LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 7

Phẩm thứ 1: PHẦN KHÔNG PHẢI HỎI VỀ GIỚI

Giới sắc (Sắc giới), giới không phải là sắc. Giới có thể thấy, giới không thể thấy. Giới có đối, giới không đối. Giới của Thánh, giới không phải là Thánh. Giới hữu lậu, giới vô lậu. Giới có ái, giới không ái. Giới có cầu, giới không cầu. Giới nên nhận lấy, giới không nên nhận lấy.

Giới có nhận giữ, giới không nhận giữ. Giới có vượt hơn, giới không vượt hơn. Giới có thọ, giới không phải là thọ. Giới trong, giới ngoài. Giới có báo, giới không báo. Giới của tâm, giới không phải là tâm. Giới của tâm tương ưng, giới không phải là tâm tương ưng. Giới của tâm số, giới không phải là tâm số.

Giới của duyên, giới không phải là duyên. Giới của tâm chung, giới không phải là tâm chung. Giới tùy tâm chuyển, giới không tùy tâm chuyển. Giới của nghiệp, giới không phải là nghiệp. Giới của nghiệp báo, giới không phải là nghiệp báo.

Giới của nghiệp tương ưng, giới không phải là nghiệp tương ưng, giới không phải là nghiệp tương ưng, không phải là phi nghiệp tương ưng.

Giới của cộng nghiệp, giới không phải là cộng nghiệp. Giới tùy nghiệp chuyển, giới không tùy nghiệp chuyển. Giới của nhân, giới không phải là nhân. Giới có nhân, giới không có nhân.

Giới có đầu mối, giới không có đầu mối. Giới có duyên, giới không có duyên. Giới hữu vi, giới vô vi. Giới nhận biết, giới không phải là nhận biết. Giới của thức, giới không phải là thức. Giới của giải, giới không phải là giải. Giới liễu biệt, giới không phải là liễu biệt.

Giới do đoạn trí nhận biết, giới không phải do đoạn trí nhận biết. Giới của đoạn, giới không phải là đoạn. Giới của tu, giới không phải là tu. Giới của chứng, giới không phải là chứng. Giới của Niếtbàn hữu dư, giới của Niết-bàn vô dư.

Giới thiện, giới bất thiện, giới vô ký. Giới học, giới vô học, giới phi học phi vô học. Giới của báo, giới của pháp báo, giới không phải là báo, không phải là pháp báo. Giới do kiến đoạn, giới do tư duy đoạn, giới không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn. Giới của nhân do kiến đoạn, giới của nhân do tư duy đoạn, giới của nhân không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Giới thấp kém, giới trung bình, giới thù thắng. Giới thô, giới tế, giới vi. Giới phát, giới xuất, giới vượt qua. Giới siêng năng, giới trì, giới xuất. Giới đoạn, giới lìa dục, giới diệt. Giới dục, giới sắc, giới vô sắc. Giới sắc, giới vô sắc, giới diệt. Giới ba xuất.

Giới quá khứ, giới vị lai, giới hiện tại, giới không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại.

Giới của cảnh giới quá khứ, giới của cảnh giới vị lai, giới của cảnh giới hiện tại, giới không phải là cảnh giới quá khứ, không phải là cảnh giới vị lai, không phải là cảnh giới hiện tại.

Giới hệ thuộc cõi dục, giới hệ thuộc cõi sắc, giới hệ thuộc cõi vô sắc, giới không hệ thuộc.

Giới của sắc, giới của thọ, giới của tưởng, giới của hành, giới của thức.

Giới năm xuất. Giới sáu xuất.

Giới địa, giới thủy, giới hỏa, giới phong, giới không, giới thức.

Giới lạc, giới khổ, giới hỷ, giới ưu, giới xả, giới vô minh, giới dục, giới giận, giới hại, giới xuất ly.

Giới không giận, giới không hại, giới ánh sáng, giới tịnh, giới sắc, giới không xứ, giới thức xứ, giới bất dụng xứ, giới phi tưởng phi phi tưởng xứ. Mười tám giới.

Hỏi: Thế nào là pháp của giới sắc?

Đáp: Nếu là sắc đó gọi là pháp của giới sắc.

Hỏi: Thế nào là pháp của giới không phải là sắc?

Đáp: Nếu không phải là sắc, đó gọi là pháp của giới không phải là sắc.

Hỏi: Thế nào là giới có thể thấy?

Đáp: Sắc nhập, đó gọi là giới có thể thấy.

Hỏi: Thế nào là giới không thể thấy?

Đáp: Trừ sắc nhập, các pháp còn lại, đó gọi là giới không thể thấy.

Hỏi: Thế nào là giới có đối?

Đáp: Mười nhập là sắc, đó gọi là giới có đối.

Hỏi: Thế nào là giới không đối?

Đáp: Ý nhập, pháp nhập, đó gọi là giới không đối.

Hỏi: Thế nào là giới của Thánh?

Đáp: Nếu pháp là vô lậu, đó gọi là giới của Thánh.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là Thánh?

Đáp: Nếu pháp là hữu lậu, đó gọi là giới không phải là Thánh.

Hỏi: Thế nào là giới hữu lậu?

Đáp: Nếu pháp là có ái, đó gọi là giới hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là giới vô lậu?

Đáp: Nếu pháp là không có ái, đó gọi là giới vô lậu.

Hỏi: Thế nào là giới có ái?

Đáp: Nếu pháp là có cầu, đó gọi là giới có ái.

Hỏi: Thế nào là giới không ái?

Đáp: Nếu pháp là không có cầu, đó gọi là giới không ái.

Hỏi: Thế nào là giới có cầu?

Đáp: Nếu pháp là nên nhận lấy, đó gọi là giới có cầu.

Hỏi: Thế nào là giới không cầu?

Đáp: Nếu pháp là không nên nhận lấy, đó gọi là giới không cầu.

Hỏi: Thế nào là giới nên nhận lấy?

Đáp: Nếu pháp là có nhận giữ, đó gọi là giới nên nhận lấy.

Hỏi: Thế nào là giới không nên nhận lấy?

Đáp: Nếu pháp là không nhận giữ, đó gọi là giới không nên nhận lấy.

Hỏi: Thế nào là giới có nhận giữ?

Đáp: Nếu pháp là có vượt hơn, đó gọi là giới có nhận giữ.

Hỏi: Thế nào là giới không nhận giữ?

Đáp: Nếu pháp là không vượt hơn, đó gọi là giới không nhận giữ.

Hỏi: Thế nào là giới có vượt hơn?

Đáp: Nếu pháp là có nhận lấy, đó gọi là giới có vượt hơn.

Thế nào là giới không vượt hơn?

Nếu pháp là không nhận lấy, đó gọi là giới không vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là giới có vượt hơn?

Đáp: Nếu pháp giới có giới khác thắng diệu vượt quá phần trên, đó gọi là giới có vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là giới không vượt hơn?

Đáp: Nếu pháp giới không có giới khác thắng diệu vượt quá phần trên, đó gọi là giới không vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là giới có thọ?

Đáp: Nếu là pháp bên trong, đó gọi là giới có thọ.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là thọ?

Đáp: Nếu là pháp bên ngoài, đó gọi là giới không phải là thọ.

Hỏi: Thế nào là giới trong?

Đáp: Nếu pháp là thọ, đó gọi là giới trong.

Hỏi: Thế nào là giới ngoài?

Đáp: Nếu pháp không phải là thọ, đó gọi là giới ngoài.

Hỏi: Thế nào là giới có báo?

Đáp: Nếu pháp là pháp báo, đó gọi là giới có báo.

Hỏi: Thế nào là giới không báo?

Đáp: Nếu về pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là giới không báo.

Hỏi: Thế nào là giới của tâm?

Đáp: Ý nhập, đó gọi là giới của tâm.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là tâm?

Đáp: Trừ ý nhập, các pháp còn lại, đó gọi là giới không phải là tâm.

Hỏi: Thế nào là giới của tâm tương ưng?

Đáp: Nếu pháp là tâm số, đó gọi là giới của tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Nếu pháp không phải là tâm số, đó gọi là giới không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là giới của tâm số?

Đáp: Trừ tâm, các pháp duyên còn lại, đó gọi là giới của tâm số.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là tâm số?

Đáp: Nếu pháp không phải là duyên và tâm, đó gọi là giới không phải là tâm số.

Hỏi: Thế nào là giới của duyên?

Đáp: Nếu pháp là nhận lấy tướng và tâm, đó gọi là giới của duyên.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là duyên?

Đáp: Trừ tâm, còn lại là pháp không phải tâm số khác, đó gọi là giới không phải là duyên.

Hỏi: Thế nào là giới của tâm chung?

Đáp: Nếu pháp tùy tâm chuyển, cùng với tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là giới của tâm chung.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là tâm chung?

Đáp: Nếu pháp không tùy tâm chuyển, không cùng với tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là giới không phải là tâm chung.

Thế nào là giới tùy tâm chuyển?

Nếu pháp do tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là giới tùy tâm chuyển.

Hỏi: Thế nào là giới không tùy tâm chuyển?

Đáp: Nếu pháp không do tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là giới không tùy tâm chuyển.

Hỏi: Thế nào là giới của nghiệp?

Đáp: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đó gọi là giới của nghiệp.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là nghiệp?

Đáp: Trừ thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, các pháp còn lại, đó gọi là giới không phải là nghiệp.

Hỏi: Thế nào là giới của nghiệp báo?

Đáp: Nếu pháp là thọ, hoặc pháp là báo thiện, đó gọi là giới của nghiệp báo.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là nghiệp báo?

Đáp: Nếu pháp là báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là giới không phải là nghiệp báo.

Hỏi: Thế nào là giới của nghiệp tương ưng?

Đáp: Nếu pháp là tương ưng với tư, đó gọi là giới của nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Nếu pháp không phải là tương ưng với tư, đó gọi là giới không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là nghiệp tương ưng, không phải là phi nghiệp tương ưng?

Đáp: Tư, đó gọi là giới không phải là nghiệp tương ưng, không phải là phi nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là giới của cộng nghiệp?

Đáp: Nếu pháp tùy nghiệp chuyển, cùng với nghiệp sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là giới của cộng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là cộng nghiệp?

Đáp: Nếu pháp không tùy nghiệp chuyển, không cùng với nghiệp sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là giới không phải là cộng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là giới tùy nghiệp chuyển?

Đáp: Nếu pháp do cộng nghiệp sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là giới tùy nghiệp chuyển.

Hỏi: Thế nào là giới không tùy nghiệp chuyển?

Đáp: Nếu pháp không do cộng nghiệp sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là giới không tùy nghiệp chuyển.

Hỏi: Thế nào là giới của nhân?

Đáp: Nếu pháp là duyên, hoặc pháp không phải là duyên có báo, hoặc pháp không phải duyên, trừ đắc quả, còn lại là báo thiện và bốn đại, đó gọi là giới của nhân.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là nhân?

Đáp: Nếu pháp không phải là duyên, không báo, không do cộng nghiệp đắc quả, đó gọi là giới không phải là nhân.

Hỏi: Thế nào là giới có nhân?

Đáp: Nếu pháp có đầu mối, đó gọi là giới có nhân.

Hỏi: Thế nào là giới không có nhân?

Đáp: Nếu pháp không có đầu mối, đó gọi là giới không có nhân.

Thế nào là giới có đầu mối?

Nếu pháp có duyên, đó gọi là giới có đầu mối.

Hỏi: Thế nào là giới không có đầu mối?

Đáp: Nếu pháp không có duyên, đó gọi là giới không có đầu mối.

Hỏi: Thế nào là giới có duyên?

Đáp: Nếu pháp là hữu vi, đó gọi là giới có duyên.

Hỏi: Thế nào là giới không có duyên?

Đáp: Nếu pháp là vô vi, đó gọi là giới không có duyên.

Hỏi: Thế nào là giới hữu vi?

Đáp: Nếu pháp là có duyên, đó gọi là giới hữu vi.

