Luận về Tam Di Để Bộ
– Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập bộ toàn. Từ trang 462 đến trang 473.
Không rõ tên người dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Đời nhà Tần sao lục lại.
– Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch luận nầy từ chữ Hán sang tiếng Việt nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Đinh Hợi (2007) Phật lịch 2551. Bắt đầu dịch ngày 7 tháng 6 năm 2007, nhằm ngày 22 tháng 4 năm Đinh Hợi.

 

QUYỂN THƯỢNG

Quy mạng đấng Nhứt Thiết Trí. Con từ lời nói nầy như thế với người lúc lâm chung, thành tâm vô ký. Kẻ nầy lấy nghiệp gì để vãng sanh ?

Đáp rằng: Hữu nghiệp ký tâm hoặc, thì nghiệp sanh vào đường ác. Vô hoặc ký tâm, thành bạch nghiệp và sanh vào đường lành. Thể tánh ký tâm lấy đây mà tùy hành. Dùng tâm vô ký để khởi lên vô ký nghiệp. Vì nghiệp đã tạo, nên cứ như thế mà vãng sanh. Cho nên việc làm không ngăn cách. Hoặc mắt; hoặc sự buồn tức; hoặc chết vô tâm thì hành ấy tạo nên nghiệp để vãng sanh. Đây là phần lời nói thứ hai để làm rõ chỗ tương ưng. Lời nói phần thứ ba rõ ràng chẳng mất. Nghiệp kia do tự tạo mà thành nghiệp.

Tự tạo nghĩa là sao ?

Đáp: Ấy nghĩa là thọ vậy.

Tự nghiệp nghĩa là gì ?

Đáp: Nghĩa là tương phần. Vì sao mà chẳng vãng sanh về kia vậy? Sự sanh nầy nghĩa là gì? Phương tiện nào? Đây là hành xứ. Vì sao vậy? Do kia vậy. Đây chẳng diệt. Vì sao vậy? Vì thọ vậy. Đây là sự hiển thị vậy. Đời nầy tạo nghiệp chẳng mất đi. Do báo của nghiệp mà thọ sanh tứ xứ. Ở cõi dục nầy chết, sanh vào cõi hữu ở dục giới, qua lại giữa hữu xứ và thọ trung gian hữu. Như thế, hoặc dục giới xứ, hoặc sắc giới xứ; đệ nhứt xứ, đệ tam xứ, có thể nói sanh ra khác đi. Như thế từ dục giới trung gian hữu rồi thọ dục giới trung gian hữu. Từ dục giới trung gian hữu ấy thọ vào sắc giới trung gian hữu, như điều nầy vậy.

Chết ở cõi dục sẽ thọ sanh vào cõi hữu trung gian. Như thế, đây là đệ tam xứ. Từ nơi sắc giới, cũng có trung gian nơi sắc giới để thọ sanh như thế. Và chúng ta khi chết cũng thọ trung gian như vậy. Đức Thế Tôn nói với các vị Thanh Văn như thế nào về việc từ trung gian hữu thọ vào trung gian hữu? – Chẳng giống như phàm phu. Vì sao lại như vậy? – Tu Đà Hoàn từ đây thọ bảy lần sanh, bảy lần tử vào trung gian hữu ở cõi trời. Ở nơi ấy và làm cho chứng được quả Tư Đà Hàm. Kẻ nầy từ cõi Thiên trung gian hữu, thọ vào cõi người trung gian hữu. Sống ở đây và chứng được yểm ly dục giới. Kẻ nầy từ cõi người trung gian hữu, thọ sanh vào sắc giới trung gian hữu. Kẻ nầy trụ ở đây, trung gian là cõi Niết Bàn phải hướng đến. Từ nơi kia nhập vào trung gian hữu. Ở nơi đó mà thành Bát Niết Bàn. Như vậy Thanh Văn qua 4 trung gian hữu. Cũng có những nhà lập thuyết qua khỏi Tư Đà Hàm rồi thì từ Tư Đà Hàm nầy là người trung gian hữu xứ, cho đến một khoảng địa xứ. Qua khỏi trung gian hữu cõi người như vậy. Như thế từ cõi dục ở Trời, thọ vào cõi dục ở Trời. Nên rõ biết như vậy. Có người rời khỏi ngũ ấm sanh vào hữu xứ. Thọ ngũ ấm trung gian hữu xứ. Như thế tất cả ta nay từ lời nói nầy bây giờ sẽ đề cập đến. Vì sao có ngã và xả ngã. Có đây thọ kia thì việc làm ấy hỏi rằng chỗ nghi là gì?

