LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Thứ 7: KIỀN ĐỘ CÁNH LẠC (Xúc)

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Có hai thứ vui người xuất gia không nên học, đó là niềm vui đắm nhiễm trong dục và niềm vui vô sự ở hiện đời.

Hỏi: Thế nào là vui đắm nhiễm ở trong vui dục? Thế nào là niềm vui vô sự ở hiện tại?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nhớ lại niềm vui do dục sinh ra trong quá khứ, nói là nhiễm đắm dục ở trong dục, nghĩa là vui với dục, ghi nhớ niềm vui được sinh ra do dục là vui ngay trong hiện tại.

Hoặc có thuyết nói: Các thú vui được sinh ra do tướng của dục, kiết sử, nói là đắm nhiễm niềm vui dục ở trong dục. Các niềm vui được sinh ra do tướng mạo dục, nói là vui vô sự ở hiện tại.

Hoặc có thuyết nói: Các thú vui được sinh ra do tướng tham dục, nói là đắm nhiễm thú vui dục ở trong dục. Ý ưa thích nghĩ đến dục, ấy là ưa ngủ nghỉ, ưa được lợi dưỡng, nói là vui dục ở hiện tại.

Lại nữa, tập chấp mắc hướng đến dục, đã được trước duyên dựa ở thân, ý sinh ra vui, nói là ở trong dục đắm nhiễm dục lạc. Đã được đẳng ý, các niềm vui sinh ra do thân, ý khởi, gọi là niềm vui vô sự ở hiện tại.

Lại nữa, Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Các Hiền! Nếu mười hai pháp hành này nhóm họp thì được pháp Hiền Thánh.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Mỗi chỗ trụ chỉ, tạo ra chỗ để trụ: trụ chỗ trí tuệ, trụ chỗ thích ứng, nói là oai nghi của thân mình. Nếu nghiêng một bên trao cho quyết định thì sẽ chấp mắc một việc, còn phân biệt nghĩa lý thì diễn đạt sự phân biệt.

Hỏi: Hoài nghi ở luận giả, thì hãy nói nỗi ngờ vực của mình, đâu ở luận giả, tức là bàn bạc về sự yên ổn của luận giả, gọi là thân oai nghi của người kia, hoặc có quán thấy, không có sự gian dối, không huyễn hoặc, với tính chất phác, nói là oai nghi của mình.

Phân biệt căn nghĩa là oai của người, đã được thân người sinh ra ở giữa nước, được nhãn căn, nhĩ căn, ý căn, thể của Hiền Thánh, các thanh tịnh, thể hiện sự thật của Hiền Thánh kia, các sử của hành cấu uế, ý không đắm nhiễm, dùng trí để thuận theo thì không có lỗi lầm. Được tôn mười lực, gặp Phật xuất thế, được ba hỷ nhập vốn không. Đức Như lai ưa pháp sâu mầu, đệ tử Như lai khéo thành tựu, nghĩa là duyên ý của Như lai kia, không có lầm lỗi, được pháp Hiền Thánh phân bố rộng, nói pháp vi diệu thuộc về trí tuệ, không có hồ nghi. Vâng giữ, đọc tụng, không xa lìa như lúc đầu.

Các pháp trụ lần lượt được lưu truyền khắp, ở trong pháp bình đẳng, dùng pháp thực bố thí cho chúng sanh kia. Do nhân duyên, nên dùng oai nghi của mình để bố thí cho người kia, tạo nên các phạm hạnh. Bốn vô không xứ, biểu hiện có ích lâu dài, được nhập Hiền Thánh, sinh xứ thiện kia, thể hiện năm Vô không xứ, đều khiến xa lìa, các căn đầy đủ, hiện sáu Vô không xứ, đều khiến cho xa lìa, chưa từng thực hành, hiện bảy vô không xứ, đều khiến cho xa lìa. Sáu trụ xứ hiện tám vô không xứ, đều khiến xa lìa. Lại nữa, do nhập Hiền Thánh, nhân duyên các nhập sinh, nghĩa là biểu hiện nghĩa nhân ái, hiền lương, là oai nghi của người khác. Đức Phật ra đời, nói pháp vi diệu. Do nhân duyên nên sức trượng phu đã là oai nghi, nghĩa là các nhập hoan hỷ, hiện ra xoay lại, nói các pháp đã trụ, ấy là mong cầu giảng nói. Các căn đầy đủ, là thể hiện công đức từ nhiều kiếp xưa đã tạo nên.

Lại nữa, Tôn giả Đại-biến-giả-diên nói:

Tín, hoan hỷ nhớ nghĩ

Không khắp cảnh giới Phật

Chỗ đến vượt hơn hết

Ý thường liên thuộc hỷ.

Hỏi: Tôn giả nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Trí tuệ thành tựu tín kiên cố, hỷ lạc pháp Phật, chí tánh không lẫn lộn. Thọ trì trí pháp, ý thường chuyên tinh. Các pháp như thế, không có sai trái, vì thuận theo giáo pháp, nhập định trong đó, nên nói tín, hoan hỷ, niệm.

Trí tuệ của Cù-đàm vốn đầy đủ không thiếu sót, đã đạt đến chỗ vi diệu nên ý thường liên thuộc mang nghĩa mầu nhiệm. Do vậy chớ tạo ra quán này, vì đây không phải là pháp mầu.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Tín là tài sản bậc nhất. Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Vì cái mà người trí đã dùng, nên nói tín là tài sản bậc nhất. Nghiệp tiền của, tài sản của Hiền Thánh không phải tài sản của của Hiền Thánh đã được tâm không quên mất, bèn tạo ra niệm này, kia không phải tài sản của Hiền Thánh, ngọc ma-ni, đồ đựng quý báu, tự nhiên trở thành vật dụng, và xen lẫn của quý báu hỗn tạp. Trong đó, còn có vật báu khác lạ: xa cừ, mã não, bị con người tham đắm nên phải ủng hộ, cũng không nhàm dủ, không thể che giấu.

Của cải của Hiền Thánh đều có bảy tướng: như tín tài, cho đến trí tuệ tài. Ở trong đây đều tự ưa thích, tâm vui mừng hớn hở, nhưng không ân cần tự trụ bình đẳng, tham đắm của cải người khác, tâm không bền chắc, ham muốn tạo tác, không gìn giữ trí tuệ, dứt trừ tham ái. Muốn cho trí tuệ đầy đủ, phải dùng trí vượt hơn tham ái kia. Lại nữa, không phải của cải của Hiền Thánh, nghĩa là chí tà tương ưng với nghiệp. Nhưng vì của cải của Hiền Thánh là chí bình đẳng tương ưng với nghiệp, nên nói là tín là tài sản bậc nhất.

Lại nữa, tín gọi là tin tưởng và chấp vào của cải bên ngoài, nhưng ý không hề loạn động nên thành tựu phép nhà và hoàn toàn biết cách dừng lại đúng lúc. Do vậy, chứa nhóm được ruộng phước thiện an vui, cũng giống như pháp Sa-môn trong đây, xuất ly là vui. Ưa thích chốn vắng lặng, niềm vui ngơi nghỉ, thú vui chỗ đạo tràng, nên nói: Lựa chọn pháp thiện là niềm vui, trước uống cam lộ, nói là không có lời giả dối, rất an lành, công đức thành tựu, nên nói vị vị đều an lành.

