LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 10

Phẩm thứ 4: PHẦN KHÔNG HỎI VỀ TRÍ, phần 2

Hỏi: Thế nào là trí của phần thoái chuyển?

Đáp: Nếu trí là bất thiện, đó gọi là trí của phần thoái chuyển.

Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ?

Đáp: Nếu trí là vô ký, đó gọi là trí của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu trí là thiện không phải là Thánh, đó gọi là trí của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là trí của phần giải?

Đáp: Nếu trí là Thánh, có báo, có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là trí của phần giải.

Hỏi: Thế nào là trí của phần thoái chuyển?

Đáp: Nếu trí sinh, thoái chuyển, đối với pháp thiện không phải là Thánh, không phải trụ, không phải tăng trưởng, đó gọi là trí của phần thoái chuyển.

Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ?

Đáp: Nếu trí sinh, ở nơi pháp thiện không phải là Thánh, đã trụ, không thoái chuyển, không tăng trưởng, đó gọi là trí của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu trí sinh tăng trưởng pháp thiện không phải là Thánh, không thoái chuyển, không trụ, đó gọi là trí của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là trí của phần giải?

Đáp: Nếu là cùng giải, tương ưng với giải, đó gọi là trí của phần giải.

Hỏi: Thế nào là trí của phần thoái chuyển không phải là trí của phần trụ?

Đáp: Nếu có thoái chuyển, không phải là trụ, đó gọi là trí của phần thoái chuyển không phải là trí của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ không phải là trí của phần thoái chuyển?

Đáp: Nếu có trụ, không phải là thoái chuyển, đó gọi là trí của phần trụ không phải là trí của phần thoái chuyển.

Hỏi: Thế nào là trí của phần thoái chuyển, trí của phần trụ?

Đáp: Không có một trí là trí của phần thoái chuyển, là trí của phần trụ. Người kia nếu là trí của phần thoái chuyển thì không phải là phần trụ. Nếu là trí của phần trụ thì không phải là phần thoái chuyển. Đó gọi là trí của phần thoái chuyển, trí của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là không phải trí của phần thoái chuyển, không phải trí của phần trụ?

Đáp: Trừ trí của phần thoái chuyển, của phần trụ, nếu trí kiến còn lại, đó gọi là không phải trí của phần thoái chuyển, không phải trí của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là trí của phần thoái chuyển không phải là trí của phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu có thoái chuyển, không phải là tăng trưởng, đó gọi là trí của phần thoái chuyển không phải là trí của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng không phải là trí của phần thoái chuyển?

Đáp: Nếu trí đã tăng trưởng, không phải là thoái chuyển, đó gọi là trí của phần tăng trưởng không phải là trí của phần thoái chuyển.

Hỏi: Thế nào là trí của phần thoái chuyển, trí của phần tăng trưởng?

Đáp: Không có một trí là trí của phần thoái chuyển, là trí của phần tăng trưởng. Người kia nếu là trí của phần thoái chuyển thì không phải là phần tăng trưởng. Nếu là trí của phần tăng trưởng tức không phải là phần thoái chuyển. Đó gọi là trí của phần thoái chuyển, trí của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là không phải trí của phần thoái chuyển, không phải trí của phần tăng trưởng?

Đáp: Trừ trí của phần thoái chuyển, của phần tăng trưởng, còn lại là trí khác, đó gọi là không phải trí của phần thoái chuyển, không phải trí của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ không phải là trí của phần giải?

Đáp: Nếu có phần trụ, không phải là giải, đó gọi là trí của phần trụ không phải là trí của giải.

Hỏi: Thế nào là trí của phần giải không phải là trí của phần trụ?

Đáp: Nếu có giải, không phải là trụ, đó gọi là trí của phần giải không phải là trí của phần trụ.

Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ, trí của phần giải, không là một trí?

Đáp: Nếu là phần trụ, phần giải, hoặc trí của phần trụ, không phải là phần giải, trí của phần giải không phải là phần trụ. Đó gọi là trí của phần trụ, trí của phần giải, không là một trí.

Hỏi: Thế nào là không phải trí của phần trụ, không phải trí của phải giải?

Đáp: Trừ trí của phần trụ, của phần giải, nếu là trí còn lại, đó gọi là không phải trí của phần trụ, không phải trí của phần giải.

Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng không phải là trí của phần giải?

Đáp: Nếu có tăng trưởng, không phải là giải, đó gọi là trí của phần tăng trưởng không phải là trí của phần giải.

