LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 8
Phần Thứ Ba Mươi Hai
Phần 1: XỨ CỦA BỐN THÁNH ĐẾ
Bốn đế là Khổ đế, Tập đế, Tận đế (Diệt đế), Đạo đế.
Hỏi: Bốn đế có tánh gì?
Đáp: A-tỳ-đàm nói: Năm thạnh ấm là Khổ đế, nhân của hữu lậu là Tập đế, sác duyên diệt là Tận đế, pháp học, vô học là Đạo đế.
Phái Thí dụ Giả nói: Danh và sắc là Khổ đế, hành và kiết là Tập đế, hành và kiết diệt là Tận đế, chỉ và quán là Đạo đế.
Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Tướng của tám khổ là khổ là Khổ đế. Các khổ khác dù khổ, nhưng chẳng phải Khổ đế. Ái, hữu của vị lai là tập, là Tập đế, Ái khác và pháp hữu lậu khác, dù là tập, như chẳng phải tập đế. Ái, hữu của vị lai diệt là tận, là Tận đế. Ái khác và các pháp hữu lậu khác dù diệt, dù tận, nhưng chẳng phải Tận đế. Học tám thứ đạo là đạo, là Đạo đế. Pháp học khác và tất cả pháp vô học tuy là đạo, nhưng chẳng phải Đạo đế.
Hỏi: Như ông nói thì A-la-hán lẽ ra không thành tựu hai đế: Tập đế và Đạo đế. Không thành tựu Tập đế, nghĩa là hữu, ái ở vị lai kia là Tập đế. Khi A-la-hán dứt bỏ dục, thì hữu, ái ở vị lai sẽ hết.
Không thành tựu Đạo đế, nghĩa là A-la-hán kia học tám thứ đạo, là Đạo đế. Khi A-la-hán đã đắc quả, thì sẽ xã học tám thứ đạo.
Tôn giả Cù-Sa nói: Ấm của mình, ấm của người, số chúng sinh, số phi chúng sinh, tất cả khổ ấy, là khổ, là Khổ đế. Chỉ khi quán thì quán ấm mình, không quán ấm người và số chúng sinh, số phi chúng sinh.
Hỏi: Vì sao nên như thế?
Đáp: Vì kia quán ấm là khổ. Ở đây, ấm của người khác, số chúng sinh, số phi chúng sinh không thể sinh khổ, không thể khiến số chúng sinh, số phi chúng sinh ấm của người khác ấy. Đối với ấm của mình sinh ra khổ. Nếu không có ấm của mình thì ấm của kẻ khác, số chúng sinh, sở phi chúng sinh kia sẽ sinh ra khổ gì? Vì thế cho nên Tôn giả kia tạo ra trí ấy, phát sinh việc lập trong kinh về số ấm của mình sinh khởi cùng cực, ấm của người khác thì không như thế, nhân nơi ấm của mình, ấm của người sinh ra khổ. Không nhân nơi ấm của người khiến ấm của mình sinh ra khổ. Vì thế cho nên quán ấm của mình, không quán ấm của người khác. Nghĩa là, nhân của ấm mình cùng ấm của người, và số chúng sinh, số phi chúng sinh.
Tất cả tập kia là Tập đế. Song khi quán, quán nhân ấm của mình, không quán ấm của người số chúng sinh, số phi chúng sinh khác. Nghĩa là: ấm của mình hết và ấm của người khác, số chúng sinh, số phi chúng sinh khác đều hết. Tất cả ấm kia đều hết là Tận đế. Song khi quán thì quán ấm của mình hết, không quán ấm của người, số chúng sinh, số phi chúng sinh khác hết. Tức là đạo của ấm mình và đạo của ấm khác và số chúng sinh, số phi chúng sinh khác, tất cả thứ ấy là đạo, là Đạo đế. Song khi quán thì quán đạo của ấm mình, không quán ấm người, và số chúng sinh, số phi chúng sinh khác.
Nói như thế, nghĩa là ấm mình, ấm người và số chúng sinh, số phi chúng sinh khác tất cả ấm kia đều là khổ, là Khổ đế, khi quán cũng là quán hết.
Hỏi: Như khi kia quán, quán về khổ thì ấm của người và số chúng sinh, số phi chúng sinh kia, không sinh ra khổ thì sẽ quán gì?
Đáp: Dù không sinh ra khổ nhưng vì tất cả hữu kia vô trí muốn sinh trí, có nghi ngờ thì muốn sinh quyết định, bị chê bai thì muốn sinh niềm tin.
Lại nữa, đâu thể cho ấm của kẻ khác với số chúng sinh, số phi chúng sinh không sinh ra khổ của ta. Nếu người dùng tay, chân đánh ta, ta há không sinh khổ chăng? Như thế, nếu ở trên cao, hoặc gỗ, hoặc đá rớt xuống trúng thân ta, thì ta há không sinh khổ chăng? Do đó nên nói ấm của mình và ấm của người và số chúng sinh, số phi chúng sinh khác tất cả ấm đó đều là khổ. Khi quán khổ đế này, vì đều quán hết về tướng khổ, nên nói là nhân của ấm mình và ấm người, nhân của số chúng sinh, số phi chúng sinh, tất cả là tập, là Tập đế, khi quán đều quán đủ gốc, ngọn, nghĩa là ấm mình dứt và ấm và số chúng sinh, số phi chúng sinh khác đều hết. Tất cả ấm kia đều hết, là Tận đế (Diệt đế). Khi quán tận, vì quán về tướng chỉ nên gọi là đạo của ấm mình và đạo của ấm người cùng số chúng sinh, số phi chúng sinh khác. Tất cả đạo kia là đạo, là Đạo đế, khi quán thì quán đầy đủ về xuất. Đây là tánh của các đế, đã gieo trồng nên tất cả tự nhiên.
Đã nói về tánh của các đế, nay sẽ nói về hành:
Hỏi: Vì sao nói đế? Đế có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa thật là nghĩa của đế. Nghĩa xét nét, nghĩa như, nghĩa không điên đảo, nghĩa không luống dối là nghĩa của đế.
Hỏi: Nếu nghĩa thật là nghĩa của đế thì hư không chẳng phải số duyên tận cùng, cũng là xét nét, cũng là như, vì sao hư không kia chẳng lập đế?
Đáp: Vì pháp như ung nhọt, nhân của ung nhọt, năng lìa ung nhọt.
Ung nhọt là khổ đế. Nhân của ung nhọt là tập đế, lìa ung nhọt là tận đế, chủ thể lìa ung nhọt là đạo đế. Nghĩa thật kia được lập là đế. Còn hư không kia chẳng phải số duyên tận cùng, chẳng phải ung nhọt, chẳng phải nhân của ung nhọt, chẳng phải lìa ung nhọt, chẳng phải năng lìa ung nhọt, cho nên, hư không kia không được lập làm đế.
Hoặc nói: Pháp như sự đâm chích, nhân của đâm chích, lìa đâm chích, năng lìa đâm chích. Đâm chích là khổ đế, nhân của đâm chích là tập đế, lìa sự đâm chích là tận đế, năng lìa đâm chích là đạo đế, nên pháp kia được lập đế. Còn hư không kia vì không phải số duyên tận cùng không phải là sự đâm chích, không phải nhân của đâm chích, chẳng phải sự đâm chích, chẳng phải năng lìa sự đâm chích. Cho nên, hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Pháp như bệnh, nhân của bệnh, lìa bệnh, năng lìa bệnh. Bệnh là khổ đế, nhân của bệnh là tập đế, lìa bệnh là tận đế, năng lìa bệnh là đạo đế, nên pháp ấy được lập làm đế. Còn hư không chẳng phải là số duyên tận cùng, chẳng phải bệnh, nguyên nhân của bệnh, chẳng lìa bệnh, chẳng phải năng lìa bệnh. Cho nên, hư không ấy chẳng được lập làm đế.