Duyên nhân duyên này, biết trí tuệ là sáng suốt, vì không có ý ngu, không tương ưng với điên đảo, nên nói rất sáng suốt.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Như Tỳ-kheo A-nan, đối với sáu xúc đã lìa bỏ không sót, đều khiến diệt tận, cũng không có thân, các khổ, vui đã sinh, mà thọ nhận báo khổ, vui đó, cũng không có tâm, cũng không có hình thể, cũng không có các nhập, cũng không có tạo tác đã sinh ra khổ, vui, thọ nhận báo khổ, vui đó, cũng không có chỗ trống rỗng, thiếu thốn, đây là mé khổ.

Hỏi: Nói thời gian của ngữ này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Sáu sự vui thích này là sáu xúc bên trong, đã dứt hẳn không còn sót, buông bỏ các dục đắm, không còn tập nữa, hết sử ái, dứt trừ vĩnh viễn, diệt hết kiết kiến, không khởi.

Lại có thuyết nói: Không có dục, tư duy ác lộ, các dục đã hết, tu hành chỉ quán.

Lại có thuyết nói: Không có dục, được môn giải thoát Vô nguyện, đều thành tựu môn không giải thoát. Tôn giả kia không có thân, cũng không có chí tri, cũng không có nói năng, cũng không có tâm kia, cũng không có trí, cũng không có tự thể kia. Và các nhập bên ngoài chưa hết, thì không có các nhập, cũng không có nội nhập, và pháp khác chưa hết, cũng lại không có, cũng không có đối tượng nương tựa, cũng không có hết hẳn.

Lại có thuyết nói: Tôn giả A-nan kia không có thân, trừ bỏ kiết sử. Như thế, tất cả Tôn giả kia không có thân, tướng mạo của thân. Như thế, tất cả Tôn giả kia không có thân, cũng không có hành vi của thân, hành vi của miệng, cũng không có hành vi của tâm, ý, cũng không có thể kia, báo hành của cảnh giới cũng không xoay lại. Các nhập kia cũng không có tà kiến, các nhập nội ấy là đầy đủ. Dựa vào sự tranh tụng kia, không có quả báo khổ, vui.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la tạo ra thuyết này: Lúc tương ưng với sáu xúc, tức là sáu trơn láng mà thể nhập vào. Đối với xúc kia thì có hệ lụy. Tôn giả kia không có thừa, hoàn toàn đủ, không có dục, đắm ái chưa hết. Tương ưng với tánh ái, ấy là quán căn bản của khổ. Như thế, không có thừa, cũng không có dục, như thế, tương ưng với việc lìa bỏ sự chấp mắc ái, ấy là trụ không có dục. Như khổ kia tương ưng với tánh, dừng lại ở tưởng vô ngã, thị hiện trí tuệ.

Cảnh giới vô dư ấy đều tu hành diệt tận. Tu hành như thế rồi, lìa bỏ sự ngu si, an trụ trong trí tuệ. Vô minh không có dục, bèn khởi có tưởng minh, nên nói là trụ diệt tận vô dư. Tôn giả kia không có thân, cũng không được thân bốn đại, như xứ sở ràng buộc mình, tâm không có khổ, vui, không ghét sự trôi lăn sinh tử. Bốn xứ thần chỉ, nhập sinh, nhập tranh tụng, nghĩa là hoặc chấp mắc mình, hoặc không chấp mắc mình. Như xứ sở kia, là chỗ bốn thần dừng nghỉ, ý xoay lại, chỗ mở mang, tránh xa, những việc này đều bền chắc!

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Mắt hy vọng, ý muốn thấy sắc, đối với sắc bất thiện, mắt không ưa.

Hỏi: Thế nào là mắt hy vọng, ý muốn thấy sắc, sắc bất thiện, mắt không ưa nhìn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sự hy vọng do môn nhãn, ái, giận dữ, biểu hiện nguyên do của nó. Lại nữa, thế nào là mắt hy vọng, chẳng thuộc cảnh giới. Lại nữa, tương ưng với tâm, ấy là có đối tượng soi rọi sinh, ấy là có ích. Như Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Tất cả các sắc, thấy là ngã sở v.v… đều tự quán biết rồi, xa lìa phân biệt chi tiết.

Hỏi: Thế nào là biết sắc dừng nghĩ, không dời động khi đã lìa bỏ quán tưởng chi tiết?

Đáp: Như thế, ấy là vì có sự tụ tập của cánh lạc (xúc), xa lìa cảnh giới, hoặc có đây, hoặc chẳng có kia. Như Phạm chí Trường Trảo nói rằng: Sa-môn Cù-đàm! Tất cả ngã đều bất nhẫn, câu kinh như thế.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thấy Tôn giả Xá-lợi-phất xuất gia, bèn nghĩ rằng: Ta, tất cả không nhẫn, khi thấy hai người kia đều xuất gia, tất cả như điều ta mong muốn, nên nói với Đức Thế Tôn: Như thế, thấy không nhẫn chăng?

Lại có thuyết nói: Tất cả quán đều có nghi.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bèn nói rằng: Nghi ngờ của ông lại có nghi ngờ chăng?

Lại có thuyết nói: Hiện tất cả không phải quán, tất cả không phải.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn lại nói rằng: Đây lại là điều không phải điều mà của ông thấy.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ở chốn nhàn nhã, ưa vắng lặng, ý thường vui vẻ, thân cận tư duy, quán tịnh lạc, tư duy tương ưng với tư duy. Ở chốn nhàn nhã, ưa vắng lặng, tư duy ưa vắng lặng, hai thứ này có gì khác nhau?

Hoặc có thuyết nói: Ở chốn nhàn nhã ưa vắng lặng, do ý dừng nghỉ, tư duy ưa vắng lặng, đã được chỉ quán.

Hoặc có thuyết nói: Ở nơi nhàn nhã ưa vắng lặng, là thể hiện sự nghỉ ngơi của Niết-bàn, tư duy ưa vắng lặng, thể hiện đạo xuất ly.

Hoặc có thuyết nói: Người ở chốn nhàn nhã, ưa vắng lặng, thể hiện ý đoạn thứ hai ở đầu, người tư duy ưa vắng lặng với ý đoạn thứ ba, thứ tư. Lại nữa, có hai tưởng: dứt trừ các kiết sử, nhổ các nhiễm đắm, vui vẻ, người kia đầu tiên không xa lìa, nói là người ở chốn nhàn nhã ưa vắng lặng, nên quán có ba tư duy xứ sở trụ của pháp thiện, nghĩa là tương ưng trụ. Vì có ích tương ưng với chỉ quán, nên nói là vui vẻ, đây là tư duy ưa vắng lặng.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo nên thân với thân quán nhau, chớ khởi tưởng thân, cũng chớ tạo ra tưởng quán.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Quán thân bất tịnh, chớ mê đắm vị, thân cũng chớ khởi tưởng tịnh.

Hoặc có thuyết nói: Thân vô thường, không, vô ngã, nên thực hành quán này, chớ khởi tưởng thân thường, tưởng lạc, tưởng ngã, nên thực hành quán này.

Lại có thuyết nói: Tư duy thân, quán thân, đừng chấp nguyên do thân xuất sinh. Lại nữa, tịnh trừ hành, quán địa, làm xong đại sự, suy tính ác lộ, phương tiện tư duy, đều biết rõ đã diệt tận không sinh, mắt trí tuệ phân biệt đối tượng phản chiếu đều rõ ràng.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Có bốn pháp cú: Pháp cú không thể tan hoại, Pháp cú không loạn, pháp cú đẳng niệm, pháp cú đẳng định.

