LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 12
Phẩm 5: PHẨM DUYÊN THUỘC PHẦN PHI VẤN
Phương tiện duyên thiện phương tiện thiện duyên giải hữu duyên phương tiện Thánh nhẫn không phải trí hữu trí. Phương tiện trí Thánh không phải nhẫn duyên.
Thọ nhận vấn đáp, nhân pháp câu sinh (cùng sinh): Nếu nhân đây có đây, nếu không nhân thì không có đây. Nếu sinh ở đây thì có sinh ở đây, nếu diệt ở đây sẽ có diệt ở đây.
Nếu vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên già chết, ưu khổ, lo buồn nhóm khổ thành tựu. Như thế, thuần khổ đầy đủ. vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sinh diệt thì nhóm lão chết, ưu bi khổ não diệt. Như thế nhóm khổ diệt là phương tiên duyên thành tựu. Nếu vô minh kia ở quá khứ duyên nghi hoặc: Quá khứ của ta có, không phải quá khứ của ta có, quá khứ có họ gì? Quá khứ có nhân gì? Nếu duyên nghi hoặc ở vị lai: Có vị lai của ta, cho đến đâu nhân vị lai mà có? Nếu nhân duyên nghi hoặc kia thì làm sao Ngã có? Làm sao ta không phải có? Nhân nào? Có chỗ sinh nào? Chúng sinh này từ đâu đến, sẽ đi về đâu? Nếu nghi hoặc đối với Phật rằng: Là Phật, Thế Tôn hay không phải Phật, Thế Tôn? Thế Tôn khéo nói pháp, hay Thế Tôn không khéo nói pháp? Thế Tôn, được chúng Thanh văn khéo hướng về, hay Thế Tôn, không được chúng Thanh văn khéo hướng về? Hành là thường hay hành vô thường? Hành là khổ hay hành không phải khổ? Pháp của ta hay chẳng phải pháp của ta? Niết-bàn vắng lặng, hay không phải Niết-bàn vắng lặng? Có cho hay không cho? Có thí hay không có thí? Hữu ký hay vô ký? Có quá báo của nghiệp thiện, ác, hay không có quả báo của nghiệp thiện, ác? Có đời nay hay không có đời nay? Có đời sau hay không có đời sau? Có cha mẹ, hay không có cha mẹ? Có trời hay không có trời? Chúng sinh có hóa sinh, hay không có hóa sinh? Đời có Sa-môn, Bà-lamôn hướng về chánh, đến nơi chánh. Đời nay, đời sau, tự chứng biết và nói. Đời không có Sa-môn, Bà-la-môn hướng về chánh, đến chỗ chánh. Đời nay, đời sau, tự chứng biết và nói, nếu nghi hoặc đối với pháp, tâm không quyết định, hai tâm do dự,: tâm nghi không hiểu rõ, vô lượng nghi không hết, không phải giải thoát, thời điểm đó không có.
Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn duyên khác mà, cho rằng: Ngã là thật, đời là thường, đây là thật, ngoài ra là giả, cho đến như khứ, không như khứ, thời điểm đó cũng không có, huống chi là Thánh duyên phương tiện thành tựu, cuối cùng không có phiền não cấu uế này.
Hỏi: Thế nào là duyên?
Đáp: Như Phật bảo các Tỳ-kheo: Ta sẽ nói pháp duyên sinh của duyên. Hỏi: Thế nào là duyên? Vô minh duyên hành. Nếu Chư Phật ra đời, hoặc không ra đời, thì pháp vẫn trụ pháp giới. Trụ pháp giới kia, Như Lai chánh giác, chánh giải rồi, giảng nói mở bày, phân biệt, hiển hiện, nói vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên già chết. Nếu như pháp này như thế, chẳng phải không như thế, không khác, không là vật khác, pháp thường, pháp thật, pháp trụ, pháp định. Duyên như thế, gọi là duyên.
Hỏi: Thế nào là pháp duyên sinh?
Đáp: Già chết vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp biến đổi khác, pháp lìa dục, pháp diệt, cho đến vô minh vô thường, pháp hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp biến đổi khác, pháp lìa dục, pháp diệt, gọi là pháp duyên sinh.
Hỏi: Thế nào là phương tiện duyên?
Đáp: Như duyên kia, như duyên này sinh ra pháp, nếu là phương tiện giải thoát của kiến, gọi là phương tiện duyên. Tỳ-kheo, có bao nhiêu giới hạn, gọi là phương tiện khéo duyên? Duyên đó, duyên này sinh ra pháp, biết như thật, thấy như thật, đều gọi là phương tiện khéo duyên.
Hỏi: Thế nào là vô minh?
Đáp: Căn bất thiện si, gọi là vô minh.
Hỏi: Thế nào là vô minh duyên hành?
Đáp: Vô minh duyên hành phước, hành phi phước, hành bất động.
Hỏi: Thế nào là hành phi phước?
Đáp: Hành vi bất thiện của thân, hành vi bất thiện của miệng, hành vi bất thiện của ý.
Hỏi: Thế nào là thân hành vi bất thiện?
Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh không dứt, làm việc sát
sinh, trộm cắp, dâm dục và hành vi bất thiện khác của thân, gọi là thân hạnh bất thiện.
Hỏi: Thế nào là khẩu hành bất thiện?
Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt, và hành vi bất thiện khác của miệng, gọi là khẩu hành bất thiện.
Thế nào là ý hành vi bất thiện?
Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, khởi tham dục, giận dữ, tà kiến, gọi là ý hạnh bất thiện. Hành vi bất thiện của thân, miệng, ý này, gọi là phi phước hành, do vô minh duyên hành ở đời này.
Hỏi: Thế nào là hành phước?
Đáp: Là hành vi thiện của thân, hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý.
Thế nào là hành vi thiện của thân?
