối với giới thì hành thiếu sót, hành dở dang, hành cấu uế. Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu Tỳ-kheo giận dữ, thường nghĩ đến sự oán thù, ngờ vực, ở trong chúng Tăng khởi giận dữ, chung với tranh cãi, duyên nơi tranh cãi, khiến nhiều chúng sinh bị tổn giảm, khiến nhiều chúng sinh chịu khổ, trời người suy hao. Phật bảo các Tỳ-kheo: Như thế, gốc tranh cãi bất thiện, quán sát mình, người khác chưa đoạn, nên cùng hòa hợp, siêng năng, tinh tấn, dũng mãnh để đoạn trừ gốc tranh cãi bất thiện. Phật bảo các Tỳ-kheo: Gốc tranh cãi bất thiện như thế, Tỳ-kheo quán mình, người khác, đoạn trừ xong, tự tâm chuyên niệm, khiến chúng không còn sinh nữa. Như thế, tức biết được đoạn gốc tranh cãi bất thiện.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu mang oán hận, nung nấu, nếu ganh ghét, keo kiệt, tiếc lẫn, nếu lừa dối gian trá, nếu mưu cầu các kiến, chê bai người khác, thường nhớ nghĩ không bỏ. Hoặc tà kiến, biên kiến cũng như thế. Đó gọi là sáu gốc của tranh cãi.

Hỏi: Những gì là bảy thứ cùng nhiễm?

Đáp: Như người nữ tự tư duy: Thân nữ, hình nữ, căn nữ, phục sức nữ, dục nữ, âm thanh nữ, chuỗi anh lạc nữ, người nữ ưa nhiễm vật này, ưa nhiễm những vật này xong, tư duy thân nam bên ngoài: Hình nam, tướng nam, phục sức nam, dục nam, âm thanh nam, chuỗi anh lạc nam. Người nữ ưa nhiễm vật này, ưa nhiễm những vật này xong, tư duy về hòa hợp, vì duyên nơi hòa hợp nên sinh vui mừng, tham đắm, yêu mến, ưa thích thân nữ, ưa hòa hợp xong, do như thế nên thường không muốn chuyển thân nữ. Người nam tự tư duy: Nếu thân nam… cho đến thường không muốn chuyển đổi thân nam cũng như thế. Đó gọi là bảy thứ cùng nhiễm.

Hỏi: Những gì là bảy thứ cùng với dục nhiễm?

Đáp: Có một Bà-la-môn thuộc chủng tánh tốt đẹp, đi đến chỗ Đức Như Lai. Đến xong, vấn an rồi ngồi qua một phía, hỏi Đức Thế Tôn: Sa-môn Cù-đàm! Tự mình là phạm tịnh hạnh chăng?

Đức Thế Tôn đáp: Bà-la-môn! Nếu nói người phạm tịnh hạnh chân chánh thì chính là Ta. Do duyên gì? Này Bà-la-môn! Vì phạm tịnh hạnh của Ta không bỏ dở, không thiếu sót, không cấu uế.

Bà-la-môn lại hỏi: Sa-môn Cù Đàm! Phạm tịnh hạnh có bỏ dở, thiếu sót, cấu uế không?

Đức Thế Tôn đáp: Phạm tịnh hạnh có bỏ dở, thiếu sót, cấu uế.

Bà-la-môn lại hỏi: Thế nào là phạm tịnh hạnh có bỏ dở, thiếu sót, cấu uế?

