LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 11

Phẩm thứ 4: PHẦN KHÔNG HỎI VỀ TRÍ, phần 3

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, dùng giới cấm thủ làm tịnh, duyên nơi tà, cầu điều tốt, bị đọa vào nẻo ác là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, lại thọ nhận thân của người thứ tám, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu là người phàm phu, dùng giới cấm thủ làm tịnh, duyên nơi tà, cầu điều tốt, bị đọa vào nẻo ác là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ nhận thân của người thứ tám, là có điều ấy.

Phi xứ: Chưa từng có hai Chuyển luân Thánh vương xuất thế, nếu có, thì không có điều ấy.

Là xứ: Từng có một Chuyển luân Thánh vương xuất thế, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh nơi nước thuộc vùng biên địa, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh ở vùng giữa nước, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào gia đình thấp kém, hoặc gia đình Chiên-đà-la và nhà của các thợ, hoặc bị mù điếc, câm ngọng, hai chân què quặt, đi khập khiểng, thân hình gầy gò, căn không đầy đủ cùng các thứ bệnh khác, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào gia đình tôn quý, hoặc gia đình thuộc tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả, thành tựu thân tướng đoan nghiêm đẹp đẽ, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào gia đình nghèo khổ, túng thiếu, không có tài sản, thức ăn uống, y phục, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào gia đình có nhiều tài sản, nhiều vàng bạc, tiền của, ngọc bối, san hô, ma ni, chân châu, lưu ly, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa gạo, gấm lụa, là có điều ấy.

Phi xứ: Chưa từng có hai Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác xuất thế, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu có một Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh

Giác xuất thế, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh nơi nước thuộc vùng biên địa, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào nước thuộc vùng trung tâm, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào gia đình thấp kém, hoặc gia đình Chiên-đà-la và nhà của các thợ, bị mù điếc, câm ngọng, hai chân què quặt, thân hình gầy ốm, đi khập khiểng, căn không đầy đủ cùng các thứ bệnh khác, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào gia đình tôn quý, hoặc gia đình thuộc tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bàla-môn, thành tựu thân tướng đoan nghiêm đẹp đẽ bậc nhất, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào gia đình nghèo khổ, phần nhiều thiếu thốn về thức ăn uống, y phục, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào gia đình có nhiều tài sản vật báu, vàng bạc, ngọc bối, san hô, ma ni, chân châu, lưu ly, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa gạo, gấm vóc, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu người nữ làm Chuyển luân Thánh vương, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu người nam làm Chuyển luân Thánh vương, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu người nữ làm Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu người nam làm Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, là có điều ấy.

Phi xứ: Nếu người nữ làm Thiên Đế Thích, Ma vương, Phạm vương, thì không có điều ấy.

Là xứ: Nếu người nam làm Thiên Đế Thích, Ma vương, Phạm vương, là có điều ấy.

Phi xứ: Như không nhân, như không cửa, như không vật, như không hy vọng, như không có như thế là phi xứ.

Là xứ: Như nhận biết nhân, cửa, vật hy vọng, như có như thế là xứ.

Xứ, phi xứ: Đức Như Lai đều nhận biết như thật. Như thế, Đức Như Lai đối với xứ, phi xứ đều phân biệt như thật, đều hiểu rõ như thật, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là trí của Như Lai về xứ, phi xứ.

Hỏi: Thế nào gọi là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, tôn thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực như thế, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về nhập định, xuất định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai về nhân báo của xứ thọ nhận nghiệp thuộc nghiệp quá khứ hiện tại vị lai?

Hỏi: Thế nào là nghiệp quá khứ?

Đáp: Nếu nghiệp đã sinh rồi diệt, đó gọi là nghiệp quá khứ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp vị lai?

Đáp: Nếu nghiệp chưa sinh, chưa xuất phát, đó gọi là nghiệp vị lai.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hiện tại?

Đáp: Nếu nghiệp đã sinh chưa diệt, đó gọi là nghiệp hiện tại.

Hỏi: Những gì là nghiệp?

Đáp: Là nghiệp tư, nghiệp tư dĩ, nghiệp cố tạo, nghiệp không phải cố tạo, nghiệp thọ, nghiệp không phải thọ, nghiệp thọ ít, nghiệp thọ nhiều, nghiệp thành thục, nghiệp không thành thục, nghiệp sắc, nghiệp không phải là sắc, nghiệp có thể thấy, nghiệp không thể thấy, nghiệp có đối, nghiệp không có đối, nghiệp Thánh, nghiệp không phải là Thánh. Đó gọi là nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Bốn nghiệp thọ: (1) Có nghiệp thọ hiện tại khổ sau có báo khổ. (2) Có nghiệp thọ hiện tại vui sau có báo khổ. (3) Có nghiệp thọ hiện tại khổ sau có báo vui. (4) Có nghiệp thọ hiện tại vui sau có báo vui.

Hỏi: Những gì là nghiệp thọ hiện tại khổ sau có báo khổ?

Đáp: Nếu người nhẫn ưu, nhẫn khổ, hành sát sinh, duyên nơi sát sinh, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận ưu khổ, nhẫn ưu, nhẫn khổ. Hành trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, tham chấp, giận dữ, tà kiến, duyên nơi tà kiến, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận ưu khổ. Khi thân hoại mạng chung sinh vào nẻo ác là địa ngục. Đây là nghiệp thọ hiện tại khổ sau có báo khổ.

Hỏi: Những gì là nghiệp thọ hiện tại vui sau có báo khổ?

Đáp: Nếu người nhẫn hỷ, nhẫn lạc, hành sát sinh, duyên nơi sát sinh, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận hỷ lạc, nhẫn hỷ, nhẫn lạc, cho đến tà kiến, duyên nơi tà kiến, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận nhẫn hỷ, nhẫn lạc. Khi thân hoại mạng chung bị đọa vào nẻo ác là địa ngục. Đây là nghiệp thọ hiện tại vui sau có báo khổ.

Hỏi: Những gì là nghiệp thọ hiện tại khổ sau có báo vui?