Hoặc nói: Pháp như tai họa, nhân của tai họa, lìa tai họa, năng lìa tai họa. Tai họa là khổ đế, nguyên nhân của tai họa là tập đế, lìa tai họa là tận đế, năng lìa tai họa là đạo đế, nên pháp kia được lập đế. Còn hư không kia chẳng phải là số duyên tận, chẳng phải tai họa, chẳng phải nhân của tai họa, chẳng lìa tai họa, chẳng phải năng lìa tai họa. Cho nên, hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Pháp là khổ, nhân của khổ, lìa khổ, năng lìa khổ. Khổ là khổ đế, nhân của khổ là tập đế, lìa khổ là tận đế, năng lìa khổ là đạo đế, nên pháp kia lập đế. Còn hư không kia chẳng phải là số duyên tận, chẳng phải là khổ, chẳng phải là nhân khổ, chẳng phải lìa khổ, chẳng phải năng lìa khổ. Cho nên, hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Pháp là ấm, nhân của ấm, lìa bỏ ấm, năng lìa bỏ ấm. Ấm là khổ đế, nhân của ấm là tập đế, lìa ấm là tận đế, năng lìa ấm là đạo đế, nên pháp ấy lập đế. Còn hư không kia chẳng phải số duyên tận, chẳng phải ấm, chẳng phải là nhân của ấm, chẳng lìa ấm, chẳng phải năng lìa ấm, cho nên, hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Tức như bờ bên này, bờ bên kia, con sông, chiếc bè. Bờ bên này là khổ đế, bờ bên kia là tận đế, con sông là tập đế, chiếc bè là đạo đế, nên pháp kia được lập đế. Còn hư không kia chẳng phải số duyên tận, chẳng phải bờ bên này, chẳng phải bờ bên kia, chẳng phải con sông, chẳng phải chiếc bè. Cho nên, hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Hư không kia chẳng phải là số duyên tận, vì vô lậu nên không gồm thâu khổ đế, tập đế, vì vô ký nên không gồm thâu tận đế, vì vô vi nên không gồm thâu đạo đế.
Hoặc nói: Hư không kia chẳng phải là số duyên tận, vì thường nên chẳng phải ba đế, vì vô ký nên chẳng phải tận đế.
Hoặc nói: Hư không kia chẳng phải là số duyên tận, vì chẳng phải ấm nên chẳng phải ba đế, vì vô ký nên chẳng phải tận đế. Có chỗ nói: Hư không kia chẳng phải số duyên tận, vì chẳng phải thế gian nên chẳng phải ba đế, vì vô ký nên chẳng phải tận đế.
Hoặc nói: Pháp là duyên của xứ hoan hỷ và duyên của xứ chán lìa nên được lập đế. Còn hư không kia chẳng phải là số duyên tận, chẳng phải duyên của xứ hoan hỷ, cũng chẳng phải duyên của xứ chán lìa, nên hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Tức pháp là tà kiến và duyên của kiến vô lậu, nên được lập đế. Còn hư không kia không phải số duyên tận, không phải tà kiến, không phải là duyên của kiến vô lậu, cho nên hư không kia không lập đế.
Hoặc nói: Pháp là nhân là quả, pháp đó được lập đế, còn hư không kia chẳng phải số duyên tận, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, cho nên hư không kia không lập đế.
Hỏi: Nếu nghĩa không điên đảo là nghĩa của đế, vậy chẳng lẽ điên đảo là chỗ thâu tóm của đế là do điên đảo?
Đáp: Vì hành, vì tướng mạo, hoàn toàn dừng lại nơi điên đảo, nên nói là điên đảo. Vì điên đảo kia có xét kỹ về chủng tướng thật, như thế là thuộc về đế.
Hoặc nói: Như các pháp kia có nhân, có quả, là thuộc về đế. Như vô thường chấp là thường, khổ chấp là vui, bất tịnh chấp là tịnh, vô ngã chấp là ngã, như thế nên nói là điên đảo.
Hỏi: Nếu nghĩa không luống dối là nghĩa của đế thì không nên thuộc về hư đế. Cho nên hư dối?
Đáp: Gian xảo, lừa dối, là hoàn toàn dua nịnh, nên gọi là nói dối, còn như sự điên đảo kia, có xét kỹ về chủng tướng thật, là thuộc về đế.
Hoặc nói: Như sự điên đảo kia có nhân, có quả, là thuộc về đế, nếu không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe, không phân biệt nói phân biệt, phân biệt nói không phân biệt (gọi chung về ba căn là mũi, lưỡi, thân) không biết nói biết, biết nói không biết gọi là nói dối. Đó gọi là nghĩa thật và nghĩa của đế. Nghĩa xét nét, nghĩa như, nghĩa không điên đảo, nghĩa không luống dối là nghĩa của đế.
Hỏi: Khổ có tướng gì? Tập, tận, đạo có tướng gì?
Đáp: Tôn giả Bà-tu-mật nói: Tướng có ngặt là tướng khổ, tướng theo gốc, ngọn là tướng tập, tướng dừng dứt là tướng tận, tướng xuất ly là tướng đạo.
Lại nói: Đã chuyển biến thành là tướng khổ, tướng đang chuyển biến là tướng tập, tướng lìa hành là tướng tận, tướng năng lìa hành là tướng đạo.
Lại nói: Đã thành trôi lăn trong sinh từ là tướng khổ, tướng đang trôi lăn trong sinh tử là tướng tập, đã lìa trôi lăn trong sinh tử là tướng tận, năng lìa trôi lăng trong sinh tử là tướng đạo.
Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Các vị! Trong chốn tạo ra tướng của đế, năm ấm lẫy lừng kia như viên sắt tròn, vào ba khổ, nương tựa sự lẫn lộn, như cục sắt tròn được đặt trong lửa, khi bỏ sắt vào lửa, thì sắt đồng với màu lửa đỏ. Quán khổ, nên như thế, hành của khổ này là chỗ chuyển biến kiết là chỗ biến đổi nơi hữu, là chỗ hướng đến liên tục nơi hữu. Quán về tập đế như sự hội hợp về hữu ấy. Trong đó dấy khởi sự lìa hành của kiết, không còn có sự liên tục của hữu, nên quán về sự hội hợp nơi hữu ấy là tận đế. Tu tập về chỉ, quán, biết pháp hưng, suy có nhân được dứt hết. Sự hội hợp hữu này nên quán về đạo đế. Cho nên nói: Các vị trong nơi chốn tạo ra tướng của đế, như bài kệ Đức Thế Tôn đã nói:
Một đế, không có hai
Tức chúng sinh sinh nghi
Nan-đà quán các đế
Ta nói không Sa-môn.
Hỏi: Như bốn đế, vì sao Đức Phật nói một đế, không có hai?
Đáp: Tôn giả Ba-xà nói: Vì mỗi đế. Đức Thế Tôn nói một đế không có hai. Một đế, là khổ đế, lại không có hai khổ đế. Một đế, nghĩa là tập đế, lại không có hai tập đế. Một đế là tận đế, lại không có hai tận đế. Một đế là đạo đế, lại không có hai đạo đế. Cho nên, Đức Thế Tôn nói: Một đế, không có hai.
Hoặc nói: Một đế là tận đế, dứt nhiều chấp, giải thoát ý, dị học muốn cho có nhiều người giải thoát không có thân, vô lượng tụ tịnh của ý, tụ Vô tưởng. Đức Thế Tôn nói: Sự giải thoát của họ chẳng phải giải, chẳng phải thoát, không phải xuất ly, không phải lìa bỏ, chỉ có một giải thoát của nghĩa bậc nhất, đó là tận đế. Đây gọi là dứt trừ nhiều chấp giải thoát, nên Đức Thế Tôn nói một đế, không có hai.
Hoặc nói: Một đế là đạo đế, dứt nhiều chấp là ý của đạo. Các dị học muốn cho nhiều người có đạo, không ăn, nằm trên tro than, chắp tay theo mặt trời mặt trăng, uống khí, ăn quả, lõa thân nằm trên gai chông, mặc áo cỏ rách.
Đức Thế Tôn nói: Đây không phải là đạo là đạo ác, đạo này không nên nương tựa, không phải việc con người nên làm mà là hành vi của người ác, chỉ có một đạo của đệ nhất nghĩa gọi là đạo đế. Đây gọi là dứt trừ nhiều chấp, là ý của đạo, Đức Thế Tôn nói: Một đế, không hai. Như trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã nói: Có hai đế là đẳng đế và đệ nhất nghĩa đế.
Hỏi: Thế nào là đẳng đế, thế nào là đệ nhất nghĩa đế?
Đáp: Đẳng đế nghĩa là khổ đế, tập đế đều xếp vào trong ấy. Nghĩa là như cô gái, chàng trai, bé trai, bé gái, hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc đứng, biểu hiện những cử chỉ hành động.
Đệ nhất nghĩa đế là tận đế, đạo đế.
Lại có thuyết nói: Đẳng đế, nghĩa là ba đế. Tận đế kia cũng nói như ngôi thành hiện bày, như bờ bên kia. Đệ nhất nghĩa đế là đạo đế.
