LUẬN TAM PHÁP ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Sơn Hiền
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cù-đàm-tăng-già-đề-bà nước Kế Tân dịch vào đời Đông Tấn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN TRUNG

(Tiếp theo Phẩm Đức)

Hỏi: Trước nói: Căn do là đầy đủ kết quả phương tiện, trong đó đã nói về đầy đủ phương tiện, vậy thế nào là quả?

Đáp: Là Phật, Bích-chi-phật, Thanh văn, đó là ba quả.

Hỏi: Ai được quả?

Đáp: Là bậc trí giới thượng chỉ.

Hỏi: Nay xin nói căn do. Căn do là đạo, quả cũng là đạo chăng?

Đáp: Quả này nói là hữu dư, trước nói là Vô dư. Vô dư là Bát Niếtbàn, cho nên không có lỗi. Phật là người lìa hết thảy chướng ngại, có được mười lực, bốn Vô úy, đạt được hết thảy pháp Phật, không khác với giới-định-tuệ của chư Phật. Bích-chi-phật là tự giác ngộ, không nhờ ai. Thanh văn là do người khác giảng nói mà đạt được.

Lại nữa, giải thoát có đủ hai thứ: Lòng thương và sự chán lìa. Nếu có đủ lòng thương đắc đạo là Phật. Chán lìa có hai thứ, một: Do mình có, hai: Do người khác mà có. Tự mình có là Bích-chi phật. Do người khác mà có là Thanh văn. Lại nữa, biết hết, biết cùng khắp, đầy đủ công đức, xa lìa mọi điều ác là Phật. Tuy lìa ác, nhưng Bích-chi phật còn nhiều việc không bằng Phật. Thanh văn dựa vào những điều khác để lìa ác.

Hỏi: Thế nào là biết chư Phật không khác nhau? Thanh văn cũng lại như vậy sao?

Đáp: Thanh văn, thì ly Dục hay chưa ly Dục, là điểm khác nhau giữa A-la-hán và Thanh văn, phân biệt do trình độ. Lòng tin là hàng đầu trong năm trình độ. Nương vào bậc hạ bậc trung, thượng, cho nên Thanh văn có sự sai khác với hết thảy lãnh vực.

Hỏi: Ly Dục là gì?

Đáp: Vô Dục là tin, hiểu, kiến đáo thân chứng. Do tin là hàng đầu để độ, cho nên nói tin hiểu, giải thoát. Lấy tuệ làm đầu để độ, cho nên nói là kiến đáo. Đủ hai cái ấy là thân chứng, đó là Vô lượng chủng. Tin giải thoát là thượng lưu hành Vô hành Bát Niết-bàn. Thượng lưu Bát Niết-bàn, hành Bát Niết-bàn, Vô hành Bát Niết-bàn, đó là ba tin giải thoát. Thượng lưu (dòng trên) là yêu thích điều dẫn tới chỗ cao cả, vả lại dòng trên là đạo, từ cõi Dục dẫn lên, nên gọi là dòng trên. Hành Niết-bàn, thì hành là Hữu vi, dùng nhiều phương tiện và duyên lấy đạo, đi tới Vô vi, nên gọi là hành Niết-bàn. Vô hành Niết-bàn, thì Vô hành là Vô vi, ít dùng phương tiện và đạo, duyên nơi Vô vi đi tới Vô vi, gọi là Vô hành Niết-bàn. Đó là ba thứ tin giải thoát.

Hỏi: Thế nào là kiến đáo?

Đáp: Kiến đáo là trung sinh Niết-bàn, cũng là kiến đáo thượng lưu, cũng là ba thứ: Trung Niết-bàn, Sinh Niết-bàn. Thượng Lưu Niết-bàn. Trung Niết-bàn là thân này chết rồi, chưa sinh còn sót đắc đạo. Trung Niết-bàn như đóm lửa nhỏ, chưa rớt đã tắt, nghĩa này cũng vậy. Sinh Niết-bàn là như lửa chạm tới đất mới tắt. Như vậy là đầu tiên thứ lớp, mới đắc đạo Niết-bàn. Còn Thượng lưu, như trên đã nói. Cõi Vô sắc cũng như vậy. Đó là ba kiến đáo.

Hỏi: Thế nào là thân chứng?

Đáp: Thân chứng là hành, Vô hành, sinh Niết-bàn. (Trước đã nói) Hỏi: Không phải làm là sao? Lặp lại chăng?

Đáp: Không phải. Khác cõi cho nên ly Dục giới và ly Sắc giới. Đó là trừ hết hai thứ trung ấm. Chẳng phải trung ấm có ở cõi Vô sắc. Lại nữa, trước đã nói không giải thoát, còn thân chứng có giải thoát. Giải thoát sẽ nói sau.

Hỏi: Ly Dục, thế nào là chưa ly Dục?

Đáp: Chưa ly Dục là Bạc địa Tu- đà- hoàn thứ tám. Bạc-địa, Tu- đà-hoàn, thứ tám đó là ba bậc chưa ly Dục.

Hỏi: Tại sao là thứ tám, nếu kể thì phải là thứ nhất, chứ không phải là thứ tám. Ban đầu hướng đến rồi sau mới đến A-la-hán. Tại sao phải A-la-hán này?

Đáp: Không phải quán như vậy, như người thì có tám (giai đoạn). Nhỏ không lấy lớn làm thứ bậc, tám là lấy ấu thơ làm thứ bậc. Đức Thế Tôn nói, công đức có tám bậc mà A-la-hán là lớn, do các lậu đã hết, gọi là ban đầu, hướng đến đó là ấu thơ. Đó là nói thứ bậc có tám.

Hỏi: Thế là sao?

Đáp: Bậc thứ tám là lòng tin, trí tuệ đầy đủ. Khi người ta là người thường thuộc dòng họ nào đó, có đầy đủ lòng tin và trí tuệ; thì hoặc lòng tin của họ vượt cao thì trí tuệ cũng phát triển theo. Hay trí tuệ vượt cao, thì lòng tin cũng phát triển theo. Hoặc cả hai, cùng có như nhau, đó là phát sinh pháp trí. Từ tín, hạnh mà căn thuần thục, từ pháp hạnh mà căn vừa đủ, từ hạnh đầy đủ mà thành lợi căn. Ba thứ đó là thứ tám. Do lòng tin cao vượt mà thấy được sự thật (Đế), bảy thứ tuệ cao tột, vừa đầy đủ hay cao đẹp, đó là gia gia, là kiến địa. Nếu chuyển lên lãnh vực Tu thì địa ở đó mỏng đi. Lòng tin cao vượt, thì chỉ còn một lần qua lại sinh tử. Tuệ vượt cao là đầy đủ sự cao đẹp, là ly Dục ở cõi Dục. Lòng tin vượt cao thì đó là tin, giải thoát. Tuệ vượt cao là kiến đáo. Cả hai đều vượt cao là lìa sắc, được thân chứng. Mọi lậu đều hết sạch, lòng tin cao vượt là tuệ giải thoát. Tuệ vượt cao là đầy đủ giải thoát (câu giải thoát). Đầy đủ được giải thoát, đều là vượt cao, cũng là câu giải thoát.