Đáp: Nếu người không có huệ, vô minh chưa dứt, không sát sinh, trộm cắp, dâm dục và việc làm tốt đẹp khác của thân, gọi là hành vi thiện của thân.
Hỏi: Thế nào là hành vi thiện của miệng?
Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt và hành vi thiện khác của miệng, gọi là hành vi thiện của miệng.
Thế nào là hành vi thiện của ý?
Đáp: Nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, không có tham, không giận dữ, chánh kiến, gọi là hành vi thiện của ý. Hành vi thiện của thân, miệng, ý này được gọi là hạnh phước, do vô minh duyên hành nơi đời nay.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Thân nghiệp kia không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc pháp nhập, miệng nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc pháp nhập, ý nghiệp do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế gọi là hạnh phước, là vô minh duyên hành ở đời hiện tại.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, diệt giác, quán, tín tâm bên trong không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập, miệng nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập, ý nghiệp do ý sinh thọ, tưởng, tư xúc tư duy. Hành vi thiện của nghiệp thân, miệng, ý như thế gọi là hành phước, là vô minh duyên hành ở đời nay.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, hành ly hỷ, xả niệm, biết thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập. Khẩu nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập, ý nghiệp thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế gọi là hạnh phước, là vô minh duyên hành ở đời hiện tại.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, đã dứt khổ, vui, trước diệt lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận biết của ý thức, ý nghiệp thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế gọi là hành phước, là vô minh duyên hành ở đời nay, gọi là phước hành.
Hỏi: Thế nào là hành bất động?
Đáp: Nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, ý nghiệp do ý sinh thọ tưởng tư, xúc tư duy. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế, gọi là hành bất động, là vô minh duyên hành ở đời nay.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức ý nghiệp thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh. Hành vi thiện của thân, miệng ý như thế, gọi là hành bất động, là vô minh duyên hành ở đời nay.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, ý nghiệp do ý sinh thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế, gọi là hành bất động, là vô minh duyên hành ở đời nay, gọi là hành bất động.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi của thân, miệng, ý bất thiện. Vì tạo nên hành vi bất thiện, nên khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Do đầu mối ở duyên, nên phải đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ thân năm ấm. Như thế, duyên hành đời nay nhận hành vị lai, nên gọi là vô minh duyên hành vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ phải thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vị thiện rồi, khi qua đời sinh trong cõi người, hoặc trên các tầng trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, nên sinh trong cõi người, trên các trời cõi Dục, thọ năm ấm, như thế, duyên hành ở đời nay, thọ nhận hành vị lai, gọi là vô minh duyên hành vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối nhân duyên, nên thọ thân năm ấm trên các trời cõi Sắc.
Như thế, duyên hành ở đời nay sẽ thọ nhận hành vị lai, gọi là vô minh duyên hành vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân, miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh trên các tầng trời cõi Vô sắc, do đầu mối ở duyên, nên thọ thân bốn ấm trên các trời cõi Vô sắc.
Như thế, duyên hành ở đời nay thọ nhận hành vị lai, gọi là vô minh duyên hành vị lai. Như Đức Phật nói: A-nan! Hành có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có đáp: Hành duyên gì? Vô minh duyên hành, đây là đáp. A-nan! Nếu không có vô minh, thì có hành hay không? Bạch Đức Thế Tôn, không có. A-nan! Do đầu mối ở duyên, nên hành, như vô minh duyên hành, như ở trước vừa nói, do đó nên nói.
Hỏi: Thế nào là hành duyên thức?
Đáp: Có duyên tư (suy nghĩ): dục chung, sinh ra thức dục chung. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức hiện tại, gọi là hành duyên thức hiện tại, có giận dữ chung, có ngu si chung, không dục chung, không giận dữ chung, không ngu si chung. Thiện, bất thiện có duyên tư vô ký, có sinh thức vô ký. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức hiện tại, đó gọi là hành duyên thức hiện tại. Nhãn duyên sắc sinh ra thức. Hành của nhãn, hành của sắc kia, duyên với thức. Như thế, duyên hành hiện tại sinh thức hiện tại, là vì hành hiện tại duyên thức hiện tại. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân duyên ý, duyên pháp sinh ra thức, ý hành, pháp hành kia duyên thức, như thế duyên hành hiện tại sanh ra thức hiện tại, đó gọi là hành hiện tại duyên thức hiện tại.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, khởi hành vi thân bất thiện, hành vi miệng bất thiện, hành vi ý bất thiện. Tạo ra hành vi bất thiện rồi, khi chết đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Do đầu mối ở duyên, nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Thức đầu tiên do nghiệp, do đầu mối tập duyên, sinh nhãn thức, cho đến ý thức và liễu thức ở sau. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức vị lai, đó là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sinh trong cõi người, hoặc sinh trên các trời cõi Dục, do vì nhân đầu mối ở duyên. Hoặc sinh trong cõi người, sinh ở sáu trời cõi Dục, thì thức đầu tiên do nghiệp, vì đầu mối tập duyên sinh nhãn thức, cho đến ý thức và liễu thức ở sau.
Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức vị lai, là vì hành duyên thức.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, hành hữu lậu, hành vi thiện của thân, sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên trên các trời cõi Sắc, thọ nhận nghiệp thức ban đầu, nhân đầu mối tập duyên sinh nhãn thức, cho đến ý thức và liễu thức ở sau.
Như thế, duyên hành hiện tại sinh thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sinh trên các trời cõi Vô sắc. Do đầu mối ở duyên, nên đã thọ nhận nghiệp thức đầu tiên trên các trời cõi Vô sắc, do đầu mối tập duyên, sinh giới ý, giới ý thức và liễu thức ở sau.
Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi ác của thân, miệng, ý. Tạo ra hành vi ác rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, có tư bất thiện, chung với thức tư duy kia.
Như thế, duyên hành vị lai, thọ nhận thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, nếu sinh trong cõi người, sinh trên cõi trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, hoặc trong cõi người, trên các trời cõi Dục. Người kia có tư duy thiện, chung với thức tư duy.
Như thế, duyên hành vị lai, thọ nhận thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sinh trên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên nên sinh trên các trời cõi Sắc, có tư chung với thức tư duy.
Như thế, duyên hành vị lai, sinh ra thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên các trời cõi Vô sắc. Do đầu mối ở duyên, nên trên các trời cõi Vô sắc, có tư bất động chung với thức tư của người kia.
Như thế, duyên hành vị lai, sinh thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai.
Lại nữa, nếu hành sau cùng, chưa biết, mà diệt, nếu hành vô gián diệt rồi, thì thức nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia là duyên vô gián của duyên kia. Nếu nhân thức nối tiếp đạo khác sinh, thì duyên của hành kia là nhân duyên của thức kia. Nếu tư duy hành, thức kia nối tiếp đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên ở duyên cảnh giới của thức kia. Nếu hành, thức kia nối tiếp đạo khác sinh thì hành kia sẽ duyên với y duyên (chỗ duyên dựa) của thức. Nếu báo, hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với duyên báo của thức kia. Nếu khởi hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với thức kia mà khởi duyên. Nếu hành tương ưng với thức, nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với duyên khác của thức kia. Nếu hành, thức tăng thượng nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với duyên tăng thượng của thức kia. Thức sau cùng này diệt, thức đầu tiên nối tiếp với đạo khác sinh. Thức sau cùng diệt rồi, thức ban đầu liền sinh, không có trung gian, dụ như bóng di chuyển, thì mặt trời nối tiếp, mặt trời di chuyển, thì bóng nối tiếp, bóng và mặt trời không có trung gian. Như thế, thức sau cùng diệt, thức đầu tiên nối tiếp với đạo khác sinh, thức sau diệt rồi, liền thọ nhận thức ban đầu, không có trung gian.
Nếu thức đầu tiên, hoặc thức sau cùng là pháp tương ưng thì sẽ không đến thức sau, dụ như nhãn thức diệt rồi, sinh nhĩ thức, nhĩ thức diệt rồi sinh nhãn thức, pháp tương ưng của nhãn thức không đến với nhĩ thức, pháp tương ưng của nhĩ thức không đến với nhãn thức. Như thế, thức sau cùng, pháp tương ưng của thức sau cùng không đến với thức ban đầu, pháp tương ưng của thức ban đầu không đến với thức sau, thức sau diệt rồi, liền sinh thức ban đầu, nghĩa là thời điểm này đi qua, nghĩa là ở đây diệt, ở kia sinh, là sau cùng ở đây tức là mới ở kia, không phải là mạng kia, thân kia, không phải mạng khác, thân khác, không phải thường, chẳng phải dứt, không phải đi, không phải đến, không phải thay đổi, chẳng phải không có nhân, chẳng phải không có tạo ra, không phải tạo ra ở đây, nhận lãnh ở đây, không phải tạo ra khác, nhận lãnh khác. Biết có đến, đi, biết có sinh, chết, biết có nghiệp nối tiếp nhau, biết có thuyết pháp, biết có duyên, không có người từ nơi này, đến nơi kia, không có người chỗ kia đến chỗ này. Vì sao thế? Vì duyên nối tiếp nhau sinh, như Đức Phật bảo: A-nan! Thức có duyên, cũng thế, A-nan hỏi rồi, có đáp: Thức có duyên gì? Duyên hành, đây là đáp. A-nan! Nếu không có hành thì có thức hay không? Bạch Thế Tôn, không có. A-nan đáp. Do vậy, A-nan, đây là do đầu mối duyên thức, nếu hành duyên thức thì như trước vừa nói, do đó nên nói.
Hỏi: Thế nào là thức duyên danh sắc?
Đáp: Có duyên dục chung, thức sinh, thân nghiệp có dục sinh, miệng nghiệp có dục sinh, ý nghiệp có dục, sinh. Thân nghiệp, miệng nghiệp có dục chung, đó gọi là sắc, ý nghiệp có dục chung, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là danh.
Như thế, thức hiện tại sinh danh sắc hiện tại, gọi là thức duyên danh sắc hiện tại.
Có giận dữ chung, có ngu si chung, không có dục chung, không có sự giận dữ chung, không có ngu si chung. Thiện, bất thiện có duyên thức vô ký, thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp vô ký. Thân nghiệp, miệng nghiệp vô ký, gọi là sắc, ý nghiệp vô ký, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh.
Như thế, duyên thức hiện tại sinh danh sắc hiện tại, gọi là thức hiện tại duyên danh sắc hiện tại.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt tạo ra thức bất thiện. Người kia đã tạo ra thức bất thiện rồi, khi chết, đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là sắc. Bốn đại, và sắc do bốn đại tạo, là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy do ý sinh, gọi là Danh.
Đó, gọi là duyên thức hiện tại sinh danh sắc vị lai, là vì thức duyên danh sắc vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã tạo ra thức thiện hữu lậu, đương nhiên sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo nên thức thiện rồi, khi qua đời hoặc sinh trong cõi người, hoặc sinh trên các tầng trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, nên thọ sinh trong cõi người, hoặc sanh lên các tầng cõi Dục, bốn đại, sắc do bốn đại tạo, là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, do ý sinh, là Danh.