Đức Thế Tôn đáp: Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, tuy không cùng với người nữ thông hợp, nhưng vẫn thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, lấy làm vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não là các khổ tụ tập. Ta nói là người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, tuy không cùng với người nữ thông hợp, không thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, nhưng vẫn gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, lấy làm mừng vui, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não là các khổ tụ tập. Ta nói là người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, tuy không cùng với người nữ thông hợp, không thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, không gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, nhưng mắt đối mắt ngắm nhìn người nữ, lấy làm mừng vui, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-lamôn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não là các khổ tụ tập. Ta nói là người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, vì không cùng với người nữ thông hợp, không thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, không gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, không mắt đối mắt ngắm nhìn người nữ, tuy nhiên vẫn có chướng ngại bên ngoài, còn nghe âm thanh, ca múa, cười nói, tiếng khóc của người nữ, lấy làm mừng vui, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não là các khổ tụ tập. Ta nói là người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, vì không cùng với người nữ thông hợp, không thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, không gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, không mắt đối mắt ngắm nhìn người nữ, không có chướng ngại bên ngoài, không nghe âm thanh, ca múa, cười nói, tiếng khóc của người nữ, tuy nhiên vẫn nhớ nghĩ đến người nữ có lúc đã từng cùng tùng sự, cười đùa, nói năng vui vẻ với nhau, lấy làm mừng vui, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-lamôn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não là các khổ tụ tập. Ta nói là người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, vì không cùng với người nữ thông hợp, không thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, cũng không gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, không mắt đối mắt ngắm nhìn người nữ, không có chướng ngại bên ngoài, không nghe âm thanh, ca múa, cười nói, tiếng khóc của người nữ, không nhớ nghĩ về người nữ có lúc đã từng cùng tùng sự, cười đùa, nói năng vui vẻ với nhau, tuy nhiên lúc thấy trưởng giả, hoặc con của trưởng giả dùng năm dục đầy đủ để vui chơi với nhau thì lấy làm mừng vui, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não, là các khổ tụ tập. Ta nói là người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm tịnh hạnh, vì không cùng với người nữ thông hợp, không thọ nhận người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, cũng không gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, không mắt đối mắt ngắm nhìn người nữ, không có chướng ngại bên ngoài, không nghe âm thanh, ca múa, cười nói, tiếng khóc của người nữ, không nhớ nghĩ về người nữ có lúc đã từng cùng tùng sự, cười đùa, nói năng vui vẻ với nhau, không thấy lúc trưởng giả, hoặc con của trưởng giả dùng năm dục đầy đủ để vui chơi với nhau, tuy nhiên vì nguyện sinh lên cõi trời, nên hành phạm tịnh hạnh: Ta dùng giới này, dùng đạo này, dùng khổ hạnh, phạm hạnh thanh tịnh này, khiến ta được làm thiên vương, hoặc làm phụ thần, và lấy làm mừng vui, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là cùng với dục nhiễm, không phải là người phạm hạnh thanh tịnh, do có hạnh bỏ dở, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi nơi sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não là các khổ tụ tập. Ta nói người này chưa thoát khỏi khổ.

Lại nữa, Bà-la-môn! Bảy thứ cùng với dục nhiễm này, Ta quán nơi nội tâm, nếu như đúng là bảy thứ cùng với dục nhiễm chưa đoạn, Ta cũng không tự nói là mình đã có phạm tịnh hạnh chân chánh. Này Bà-la-môn! Vì Ta đã đoạn bảy thứ cùng với dục nhiễm, nên nói là có phạm hạnh thanh tịnh chân chánh, được vô sở úy. Như thế gọi là bảy thứ cùng với dục nhiễm.

Hỏi: Những gì là bảy thức trụ xứ?

Đáp: Hoặc có chúng sinh là người hoặc trời thuộc cõi dục với từng ấy thân, từng ấy tưởng, đây gọi là thức trụ xứ thứ nhất.

Hoặc có chúng sinh với từng ấy thân, có một tưởng, nếu lần đầu sinh nơi cõi Phạm thiên, đó gọi là thức trụ xứ thứ hai.

Hoặc có chúng sinh với một thân có từng ấy tưởng nơi trời Quang Âm, đó gọi là thức trụ xứ thứ ba.

Hoặc có chúng sinh với một thân một tưởng nơi trời Biến tịnh, đó gọi là thức trụ xứ thứ tư.

Hoặc có chúng sinh ở xứ Vô biên không, đó gọi là thức trụ xứ thứ năm.

Hoặc có chúng sinh ở xứ Vô biên thức, đó gọi là thức trụ xứ thứ sáu.

Hoặc có chúng sinh ở xứ Vô sở hữu, đó gọi là thức trụ xứ thứ bảy. Như thế gọi là bảy thức trụ xứ.

Hỏi: Những gì là bảy mạn?

Đáp: Là mạn, bất như mạn, thắng mạn, tăng thượng mạn, ngã mạn, tà mạn, mạn trong mạn.

Thế nào là mạn? Nếu cho là ta hơn, tâm kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là mạn.

Thế nào là bất như mạn? Cho người kia không bằng ta, tâm kiêu ngạo đối với họ, đó gọi là bất như mạn.

Thế nào là thắng mạn? Cho ta là bằng với người hơn, tâm kiêu ngạo đối với họ, đó gọi là thắng mạn.

Thế nào là tăng thượng mạn? Chưa được khởi tưởng được, tâm kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là tăng thượng mạn.

Thế nào là ngã mạn? Ta có pháp thiện, tâm kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là ngã mạn.

