LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 4

Phẩm thứ 4: PHẦN HỎI VỀ BỐN THÁNH ĐẾ

Hỏi: Có bao nhiêu Thánh đế?

Đáp: Có bốn. Những gì là bốn? Đó là khổ Thánh đế, khổ tập Thánh đế, khổ diệt Thánh đế, khổ diệt đạo Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế?

Đáp: Là sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, không yêu thích mà gặp gỡ là khổ, ái mà phải biệt ly là khổ, mong cầu không được là khổ, trừ ái, nói chung năm thọ ấm là khổ. Đó gọi là khổ Thánh đế.

Khổ Thánh đế này chân thật như thế, chẳng phải là không như thế, không khác, không là vật khác, như Đức Như Lai đã chính thức giảng nói, vì là chân lý của Thánh nhân đã chứng đắc, nên đó gọi là Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là sinh?

Đáp: Nếu các chúng sinh sinh trong các chúng, sinh lần nữa, tăng trưởng sinh ấm, được chúng hòa hợp của các nhập. Đó gọi là sinh.

Hỏi: Thế nào là lão?

Đáp: Nếu các chúng sinh trở nên suy hoại, yếu đuối trong các chúng, các căn đã chín muồi, hành của mạng giảm. Đó gọi là lão.

Thế nào là bệnh?

Đáp: Nếu các chúng sinh, bệnh trong các chúng, tạo ra bệnh, bệnh từ khách trần, bệnh khổ: Do nơi nóng sinh bệnh, do nơi lạnh, nhân nơi gió từ đất thổi làm biến đổi các đại tăng giảm, cùng những bệnh khác do nghiệp báo chẳng đồng tạo ra. Đó gọi là bệnh.

Hỏi: Thế nào là tử?

Đáp: Nếu các chúng sinh ở trong các chúng, thời gian sau cùng là chết mất, ấm quá khứ tan hoại, xả bỏ thân, biến diệt lìa chúng. Đó gọi là tử.

Hỏi: Thế nào là không yêu thích mà gặp gỡ?

Đáp: Nếu không yêu, không vui mừng, không vừa ý, như thú dữ, sâu bọ độc hại v.v… Như những đám cây gai nhọn mọc trên bờ, hầm nhơ xấu, trong chốn núi non hiểm trở v.v… Như các thứ sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp không vừa ý, nếu chúng sinh cư ngụ gần gũi với chúng, không sống riêng lẻ, cùng lẫn lộn không lìa, không lìa vì là tương ưng không khác, nên không cách biệt. Đó gọi là không yêu thích mà gặp gỡ.

Hỏi: Thế nào là yêu mà phải biệt ly?

Đáp: Nếu yêu thích, vừa ý, như cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, hoặc gần gũi sâu dày như các quan, quyến thuộc, và các thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp vừa ý. Nếu chúng sinh không được ở chung với chúng, không được gần gũi, phải ở một mình, không cùng xen tạp, không tương ưng nên phải biệt ly. Đó gọi là ái mà phải biệt ly.

Hỏi: Thế nào là khổ vì mong cầu không được?

Đáp: Nếu mong muốn hy vọng nhất định được, nhưng chưa được. Hoặc đối với các thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nếu chúng sinh không được người kia tôn trọng, không quý kính, không tự tại, những điều mong muốn đều không thành tựu. Đó gọi là khổ vì mong cầu không được.

Hỏi: Thế nào là trừ ái, nói chung năm thọ ấm là khổ?

Đáp: Tức là sắc thọ ấm, thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm.

Hỏi: Thế nào là sắc thọ ấm?

Đáp: Nếu tất cả sắc là hữu lậu, là thủ. Đó gọi là sắc thọ ấm.

Hỏi: Thế nào là thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm?

Đáp: Nếu tất cả thức là hữu lậu, là thủ. Đó gọi là thức thọ ấm. Tức gọi là trừ ái, nói chung năm thọ ấm là khổ.

Hỏi: Thế nào là khổ tập Thánh đế?

Đáp: Là ái này lại có hỷ, dục, tạo ra các thứ nhiễm đây kia. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là hai ái của khổ tập Thánh đế?

Đáp: Là ái bên trong, ái bên ngoài. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là ba ái của khổ tập Thánh đế?

Đáp: Là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là bốn nhiễm của khổ tập Thánh đế?

Đáp: Là dục nhiễm, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, kiến nhiễm. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là sáu ái của khổ tập Thánh đế?

Đáp: Là sắc ái, thanh, hương, vị, xúc, pháp ái. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là ba mươi sáu hành ái của khổ tập Thánh đế?

Đáp: Là mười tám hành ái đã gây tạo bên trong, mười tám hành ái đã gây tạo bên ngoài. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Khổ tập Thánh đế này chân thật như thế, chẳng phải là không như thế, không khác, không là vật khác, như Đức Như Lai đã chính thức giảng nói, vì là chân lý của Thánh nhân đã chứng đắc, nên đó gọi là Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là ái bên trong?

Đáp: Là dục nhiễm trong pháp nội. Dục nhiễm nặng, yêu tiếc không trái với lạc, lạc dục đáng coi trọng, đáng cho là cứu cánh, do có thể không đủ không thỏa mãn nên càng tham vướng, tham vướng nơi các lậu gần gũi với lưới chi ái, có thể sinh khổ căn, là nơi chốn sinh hy vọng, khao khát, đắm chấp, tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là ái bên trong.

Hỏi: Thế nào là ái bên ngoài?

