LUẬN THÍCH PHẬT MẪU BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA VIÊN TẬP YẾU NGHĨA
Tác giả: Bồ-tát Tam Bảo Tôn
Tạo bản Luận: Bồ-tát Đại Vực Long
Hán dịch: Đời Triệu Tống Sa Môn Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Kính lễ Bát-nhã Ba-la-mật,

Mẹ sinh ra tất cả chư Phật,

Nương nhờ pháp Bát-nhã cao quí,

Rốt ráo không đam mê trần cấu,

Tự tánh lìa vì cõi chư Phật,

Khiến chúng sinh vui được tương ưng,

Năng thủ sở thủ đều mất hết,

Trong đó tánh thường không thể lập,

Do đã giải thoát hai thứ chấp,

Đoạn kiến-thường kiến-thảy dứt trừ,

Từ Nhất Thiết Trí mà sinh ra,

Kính lễ Bậc Trí đến bờ giác.

Bộ Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Viên Tập Yếu Nghĩa do Bồ-tát Đại Vực Long soạn ra bản luận, nay tôi giải thích tóm tắt các hành tướng với mục đích, giúp các người trí còn thấp kém, hạn hẹp, muốn suy nghĩ ghi nhớ các nghĩa lý kinh này, nhờ tóm tắt ấy mà biết được. Như lời tụng đã nói:

Thắng Tuệ được thành tựu,

Trí Như Lai không hai,

Trong đó nghĩa tương ưng,

Hai thứ tiếng và pháp.

Ở đây nói Thắng Tuệ v.v… tức là Tuệ Đáo Bỉ Ngạn (trí tuệ Ba-lamật) Tuệ tức: Văn, Tư v.v… các Tuệ “Ngạn” (bờ) tức là bến bờ. “Đáo” tức là qua sông mà đến được bờ. Nghĩa là do trí tuệ mầu nhiệm, thanh tịnh, nên có thể đến được bờ giác ngộ kia.

– Hỏi: Người nào có thể đến được? Đáp: Đó là các Bồ-tát.

– Người ấy đã thành tựu được những gì? Tức là thành tựu được pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa “Thành tựu” có nghĩa là làm nên. Như thế là đã hòan thành tánh quả, làm tăng thêm ý lạc. Như diễn giảng, chỉ bày về những nghĩa lý giáo huấn của tám ngàn bài Tụng Bát-nhã, gọi là đã thành tựu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng phải là từ âm thanh thuyết giảng về Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm nên. Nếu như thế thì căn cứ vào nghĩa nào mà bảo là đã thành tựu được pháp ấy? Do đó, Tụng nói: “Trí không hai” “Không hai”, nghĩa là không có hai tướng, nên gọi là không hai, tức trí không có hai thứ ấy nên gọi là trí không hai. Như thế là đã nói rõ, ở đây là Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã lìa hẳn năng thủ và sở thủ (người chấp và vật bị chấp), chính đó là trí không hai. Bồ-tát đã thành tựu được trí như thế, nên đối với các cảnh của Sắc v.v… còn chấp lấy và vướng mắc vào tướng của vật bị chấp và tâm của người chấp thì trí không hai tất sẽ có trở ngại.

– Hỏi: Nếu các Bồ-tát đã thành tựu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế tại sao không nói ngay đó là Như Lai?

– Như Lai đối với mọi việc đều siêng năng tu hành các hạnh và được thành Phật.

Luận tự đáp: -Như Lai, là Như Lai ấy “Ấy” tức là Bát-nhã Ba-lamật-đa. Còn Như Lai, là như thật mà nói, nên gọi là Như Lai. Vì Như Lai đã lìa hết tất cả các màng lưới buộc ràng của sự phân biệt. Vậy Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là Như Lai, trong đó không hai, cũng không có phân biệt .