Như thế, gọi là duyên thức hiện tại, sinh danh sắc vị lai, đó là thức duyên danh sắc vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra thức thiện hữu lậu, sẽ thọ sanh ở cõi Dục, tạo ra thức thiện rồi, khi qua đời sẽ sanh làm người, hoặc sanh lên các tầng trời cõi Dục. Do đầu mối các duyên, thọ danh sắc trong cõi người hoặc trên các tầng trời cõi Dục. Bốn đại và sắc do bốn đại tạo ra là Sắc, thọ tưởng tư xúc tư duy do ý sanh là Danh, như thế duyên với thức hiện tại sanh ra danh sắc vị lai.
Lại nữa nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Hỷ lạc kia bậc trên Sơ thiền, có thể nhẫn trụ hỷ lạc. Bậc trên Sơ thiền gắng nhẫn trụ rồi, thức dựa vào nhận lấy thú vui, người ấy khi qua đời sẽ sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên các tầng trời cõi Sắc, gọi là Sắc bốn đại, và sắc do bốn đại tạo, là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, do ý sinh, là Danh.
Như thế, duyên thức hiện tại, sinh danh sắc vị lai đó gọi là thức duyên danh sắc vị lai, cho đến.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt trừ vô minh, đã lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hành hỷ lạc của Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ. Bậc trên Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ kia, gắng nhẫn trụ hỷ lạc. Bậc trên của Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ gắng nhẫn trụ nhiều rồi, thức dựa vào nhận lấy thú vui, thường tu hành, khi qua đời, sẽ sinh trên cõi trời Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên cõi trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, do ý sinh, gọi là Danh.
Như thế, duyên thức hiện tại, sinh danh vị lai, đó gọi là thức duyên danh vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt trừ vô minh, đã tạo ra hành vi thân bất thiện, hành vi miệng bất thiện, hành vi ý bất thiện, tạo ra hành vi bất thiện rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ vì đầu mối là duyên nên địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Thức đầu tiên chung với danh sắc của thức kia: bốn đại, và sắc do bốn đại tạo, là Sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là duyên thức vị lai, sinh danh sắc vị lai, gọi là Danh. Như thế thức duyên danh sắc vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện hữu lậu của thân, miệng, ý, thì sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, nếu sinh lên làm cõi người, trên các trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, nên sinh trong loài cõi người, hoặc sinh trên các tầng trời cõi Dục, thì thức ban đầu, sẽ chung với danh sắc của thức kia, bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh gọi là danh.
Như thế, duyên thức vị lai sinh danh sắc vị lai, gọi là thức duyên danh sắc vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý, thì sẽ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sinh lên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên cõi Sắc. Thức đầu tiên cùng với thức kia gọi là sắc của, bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là sắc, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là danh.
Như thế, duyên thức vị lai, sinh danh sắc vị lai, gọi là thức duyên sắc vị lai.
Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ sinh cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sẽ sinh trên các tầng trời cõi Vô sắc, thức đầu mối ở duyên, nên sinh lên các tầng trời cõi Vô sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên các tầng trời cõi Vô sắc, thức ban đầu chung với danh của thức kia, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là danh.
Như thế, duyên thức vị lai, sinh danh vị lai, gọi là thức duyên danh vị lai. Như Đức Phật nói: A-nan! Danh sắc có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có lời đáp.
Danh sắc duyên sao?
Thức duyên danh sắc, đây là đáp.
A-nan! Thức không vào thai, thì có danh sắc sinh hay không?
Bạch Thế Tôn, không. A-nan đáp.
A-nan! Thức nhập thai, không xuất, có danh sắc nhóm hợp hay không?
Bạch Thế Tôn, không, A-nan đáp.
A-nan! Nếu thức của trẻ con dứt hoại, không phải có thức đó có danh sắc tăng trưởng rộng lớn hay không?
Bạch Thế Tôn, không.
A-nan! Không có tất cả thức, thì có danh sắc hay không?
Bạch Thế Tôn, không.
Do vậy, A-nan, do đầu mối ở duyên danh sắc, A-nan! Nếu thức duyên danh sắc, thì như đã nói trước kia, do đó nên nói.
Hỏi: Thế nào là danh sắc duyên sáu nhập, duyên dứt thực?
Đáp: Nhãn căn hiện tại nhuận ích tăng trưởng, nhĩ, tỷ, thiệt thân ý nhuận ích, tăng trưởng. Dứt thực, là Sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy do ý sinh, là Danh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại, duyên y phục, tắm gội, điều thân. Nhãn căn hiện tại nhuận ích tăng trưởng, nhĩ tỷ thiệt thân ý, căn nhuận ích tăng tưởng, y phục, tắm gội, điều thân, dứt thực, gọi là sắc, thọ tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh.
Như thế duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại, duyên sắc của xứ hỷ. Nhãn căn hiện tại, nhuận ích, tăng trưởng, căn nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý, nhuận ích, tăng trưởng. Sắc của xứ hỷ, nói là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Như thế, danh sắc duyên sáu nhập hiện tại.
Lại nữa, nếu có A-la-hán Tỳ-kheo, các lậu đã hết, việc phải làm đã làm rồi, bỏ xuống gánh nặng, đầy đủ lợi mình, có phiền não hết, chánh giải thoát rồi, nghiệp thọ vượt hơn thành tựu. Nhãn căn hiện tại kia nhuận ích tăng trưởng, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn nhuận ích tăng trưởng. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của thật là người gọi là sắc, ý nghiệp tưởng, tư xúc, tư duy, do ý sinh thọ, gọi là danh. Như thế duyên danh sắc hiện tại sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại.
Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo có đại thần túc, đại oai lực, ở thân mình, khởi tâm hóa thành sắc thân khác, tất cả chi tiết các căn thành tựu nhuận ích tăng trưởng hiện tại, nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn nhuận ích tăng trưởng. Nếu thật là người thân nghiệp, miệng nghiệp gọi là sắc, hoặc ý nghiệp của thật là người, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại.
Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo được thần túc, tâm được tự tại, mạng đi, đứng, như một kiếp, hoặc dưới một kiếp. Sự nhuận ích tăng trưởng của nhãn căn hiện tại kia, nhĩ, tỷ, thiệt thân ý căn nhuận ích tăng trưởng, nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của thật là người nói là sắc, nếu ý nghiệp của con người thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là danh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thân, miệng, ý bất thiện, hành vi của thân, miệng bất thiện, gọi là sắc, hành vi của ý bất thiện, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Tạo ra danh sắc bất thiện rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên sẽ sinh ra nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tao ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục. Hành vi thiện của thân, miệng nói là Sắc, hành vi thiện của ý thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, hoặc sinh trên các trời cõi Dục, trong loài người do đầu mối ở duyên, nên sinh nhãn, căn nhĩ, tỷ, thiệt thân ý căn trên các trời cõi Dục, trong cõi người.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của con người thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh nhãn, nhĩ thân, ý căn trên các trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh đã diệt giác, quán, tâm tín nội tịnh, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Người kia tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết sẽ sinh trên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh nhãn, nhĩ thân ý căn trên các tầng trời cõi Sắc.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, lìa hạnh hỷ, xả niệm, thân trí thọ vui, như các bậc Thánh có khả năng động xả hành vui, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu, gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, do đầu mối ở duyên, sinh ra nhãn, căn nhĩ, thân, ý căn trên các tầng trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, đã dứt khổ, vui, trước diệt lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu, thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là danh. Tạo nên danh sắc thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh lên trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh ra nhãn, nhĩ, thân, ý căn trên các trời cõi Sắc.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, tư duy như thế, tưởng là tai hại, là ung thư, là mũi tên độc Ngã, vô tưởng là sự vắng lặng tốt, có thể thành tựu hạnh định Vô tưởng. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu gọi là sắc, thì định Vô tưởng, sẽ gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, qua đời sẽ sinh lên trời Vô tưởng, do đầu mối ở duyên, nên sinh ra nhãn, nhĩ thân ý căn trên cõi trời Vô tưởng. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập ở vị lai.
Lại nữa, nếu người nương tựa giác chung của bậc Thánh, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người thật, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh.
Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên trời Tịnh Cư, do đầu mối ở duyên, nên sinh ra nhãn, nhĩ, thân, ý căn trên cõi trời Tịnh cư. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên, nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người dựa vào giác chung của bậc Thánh, diệt giác quán, tâm tín nội tịnh, không có giác, không có quán, dựa vào định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người thật, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh thì gọi là danh. Người ấy đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh trên cõi trời Tịnh Cư, do đầu mối ở duyên, nên được nhãn căn, nhĩ căn, thân căn, ý căn trên cõi trời Tịnh cư.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người dựa vào sự giác ngộ chung của bậc Thánh, thì lìa hạnh hỷ, xả niệm, biết thân thọ vui, như các bậc Thánh có thể xả hạnh nghĩ đến niềm vui, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là sắc, nếu nghiệp của người thật thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người ấy tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh lên trời Tịnh cư, do đầu mối ở duyên, được nhãn căn, nhĩ, thân, ý căn trên cõi trời Tịnh Cư.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người dựa vào giác chung của bậc Thánh dứt khổ, vui, trước diệt lo mừng, xả, niệm tịnh không khổ không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là Sắc, nếu ý nghiệp của người thật thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh trên cõi trời Tịnh Cư, do đầu mối ở duyên, được nhãn, nhĩ, thân ý căn trên cõi trời Tịnh Cư. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh đã lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh, gọi là Sắc ý nghiệp của người tu hành, thọ tưởng, tư xúc, tư duy do ý sanh gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sinh lên trời Không xứ, do đầu mối ở duyên được ý căn trên cõi trời Không xứ.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh lìa tất cả Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh, người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên cõi trời Thức xứ, do đầu mối ở duyên, nên được ý căn trên cõi trời Thức xứ.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ, nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh, gọi là Danh, người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên cõi trời Vô sở hữu xứ do đầu mối ở duyên, nên được ý căn trên cõi Vô sở hữu xứ.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu, gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh, người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh lên cõi trời Phi hữu tưởng, phi vô tưởng, do đầu mối ở duyên, nên được ý căn trên cõi trời Phi hữu tưởng, phi vô tưởng.
Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo nên hành vi của thân, miệng ý bất thiện, tạo ra hành vi bất thiện rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên được danh sắc của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra sáu nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, của ý hữu lậu, thì sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, nếu sinh trong cõi người, hoặc trên các trời cõi Dục, do đầu mối duyên, được danh sắc trên các tầng trời cõi Dục, do đầu mối nhân duyên, được danh sắc cõi trời và các trên cõi trời cõi Dục, bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là Sắc, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn trong cõi người, hoặc trên các trời cõi Dục.
Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, của ý ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh lên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, được danh sắc trên các tầng trời cõi Sắc. Bốn đại, và sắc do bốn đại tạo ra là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được nhãn, nhĩ, thân, ý căn trên các tầng trời cõi Sắc.
Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai.
Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã tạo hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh ở cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ thọ sinh ở cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên các tầng trời cõi Vô sắc, do đầu mối ở duyên, nên được danh trên các tầng trời cõi Vô sắc, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được ý căn trên các tầng trời cõi Vô sắc.
Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Sáu nhập có duyên.
Như thế, A-nan hỏi rồi, có đáp.
Sáu nhập duyên gì gọi là Danh sắc duyên sáu nhập, đây là đáp.
A-nan! Không có tất cả danh sắc, thì có sáu nhập hay không?
Bạch Thế Tôn, không.
Như thế, A-nan! Do đầu mối ở duyên sáu nhập, A-nan! Danh sắc duyên sáu nhập, như đã nói trước đây, do vậy nên nói.
