LUẬN QUYẾT ĐỊNH TẠNG

SỐ 1584

QUYỂN TRUNG

Hán dịch: Đời Lương, Tam tạng Chân Đế, người nước Thiên Trúc.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

Phẩm 2: TÂM ĐỊA, Phần 2

Lược nêu về chỗ gồm thâu của duyên sinh. Nhân của chính nó đầy đủ, đấy gọi là chí. Thế nào là chí? Do tợ như Nhân nên nhân duyên đầy đủ, là do được sinh, cho nên gọi là chí. Như vậy lựa chọn để biết hữu giả danh, cho đến nếu là hữu thật thì có hai thứ, đó là hữu của Nhân sinh và hữu của Nhân chẳng lìa. Hữu của Nhân sinh là Như Lai đắc pháp từ trước đến nay không đến làm Nhân, há về nghĩa lại được sinh! Nếu như vậy thì mãi không được sinh. Hữu của Nhân không lìa pháp là do pháp thiện, bất thiện, vô ký nhất thời cùng đến; lại như thế, pháp chướng ngại cũng nên cùng sinh. Vì thế, hai Nhân đều không như vậy. Lại pháp nơi Nhân sinh mỗi pháp thuộc về các duyên hiện bày, chủng tử của chính nó như nhân của nó tức do chủng tử nầy mà gọi là chí. Còn những Nhân khác duyên ở hiện tiền nên gọi là lìa duyên khác. Nhân ở đây bị duyên dẫn dắt do đó tự tại, giả tạm gọi là chí. Tự tại nầy là do mọi người, các pháp bị sinh bị diệt, lại ưa thích hiện tiền nên mới mau chóng bị dắt dẫn bởi duyên mà sinh, do đó gọi là chí. Lược có ba nghĩa: một là chủng tử thành tựu, hai là tự tại thành tựu, ba là hiện tiền thành tựu.

Chủng tử thành tựu, là tất cả pháp ác, các pháp vô ký và thiện của sinh đắc và sinh không dụng công, các chủng tử nầy chưa có định phá lúc Thánh đạo phục đoạn thì các chủng tử thiện, chưa bị tà kiến phá hoại, đấy gọi là chủng tử thành tựu. Làm sao biết? Chủng tử các pháp cho đến khi chưa hoại cùng các pháp bất thiện, hoặc hiện hoặc không hiện, như vậy đều gọi là thành tựu. Do công lực các pháp thiện đã tạo, nên có đầy đủ các nhân thuộc về vô ký sinh duyên, đấy gọi là tự tại thành tựu. Các pháp hiện tại đang ở trước mắt, do tự tướng nên sinh, đấy gọi là hiện tiền thành tựu. Thế nào là mạng căn nương nơi nghiệp quá khứ? Mỗi chỗ thọ thân đều bị nghiệp dắt dẫn, có lượng thời trụ, do đây dắt dẫn mạng nên gọi là mạng căn. Lại nữa, mạng căn phân biệt có hai, là định và bất định, có tùy theo và không tùy theo, có nhiều có ít, có sau không sau, có tự tại không tự tại. Người ở cõi Diêm-phù-đề lìa thọ mạng của mình, ngoài đó ra đều có số quyết định. Trong cõi Diêm-phù-đề hoặc thọ mạng vô lượng hoặc là ngắn ngủi, giảm cho đến còn mười tuổi. Người ở cõi Uất-đơn-việt nhất định thọ mạng ngàn tuổi, chỗ nầy tùy theo mạng, không có các duyên khác; những chỗ khác chết không tùy theo mạng. Người ở cõi Diêm-phù-đề thọ đến mười tuổi, đấy gọi là ngắn ngủi. Có các súc sinh, trong một ngày mà bảy lần sống bảy lần chết, cho đến trong một ngày một đêm. Lại có cõi phi tưởng phi phi tưởng, chư Thiên thọ mạng tám vạn đại kiếp. La-hán thọ mạng cũng còn có mạng căn sau như các bậc Học ở trong đời hiện tại nhất định nhập Niết-bàn. Các người phàm phu với thọ mạng sinh thân cuối cùng cũng có mạng căn sau, còn các người khác thì không có sau. Các Lahán, Bồ-tát, Phật, với mạng căn tự tại có thể kéo dài thọ mạng, ngoài ra những thọ mạng khác thì không được tự tại.

