LUẬN THÍCH MA HA DIỄN
Long Thọ Bồ-tát tạo luận
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Tam Tạng Phiệt Đề Ma Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

Đã nói về phần tu hành phương tiện thiện xảo. Tiếp đến nói về phần giải thích rộng cách đối trị ma sự.

Bổn Luận nói: Hoặc có chúng sanh không có sức mạnh của thiện căn, bị các ma, ngoại đạo, quỷ thần làm cho mê hoặc rối rắm, như ở trong chỗ ngồi hiện hình làm cho sợ hãi. Hoặc hiện ra các tướng nam nữ đoan nghiêm đẹp đẽ, nên nghĩ đến cảnh giới chỉ do tâm thì cảnh sẽ diệt và cuối cùng không bị não loạn. Hoặc hiện ra thân tướng chư Thiên, thân tướng Bồ-tát, cũng hiện làm thân tướng Như Lai đầy đủ mọi vẻ đẹp, hoặc nói các Đà-la-ni, hoặc nói về Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí tuệ, hoặc nói về Bình đẳng – Không – Vô tướng – Vô nguyện – Không oán – Không thân – Không nhân – Không quả, hoàn toàn rỗng lặng là Niết-bàn chân thật. Hoặc khiến cho người biết rõ sự việc của túc mạng quá khứ, cũng biết về sự việc của vị lai, đạt được tha tâm trí và biện tài vô ngại, có thể làm cho chúng sanh tham chấp với những điều kiện danh lợi của thế gian. Lại làm cho con người sinh ra nhiều tâm hay giận hay vui, tính tình không chuẩn mực, bình thường. Hoặc nhiều lòng yêu thương – ngủ nhiều – bệnh lắm, tâm tư uể oải lười biếng. Hoặc đột nhiên nổi lên tinh tấn, sau dừng lại bỏ sanh ra không tin tưởng, nhiều nghi ngờ, lắm suy nghĩ. Hoặc xả bỏ công hạnh tốt đẹp ban đầu, trở lại tu theo những nghiệp xen tạp. Hoặc dính vào các loại liên quan đến công việc thế gian, cũng có thể làm cho người ta đạt được các Tam-muội, tương tự phần nào và đều là những sự chứng đạt của ngoại đạo chứ không phải là Tam-muội chân thật. Hoặc trở lại khiến cho người ta có thể một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, cho đến bảy ngày, trú trong định có được đồ ăn thức uống thơm ngon tự nhiên, thân tâm vui vẻ thư thái, không đói không khát, làm cho người ta yêu thích tham đắm. Có khi cũng khiến cho người ta ăn không chừng

mực nhiều ít thất thường, nhan sắc thay đổi tiều tụy. Do nghĩa này, hành giả hãy thường xuyên thuận theo trí tuệ quán sát đừng để cho tâm ấy rơi vào mạng lưới tà vạy, hãy chịu khó nghĩ đến chánh pháp, không giữ lấy, không đắm vướng thì có thể rời xa những nghiệp chướng này. Nên biết các Tam muội ngoại đạo có được, đều không lìa khỏi tâm kiến ái, ngã mạn, vì tham đắm đối với danh lợi và sự cung kính của thế gian. Tam muội Chân chư thì không trú vào tướng thấy, không trú vào tướng đạt được, thậm chí rời khỏi định cũng không lơi lỏng xem thường, do đó tất cả mọi phiền não dần dần ít lại. Nếu các phàm phu không luyện tập pháp Tam muội này, mà được đi vào chủng tánh Như Lai, thì thật là điều hết sức phi lý. Vì tu theo các Thiền Tam-muội của thế gian, phần lớn dấy lên chấp trước ý vị, đều dựa vào ngã kiến, là thuộc về ba cõi cùng với ngoại đạo như nhau. Nếu như xa rời sự bảo vệ của hàng thiện tri thức, thì sẽ dấy lên cái thấy của ngoại đạo.

Luận giải thích: Ở trong phần này tự có hai phần. Thế nào là hai phần? Một là phần lược giảng giải, lược chỉ ra Tổng trì. Hai là phần phân tích nói rộng, nêu rộng. Trong phần thứ nhất có năm phần nhỏ.

Thế nào là năm phần? Đó là:

  1. Phần chúng sanh hơn kém không như nhau.
  2. Phần giả người có thể gây ra trở ngại.
  3. Phần biểu hiện rõ nghiệp dụng đã gây ra.
  4. Phần biểu hiện rõ thực hành pháp đối trị.
  5. Phần biểu hiện rõ nhờ lực đối trị đạt được lợi ích.

Nói về phần chúng sanh hơn kém không như nhau, là vì hai loại chúng sanh hoàn toàn khác nhau. Thế nào là hai loại? Một là chúng sanh có đầy đủ nhân duyên. Hai là chúng sanh thiếu mất nhân duyên.

Chúng sanh đầy đủ là có đủ năm điều kiện. Chúng sanh thiếu mất là thiếu đi bốn điều kiện. Sao nói là có đủ năm điều kiện? Đó là:

  1. Có đủ niềm tin, là vui thích sâu xa.
  2. Có đủ nhân cách, là có năng lực bảo vệ giữ gìn.
  3. Có đủ phương pháp, là năng lực dễ thông suốt phân biệt rõ chánh tà.
  4. Có đủ thời gian, là tùy thuận để tiếp thu thích hợp.
  5. Có đủ tính chất, vì có chân tánh.

Nếu chúng sanh nào có đủ năm điều kiện này thì hoàn toàn không có chướng ngại. Sao nói là thiếu đi bốn điều kiện? Đó là trái ngược lại cùng với bốn loại trước kia. Nếu chúng sanh nào tuy là có chân tánh, nhưng thiếu đi bốn điều kiện ấy thì cuối cùng không xa rời chướng ngại được. Nay trong văn này chọn lấy cái thiếu sót cần phải biết. Như Bổn Luận nói: “Hoặc có chúng sanh không có sức mạnh của thiện căn”.

Đã nói về phần chúng sanh hơn kém không như nhau. Tiếp theo nói về phần giả người có thể gây trở ngại. Giả người gây trở ngại cho dù có vô số nhưng không ra ngoài bốn loại. Thế nào là bốn loại? Một là ma. Hai là ngoại đạo. Ba là quỷ. Bốn là thần. Nói về loại ma là bốn loại đại ma và ba vạn hai ngàn chúng ma tùy thuộc. Nói về loại ngoại đạo là chín mươi sáu loại các ngoại đạo lớn và chín vạn ba ngàn ngoại đạo tùy thuộc. Nói về loại quỷ là mười loại quỷ lớn và năm vạn một ngàn ba trăm lẻ hai loại các quỷ tùy thuộc. Nói về loại thần là mười lăm đại thần và năm vạn một ngàn ba trăm ba trăm lẻ hai loại các thần tùy thuộc. Như vậy, tất cả các loại thảy đều ngăn trở làm hỗn loạn chánh giáo khiến hướng về con đường sai trái nên gọi là đạo tà. Danh nghĩa của ma và ngoại đạo có sai biệt, xuất hiện trong kinh giải thích rõ, do đó tạm thời lược bớt không giải thích. Sự việc của quỷ và thần, xuất hiện trong kinh nhưng không rõ ràng, nên lại giải thích sơ lược về phần cương yếu. Nói về mười loại quỷ thì tên gọi ra sao? Đó là:

  1. Loài quỷ Già-tỳ-đa-đề.
  2. Loài quỷ Y-già-la-thi.
  3. Loài quỷ Y-đề-già-đế.
  4. Loài quỷ Bà-na-kiện-đa.
  5. Loài quỷ Nhĩ-la-nhĩ-lê-đề.
  6. Loài quỷ Ban-ni-đà.
  7. Loài quỷ A-a-di.
  8. Loài quỷ Xà-khư-bà-ni.
  9. Loại quỷ Đa-a-đa-y-đa.
  10. Loài quỷ Đôi thích.