Đáp: Nếu người nhẫn ưu, nhẫn khổ, hành không sát sinh, duyên nơi không sát sinh, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận ưu khổ, nhẫn ưu, nhẫn khổ. Hành không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói lời thêu dệt, không tham chấp, không giận dữ, hành chánh kiến, duyên nơi hành chánh kiến, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận ưu khổ. Khi thân hoại mạng chung được sinh nơi nẻo thiện là cõi trời. Đây là nghiệp thọ hiện tại khổ sau có báo vui.

Hỏi: Những gì là nghiệp thọ hiện tại vui sau có báo vui?

Đáp: Nếu người nhẫn hỷ, nhẫn lạc, hành không sát sinh, duyên nơi không sát sinh, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận hỷ lạc, nhẫn hỷ, nhẫn lạc, cho đến chánh kiến, duyên nơi chánh kiến, nên đã dùng vô số tâm để thọ nhận nhẫn hỷ, nhẫn lạc. Khi thân hoại mạng chung được sinh vào nẻo thiện là cõi trời. Đây là nghiệp thọ hiện tại vui sau có báo vui.

Như thế gọi là nghiệp thọ.

Lại nữa, do nghiệp thọ nghiệp, biểu hiện nhận lấy, biểu hiện nhận lấy rồi tức thọ báo. Đây gọi là nghiệp thọ của nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Thế nào gọi là xứ?

Đáp: Nếu thân hành ác, miệng hành ác, ý hành ác, tức thọ nhận báo không ái, không hỷ, không vừa ý, đó gọi là xứ.

Nếu thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, tức thọ nhận báo ái, hỷ, vừa ý, đó gọi là xứ.

Nếu thân hành ác, miệng hành ác, ý hành ác, tạo thành hành tà kiến, hủy báng Thánh nhân. Duyên nơi nhân duyên của nghiệp tà kiến, nên khi thân hoại mạng chung bị đọa vào nẻo ác là địa ngục, đó gọi là xứ.

Nếu thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, thành tựu hành chánh kiến, không hủy báng Thánh nhân. Duyên nơi nhân duyên của nghiệp chánh kiến, nên khi thân hoại mạng chung được sinh vào nẻo thiện là cõi trời, đó gọi là xứ.

Nếu người phàm phu cố ý đoạn mạng của mẹ, cố ý đoạn mạng của cha, cố ý đoạn mạng của Thanh văn A-la-hán, cố ý phá hoại chúng Tăng, cố ý khởi tâm ác làm thân Đức Như Lai chảy máu, đó gọi là xứ.

Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này cầu tìm bậc tôn thắng khác, cầu tìm người thọ nhận cúng dường khác, cầu tìm Sa-môn, Bàla-môn khác giảng nói chánh kiến, khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác: Là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến, đó gọi là xứ.

Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này, nếu có Sa-môn, Bà-lamôn duyên khác với thật cho: Ngã thế gian là thường, đây là thật, ngoài ra là hư giả, cho đến không phải có Niết-bàn như khứ, không phải không có Niết-bàn như khứ, lấy duyên khác với thật làm chân thật, đó gọi là xứ.

Nếu người phàm phu lấy giới cấm thủ làm tịnh, dùng duyên tà để cầu điều tốt, bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ nhận thân của người thứ tám, đó gọi là xứ.

Nếu một Chuyển luân Thánh vương xuất thế, hoặc Chuyển luân Thánh vương sinh ở vùng giữa nước, hoặc Chuyển luân Thánh vương sinh vào gia đình tôn quý, hoặc sinh vào nhà thuộc tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả, thành tựu thân tướng đoan nghiêm đẹp đẽ. Hoặc Chuyển luân Thánh vương sinh vào gia đình có nhiều của báu, vàng bạc, kha bối, san hô, ma ni, chân châu, lưu ly, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa thóc, tơ lụa, đó gọi là xứ.

Nếu một Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác xuất thế, hoặc Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh ở vùng giữa nước, hoặc Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào gia đình tôn quý, hoặc sinh vào nhà thuộc tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-lamôn, thành tựu thân tướng đoan nghiêm đẹp đẽ. Hoặc Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sinh vào gia đình có nhiều của báu, vàng bạc, tiền tài, ngọc bối, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa thóc, tơ lụa, đó gọi là xứ.

Nếu người nam làm Chuyển luân Thánh vương, nếu người nam làm Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, nếu người nam làm Thiên Đế Thích, Ma vương, Phạm vương, đó gọi là xứ.

Lại nữa, Đức Như Lai nói: Như vào lúc này ở trong địa ngục, như vào lúc này ở trong súc sinh, như vào lúc này ở trong ngạ quỷ, như vào lúc này ở trong nẻo người, như vào lúc này ở trên cõi trời, đó gọi là xứ.

Hỏi: Thế nào gọi là nhân?

Đáp: Nếu nhân của nghiệp là tham, nếu nhân của nghiệp là giận, nếu nhân của nghiệp là si, nếu nhân của nghiệp là không tham, nếu nhân của nghiệp là không giận, nếu nhân của nghiệp là không si, đó gọi là nhân.

Lại nữa, sắc có nhân này, phương tiện này. Thọ, tưởng, hành, thức có nhân này, phương tiện này. Nhập nơi thiền định thứ nhất có nhân này, phương tiện này. Nhập nơi thiền định thứ hai, thứ ba, thứ tư, đoạn dứt pháp ác, thành tựu pháp thiện. Đó gọi là nhân.

Hỏi: Thế nào gọi là báo?

Đáp: Nếu nghiệp là nghiệp thọ, thọ nhận báo trong năm nẻo, thọ nhận sắc, thọ, tưởng, hành, thức của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời, đó gọi là báo.

Đức Như Lai đã nhận biết như thật, phân biệt như thật, hiểu rõ như thật về nhân báo của xứ thọ nghiệp, thuộc nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại của các chúng sinh kia. Như thế, duyên nơi tuệ là phương tiện giải thoát của tri kiến, đó gọi là trí lực của Như Lai về nhân báo của xứ thọ nhận nghiệp thuộc nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Thế nào gọi là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, tôn thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực như thế, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về nhập định, xuất định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai về căn vượt hơn không phải vượt hơn của người khác, chúng sinh khác?

