LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

BÀI TỰA LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM

Thích Đạo Tiêu soạn.

A-tỳ-đàm, đời Tần dịch là Vô tỷ pháp, xuất xứ từ tám âm, do bậc Á thánh nói ra, lời văn tuy đơn giản nhưng có công năng thành tựu tuệ mạng đầy đủ, xem trọng việc cứu giúp rộng khắp, thần yếu không gì sánh bằng, thật là gió nhẹ của Kỳ-hoàn, đường rộng để về các dòng, nhưng sau thời Phật thì thế gian tối tăm, tranh chấp bến bờ khác nhau, hoặc có ngã có pháp, hoặc vô ngã có pháp, trái ngược với thuần phong, thiếu mất Thánh đạo. Có Xá-lợi-phất giác ngộ cao sâu huyền diệu, thần cơ che phủ, công đức đầy đủ, trí tuệ chiếu soi, vị này cho là thị phi sanh khởi, đạo lớn sắp ẩn, đã gọi là Tượng pháp, nhiệm vụ càng mang, cho nên gom nhóm kinh pháp đã đích thân nghe Phật nói, trước là xét ngừa, ngăn dứt dòng tà, giúp giảng nói pháp hóa, cho nên nói là kinh. Trước lập chương để nêu gốc, sau rộng bày để nói nghĩa, gọi là thể của nghĩa có bốn, là phần hỏi, phần chẳng phải hỏi, phần nhiếp tương ưng, phần tựa. Phần hỏi là gửi lời gõ kích, rõ ràng ứng hội; phần chẳng phải hỏi là nhờ vận im lặng mà thông, chỉ tuyên bày pháp tướng; phần nhiếp tương ưng là bao gồm tự tha, giải thích chẳng phải tướng là vô; phần tựa là xa nói nhân duyên để làm sáng tỏ tánh không, tánh không sáng tỏ thì trái với mê. Chẳng phải tướng là vô thì tướng hưng khởi dụng, pháp tướng được tuyên bày thì tôi quán dứt, ứng hội thì cùng cực không sót, bốn thể đầy đủ, nghĩa hai đế đầy đủ, nên gọi là pháp Vô tỷ.

Kinh này trước nêu ra A-tỳ-đàm, tuy lời văn dung thông mà ý chỉ đều khác chế, lại dùng tự không để làm sáng tỏ tông cực, có khả năng lấy được sự sang trọng khi giàu có, để lại khuôn phép cho nghìn đời, làm sáng tỏ kinh điển ở phương xa, bốn chúng đều kính ngưỡng, đó là khiến cho người tuần hữu bị mê hoặc vọng kiến, người vừa được giáo hóa thì khởi sự xao động phải làm hưng thịnh rạng rỡ ngay, cho nên đầu mối sót của tông mờ tối được sáng tỏ, trở về chỗ khế hợp với pháp luân. Kinh này nêu rõ nhiều đời, nước linh thấm tận phía Tây, thuần giáo tràn đến đất Mân. Cửa huyền mở cửa ra ở Đông lãnh, chỉ có Thiên vương đời Tần, giúp đở con cháu bậc Thánh. Căn cơ mờ tối nêu ở đã qua, thật tướng kết quả ở Hoàng cực, công đức của vua ứng hợp, mở mang Tam bảo, nghe kinh này cật vấn, mộng tưởng suy nghĩ, dù nói là xa vằng vặc nhưng cảm đến thì càng động, gom nhóm nghĩa học của các Sa-môn người Thiên-trúc như Đàm-ma-da-xá, Ưu-đàm-quật-đa v.v…, đi đến đất Tần, đã khế hợp tâm xưa, cùng nhau nói về lý kinh, khởi lời trong sạch ở ngôi thành danh xưa, cùng nhau nói về lý kinh, khởi lời trong sạch ở ngôi thành danh giáo, rãi các cực vi ở cảnh tự vô siêu việt phơi phới, thành vận đến phương ngoại rất đổi ảm đạm, che giấu sự thật của khen ngợi. Bấy giờ, vua ban chiếu mời truyền dịch, nhưng được tương thừa thiên triết của Trung Hoa, từ ngữ của Đạo bậc thánh cung kính, vị huyền diệu xa dòng, khéo độ vực sâu cùng cực, giữ thể làm sáng tỏ ý chỉ, bèn khen ngợi việc ấy. Kinh điển sư vốn thuộc lòng, thành thật tuyên bày, cẩn thận đầy đủ.

Vào niên hiệu Hoằng Thỉ thứ chín đời Tần, Sư sai gửi thư tiếng Phạm, đến năm thứ mười liền nhận lời mời xuất hiện. Nhưng vì ý thú kinh nhiệm mầu cao xa, chẳng thể luống khai mở mà khế hợp. Nếu kia đây không lĩnh ngộ nhau mà ủy thác cho người dịch thì e rằng chỗ quan trọng của bến cầu sẽ chưa cùng tận điều thiện. Mãi đến năm thứ mười sáu, các Sư dịch kinh dần quen với tiếng đời Tần khiến họ tự tuyên dịch, Hoàng Trữ đích thân quản lý nên rõ cả lời lẽ, ý vị. Lại khi vừa hết thì sau đó đã ghi chép, tức lại trình lên bên trong. Ở trên giao phó cho rất phiền phức nặng nề, thọ lãnh chỉ quy, cho nên nhờ người giỏi văn trau chuốt, người giỏi nghĩa biên tập hiệu đính mãi đến năm thứ mười bảy mới rồi. Nếu là công phu ngoài văn là chỗ khéo léo của khế hội tốt đẹp. Thật chẳng có thềm bậc, chưa thể biết rõ, đồng thời tìm kiếm các kinh, xem xét các luận, chỗ hay đẹp mới lạ tự tuyên bày trong văn, chỉ thật có pháp trụ. Nếu có trong ngoài vẫn bắt nguồn từ đại thể, dùng cả hữu vô, văn sâu xa dồi dào, ý chỉ nghĩa lý hiển rõ, đây thật là chỗ dứt mất của Hữu bộ, không còn lối đi của Đại thừa, chỗ y cứ đã đạt lúc trước, đáng được sự kính ngưỡng của đàn hậu tiến. Nêu phải gần chất, tông không bằng xa, tình chưa thể thôi dứt. Tham cứu kinh sách này hy vọng cảm thông chân thành, lại mong đề tựa, mong các bậc Hiền triết tha thứ cho chỗ sơ sót.

*******

 QUYỂN 1

Phẩm 1: PHẨM NHẬP CỦA PHẦN VẤN

Hỏi: Có bao nhiêu nhập?

Đáp: Có mười hai nhập.

Hỏi: Mười hai nhập gồm những gì?

Đáp: Sáu nhập trong, sáu nhập ngoài.

Thế nào là sáu nhập trong?

Đáp: Đó là Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Đây gọi là sáu nhập trong.

Thế nào là sáu nhập ngoài?

Đó là sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, pháp nhập. Đây gọi là sáu nhập ngoài.

Sáu nhập trong, sáu nhập ngoài như thế, gọi là mười hai nhập.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập?

Đáp: Nhãn căn, gọi là nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập?

Đáp: Giới của nhãn, gọi là nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập?

Đáp: Như mắt thuộc về phần của (Ngã) thâu tóm các sắc tịnh được tạo do bốn đại ở quá khứ, hiện tại, vị lai, đó gọi là nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập như mắt thuộc về phần của ngã?

Đáp: Là sắc tịnh ở quá khứ, hiện tại, vị lai, đó gọi là nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập thuộc về phần Ngã? Là sắc đã thấy, nay thấy, sẽ thấy không nhất định. Như các sắc, ánh sáng thuộc về phần Ngã đã đến, nay đến, sẽ đến không nhất định. Đó gọi là nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập?

Đáp: Là các sắc đã đối với mắt thuộc về phần Ngã, đã đối, nay đối, sẽ đối không nhất định. Nếu mắt không trở ngại tức là Nhãn nhập, là nhãn căn là nhãn giới. Tức gọi là ruộng, là vật, là cổng, là chứa cất, là đời, là tịnh, là suối, là biển, là rót vào, là cháy nám, là dòng xoáy, là ghẻ lở, là trói buộc, là mắt, là nhập vào phần ngã, là bờ bên này, là nhập vào trong, mắt thấy sắc, đây gọi là nhãn nhập. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là ý nhập?