Đáp rằng: Thấy ý trước của Sư có chỗ sai khác nên sanh nghi. Cũng phải nói rằng thật không có ngã. Chỉ có ấm xứ chính là ta. Vì sao vậy? – Khi chỗ đã khởi rồi, nên Thế Tôn bảo Ca Chiên Diên rằng từ khổ sanh ra, rồi từ khổ diệt đi. Kia thường thấy khổ khởi lên rồi; nên rõ thấy các phái ấy thấy rằng không có ngã như thế.

Lại nữa – Thế nào nói là vô ngã ?

Đáp: Không nói điều nầy. Thế Tôn lại nói với Tiên Ni Phạm Chí rằng, như chỗ thấy biết của Thầy ấy về pháp đế; nên thật nói vô ngã. Thế Tôn nói: Như vậy kẻ thấy đó gọi là Thầy. Đây gọi là Đa Đà A Ca Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà (Tathagata = Như Lai). Cho nên ta nói các bộ phái kia thấy đó nói là không. Cho nên nói vô ngã là hư vậy.

Lại nữa – Nói vô ngã nghĩa như thế nào ?

Đáp: Tự thấy nơi thân nầy vậy. Đức Thế Tôn nói: Vì không thấy, không nghe biết nên phàm phu thấy sắc như là ngã và ngã ấy chính là sắc. Sắc ấy ở trong ngã. Ngã ấy ở trong sắc. Như vậy 4 loại 4 ấm đều như thế. Nếu có ngã thì không nên tự bỏ. Thân nầy thấy ngũ ấm là thể nầy. Giống như có người tự xả thân nầy lấy thân của Đề Bà Đạt Đa và cho là thân nầy. Thân nầy chính là thân Đề Bà Đạt Đa. Trong thân nầy có Đề Bà Đạt Đa và Đề Bà Đạt Đa có trong thân nầy. Nếu xả bỏ nhãn căn đi, chấp vào mắt của Đề Bà Đạt Đa để thấy thì thấy ngà voi đó chính là cái thấy biết nầy mà cũng chẳng phải là thấy cái nầy. Cho nên nói rằng vô ngã là như thế.

Lại nữa – Nói nghĩa như thế nào là vô ngã ?

Đáp: Ngã và ngã sở chẳng thể có vậy.

Đức Thế Tôn dạy các Thầy Tỳ Kheo rằng: Nếu thật có ngã tức là có ngã sở (những gì thuộc về ngã). Nếu có ngã sở tức là có ngã. Ngã và ngã sở thật ra chẳng thực có. Cho nên nói là vô ngã, mà điều nầy các bộ phái khác thấy ngã, ngã sở chẳng thể có được, cho nên nói vô ngã là như thế.

Lại nữa – Vì sao nói là vô ngã ?

Đáp: Chẳng thật có vậy.

Như Phú Lâu Na nói với các Tỳ Kheo Trưởng Lão rằng: Chỗ Phật thuyết pháp thật là khó lường, chẳng có vật nào là có ngã cả.

Phật tự nói: Nếu ngã có như thế thì các Trưởng Lão có ngã. Nên biết rằng lời nói nầy chẳng thể lường sâu cạn như thế. Chẳng phải là thật có và biết các bộ phái khác thây không phải là nghĩa thật vậy. Cho nên nói vô ngã là như thế.

Lại nữa – Các bộ phái khác nói: Chẳng được nói có ngã, chẳng thể nói vô ngã. Vì sao vậy ?

Đáp: Ngã tướng chẳng thể nói vậy. Nếu có ngã thì có thể nói. Như hành, hành tướng có thể nói. Như vô vi, vô vi tướng có thể nói. Như thế ngã và ngã tướng có thể nói.

Các bộ phái khác thấy ngã tướng chẳng thể nói vậy. Cho nên hữu ngã, vô ngã chẳng thể nói là như thế.

Lại nữa – Vì sao mà hữu ngã, vô ngã chẳng thể nói

Đáp: Hỏi ngay vấn đề vậy. Vì sao thế? Hỏi ấy có 4 loại. Một là hỏi thẳng. Hai là trước hỏi vặn sau đó mới ghi nhận. Ba là hỏi ngược lại rồi nhớ. Bốn là hỏi thẳng chẳng cần ghi nhớ. Bây giờ hỏi về ngã chẳng cần ghi nhớ, cho nên chẳng thể nói có ngã và cũng chẳng thể nói vô ngã là như thế.