Thế nào là người khác, chúng sinh khác? Trừ chư Phật, Thế Tôn, nếu là các chúng sinh còn lại, đó gọi là người khác, chúng sinh khác.

Thế nào là căn? Là hai mươi hai căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là căn.

Thế nào là căn không phải vượt hơn? Nếu căn là bất thiện, đó gọi là căn không phải vượt hơn.

Thế nào là căn vượt hơn? Nếu căn là thiện, đó gọi là căn vượt hơn.

Lại nữa, căn không phải vượt hơn: Nếu căn không phải là Thánh, đó gọi là căn không phải vượt hơn.

Lại nữa, căn vượt hơn: Nếu căn là Thánh, đó gọi là căn vượt hơn.

Lại nữa, căn không phải vượt hơn: Nếu căn là Thánh bậc hạ, đó gọi là căn không phải vượt hơn.

Lại nữa, căn vượt hơn: Nếu căn là Thánh sắc bén, đó gọi là căn vượt hơn.

Đức Như Lai đối với căn vượt hơn không vượt hơn của người khác, của chúng sinh khác đều phân biệt như thật: Chúng sinh này là lợi căn hay căn yếu kém, khéo kính, khéo giải, sợ về sau bị chìm mất như kim cương, do không nghe pháp liền thoái chuyển. Tức nên có người nhận biết pháp. Ví như ao hoa Ưu-bát-la, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Câu-đầu-ma, ao hoa Phân-đà-lợi. Như hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi.

Có hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phânđà-lợi, từ bùn mọc lên chưa ra khỏi mặt nước.

Có hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phânđà-lợi, từ bùn mọc lên bằng nhau với mặt nước.

Có hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phânđà-lợi, đã ra khỏi mặt nước, ở giữa khoảng không, không dính nước.

Như thế, Đức Như Lai đối với căn vượt hơn không vượt hơn của người khác, của chúng sinh khác đều nhận biết như thật: Chúng sinh này là lợi căn, hoặc căn yếu kém, khéo kính, khéo giải, sợ về sau bị chìm mất như kim cương, do không nghe pháp liền thoái chuyển. Tức nên có người nhận biết pháp.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu có đoạn mạng của mẹ, có đoạn mạng của cha, có đoạn mạng Thanh văn A-la-hán, có phá hoại chúng Tăng, có tâm ác làm thân Đức Như Lai chảy máu.

Chúng sinh này, nếu căn thành tựu, có ở ngoài pháp này, hoặc tìm cầu bậc tôn thắng khác, có cầu tìm người thọ nhận cúng dường khác. Nghĩa là Sa-môn, Bà-la-môn khác, có thể giảng nói chánh kiến, có khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác: Đây là bậc Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến.

Chúng sinh này, nếu căn thành tựu, có ở ngoài pháp này, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn khác duyên khác với thật cho: Ngã thế gian là thường, đây là thật, ngoài ra đều là hư dối, cho đến không phải có Niết-bàn như khứ, không phải không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư dối, nghĩa là duyên khác với thật làm chân thật.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có dùng giới cấm thủ làm tịnh, duyên nơi tà, cầu điều tốt, bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ nhận thân của người thứ tám.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh vào gia đình tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc, trời Tha hóa tự tại.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Quang âm, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Vô tưởng.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh nơi trời Vô thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiện kiến, trời A ca nị trá.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có sinh lên trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ nhất.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có diệt giác quán, nội chánh tín, nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ hai.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có lìa hỷ, hành xả niệm, trí thân thọ lạc, như các Thánh nhân nói hành xả, niệm lạc, thành tựu hành của thiền thứ ba.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có đoạn khổ vui, trước diệt ưu hỷ, xả niệm thanh tịnh, không khổ không vui, thành tựu hành thiền thứ tư.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có lìa bỏ tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận, không tư duy về từng ấy tưởng, thành tựu hành của xứ vô biên không.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có lìa hết thảy xứ không, thành tựu hành của xứ vô biên thức.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có lìa hết thảy xứ thức, thành tựu hành của xứ bất dụng.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có lìa hết thảy xứ bất dụng, thành tựu hành của xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có thọ nhận vô lượng từng ấy thần túc, có thể làm chấn động đại địa, như dùng một làm thành nhiều, dùng nhiều làm thành một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá người thường, nghe hai thứ tiếng: Tiếng của người, tiếng của hàng phi nhân.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có nhận biết tâm của người khác, của chúng sinh khác: Người có tâm dục nhận biết như thật là có tâm dục. Người không có tâm dục nhận biết như thật là không có tâm dục. Cho đến người có tâm vượt hơn nhận biết như thật là có tâm vượt hơn. Người không có tâm vượt hơn nhận biết như thật là không có tâm vượt hơn.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có nhớ nghĩ về từng ấy thọ mạng đời trước, nhớ nghĩ về một đời, hai đời, ba đời, cho đến thành tựu hành ấy.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có thiên nhãn thanh tịnh vượt quá người thường, thấy chúng sinh nơi sinh tử, sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, thấp kém, vượt hơn. Cho đến nhận biết như thật về nghiệp của chúng sinh đã gây tạo.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, có chánh quyết định đối với trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, tức có lực, do có lực tự tại, nên thành tựu hành.

Chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu, tức không có việc đoạn dứt mạng của mẹ, cho đến do lực tự tại nên thành tựu hành.

Đức Như Lai đối với căn vượt hơn, không phải vượt hơn của người khác, của chúng sinh khác như thế đã chọn lựa, phân biệt như thật, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến, đó gọi là trí lực của Như Lai về căn vượt hơn không vượt hơn của người khác, chúng sinh khác.

Hỏi: Thế nào gọi là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, tôn thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực như thế, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về nhập định, xuất định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai về từng ấy giải của người khác, chúng sinh khác?

Thế nào là người khác, chúng sinh khác? Trừ chư Phật, Thế Tôn, nếu là các chúng sinh còn lại, đó gọi là người khác, chúng sinh khác.