Hỏi: Cú nghĩa là gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì các pháp cú dứt trừ, nên nói là pháp cú.

Không thể hủy hoại căn thiện, căn thiện không giận dữ. Căn thiện đẳng niệm, đẳng định, không có si là sao?

Hoặc có thuyết nói: Vì tu hành các pháp, nên nói là pháp cú. Không khởi tham dục, tham dục đã hết, không có, không có giận dữ, giận dữ đã hết. Đẳng niệm, đẳng niệm thùy miên, đẳng định, các thứ điệu hí (trạo cử), hoài nghi dứt hết theo. Lại nữa, pháp cú của Sa-môn không thể hủy hoại, giới không có giận dữ, đẳng niệm, cầu oai nghi định, đẳng định, cầu oai nghi trí tuệ.

Như Tỳ-kheo Đàm-ma-đế nói: Lạc thọ là phần của khổ thọ.

Hỏi: Phần, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Có đối tượng thì có phần, đối với lạc thọ kia lại có đối tượng tự nhiên là khổ, thọ khổ thọ có phần thọ tự nhiên của, khổ thọ, lạc thọ, có phần bất khổ, bất lạc, trừ bỏ bất khổ, bất lạc, có phần vô minh, minh tương ưng vô minh là phần minh, sẽ lần lượt dứt hết lẫn nhau. Nhân minh là phần hành, hành cấu uế là phần vô minh đoạn diệt. Tạo ra hành như thế, là phần Niết-bàn, cõi Niết-bàn vô dư diệt tất cả các hành rồi, tạo ra không có phần của Niết-bàn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi rằng nhiều giới, phạm hạnh, lại Đức Thế Tôn nói: Tôn giả Ma-lâu-tử nói: Mạng này, thân này, kiến đế là phạm hạnh ta đã tu.

Hỏi: Thế nào là thân khác, mạng khác?

Ở đây, Tỳ-kheo kiến đế là phạm hạnh mà ta không tu.

Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Mặc dù ghi nhận riêng một kiến, nhưng không ghi nhận riêng kiến khác.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la tạo ra thuyết này: Như thế, mạng này thân này. Ở đây, Tỳ-kheo kiến đế không tu phạm hạnh, vì thấy biết đế là đối tượng đã hướng đến chỗ Tỳ-kheo kia nương tựa, kiến, ấy là soi rọi qua, không dựa vào xứ sở, cả hai đều có lụy hại, hơn hết, là nói như thế này:

Có mười hai nhóm sự

Có thân, có ngã kiến

Tư duy tất cả nhẫn

Pháp cú, mạng Tỳ-kheo.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Thế nào? Thái tử Ma-la vốn là Phạm chí trẻ tuổi trang nghiêm, nên tạo ra hạnh như thế.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tôn giả Ma-la, thái tử, chí ưa mười tưởng, tạo ra thuyết này, nhưng Đức Thế Tôn vì muốn nhổ bỏ các kiết sử, nên lại nói rằng: Người kia muốn cho kiết sử tham dục được diệt hết như thế.

Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này: Như cú ngữ Khế kinh, đã thế, cùng các Phạm chí dị học luận về sự nhóm họp kiết sử, là do tự tưởng mà được. Thái tử Ma-la trang nghiêm ông hãy còn quá trẻ, còn nằm ôm gối, chưa có sắc dục, huống chi là nên có tham dục ràng buộc mê đắm tâm, ý. Kiết sử, nghĩa là sử ái, tham dục.

Hỏi: Đức Thế Tôn quán phạm các tội lỗi thế nào?

Đáp: Như sử tham dục, biết có sức yếu kém, thọ nhận lời răn dạy mà nhiếp giữ. Nếu người kia có sức thì lời nói sẽ không trái. Nếu người có sử tham trung hạ, thì không hóa độ, tức không có năm kiết phần trên. Như vậy, nên giám sát sự này không có khác, cho nên Đức Thế Tôn biết.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo Bạt-đà-bà-lê có đầy đủ hạnh, giới kia không đầy đủ, vì ngồi thiền trên đỉnh núi cao, nơi nhàn tản vắng lặng, Do ở chốn nhàn nhã tĩnh mịch này để ngồi thiền, nên Đức Thế Tôn mới có lời răn dạy này, trời cũng lại răn dạy, trí giả, phạm hạnh cũng răn dạy, cũng tự mình răn dạy.

Hỏi: Nghĩa răn dạy là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người bị quở trách là lời răn dạy hơn hết, cũng răn dạy trời, răn dạy người trí, phạm hạnh, cũng tự răn dạy.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói thường quở trách. Đức Thế Tôn cũng thường quở trách: Người này không phải đệ tử ta. Chư thiên cũng thường quở trách: Sa-môn này không phải Thích tử. Trí giả Phạm hạnh cũng thường quở trách: Đây không phải là pháp bình đẳng. Lại tự trách cứ răn dạy: Ta không phải Sa-môn! Lại nữa, như thế, vì khen ngợi lời răn dạy bình đẳng của Đức Thế Tôn. Như thế, nghĩa Đức Thế Tôn thường trách cứ, như Đức Thế Tôn nói: Thành tựu năm pháp ngồi thiền trên đỉnh núi cao, ở chốn nhàn nhã, vắng lặng, mặc áo mục rách, mà biết dừng nghỉ đầy đủ. Do các vật như cơm ăn, bệnh ốm, thuốc men, tri túc, tạo ra tưởng ái dục. Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng nghĩa để trách cứ, răn dạy trời, cũng tự răn dạy, như đã nói: Trí tăng thượng của thế gian và người phạm hạnh cũng lại răn dạy, như nói: Tăng thượng thế gian, tăng thượng pháp, tăng thượng ngã.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Nói khổ là nói khổ tận, đó gọi là một quán, đó gọi là khổ tận, đó gọi là khổ tận xuất ly, đó là quán thứ hai. Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Hoặc có thuyết nói: Nói là khổ, nói là khổ tập, quán thật quả nhân duyên, gọi là khổ tận, gọi là khổ tận xuất ly, quán thật quả của nhân duyên.

Hoặc có thuyết nói: Thứ nhất quán kiết sử, thứ hai là quán tịnh, lại có thuyết nói: Một là quán vốn đã tạo ra, hai là quán đã qua.

Lại có thuyết nói: Một là quán khổ, hai là quán không có khổ. Lại nữa, thứ nhất là quán hữu lậu, thứ hai là quán vô lậu. Như Phạm chí Makiệt đàn-đề tạo ra thuyết này: Ta thấy sắc đẹp, bá-la-đọa-thệ của ông, ta thấy Sa-môn Cù-đàm ngồi trên chiếc gối đã phai màu.

Hỏi: Nghĩa câu nói ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các căn nói là hư hoại. Phạm chí kia dùng pháp nhãn vô sinh. Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này: Các nhãn căn cũng khác, sách vở của dị học, Phạm chí kia do sự xoay lại này, đi dạo nơi bùn lầy vẫn không thấy nhiễm ô.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Quan sát uy lực của Phạm chí kia, cũng xét lời răn dạy, không có uy lực, không có lời răn dạy, nên vì họ nói pháp.