Lại có thuyết nói: Tất cả bốn đế là đẳng đế, cũng là đệ nhất nghĩa đế, đạo đế kia cũng nói như chiếc bè, quán như quả núi. Cho nên, tất cả bốn đế đều là đẳng đế cũng là đệ nhất nghĩa đế. Trong khổ đế, tập đế, bình đẳng như trước đã nói: Cô gái, chàng trai, bé trai, bé gái, hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc đứng, biểu hiện các thứ hành động.
Đệ nhất nghĩa là vô thường, khổ, không, phi ngã (vô ngã). Nhân tập có duyên trong tận đế như đã nói. Như ngôi vườn quán bờ bên kia, Đức Thế Tôn đã nói về đệ nhất nghĩa: Tận chỉ diệu ly. Đạo đế v.v… đã nói như chiếc bè, núi đá lớn, mọc lên bảy đóa hoa, thành tám thứ nước.
Đệ nhất nghĩa là đạo, chính là hướng tới nẻo xuất ly, cho nên, trong tất cả bốn đế cùng hướng tới như nhau, cũng hướng về đệ nhất nghĩa.
Hỏi: Nếu trong tất cả bốn đế cùng khởi như nhau, cũng khởi đệ nhất nghĩa thì sự cùng khởi như nhau ấy lẽ ra phải có đệ nhất nghĩa của mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, lẽ ra cũng phải có mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, vậy đẳng đế và đệ nhất nghĩa đế kia có gì khác nhau?
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Đẳng đế là tên gọi các pháp, đệ nhất nghĩa đế là tánh các pháp.
Lại nói: Đẳng đế là số lượng, của tục đế đệ nhất nghĩa đế là số của Hiền Thánh. Đẳng đế, đệ nhất nghĩa đế, là sự khác nhau.
Hỏi: Đẳng đế kia đối với đệ nhất nghĩa là đệ nhất nghĩa hay không phải? Nếu đẳng đế đối với đệ nhất nghĩa là đệ nhất nghĩa, thì lẽ ra chỉ có một đế là đệ nhất nghĩa đế, không có hai đế? Nếu đẳng đế đối với đệ nhất nghĩa không phải là đệ nhất nghĩa, thì lẽ ra cũng chỉ có một đế là đệ nhất nghĩa đế, không có hai đế. Đã soạn phần luận này xong:
Đáp: Có đẳng đế ấy đối với đệ nhất nghĩa là đệ nhất nghĩa. Nếu đẳng đế đối với nhất nghĩa chẳng phải là đệ nhất nghĩa thì Đức Như lai nói cả hai chẳng phải chân thật? Nếu Như lai nói cả hai là chân thật thì có thể biết đẳng đế đối với đệ nhất nghĩa là đệ nhất nghĩa.
Hỏi: Nếu đẳng đế đối với đệ nhất nghĩa là đệ nhất nghĩa thì lẽ ra chỉ có một đế là đệ nhất nghĩa đế, không có hai đế chăng?
Đáp: Là một đế tức đệ nhất nghĩa đế.
Hỏi: Nếu là một đế là đệ nhất nghĩa đế, thì sao Đức Như lai nói hai đế?
Đáp: Vì nhân nơi sự, nên Đức Như lai nói hai đế. Nếu sự là đẳng đế thì sự này không phải đệ nhất nghĩa đế. Nếu sự là đệ nhất nghĩa đế thì sự này không phải đẳng đế. Như một thọ nói bốn duyên: Nhân duyên, Duyên thứ đệ, Duyên tăng thượng và Duyên sở duyên. Sự kia dù một thọ nói bốn duyên, song nhân duyên của sự không phải là sự ấy, cho đến duyên tăng thượng, nếu duyên tăng thượng của sự không phải sự ấy, cho đến nhân duyên, như thế thì một thọ nói sáu nhân: Nhân tương ưng, nhân cộng hữu, nhân tự nhiên, nhân nhất thiết biến, nhân báo và nhân sở tác.
Đức Như lai kia dù một thọ nói sáu nhân, song nhân tương ưng của sự không phải là sự ấy cho đến nhân sở tác. Nếu nhân sở tác của sự, thì chẳng phải sự ấy, cho đến nhân tương ưng.
Như thế một đế là đệ nhất nghĩa đế, nếu đẳng đế của sự thì chẳng phải là Đệ nhất nghĩa đế của sự ấy. Nếu Đệ nhất nghĩa đế của của sự thì không phải là đẳng đế của sự ấy.
Tôn giả Đà-la-nan-đề nói: Tánh gọi là đẳng đế, là thuộc về khổ đế, tập đế. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn đã nói: Phạm chí dị học, Phạm chí ấy nói có ba đế. Sao là ba? Phạm chí của dị học tạo ra thuyết này: Không hại tất cả chúng sinh, nếu Phạm chí dị học tạo ra thuyết này: không hại tất cả chúng sinh, thì đây gọi là một đế của Phạm chí dị học.
Lại nữa, Phạm chí dị học tạo ra thuyết này: Ta không có tạo tác đối với người khác, người khác cũng không có tạo tác đối với ta. Nếu Phạm chí dị học tạo ra thuyết này: Ta không có tạo tác đối với người khác, người khác cũng không có tạo tác đối với ta, thì đây gọi là hai đế của Phạm chí dị học.
Lại nữa, Phạm chí dị học tạo ra thuyết này: Các pháp sở tập đều là pháp Tận. Nếu Phạm chí dị học đã tạo ra thuyết này: Các pháp của sở tập đều là pháp tận, thì đây gọi là ba đế của Phạm chí dị học.
Hỏi: Trong đây, vì sao gọi là Phạm chí? Thế nào là đế?
Đáp: Phạm chí nghĩa là ngoại đạo, đế tức ba đế ấy. Phần còn lại đều là luống dối.
Lại có thuyết nói: Phạm chí, nghĩa là pháp nội, đế tức ba đế này. Đức Thế Tôn nói Khế kinh có chép: Vì dứt trừ ý của dị học. Dị học tự cho là Phạm chí, thường gây bức xúc cho người khác làm lễ chay giết hại bò, cũng giết dê, gà, heo, cũng giết đủ loại chúng sinh để làm lễ chay. Đức Thế Tôn nói: Gây bức xúc cho người khác, thì chẳng phải Phạm chí, nói là không hại tất cả chúng sinh là đệ nhất nghĩa theo Phạm chí. Dị học tự nói là Phạm chí, vì có chỗ cần làm, nên thực hành phạm hạnh, như làm thiên nữ, làm thức ăn của trời. Đức Thế Tôn nói: Nếu vì có chỗ cần làm, nên thực hành phạm hạnh thì chẳng phải Phạm chí. Nghĩa là, không có chỗ vướng mắc, không có tham ái, không có cần làm, nên thực hành phạm hạnh, là đệ nhất nghĩa của Phạm Chí.
Dị học tự nói là Phạm chí, nhưng vướng mắc nơi đoạn diệt, chấp thường. Đức Thế Tôn nói: Nếu vướng mắc đoạn diệt chấp thường thì không phải là Phạm chí. Nghĩa là các pháp được tập khởi đều là pháp tận. Đây gọi là Phạm chí đệ nhất nghĩa, tức gọi là Phạm chí. Đế của pháp nội ấy tức là ba đế này.
Khế kinh của Phật nói: Vì dứt trừ ý của dị học.
Hoặc nói: Trong đó nói về ba phần pháp thân là: thân giới, thân định, thân tuệ. Phạm chí kia nói: Không hại tất cả chúng sinh là thân giới. Ta không thuộc về người khác, người khác không phụ thuộc ta, là thân định. Các pháp của chỗ tập khởi đều là pháp tận, là thân tuệ. Như ba thân đối với ba giới, ba tư duy cũng vậy.
Hoặc nói: Trong đây nói về phương tiện của ba tam-muội: Không, Vô nguyện, Vô tướng. Phạm chí kia nói không hại tất cả chúng sinh, là phương tiện của tam-muội Không, ta không thuộc người khác, người khác không phụ thuộc ta, là phương tiện của tam-muội Vô nguyện. Các pháp tập khởi hiện có đều là pháp, là phương tiện của Tam-muội Vô tướng.
Hoặc nói: Trong đây nói về ba tam-muội căn bản: Tam-muội Không, Vô nguyện, Vô tướng. Không hại tất cả chúng sinh của Phạm chí kia, là tam-muội Không, ta không phụ thuộc người khác, người khác không phụ thuộc ta, là tam-muội Vô nguyện. Các pháp được tập khởi đều là pháp Tận, là tam-muội Vô tướng.
Vì lý do ấy, nên trong đây nói về ba tam-muội căn bản. Như Khế kinh của Phật nói: Đây là đã thực hành chánh pháp, đó là nói rộng về bốn đế.