Hỏi: Thế nào là trí của phần giải không phải là trí của phần tăng trưởng?

Đáp: Nếu có giải, không phải là tăng trưởng, đó gọi là trí của phần giải không phải là trí của phần tăng trưởng.

Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng, trí của phần giải?

Đáp: Không có một trí hoặc là phần tăng trưởng, hoặc là phần giải. Nếu là trí của phần tăng trưởng thì không phải là phần giải. Nếu là trí của phần giải thì không phải là phần tăng trưởng. Đó gọi là trí của phần tăng trưởng, trí của phần giải.

Hỏi: Thế nào là không phải trí của phần tăng trưởng, không phải trí của phần giải?

Đáp: Trừ trí của phần tăng trưởng, của phần giải, nếu còn lại là trí khác, đó gọi là không phải trí của phần tăng trưởng, không phải trí của phần giải.

Hỏi: Thế nào là năm trí?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Tu định vô lượng nghĩa, tâm cùng chiếu sáng. Tỳ-kheo tu định này xong, tức định vô lượng nghĩa, tâm cùng chiếu sáng xong, nội sinh năm trí.

Những gì là năm? Định này hiện thế vui, sau thọ nhận báo vui, nội sinh trí. Định này là Thánh không nhiễm, nội sinh trí. Định này Thánh nhân gần gũi, nội sinh trí. Định này tịch tĩnh, thắng diệu, tâm Thánh được giải thoát, được dứt trừ pháp ác, nội sinh trí. Nhớ nghĩ nhập định này, nhớ nghĩ xuất định này, nội sinh trí. Tu định vô lượng, vô lượng tâm cùng chiếu sáng. Tỳ-kheo tu định xong, tức vô lượng tâm cùng chiếu sáng, sinh năm trí ấy. Đó gọi là năm trí.

Hỏi: Thế nào là sáu thông?

Đáp: Trí chứng thông thần túc, trí chứng thông thiên nhĩ, trí chứng thông quán tâm tâm số pháp, trí chứng thông nhớ nghĩ về thọ mạng đời trước, trí chứng thông chúng sinh sinh tử, trí chứng thông lậu tận.

Hỏi: Thế nào là trí chứng thông thần túc?

Đáp: Nếu trí sinh thọ nhận vô lượng thần túc, làm chấn động đại địa, dùng một làm thành nhiều, dùng nhiều làm thành một, xứ gần, xứ xa, tường vách, núi non, bờ bến đều thông suốt không có ngăn ngại. Như nơi hư không ngồi kiết già, qua lại trong không như chim bay. Vào trong đất như lội xuống nước. Lội dưới nước như đi trên đất. Thân phát ra lửa, khói, như đống lửa to. Oai đức, thần lực của mặt trời, mặt trăng khó lường tính, tay có thể sờ chạm, cho đến cõi Phạm thiên thân đều được tự tại. Đó gọi là trí chứng thông thần túc.

Hỏi: Thế nào là trí chứng thông thiên nhĩ?

Đáp: Nếu trí sinh thiên nhĩ, vượt quá tai của người thường, nghe hai thứ âm thanh: Âm thanh của người và âm thanh của hàng phi nhân. Đó gọi là trí chứng thông thiên nhĩ.

Hỏi: Thế nào là trí chứng thông quán tâm tâm số pháp?

Đáp: Nếu trí sinh nhận biết tâm tâm số của người khác, của chúng sinh khác. Nếu có tâm dục nhận biết như thật là có tâm dục. Không có tâm dục nhận biết như thật là không có tâm dục. Có tâm giận nhận biết như thật là có tâm giận. Không có tâm giận nhận biết như thật là không có tâm giận. Có tâm si nhận biết như thật là có tâm si. Không có tâm si nhận biết như thật là không có tâm si. Tâm nhanh chóng nhận biết như thật là tâm nhanh chóng. Tâm loạn nhận biết như thật là tâm loạn. Tâm ít nhận biết như thật là tâm ít. Tâm bối rối nhận biết như thật là tâm bối rối. Tâm bất định nhận biết như thật là tâm bất định. Tâm định nhận biết như thật là tâm định. Tâm không giải thoát nhận biết như thật là tâm không giải thoát. Tâm giải thoát nhận biết như thật là tâm giải thoát. Tâm có vượt hơn nhận biết như thật là tâm có vượt hơn. Tâm không có vượt hơn nhận biết như thật là tâm không có vượt hơn. Đó gọi là trí chứng thông quán tâm tâm số pháp.