Lại nữa –  Vì sao có ngã, vô ngã chẳng thể nói ?

Đáp: Đinh, dị hợp. Nếu có ngã, liền có thể nói. Vì hành vi nầy khác với hành vi kia. Vì đây là vô vi; nên khác với vô vi. Hai loại nầy tức nói là bất định. Cho nên chẳng thể nói có ngã và cũng chẳng thể nói vô ngã là như thế.

Lại nữa – Vì sao có ngã, vô ngã chẳng thể nói ?

Đáp: Do thường và vô thường hợp lại vậy; nên co 1thể nói là hữu ngã. Đó là thường; đó là vô thường. Hai loại nầy nói rằng tất yếu có định mà bất định. Cho nên chẳng thể nói rằng có ngã; chẳng thể nói vô ngã là thế.

Lại nữa – Vì sao hữu ngã, vô ngã chẳng thể nói ?

Đáp: Lấy hữu vô mà nương vào vậy.

Phật bảo Ca Chiên Diên rằng: Thế gian nương vào hai loại; lại nương vào có và lại nương vào không. Do chỗ cố chấp mà chấp có chấp không. Cho nên có ngã và vô ngã chẳng thể nói được là như thế.

Các bộ phái khác lại nói có thật hữu ngã. Vì sao vậy ?

Vì bị trói buộc vào ngôn ngữ vậy.

Phật dạy rằng: Do có sắc (hình tướng) đến đau đớn và tưởng, hành, thức trói buộc. Từ đời nầy kéo qua đời kia. Các bộ phái ấy thấy sự trói buộc ấy cho nên nói là có ngã như thế.

Lại nữa – Vì sao lại có ngã ?

Đáp:  Vì chánh kiến vậy.

Phật bảo: Vì có người thấy sự sanh biến hóa; nên cho đó là thấy đúng.

Những bộ phái kia thấy là thấy đúng vậy. Cho nên nói có ngã là như thế.

Lại nữa – Vì sao lại có ngã ?

Đáp: Phật bảo là do bốn niệm vậy.

Phật nói: Quán thấy thân thọ tâm pháp. Nếu vô ngã thì không thể thấy bốn pháp. Các bộ phái kia thấy và Phật nói là tứ niệm. Cho nên có ngã là như thế.

Lại nữa – Vì sao lại có ngã ?

Đáp: Phật bảo: Do Thanh Văn vậy.

Phật bảo: Có người làm việc tự đốt thân mình và khuyên người tự đốt. Đó chính là việc nầy mà Phật bảo lại có người như thế. Nếu không có người thì tự nó không có thiêu đốt, lại cũng chẳng có kia có thể thiêu đốt được. Những bộ phái kia thấy thế và Phật bảo kẻ kia thấy chính đây là có ngã như vậy.

Lại nữa –  Các bộ phái khác sao lại nói có ngã ?

Đáp: Một người ra đời nhiều người được sanh ra an lạc vậy.

Phật bảo: Nầy các Tỳ Kheo! Tất cả công đức mà con người sanh tại thế gian, nhiều người được an lạc. Nếu không có con người thì ai sanh ra công đức ?

Do vậy các bộ phái ấy thấy một người snah ra; nên nói là hữu ngã là như vậy.

Các bộ phái khác lại nói ngũ ấm chính là người, chính là ngã.

Hỏi rằng:  Vì sao vậy ?

Đáp: Nói về giới môn.

Phật bảo: Nầy các Tỳ Kheo! 6 cõi, 6 xúc chính là người và các bộ phái khác thấy Phật nói sáu cửa ngõ của 6 cõi và 6 xúc ấy là người. Cho nên cho đó là người.

Lại nữa – Vì sao là người nầy mà không phải người khác ?

Đáp: Phật nói ở nước kia có người nữ tối thượng và kinh điển.

Phật bảo: Chỗ ta nói ấy là người nữ tối thượng. Người ấy trắng, đen, xanh, lành lặn, vuông, dài, ngắn, lưng nhỏ, mập. Tức người nầy chẳng phải là người khác là như vậy.

