LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

Phẩm 3: PHẨM NHÂN THUỘC PHẦN PHI VẤN

Người phàm phu, không phải người phàm phu, người có tánh, người Thanh văn, người Bồ-tát, người Duyên giác, người Chánh giác, người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn, người Tu-đà-hoàn, người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, người Tư-đà-hàm, người hướng đến chứng quả A-na-hàm, người A-na-hàm, người hướng đến chứng quả A-la-hán, người A-la-hán, người tự đủ, người khiến cho người khác đủ, người Hữu học, người Vô học, người phi học, người phi Vô học, người chánh định, người tà định, người bất định; người mù, người một mắt, người hai mắt; người hạnh từ, người hạnh bi, người hạnh hỷ, người hạnh xả; người hạnh không, người hạnh vô tướng, người hạnh vô nguyện; người hành vô não, người hành thắng nhập, người hành nhất thiết nhập, người tu tám giải thoát, người sáu thông, người có năm thứ cứu cánh này, người có năm thứ kia cứu cánh, người một phần giải thoát, người hai phần giải thoát, người huệ giải thoát, người thân chứng, người kiến đắc, người tín giải thoát, người kiên tín, người kiên pháp, người dứt năm chi, người thành tựu sáu chi, người một hộ, người bốn y, người thật diệt trừ duyên khác, người cầu hơn hết, người tưởng không vẩn đục, người trừ thân hành, người tâm khéo giải thoát, người tuệ khéo giải thoát, người giải thoát chung, người không phải giải thoát chung, người có lui sụt, người không có lui, người tư duy hữu, người thủ hộ vi tế, người tư duy bất thoái, người không tư duy thoái, người gìn giữ không lui sụt, không gìn giữ lui sụt sụt, người có duyên tìm tòi, người pháp không phát khởi, người kiếp trụ, người bằng nhau hàng đầu, người vượt qua hào, người phá bỏ hào, người nhân tinh tiến, người không có nhiễm ô, người biếng nhác, ngã mạn.

Hỏi: Thế nào là người phàm phu?

Đáp: Nếu người chưa có chánh quyết định trên, đó gọi là người phàm phu.

Hỏi: Không phải người phàm phu là gì?

Đáp: Nếu người được chánh quyết định trên, đó gọi là người không phải phàm phu.

Lại nữa, người phàm phu, nếu người chưa được chánh quyết định, gọi là người phàm phu.

Hỏi: Thế nào là người không phải phàm phu?

Đáp: Nếu người được chánh quyết định trên, gọi là người không phải phàm phu.

Lại nữa, người phàm phu, nếu người chưa được Thánh, năm căn chưa từng được, gọi là người phàm phu.

Lại nữa, người không phải phàm phu, nếu người đã được quả Thánh, năm căn từng được, đó gọi là không phải phàm phu.

Hỏi: Thế nào là người có tánh?

Đáp: Nếu người theo trình tự dừng lại ở pháp vượt hơn của phàm phu, pháp ấy liền diệt lên chánh quyết định, đó gọi là người có tánh.

Người có tánh là gì?

Nếu người thành tựu pháp tánh, là những pháp tánh nào?

Nếu vô thường, khổ, không, vô ngã, tư duy sự vắng lặng của Niếtbàn, tâm không nhất định, chưa được chánh quyết định trên, như người thật, nếu thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, giới ý thức, giới ý, nếu giới thân, giới miệng như thật, đó gọi là pháp tánh. Nếu người và pháp này thành tựu, gọi là người có tánh.

Hỏi: Thế nào là người Thanh văn?

Đáp: Nếu người nghe từ người khác, thọ nhận giáo huấn của người khác, thỉnh người khác nói, nghe pháp của người khác, không phải tự tư duy, không phải tự giác, không phải tự quán, là chánh quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người Thanh văn.

Hỏi: Thế nào là người Bồ-tát?

Đáp: Nếu người thành tựu ba mươi hai tướng, không nghe từ người khác, không thọ nhận giáo huấn của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư duy, tự giác, tự quán, đối với tất cả pháp, thấy biết, không ngăn ngại, được tự lực tự tại, tôn quý tự tại hơn hết, được tri kiến Chánh giác vô thượng, thành tựu mười lực, bốn vô sở úy của Như Lai, thành tựu đại từ, chuyển vận pháp luân, gọi là người Bồ-tát.

Hỏi: Thế nào là người Duyên giác?

Đáp: Người không thành tựu ba mươi hai tướng, không từ người khác nghe, không thọ nhận giáo hóa của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư duy, giác tự quán là người đã chánh thức quyết định bên trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đối với tất cả pháp không được tri kiến vô ngại, không được tự tại, không phải được tự do tự tại, không phải tự tại trong hàng cao quý, không phải tri kiến vô thượng tối thắng chánh giác, không phải thành tựu đại từ, mười lực bốn vô sở úy của Như Lai và chuyển pháp luân. Đây gọi là người Duyên giác.

Hỏi: Lại thế nào là người Duyên giác?

Đáp: Người không thành tựu ba mươi hai tướng cũng không từ người khác nghe, không thọ nhận giáo hóa của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư, tự giác, tự quán là người đã chánh thức quyết định bên trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, đối với tất cả pháp, tâm được tri kiến vô ngại, tâm được tự tại, tâm được tự do, tự tại, tâm được tự tại trong hàng cao quý, không phải tri kiến vô thượng tối thắng chánh giác, không thành tựu đại từ, mười lực bốn vô sở úy của Như Lai và chuyển pháp luân. Đây gọi là người Duyên giác.

Hỏi: Thế nào là người Chánh giác?