Hỏi: Thế nào là có uy lực, có lời răn dạy, không phải vì họ nói pháp?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì căn của người, nên có tên là hạnh thiện. Lúc nói hành vi bất thiện, cũng vẫn khen ngợi lời răn dạy. Nếu đối với người kia, ca ngợi hạnh thiện, thì bỏ đi hành vi chẳng lành, nói pháp bình đẳng.

Hỏi: Lại, Đức Thế Tôn vì người nói khen ngợi hạnh thiện, bỏ hành vi không thiện, có phải vì muốn cho Đức Thế Tôn khen ngợi lời răn dạy chăng?

Đáp: Đức Thế Tôn cũng biết giới luật này, Đức Thế Tôn không nói lời này, người kia có răn dạy.

Hoặc có thuyết nói: Không có uy lực của công đức, công đức của lời răn dạy, có răn dạy, đều khen ngợi danh tiếng của họ. Nếu không khen ngợi danh tiếng của họ, thì thật không có hoài nghi, mà tùy lúc nói pháp. Hơn nữa, vì cũng không có phương tiện khéo léo, nên cho dù chỉ bày truyền trao, nhưng cũng không răn dạy. Nếu có phương tiện, thì đối với người kia, cũng bước rụt rè răn dạy họ. Không quán phương tiện, mà quán không phương tiện, là vì muốn cho Phạm chí kia nên phân biệt nói pháp, tùy lúc thực hành quán, đến khiến cho đạt được sở nguyện.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Do người nữ có tám việc ràng buộc người nam: Là ca, múa, bàn bạc, cười, nhan sắc, tiếp xúc, dáng dấp, hình thái.

Hỏi: Nghĩa ân ái là gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thân thể bị thương tật là nghĩa ân ái.

Hoặc có thuyết nói: Thân thể thương tật, thân thể lành lặn là nghĩa ân ái.

Hoặc có thuyết nói: Nghĩa căn, tướng căn ung nhọt của các căn là nghĩa ân ái.

Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này: Yêu tướng người nữ là nghĩa ân ái.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ông lại Như lai Ba-già có bốn cách nói pháp. Đức Phật ấy có vô lượng công đức, vô lượng pháp cú, vị của vô lượng pháp cú là nói rộng.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là bất thiện, là nói ý thứ hai đoạn. Phạm chí kia lại diệt bất thiện, nói là ý ban đầu đoạn, gọi là thiện. Đây là nói ý thứ ba đoạn. Phạm chí kia lại tư duy, đây nói là ý thứ tư đoạn. Phạm chí kia có vô lượng công đức: vô lượng văn tự, nói là pháp cú, trình tự của văn tự, nói là vị của pháp cú.

Hoặc có thuyết nói: Nói là bất thiện. Đối tượng đoạn của Khổ đế, nói là Tập đế. Khéo tư duy Tận đế, nói là Đạo đế. Phạm chí kia có vô lượng công đức, nói là pháp cú, vị của danh thân là vị thân. Lại nữa, Như lai nói pháp có tận, ứng với tất cả pháp, do hai dấu vết: Tập của thân bình đẳng, dấu vết xuất ly, được thân bình đẳng, đều là dấu vết xuất ly. Phạm chí kia không có điên đảo, không có nhẫn, không có việc thiện. Có điên đảo này là có lui sụt. Trong nhẫn thiện, không có vô lượng công đức, do đó tạo ra thuyết này.

Nói là pháp cú, vị cú của ngữ pháp là chữ diệt thân. Như thuyết của Trưởng giả Ưu-bà-lê nói: Như lai, Thế Tôn ở trong bất thiện của dị học ngu si kia để răn dạy.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không thể khiến cho không có người nào tin lửa có thể đốt. Lại nữa, người không có niềm tin kia, biểu hiện nghĩa không có.

Hoặc có thuyết nói: Sự biểu hiện không có người tin kia đã hết. Hơn nữa, ở vào thời đó, Ni-kiền-đồ (chữ Ưu-bà-ly) không có niềm tin, ở trong pháp này, hiện có niềm tin của họ. Như Tôn giả A-nan nói: Tôn giả Xá-lợi-phất đã nhập Niết-bàn rồi ! Nay, tinh thần của Thế Tôn ta bị bế tắc, không biết bốn phương, cũng không tư duy pháp.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy ra sao?

Đáp: Thân không có đối tượng nhận biết hành ác của hiện thân. Không nhận thức bốn phương, nghĩa là tâm hiện tại không có hành.

Không tư duy pháp, nghĩa là hiện không đọc tụng, lại tạo ra lời nói này: Thân không có đối tượng giác, nghĩa là thân hiện tại nói là nặng. Không biết bốn phương: Tâm hiện đang có ngu si. Không tư duy pháp, là hiện không nói pháp. Lại tạo ra lời nói này: Thân không có đối tượng xúc giác, thân hiện đang không có hành. Không nhận thức bốn phương: Tâm hiện có rối loạn, không tư duy pháp, nghĩa là cũng không nghe chuyện xưa dĩ vãng. Lại, Đức Thế Tôn nói: Biết pháp như huyễn Hơn hết nên nói.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Sắc là ngã sở. Nếu nhân duyên đống bọt kia hội hợp, thì sẽ không có số, vật thành tựu sự nhóm họp dần dần. Đã duy trì tính chất không bền chắc, yếu kém, không trụ lâu được. Đa số các kẻ thù gần gũi với kẻ thù, tạo nên sự yêu đắm sắc như thế. Nhân duyên sắc dục hội hợp, căn của hương, vị sắc xúc. Như thế, vô số căn bản của vật sắc, ở trong bào thai mẹ. Ở thai lớn, dài, thời kỳ tuổi sống lâu đi qua, ngay từ bấy giờ, tiến tới trước dần dần, nhóm họp một chỗ, có nam, nữ tổn hại, biết có xứ sở của chúng sanh, hình không bền chắc của chúng sanh. Tính chất của nhân duyên tương ưng với sự bền chắc rất yếu ớt, tạo tác các hành, hóa ra ngần ấy thứ kẻ thù tụ tập, lẽ tất nhiên sẽ hư hoại tan rã. Kẻ thù có sức, thường bị ràng buộc, chắc chắn sẽ hư hoại. Vì tự tánh trụ, gần gũi với kẻ thù, nên nói là sắc như chàm bọt, thọ như bọt nước. Sắc kia như bọt nước trong nước thấm nhuần.

Mưa và gió hợp thành. Như thế, ngã thọ là cảnh giới của các căn, vì đồng sinh với thức, nên nói là thọ như bọt nước.

Tưởng như saóng nắng, vào mùa hè oi bức cực độ, đầy nắng lửa, không có mây che, cũng không có gió, bụi, không có nước uống, bèn khởi tưởng nước. Như thế, tạo ra tưởng ngã đều là huyễn hoặc, vì chúng sanh đều là điên đảo, nên nói là tưởng như sóng nắng.

Hành như cây chuối: Hành kia như cây chuối to, cao chót vót, toàn là vỏ ràng rịt với nhau, giữa cây chuối không có lõi chắc thật. Cũng thế, ngã không được trụ lâu. Ta đã tạo ra ngần ấy thứ hành, nhưng vì chúng không có thật, đều không bền chắc, nên nói là hành như cây chuối.

Pháp của thức như huyễn: Pháp của thức kia như nhà ảo thuật, không có chúng sanh, nghĩa là tưởng có chúng sanh. Vì thức của ngã là như thế, nên nói là thức như pháp huyễn. Vì vượt hơn hết là dòng họ Thích, nên nói là thuyết hơn hết.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Người học sinh ra ba thứ gai.