Lại nữa, lòng tin vượt cao là căn đã thuần. Tuệ vượt cao là trong đó căn cũng đều vượt cao và là lợi căn (-khôn lanh). Cứ thứ lớp như vậy mà lên cao.

Hỏi: Đã nói rộng về thứ tám, dần dần phát sinh thành rừng công đức, nhưng không biết cái ấy gọi là gì?

Đáp: Là người Tu-đà-hoàn, đi đến tận pháp thứ bảy là ở trong gia gia. Tu-đà-hoàn là ba thứ, trụ nơi quả thứ nhất cầu Tu-đà-hoàn thứ hai, đó là đạo. Lên Đạo nên gọi là hoàn. Thân thấy được giới, đoạn trừ hết mọi trộm, nghi các cõi ác. Căn thuần thục đến mức chót thứ bảy thì hưởng vui trong cõi Trời, người, cốt yếu là Niết-bàn. Gia gia cũng trụ ở quả thứ nhất đã đoạn trừ sạch sẽ ba kết sử. Điều tư duy đoạn thì hết một ít. Do vậy, trong sự sinh từ gia đến gia mà tới Niết-bàn. Trung là hai thứ trung này, không phải một mực từ gia đến gia, mà tới Niết-bàn. Cũng không phải một mực đến tận mức thứ bảy ở cõi Trời, người sinh vào Niết-bàn, ở nơi Niết-bàn trung gian.

Hỏi: Là Tu-đà-hoàn, còn thế nào là Bạc địa (cõi phiền não đã mỏng)

Đáp: Bạc địa là một trở lại- một chủng- trung; là trụ trong kết sử mỏng của cõi Dục, nên gọi là Bạc địa. Trong ba điều: Một trở lại- một chủng- trung, thì một trở lại là lần chót sinh ở cõi Trời rồi vào Niết-bàn. Một chủng là Thọ thân một lần, rồi vào Niết-bàn, do công đức đã thêm nhiều lên. Trung là đủ hai thứ này. Ba loại ấy gọi là chưa ly Dục.

Hỏi: A-la-hán là sao?

Đáp: A-la-hán là lợi, độn, trung căn. A-la-hán được gọi là cúng dường, là đủ khả năng nhận lãnh sự cúng dường.

Hỏi: Đủ sức nhận lãnh cái gì?

Đáp: Là hết thảy chúng sinh. Nói A-la-hán là có ba bậc: Lợi căn- Độn căn-Trung căn.

Hỏi: Lợi căn là sao?

Đáp: Lợi căn là tiến lên pháp bất động mà trụ pháp. Đó là lợi căn. Pháp thăng tiến, pháp bất động, nên biết đều là lợi căn. Trụ pháp, nghĩa là lìa phương tiện, trừ phiền não. Tiến lên là trừ hết phiền não, cầu cái cao hơn đều đạt. Cao hơn, là thông suốt biện luận. Pháp Bất động là đã chứng quả cao đẹp. Hết thảy mọi nói năng không cần sử dụng biện tài. Đó gọi là lợi căn.

Hỏi: Độn căn là sao?

Đáp: Độn căn là thoái pháp-niệm-hộ, là thoái pháp- niệm pháp- hộ pháp. Có hai thứ đó là Độn căn. Thoái pháp là lui xuống, không phải Thánh đế, là thoái lui xuống ở tu địa. Tu là tu tập. Không tu tập nên nói là thoái. Như học kinh mà không luyện tập nên thường hay quên, không luyện tập như vậy là thoái lui xuống lãnh vực tu. Đó cũng là bệnh nghiệp tham gây tranh, xa lìa quán chiếu, nên phải thoái lui, do vậy nên gọi là tu địa. Niệm pháp là đã được A-la-hán, nhưng hạnh yếu kém, nên thân cũng yếu kém, mới nghĩ như vầy: Những gì ta làm, đã làm, thì trụ vào cái gì? Suy nghĩ là nhớ đến nhiều việc, là nhớ đến của cải, như áo quần, thế nên chỉ cần nghĩ một điều là bỏ thân mạng, để hộ trì chánh pháp, không thoái lui, cũng không nghĩ ngợi cái gì khác, chỉ dùng phương tiện hết sức lớn mà hộ trì. Như người nghèo phải có nhiều phương tiện để giữ gìn của. Đó là độn căn.

Hỏi: Trung căn là sao?

Đáp: Trung căn là Tuệ giải thoát, là giải thoát đủ, không đủ. Được Tuệ giải thoát là thấp.Giải thoát cũng có hai: Một là được cụ giải thoát ; hai là không được cụ giải thoát. Tín và Tuệ, nếu đã được hai thứ này thì gọi là thắng (vượt hơn).

Hỏi: Giải thoát là gì?

Đáp: Là diệt tận Dục-Sắc, là giải thoát khỏi cõi Dục, cõi Sắc. Diệt trụ thượng tâm, và ba cõi đều hết, đó là ba giải thoát. Ra khỏi phiền não cũng gọi là giải thoát.

Hỏi: Giải thoát Dục là sao?

Đáp: Là giải thoát hết mọi tham muốn về nội sắc tưởng, Vô sắc tưởng, bất tịnh và tịnh. Nội là bên trong chính mình, có hai thứ là hữu sắc tưởng và hoại sắc tưởng. Sắc ở bên trong hư hoại, như khi ngồi ở gò mả quán thấy thịt rã rời từng khúc, mắt lòi, bụng nước chảy rỉ, nơi đại tiểu tiện hiện ra những bất tịnh. Luôn thấy bao nhiêu là giòi bọ nhung nhúc ở đó, chim quạ tranh nhau ăn. Tay chân, đầu lâu, vung vãi mỗi nơi. Thấy vậy thì không còn tham muốn nữa, liền nghĩ như vầy: Thân như thế đó, mà chúng sinh dùng nó để giận dữ, tranh cãi, ganh đua, kiêu mạn, tạo ra Vô lượng ác… Nhìn rõ như vậy rồi, giải thoát khỏi điều ác, ngừng tâm vào định. Đó gọi là nội sắc tưởng bất tịnh mà giải thoát. Nội thứ hai là hoại sắc tưởng, do định nên như là Vô sắc, lập phép quán như vầy. Thân kẻ khác cũng thế mà thôi! Đó gọi là nội Vô sắc tưởng. Từ bất tịnh mà giải thoát, tịnh mà giải thoát là như khi nhìn thấy màu áo xanh-vàng-đỏtrắng kia, liền phát ý tư duy, tâm trụ, không bị lay động, đó là tịnh giải thoát. Cả ba thứ này là giải thoát khỏi tham muốn.