Đáp: Nếu người thành tựu ba mươi hai tướng, không từ người khác nghe, không thọ nhận giáo huấn của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp của người khác, tự tư duy, tự giác, tư quán, thấy biết không ngăn ngại đối với tất cả pháp, được sức tư do, tự tại, tri kiến cao quý tự tại, vô thượng tối thắng chánh giác thành tựu, thành tựu mười lực, bốn sở úy của Như Lai, thành tựu đại từ, tự tại chuyển pháp luân, gọi là người Chánh giác.

Hỏi: Thế nào là người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu người chứng được đạo quả Tu-đà-hoàn, chưa được quả Tu-đà-hoàn, chưa xúc, chưa chứng, gọi là người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là người Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu người xúc chứng quả Tu-đà-hoàn rồi, trụ nơi quả, chưa được đạo trên hướng đến quả Tư-đà-hàm, đó gọi là người Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu người chứng được đạo quả Tư-đà-hàm, chưa được xúc chứng quả Tư-đà-hàm, gọi là người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Thế nào là người Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu người được xúc chứng quả Tư-đà-hàm rồi, trụ ở quả đó, chưa được đạo trên, hướng đến quả A-na-hàm, gọi là người Tư-đàhàm.

Hỏi: Thế nào là người hướng đến chứng quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu người chứng được đạo quả A-na-hàm, chưa được quả A-na-hàm, chưa xúc chứng, đó gọi là người hướng đến chứng quả Ana-hàm.

Hỏi: Thế nào là người A-na-hàm?

Đáp: Nếu người được xúc chứng quả A-na-hàm rồi, trụ ở quả, chưa được đạo trên, hướng đến quả A-la-hán, đó gọi là người A-na-hàm.

Hỏi: Thế nào là người hướng đến quả A-la-hán?

Đáp: Nếu người chứng được đạo quả A-la-hán, chưa được A-lahán, chưa xúc chứng, đó gọi là người hướng đến chứng quả A-la-hán.

Hỏi: Thế nào là người A-la-hán?

Đáp: Nếu người được xúc chứng đạo quả A-la-hán rồi, gọi là người A-la-hán.

Lại nữa, người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn, Kiên tín, Kiên pháp, gọi là người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là người Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu người kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi và giới thủ vì Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não. Người ấy dứt trụ chưa được lên đạo của tư duy đoạn phần dứt (dứt từng phần) phiền não dục ái, sân hận. Đây gọi là người Tu-đà-hoàn

Lại nữa người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới thủ, do Thánh đạo cùng dứt lúc đều phiền não. Người kia trụ ở dứt, chưa được đạo trên, tư duy đoạn phần dứt phiền não dục ái, giận dữ, gọi là người chứng quả Tư-đàhàm.

Lại nữa, người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não ấy nổi được tư duy đoạn của đạo trên các phần phiền não: dục ái, giận dữ, đã dứt chư dứt, đó gọi là người thú hướng chứng quả Tưđà-hàm lại nữa, người Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới thủ, do Thánh đạo một lúc đều cùng dứt, phần dứt các phiền não dục ái, sân nhuế của tư duy đoạn, vì Thánh đạo cùng lúc đều dứt. Người kia dừng lại dứt chưa được đạo trên, tư duy đoạn còn lại dục ái, giận dữ, dứt không còn sót, chưa dứt, gọi là người Tư-đà-hàm.

Lại nữa, người hướng đến chứng quả A-na-hàm, nếu người do kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới thủ, do Thánh đạo trong một lúc đều dứt, tư duy đoạn phiền não: dục ái, giận dữ, Thánh đạo một lúc đều dứt, được đạo trên, tư duy còn lại, dứt dục ái, giận dữ. Dứt không còn sót: chưa dứt, gọi là người hướng đến quả A-na-hàm.

Lại nữa, người A-na-hàm, nếu dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới thủ, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo một lúc đều dứt, người kia dừng lại dứt chưa được đạo trên, tư duy đoạn phiền não của hành sắc, hành vô sắc, dứt không còn sót, gọi là người A-na-hàm.

Lại nữa, người hướng đến chứng quả A-la-hán, nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới thủ, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo một lúc đều dứt, được đạo trên, tư duy đoạn phiền não của hành sắc, hành vô sắc, dứt không còn sót: chưa dứt, đó gọi là người hướng đến chứng quả A-la-hán.

Lại nữa, người A-la-hán, nếu người tư duy đoạn phiền não của hành sắc, phiền não của hành vô sắc, dứt không còn sót, đó gọi là người A-la-hán.

Lại nữa, người A-la-hán, nếu người dứt tất cả phiền não, gọi là người A-la-hán, tất cả phiền não hết, là quả A-la-hán. Nếu người được xúc chứng, đó gọi là người A-la-hán.

Hỏi: Thế nào là người tự đủ?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Thế gian có hai hạng người khó được:

Tự mình đủ, làm cho người khác đủ.

Hỏi: Thế nào là người khiến cho người khác đủ?

Đáp: Nếu người thí thức ăn cho Sa-môn, Bà-la-môn không có nhàm chán, người nghèo cùng, kẻ hành khất các thức ăn uống, xe cộ, y phục, hương hoa, hương thoa, dụng cụ nằm: giường nệm, nhà cửa, chỗ nương tựa đèn sáng, gọi là người làm cho người khác đủ.

Hỏi: Thế nào là người tự đủ?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo đã dứt hết hữu lậu, cho đến việc phải làm đã làm rồi, không còn trở lại, gọi là người tự đủ. Hai hạng người như thế, ai đã nói. Tánh Như Lai nhân nói:

Gọi tự đủ, khác đủ
Thế gian rất ít có
Người cho như ao trong
Thường trụ thân giới sạch.
Lại bố thí uống, ăn,
Khó được người như thế
Lìa dục, dứt giận dữ
Diệt si được vô lậu.
Pháp Thánh để tự đủ
Khó được người như thế.