Hỏi: Về nghĩa của ba thứ gai thế nào?

Đáp: Ba sự nhóm họp này biết có bất tịnh, đó là dâm, giận, si.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Vua Ba-tư-nặc, thế nào đại vương! Ở nơi cỏ, tre, bụi lùm, hoặc đống củi, dùng lửa để đốt cây cỏ kia, lại có các thứ hình khác lạ chăng?

Đáp: Về nghĩa, mỗi thứ đều khác, âm thanh không đồng.

Ngồi thẳng trụ không nhàn

Ngu si không răn dạy

Ưu-ba-ly đã nói

Sắc huyễn và ba gai.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Có bốn pháp xả. Thế nào là pháp xả? Như đã nói: Không phải nghĩa vị cú. Lại nữa, Khế kinh có lời nói thành thật như đã nói, tức là sáu quả của pháp xả kia. Nói Khế kinh này là pháp buông bỏ, như đã nói, tức là sáu quả kia nói khế kinh này là xả bỏ pháp, như đã nói tức là nghĩa này.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Nếu Tỳ-kheo cúng dường người bệnh thì không khác cúng dường thân ta.

Hỏi: Cúng dường người bệnh không khác cúng dường Đức Thế Tôn là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cúng dường người bệnh thoát khỏi tai ách khốn khổ. Lại nói lời này: Phật, Thế Tôn là pháp thường. Cúng dường người bệnh là tăng ích lâu dài các pháp. Lại tạo ra lời này: Người bệnh kia không cúng dường, mà cúng dường Phật, Thế Tôn. Lại nữa, Đức Thế Tôn thương xót các người bệnh, cũng như có người nói với người nuôi bệnh rằng: Ông cúng dường người này, tức là cúng dường tôi không khác.

Lại, Đức Như lai thường tự thương xót chúng sanh. Vì thế, cúng dường Thế Tôn là ủng hộ chúng sanh.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo! Ta sẽ nói pháp với nghĩa lý sâu mầu, là vị của các pháp.

Hỏi: Thế nào là nghĩa, thế nào là vị?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Gọi là tướng của vị, phân biệt danh, đây là nghĩa. Lại nói lời này: Diễn bày là nghĩa, ý vui vẻ là vị. Lại, nói lời này: Tất cả danh là vị, mầu nhiệm là nghĩa.

Lại nữa, nghĩa là dựa vào chương, cú của Khế kinh kia mà phân chia, tương ưng dần dần là vị. Như đã nói: Bà-la-môn nói: Con người nương tựa chỗ nào?

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Nếu có tương ưng với sự lựa chọn ích lợi lâu dài, tức là đối tượng nương tựa của con người kia, ấy là có tên con người sinh ra đẳng phương tiện, cũng như dựa vào lúa, gạo, có tên người sinh ra, lúa, gạo nương tựa đất, đất bị nước cuốn trôi, gió duy trì nước. Ngay trong lúc này, gió làm lạnh hư không, gió bị thuộc về hư không. Hư không thuộc về ánh sáng, sau đó, biết có hư không. Sự chiếu sáng thuộc về mặt trời, mặt trăng, ở trong đó, khi xoay lại ba cõi, cho đến Phạm thiên đều nói với nhau rằng: Phạm thiên, Phạm ca cao thiên. Đại Phạm, nhẫn thành tựu, nhẫn diệt các kiết. Lại nói lời này: Nương tựa Niết-bàn, nương vào Niết-bàn trụ. Làm sao biết được giới của Thế Tôn đã thành tựu, Tammuội thành tựu, trí tuệ thành tựu?

Hoặc có thuyết nói: Do A-hàm biết được. Đức Thế Tôn cũng nói: Ca-diếp ! Ta cũng không thấy trời, người, ma, Phạm thiên, chúng Samôn, Bà-la-môn. Có Sa-môn, Bà-la-môn tự nói: Giới của ta thành tựu, định thành tựu hơn ta, trí tuệ thành tựu hơn ta, giải thoát thành tựu hơn ta, giải thoát kiến tuệ thành tựu hơn ta.

Hoặc có thuyết nói: Thân Như lai tạng. Lại nữa, thọ ký quyết định, trí tuệ thành tựu trong pháp thân, thì biết Tam-muội thành tựu, Tam-muội đã thành tựu, thì biết giới thành tựu, giới thành tựu thì biết có Niết-bàn, ý giáo không thể lường, cũng như Tam-muội trụ, thì ý cũng không lẫn lộn, cũng không phạm giới. Thế nên, Đức Thế Tôn, giới thành tựu vượt hơn, Tam-muội thành tựu vượt hơn, trí tuệ thành tựu vượt hơn.

Hỏi: Vì sao vô thường nói là tâm bất tương ưng hành nhưng chẳng có khổ, không, vô ngã?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì vô thường, chẳng phải là pháp tâm, ý, còn khổ, không, vô ngã là pháp tâm, ý.

Hỏi: Vô thường này là pháp mà tâm nhớ nghĩ, cũng là pháp bất tương ưng với tâm. Nếu thực hành quán không, tư duy không, thì vô thường kia tức là không. Nếu tư duy vô thường, không phải quán vô thường, thì sự tư duy kia là vô thường. Nếu không thực hành quán vô thường, thì vô thường khác, không khác. Lại nữa, trí nhóm họp có nỗi lo khổ, nhẫn biết là không, vô ngã là vô thường. Lại nữa, vô thường, nghĩa là vật không có tướng.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Vô thường này không thể tạo tác xứ sở ở nhà. Bậc phạm hạnh Loa-văn suốt đời tu hạnh thanh tịnh.

Hỏi: Nghĩa Loa-văn, việc ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Xưa có vị tiên tên Loa-văn, tinh tiến thuần thành đầy đủ, mà ở tại gia không có phạm hạnh.

Hoặc có thuyết nói: Như Loa-văn kia có hạnh thanh tịnh, nhưng ở tại gia không thanh tịnh, thiện không thanh tịnh. Lại nữa, Loa-văn tạo ra thư văn, gió, mưa không thể hủy hoại, làm tan nát, ở tục tu phạm hạnh. Đây không phải là thanh tịnh, như A-na-hàm ở tại gia, quyến thuộc vây quanh, đây không phải là hạnh thanh tịnh thiện.

Hỏi: Thế nào là dùng thần túc, có thể ẩn thân, không hiện?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tự hóa thân rất nhỏ.

Hoặc có thuyết nói: Hóa bốn đại Vô Sắc.

Hoặc có thuyết nói: Tư duy cất nhẹ lên, khiến cho thân bay lên hư không, nhục nhãn thấy rộng lớn. Lại nữa, cảnh giới của thần túc không thể tư duy, bàn luận.

Hỏi: Thần túc hóa ra rất nhỏ là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hóa bốn đại Vô Sắc. Lại tạo ra lời này: Cho vật lớn vào vật nhỏ, nặng dựa vào nhẹ, như đã sinh theo, lấy ánh sáng của đốm lửa trong ngọn lửa lớn. Lại nữa, cảnh giới thần túc không thể nghĩ bàn, như đã nói Người tiên có năm, lại nói là sáu.