Hỏi: Giải thoát khỏi sắc là sao?

Đáp: Giải thoát khỏi sắc là không còn tham muốn, lìa sắc- Vô sắc, trụ vào bốn thứ tâm, cũng còn hữu lậu; đó gọi là sắc giải thoát.

Hỏi: Thế nào là diệt tận giải thoát?

Đáp: Tâm- ý nghĩ và tưởng, đều dập tắt hết. Đó gọi là diệt tận giải thoát.

*********

Phẩm thứ hai: ÁC

Hỏi: Đã nói rõ về phẩm đức với ba chân độ. Thế nào là ác?

Đáp: Ác là hành động ác-ái-Vô minh, đó là ba thứ ác. Ác làm nhơ bẩn hạnh lành, nên gọi là ác, như kẻ nhơ bẩn, gọi là kẻ nhơ bẩn, do ý luôn tham điều ác, như heo tham chỗ nhơ bẩn. Ban đầu là thân-miệng-ý làm ác, từ đó mọi điều ác tăng lên. Hành động ác là toàn bộ những việc làm của người ác. Thân làm chuyện ác, gọi là hành động ác của thân, miệng và ý cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là thân hành động ác?

Đáp: Là giết, ăn trộm, và dâm.

Hỏi: Giết là sao?

Đáp: Là nhớ nghĩ tới, là dạy người làm và tự làm, là ba thứ giết. Ăn trộm cũng thế. Tà dâm cũng vậy, đều có ba cách đó.

Hỏi: Còn những việc khác là sao? Chưa biết niệm, thế nào là niệm?

Đáp: Niệm (nhớ nghĩ), là tâm tham muốn, muốn kẻ khác làm để mình vui theo. Niệm gọi là suy nghĩ, có ba thứ: Tâm muốn làm, sai kẻ khác làm, vui thấy người làm. Đó gọi là ba thứ niệm.

Hỏi: Thế nào là dạy?

Đáp: Là khuyên bảo, khiến cho kẻ khác làm theo. Có ba thứ dạy: Chỉ bày, sai khiến, bắt buộc. Như ngoại đạo dạy giết heo- dê tế trời là chỉ bày. Như vua ra lịnh cho bề tôi: Ta có giặc thù, các khanh hãy ra đánh với chúng, đó là lịnh sai khiến. Bắt buộc như có người nói: Tên kia là kẻ thù của ta, anh đến đó giết nó cho ta. Người này đáp: Xin vâng. Đó là bắt buộc làm cho được. Như vậy đó là ba thứ dạy bảo.

Hỏi: Thế nào là thực hiện (là làm)?

Đáp: Thực hiện là ý tưởng nghĩ tới chúng sinh bỏ mạng. Thực hiện là làm xong công việc đó. Như nói sát sinh, thì biết đó là dạy bằng cách ra lịnh, bắt phải nhận. Ý khi làm chuyện ác đều cũng như vậy. Trong khi nói thực hiện giết thì đều nghĩ là có kẻ phải bỏ mạng. Thực hiện ở đây cũng đủ ba thứ như đã nói trên.

Trường hợp thầy thuốc vì không hiểu mụt nhọt nguy hiểm, phá nó nên làm chết người. Đó không phải thầy thuốc giết người, vì ông không có ý hại. Trường hợp này, không đủ ba yếu tố nên không gọi là sát sinh.

Hỏi: Thế nào là ăn trộm?

Đáp: Ăn trộm là nghĩ tới đồ đạc của người ta, có ý lấy lén. Ăn trộm cũng đủ ba yếu tố. Tại sao? Trường hợp lấy lầm đồ đạc của người ta là không có ý ăn trộm, vì thứ ấy giống của mình. Của cải của người ta không có ý lấy là không trộm, giá như có nắm lấy sự hiểu biết về vật của người, cũng không gọi là trộm. Như vậy nếu không đủ ba yếu tố, thì không phải là ăn trộm. Đủ ba yếu tố mới gọi là ăn trộm.

Hỏi: Thế nào là tà dâm?

Đáp: Tà dâm là người đã Thọ pháp mà hành dâm không đúng đạo, gọi là tà dâm. Có ba thứ: Phạm vào người đã Thọ pháp, phạm vào pháp đã Thọ, phạm chuyện trái đạo.

Hỏi: Đã nói dâm là gốc, còn lý do nào nói là tà dâm?

Đáp: Người có hai: Người xuất gia và người tại gia. Người xuất gia hành dâm, đó là hạnh xấu. Người tại gia hành dâm không phải là hạnh xấu, tà dâm mới là hạnh xấu. Tại gia hành dâm bị coi là hạnh xấu đó là người Tu-đà-hoàn, hành dâm sẽ bị đọa địa ngục. Ngoài ra tà dâm đều là hạnh xấu.

Hỏi: Thế nào là nhận theo người khác?

Đáp: Nhận theo người khác là nhận theo thân chủ, nhận theo vua là chủ. Thân chủ nhận lấy, vua nhận lấy, đó là tất cả sự nhận theo người khác. Với chủ thì chủ nhận lấy, có hai thứ: Tới tuổi và còn nhỏ. Trường hợp tới tuổi, theo gia pháp của phương thổ, thì con gái là thuộc ông chủ, nếu người ngoài hành dâm với cô con gái đó, là tà dâm. Trường hợp còn nhỏ là thuộc ông chủ, nếu con gái đã nhận đồ vật của kẻ khác, gần đến kỳ hạn, lại dâm với người con gái ấy, vẫn là tà dâm. Thân là cha mẹ, anh em, cậu v.v… và dưỡng nữ. Nếu bỏ con gái mà lấy dưỡng nữ đó là ông chủ nhận lấy. Nếu không có người thân, không có chủ, thì vua nhận lấy.

Hỏi: Thế nào là pháp Thọ?

Đáp: Pháp Thọ là học pháp trai tộc. Nếu lãnh nhận học pháp thì gọi là học pháp Thọ. Nếu Thọ trai pháp, thì gọi là nhận lãnh trai pháp. Nếu nhận tộc pháp thì gọi là nhận lãnh tộc pháp, trong đó có nhiều điều đáng nói. Học Thọ pháp là nếu trước đó chủ đã cho phép học, nhưng sau phạm, là tà dâm. Trai pháp Thọ là nếu trước đó chủ đã cho pháp Thọ trai, nhưng sau phạm, là tà dâm. Tộc pháp Thọ là như trước đã nói chủ nhận, nhưng kinh nói, muốn khiến đủ ba pháp nên nói lại tộc pháp Thọ là: Mẹ, chị em gái và những người nữ cùng họ, thảy đều không được phạm, nếu phạm là tà dâm.

Hỏi: Thế nào là hành động trái đạo?