Thế nào là giải? Nếu tâm hướng tới người kia, tâm đến với người kia tôn thượng, người kia hiểu rõ người kia, đó gọi là giải.

Đức Như Lai đối với những người khác, chúng sinh khác đều nhận biết như thật về từng ấy giải của họ. Chúng sinh này có giải thấp kém, có giải thù thắng.

Chúng sinh có giải ác, có giải thiện, có giải sinh tử, có giải Niết-bàn.

Chúng sinh có giải về sắc, có giải về thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Chúng sinh có giải về tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ.

Chúng sinh có giải về trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm, trời Đâu suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại.

Chúng sinh có giải về trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm.

Chúng sinh có giải về trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm.

Chúng sinh có giải về trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh.

Chúng sinh có giải về trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật.

Chúng sinh có giải về trời Vô tướng.

Chúng sinh có giải về trời Vô thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiện kiến, trời A ca nị trá.

Chúng sinh có giải về trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Chúng sinh có giải về nhập thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư.

Chúng sinh có giải về nhập định xứ không, định xứ thức, định xứ bất dụng, định xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Chúng sinh có giải về thần túc chứng trí, có giải về thiên nhĩ chứng trí, có giải về tâm lựa chọn chứng trí, có giải về nhớ nghĩ thọ mạng đời trước chứng trí, có giải về chúng sinh sinh tử chứng trí.

Chúng sinh có giải về chánh quyết định đối với trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.

Chúng sinh có giải do lực tôn quý tự tại. Hoặc chúng sinh có thể giải, thấy có đoạn mạng mẹ, có đoạn mạng cha, có đoạn mạng A-la-hán Thanh văn, có phá hoại Tăng, có tâm ác làm thân Như Lai chảy máu.

Nếu chúng sinh giải có người ở ngoài pháp này, cầu tìm bậc tôn thắng khác, cầu tìm người có thể thọ nhận cúng dường khác, có khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác, có thể giảng nói chánh kiến, khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác: Đây là bậc Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến.

Nếu chúng sinh giải có thể ở ngoài pháp này, có Sa-môn, Bàla-môn duyên khác với thật, cho: Ngã thế gian là thường, đây là thật, ngoài ra là hư dối, cho đến không phải có Niết-bàn như khứ, không phải không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư dối.

Nếu chúng sinh giải có người lấy giới cấm thủ làm tịnh, duyên nơi tà, cầu tìm điều tốt, bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ nhận thân của người thứ tám.

Nếu chúng sinh giải có người sinh trong gia đình thuộc tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ.

Nếu chúng sinh giải sinh nơi trời Tứ Thiên vương, trời Tam thập tam, trời Diệm, trời Đâu suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Quang, trời Thiểu Quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Vô tưởng.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Vô thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiện kiến, trời A-ca-nị-trá.

Nếu chúng sinh giải có người sinh nơi trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Nếu chúng sinh giải có người lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ nhất.

Nếu chúng sinh giải có người diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ hai.

Nếu chúng sinh giải có lìa hỷ, xả hành niệm biết thân thọ lạc, như các Thánh nhân hiểu rõ hành xả niệm lạc, thành tựu hành của thiền thứ ba.

Nếu chúng sinh giải có đoạn khổ, vui, trước diệt ưu hỷ, xả niệm tịnh, không khổ không vui, thành tựu hành của thiền thứ tư.

Nếu chúng sinh giải có người lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận, không tư duy về từng ấy tưởng, thành tựu hành của xứ vô biên không. Có người lìa tất cả xứ không, thành tựu hành của xứ vô biên thức. Có người lìa tất cả xứ thức, thành tựu hành của xứ bất dụng. Có người lìa tất cả xứ bất dụng, thành tựu hành của xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Nếu chúng sinh giải có người đạt được từng ấy thần túc, có thể làm chấn động đại địa, dùng một làm thành nhiều, dùng nhiều làm thành một, cho đến thân Phạm thiên tự tại.

Nếu chúng sinh giải có người đắc thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá người thường, nghe hai thứ tiếng: Tiếng của người, tiếng của hàng phi nhân.

Nếu chúng sinh giải có người khác, chúng sinh khác, nhận biết tâm của chúng sinh khác: Có tâm dục nhận biết như thật là có tâm dục. Không có tâm dục nhận biết như thật là không có tâm dục. Cho đến có tâm vượt hơn nhận biết như thật là có tâm vượt hơn. Không có tâm vượt hơn nhận biết như thật là không có tâm vượt hơn.

Nếu chúng sinh giải có người đã nhớ nghĩ về từng ấy thọ mạng đời trước, nhớ nghĩ về một thân, hai thân, ba thân, cho đến thành tựu hành này.

Nếu chúng sinh giải có người đắc thiên nhãn thanh tịnh, vượt quá người thường, thấy chúng sinh nơi sinh tử: Sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, thấp kém, vượt hơn, cho đến nhận biết chúng sinh như nghiệp đã gây tạo.

Nếu chúng sinh giải có người được chánh quyết định đối với trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.

Nếu chúng sinh giải do lực tôn quý tự tại.

Nếu chúng sinh giải không có việc đoạn mạng của mẹ.

Nếu chúng sinh giải không có, cho đến do lực tôn quý tự tại.

Như thế, Đức Như Lai đối với từng ấy giải của người khác, của chúng sinh khác, đều lựa chọn phân biệt như thật duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là trí lực của Như Lai về từng ấy giải của người khác, của chúng sinh khác.

Hỏi: Thế nào gọi là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai về từng ấy giới, vô lượng giới và thế giới?

Thế nào là từng ấy giới? Sắc giới, không phải sắc giới, cho đến mười tám giới như nơi phẩm Giới đã nói. Đó gọi là vô lượng giới.

Thế nào là thế giới? Có hai thứ thế giới: Thế giới của chúng sinh và thế giới của hành.

Thế nào là thế giới của chúng sinh? Chúng sinh nghĩa là sinh trong năm nẻo như địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời. Đó gọi là thế giới của chúng sinh.