Hỏi: Thế nào là sáu nhập duyên xúc?
Đáp: Sáu nhập duyên hai xúc: thân xúc, và tâm xúc, gọi là sáu nhập duyên xúc.
Lại nữa, sáu nhập duyên ba xúc: lạc xúc, khổ xúc, và bất khổ bất lạc xúc, đó gọi là sáu nhập duyên xúc.
Lại nữa, sáu nhập duyên ba xúc: xúc lệ thuộc cõi Dục, xúc lệ thuộc cõi Sắc, xúc lệ thuộc cõi Vô sắc, gọi là sáu nhập duyên xúc.
Lại nữa, sáu nhập duyên năm xúc: năm thọ căn tương ưng với xúc, đó gọi là sáu nhập duyên xúc.
Lại nữa, sáu nhập duyên sáu xúc: Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, gọi là sáu nhập duyên xúc.
Lại nữa, sáu nhập duyên bảy xúc: Nhãn thức giới tương ưng với xúc, giới ý thức, giới ý của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tương ưng với xúc, gọi là sáu nhập duyên xúc.
Lại nữa, sáu nhập duyên mười tám xúc: Xúc vui, xúc khổ, xúc không vui, không khổ của mắt; xúc vui, xúc khổ, xúc không vui, không khổ của tai, mũi, lưỡi, thân, ý, gọi là sáu nhập duyên xúc.
Như Đức Phật đã nói: A-nan! Xúc có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có đáp.
Xúc có duyên gì?
Sáu nhập duyên xúc, đây là đáp.
A-nan! Nếu không có sáu nhập thì có xúc hay không?
Bạch Thế Tôn, không, A-nan đáp.
A-nan! Do đầu mối ở duyên xúc, A-nan! Sáu nhập duyên xúc, như vừa nói ở trên. Do đấy nên nói.
Hỏi: Thế nào là xúc duyên thọ?
Đáp: Xúc duyên hai thọ: Thân thọ, và tâm thọ, gọi là xúc duyên thọ.
Lại nữa, xúc duyên ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, và bất khổ bất lạc thọ, gọi là xúc duyên thọ, cho đến xúc duyên mười tám thọ, như đã nói ở trên, gọi là xúc duyên thọ.
Như Đức Phật nói: A-nan! Thọ có duyên. A-nan hỏi rồi, có đáp.
Thọ có duyên gì?
Xúc duyên thọ, đây là đáp.
A-nan! Nếu không có tất cả xúc, thì có thọ hay không?
Bạch Thế Tôn, không.
A-nan! Do đầu mối ở duyên thọ, A-nan! Xúc duyên thọ, như trước vừa nói. Do đó, nên nói.
Hỏi: Thế nào là thọ duyên ái?
Đáp: Xúc lạc thọ duyên mắt, sinh ra xúc lạc thọ của mắt, xúc kia, xúc lạc thọ của mắt rồi, xúc lạc thọ của mắt kia, hỷ lạc, ái chấp mắc gắng nhẫn trụ, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc lạc thọ duyên mắt, sinh xúc lạc thọ của mắt, xúc kia, xúc lạc thọ của mắt rồi, đối với xúc lạc thọ của mắt có khác, hy vọng, hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc lạc thọ duyên mắt, sinh xúc lạc thọ của mắt. Xúc kia, xúc lạc thọ của mắt rồi, đối với xúc bất khổ bất lạc thọ của nhãn, hy vọng gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc khổ thọ duyên mắt, sinh xúc khổ thọ của mắt. Xúc kia, xúc khổ thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của mắt, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc khổ thọ duyên mắt, sinh xúc khổ thọ của mắt. Nếu xúc, xúc khổ thọ của mắt rồi, hy vọng sao cho sự dứt hoại của ta không có, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc khổ thọ duyên mắt, sinh xúc khổ thọ của mắt. Nếu xúc, xúc khổ thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc không khổ, không lạc thọ của mắt, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên mắt, sinh xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt, xúc kia, xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt rồi, đối với mừng, vui, ái, ở xúc lạc thọ của mắt, yêu đắm, chịu đựng trụ trong thọ này, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên mắt, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt. Nếu tiếp xúc với xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc bất khổ bất lạc của mắt khác, hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên mắt, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt. Nếu tiếp xúc với xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của mắt, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý duyên xúc lạc thọ của ý, sinh ra xúc lạc thọ của ý rồi, xúc lạc thọ của ý mừng, vui, ái đắm vướng, chịu trụ lại trong thọ này, đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc lạc thọ của ý, mừng, vui yêu đắm vướng, trụ trong thọ này gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc lạc thọ duyên ý, sinh xúc lạc thọ của ý. Nếu tiếp xúc với xúc lạc thọ của ý rồi, đối với xúc lạc thọ của ý có khác, hy vọng hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc lạc thọ duyên ý, sinh xúc lạc thọ của ý, người kia tiếp xúc với lạc thọ của ý rồi, còn hy vọng ở bất khổ bất lạc thọ, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc khổ thọ duyên ý, sinh xúc khổ thọ của ý. Người kia tiếp xúc với xúc khổ thọ của ý rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của ý, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc khổ thọ duyên ý, sinh ra xúc khổ thọ của ý. Người
kia tiếp xúc với xúc khổ thọ của ý rồi, hy vọng khiến cho ngã dứt hoại không có, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc khổ thọ duyên ý sinh ra xúc khổ thọ của ý. Người kia tiếp xúc với xúc khổ thọ của ý rồi, hy vọng ở xúc bất khổ bất lạc thọ của ý, gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, Xúc bất khổ bất lạc thọ duyên ý, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của ý. Nếu xúc bất khổ bất lạc thọ của ý rồi, hy vọng có thể trụ lại trong bất khổ bất lạc thọ của ý xúc, đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên ý, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của ý. Nếu xúc bất khổ bất lạc thọ của ý rồi, hy vọng ở xúc bất khổ bất lạc thọ của ý, hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, duyên xúc bất khổ bất lạc thọ của ý, sinh ra xúc bất khổ bất lạc của ý. Nếu xúc bất khổ bất lạc thọ duyên ý rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của ý, gọi là thọ duyên ái. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Ái có duyên. A-nan hỏi rồi, có lời đáp.