Đây là mười loại quỷ lớn. Như vậy, hoạt dụng của mười loại quỷ sai khác thế nào? Nếu là quỷ thứ nhất thì hoặc làm ra cảnh ban ngày, hoặc làm ra cảnh ban đêm, hoặc làm ra cảnh mặt trăng, mặt trời và tinh tú, hoặc làm ra cảnh thời tiết, tùy theo sự thích ứng mà biến chuyển. Nếu là quỷ thứ hai thì làm ra cảnh trạng của các loại hương vị – các loại áo quần vật dụng – các loại cỏ cây, tùy theo sự thích ứng mà biến chuyển. Nếu là quỷ thứ ba thì làm ra cảnh giới của đất nước gió lửa, tùy theo sự thích ứng mà biến chuyển. Nếu là quỷ thứ tư thì làm ra cảnh trạng bay vọt lên cao, tùy theo ý muốn không ngăn ngại gì. Nếu là quỷ thứ năm thì làm ra cảnh trạng của các căn thức đóng mở, tùy theo ý muốn không gì ngăn ngại. Nếu là quỷ thứ sáu thì làm ra cảnh giới lục thân quyến thuộc cũng có cũng không có, tùy theo ý muốn không gì ngăn ngại. Nếu là quỷ thứ bảy thì làm ra cảnh tượng già trẻ tùy theo ý muốn không gì ngăn ngại. Nếu là quỷ thứ tám thì làm ra cảnh trạng có trí tuệ hay không có trí tuệ, tùy theo ý muốn không gì ngăn ngại. Nếu là quỷ thứ chín thì làm cho cảnh tượng không có trở thành có, tùy theo ý muốn không gì ngăn ngại. Nếu là quỷ thứ mười thì làm ra cảnh giới của các loại bò cạp ruồi muỗi sâu kiến – rồng cọp sư tử và các loại âm thanh ghê rợn, tùy theo ý muốn không gì ngăn ngại. Đây gọi là là hoạt dụng của mỗi loại. Như vậy, các hoạt dụng của mỗi loại nhờ vào năng lực nào mà được thành tựu? Tất cả nhờ vào ba điều kiện mà được thành tựu. Thế nào là ba điều kiện? Một là bậc thầy. Hai là giáo pháp. Ba là luyện tập. Bậc thầy là người dạy dỗ, giáo pháp là những điều mình học hỏi, luyện tập là sự huân tập nhiều đời trước. Đây gọi là ba điều kiện. Như vậy, mười loại quỷ luôn trong tất cả mọi lúc không tách rời lẫn nhau, cùng hiện hành cùng biến chuyển gây ra những điều trở ngại cơ bản, tên gọi của hoạt dụng thuận theo tăng lên mà kiến lập, như tên gọi thứ nhất.

Nói về mười lăm loại đại thần thì tên gọi thế nào? Đó là:

  1. Loài thần Phiệt-la-la-kiện-đa-đề.
  2. Loài thần A-chỉ-đà-di-lê-ni.
  3. Loài thần Bổ-đa-đế-đà-ha-ha-bà.
  4. Loài thần Xà-tỳ-ma-chỉ-ni.
  5. Loài thần Na-đa-bà-xa.
  6. Loài thần Đa-đa-đa-đa-địa-địa.
  7. Loài thần A-lý-ma-la.
  8. Loài thần Thi-xoa-ni-đế-bà-kiệt-na.
  9. Loài thần Ban-di-đà-la-ô-đà-đề.
  10. Loài thần Án-án-ngâm-ngâm.
  11. Loài thần A-a-ha-đế.
  12. Loài thần Tu-lê-di-ni.
  13. Loài thần Đầu-đầu-ngưu-đầu.
  14. Loài thần Bà-cưu.
  15. Loài thần Tinh-mị.

Đây gọi là mười lăm đại thần. Mười lăm loại đại thần này thì hoạt dụng của mỗi loại ra sao? Loại thần thứ nhất làm ra cảnh huống thông minh. loại thần thứ hai làm ra cảnh huống ám độn. Loại thần thứ ba làm ra cảnh giới ưa thích có ánh sáng. Loại thần thứ tư làm ra cảnh giới ưa thích không có ánh sáng. Loại thần thứ năm làm ra cảnh tượng trôi nổi tản mác. Loại thần thứ sáu làm ra cảnh tượng chuyên môn chú ý. Loại thần thứ bảy làm ra cảnh giới của ác rỗng lặng, thiện phát sinh. Loại thần thứ tám làm ra cảnh giới của tất cả các bậc giác ngộ. Loại thần thứ chín làm ra cảnh giới mình giác ngộ mà người khác mê hoặc. Loại thần thứ mười làm ra cảnh giới không vốn có sự tu hành. Loại thần thứ mười một làm ra cảnh tượng không, luôn là cái không. Loại thần thứ mười hai làm ra cảnh giới tiến lùi nhanh chóng. Loại thần thứ mười ba làm ra cảnh tượng di chuyển làm thay đổi. Loại thần thứ mười bốn làm ra cảnh tượng bền vững kiên cố. Loại thần thứ mười lăm làm ra cảnh tượng thuận theo thời gian. Như vậy, mười lăm loại Đại thần vương ấy luôn trong tất cả mọi lúc không rời xa nhau, cùng lưu thông cùng xoay chuyển, để gây ra điều chướng ngại làm não loạn hành giả.

Ma và ngoại đạo sai biệt thế nào? Nói đến ma là khiến gây ra những việc ác. Nói đến ngoại đạo là làm cho từ bỏ việc thiện. Sai biệt của hai loại nên biết như vậy. Quỷ cùng với thần sai biệt thế nào? Chướng ngại đến thân là quỷ, chướng ngại cho tâm là thần, sai biệt giữa hai loại nên biết rõ như vậy. Bốn loại chướng ngại như thế phải đối trị thế nào? Cách đối trị trong này có bốn loại. Thế nào là bốn loại? Một là tùy thuận chuyển đổi theo để đối trị. Hai là chống lại nhau xa cách nhau để đối trị. Ba là cùng hiện hành để đối trị. Bốn là đều không phải để đối trị.

Nói đến tùy thuận chuyển đổi theo để đối trị, tức là đối trị rất tự tại không có ngăn ngại. Đó là nếu ngoại đạo làm những việc rối loạn tâm của hành giả như vậy, thì hành giả lập tức khởi lên ý niệm như sau: Từ vô thỉ đến nay sự việc này như thế và cuối cùng không thể phá bỏ việc đó. Vì sao? Vì những kiến giải như vậy vốn có nơi Bổn giác và phẩm đức thật sự của nó, chứ không phải là sai lầm tai họa. Nếu khởi lên sự hiểu này, thì các loại tà kiến tức khuất phục thuận theo dường như tiêu hết. Vì sao? Vì tùy theo kiến giải ấy có tăng giảm mà tánh đức vô lậu cũng có lớn nhỏ, đây gọi là tùy thuận chuyển đổi theo để đối trị. Nói đến chống lại nhau, xa cách nhau để đối trị, tức là chọn biệt tướng để đối trị, đó là nếu tâm của hành giả bị người ngoài gây ra sự hỗn loạn như vậy, hành giả ấy lập tức tìm phương tiện, trở lại chống trả di chuyển cách, xa trái ngược nhau, xa rời nhau để chọn lọc. Đây gọi là chống lại nhau xa cách nhau để đối trị. Nói đến cùng hiện hành để đối trị, tức là cùng chuyển đổi đầy đủ để đối trị, nghĩa là trong một lúc có đầy đủ hai cách đối trị nghịch và thuận, vì không xa rời sự chuyển đổi. Đây gọi là tướng trạng cùng hiện hành để đối trị. Nói đến “đều không phải” để đối trị, tức là cách đối trị không phân biệt gì và không dựa vào đâu, đó là đối với tất cả các pháp không có những phân biệt, không có những suy tính, không có những vướng mắc, không có những mong cầu, tâm tư trong sáng vắng lặng trú vào nơi vô trú. Đây gọi là tướng trạng “đều không phải” để đối trị. Tướng đối trị như vậy, ở trong văn sau nói rõ về tướng, nơi phần quyết trạch này đã lược bớt. Như Bổn Luận nói: “Bị các ma ngoại đạo quỷ thần làm cho mê hoặc hoảng loạn”.