Đáp: Hành động trái đạo là người nữ sinh ra kẻ ái nam- ái nữ gọi là hành trái đạo. Nếu người nữ mới sinh nở, sau đó phạm đạo, cũng gọi là hành trái đạo. Nếu cưỡng hiếp gái chưa gả cũng là hành trái đạo. Và dâm với kẻ ái nam- ái nữ cũng là hành trái đạo. Đó là những hành động trái đạo.

Hỏi: Điều đó nói chưa đủ, là sao?

Có phải còn nhiều lối tà dâm khác, nhưng ở đây chưa gồm thâu vào để nói. Vì không gồm thâu thì nói chưa đủ phải không?

Đáp: Đây nói đủ rồi. Tại sao? Trước đã nói, phải rời người nữ vừamới sinh nở. Nếu nói vậy là biết sinh sản còn phải nuôi nấng con. Nếu nói lìa đàn bà sinh nở, tất biết các chuyện khác rồi. Cho nên đây nói là đã đủ.

Hỏi: Những điều ác và phi nghĩa này, phát sinh từ đâu?

Đáp: Cả thảy đều từ dâm-nộ-si mà ra.

Hỏi: Thế nào là hết thảy đều là sát đạo dâm ?

Đáp: Không phải chỉ là vậy. Chỉ nói dâm, là do nó gồm thâu cả thảy. Cho nên chỉ đi tìm gốc là dâm thôi. Hết thảy những hoạt động ác của thân- miệng- ý sẽ nói riêng.

Hỏi: Thế nào là sinh ra từ ba thứ ác, trong đấy có lỗi. Tại sao? Không phải do lạc Thọ- khổ Thọ nhất thời sinh ra, cũng không phải do giận dữ, lạc Thọ sai khiến. Dâm là do vui thích, hành tập nên ham muốn là dâm, vậy trong đó giận là sao?

Đáp: Chẳng phải là nói từ dâm mà sinh giận sao? Trong đấy nói bản ý là yêu thích hình Thức bên ngoài, nên khởi lên giận mà giết. Như vậy, là trước đã có ý nổi giận: Nó xâm phạm vợ mình, mình báo thù; nhưng sau đó khởi lên yêu thích nên hành dâm. Ban đầu là từ giận mà sinh ra, tham muốn cũng từ đó sinh ra, nên nói không lỗi. Những chuyện khác cũng như vậy.

Hỏi: Trước nói hết thảy đều từ dâm-nộ-si sinh ra, trong đó đã nói hành động ác của thân. Nhưng chưa biết hành động ác của miệng là sao?

Đáp: Hành động ác của miệng là nói thêu dệt, nói không thật, nói trống rỗng. Hành động ác của miệng có bốn thứ, nhưng chỉ nói ba, cũng đủ như có bốn.

Hỏi: Thế nào là nói không thật?

Đáp: Nói không thật là vì lợi của mình, của người nên tránh nói thật. Không nói thật là hành động ác của miệng, là vì mình, vì người, vì lợi nên cố ý nói không that. Tránh nói that là cố ý che giấu, đó là ý biết, nhưng miệng lại nói khác đi. Vì mình là chính mạng mình, vì người la bởi thân quen, vì lợi là bởi của tiền. Đó là ba thứ, khiến không nói thật. Còn như Đức Thế Tôn đã nêu bày về nói dối khi ở giữa chúng, ở giữa quyến thuộc, là do ngài đã biết nhân mình, nhân người khác, nhân lợi.

Hỏi: Đã nói miệng không nói thật là hành động ác, vậy miệng không nói trống rỗng có phải hành ác không?

Đáp: Không nói trống rỗng là không ái-biệt-ly. Mọi hoạt động đó nên gọi là nói trống rỗng, vì: Không yêu mến nên mới làm chuyện chia lìa. Làm đủ mọi chuyện ấy, là do không yêu mến. Làm tức là nói lời ác. Nhưng yêu mến mà nói lời giận thì đó không phải là ác khẩu. Ác khẩu là chuyện đã như vậy mà nói khác đi. Đức Thế Tôn cũng nói lời ác, là do ngài thương xót ông Điều đạt, mà nói lời giận dữ. Hành động nói mà không có lòng yêu mến mới là ác khẩu. Như kẻ mù giận dữ la lên là mù, tuy có nói thật nhưng cũng là ác ý, cho nên không yêu mến mà nói là hạnh ác. Đối với hoạt động chia lìa, tuy có nói thật, nhưng vì phải chia lìa, nên mới nói hai lưỡi. Nếu không vì hành động chia lìa mà có thể làm cho chia lìa thì chẳng phải là hai lưỡi. Nếu không vậy thì Đức Thế Tôn cũng nói hai lưỡi. Đức Thế Tôn vì xót thương kẻ dị học, tạo cho đệ tử chia lìa, để vượt qua lỗi lầm xấu ác cùng hành, có hai việc: Nói không thiệt và nói không trống rỗng. Như vậy ác khẩu là dùng miệng nói lời xấu ác, nên cũng gọi là hai lưỡi.

Hỏi: Thế nào là nói thêu dệt?

Đáp: Nói thêu dệt là nói lời Vô nghĩa, nói không đúng, nói không hợp thời. Nói không thành thật, không nghĩa, không đúng lúc. Đó là ba thứ nói thêu dệt. Phân biệt thì có Vô lượng. Nói không hợp thời, là đúng lúc nói thì không nói, không đúng lúc lại nói. Như khi đi dự đám cưới, có người ở nơi đám cưới lại nói là mọi chuyện hội họp đều tan rã hết, vạn vật đều Vô thường, thạnh ắt có suy! Anh này mau bỏ chuyện ấy đi. Anh nói lời đó được Phật, Bích-chi phật, Thanh văn khen ngợi, nhưng vì anh ta nói không đúng lúc, cho nên bị tội thêu dệt. Nói không thành thật là nghĩ thật, mà nói quẹo đi, ví như kẻ Dị học nói ta là Bồ tát, như vậy có thể anh ta nghĩ that mà nói thêu dệt. Tại sao? Vì anh ta không phải là Bồ-tát, anh ta chỉ nghĩ vậy thôi. Nói với kẻ khác rằng mình là Phật, là Bồ-tát tức là nói dối. Tại sao? Vì anh ta vốn không phải Phật, Bồ-tát. Nói Vô nghĩa là nói chuyện vui-buồn, ca-múa-hát-vui, làm hề. Nói ác khẩu là thực hiện những cách nói như vậy.

Hỏi: Thế nào là những hành động có ý ác?

Đáp: Hành có ý ác là mọi hoạt động của ý đều là tham lam, giận dữ, tà kiến. Nó gồm ba thứ đó. Tham là mong muốn vật của người ta.

Hỏi: Nếu Tham là mong muốn vật của người ta, như vậy là có lỗi nói lặp? Vì trong ý có nên họ mới nói ra như vậy. Ý nghĩ là tâm muốn, tâm muốn thì tự làm, hoặc khiến kẻ khác làm cho mình vui.