Hỏi: Vì sao nói là đã hành chánh pháp?
Đáp: Nghĩa là đã thực hành, tức đã tu đạo thực hành chẳng phải nhân nơi người khác mà tu đạo. Đây gọi là đã thực hành chánh pháp.
Hỏi: Làm sao biết được?
Đáp: Có Khế kinh Phật nói: Trong Khế kinh nói có Phạm chí Đầuđà đến chỗ Đức Thế Tôn, nói kệ:
Tôi quán đời trời, người
Hạnh phạm chí không chứa
Nay tôi lễ Đại tiên
Nhổ, lưới nghi giúp tôi.
Hỏi: Phạm chí này nói gì?
Đáp: Phạm chí kia lười biếng, đến chỗ Đức Thế Tôn thưa rằng: Sa-môn Cù-đàm! Xin vì tôi mà nói về tu đạo, làm cho trong ý tôi dứt hết mọi kiết. Đức Thế Tôn vì ông ta, nói kệ:
Ta không thể độ ông
Phạm chí và đời khác
Nếu biết đạo nhiệm mầu
Có thể vượt dòng này.
Hỏi: Đức Như lai nói gì?
Đáp: Đức Thế Tôn nói: Phạm chí! Không thể nhờ người khác tu đạo mà khiến cho kiết của ông hết. Nếu Phạm chí nhờ người khác tu đạo mà kiết của ông được hết, thì khi ta ở dưới cội cây Bồ-đề, thì tất cả chúng sinh lẽ ra đều đã hết kiết? Ta rất có tâm đại bi đối với tất cả chúng sinh, song này Phạm chí! Không thể nhờ người khác tu đạo, khiến ông hết kiết. Phạm chí! Như mình bị bệnh, uống thuốc, không thể khiến bệnh của người khác được lành. Cũng thế, này Phạm chí, mình có bệnh về kiết, uống thuốc Thánh đạo, thì bệnh về kiết của mình sẽ lành.
Do Khế kinh này có thể biết tự thực hành bốn đế, không thể nhờ người khác thực hành, cho nên nói chánh hạnh của mình.
Hoặc nói: Không chánh khiến nhập vào chánh, cho nên gọi là chánh hạnh của mình, không chánh là phàm phu, chánh là Thánh đạo. Khiến hàng phàm phu không chánh được nhập vào quả vị của chánh đạo. Thế nên gọi là chánh hạnh của mình.
Hoặc nói: Chánh khiến nhập vào chánh, cho nên gọi là chánh hạnh của mình. Chánh là pháp đệ nhất của thế gian. Chánh là khổ pháp nhẫn. Nay chính là pháp đệ nhất của thế gian, khiến nhập vào chánh là khổ pháp nhẫn, cho nên gọi là chánh hạnh của mình.
Hỏi: Vì sao Thánh đế nói chánh hạnh của mình, chẳng phải nói về giới, nhập, ấm?
Đáp: Vì Thánh đế này là pháp tối thượng, người được giáo hóa cũng là người trên hết. Nói giới là vì bắt đầu thực hành, nói nhập nghĩa là vì ít thực hành, nói ấm là mình đã thành hạnh. Thánh đế này hoàn toàn tiếp cận với pháp thân, nghĩa là người kia thấy đã gần với Thánh đế.
Hoặc nói: Nghĩa là nói Thánh đế là nhận lấy quả chứng đắc, dứt trừ kiết, hết hữu lậu, chẳng phải giới, nhập, ấm. Vì thế cho nên Thánh đế nói chánh hạnh của mình, chẳng phải là giới, nhập, ấm.
Hỏi: Bốn Thánh đế: Vì sao lập bốn Thánh đế làm hạt giống làm nhân, quả làm quán? Nếu là hạt giống, thì phải có ba: Lìa khổ không có tập, lìa tập không có khổ là một đế, tận có hai, đạo có ba. Nếu là nhân, quả thì lẽ ra có năm: như khổ có nhân, có quả, là hai đế, đạo cũng có nhân, có quả, là bốn đế, tận đế là năm. Nếu quán, thì phải có tám: trước quán về khổ ở cõi Dục, sau quán về khổ của cõi Sắc, Vô Sắc; trước quán nhân hạnh ở cõi Dục, sau quán nhân hạnh ở cõi Sắc, Vô Sắc; trước quán đạo hành nơi cõi Dục hết, sau quán đạo hành nơi cõi Sắc, Vô Sắc. Trước quán đạo hạnh cõi Dục, sau quán cõi Sắc, Vô Sắc, soạn luận này rồi.
Đáp: Vì nhân, quả, nên lập bốn đế.
Hỏi: Nếu vậy, lẽ ra phải có năm. Như khổ có nhân, có quả. Tất cả
khổ, tập kia đều hướng về đạo, tập khởi của hữu hướng về đạo, tập khởi của tham hướng tới đạo, tập khởi của sự trôi lăng trong sinh tử hướng về đạo. Như thế là đạo có nhân, có quả. Tất cả khổ tận kia hướng tới đạo, hữu hết hướng tới đạo, tham hết hướng tới đạo, trôi lăn nơi sinh tử hết cũng hướng tới đạo. Vậy vì sao do nhân quả nên lập bốn đế?
Đáp: Do ba việt, vì hữu lậu vô lậu, vì nhân quả, vì hủy báng niềm tin. Bốn Thánh đế này có hai thứ hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu thì có nhân có quả. Nhân hữu lậu thì lập một đế là tập đế, hữu lậu có quả thì lập hai đế khổ đế. Vô lậu chủng cũng có nhân, có quả. Tức là vô lậu có nhân, có quả, lập một đế là đạo đế. Vô lậu có quả, không có nhân, lập đế thứ hai là tận đế.
Hỏi: Hạt giống vô lậu có nhân, có quả, vì sao lập một đế, chẳng phải hai?
Đáp: Vì hủy báng niềm tin, nên khổ ấy có hai thứ: hủy báng cho là không có khổ, không có tập. Như hai thứ hủy báng trong đây, lẽ ra phải phát khởi hai thứ tín. Đạo kia tức là có nhân, có quả nhưng tất cả các người ấy cùng hủy báng là không có đạo. Đối với chỗ cùng hủy báng như thế, phải nên phát khởi một niềm tin. Đây nói là do ba việc: Vì hữu lậu, vô lậu, vì nhân quả, vì hủy báng niềm tin nên lập bốn Thánh đế.
Lại có thuyết nói: Cũng nhân nơi quán, nên lập bốn Thánh đế, tức là khổ cõi Dục và khổ cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả khổ đó đều cùng một quán về một tướng ép ngặt. Tức là nhân hành của cõi Dục và nhân hạnh của cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả nhân hành ấy đều cùng một quán, gốc, ngọn cùng một tướng.
Nghĩa là hành nơi cõi Dục hết (dứt) và hành nơi cõi Sắc, Vô Sắc hết, tất cả hành ấy đều cùng một quán về một tướng dừng.
Nghĩa là đạo hạnh cõi Dục và đạo hạnh cõi Sắc Vô Sắc, tất cả đạo kia đều cùng một quán, một tướng xuất ly. Đây gọi là vì đồng một quán, nên lập bốn Thánh đế.
Hỏi: Vì sao bốn Thánh đế là bậc Thánh có căn thiện? Là bậc Thánh vô lậu? Là đối tượng được thành tựu của bậc Thánh chăng? Nếu bậc Thánh có căn thiện là Thánh đế thì sẽ có hai đế: thiện tận đế và đạo đế. Hai đế gồm ba thứ là thiện, bất thiện, vô ký, là khổ đế, tập đế. Nếu Thánh vô lậu là Thánh đế, thì sẽ có hai vô lậu là tận đế, đạo đế, hai hữu lậu là khổ đế, tập đế.
Nếu đối tượng được thành tựu của bậc Thánh là Thánh đế, thì chẳng phải bậc Thánh cũng thành tựu, như đã nói. Vậy ai thành tựu khổ đế, tập đế?
Đáp: Tất cả chúng sinh được bậc Thánh làm cho thành tựu nên gọi là Thánh đế.
Hỏi: Như không phải bậc Thánh cũng thành tựu, như đã nói. Vậy thì ai thành tựu khổ đế, tập đế?
Đáp: Tất cả chúng sinh, nghĩa là thành tựu tất cả bốn Thánh đế thì người ấy là Thánh. Chẳng phải Thánh là dù có thành tựu, nhưng không thành tựu tất cả bốn Thánh đế, cho nên không gọi là Thánh.