Lại nữa Phật bảo các vị Tỳ Kheo rằng: Có người thấy một vị Tỳ Kheo có thể ghét vì thấp, lại ghẻ lở và chân bị vẹo như vậy.

Phật lại nói: Theo thiên nhãn ta thấy chúng sanh thật dễ thương mà cũng dễ ghét là như thế.

Lại nói con người ở địa ngục kia bị thiêu như đốt cỏ. Địa ngục thiêu người lại cũng như thế.

Như trước kia đã nói về người nữ tối thượng và thấy vị Tỳ Kheo dễ ghét và Phật thấy chúng sanh dễ thương cũng đồng thời dễ ghét; cho đến trong địa ngục thiêu đốt con người như đốt củi v.v… Đó chính là ngũ ấm và chính là con người, lại chẳng phải là người khác. Cho nên các bộ phái thấy thế và Phật nói ấm ấy chính là người. Đây chính là con người, là như vậy.

Các bộ phái lại nói con người khác với ngũ ấm. Vì sao vậy ?

Đáp: Như người vác đồ nặng vậy.

Phật bảo: Đồ nặng ấy chính là ngũ ấm. Kẻ vác kia chính là con người, là như vậy. Do đó nên người nầy cùng với mỗi ấm và chính người nầy cùng với ấm khác nhau là như vậy.

Lại nữa – Vì sao người nầy lại khác với ấm ?

Phật bảo rằng người nầy chấp thủ và chấp ái. Cả hai việc nầy luôn luôn làm cho con người cùng luân chuyển. Ái khác nhau ấy chính là con người, cùng với mỗi ấm là như vậy.

Lại nữa – Vì sao con người cùng với mỗi ấm ?

Đáp: Do thọ nghiệp quả. Phật nói kệ rằng:

Đời đời vui hoan hỷ

Đời khác vui vẻ hơn

Làm phước hai nơi vui

Tự thấy nghiệp nầy sạch

Đời nầy do nghiệp báo

Đời sau lại phải chịu

Ấm hoại theo nghiệp mất

Liền thọ ấm thân khác.

Các bộ phái khác thấy thọ nhận nghiệp báo nên nói người nầy cùng với mỗi ấm là như thế.

Lại nữa – Vì sao người cùng với mỗi ấm ?

Đáp: Đây do ta nói vậy.

Phật bảo: Ta đời trước làm Chuyển Luân Thánh Vương tên là Thiện Kiến, lại cũng có tên là Đại Thiên. Do đó mà bây giờ thọ thân mới và ấm trước với ta chẳng khác. Cho nên con người cùng với mỗi ấm là như vậy.

Lại nữa – Vì sao con người cùng với mỗi ấm ?

Đáp: Nói do chỗ vô ký vậy.

Phật bảo: Ấm vô thường chứ chẳng nói con người vô thường. Có lúc nói: Ấm là tướng của vô thường. Cũng có lúc nói: Ấm là tướng thường. Do vậy nên tướng thường khác với tướng vô thường. Cho nên người cùng với mỗi ấm là như thế.

Các bộ phái lại nói: Con người chính là thường. Vì sao vậy ?

Đáp: Vì không có gốc. Vì con người chẳng thể làm gì trong sanh tử được.

Như Phật đã nói: Sanh tử vốn không có gốc mà chúng sanh phải luân chuyển. Nguồn gốc của sự sanh tử thật chẳng thể rõ. Như thế cho nên nói là không có gốc.

Do con người không có gốc, lại chẳng có ngọn cho nên người nầy là thường, là như vậy.

Lại nữa – Vì sao nói con người là thường ?

Đáp: Vì có thể nhớ nghĩ đời quá khứ.

Phật bảo: Nhớ nghĩ một đời cho đến vô số kiếp được sanh ra trong quá khứ. Chỉ có ấm hoại rồi lưu chuyển sanh tử mà con người chẳng hoại.

Lại có bộ phái thấy việc nhớ lại một đời cho đến nhiều đời sống trong quá khứ, cho nên nói con người là thường, là như vậy.

Lại nữa –  Vì sao nói con người là thường

Đáp: Nói về xứ.

Phật bảo: Qua bên kia bờ rồi sống (trụ) ở đất kia thì gọi là Bà La Môn. Như thế Phật lại nói: Liền rời khỏi bờ kia lại chẳng trở lại. Cũng như thế Phật lại nói: Kẻ qua bờ kia, ở nơi kia, nhưng không bị đọa lạc, liền đến bờ kia lại không ưu não. Nếu thấy người qua được bờ kia rồi trụ ở nơi đó chẳng bị đọa lạc và không ưu não; nên nói người nầy thường.