Đáp: Là dục nhiễm trong pháp ngoài. Dục nhiễm nặng, yêu tiếc không trái với lạc, lạc dục đáng coi trọng, đáng cho là cứu cánh, do có thể không đủ không thỏa mãn nên càng tham vướng, tham vướng nơi các lậu gần gũi với lưới chi ái, có thể sinh khổ căn, là nơi chốn sinh hy vọng khao khát, đắm chấp, tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là ái bên ngoài.

Hỏi: Thế nào là dục ái?

Đáp: Là dục nhiễm trong pháp của cõi dục. Dục nhiễm nặng, yêu tiếc không trái với lạc, lạc dục đáng coi trọng, đáng cho là cứu cánh, do có thể không đủ không thỏa mãn nên càng tham vướng, tham vướng nơi các lậu gần gũi với lưới chi ái, có thể sinh khổ căn, là nơi chốn sinh hy vọng khao khát, đắm chấp, tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là dục ái.

Hỏi: Thế nào là hữu ái?

Đáp: Là dục nhiễm trong pháp của cõi sắc, cõi vô sắc, cho đến tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là hữu ái.

Hỏi: Thế nào là phi hữu ái?

Đáp: Như có người gượng nói là có ngã, hoặc dựa vào sự sợ hãi về bệnh khổ bức bách v.v…, bèn hy vọng là ngã đoạn hoại, không phải có, là dục nhiễm trong pháp ấy, cho đến tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là phi hữu ái.

Hỏi: Thế nào là dục nhiễm?

Đáp: Nếu là dục, là dục cấu uế, dục vui mừng, dục ái, dục chi, dục tham đắm, dục tạo nhiều vẻ, dục khao khát, dục đốt cháy, dục giăng lưới. Đó gọi là dục nhiễm.

Hỏi: Thế nào là sắc nhiễm?

Đáp: Nếu là sắc dục, là sắc cấu uế, sắc vui mừng, sắc ái, sắc chi, sắc tham đắm, sắc tạo nhiều vẻ, sắc khao khát, sắc đốt cháy, sắc giăng lưới. Đó gọi là sắc nhiễm.

Hỏi: Thế nào là vô sắc nhiễm?

Đáp: Nếu là vô sắc dục, là vô sắc cấu uế, vô sắc vui mừng, vô sắc ái, vô sắc chi, vô sắc tham đắm, vô sắc tạo nhiều vẻ, vô sắc khao khát, vô sắc đốt cháy, vô sắc giăng lưới. Đó gọi là vô sắc nhiễm.

Hỏi: Thế nào là kiến nhiễm?

Đáp: Nếu là kiến dục, là kiến cấu uế, kiến vui mừng, kiến ái, kiến chi, kiến tham đắm, kiến tạo nhiều vẻ, kiến khao khát, kiến đốt cháy, kiến giăng lưới. Đó gọi là kiến nhiễm.

Hỏi: Thế nào là sắc ái?

Đáp: Mắt nhận biết sắc, hoặc là dục nhiễm trong pháp kia, cho đến tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là sắc ái.

Hỏi: Thế nào là thanh, hương, vị, xúc, pháp ái?

Đáp: Ý nhận biết pháp, hoặc là dục nhiễm trong pháp kia, cho đến tạo nên ái rộng khắp. Đó gọi là pháp ái.

Hỏi: Thế nào là mười tám hành ái đã gây tạo bên trong?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Là nhân đây nên có đây, là nhân kia nên có, như thế nhân có khác với nhân có thường nhân có chẳng thường. Nhân có ngã nên có ngã kia, nên có ngã như thế, nên có ngã khác, nên có nhân được kia được như thế, được khác với được hy vọng nên có hy vọng kia, nên có hy vọng như thế, nên có hy vọng khác sẽ có. Đó gọi là mười tám hành ái đã gây tạo bên trong.

Hỏi: Thế nào là mười tám hành ái đã gây tạo bên ngoài?

Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Là nhân đây nên có đây, là nhân kia nên có, là nhân như thế nên có, là nhân khác nên có, là đương nhân nên có, là chẳng phải đương nhân nên có, là ngã nên có, là ngã kia nên có, là ngã như thế nên có, là ngã khác nên có, là nhân được là kia được, là được như thế, là được khác, là hy vọng nên có, là hy vọng kia nên có, là hy vọng như thế nên có, là hy vọng khác sẽ có. Đó gọi là mười tám hành ái đã gây tạo bên ngoài.

Hỏi: Thế nào là khổ diệt Thánh đế?

Đáp: Ái kia đã hoàn toàn dứt bỏ, lìa dục, diệt, xả, xuất ly, đạt giải thoát, không có nơi chốn, đã đoạn tuyệt, không còn sinh nữa. Đó gọi là khổ diệt Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là khổ diệt Thánh đế?

Đáp: Là trí duyên tận. Đó gọi là khổ diệt Thánh đế.

Khổ diệt Thánh đế này chân thật như thế, chẳng phải là không như thế, không khác, không là vật khác, như Đức Như Lai đã chính thức giảng nói, vì là chân lý của Thánh nhân đã chứng đắc, nên đó gọi là Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là trí duyên tận?

Đáp: Nếu pháp trí hết thì pháp kia tức hết. Đó gọi là trí duyên tận.

Hỏi: Thế nào là trí duyên tận?

Đáp: Nếu pháp đạt được Thánh đạo diệt thì pháp kia tức diệt. Đó gọi là trí duyên tận.

Hỏi: Thế nào là trí duyên tận?