“Không hai” vì Như Lai không lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nhưng cũng không là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao gọi là không phân biệt? Vì nó như ánh sáng của ngọn đèn, nghĩa đó là như thế. Tức cần phải hiểu biết đúng như thật, như các bậc trí. Cho nên có lời Tụng nói:

Chẳng trí lìa nơi không,

Chút pháp nào mà được,

Ý này nói về lìa,

Tánh lìa-chẳng xa lìa.

Hai không ấy khác thức,

Không chút pháp để chấp,

Hai không thật nên đổi,

Hai ngã tánh chẳng lập.

Do đấy mà chứng biết. Đối với tướng như thật, đức Thế Tôn đã nói như vậy. Thế nên, chủ thể nhận thức và đối tượng được nhận thức, nếu có tự tánh thì các phân biệt v….v…sẽ có chỗ để nương nhờ.

Ở đây có ý: Nếu Bát-nhã Ba-la-mật-đa thành tựu được trí không hai, tại sao lời Tụng lại nói giáo đạo là hai? Tụng đã tự đáp: Về nghĩa tương ưng và tiếng thuyết giảng đạo giáo nơi hai cái đó thì trong tiếng nói thuyết giảng đã bao gồm đạo giáo.

Hai nghĩa tương ưng, nay sẽ lần lượt nói rõ.

Khi nói có hai thứ đạo giáo cùng với nghĩa của Bát-nhã Ba-la-mậtđa hòa hợp tương ưng nhau, tức “Tiếng nói về đạo giáo, có hai” là nói về tiếng ấy, như trước đã giải thích.

Đạo giáo có hai là Bát-nhã Ba-la-mật-đa phương tiện, ở trong tiếng thuyết giảng đã bao hàm sự cất chứa, giống như các loại chủng tử do Thức cất chứa. Nên biết là như vậy.

Tiếng Bát-nhã Ba-la-mật-đa, giảng nói gồm có hai nghĩa:

  1. Là cao tốt hơn hết.
  2. Là chủng loại

Về “sự cao tốt hơn cả”, là chỉ cho tướng của trí hai không. Còn “Chủng loại”, là có hai loại, một là đạo giáo và hai là tự tánh. Vì hai thứ đó hòa hợp, mà hiện bày ra mới có việc diễn giảng, chỉ bày và nương nhờ vào pháp v.v… như thế. Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy, có những lời lẽ, nghĩa lý, diễn nói đầy đủ cả ba mươi hai phẩm, không thêm không bớt, trong đó nói về việc xua tan mười thứ phân biệt tán loạn, lại cũng

làm sáng tỏ mười sáu thứ không. Tiếp đến Tụng nói

Nương dựa và tác dụng,

Sự nghiệp đồng tu hành,

Phân biệt tướng và tội,

Khen ngợi sẽ nói tiếp.

Ở trong bài tụng nầy, có nêu ra sáu thứ, đó là nương dựa-tác dụngsự nghiệp-tướng-tội và khen ngợi. Sau đây sẽ trình bày rõ:

Nói ”nương dựa”, nghĩa là đức Thế Tôn trước hết nói về trí. Vì trí là chỗ phải nương nhờ. Có những pháp môn sâu kín-cao xa, nhưng khi diễn giảng, giải thích thì liên tục và lưu loát. Chẳng phải Tôn giả Tubồ-đề, tự có khả năng nói được như thế, mà chính là đã nương nhờ, hòa hợp vào trí đó.

Hỏi: Phật nói về trí, vậy tướng của trí như thế nào?

Đáp: Như ở đầu tám ngàn bài Tụng của Kinh Bát-Nhã này, Đức Phật bảo: Này Tu Bồ-Đề! Tùy theo sự ưa thích, ông được phép nói ve pháp Bát-Nhã Ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-Tát – Nên biết, sở dĩ pháp Bát-Nhã Ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-Tát được nói là do thần lực của Phật giúp đỡ, nên Tôn giả Tu Bồ-Đề mới trình bày, diễn nói pháp Bátnhã Ba-la-mật-đa một cách lưu loát, không chướng ngại. Các nghĩa nói ở đây, thuộc phẩm thứ nhất của Kinh này.