Thế nào là tà mạn? Nếu không có pháp thiện, tâm kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là tà mạn.

Thế nào là mạn trong mạn? Nếu nhận thấy người khác kiêu mạn, sinh khởi tâm mạn, kiêu ngạo đối với người ấy, đó gọi là mạn trong mạn.

Lại nữa, ngã mạn, nếu người có thân kiến, tâm sinh kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là ngã mạn.

Lại nữa, tà mạn, nếu người có tà kiến, tâm sinh kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là tà mạn.

Lại nữa, mạn trong mạn, ta là hơn trong hơn, tôn quý trong tôn quý, tâm kiêu ngạo đối với người kia, đó gọi là mạn trong mạn.

Như thế gọi là bảy mạn.

Hỏi: Những gì là bảy không kính?

Đáp: Nếu không cung kính Phật, không cung kính Pháp, không cung kính Tăng, không cung kính giới, không cung kính định, không cung kính tuệ, không cung kính pháp thiện, đó gọi là bảy không kính.

Hỏi: Những gì là bảy lậu?

Đáp: Lậu do kiến đoạn, lậu do nhẫn nhục đoạn, lậu do thân cân đoạn, lậu do lìa bỏ đoạn, lậu do điều phục đoạn, lậu do giới đoạn, lậu do tư duy đoạn, đó gọi là bảy lậu.

Hỏi: Những gì là bảy pháp khiếp nhược?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác, nói thêu dệt, đó gọi là bảy pháp khiếp nhược.

Hỏi: Những gì là bảy động?

Đáp: Ta sẽ có. Ta sẽ không có. Sắc của ta sẽ có. Sắc của ta sẽ không có. Tưởng của ta sẽ có. Tưởng của ta sẽ không có. Phi hữu tưởng phi vô tưởng của ta sẽ có. Đó gọi là bảy động.

Bảy tự dựa cậy, bảy cầu, bảy sự dò tìm. bảy tạo tác, bảy sinh cũng như thế.

Hỏi: Những gì là tám pháp thế gian?

Đáp: Lợi, suy, chê, khen, tôn xưng, quở trách, khổ, vui, đó gọi là tám pháp thế gian.

Hỏi: Những gì là tám phi Thánh ngữ?

Đáp: Nếu không thấy nói thấy. Thấy nói không thấy. Không nghe nói nghe. Nghe nói không nghe. Không hiểu nói hiểu. Hiểu nói không hiểu. Không biết nói biết. Biết nói không biết. Đó gọi là tám phi Thánh ngữ.

Hỏi: Những gì là tám việc lười biếng?

Đáp: Nếu có Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Hôm nay ta vào thôn xóm khất thực xong, ta được thức ăn thô tế không đầy đủ, do không đủ nên khiến ta ốm yếu, nên không ưa kinh hành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng lập tức nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, là chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ nhất.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Ngày nay ta vào trong thôn xóm khất thực, được thức ăn thô tế sung túc, thế là thân thể nặng nề, gây trở ngại, như đãy thịt, đầy tiền, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, tức chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ hai.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Hôm nay ta có làm việc mỏi mệt, sinh lười biếng, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng liền nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, tức chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ ba.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Ngày mai ta sẽ làm việc, thân sẽ mỏi mệt, lười biếng, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng tức thì nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, là chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Ngày nay ta đi lại, thân thể quá mỏi mệt, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, là chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ năm.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Ta sẽ đi vào ngày mai, thân thể tất rất mỏi mệt, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng tức thì nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, là chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ sáu.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Hôm nay ta bệnh khổ, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, tức chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ bảy.

Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng tư duy như thế này: “Bệnh ta lành chưa lâu, thân ta còn ốm yếu, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tấn, là chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đó gọi là việc lười biếng thứ tám.

Hỏi: Những gì là tám xứ nạn trở ngại việc tu phạm hạnh?

Đáp: Có Phật xuất thế: Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, nói pháp tĩnh lặng, diệt tận, lìa dục, chánh thật hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh ở xứ địa ngục, đó gọi là xứ nạn thứ nhất trở ngại việc tu phạm hạnh.

Lại nữa, Phật xuất thế: Như Lai, Vô Sở Trước v.v… cho đến Phật Thế Tôn, nói pháp tĩnh lặng, diệt tận, lìa dục, chánh thật hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh ở xứ súc sinh, xứ ngạ quỷ, xứ trời Trường thọ, hoặc người ngu si của biên địa, hoặc là xứ bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di không đến, đó gọi là: Cho đến xứ nạn thứ năm trở ngại việc tu phạm hạnh.