Hỏi: Thế nào là người Hữu học?

Đáp: Người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn, người Tu-đà-hoàn, người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, người Tư-đà-hàm, người hướng đến chứng quả A-na-hàm, người A-na-hàm, người hướng đến chứng quả A-la-hán, gọi là người Hữu học.

Hỏi: Thế nào là người Vô học?

Đáp: A-la-hán là người Vô học.

Hỏi: Thế nào là người phi học, phi Vô học?

Đáp: Người phàm phu gọi là người phi học, phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là người chánh định?

Đáp: Nếu là chánh quyết định bên trên, đó gọi là người chánh định.

Hỏi: Thế nào là người tà định?

Đáp: Nếu người nhập tà định, đó gọi là người tà định.

Hỏi: Thế nào là người bất định?

Đáp: Nếu người không chánh quyết định trên, không nhập tà định, đó gọi là người bất định.

Người chánh định là thế nào?

Đáp: Nếu người được chánh quyết định, đó gọi là người chánh định.

Người tà định là gì?

Đáp: Nếu người được tà định, đó gọi là người tà định.

Người bất định là gì?

Đáp: Nếu người không được chánh quyết định, không được tà định, gọi là người bất định.

Hỏi: Thế nào là người chánh định?

Đáp: Nếu người được năm căn của bậc Thánh đã từng được, gọi là người chánh định.

Hỏi: Thế nào là người tà định?

Đáp: Nếu người gây ra nghiệp năm vô gián gây ra rồi mà chưa thọ báo, đối với năm nghiệp vô gián, nếu một, hoặc hai chưa thọ báo, gọi là người tà định.

Hỏi: Thế nào là người bất định?

Đáp: Nếu người chưa được năm căn của bậc Thánh chưa từng được, không gây ra nghiệp năm vô gián, không gây ra, không nhận báo. Đối với năm nghiệp vô gián không tạo thành, nếu một, hoặc hai không chịu báo, gọi là người bất định.

Hỏi: Thế nào là người mù?

Đáp: Nếu người thành tựu mắt, chưa được của báu, có thể được, được rồi mở rộng, sẽ không có mắt như thế. Nếu người thành tựu mắt, chưa sinh pháp thiện, có thể sinh, sinh rồi thì mở rộng nếu không có mắt như thế, thì gọi là người mù.

Hỏi: Thế nào là người một mắt?

Đáp: Như người thành tựu mắt, chưa được của báu, có thể được, được rồi mở rộng, có mắt như thế. Như người thành tựu mắt, chưa sinh pháp thiện, có thể sinh, sinh rồi mở rộng, nếu không có mắt như thế, thì gọi là người một mắt.

Người hai mắt là gì?

Đáp: Nếu người thành tựu mắt, chưa được của báu, có thể được, được rồi mở rộng, có mắt như thế. Như người thành tựu mắt, chưa sinh pháp thiện, có thể sinh, sinh rồi mở rộng, có mắt như thế, gọi là người hai mắt.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh từ?

Đáp: Nếu người được tâm giải từ, thường thực hành hạnh ấy, gọi là người có hạnh từ.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh bi?

Đáp: Nếu người được tâm giải bi, thường thực hành theo hạnh ấy, gọi là người có hạnh bi.

Người có hạnh hỷ là thế nào?

Đáp: Nếu người được tâm giải hỷ, thường thực hành theo hạnh ấy, gọi là người có hạnh hỷ.

Người hạnh xả là sao?

Đáp: Nếu người được tâm giải xả, thường thực hành theo hạnh ấy, gọi là người có hạnh xả.

Lại nữa, người có hạnh từ, nếu người được tâm từ giải, điều phục tâm rồi, tu hành nhu hòa rồi, theo trình tự chánh quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh từ.

Lại nữa, người hạnh bi, nếu người được tâm điều giải bi rồi, tu hành nhu hòa rồi, theo trình tự được chánh quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh bi.

Lại nữa, người hạnh hỷ, nếu người được tâm điều giải hỷ rồi, tu hành nhu hòa rồi, chánh quyết định trên theo trình tự được quả Tu-đàhoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh hỷ.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh xả?

Nếu người được tâm điều giải xả rồi, tu hành nhu hòa rồi, theo trình tự quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả Ana-hàm, quả A-la-hán, gọi là người hạnh xả.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh không?

Đáp: Nếu người được định không, thường thực hành hạnh này, gọi là người có hạnh không.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh vô tướng?

Đáp: Nếu người được định Vô tướng, thường thực hành theo định này, gọi là người có hạnh vô tướng.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh vô nguyện?

Đáp: Nếu người được định vô nguyện, thường thực hành theo định này, gọi là người có hạnh vô nguyện.

Lại nữa, người có hạnh không, nếu người được chánh quyết định trên của hạnh không được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-nahàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh không.

Lại nữa, người hạnh vô tướng, nếu người được chánh quyết định trên của định Vô tướng, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả Ana-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh vô tướng.

Thế nào là người có hạnh vô nguyện?

Đáp: Nếu người được chánh quyết định trên của định vô nguyện, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh vô nguyện.

Hỏi: Thế nào là người có hạnh vô não?

Đáp: Nếu người được pháp vô não, pháp vô não là gì? Nếu người biết khuyên khen, biết không khuyên khen, biết khuyên khen, không khuyên khen rồi, chẳng phải khuyên khen, chẳng phải không khuyên khen, nói pháp sáng rõ, biết pháp sáng rõ, biết pháp rồi, bên trong ưa tinh tiến, sau lưng không nói xấu, trước mặt không khen tốt, xứng với pháp viên mãn, thảy đều viên mãn, không cần câu nệ ngôn ngữ địa phương hoặc lễ nghi phải trái của người thế tục, tùy nơi nói pháp.