Hỏi: Bậc Thánh kia cũng không thành tựu bốn Thánh đế, nghĩa là bị ràng buộc nhập vào khổ pháp nhẫn?
Đáp: Một thời gian ngắn đối với Thánh đế nêu trên kia, sinh khổ pháp trí rồi, thì thành tựu tất cả bốn Thánh đế.
Hoặc nói: Đây là chỗ thật của bậc Thánh, chỗ (biết), chỗ thấy, chỗ liễu ngộ của bậc Thánh là đối tượng được quán của bậc Thánh, là đối tượng được giác ngộ của bậc Thánh, cho nên nói là Thánh đế.
Hoặc nói: Nghĩa là đạt được giới Thánh là bậc Thánh, vì Thánh kia có đế này, nên gọi là Thánh đế.
Hoặc nói: Là đạt được tài sản của bậc Thánh là Thánh, vì Thánh kia có đế này, nên nói là Thánh đế.
Hoặc nói: Thánh đạt được chỉ quán là bậc Thánh, Thánh kia có đế này, nên nói là Thánh đế.
Hoặc nói: Đạt được Thánh ấn là bậc Thánh, Thánh kia có đế này, nên gọi là Thánh đế.
Tôn giả Tăng-già-bà-tu nói: Bấy giờ, phàm phu cùng bậc Thánh tranh luận, phàm phu nói: Đây là ngã, bậc Thánh nói: Đây không phải là ngã. Phàm phu nói: Đây là niềm vui. Bậc Thánh nói: Đây là nỗi khổ. Người phàm muốn cho không có nhân, nhân bất chánh, bậc Thánh muốn cho có nhân, chánh nhân. Cả hai tranh luận rồi cùng đến chỗ Đức Thế Tôn. Đến xong, đem ý nghĩa như vậy bạch Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nói: Như lời bậc Thánh nói: Đây là chỗ thật đúng của bậc Thánh, chỗ thật biết của bậc Thánh, chỗ thấy của bậc Thánh, chỗ thấy đạt của bậc Thánh, đối tượng được quán của bậc Thánh, đối tượng được giác ngộ của bậc Thánh.
Hỏi: Như ông nói: Tất cả hằng sa bậc Chánh Giác đều nói Thánh đế, vậy tất cả các Ngài đều có tranh luận hay chăng?
Đáp: Điều này không luận, như trước đã nói là (tốt) đẹp như thế, là chỗ thật đúng của bậc Thánh, chỗ nhận biết của bậc Thánh, chỗ kiến giải của bậc Thánh, chỗ thấu đạt của bậc Thánh, đối tượng được quán của bậc Thánh, đối tượng được giác ngộ của bậc Thánh, do đó nên nói là bốn Thánh đế.
Thế nào là bốn? Khổ Thánh đế, khổ tập Thánh đế, khổ tận Thánh đế, khổ tận đạo Thánh đế.
Thế nào là khổ Thánh đế? (Thánh đế của khổ) khổ sinh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, oán thù gặp nhau là khổ, yêu thương phải chia lìa là khổ, mong cầu không đạt được là khổ và nói tóm lược về năm ấm lừng lẫy là khổ.
Khổ sinh: Vì là nhân tất cả khổ.
Khổ già: Vì dự đổi thay giữa thiếu niên, tráng niên.
Khổ bệnh: Vì sự gián đoạn của cảnh giới.
Khổ chết: Vì là buồn lo lớn.
Khổ oán thù gặp nhau là: Vì tất cả đều chán ghét nhau.
Khổ ái mà chia lìa: Vì chỗ nhớ nghĩ trái nhau.
Khỗ mong cầu mà không được: Vì không theo sự mong muốn. Nói tóm tắt về khổ năm ấm lừng lẫy: Vì là chỗ dựa của mọi nỗi khổ.
Lại nữa, khổ sinh: Vì dấy khởi sự khổ. Khổ già: Vì nhan sắc, diện mạo bị hư hoại. Khổ bệnh: Vì tất cả không thể kham nhận nổi, khổ chết: Vì nhiều phiền não thiêu đốt. Khổ Oán thù gặp nhau: Vì thấy nhau chẳng tốt. Khổ Ái biệt ly: Vì trái với sự gặp gỡ tốt đẹp. Khổ mong cầu không đạt được: Vì ý hy vọng về sự tốt đẹp bị cắt đứt. Nói tóm tắt về khổ năm ấm lừng lẫy tức năm ấm là chỗ dựa của tất cả khổ kia. Các ấm ấy luôn chuyển biến, chẳng phải không nương tựa, cho nên gọi là lược nói về khổ năm ấm lừng lẫy.
Hỏi: Như năm ấm lừng lẫy cũng là khổ rộng, vì sao Đức Thế Tôn cho là lược nói về năm ấm lừng lẫy là khổ?
Đáp: Như thế là tóm lược cũng khổ, rộng cũng khổ, chính vì nhiều khổ, nên Đức Thế Tôn cho là lược nói về năm ấm lừng lẫy là khổ, vì các ấm vốn có nhiều tai họa khốn khổ. Như tướng soái của đám giặc kia ở chỗ vắng quở trách, ngay giữa chỗ đông cũng quở trách, vì đã phạm nhiều lỗi lầm.
Cũng thế, năm ấm lừng lẫy nói lược cũng khổ, nói rộng cũng khổ, song Đức Thế Tôn nói là tóm lược về năm ấm lừng lẫy là chỗ vì các ấm vốn có nhiều tai họa khốn khổ.
Hỏi: Trong ấm có vui hay không? Nếu trong ấm có vui thì vì sao Đức Thế Tôn nói khổ đế mà không nói lạc đế? Nếu trong ấm không có vui, thì làm sao hiểu đối với Khế kinh của Ma-ha-nam. Kinh ấy đã nói: Ma-ha-nam! Nếu sắc hoàn toàn là khổ, thì chẳng phải vui: Sự vui mừng được nuôi lớn kia là lìa vui. Ma-ha-nam! Không phải do chúng sinh mê đắm sắc, mà chúng sinh này không nên mê đắm sắc: Ma-ha-nam! Như thọ, tưởng, hành, thức toàn bộ là khổ, chẳng phải vui, chỗ vui mừng được nuôi lớn là lìa vui. Ma-ha-nam! Chẳng phải do chúng sinh mê đắm thức mà chúng sinh ấy chẳng nên mê đắm thức. Ma-ha-nam! Như sắc chẳng phải hoàn toàn là khổ, vui, mà chỗ vui mừng được nuôi lớn không lìa vui. Ma-ha-nam! Là nhân nơi chúng sinh mê đắm sắc. Do vậy, nên chúng sinh mê đắm sắc. Ma-ha-nam! Như thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải hoàn toàn là khổ vui, là vui chỗ vui mừng được nuôi lớn không lìa vui. Ma-ha-nam! Là do chúng sinh mê đắm thức. Vì thế cho nên chúng sinh mê đắm thức.
Lại nữa, nói về ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Trong khổ ấm không có vui: với hai kinh này làm sao hiểu? Khi tạo ra phần luận này xong, có một thuyết nói: Trong ấm có vui.
Hỏi: Nếu trong ấm có vui, thì Khế kinh của Ma-ha-nam sao có thể khéo hiểu? Còn với kinh này, làm sao thông tỏ? Vì sao nói khổ đế không nói lạc đế?
Đáp: Mặc dù trong ấm có vui, nhưng chỉ là một ít, vì chỉ một ít, nên được xếp vào khổ. Cũng như một giọt mật rớt trong bình thuốc độc, không do một giọt mật, mà bình thuốc độc được gọi là bình mật, chỉ vì chất độc nhiều, nên gọi là bình thuốc độc, chẳng phải bình mật.
Cũng thế, dù trong ấm có vui, nhưng chỉ là một ít. Vì một ít, nên được xếp vào khổ.
Lại có thuyết nói: Trong ấm không có niềm vui.
Hỏi: Nếu trong ấm không có niềm vui, thì kinh này sẽ hiểu được, vì thế cho nên nói khổ đế không nói lạc đế, còn với Khế kinh của Maha-nam, làm sao hiểu được?
Đáp: Thuyết ấy là thuộc về số thế tục, cũng nói là số của bậc Thánh. Như số thế tục thì: trong ấm, có thể có niềm vui. Như người đi bộ kia mỏi mệt, nghỉ ngơi một lát, bèn nói là vui, lạnh được ấm một chút thì nói là vui, đang nóng bức được mát mẻ đôi chút thì cho là vui, đói được ăn một chút liền nói là vui, khát được uống một tí, bèn nói là vui.