Các bộ phái thấy Phật nói về xứ. Cho nên nói người nầy thường.

Lại nữa –  Vì sao nói người nầy thường ?

Đáp: Cho đến chẳng tạo niềm vui.

Phật lại nói kệ rằng:

Như thế thật giải thoát

Muốn qua khỏi bùn nhơ

Kẻ trí chưa lường được

Cho đến không hẳn vui.

Các bộ phái thấy Phật nói cho đến việc chẳng vui. Cho nên cho người nầy là thường. Vì người nầy cho đến không tạo niềm vui nên vô ấm. Người nầy chẳng thể biết nơi đâu. Cho nên nói người nầy thường là như thế.

Các bộ phái lại nói người nầy là vô thường

Hỏi: Vỉ sao vậy ?

Đáp: Vì có gốc gác vậy.

Phật bảo: Nầy các Tỳ Kheo! Có một người sanh ra và làm cho tất cả mọi người được an lạc như thế. Nếu có sanh, tức có gốc gác. Nếu có gốc gác, tức có ngọn ngành. Cho nên người nầy là vô thường là như vậy.

Lại nữa – Vì sao người nầy là vô thường ?

Đáp: Phật nói: Các cách nói mới vậy.

Phật bảo: Mới sanh thiên có sắc tướng tốt, đoan nghiêm uy đức. Kẻ mới nầy qua pháp vô thường, nên nói là mới. Cho nên người nầy vô thường là như thế.

Lại nữa – Vì sao người nầy lại vô thường ?

Đáp: Đã đến pháp rồi vậy.

Phật bảo: Vua Ba Tư Nặc tuy là làm vua mà do đời khác đến đây như vậy. Nếu có pháp đến, thành ra vô thường. Cho nên người nầy vô thường.

Lại nữa – Vì sao người nầy lại vô thường ?

Đáp: Vì sanh sai vậy.

Niết Bàn thường hay chẳng mất cũng chẳng sanh. Nương vào lời Phật dạy, ta thấy chúng sanh bị sanh ra. Cho nên nương vào lời Phật nói bị sanh. Cho nên người nầy vô thường.

Lại nữa – Vì sao con người lại vô thường ?

Đáp: Vì qua pháp sanh, lão, bệnh, tử vậy.

Phật bảo: Ta đã là vô số tứ bộ chúng thiện tri thức. Dùng sanh tử mà đến, chỗ ấy ta được thoát sanh tử. Sanh, lão, bệnh, tử chính là pháp vô thường. Cho nên người nầy vô thường là như vậy.

Do đây mà kinh điển lấy làm gốc. Có nói vô thật ngã là như thế. Lại cũng nói: Chẳng thể nói có ngã là như vậy. Có thuyết nói: Có ngã là như thế. Do vậy chúng ta sanh nghi. Tuy nhiên là đương thật có ngã, vì giả thuyết mà như thế. Từ đó có nói ngũ ấm là ngã. Có thuyết nói ngã khác với ngũ ấm. Có thuyết nói thường, có thuyết nói vô thường là như vậy. Do vậy chúng ta sanh nghi.

Hỏi rằng: Vì sao con người bỏ cái có nầy lại thọ cái có khác ?

Đáp: Như ý của kinh thì lực giáo hóa có thể rõ biết ngũ thạnh ấm. Thành người ấy là người thật có ngũ thạnh ấm. Thành người là người thật; nên chẳng thể nói người thường hay vô thường là như vậy.

Lại hỏi: Như chương trước có nói vô ngã làm đầu, mỗi chỗ chấp trước làm sao giải thích và làm cho được giải thoát ?

Đáp: Như trước đã nói: Nếu đã khởi rồi – vô ngã là như thế.

Chúng ta bây giờ lại nói: Khổ chính là khổ sanh diệt, ấy là tánh khổ.

Phật vì muốn hiển thị tánh nầy nên bảo Ca Chien Diên rằng: Khổ sanh sanh và khổ diệt diệt. Tướng sanh diệt của ngã khó thể nói. Cho nên Phật nói như vậy.

Lại nữa như trước đã nói: Chẳng nói nên vô ngã là như vậy.