Lại nữa, tu căn, lực, giác, thiền, giải thoát, định, tu rồi, được xả vô lậu của bậc Thánh. Nếu xả thì hợp với pháp luật, không hành dục lạc, hành vi thấp kém của phàm phu, không thực hành khổ hạnh vô nghĩa chẳng phải của bậc Thánh, thường buông xả hai biên, nhập, hợp với hành trung đạo, biết khuyên khen, biết không khuyên khen, biết khuyên khen, không phải không khuyên khen rồi, không khuyên khen không phải không khuyên khen, nói pháp sáng rõ, biết pháp rõ sáng. Biết pháp rồi, trong tâm ưa tinh tiến, sau lưng không nói xấu, trước mặt không khen tốt, xứng với pháp viên mãn thảy đều viên mãn, không cần câu nệ ngôn ngữ địa phương, hoặc lễ nghi phải trái của người thế tục, tùy phương nói pháp, không có não hại, xa lìa phiền não, đối với giải thoát, nhập pháp vô não.

Lại nữa, đây là một số nét chung được đặt ra đối với người kia, gọi là vô não, đó gọi là người hành vô não.

Hỏi: Thế nào là người có hành thắng nhập?

Đáp: Nếu người được tám thắng nhập, thường thực hành theo hạnh này gọi là người có hành thắng nhập.

Hỏi: Thế nào là người có hành nhất thiết nhập?

Đáp: Nếu người được mười nhất thiết nhập, thì thường thực hành hạnh này, gọi là người có hành nhất thiết nhập.

Hỏi: Thế nào là người tu tám giải thoát?

Đáp: Nếu người được tám giải thoát, thì thường thực hành hạnh này, gọi là người tu tám giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người có sáu thông?

Đáp: Nếu người thành tựu sáu thông, thì thường thực hành hạnh này, gọi là người có sáu thông.

Hỏi: Thế nào là người có năm rốt ráo này?

Đáp: Người bảy lần sinh, người gia gia, người Tư-đà-hàm, người một chủng, hoặc người hiện đời được quả A-la-hán.

Thế nào là người bảy lần sinh? Tu-đà-hoàn gọi là người bảy lần sinh.

Lại nữa, người bảy lần sinh, nếu người do kiến đoạn, dứt ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo. Thánh đạo cùng dứt lúc đều, người kia dừng dứt chưa được đạo trên, tư duy đoạn, dứt phần phiền não dục ái, giận dữ, theo nghiệp tạo tác sẽ thọ sinh thân bảy lần ở nhân gian, bảy lần trên cõi trời. Hành thọ bảy lần này rồi, dứt hết mé khổ, gọi là người bảy lần sinh.

Thế nào là người Gia gia? Nếu người kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo. Do Thánh đạo cùng lúc đều dứt, được lên đạo của Tư duy đoạn, phần dứt phiền não Dục ái, sân hận, chưa dứt nghiệp đã tạo, tất nhiên sẽ sinh, hoặc thọ hai, ba thân người, người Tu-đà-hoàn kia hoặc thọ hai, ba thân người rồi, hết mé khổ, gọi là người Gia gia.

Lại nữa, người Gia gia, nếu người kiến đoạn ba phiền não, dứt thân kiến, nghi, giới đạo, cùng lúc Thánh đạo đều dứt, tư duy đoạn, dứt phần phiền não: dục ái, giận dữ, nhưng chưa như tác nghiệp mà Tư-đàhàm đã tạo ra, tất nhiên sẽ sinh, hoặc thọ nhận hai, ba thân người, thọ hành hai, ba thân người rồi, hết biên khổ, gọi là người Gia gia.

Thế nào là người Tư-đà-hàm? Nếu người kiến đoạn, dứt ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo cùng lúc đều dứt, tư duy đoạn, phần dứt phiền não: dục ái, giận dữ. Do Thánh đạo đều dứt cùng lúc, người kia trụ ở dứt, chưa được đạo trên: tư duy còn, dứt dục ái, giận dữ không còn sót, nghiệp đã gây ra, tất nhiên sẽ sinh thọ thân một lần: ở cõi trời, một lần ở cõi người, thọ hành thân một lần ở cõi trời, một lần ở cõi người, rồi dứt hết mé khổ, gọi là người Tư-đà-hàm.

Lại nữa, người Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo cùng lúc đều dứt, tư duy đoạn, phần dứt phiền não: dục ái, giận dữ, vượt qua người Gia gia, không phải như một hạng người. Tạo nghiệp, thì tất nhiên sẽ sinh thọ một thân ở cõi trời, một thân ở cõi người, thọ hành một thân ở cõi trời, một ở cõi người rồi, hết mé khổ, gọi là người Tư-đà-hàm.

Thế nào gọi là một hạng người? Nếu người kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, Nghi, giới đạo, dùng Thánh đạo dứt cùng lúc, Tư duy đoạn, phần dứt phiền não Ai dục, sân hận dùng Thánh đạo dứt cùng lúc, được đạo trên, tức phần còn lại của tư duy đoạn phiền não ái dục, sân hận dứt, không còn sót chưa dứt, tác nghiệp sẽ sinh lại một lần thân người, thọ hành một lần thân người rồi, dứt hết mé khổ, đó gọi là một hạng người.