Ái duyên gì?
Thọ duyên ái. Đây là đáp.
A-nan! Nếu không có tất cả thọ, thì có ái hay không?
Bạch Đức Thế Tôn, không! A-nan đáp.
A-nan! Do đầu mối ở duyên ái. A-nan! Thọ duyên ái, như trước vừa nói, do đó nên nói.
Thế nào là ái duyên thủ?
Đáp: Ái chưa dứt ái dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ, gọi là ái duyên thủ.
Thế nào là dục thủ? Trừ xúc ban đầu của ái cõi Dục, nếu còn lại ái của cõi Dục được mở rộng, gọi là dục thủ.
Kiến thủ là gì? Trừ giới thủ, hoặc kiến thủ khác.
Thế nào là giới thủ? Giới đạo, gọi là giới thủ.
Thế nào là ngã thủ? Trừ xúc đầu tiên của ái cõi Sắc, Vô sắc, nếu còn lại ái của cõi Sắc, vô sắc được mở rộng, gọi là ngã thủ.
Thế nào là dục thủ? Trừ xúc đầu tiên của ái cõi Dục, kiến thủ, giới thủ, nếu còn lại phiền não của cõi Dục, gọi là dục thủ.
Thế nào là kiến thủ? Sáu mươi hai kiến và tà kiến, gọi là kiến thủ.
Thế nào là giới thủ? Giới tịnh, đạo tịnh, cả hai đều tịnh, giải thoát không dựa vào hết bờ mé khổ, nếu nhẫn được dục ái đối với giới kia. Giới, nghĩa là giới của thân, miệng. Đạo, nghĩa là đạo tà cầu mong điều tốt lành, nuôi tóc, lội xuống nước, thờ lửa, thờ mặt trời, mặt trăng, đi như bò, đi như nai, đi như chó, đi lặng lẽ, tìm sức đi, cầu đại nhân đi, các thứ khổ hạnh và tìm kiếm điểu tốt bất chính khác, đó gọi là Đạo.
Nếu giới kia, đạo này, tìm kiếm, tìm kiếm lại, tìm kiếm cuối cùng, đều cho là tịnh, là giải thoát, chỉ là giới tịnh, cho là Ngã giải thoát, là Thánh, là A-la-hán, là bát Niết-bàn. Nếu muốn trọng giới kia, muốn đến rốt ráo, muốn gắng nhẫn, đó gọi là giới thủ.
Thế nào là ngã thủ? Trừ xúc ái đầu tiên của cõi Sắc, Vô sắc, giới thủ, kiến thủ, còn lại phiền não của cõi Sắc, Vô sắc, gọi là ngã thủ. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Thủ có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi có đáp.
Thủ do duyên gì?
Ái duyên thủ, đây là đáp.
A-nan! Nếu không có tất cả ái, thì có thủ hay không?
Bạch Thế Tôn! không.
A-nan! Do đầu mối ở duyên thủ, A-nan! Ái duyên thủ, như đã nói ở trước, vì lý do này nên nói.
Thế nào là thủ duyên hữu?
Đáp: Duyên của dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ chưa dứt, nếu tạo ra dục hành, sắc hành, vô sắc hành. Có nghiệp báo của thân, miệng, ý, gọi là thủ duyên hữu.
Lại nữa, thủ duyên ba hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu.
Thế nào là dục hữu? Có hai thứ dục hữu: hoặc dục hữu tức nghiệp hữu, hoặc dục hữu tức sinh hữu.
Dục hữu tức nghiệp hữu là gì? Hành dục chưa rồi, chưa biết, chưa dứt. Nếu tạo ra hành dục, sẽ có báo của nghiệp thân, miệng, ý, gọi là dục hữu tức nghiệp hữu.
Thế nào là dục hữu tức sinh hữu? Nếu tạo nghiệp thành tựu rồi ở các tầng trời cõi Dục thọ năm thứ thân phần của ngã: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, gọi là dục hữu tức sinh hữu. Hữu này, nghĩa là thọ hữu, hữu này là báo hữu, hữu này là hậu hữu. Như thế, dục hành nghiệp hữu, như thế dục hành sinh hữu, gọi là dục hữu.
Thế nào là sắc hữu? Có hai thứ sắc hữu: hoặc sắc hữu tức nghiệp hữu, hoặc sắc hữu tức sinh hữu.
Sắc hữu tức nghiệp hữu là gì? Sắc hành chưa rồi, chưa biết, chưa dứt. Nếu tạo ra hành sắc có báo, nghiệp của thân, miệng, ý, gọi là sắc hữu tức nghiệp hữu.
Thế nào là sắc hữu tức sinh hữu? Nếu tạo nghiệp thành tựu rồi, thì sẽ sinh lên các tầng trời cõi Sắc, nếu thọ năm ấm, thuộc phần của ngã, sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì gọi là sắc hữu tức sinh hữu. Hữu này nói là thọ hữu, hữu này nói là báo hữu, hữu này nói là hậu hữu. Nghiệp hữu của sắc hành như thế, sinh hữu của sắc hành như thế, gọi là sắc hữu.
Vô sắc hữu là gì? Có hai thứ vô sắc hữu: hoặc vô sắc hữu tức nghiệp hữu, hoặc vô sắc hữu tức sinh hữu.