Đáp: Ý căn, đây gọi là ý nhập.

Hỏi: Thế nào là ý nhập?

Đáp: Thức ấm, đây gọi là ý nhập.

Hỏi: Thế nào là ý nhập?

Đáp: Tâm, ý, thức, sáu thức thân, bảy thức giới, đây gọi là ý nhập.

Hỏi: Thế nào là ý nhập?

Đáp: Nếu thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài thô tế, kém hơn, xa, gần, đây gọi là ý nhập.

Hỏi: Thế nào là sáu thức thân?

Đáp: Nhãn thức, thân, nhĩ, ý thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân?

Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy. Do bốn duyên này sinh ra thức, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là nhãn thức thân.

Hỏi: Thế nào là nhĩ thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân?

Đáp: Vì duyên ý, duyên pháp, duyên tư duy. Do ba duyên này, nên thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là thân ý thức. Đó gọi là sáu thức thân.

Hỏi: Thế nào là bảy thức giới?

Đáp: Nhãn thức Giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới và ý giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới?

Đáp: Nếu thức là chủ nhãn căn, cảnh giới của sắc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, thức giới?

Đáp: Nếu thức là chủ thân căn, cảnh giới của xúc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là thân thức giới.

Hỏi: Thế nào là ý giới?

Đáp: Ý biết pháp, nghĩ đến pháp. Như tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là ý giới.

Hỏi: Thế nào là ý thức giới?

Đáp: Nếu thức tương tự, không lìa cảnh giới kia và tâm tương tự khác, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là ý thức giới. Đó gọi là bảy thức giới.

Hỏi: Thế nào là thức quá khứ?

Đáp: Nếu thức đã diệt, đó gọi là thức quá khứ.

Hỏi: Thế nào là thức vị lai?

Đáp: Nếu thức chưa sinh, chưa xuất, đây gọi là thức vị lai.

Hỏi: Thế nào là thức hiện tại?

Đáp: Nếu tâm sinh chưa diệt, đây gọi là thức hiện tại.

Hỏi: Thế nào là nội thức?

Đáp: Nếu thức cảm nhận, đây gọi là nội thức.

Hỏi: Thế nào là ngoại thức?

Đáp: Nếu thức không cảm nhận, đây gọi là ngoại thức.

Hỏi: Thế nào là thức thô?

Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Dục, đây gọi là thức thô.

Hỏi: Thế nào là thức tế?

Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô Sắc, hoặc không lệ thuộc, đây gọi là thức tế.

Hỏi: Thế nào là thức thấp kém?

Đáp: Nếu thức bất thiện, sẽ có báo của pháp bất thiện. Nếu thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vì không vừa ý, đây gọi là thức thấp kém.

Hỏi: Thế nào là thức cao đẹp?

Đáp: Nếu thức thiện, sẽ có báo của pháp thiện, nếu thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vì vừa ý, đây gọi là thức cao đẹp.

Hỏi: Thế nào là thức xa?

Đáp: Nếu căn của các thức xa, rất xa nhau, không gần, không gần bên cạnh, đây gọi là thức xa.

Hỏi: Thế nào là thức gần?

Đáp: Nếu các thức gần nhau, rất gần nhau, gần bên cạnh, đây gọi là thức gần.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập?

Đáp: Giới sắc, đây gọi sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập?

Đáp: Tùy hành tướng của sắc, đây gọi là sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập?

Đáp: Nếu sắc có thể thấy, có đối, được nhãn thức nhận biết, đây gọi là sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập?

Đáp: Như pháp nghiệp của sắc nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như: sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, hoặc tâm thiện, hoặc bất thiện hoặc tâm vô ký, (thân giáo) sanh khởi như đi, lại, co duỗi, xoay chuyển… Hoặc các sắc ngoài được nhãn thức nhận biết như: sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tía, thô tế dài ngắn tròn vuông, nước đất liền ánh sáng, ảnh, khói, mây, sương mù, khí, ánh sáng, bóng tối và sắc ngoài khác, được nhãn thức nhận biết, đây gọi là sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập?

Đáp: Giới thanh, đây gọi là thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập?

Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được nhĩ thức nhận biết, đây gọi là thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của thanh nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, như: tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, của thân mọi tiếng nhiệm mầu, không phải mọi tiếng nhiệm mầu, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, được tập hợp khởi lên do tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký, thể hiện ở miệng (miệng giáo) như âm thanh, ngôn ngữ… Hoặc các tiếng ngoài được nhĩ thức nhận biết như: tiếng tù và (vỏ ốc), tiếng trống to, tiếng trống nhỏ, tiếng đàn tranh, tiếng đàn sắt, tiếng bạt đồng, tiếng múa, tiếng ca, tiếng kỹ nhạc, tiếng buồn bã, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng người, tiếng phi nhân, tiếng chúng sinh, tiếng phi chúng sinh, tiếng đi, tiếng đến, tiếng xúc chạm nhau, tiếng gió, tiếng mưa, tiếng nước, tiếng các đại va đập vào nhau, và tiếng ngoài khác, đều là đối tượng mà nhĩ thức nhận biết, đây gọi là thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là hương nhập?

Đáp: Giới hương, đó gọi là hương nhập.

Hỏi: Thế nào là hương nhập?

Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được tỷ thức nhận biết, đây gọi là hương nhập.

Hỏi: Thế nào là hương nhập?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của hương nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã: mùi thơm, không phải mùi thơm, của thân mùi hương mềm dịu, không phải mùi hương mềm dịu, mùi hương vừa ý, không phải mùi hương vừa ý. Hoặc mùi hương bên ngoài, được tỷ thức nhận biết, như mùi hương của rễ cây, hương của lõi cây, hương của nhựa cây, hương của vỏ cây, mùi hương của hoa, của lá, của quả, mùi hương tốt, không phải mùi hương tốt và các hương ngoài khác đều được nhận tỷ thức nhận biết, đây gọi là hương nhập.

Hỏi: Thế nào là vị nhập?

Đáp: Giới vị, đây gọi là vị nhập.

Hỏi: Thế nào là vị nhập?

Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được thiệt thức nhận biết, đây gọi là vị nhập.

Hỏi: Thế nào là vị nhập?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của vị nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như: Lưỡi nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước dãi, đàm. Hoặc vị ngoài được thiệt thức nhận biết, như các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước cất, và các vị ngoài khác, đều được thiệt thức nhận biết, đây gọi là vị nhập.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập?

Đáp: Xúc giới, gọi là xúc nhập.

Hỏi: Xúc nhập là gì?

Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được thân thức nhận biết, đây gọi là xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập?

Đáp: Nếu pháp, nghiệp của xúc nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như: lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và cảm xúc ngoài khác được thân thức nhận biết như: lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và các xúc ngoài khác. Đây gọi là xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập?

Đáp: Pháp giới là pháp nhập.

Hỏi: Pháp nhập là gì?

Đáp: Thọ, tưởng, hành ấm, nếu sắc không thể thấy, không có đối, hoặc là vô vi, đây gọi là pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập?

Đáp: Thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ, giải thoát, vô tham, vô sân, vô si, thuận tín, hối, không hối, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, tâm trừ, tín, dục, không buông lung, tâm niệm định, xả, nghi, bố, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, đắc quả, định Diệt tận, thân, miệng, phi giới, vô giáo hữu lậu, thân miệng hữu lậu vô giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận, phi trí duyên tận, pháp quyết định trụ duyên, trí Không xứ, trí Thức xứ, trí bất dụng xứ, trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Đây gọi là pháp nhập.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc?

Đáp: Mười nhập có sắc, một nhập chẳng phải sắc, một nhập có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là mười nhập có sắc?

Đáp: Đó là nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, đây gọi là mười sắc.

Hỏi: Thế nào là một nhập chẳng phải sắc?

Đáp: Ý nhập, đây gọi là một nhập chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là gọi một nhập có hai phần, hoặc sắc hoặc chẳng phải sắc?

Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là sắc của pháp nhập?

Đáp: Là thân, miệng phi giới, vô giáo, thân, miệng, giới hữu lậu, vô giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, đây gọi là sắc của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải sắc của pháp nhập?

Đáp: Thọ, tưởng, cho đến định Diệt tận, trí duyên tận, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đây gọi là chẳng phải sắc của pháp nhập.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thứ có thể thấy, bao nhiêu thứ không thể thấy?

Đáp: Một nhập có thể thấy, mười một nhập không thể thấy.

Hỏi: Thế nào là một nhập có thể thấy?

Đáp: Sắc nhập, đây gọi là một nhập có thể thấy. Hỏi: Thế nào là mười một nhập không thể thấy?

Đáp: Chín sắc nhập, ý nhập và pháp nhập, đó gọi là mười một nhập không thể thấy.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thứ có đối, bao nhiêu thứ không đối?

Đáp: Mười nhập có đối, hai nhập không có đối.

Hỏi: Thế nào là mười nhập có đối?

Đáp: Mười sắc nhập, đó gọi là mười nhập có đối.

Hỏi: Thế nào là hai nhập không có đối?

Đáp: Ý nhập, pháp nhập, đó gọi là hai nhập không đối.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh?

Đáp: Mười nhập chẳng phải Thánh, hai nhập thì có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là mười nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Mười sắc nhập, đây gọi là mười nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là hai nhập có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh?

Đáp: Ý nhập, pháp nhập, đây gọi là hai nhập có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Nếu ý nhập hữu lậu, đây gọi là ý nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Nếu ý thức thọ ấm thì đây gọi là ý nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Nếu ý nhập phi học, phi Vô học, nhãn thức cho đến ý thức, đây gọi là ý nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý nhập Thánh?

Đáp: Nếu ý nhập vô lậu, gọi là ý nhập Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý nhập Thánh?

Đáp: Nếu ý nhập tương ưng với tín căn, ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý nhập Thánh.

Hỏi: Thế nào là ý nhập Thánh?

Đáp: Nếu ý nhập học, Vô học, người học lìa kiết sử. Tâm Thánh nhập đạo Thánh, như Kiên tín, Kiên pháp, và người, đường khác, thấy được lỗi lầm của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, tận, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo, người kiến học như Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tưđà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp muốn được, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả A-la-hán. Hoặc người thật, hoặc đường, hoặc ý giới, hoặc ý thức giới, đó gọi là ý nhập Thánh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Nếu pháp nhập hữu lậu, đó gọi là pháp nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm. Như sắc không thể thấy, không có đối, hữu lậu. Như không phải vô vi của bậc Thánh, đây gọi là pháp nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải Thánh?

Đáp: Là pháp nhập phi học, phi Vô học, thọ, tưởng cho đến định Vô tưởng. Bốn sắc đầu không phải là bảy vô vi của Thánh, đây gọi là pháp nhập chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập Thánh?

Đáp: Nếu pháp nhập vô lậu, đây là pháp nhập Thánh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập Thánh?

Đáp: Nếu tín căn và pháp tâm sở tương ưng với tín căn, như pháp vô duyên, vô lậu, gọi là pháp nhập Thánh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập Thánh?

Đáp: Nếu pháp nhập học, Vô học, người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, Kiên pháp, và người ở đường khác, thấy được lỗi lầm của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo. Người kiến học, nếu trí quán đầy đủ của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát, tức chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tuđà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được Ala-hán, chưa được pháp bậc Thánh, muốn được, trí quán đầy đủ hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả A-la-hán. Nếu người thật, hoặc đường, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận quyết định, đây gọi là pháp nhập Thánh.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Có mười nhập hữu lậu, hai nhập có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hỏi: Thế nào là mười nhập hữu lậu?

Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười nhập hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là hai nhập có hai phần, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu?

Đáp: Là ý nhập, pháp nhập, gọi là hai nhập có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu?

Hỏi: Ý nhập hữu lậu là gì?

Đáp: Nếu ý nhập có ái, gọi là ý nhập hữu lậu.

Hỏi: Ý nhập hữu lậu là thế nào?

Đáp: Thức, thọ ấm, gọi là ý nhập hữu lậu.

Hỏi: Ý nhập hữu lậu là gì?

Đáp: Ý nhập phi học, phi Vô học, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là ý nhập vô lậu?

Đáp: Nếu ý nhập không có ái, gọi là ý nhập vô lậu.

Hỏi: Thế nào là ý nhập vô lậu?

Đáp: Nếu ý nhập tín căn tương ưng với ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập vô lậu.

Hỏi: Thế nào là ý nhập vô lậu?

Đáp: Như ý nhập học, hoặc Vô học, người học lìa kiết sử, cho đến tức chứng quả A-la-hán. Nếu người thật, hoặc đường, hoặc ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập vô lậu.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập hữu lậu?

Đáp: Nếu pháp nhập có ái, đó là pháp nhập hữu lậu.

Hỏi: Pháp nhập hữu lậu là thế nào?

Đáp: Thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm, như sắc không thể thấy, không có đối, có ái, gọi là pháp nhập hữu lậu.

Hỏi: Pháp nhập hữu lậu là gì?

Đáp: Nếu pháp nhập là thọ, tưởng của phi học, phi Vô học, cho đến định Vô tưởng, bốn sắc đầu, gọi là pháp nhập hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô lậu?

Đáp: Nếu pháp nhập không có ái, đó gọi là pháp nhập vô lậu.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô lậu?

Đáp: Nếu tín căn, pháp tâm sở tương ưng với tín căn, như pháp không duyên, không ái, đó gọi là pháp nhập vô lậu.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô lậu?

Đáp: Nếu pháp nhập là học, hoặc Vô học, hoặc vô vi, người học lìa kiết sử, cho đến tức chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, tâm trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm, xả, đắc quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận, phi trí duyên tận, pháp quyết định trụ duyên, trí Không xứ, trí Thức xứ, trí bất dụng xứ và trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là pháp nhập vô lậu. Có ái, không ái; có cầu, không cầu; nên nhận lấy, không nên nhận lấy; có nhận lấy, không nhận lấy; có hơn, không hơn, cũng như thế.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ?

Đáp: Có năm nhập là thọ, bảy nhập có hai phần, hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là năm thọ?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, đó gọi là năm thọ.

Hỏi: Thế nào là bảy nhập có hai phần, hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, ý nhập, pháp nhập, gọi là bảy nhập có hai phần, hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập thọ?

Đáp: Nếu sắc nhập, nếu trong, gọi là sắc nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập thọ?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của sắc nhập, là báo do phiền não sinh ra, là thuộc về phần ngã sắc tốt đẹp của thân, sắc không phải tốt đẹp, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm tiếp thọ khởi lên, (thân giáo) co duỗi, xoay chuyển đến đi v.v… gọi là sắc nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Như sắc nhập ngoài, gọi là sắc nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu sắc nhập là thiện, bất thiện, vô ký thì không thuộc về phần ngã như: tâm thiện, tâm bất thiện, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên đi, lại, co, duỗi, xoay chuyển, hoặc sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, đó gọi là sắc nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập thọ?

Đáp: Nếu thanh nhập, thanh nhập trong, gọi là thanh nhập thọ.

Hỏi: Thanh nhập thọ là thế nào?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của thanh nhập, là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã như: tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các tiếng hay, không phải các tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, được tâm tiếp thọ khởi lên, (miệng giáo) như âm thanh, ngôn ngữ… gọi là thanh nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu thanh nhập ngoài, đó gọi là thanh nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là Thanh nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu thanh nhập là thiện, bất thiện, vô ký thì không thuộc phần của ngã như: tâm thiện, tâm bất thiện, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, được tâm nhóm họp khởi lên biểu hiện ở miệng (miệng giáo) như âm thanh, ngôn ngữ, hoặc như tiếng ngoài được nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải thọ

Hỏi: Thế nào là hương nhập thọ?

Đáp: Nếu hương nhập, hương nhập trong, đó gọi là hương nhập thọ.