Đáp: Luôn cho là nhận biết, trí kia nếu nhận biết pháp diệt, kiết kia tức diệt. Đó gọi là trí duyên tận.

Hỏi: Thế nào là trí duyên tận?

Đáp: Bốn quả Sa-môn: Quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Đó gọi là trí duyên tận.

Hỏi: Thế nào là quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo (Giới cấm thủ). Đó gọi là quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, cùng đạt được pháp cam lộ. Đó gọi là quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não. Đó gọi là quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não và nếu đạt được pháp cam lộ. Đó gọi là quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Thế nào là quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, phiền não do tư duy đoạn, các thứ phiền não như dục ái, giận đã phần đoạn. Đó gọi là quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, do tư duy đoạn theo phần đoạn các thứ dục ái, giận và nếu được pháp cam lộ. Đó gọi là quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não, do tư duy đoạn các thứ phiền não dục ái, giận theo phần đoạn, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não. Đó gọi là quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não do tư duy đoạn, các thứ phiền não dục ái, giận theo phần đoạn, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não và nếu đạt được pháp cam lộ. Đó gọi là quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu đã đoạn năm phiền não phần dưới: Thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận. Đó gọi là quả A-na-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu đã đoạn năm phiền não phần dưới: Thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận, cùng nếu được pháp cam lộ. Đó gọi là quả A-na-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu đã đoạn năm phiền não phần dưới: Thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não. Đó gọi là quả A-na-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu đã đoạn năm phiền não phần dưới: Thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận, Thánh đạo cùng một thời đều đoạn trừ phiền não, và nếu được pháp cam lộ. Đó gọi là quả A-na-hàm.

Hỏi: Thế nào là quả A-la-hán?

Đáp: Nếu do tư duy đoạn trừ phiền não của cõi sắc, cõi vô sắc và đoạn trừ hoàn toàn. Đó gọi là quả A-la-hán.

Hỏi: Thế nào là quả A-la-hán?

Đáp: Nếu do tư duy đoạn trừ phiền não của cõi sắc, cõi vô sắc, đoạn trừ hoàn toàn, và nếu được pháp cam lộ. Đó gọi là quả A-la-hán.

Hỏi: Thế nào là quả A-la-hán?

Đáp: Nếu tất cả phiền não đều dứt hết. Đó gọi là quả A-la-hán.

Hỏi: Thế nào là quả A-la-hán?

Đáp: Nếu tất cả phiền não đều dứt hết, cùng nếu được pháp cam lộ. Đó gọi là quả A-la-hán.

Hỏi: Thế nào là khổ diệt đạo Thánh đế?

Đáp: Đây là tám chi Thánh đạo: Chánh kiến, chánh giác (Chánh tư duy), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tấn (Chánh tinh tấn), chánh niệm, chánh định. Đó gọi là khổ diệt đạo Thánh đế.

Khổ diệt đạo Thánh đế này chân thật như thế, chẳng phải là không như thế, không khác, không là vật khác, như Đức Như Lai đã chính thức giảng nói, vì là chân lý của Thánh nhân đã chứng đắc, nên đó gọi là Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là chánh kiến?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người của nẻo khác thấy được lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn tĩnh lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo. Người kiến học như Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là quyết trạch trong pháp, quyết trạch lần nữa, trạch pháp cứu cánh, quyết trạch tư duy, nhận biết thấu đạt tự tướng, tha tướng, cộng tướng, suy nghĩ, gìn giữ, biện giải quán tấn, biện tuệ, tri kiến, giải soi, phương tiện thuật, ánh sáng rực rỡ tỏa chiếu, tuệ nhãn, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp chánh giác không si. Đó gọi là chánh kiến.

Hỏi: Thế nào là chánh giác?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc nhận biết, nhận biết lần nữa, nhớ tưởng chân chính, duyên dựa nơi tâm để thấu tỏ. Đó gọi là chánh giác.

Hỏi: Thế nào là chánh ngữ?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc bốn điều bất thiện của miệng không ưa thích, xa lìa lỗi lầm của kiến, răn giữ không làm, không chấp nhận, đoạn căn hết hoàn toàn, có thể hành thiện trong pháp bất thiện. Đó gọi là chánh ngữ.

Hỏi: Thế nào là chánh nghiệp?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc ba điều bất thiện của thân không ưa thích, xa lìa lỗi lầm của kiến, răn giữ không làm, không chấp nhận, đoạn căn hết hoàn toàn, có thể hành thiện trong pháp bất thiện.

Đó gọi là chánh nghiệp.

Hỏi: Thế nào là chánh mạng?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, loại trừ pháp bất thiện của thân miệng, đối với tà mạng khác không ưa thích, xa lìa lỗi lầm của kiến, răn giữ không làm, không chấp nhận, đoạn căn hết hoàn toàn, có thể hành thiện trong pháp bất thiện. Đó gọi là chánh mạng.

Hỏi: Thế nào là chánh tấn?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là thân tâm xuất phát, vượt qua, có thể nhẫn, không thoái chuyển, do sức siêng năng tinh tấn, không lìa bỏ, không biếng nhác, không trì hoãn, không trễ nải, luôn theo tấn căn, tấn lực, tấn giác. Đó gọi là chánh tấn.

Hỏi: Thế nào là chánh niệm?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc suy niệm nhớ nghĩ, suy niệm vi tế, suy niệm cẩn thận, trụ giữ không quên, như lời nói tương tục, suy niệm không mất, không chiếm đoạt, không chậm, căn không trì độn, luôn theo niệm căn, niệm lực, niệm giác. Đó gọi là chánh niệm.