Nói “Tác dụng” tức là có tác dụng làm cho tiến bộ thêm lên. Nghĩa là Phật nói về trí, để khiến tiến lên bậc cao hơn.Vì nói pháp môn này, tức là nói lên tác dụng, khiến cho chúng Bồ-tát lần lượt tiến triển hơn. Do đó mà nói ra pháp môn ấy.

Nói “Sự nghiệp”, là sự nghiệp đã được làm nên, cứ như thế mà phát khởi, tức nương vào lời dạy của pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, an trú như thế, nên phải siêng năng, mạnh mẽ, hăng hái mà tu hành, quyết chí trừ bỏ mười thứ phân biệt tán loạn, rồi lần lượt phân biệt đến mười sáu thứ không. Nên biết như thế.

Nói “Tướng”, là sự tiêu biểu, vả lại tướng còn là hình tướng. Ở đây là sao? Tức là nếu Bồ-tát đối với pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, trong lúc chép, viết, hoặc đọc tụng mà có người nổi lên tâm nghi ngờ, thì đó là tướng của ma sự (việc làm sai chính pháp), nếu không có nghi ngờ thoái lui, là tướng của Bồ-tát.

Nói “Tội”, nghĩa là gây trở ngại, khó khăn đối với pháp, cũng như chê bai chánh pháp hoặc sinh ý tưởng xấu, độc ác đối với pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa… đấy là những việc gây tạo ra tội báo.

Nói “Khen ngợi”, tức là ca tụng các kết quả phước đức; như kinh nói: Nếu có người lấy bảy báu đầy ắp trong ba ngàn Đại thiên thế giới đem bố thí, và nếu có người thọ trì, đọc tụng v.v… pháp Bát-nhã Ba-lamật-đa này, thì phước này sẽ hơn phước bố thí kia rất nhiều. Trong đây lại nói do nghĩa gì phải nương dựa vào đó. Cho nên Tụng nói:

Đủ tin dùng làm Thể,

Thầy giúp riêng, thuyết chứng,

Khi nói, những nơi nói,

Tự lượng được thành tựu.

Ý ở đây thế nào?

Nói “Đủ tin”v.v… tin là lòng tin thanh tịnh, các Bồ-tát nhờ tin ấy, đối với những lời dạy sâu xa, có thể phát sinh hiểu biết thấu đáo. Có sự tin thế đó nên gọi là tin đủ. Đủ tin ấy để có thể làm “Thể”. Thể là thân thể, ví như do đâu mà có thân, rồi cứ mãi liên tục tu tập. Nghĩa của các hành tín cũng vậy.

Nói: Thầy giúp riêng cho sự thuyết chứng, nghĩa là đức Thế Tôn là bậc Đại Sư, tuyên nói pháp môn này riêng cho các chúng Bồ-tát, để từng người cũng tự tuyên nói được. Nói như vậy rồi, từng người tùy theo đó mà biểu thị.

Nói: “Khi nói-những nơi nói”. Thì “thời” nghĩa là: Nơi chốn hòa hợp được biểu thị khi nói, mỗi một khác biệt, nhất định là nghĩa có được nên khắc ghi và giữ lấy. Nên biết hỏi người thuyết pháp phải được nghĩa gì? Bài Tụng đã tự đáp: Tự lượng được thành tựu. Nghĩa nầy thế nào? Tự, nghĩa là chính mình, lượng là tự lượng, là lượng tự mình đạt được không có mâu thuẩn. Còn thành tựu nghĩa là thành thục mọi việc đầy đủ, tức là người thuyết pháp, các việc đã nói ra thảy đều tự lo liệu chu toàn.

Như bài tụng này nói:

Người thuyết pháp nên biết,

Thời thế gian hai nơi,

Người nói có cùng chứng,

Về sau được như lượng.

Trong đó ý nói gì?