Như số của bậc Thánh, thì trong ấm không có niềm vui. Như bậc
Thánh quán trong địa ngục các giới, nhập, ấm đều hừng cháy, đến cõi Hữu thứ nhất cũng thế. Như vậy trong ấm của số thế tục là có niềm vui, trong ấm theo Bậc Thánh thì không có niềm vui.
Thế nào là Thánh đế của khổ tập, ái tập? Nghĩa là ái ấy về hữu vị lai sẽ có hỷ, dục, đều ưa thích hữu kia.
Hỏi: Như A-tỳ-đàm nói: Tập đế vì sao duyên với hữu lậu? Vì sao
Đức Thế Tôn nói tất cả chủng hữu lậu chỉ riêng hữu, ái ở vị lai sẽ lập nơi tập đế?
Đáp: Vì khi ái này lập ra tập thì gồm thâu hạt giống thọ, cho nên Đức Phật nói tất cả hạt giống hữu lậu: Toàn bộ hữu ái ở vị lai được lập trong tập đế. Như khi tư duy thiết lập hành, thì gồm thâu hạt giống thọ, nên Phật nói toàn bộ tư duy được lập nơi hành ấm trong tất cả chỗ tương ưng, bất tương ưng với hành ấm, một tư được lập trong hành ấm. Cũng thế, ái này lúc lập ra tập thì gồm thâu thọ. Cho nên, Đức Phật nói tất cả hạt giống hữu lậu thì toàn bộ ái hữu ở vị lai xếp vào tập đế.
Hoặc nói: Ái là gốc rễ khổ ở quá khứ, đương lai, hiện tại. Như nói: Ái này là nhân gốc của nỗi khổ trong quá khứ, vị lai, hiện tại, đem gốc làm duyên cho tập của hữu cùng khởi.
Hoặc nói: Ái thường là tăng thượng chủ khi khổ chuyển biến, như bài kệ nói:
Như rễ cây không nhổ
Chặt đứt, mọc trở lại
Không nhổ gốc rễ ái
Thì thường lại chịu khổ.
Nghĩa là ái thường là chủ tăng thượng khi khổ chuyển biến, tức là nói ái như mẹ, như bài kệ nói:
Sĩ phu sinh trong ái
Tâm kia rong ruổi về
Chúng sinh vào sinh tử
Chịu khổ rất sợ hãi.
Tức cho ái như mẹ, là lẽ cố nhiên.
Hoặc nói: Hạt giống của ái nam, của nữ yêu thương được sinh ra, nuôi lớn. Tức là các chúng sinh này luôn hướng đến khắp chốn đông, tây, nam, bắc, để nuôi dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ, tất cả đều do ái. Như con chim này đã giết côn trùng từ một hang núi, tha mồi về để nuôi con, tất cả đều do ái. Hạt giống nam, hạt giống nữ yêu nhau sinh sản, nuôi lớn, đó là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Nghĩa là ái đối với số chúng sinh, số chẳng phải chúng sinh, sinh ra, nuôi lớn. Tức là các chúng sinh này nuôi voi, ngựa, lạc đà, bò, lừa, la, heo, dê, tôi tớ chứa để vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách. Tức ái đã khiến cho số chúng sinh, số chẳng phải chúng sinh, sinh ra, nuôi lớn, là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Nghĩa là ái thường thường hiện hành một cách vi tế, như con dao bén cắt đứt vật mà vật không hay biết. Cũng thế, ái này thường hiện hành một cách vi tế nên lúc ái chuyển vận không thể hay biết, đó là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Ái là không biết thỏa mãn, như người uống nước muối, càng uống càng khát, cũng thế, chúng sinh chưa dứt dục, nếu gặp được cảnh giới rồi thì ái càng tăng thêm, nên nói ái là không biết thỏa mãn, lý do là thế.
Hoặc nói: Ái là khó buông bỏ, không thể dứt trừ, như người bị hai quỷ La-sát bắt giữ:
- Hiện làm thân mẹ.
- Hiện làm thân mình.
Hiện hình mình thì người kia dễ đề phòng, gìn giữ, còn hiện ra hình mẹ thì không thể đề phòng. Cũng chúng sinh chưa dứt dục, đa số bị hai kiết bắt giữ: ái và giận dữ. Giận dữ như hình của mình, dễ đề phòng. Ái: như hình mẹ, không thể đề phòng. Tức là khó bỏ, không thể dứt trừ là vì lẽ đó.
Hoặc nói: Ái được coi như quỉ La-sát, thấy chiếc thuyền của người đi buôn bị hư hoại bèn đến hỏi han: Các vị đến đây là rất tốt! Các vị đại tiên đến đây là hay lắm! Những dục lạc nơi vườn cảnh lầu gác trong chốn này nhiều vô kể! Nào cung điện, phòng ốc thật đáng ưa thích. Nơi đây, có nhiều châu báu, các thứ đầy đủ đều đem cho nhau, hãy ở lại vui vầy cùng chúng tôi. Nếu những người kia chạy theo dục vọng, thì sau đó sẽ bị La-sát cắt đứt mạng căn của họ để ăn thịt. Khi ăn, nếu có tóc, lông, móng, răng còn dư thừa, La-sát đều nhặt lấy ăn hết, không để sót. Lúc ăn thịt những người kia, các thứ máu, mủ, dãi văng xuống đất, chúng đều dùng ngón tay quơ quào mà ăn. Cũng thế, khi nhận được ái này thì dung mạo vui vẻ, lúc chịu hậu quả, thì khác, tức căn của tuệ mạng bị dứt trừ, bị đọa trong địa ngục, chịu khổ ác cùng cực. Nên ái được coi như La-sát là vì lý do đó.
Hoặc nói: Ái chất chứa đầy dẫy sự mê đắm nhau. Ái này chất chứa đầy sự mê đắm khiến chúng sinh, không đạt đến Niết-bàn, như con nhặng bị chất keo dính trên bình mật, chất keo nhão nấu bằng da bò ấy đã khiến cho sức của con nhặng không thể bay lên. Cũng thế, chúng sinh này mê đắm chỗ chất chứa của ái, nên không có sức để đạt đến Niết-bàn, là vì lẽ đó.
Hoặc nói: Nghĩa là ái này dấy khởi loài trùng độc sinh tử, như chỗ có nước, loài trùng độc kia có thể dấy khởi con đường trùng độc. Cũng thế, ái dấy khởi con đường trùng độc nơi sinh tử là vì lẽ đó.
Hoặc nói: Tánh của ái là hủy hoại, ly tán, các pháp hữu vi có thể
hội hợp, như dùng tánh chất hội hợp của nước để làm tan rã cát như thế, tánh của ái này là hủy hoại, làm ly tán các pháp hữu vi có thể hội hợp, là lẽ cố nhiên.
Hoặc nói: Ái làm thấm nhuần tất cả pháp sinh tử không để cho khô héo, cũng như nước làm thấm nhuần tất cả các loại cỏ thuốc, cây cối không để cho khô héo. Cũng thế, ái làm thấm nhuần tất cả pháp sinh tử không để cho khô héo, duyên cớ là thế.
Hoặc nói: Ái làm thấm nhuần các hạt giống của thức, phát sinh mầm mống của hữu, cũng như nước đã thấm vào hạt giống thì mầm mống được nẩy sinh. Như thế, ái làm thấm nhuần các hạt giống thức, phát sinh mầm mống của hữu, lý do là thế.
Hoặc nói: Nếu ái mê đắm trong ý, thì các thứ kiết khác đều mê đắm, cũng như chiếc áo có chất mỡ béo thì bụi nhơ, dễ bám vào. Cũng thế, ái này mê đắm trong ý, thì các thứ kiết khác đều mê đắm là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Nếu ái ưa thích ở trong ý, thì mọi kiết khác đều ưa thích, cũng như chỗ có nước, thì tôm, ếch, cá đều thích ở trong đó. Cũng thế, nếu ái ưa thích ở trong ý, thì các kiết khác đều ưa thích, đó là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Ái được gọi là hạt giống của ba cõi, loại đầu tiên kia được gọi là ái chủng. Nói rộng ra gọi là thọ chủng. Đã diệt, gọi là vô minh chủng, nghĩa là được gọi là hạt giống của ba hữu, lý do là thế.
Hoặc nói: Ái được gọi là như lưới giăng, gọi là như nước, được gọi là như rưới nước, như Phật đã nói: Tỳ kheo! Ta sẽ vì các thầy giảng nói về ái như lưới giăng, như nước, như rưới nước. Tức các chúng sinh này đã bị ấm cái che lấp ở trong triền, là lẽ tất nhiên!