Thế nào là thế giới của hành? Hành nghĩa là năm thọ ấm: Sắc thọ ấm, thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm. Đó gọi là thế giới của hành.

Đức Như Lai đối với từng ấy giới, vô lượng giới và thế giới này đều nhận biết như thật. Như thế, Đức Như Lai đối với từng ấy giới, vô lượng giới và thế giới đều phân biệt lựa chọn như thật duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là trí lực của Như Lai về từng ấy giới, vô lượng giới và thế giới.

Hỏi: Thế nào gọi là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai đến tất cả xứ đạo?

Thế nào là đến tất cả xứ đạo? Không có một chúng sinh, một pháp, một trí, một đạo nào có thể đến tất cả xứ đạo, chỉ có pháp báo của Đức Như Lai được gọi là đến tất cả xứ đạo. Đức Như Lai đã nhận biết như thật về đến tất cả xứ đạo.

Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn dắt đến mạng yểu, mạng thọ lâu. Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến bệnh nhiều, bệnh ít. Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến chỗ thấp hèn, tôn quý. Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến thân tướng xấu xí, đẹp đẽ.

Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến sự khinh rẻ ít, khinh rẻ nhiều. Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến uy đức ít, uy đức nhiều. Nếu thành tựu hành của đạo này, tức dẫn đến không có trí tuệ, có trí tuệ. Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến tộc họ lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ.

Nếu thành tựu hành của đạo này, tức có thể dẫn đến trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm, trời Đâu suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô tưởng thật, trời Quả thật.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Vô tưởng.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Vô thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiện kiến, trời A-ca-nị-trá.

Tu hành nhiều đạo này, có thể dẫn đến trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Tu hành nhiều đạo này, có thể nhập định của thiền thứ nhất, định của thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư.

Tu hành nhiều đạo này, có thể nhập định của xứ không, định của xứ thức, xứ bất dụng, xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Tu hành nhiều đạo này, tức đắc chứng trí thần túc, đắc chứng trí thiên nhĩ, đắc chứng trí của tâm chọn lựa, đắc chứng trí nhớ nghĩ về thọ mạng đời trước, đắc chứng trí sinh tử của chúng sinh.

Đạo này là khổ khó giải. Đạo này là khó chóng giải. Đạo này là lạc khổ giải. Đạo này là lạc chóng giải.

Tu hành nhiều đạo này, có thể được chánh quyết định đối với trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.

Tu hành nhiều đạo này, tức được do lực tôn quý tự tại.

Chúng sinh nếu hành có đoạn mạng của mẹ, có đoạn mạng của cha, có đoạn mạng của Thanh văn A-la-hán, có phá hoại chúng Tăng, có tâm ác làm cho thân Như Lai chảy máu.

Chúng sinh có ở ngoài pháp này, cầu tìm bậc tôn thắng khác, có cầu tìm người thọ nhận cúng dường khác, có cầu tìm Sa-môn, Bàla-môn khác có thể giảng nói chánh kiến, có khen ngợi Sa-môn, Bàla-môn khác: “Các vị là bậc Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến”. Chúng sinh nếu hành có ở ngoài pháp này cầu tìm Sa-môn, Bà-la-môn khác, duyên khác với thật cho: Ngã, thế gian là thường, đây là thật, ngoài ra là hư dối. Ngã, thế gian không phải là thường, đây là thật, ngoài ra là hư dối. Cho đến không phải có Niết-bàn như khứ, không phải không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư dối, nghĩa là duyên khác với thật làm chân thật.

Chúng sinh nếu hành, có lấy giới cấm thủ làm tịnh, duyên theo tà cầu tìm điều tốt, bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ nhận thân của người thứ tám.

Chúng sinh nếu hành, có sinh vào gia đình thuộc tộc họ lớn Sátđế-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm, trời Đâu suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Vô tưởng.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Vô thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiện kiến, trời A ca nị trá.

Chúng sinh nếu hành, có sinh nơi trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Chúng sinh nếu hành, có lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ nhất. Có diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ hai. Có lìa hỷ, xả, hành niệm biết thân thọ nhận lạc, như các Thánh nhân giải, xả hành niệm lạc, thành tựu hành của thiền thứ ba. Có đoạn khổ vui, trước diệt ưu hỷ, không khổ không vui, xả niệm tịnh, thành tựu hành của thiền thứ tư.

Chúng sinh nếu hành, có lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận, không tư duy về từng ấy tưởng, thành tựu hành của xứ vô biên không. Có lìa tất cả xứ không, thành tựu hành của xứ vô biên thức. Có lìa tất cả xứ thức, thành tựu hành của xứ bất dụng. Có lìa tất cả xứ bất dụng, thành tựu hành của xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Chúng sinh nếu hành, có thọ nhận vô lượng từng ấy thần túc, có thể làm chấn động đại địa, dùng một làm thành nhiều, dùng nhiều làm thành một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại.

Có thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá người thường, nghe hai thứ tiếng: Tiếng của người và tiếng của hàng phi nhân.

Có nhận biết tâm của người khác, của chúng sinh khác: Có tâm dục nhận biết như thật là có tâm dục. Không có tâm dục nhận biết như thật là không có tâm dục. Cho đến có tâm vượt hơn nhận biết như thật là có tâm vượt hơn. Không có tâm vượt hơn nhận biết như thật là không có tâm vượt hơn.

Hoặc nhớ nghĩ về vô lượng từng ấy thọ mạng đời trước: Một đời, hai đời, ba đời, cho đến thành tựu hành của pháp ấy.

Hoặc thiên nhãn thanh tịnh, vượt quá người thường, quán sự sinh tử của chúng sinh: Sắc đẹp, sắc xấu, dục thiện, dục ác, thấp kém, vượt hơn, cho đến nhận biết nghiệp chúng sinh đã gây tạo.

Chúng sinh nếu hành, có được chánh quyết định đối với trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.

Chúng sinh nếu hành, là được do lực tôn quý tự tại.

Chúng sinh nếu hành, không có đoạn mạng của mẹ, cho đến không có được do lực tôn quý tự tại.