Chúng ta bây giờ nói: Tướng chúng ta là từ lòng tin.

Như Phật vì ngoại đạo nói: Tuy có ngã, đây chính là giả danh chứ ngã chẳng thật để nói ngã, vì nương vào chỗ lậu ấm.

Phật thấy pháp đến đi; nên nói là ngã chứ thật ra chẳng có thật ngã.

Như Phật nói nương vào hành nên thọ cho nên có tên. Do vậy Phật bảo: Gọi tên ngã là như thế.

Lại nữa như trước đã nói: Tự thấy thân nầy nên nói rằng vô ngã như thế.

Chúng ta bây giờ nói rằng vô minh là chỗ che khuất? Ngũ ấm vô ngã, nghĩa ấy lấy làm ngã.

Như hài nhi mới sanh không rõ biết. Chỉ thấy người mẹ thì nói người mẹ nầy. Còn ngũ ấm thì vô ngã. Nghĩa là ngã lại cũng như vậy là thế. Cho nên Phật nói là như vậy.

Lại như trước đã nói và chúng ta bây giờ nói rằng: Nương vào lời Phật để biết, chẳng có cái ngã tự tại hay ngã sở là thật có và chẳng thể được là như vậy.

Vì chỗ kia tạo ra, chẳng gọi là tự tạo. Nếu tự tạo, chẳng gọi là ta tạo ra kia. Cho nên cắt lìa tự, tha; nên ngã chẳng đoạn là thế.

Lại nữa như trước đã nói: Chẳng thật có, nên nói là vô ngã là như vậy.

Bây giờ chúng ta nói: Chẳng thật có.

Chẳng thật cùng với vô pháp cộng lại thành không, mà nói có thì lời nầy khó tin. Cho nên đoạn chẳng nói có, chẳng đoạn ngã là như vậy.

Như các bộ phái khác nói ở trước: Tướng ấy chẳng thể nói vậy. Chẳng thể nói là có ngã hay vô ngã là như vậy.

Bây giờ chúng ta nói rằng: Ngã là tướng thường, tướng vô thường cũng chẳng thể nói được. Cũng có thể nói là hữu ngu.

Như Phật đã nói: Có người tự đốt thân mình cùng với tất cả.

Lại như Phật nói: Vô văn vô tri phàm phu lấy ác nghiệp làm tướng. Người thông minh thì lấy thiện nghiệp làm tướng. Cho nên các bộ phái nói rằng chẳng thể nương là như thế.

Như các bộ phái nói phía trước về hữu ngã, vô ngã đặt thẳng vấn đề nhưng chẳng rõ là như thế. Chúng ta nói rằng: Câu hỏi ấy chẳng tương ưng, cho nên thẳng thắn. Nếu tương ưng thì không thẳng thắn.

Như Phật đã dạy: Kẻ phàm phu vô trí thường chẳng lành. Kẻ thông minh thường là những người tốt. Cho nên các bộ phái nói chẳng thể nương cậy vào là như vậy.

Như các bộ phái đã nói phía trước là hữu ngã, vô ngã chẳng thể nói nhứt định hay khác đi là như vậy. Bây giờ chúng ta nói: Nếu tôi là người đã trải qua thì đó là những hành vi dị hành. Như thế nói đúng là hành vi dị hành, phải nên nói như vậy. Cho nên các bộ phái khác nói chẳng thể nương vào là như vậy.

Như trước các bộ phái đã nói: Hữu ngã vô ngã, chẳng thể nói thường hay vô thường là như thế. Bây giờ chúng ta nói: Nếu ngã ấy có, không thì trong ấy có thể nói thành đoạn kiến và thường kiến. Nếu nương vào hai việc thấy nầy thì Phật chẳng tán đồng. Nếu người chẳng nói thành ra sai, chẳng nhớ loại nào. Lời nói nầy chẳng thể. Vì sao vậy? Nếu có lời nói mà không có người thì đây gọi là tà kiến. Cho nên có con người là điều có thể nói được.

Như trong kinh nói: Nếu có lời nói mà không có người, gọi đây là tà kiến. Nếu lời nói có người, gọi đây là ngã kiến. Nếu nói là hữu thì đây là thường, vô thường. Nếu như người nầy làm, hoặc thường, vô thường thì cũng có và có người ấy, việc làm nầy vô thường, vô vi, thường và người nầy chẳng phải như vậy. Cùng với cái có; nhưng chẳng cùng với thường, vô thường; nên rõ biết như vậy.