Hoặc nói: Nghĩa là như nói không thể tính kể, như kệ đã nói: Vốn có một ái này Ái này lại có hai:
Ái là vòng xích nối
Ái kia không thể kể.
Là nói ái không thể tính kể, lý do là như vậy.
Hoặc nói: Nghĩa là ái nói rộng, như kệ đã nói, hỏi rằng:
Rộng, không gì hơn đất
Sâu, không gì qua biển
Cao, gì vượt Tu-di
Sức, ai hơn Na-diên?
Đức Phật đáp bằng kệ:
Rộng, không gì hơn ái
Bụng thật khó làm đầy
Kiêu, mạn tăng thượng nhất,
Đại sĩ, ai hơn Phật?
Hoặc nói: Ái làm ô nhiễm tất cả pháp chánh thọ tăng thượng chủ, như A-tỳ-đàm đã nói: Vị tương ưng Sơ thiền, nên nói là nhập vị hay nói là khởi vị?
Đáp: Nếu vị là nhập rồi thì vị là khởi.
Hỏi: Vị tương ưng cho đến cõi Hữu tưởng, Vô tưởng. Vậy nên nói là nhập vị hay nên nói là khởi vị?
Đáp: Như vị là nhập rồi thì là khởi, tức là ái làm nhiễm ô tất cả pháp chánh thọ, tăng thượng chủ, là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Nghĩa là dựa vào ái, ở trong thai mẹ có chỗ nương tựa, do sự bất tịnh của cha mẹ mà có tịnh, lý do là thế.
Hoặc nói: Ái giữ gìn, trừ bỏ cuồng ngu, như La-sát nữ. Như nói: Già-di-ni giữ gìn là ái, lý do là như thế.
Hoặc nói: Ái ở vị lai, có chỗ dựa là dục, khiến có được dục lạc ở thân vị lai. Dục lạc có rồi thì mong cầu, mong cầu rồi thì chuyển biến thành, lý do là thế.
Hoặc nói: Ái đối với cảnh giới thứ bậc, chủng loại, căn thân đều dứt trừ là lẽ tất nhiên.
Hoặc nói: Ái làm lừng lẫy tất cả các kiết, vì lẽ như thế.
Hoặc nói: Ái là đầu trên nói mười pháp. Như Phật đã nói: A-nan! Do ái mà mong cầu, do mong cầu mà được lợi, do lợi mà tính toán. So sánh, do tính toán, so sánh rồi ham muốn, do ham muốn mà mê đắm, do mê đắm sinh keo kiệt, không buông bỏ, do keo kiệt mà không thể bỏ gia sản, do gia sản mà giữ lấy, do giữ lấy này A-nan nên biết, nên biết là có đao, gậy, vì có đao, gậy, bèn có sự tranh chấp dua nịnh, lừa dối, trong ý nói dối bèn sinh ra vô lượng pháp bất thiện.
Vì thế, cho nên Khế kinh Phật nói: Tất cả hạt giống hữu lậu riêng một ái hữu đời vị lai, được xếp vào tập đế.
Ái tận, khổ tận thì Thánh đế thế nào? Tức hữu nơi vị lai của ái này mọi hỷ dục đều được dứt trừ rốt ráo, xả bỏ loại trừ hết, không có dục diệt, chìm mất.
Hỏi: Như thế cũng là tập, tận, vì sao Đức Thế Tôn nói khổ tận, không nói tập tận?
Đáp: Nên nói, như nói về khổ tận, tập tận cũng thế. Nếu chưa nói là Đức Thế Tôn nói chưa trọn vẹn. Đây là nghĩa của nghĩa hiện, nghĩa môn, nghĩa lược, nghĩa độ, nên biết.
Hoặc nói: Vì sự giáo hóa, nhằm khiến cho người kia mong muốn, như Đức Phật nói khổ tận. Cũng thế, người được hóa độ nghe rồi thì dục được dứt hết người kia nghĩ rằng. Sự tận trừ ấy là hết sức vi diệu, tức là lìa bỏ nỗi khổ xấu ác này. Vì thế cho nên Khế kinh Phật nói khổ tận, không nói tập tận.
Thánh đế của khổ tận đạo là thế nào? Tức là tám Thánh đạo: chánh kiến, chánh chí (chánh tư duy), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện (chánh tinh tiến), chánh niệm, chánh định.
Hỏi: Theo tập tận đạo này vì sao nói khổ tận đạo, không nói tập tận đạo?
Đáp: Nên nói, như đã nói về khổ tận đạo, nói về tập tận đạo cũng vậy. Nếu chưa nói thì đây là Đức Thế Tôn nói theo phương tiện. Đây là nghĩa của nghĩa hiện, nghĩa môn, nghĩa lược, nghĩa độ, phải biết.
Hoặc nói: Tập ấy ở trong đây đã nói, nghĩa là lìa tập thì không có khổ, lìa khổ thì không có tập.
Đã nói về khổ tận đạo, nên biết là đã nói về tập tận đạo.
Hoặc nói: Vì sự giáo hóa, nhằm khiến cho người kia mong muốn, như Đức Phật nói về khổ tận đạo, cũng thế, người được hóa độ nghe xong muốn được đạo. Người ấy nghĩ rằng: Đạo kia rất vi diệu, cho là có thể dứt trừ nỗi khổ tệ ác ấy, cho nên như thế.
Hoặc nói: Lúc không chịu khổ là lúc hiện bày công năng của đạo.
Hỏi: Về nghĩa của đạo ấy có thể khiến cho nhân không tạo ra nhân, có thể khiến cho quả chẳng phải là quả chăng?
Đáp: Ta không thể khiến cho nhân không tạo ra nhân, không thể khiến cho quả chẳng phải quả được. Song chỗ nhân và duyên sinh ra khổ, nghĩa là duyên và nhân kia phải hư hoại. Người kia không còn chịu khổ, không còn tiếp nối với khổ, không còn tạo ra nhân cho khổ nữa! Đây gọi là không còn chịu khổ, hiện bày công năng của đạo là lẽ như thế.
Hoặc nói: Vì dứt trừ sự hủy báng, nên nói về khổ tận đạo, nghĩa là có trường hợp bảy, tám tuổi chứng được quả A-la-hán, ở trên số tuổi đó, hoặc đến một trăm tuổi đã chịu nhiều nỗi khổ trong sinh tử. Người thế gian hủy báng đạo ấy, chỗ nào có thể khiến cho người đó phải chịu ngần ấy nỗi khổ! Đức Thế Tôn nói, chỗ nên làm của đạo đã làm xong là dứt trừ khổ ở vị lai. Thọ mạng đã hết, không còn chịu khổ. Lại không còn khổ nối tiếp, cũng không còn tạo nhân cho khổ nữa. Đây là vì nhằm dứt trừ sự hủy báng đạo, nên trong Khế kinh của Phật nói: Khổ tận đạo, không nói tập tận đạo.
Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Vô lượng các thứ pháp thiện hòa hợp. Tất cả pháp ấy đều gồm thâu vào bốn Thánh đế. Bốn Thánh đế, nghĩa là đối với chỗ giảng nói kia là bậc nhất, tức là tính chất thâu tóm. Như các chân của những loài thú hoang đều được gồm thâu vào chân voi. Chân voi, nghĩa là bậc nhất, đối với chỗ giảng nói kia, cho là rộng lớn. Thế nên, vô lượng các thứ pháp thiện hòa hợp. Tất cả pháp ấy đều gồm thâu vào bốn Thánh đế. Bốn Thánh đế là bậc nhất trong chỗ thuyết giảng kia.
Hỏi: Nếu có ba Thánh đế hữu vi hòa hợp, thì tận đế vô vi kia làm sao hòa hợp?
Đáp: Dù không hòa hợp, nhưng vì thâu tóm nên gọi là hòa hợp.
Hoặc nói: Ở đây nói được, tuy tận đế kia không hòa hợp, nhưng vẫn được xem là hòa hợp. Đây gọi là vì được hòa hợp, nên nói.
Hoặc nói: Hòa hợp là nói hai hữu hòa hợp sanh ra hòa hợp. Hai hòa hợp của ba đế này là hữu hòa hợp dấy khởi hòa hợp. Còn tận đế kia dấy khởi hòa hợp chỉ vì có hòa hợp thôi, gọi là hữu hòa hợp, Như trong Khế kinh Đức Thế Tôn nói: Tuệ căn nên quán đối tượng nào? Đó là bốn Thánh đế.