Hỏi: Thế nào là trí chứng thông nhớ nghĩ về thọ mạng đời trước?

Đáp: Nếu trí sinh nhớ nghĩ về vô lượng những thọ mạng của đời trước: Nhớ nghĩ về một đời, hai, ba, bốn, năm, mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, trăm ngàn đời, vạn đời, mười vạn đời, vô lượng mười đời, vô lượng trăm đời, vô lượng ngàn đời, vô lượng trăm ngàn vạn đời, cho đến hoặc là kiếp thành, kiếp hoại, hoặc kiếp thành hoại, vô lượng kiếp thành, vô lượng kiếp hoại, vô lượng kiếp thành hoại. Ta vốn ở chốn kia, mang tên họ như thế, đời sống như thế, ăn uống như thế, thọ mạng như thế, sống lâu như thế, yểu như thế, đã thọ nhận khổ vui như thế. Ta đã từ nơi ấy chết sinh nơi ấy, từ nơi kia chết sinh nơi kia, rồi về sau, từ nơi kia chết sinh nơi đây, từ nơi đây chết sinh nơi kia, như vậy luôn có hành thành tựu. Nhớ nghĩ về từng ấy thọ mạng của đời trước. Đó gọi là trí chứng thông túc mạng.

Hỏi: Thế nào là trí chứng thông chúng sinh sinh tử?

Đáp: Nếu trí sinh thiên nhãn thanh tịnh, vượt quá mắt của người thường: Thấy chúng sinh sinh tử, sắc đẹp, sắc xấu, đường thiện, đường ác, thấp kém, thù thắng. Nhận biết chúng sinh như nghiệp đã gây tạo.

Chúng sinh thân hành ác đã thành, miệng hành ác đã thành, ý hành ác đã thành, hủy báng Thánh nhân, hành theo tà kiến, duyên nơi tà kiến, nên thân hoại mạng chung, sinh vào nẻo ác như địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Chúng sinh thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện đã thành tựu, không hủy báng Thánh nhân, hành theo chánh kiến, duyên nơi chánh kiến, nên thân hoại mạng chung, sinh vào nẻo thiện là trong nẻo người, trên cõi trời. Thiên nhãn thanh tịnh, vượt quá mắt người như thế. Đó gọi là trí chứng thông chúng sinh sinh tử.

Hỏi: Thế nào là trí chứng thông lậu tận?

Đáp: Nếu trí sinh, hữu lậu dứt hết, được vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, hiện đời tự chứng biết, đã thành tựu hành: Nẻo sinh tử của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn trở lại hữu sau. Đó gọi là trí chứng thông lậu tận.

Như thế gọi là sáu thông.

Hỏi: Thế nào là bảy phương tiện?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Tỳ-kheo! Bảy xứ phương tiện, ba thứ quán, ở trong pháp này là thuần thiện, từ xa đều nghe, đó là trượng phu tôn quý.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo có bảy xứ phương tiện?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết sắc, nhận biết sắc tập, nhận biết sắc diệt, nhận biết sắc diệt đạo, nhận biết sắc vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của sắc, nhận biết ra khỏi sắc.

Nhận biết thọ, nhận biết thọ tập, nhận biết thọ diệt, nhận biết thọ diệt đạo, nhận biết thọ vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của thọ, nhận biết ra khỏi thọ.

Nhận biết tưởng, nhận biết tưởng tập, nhận biết tưởng diệt, nhận biết tưởng diệt đạo, nhận biết tưởng vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của tưởng, nhận biết ra khỏi tưởng.

Nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết hành diệt, nhận biết hành diệt đạo, nhận biết hành vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của hành, nhận biết ra khỏi hành.

Nhận biết thức, nhận biết thức tập, nhận biết thức diệt, nhận biết thức diệt đạo, nhận biết thức vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của thức, nhận biết ra khỏi thức.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết sắc?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về bốn đại, cùng sắc do bốn đại tạo. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết sắc.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết sắc tập?

Đáp: Như Tỳ-kheo do ái tập, nhận biết về sắc tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết sắc tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết sắc diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do ái diệt, nhận biết về sắc diệt. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết sắc diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết sắc diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết sắc diệt đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết sắc vị?

Đáp: Nếu duyên nơi sắc, sinh hỷ lạc, gọi là sắc vị. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết sắc vị.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của sắc?