Lại nữa, một hạng người, nếu người do kiến đoạn, dứt ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo đều dứt cùng lúc, tư duy đoạn, dục ái, giận dữ, được thường dứt vượt qua Tư-đà-hàm, không phải như nghiệp mà A-na-hàm đã tạo ra, sẽ sinh thọ một thân người, thọ hành một thân người rồi, hết mé khổ, gọi là một hạng người.

Thế nào là người hiện đời được A-la-hán? Nếu người vì thân phần ngã, hoặc lớn tuổi, nhỏ tuổi, được chánh quyết định trên, thì người này, đời này thân phần ngã, hoặc già, hoặc trẻ được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, được quả A-la-hán, gọi là người hiện đời được quả A-la-hán.

Đây gọi là năm người hạng cứu cánh này.

Hỏi: Thế nào là năm người cứu cánh kia?

Đáp: Đó là Người trung bát Niết-bàn, người nhanh chóng bát Niếtbàn, người vô hành bát Niết-bàn, người hữu hành bát Niết-bàn, người thượng lưu bát Niết-bàn.

Thế nào là người trung bát Niết-bàn?

Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái và giận dữ, do đạo Thánh đều cùng dứt một lúc, vì tác dụng nhạy bén của năm căn bậc Thánh kia rất mạnh: đó là tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu đạo Thánh này ưa giải thoát nhanh chóng, thì tu đạo ấy rồi sẽ được quả A-la-hán. Người đó có lưu lại hiện thân, không được quả A-la-hán, hoặc đa số các duyên hạnh thương xót thân thuộc, nghiệp đời trước tất nhiên sẽ sinh thọ một thân cõi trời, ở thân cõi trời đó có khi không vừa ý: sinh không vừa ý, trụ không vừa ý, hành không vừa ý, ở thân cõi trời kia bát Niết-bàn.

Sao nói là trung bát Niết-bàn?

Đáp: Qua đời ở cõi Dục, nếu sinh lên các tầng trời cõi Sắc, ở trong tuổi thọ của trời đó, bát Niết-bàn trong pháp dứt ở cõi trời ấy, gọi là trung bát Niết-bàn.

Lại nữa, đây là đặt ra nói chung số của người kia, gọi là Trung bát Niết-bàn, gọi là người trung bát Niết-bàn.

Thế nào là người nhanh chóng bát Niết-bàn?

Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc. Năm căn nhạy bén của bậc Thánh này không như trung bát Niết-bàn. Năm căn đó là: tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đạo này hoặc giải thoát nhanh chóng, nếu tu đạo đó, sẽ được quả A-la-hán vị ấy lưu lại hiện thân, không đắc quả A-la-hán. Do có nhiều các duyên hạnh xót thương thân thuộc, do nghiệp đời trước, tất nhiên, cảm thọ một thân cõi trời. Ở thân cõi trời đó có khi không vừa ý: sinh không vừa ý, trụ không vừa ý, hành không vừa ý, bát Niết-bàn nhanh chóng đối với thân trời kia.

Sao nói là bát Niết-bàn nhanh chóng?

Đáp: Qua đời ở cõi Dục, sinh lên các tầng trời cõi Sắc, tuổi thọ của các tầng trời ấy vui ít, ly tán nhiều, nhanh chóng bát Niết-bàn, gọi là nhanh chóng bát Niết-bàn.

Lại nữa, đây là đặt ra chung cho số người ở cõi ấy, gọi bát Niếtbàn nhanh chóng, gọi là người bát Niết-bàn nhanh chóng.

Hỏi: Thế nào là người vô hành bát Niết-bàn?

Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc vì năm căn yếu đuối của bậc Thánh này. Năm căn ấy là: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu vui đạo này khó giải thoát, nếu tu đạo kia được quả A-la-hán, thì đạo kia sẽ có trở ngại, hiện đời không được quả A-lahán, do phần nhiều các duyên hạnh thương xót thân thuộc, do nghiệp đời trước, sẽ sinh thọ một thân cõi trời, thân cõi trời ấy có khi vừa ý: sinh vừa ý, trụ không vừa ý, hạnh không vừa ý, không có hành Niết-bàn ở thân trời kia.

Sao nói là vô hành bát Niết-bàn?

Đáp: Qua đời ở cõi Dục, nếu sinh lên các tầng trời cõi Sắc, ở cõi ấy không thực hành được đạo vô gián, được rồi, liền bát Niết-bàn ở trong đó, gọi là vô hành bát Niết-bàn.

Lại nữa, đây là đặt ra chung cho số người ấy, phần nhiều là vô hành bát Niết-bàn, gọi là người vô hành bát Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là người hữu hành bát Niết-bàn?

Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc, nếu năm căn mềm yếu của bậc Thánh này, năm căn ấy là: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu nỗi khổ của đạo này khó giải, nếu tu đạo Thánh kia rồi, sẽ được quả A-la-hán. Đạo kia có trở ngại, hiện đời không được quả A-la-hán, do nhiều nghiệp duyên nghiệp hành xót thương thân thuộc, do nghiệp đời trước, tất nhiên sẽ sinh thọ một thân cõi trời, vị trời đó có sự vừa ý: sinh vừa ý, trụ vừa ý, hành không vừa ý, nên thân có hành bát Niết-bàn ở thân trời kia.

Sao nói là hữu hành bát Niết-bàn?

Đáp: Qua đời ở cõi Dục, nếu sinh lên các tầng trời cõi Sắc, cõi ấy có thực hành đạo vô gián khó được, được rồi, thì liền bát Niết-bàn ở cõi ấy, gọi là hữu hành bát Niết-bàn.

Lại nữa, đây là đặt ra chung cho số người ấy, gọi là hữu hành bát Niết-bàn, đó gọi là người hữu hành bát Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là hướng dòng lên đến tầng trời A-ca-nị-trá?

Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: Thân kiến, nghi, trộm giới, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc. Năm căn của bậc Thánh này mềm yếu này: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu đạo này, hoặc niềm vui khó giải, hoặc nỗi khổ khó giải, tu đạo ấy rồi, sẽ được quả A-la-hán, vì đạo ấy có trở ngại, nên hiện đời không được quả A-la-hán, do nhiều các duyên hành xót thương thân thuộc, do nghiệp đời trước, sẽ sinh thọ năm thân ở cõi trời. Ở trên cõi trời đó có sự vừa ý: sinh vừa ý, trụ vừa ý, hành vừa ý. Ở đây, nếu qua đời ở dòng trên thì đến A-ca-nị-trá.

Sao nói là dòng trên thì đến A-ca-nị-trá?

Đáp: Qua đời ở cõi Dục, sinh lên tầng trời Vô Thắng ở cõi Sắc, như tuổi thọ của ở trời kia, trụ ở tuổi thọ của cõi trời kia, trụ rồi, qua đời ở tầng trời đó, chuyển sinh lên tầng trời Vô Nhiệt, sinh lên tầng trời Vô Nhiệt rồi, qua đời ở cõi trời ấy, chuyển sinh lên tầng trời Thiện Kiến, sinh lên tầng trời Thiện Kiến rồi, qua đời ở cõi trời đó, chuyển sinh lên tầng trời Diệu Thiện Kiến, sinh lên tầng trời Diệu Thiện Kiến rồi, qua đời ở tầng trời đó, chuyển sinh lên tầng trời A-ca-nị-trá, như ở tuổi thọ của trời ấy, như ở tuổi thọ của trời ấy rồi, kiến lập đạo Vô gián được quả A-la-hán. Được quả A-la-hán rồi, liền bát Niết-bàn ở quả đó, gọi là thượng lưu đến A-ca-nị-trá.

Lại nữa, đây là đặt ra chung vì số người ấy, gọi là thượng lưu đến A-ca-nị-trá, gọi là thượng lưu đến người A-ca-nị-trá, đó gọi là người của năm rốt ráo kia.

Hỏi: Thế nào là người một phần giải thoát?

Đáp: Nếu người lúc trước học được tám giải thoát, định Diệt tận, không phải lúc Vô học, ở sau được tám giải thoát, định Diệt tận. Lúc Vô học sau, được tám giải thoát, định Diệt tạn, lúc phi học được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người một phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người hai phần giải thoát?

Đáp: Nếu khi người học được tám giải thoát, định Diệt tận, lúc Vô học sau, cũng được tám giải thoát định Diệt tận, gọi là người hai phần giải thoát.

Lại nữa, người một phần giải thoát, nếu người tận trí sinh, không phải trí Vô sinh, gọi là người một phần giải thoát.

Lại nữa, người hai phần giải thoát, nếu tận trí sinh, trí vô sinh sinh, gọi là người hai phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người huệ giải thoát?

Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua Sắc, Vô sắc, người ấy không phải hành xúc thân, kiến huệ dứt hữu lậu, gọi là người huệ giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người thân chứng?

Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua Sắc, Vô sắc, tu hành xúc của thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, gọi là người thân chứng.

Hỏi: Thế nào là người kiến đắc?

Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua Sắc, Vô sắc, người ấy không phải hành xúc của thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, như pháp Đức Thế Tôn đã truyền bá khắp, phần nhiều đều dùng huệ để chọn lựa hành vi, đây gọi là người kiến đắc.

Hỏi: Thế nào là người Tín giải thoát?

Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua sắc, vô sắc, người ấy không phải hành xúc thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, như pháp mà Đức Thế Tôn đã truyền bá, dùng huệ chọn lựa hành vi không bằng kiến đắc, gọi là người Tín giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người kiến đắc?

Đáp: Nếu người đã được chánh quyết định ở trên, của Kiên pháp sẽ được quả Tu-đà-hoàn, được quả Tư-đà-hàm, được quả A-na-hàm, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Kiến đắc.

Thế nào là người Tín giải thoát?

Đáp: Nếu người được chánh quyết định ở trên, của Kiên tín, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, được quả Tư-đà-hàm, được quả A-na-hàm, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Tín giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người Kiên tín?

Đáp: Nếu người vắng lặng, giải thoát, vượt qua sắc, vô sắc, người ấy không phải hành xúc thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, mà là tín thọ ở Đức Thế Tôn, gọi là người giải thoát, Kiên tín.

Người Kiên pháp là sao?

Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng, vượt qua Sắc, Vô sắc, người ấy không phải do hành xúc thân, không phải do huệ kiến đoạn hữu lậu, như pháp Đức Thế Tôn đã truyền bá khắp huệ quán mà ể nhẫn được, gọi là người Kiên pháp.

Người Kiên tín là thế nào?

Đáp: Nếu người tánh ưa tin, tin nhiều, chánh quyết định trên, chưa được bốn quả Sa-môn, từng xúc chứng một, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-na-hàm, nếu qủa A-la-hán, người ấy tín căn nhiều trong năm căn này, bốn căn còn lại thì ít, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Kiên tín.

Hỏi: Thế nào là người Kiên pháp?

Đáp: Nếu người tánh ưa chọn lựa pháp, phần nhiều chọn pháp chánh quyết định ở trên, chưa được từng xúc chứng một của bốn quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-nahàm, nếu quả A-la-hán, người ấy nhiều huệ căn trong năm căn này, bốn căn còn lại ít, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Kiên pháp.

Hỏi: Thế nào là người dứt năm chi?