Thế nào là vô sắc hữu tức nghiệp hữu? Hành vô sắc chưa rồi, chưa biết, chưa dứt. Nếu tạo ra hành vô sắc có báo của nghiệp thân, miệng ý, gọi là vô sắc hữu tức nghiệp hữu.
Vô sắc hữu tức sinh hữu là gì? Nếu tạo nghiệp thành tựu rồi, thọ nhận bốn thứ thân phần của ngã: thọ, tưởng, hành, thức, trên các tầng trời cõi Vô sắc, gọi là vô sắc hữu tức sinh hữu. Đây gọi là thọ hữu, đây gọi là báo hữu, đây gọi là hậu hữu.
Nghiệp hữu của hành vô sắc như thế, sinh hữu của hành vô sắc như thế, đó gọi là vô sắc hữu. Như Phật nói: A-nan! Hữu có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có giải đáp.
Có duyên gì?
Thủ duyên hữu, đây là đáp.
A-nan! Nếu không có tất cả thủ, thì có hữu hay không?
Bạch Thế Tôn, không. A-nan đáp.
A-nan! Do đầu mối ở duyên, A-nan! Thủ duyên hữu, như đã nói ở trước do đó nên nói.
Hỏi: Thế nào là hữu duyên sinh?
Đáp: Nếu các chúng sinh, sinh trong chúng, sinh lại, trụ thai, xuất thai, được sinh ấm đủ chúng hòa hợp của các nhập, gọi là sinh. Như Phật nói: A-nan! Sinh có duyên. Câu hỏi của A-nan đã có lời đáp.
Sinh duyên gì?
Có duyên sinh, đây là đáp.
A-nan! Nếu không có tất cả hữu, thì có sinh hay không?
Bạch Thế Tôn, không, A-nan đáp.
A-nan! Do đầu mối ở duyên, có duyên sinh, như đã nói ở trước do đó nên nói.
Thế nào là sinh duyên nhóm khổ lớn già chết, ưu, bi, khổ não?
Hỏi: Thế nào là già?
Đáp: Chúng sinh già cả suy yếu, các căn run rẩy, mạng thành thục, hành kém bớt, nên gọi là già.
Chết là gì?
Đáp: Như các chúng sinh, cuối cùng chết đi, thời gian qua, ấm tan rã, buông xả thân. Ấm này đổi khác, biệt ly với chúng, gọi là chết.
Hỏi: Thế nào là ưu?
Đáp: Chúng sinh va chạm với ngần ấy pháp khổ, nếu lo, lo nặng, lo cuối cùng, nỗi lo âu nội tâm, bứt rứt bên trong, gọi là ưu.
Bi là gì?
Đáp: Nỗi lo ràng buộc, ép ngặt, nung nấu đủ các thứ lo rầu, tâm rối loạn, khóc than cùng cực, nhớ nghĩ đeo đẳng, lời nói nghẹn ngào, khổ sở, hoặc tự thốt nên lời nói tạp loạn, gọi là bi.
Hỏi: Thế nào là khổ?
Đáp: Như thân biết khổ, mắt tiếp xúc với khổ thọ, cho đến thân xúc chạm khổ thọ, gọi là khổ.
Não là sao?
Đáp: Nếu tâm biết khổ, ý xúc khổ thọ, gọi là não.
Hỏi: Thế nào là nhóm khổ lớn?
Đáp: Nếu các khổ, như khổ vì bị mắng nhiếc, hạ nhục, như tâm bất định đó gọi là nhóm khổ lớn. Như Phật nói: A-nan! Nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não có duyên. A-nan hỏi rồi có lời đáp.
Nhóm khổ lớn già chết, ưu, bi, khổ não có duyên gì?
Sinh duyên nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não. Đây là lời đáp.
A-nan! Nếu không có sinh, thì có nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não hay không?
Không, bạch Thế Tôn, A-nan đáp.
A-nan! Do đầu mối ở duyên, nên có nhóm khổ lớn: sinh, già chết, ưu, bi, khổ não. Nếu sinh duyên nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não, thì như trên đã nói.
Hỏi: Thế nào là nhóm khổ thuần như thế tập hợp?
Nghĩa là bảy pháp khổ: Nhóm khổ lớn, sinh, già chết, ưu, bi, khổ não, gọi là ấm thuần khổ.
Lại nữa, mười một pháp khổ: vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu và sinh, gọi là ấm thuần khổ.
Lại nữa, cũng mười tám pháp khổ: đó là nhóm khổ lớn vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh,: sinh, già chết, ưu, bi khổ não, gọi là ấm thuần khổ.
Như thế, ấm thuần khổ có tập hòa hợp sinh, cùng sinh. Sinh rồi, cùng sinh rồi, xuất, cùng xuất, xuất rồi, đều cùng xuất rồi, được thành tựu, đây nói là tập của ấm thuần khổ.
Thế nào là vô minh diệt thì hành diệt?
Đáp: Nếu vô minh sinh thì hành sinh, nếu vô minh diệt thì hành
diệt, đây là nói vô minh diệt thì hành diệt, cho đến nếu có sinh thì có già chết, nếu sinh diệt thì già chết diệt, nói là sinh diệt thì già chết diệt.
Hỏi: Thế nào là ấm thuần khổ diệt?
Đáp: Ấm thuần khổ: nghĩa là bảy pháp khổ: nhóm khổ lớn: sinh, già chết, ưu, bi, khổ não, gọi là ấm thuần khổ.
Lại nữa, mười một khổ gọi là ấm thuần khổ.
Lại nữa, mười tám pháp khổ: từ vô minh… cho đến nhóm khổ lớn, gọi là ấm thuần khổ.
Như thế, ấm thuần khổ hết, biến khác, vắng lặng, diệt mất, gọi là ấm thuần khổ diệt.