Nói “Người thuyết pháp” là người nói pháp khi còn ở thế gian.

Nói “Hai”, nghĩa là ở trong tướng thế gian, trước tiên phải hiểu rõ khi nào thì nói, nói ở những nơi nào, sau đó trí mới nương dựa vào như lý mà nói.

Hỏi: Nói đó, là nói cái gì? Lời tụng đã tự đáp: Nói tức là có sự đồng chứng, nghĩa là có sự hòa hợp giữa đồng chứng và nói.

Hỏi: Làm sao để được như lượng?

Đáp: Sở dĩ lượng có được là nhờ những lời nói chân thật kia, chẳng phải đến bây giờ ở đây mới nói nghĩa đó.

Ở đây lại dùng nghĩa gì để có thể chứng minh và khen ngợi về ba mươi hai phẩm cao quý? Cho nên tụng nói:

Tập hết thảy như vậy,

Ta nghe điều ta nói,

Nghĩa hòa hợp là vậy,

Ba hai pháp cao tột.

Ở đây nói hết thảy đều cùng giống như nhau.

Nói hết thảy nghĩa là khắp tận nơi nơi. Những gì là tận khắp nơi nơi? Đó là sự tu tập, tu tập những cái ta nghe. Như thế nghĩa là khẳng định việc làm như vậy, pháp đó là như vậy.

Nói về những gì ta nghe v.v… thì ta là tự tướng được nghe mà thành, là nghe tiếng tức là nghe được tiếng của pháp đó. Tổng ý ở đây: Hoặc là như vậy, hoặc là ta, hoặc là nghe, tất cả hợp lại mà thành, nên ở đây mới nói: Ta nghe v.v..

Gọi “vân vân”; những cái cho là vân vân ấy là nghĩa gì? -Đáp: Vân Vân là gồm cả nơi chốn và thời gian lúc nói pháp.

Gọi “nói”, là giảng nói và chỉ bày.Thế nên ở đây nói: Ta nghe như thế v.v…, nghĩa là các điều được nói ra đều hòa hợp với nghĩa lý như thế.

Nói, tức là điều dù có tạo tác hoặc không tạo tác, thì nó cũng đã hòa hợp từ xưa,bây giờ cứ tuần tự giảng nói, đó là nghĩa cao tột nhất.

Cao tột tức là cao quí hơn hết. Nói thế ấy, tức là những giáo pháp, những điều giảng nói đã rõ ràng.

Hỏi: Ở đây nói những gì? -Lời tụng đã tự đáp: “Là ba mươi hai pháp cao quí”.

Ba mươi hai, đó là số lượng nhất định, tức số lượng các nghĩa lý được nói như thế. Vì thế nên biết, các điều được nói ở đây cũng không giảm bớt.

Hỏi: Có mười vạn bài tụng, trong kinh Bát-Nhã Ba-la-mật-đa này nói đến nhiều thứ Không. Còn tám ngàn bài tụng, trong kinh Bát-Nhã Ba-la-mật-đa, thì nói có mười sáu pháp Không. Như thế, đối với các điều kiện nói kia làm sao bằng được? Vì có nghi này, nên có lời tụng ngăn lại, tụng nói:

Phân biệt mười sáu tướng,

Các Không theo thứ tự,

Trong tám ngàn tụng nói,

Hiểu phương tiện khác-nói.

Ở đây nói về phân biệt v.v.., tức là phân loại vô số thứ tự rồi sắp xếp riêng ra từng loại, nên gọi là phân biệt. Vả lại, phân biệt còn có nghĩa là chủng loại, giống loài. Các chủng loại đó, là nghĩa của đủ các thứ tính chất.

Trong ấy phân biệt cái gì?

– Đó là phân biệt những pháp Không.

Phân biệt những pháp không nào?

– Là mười sáu pháp Không.