Hỏi: Thế nào là giới vô vi?

Đáp: Nếu pháp là không duyên, đó gọi là giới vô vi.

Hỏi: Thế nào là giới nhận biết?

Đáp: Tất cả pháp đều nhận biết, như sự thấy biết, đó gọi là giới nhận biết.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là nhận biết?

Đáp: Nếu tất cả pháp không phải nhận biết, như sự thấy biết, đó gọi là giới không phải là nhận biết.

Hỏi: Thế nào là giới của thức?

Đáp: Tất cả pháp là thức, là ý thức, như sự nhận thức, đó gọi là giới của thức.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là thức?

Đáp: Nếu tất cả pháp không phải là thức, ý thức, như sự nhận thức, đó gọi là giới không phải là thức.

Thế nào là giới của giải?

Tất cả pháp là giải, như sự thấy biết, đó gọi là giới của giải.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là giải?

Đáp: Nếu tất cả pháp không phải là giải, như sự thấy biết, đó gọi là giới không phải giải.

Hỏi: Thế nào là giới liễu biệt?

Đáp: Tất cả pháp đều liễu biệt, như sự thấy biết, đó gọi là giới liễu biệt.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là liễu biệt?

Đáp: Nếu tất cả pháp không phải là liễu biệt, như sự thấy biết, đó gọi là giới không phải là liễu biệt.

Hỏi: Thế nào là giới do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, đó gọi là giới do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là giới không phải do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Nếu pháp là thiện, hoặc vô ký, đó gọi là giới không phải do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là giới của đoạn?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, đó gọi là giới của đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là đoạn?

Đáp: Nếu pháp là thiện, hoặc vô ký, đó gọi là giới không phải là đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới của tu?

Đáp: Nếu pháp là thiện, đó gọi là giới của tu.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là tu?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, hoặc vô ký, đó gọi là giới không phải là tu.

Hỏi: Thế nào là giới của chứng?

Đáp: Tất cả pháp là chứng, như sự thấy biết, đó gọi là giới của chứng.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là chứng?

Đáp: Nếu tất cả pháp không phải là chứng, như sự thấy biết, đó gọi là giới không phải là chứng.

Hỏi: Thế nào là giới của Niết-bàn hữu dư?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Thế nào là giới của hai Niếtbàn kia? Những gì là hai? Là giới của Niết-bàn hữu dư và giới của Niết-bàn vô dư.

Thế nào là giới của Niết-bàn hữu dư? Là Tỳ-kheo A-la-hán này, các lậu đã hết, công việc làm đã xong, đã bỏ gánh nặng, đạt được lợi mình, là hết phiền não hữu, chánh trí được giải thoát các ấm, giới, nhập, vì nghiệp duyên đời trước nên trụ, do tâm thọ nhận các thứ khổ vui, có vừa ý, không vừa ý. Đó gọi là giới của Niết-bàn hữu dư.

Thế nào là giới của Niết-bàn vô dư? Là Tỳ-kheo này năm ấm đã diệt, năm ấm vị lai không còn nối tiếp sinh nữa. Đó gọi là giới của Niết-bàn vô dư.

Hỏi: Thế nào là giới thiện?

Đáp: Nếu pháp là tu, đó gọi là giới thiện.

Hỏi: Thế nào là giới bất thiện?

Đáp: Nếu pháp là đoạn, đó gọi là giới bất thiện.

Hỏi: Thế nào là giới vô ký?

Đáp: Nếu pháp là thọ, hoặc pháp không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là giới vô ký.

Thế nào là giới học?

Nếu pháp không phải là Thánh vô học, đó gọi là giới học.

Hỏi: Thế nào là giới vô học?

Đáp: Nếu pháp là Thánh không phải là học, đó gọi là giới vô học.

Hỏi: Thế nào là giới phi học phi vô học?

Đáp: Nếu pháp không phải là Thánh, đó gọi là giới phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là giới của báo?

Đáp: Nếu pháp là thọ, hoặc pháp là báo thiện, đó gọi là giới của báo.

Hỏi: Thế nào là giới của pháp báo?

Đáp: Nếu pháp là có báo, đó gọi là giới của pháp báo.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là báo, không phải là pháp báo?

Đáp: Nếu pháp là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, đó gọi là giới không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là giới do kiến đoạn?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, không phải là tư duy đoạn, đó gọi là giới do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, không phải là kiến đoạn, đó gọi là giới do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp là thiện, vô ký, đó gọi là giới không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới của nhân do kiến đoạn?

Đáp: Nếu pháp là pháp báo của kiến đoạn, đó gọi là giới của nhân do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới của nhân do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp là do tư duy đoạn, hoặc pháp là pháp báo của tư duy đoạn, đó gọi là giới của nhân do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới của nhân không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp là thiện, hoặc pháp là pháp báo thiện, hoặc pháp không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là giới của nhân không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới thấp kém?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, đó gọi là giới thấp kém.

Hỏi: Thế nào là giới trung bình?

Đáp: Nếu pháp là vô ký, đó gọi là giới trung bình.

Hỏi: Thế nào là giới thù thắng?

Đáp: Nếu pháp là thiện, đó gọi là giới thù thắng.

Hỏi: Thế nào là giới thấp kém?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, hoặc là vô ký, đó gọi là giới thấp kém.

Hỏi: Thế nào là giới trung bình?

Đáp: Nếu pháp không phải là thiện của Thánh, đó gọi là giới trung bình.

Hỏi: Thế nào là giới thù thắng?

Đáp: Nếu pháp là vô lậu của Thánh, đó gọi là giới thù thắng.

Thế nào là giới thô?

Nếu pháp hệ thuộc cõi dục, hệ thuộc cõi sắc, đó gọi là giới thô.

Hỏi: Thế nào là giới tế?

Đáp: Nếu pháp hệ thuộc xứ không, hệ thuộc xứ thức, hệ thuộc xứ bất dụng, hoặc không hệ thuộc, đó gọi là giới tế.

Hỏi: Thế nào là giới vi?

Đáp: Nếu pháp hệ thuộc xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là giới vi.

Lại nữa, giới thô: Nếu pháp hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc xứ không, hoặc hệ thuộc xứ thức, hoặc hệ thuộc xứ bất dụng, đó gọi là giới thô. Lại nữa, giới tế: Nếu pháp không hệ thuộc, đó gọi là giới tế.

Hỏi: Thế nào là giới vi?

Đáp: Nếu pháp hệ thuộc xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là giới vi.

Hỏi: Thế nào là giới phát?

Đáp: Nếu là tấn, hoặc phát, chánh phát, sinh khởi xúc chứng, đó gọi là giới phát.

Hỏi: Thế nào là giới xuất?

Đáp: Nếu là tấn, hoặc tấn rộng, chưa vượt qua, đó gọi là giới xuất.

Hỏi: Thế nào là giới vượt qua?

Đáp: Nếu là tấn, hoặc tấn rộng, đã vượt qua, đó gọi là giới vượt qua.

Hỏi: Thế nào là giới siêng năng?

Đáp: Giới của sức siêng năng, đó gọi là giới siêng năng.

Hỏi: Thế nào là giới trì?

Đáp: Giới trì của tổng trì, đó gọi là giới trì.

Hỏi: Thế nào là giới xuất?

Đáp: Giới xuất của xuất sinh, đó gọi là giới xuất.

Lại nữa, giới siêng năng, nghĩa là siêng năng, tinh tấn.

Những gì là tinh tấn? Nếu thân, tâm xuất phát vượt qua, dụng tâm không thoái chuyển, theo sức siêng năng, chánh tấn, đó gọi là giới siêng năng.

Lại nữa, giới trì, nghĩa là niệm.

Những gì là niệm? Như pháp đã nghe, đã hành tập, gìn giữ pháp ấy, giữ gìn chính đáng, khiến trụ không quên, tưởng niệm, niệm nối tiếp, đó gọi là giới trì.

Lại nữa, giới xuất, nghĩa là trừ bỏ hết tất cả lậu, dứt ái, đạt Niếtbàn, đó gọi là giới xuất.

Hỏi: Thế nào là giới đoạn?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo ở chốn trống vắng bên cội cây, như thế, quán báo ác do hành ác của thân, báo nơi đời nay, báo nơi đời sau, dứt bỏ hành ác của thân, tu hành thiện của thân. Như thế, quán báo ác do hành ác của miệng, ý, báo nơi đời nay, báo nơi đời sau, từ bỏ hành ác của miệng, ý, tu hành thiện của miệng, ý. Đó gọi là giới đoạn.

Hỏi: Thế nào là giới lìa dục?

Đáp: Ái hết, lìa dục, đạt Niết-bàn, đó gọi là giới lìa dục.

Hỏi: Thế nào là giới diệt?

Đáp: Ái hết, lìa diệt, đạt Niết-bàn, đó gọi là giới diệt.

Hỏi: Thế nào là giới dục?

Đáp: Nếu là phần của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, từ đại địa ngục A-tỳ, trên đến trời Tha hóa tự tại, đó gọi là giới dục.

Hỏi: Thế nào là giới sắc?

Đáp: Nếu là phần của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, từ Phạm thiên đến trời A-ca-nị-trá, đó gọi là giới sắc.

Hỏi: Thế nào là giới vô sắc?

Đáp: Nếu là phần của thọ, tưởng, hành, thức, từ trời Không xứ đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó gọi là giới vô sắc.

Hỏi: Thế nào là giới sắc?

Đáp: Nếu pháp là sắc, đó gọi là giới sắc.

Hỏi: Thế nào là giới vô sắc?

Đáp: Trừ hai diệt, còn lại là giới của pháp không phải là sắc, đó gọi là giới vô sắc.

Hỏi: Thế nào là giới diệt?

Đáp: Hai diệt là trí duyên diệt, phi trí duyên diệt, đó gọi là giới diệt.

Hỏi: Thế nào là giới ba xuất?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Giới ba xuất.

Những gì là giới ba xuất? Là xuất dục đến sắc, xuất sắc đến vô sắc, nếu đã tạo tác, đã tích tập, đều diệt, đó gọi là xuất.

Thế nào là xuất dục đến sắc? Nếu duyên nơi dục sinh hữu lậu, sự nóng bức ấy không có trong sắc kia, đó gọi là xuất dục đến sắc.

Thế nào là xuất sắc đến vô sắc? Nếu duyên nơi sắc sinh hữu lậu, sự nóng bức ấy không có trong vô sắc kia, đó gọi là xuất sắc đến vô sắc.

Thế nào là đã tạo tác, đã tích tập, đều diệt? Nếu duyên nơi hành sinh hữu lậu, sự nóng bức ấy không có trong Niết-bàn kia, đó gọi là đã tạo tác, đã tích tập, đều diệt. Đấy là xuất. Đó gọi là giới ba xuất.

Hỏi: Thế nào là giới quá khứ?

Đáp: Nếu pháp đã sinh rồi diệt, đó gọi là giới quá khứ.

Hỏi: Thế nào là giới vị lai?

Đáp: Nếu pháp chưa sinh chưa phát ra, đó gọi là giới vị lai.

Hỏi: Thế nào là giới hiện tại?

Đáp: Nếu pháp đã sinh chưa diệt, đó gọi là giới hiện tại.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại?

Đáp: Nếu pháp là vô vi, đó gọi là giới không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại.

Hỏi: Thế nào là giới của cảnh giới quá khứ?

Đáp: Tư duy về quá khứ, nếu pháp sinh, đó gọi là giới của cảnh giới quá khứ.

Hỏi: Thế nào là giới của cảnh giới vị lai?

Đáp: Tư duy về vị lai, nếu pháp chưa sinh, đó gọi là giới của cảnh giới vị lai.

Hỏi: Thế nào là giới của cảnh giới hiện tại?

Đáp: Tư duy về pháp hiện tại, nếu pháp sinh, đó gọi là giới của cảnh giới hiện tại.