Đáp: Nếu sắc là pháp vô thường, khổ, đổi khác, tức là lỗi lầm tai hại của sắc. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của sắc.

Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết về việc ra khỏi sắc?

Nếu sắc là dục nhiễm, tức điều phục dục nhiễm, đoạn

dứt hẳn, gọi là ra khỏi sắc. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết về việc ra khỏi sắc.

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, như thế là nhận biết sắc, nhận biết sắc tập, nhận biết sắc diệt, nhận biết sắc diệt đạo, nhận biết sắc vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của sắc, nhận biết về việc ra khỏi sắc. Nếu chán sắc, lìa dục chứng diệt, hướng đến đạo, nếu là khéo hướng đến, hoặc là người khéo hướng đến, ở trong pháp này đã nhận biết rõ.

Cùng Sa-môn, Bà-la-môn khác, như thế là nhận biết sắc, nhận biết sắc tập, nhận biết sắc diệt, nhận biết sắc diệt đạo, nhận biết sắc vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của sắc, nhận biết về việc ra khỏi sắc. Nếu chán sắc, lìa dục chứng diệt, giải thoát, không còn sinh lại nữa, là khéo giải thoát, hoặc là người khéo giải thoát, là thuần thiện, hoặc là người thuần thiện, không còn có xứ sinh nữa.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thọ?

Đáp: Sáu thọ thân: Thọ của nhãn xúc, thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là sáu thọ thân. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thọ.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thọ tập?

Đáp: Như Tỳ-kheo do xúc tập, nhận biết thọ tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thọ tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thọ diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do xúc diệt, nhận biết thọ diệt. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thọ diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thọ diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thọ diệt đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thọ vị?

Đáp: Nếu duyên nơi thọ, sinh hỷ lạc, gọi là thọ vị. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thọ vị.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của thọ?

Đáp: Nếu thọ là pháp vô thường, khổ, đổi khác, tức là lỗi lầm tai hại của thọ. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của thọ.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của thọ?

Đáp: Nếu thọ là dục nhiễm, tức điều phục dục nhiễm, đoạn dứt hẳn, là nẻo xuất ly của thọ. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết về nẻo xuất ly của thọ.

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, như thế là nhận biết thọ, nhận biết thọ tập, nhận biết thọ diệt, nhận biết thọ diệt đạo, nhận biết thọ vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của thọ, nhận biết nẻo xuất ly của thọ. Nếu chán thọ, lìa dục chứng diệt, hướng đến đạo, nếu là khéo hướng đến, hoặc người khéo hướng đến, ở trong pháp này đã nhận biết rõ.

Và Sa-môn, Bà-la-môn khác, như thế là nhận biết thọ, nhận biết thọ tập, nhận biết thọ diệt, nhận biết thọ diệt đạo, nhận biết thọ vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của thọ, nhận biết nẻo xuất ly của thọ. Nếu chán thọ, lìa dục chứng diệt, giải thoát, không còn sinh lại nữa, là khéo giải thoát, hoặc là người khéo giải thoát, là thuần thiện, hoặc là người thuần thiện, không còn có xứ sinh nữa.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết tưởng?

Đáp: Sáu tưởng thân: Tưởng của sắc, tưởng của thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu tưởng thân. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết tưởng.

Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết tưởng tập?

Như Tỳ-kheo do xúc tập, nhận biết tưởng tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết tưởng tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết tưởng diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do xúc diệt, nhận biết tưởng diệt. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết tưởng diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết tưởng diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến cho đến chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết tưởng diệt đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết tưởng vị?

Đáp: Nếu duyên nơi tưởng, sinh hỷ lạc, gọi là tưởng vị. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết tưởng vị.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của tưởng?

Đáp: Nếu tưởng là pháp vô thường, khổ, đổi khác, tức là lỗi lầm tai hại của tưởng. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của tưởng.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của tưởng?

Đáp: Nếu tưởng là dục nhiễm, tức điều phục dục nhiễm, đoạn dứt hẳn, là nẻo xuất ly của tưởng. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của tưởng.

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, như thế là nhận biết tưởng, nhận biết tưởng tập, nhận biết tưởng diệt, nhận biết tưởng diệt đạo, nhận biết tưởng vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của tưởng, nhận biết nẻo xuất ly của tưởng. Nếu chán tưởng, lìa dục chứng diệt, hướng đến đạo, nếu là khéo hướng đến, hoặc là người khéo hướng đến, ở trong pháp này đã nhận biết rõ.