Đã nói về phần giả người có thể gây ra trở ngại. Tiếp theo nói về phần biểu hiện rõ nghiệp dụng đã gây ra. Ở trong phần này có hai loại. Thế nào là hai loại? Một là Tổng. Hai là Biệt. Trong phần Tổng tướng có hai phần. Thế nào là hai phần? Một là phần Tổng tướng, nghiệp dụng đã gây ra. Hai là phần thông suốt pháp thực hành đối trị. Phần thứ nhất tướng đó thế nào? Nghĩa là như trên đã nói về tất cả các loại tà ma, hiện ra hình dạng nơi sáu đường làm hỗn loạn đến tâm của hành giả. Nay sẽ giải thích nói rõ. Nếu là quỷ và thần thì phần lớn tạo ra bốn cảnh tượng của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la để làm rối loạn tâm tư hành giả. Như Bổn Luận nói: “Như ở trong chỗ ngồi hiện hình làm cho sợ hãi”. Nếu là ma thì phần nhiều tạo ra cảnh giới loài trời để làm rối loạn tâm tư hành giả. Như Bổn Luận nói: “Hoặc hiện ra các tướng nam nữ đoan chánh đẹp đẽ”. Nếu là chúng ngoại đạo thì phần nhiều tạo ra tình huống của loài người để làm hỗn loạn tâm tư hành giả. Như Bổn Luận nói: “Các tướng nam nữ”. Nói các tướng ấy, chính là tướng trạng giống như nhau. Đó là tạo ra y báo chánh báo cùng chủng loại để làm hỗn loạn tâm tư của hành giả khiến không tu tập được.

Đã nói về phần Tổng tướng nghiệp dụng gây ra. Tiếp đến nói về phần thông suốt pháp thực hành đối trị. Nghĩa là có chúng sanh thực hiện quán tưởng như vầy: Tất cả các pháp chỉ do một tâm lượng sanh ra chứ không có pháp nào ngoài tâm. Đã không có pháp ngoài tâm, há pháp trong một tâm cùng với pháp trong một tâm lại làm chướng ngại nhau? Cũng là pháp trong một tâm cùng với pháp trong một tâm tạo ra giải thoát cho nhau hay sao? Không có chướng ngại cũng không có giải thoát. Pháp của một tâm thì một tức là tâm này, tâm chính là một này, không có một ngoài tâm, không có tâm ngoài một, một thâu tóm pháp giới, tâm thâu tóm pháp giới, vô lượng vô biên cảnh giới tưởng vọng, vắng lặng trong suốt không dấy lên mà hợp với trung đạo xa rời tướng. Tất cả các pháp bình đẳng, cùng một vị chung một tướng là vô tướng, làm thành một loại ánh sáng, đại dương tâm địa vĩnh viễn không còn những làn gió tiếp nhau, và từng ngọn sóng cuối cùng đã dừng lại.

Đây gọi là thông suốt tướng trạng đối trị. Vì sao? Vì tất cả hành giả nếu không trở về phương pháp đối trị này, thì không biết lấy cách gì để phá vỡ đạo tà khiến chấp trước sai lầm phải khuất phục. Như Bổn Luận nói: “Nên nghĩ đến cảnh giới chỉ do tâm thì cảnh sẽ diệt và cuối cùng không bị não loạn”.

Đã nói về phần thông suốt pháp thực hành đối trị. Tiếp theo nói về phần Biệt tướng nghiệp dụng đã gây ra. Ở đây có tám phần. Thế nào là tám phần? Đó là:

  1. Phần xuất hiện hình tướng con người làm cho tin theo.
  2. Phần xuất hiện giảng nói làm hỗn loạn ý thức.
  3. Phần đạt được trí biết rõ ba đời làm cho người ta mê hoặc.
  4. Phần không xa rời sự ràng buộc của thế gian.
  5. Phần tánh của tâm thất thường sinh ra rối loạn.
  6. Phần khiến cho đạt được định tà chứ không phải là định chánh.
  7. Phần khuyến thỉnh hành giả xa rời tà vạy.
  8. Phần chọn lựa thật – giả khiến cho rõ ràng.

Như thứ tự đó nói về tướng trạng nên quán sát kỹ. Ở trong phần thứ nhất đã có ba loại người. Thế nào là ba loại? Một là người cõi trời. Hai là người thuộc bậc Bồ-tát. Ba là người thuộc hàng Như Lai. Nếu có người hàng ngoại đạo làm ra ba hình dáng này, sử dụng tất cả bao nhiêu phần? Tất cả có sáu phần. Thế nào là sáu phần? Đó là:

  1. Phần tạo ra hình tượng.
  2. Phần cúng tế cầu xin.
  3. Phần thần chú.
  4. Phần tụng kinh.
  5. Phần a hô.
  6. Phần khuyến thỉnh.

Nói về phần tạo ra hình tượng, là thuận theo xứ sở sử dụng hình tượng loại người nào, để làm ra hình tượng loại người đó.

Nói về phần cúng tế cầu xin, là dùng các loại đồ ăn thức uống, các loại thân mạng chúng sanh để làm việc cúng tế. Nói về phần thần chú, là thuận theo xứ sở ấy mà đọc tụng Đà-la-ni.

Nói về phần tụng kinh, là đọc tụng các kinh như Bát Đà Đa…

Nói về phần A-hô, là tùy theo việc đã làm không cần phải nói gì khác, chỉ dấy lên nói là A-hô-a.

Nói về phần khuyến thỉnh, là hướng về khuyến thỉnh thần lực từ Đức Thế Tôn. Nói về tạo ra hình tượng thì tướng đó thế nào? Và trong lúc làm hình tượng loài Trời thì phải như thế nào? Nghĩa là ở tại đầu – mặt – mắt – tai – mũi – lưỡi – thân – tay và chân, trong chín chỗ này tất cả mỗi chỗ đều tụng mười tám ngàn biến Đà-la-ni để chú nguyện thành lập. Đó là nếu trong lúc làm phần mắt của hình tượng, thì tụng chú:

Giá a na thi đế, phiệt ô đa a xác sa a xác xoa sa đế bạt đào đế đa đà đà na, thi sa thi xoa na ô tra ô vận thi, la la la la la la la la la (chín chữ la), nặc nặc nặc nặc nặc nặc nặc nặc nặc (chín chữ nặc), bạt đa bạt đa đế khư chỉ la ca kết na la la khư chỉ na giá thi ha ha đế, gia gia gia gia giá bạt thi, tỳ kiện tỳ kiện thi, na xoa bà bà bà, kiện bạt đế a đa na thi, a đa na thi, bạt đa na thi, bạt đa na thi, ha sa ha y đa lê lê bà lê đế, giá giá giá giá giá, y y y y y, , đa đa đa đa đa, thi thi thi thi, lam lam lam lam đế đế đế đế na thi na a y a y bạt a đế bạt đà đa đề đa đa bạt đa đề sa bà a kha ha.

Nếu tụng thần chú này mười tám ngàn biến xong rồi, thì hình tượng của phần mắt thanh tịnh làm thành tựu, nhãn căn rất sinh động lại chuyển sang nhanh nhạy sáng ngời. Nếu là trong lúc tạo tác phần tai của hình tượng, thì tụng chú:

Ám ma sa chỉ y na, án ma sa chỉ y đa, bạt đà đà đề ô a ô a na yết la, yết na na na la la na na la, a a a a a a a a a a (mười chữ a), ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha (mười chữ ha), giá giá giá giá giá giá giá giá giá giá (mười chữ giá), đà đà đà đà đà đà đà đà đà (chín chữ đà), chỉ chỉ chỉ chỉ chỉ chỉ chỉ chỉ (tám chữ chỉ), đế đế đế đế đế đế đế đế (tám chữ đế), ná ná ná ná ná ná ná (bảy chữ ná), lê lê lê lê lê lê lê (bảy chữ lê), đà dạ đà tha dạ ô đa đề ô đa đề, bạt đà ô đa đề, tỳ lê sa ma a an đà, bà yết na, na na thi sa bà ha a kha.

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng của phần tai thanh tịnh làm thành tựu đầy đủ, lý bắt đầu chuyển động lại chuyển sang sáng tỏ sắc bén. Nếu là trong thời gian tạo tác phần mũi của hình tượng, thì tụng lời chú:

Bà chỉ la la đế, a ma di đà thi lam bà a thi đề chỉ ô yết ná thi, hô hô hô hô ha ha tỳ giá kiện na thi đề lâu ma, ma thi ma la ô giá na, tát bà đề lê đế, ô đà ni, kiện thản đa đà tỳ thi na, giá ha di đế a ha a hô, na la na thi chỉ a di lợi bà, xoa xoa xoa xoa xoa xoa xoa xoa xoa xoa (mười chữ xoa), bà xoa a đà đa y na, tư tư tư tư tư tư tư tư tư tư tư tư (mười hai chữ tư), kiện kiện kiện kiện kiện kiện kiện kiện kiện kiện kiện kiện (mười hai chữ kiện), a ha bà bà, bà bà a ha, ha chỉ dạ, ma chỉ dạ đà chỉ dạ a thi đế, kiện bà lê xà xà xà, di di di di, bà bạt thi, thổ thổ sa bà ha a ha.