Hỏi: Thế nào là chánh định?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc tâm trụ, tâm chánh trụ, chuyên trụ, tâm hoàn toàn, tâm vui thích duy nhất, tâm dựa vào không loạn ý riêng định, theo định căn, định lực, định giác. Đó gọi là chánh định.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là sắc, bao nhiêu thứ không phải là sắc?

Đáp: Hai đế không phải là sắc. Hai đế gồm hai phần, hoặc là sắc, hoặc không phải là sắc.

Hỏi: Thế nào là hai đế không phải là sắc?

Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đó gọi là hai đế không phải là sắc.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là sắc, hoặc không phải là sắc?

Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là sắc, hoặc không phải là sắc.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là sắc?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, sắc nhập, thanh, hương, vị, xúc nhập, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ. Đó gọi là khổ Thánh đế là sắc.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là sắc?

Đáp: Là thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, không tham, không giận, không si, thuận tín, hối, tâm vui mừng, tâm tấn, trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, định, tâm xả, nghi, sợ, phiền não sử, sinh, lão tử, mạng, kiết, định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là sắc.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là sắc?

Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tấn. Đó gọi là đạo Thánh đế là sắc.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế không phải là sắc?

Đáp: Chánh kiến, chánh giác, chánh tâm tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là sắc.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ có thể thấy, bao nhiêu thứ không thể thấy?

Đáp: Ba đế không thể thấy. Một đế gồm hai phần, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy.

Hỏi: Thế nào là ba đế không thể thấy?

Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế không thể thấy.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế có thể thấy?

Đáp: Sắc nhập đó gọi là khổ Thánh đế có thể thấy.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không thể thấy?

Đáp: Trừ sắc nhập, khổ Thánh đế còn lại không thể thấy, đó gọi là khổ Thánh đế không thể thấy.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ có đối, bao nhiêu thứ không có đối?

Đáp: Ba đế không có đối. Một đế gồm hai phần, hoặc có đối, hoặc không có đối.

Hỏi: Thế nào là ba đế không có đối?

Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế không có đối.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc có đối, hoặc không có đối?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc có đối, hoặc không có đối.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế có đối?

Đáp: Mười nhập là sắc, đó gọi là khổ Thánh đế có đối.

Đáp: Thế nào là khổ Thánh đế không có đối?

Đáp: Thọ, tưởng của bốn sắc đầu, cho đến định vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không có đối.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là Thánh, bao nhiêu thứ không phải là Thánh?

Đáp: Hai đế là Thánh. Hai đế không phải là Thánh. Hai đế là Thánh tức diệt Thánh đế và đạo Thánh đế. Hai đế không phải là Thánh là khổ Thánh đế, tập Thánh đế.

Hữu lậu, vô lậu, hữu ái, vô ái, hữu cầu, vô cầu, nên giữ lấy, không nên giữ lấy, có thủ, không thủ, có thắng, không thắng cũng như thế.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là thọ, bao nhiêu thứ không phải là thọ?

Đáp: Ba đế không phải là thọ. Một đế gồm hai phần, hoặc là thọ, hoặc không phải là thọ.

Hỏi: Thế nào là ba đế không phải là thọ?

Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế không phải là thọ.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là thọ, hoặc không phải là thọ?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là thọ, hoặc không phải là thọ.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là thọ?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là bên trong, đó gọi là khổ Thánh đế là thọ.

Thế nào là khổ Thánh đế là thọ?

Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của khổ Thánh đế là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, như nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu, hương tốt của thân, không phải hương tốt của thân, hương dịu dàng, không phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, thân nếm các vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, máu, thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Tâm thọ đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân, miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân hữu lậu tấn, xúc, tư, thọ, tưởng, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ, sinh, mạng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là thọ.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là thọ?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là bên ngoài, đó gọi là khổ Thánh đế không phải là thọ.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là thọ?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm. Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, tâm không phải là báo, không phải là pháp báo, đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân, miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Hoặc là sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, thanh, hương, vị, xúc bên ngoài là đối tượng nhận biết của thân thức, như thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, trừ mạng, còn lại là thọ, tưởng khác, cho đến định vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là thọ.

Nội, ngoại cũng như thế.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế bao nhiêu thứ là có báo, bao nhiêu thứ là không có báo?

Đáp: Một đế là có báo. Một đế là không có báo. Hai đế gồm hai phần, hoặc là có báo, hoặc là không có báo.

Hỏi: Thế nào là một đế là có báo?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là có báo.

Hỏi: Thế nào là một đế là không có báo?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không có báo.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là có báo, hoặc là không có báo?

Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là có báo, hoặc là không có báo.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là có báo?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là pháp báo, đó gọi là khổ Thánh đế là có báo.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là có báo?

Đáp: Trừ báo thiện của khổ Thánh đế, còn lại là khổ Thánh đế thiện, bất thiện, tâm thiện, tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, thọ tưởng cho đến phiền não kiết sử, ý giới, ý thức giới, định vô tưởng. Đó gọi là khổ Thánh đế là có báo.

Thế nào là khổ Thánh đế là không có báo?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là báo, hoặc khổ Thánh đế không phải là báo, không phải là pháp báo, như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Hoặc là sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, trừ không tham, không giận, si, phiền não kiết sử, còn lại là thọ, tưởng khác cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là không có báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là có báo?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế là có báo, đó gọi là đạo Thánh đế là có báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là có báo?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc kiên tín, kiên pháp cùng người nơi nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn tĩnh lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là có báo.