Và Sa-môn, Bà-la-môn khác, như thế là nhận biết tưởng, nhận biết tưởng tập, nhận biết tưởng diệt, nhận biết tưởng diệt đạo, nhận biết tưởng vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của tưởng, nhận biết nẻo xuất ly của tưởng. Nếu chán tưởng, lìa dục chứng diệt, giải thoát, không còn sinh lại nữa, là khéo giải thoát, hoặc là người khéo giải thoát, là thuần thiện, hoặc là người thuần thiện, không còn có xứ sinh nữa.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành?

Đáp: Sáu tư thân: Tư của sắc, tư của thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là sáu tư thân. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành tập?

Đáp: Như Tỳ-kheo do vô minh tập, nhận biết hành tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do vô minh diệt, nhận biết hành diệt. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến cho đến chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành diệt đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết hành vị?

Đáp: Nếu duyên nơi hành, sinh hỷ lạc, gọi là hành vị. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết hành vị.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của hành?

Đáp: Nếu hành là pháp vô thường, khổ, đổi khác, tức là lỗi lầm tai hại của hành. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của hành.

Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của hành?

Nếu hành là dục nhiễm, tức điều phục dục nhiễm, đoạn

dứt hẳn, là nẻo xuất ly của hành. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của hành.

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, như thế là nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết hành diệt, nhận biết hành diệt đạo, nhận biết hành vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của hành, nhận biết nẻo xuất ly của hành. Nếu chán hành, lìa dục chứng diệt, hướng đến đạo, nếu là khéo hướng đến, hoặc là người khéo hướng đến, ở trong pháp này đã nhận biết rõ.

Và Sa-môn, Bà-la-môn khác, như thế là nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết hành diệt, nhận biết hành diệt đạo, nhận biết hành vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của hành, nhận biết nẻo xuất ly của hành. Nếu chán hành, lìa dục chứng diệt, giải thoát, không còn sinh lại nữa, là khéo giải thoát, hoặc là người khéo giải thoát, là thuần thiện, hoặc là người thuần thiện, không còn có xứ sinh nữa.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thức?

Đáp: Sáu thức thân: Nhãn thức thân, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân, đó gọi là sáu thức thân. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thức.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thức tập?

Đáp: Như Tỳ-kheo do danh sắc tập, nhận biết thức tập. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thức tập.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thức diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo do danh sắc diệt, nhận biết thức diệt. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thức diệt.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thức diệt đạo?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận biết như thật về tám Thánh đạo: Chánh kiến cho đến chánh định. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thức diệt đạo.

Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết thức vị?

Nếu duyên nơi thức, sinh hỷ lạc, gọi là thức vị. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết thức vị.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của thức?

Đáp: Nếu thức là pháp vô thường, khổ, đổi khác, tức là lỗi lầm tai hại của thức. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của thức.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của thức?

Đáp: Nếu thức là dục nhiễm, tức điều phục dục nhiễm, đoạn dứt hẳn, là nẻo xuất ly của thức. Như thế là Tỳ-kheo nhận biết nẻo xuất ly của thức.

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, như thế là nhận biết thức, nhận biết thức tập, nhận biết thức diệt, nhận biết thức diệt đạo, nhận biết thức vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của thức, nhận biết nẻo xuất ly của thức. Nếu chán thức, lìa dục chứng diệt, hướng đến đạo, nếu là khéo hướng đến, hoặc là người khéo hướng đến, ở trong pháp này đã nhận biết rõ.

Và Sa-môn, Bà-la-môn khác, như thế là nhận biết thức, nhận biết thức tập, nhận biết thức diệt, nhận biết thức diệt đạo, nhận biết thức vị, nhận biết lỗi lầm tai hại của thức, nhận biết nẻo xuất ly của thức. Nếu chán thức, lìa dục chứng diệt, giải thoát, không còn sinh lại nữa, là khéo giải thoát, hoặc là người khéo giải thoát, là thuần thiện, hoặc là người thuần thiện, không còn có xứ sinh nữa.

Như thế là bảy xứ phương tiện của Tỳ-kheo.

Hỏi: Thế nào là ba thứ quán của Tỳ-kheo?

Đáp: Như Tỳ-kheo quán giới, quán nhập, quán duyên, như thế là ba thứ quán của Tỳ-kheo.