– Mười sáu, đó là số hạn định. Mười sáu pháp Không nói ở đây, cùng với các nghĩa lý đã nói của mười vạn bài tụng trong kinh Bát Nhã kia, đều là như nhau. Lời tụng nói: Trong tám ngàn bài tụng nói, tức là những điều đã nói trong tám ngàn bài tụng của kinh Bát Nhã nầy, là nói những gì? Theo như tụng nói, là nói đến các thứ lớp của nó. -Nói “thứ lớp”, nghĩa là không vượt qua. Chẳng vượt qua pháp nào? Tức là tiếng nói về Không. Cho nên, lời tụng sau đã nói: “Hiểu rõ phương tiện khác, mà nói”.

Có nghĩa như thế nào? Khác, nghĩa là pháp riêng khác. Đối với pháp riêng khác đó, giữ lấy phương tiện. Thế nên, điều nói ấy là khác phương tiện nói “Hiểu”, tức là hiểu, phải nên phân biệt như thế mà hiểu biết. Nói “Hiểu rõ phương tiện khác” tức là phân biệt để nói rõ pháp Không. Lời tụng lại nói:

Nay tám ngàn tụng này,

Nói đủ nghĩa không thiếu,

Tùy ý tóm tắt tụng,

Nghĩa sao thì nói vậy.

– Nói: “Nay tám ngàn tụng này”, là chỉ pháp cần biết.

– Nói: “Không thiếu”, tức là không giảm bớt hay thiếu sót.

– Không thiếu sót những gì? Tức là nói đúng nghĩa. Tức là những điều nói ra thì nghĩa của nó cũng rất đầy đủ. Có kẻ hỏi: Những điều nói đó vì sao các tụng lại tóm tắt? Tụng đã tự đáp: Tùy ý thích mà tóm lược tụng. Nay chỉ nói có tám ngàn tụng, vì tùy theo ý vui rất cao cả của người nghe pháp mà giảng giải chỉ bày. Thế nên có tóm lược tụng. Tóm lược, tức là nói ngắn gọn lại.

– Nói: “Nghĩa sao thì nói vậy”, là nói nghĩa của nó là như thế. Lại hỏi: Tụng bảo rằng nói đúng như lời nói, tức là như lời nói ấy thì đó là lời nói đúng với lý đã thành tựu. Không phải là nghĩa lý của pháp Bátnhã Ba-la-mật-đa đây có sai khác nhau mà vì tùy vào trình độ căn cơ có thấp-vừa và cao để tùy ý thâu nhận, hiểu biết. Thế nên, do nguyên nhân đó mà đức Thế Tôn nói tóm tắt ngắn gọn thành pháp Bát-nhã Ba-la-mậtđa này. Và đúng như thứ lớp, dùng phương tiện khác biệt mà nói mười sáu pháp Không. Cứ như thế mà giảng nói, chỉ bày, hiện rõ cho chúng sinh. Lại có tụng nói:

Bồ-tát chẳng thấy ngã,

Đây thật nói lặng yên,

Bên trong nhận các thứ,

Nói đó tức là Không.

Ở đây nói về “Bồ-đề tát-đỏa” v.v. Bồ-đề và Tát-đỏa tức là Bồ-đề tát-đỏa- Bồ-đề là trí không hai. Tát-đỏa tức là người cầu Bồ-đề, mà Tát-đỏa ở đây gọi là Bồ-đề Tát-đỏa, tức là Bồ-đề Tát-đỏa ấy có cái ngã chẳng thể thấy cũng chẳng nắm bắt được.

“Ngã” nghĩa là mình, ta.

Đây là thật nói về sự lặng yên, tức là nghĩa của nó như thế. Nói tức là nói. Còn thật, là chân thật, tức là Thắng Nghĩa Đế.

Lặng yên tức là đức Thế Tôn, nghĩa là đức Thế Tôn với thân-ngữ-ý và các nghiệp, đều tương ưng với sự lặng yên đó. -Nói như thế đấy (v.v..) là do nhờ oai thần của Phật hộ trì giúp đỡ, khiến Tôn giả Tu Bồ-đề, ở đó nói những lời đúng nghĩa lý.