Hỏi: Hương nhập thọ là thế nào?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của hương nhập là báo do phiền não sinh ra, là phần thuộc về ngã, như thân có: Hương tốt đẹp, không có hương tốt đẹp, hương mềm dịu, không có hương mềm dịu, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, gọi là hương nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là hương nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu hương nhập ngoài, hoặc hương ngoài được tỷ thức nhận biết: hương của rễ cây, hương của lõi cây, hương của keo cây, hương của vỏ cây, hương của lá, của hoa, của quả, hương thơm, không phải hương thơm, và hương ngoài khác, đều được tỷ thức nhận biết, gọi là hương nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là vị nhập thọ?

Đáp: Nếu vị nhập, vị nhập trong, gọi là vị nhập thọ.

Hỏi: Vị nhập thọ là thế nào?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của vị nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như thân: Nếm chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là vị nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là vị nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu vị nhập ngoài, hoặc vị ngoài được thiệt thức nhận biết, như chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước, nước cất, và vị ngoài khác đều được nhận thiệt thức nhận biết, đấy gọi là vị nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập thọ?

Đáp: Nếu xúc nhập thọ, đó gọi là xúc nhập thọ Hỏi: Thế nào là xúc nhập thọ?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của xúc nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như thân: có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng mềm, gọi là xúc nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập chẳng phải thọ.

Đáp: Nếu xúc nhập ngoài, được thân thức nhận biết, như lạnh, nóng, nặng, nhẹ, thô, tế, hoặc nhám, trơn, cứng, mềm, và thân xúc ngoài khác, được thân thức nhận biết, đó gọi là xúc nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là ý nhập thọ?

Đáp: Nếu ý nhập trong, đó gọi là ý nhập thọ.

Hỏi: Ý nhập thọ là gì?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của ý nhập là báo do phiền não sinh ra, là thuộc về phần ngã, nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu ý nhập ngoài đó gọi là ý nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu ý nhập là thiện, bất thiện, vô ký, chẳng thuộc thuộc phần ngã từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập thọ?

Đáp: Nếu pháp nhập trong, đó gọi là pháp nhập thọ.

Hỏi: Pháp nhập thọ là thế nào?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của pháp nhập, là báo do phiền não sinh ra, là phần thuộc của ngã, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui vẻ, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sinh mạng, hữu lậu, tiến. Đó gọi là pháp nhập thọ.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu pháp nhập ngoài, đó gọi là pháp nhập chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải thọ?

Đáp: Nếu pháp nhập là thiện, bất thiện, vô ký thì không thuộc phần ngã trừ mạng, pháp nhập khác không phải thọ, đó gọi là pháp nhập chẳng phải thọ, trong, ngoài cũng như thế.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thứ có báo, bao nhiêu thứ không có báo?

Đáp: Tám nhập không có báo và bốn nhập có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỏi: Thế nào là tám nhập không có báo?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám nhập không có báo.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần, hoặc có báo, hoặc không có báo?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, đó gọi là bốn nhập có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập có báo?

Đáp: Nếu là pháp báo của sắc nhập, đó gọi là sắc nhập có báo.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập có báo?

Đáp: Nếu sắc nhập là tâm thiện, bất thiện, do tâm thiện, bất thiện khởi lên do đi đến, co duỗi, xoay chuyển, đây gọi là sắc nhập có báo.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập không có báo?

Đáp: Hoặc là báo của sắc nhập, hoặc chẳng phải báo của sắc nhập. Pháp chẳng phải báo: Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, do tâm vô ký khởi lên biểu hiện đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết gọi là sắc nhập không có báo?

Hỏi: Thế nào là thanh nhập có báo?

Đáp: Nếu là pháp báo của thanh nhập, đó gọi là thanh nhập có báo.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập có báo?

Đáp: Nếu thanh nhập là thiện, bất thiện, do tâm thiện, tâm bất thiện nhóm hợp khởi lên biểu hiện ở miệng giáo như: âm thanh, câu nói, gọi là thanh nhập có báo.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập không có báo?

Đáp: Nếu là báo của thanh nhập, hoặc chẳng phải báo của thanh nhập, chẳng phải pháp báo: tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, do tâm vô ký nhóm hợp khởi lên biểu hiện ở miệng giáo như: âm thanh, câu nói. Hoặc như tiếng ngoài được nhĩ thức nhận biết, đó gọi là thanh nhập không có báo.

Hỏi: Thế nào là ý nhập có báo?

Đáp: Nếu pháp báo của ý nhập, đó gọi là ý nhập có báo.

Hỏi: Ý nhập có báo là gì?

Đáp: Trừ báo thiện của ý nhập, ý giới, ý thức giới thiện, bất thiện của ý nhập khác, đây gọi là ý nhập có báo.

Hỏi: Thế nào là ý nhập không có báo?

Đáp: Nếu báo của ý nhập, hoặc chẳng phải báo của ý nhập, chẳng phải pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý nhập không có báo.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập có báo?

Đáp: Nếu là pháp báo của pháp nhập, đó gọi là pháp nhập có báo.

Hỏi: Pháp nhập có báo là gì?

Đáp: Trừ báo thiện của pháp nhập, hữu vi thiện của pháp nhập khác, hoặc tưởng, thọ bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, hai pháp định nhập tất cả sắc, gọi là pháp nhập có báo.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập không có báo?

Đáp: Nếu báo của pháp nhập, hoặc chẳng phải báo của pháp nhập, chẳng phải pháp báo, trừ không có tham, không giận dữ, không có si, kiết sử, phiền não, thân, miệng chẳng phải giới, không phải giáo, pháp nhập khác không có báo.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm?

Đáp: Một tâm, mười một chẳng phải tâm.

Hỏi: Thế nào là một tâm?

Đáp: Ý nhập gọi là một tâm.

Hỏi: Thế nào là mười một chẳng phải tâm?

Đáp: Trừ ý nhập, ngoài ra chẳng phải tâm, đó gọi là mười một chẳng phải tâm.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Có mười chẳng phải tâm tương ưng. Một nhập không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng. Một nhập có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là mười nhập chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười chẳng phải tâm tương ưng.

Thế nào là một nhập không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng?

Đáp: Ý nhập là một nhập nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc không phải tâm tương ưng?

Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng của pháp nhập?

Đáp: Nếu tâm sở của pháp nhập là thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, đó gọi là tâm tương ưng của pháp nhập.

Thế nào là pháp nhập chẳng phải tâm tương ưng?

Nếu pháp nhập không phải do tâm sinh ra, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là pháp nhập chẳng phải tâm tương ưng.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở?

Đáp: Mười một nhập chẳng phải tâm sở, một nhập có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Thế nào là mười một nhập chẳng phải tâm sở?

Đáp: Mười sắc nhập và ý nhập, đây gọi là mười một nhập chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở?

Đáp: Pháp nhập gọi là một nhập có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Thế nào là tâm sở của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập có duyên thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, đó gọi là tâm sở của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải tâm sở?

Đáp: Nếu pháp nhập không duyên sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu duyên, bao nhiêu chẳng phải duyên?

Đáp: Một duyên, mười không phải duyên, một có hai phần hoặc có duyên, hoặc không phải duyên.

Hỏi: Thế nào là một duyên?

Đáp: Ý nhập đó gọi là một duyên.

Hỏi: Thế nào là mười nhập không có duyên?

Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười không có duyên.

Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên?

Đáp: Pháp nhập gọi là một nhập có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên.

Hỏi: Thế nào là duyên của pháp nhập?

Đáp: Nếu tâm sở của pháp nhập là thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, gọi là duyên của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập không có duyên?

Đáp: Nếu pháp nhập không phải do tâm sở sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập không có duyên.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung? (cộng và bất cộng)

Đáp: Mười một nhập chẳng phải tâm chung, một nhập có hai phần hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung.

Hỏi: Thế nào là mười một nhập chẳng phải tâm chung?

Đáp: Mười sắc nhập, ý nhập, gọi là mười một nhập chẳng phải tâm chung.

Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần, hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung?

Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung.