Thế nào là phần tương tợ chủng loại chúng sinh? Là lược thuyết các loại chúng sinh của khắp các chổ thọ sinh. Như đồng cõi, đồng đạo, đồng sinh, đồng loại, đồng năm, đồng tánh, các hành nhiều, ít v.v…. Do dựa vào các phần nầy là tương tợ, đấy gọi là phần tương tợ chủng loại chúng sinh. Có chổ nương tựa của các chúng sinh tức là phần cõi, thì đều có phần tương tợ. Như trong một cõi, chúng sinh thọ sinh. Do dựa vào năm đạo thì đều có phần tương tợ. Như trong mỗi mỗi đạo có (đường) các chúng sinh. Có những chúng sinh dựa vào phần sinh mà sinh, mỗi mỗi chúng sinh sinh ra lại dựa vào phần phần loại mà sinh, mỗi mỗi tánh  mà sinh nên có phần tương tợ về sắc thanh cao rộng sự nghiệp, thiện ác… của các chúng sinh. Ví  như người sát sinh cùng với sát sinh, tà kiến thì cùng chung với người tà kiến, như người lìa sát sinh thì chung với lìa sát sinh, cho đến chánh kiến chung với người chánh kiến, Tu-đà-hoàn chung với người Tu-đà-hoàn, cho đến Phật-bích-chi chung với Phật-bích-chi, Bồ-tát chung với Bồ-tát, Phật chung với Phật, đấy gọi là phần tương tợ.

Tất cả chúng sinh đều là giả danh. Tại sao phần tương tợ của chúng sinh mà là pháp thật?

Tánh phàm phu nghĩa là các chủng tử phiền não của thấy khổ mà đoạn trong ba cõi, do chưa đoạn được nên gọi là tánh phàm phu. Tánh phàm phu lại có bốn thứ: Một là không tánh Niết-bàn, hai là thuộc tánh Thanh văn, ba là thuộc tánh Phật-bích-chi, bốn là thuộc tánh Phật. Lìa mười phiền não không còn có tánh khác, gọi là tánh phàm phu. Thế nào là tánh hòa hợp? Nhân duyên đầy đủ, khiến các pháp được sinh, các thứ nhân duyên, các thứ pháp sinh, gọi là nhân cộng tác tánh hòa hợp lại có sáu thứ, đó là: Thọ hòa hợp, nhập sinh hòa hợp, lục nhập trụ hòa hợp, công xảo trí hòa hợp, tịnh hòa hợp, theo nhau hòa hợp. Thọ hòa hợp, là do các nhập trong, ngoài và các thức  tư duy v.v…mà thọ được sinh. Ba thứ hòa hợp nên xúc được sinh, do nơi xúc hòa hợp mà thọ được sinh. Nhập sinh hòa hợp là vô minh duyên hành, cho đến lão tử. Lục nhập trụ hòa hợp là nương nơi tứ thực và mạng căn. Công xảo trí tương ưng nghiệp tạo tác, đầy đủ nhân lực, đấy gọi là công xảo hòa hợp. Tịnh hòa hợp là mười hai sự khó mà được công lực của mình và người. theo nhau hòa hợp, ví như có một người làm vua một nước, cứ như pháp mà trị vì, chúng sinh nương tựa đất nước an ổn. Xa lìa các phần như vậy thì không có hòa hợp riêng khác. Chữ hòa hợp là dựa vào tánh tướng của pháp mà lập giả danh, dựa vào nghĩa như vậy gọi là chữ. Câu hòa hợp là đã thuyết dựa vào pháp tự tướng, pháp thiện, pháp ác, pháp tịnh, pháp bất tịnh, chọn lựa phân biệt dùng tên hợp làm câu, đấy gọi là câu hòa hợp. Vị hòa hợp là danh và câu hợp lại, chữ nghĩa đầy đủ. Vị hòa hợp nầy đối với các nghĩa tóm lược đều là danh; ở nghĩa trung bình là danh là câu, ở nghĩa nói rộng thì gọi là vị. Chỉ dựa vào danh, chỉ được biết danh, không biết ở nghĩa. Nếu dựa vào câu thì biết tánh của các pháp, cũng biết ở tiếng, nhưng không được biết rộng tuyển các pháp. Dựa vào vị, thân thì biết nghĩa của các pháp. Do danh, thân, câu, vị thân này là năm chổ học để được biết giả danh, tùy theo ngôn ngữ của các địa phương mà lập danh không đồng. Nếu đối với tiếng kêu thì không chỗ nào là không đồng, do tai cùng nghe. Thế nào là năm chỗ học? Một là nội học, hai là nhân học, ba là thanh học, bốn là y phương học, năm là công xảo thế gian học. Thế nào là khởi sinh các hành? Do nhân quả tương tục chưa đoạn, đấy gọi là khởi sinh. Lại nữa, khởi sinh là có chủng tử sinh, cũng như các pháp là có chủng tử hiện khởi. Lại có khởi sinh chủng tử thì quả sinh, như có chủng tử chưa diệt, thì gốc của chủng tử hiện tiền khởi sinh, như địa Bồ-tát có danh lưu sinh, ấm của bốn cõi phi sắc có sắc lưu sinh, như mười thứ nhập trong ngoài, ở trong pháp nhập có sắc vô tác sinh, có sự đeo đuổi dòng mà sinh như mười hai nhân duyên theo pháp thứ lớp. Mười hai nhân duyên theo thứ tự nghịch nên do đây sinh tức là tương tục không có pháp khác.