Đáp: Nếu người dứt trừ năm cái: cái dục ái, cái sân hận, cái thùy miên, cái trạo, hối, cái nghi, gọi là người dứt bỏ năm chi. Lại nữa, người dứt năm chi, nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, trộm, dục ái, giận dữ, gọi là người dứt bỏ năm chi.

Người thành tựu sáu chi là thế nào?

Đáp: Nếu người đã thành tựu sáu xả, mắt họ thấy sắc, không có lo, không có mừng, xả, hành, niệm, biết, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân giác xúc, ý biết pháp, không có lo, không có mừng, xả, hành, niệm, biết, gọi là người thành tựu sáu chi.

Hỏi: Thế nào là người một hộ?

Đáp: Nếu người dùng ý niệm để giữ gìn tâm thành tựu, gọi là người một hộ.

Hỏi: Thế nào là người bốn y?

Đáp: Nếu người biết chịu đựng, biết gần gũi, biết xa lìa, biết xả bỏ, gọi là người bốn y.

Người thật diệt trừ duyên khác là gì?

Đáp: Nếu người đối với bên ngoài này, hoặc có Sa-môn, Bà-lamôn với kiến chấp khác nhau cuộc đời của ta là thường, điều này thật, ngoài ra là giả dối. Cuộc đời của ta chẳng phải thường, điều này thật, ngoài ra là giả dối. Cuộc đời của ta là thường, chẳng phải thường, điều này là thật, những thứ khác đều giả dối. Cuộc đời của ta chẳng phải thường, chẳng phải phi thường, đây là thật, những thứ khác đều giả dối. Cuộc đời của ta là hữu biên, đây là thật, những thứ khác đều giả dối. Đời của ta là vô biên, đây là thật, những thứ khác đều giả dối. Đời của ta là hữu biên, vô biên, là thật, ngoài ra là giả dối. Đời của ta không phải hữu biên, không phải vô biên, đây là thật, ngoài ra đều giả dối. Thân là mạng, mạng này là thật, ngoài ra là giả dối. Mạng là thân, thân này thật, ngoài ra là giả dối. Thân khác, mạng khác, đây là thật, ngoài ra là giả dối. Không có mạng, không có thân, điều này thật, ngoài ra là giả dối. Có Niết-bàn như khứ, Niết-bàn này là thật, Niết-bàn khác là giả dối. Không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, Niết-bàn khác là giả dối. Có Niết-bàn như khứ, không như khứ, đây là thật, Niết-bàn khác đều giả dối. Có Niết-bàn như khứ, phi không như khứ, đây là thật, Niếtbàn khác đều giả dối.

Đối với các duyên đó, tất cả đều diệt, hại, xả, giải, đều lìa bỏ hết rồi, gọi là người thật diệt duyên khác.

Hỏi: Thế nào là người mong cầu vượt hơn hết?

Đáp: Nếu người dục cầu dứt, hữu cầu dứt, cầu phạm tịnh hạnh, việc làm đã rồi. Sao nói là dục cầu? Cõi Dục chưa giác, chưa biết. Pháp chưa dứt của cõi Dục, hoặc ấm, giới, nhập cõi Dục, hoặc sắc, thanh, hương, vị, xúc của cõi Sắc, hoặc chúng sinh, hoặc pháp, hoặc cầu kia, hy vọng tụ tập các pháp đó, cầu hết ái cầu rồi, hy vọng rồi, tụ tập, đều cầu rồi, gọi là dục cầu. Hữu cầu là gì? Cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa giác, chưa biết, cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa dứt, hoặc ấm, giới, nhập của cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc thiền, hoặc giải thoát, hoặc định, hoặc Tam-ma-bạtđề, hoặc cầu hy vọng này tụ tập, cầu hết ái, cầu rồi, hy vọng rồi, tụ tập, hết cầu rồi, gọi là hữu cầu.

Hỏi: Thế nào là cầu phạm tịnh hạnh?

Đáp: Là tám Thánh, nếu cầu, hy vọng tám Thánh kia tụ tập, cầu hết ái, cầu rồi, hy vọng rồi, tụ tập cầu hết rồi, gọi là người cầu phạm tịnh hạnh. Nếu người dục cầu dứt, hữu cầu dứt, cầu phạm tịnh hạnh, việc phải làm đã làm rồi, gọi là người mong cầu vượt hơn hết.

Hỏi: Thế nào là người tưởng không vẩn đục?

Đáp: Tưởng vẩn đục, là tưởng dục, tưởng giận dữ, tưởng hại. Tưởng không vẩn đục, là tưởng xuất ly, tưởng không giận dữ, tưởng không phải hại. Nếu người từ bỏ tưởng dục, nhớ nghĩ đến tưởng xuất ly, buông bỏ tưởng giận dữ, nhớ nghĩ đến tưởng không phải giận dữ, buông bỏ tưởng hại, nhớ nghĩ đến tưởng không phải hại, gọi là người tưởng không vẩn đục.

Hỏi: Thế nào là người loại trừ hành vi của thân?

Đáp: Thân, là hơi thở ra vào, nếu người kia nhập vắng lặng, diệt trừ, gọi là người dứt trừ hành vi của thân.

Lại nữa, người loại trừ hành vi thân, nếu Tỳ-kheo này dứt khổ, dứt lạc, thì trước hết diệt tưởng ưu, hỷ, và bất khổ bất lạc, xả niệm thanh tịnh, thành tựu hạnh bốn thiền, gọi là người dứt trừ hành vi của thân.

Hỏi: Thế nào là người tâm khéo giải thoát?

Đáp: Nếu người tâm giải thoát dục, tâm giải thoát sự giận dữ, ngu si, gọi là người tâm khéo giải thoát.

Thế nào là người huệ khéo giải thoát?