Nói “Nói vậy đó là Không”; vậy đó tức là đức Thế Tôn. Nói là giảng nói chỉ bày, nghĩa là Phật Thế Tôn nói đấy là Không. Nói Pháp nào là Không? Tụng nói “ Bên trong nhận các thứ v.v.”

“Các thứ bên trong”, đó là sáu căn ở trong như nhãn, nhĩ v.v… nên gọi là các thứ bên trong. Do vì người ngu chấp đó là thật. Hãy nhận hiểu lời Thế Tôn nói, các vật trong đó đều là Không.

Vả lại, với các Bồ-tát mới phát tâm, trong sự phân biệt, thấy nó thật có tự tánh. Như thế, nói các cảnh ở trong là Không đã xong. Lại nữa, có lời tụng nói:

Sắc và tự tánh Sắc,

Đây nói cũng là Không,

Đây các xứ bên ngoài,

Phần thọ nhận đều dứt.

Nói: “Sắc và tự tánh của sắc” v.v.., tức là sắc, thinh v.v… sáu trần cảnh bên ngoài. Còn sắc tức là lãnh vực sắc. Còn nói tự tánh của sắc thì Sắc đó chính là sắc của thân mình. Như có các tướng, nhưng các tướng ấy chẳng sinh. Vì chẳng sinh nên tự tánh của nó là Không, song tự tánh cũng chẳng thể hư mất. Ví như sừng và người, thì nghĩa đó nên biết. Nói: ”Đây nói”, tức là đây phải nói như thế, nói những điều như thế v.v… Vả lại, ở trong đấy Thế Tôn nói đều dứt (thôi).

Thôi (dứt) có nghĩa là chẳng làm.

Hỏi: Pháp nào thôi dứt (chẳng làm)? Lời tụng đã tự đáp: Đấy là ở các xứ bên ngoài. Là thế nào? Các xứ ở bên ngoài, là các cảnh của sắc thinh v.v.., các phần ở ngoài đó cũng đều là không thật. Những kẻ phàm phu kia chấp là có thật, đúng như sự nhận biết. Thế nên ở đây là thôi dứt lời nói có nghĩa chấp là thật có. Như thế, mới nói cảnh ở ngoài là Không.

Sau đây, lại nói về Không, như tụng kia nói:

Sắc, các tướng thân ấy,

An trú và lìa nhau,

Câu nghĩa nếu thấy đó,

Trong ấy tức không thực.

Đây là ý nói về Sắc v.v… các tướng thân. Ở đây, thân là gì? Là hai chỗ sắc trong và ngoài, tức là thân. Còn nói “ở yên”, tức là cõi thế gian đây, mỗi người, mỗi vật, đều nương nhờ ở yên trên đó, nên gọi là ở yên. Nói tướng, tức là ba mươi hai tướng tiêu biểu của bậc Đại trượng phu. Nói “lìa nhau”, như trước đã nói, tất cả đều là lìa. “Lìa” có nghĩa là “Không”.

Nói “Hướng nghĩa”, “Hướng” tức là đã qua, nghĩa đã qua gọi là Hướng nghĩa. Pháp nào là Hướng nghĩa? Như tụng trước đã nói: Sắc v.v..các tướng. Vậy là sao? Nếu như thế thì sắc ở trong, sắc ở ngoài, tất cả đều là Không tướng. Nó là như thế, nên hiểu biết nghĩa ấy là không, nghĩa của thinh, hương v.v… cũng nên biết như thế.

Trong bài tụng trước đây có nói ba thứ Không, đó là: Trong ngoài là Không, đại là Không, và tướng là Không. Kế đây sẽ nói Không Không.