Đáp: Đây không phải nói lặp, mà có ý như vầy. Khi ý nghĩ muốn thì muốn làm cho được, trong ấy tuy không muốn làm, nhưng muốn đoạt lấy của người, đó là Tham, là muốn của cải kia về ta. Như vậy ý đã nhiễm vào của cải nơi người, còn tham là hướng về đồ đạc của người. Giận dữ là bức bách người ta với ác ý.

Hỏi: Tà kiến là gì?

Đáp: Tà kiến là không thấy được nghiệp quả trái nhau. Không thấy nghiệp trái nhau, không thấy quả trái nhau. Nói gọn đó là ba thứ tà kiến, nếu phân biệt thì Vô lượng. Những cái thấy khác mà cũng như vậy đều là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trái nhau?

Đáp: Nghiệp trái nhau là ý tịnh hay không tịnh, ý không tịnh hay tịnh đều là một ý. Ý tịnh hay bất tịnh, ý bất tịnh hay tịnh đều là một ý. Đó là ba thứ nghiệp trái nhau.

Ý tịnh mà bất tịnh, là nghiệp lành của thân khẩu ý, nhưng nghiệp quả không lành. Ý bất tịnh mà tịnh là nghiệp không lành của thân khẩu ý, nhưng nghiệp quả lành. Đều một ý là nghiệp của thân khẩu ý thiện hoặc bất thiện. Quả bất thiện hay thiện cũng như vậy. Phân biệt nghiệp, phân biệt quả cũng như vậy. Thiên thượng khổ, Niết-bàn khổ, như vậy là so sánh quả tịnh mà ý bất tịnh. Vui đường ác, vui sinh tử; như vậy là so sánh quả bất tịnh, ý tịnh. Khổ đường ác, không phải là khổ, như vậy là so sánh đều một ý.

Hỏi: Thế nào là không thấy?

Đáp: Không thấy là chúng sinh không thấy được nghiệp quả. Không có nghiệp kiến, không có quả kiến, không có chúng sinh kiến. Đó là ba thứ không kiến. Không có nghiệp kiến là không thí, không trai, không nói, không phương tiện, không làm nghiệp thiện và bất thiện. Không quả kiến là cho làm lành- làm ác đều không có quả báo, không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Không có chúng sinh kiến là cho là không có cha mẹ, không có chúng sinh, không có sự sống trên đời, không có thật Sa-môn, Phạm chí. Đó gọi là Vô lượng thứ tà kiến. Ở đây nêu ra ba thứ ý. Làm chuyện ác có Vô lượng thứ. Tà kiến là nhân của mọi việc ác đã làm, trái với hết thảy nhân của mọi việc lành đã làm, đã nói trong giới ở trước.

Đã nói xong phẩm ác nơi chân độ.

Hỏi: Đã nói hạnh ác, thế nào là ái?

Đáp: Ái là dính vào giận dữ kiêu mạn. Nhiễm- giận- mạn, là ba thứ ái. Ái là cầu tìm. Ba thứ chỉ nói một là đủ.

Hỏi: Nhiễm là sao?

Đáp: Nhiễm là vướng mắc vào Dục-hữu-phạm hạnh. Vướng mắc Dục, vướng mắc hữu, vướng mắc phạm hạnh, đó là ba thứ nhiễm. Trong đó, Dục có năm: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc. Nó nương vào ba nhiễm này, làm cho mọi người đắm vào cái vui. Mọi việc khác thì không như vậy. Trong vướng mắc Dục, đó là tham muốn nam nữ, ái nam ái nữ, nữ tham muốn nam, nam tham muốn nữ và ái nam ái nữ. Kẻ ái nam ái nữ tham muốn nữ, nam.

Hỏi: Trước nói vướng mắc tham muốn có năm; nay nói nam nữ, ái

nam ái nữ, không phải là lỗi sao?

Đáp: Nam nữ, ái nam ái nữ là nhứng vướng mắc sâu nặng trong năm Dục. Những việc khác, thì không như vậy. Như Đức Thế Tôn nói: Ta không thấy có sắc nào khác hơn, là sắc nam nữ yêu mến nhau trong năm Dục như vậy. Cho nên không có gì vượt qua ái. Cõi Dục có ba thứ vi, trung, thượng. Vi là nam tham muốn, trung là nữ tham muốn, thượng là ái nam ái nữ tham muốn. Đó gọi là sự vướng mắc của tham muốn.

Hỏi: Thế nào là vướng mắc vào hữu?

Đáp: Vướng mắc vào Hữu là Dục-sắc-Vô sắc hữu, là sự vướng mắc vào Dục hữu-Sắc hữu-Vô sắc hữu. Đó là vướng mắc hữu.

Hỏi: Đắm say Dục này thì như trước đã nói. Nam nữ ái nam ái nữ, nay tại sao nói trong đó có vướng mắc hữu?

Đáp: Vướng mắc Hữu là do chúng sinh nên mới nói có vướng mắc Dục. Do phiền não cho nên mới nói: Hết thảy cõi Dục thì pháp nói là Dục hữu. Vì vướng mắc vào nó, nên gọi là Dục hữu. Vướng mắc vào cõi sắc thì pháp nói là sắc hữu. Vướng mắc cõi Vô sắc thì pháp nói là Vô sắc hữu. Đó là nói riêng, nên không có lỗi.

Hỏi: Thế nào là tham mê phạm hạnh?

Đáp: Tham mê phạm hạnh là tham mê cái chưa được, cái đã được bị mất thì buồn rầu. Tham mê phạm hạnh là cái đã được thì đắm say vào đó, cái chưa được thì mong cầu, nếu mất thì rất buồn rầu. Vì nghĩa đó, nên mới nói việc tham mê Dục hữu này. Như vậy Dục hữu và tham mê phạm hạnh, mỗi thứ có ba thành chín. Lại nữa, như kẻ được nữ nhân liền đắm say, chưa được thì mong cầu, được rồi bị mất thì buồn rầu. Nam bất thành nam (ái nam ái nữ) tham muốn ttham đắm, cũng có chín thứ. Như vậy, tham mê phạm hạnh, tham mê hữu, phải nói đến hai bảy thứ.

Hỏi: Tham mê phạm hạnh mà được như vậy, có phải là phiền não?

Đáp: Có. Như Đức Thế Tôn nói, có ba thứ cầu: cầu Dục, cầu hữu, cầu phạm hạnh. Cầu ái nhiễm có một nghĩa. Vả lại, như đã nói, Dục và phạm hạnh thường nghĩ là lìa ái.

Hỏi: Nếu vậy, thì phạm hạnh không thể thực hiện được. Tại sao? Do có tham đắm. Lại nữa, tham đắm như đã nói, thì hết thảy phạm hạnh đều có tham đắm.