Bảy xứ phương tiện, ba thứ quán, Tỳ-kheo ở trong pháp này là thuần thiện, từ xa đều nghe, đó là trượng phu tôn quý. Như vậy gọi là bảy phương tiện.

Hỏi: Thế nào là khổ pháp trí?

Đáp: Nếu pháp là hữu lậu, hữu vi, thuộc về khổ đế, hoặc kiến khổ, kiến vô ngã, tư duy về khổ, đối với trí vô lậu của Thánh, không phải hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là khổ pháp trí.

Hỏi: Thế nào là khổ tỷ trí?

Đáp: Nếu người đã hành tác sinh ra khổ pháp trí và trong pháp khác thuộc về khổ đế, như sự sinh của trí kia, như tướng của trí kia, như chỗ tỷ loại kia, đây như kia, kia như đây, đối với trí vô lậu của Thánh, hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là khổ tỷ trí.

Hỏi: Thế nào là tập pháp trí?

Đáp: Nếu là nhân khổ, đầu mối khổ, tập khổ, hoặc kiến tập, kiến vô ngã, tư duy về tập, đối với trí vô lậu của Thánh, không phải hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là tập pháp trí.

Hỏi: Thế nào là tập tỷ trí?

Đáp: Nếu người đã hành tác sinh ra tập pháp trí và trong pháp khác thuộc về tập đế, như sự sinh của trí kia, như tướng của trí kia, như chỗ tỷ loại kia, đây như kia, kia như đây, đối với trí vô lậu của Thánh, hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là tập tỷ trí.

Hỏi: Thế nào là diệt pháp trí?

Đáp: Nếu dứt hết khổ, dứt hết phiền não, ở trong pháp dứt hết lậu, hoặc kiến diệt, kiến vô ngã, tư duy về diệt, đối với trí vô lậu của Thánh, không phải hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là diệt pháp trí.

Thế nào là diệt tỷ trí?

Nếu người đã hành tác sinh ra diệt pháp trí và trong pháp

khác thuộc về diệt đế, như sự sinh của trí kia, như tướng của trí kia, như chỗ tỷ loại kia, đây như kia, kia như đây, đối với trí vô lậu của Thánh, hoàn toàn là tướng của trí tỷ loại. Đó gọi là diệt tỷ trí.

Hỏi: Thế nào là đạo pháp trí?

Đáp: Nếu ở trong pháp chính thức diệt khổ, xuất yếu của Thánh đạo, hoặc kiến đạo, kiến vô ngã, tư duy về đạo, đối với trí vô lậu của Thánh, không phải hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là đạo pháp trí.

Hỏi: Thế nào là đạo tỷ trí?

Đáp: Nếu người đã hành tác sinh ra đạo pháp trí và trong pháp khác thuộc về đạo đế, như sự sinh của trí kia, như tướng của trí kia, như chỗ tỷ loại kia, đây như kia, kia như đây, đối với trí vô lậu của Thánh, hoàn toàn là tướng của tỷ loại trí. Đó gọi là đạo tỷ trí.

Hỏi: Thế nào là chín phương tiện?

Đáp: Định là phương tiện định. Định là phương tiện nhập định. Định là phương tiện trụ. Định là phương tiện xuất. Định là phương tiện của cảnh giới. Định là phương tiện của xứ hành. Định là phương tiện an lạc. Định là phương tiện chuyển. Tướng của pháp thuận, không thuận, khéo tư duy, khéo giải.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện định?

Đáp: Định là định chúng. Định là định danh tự. Định là định xúc. Định là định tư duy. Là định có giác có quán. Là định không giác có quán. Là định không giác không quán. Là định không. Là định vô tướng. Là định vô nguyện. Là định, nếu là phương tiện của tri kiến, giải xét.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện nhập định?

Đáp: Nhập định chúng. Nhập định danh tự. Nhập định xúc. Nhập định tư duy. Là định có giác có quán. Là định không giác có quán. Là định không giác không quán. Là định không. Là định vô tướng. Là định vô nguyện. Là nhập định, nhập định rồi, là nhập định của pháp vượt hơn. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện nhập định.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện trụ?

Đáp: Định trụ chúng. Định trụ danh tự. Định trụ xúc. Định trụ tư duy. Là định trụ có giác có quán. Là không giác có quán. Là không giác không quán. Là không. Là vô tướng. Là vô nguyện. Là định trụ, định trụ rồi, là định trụ của pháp vượt hơn. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện trụ.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện xuất?