Như tụng nói: Nếu nó thấy trong nó, tức là không thực. “Nếu”: nghĩa là nếu có được, tức là có được Không trí. “Nó” tức là thân ấy. “Thấy” nghĩa là biết “Còn biết” là thấu suốt .Ý ở đây là thấu suốt về trí Không, hiểu biết về các cảnh là không. Tức cái trí Không ở đây, tự chính (trong) nó là không thực, cũng chẳng chỗ có, huống là các pháp khác, có tánh chất nương nhờ vào một cái khác: Câu này như thế là nói về cảnh Không Không (không cả cái Không). Trong đấy lại nói không cả tự tánh, như lời tụng:

Các thứ trong tánh Không,

Tự tánh cũng lại Không,

Có các thứ tướng-thức,

Bi trí Ngã liền khởi.

Ý ở đây, nói đến các thứ bên trong, tánh là Không, nghĩa là những cái có ở trong đều là tánh Không, nó luôn là không như thế.

Nói: “Tự tánh cũng là Không”, thì tự tánh có nghĩa là chủng tánh. Do tự tánh đó mà hiện rõ tướng của Thức v.v.. Nói về sự có được tướng gốc của Thức thì sự có được đó nghĩa la “nếu như có”, ở đây hoặc là tướng của Thức, hoặc là tánh của thức, thì các chủng tánh ấy, là do bi trí của ngã sinh ra “Bi” là muốn các khổ của người khác đều lìa tan, dứt mất. “Trí” là sự xét đoán chọn lựa các pháp tướng, hoặc là bi, hoặc là trí, nên gọi chung là bi trí. Còn ngã có nghĩa là tướng của mình, tức là chính mình có hai thứ bi và trí đó.

Tóm lại, ý chính ở đây muốn nói là tự tánh của các Thức ở bên trong vốn là Không. Sau đây lại nói về nghĩa của hai thứ Không. Như lời tụng nói:

Chẳng sinh cũng chẳng diệt,

Hữu tình đây đều rõ,

Hữu tình sinh tử-dục,

Nói đó tức là Không.

Bai tụng đây ý nói: Chẳng sinh cũng chẳng diệt, ở đây nhằm giải thích hai nghĩa Không. Nói chẳng sinh là tám ngàn bài tụng của kinh Bát Nhã ấy đều nói là chẳng sinh. Ý muốn nói, là nó đã dừng lại việc sinh sôi, tức xưa nay nó vốn là tánh chẳng sinh. Tánh sinh cũng không mà tánh diệt cũng không.Vì tánh trước chẳng sinh, thì tánh sau cũng chẳng diệt.

Đây nói Các cái đó v.v.. là sao? Lời tụng đáp: Hữu tình. Hữu tình đó tức là thân mạng năm uẩn. “Hữu” nghĩa là vật đó có tánh. Tình, tức là tánh được tạo ra của chính mình được hòa hợp mà nói. Nên gọi là Hữu Tình. “Minh” nghĩa là làm cho sáng rõ. Ý đây nói là cả Hữu tình và Sinh tử, hai thứ đó đều là Không, đó là nghĩa rất rõ. Nhưng các loài Hữu tình thì không có biên vực, vừa chết đây thì sinh ở kia, chạy vòng mãi trong sáu đường, luân chuyển trong Sinh tử, không bao giờ dứt. Sinh tử ở đây, tức là sự luân hồi, hành tướng cứ như thế, nên Hữu tình tức là Sinh tử, nghĩa đã giải thích. Nên biết.

Hỏi: Người nào nói? Lời tụng đáp: Người ấy chính là Như Lai chân thật nói. Như Lai nói điều chi? Đó là nói về không, tức là Hữu tình và Sinh tử, hai thứ đều Không. Tuy nhiên cái không đó không có tánh, thì cái nầy cũng như lìa nắm giữ. Đó vô tánh, đây cũng không ưng cho. Nếu như vậy tại sao tụng lại nói là “Dục”? Dục có nghĩa là ưa thích, ham muốn. Nên gọi Hữu tình và Sinh tử là hai thứ dục. Nếu hai thứ dục ấy đã hết thì đó là chân thật. Như vậy là đã nói về hai thứ nghĩa Không, gọi là Không rốt ráo, Không không có bến bờ, giới hạn.