Thế nào là đạo Thánh đế là không có báo?

Nếu đạo Thánh đế là không có báo, đó gọi là đạo Thánh đế là không có báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là không có báo?

Đáp: Người kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức được quả Samôn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học là A-la-hán trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là không có báo.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là tâm, bao nhiêu thứ không phải là tâm?

Đáp: Ba đế không phải là tâm. Một đế gồm hai phần, hoặc là tâm, hoặc không phải là tâm.

Hỏi: Thế nào là ba đế không phải là tâm ?

Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế không phải là tâm.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là tâm, hoặc không phải là tâm?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là tâm, hoặc không phải là tâm.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là tâm?

Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là khổ Thánh đế là tâm.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là tâm?

Đáp: Thọ, tưởng nơi bốn sắc đầu của mười nhập là sắc, cho đến định vô tưởng, đó gọi là khổ Thánh đế không phải là tâm.

Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là tâm tương ưng,

bao nhiêu thứ không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Một đế là tâm tương ưng. Một đế không phải là tâm tương ưng. Một đế gồm hai phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng. Một đế gồm ba phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng, hoặc không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế là tâm tương ưng?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Đạo Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng, hoặc không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm ba phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng, hoặc không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là tâm tương ưng?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế là tâm số, là chánh kiến, chánh giác, chánh tâm tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là tâm tương ưng.

Thế nào là đạo Thánh đế không phải là tâm tương ưng?

Nếu đạo Thánh đế không phải là tâm số, không phải là

chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tấn. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là tâm tương ưng?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là tâm số, là thọ, tưởng cho đến phiền não sử. Đó gọi là khổ Thánh đế là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế không phải là tâm số, không phải là bốn sắc đầu của mười nhập là sắc sinh cho đến định vô tưởng. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Là từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là tâm số, bao nhiêu thứ không phải là tâm số?

Đáp: Một đế là tâm số. Một đế không phải là tâm số. Hai đế gồm hai phần, hoặc là tâm số, hoặc không phải là tâm số.

Hỏi: Thế nào là một đế là tâm số?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là tâm số.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là tâm số?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là tâm số.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là tâm số, hoặc không phải là tâm số?

Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là tâm số, hoặc không phải là tâm số.

Thế nào là khổ Thánh đế là tâm số?

Đáp: Trừ tâm, còn lại là khổ Thánh đế duyên nơi thọ, tưởng cho đến phiền não sử. Đó gọi là khổ Thánh đế là tâm số.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là tâm số?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế không phải là duyên và tâm, không phải là bốn sắc đầu của mười nhập là sắc sinh cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là tâm số.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là tâm số?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế duyên nơi chánh kiến, chánh giác, chánh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là tâm số.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế không phải là tâm số?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế không phải duyên nơi chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tấn. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là tâm số.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là duyên, bao nhiêu thứ không phải là duyên?

Đáp: Một đế là duyên. Một đế không phải là duyên. Hai đế gồm hai phần, hoặc là duyên, hoặc không phải là duyên.

Hỏi: Thế nào là một đế là duyên?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là duyên.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là duyên?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là duyên.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là duyên, hoặc không phải là duyên?

Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là duyên, hoặc không phải là duyên.

Thế nào là khổ Thánh đế là duyên?

Nếu khổ Thánh đế là tâm số và tâm, từ thọ, tưởng cho đến

phiền não sử, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là duyên.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là duyên?

Đáp: Trừ tâm, còn lại là khổ Thánh đế khác không phải là tâm số, không phải là bốn sắc đầu của mười nhập là sắc sinh cho đến định vô tưởng. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là duyên.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là duyên?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế là tâm số, là chánh kiến, chánh giác, chánh thân tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là duyên.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế không phải là duyên?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế không phải là tâm số, không phải là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tấn. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là duyên.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là tâm chung, bao nhiêu thứ không phải là tâm chung?

Đáp: Một đế là tâm chung. Một đế không phải là tâm chung. Hai đế gồm hai phần, hoặc là tâm chung, hoặc không phải là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là một đế là tâm chung?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là tâm chung?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là tâm chung, hoặc không phải là tâm chung?

Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là tâm chung, hoặc không phải là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là tâm chung?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế tùy tâm chuyển, do tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, giới của thân miệng hữu lậu không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, từ thọ tưởng cho đến phiền não sử. Đó gọi là khổ Thánh đế là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là tâm chung?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế không tùy tâm chuyển, không do tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, không phải bốn sắc đầu của mười nhập là sắc, sinh cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là tâm chung?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế tùy tâm chuyển, do tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là tâm chung.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế không phải là tâm chung?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế không tùy tâm chuyển, không do tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, không phải là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tấn. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là tâm chung.

Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là nghiệp, bao nhiêu thứ không phải là nghiệp?

Đáp: Hai đế không phải là nghiệp. Hai đế gồm hai phần, hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp.

Thế nào là hai đế không phải là nghiệp?

Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đó gọi là hai đế không phải

là nghiệp.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp?

Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là nghiệp?

Đáp: Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện nơi tư duy. Đó gọi là khổ Thánh đế là nghiệp.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là nghiệp?

Đáp: Là nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Hoặc là sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, hoặc thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, trừ tư, còn lại là thọ, tưởng cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là nghiệp.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là nghiệp?

Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đó gọi là đạo Thánh đế là nghiệp.

Thế nào là đạo Thánh đế không phải là nghiệp?

Đáp: Chánh kiến, chánh giác, chánh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là nghiệp.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là nghiệp tương ưng, bao nhiêu thứ không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Một đế là nghiệp tương ưng. Một đế không phải là nghiệp tương ưng. Một đế gồm hai phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng. Một đế gồm ba phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế là nghiệp tương ưng?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Đạo Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm ba phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là nghiệp tương ưng?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế là tư tương ưng với chánh kiến, chánh giác, chánh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế không phải là tư tương ưng với chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tấn. Đó gọi là đạo Thánh đế không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là nghiệp tương ưng?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế tương ưng với tư, trừ tư, thọ tưởng cho đến phiền não sử, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế không phải là tư tương ưng với bốn sắc đầu của mười nhập là sắc sinh cho đến định vô tưởng. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng?

Đáp: Là tư. Đó gọi là khổ Thánh đế không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là cộng nghiệp, bao nhiêu thứ không phải là cộng nghiệp?

Đáp: Hai đế là cộng nghiệp. Một đế không phải là cộng nghiệp. Một đế gồm hai phần, hoặc là cộng nghiệp, hoặc không phải là cộng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là hai đế là cộng nghiệp?

Đáp: Tập Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế là cộng nghiệp.

Thế nào là một đế không phải là cộng nghiệp?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là cộng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là cộng nghiệp, hoặc không phải là cộng nghiệp?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là cộng nghiệp, hoặc không phải là cộng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là cộng nghiệp?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế tùy nghiệp chuyển, do cộng nghiệp sinh, cùng trụ, cùng diệt, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, tâm tư xúc của thọ tưởng định cho đến phiền não sử, định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là cộng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là cộng nghiệp?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế không tùy nghiệp chuyển, không do cộng nghiệp sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, thân miệng của mười nhập là sắc không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, tâm bất định, tư duy, sinh, lão tử, mạng, kiết. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là cộng nghiệp.

Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là nhân, bao nhiêu thứ không phải là nhân?

Đáp: Hai đế là nhân. Một đế không phải là nhân. Một đế gồm hai phần, hoặc là nhân, hoặc không phải là nhân.

Hỏi: Thế nào là hai đế là nhân?

Đáp: Tập Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế là nhân.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là nhân?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là nhân.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là nhân, hoặc không phải là nhân?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là nhân, hoặc không phải là nhân.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là nhân?

Đáp: Khổ Thánh đế là duyên. Khổ Thánh đế không phải là duyên có báo. Khổ Thánh đế không phải là duyên nơi báo thiện. Bốn đại nơi tâm thiện, tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, địa đại, thủy, hỏa, phong đại, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng cho đến phiền não sử, định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là nhân.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là nhân?

Đáp: Khổ Thánh đế không phải là duyên, không có báo, không là cộng nghiệp. Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập. Sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, âm thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, trừ bốn đại, còn lại là thuộc về xúc nhập khác và thân hữu lậu tấn, sinh, lão tử, mạng. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là nhân.

Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là có nhân, bao nhiêu thứ là không có nhân?

Đáp: Ba đế là có nhân. Một đế là không có nhân.

Hỏi: Thế nào là ba đế là có nhân?

Đáp: Khổ Thánh đế, tập Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế là có nhân.

Hỏi: Thế nào là một đế là không có nhân?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế là không có nhân.

Có đầu mối, không đầu mối, có duyên, không có duyên, hữu vi, vô vi cũng như thế.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là nhận biết, bao nhiêu thứ là không nhận biết?

Đáp: Tất cả đều là nhận biết, như sự thấy biết.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là thức, bao nhiêu thứ không phải là thức?

Đáp: Tất cả đều là thức, là ý thức, như sự nhận thức.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là giải, bao nhiêu thứ không phải là giải?

Đáp: Tất cả đều là giải, như sự giải.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là liễu biệt, bao nhiêu thứ không phải là liễu biệt?

Đáp: Tất cả đều là liễu biệt, như sự liễu biệt.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ do đoạn trí nhận biết, bao nhiêu thứ không phải do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Một đế do đoạn trí nhận biết. Hai đế không phải do đoạn trí nhận biết. Một đế gồm hai phần, hoặc do đoạn trí nhận biết, hoặc không phải do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là một đế do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là hai đế không phải do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế không phải do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc do đoạn trí nhận biết, hoặc không phải do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc do đoạn trí nhận biết, hoặc không phải do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là bất thiện, tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế do đoạn trí nhận biết.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải do đoạn trí nhận biết?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là thiện, hoặc vô ký, như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu.

Tâm thiện, hoặc tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, âm thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, nghi, phiền não kiết sử, thọ, tưởng khác cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải do đoạn trí nhận biết.

Đoạn, không phải đoạn cũng như thế.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là tu, bao nhiêu thứ không phải là tu?

Đáp: Hai đế là tu. Một đế không phải là tu. Một đế gồm hai phần, hoặc là tu, hoặc không phải là tu.

Hỏi: Thế nào là hai đế là tu?

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế là tu.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là tu?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế không phải là tu.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là tu, hoặc không phải là tu?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là tu, hoặc không phải là tu.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là tu?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là thiện, tâm thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng cho đến nghi, trừ định vô tưởng, ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế là tu.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là tu?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là bất thiện, hoặc vô ký, như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân, miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Hoặc là sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, âm thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não sử, sinh, lão tử, mạng, kiết, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là tu.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là chứng, bao nhiêu thứ không phải là chứng?

Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là thiện, bao nhiêu thứ là bất thiện, bao nhiêu thứ là vô ký?

Đáp: Hai đế là thiện. Một đế là bất thiện. Một đế gồm ba phần, hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký.

Hỏi: Thế nào là hai đế là thiện?

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế là thiện.

Hỏi: Thế nào là một đế là bất thiện?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là bất thiện.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần, hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm ba phần, hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là thiện?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là tu, tâm thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân, miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, cho đến tâm xả, ý giới, ý thức giới của định vô tưởng. Đó gọi là khổ Thánh đế là thiện.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là bất thiện?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là đoạn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tâm tấn. Tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân, miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế là bất thiện.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là vô ký?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là thọ, hoặc khổ Thánh đế không phải là báo, không phải là pháp báo, như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân, miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, âm thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, sợ, sinh, lão tử, mạng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là vô ký.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là học, bao nhiêu thứ là vô học, bao nhiêu thứ là phi học phi vô học?

Đáp: Hai đế là phi học phi vô học. Hai đế gồm hai phần, hoặc là học, hoặc là vô học.

Hỏi: Thế nào là hai đế là phi học phi vô học?

Đáp: Khổ Thánh đế, tập Thánh đế, đó gọi là hai đế là phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm hai phần, hoặc là học, hoặc là vô học.

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm hai phần, hoặc là học, hoặc là vô học.

Hỏi: Thế nào là diệt Thánh đế là học?

Đáp: Quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, đó gọi là diệt Thánh đế là học.

Hỏi: Thế nào là diệt Thánh đế là vô học?

Đáp: Quả A-la-hán đó gọi là diệt Thánh đế là vô học.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là học?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc là kiên tín, kiên pháp cùng người của nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là học.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là vô học?

Đáp: Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là vô học.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là báo, bao nhiêu thứ là pháp báo, bao nhiêu thứ không phải là báo, không phải là pháp báo?

Đáp: Một đế là pháp báo. Một đế không phải là báo, không phải là pháp báo. Một đế gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo. Một đế gồm ba phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là một đế là pháp báo?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là báo, không phải là pháp báo?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo?

Đáp: Đạo Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm ba phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là báo?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế không có báo. Đó gọi là đạo Thánh đế là báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là báo?

Đáp: Người kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là pháp báo?

Đáp: Nếu đạo Thánh đế là báo thiện. Đó gọi là đạo Thánh đế là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế là pháp báo?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc là kiên tín, kiên pháp cùng người của nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là đạo Thánh đế là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là báo?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là báo thiện, như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu, hương tốt của thân, không phải hương tốt của thân, hương dễ chịu, không phải hương dễ chịu, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, thân nếm các vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, máu, thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Tâm thọ đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, trừ không tham, không giận, còn lại là thọ, tưởng khác, cho đến tâm xả, sợ, sinh mạng, định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là báo.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là pháp báo?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là có báo. Đó gọi là khổ Thánh đế là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là pháp báo?

Đáp: Trừ báo thiện của khổ Thánh đế, còn lại là khổ Thánh đế thiện, bất thiện khác, tâm thiện, hoặc tâm bất thiện đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng cho đến phiền não kiết sử, định vô tưởng nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế là pháp báo.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là báo, không phải là pháp báo?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, tâm không phải là báo, không phải là pháp báo đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, thanh, hương, vị bên ngoài, xúc chạm bên ngoài là đối tượng nhận biết của thân thức, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, sợ, sinh, lão tử, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là báo, không phải là pháp báo.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tư duy đoạn, bao nhiêu thứ không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Hai đế không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn. Một đế gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn. Một đế gồm ba phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là hai đế không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?’

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm ba phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế do kiến đoạn?

Đáp: Nếu tập Thánh đế do kiến đoạn gọi là tập Thánh đế, đó gọi là tập Thánh đế do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu tập Thánh đế do tư duy đoạn gọi là tập thánh đế, đó gọi là tập Thánh đế do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế do kiến đoạn?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là bất thiện, không phải do tư duy đoạn mà do kiến đoạn, tâm phiền não đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế do kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là bất thiện, không phải do kiến đoạn mà do tư duy đoạn, tâm phiền não đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, sợ, phiền não kiết sử nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế do tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là thiện, hoặc vô ký: Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, âm thanh bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhĩ thức, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, trừ nghi, phiền não kiết sử, còn lại là thọ, tưởng khác cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu thứ là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu thứ không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Hai đế không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Một đế gồm hai phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn. Một đế gồm ba phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là hai đế không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm hai phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Tập Thánh đế đó gọi là một đế gồm hai phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Khổ Thánh đế đó gọi là một đế gồm ba phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế là nhân của kiến đoạn?

Đáp: Nếu tập Thánh đế do kiến đoạn đoạn dứt tập Thánh đế, đó gọi là tập Thánh đế là nhân của kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu tập Thánh đế do tư duy đoạn đoạn dứt tập Thánh đế, đó gọi là tập Thánh đế là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là nhân của kiến đoạn?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là do kiến đoạn, là pháp báo của kiến đoạn: Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập. Không phải sắc tốt của thân, không phải đoan nghiêm, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh. Không phải tiếng tốt của thân, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng hòa dịu. Không phải hương tốt của thân, không phải hương dễ chịu, không phải hương vừa ý. Thân nếm các vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, máu. Thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nặng, thô, nhám, cứng. Tâm nơi nhân của kiến đoạn đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não sử kiết, sinh mạng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là nhân của kiến đoạn.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là do tư duy đoạn, là pháp báo của tư duy đoạn: Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập. Không phải sắc tốt của thân, không phải đoan nghiêm, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh. Không phải tiếng tốt của thân, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng hòa dịu. Không phải hương tốt của thân, không phải hương dễ chịu, không phải hương vừa ý.