Như thế, Đức Như Lai đối với đến tất cả xứ đạo đều lựa chọn phân biệt như thật, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là trí lực của Như Lai đến tất cả xứ đạo.

Hỏi: Thế nào gọi là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai về thiền định, giải thoát, nhập khởi định cấu tịnh?

Thế nào là thiền? Như Tỳ-kheo đã lìa bỏ pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ nhất. Diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ hai. Lìa hỷ, hành xả niệm biết thân thọ nhận lạc, như các Thánh nhân đã giải hành xả niệm lạc, thành tựu hành của thiền thứ ba. Đoạn khổ vui, trước hết diệt ưu hỷ, không khổ không vui, xả niệm tịnh, thành tựu hành của thiền thứ tư. Đó gọi là thiền.

Thế nào là giải thoát? Sắc quán sắc, là giải thoát thứ nhất. Trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc, là hai giải thoát. Tịnh giải thoát, là ba giải thoát. Lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận, không tư duy về từng ấy tưởng, thành tựu hành của xứ vô biên không, là bốn giải thoát. Lìa tất cả xứ không, thành tựu hành của xứ vô biên thức, là năm giải thoát. Lìa tất cả xứ thức, thành tựu hành của xứ vô sở hữu, là sáu giải thoát. Lìa tất cả xứ bất dụng, thành tựu hành của xứ phi tưởng phi phi tưởng, là bảy giải thoát. Lìa tất cả xứ phi tưởng phi phi tưởng, thành tựu hành của diệt thọ tưởng, là tám giải thoát. Như thế gọi là giải thoát.

Thế nào là định? Định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán. Định không, định vô tướng, định vô nguyện. Đó gọi là định.

Thế nào là nhập định? Nhập định tưởng, định vô tưởng, định tùy tưởng, định không tùy tưởng, định của sắc không chung, định của sắc chung, định vô thắng, định của nhất thiết nhập. Đó gọi là nhập định.

Thế nào là cấu? Cấu của dục, cấu của giận, cấu của si, cấu của phiền não, cấu của hành ác do chướng cái trói buộc cùng cấu uế của pháp khác. Nếu thiền định giải thoát nhập định cấu uế, là bất tịnh, là không khởi, là không trong lành, không vi diệu, là nghiệp nhiễm ô, không có ánh sáng. Đó gọi là cấu.

Thế nào là tịnh? Nếu dục hết, giận hết, si hết, phiền não hết, chướng cái trói buộc hành ác hết và các pháp cấu uế khác hết. Nếu thiền định, giải thoát, nhập định không cấu tịnh, khởi nghiệp tịnh trong không nhiễm ô, có ánh sáng. Đó gọi là tịnh.

Thế nào là khởi? Như nơi thiền thứ nhất khởi tâm nhập thiền thứ hai. Như nơi thiền thứ nhất khởi tâm nhập thiền thứ ba. Như nơi thiền thứ nhất khởi tâm nhập thiền thứ tư. Như nơi thiền thứ hai khởi tâm nhập thiền thứ ba. Như nơi thiền thứ hai khởi tâm nhập thiền thứ tư. Như nơi thiền thứ ba khởi tâm nhập thiền thứ tư. Đó gọi là khởi.

Lại nữa, nếu tịnh tức là khởi, nếu khởi tức là tịnh, đó gọi là khởi tịnh.

Đức Như Lai đối với thiền định, giải thoát, nhập khởi định cấu tịnh đều nhận biết như thật. Như thế, Đức Như Lai đối với thiền định, giải thoát, nhập khởi định cấu tịnh đều phân biệt lựa chọn, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là trí lực của Như Lai về thiền định, giải thoát, nhập khởi định cấu tịnh.

Hỏi: Thế nào là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là lực trí chứng của Như Lai nhớ nghĩ về thọ mạng đời trước?

Đáp: Đức Như Lai nhớ nghĩ về từng ấy thọ mạng đời trước của mình và người khác. Nhớ nghĩ hoặc một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hoặc mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, trăm đời, hoặc một ngàn đời, trăm ngàn đời, vô lượng trăm đời, vô lượng ngàn đời.

Hoặc như kiếp thành, kiếp hoại, hoặc kiếp thành hoại. Hoặc vô lượng kiếp thành, vô lượng kiếp hoại, vô lượng kiếp thành hoại. Ta vốn ở nơi chốn ấy, đã mang tên họ như thế, đời sống như thế, ăn uống như thế, mạng căn như thế, thọ mạng dài ngắn như thế, nhận lấy khổ vui như thế. Từ đời đó sau cùng sinh vào chốn kia. Từ chốn kia mạng chung sinh vào chốn này. Thành tựu hành nhớ nghĩ lại từng ấy thọ mạng đời trước của mình.

Như người từ thôn xóm của mình đến thôn xóm của người khác, ở nơi thôn xóm khác kia hoặc đi, đứng, ngồi, nói năng, yên lặng. Từ thôn xóm ấy đến thôn xóm khác, ở nơi thôn xóm khác kia hoặc đi, đứng, ngồi, nói năng, yên lặng. Từ thôn xóm khác kia đến thôn xóm khác nữa, hoặc đi, đứng, ngồi, nói năng, yên lặng.

Người này sau đó trở lại thôn xóm của mình, nhớ nghĩ lại về tất cả thôn xóm trước kia, không cho là khó: Ta đã từ thôn xóm của mình đến thôn xóm người khác. Ta đã ở nơi thôn xóm kia, đã đi như thế, đứng như thế, ngồi như thế, nói năng như thế, yên lặng như thế. Ta đã từ thôn xóm ấy đến thôn xóm khác. Ta đã ở nơi thôn xóm đó, đã đi như thế, đứng như thế, ngồi như thế, nói năng như thế, yên lặng như thế. Ta đã từ thôn xóm ấy lại đến thôn xóm khác nữa. Ta đã ở nơi thôn xóm đó, đã đi như thế, đứng như thế, ngồi như thế, nói năng như thế, yên lặng như thế. Ta đã trở lại nơi thôn xóm của mình. Như vậy, Đức Như Lai đã nhớ nghĩ về vô lượng từng ấy thọ mạng đời trước của mình và người khác.