Hỏi: Nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người tiên có năm, Đức Thế Tôn là trên hết, nghĩa ấy ở đây. Lại nữa, trong năm Tỳ-kheo, Đức Thế Tôn là sáu, đây là nghĩa ấy. Như Tôn giả Bằng Kỳ nói: Ông chọn lựa niệm, thấy, nghe, nghĩ, biết.

Hỏi: Thấy, nghe, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nghĩa là kiết sử, bất tận nói là kiết lưu, tận nói là lậu tận. Lại nữa, các đối tượng nghe, thuộc về phương tiện.

Khi Bồ-tát nghe tất cả phương tiện kia, nói là thấy, nghe, nghĩ, biết. Như Tôn giả Tân-đầu-lư nói: Như đại vương đã nói: Phạm chí Yết-đàbà-lê, ngàn ngàn không biết, không thể tính đếm. Như người ngu kia, là vô minh, bất thiện, không phải ruộng phước tốt.

Hỏi: Người ngu kia không phải là ruộng phước tốt, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như người cày ruộng, không phân biệt ruộng tốt, thì người ấy cũng không biết có ruộng tốt này, cũng không đắm nhiễm, nói là không phải ruộng tốt, người kia cũng không biết có là phải, hay không có là phải, cũng không đắm nhiễm, nói là không phải ruộng tốt. Lại nữa, chỗ hạt lúa nẩy mầm, phải phân biệt tốt xấu, thì mới biết có ruộng tốt, cho nên, người kia không biết, nói là không phải ruộng tốt.

Hỏi: Các đối tượng tranh tụng đều tương ưng với cõi Dục chăng? Nếu tương ưng với cõi Dục đều là tranh tụng chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các người có tranh tụng, tất cả người ấy đều tương ưng với cõi Dục, hoặc tương ưng với cõi Dục, pháp ấy không phải là hành cấu uế của tranh tụng. Tương ưng với giải là pháp không có chấp mắc.

Lại nói lời này: Hoặc có tranh tụng, sự tranh tụng đó không tương ưng với cõi Dục?

Đáp: Pháp nhiễm ô tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, hoặc pháp tương ưng của cõi Dục, pháp ấy không phải tranh tụng chăng? Pháp không nhiễm ô tương ưng với cõi Dục và sự tranh tụng, pháp nhiễm ô tương ưng với cõi Dục, hoặc không phải tương ưng với cõi Dục, cũng không phải sự tranh tụng. Pháp không nhiễm ô tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc và pháp vô lậu.

Hỏi: Các pháp không tranh tụng, tất cả pháp đó đều tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc chăng? Nếu pháp tương ưng của cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả pháp đó đều là không tranh tụng chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các pháp tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả pháp ấy đều là pháp không tranh tụng

Vả lại, không tranh tụng, chẳng tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc chăng? Pháp không nhiễm ô tương ưng với cõi Dục và pháp vô lậu. Lại nữa, hoặc không tranh tụng, không phải tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, pháp không nhiễm ô tương ưng với cõi Dục và pháp vô lậu, hoặc không tương ưng, không tranh tụng. Pháp không nhiễm ô tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, hoặc không là pháp nhiễm ô tương ưng với cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Pháp nhiễm ô tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, quán việc hiện tại

Hỏi: Nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Những việc mình đã làm trong hiện tại mà mắt đeu nhìn thấy, nói là việc hiện tại. Lại tạo ra lời này: Được các sắc căn, nói là việc hiện tại. Lại có thuyết nói: Có hai thứ hiện tại: Căn hiện tại, và ý hiện tại. Đối với căn hiện tại kia, hoặc sắc căn, ý hiện tại hoặc đều là ý không quán. Lại tạo ra lời này: Như tướng của nhãn thức kia, nên nói có ba thứ khổ, vui:

Có thọ, ý thọ, ấy là có tưởng.

Trong pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tư duy tư tướng của chúng nên có thức sinh, nói là hiện tại.

Từ ngoài cảnh giới, thức kia cũng không phải cảnh giới không, hữu.

Hỏi: Ngã: Nghĩa của ngã thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ngã, có nghĩa là thương yêu mình, mê đắm hình thể. Lại tạo ra lời nói này: Nội là ngã sở. Lại nữa, các nhập tự tánh, nhập đó là ngã sở, nhập khác không bền chắc.

Hỏi: Hiện tại và ngã, hai việc này có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Duyên có vật trước kia, gọi là hiện tại, chấp mắc mình nói là ngã sở.

Lại tạo ra lời này: Nhiếp giữ các căn là nói hiện tại, nội là ngã sở. Lại nữa, hiện bày ra duyên trước mắt, nếu có ngã sở thì duyên ấy tự trái.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Phạm chí Tát-tỳ:

Tạo tác các nghiệp sự

Đến Niết-bàn, không nghi

Không có, có diệt tận

Tỳ-kheo không ở thai.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hiểu đạo, Tỳ-kheo kia do đạo này, tự dựng lên chỗ đứng, đều do đạo này, mà tất cả kiết sử đều dứt hết, nên nói là tạo tác các sự nghiệp.

Trụ Niết-bàn, không có nghi: Sự tối tăm được dứt trừ, cuối cùng được trí, không có hữu diệt tận, nghĩa là sinh có, tử không. Tỳ-kheo kia vượt qua sinh, già, bệnh, chết này, để thể hiện sự tốt đẹp của trí kia.

Tự dựng chỗ đứng: Do tu phạm hạnh, do nương tựa, trụ nơi phạm hạnh của các đạo, cầu mong do nương tựa, lại không có, có như thế, có ở thai, có ấy diệt, nói là thai tận.

Tỳ-kheo kia: Đối với việc xin cầu pháp, thể hiện diệt hết, như đã nói: Dù có nhiều Bà-la-môn:

Ta thấy đời trời, người

Trừ hạnh không nhơ sạch

Nên ta lễ Đại tiên

Cứu thoát vô minh, nghi.

Hỏi: Khi nói lời này, ý nghĩa thế nào?

Đáp: Như ta thấy, tìm về cội nguồn, nên nói là ta thấy trời, người thế gian.

Không có cấu uế: hiện không có lệ thuộc. Làm sao biết được? Do Nhất thiết trí lìa bỏ ái dục, loại trừ dần không có cấu uế. Tất cả tịnh hạnh của Bà la-môn, vì đã hoàn thành sự lìa bỏ ái dục, không có tranh tụng, nên nói là thời gian Bà la-môn tập nghiệp, quán sát điều mà họ mong cầu, nên nói: Lễ Đại tiên. Điều mong cầu do đây, nhưng pháp lớn lao, Như lai ta do pháp lớn này, nên nói là đại. Do được trí, nên nói là thấy Tam-muội, nhổ được gai nghi, cuối cùng trao cho ta Tam-muội:

Ta không kham giải thoát

Tẩy trừ nhiều dáng mặt

Pháp là trí mầu nhiệm

Như thế, vượt dòng chảy.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Ta không kham giải thoát: Rửa bỏ dáng mặt nhiều (Phạm chí) tự hiện trong thể, thể hiện rõ ràng pháp tịnh, là trí mầu nhiệm. Như thế, có thể lội qua dòng chảy, duyên hai đẳng kiến, có quán nhân ngu, nhân tịnh.

Nghĩa trụ đem nuôi bệnh

Giảng rộng lý vô thường.