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng của phần mũi thanh tịnh làm thành tựu, tùy theo động tác dẫn dắt chuyển động càng chuyển sanh nhanh nhạy rõ ràng. Nếu như là trong lúc tạo tác phần lưỡi của hình tượng, thì tụng lời chú này:

A ma a y dạ, khư ma thi, đế đề bạt đa đề, a chỉ bà đa đa ma đà đa, a la đế ná ô bà ná ô ná ô thi ô ô, chỉ bạt y thản đề, a chỉ a bối ni tỳ xa ô chỉ na, kết kết kết kết ná thư đế ô thư đế a đa chỉ, bàn đa chỉ, thi ha dạ, ma xà a đa đế kiệt na ha, bà na ha, ô thi đế thi đế, ca tỳ đề na a chỉ đà, ma na thi ma na thi, xà chỉ xà chỉ, tỳ xà chỉ, sa bà ha a ha.

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng của phần lưỡi thanh tịnh được thành tựu đầy đủ, hiểu rõ nghiệp có tác dụng chuyển đổi càng chuyển nhanh nhạy rõ ràng. Nếu như trong lúc tạo tác phần thân của hình tượng thì tụng lời chú:

Khư a y đế ca y a ca y, bà bà tỳ bà bà bà bà bà bà đề thư ô ma thư ô, bạt đa a bạt đà bà kiệt ná, ha y ha y ha ha ha ha y, tất ô đế ma na thi, pha tu đế đa khư chỉ di ô đế gia gia, a man ni, bà bà a man ni, xà ha ma xà ha bà đế, kiệt na thi kiệt na thi kiệt na thi, a di đế a di la sa bà, a ha a kha a ha kha.

Nếu tụng phần chú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng của phần thân thanh tịnh thành tựu đầy đủ, mới làm cho nét mặt thay đổi. Nếu như trong lúc tạo tác phần tay của hình tượng, thì tụng lời chú:

Yểm ma ô dạ đế, a dạ a man đa, ô ná bà đế tỳ ná thi, thư chuyển bà, ca sa di ô, ha đà (chữ hán) thi, ma di thi di thi, di thi di thi, chỉ tất đế, bà tỳ ma, a tỳ ma, ha kiện bạt đế, ô đa na, bà đà na sa bà a ha a kha.

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng của phần tay thanh tịnh thành tựu đầy đủ, ngón tay tròn có đủ móng. Nếu như trong lúc tạo tác phần chân của hình tượng, thì tụng lời chú:

Kha y dạ, ma y dạ, kiệt la đế, bà la đế, kiện na kiện na cưu na cưu đế, cưu ma bạt đế, a chỉ sa a chỉ bà, ha na ha na sa bà ha, a ha a kha.

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn biến, thì hình tượng của phần chân thanh tịnh thành tựu đầy đủ, ngón chân tròn có đủ móng. Nếu như trong lúc tạo tác phần đầu và mặt, như thứ tự đó, hai thần chú đầu thì đầu lấy làm sau, sau lấy làm đầu, thứ tự ngược lại tụng đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng của phần đầu và mặt thanh tịnh thành tựu đầy đủ, các tướng tốt đẹp tuyệt vời đều trọn hiện rõ ra. Nếu các căn đã tạo tác hoàn tất, thì cần phải lần lượt chú nguyện để gởi gắm vào tâm thức, nghĩa là nêu lên vòng chữ Kiệt Na La gởi gắm vào trong lòng hình tượng, liền tụng lời chú:

Mười tám chữ Phạn đọc là Ô. Mười tám chữ Phạn đọc là Nám.

Mười tám chữ Phạn đọc là Ân. Mười tám chữ Phạn đọc là Tập.

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn bốn trăm năm mươi biến, thì tâm lượng đầy đủ không có gì là không rõ ràng. Đã nói về phần tạo tác hình tượng. Tiếp đến nói về phần cúng tế cầu nguyện.

Để làm thành tựu hình tượng chư Thiên, phần thần chú có đầy đủ không thiếu sót, có gì không đủ lại thêm phần cúng tế? Vì phần thần chú tuy là đầy đủ nhưng mức lượng thời tiết hạn định không tồn tại lâu dài được, chỉ trong vòng bảy ngày chứ không vượt qua số này. Nếu thêm phần cúng tế thì hình tượng đó chắc chắn tồn tại, hoặc là mười bảy ngày, hoặc là một trăm lẻ bảy ngày, thậm chí cả một ngàn ngày. Vì nghĩa này nên thêm phần cúng tế cầu đảo. Phần cúng tế cầu đảo ấy có tướng trạng thế nào? Nghĩa là tạo hình tượng xong rồi, trong phạm vi phía trước hình tượng đó dùng các loại vật phẩm cúng dường để tiến hành việc cúng tế. Việc cúng tế đã hoàn tất thì nét mặt hình tượng đó sẽ thọ dụng vui vẻ. Thọ dụng đã xong liền nói cho người ta biết: Một ngày hai ngày ba ngày bốn ngày năm ngày sáu ngày bảy ngày cho đến một trăm ngày, cả đến trong thời gian ngàn vạn ức ngày, trú trong thân tâm Ta tùy theo những niềm vui của người, tùy theo những mong cầu của người, luôn thuận theo không trái ngược. Nay lấy điều này làm nội dung quan trọng của pháp tu.

Đã nói về phần cúng tế cầu nguyện. Tiếp theo nói về phần thần chú. Hai phần trước đây có lý lẽ viên mãn không hề thiếu sót gì. Vì nghĩa gì lại cần đến thần chú? Vì còn có hai điều thiếu sót, là sự trang nghiêm và lui tới. Do nghĩa này nên thiết lập phần thần chú. Nếu để thành lập các loại đồ dùng trang nghiêm tốt đẹp của cõi trời, thì tụng lời chú:

Án ma đề đế man đa, xà tỳ na, a kha thi, kiện ô ma ca thi đế, di khư thi đà xoa la a ma y ma ma ma dạ ô kha na, ô kha ha ha ha ha ha, ô ha na… (mười một chữ đọc là Tập), bạt a bạt a a a a a a, bạt ma thi, chữ hán… (ba mươi chữ Phạn đọc là Ngân), sa bà ha a ha a kha.

Nếu tụng thần chú này đủ hai mươi ba ngàn biến rồi, thì từ lúc đó các loại đồ dùng trang nghiêm thù thắng tuyệt diệu của cõi trời, thảy đều xuất hiện ngay trước mắt không sót thứ gì. Xuất hiện đã hoàn tất, liền thuận theo nơi chốn thích hợp đến trong phần thân thể để trang nghiêm khắp nơi. Nếu để cho việc đi lại không có chướng ngại, nên cần đến những thần chú thuộc loại như thế nào? Nghĩa là nếu vì muốn đi lại tự tại, thì tụng lời chú:

A bà bà bà bà lê, na la kha la đề cưu na thi, ma kha đà, nam a lê y dạ, a nam a lê y da, a a nam a nam a a a A-lê-da, bà bà a nam a a da, thi na thi na, ma thi na ma thi na đa đà đế, kiệt la kiệt la bà kiệt na, đà đà đế, đa đa đề, thản thản na, sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần chú này đủ hai mươi mốt ngàn biến rồi, hình tượng đã tạo ra hoặc đi hoặc đến hoặc bay hoặc nhảy, tùy theo thời gian – tùy theo nơi chốn – tùy theo mong cầu – tùy theo ý thích, tự tại đi lại không có chướng ngại. Nay lấy điều này làm nội dung quan trọng cho pháp tu.

Đã nói về phần thần chú. Tiếp theo nói về phần tụng kinh. Do nghĩa gì mà kiến lập ra phần này? Đó là vì làm cho tăng thêm uy lực công đức. Việc này thế nào? Nghĩa là các đệ tử của Phật, trong lúc dùng các loại phương pháp để đối trị, nếu không cần đến phương pháp tụng kinh này thì sức lực khó đối trị được. Nếu như vậy phải tụng những kinh như thế nào? Đó là kinh Bát Đà Đa – kinh Ma Đầu Đà – kinh Bà Ô Xá… Tụng những kinh này để làm phương pháp đối trị, vì nghĩa ấy nên thiết lập ra phần tụng kinh.