Hỏi: Thế nào là giới không phải là cảnh giới quá khứ, không phải là cảnh giới vị lai, không phải là cảnh giới hiện tại?

Đáp: Tư duy về không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại, nếu pháp sinh, đó gọi là giới không phải là cảnh giới quá khứ, không phải là cảnh giới vị lai, không phải là cảnh giới hiện tại.

Hỏi: Thế nào là giới hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Nếu pháp là dục lậu, hữu lậu, đó gọi là giới hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Thế nào là giới hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Nếu pháp là sắc lậu, hữu lậu, đó gọi là giới hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là giới hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Nếu pháp là vô sắc lậu, hữu lậu, đó gọi là giới hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Thế nào là giới không hệ thuộc?

Đáp: Nếu pháp là Thánh vô lậu, đó gọi là giới không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là giới của sắc?

Đáp: Sắc ấm đó gọi là giới của sắc.

Hỏi: Thế nào là giới của thọ?

Đáp: Thọ ấm đó gọi là giới của thọ.

Hỏi: Thế nào là giới của tưởng?

Đáp: Tưởng ấm đó gọi là giới của tưởng.

Hỏi: Thế nào là giới của hành?

Đáp: Hành ấm đó gọi là giới của hành.

Hỏi: Thế nào là giới của thức?

Đáp: Thức ấm đó gọi là giới của thức.

Hỏi: Thế nào là giới năm xuất?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Giới năm xuất. Những gì là năm? Đó là: Lúc Tỳ-kheo nghĩ về dục, tâm không hướng đến dục không thanh tịnh, không dừng trụ, không giải thích. Niệm về xuất, tâm xuất, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng trụ, hiểu rõ. Tâm thiện, chí thiện, tâm điều hợp thiện, tu tập. Nếu đối với dục, khởi xuất hiểu rõ duyên nơi dục sinh hữu lậu nóng bức, nên hiểu rõ để xuất ly, không nhận lãnh thọ ấy. Đó gọi là giới xuất dục.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Lúc nghĩ về giận dữ, tâm không hướng đến giận dữ không thanh tịnh, không dừng trụ, không giải thích. Niệm về không giận dữ, tâm không giận dữ, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng trụ, hiểu rõ. Tâm thiện, chí thiện, tâm điều hợp thiện, tu tập. Nếu đối với giận dữ, khởi xuất hiểu rõ, duyên nơi giận dữ sinh hữu lậu nóng bức, nên hiểu rõ để xuất ly, không nhận lãnh thọ ấy. Đó gọi là giới xuất (ra khỏi) giận dữ.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Lúc nghĩ về hại, khi nghĩ về hại, tâm không hướng đến hại không thanh tịnh, không dừng trụ, không giải thích. Niệm về không hại, tâm không hại, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng trụ, hiểu rõ. Tâm thiện, chí thiện, tâm điều hợp thiện, tu tập. Nếu đối với hại, khởi xuất hiểu rõ, duyên nơi hại sinh hữu lậu nóng bức, nên hiểu rõ để xuất ly, không nhận lãnh thọ ấy. Đó gọi là giới xuất hại.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Lúc nghĩ về sắc, tâm không hướng đến sắc không thanh tịnh, không dừng trụ, không giải thích. Niệm về không sắc, tâm không sắc, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng trụ, hiểu rõ. Tâm thiện, chí thiện, tâm điều hợp thiện, tu tập. Nếu đối với sắc, khởi xuất hiểu rõ, duyên nơi sắc sinh hữu lậu nóng bức, nên hiểu rõ để xuất ly, không nhận lãnh thọ ấy. Đó gọi là giới xuất sắc.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Lúc nghĩ về tự thân, tâm không hướng đến tự thân không thanh tịnh, không dừng trụ, không giải thích. Niệm về tự thân diệt, diệt tự thân, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng trụ, hiểu rõ. Tâm thiện, chí thiện, tâm điều hợp thiện, tu tập. Nếu đối với tự thân, khởi xuất hiểu rõ, duyên nơi tự thân sinh hữu lậu nóng bức, nên hiểu rõ để xuất ly, không nhận lãnh thọ ấy. Đó gọi là giới xuất tự thân.

Như thế gọi là giới năm xuất.

Hỏi: Thế nào là giới sáu xuất?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói Giới sáu xuất. Như có Tỳ-kheo hướng đến Tỳ-kheo kia nói như thế này: Tỳ-kheo! Tâm từ giải của tôi đã gần gũi, tu học nhiều, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, khéo hành tinh tấn, nhưng tôi đang bị tâm giận dữ che lấp. Vị Tỳ-kheo kia trách cứ Tỳ-kheo này: Tỳ-kheo! Chớ nên nói như thế! Chớ nên hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo! Đây không phải là nơi chốn trông mong. Nếu tâm từ giải đã gần gũi xong, tu học nhiều xong, tạo ra thừa, tạo ra vật xong, cẩn thận xong, nhận thức xong, khéo hành tinh tấn xong, nhưng nếu bị tâm giận dữ che lấp thì không có điều ấy! Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo! Xuất ly tâm giận dữ, nếu tâm từ giải tốt đẹp, tu học nhiều vô lượng.

Lại nữa, có Tỳ-kheo hướng đến Tỳ-kheo kia nói như thế này: Tỳ-kheo! Tâm bi giải của tôi đã gần gũi, tu học nhiều, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, khéo hành tinh tấn, nhưng tôi đang bị tâm hại che lấp. Vị Tỳ-kheo kia trách cứ Tỳ-kheo này: Tỳ-kheo! Chớ nên nói như thế! Chớ nên hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo! Đây không phải là nơi chốn trông mong. Nếu tâm bi giải đã gần gũi, tu học nhiều xong, tạo ra thừa, tạo ra vật xong, cẩn thận xong, nhận thức xong, khéo hành tinh tấn xong, nếu bị tâm hại che lấp thì không có điều ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo xuất ly tâm hại, nếu tâm bi giải tốt đẹp, tu học nhiều vô lượng.

Lại nữa, có Tỳ-kheo hướng đến Tỳ-kheo kia nói như thế này: Tỳ-kheo! Tâm hỷ giải của tôi đã gần gũi, tu học nhiều, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, khéo hành tinh tấn, nhưng tôi đang bị tâm không vui che lấp. Vị Tỳ-kheo kia trách cứ Tỳ-kheo này: Tỳkheo! Chớ nên nói như thế! Chớ nên hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳkheo! Đây không phải là nơi chốn trông mong. Nếu tâm hỷ giải đã gần gũi xong, tu học nhiều xong, tạo ra thừa, tạo ra vật xong, cẩn thận xong, nhận thức xong, khéo hành tinh tấn xong, nếu bị tâm không vui che lấp thì không có điều ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo xuất ly tâm không vui, nếu tâm hỷ giải tốt đẹp, tu học nhiều vô lượng.

Lại nữa, có Tỳ-kheo hướng đến Tỳ-kheo kia nói như thế này: Tỳ-kheo! Tâm xả giải của tôi đã gần gũi, tu học nhiều, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, khéo hành tinh tấn, nhưng tôi đang bị tâm yêu giận che lấp. Vị Tỳ-kheo kia trách cứ Tỳ-kheo này: Tỳkheo! Chớ nên nói như thế! Chớ nên hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳkheo! Đây không phải là nơi chốn trông mong. Nếu tâm xả đã gần gũi xong, tu học nhiều xong, tạo ra thừa, tạo ra vật xong, cẩn thận xong, nhận thức xong, khéo hành tinh tấn xong, nếu bị tâm yêu giận che lấp thì không có điều ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo xuất ly tâm yêu giận, nếu tâm xả giải tốt đẹp, tu học nhiều vô lượng.

Lại nữa, có Tỳ-kheo hướng đến Tỳ-kheo kia nói như thế này: Tỳ-kheo! Tâm định vô tưởng của tôi đã gần gũi, tu học nhiều, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, khéo hành tinh tấn, nhưng tôi vẫn có niệm tưởng thức. Vị Tỳ-kheo kia trách cứ Tỳ-kheo này: Tỳkheo! Chớ nên nói như thế! Chớ nên hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo! Đây không phải là nơi chốn trông mong. Nếu tâm định vô tưởng đã gần gũi xong, tu học nhiều xong, tạo ra thừa, tạo ra vật xong, cẩn thận xong, nhận thức xong, khéo hành tinh tấn xong, nhưng nếu vẫn có niệm tưởng thức thì không có điều ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo xuất ly tất cả tưởng, nếu tâm định vô tưởng tốt đẹp, tu học nhiều vô lượng.

Lại nữa, có Tỳ-kheo hướng đến Tỳ-kheo kia nói như thế này: Tỳ-kheo! Tôi đã diệt ngã và ngã sở nhưng vẫn còn có mũi tên nghi hoặc che lấp tâm. Vị Tỳ-kheo kia trách cứ Tỳ-kheo này: Tỳ-kheo! Chớ nên nói như thế! Chớ nên hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo! Đây không phải là nơi chốn trông mong. Nếu đã diệt ngã và ngã sở, nhưng vẫn còn có mũi tên nghi hoặc che lấp tâm thì không có điều ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo xuất ly khỏi mũi tên nghi hoặc, nếu đoạn dứt ngã mạn. Đó gọi là giới sáu xuất.

Hỏi: Thế nào là giới địa?

Đáp: Là hai giới địa: Giới địa trong, giới địa ngoài.

Thế nào là giới địa trong? Như trong thân này đã thọ nhận phần cứng: Xương, răng, tóc, lông, da mỏng, cơ bắp, thịt, gân, mạch, lá lách, thận, gan, phổi, tim, dạ dày, ruột già, ruột non, bụng lớn, bụng nhỏ. Thân này và các chỗ khác trong thân đã thọ nhận phần cứng. Đó gọi là giới địa trong.

Thế nào là giới địa ngoài? Nếu là phần cứng chắc bên ngoài, không phải trong thân đã thọ nhận như: Đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp, vàng, bạc, chân châu, lưu ly, kha bối, bích ngọc, san hô, tiền đồng, bảo bối, châu sa, đá đất, cỏ, cây, cành, lá, cộng, lóng và những phần cứng bên ngoài khác, không phải trong thân đã thọ nhận. Đó gọi là giới địa ngoài.

Như thế, giới địa trong, giới địa ngoài, đó gọi là giới địa.

Hỏi: Thế nào là giới thủy?

Đáp: Là hai giới thủy: Giới thủy trong, giới thủy ngoài.

Thế nào là giới thủy trong? Là phần nước trong thân nay đã thọ nhận: Nước miếng, đàm dãi, nước mật, mồ hôi, nước mỡ, tủy, não, nước mắt, nước mũi, mủ, máu, tiểu tiện và những phần khác trong thân đã thọ nhận sự thấm ướt. Đó gọi là giới thủy trong.

Thế nào là giới thủy ngoài? Là phần nước bên ngoài, không phải trong thân thọ nhận, như: Dầu, tô, thạch mật, mật đen, sữa, lạc, nước cất, rượu nồng, rượu mía, rượu mật và các thứ nước bên ngoài khác không phải trong thân đã thọ nhận. Đó gọi là giới thủy ngoài.

Như thế, giới thủy trong, giới thủy ngoài, đó gọi là giới thủy.

Hỏi: Thế nào là giới hỏa?

Đáp: Là hai giới hỏa: Giới hỏa trong, giới hỏa ngoài.

Thế nào là giới hỏa trong? Là phần thọ nhận sức nóng của chất lửa ở trong thân. Như chất nóng khiến thân luôn có thân luôn có thận nhiệt, chất nóng trong thân khiến các thức ăn uống được tiêu hóa, cùng những phần khác trong thân đã nhận lấy sức nóng này. Đó gọi là giới hỏa trong.