Đáp: Xuất định chúng. Xuất định danh tự. Xuất định xúc. Xuất định tư duy. Là xuất định có giác có quán. Là không giác có quán. Là không giác không quán. Là không. Là vô tướng. Là vô nguyện. Là xuất định, xuất định rồi, là xuất định của pháp vượt hơn. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện xuất.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện của cảnh giới?

Đáp: Nếu tư duy về pháp, định sinh, hoặc pháp là cảnh giới của định. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện của cảnh giới.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện của xứ hành?

Đáp: Hành của định nghĩa là bốn niệm xứ. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện của xứ hành.

Thế nào là định là phương tiện an lạc?

Định lạc nghĩa là trừ lạc (lạc của khinh an) chúng. Định

lạc danh tự. Định lạc xúc. Định lạc tư duy. Là định lạc có giác có quán. Là không giác có quán. Là không giác không quán. Là không. Là vô tướng. Là vô nguyện. Là định lạc, định lạc rồi, là định lạc của pháp vượt hơn. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện an lạc.

Hỏi: Thế nào là định là phương tiện chuyển?

Đáp: Ở tâm của thiền thứ nhất khởi nhập trụ tâm của thiền thứ hai. Ở tâm của thiền thứ nhất khởi nhập trụ tâm của thiền thứ ba. Ở tâm của thiền thứ nhất khởi nhập trụ tâm của thiền thứ tư. Ở tâm của thiền thứ hai khởi nhập trụ tâm của thiền thứ ba. Ở tâm của thiền thứ hai khởi nhập trụ tâm của thiền thứ tư. Ở tâm của thiền thứ ba khởi nhập trụ tâm của thiền thứ tư. Nếu chúng là phương tiện giải thoát của tri kiến. Đó gọi là định là phương tiện chuyển.

Hỏi: Thế nào là khéo giữ lấy?

Đáp: Đối với tướng của pháp thuận, không thuận, khéo tư duy, khéo giải.

Hỏi: Thế nào là không phải pháp thuận của định?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, đó gọi là không phải pháp thuận của định.

Hỏi: Thế nào là pháp thuận của định?

Đáp: Nếu pháp là thiện, đó gọi là pháp thuận của định.

Lại nữa, không phải pháp thuận của định: Nếu pháp là có vượt hơn, đó gọi là không phải pháp thuận của định.

Lại nữa, pháp thuận của định: Nếu pháp là không có vượt hơn, đó gọi là pháp thuận của định.

Lại nữa, không phải pháp thuận của định: Nếu tư duy về pháp, định không sinh, đó gọi là không phải pháp thuận của định.

Lại nữa, pháp thuận của định: Nếu tư duy về pháp, định sinh, đó gọi là pháp thuận của định.

Khéo giữ lấy tướng của pháp, khéo tư duy, khéo giải, đó gọi là khéo giữ lấy tướng của pháp thuận, không thuận, khéo tư duy, khéo giải. Như thế gọi là chín phương tiện.

Hỏi: Thế nào là mười lực của Như Lai?

Đáp: Trí lực của Như Lai về xứ, phi xứ. Trí lực của Như Lai về nhân báo của xứ thọ nhận nghiệp thuộc nghiệp quá khứ vị lai hiện tại. Trí lực của Như Lai về căn vượt hơn không phải vượt hơn của người khác, chúng sinh khác.

Trí lực của Như Lai về từng ấy giải của người khác, chúng sinh khác. Trí lực của Như Lai về từng ấy giới, vô lượng giới và thế giới. Trí lực của Như Lai đến tất cả xứ đạo.

Trí lực của Như Lai về thiền định, giải thoát, nhập khởi định cấu tịnh. Lực trí chứng của Như Lai nhớ nghĩ về thọ mạng của đời trước. Lực trí chứng của Như Lai về sinh tử của chúng sinh. Trí lực của Như Lai về hữu lậu đã dứt hết.

Thế nào là trí lực của Như Lai về xứ, phi xứ?

Thế nào là xứ, phi xứ? Phi xứ: Nếu thân hành ác, miệng hành ác, ý hành ác, thọ nhận báo của ái hỷ, vừa ý, là phi xứ.

Là xứ: Nếu thân hành ác, miệng hành ác, ý hành ác, thọ nhận báo không hỷ không ái, không vừa ý, là xứ.