Đã nói về phần tụng kinh. Tiếp theo nói về phần A-hô. Vì nghĩa gì mà kiến lập phần này? Đó là sự việc có thể thành tựu cần phải có lời nói giảng giải. Nghĩa này là thế nào? Nếu để thành tựu sự việc mà đợi đến ngôn ngữ thừa lại thì không thành tựu được. Nếu lúc sự việc thành tựu dấy lên nói A-Hô-A-Hô như thế thì sẽ thành tựu. Vì sao? Do nội dung nói không giống nhau. Vì nghĩa này nên lập ra phần A Hô.

Đã nói về phần A Hô. Tiếp theo nói về phần khuyến thỉnh. Do nghĩa gì mà kiến lập phần này? Vì thể hiện lễ nghi tôn kính. Nghĩa này là thế nào? Vì có những việc làm nương nhờ đến người bậc trên cần phải có sự khuyến thỉnh. Vì nghĩa này nên thiết lập ra phần khuyến thỉnh.

Đã nói về phần tạo tác hình tượng chư Thiên. Tiếp theo nói về phần tạo tác hình tướng Bồ-tát. Nội dung trong phần này cũng có sáu phần, nhưng sai biệt về phần chung và riêng mà thôi. Chung là phần cúng tế cầu nguyện – phần thần chú – phần A Hô – phần khuyến thỉnh, riêng là phần tạo ra hình tượng và phần tụng kinh. Trong hai tướng trạng riêng thì phần tạo ra hình tượng, tướng đó thế nào? Đó là như trước đã nói, trong chín vị trí đều tụng thần chú để chú tâm cầu nguyện. Tất cả các tướng đó thế nào? Nếu là trong lúc tạo tác phần đầu của hình tượng, thì tụng lời chú:

Đa đa đa đa a đa đa đa đế bà bà bà bà y bà bà bà bà đế xoa bà xoa bà di la đế… (tám chữ hán), ma kha đế sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần thú này đủ tám ngàn bốn trăm năm mươi biến rồi, thì hình tượng phần đầu thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tác phần mặt của hình tượng, thì tụng lời chú:

Thi ná ô bà đế ha ha ha ha y y y y, ma khư dạ, cưu đà thi đà đế, ma kha a ma kha tất ô đế, sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần chú này đủ ba ngàn bảy trăm biến rồi, thì hình tượng phần mặt thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tác phần mắt của hình tượng, thì tụng lời chú:

Đà bạt thi ná ma ni khư sa thản di đế giá sà đa tỳ tọa lê a ma thi đà ma thi đà ni ca da ca da tăng khư da ha sa ni sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần thú này đủ tám ngàn bốn trăm năm mươi biến rồi, thì hình tượng phần mắt thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tác phần tai của hình tượng, thì tụng lời chú:

A ma ma y ma ma bà ma ma đa ma ma kiện cưu đề ca cưu đế tỳ na thi ca ca ca ca ca ca sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần thú này đủ sáu mươi mốt ngàn biến rồi, thì hình tượng phần tai thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tác phần mũi của hình tượng, thì tụng lời chú:

Bà bà bà bà tỳ bà bà bà bà đế kiện na thi sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần thú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì hình tượng phần mũi thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tạo phần lưỡi của hình tượng, thì tụng lời chú:

(Chữ Phạn) đế (chữ Phạn) đế (chữ Phạn) đế (chữ Phạn) đế na đà na đà ô đề sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần chú này đủ năm mươi bảy ngàn biến rồi, thì hình tượng phần lưỡi thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tác phần thân của hình tượng, thì tụng lời chú:

Thản tỳ đề thản tỳ đề đa đa thản tỳ đề, na la thi đế sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần chú này đủ một trăm lẻ bốn ngàn biến rồi, thì hình tượng phần thân thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo phần tay, thì lập tức tụng chú: Tra đề tra đề, nẫm đế nẫm đế, thi đà thi đà, na la na la, sa bà ha a a ha a.

Nếu tụng thần chú này đủ tám mươi mốt ngàn biến rồi, thì hình tượng tay thành lập đầy đủ. Nếu là trong lúc tạo tác phần chân của hình tượng, thì tụng lời chú:

Đa chi đà, đa chi đà, khư chỉ la ma kha ni tra nam thi la la la la la sa bà ha a a ha a.

Nếu tụng thần chú này đủ ba mươi hai ngàn biến rồi, thì hình tượng phần chân thành lập đầy đủ. Tạo tác các căn đã xong, thì cần phải lần lượt chú nguyện để gởi gắm vào tâm thức. Nghĩa là nêu lên vòng chữ Kiệt Na La gởi gắm vào trong lòng hình tượng, liền tụng lời chú:

(Chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn), (chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn), (chữ hán)… (mười lăm chữ Phạn), (chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn), sa bà ha a a ha kha.

Nếu tụng thần chú này hai mươi ba ngàn biến xong rồi, thì tâm thức có đủ không có gì không rõ. Đã nói về phần tạo tác hình tượng. Tiếp theo nói về phần tụng kinh. Tướng trạng đó thế nào? Đó là tụng các kinh như kinh Tỳ Xá Xà Ni – kinh A Khư Đa Đà – kinh Ưu Bà La Nhất Thi – kinh Đề Xoa Khư La …

Đã nói về phần tạo tác hình tướng Bồ-tát. Tiếp đến nói về phần tạo tác hình tượng Như Lai. Ở trong phần này cũng có sáu phần, nhưng chung và riêng không như nhau. Riêng đó là phần tạo tác hình tượng, chung là năm phần còn lại. Phần tạo tác hình tượng ấy thì tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là như trước đã nói, trong chín nơi chú nguyện như thứ tự đó đều thêm vào một câu, nếu như chú nguyện gởi gắm vào tâm thì khác với tất cả. Câu chú đã thêm vào ấy có tướng trạng thế nào? Câu chú nói:

Na na a na la bà bà di đa đế cưu xa đà ni ma kha thi tra giá sa xà ni chỉ đà đế nan đa đế như ô đề đà đà đế xoa bà ni.

Chú nguyện gởi gắm vào tâm thì tướng trạng đó thế nào? Câu chú nói:

(Chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn), (chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn), (chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn), (chữ Phạn)… (mười lăm chữ Phạn).

Nếu tụng thần chú này đủ mười tám ngàn biến rồi, thì tâm thức có đủ không gì là không rõ. Đã nói về đối tượng được đối trị, tiếp theo nói về chủ thể đối trị. Nếu như vào những lúc nam nữ cõi trời trông có vẻ như trong suốt lạ kỳ đến nơi của hành giả, tà chánh sai biệt làm sao biết được? Những nghi ngờ này do đâu? Do tâm niệm tạp loạn. Nghĩa này là thế nào? Đó là trong kinh Vô Lượng Quang Minh giải thích như vầy: “Nếu người tu hành tâm thanh tịnh, thì vô lượng vô biên các Thiên tử, vô lượng vô biên các Thiên nữ, rải các loại hoa thượng diệu, đốt các loại hương nổi tiếng hiện có, trổi lên các loại âm nhạc bậc nhất, bày ra các loại đồ vật trang nghiêm tốt đẹp lạ kỳ, hình dáng rất đáng yêu và rất vui vẻ đến nơi hành giả để cúng dường”. Vì sao? Vì kính trọng pháp tu. Người hàng ngoại đạo kia cũng hiện ra hình dáng chư Thiên, đến nơi của hành giả, như trước đã nói không có khác nhau, sự sai biệt giữa tà và chánh rất khó có thể biết rõ được. Giải thích mối nghi ngờ này có sáu phần. Thế nào là sáu phần? Đó là:

  1. Phần thần chú biết căn hư hoại hay bất hoại.
  2. Phần vật dụng trang nghiêm châu ngọc trọn vẹn có hay không có.
  3. Phần ánh sáng nơi thân mắt nhìn phù hợp hay không phù hợp.
  4. Phần cuối đầu tóc kết lại hay không kết lại.
  5. Phần rời bỏ cả hai không có gì chấp giữ.
  6. Phần cùng giữ lấy không loại trừ.