Nhớ nghĩ lại hoặc một đời, hai đời, ba đời, cho đến thành tựu hành ấy.

Như thế, trí chứng của Như Lai đã nhớ nghĩ về thọ mạng đời trước đều lựa chọn phân biệt như thật, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là lực trí chứng của Như Lai nhớ nghĩ về thọ mạng đời trước.

Hỏi: Thế nào là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là lực trí chứng của Như Lai về sinh tử của chúng sinh?

Đáp: Như thế, Đức Như Lai do thiên nhãn thanh tịnh vượt quá người thường, đã thấy rõ chúng sinh nơi sinh tử: Sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, thấp kém, vượt hơn, nhận biết chúng sinh như nghiệp đã gây tạo.

Chúng sinh này, thân hành ác, miệng hành ác, ý hành ác, tạo thành hành tà kiến, hủy báng Thánh nhân, duyên nơi nghiệp tà kiến, nên thân hoại mạng chung bị đọa vào nẻo ác là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Chúng sinh này, thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, đã thành tựu hành chánh kiến, không hủy báng Thánh nhân, duyên nơi nghiệp chánh kiến, nên thân hoại mạng chung được sinh vào nẻo thiện là trong nẻo người, trên cõi trời.

Như thế, thiên nhãn thanh tịnh vượt quá người thường, thấy rõ chúng sinh nơi sinh tử: Sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, thấp kém, vượt hơn, nhận biết chúng sinh như nghiệp đã gây tạo.

Như trong thành ấp, thôn xóm có đài cao, người có mắt thanh tịnh đứng trên đài ấy trông thấy chúng sinh nơi phía đông qua lại vòng quanh khắp hướng tây. Thấy chúng sinh nơi phía tây qua lại vòng quanh khắp hướng đông. Thấy chúng sinh nơi phía nam qua lại vòng quanh khắp hướng bắc. Thấy chúng sinh nơi phía bắc qua lại vòng quanh khắp phương bắc. Lại thấy người ở bên đài ra vào lui tới vây quanh.

Như thế, thiên nhãn của Như Lai thanh tịnh vượt quá người thường, đã thấy rõ chúng sinh nơi sinh tử: Sắc đẹp, sắc xấu, nẻo thiện, nẻo ác, thấp kém, vượt hơn, cho đến nhận biết chúng sinh như nghiệp đã gây tạo.

Như thế, trí chứng của Như Lai đối với chúng sinh nơi sinh tử đã phân biệt lựa chọn như thật, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là lực trí chứng của Như Lai về sinh tử của chúng sinh.

Hỏi: Thế nào là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là trí lực của Như Lai về hữu lậu đã dứt hết?

Thế nào là hữu lậu? Có bảy lậu: (1) Lậu do kiến đoạn. (2) Lậu do nhẫn đoạn. (3) Lậu do thân cận đoạn. (4) Lậu do xa lìa đoạn. (5) Lậu do điều phục đoạn. (6) Lậu do giới đoạn. (7) Lậu do tư duy đoạn. Đó gọi là lậu.

Thế nào là lậu dứt hết? Nếu lậu hết, duyên hết, điều phục duyên, điều phục để lìa, chánh thức lìa bỏ, loại bỏ hẳn, đoạn xuất. Đó gọi là lậu dứt hết.

Như thế, thân của Như Lai và của người khác, lậu đã dứt hết, Như Lai đều nhận biết như thật. Như nước suối trong sạch không đục, nếu nơi suối kia có cát đá, các loài ốc trai, rùa, trạnh, cá, ba ba v.v… bò chậm chạp hoặc bơi lội trong đó, mắt người thanh tịnh nhìn thấy chúng rất rõ, nhất là khi chúng đến gần bờ, nước trong bên dưới là cát sỏi.

Như thế, Đức Như Lai nơi chính mình và người khác, lậu đã dứt hết đều nhận biết như thật, đều phân biệt chọn lựa như thật, duyên nơi tuệ, là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là trí lực của Như Lai về hữu lậu đã dứt hết.

Hỏi: Thế nào là lực của Như Lai?

Đáp: Đức Như Lai ở nơi xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, lực tôn thắng, lực tối thắng tối thượng, không có hàng người thiện, đại nhân nào có thể vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những nơi chốn mong muốn đều như chỗ đã mong muốn, hết thảy chỗ mong muốn về xuất định, nhập định cũng thế. Đó gọi là lực của Như Lai.

Đây là mười lực của Như Lai.

Hỏi: Thế nào là mười hai trí tánh?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Ta sẽ nói về mười hai trí tánh, các ông nên lắng nghe, khéo thọ nhận, khéo tư duy!

Các Tỳ-kheo thưa: Xin vâng. Các Tỳ-kheo chí tâm lắng nghe.

Đức Thế Tôn nói: Những gì là mười hai trí? Tỳ-kheo! Khổ Thánh đế này, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo nên biết! Khổ Thánh đế này nên nhận biết, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã nhận biết khổ Thánh đế này rồi, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải.

Tỳ-kheo! Tập Thánh đế này, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo nên biết! Tập Thánh đế này nên đoạn, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã đoạn tập Thánh đế này rồi, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải.

Tỳ-kheo! Diệt Thánh đế này, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo nên biết! Diệt Thánh đế này nên chứng, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã chứng diệt Thánh đế này rồi, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải.

Tỳ-kheo! Đạo Thánh đế này, là pháp trước chưa nghe. Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo nên biết! Đạo Thánh đế này nên tu, là pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã tu đạo Thánh đế này rồi, là pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh tuệ, sinh giải.

Tỳ-kheo! Bốn Thánh đế này có ba phần thành mười hai hành: Nếu Ta không nhận biết như thật thì không chứng đắc đạo quả Chánh giác vô thượng, cũng không nói là chứng đắc.

Tỳ-kheo! Ba phần của bốn Thánh đế này thành mười hai hành, vì ta đã nhận biết như thật, nên hiện nay, ta đã chứng đắc đạo quả Chánh giác vô thượng, cũng nói là đắc. Đó gọi là mười hai trí tánh.