Hỏi: Thế nào là tâm chung của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập tùy tâm chuyển, thì tâm chung sẽ sinh, cùng trụ cùng diệt, thọ tưởng cho đến sử phiền não. Giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là tâm chung của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải tâm chung?

Đáp: Nếu pháp nhập không tùy tâm chuyển vận, tâm không cùng sinh, không trụ chung, không cùng diệt, cho đến trí của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập chẳng phải tâm chung, tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp?

Đáp: Có chín nhập chẳng phải nghiệp và ba nhập có hai phần, hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là chín nhập chẳng phải nghiệp?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập, hương nhập, vị nhập xúc nhập, gọi là chín nhập chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là ba nhập có hai phần, hoặc nghiệp hoặc chẳng phải nghiệp?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, pháp nhập, là ba nhập có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của sắc nhập?

Đáp: Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên biểu hiện ở thân giáo như đi, lại, co, duỗi, xoay chuyển v.v… gọi là nghiệp của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải nghiệp?

Đáp: Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp của thân, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của thanh nhập?

Đáp: Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên, nhóm họp miệng giáo âm, thanh lời nói, gọi là nghiệp của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải nghiệp?

Đáp: Tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp. Các tiếng mầu nhiệm không phải các tiếng mầu nhiệm, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Hoặc như tiếng ngoài nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của pháp nhập?

Đáp: Tư duy thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, gọi là nghiệp của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp của pháp nhập?

Đáp: Trừ tư, thân, miệng, chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, pháp nhập khác chẳng phải nghiệp, gọi là chẳng phải nghiệp của pháp nhập.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu tương ưng là nghiệp, bao nhiêu tương ưng chẳng phải nghiệp?

Đáp: Một nhập tương ưng nghiệp. Mười nhập tương ưng chẳng phải nghiệp. Một nhập gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là một nhập tương ưng nghiệp?

Đáp: Ý nhập gọi là một nhập tương ưng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là mười nhập tương ưng chẳng phải nghiệp?

Đáp: Mười sắc nhập là mười nhập tương ưng chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Thế nào là một nhập gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói là tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp?

Đáp: Pháp nhập gọi là một nhập gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp.

Thế nào là pháp nhập tương ưng nghiệp?

Đáp: Nếu tương ưng pháp nhập tư, trừ tư, còn lại từ thọ, tưởng cho đến sử phiền não, đó gọi là pháp nhập tương ưng nghiệp.

Hỏi: Thế nào là tương ưng chẳng phải nghiệp của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập không phải do tương ưng với tư sinh ra, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là tương ưng chẳng phải nghiệp của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp?

Đáp: Tư là pháp nhập không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu nghiệp chung (cộng nghiệp), bao nhiêu nghiệp không chung (bất cộng nghiệp)?

Đáp: Một nghiệp chung, mười nghiệp không chung, một nhập có hai phần hoặc nghiệp chung, nghiệp không phải chung.

Hỏi: Thế nào là một nghiệp chung?

Đáp: Ý nhập gọi là một nhập có nghiệp chung.

Hỏi: Thế nào là mười nghiệp không phải chung?

Đáp: Mười sắc nhập là mười nhập nghiệp không phải chung.

Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không phải chung?

Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không phải chung.

Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập tùy nghiệp chuyển biến nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, thọ, định tưởng, tâm, tư, xúc, cho đến sử phiền não, định Vô tưởng, định Diệt tận, giới của thân miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu, trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, gọi là nghiệp chung của pháp nhập.

Thế nào nghiệp không phải chung của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập không tùy nghiệp chuyển, nghiệp không chung sinh, trụ không chung, không diệt chung, tâm tư không nhất định, sinh, già chết, mạng, kiết, đắc quả, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến đến chín vô vi, đó gọi là pháp nhập chẳng phải nghiệp chung.

Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân?

Đáp: Một nhân, bảy chẳng phải nhân, và bốn nhập có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là một nhân?

Đáp: Ý nhập là một nhân.

Hỏi: Thế nào là bảy nhập chẳng phải nhân?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, gọi là bảy nhập chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, pháp nhập là bốn nhập có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân của sắc nhập?

Đáp: Nếu sắc nhập là pháp báo, gọi là nhân của sắc nhập.

Nhân của sắc nhập là thế nào?

Đáp: Sắc nhập nếu do tâm thiện, tâm bất thiện, khởi lên thân giáo như đi, lại, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải nhân?

Đáp: Sắc nhập hoặc là báo, sắc nhập hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc tốt đẹp của thân chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, do tâm vô ký, khởi lên thân giáo như đi, lại, xoay, chuyển, co, duỗi. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân của thanh nhập?

Đáp: Nếu là pháp báo của thanh nhập, gọi là nhân của thanh nhập.

Hỏi: Nhân của thanh nhập là gì?

Đáp: Nếu thanh nhập thiện, bất thiện, nếu tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là nhân của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải nhân?

Đáp: Nếu thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, mọi tiếng tinh đẹp, không phải mọi tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký khởi lên nhóm họp âm thanh, lời nói, hoặc tiếng ngoài được nhĩ thức nhận biết, đây gọi là thanh nhập chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân của xúc nhập?

Đáp: Là bốn đại: địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại, gọi là nhân của xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập chẳng phải nhân?

Đáp: Trừ bốn đại, các pháp xúc nhập khác là xúc nhập chẳng phải nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân của pháp nhập?

Đáp: Là duyên của pháp nhập, nếu pháp nhập không phải duyên có báo, trừ đắc quả, pháp nhập khác không phải duyên báo thiện, thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, hai định trói buộc tất cả sắc, gọi là nhân của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải nhân?

Đáp: Nếu pháp nhập duyên nhập không có báo, nghiệp không chung sinh, già chết, mạng, đắc quả, thân hữu lậu, tiến, chín vô vi, gọi là pháp nhập không phải nhân.

Hỏi: Mười hai nhập, bao nhiêu nhập có nhân, bao nhiêu nhập không có nhân?

Đáp: Mười một nhập có nhân, một nhập có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân.

Hỏi: Thế nào là mười một nhập có nhân?

Đáp: Mười sắc nhập, ý nhập, đó là mười một nhập có nhân.

Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân?

Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập có nhân?

Đáp: Nếu pháp nhập có đầu mối thọ, tưởng, cho đến chánh thân trừ, đó gọi là pháp nhập có nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập không có nhân?

Đáp: Nếu pháp nhập không có chấp mắc, trí duyên tận, cho đến trí của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập không có nhân.

Có đầu mối, không có đầu mối, có nhân, không có nhân, có duyên, không có duyên, hữu vi, vô vi, cũng như thế.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết?

Đáp: Tất cả đều biết, như sự thấy biết.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thức, bao nhiêu không phải thức?

Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức, như sự nhận thức.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu hiểu, bao nhiêu không phải hiểu?

Đáp: Tất cả đều hiểu, như sự thấy biết.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu không phải rõ biết?

Đáp: Tất cả đều rõ biết, như sự thấy biết.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu dứt trí biết, có bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Tám nhập chẳng phải dứt trí biết và bốn nhập có hai phần, hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là tám nhập chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám chẳng phải dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, là bốn nhập có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập dứt trí biết?

Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện, tâm bất thiện đã khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Nếu sắc nhập thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký đã khởi lên thân giáo như đến đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, gọi là sắc nhập chẳng phải dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập dứt trí biết?

Đáp: Nếu thanh nhập biết thiện, tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là thanh nhập dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Nếu tiếng thiện, vô ký, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên nhóm họp âm thanh miệng giáo như âm thanh, ngôn ngữ. Hoặc tiếng ngoài, được nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là ý nhập dứt trí biết?

Đáp: Nếu ý nhập bất thiện, ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Nếu ý nhập là thiện, vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập dứt trí biết?

Đáp: Nếu pháp nhập bất thiện, thọ tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, biết, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, kiết, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo thân hữu lậu, tiến, gọi là pháp nhập dứt trí biết.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Trừ kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo pháp nhập khác chẳng phải dứt trí biết, gọi là pháp nhập chẳng phải dứt trí biết. Dứt, chẳng phải dứt, cũng như thế.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu tu, bao nhiêu chẳng phải tu?