Đáp: Nếu người tự biết pháp: dứt ngã dục, tất không sinh, dứt sự giận dữ, ngu si, tất không sinh, gọi là người huệ khéo giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người tâm khéo giải thoát?

Đáp: Nếu người tâm giải thoát dục, không có dục, được xúc chứng rồi, gọi là người tâm khéo giải thoát.

Thế nào là người huệ khéo giải thoát?

Đáp: Nếu người xa lìa vô minh, huệ giải thoát được xúc chứng rồi, gọi là người huệ khéo giải thoát.

Thế nào là người tâm hoàn toàn giải thoát?

Đáp: Nếu người tận trí sinh, không phải trí vô sinh, gọi là người tâm hoàn toàn giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người huệ hoàn toàn giải thoát?

Nếu người tận trí và trí vô sinh sinh, gọi là người huệ hoàn toàn giải thoát.

Hỏi: Thế nào là người giải thoát chung?

Đáp: Nếu người đối với sự giải thoát chung, tâm trụ, phát khởi, gọi là người giải thoát chung.

Người giải thoát không chung là gì?

Đáp: Nếu người giải thoát không chung, tâm trụ, không phát khởi, gọi là người giải thoát không chung.

Hỏi: Thế nào là người có lui sụt?

Đáp: Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi, người kia có tâm giải thoát chung, lùi sụt chuyển biến, gọi là người có lui sụt.

Người không có lui sụt là gì?

Đáp: Nếu người đối với giải thoát không chung, tâm trụ không phát khởi, người ấy không có giải thoát chung, tâm không lùi sụt, thay đổi, gọi là người không có lui sụt.

Hỏi: Thế nào là người tư duy hữu?

Đáp: Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi, người đó có tư duy hữu, ở tâm giải thoát chung, khiến ta không sau cùng, không lùi sụt, không thay đổi, gọi là người tư duy hữu.

Hỏi: Thế nào là người gìn giữ vi tế?

Đáp: Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi, nếu người ấy gìn giữ khiến ta không lùi sụt, không thay đổi đối với tâm giải thoát chung, người kia đối với tâm giải thoát chung, không lùi sụt, không đổi thay, gọi là người có gìn giữ vi tế.

Thế nào là hoặc có người nếu tư duy không lùi sụt, không tư duy bèn lùi sụt? Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi. Nếu người kia tư duy hại ta, khiến ta không lùi sụt, không thay đổi đối với tâm giải thoát chung. Người ấy đối với tâm giải thoát chung, không lùi sụt không đổi thay, không tư duy hại ta, khiến ta không lùi sụt, không biến đổi đối với tâm giải thoát chung, người kia lùi sụt, đổi thay đối với sự giải thoát chung, gọi là hoặc có người tư duy không lùi sụt, người không tư duy, bèn lùi sụt.

Thế nào hoặc có người nếu giữ gìn vi tế thì không lùi sụt, không gìn giữ vi tế thì lùi sụt? Nếu người trụ ở tâm giải thoát, mà phát khởi, nếu người đó gìn giữ khiến cho ta không lùi sụt, không đổi thay đối với tâm giải thoát chung, bèn đối với tâm giải thoát chung, không lùi sụt, không thay đổi. Nếu không gìn giữ khiến cho ta không lùi sụt, không đổi thay đối với tâm giải thoát chung, thì người ấy không lùi sụt, không đổi thay đối với tâm giải thoát chung, người kia lùi sụt, thay đổi đối với tâm giải thoát chung, gọi là hoặc có người gìn giữ vi tế, không lùi sụt, không gìn giữ vi tế thì lùi sụt.

Hỏi: Thế nào là người có duyên tìm xét?

Đáp: Nếu người tận trí sinh, không phải trí vô sinh, thì sẽ sinh trí vô sinh, sẽ duyên tìm xét, đối với tâm giải thoát, sau cùng không phát khởi, gọi là người có duyên tìm xét.

Hỏi: Thế nào là người của pháp không phát khởi?

Đáp: Nếu người tâm giải thoát đối với dục, giận dữ, ngu si, gọi là người của pháp không phát khởi.

Sao nói là người của pháp không phát khởi?

Đáp: Dục không phát khởi, sự giận dữ, ngu si không phát khởi, gọi là người của pháp không phát khởi.

Hỏi: Thế nào là người kiếp Trụ?

Đáp: Nếu người Kiên tín, Kiên pháp, nếu lại có hạnh lành, nếu người hiện đời được A-la-hán, gọi là người kiếp trụ.

Sao nói là kiếp Trụ?

Đáp: Cho đến tất cả thế giới, phiền não không làm hư hoại, tất nhiên, khiến người kia được bốn quả Sa-môn, được ba xúc chứng, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-la-hán, gọi là người kiếp trụ.

Hỏi: Thế nào là ngang với người đứng đầu?

Đáp: Nếu người chưa hành đạo, hoặc hữu lậu, hoặc thọ mạng đều cùng dứt một thời điểm. Lại nữa, dứt vô gián lậu, mạng liền dứt, gọi là người ngang với đứng đầu.

Hỏi: Thế nào là người vượt qua hào?

Đáp: Nếu người dứt bỏ vô minh, gọi là người vượt qua hào.

Người phá hủy hào là sao?

Đáp: Nếu người dứt sinh chết, gọi là người phá hủy hào.

Hỏi: Thế nào là người thừa tiến?

Đáp: Nếu người dứt hữu ái, gọi là người thừa tiến.

Hỏi: Thế nào là người không có dính nhơ?

Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới, gọi là người không dính nhơ.

Người biếng nhác ngã mạn là sao?

Đáp: Nếu người dứt trừ ngã mạn, gọi là người biếng nhác ngã mạn.