Thế nào là giới hỏa ngoài? Là các thứ lửa nóng bên ngoài không phải thọ nhận trong thân như: Sức nóng của lửa, nhiệt lượng của mặt trời, sức nóng của ngọc báu, sức nóng của nhà cửa, tường vách, của núi rừng, sức nóng của lúa, cỏ, hoa màu, của cây gỗ, của phân bò, và sức nóng của các thứ bên ngoài khác không phải thọ nhận. Đó gọi là giới hỏa ngoài.

Như thế, giới hỏa trong, giới hỏa ngoài, đó gọi là giới hỏa.

Hỏi: Thế nào là giới phong?

Đáp: Là hai giới phong: Giới phong trong, giới phong ngoài.

Thế nào là giới phong trong? Là phần gió được thọ nhận trong thân này, gió trên, gió dưới, gió dựa nơi các đốt xương, gió xoắn theo hai chân, gió trong gân cốt, gió theo hơi thở ra vào, cùng những phần khác trong thân đã được thọ nhận gió. Đó gọi là giới phong trong.

Thế nào là giới phong ngoài? Là phần gió bên ngoài, không phải trong thân đã thọ nhận như: Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc, gió bụi xen tạp, gió bụi không xen tạp, gió lạnh, gió nóng, gió đen, gió xoáy, gió của hơi núi bốc lên, gió của đất chuyển động, cùng các thứ gió bên ngoài khác không phải thọ nhận. Đó gọi là giới phong ngoài.

Giới phong trong như thế, giới phong ngoài như thế, đó gọi là giới phong.

Hỏi: Thế nào là giới không?

Đáp: Là hai giới không: Giới không trong, giới không ngoài.

Thế nào là giới không trong? Là phần không được thọ nhận trong thân này, không bị bốn đại che lấp. Như lỗ tai, lỗ mũi và cửa miệng, nơi chốn do ăn uống, nơi chốn dừng lại của thức ăn uống, nơi chốn thải ra của thức ăn uống và phần không được thọ nhận từ các phần khác trong thân này, không bị bốn đại che lấp. Đó gọi là giới không trong.

Thế nào là giới không ngoài? Là phần không bên ngoài, không phải thọ nhận, không bị bốn đại che lấp như: Gò nổng, giếng ao, bình, chậu sành, chén nhỏ, hố hang và các thứ khoảng không bên ngoài khác không phải trong thân thọ nhận, không bị bốn đại che lấp. Đó gọi là giới không ngoài.

Như thế giới không trong, giới không ngoài, đó gọi là giới không.

Hỏi: Thế nào là giới thức?

Đáp: Là sáu thức thân: Nhãn thức thân, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân. Đó gọi là giới thức.

Hỏi: Thế nào là giới lạc?

Đáp: Là lạc căn nơi lạc thọ của nhãn xúc, là lạc căn nơi lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là giới lạc.

Hỏi: Thế nào là giới khổ?

Đáp: Là khổ căn nơi khổ thọ của nhãn xúc, là khổ căn noi khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là giới khổ.

Hỏi: Thế nào là giới hỷ?

Đáp: Nếu là hỷ căn của tâm lạc thọ. Đó gọi là giới hỷ.

Hỏi: Thế nào là giới ưu?

Đáp: Nếu là ưu căn của tâm khổ thọ. Đó gọi là giới ưu.

Hỏi: Thế nào là giới xả?

Đáp: Nếu thân tâm là thọ phi khổ phi lạc. Nghĩa là xả căn nơi thọ phi khổ phi lạc của nhãn xúc, nơi thọ phi khổ phi lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là giới xả.

Hỏi: Thế nào là giới vô minh?

Đáp: Căn bất thiện si đó gọi là giới vô minh.

Hỏi: Thế nào là giới dục?

Đáp: Dục nơi cõi dục, đó gọi là giới dục.

Hỏi: Thế nào là giới giận?

Đáp: Giận nơi cảnh giới giận, đó gọi là giới giận.

Hỏi: Thế nào là giới hại?

Đáp: Hại nơi cảnh giới hại, đó gọi là giới hại.

Hỏi: Thế nào là giới dục?

Đáp: Nếu là dục nơi dục, là chất bẩn của dục, là ái dục, hỷ dục, chi dục, chốn dục, trạng thái dục, khát dục, sự nóng bức của dục, lưới dục. Đó gọi là giới dục.

Hỏi: Thế nào là giới giận?

Đáp: Nếu khinh thường, gây xúc não chúng sinh, trông mong xâm đoạt, không phải đoạn mạng căn. Đó gọi là giới giận.

Hỏi: Thế nào là giới hại?

Đáp: Nếu khinh thường, não hại chúng sinh, trông mong lấn hiếp, đoạn dứt mạng căn. Đó gọi là giới hại.

Hỏi: Thế nào là giới dục?

Đáp: Là năm dục. Ái hỷ vừa ý, ái sắc khiến dục nhiễm luôn nối tiếp. Mắt nhận biết sắc, ái hỷ vừa ý, ái sắc khiến dục nhiễm nối tiếp. Tai, mũi, lưỡi, thân thức tiếp xúc, khiến ái hỷ vừa ý, ái sắc khiến dục nhiễm nối tiếp. Nếu dục của người khác, ấp phong của người khác, phụ nữ của người khác, vật của người khác, muốn khiến cho ta được. Nếu tham, tham nặng, tham tột cùng, tương ưng với mong cầu theo ái dục nhiễm, dục nhiễm nặng, dục nhiễm tột đỉnh, cùng các pháp có thể tham khác. Đó gọi là giới dục.

Hỏi: Thế nào là giới giận?

Đáp: Nếu đối với ít chúng sinh, hoặc nhiều chúng sinh, gây tổn hại nơi các chúng sinh này, tạo hệ thuộc khiến họ mắc phải vô số thứ khổ sở. Hoặc giận dữ, giận dữ trầm trọng, giận dữ tột cùng, tương ưng với phẫn nộ, theo tâm oán ghét, não hại, hung bạo, không thương xót, không tạo lợi ích. Đó gọi là giới giận.

Hỏi: Thế nào là giới hại?

Đáp: Nếu gây não hại cho chúng sinh, dùng tay nắm lấy gạch đá, dao, gậy và các vật gây não hại khác. Như thế, khinh dối, não hại, lấn hiếp chúng sinh, trông mông đoạn dứt mạng. Đó gọi là giới hại.

Hỏi: Thế nào là giới xuất?

Đáp: Trừ từ, bi, còn lại là pháp xuất thiện khác. Đó gọi là giới xuất.

Hỏi: Thế nào là giới không giận?

Đáp: Từ, đó gọi là giới không giận.

Hỏi: Thế nào là giới không hại?

Đáp: Bi, đó gọi là giới không hại.

Hỏi: Thế nào là giới ánh sáng?

Đáp: Là ánh sáng của sắc, ánh sáng của tuệ.

Thế nào là ánh sáng của sắc? Như ánh sáng của lửa, ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của viên ngọc, ánh sáng của các vì sao, hào quang của Đức Phật, ánh sáng của chúng sinh và các thứ ánh sáng khác do bốn đại tạo ra. Đó gọi là ánh sáng của sắc.

Thế nào là ánh sáng của tuệ? Là ba tuệ: Văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ. Đó gọi là ánh sáng của tuệ.

Như thế ánh sáng của sắc, ánh sáng của tuệ, đó gọi là giới ánh sáng.

Hỏi: Thế nào là giới tịnh?

Đáp: Giải thoát tịnh và sắc tịnh khác có thể làm tịnh sắc vừa ý khiến nhìn thấy không chán. Đó gọi là giới tịnh.

Hỏi: Thế nào là giới sắc?

Đáp: Sắc nhập, sắc ấm, đó gọi là giới sắc.

Hỏi: Thế nào là giới không xứ?

Đáp: Là hai giới không xứ: Hoặc là giới không xứ hữu vi, hoặc là giới không xứ vô vi.

Hỏi: Thế nào là giới không xứ hữu vi?

Đáp: Là định không xứ, sinh không xứ.

Thế nào là định không xứ? Nếu Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy về từng ấy tưởng, tức thành tựu vô biên không xứ.

Thế nào là sinh không xứ? Nếu gần gũi định này, do tu học nhiều nên thọ, tưởng, hành, thức của bốn thứ trời không xứ là thuộc phần của ngã thâu tóm. Đó gọi là sinh không xứ.

Định không xứ như thế, sinh không xứ như thế, đó gọi là giới không xứ hữu vi.

Hỏi: Thế nào là giới không xứ vô vi?

Đáp: Nếu dùng trí đoạn, giới không xứ nếu đoạn, đó gọi là giới không xứ vô vi.

Giới thức xứ, giới bất dụng xứ, giới phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là mười tám giới?

Đáp: Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là mười tám giới.

Phẩm thứ 2: PHẦN KHÔNG HỎI VỀ NGHIỆP

Nghiệp tư. Nghiệp tư dĩ.

Nghiệp cố tạo, nghiệp không cố tạo. Nghiệp thọ nhận, nghiệp không phải thọ nhận. Nghiệp thọ nhận ít, nghiệp thọ nhận nhiều. Nghiệp thành thục, nghiệp không phải thành thục.

Nghiệp sắc, nghiệp không phải là sắc. Nghiệp có thể thấy, nghiệp không thể thấy. Nghiệp có đối, nghiệp không có đối. Nghiệp của thánh, nghiệp không phải là thánh. Nghiệp hữu lậu, nghiệp vô lậu. Nghiệp có ái, nghiệp không có ái. Nghiệp có cầu, nghiệp không có cầu.

Nghiệp nên nhận lấy, nghiệp không nên nhận lấy. Nghiệp có nhận giữ, nghiệp không có nhận giữ. Nghiệp có vượt hơn, nghiệp không có vượt hơn. Nghiệp thọ, nghiệp không phải là thọ. Nghiệp trong, nghiệp ngoài. Nghiệp có báo, nghiệp không báo. Nghiệp của tâm tương ưng, nghiệp không phải là tâm tương ưng. Nghiệp của tâm số, nghiệp không phải là tâm số.

Nghiệp của duyên, nghiệp không phải là duyên. Nghiệp của tâm chung, nghiệp không phải là tâm chung. Nghiệp tùy tâm chuyển, nghiệp không tùy tâm chuyển.

Nghiệp tương ưng với phi nghiệp, nghiệp tương ưng với phi nghiệp tương ưng với phi phi nghiệp.

Nghiệp chung, nghiệp không chung. Nghiệp tùy nghiệp chuyển, nghiệp không tùy nghiệp chuyển.

Nghiệp của nhân, nghiệp không phải là nhân.

Nghiệp có nhân, nghiệp có đầu mối, nghiệp có duyên, nghiệp hữu vi.

Nghiệp nhận biết, nghiệp không phải là nhận biết. Nghiệp là thức, nghiệp không phải là thức. Nghiệp là giải, nghiệp không phải là giải. Nghiệp liễu biệt, nghiệp không phải là liễu biệt.

Nghiệp do đoạn trí nhận biết, nghiệp không phải do đoạn trí nhận biết. Nghiệp đoạn, nghiệp không phải là đoạn. Nghiệp tu, nghiệp không tu. Nghiệp chứng, nghiệp không phải là chứng. Nghiệp có biểu hiện, nghiệp không biểu hiện.

Nghiệp của thân có biểu hiện, nghiệp của thân không biểu hiện.

Nghiệp của miệng có biểu hiện, nghiệp của miệng không biểu hiện.

Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.

Nghiệp có giới, nghiệp không có giới, nghiệp không phải là giới, không phải là không có giới.

Nghiệp của thân có giới, nghiệp của thân không có giới, nghiệp của thân không phải là giới, không phải là không có giới.

Nghiệp của khẩu có giới, nghiệp của khẩu không có giới, nghiệp của khẩu không phải là giới, không phải là không có giới.

Nghiệp của ý có giới, nghiệp của ý không có giới, nghiệp của ý không phải là giới, không phải là không có giới.

Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký. Nghiệp học, nghiệp vô học, nghiệp phi học phi vô học. Nghiệp của báo, nghiệp của pháp báo, nghiệp không phải là báo, không phải là pháp báo. Nghiệp do kiến đoạn, nghiệp do tư duy đoạn, nghiệp không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Nghiệp là nhân của kiến đoạn, nghiệp là nhân của tư duy đoạn, nghiệp không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Nghiệp thấp kém, nghiệp trung bình, nghiệp thù thắng. Nghiệp thô, nghiệp tế, nghiệp vi.

Nghiệp của lạc thọ, nghiệp của khổ thọ, nghiệp của xả thọ.

Nghiệp của lạc thọ, nghiệp của khổ thọ, nghiệp của phi khổ phi lạc thọ.

Nghiệp của xứ hỷ, nghiệp của xứ ưu, nghiệp của xứ xả.

Nghiệp của xứ hỷ, nghiệp của xứ ưu, nghiệp không phải là xứ hỷ, không phải là xứ ưu.

Nghiệp của hiện pháp thọ, nghiệp của sinh thọ, nghiệp của hậu thọ.

Nghiệp ban cho vui, nghiệp đem đến khổ, nghiệp không phải ban cho vui, không phải đem đến khổ.

Nghiệp của quả vui, nghiệp của quả khổ, nghiệp không phải là quả vui, không phải là quả khổ.

Nghiệp của báo vui, nghiệp của báo khổ, nghiệp của báo không không phải là vui, không phải là khổ.

Nghiệp quá khứ, nghiệp vị lai, nghiệp hiện tại.

Nghiệp của cảnh giới quá khứ, nghiệp của cảnh giới vị lai, nghiệp của cảnh giới hiện tại, nghiệp của cảnh giới không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại.

Nghiệp hệ thuộc cõi dục, nghiệp hệ thuộc cõi sắc, nghiệp hệ thuộc cõi vô sắc, nghiệp không hệ thuộc.

Bốn nghiệp. Bốn nghiệp thọ.

Nghiệp năm sợ hãi. Nghiệp năm oán. Nghiệp năm vô gián. Nghiệp năm giới. Nghiệp vượt qua năm giới.

Nghiệp của nhân tham, nghiệp của nhân giận, nghiệp của nhân si, nghiệp của nhân không tham, nghiệp của nhân không giận, nghiệp của nhân không si.

Nghiệp hướng đến địa ngục, nghiệp hướng đến súc sinh, nghiệp hướng đến ngạ quỷ, nghiệp hướng đến nẻo người, nghiệp hướng đến cõi trời, nghiệp hướng đến Niết-bàn.

Bảy pháp bất thiện. Bảy pháp thiện.

Tám thứ Thánh ngữ. Tám thứ không phải là Thánh ngữ.

Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của nhân tham. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của nhân giận. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của nhân si. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của nhân không tham. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của nhân không giận. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của nhân không si.

Mười nghiệp đạo bất thiện. Mười nghiệp đạo thiện.

Mười pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm. Mười pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm.

Hai mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm. Hai mươi pháp thành tựu khiến được sinh lên cõi trời nhanh chóng như giáo đâm.

Ba mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm. Ba mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm.

Bốn mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm. Bốn mươi pháp thành tựu khiến được sinh lên cõi trời nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tư?

Đáp: Ý nghiệp, đó gọi là nghiệp tư.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tư dĩ?

Đáp: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, đó gọi là nghiệp tư dĩ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp cố tạo?

Đáp: Nếu nghiệp cố ý tạo để thọ nhận báo, đó gọi là nghiệp cố tạo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không cố tạo?

Đáp: Nếu nghiệp không cố ý tạo để không thọ nhận báo, đó gọi là nghiệp không cố tạo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ nhận?

Đáp: Nếu nghiệp có báo, đó gọi là nghiệp thọ nhận.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải thọ nhận?

Đáp: Nếu nghiệp không có báo, đó gọi là nghiệp không phải thọ nhận.

Lại nữa, nghiệp thọ nhận: Nếu nghiệp có báo và không có báo nơi tư, đó gọi là nghiệp thọ nhận.

Lại nữa, nghiệp không phải thọ nhận: Nếu nghiệp không có báo nơi thân nghiệp, khẩu nghiệp, đó gọi là nghiệp không phải thọ nhận.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ nhận ít?

Đáp: Nếu nghiệp thọ nhận ít báo, đó gọi là nghiệp thọ nhận ít.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ nhận nhiều?

Đáp: Nếu nghiệp không thọ nhận ít báo, đó gọi là nghiệp thọ nhận nhiều.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thành thục?

Đáp: Nếu nghiệp thọ nhận báo gần, đó gọi là nghiệp thành thục.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải thành thục?

Đáp: Nếu nghiệp không thọ nhận báo gần, đó gọi là nghiệp không phải thành thục.

Hỏi: Thế nào là nghiệp sắc?

Đáp: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, đó gọi là nghiệp sắc.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là sắc?

Đáp: Ý nghiệp, đó gọi là nghiệp không phải là sắc.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có thể thấy?

Đáp: Nếu nghiệp thuộc về sắc nhập, đó gọi là nghiệp có thể thấy.

Thế nào là nghiệp không thể thấy?

Nếu nghiệp thuộc về pháp nhập, đó gọi là nghiệp không

thể thấy.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có đối?

Đáp: Nếu nghiệp thuộc về thanh nhập, sắc nhập, đó gọi là nghiệp có đối.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không có đối?

Đáp: Nếu nghiệp thuộc về pháp nhập, đó gọi là nghiệp không có đối.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của thánh?

Đáp: Nếu nghiệp là vô lậu, đó gọi là nghiệp của thánh.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải thánh?

Đáp: Nếu nghiệp là hữu lậu, đó gọi là nghiệp không phải thánh.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hữu lậu?

Đáp: Nếu nghiệp là có ái, đó gọi là nghiệp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là nghiệp vô lậu?

Đáp: Nếu nghiệp là không có ái, đó gọi là nghiệp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có ái?

Đáp: Nếu nghiệp là có cầu, đó gọi là nghiệp có ái.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không có ái?

Đáp: Nếu nghiệp không có cầu, đó gọi là nghiệp không có ái.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có cầu?

Đáp: Nếu nghiệp là nên nhận lấy, đó gọi là nghiệp có cầu.

Thế nào là nghiệp không có cầu?

Nếu nghiệp là không nên nhận lấy, đó gọi là nghiệp không

có cầu.

Hỏi: Thế nào là nghiệp nên nhận lấy?

Đáp: Nếu nghiệp có nhận giữ, đó gọi là nghiệp nên nhận lấy.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không nên nhận lấy?

Đáp: Nếu nghiệp là không có nhận giữ, đó gọi là nghiệp không nên nhận lấy.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có nhận giữ?

Đáp: Nếu nghiệp là có vượt hơn, đó gọi là nghiệp có nhận giữ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không có nhận giữ?

Đáp: Nếu nghiệp là không có vượt hơn, đó gọi là nghiệp không có nhận giữ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có vượt hơn?

Đáp: Nếu nghiệp có nhận giữ, đó gọi là nghiệp có vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không có vượt hơn?

Đáp: Nếu nghiệp không có nhận giữ, đó gọi là nghiệp không có vượt hơn.

Lại nữa, nghiệp có vượt hơn: Nếu nghiệp này là hữu dư, thắng diệu, vượt quá phần trên, đó gọi là nghiệp có vượt hơn.

Lại nữa, nghiệp không có vượt hơn: Nếu nghiệp này là vô dư, thắng diệu, vượt quá phần trên, đó gọi là nghiệp không có vượt hơn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ?

Đáp: Nếu là nghiệp trong, đó gọi là nghiệp thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là thọ?

Đáp: Nếu là nghiệp ngoài, đó gọi là nghiệp không phải là thọ.

Thế nào là nghiệp trong?

Nếu nghiệp là thọ nhận, đó gọi là nghiệp trong.

Hỏi: Thế nào là nghiệp ngoài?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là thọ nhận, đó gọi là nghiệp ngoài.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có báo?

Đáp: Nếu nghiệp là có báo, đó gọi là nghiệp có báo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không báo?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là báo, đó gọi là nghiệp không báo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của tâm tương ưng?

Đáp: Nếu nghiệp là tâm số, đó gọi là nghiệp của tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là tâm số, đó gọi là nghiệp không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của tâm số.

Đáp: Nếu nghiệp là duyên, đó gọi là nghiệp của tâm số.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là tâm số?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là duyên, đó gọi là nghiệp không phải là tâm số.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của duyên?

Đáp: Nếu nghiệp là tâm số, đó gọi là nghiệp của duyên.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là duyên?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là tâm số, đó gọi là nghiệp không phải là duyên.

Thế nào là nghiệp của tâm chung?

Nếu nghiệp tùy tâm chuyển, cùng với tâm chung sinh,

cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là nghiệp của tâm chung.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là tâm chung?

Đáp: Nếu nghiệp không tùy tâm chuyển, không cùng với tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là nghiệp không phải là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tùy tâm chuyển?

Đáp: Nếu nghiệp cùng với tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là nghiệp tùy tâm chuyển.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không tùy tâm chuyển?

Đáp: Nếu nghiệp không cùng với tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là nghiệp không tùy tâm chuyển.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng với phi nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp không phải tương ưng với tư, đó gọi là nghiệp tương ưng với phi nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng với phi nghiệp, tương ưng với phi phi nghiệp?

Đáp: Tư, đó gọi là nghiệp tương ưng với phi nghiệp, tương ưng với phi phi nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp chung (cộng nghiệp)?

Đáp: Nếu nghiệp tùy nghiệp chuyển, do nghiệp chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là nghiệp chung.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không chung?

Đáp: Nếu nghiệp không tùy nghiệp chuyển, không do nghiệp chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là nghiệp không chung.

Thế nào là nghiệp tùy nghiệp chuyển?

Nếu nghiệp là do nghiệp chung sinh, cùng trụ, cùng diệt,

đó gọi là nghiệp tùy nghiệp chuyển.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không tùy nghiệp chuyển?

Đáp: Nếu nghiệp không do nghiệp chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là nghiệp không tùy nghiệp chuyển.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân?

Đáp: Nếu nghiệp là duyên nơi nghiệp, hoặc nghiệp không phải là duyên có báo, đó gọi là nghiệp của nhân.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là nhân?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là duyên, không có báo, là nghiệp không chung, đó gọi là nghiệp không phải là nhân.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có nhân?

Đáp: Nếu nghiệp là có đầu mối, đó gọi là nghiệp có nhân.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có đầu mối?

Đáp: Nếu nghiệp có duyên chuyển nghiệp, hoặc nghiệp là nghiệp chung, đó gọi là nghiệp có đầu mối.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có duyên?

Đáp: Nếu nghiệp là hữu vi, đó gọi là nghiệp có duyên.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hữu vi?

Đáp: Nếu nghiệp là có duyên, đó gọi là nghiệp hữu vi.

Hỏi: Thế nào là nghiệp nhận biết?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp đều nhận biết, như sự thấy biết, đó gọi là nghiệp nhận biết.

Thế nào là nghiệp không phải là nhận biết?

Nếu tất cả nghiệp không phải là nhận biết, như sự thấy

biết, đó gọi là nghiệp không phải là nhận biết.

Hỏi: Thế nào là nghiệp là thức?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp là thức, là ý thức, như sự nhận thức, đó gọi là nghiệp là thức.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là thức?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp không phải là thức, ý thức, như sự nhận thức, đó gọi là nghiệp không phải là thức.

Hỏi: Thế nào là nghiệp là giải?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp là giải, như sự thấy biết, đó gọi là nghiệp là giải.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là giải?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp không phải là giải, như sự thấy biết, đó gọi là nghiệp không phải là giải.

Hỏi: Thế nào là nghiệp là liễu biệt?

Đáp: Tất cả nghiệp đều liễu biệt, như sự thấy biết, đó gọi là nghiệp là liễu biệt.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là liễu biệt?

Đáp: Là nghiệp không phải là không liễu biệt.