Phi xứ: Nếu thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, thọ nhận báo không ái không hỷ, không vừa ý, là phi xứ.

Là xứ: Nếu thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, thọ nhận báo có ái hỷ, vừa ý, là xứ.

Phi xứ: Nếu thân hành bất thiện, miệng hành bất thiện, ý hành bất thiện, gây tạo việc hủy báng Thánh nhân, theo nghiệp tà kiến, do nhân duyên ấy nên thân hoại mạng chung được sinh trong đường thiện là nẻo người trời, là phi xứ.

Là xứ: Nếu thân hành bất thiện, miệng hành bất thiện, ý hành bất thiện, gây tạo việc hủy báng Thánh nhân, hành theo tà kiến, duyên nơi nghiệp tà kiến, do nhân duyên ấy nên thân hoại mạng chung sinh trong nẻo ác là địa ngục, là xứ.

Phi xứ: Nếu thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, thành tựu hành chánh kiến, không hủy báng Thánh nhân, duyên nơi nghiệp hành chánh kiến, do nhân duyên ấy nên thân hoại mạng chung sinh vào trong nẻo ác là địa ngục, là phi xứ.

Là xứ: Nếu thân hành thiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, thành tựu hành chánh kiến, không hủy báng Thánh nhân, duyên nơi nghiệp hành chánh kiến, do nhân duyên ấy nên thân hoại mạng chung được sinh trong đường thiện là nẻo người, trời, là xứ.

Phi xứ: Nếu người có hiểu biết đầy đủ, cố ý đoạn mạng của mẹ mình, là không có điều ấy.

Là xứ: Nếu người phàm phu cố ý đoạn mạng của mẹ mình.

Phi xứ: Nếu người có hiểu biết đầy đủ, cố ý đoạn mạng của cha mình.

Là xứ: Nếu người phàm phu cố ý đoạn mạng của cha mình

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, cố ý đoạn mạng của Thanh văn, A-la-hán.

Là xứ: Nếu người phàm phu cố ý đoạn mạng của Thanh văn, A-la-hán.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ phá hoại chúng Tăng.

Là xứ: Nếu người phàm phu phá hoại chúng Tăng.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ khởi tâm ác làm thân Như Lai chảy máu.

Là xứ: Nếu người phàm phu khởi tâm ác làm thân Như Lai chảy máu.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ở ngoài pháp này cầu tìm sự tôn thắng khác.

Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này cầu tìm sự tôn thắng khác.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ở ngoài pháp này cầu tìm người thọ nhận cúng dường khác.

Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này cầu tìm người thọ nhận cúng dường khác.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ở ngoài pháp này cầu tìm Sa-môn, Bà-la-môn khác giảng nói chánh kiến.

Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này cầu tìm Sa-môn, Bà-la-môn khác giảng nói chánh kiến.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ở ngoài pháp này, nếu là Sa-môn, Bà-la-môn khác giảng nói pháp khen ngợi: Đây là Nhất thiết trí, là Nhất thiết kiến.

Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này, nếu là Sa-môn, Bà-la-môn khác giảng nói pháp khen ngợi: Đây là Nhất thiết trí, là Nhất thiết kiến.

Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ở ngoài pháp này, như có Sa-môn, Bà-la-môn theo duyên thật khác biệt cho: Ngã, thế gian là thường, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Ngã, thế gian là vô thường, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Ngã, thế gian là thường, vô thường, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Ngã, thế gian không phải là thường, không phải là vô thường, đây là thật, ngoài ra là hư giả.

Ngã, thế gian là hữu biên, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Ngã, thế gian là vô biên, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Ngã, thế gian là hữu biên, vô biên, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Ngã, thế gian không phải là hữu biên, không phải là vô biên, đây là thật, ngoài ra là hư giả.

Mạng là thân, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Thân là mạng, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Thân khác, mạng khác, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Không có mạng, không có thân, đây là thật, ngoài ra là hư giả.

Có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Có Niết-bàn như khứ, không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Không phải có Niết-bàn như khứ, không phải không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Tức lấy duyên khác với thật làm chân thật.

Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này, như có Sa-môn, Bà-la-môn theo duyên khác thật cho: Ngã, thế gian là thường, đây là thật, ngoài ra là hư giả. Cho đến: Không phải có Niết-bàn như khứ, không phải là không có Niết-bàn như khứ, theo duyên khác với thật cho là chân thật, là xứ.

HẾT – QUYỂN 10