Đáp: Nên dùng phương tiện mà thực hành, như dòng họ Thích đã làm. Dòng họ Thích thực hành phạm hạnh, nhưng không ttham đắm vào phạm hạnh, họ đã lìa khỏi tội phước, hành đạo không cầu quả. Nếu cầu quả thì vướng mắc vào ngã chấp, cho rằng với giới này, với khổ hạnh này, với phạm hạnh này thì được sinh lên cõi trời. Cho rằng mọi hạnh khác cũng tham đắm ô nhiễm như vậy, luôn tự hỏi khi nào ta được phạm hạnh, để ta sinh vào cõi sung sướng. Họ tham đắm vào phạm hạnh, ttham đắm vào cái vui đời sau, chỉ biết nhớ thật chắc cái vui. Đó là làm chuyện phi phạm hạnh, nên rồi hối hận: Ôi! ta đã thoái tâm, rồi buồn rầu. Đó gọi là tham đắm phạm hạnh.

Hỏi: Thế nào là giận dữ?

Đáp: Giận dữ là với chính mình, người thân, oán thù có sự phẫn no.

Phẫn nộ với mình, với người thân, với sự thù oán; là ba thứ giận dữ.

Hỏi: Thế nào là giận dữ, yêu mến nơi chốn?

Đáp: Giận dữ là tìm cái xấu, tìm cái chẳng đáng yêu mến. Đã có bốn môn để trong đó mình, người thân, sự oán thù hoạt động.

Hỏi: Là thế nào?

Đáp: Là mình và người thân chưa được vui thì tìm cầu, được rồi thì khiến không mất. Đã được, nhưng khổ quá thì buông bỏ, nên chưa được thì không muốn được nữa. Do vậy mình và thân tộc bốn chủng là thù nhau. Chưa được khổ, muốn cho được. Đã được, muốn không buông. Chưa được vui, muốn làm cho không được, đã được thì muốn làm cho mau mất. Đó là vì oán cầu ác, là giận dữ. Do vậy, nói yêu mến nơi chốn và giận dữ là không có lỗi.

Hỏi: Thế nào là vì mình?

Đáp: Vì mình là có ba thời gian cầu không được lợi, là quá khứhiện tại- vị lai. Người ấy vì mình tìm cầu đều không được lợi. Hiện tìm cầu vẫn không được lợi, bây giờ tìm cầu vẫn không được lợi, nên nổi giận. Đó là vì mình mà cả ba thời tìm lợi đều không được, nên nổi giận.

Hỏi: Người thân là gì?

Đáp: Người thân cũng như vậy. Như vì mình mà ba thời tìm cầu đều không được lợi, nên nổi giận. Như thế, vì người thân ba thời tìm cầu cũng bất lợi, nên nổi giận.

Hỏi: Là thế nào?

Đáp: Như đã nói, ta- người thân ái, đã tìm cầu mà không được lợi, đang cầu, hiện cầu cũng không được lợi, nên nổi giận. Đó gọi là thân.

Hỏi: Thế nào là oán?

Đáp: Oán kẻ khác, nhà khác. Như nói: Ta oán nó đã làm như vậy. Ta đang cầu- hiện cầu, mà vẫn không được lợi, nên nổi giận. Như vậy oán mà cầu lợi. Ba thời gian đều nổi giận, là có chín thứ giận.

Hỏi: Giận này và ba hạnh ác, có khác nhau không?

Đáp: Đây là nương vào phương tiện mà sinh ra, còn hạnh ác nổi giận, là từ chỗ không có trí mà sân hận.

Hỏi: Hết thảy chúng sinh có chín thứ giận như nhau chăng?

Đáp: Giận này như vẽ trên nước, trên đất, trên đá. Giận là tùy chúng sinh. Có bao nhiêu chúng sinh thì giận cũng có ba hạng là hạ, trung, thượng. Như vẽ vào nước thì liền mất ngay, vẽ lên đất thì một chút mới tan biến, do gió mưa hay yếu tố khác, còn khắc vào đá thì nó sống với đá, không còn đá nó mới diệt. Như vậy, chúng sinh có bao nhiêu là thứ giận, hoặc khi giận vừa nổi lên, liền tự trách mình. Ta không phải là chúng sinh, trong pháp diệt tự nhiên, ta đang diệt do Vô lượng khổ bức bách, ta không có lý do nào gây hại cho kẻ khác, nên không nẩy ý ác. Khi quán như vậy, thì sự giận kia tự dứt, ví như vẽ trên nước. Hay khi nổi giận, mà không kìm chế được, thì nhờ thầy- bạn lành thương xót quở trách, mới dừng được, ví như vẽ trên đất. Hoặc ý ác, không chánh tư duy mà nổi giận, thì Phật, Bích-chi phật, Thanh văn cũng không ngăn dừng được. Chỉ ôm theo mình cho đến khi diệt để nó cùng diệt, ví như khắc vào đá. Đó gọi là giận dữ.

Hỏi: Thế nào là kiêu ngạo?

Đáp: Kiêu ngạo là dấy khởi ý thấp, vừa và cao, dựa vào đó, nên gọi là kiêu ngạo. Lại tự nâng mình lên so với kẻ kia, nên sinh ra kiêu ngạo. Đó là ba thứ khởi ý hèn kém, cho ta bằng, ta cao hơn. Đối với người giàu có, dòng dõi tốt, thì nghĩ ta không bằng họ; đó gọi là khởi ý hèn kém. Nếu đối với kẻ giàu khác, khởi ý ta bằng họ, đó là khởi ý ta bằng. Nếu gặp người giàu có khác, nổi ý: Ta hơn họ, đó là khởi ý ta cao hơn.

Hỏi: Đã nói tướng của ba thứ kiêu ngạo là: Hèn kém, bằng, cao hơn. Làm thế nào để biết đó là chân độ? Phân biệt hết thảy loại kiêu ngạo, thì có Vô lượng thứ, như ở đây nói là nói cái thô tạp?

Đáp: Hèn kém là tà, không bằng là kiêu ngạo thấp nhất. Kiêu ngạo hèn kém là ba thứ kiêu ngạo tà, không bằng là loại kiêu ngạo thấp nhất. Kiêu ngạo tà, là ta tạo nghiệp cực ác mà khởi cao ngạo. Không như kiêu ngạo là được người khác khen ngợi tâng bốc: Ồ! Anh là người có đức lớn thay. Nghe vậy trong lòng vui sướng: Tại sao ta không được như thế? Kiêu ngạo thấp nhất là làm biếng, thường nghĩ như vầy: Con người thì không có ai cao cả. Đó là ba thứ kiêu ngạo hèn kém.

Hỏi: Kiêu ngạo ngang bằng là sao?

Đáp: Kiêu ngạo ngang bằng là cách kiêu ngạo cho cái ngã của mình là cao cả, không kính trọng ai. Có ba thứ kiêu ngạo ngang bằng là: Kiêu ngạo ta đây, kiêu ngạo cống cao, kiêu ngạo bất kính.