Thế nào là phần đều? các pháp nương nơi vô thỉ, đều có chủng tử phân đều pháp nhân quả không thể lẫn lộn nhau. Chư Phật xuất thế, không xuất thế, pháp thường vốn vậy. Có diệt phân đều như mười hai nhân duyên nghịch thuận; có chánh pháp phân đều như năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới không có tăng giảm; có thọ phân đều, như pháp ba thọ, cũng không có tăng giảm; có trụ phân đều, đó là tất cả thân cho đến thọ mạng, các pháp bên ngoài, trụ đến một đại kiếp; có biến đổi phân đều, như các chúng sinh đã sinh cõi sắc, trở lại sinh cõi dục đều có hạn lượng phân đều, như các chúng sinh sinh nơi cõi hữu sắc, thân có hạn lượng, thế giới của pháp bên ngoài cũng có hạn lượng.

Thế nào là tương ưng như vậy? Vì thuyết các pháp, vì an các pháp, vì chánh tri pháp, trong đấy phương tiện tức gọi là tương ưng. Phân biệt có bốn thứ: một là thấy tương ưng, hai là nhân tương ưng, ba là luận nghĩa tương ưng, bốn là pháp vốn vậy tương ưng. Ở phần Thanh văn địa sau sẽ nói rộng.

Thế nào là các hành nhanh chóng? Sinh diệt nhanh chóng, không trụ, hành của hữu chóng, tức là sinh diệt. Có uy lực nhanh chóng như voi, ngựa, người đi trên đất, bay trên không như chim, các loài Dạ-xoa, có tiếng kêu nhanh chóng như lúc phát ra tiếng, có nước nhanh chóng như sông hồ chảy, có lửa nhanh chóng như ngọn lửa lớn đốt cháy cỏ khô. Cung tên nhanh chóng như người bắn giỏi tên đi nhanh chóng, trí nhanh chóng là các bậc Thánh chọn lựa tu hành mau biết các nghĩa, thông nhanh chóng là vận đại thần thông khiến thân nhanh chóng, ý nhanh chóng là nương nơi tâm nhanh chóng, thần thông nhanh chóng.

Thế nào là thứ lớp tương đối? Các hành tương tục nương nơi thứ lớp sinh, đấy gọi là thứ lớp. Có thứ lớp sinh như mười hai nhân duyên thuận, có thứ lớp diệt như  mười hai nhân duyên nghịch. Do vô minh diệt cho đến lão tử diệt, do lão tử diệt nên ưu bi khổ não tất cả đều diệt. Lại có pháp của đạo và thế tục sử dụng thứ lớp. Sáng sớm dậy, sửa soạn thân thể, mặc áo, làm việc, vui đùa, thử tài nghệ, tắm rửa, thoa hương, trang nghiêm nơi thân, ăn uống, ngủ nghỉ, đấy là thứ lớp của thế tục. Thế nào là pháp thứ lớp của đạo? Cũng sáng sớm dậy, các thứ lớp như trước, cho đến đắp y mang bát thứ lớp khất thực, được thức ăn liền trở về, an tọa mà thọ thực, rửa tay, lau bát, rửa chân, tọa thiền, giảng thuyết, đọc tụng, tư duy điều thiện, ban ngày kinh hành, đứng, ngồi. Hai loại này là pháp đối trị chướng ngại của tâm, đối trị về sự việc. Nửa đêm thì ngủ nghỉ, cuối đêm nhanh chóng dậy mặc áo và làm các việc như trước. Ở trong đại chúng, tùy giới lớn nhỏ, cung kính thăm hỏi, theo thứ lớp mà ngồi, như pháp thực hành, thọ nhận ngọa cụ, sinh thứ lớp có từ nhỏ đến già, tức có tám thời.

Lại có thứ lớp của việc kiến đế: Trước quán Khổ đế, tiếp đến quán Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Lại có thứ lớp học là nương nơi giới mà học, sinh ở tâm học, tiếp sinh tuệ học.

Thế nào gọi là thời? Nương nơi mặt trời mọc, lặn mà phân biệt thời. Lại nương nơi hành của các pháp có sinh diệt mà lập tên ba đời, lấy tên làm thời, như năm, mùa, một tháng, nửa tháng, ngày đêm, sát na, quá khứ, hiện tại, vị lai, đấy gọi là thời. Lìa các pháp hành không có thời khác.