Hỏi: Thế nào là nghiệp do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, đó gọi là nghiệp do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, hoặc vô ký, đó gọi là nghiệp không phải do đoạn trí nhận biết.

Thế nào là nghiệp đoạn?

Nếu nghiệp là bất thiện, đó gọi là nghiệp đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, hoặc vô ký, đó gọi là nghiệp không phải là đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tu?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, đó gọi là nghiệp tu.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không tu?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, hoặc vô ký, đó gọi là nghiệp không tu.

Hỏi: Thế nào là nghiệp chứng?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp là chứng, như sự thấy biết, đó gọi là nghiệp chứng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là chứng?

Đáp: Nếu tất cả nghiệp không phải là chứng, như sự thấy biết, đó gọi là nghiệp không phải là chứng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có biểu hiện?

Đáp: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, đó gọi là nghiệp có biểu hiện.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không biểu hiện?

Đáp: Ý nghiệp, đó gọi là nghiệp không biểu hiện.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của thân có biểu hiện?

Đáp: Nếu thân nghiệp thuộc về sắc nhập, đó gọi là nghiệp của thân có biểu hiện.

Thế nào là nghiệp của thân không biểu hiện?

Nếu thân nghiệp thuộc về pháp nhập, đó gọi là nghiệp của

thân không biểu hiện.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của miệng có biểu hiện?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp thuộc về thanh nhập, đó gọi là nghiệp của miệng có biểu hiện.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của miệng không biểu hiện?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp thuộc về pháp nhập, đó gọi là nghiệp của miệng không biểu hiện.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là duyên, không phải là khẩu nghiệp, đó gọi là thân nghiệp.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là duyên, không phải là thân nghiệp, đó gọi là khẩu nghiệp.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp là duyên, đó gọi là ý nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp có giới?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, tâm thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và tư duy thiện, đó gọi là nghiệp có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không có giới?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, thân miệng không

phải giới, không biểu hiện, và tư duy bất thiện, đó gọi là nghiệp không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là giới, không phải là không có giới?

Đáp: Nếu tâm vô ký của nghiệp đã khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ và tư duy vô ký, đó gọi là nghiệp không phải là giới, không phải là không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của thân có giới?

Đáp: Nếu thân nghiệp là thiện, tâm thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, giới của thân hữu lậu, không biểu hiện, nơi chánh nghiệp thân, chánh mạng. Đó gọi là nghiệp của thân giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của thân không có giới?

Đáp: Nếu thân nghiệp là bất thiện, tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, thân không phải giới, không biểu hiện. Đó gọi là nghiệp của thân không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của thân không phải là giới, không phải là không có giới?

Đáp: Nếu thân nghiệp là vô ký, tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển. Đó gọi là nghiệp của thân không phải là giới, không phải là không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của khẩu giới?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là thiện, tâm thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi miệng như âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, giới của khẩu hữu lậu, không biểu hiện, nơi chánh ngữ miệng, chánh mạng. Đó gọi là nghiệp của khẩu giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của khẩu không có giới?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là bất thiện, tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi miệng như âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, miệng không phải giới, không biểu hiện. Đó gọi là nghiệp của khẩu không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của khẩu không phải là giới, không phải là không có giới?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là vô ký, tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi miệng như âm thanh, câu lời, ngôn ngữ. Đó gọi là nghiệp của khẩu không phải là giới, không phải là không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của ý giới?

Đáp: Nếu ý nghiệp là thiện, tâm thiện tương ưng với tư. Đó gọi là nghiệp của ý giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của ý không có giới?

Đáp: Nếu ý nghiệp là bất thiện, tâm bất thiện tương ưng với tư. Đó gọi là nghiệp của ý không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của ý không phải là giới, không phải là không có giới?

Đáp: Nếu ý nghiệp là vô ký, tâm vô ký tương ưng với tư. Đó gọi là nghiệp của ý không phải là giới, không phải là không có giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thiện?

Đáp: Nếu nghiệp là tu, đó gọi là nghiệp thiện.

Hỏi: Thế nào là nghiệp bất thiện?

Đáp: Nếu nghiệp là đoạn, đó gọi là nghiệp bất thiện.

Hỏi: Thế nào là nghiệp vô ký?

Đáp: Nếu nghiệp là thọ, hoặc nghiệp không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là nghiệp vô ký.

Thế nào là nghiệp học?

Nếu nghiệp không phải là vô học của Thánh, đó gọi là

nghiệp học.

Hỏi: Thế nào là nghiệp vô học?

Đáp: Nếu nghiệp là Thánh không phải là học, đó gọi là nghiệp vô học.

Hỏi: Thế nào là nghiệp phi học phi vô học?

Đáp: Nếu nghiệp không phải là Thánh, đó gọi là nghiệp phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của báo?

Đáp: Nếu nghiệp là thọ, hoặc nghiệp là báo thiện, đó gọi là nghiệp của báo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của pháp báo?

Đáp: Nếu nghiệp là có báo, đó gọi là nghiệp của pháp báo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là báo, không phải là pháp báo?

Đáp: Nếu nghiệp là vô ký, không thuộc về phần của ngã thâu tóm, đó gọi là nghiệp không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là nghiệp do kiến đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, không phải do tư duy đoạn, đó gọi là nghiệp do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, không phải do kiến đoạn, đó gọi là nghiệp do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, vô ký, đó gọi là nghiệp không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp là nhân của kiến đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp do kiến đoạn, hoặc là pháp báo của kiến đoạn, đó gọi là nghiệp là nhân của kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp do tư duy đoạn, hoặc là pháp báo của tư duy đoạn, đó gọi là nghiệp là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, hoặc nghiệp là pháp báo thiện, hoặc báo của nghiệp không phải là báo, không phải là pháp báo, đó gọi là nghiệp không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thấp kém?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, đó gọi là nghiệp thấp kém.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trung bình?

Đáp: Nếu nghiệp là vô ký, đó gọi là nghiệp trung bình.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thù thắng?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, đó gọi là nghiệp thù thắng.

Lại nữa, nghiệp thấp kém: Nếu nghiệp là bất thiện, vô ký, đó gọi là nghiệp thấp kém.

Lại nữa, nghiệp trung bình: Nếu nghiệp không phải là thiện của Thánh, đó gọi là nghiệp trung bình.

Lại nữa, nghiệp thù thắng: Nếu nghiệp là Thánh vô lậu, đó gọi là nghiệp thù thắng.

Thế nào là nghiệp thô?

Nếu nghiệp hệ thuộc cõi dục, đó gọi là nghiệp thô.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tế?

Đáp: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi sắc, hoặc không hệ thuộc, đó gọi là nghiệp tế.

Hỏi: Thế nào là nghiệp vi?

Đáp: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi vô sắc, đó gọi là nghiệp vi.

Lại nữa, nghiệp thô, nếu nghiệp hệ thuộc cõi dục, hệ thuộc cõi sắc, đó gọi là nghiệp thô.

Lại nữa, nghiệp tế, nếu nghiệp hệ thuộc xứ không, xứ thức, xứ bất dụng, hoặc không hệ thuộc, đó gọi là nghiệp tế.

Lại nữa, nghiệp vi, nếu nghiệp hệ thuộc xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là nghiệp vi.

Lại nữa, nghiệp thô, nếu nghiệp hệ thuộc cõi dục, cõi sắc, hệ thuộc xứ không, xứ thức, xứ bất dụng, đó gọi là nghiệp thô.

Lại nữa, nghiệp tế, nếu nghiệp không hệ thuộc, đó gọi là nghiệp tế.

Lại nữa, nghiệp vi, nếu nghiệp hệ thuộc xứ phi tưởng phi phi tưởng, đó gọi là nghiệp vi.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của lạc thọ?

Đáp: Nếu nghiệp tương ưng với lạc thọ, đó gọi là nghiệp của lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của khổ thọ?

Đáp: Nếu nghiệp tương ưng với khổ thọ, đó gọi là nghiệp của khổ thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của xả thọ?

Đáp: Nếu nghiệp tương ưng với không khổ không lạc thọ, đó gọi là nghiệp của xả thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của lạc thọ?

Đáp: Nếu nghiệp thọ nhận báo vui, đó gọi là nghiệp của lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của khổ thọ?

Đáp: Nếu nghiệp thọ nhận báo khổ, đó gọi là nghiệp của khổ thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của xả thọ?

Đáp: Nếu nghiệp thọ nhận báo không khổ không vui, đó gọi là nghiệp của xả thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của lạc thọ?

Đáp: Trừ nghiệp của khổ thọ, nghiệp của bất khổ bất lạc thọ, còn lại là nghiệp khác, nếu là thiện, có báo, đó gọi là nghiệp của lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của khổ thọ?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, đó gọi là nghiệp của khổ thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của phi khổ phi lạc thọ?

Đáp: Trừ nghiệp của lạc thọ, của khổ thọ, nếu nghiệp còn lại, đó gọi là nghiệp phi khổ phi lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của xứ hỷ?

Đáp: Nếu nghiệp phát khởi xong, sinh hỷ, đó gọi là nghiệp của xứ hỷ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của xứ ưu?

Đáp: Nếu nghiệp phát khởi xong, sinh ưu, đó gọi là nghiệp của xứ ưu.

Thế nào là nghiệp của xứ xả?

Nếu nghiệp phát khởi xong, sinh xả, đó gọi là nghiệp của xứ xả.

Lại nữa, nghiệp của xứ hỷ, trừ nghiệp của xứ xả, còn lại là nghiệp của xứ khác, nếu là thiện, có báo, đó gọi là nghiệp của xứ hỷ.

Lại nữa, nghiệp của xứ ưu, nếu là nghiệp bất thiện, đó gọi là nghiệp của xứ ưu.

Lại nữa, nghiệp của xứ xả, trừ nghiệp của xứ hỷ, còn lại là nghiệp nếu là thiện, có báo, đó gọi là nghiệp của xứ xả.

Lại nữa, nghiệp của xứ hỷ, nếu nghiệp là thiện có báo, đó gọi là nghiệp của xứ hỷ.

Lại nữa, nghiệp của xứ ưu, nếu nghiệp là bất thiện có báo, đó gọi là nghiệp của xứ ưu.

Lại nữa, nghiệp không phải là xứ hỷ, không phải là xứ ưu, là trừ nghiệp của xứ hỷ, nghiệp của xứ ưu, nếu nghiệp còn lại, đó gọi là nghiệp không phải là xứ hỷ, không phải là xứ ưu.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của hiện pháp thọ?

Đáp: Nếu nghiệp sinh khởi phần của ta, hoặc từ nhỏ lớn đã tạo tác, tạo nên nghiệp ấy, tức ở nơi đời này thân lớn nhỏ của ta đều thọ nhận báo, đó gọi là nghiệp của hiện pháp thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của sinh thọ?

Đáp: Nếu nghiệp sinh khởi phần của ta, hoặc từ nhỏ lớn đã tạo tác, tạo nên nghiệp ấy, tức nơi đời tiếp theo thọ nhận báo, đó gọi là nghiệp của sinh thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của hậu thọ?

Đáp: Nếu nghiệp sinh khởi phần của ta, hoặc từ nhỏ lớn đã tạo tác, tạo nên nghiệp ấy, tức nơi đời thứ ba thứ tư thọ nhận báo, hoặc nhiều hơn nữa, đó gọi là nghiệp của hậu thọ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp ban cho vui?

Đáp: Nếu nghiệp cho quả vui, đó gọi là nghiệp ban cho vui.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đem đến khổ?

Đáp: Nếu nghiệp cho quả khổ, đó gọi là nghiệp đem đến khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải ban cho vui, không phải đem đến khổ?

Đáp: Trừ nghiệp ban cho vui, nghiệp đem đến khổ, còn lại là nghiệp khác, đó gọi là nghiệp không phải ban cho vui, không phải đem đến khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của quả vui?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, có báo vui, đó gọi là nghiệp của quả vui.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của quả khổ?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, đó gọi là nghiệp của quả khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải là quả vui, không phải là quả khổ?