Hỏi: Vì gồm thâu mà nói hay vì duyên hợp mà nói? Nếu vì gồm thâu mà nói thì không thể cho tuệ căn gồm thâu bốn Thánh đế, cũng chẳng phải bốn Thánh đế gồm thâu tuệ căn. Nếu vì duyên hợp mà nói, thì là tất cả pháp duyên? Tạo ra phần luận này xong:
Đáp: Chẳng phải gồm thâu mà nói, cũng chẳng phải duyên hợp mà nói.
Hỏi: Nếu không như vậy, thì vấn đề này thế nào?
Đáp: Vì do sự. Sự của tuệ căn này được xem là chủ tăng thượng của bốn Thánh đế, cho nên, Đức Thế Tôn nói: Đối tượng được quán của tuệ căn là bốn Thánh đế. Như sự của tín căn được xem là chủ tăng thượng của bốn niềm tin bất hoại, cho nên, Đức Thế Tôn nói: Đối tượng được quán của tín căn là gì? Là bốn niềm tin bất hoại.
Sự của tinh tiến căn là chủ tăng thượng của bốn ý đoạn, cho nên, Đức Thế Tôn nói: Đối tượng được quán của tinh tiến căn là gì? Là bốn ý đoạn.
Sự của niệm căn là chủ tăng thượng của bốn ý chỉ, cho nên Đức Thế Tôn nói: Niệm căn có sở quán là gì? Là bốn ý chỉ.
Sự của định căn là chủ tăng thượng của bốn thiền, cho nên Đức
Thế Tôn nói: Đối tượng được quán của định căn là gì? Là bốn thiền. Như thế, tuệ căn này là sự của chủ tăng thượng nơi bốn Thánh đế, là Đức Thế Tôn nói: Đối tượng được quán của tuệ căn là gì? Là bốn Thánh đế. Bốn Thánh đế là: Khổ Thánh đế, tập, tận (diệt) đạo Thánh đế.
Hỏi: Như trước nhân, sau quả, vì sao Đức Thế Tôn trước nói khổ, sau nói tập?
Đáp: Vì nỗi khổ này là thô, nên nói trước, tập thì vi tế nên nói sau. Như người học bắn vào bia, trước tập bắn vào hòn đất, cỏ, rồi sau mới bắn dính vào đầu lợi lông, không sai chạy. Cũng thế, vì khổ này là thô, nên học trước, sau đó mới quán về phần tế của tập.
Hỏi: Như trước là tu đạo, sau mới tác chứng về tận, vì sao Đức Thế Tôn trước nói tác chứng về tận, sau mới nói tu đạo?
Đáp: Vì quán về tận (diệt), quán về đạo là thuận theo.
Hỏi: Thế nào quán về tận, quán về đạo là thuận theo?
Đáp: Hành giả kia, trước tác chứng về tận xong, sau đó mới cầu đạt đạo, nên do đạo nào mà được đến Niết-bàn? Như người khi muốn đi tới trên con đường, thì phải hỏi người khác chỉ cho mình biết về con đường ấy. Người ấy lại hỏi: Muốn đến nơi nào? Đáp: Tôi muốn đến ngôi thành đó. Người kia nói: Đây là con đường ông đã biết! Nói về con đường dẫn đến thành kia đã biết rồi thì dễ dàng đi tới. Cũng thế, nếu trước nói về đạo, sau mới nói về tận, thì sẽ không biết mình hướng tới nẻo nào? Nếu trước nói về tận, sau nói về đạo, khi đã biết tận, tất nhiên dễ dàng tu đạo.
Hoặc nói: Hành giả kia nhân nơi đạo, trước hết dứt trừ sự si của ba đế, rồi sau duyên mỗi đạo, hiện bày ở trước. Nghĩa là dứt trừ sự si mê của đạo đế. Như người trước nhìn thấy mắt người khác, không tự thấy mặt mình, sau đó, nhờ dùng gương sáng sạch, để tự soi mặt mình. Cũng thế hành giả kia, nhân nơi đạo, trước hết dứt trừ sự si mê của ba đế, rồi sau, duyên mỗi đạo hiện bày ở trước, nghĩa là dứt trừ sự si mê về đạo đế. Vì thế cho nên Đức Thế Tôn trước nói về tận, sau mới nói về đạo.
Hỏi: Như trước dứt tập, sau mới biết khổ, vì sao Đức Thế Tôn trước nói biết khổ, sau mới nói dứt trừ tập?
Đáp: Vì muốn nhổ sạch cội rễ của khổ, như cây trước chặt nhánh, lá, sau nước chặt đứt rễ nó thì rất dễ dàng. Cũng thế, cây sinh tử, trước biết về khổ rồi, sau dứt trừ dễ, lý do là như thế.
Hoặc nói: Quán khổ ấy có thể dẫn đến quán về tập, quán về tập xong, có thể tiến đến quán tận, quán tận xong, có thể dẫn đến quán về đạo, không thể nào không quán về khổ, mà có thể quán về tập, tận, đạo.
Hoặc nói: Tuệ của khổ có thể dẫn đến tuệ của tập, tận, đạo, không thể nào không dấy khởi tuệ của khổ mà có thể dấy khởi tuệ của tập, tận, đạo.
Hoặc nói: Dựa vào môn phương tiện của quán khổ, quán tập, tận, đạo nên không thể không khởi quán về khổ, mà có thể khởi quán về tập, tận, đạo.
Hoặc nói: Tức là quán khổ, quán tập, tận, đạo, nhân nơi căn, đem phần gốc làm duyên, có tập đẳng khởi, chẳng thể nào không khởi quán khổ mà có thể khởi quán tập, tận, đạo.
Hoặc nói: Quán khổ, quán tập, tận, đạo sinh ra sự cùng gìn giữ , gìn giữ trí, nuôi lớn tăng trưởng không thể nào không khởi quán khổ, mà có thể khởi quán tập, tận, đạo.
Hoặc nói: Si của khổ có thể giữ lấy phần si của tập, tận, đạo, nên không thể nào không hoại trừ si của khổ mà có thể dứt bỏ si của tập, tận, đạo.
Hoặc nói: Chỗ không si của khổ có thể khiến cho tập, tận, đạo không si nên không thể dùng chỗ không si của khổ để có thể khiến cho tập, tận, đạo chẳng si.
Tôn giả Ba-xa nói: Hành giả kia quán về năm ấm như ung nhọt rồi, sau đó mới tìm hiểu về nguyên nhân ung nhọt (ấm) ấy phát sinh từ đâu? Quán từ tập sinh. Làm sao khiến cho ung nhọt ấy không có? Đó là Niết-bàn diệt tận làm sao đạt đến? Tức là hạt giống của tám Thánh đạo. Như trong thân người sinh ra ung nhọt rất đau khổ, máu mủ chảy ra. Người kia tìm kiếm nguyên nhân, xem ung nhọt ấy phát sinh từ đâu? Quán biết là do gió lạnh, nóng. Làm sao khiến từ chỗ không yên ổn đến được chỗ yên ổn: hoặc uống thuốc cho xẹp xuống, hoặc nặn bỏ. Cũng thế, hành giả kia quán về ấm như ung nhọt xong, sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân ung nhọt này phát sinh từ đâu? Quán từ tập sinh.
Làm thế nào để khiến cho ung nhọt không còn? Đó là Niết-bàn diệt tận? Làm sao đến được? Là do hạt giống tám Thánh đạo.
Lại nữa, hành giả quán năm ấm như tai họa, sau đó tìm kiếm nguyên nhân tai họa này phát sinh từ đâu? Quán từ tập sinh. Làm thế nào để khiến cho tai họa ấy không còn? Đó là Niết-bàn diệt tận. Làm sao đến được Niết-bàn? Do tám chủng Thánh đạo. Như người có con làm giặc hung bạo, theo tri thức xấu ác, về sau tìm hiểu nguyên nhân: ai làm hư hỏng con ta? Xét (biết được) từ tri thức xấu ác phát sinh. Ai có thể chế ngự? Quán do thiện tri thức.
Cũng thế, hành giả kia quán năm ấm như tai họa rồi. Về sau, tìm kiếm nguyên nhân: tai họa này phát sinh từ đâu? Quán từ tập sinh. Làm thế nào cho tai họa ấy không còn? Đó là Niết-bàn diệt tận. Làm sao tiến đến Niết-bàn? Nhờ tám chủng Thánh đạo. Vì thế cho nên người tu hành kia, trước đã nhận biết về khổ xong, về sau sẽ dứt tập. Dứt tập rồi, kế là tác chứng về tận, tác chứng về tận rồi, sau là tu đạo.
Vì thế, nên trước nói về khổ, cho sau nói về tập, tận, đạo.