Nói về phần thần chú biết căn hư hoại hay bất hoại, nghĩa là tụng Đà-la-ni chú để đối trị, nếu thật sự là chư Thiên thì hình hài đó không hủy hoại, nếu là hình tướng giả chư Thiên thì hình hài thân tướng sẽ hủy hoại không hề có gì. Lấy điều này để phân biệt tà chánh là vậy. Tụng thần chú thì hình tướng đó có tướng trạng thế nào? Nghĩa là có hai ý. Thế nào là hai ý? Một là tụng ngoại chú. Hai là tụng nội chú. Lúc tụng ngoại chú, nếu thật sự là chư Thiên thì tăng giảm không có sai khác, nếu giả mạo hình dáng chư Thiên thì tướng trạng các căn đó dần dần tăng thêm. Tướng tụng thần chú như thứ tự đó không thể vượt quá số lượng, vì tụng bình đẳng như lý, lấy điều đó để phân biệt tà chánh đúng như lý. Nói về nội chú thì tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là tạm thời chú nguyện vào mắt, thì tụng lời chú:

Thản điệt đa ma kha cưu thi đế ca na tỳ chỉ đế di đa ni, tư ô bà, tất đà ni, bà thản xa tỳ, kha na đế a chỉ ni ma chỉ ni, đà đà đế sa bà kha đế, ma kha sa bà ha đế sa bà kha.

Nếu tụng thần chú này hai mươi mốt biến thì nhãn căn sẽ hủy hoại không hề có gì. Các nơi còn lại đều có thần chú, nhưng không quan trọng nên lược đi không giải thích.

Đã nói về phần thần chú biết căn hư hoại hay bất hoại. Tiếp đến nói về phần vật dụng trang nghiêm có châu ngọc tròn hay không có. Tướng trạng đó thế nào? Đó là nếu như thật sự là chư Thiên thì trong đồ dùng trang nhgiêm của họ có mười viên loại ngọc này nếu chư Thiên giả thì không có. Lấy điều đó để phân biệt được thật giả.

Đã nói về phần vật dụng trang nghiêm có châu ngọc tròn hay không có. Tiếp theo nói về phần ánh sáng nơi thân mắt nhìn phù hợp hay không phù hợp. Tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là tạm thời trong lúc hành giả khép mắt, nếu thật sự là chư Thiên thì ánh sáng nơi thân của họ phù hợp với ánh mắt bên trong, nếu giả mạo hình dáng chư Thiên thì không phù hợp với ánh mắt bên trong. Lấy điều này để phân biệt.

Đã nói về phần ánh sáng nơi thân mắt nhìn phù hợp hay không phù hợp. Tiếp theo nói về phần cuối đầu tóc kết lại hay không kết lại. Tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là xem tướng trạng của đầu tóc, nếu thật sự là chư Thiên thì phần cuối của hai bím tóc kết lại với nhau, nếu giả mạo hình dáng chư Thiên thì phần cuối của hai bím tóc tách rời nhau. Lấy điều này để phân biệt thật giả.

Đã nói về phần cuối đầu tóc kết lại hay không kết lại. Tiếp theo nói về phần rời bỏ cả hai không có chấp giữ. Tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là quán sát nếu thật sự là chư Thiên hay là giả mạo hình dáng chư Thiên, chỉ là từ nơi cảnh giới hiện lượng của tâm vọng, không có gì là chân thật, nên không đắm chấp vào đâu cả. Lấy điều này để đối trị lại tâm vọng phân biệt.

Đã nói về phần rời bỏ cả hai không có chấp giữ. Tiếp theo nói về phần cùng giữ lấy không loại trừ. Tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là quán sát nếu thật sự là chư Thiên hay là giả mạo hình dáng chư Thiên, thì đều là cùng một Chân như và cùng một Pháp thân không có sai biệt, nên không đoạn trừ. Lấy điều này để đối trị tâm vọng phân biệt.

Đã nói về phần đối trị để loại trừ hình dạng chư Thiên. Tiếp theo nói về phần đối trị hình tượng Bồ-tát. Ở trong phần này có hai phần. Thế nào là hai phần? Một là phần trì tụng thần chú biết rõ tà chánh. Hai là phần trí tuệ quán sát không đắm chấp. Nói về phần trì tụng thần chú thì tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là tạm thời chú nguyện vào tâm tức thì tụng lời chú:

Thản a đa na tỳ đề, ma cưu đế bà thi bà bà ni, tư tất đề, xà na na thi ô ma a chỉ đà a chỉ đà sa bà ha.

Nếu tụng thần chú này đủ tám trăm mười biến rồi, thì Bồ-tát kia vắng lặng bất động, ví như gỗ đá. Lấy điều này để đối trị. Trong tất cả các căn và đồ dùng trang nghiêm, đều có những thần chú và nhiều phương pháp, nhưng không quan trọng vì thế lược bớt không nói ra.

Đã nói về phần trì tụng thần chú biết rõ tà chánh. Tiếp theo nói về phần trí tuệ quán sát về không và có. Tướng đó thế nào? Nghĩa là dùng trí tuệ quán sát về lý không – vô tướng của các pháp, do đó không có chấp trước.

Đã nói về phần đối trị hình tượng Bồ-tát, tiếp theo nói về phần đối trị hình tượng Như Lai. Tướng trạng đó thế nào? Ở trong phần này cũng có hai phần, tên gọi như trước đã nói.

Nói về phần thần chú thì tướng trạng đó thế nào? Nghĩa là tạm thời chú nguyện vào ánh sáng, liền tụng lời chú:

Đa điệt thản án na la đế, sầm chỉ la, thi đà ni xà kiện ni bà kiện ni ma na gia, ô bà đế, xà ma la sa bà ha.

Nếu tụng thần chú này bốn trăm biến, nếu thật là Như Lai thì ánh sáng nơi thân tướng đó sẽ không giảm bớt, nếu giả mạo hình dạng Như Lai thì ánh sáng nơi thân tướng đó sẽ giảm bớt và ngay lập tức trở thành màu sắc u ám. Lấy điều đó phân biệt được thật giả. Phần thứ hai ấy là quán sát đã nói ở trước nên tư duy kỹ! Có người ngoại đạo, tạo tác tất cả các loại khác nhau về chủng loại, đến nơi hành giả làm cho tâm tư của hành giả hỗn loạn, lúc ấy nên trì tụng những thần chú như thế nào? Nghĩa là thần chú đều là chung chứ không phải là riêng. Đó là thần chú Đại Đà-la-ni đã thuyết ra trong kinh Như Lai Tổng Trì Pháp Tạng Nhân Duyên. Trong kinh ấy giảng giải như thế nào? Nghĩa là trong kinh ấy giải thích như vầy: “Bấy giờ, Văn-thù-sư-lợi liền thưa với Đức Phật: Thưa Thế Tôn! Tất cả các loại đạo tà tương tự, đi đến trú xứ của hành giả, lúc làm cho tâm hành giả rối loạn, trước mắt cần đến những phương pháp như thế nào để loại trừ? Đức Như Lai liền nói cho Văn-thù-sư-lợi biết: Có pháp môn sâu xa, có năng lực khéo đối trị thông suốt tất cả đạo tà, đó gọi là pháp môn Chư Phật Vô Tận Tạng Vô Ngại Tự Tại Ấn Đà La Cương Tùy Thuận Tùy Chuyển Tổng Trì Đại Đà-la-ni. Này Vănthù-sư-lợi! Hãy lắng nghe kỹ và cố gắng tư duy, Ta sẽ phân biệt giải thích nói cho ông. Này Văn-thù-sư-lợi! Nói là pháp môn Thông Đạt Vô Ngại Tự Tại Tổng Trì Đại Đà-la-ni, là kho tàng quý báu được hết thảy chư Phật khắp ba đời mười phương luôn tụng trì, là ruộng phước bao la của tất cả Thần Vương và tất cả trời người suốt ba đời mười phương thảy đều lễ lạy cúng dường. Thế là Đức Thế Tôn tức thì tụng thần chú:

Đát điệt tha, na la thi, già nặc ô đế giá man đa, sa tỳ đề a ha di đà ni, bà già bà thi đế đà đà ô ma lê xà na phiệt ni đế, già thản ni sa da đa, cưu trí na bà đề bà ha ma, y bà đa ni, tỳ thư ha, ô khư đa đà ni thì tập đề, xoa a da, kiện na thi sa bà ha.