Đáp: Có Tám nhập chẳng phải tu và bốn nhập có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là tám nhập chẳng phải tu?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám nhập chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, là bốn nhập có hai phần hoặc tu hoặc chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập tu?

Đáp: Sắc nhập, nếu do tâm thiện khởi lên thân giáo như: Đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập tu.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải tu?

Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập tu?

Đáp: Nếu thanh nhập là thiện, tâm thiện đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, gọi là thanh nhập tu.

Hỏi: Thanh nhập chẳng phải tu là gì?

Đáp: Nếu thanh nhập bất thiện, hoặc vô ký, tiếng tốt đẹp của thân, tiếng không phải tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, tiếng không phải mềm dịu. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký đã khởi lên nhóm họp miệng giáo âm thanh lời nói. Hoặc tiếng ngoài được do nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải tu.

Hỏi: Ý nhập tu là thế nào?

Đáp: Nếu ý nhập là thiện, ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập tu.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải tu?

Đáp: Nếu ý nhập bất thiện, vô ký, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải tu.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập tu?

Đáp: Nếu pháp nhập là thiện, thọ, tưởng, cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, thân miệng giới hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận quyết định, đây gọi là pháp nhập tu.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải tu?

Đáp: Nếu pháp nhập bất thiện, hoặc vô ký, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, thân, miệng, chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, không phải bảy vô vi của bậc Thánh, gọi là pháp nhập chẳng phải tu.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu chứng, bao nhiêu không phải chứng?

Đáp: Tất cả là chứng, như sự thấy biết.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu không phải thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Có Tám nhập vô ký và bốn nhập gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là tám nhập vô ký?

Đáp: Đó là Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám nhập vô ký.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, đây gọi là bốn nhập gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập thiện?

Đáp: Nếu sắc nhập tu tâm thiện, khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập thiện.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải thiện?

Đáp: Nếu sắc nhập tùy tâm bất thiện mà khởi thân giáo như đến, đi co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập không phải thiện.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập vô ký?

Đáp: Nếu sắc nhập thọ, sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tâm vô ký khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập vô ký.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập thiện?

Nếu thanh nhập tu tâm thiện, khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là thanh nhập thiện.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập bất thiện?

Đáp: Nếu thanh nhập dứt tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là thanh nhập bất thiện.

Hỏi: Thanh nhập vô ký là gì?

Đáp: Nếu thanh nhập thọ nhận, hoặc thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói. Hoặc tiếng ngoài nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập vô ký.

Hỏi: Thế nào là ý nhập thiện?

Đáp: Nếu ý nhập tu, ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập thiện.

Hỏi: Thế nào là ý nhập bất thiện?

Đáp: Nếu ý nhập dứt ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập bất thiện.

Hỏi: Ý nhập vô ký là gì?

Đáp: Nếu ý nhập nhận lấy, nếu ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập vô ký.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập thiện?

Đáp: Nếu pháp nhập tu thọ, tưởng, cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, giới của thân miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân, tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận quyết định, đó gọi là pháp nhập thiện.

Hỏi: Pháp nhập bất thiện là thế nào?

Đáp: Nếu pháp nhập dứt thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, bất hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, sử, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là pháp nhập bất thiện.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô ký?

Đáp: Nếu pháp nhập thọ, hoặc pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không phải vô vi của bậc Thánh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sệt, sinh, già chết, mạng, thân hữu lậu tiến, không phải bảy vô vi của Thánh, gọi là pháp nhập vô ký.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu học, bao nhiêu Vô học, bao nhiêu phi học, phi Vô học?

Đáp: Mười nhập phi học phi Vô học và hai nhập gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là mười nhập phi học, phi Vô học?

Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười nhập phi học, phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là hai nhập gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học?

Đáp: Ý nhập, pháp nhập đó gọi là hai nhập gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học.

Hỏi: Ý nhập học là gì?

Đáp: Nếu ý nhập Thánh phi Vô học, gọi là ý nhập học.

Hỏi: Ý nhập học là thế nào?

Đáp: Nếu ý nhập học với ý giới, ý thức giới tương ưng với tín căn, gọi là ý nhập học.

Hỏi: Ý nhập học là gì?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, Kiên pháp người ở đường khác biết lỗi lầm của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, xa lìa phiền não, tu đạo. Người kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, hoặc Tư-đà-hàm, hoặc A-na-hàm, hoặc trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, sẽ chứng ngay quả vị Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đàhàm, hoặc quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc đường ý giới, ý thức giới thì gọi là ý nhập học.

Hỏi: Thế nào là ý nhập Vô học?

Đáp: Nếu ý nhập Thánh phi học, gọi là ý nhập Vô học.

Hỏi: Ý nhập Vô học là thế nào?

Đáp: Nếu ý nhập Vô học với ý giới, ý thức giới tương ưng với tín căn, gọi là ý nhập Vô học.

Hỏi: Ý nhập Vô học là gì?

Đáp: Nghĩa là người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp bậc Thánh, muốn được tu Đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập Vô học.

Hỏi: Thế nào là ý nhập phi học, phi Vô học?

Đáp: Nếu ý nhập không phải là thức thọ ấm của bậc Thánh, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập phi học, phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập học?

Đáp: Nếu pháp nhập Thánh phi Vô học, gọi là pháp nhập học.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập học?

Đáp: Là tín căn của học và pháp tâm sở tương ưng với tín căn. Nếu pháp chẳng phải duyên vô lậu không phải Vô học, gọi là pháp nhập học.

Hỏi: Pháp nhập học là thế nào?

Đáp: Người học đã lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ (khinh an), tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm, xả được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận quyết định, gọi là pháp nhập học.

Hỏi: Pháp nhập Vô học là thế nào?

Đáp: Nếu pháp nhập Thánh phi học, gọi là pháp nhập Vô học.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập Vô học?

Đáp: Tín căn Vô học và pháp tâm sở tương ưng với tín căn. Nếu pháp nhập, hoặc không phải duyên vô lậu không phải học, gọi là pháp nhập Vô học.

Hỏi: Pháp nhập Vô học là gì?

Đáp: Người Vô học, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tin, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, trí duyên tận, đó gọi là pháp nhập Vô học.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập phi học, phi Vô học?

Đáp: Nếu pháp nhập chẳng phải thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm của bậc Thánh, nếu sắc không thể thấy, không có đối, là hữu lậu, chẳng phải thọ, tưởng vô vi của bậc Thánh, cho đến định Vô tưởng, bốn sắc đầu không phải là bảy vô vi của bậc Thánh, đó gọi là pháp nhập phi học, phi Vô học.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Có năm báo, ba nhập có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo chẳng phải pháp báo, bốn nhập gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là năm báo?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập và thân nhập, gọi là năm báo.

Hỏi: Thế nào là ba nhập có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Hương nhập, vị nhập và xúc nhập gọi là ba nhập có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, gọi là bốn nhập gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo hương nhập?

Đáp: Hương nhập, nếu báo do pháp nghiệp phiền não sinh ra thuộc về phần ngã thân có hương tốt đẹp, không phải hương tốt đẹp, hương mềm, không phải hương mềm, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, gọi là báo hương nhập.

Hỏi: Thế nào là hương nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu hương nhập ngoài, nếu hương ngoài tỷ thức nhận biết như: hương rễ cây, hương lõi cây, hương nhựa cây, hương vỏ cây, hương lá, hương hoa, hương quả, hương tốt, hương không phải tốt và hương ngoài khác, tỷ thức nhận biết, gọi là hương nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của vị nhập?

Đáp: Nếu vị nhập thọ nhận, gọi là báo của vị nhập.

Báo của vị nhập là gì?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của vị nhập là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã như thân nếm lấy các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là báo của vị nhập.

Hỏi: Thế nào là vị nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu vị nhập ngoài, nếu vị ngoài được thiệt thức nhận biết như các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước cất và vị ngoài khác được thiệt thức nhận biết, gọi là vị nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của xúc nhập?