Đáp: Trừ nghiệp của quả vui, nghiệp của quả khổ, còn lại là nghiệp khác, đó gọi là nghiệp không phải là quả vui, không phải là quả khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của báo vui?

Đáp: Nếu nghiệp là quả vui, đó gọi là nghiệp của báo vui.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của báo khổ?

Đáp: Nếu nghiệp là quả khổ, đó gọi là nghiệp của báo khổ.

Thế nào là nghiệp của báo không phải là vui, không phải là khổ?

Đáp: Trừ nghiệp của báo vui, nghiệp của báo khổ, còn lại là nghiệp khác, đó gọi là nghiệp của báo không phải là vui, không phải là khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của báo vui?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, có báo, đó gọi là nghiệp của báo vui.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của báo khổ?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, đó gọi là nghiệp của báo khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của báo không phải là vui, không phải là khổ?

Đáp: Trừ nghiệp của báo vui, nghiệp của báo khổ, nếu là nghiệp còn lại, đó gọi là nghiệp của báo không phải là vui, không phải là khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp quá khứ?

Đáp: Nếu nghiệp đã sinh rồi diệt, đó gọi là nghiệp quá khứ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp vị lai?

Đáp: Nếu nghiệp chưa sinh, chưa phát khởi, đó gọi là nghiệp vị lai.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hiện tại?

Đáp: Nếu nghiệp đã sinh chưa diệt, đó gọi là nghiệp hiện tại.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới quá khứ?

Đáp: Tư duy về pháp quá khứ, nếu nghiệp sinh, đó gọi là nghiệp của cảnh giới quá khứ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới vị lai?

Đáp: Tư duy về pháp vị lai, nếu nghiệp sinh, đó gọi là nghiệp của cảnh giới vị lai.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới hiện tại?

Đáp: Tư duy về pháp hiện tại, nếu nghiệp sinh, đó gọi là nghiệp của cảnh giới hiện tại.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại?

Đáp: Tư duy về pháp không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại, nếu nghiệp sinh, đó gọi là nghiệp của cảnh giới không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Nếu nghiệp là dục lậu, hữu lậu, đó gọi là nghiệp hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Nếu nghiệp là sắc lậu, hữu lậu, đó gọi là nghiệp hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Nếu nghiệp là vô sắc lậu, hữu lậu, đó gọi là nghiệp hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không hệ thuộc?

Đáp: Nếu nghiệp là Thánh vô lậu, đó gọi là nghiệp không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là bốn nghiệp?

Đáp: Nghiệp đen, báo đen. Nghiệp trắng, báo trắng. Nghiệp đen trắng, báo đen trắng. Nghiệp không phải đen không phải trắng, báo không phải đen không phải trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen, báo đen?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện, có báo, đó gọi là nghiệp đen, báo đen.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trắng, báo trắng?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện, có báo, đó gọi là nghiệp trắng, báo trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen trắng, báo đen trắng?

Đáp: Không có một nghiệp hoặc là đen trắng, báo đen trắng. Nghiệp kia nếu là nghiệp đen tức báo đen, nếu là nghiệp trắng tức báo trắng, đó gọi là nghiệp đen trắng, báo đen trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải đen không phải trắng, báo không phải đen không phải trắng?

Đáp: Nếu Thánh có báo là đoạn trừ phiền não, đó gọi là nghiệp không phải đen không phải trắng, báo không phải đen không phải trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen, báo đen?

Đáp: Nếu nghiệp là bất thiện có báo, tức báo của nghiệp này được gọi là nghiệp đen, báo đen.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trắng, báo trắng?

Đáp: Nếu nghiệp là thiện có báo, tức báo của nghiệp này được gọi là nghiệp trắng, báo trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen trắng, báo đen trắng?

Đáp: Không có một nghiệp là đen trắng, báo đen trắng. Nghiệp kia, nếu là nghiệp đen, báo đen, là báo của nghiệp ấy. Nếu là nghiệp trắng, báo trắng, là báo của nghiệp ấy. Đó gọi là nghiệp đen trắng, báo đen trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải đen không phải trắng, báo không phải đen không phải trắng?

Đáp: Nếu pháp Thánh có báo là đoạn trừ phiền não, đó gọi là nghiệp không phải đen không phải trắng, báo không phải đen không phải trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen, báo đen?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Ta tự chánh tri, nói bốn nghiệp, đó là: (1) Nghiệp đen, báo đen. (2) Nghiệp trắng, báo trắng. (3) Nghiệp đen trắng, báo đen trắng. (4) Nghiệp không phải đen không phải trắng, báo không phải đen không phải trắng, là nghiệp có thể dứt hết nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen, báo đen?

Đáp: Nếu người tạo hành của thân không thanh tịnh, tạo hành của khẩu không thanh tịnh, tạo hành của ý không thanh tịnh, tạo nên nghiệp không thanh tịnh này làm hành của thân, khẩu, ý không thanh tịnh kia, đã thành nghiệp không thanh tịnh, đã sinh vào xứ không thanh tịnh. Người kia đã sinh vào xứ không thanh tịnh rồi, tiếp xúc với xúc không thanh tịnh. Tiếp xúc với xúc không thanh tịnh rồi, nhận lấy thọ không thanh tịnh, hoàn toàn là khổ bức, hoàn toàn nhận lấy khổ não thiêu đốt, hoàn toàn là bất thiện, hoàn toàn không ái, hỷ vừa ý, hoàn toàn bị oán ghét, không phải là đối tượng hy vọng của hàng trời, người. Như chúng sinh của địa ngục, chúng sinh này sinh đến, theo nghiệp đã tạo sinh. Sinh xong, tiếp xúc với xúc, Ta nhận biết là chúng sinh do nghiệp đem đến khổ. Đó gọi là nghiệp đen, báo đen.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trắng, báo trắng?

Đáp: Nếu người tạo hành của thân thanh tịnh, tạo hành của khẩu thanh tịnh, tạo hành của ý thanh tịnh, thành tựu nghiệp thanh tịnh, hành tác các hành của thân, khẩu, ý thanh tịnh rồi, tạo nên nghiệp thanh tịnh, sinh vào xứ thanh tịnh. Sinh vào xứ thanh tịnh rồi, tiếp xúc với xúc thanh tịnh. Tiếp xúc với xúc thanh tịnh rồi, nhận lấy thọ thanh tịnh, hoàn toàn an vui, ái hỷ vừa ý, hoàn toàn không bị oán ghét, là đối tượng hy vọng của hàng trời, người. Cũng như chúng sinh của trời Biến tịnh, nếu chúng sinh sinh đến, tùy theo nghiệp đã tạo sinh, sinh xong, tiếp xúc với xúc, Ta nhận biết chúng sinh do nghiệp đem đến vui. Đó gọi là nghiệp trắng, báo trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp đen trắng, báo đen trắng?

Đáp: Nếu người hành thanh tịnh, nhưng hành của thân không thanh tịnh. Hành thanh tịnh, nhưng hành của khẩu không thanh tịnh. Hành thanh tịnh, nhưng hành của ý không thanh tịnh, tạo thành nghiệp thanh tịnh, không thanh tịnh. Hành tác các hành của thân khẩu ý thanh tịnh, không thanh tịnh kia rồi, tạo nên nghiệp thanh tịnh, không thanh tịnh, sinh vào xứ thanh tịnh, không thanh tịnh. Sinh vào xứ thanh tịnh, không thanh tịnh rồi, tiếp xúc với xúc thanh tịnh, không thanh tịnh. Tiếp xúc với xúc thanh tịnh, không thanh tịnh rồi, nhận lấy thọ thanh tịnh, không thanh tịnh, thọ xen tạp khổ vui, như nơi nẻo người, trời. Nếu chúng sinh sinh đến là tùy theo nghiệp đã tạo sinh, sinh rồi, tiếp xúc với xúc, Ta nhận biết chúng sinh do nghiệp đem đến khổ, vui. Đó gọi là nghiệp đen trắng, báo đen trắng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải đen trắng, báo không phải đen trắng, là nghiệp có thể dứt hết nghiệp?

Đáp: Nếu là nghiệp đen, báo đen, nếu đoạn tư. Nếu là nghiệp trắng, báo trắng, nếu đoạn tư. Nếu là nghiệp đen trắng, báo đen trắng, nếu đoạn tư. Đó gọi là nghiệp không phải đen trắng, báo không phải đen trắng, là nghiệp có thể dứt hết nghiệp.

Đó tức gọi là bốn nghiệp.

Hỏi: Thế nào là bốn nghiệp thọ?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Bốn nghiệp thọ. Những gì là bốn?

Có nghiệp là hiện khổ sau có báo khổ. Có nghiệp là hiện vui sau có báo khổ. Có nghiệp là hiện khổ sau có báo vui. Có nghiệp là hiện vui sau có báo vui.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ hiện khổ sau có báo khổ?

Đáp: Nếu người nhẫn chịu ưu, nhẫn chịu khổ, vì sát sinh, duyên nơi sát sinh, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận khổ ưu, nhẫn chịu ưu, nhẫn chịu khổ. Trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói thêu dệt, tham dục, giận dữ, tà kiến, duyên nơi tà kiến, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận ưu khổ. Thân hoại, mạng chung, đọa nơi nẻo ác là địa ngục. Đây là nghiệp thọ hiện khổ sau có báo khổ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ hiện vui sau có báo khổ?

Đáp: Nếu người nhẫn chịu hỷ, nhẫn chịu lạc, vì sát sinh, duyên nơi sát sinh, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận hỷ lạc, nhẫn chịu hỷ, nhẫn chịu lạc. Trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói thêu dệt, tham dục, giận dữ, tà kiến, duyên nơi tà kiến, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận hỷ lạc. Thân hoại mạng chung, đọa nơi nẻo ác là địa ngục. Đây là nghiệp thọ hiện vui sau có báo khổ. Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ hiện khổ sau có báo vui?

Đáp: Nếu người nhẫn chịu ưu, nhẫn chịu khổ, vì không sát sinh, duyên nơi không sát sinh, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận ưu khổ, nhẫn chịu ưu, nhẫn chịu khổ. Không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói thêu dệt, không tham dục, không giận dữ, hành chánh kiến, duyên nơi chánh kiến, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận ưu khổ. Thân hoại mạng chung, sinh nơi nẻo thiện là trên trời. Đây là nghiệp thọ hiện khổ sau có báo vui.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ hiện vui sau có báo vui?

Đáp: Nếu người nhẫn chịu hỷ, nhẫn chịu lạc, vì không sát sinh, duyên nơi không sát sinh, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận hỷ lạc, nhẫn chịu hỷ, nhẫn chịu lạc. Không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói thêu dệt, không tham dục, không giận dữ, hành chánh kiến, duyên nơi chánh kiến, đã dùng các thứ tâm để thọ nhận hỷ lạc. Thân hoại mạng chung, sinh vào nẻo thiện là trên trời. Đây là nghiệp thọ hiện vui sau có báo vui.

Đó tức gọi là bốn nghiệp thọ.

Hỏi: Thế nào là năm sợ hãi?

Đáp: Nếu vì sát sinh, duyên nơi sát sinh, nên thân hiện nay sinh khởi sợ hãi, thân sau sinh khởi sợ hãi. Vì trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu nơi chốn phóng dật, duyên nơi các thứ ấy, nên thân hiện nay sinh khởi sợ hãi, thân sau sinh khởi sợ hãi. Đó gọi là năm sợ hãi.

Hỏi: Thế nào là năm oán?

Đáp: Nếu vì sát sinh, duyên nơi sát sinh, nên thân hiện nay sinh khởi oán, thân sau sinh khởi oán. Vì trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu nơi chốn phóng dật, duyên nơi các thứ ấy, nên thân hiện nay sinh khởi oán, thân sau sinh khởi oán. Đó gọi là năm oán.