Kiêu ngạo ta đây, là thấy năm ấm là ta, ở trong cái ác mà cho mình là người có công đức. Kiêu ngạo cống cao là nhận sự cung kính, hầu hạ của người khác. Kiêu ngạo bất kính là không kính sư trưởng. Đó gọi là ba thứ kiêu ngạo ngang hàng.

Hỏi: Kiêu ngạo cao là sao?

Đáp: Kiêu ngạo cao là Đại kiêu ngạo, kiêu ngạo trên cả đại kiêu ngạo, kiêu ngạo lớn thêm lên.

Đại kiêu ngạo là luôn cho ta cao hơn cả, khi thấy kẻ thấp hay ngang bằng mình. Kiêu ngạo trên cả đại kiêu ngạo, là đối với kẻ hơn mình, cứ cho mình hơn họ. Kiêu ngạo lớn thêm là đối với kẻ mình chưa hơn được, thì cho là được nên sinh kiêu ngạo. Đó là ba thứ kiêu ngạo cao. Hết thảy mọi kiêu ngạo đều là từ sự Thọ lãnh ái sinh ra. Đó là nói lãnh vực của ái.

Phẩm thứ hai: Ác chân độ, nói xong.

Hỏi: Đã nói ái, còn Vô minh là sao?

Đáp: Vô minh là tà hoặc chẳng phải trí, là mê hoặc trí, là chẳng phải trí, là tà trí. Ba thứ này là Vô minh. Vô minh là ngu si giả danh. Phân biệt mặt chữ mà nói thì tên nó là hủy báng chế nhạo. Như người có con ác mà bảo là không có con. Như vậy, ở đây Vô minh là minh ác, nên gọi là Vô minh.

Hỏi: Là thế nào?

Đáp: Là chẳng phải trí tuệ, không biết thế nào là Hữu vi, Vô vi. Không biết hai cái đó là không có trí, không thể nói rõ nó. Đó là ba thứ chẳng phải trí.

Hỏi: Hai thứ hữu vi, Thọ và không Thọ, trong đó thì cái nào là định?

Đáp: Hữu vi đều là Thọ và không Thọ. Nếu không có trí mà bảo Thọ là ngu si, bảo không Thọ thì lại càng ngu hơn. Ở đó, Thọ là ấm- giới- nhập, có hai thứ tự Thọ và tha Thọ. Bất Thọ là như cây cỏ, vách tường. Trong đó nếu tha Thọ hay bất Thọ, nên biết đều là bất Thọ. Vấn đề này mỗi mỗi đều si ám, nên gọi là không có trí. Như Đức Thế Tôn nói Lục nhập phi trí, thì không thấy, như trong kinh nói rộng, Thọ có nghĩa là nhận lấy. Do nghiệp và phiền não ngu si, nên chấp lầm ngã là ngã sở. Đó gọi là Thọ.

Hỏi: Vô vi là Niết-bàn, có một sao nói có ba?

Đáp: Vô vi là có đủ hữu dư, Vô dư. Tuy Niết-bàn là một Vô vi, nhưng về sự thì nói có hai, hữu dư-Vô dư. Hữu dư là nghiệp và phiền não mà thân nầy nhận lấy, đó là hữu dư. Khi đoạn hết phiền não chính mình chứng được thì gọi là hữu dư. Vô dư là nếu như buông bỏ ấm Thọ này, không còn tương tục như đèn tắt, thì Niết-bàn đó gọi là Vô dư. Do ngu si kết hợp với hết thảy cho nên không biết Vô vi.

Hỏi: Thế nào là không thể nói?

Đáp: Không thể nói là chấp nhận việc đặt ra quá khứ diệt. Nhận sự đặt ra, quá khứ đặt ra, diệt đặt ra. Còn không biết là không thể nói không biết. Nhận sự đặt ra là chúng sinh đã nhận lấy ấm-giới-nhập, cho là có một và dư. Quá khứ đặt ra là nhân nơi quá khứ của ấm-giới-nhập mà nói như đã nói: Lúc ấy, ta tên là Cù- tuần- đà… Diệt đặt bày là nếu đã diệt là nhân nhận nói, như đã nói: Đức Thế Tôn Niết-bàn. Lại nữa, quá khứ đặt bày là ngăn cấm chúng sinh đoạn mất. Diệt sự đặt bày là chế ngăn thường có. Nhận sự đặt bày là ngăn cấm. Không nhận sự đặt bày là ngăn cấm cái có. Hết thảy những thứ đó mỗi mỗi đều không biết, nên gọi là không thể nói, không có trí.

Hỏi: Đã nói Vô trí, thế nào là tà trí?

Đáp: Tà trí là thân-biên-đạo kiến; là kiến thân, kiến biên, kiến đạo. Đó là ba thứ tà trí. Tà là lộn ngược, đồng nghĩa với phi như bất chân.

Thân kiến là cho rằng: Ta tự tại; nó là vậy thì ta đây tất nhiên cũng như nó, là ngã, thì tất phải như vậy, tự tại tất cũng như vậy. Đó là thân kiến. Ta tất phải như vậy, là các ấm đều như huyễn hóa, như dợn nắng, như tiếng vang, như bóng trăng trong nước. Năm ấm đều tương tự như vậy, thế mà chấp cho là ngã. Cho rằng ngã là phải như thế, nghĩa là năm ấm này, giống như mượn chuỗi ngọc đeo, như cây mượn trái, tướng oán thù, thế mà chấp cho những cái đó là thuộc về ta. Tự tại tất cũng như thế, là như cây chuối, như bọt nước, cảnh giới năm Dục đều cũng như vậy, thế mà chấp là tự tại. Nó như sắc tụ tập nơi hư không. Thân kiến là chấp cho thân này là của ta. Đó gọi là ba thứ thân kiến.

Hỏi: Thế nào là biên kiến?

Đáp: Biên kiến là đoạn- thường và đủ cả đoạn-thường. Đủ ba thứ đó, gọi là biên kiến. Biên là không đúng với đạo lý, gọi là biên kiến (chấp một bên, hoặc đoạn, hay thường…) Đoạn- thường là thế gian thì có thường, Vô thường, chẳng có thường, chẳng phải Vô thường; có biên, Vô biên, chẳng phải có biên, chẳng phải Vô biên; chúng sinh có chung, chúng sinh Vô chung, chẳng phải có chung, chẳng phải Vô chung. Đây là thân, đây là mạng sống so sánh như vậy. Đủ là cả hữu thường, Vô thường, hữu biên, Vô biên, hữu chung, Vô chung. So sánh như vậy, gọi là ba thứ biên kiến.

Hỏi: Thế nào là trộm kiến?