Thân nếm các vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, máu. Thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nặng, thô, nhám, cứng. Tâm nơi nhân của tư duy đoạn đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ, thân miệng không phải giới, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, niệm, sợ, sử phiền não, kiết, sinh mạng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là thiện, là pháp báo thiện, hoặc khổ Thánh đế không phải là báo, không phải là pháp báo: Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập. Sắc tốt của thân, đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh. Tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu. Hương tốt của thân, hương hòa dịu, hương vừa ý. Thân nếm các vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, máu. Thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nhẹ, mịn, trơn, láng. Tâm không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, âm thanh, hương, vị bên ngoài, xúc bên ngoài là đối tượng nhận biết của thân thức, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, trừ bỏ nghi, phiền não kiết sử, còn lại là thọ tưởng khác cho đến định vô tưởng, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi dục, bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi sắc, bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi vô sắc, bao nhiêu không hệ thuộc?

Đáp: Hai đế không hệ thuộc. Hai đế gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Thế nào là hai đế không hệ thuộc?

Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là hai đế không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là hai đế gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Khổ Thánh đế, tập Thánh đế, đó gọi là hai đế gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là dục lậu, hữu lậu. Nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập. Sắc tốt của thân, không phải sắc tốt của thân, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, không phải vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Tiếng tốt của thân, không phải tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu, không phải tiếng hòa dịu. Thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, cứng, mềm, nhám, trơn. Tâm dục hành đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, là dục lậu, hữu lậu. Xúc chạm bên ngoài là đối tượng nhận biết của thân thức là dục lậu, hữu lậu. Thân miệng không phải giới, không biểu hiện, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, kiến tuệ giải thoát, không si, thuận tín, hối, không hối, tâm vui mừng, tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, sinh, lão tử, mạng, nhãn thức và sắc nơi ba thức, hai thức. Đó gọi là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là sắc lậu, hữu lậu: Nhãn nhập, nhĩ nhập, thân nhập. Sắc tốt của thân, đoan nghiêm, vẻ bên ngoài tươi đẹp, nghiêm tịnh. Tiếng tốt của thân, các thứ tiếng hay, tiếng hòa dịu. Thân có tiếp xúc với lạnh, nóng, nhẹ, mịn, mềm, trơn. Tâm sắc hành đã tập hợp khởi lên, biểu hiện nơi thân miệng như đi đến, co duỗi, xoay chuyển, âm thanh, ngôn ngữ. Sắc bên ngoài sắc lậu, hữu lậu, là đối tượng nhận biết của nhãn thức. Hoặc âm thanh, hoặc xúc bên ngoài là sắc lậu, hữu lậu, là đối tượng nhận biết của thân thức. Giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ. Thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, không si, thuận tín, tâm vui mừng, tâm tấn, trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, định, tâm xả, nghi, phiền não sử, kiết sinh, lão tử, mạng, định vô tưởng, nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, ý thức. Đó gọi là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Nếu khổ Thánh đế là vô sắc lậu, hữu lậu, giới của thân miệng hữu lậu, không biểu hiện, thân hữu lậu tấn, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, kiến tuệ giải thoát, không si, thuận với tâm tín, tâm tấn, trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, định, tâm xả, nghi, phiền não sử, kiết sinh, lão tử, mạng nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Nếu tập Thánh đế là dục lậu, hữu lậu, là hành ái của dục. Đó gọi là tập Thánh đế hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế hệ thuộc cõi sắc?

Đáp: Nếu tập Thánh đế là sắc lậu, hữu lậu, là hành ái của sắc. Đó gọi là tập Thánh đế hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là tập Thánh đế hệ thuộc cõi vô sắc?

Đáp: Nếu tập Thánh đế là vô sắc lậu, hữu lậu, là hành ái của vô sắc. Đó gọi là tập Thánh đế hệ thuộc cõi vô sắc.

Hỏi: Trong bốn Thánh đế có bao nhiêu thứ là quá khứ, bao nhiêu thứ là vị lai, bao nhiêu thứ là hiện tại, bao nhiêu thứ không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại?

Đáp: Một đế không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại. Ba đế gồm ba phần, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại.

Hỏi: Thế nào là một đế không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại?

Đáp: Diệt Thánh đế đó gọi là một đế không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại.

Hỏi: Thế nào là ba đế gồm ba phần, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại?

Đáp: Khổ Thánh đế, tập Thánh đế, đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế gồm ba phần, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là quá khứ?

Đáp: Là khổ Thánh đế đã sinh rồi diệt, đó gọi là khổ Thánh đế là quá khứ.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là vị lai?

Đáp: Là khổ Thánh đế chưa sinh chưa xuất, đó gọi là khổ Thánh đế là vị lai.

Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế là hiện tại?

Đáp: Là khổ Thánh đế đã sinh chưa diệt, đó gọi là khổ Thánh đế là hiện tại. Tập Thánh đế, đạo Thánh đế cũng như thế.

HẾT – QUYỂN 4