Sáu văn, bốn nạn cách

Hiện lộ tịnh chẳng kham.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Rốt ráo không kinh sợ

Không buộc, cũng không nghi

Đã nhổ các gai hữu

Đây là thể sau rốt.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Có hai sự rốt ráo: Dục rốt ráo diệt tận và mọi việc làm đã xong, tu phạm hạnh nhờ đó vượt qua, cuối cùng duyên theo thiên, trí này mà tu lý định, cũng không kinh sợ, ở trong thể vô ký cũng không e sợ, cũng không kinh sợ già, bệnh, chết, nên nói là không kinh sợ. Như có Phạm chí lạ, không do thật trí, không do oai nghi chân thật, bèn tạo ra lời nói này: Khen ngợi người kia, người này, khen ngợi thân mình. Trí cuối cùng này không như trí cuối cùng thành tựu của thuyết kia, nên nói là không phá giới trộm kia. Tận: Là tận sinh, nên nói đây chính là thể sau. Ái của ba cõi đã hết, cũng không có ràng buộc chấp mắc, vì quán này, nói là duyên kia, nên nói là lìa gai của ba hữu, nhân duyên hết không hề dư sót.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Đây rất là rốt ráo,

Dấu vết diệt trên hết

Diệt tất cả các tướng

Dấu vết tịnh, thường còn.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Lời nói này chính là lời rốt ráo thể hiện việc cuối cùng dừng nghỉ, hiện ba lửa chấm dứt, hiện Niết-bàn hữu dư. Dấu vết, nghĩa là chỗ tác động của hiện trí, cùng tận tất cả các tướng: tướng chúng sanh, phương tiện mà chúng sanh đã thực thi là dáng mạo đầu tiên, chính giữa, sau cuối. Tác, nghĩa là quán tất cả kiết.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Lời ái niệm sau cuối,

Nhờ tình thân bè bạn

Không nên làm, bèn nói

Người trí đều phân biệt.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Lời nói giấu giếm tương ưng với chúng sanh, nên nói là lời ý niệm, ở trong đó đã có bạn thân có hai lợi ích: Người kia không lợi ích người đó người đây, hai bạn thân, khi chỉ trao cho người kia, người trí đều phân biệt biết. Do kiết kia, kia đây đồng chung.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ngay từ bấy giờ, lúa rất quý đối với sự đói kém, sinh mầm, không sinh hạt.

Hỏi:Thế nào là nghĩa mầm?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì ăn, nên truyền trao gọi là mầm. Lại nói lời này: Vì trù tính, lựa chọn, nên nói là mầm. Gieo trồng hạt giống, sinh ra một cọng, nên nói là cọng. Lại, do các thứ hạt lúa cũng không nảy mầm, nên gọi là mầm.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo nên học tự nhiên, tự nương tựa vào pháp, tự nhiên nương tựa pháp, không nên nương tựa vào điều gì khác.

Hỏi: Ngã nhiên, pháp nhiên, pháp quy có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ngã nhiên nghĩa là ngã tốt, tự nói việc ấy, pháp nhiên là vui mừng hớn hở.

Hoặc có thuyết nói: Ngã nhiên nghĩa là thân của thân nội, quán thọ tâm pháp. Pháp nhiên là pháp tâm thọ về quán thân của thân ngoài. Lại, tạo ra lời này: Ngã nhiên tư duy ác lộ. Đối với pháp, thuận theo pháp, là pháp nhiên. Lại nữa, thân cận thiên tri thức và nghe pháp là pháp ngã nhiên. Tư duy ác lộ, muốn làm việc dục ác kia là pháp nhiên. Răn dạy dục, nó về việc dục kia, nghĩa là muốn vì các việc như thế, tức là sự dục kia.

Lại, Đức Thế Tôn nói: A-nan, nếu sự sinh là ý, thì cái có của ta duyên của Tỳ-kheo tăng, ta có Tỳ-kheo tăng này, ta sẽ bảo vệ Tỳ-kheo tăng. Đức Thế Tôn lại nói rằng: Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên tìm kiếm Tỳ-kheo tăng mà ta còn không thu nhận, huống chi là ông? Ông là người ăn đàm dãi, ngu độn!

Hỏi: Phật nói lời này với nghĩa thế nào?

Đáp: Hoặc tạo ra lời này: Như Thế Tôn kia, Xá-lợi-phất, Mụckiền-liên đang tìm kiếm Tỳ-kheo tăng mà ta còn không thâu nhận.

Hoặc có thuyết nói: Xuất định từ, tìm kiếm Điều-đạt, xuất định Tam-muội? Tôn giả A-nan nêu câu hỏi này. Lại nữa, hiện đang dựa vào ngã tận, do câu Khế kinh ở trước: Ta sẽ chở che đệ tử, do hai câu Khế kinh, chứ không phải nhân duyên của ta, từ bi đối với Điều-đạt kia.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Có mười pháp ái này, xót thương, nghĩ đến sự nhuần thắm sợ hãi của thế gian. Vì sao? Vì ái của giới, học rộng, phạm hạnh, kiến xót thương, mừng, vui vẻ.

Hoặc có thuyết nói: Tạo ra quả thiện. Lại nữa, tạo ra rất nhiều tưởng.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Trưởng giả Bà la-môn Na-ca-tần-nhan nói thế này: Mắt thấy sắc, ấy là vui vẻ.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như hình này, người kia không có ca, múa, xông hương, thoa mình, giá trị của hương rất quý.

Hoặc nói lời này: Nhân của nữ phường chèo, trổi nhạc, cười đùa, cho nên nói như vậy. Lại nữa, vì duyên nữ dục, nên nói lời này, không phải không là cảnh giới ở nhàn nhã, có thể tạo ra sự ngang trái của ái dục, lợi, suy yếu, chê, khen. Vì lợi dưỡng, nên cư trú ở núi, chằm, như Tỳ-kheo-ni Đàm-ma trần-na nói: Lạc thọ bị dâm sai khiến, khổ thọ bị giận dữ sai khiến, bất khổ, bất lạc thọ bị vô minh sai khiến.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là lời răn dạy của Như lai.

Lại, tạo ra lời này: Đây là ý nghĩa lời khuyên bảo của Như lai, nên nói đáng nói, nên nói không đáng nói.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói đáng nói. Vì sao? Vì như Đức Thế Tôn nói: Ta sẽ nói pháp có nghĩa, có vị, vị đúng giảng nói, nên nghĩa cũng đáng nói. Nếu nghĩa không đáng nói, thì nói pháp sẽ không có nghĩa.

Hỏi: Nói nghĩa là nói vị, cả hai đều nói. Thời gian của nghĩa vị có nghĩa, có vị. Nếu đã nói: Vì muốn cho nghĩa, vị khác với pháp chăng? Nếu nghĩa lý khác với pháp, thì không như văn của Khế kinh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nghĩa có thể nói lần lượt danh nghĩa, là nói danh. Đối với nghĩa, nên nói không thể nói. Lại nữa, tưởng đã tạo ra lời nói, không có tưởng đã tạo ra nghĩa, cho nên nghĩa không thể nói.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ta sẽ nói pháp ban đầu thiện, giữa thiện, sau cuối thiện.

Hỏi:Thế nào là ở trong sự giáo hóa của pháp này? Thế nào là đầu tiên? Thế nào là chính giữa? Thế nào là sau cuối?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Giới là đứng đầu, tư duy ác lộ là chính giữa, Niết-bàn là sau cuối.