Đáp: Nếu xúc nhập thọ nhận, gọi là báo của xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là báo của xúc nhập?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của xúc nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, như thân cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm, đây gọi là báo của xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu xúc nhập ngoài, hoặc xúc bên ngoài được thân thức nhận biết, như cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và sự tiếp xúc bên ngoài khác, được thân thức nhận biết, gọi là xúc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của sắc nhập?

Đáp: Nếu sắc nhập thọ nhận gọi là báo của sắc nhập.

Hỏi: Báo của sắc nhập là gì?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của sắc nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, như thân có sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh được. Tâm thọ nhận khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là báo của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của sắc nhập?

Đáp: Là sắc nhập có báo, đó gọi là pháp báo của sắc nhập Hỏi: Thế nào là pháp báo của sắc nhập?

Đáp: Nếu sắc nhập là thiện, bất thiện, nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là pháp báo của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu sắc nhập vô ký, không phải thuộc phần ngã chẳng phải

báo, chẳng phải pháp báo, được tâm khởi lên các thân giáo như: Đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của thanh nhập?

Đáp: Nếu thanh nhập thọ nhận, gọi là báo của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là báo của thanh nhập?

Đáp: Nếu pháp nghiệp của thanh nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có như tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Tâm thọ nhận khởi lên nhóm họp miệng giáo âm thanh lời nói, gọi là báo của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của thanh nhập?

Đáp: Nếu thanh nhập có báo, đó gọi là pháp báo của thanh nhập.

Hỏi: Pháp báo của thanh nhập là gì?

Đáp: Nếu thanh nhập thiện, bất thiện, được tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như: Ngôn ngữ, câu, âm thanh, lời nói gọi là pháp báo của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu thanh nhập vô ký, không phải phần của ngã chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, mà tâm đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của ý nhập?

Đáp: Nếu ý nhập thọ nhận, hoặc báo thiện của ý nhập, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là báo của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của ý nhập?

Đáp: Nếu ý nhập có báo gọi là pháp báo của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của ý nhập?

Đáp: Trừ báo thiện của ý nhập, còn lại thiện của ý nhập, nếu ý giới, ý thức giới bất thiện, đó gọi là pháp báo của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu ý nhập vô ký, không phải thuộc phần của ngã nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập thọ nhận, hoặc báo thiện của pháp nhập, trừ không có tham, không giận dữ, còn lại từ thọ, tưởng, cho đến tâm xả, sợ, sinh mạng, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu, tiến, thân hữu lậu trừ, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, đây gọi là báo của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập có báo, gọi là pháp báo của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của pháp nhập?

Đáp: Trừ báo thiện của pháp nhập, còn lại hữu vi thiện của pháp nhập. Nếu thọ, tưởng bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, tất cả sắc của hai định, đó gọi là pháp báo của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Nếu pháp nhập vô ký, không phải thuộc phần của ngã. Nếu là vô vi Thánh, thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sinh, già chết, thân hữu lậu tiến lên chín vô vi, đây gọi là pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn, bao nhiêu không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Có tám nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn và bốn nhập gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là tám không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập và xúc nhập, đó gọi là tám chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, là bốn nhập gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của sắc nhập?

Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn, do tâm phiền não khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là kiến đoạn của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của sắc nhập?

Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện, không phải kiến đoạn tư duy đoạn do tâm phiền não khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay lại, gọi là tư duy đoạn của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu sắc nhập thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, nếu tâm vô ký, khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay lại. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của thanh nhập?

Đáp: Nếu thanh nhập bất thiện không phải tư duy đoạn kiến đoạn tâm phiền não khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói đây gọi là kiến đoạn của thanh nhập.

Tư duy đoạn của thanh nhập là thế nào?

Đáp: Nếu thanh nhập bất thiện không phải kiến đoạn, tư duy đoạn, tâm phiền não khởi lên nhóm họp miệng giáo như: Ngôn ngữ, âm thanh, gọi là tư duy đoạn của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu thanh nhập thiện, hoặc vô ký, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, tâm vô ký, đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói. Nếu tiếng bên ngoài được nhĩ thức nhận biết, gọi là thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của ý nhập?

Đáp: Nếu ý nhập bất thiện không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn ý giới, ý thức giới tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của ý nhập?

Đáp: Nếu ý nhập bất thiện thì không phải kiến đoạn, không là tư duy đoạn ý giới, ý thức giới của tâm tương ưng với phiền não, đó gọi là tư duy đoạn của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là ý nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu ý nhập thiện, nếu vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức, đây gọi là ý nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập bất thiện không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn phiền não một lúc đều dứt, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ, giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu, tiến, đây gọi là kiến đoạn của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của pháp nhập?

Nếu pháp nhập bất thiện không phải kiến đoạn mà là tư duy đoạn phiền não, trong một lúc đều dứt, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, kiết sử, phiền não, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là tư duy đoạn của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp nhập thiện, hoặc vô ký, trừ nghi, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, pháp nhập khác, đó gọi là pháp nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Trong mười hai nhập, có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều có ba phần, hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của nhãn nhập?

Đáp: Nếu pháp báo kiến đoạn của nhãn nhập là nhãn nhập của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là báo nhân của kiến đoạn của nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của nhãn nhập?

Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của nhãn nhập là nhãn nhập của địa ngục, súc sinh, ngụ quỷ, gọi là nhân của tư duy đoạn của nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân của nhãn nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp báo thiện của nhãn nhập là nhãn nhập trong loài người, loài trời thì gọi là nhân của nhãn nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của ý nhập?

Đáp: Nếu kiến đoạn của ý nhập, hoặc pháp báo của kiến đoạn của ý nhập, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân kiến đoạn của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của ý nhập?

Đáp: Nếu pháp báo của tư duy đoạn của ý nhập, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân tư duy đoạn của ý nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân của ý nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu ý nhập là thiện, hoặc pháp báo thiện của ý nhập, hoặc ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của sắc nhập?

Đáp: Nếu kiến đoạn của sắc nhập, hpháp báo kiến đoạn của sắc nhập, thì thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, nhân của kiến đoạn tâm khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân kiến đoạn của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của sắc nhập?

Đáp: Nếu tư duy đoạn của sắc nhập, hoặc pháp báo của tư duy đoạn, thì thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân tư duy đoạn của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải nhân kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu sắc nhập là thiện, hoặc pháp báo của sắc nhập thiện, hoặc sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì sắc tốt đẹp của thân, đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, tâm khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là nhân của sắc nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của thanh nhập?

Đáp: Nếu kiến đoạn của thanh nhập, hoặc pháp báo kiến đoạn của thanh nhập, thì tiếng không tốt đẹp của thân, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng mềm dịu, nhân của pháp kiến đoạn, tâm khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là nhân kiến đoạn của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của thanh nhập?

Đáp: Nếu thanh nhập, hoặc tư duy đoạn, hoặc pháp báo tư duy đoạn của thanh nhập, thì tiếng không tốt của thân, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng mềm dịu, nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên nhóm họp miệng giáo như: Âm thanh, lời nói, gọi là nhân của tư duy đoạn của thanh nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân của thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Nếu thanh nhập thiện, hoặc pháp báo của thanh nhập thiện, hoặc thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên tập hợp miệng giáo như âm thanh lời nói. Hoặc tiếng ngoài được nhĩ thức nhận biết thì gọi là thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của hương nhập?

Đáp: Nếu hương nhập, hoặc pháp báo của kiến đoạn, hương không tốt đẹp của thân, hương không phải mềm dịu, hương không vừa ý, gọi là nhân kiến đoạn của hương nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của hương nhập?

Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của hương nhập, thì hương không tốt của thân, hương không phải mềm, hương không vừa ý, gọi là nhân tư duy đoạn của hương nhập.

Hỏi: Thế nào là hương nhập không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp báo thiện của hương nhập, hoặc hương nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì hương tốt đẹp của thân, hương mềm, hương vừa ý. Nếu hương ngoài, được tỷ thức nhận biết, gọi là Hương nhập không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của vị nhập?