Nếu tụng thần chú này đủ tám ngàn bảy trăm năm mươi mốt biến rồi, tùy theo những gì thích ứng thì hết thảy chủng loại tà vạy đều lui mất, không thể nào làm cho phiền muộn hỗn loạn được. Như Bổn Luận nói: “Hoặc hiện ra thân tướng chư Thiên – thân tướng Bồ-tát, cũng hiện làm thân tướng Như Lai đầy đủ mọi vẻ đẹp”.

Đã nói về phần xuất hiện hình tướng con người làm cho tin theo. Tiếp đến nói về phần xuất hiện giảng nói làm hỗn loạn tâm thức. Ở trong đây có ba phần. Thế nào là ba phần? Một là phần thuyết ra Đàla-ni. Hai là phần thuyết về nhân tu hành. Ba là phần thuyết về quả đức tròn đầy. Ba cách giảng nói như vậy đều do người nào thuyết giảng? Đó là nếu thân tướng chư Thiên thì phần nhiều thuyết ra các Đà-la-ni. Nếu thân tướng Bồ-tát thì phần nhiều thuyết về nhân thực hành. Nếu thân tướng Như Lai thì phần nhiều thuyết về quả vị công đức. Vì sao? Vì tất cả đều nói những sự chứng đắc của mình làm cho hành giả tin tưởng. Đã thuyết ra Đà-la-ni thì tướng đó thế nào? Nghĩa là liên tục phát ra ánh sáng. Vì thế nếu tụng thần chú này thì sẽ có lợi ích gì? Nghĩa là nếu tụng thần chú này thì ánh sáng từ thân mình sẽ nối tiếp thân người khác, vì vậy hình tướng chư Thiên đến trong trú xứ của người tu hành, thuyết ra phần Đà-la-ni này đã hoàn tất, hành giả ấy trước đây không có ánh sáng mà hiện tại có ánh sáng, hết sức hoan hỷ nên dấy lên ý niệm như vầy: Nay mình được nhờ năng lực của sự tu hành, trước mắt phát ra ánh sáng thù thắng như vậy. Do đó, làm hỗn loạn chánh hạnh của mình đi vào lưới tà mạng của ngoại đạo. Do nghĩa này mà hình tướng chư Thiên ấy thuyết ra môn Đà-la-ni, liền tụng chú:

A cú đa ma ma a bà thi, na khư da, ô bà sa ni đế khư gia, a ha di già đế bát đa bà thi ha, phiệt na cưu phiện đế ca ma lê, di xoa di đát ni đà gia đa đà ni, sa bà ha di bà bà bà bà ha di a đa ni sa bà a ha.

Nếu tụng thần chú này đủ năm ngàn ba trăm biến rồi, thì ánh sáng tương tục làm thành một, lúc ấy hành giả lập tức tụng lời chú:

Thản điệt đa giá man ni, a bà di đà đế, xoa bạt na ni gia ma ô đề, bà khư na la đế tỳ ha ô bạt bạt na đề, đa phiệt đà a ma la sa bà ha.

Nếu tụng thần chú này đủ một trăm biến, thì ánh sáng nơi thân kia cắt đứt không còn tỏa ra, cuối cùng không bị làm cho não loạn. Như Bổn Luận nói: “Hoặc thuyết ra các Đà-la-ni”.

Đã nói về phần thuyết ra Đà-la-ni. Tiếp theo nói về phần thuyết về nhân tu hành. Phần nói về nhân tu hành tuy có vô lượng, nhưng không ra ngoài sáu loại Ba-la-mật. Vì vậy, hình tướng kia vì người tu hành nói về sáu loại tư lương, làm cho hành giả ấy rối loạn đi vào mạng lưới tà vạy. Người ngoại đạo kia có lợi ích gì khi dấy lên giảng giải như vậy làm cho hành giả rối loạn? Vì hành giả đang tu tập lúc đó ý niệm vui vẻ, đoạn trừ tất cả mọi điều ác, tu dưỡng tất cả mọi điều thiện, nhân hạnh viên mãn không có thiếu sót. Người ngoại đạo kia thị hiện làm người chung tâm tưởng, để khiến rời bỏ chánh đạo hướng đến tà đạo. Như Bổn Luận nói: “Hoặc nói về Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí tuệ”.

Đã nói về phần thuyết về nhân tu hành. Tiếp theo nói về phần thuyết ra quả đức tròn đầy. Phần nói về quả viên mãn tuy có vô lượng, nhưng không ra ngoài cảnh giới Niết-bàn tịch tĩnh. Vì thế, hình tướng ấy nói về công đức của Niết-bàn cho hành giả đang tu tập nghe, khiến hành giả kia hỗn loạn vướng vào lưới tà vạy. Người ngoại đạo kia có ích lợi gì khi giảng giải làm cho hành giả hỗn loạn như vậy? Vì hành giả ấy đang là nhân tu tập với ý niệm hướng đến sẽ chứng quả, do đó ngoại đạo xuất hiện thuyết về quả đức thù thắng mà hành giả mong cầu, có thể làm cho tâm của hành giả kia yêu thích đắm chấp hướng về tà đạo. Như Bổn Luận nói: “Hoặc nói về Bình đẳng – Không – Vô tướng – Vô nguyện – Không oán – Không thân – Không nhân – Không quả, hoàn toàn rỗng lặng là Niết-bàn chân thật”.

Đã nói về phần xuất hiện giảng nói làm hỗn loạn ý thức. Tiếp đến nói về phần đạt được trí biết rõ ba đời làm cho người ta mê hoặc. Như vậy, ba trí đạt được thì tất cả tướng trạng đó thế nào? Điều ấy nghĩa là nếu đạt được hai trí thông suốt quá khứ vị lai, thì mức thời gian xa nhất biết về cảnh giới của mình là tám vạn kiếp, thời gian gần nhất thì có năng lực dễ thông suốt mọi việc trải qua trong một đời. Như Bổn Luận nói: “Hoặc khiến người biết rõ sự việc túc mạng quá khứ, cũng biết về sự việc của vị lai”. Nói về đạt được trí hiện tại chính là tha tâm trí, đó là có năng lực hiểu rõ các loại tâm tư của người hiện tại. Như Bổn Luận nói: “Đạt được tha tâm trí”.

Đã nói về phần đạt được trí biết rõ ba đời làm cho người ta mê hoặc. Tiếp đến nói về phần không xa rời sự ràng buộc của thế gian. Nghĩa là người ngoại đạo làm thành tựu một ức bốn vạn sáu ngàn loại biện giải của các luận thuyết thế gian, và mười vạn tám ngàn loại tài năng của các loại hý luận, ràng buộc chúng sanh dừng lại ở thế gian không thể nào thoát ra được. Như Bổn Luận nói: “Biện tài vô ngại, có thể làm cho chúng sanh tham vướng với những điều kiện danh lợi của thế gian”.

Đã nói về phần không xa rời sự ràng buộc của thế gian. Tiếp đến nói về phần tánh của tâm thất thường sinh ra rối loạn. Điều đó nghĩa là phá hỏng niềm tin kiên cố, mà có thể làm cho tâm tư trở nên thất thường, bỏ mất bước chân tu hành, đoạn tuyệt con đường của sự hướng về hội nhập, dẫn lối đi vào địa phận đạo tà và vô tánh. Như Bổn Luận nói: “Lại làm cho con người sinh ra nhiều tâm ý hay giận hay vui, tính tình không bình thường theo tiêu chuẩn mình vốn có. Hoặc nhiều lòng tham ái – ngủ nhiều – lắm bệnh, tâm tư uể oải lười biếng. Hoặc đột nhiên nổi lên tinh tấn, sau lại dừng bỏ sanh ra không tin tưởng, nhiều nghi ngờ lắm suy nghĩ, hoặc xả bỏ công hạnh tốt đẹp ban đầu trở lại tu theo những nghiệp hỗn tạp. Hoặc hệ lụy vào các công việc thế gian”.