Lại tạo ra lời này: Sơ học là đại giới, trung học là tăng trưởng tâm, học sau cuối là tăng trưởng trí tuệ. Lại nữa, khi nói pháp, duyên hiện ban đầu, thọ nhận hóa độ ban đầu, xoay lại tiếp nhận hóa độ là chính giữa, sau là rốt ráo. Người kia đối với ban đầu này là bắt đầu Kiết, chính giữa là trong nguồn Kiết, sau cuối là bắt đầu Kiết, nên nói: đầu tiên thiện, chính giữa thiện, cuối thiện.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Như đã nói: Do ba việc không quên mà nhớ, nhận lấy tướng gốc, tự duyên vật của mình, không mất chỉ thú của bổn tướng kia.

Hỏi: Khi nói lời này, ý nghĩa thế nào?

Đáp: Cảnh giới gốc xưa, nhận lấy, giữ gìn, che chở, vì là tưởng thọ nhận, giữ gìn, nên nói là thuộc về tưởng gốc. Tự nhiên đối với nhân duyên xoay lại mình. Tự nhiên, là phương tiện tự nhiên, thân cận tự nhiên, nên nói là tự nhiên. Đối với mình, thường hàng phục tâm, ấy là có thức giữ gìn, nên nói nhớ dai không quên. Như đã nói: Như thế, đối với pháp giữa, pháp trụ, pháp không pháp duyên như thật, là nhân duyên, nói là nhân duyên sinh.

Hỏi: Nói lời này, nghĩa nó ấy thế nào?

Đáp: Như thế, các pháp ở giữa, nghĩa là pháp tu hành kia. Pháp trụ là không có thay đổi. Pháp không: là quả chắc thật của nhân duyên.

Như thế, biết tu hành, nhân duyên không khác, nghĩa là quán hạnh đã làm ra.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Xúc là một góc. Tập xúc là hai góc giữa chỗ thọ.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa lý thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Xúc là một góc, việc đã làm là tưởng tập. Tập xúc là hai góc, giữa chỗ thọ, nghĩa là khác. Lại nữa, vô minh xúc, sáu nhập xúc là tập. Vô minh sinh xúc, chỗ thọ ở trong đó.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Thế nên, Tỳ-kheo nên học như thế. Tưởng như xuất gia, hàng phục tâm mình.

Hỏi: Khi nói lời này, nghĩa của lời nói đó thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là lời khuyên bảo của Đức Thế Tôn, bấy giờ, vì cầu giải thoát nên xuất gia học đạo. Lại nữa, vì đồng xuất gia, nên nói lời này.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở trong đó, đồng tử Ma-la, Tỳ-kheo khác, nên làm những gì? Khi tuổi còn quá trẻ, xuất gia chưa lâu, ngày học đạo còn nông cạn, cho đến pháp nhập này cũng lại chưa lâu, vì sao hiện nay, ông tuổi đã già, hình hài đã chín muồi, trưởng lão lại muốn cùng ta nhanh chóng cầu răn dạy?

Hỏi: Khi nói lời này, với nghĩa thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tỳ-kheo trẻ tuổi lại nghĩ rằng: Người này tuổi già mới muốn học tập, chúng ta cũng nên học tập về sau, rồi tha hồ làm các việc.

Lại tạo ra lời này: Tỳ-kheo trẻ tuổi bèn nghĩ rằng: Tỳ-kheo này tuổi già như thế, cũng không thể theo kịp, huống chi chúng ta có được gì đâu. Không có chí khí mạnh mẽ. Lại tạo ra lời này: Tỳ-kheo trẻ tuổi kia nên biết rằng: Tỳ-kheo kia cầu chỉ dạy, huống chi cầu đạo.

Lại tạo ra lời này: Rất nhiều người thấy, nghe Tỳ-kheo trẻ tuổi, huống chi chúng ta. Tỳ-kheo kia cầu chỉ dạu, huống chi Tỳ-kheo trẻ tuổi mà không cầu chăng? Lại nữa, đây là lời căn dặn của Đức Thế Tôn, mọi người đừng nên có ý uể oải, mỏi mệt. Vì sao? Vì nhiều kiếp xa xưa, Đức Như lai Đẳng Chánh Giác đã từng ngồi tham thiền trên tận đỉnh non cao, trong rừng chằm ở chốn thanh nhàn, lại còn ca ngợi ngần ấy việc, nhưng không ở trong đó, nhưng Đức Thế Tôn khen ngợi đức nhàn kia, cũng ở trong cảnh nhàn đó.

Hoặc có thuyết nói: Khi xưa, không có chỗ nhàn nhã, núi chằm, rừng rậm, thôn xóm liên tiếp nhau, gà đều bay qua.

Hỏi: Nếu không có chỗ ở nhàn nhã, thì vì sao, nay Đức Thế Tôn lại khen ngợi?

Đáp: Đức Thế Tôn khen đức ở nhàn quá khứ. Lại, tạo ra lời này: Vào thời kỳ đó, Đức Phật giáo hóa chúng sanh, bấy giờ, không lấy chỗ ở nhàn nhã, để làm việc giáo hóa, vì e không thâm nhập trong giáo, luật của Phật. Lại tạo ra lời này: Bấy giờ chúng sanh quý trọng tư duy định, không thừa nhận ở chốn vắng lặng nhàn nhã kia. Do vậy, Đức Thế Tôn phải thọ nhận hóa độ chúng sanh trong thôn xóm, khởi quán ác lộ. Lại tạo ra lời này: Lúc ấy, ý chúng sanh phần nhiều chấp mắc thú vui, đều không bằng lòng chỗ nhàn nhã, e ý chán không chịu ở chốn thanh nhàn.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Lời này là lời trong câu Khế kinh ở đây, ai có khả năng kham nhận? Điều-đạt đã có lần biện luận ở trước Thế Tôn, Thế Tôn cũng không dừng ở trong đó. Các người vui sướng khen trong việc phá hoại tăng. Thế Tôn cũng nên như thế, người kia không có duyên, cũng không có người kia không trái nghịch, cũng không thể có Tỳ-kheo tốt lành như thế, lại theo lời nói ác của người kia ở trước Như lai. Vì sao? Vì pháp tương ưng với công đức của Thế Tôn, không ai có thể biết. Các người ở chỗ nhàn nhã, lễ kinh, thờ phụng ấy là biết người kia. Thế nên, Thế Tôn không chấp nhận. Vì sao? Vì vốn Thế Tôn Đẳng Chánh giác, cho đến thọ ký cho đệ tử trụ pháp bình đẳng. Nhưng lại Thế Tôn nhập Niết-bàn đã lâu, bấy giờ lại trụ !

Hoặc có thuyết nói: Chúng sanh kia là đối tượng hóa độ của Phật, cho nên Thanh văn không thể giáo hóa.

Lại tạo ra lời này: Bấy giờ, chúng sanh quý trọng chỉ quán, Phật nói pháp vào thời điểm đó. Lại nữa, vào thời kỳ này, tuổi thọ của Như lai rất dài. Thời kỳ đó cũng như đất Diêm-phù-lợi hiện nay, sau đó, trong tuổi thọ ngắn ngủi ngần ấy của thế gian, vì các chúng sanh được hóa độ và đường khác. Ta quán lời răn dạy của Khế kinh trong quá khứ, vị lai đã nói là nhằm răn dạy Thanh văn.

Nói xong đời rõ chúng tăng ta,

Thọ không có thọ không thể nói

Khéo nói ba pháp và cánh lạc

Tuổi trẻ khôi ngô, khen ngợi gốc.