Đáp: Nếu pháp báo kiến đoạn của vị nhập, thì thân nếm lấy các vị chua đắng cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là nhân kiến đoạn của vị nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của vị nhập?

Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của vị nhập, thì thân nếm các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là nhân tư duy đoạn của vị nhập.

Hỏi: Thế nào là vị nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp báo thiện của vị nhập, hoặc vị nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì thân nếm các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi. Nếu vị ngoài được thiệt thức nhận biết, gọi là vị nhập không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của xúc nhập?

Đáp: Nếu pháp báo kiến đoạn của xúc nhập, thì thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, gọi là nhân kiến đoạn nơi xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của xúc nhập?

Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của xúc nhập thì thân sẽ có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, gọi là nhân tư duy đoạn của xúc nhập.

Hỏi: Thế nào là xúc nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp báo thiện của xúc nhập, nếu xúc nhập không phải là pháp báo thì thân sẽ có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, mềm, trơn. Nếu xúc ngoài được thân thức nhận biết, đây gọi là xúc nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của pháp nhập?

Đáp: Nếu là nhân kiến đoạn của pháp nhập, hoặc pháp nhập, hoặc pháp báo của kiến đoạn là thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, sinh mạng, kiết, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo. Thân hữu lậu tiến, gọi là nhân kiến đoạn của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của pháp nhập?

Đáp: Nếu tư duy đoạn của pháp nhập, hoặc pháp báo tư duy đoạn của pháp nhập là thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sệt, phiền não, sử, sinh mạng, kiết, thân, miệng không phải giới, không có giáo, thân hữu lậu, tiến, gọi là nhân tư duy đoạn của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Nếu pháp nhập, hoặc thiện, báo của pháp thiện, hoặc pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ nghi, phiền não, sử, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Pháp nhập khác không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn, đó gọi là pháp nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn.

Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu lệ thuộc cõi Vô Sắc và bao nhiêu không lệ thuộc?

Đáp: Bốn nhập lệ thuộc cõi Dục, sáu nhập có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hai nhập gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô Sắc, hoặc không lệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là bốn nhập lệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Thiệt nhập, tỷ nhập, hương nhập, vị nhập, gọi là bốn nhập lệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là sáu nhập có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Nhãn nhập, nhĩ nhập, thân nhập, sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, gọi là sáu nhập có hai hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là hai nhập gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc.

Đáp: Ý nhập, pháp nhập, là hai nhập gồm bốn phần, hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của nhãn nhập?

Đáp: Nếu dục lậu của nhãn nhập, nhãn nhập hữu lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục của nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của nhãn nhập?

Đáp: Nếu sắc lậu của nhãn nhập, nhãn nhập hữu lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của nhãn nhập. Nhĩ nhập, thân nhập cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của sắc nhập?

Đáp: Nếu hữu lậu, dục lậu của sắc nhập, thì sắc đẹp của thân, chẳng phải sắc đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, da không phải tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Tâm dục hành khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài là dục lậu, hữu lậu, được nhãn thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Dục của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của sắc nhập?

Đáp: Nếu hữu lậu, sắc lậu của sắc nhập, thì sắc đẹp của thân đoan nghiêm, da tươi đẹp nghiêm, tịnh, tâm hành của sắc khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài là sắc lậu hữu lậu, được nhãn thức nhận biết, đây gọi là lệ thuộc cõi Sắc của sắc nhập.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của thanh nhập?

Đáp: Nếu hữu lậu, dục lậu của thanh nhập, thì tiếng tốt đẹp của thân không phải tiếng tốt đẹp, các tiếng tinh đẹp, không phải các tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Tâm hành của dục đã khởi lên tập hợp miệng giáo như: Âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài là hữu lậu, dục lậu, được nhĩ thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Dục của thanh nhập.

Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của thanh nhập?

Nếu sắc lậu, hữu lậu của thanh nhập thì tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu. Tâm hành của sắc khởi lên tập hợp miệng giáo như: Âm thanh lời nói. Nếu tiếng ngoài là sắc lậu, hữu lậu, được nhĩ thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của thanh nhập.

Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của xúc nhập?

Nếu dục lậu hữu lậu của xúc nhập thì thân sẽ có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Nếu xúc ngoài là dục lậu hữu lậu, được thân thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Dục của xúc nhập.

Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của xúc nhập?

Nếu sắc lậu hữu lậu của xúc nhập thì thân sẽ cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, mềm, trơn. Nếu xúc ngoài là sắc lậu hữu lậu, được thân thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của xúc nhập.

Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của ý nhập?

Nếu dục lậu hữu lậu của ý nhập từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là lệ thuộc cõi Dục của ý nhập.

Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của ý nhập?

Nếu sắc lậu hữu lậu của ý nhập, thì nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, ý thức, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của ý nhập.

Hỏi: Lệ thuộc cõi Vô Sắc của ý nhập là thế nào?

Đáp: Nếu vô sắc lậu hữu lậu của ý nhập là ý giới, ý thức giới, gọi là lệ thuộc cõi Vô Sắc của ý nhập.

Hỏi: Ý nhập không lệ thuộc là gì?

Đáp: Nếu ý giới, ý thức giới vô lậu Thánh của ý nhập, gọi là ý nhập không lệ thuộc.

Hỏi: Lệ thuộc cõi Dục của pháp nhập là thế nào?

Đáp: Nếu dục lậu hữu lậu của pháp nhập, thì thọ, tưởng, tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có ngu si. Thuận với tín, hối, không hối, tâm vui vẻ, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là lệ thuộc cõi Dục của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của pháp nhập?

Đáp: Nếu sắc lậu, hữu lậu của pháp nhập, thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có ngu si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, tâm niệm, định, xả, nghi, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, thân, miệng giới hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, đây gọi là lệ thuộc cõi Sắc của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Vô sắc của pháp nhập?

Đáp: Nếu vô sắc lậu, hữu lậu của pháp nhập, thì, thọ tưởng, tư, xúc, tư duy, kiến, huệ, giải thoát, không có si, thuận với tâm tín, tâm tinh tiến, trừ tín, dục, không buông lung, tâm niệm định, xả, nghi, sử, phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết. Giới của thân, miệng hữu lậu, không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là lệ thuộc cõi Vô sắc của pháp nhập.

Hỏi: Pháp nhập không lệ thuộc là gì?

Đáp: Nếu vô lậu, vô vi của bậc Thánh pháp nhập thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, trừ tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, được quả định Diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, chín vô vi, đó gọi là pháp nhập không lệ thuộc.

Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại, bao nhiêu không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?

Đáp: Mười một nhập gồm ba phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Một nhập gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc không phải quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Thế nào là mười một nhập gồm ba phần hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Từ nhãn nhập cho đến xúc nhập, đó là mười một nhập gồm ba phần hoặc quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.

Hỏi: Thế nào gọi là một nhập gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại?

Đáp: Pháp nhập là một nhập gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.

Hỏi: Thế nào là quá khứ của nhãn nhập?

Đáp: Nếu nhãn nhập sinh, rồi diệt, nhãn nhập, đó gọi là quá khứ của nhãn nhập.

Vị lai của nhãn nhập là thế nào?

Đáp: Nếu nhãn nhập chưa sinh chưa xuất, đó gọi là vị lai của nhãn nhập.

Hỏi: Thế nào là hiện tại của nhãn nhập?

Đáp: Nếu nhãn nhập sinh chưa diệt nhãn nhập, đó gọi là hiện tại của nhãn nhập, cho đến xúc nhập cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là quá khứ của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập đã sinh rồi diệt, thọ, tưởng cho đến chánh thân trừ, đó gọi là quá khứ của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là vị lai của pháp nhập?

Đáp: Nếu pháp nhập vị lai, chưa sinh, chưa xuất từ, thọ, tưởng cho đến chánh thân trừ, gọi là vị lai của pháp nhập.

Hiện tại của pháp nhập là gì?

Đáp: Nếu pháp nhập sinh, chưa diệt, từ thọ, tưởng, cho đến chánh thân trừ, đó gọi là hiện tại của pháp nhập.

Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại?

Đáp: Nếu pháp nhập vô vi, trí duyên tận, cho đến trí Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, gọi là pháp nhập chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.