Hỏi: Thế nào là năm vô gián?

Đáp: Là vô gián hại mẹ, vô gián hại cha, vô gián hại A-la-hán, vô gián phá hoại Tăng, vô gián đối với thân Đức Như Lai khởi tâm ác làm chảy máu.

Thế nào là vô gián hại mẹ? Nếu vì mẹ, tưởng là mẹ, nên đoạn dứt mạng, đó gọi là vô gián hại mẹ.

Thế nào là vô gián hại cha? Nếu vì cha, tưởng là cha, nên đoạn dứt mạng, đó gọi là vô gián hại cha.

Thế nào là vô gián hại A-la-hán? Cố ý đoạn dứt mạng của Thanh văn A-la-hán, đó gọi là vô gián hại A-la-hán.

Thế nào là vô gián phá hoại Tăng? Một bên là thỉnh bốn Tỳkheo, hoặc nhiều. Một bên là thỉnh bốn Tỳ-kheo, hoặc nhiều. Dùng thẻ để xướng lệnh. Đó gọi là vô gián phá hoại Tăng.

Thế nào là vô gián đối với thân Đức Như Lai khởi tâm ác làm chảy máu? Nếu cố ý khởi tâm ác làm cho thân Đức Như Lai chảy máu, tạo thành nghiệp, cho đến gây tổn thương dù chỉ như sợi tóc, đó gọi là vô gián đối với thân Đức Như Lai khởi tâm ác làm cho chảy máu.

Đó gọi là năm vô gián.

Hỏi: Thế nào là năm giới?

Đáp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu nơi chốn phóng dật. Đó gọi là năm giới.

Hỏi: Thế nào là vượt qua năm giới?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu nơi chốn phóng dật. Đó gọi là vượt qua năm giới.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân tham?

Đáp: Nếu nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là nhân của tham, là đầu mối của tham, là tích tập tham, là duyên của tham. Đó gọi là nghiệp của nhân tham.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân giận?

Đáp: Nếu nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là nhân của giận, là đầu mối của giận, là tích tập giận, là duyên của giận. Đó gọi là nghiệp của nhân giận.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân si?

Đáp: Nếu nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là nhân của si, là đầu mối của si, là tích tập si, là duyên của si. Đó gọi là nghiệp của nhân si.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân không tham?

Đáp: Nếu nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là nhân của không tham, là đầu mối của không tham, là tích tập không tham, là duyên của không tham. Đó gọi là nghiệp của nhân không tham.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân không giận?

Đáp: Nếu nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là nhân của không giận, là đầu mối của không giận, là tích tập không giận, là duyên của không giận. Đó gọi là nghiệp của nhân không giận.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của nhân không si?

Đáp: Nếu nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đều là nhân của không si, là đầu mối của không si, là tích tập không si, là duyên của không si. Đó gọi là nghiệp của nhân không si.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hướng đến địa ngục?

Đáp: Nếu là nghiệp bất thiện tăng, có thể khiến sinh nơi địa ngục, đó gọi là nghiệp hướng đến địa ngục.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hướng đến súc sinh?

Đáp: Nếu trong nghiệp bất thiện, có thể khiến sinh nơi súc sinh, đó gọi là nghiệp hướng đến súc sinh.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hướng đến ngạ quỷ?

Đáp: Nếu là nghiệp bất thiện phẩm hạ, có thể khiến sinh nơi ngạ quỷ, đó gọi là nghiệp hướng đến ngạ quỷ.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hướng đến nẻo người?

Đáp: Nếu là nghiệp thiện không tăng, có thể khiến sinh trong nẻo người, đó gọi là nghiệp hướng đến nẻo người.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hướng đến cõi trời?

Đáp: Nếu là nghiệp thiện tăng, có thể khiến sinh lên cõi trời, đó gọi là nghiệp hướng đến cõi trời.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hướng đến Niết-bàn?

Đáp: Nếu là nghiệp Thánh có báo, có thể đoạn trừ phiền não, đó gọi là nghiệp hướng đến Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là bảy pháp bất thiện?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói thêu dệt. Đó gọi là bảy pháp bất thiện.

Hỏi: Thế nào là bảy pháp thiện?

Đáp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói thêu dệt. Đó gọi là bảy pháp thiện.

Hỏi: Thế nào là tám thứ không phải là Thánh ngữ?

Đáp: Không thấy nói là thấy, thấy nói là không thấy, không nghe nói là nghe, nghe nói là không nghe, không hiểu biết nói là hiểu biết, hiểu biết nói là không hiểu biết, không nhận thức nói là nhận thức, nhận thức nói là không nhận thức. Đó gọi là tám thứ không phải là Thánh ngữ.

Hỏi: Thế nào là tám Thánh ngữ?

Đáp: Không thấy nói là không thấy, thấy nói là thấy, không nghe nói là không nghe, nghe nói là nghe, không hiểu biết nói là không hiểu biết, hiểu biết nói là hiểu biết, không nhận thức nói là không nhận thức, nhận thức nói là nhận thức. Đó gọi là tám Thánh ngữ.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp của nhân tham?

Đáp: Nếu thân nghiệp là bất thiện, nhân nơi tham, không lìa tham, bị tham che lấp tâm đã khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, thân không phải giới, không có biểu hiện. Đó gọi là thân nghiệp của nhân tham.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp của nhân tham?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là bất thiện, nhân nơi tham, không lìa tham, bị tham che lấp tâm đã khởi lên, biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, miệng không phải giới, không có biểu hiện. Đó gọi là khẩu nghiệp của nhân tham.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp của nhân tham?

Đáp: Nếu ý nghiệp là bất thiện, nhân nơi tham, không lìa tham, bị tham che lấp tâm, tương ưng với tư. Đó gọi là ý nghiệp của nhân tham.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp của nhân giận?

Đáp: Nếu thân nghiệp là bất thiện, nhân nơi giận, không lìa giận, bị giận dữ che lấp tâm đã khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, thân không phải giới, không có biểu hiện. Đó gọi là thân nghiệp của nhân giận.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp của nhân giận?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là bất thiện, nhân nơi giận, không lìa giận, bị giận dữ che lấp tâm đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi miệng như âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, miệng không phải giới, không có biểu hiện. Đó gọi là khẩu nghiệp của nhân giận.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp của nhân giận?

Đáp: Nếu ý nghiệp là bất thiện, nhân nơi giận, không lìa giận, bị giận dữ che lấp tâm, tương ưng với tư. Đó gọi là ý nghiệp của nhân giận.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp của nhân si?

Đáp: Nếu thân nghiệp là bất thiện, nhân nơi si, không lìa si, bị si che lấp tâm đã khởi lên, biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, thân không phải giới, không có biểu hiện. Đó gọi là thân nghiệp của nhân si.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp của nhân si?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là bất thiện, nhân nơi si, không lìa si, bị si che lấp tâm đã khởi lên, biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, miệng không phải giới, không có biểu hiện. Đó gọi là khẩu nghiệp của nhân si.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp của nhân si?

Đáp: Nếu ý nghiệp là bất thiện, nhân nơi si, không lìa si, bị si che lấp tâm, tương ưng với tư. Đó gọi là ý nghiệp của nhân si.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp của nhân không tham?

Đáp: Nếu thân nghiệp là thiện, nhân nơi không tham, lìa tham, không phải bị tham che lấp tâm, đã khởi lên biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, giới của thân hữu lậu, không có biểu hiện. Đó gọi là thân nghiệp của nhân không tham.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp của nhân không tham?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là thiện, nhân nơi không tham, lìa tham, không phải bị tham che lấp tâm, đã khởi lên biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, giới của miệng hữu lậu, không có biểu hiện. Đó gọi là khẩu nghiệp của nhân không tham.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp của nhân không tham?

Đáp: Nếu ý nghiệp là thiện, nhân nơi không tham, lìa tham, không phải bị tham che lấp tâm, tương ưng với tư. Đó gọi là ý nghiệp của nhân không tham.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp của nhân không giận?

Đáp: Nếu thân nghiệp là thiện, nhân nơi không giận, lìa giận, không phải bị giận dữ che lấp tâm đã khởi lên biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, giới của thân hữu lậu, không có biểu hiện. Đó gọi là thân nghiệp của nhân không giận.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp của nhân không giận?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là thiện, nhân nơi không giận, lìa giận, không phải bị giận dữ che lấp tâm đã khởi lên biểu hiện nơi miệng như tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, giới của miệng hữu lậu, không có biểu hiện. Đó gọi là khẩu nghiệp của nhân không giận.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp của nhân không giận?

Đáp: Nếu ý nghiệp là thiện, nhân nơi không giận, lìa giận, không phải bị giận dữ che lấp tâm, tương ưng với tư. Đó gọi là ý nghiệp của nhân không giận.

Hỏi: Thế nào là thân nghiệp của nhân không si?

Đáp: Nếu thân nghiệp là thiện, nhân nơi không si, lìa si, không phải bị si che lấp tâm, đã khởi lên biểu hiện nơi thân như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, giới của thân hữu lậu, không có biểu hiện, chánh nghiệp thân, chánh mạng. Đó gọi là thân nghiệp của nhân không si.

Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp của nhân không si?

Đáp: Nếu khẩu nghiệp là thiện, nhân nơi không si, lìa si, không phải bị si che lấp tâm đã khởi lên biểu hiện nơi miệng như âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, giới của miệng hữu lậu, không có biểu hiện, khẩu chánh ngữ, chánh mạng. Đó gọi là khẩu nghiệp của nhân không si.

Hỏi: Thế nào là ý nghiệp của nhân không si?

Đáp: Nếu ý nghiệp là thiện, nhân nơi không si, lìa si, không phải bị si che lấp tâm, tương ưng với tư. Đó gọi là ý nghiệp của nhân không si.

Hỏi: Thế nào là mười nghiệp đạo bất thiện?

Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói thêu dệt, tham dục, giận dữ, hành tà kiến. Đó gọi là mười nghiệp đạo bất thiện.

Hỏi: Thế nào là mười nghiệp đạo thiện?

Đáp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói thêu dệt, không tham dục, không giận dữ, hành chánh kiến. Đó gọi là mười nghiệp đạo thiện.

Hỏi: Thế nào là mười pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Sát sinh cho đến tà kiến, đó là mười pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là mười pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Không sát sinh cho đến hành chánh kiến, đó là mười pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là hai mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Tự mình sát sinh, bảo người khác sát sinh, cho đến tự hành tà kiến, bảo người khác hành tà kiến, đó là hai mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là hai mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Tự mình không sát sinh, bảo người khác không sát sinh, cho đến tự hành chánh kiến, bảo người khác hành chánh kiến, đó là hai mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là ba mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Tự mình sát sinh, bảo người khác sát sinh, khen ngợi sát sinh, cho đến tự hành tà kiến, bảo kẻ khác hành tà kiến, khen ngợi tà kiến, đó là ba mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là ba mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Tự mình không sát sinh, bảo người khác không sát sinh, khen ngợi không sát sinh, cho đến tự hành chánh kiến, bảo người khác hành chánh kiến, khen ngợi chánh kiến, đó là ba mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là bốn mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Tự mình sát sinh, bảo người khác sát sinh, khen ngợi sát sinh, nguyện ưa thích sát sinh, cho đến tự hành tà kiến, bảo người khác hành tà kiến, khen ngợi tà kiến, nguyện ưa thích tà kiến, đó là bốn mươi pháp gây tạo khiến bị đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm.

Hỏi: Thế nào là bốn mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm?

Đáp: Tự mình không sát sinh, bảo người khác không sát sinh, khen ngợi không sát sinh, không nguyện ưa thích sát sinh, cho đến tự hành chánh kiến, bảo người khác hành chánh kiến, khen ngợi chánh kiến, nguyện ưa thích hành chánh kiến, đó là bốn mươi pháp tạo thành khiến được sinh nơi xứ thiện nhanh chóng như giáo đâm.

HẾT – QUYỂN 7