Đáp: Trộm kiến là nương vào giới- kiến. Trộm kiến này từ ba nguồn sinh ra: Một là giới, hai là kiến, ba là y, trong đó giới là đứng đầu. Đã nói trong chân độ. Do giới này được thanh tịnh và được Thọ, nên gọi đó là hai thứ trộm giới. Đấy mới là chân thật, còn mọi thứ khác đềugiả dối, không phải chân. Đã là trộm kiến mà chấp cho là chân, nên cũng nói là trộm kiến. Thân bị trói buộc nương vào đó, nghĩa là năm ấm nương vào giới và kiến, do đấy, hoặc kiến hoặc giới chấp năm ấm là tịnh. Trộm giới này mà chấp năm ấm là bậc nhất, không còn gì khác. Nên biết trộm kiến là nương vào đấy. Đó gọi là ba thứ đạo kiến (ăn cắp theo mà chấp).

Hỏi: Thế nào là trí ngu hoặc?

Đáp: Trí ngu hoặc là không hiểu gì cả về Bảo (báu)- Đế- trong Định. Không hiểu Bảo, không hiểu Đế, không hiểu trong Định. Không hiểu là không quyết định mà là nghi, cùng nghĩa với do dự.

Hỏi: Thế nào là Bảo?

Đáp: Bảo là Phật Pháp Tăng: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Phật là trí biết khắp, thành tựu hết thảy công đức, lìa hết thảy ác.

Hỏi: Lý do nào gọi Phật là bảo?

Đáp: Do công đức này. Lại nữa, Phật còn là bậc đại từ- đại bi, không nói pháp trống rỗng, không nói chuyện gần. Xuất ly thế gian như hoa Ưu-đàm. Công đức như vậy không thể kể hết, tất cả đều thành tựu, nên gọi là Bảo.

Pháp vừa là phương tiện vừa là quả của phương tiện, trong đấy nói Niết-bàn là Pháp bảo. Chỗ Phật ở trên hết thảy các pháp. Như kinh đã nói: Nếu đã có pháp Hữu vi- Vô vi, thì Vô vi Niết-bàn là bậc nhất. Bảo này không hư hoại, có khả năng dập tắt mọi khổ, cho đến cuối cùng được mát lạnh là pháp khó được, không thể nói hết. So sánh như vậy gọi là Bảo.

Tăng là hàng Thanh văn, trước đã nói là báu. Có phước đức rộng, là không sống trái với lời Đức Thế Tôn dạy. Bậc có ruộng phước điền Vô thượng, được Đức Thế Tôn khen ngợi, không thể tan hoại, luôn hòa hợp không tranh giành. So sánh như vậy, thấy được thành tựu Vô lượng công đức, nên gọi là Bảo.

Hỏi: Đã nói báu, thế nào là Đế?

Đáp: Đế là đẳng- tướng- đệ nhất nghĩa đế. Đẳng Đế- Tướng Đế- Đệ Nhất Nghĩa Đế, là ba thứ Đế. Đế là Thật Hữu Đế, là Chân Đế, là Bất Hư Đế, là Như Đế; nên gọi là Đế.

Đẳng Đế là những điều phải học của người đời, là học thi cử, học về chủng tộc. Đó là ba Đẳng Đế. Làm đủ mọi chuyện nên cũng nói là Đẳng đế. Làm đủ mọi chuyện đó là nghĩa trí tuệ. Học chuyện đời thi cử thì y như nghĩa ấy. Trong chuyện này chấp nhận ta tên gì, làm chuyện gì. Như nước rưới nhuần ướt, so sánh như vậy thì chuyện học kia cũng như thế gọi nó là Đẳng đế. Học về chủng tộc là học về pháp luật của gia đình. Học về thi cử là oai-nghi, lễ-tiết, hành và giải ý tưởng trong kinh. Lại nữa, ngày ăn- đêm không ăn. Không cắt cỏ, mùa Hạ không đi. So sánh để biết làm mọi chuyện như vậy, đó gọi là Đẳng Đế.

Hỏi: Thế nào là Tướng Đế?

Đáp: Tướng Đế là Khổ, Tập, Đạo. Khổ đế, Tập đế, Đạo đế, là ba tướng của Đế. Do lấy tướng của sự thật mà quán chiếu nên gọi là Tướng. Đế tướng là nói sinh, lão Vô thường. Tướng là nói đến sự nêu cao cờ hiệu, trong đó, tướng bức bách nơi Khổ đế chuyển thành tướng Tập đế. Xuất yếu là tướng Đạo đế. Tận là không tướng, sẽ nói riêng. Lại nữa, Khổ đế là ấm- giới- nhập. Tập đế là dâm-nộ-si. Đạo đế là giới-định-tuệ.

Gọi là Tướng Đế.

Hỏi: Thế nào là Đệ nhất nghĩa đế?

Đáp: Đệ nhất nghĩa đế, là tạo ra những chữ, suy niệm cho tới cùng mới chấm dứt. Chỗ suy niệm tận cùng, là Đệ nhất nghĩa đế. Tác giả là nghiệp thân, chữ là nghiệp khẩu, niệm là nghiệp ý. Nếu cả ba cái đó tắt hết, thì gọi là Đệ nhất nghĩa đế, nghĩa là Niết-bàn.

Hỏi: Như Phật nói kệ:

Một đế không có hai,
Nếu sinh, sinh nơi hoặc,
Na đà quán các đế,
Là không nói Sa môn.

Như vậy là có bốn Đế, tại sao nói là một?

Đáp: Với Đệ nhất nghĩa đế này, nên nói là không có hai Niết-bàn, như kệ đã nói
 
Nan đà quán các đế,
Là không nói Sa Môn.

Nửa bài kệ này tự hiểu, không cần nói. Các Đế khác không có lỗi gì.

Hỏi: Đã nói Đế, thế nào là Định?

Đáp: Định là Định sắc, Vô sắc, Vô lậu. Định Sắc, Định Vô sắc, Định Vô lậu, gọi là Định. Định là định tâm hoạt động lại. Định Sắc là: Thiền cõi Sắc Vô lượng trừ nhập đầu, thứ hai- ba là thiền giải thoát, và sơ nhập hết thảy nhập. Định Vô sắc là bốn Vô sắc, hai- hết thảy nhập. Định Vô lậu là Vô tướng, Vô nguyện, Không. Thiền Vô lậu là Vô lậu. Định Vô sắc là Vô lậu. Năm tướng trước và đoạn giới- định, đó là hết thảy những thứ đã không quyết định mà còn nghi ngờ do dự, đó gọi là sự mê lầm của trí. Đấy cũng là khổ phi khổ; mê lầm của Tập tận là đạo phi đạo. Bốn Đế là như vậy, với ba cõi Dục- Sắc- Vô sắc là mười hai thứ. Trí mê lầm cũng như lãnh vực ái đã nói. Nơi chốn Vô trí, cũng gọi là tà trí, tà kiến. Trong ý ác hạnh thì trước đã nói. Trộm kiến cũng như vậy. Thân kiến, biên kiến, là khổ ở ba cõi. Trộm giới là con đường khổ ở ba cõi. Lại nữa, ái cũng tư duy, đoạn như thế. Phải phân biệt nói chín mươi tám kết sử.

Phẩm Ác, chân độ thứ ba đã nói xong

Pages: 1 2 3