Hỏi: Thế nào là bốn mươi bốn trí tánh?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Các Tỳ-kheo! Ta sẽ nói về bốn mươi bốn trí tánh. Các ông nên lắng nghe, lắng nghe kỹ, khéo thọ nhận, khéo tư duy.

Các Tỳ-kheo thưa: Như thế, bạch Đức Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo chí tâm lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: Những gì là bốn mươi bốn trí? Như thế, Tỳ-kheo nhận biết lão tử, nhận biết lão tử tập, nhận biết lão tử diệt, nhận biết lão tử diệt đạo.

Sinh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu nhập, danh sắc, thức, hành. Nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết hành diệt, nhận biết hành diệt đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lão tử?

Thế nào là lão? Nghĩa là các chúng sinh trong các chúng, sự sống suy hao, gầy ốm, mặt nhăn nheo, các căn đã chín muồi, hành của mạng thu ngắn. Đó gọi là lão.

Thế nào là tử? Nghĩa là các chúng sinh, các chúng sinh sau cùng xả bỏ ấm, thân diệt mất tan hoại, vật này biến đổi khác, lìa thế gian. Đó gọi là tử.

Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lão tử.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lão tử tập?

Đáp: Như Tỳ-kheo do sinh tập nên nhận biết lão tử tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lão tử tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lão tử diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do sinh diệt nên nhận biết lão tử diệt. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lão tử diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lão tử diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lão tử diệt đạo.

Nếu Tỳ-kheo nhận biết lão tử, nhận biết lão tử tập, nhận biết lão tử diệt, nhận biết lão tử diệt đạo. Đó gọi là pháp trí.

Tỳ-kheo đối với trí hiện tại sáng tỏ, thường hiểu rõ do quá khứ, vị lai để giữ lấy sự đối chiếu. Như Sa-môn, Bà-la-môn quá khứ đã nhận biết lão tử, đã nhận biết lão tử tập, đã nhận biết lão tử diệt, đã nhận biết lão tử diệt đạo.

Các Sa-môn, Bà-la-môn kia đã nhận biết tất cả như ta tự nhận biết. Như Sa-môn, Bà-la-môn vị lai sẽ nhận biết về lão tử khổ, sẽ nhận biết lão tử tập, sẽ nhận biết lão tử diệt, sẽ nhận biết lão tử diệt đạo. Nếu tất cả sẽ nhận biết, như ta đã tự nhận biết. Đó gọi là tỷ trí.

Nếu Tỳ-kheo có hai trí sáng rõ là pháp trí, tỷ trí, đó gọi là Tỳkheo có kiến giải đầy đủ, được có thể nhẫn, được pháp vượt hơn, được vô úy. Hướng đến pháp này để điều phục, nhận biết pháp này được điều phục, thấy rõ pháp này đã điều phục. Học nhận biết, học thuật thành tựu, truyền hướng về pháp, đối với pháp phạm tịnh hạnh, tất có thể thường trụ, đối với môn cam lộ được tự tại giải thoát.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết về sinh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu nhập, danh sắc, thức, hành?

Hỏi: Thế nào là hành?

Đáp: Ba hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành, đó gọi là hành. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành tập?

Đáp: Như Tỳ-kheo do vô minh tập nên nhận biết hành tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do vô minh diệt nên nhận biết hành diệt.

Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt đạo.

Tỳ-kheo như thế là nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết hành diệt, nhận biết hành diệt đạo. Đó gọi là pháp trí.

Tỳ-kheo đối với trí hiện tại sáng tỏ, thường hiểu rõ do quá khứ, vị lai để giữ lấy sự đối chiếu. Như Sa-môn, Bà-la-môn quá khứ đã nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết hành diệt, nhận biết hành diệt đạo.

Các Sa-môn, Bà-la-môn kia đã nhận biết tất cả như ta tự nhận biết. Như Sa-môn, Bà-la-môn vị lai sẽ nhận biết hành, sẽ nhận biết hành tập, sẽ nhận biết hành diệt, sẽ nhận biết hành diệt đạo. Nếu tất cả sẽ nhận biết, như ta đã tự nhận biết. Đó gọi là tỷ trí.

Nếu Tỳ-kheo có hai trí sáng tỏ là pháp trí, tỷ trí, đó gọi là Tỳkheo có kiến giải đầy đủ, được có thể nhẫn, được pháp vượt hơn, được vô úy. Hướng đến pháp này để điều phục, nhận biết pháp này được điều phục, thấy rõ pháp này đã điều phục. Học nhận biết, học thuật thành tựu, truyền hướng về pháp, đối với pháp phạm tịnh hạnh, tất có thể thường trụ, đối với môn cam lộ được tự tại giải thoát. Đó gọi là bốn mươi bốn trí tánh.

Hỏi: Thế nào là bảy mươi bảy trí tánh?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Các Tỳ-kheo! Ta sẽ nói về bảy mươi bảy trí tánh. Các ông nên lắng nghe, nghe cho kỹ, khéo thọ nhận, khéo tư duy.

Các Tỳ-kheo thưa: Như vậy, bạch Đức Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo chí tâm lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: Thế nào là bảy mươi bảy trí? Trí vô minh duyên hành, trí không có vô minh, không có hành. Như trí vô minh quá khứ duyên hành, trí không có vô minh, không có hành. Như trí vô minh vị lai duyên hành, trí không có vô minh, không có hành. Nếu trí là pháp trụ, trí ấy cũng là pháp tận, pháp biến đổi, pháp lìa dục, pháp diệt. Cho đến trí sinh duyên lão tử, trí không sinh không lão tử. Như trí sinh quá khứ duyên lão tử, trí không sinh không lão tử. Trí sinh vị lai duyên lão tử, trí không sinh không lão tử. Nếu trí là pháp trụ, trí ấy cũng là pháp tận, pháp biến đổi, pháp lìa dục, pháp diệt. Đó gọi là bảy mươi bảy trí tánh.

HẾT – QUYỂN 11