Đã nói về phần tánh của tâm thất thường sinh ra rối loạn. Tiếp đến nói về phần khiến đạt được định tà chứ không phải là định chánh. Nghĩa là người ngoại đạo đoạt được hai mươi mốt loại tà Tam muội, làm hành giả đang tu tập trở nên hỗn loạn vướng vào lưới tà đạo. Như Bổn Luận nói: “Cũng có thể làm cho người ta đạt được các Tam muội, tương tự phần nào và đều là những sự chứng đạt của ngoại đạo chứ không phải là Tam muội chân thật. Hoặc trở lại khiến cho người ta có thể một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, cho đến bảy ngày, trú ở trong định có được đồ ăn thức uống thơm ngon rất tự nhiên, thân tâm vui vẻ, thư thái, không đói không khát, làm cho người ta ăn không chừng mực nhiều ít thất thường, nhan sắc thay đổi, tiều tụy”.

Đã nói về phần khiến cho đạt được định tà chứ không phải là định chánh. Tiếp đến nói về phần khuyến thỉnh hành giả xa rời tà vạy. Nói đến phần khuyến thỉnh hành giả xa rời tà vạy ấy là khuyến khích tu dưỡng trí tuệ, khéo léo phân biệt để loại trừ các căn bệnh của ngu si, xua sạch mầm mống sai lầm của các tà luận. Như Bổn Luận nói: “Vì nghĩa này, hành giả hãy thường xuyên thuận theo trí tuệ quán sát đừng để cho tâm này rơi vào mạng lứơi tà vạy, hãy chịu khó nghĩ đến chánh pháp, không giữ lấy, không tham đắm thì có thể rời xa những nghiệp chướng này”.

Đã nói về phần khuyến thỉnh hành giả xa rời tà vạy. Tiếp đến nói về phần chọn lựa thật – giả khiến cho rõ ràng. Điều ấy có nghĩa là tùy thuận ở trong thế gian thì gọi là Tam muội giả, nếu tùy thuận ở trong xuất thế gian thì gọi là Tam muội thật. Hai loại Tam-muội thuận theo biết rõ như vậy. Như Bổn Luận nói: “Nên biết các Tam-muội mà ngoại đạo có được, đều không lìa khỏi tâm ý của kiến ái ngã mạn, vì tham đắm đối với danh lợi và sự cung kính của thế gian. Tam-muội Chân chư thì không trú vào tướng thấy, không trú vào tướng đạt được, thậm chí rời khỏi định cũng không xem thường, do đó tất cả mọi phiền não dần dần ít lại. Nếu các phàm phu không luyện tập pháp Tam-muội này, được đi vào chủng tánh Như Lai, thì thật là điều hết sức phi lý. Vì tu theo các Thiền Tam-muội của thế gian phần lớn dấy lên chấp trước ý vị, đều dựa vào ngã kiến, là thuộc về ba cõi cùng với ngoại đạo như nhau. Nếu như xa rời sự bảo vệ của hàng thiện tri thức, thì sẽ dấy lên cái thấy của ngoại đạo”.

Đã nói về phần giải thích rộng ra cách đối trị ma sự. Tiếp theo nói về phần tán thán công đức của Tam muội.

Bổn Luận nói: Lại nữa, người tinh tấn cần mẫn chuyên tâm tu học Tam muội này, thì đời hiện tại sẽ được mười điều lợi ích? Đó là:

  1. Xứng đáng được chư Phật, Bồ-tát khắp mười phương luôn hộ niệm.
  2. Không bị các loại ma quỷ ác độc có thể làm cho sợ hãi.
  3. Không bị sự mê hoặc hỗn loạn của chín mươi lăm loại ngoại đạo và quỷ thần tác động.
  4. Rời xa sự phỉ báng đối với giáo pháp rất sâu xa và các nghiệp chướng tội lỗi sâu nặng dần dần tiêu trừ.
  5. Diệt sạch tất cả mọi nghi ngờ và các loại giác quán xấu ác.
  6. Đối với cảnh giới của Như Lai niềm tin được tăng trưởng kiên cố.
  7. Rời xa ưu não, ở trong sanh tử dũng mãnh không sợ hãi.
  8. Tâm ý nhu hòa xả bỏ tâm kiêu mạn, không bị người khác làm phiền muộn.
  9. Tuy chưa đạt được định, nhưng ở vào tất cả mọi lúc – tất cả mọi cảnh giới, vẫn có thể giảm trừ mọi phiền não không vui với thế gian.
  10. Nếu đạt được Tam muội thì không bị ngoại duyên tác động – không bị tất cả mọi thứ âm thanh làm cho lay động kinh hãi.

Luận giải thích: Ở trong văn này đã có hai phần. Thế nào là hai phần? Một là phần nêu tổng quát. Hai là phần giảng giải phân tán.

Nói về phần nêu tổng quát là nêu tổng quát những điều đã nói. Như Bổn Luận nói: “Lại nữa, người tinh tấn cần mẫn chuyên tâm tu học Tam muội này thì đời hiện tại sẽ được mười điều lợi ích?” Ở trong phần giảng giải phân biệt có mười loại công đức thù thắng, căn cứ vào một pháp định chân thật mà được thành tựu. Thế nào là mười loại? Đó là:

1. Công đức bảo vệ che chở, vì luôn được hết thảy vô lượng vô biên chư Phật, Bồ-tát thương tưởng bảo vệ. Như Bổn Luận nói: “1. Xứng đáng được chư Phật, Bồ-tát khắp mười phương luôn hộ niệm”.

2. Công đức làm ma sợ hãi, vì có năng lực dễ làm cho tất cả quân ma phải hàng phục. Như Bổn Luận nói: “2. Không bị các loại ma quỷ ác độc có thể làm cho sợ hãi”.

3. Công đức phát ra đạo, vì có năng lực dễ dàng thoát khỏi các loại đạo tà của hết thảy ngoại đạo. Như Bổn Luận nói: “3. Không bị sự mê hoặc hỗn loạn của chín mươi lăm loại ngoại đạo và quỷ thần tác động”.

4. Công đức xa rời phỉ báng, vì có năng lực dễ rời xa các tội lỗi thuộc loại phỉ báng Đại thừa. Như Bổn Luận nói: “4. Rời xa sự phỉ báng đối với giáo pháp rất sâu xa và các nghiệp chướng tội lỗi sâu nặng dần dần tiêu trừ”.

5. Công đức giải quyết nghi ngờ, vì có năng lực dễ dàng quyết định đoạn trừ những nghi ngờ mê hoặc. Như Bổn Luận nói: “5. Diệt sạch tất cả mọi nghi ngờ và các loại giác quán xấu ác”.

6. Công đức tin tưởng sâu rộng, vì đối với cảnh giới thù thắng vi diệu khởi tâm vui mừng tin tưởng càng chuyển sang sâu hơn. Như Bổn Luận nói: “6. Đối với cảnh giới của Như Lai niềm tin được tăng trưởng kiên cố”.

7. Công đức dũng mãnh, vì duyên với cảnh giới chúng sanh khởi lên tâm từ bi bao la, quy tụ trở thành vạn hạnh không hề lười nhác uể oải. Như Bổn Luận nói: “7. Rời xa ưu não, ở trong sanh tử dũng mãnh không sợ hãi”.

8. Công đức vô ngã, vì có năng lực dễ đoạn trừ tất cả các ý niệm dấy lên ngã mạn, đều là ý niệm thanh tịnh hướng về Phật. Như Bổn Luận nói: “8. Tâm tư nhu hòa xả bỏ tâm ý kiêu mạn, không bị người khác làm phiền muộn”.

9. Công đức chán ngán xa rời, ở trong những cảnh giới đối với tất cả mọi lúc, tất cả mọi hoàn cảnh, có năng lực dễ loại trừ làm cho các loại phiền não phải hàng phục, không vui với niềm vui trong biển cả sanh tử của thế gian. Như Bổn Luận nói: “9. Tuy chưa đạt được định, nhưng ở vào tất cả mọi lúc, tất cả mọi cảnh giới, vẫn có thể giảm trừ mọi phiền não không vui với thế gian”.

10. Công đức tịch tĩnh, đối với tất cả các cảnh giới phân tán biến động, tâm tư vẫn an trú trong định không có lay động. Như Bổn Luận nói: “10. Nếu như đạt được Tam-muội thì không bị ngoại duyên tác động, không bị tất cả mọi thứ âm thanh làm cho lay động kinh hãi”. Như thứ tự ấy không hỗn loạn về số lượng, làm cho mặt sóng của tâm dừng lại, hãy xem xét tư duy và chọn lựa!