Như các bộ phái đã nói phía trước về hữu ngã, vô ngã chẳng thể nói được; trong đó nương tựa vào có, không là như vậy. Bây giờ chúng ta nói: Nếu cả hai cùng vô ngã thì Phật đã chẳng nói về sự nương tựa. Do vậy Phật nói có sự nương tựa. Cho nên hữu ngã là điều có thể nói, là như thế.

Như các bộ phái đã chẳng nói phía trước là nói ngã ấy ràng buộc như thế. Bây giờ ta nói: Chẳng có người nào có thể trói buộc mà có sự trói buộc. Như vua bị giam trong ngục. Tuy không có người mà có cột có nối lại. Như có dây nối kết lại. Không co dây thì không có sự trói buộc.

Như vậy vô ngã mà nói là có sự trói buộc. Như thế các bộ phái như trước đã nói: Có ngã là chánh kiến vậy. Bây giờ chúng ta lại nói: Nương vào hữu lậu ấm, Phật nói có người và dùng cái thấy của người nầy nên nói có người là vậy. Đây gọi là chánh kiến, là như thế.

Như các bộ phái đã nói phía trước là hữu ngã. Phật nói có tứ niệm, là như thế. Bây giờ chúng ta nói: Phật dạy Ca Chiên Diên! Chỉ có cái tâm nầy mà muốn hiển thân để thọ tâm pháp. Nói chỉ có tâm nầy là thành các pháp liền không khác là như vậy.

Như trước các bộ phái đã nói là hữu ngã và Phật đã dạy cho các vị Thanh Văn như vậy. Bây giờ chúng ta lại nói: Thanh Văn nói nơi chốn. Nương vào pháp Thanh Văn để nói về việc nầy liền chẳng khác. Giống như các bộ phái đã nói phía trước về hữu ngã và đã nói như vậy; nên bây giờ chúng ta nói: Phật bảo con người là giả danh. Cho nên với việc nầy là vô ngã. Nếu thật vô ngã thì chẳng có việc sát sanh và kẻ sát hại. Lại chẳng có chỗ giết; lại cũng chẳng có việc ăn cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu, lại cũng như vậy.

Đây chính là vô ngã và nếu là vô ngã thì ngũ nghịch lại cũng không dính mắc. Các căn chẳng khởi thiện, ác và chẳng có ai bị trói buộc. Chẳng có ai cởi sự buộc ràng, lại cũng chẳng có chỗ bị buộc ràng. Lại chẳng có kẻ làm, lại không có nghiệp, cũng chẳng có quả báo. Nếu nghiệp không có thì quả báo cũng chẳng có. Nếu nghiệp quả báo không, thì lại không có sanh tử. Trong khi đó chúng sanh dùng nghiệp quả báo để luân chuyển trong sanh tử. Nếu không có sanh tử thì nguyên nhân của sự sanh tử lại cũng chẳng có. Nếu đã chẳng có nhơn thì sự diệt cũng không có. Nếu nguyên nhơn của sự diệt không có thì các cõi lại chẳng có. Như thế Tứ Đế lại cũng không. Nếu Tứ Đế không thì cũng chẳng có Phật để nói Tứ Đế. Nếu không có Phật thì đã chẳng có Tăng. Như vậy con người cũng không và Tam Bảo Tứ Đế lại cũng không. Như vậy tất cả các thuyết cũng chẳng thể lập. Do vậy mà nếu không có con người thì chẳng thành cái gì cả và cái sau đó cũng không sanh. Nếu có người, có ngã thì việc nói trên không sai. Như Phật nói trong kinh phải nên rõ biết đúng như thế. Do vậy mà thật có ngã. Như các bộ phái nói phía trước: Ngũ ấm chính là con người, là cửa ngõ, cảnh giới của ngã là như thế. Chúng ta bây giờ nói:

Nếu con người mất đi ngã khác – thì kinh điển chẳng hiển bày. Có ngã là ấm, là ngã và ngã ấy là ấm. Nếu ấm là ngã thì chẳng thể nói ngã và chẳng thể nói như thế. Nếu ngã là ấm thì ngã có thể nói mà ấm chẳng thể nói. Lại có thể cả hai có thể nói chẳng phải là ngũ ấm. Ngã ấy là như thế.