Lại nữa, Phật xuất thế: Như Lai, Vô Sở Trước v.v… cho đến Phật Thế Tôn, nói pháp tĩnh lặng, lìa dục, chánh thật hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh cùng sinh ở vùng giữa nước, nhưng là tà kiến, đảo kiến, là quả báo của tà kiến, đảo kiến đã thuần thục, tất phải sinh nơi địa ngục, đó gọi là xứ nạn thứ sáu trở ngại việc tu phạm hạnh.

Lại nữa, Phật xuất thế: Như Lai, Vô Sở Trước v.v… cho đến Phật Thế Tôn, nói pháp tĩnh lặng, diệt tận, lìa dục, chánh thật hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh cùng sinh ở vùng giữa nước nhưng điếc, mù, câm, ngọng, như tay dê hiện tướng nói, không biết nói về nghiệp báo thiện ác, đó gọi là xứ nạn thứ bảy trở ngại việc tu phạm hạnh.

Lại nữa, Phật không xuất thế, không gọi Như Lai v.v… cho đến Phật Thế Tôn, nói pháp tĩnh lặng, diệt tận, lìa dục, chánh thật hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh ở vùng giữa nước, không điếc, đui, câm, ngọng, cũng có thể phân biệt nghiệp báo thiện ác, nhưng không gặp Phật ra đời, đó gọi là xứ nạn thứ tám trở ngại việc tu phạm hạnh.

Hỏi: Những gì là chín từng ấy pháp?

Đáp: Vì duyên từng ấy giới nên sinh từng ấy xúc. Vì duyên từng ấy xúc nên sinh từng ấy thọ. Vì duyên từng ấy thọ nên sinh từng ấy tưởng. Vì duyên từng ấy tưởng nên sinh từng ấy giác. Vì duyên từng ấy giác nên sinh từng ấy dục. Vì duyên từng ấy dục nên sinh từng ấy lợi dưỡng. Vì duyên từng ấy lợi dưỡng nên sinh từng ấy mong cầu. Vì duyên từng ấy mong cầu nên sinh từng ấy nóng bức. Đó gọi là chín từng ấy pháp.

Hỏi: Những gì là chín pháp gốc của ái?

Đáp: Vì duyên nơi ái nên sinh mong cầu. Vì duyên nơi mong cầu nên sinh lợi dưỡng. Vì duyên nơi lợi dưỡng nên sinh tạo tác. Vì duyên nơi tạo tác nên sinh dục nhiễm. Vì duyên nơi dục nhiễm nên sinh gắng nhẫn. Vì duyên nơi gắng nhẫn nên sinh keo kiệt, tiếc lẫn. Vì duyên nơi keo kiệt, tiếc lẫn, nên sinh chứa nhóm. Vì duyên nơi chứa nhóm nên sinh ái, gìn giữ, tổn hại, đánh đập, cùng trói buộc, giam cầm và tranh chấp. Đó gọi là chín pháp gốc của ái.

Hỏi: Những gì là chín nơi cư trú của chúng sinh?

Đáp: Hoặc có chúng sinh là trời, người thuộc cõi dục có từng ấy tưởng, từng ấy thân, đó gọi là nơi cư trú thứ nhất của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh với từng ấy thân, chỉ một tưởng, nghĩa là đầu tiên sinh nơi Phạm thiên, đó gọi là nơi cư trú thứ hai của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh có một thân với từng ấy tưởng, nghĩa là trời Quang âm, đó gọi là nơi cư trú thứ ba của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh có một thân, một tưởng, nghĩa là trời Biến tịnh, đó gọi là nơi cư trú thứ tư của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh không có thọ, không có tưởng, nghĩa là cõi trời Vô tưởng, đó gọi là nơi cư trú thứ năm của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh ở xứ vô biên không, đó gọi là nơi cư trú thứ sáu của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh ở xứ vô biên thức, đó gọi là nơi cư trú thứ bảy của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh ở xứ vô sở hữu, đó gọi là nơi cư trú thứ tám của chúng sinh.

Hoặc có chúng sinh ở xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là nơi cư trú thứ chín của chúng sinh.

Hỏi: Những gì là chín lỗi lầm tai hại của phạm giới?

Đáp: Là hối, không vui, không mừng, không trừ (khinh an), tâm khổ, tán loạn, không thấy biết như thật, không giải xét, không phương tiện, đó gọi là chín lỗi lầm tai hại của phạm giới.

HẾT – QUYỂN 19