Hỏi: Thế nào là không biên vực? Không biên vực là đầu tiên không có đường biên, và không có sự phân chia ban đầu. Không biên vực ở đây nói, cũng là Không, nên gọi là Không, không có biên vực. Như Phật nói: Biên vực đầu tiên của sinh tử không thể chỉ ra. Cho nên sau đây lại nói về Không. Như lời tụng nói:

Phật pháp chẳng thể thấy,

Pháp Bồ-tát cũng vậy,

Các điều như đã nói,

Cả mười lực cũng Không.

Nói: “Phật pháp chẳng thể thấy” Phật pháp, tức là pháp của chư Phật, như là mười tám bất công, và mười lực v.v… các pháp như thế, dầu dùng diệu Tuệ thanh tịnh mà quán cũng chẳng thấy, cũng chẳng thể nắm bắt. Vì nó như thế, cho nên nếu có phân biệt thì sẽ bị trở ngại. Nói: “Pháp Bồ-tát cũng vậy”, tức là các pháp của Bồ-tát như Bố thí Bala-mật-đa và đủ các thứ hành tướng khác, dầu có nhập vào trí chân thật, đúng lý mà quán sát thì cũng chẳng có chỗ để thấy.

– Nói: “Các điều như đã nói đây, cả mười lực cũng không”. “Các điều đó v.v.” tức là các giáo pháp, lời dạy như thế. “Các điều đã nói tức là đã nói các điều ấy ra.

Hỏi: Nói ra những pháp nào? Lời tụng đã tự đáp: Đó là mười lực v.v. là chỉ rõ pháp mười lực trên đó. Nói v.v. (đẳng) tức là gồm cả mười tám pháp bất công. Lại hỏi: Đây là nói về những pháp nào? Đáp: Đó là nói về cái Không. Không, tức là đã lìa tự tướng. Như vậy ở đây đã nói tất cả các pháp đều Không. Sau đây lại nói cái Không khác, như bài tụng nầy nói:

Có các pháp riêng rẽ,

Nói đó tánh biến kế,

Thắng nghĩa đó chẳng có,

Các pháp-nói như thế.

Nói “Riêng rẽ có các pháp, nói đó là tánh biến kế v.v.” là phá tánh chất của biến kế. “Riêng rẽ” nghĩa là mỗi mỗi các thứ. Gọi có được tánh biến kế là có sự chấp lấy vướng mắc. Chấp trước vào pháp nào? Tức là các pháp sắc, thinh v.v… đúng nghĩa là như thế. Nói “thuyết” gọi là lời giảng nói. Tổng ý ở đây là tất cả các pháp riêng rẽ khác nhau đó, đối với Thắng nghĩa đế cũng chẳng có gì cả. Thế nên tụng mới nói: Thắng nghĩa đế đó cũng chẳng có các pháp. Như thế nên nói Thắng nghĩa đế đó cũng chẳng có, tức là Thắng nghĩa đế không có tự tánh

Hỏi: Pháp nào không có tự tánh? -Đáp: Đó là các pháp về sắc v.v… Nói như thế tức là ở đây nói.

Hỏi: Ai nói như thế? Đáp: Phật đã nói. Vì xét xem, thấy nó có tướng thắng nghĩa, là Không; “tướng ấy”, tức là tánh biến kế. Không ở đây chẳng phải chỉ có tướng năng thủ (người chấp) mà đối với Thắng nghĩa đế cũng nói nó là Không. Như thế là đã nói: Thắng nghĩa đế là Không. Ở đây nêu nghiã như vậy là tự làm sáng tỏ. Người tạo luận thích nói riêng Tụng:

Ai ai tánh biến kế,

Nơi nơi đều vướng mắc,

“Biến kế” như vậy đó,

Tự tánh không chỗ có.

Pages: 1 2 3 4