Như các bộ phái đã nói phía trước là con người khác với ngũ ấm như việc vác nặng và người vác nặng là như thế. Bây giờ chúng ta nói: Nương vào việc vác ấy nên nói là có vác. Nếu ngã mà khác ấm thì lúc hoại, lúc khởi lên, ngã lại cũng khởi và lại cũng diệt. Như nghiền thân nầy ra từng phần, ngã ấy lại cũng từng phần. Như thế mỗi phần sẽ thành nhiều phần. Mỗi phần và nhiều phần hoại đi thành một. Tùy theo thân còn thì mệnh ấy lại tùy theo đó mà tồn tại. Mệnh ấy tồn tại thì thân lại cũng tồn tại cho nên ấm ấy tức là ngã. Điều nầy có thể rõ là như thế.

Như các bộ phái khác đã nói phía trước là con người khác với ấm, thủ, ái là những việc khác nhau như thế. Bây giờ chúng ta nói:

Nếu có người chánh kiến, không nghi. Như người có ái bị ràng buộc rồi luân chuyển trong sanh tử. Phật vì muốn hiển thị; nên Phật nói người có thủ, ái. Trong hai việc nầy, nơi xa xăm sanh tử nếu ái đoạn thì chẳng bị luân chuyển nữa. Cho nên nói là ngã chẳng khác gì ấm là như thế.

Như các bộ phái đã nói ở phía trước: Người và mỗi mỗi ấm là do quả của nghiệp ái vậy. Bây giờ chúng ta nói:

Nương vào hữu lậu mà sanh tử. Sanh lần nầy hay lần khác đều thọ quả báo nầy. Cho nên người và ấm chẳng riêng lẻ.

Lại nữa các bộ phái như đã nói trước: Người và ấm mỗi mỗi khác nhau. Cho nên ta nói như thế. Bây giờ ta lại nói:

Nương vào nơi ấy để nói và Phật dạy: Ta lúc trong quá khứ vô số kiếp A Tăng Kỳ đã từng là Đảnh Sanh Vương. Cho nên người và ấm chẳng phải mỗi mỗi khác là như thế.

Lại nữa như những bộ phái khác nói phía trước rằng con người và ấm mỗi mỗi khác, chẳng thể rõ biết là như vậy. Chúng ta bây giờ nói:

Ấm, ngã, khác chẳng khác, chẳng thể nói. Cho nên pháp tướng lấy thường, vô thường làm đầu chẳng thể nói được và ta lại cũng chẳng thể nói.

Nếu ngã khác với ấm thì Phật bảo: Ngã khác với thân, khác với Phật và chỗ chẳng nhớ biết. Nơi kinh sách thì chẳng rõ. Nếu ngã khác với ấm thì đều có thể tồn tại trong ấm, lại cũng có thể là biến ra tất cả nơi. Nếu ở trong ấm thì khi nghiền thân nầy ra và lúc nghiền thân ấy có thể thấy ngã được; giống như con muỗi ở trong trái Ưu Đàm Ba La, bẻ trái Ưu Đàm Ba La ra thì có thể thấy con muỗi. Nếu ngã ở trong ấm thì cũng lại như thế. Nếu ngã khác với thân nầy và làm cho thân chạm nóng thì ngã chẳng thể rõ biết. Lại nữa khi mắt mờ thì thấy vật thành hai. Như vậy khi các căn hoại thì thanh, hương, vị, xúc v.v… lại cũng rõ biết là như thế.

Lại nữa nếu ngã khác với thân thì từ thân nầy nhập vào thân kia, khi hoại đi lại nhập vào thân khác. Như người từ phòng nầy đi vào phòng kia rồi trở lui lại phòng nầy. Ngã khác với đó, phải nên rõ.

Lại nữa ngã khác với ấm. Ngã chẳng phải là xứ xứ thọ sanh. Nếu xứ xứ thọ sanh thì trong một niệm sẽ biến xứ thọ sanh. Cho nên chẳng thường ở tại nơi thân vậy, rất khó được giải thoát. Nếu xứ xứ hành, chẳng thể tạo nghiệp. Nếu không có nghiệp quả thì lại chẳng có cộng nghiệp, lại chẳng buộc mở, lại chẳng hành thiền, liền được giải thoát. Như thế đều chẳng thể. Cho nên người khác thân là có thể nói rõ như vậy.

Luận Tam Di Đệ Bộ

Hết quyển thượng

Pages: 1 2 3