Thế nào là số? Đếm các pháp riêng khác khiến biết số nhiều ít, đấy gọi là số. Lại nữa, số là từ một hai pháp cho đến số nhiều, lại đến số gọi là A-tăng-kỳ, thì từ đây về sau không còn tên gọi số nữa.

Thế nào là chủng tử? Lìa các pháp hành không có chủng tử tiêng. Do đây pháp hành khởi sinh như vậy, tiến nhập như vậy, đấy gọi là chủng tử, cũng gọi là quả. Chủng tử và quả riêng khác, không thể xem lẫn lộn. Tại sao không lẫn lộn? Vì dựa nơi quả hiện tại mà biết nhân quá khứ, dựa nơi nhân hiện tại mà biết quả vị lai. Do đây nhân cũng gọi là quả. Nhân quả không lẫn lộn, như lúa mạch, mầm, lá, cành, cộng, chưa sinh đã sinh, lìa các pháp nầy không có chủng tử khác. Như vậy quán sát tất cả pháp hành là tướng chủng tử. Đã nói đoạn hoại chủng tử của pháp ác, thế nào là đoạn hoại chủng tử của pháp thiện? Một là luôn hành sự pháp ác, trái nghịch với thiện nên đoạn hoại thiện căn. Hai là do đắm chấp tà kiến, vì tà kiến sâu nặng nên cũng đoạn thiện căn như các ngoại đạo. Ba là do tà kiến mà phỉ báng tất cả, tạo ra tội ngũ nghịch nên cũng đoạn thiện căn. Bốn là đã đoạn chủng tử của pháp ác bất thiện, thiện căn tức đoạn, như A-na-hàm đăng địa Bồ-tát. Lại nữa, tất cả chủng tử của các pháp do là một tụ, cho quả đã xong, nhưng đến với quả, có ba hạng yếu, vừa và mạnh, nên cần phải nói sơ lược về tướng của chủng tử được tồn tại trong thức A-lại-da chấp đắm vọng tưởng vào tất cả các pháp được huân tập, do đó tập khí cũng gọi là pháp thật, cũng gọi là giả danh. Thuận theo đây nên các pháp không có tướng riêng khác, không có tướng không riêng khác, như pháp chân như. Lại nữa, tập khí có khắp tất cả chỗ, các pháp tội ác, nếu dựa vào tập khí nầy mà gồm thâu tất cả chủng tử các pháp thì các pháp xuất thế lấy gì làm gốc mà được sinh ư?

Chủng tử các pháp ác không thể làm nhân nên pháp xuất thế nầy lấy cảnh giới chân như làm duyên mà được sinh. Nếu không lấy tập khí làm duyên mà được sinh thì tại sao diễn thuyết ba tánh Niết-bàn, lại nói có người không có tánh Niết-bàn? Như nghĩa nầy nên biết tất cả chúng sinh có cảnh chân như làm duyên, nhưng chúng sinh có chướng ngại, không chướng ngại cho nên giải thoát đều có khác nhau. Có các chúng sinh mãi mãi với chướng ngại căn bản, không thể thông đạt cảnh giới chân như, nói chúng sinh nầy là không có tánh Niết-bàn. Có các chúng sinh không y cứ nơi nghĩa nầy mà nói tánh Niết-bàn, như chướng ngại của người có trí tuệ là dựa vào gốc mà nói nên, cũng chẳng phải giải thoát mà là chướng ngại căn bản. Rõ ràng với nghĩa nầy là thuộc tánh Thanh văn, tánh Phật-bích-chi. Không như nghĩa trước, đấy gọi là tánh Phật. Cho nên không có gì sai khi nói chỗ sinh tương tục của pháp xuất thế, nương nơi thức A-ma-la mà có thể được trụ, do tương tục nầy mà làm đối trị cho thức A-lại-da, bản thân không có chỗ trụ là cõi vô lậu, sẽ không tạo ác và lìa các phiền não.

Thế nào là lượt thuyết có ba? Một là pháp bất tịnh, hai là pháp thiện, ba là pháp vô ký. Tạo pháp bất tịnh tức là mười nghiệp bất thiện, thân khẩu ý sinh thọ hành không lìa làm duyên tăng thượng, nghiệp thân khẩu nầy khiến người khác biết, đấy gọi là bất tịnh. Làm pháp thiện tức lìa mười pháp ác nầy, không tu tập nghiệp thân khẩu nầy, làm cho người khác biết, đấy gọi làm thiện. Vô ký là dùng oai nghi nầy, như người thợ khéo, đối với nghiệp thân khẩu nầy gọi là vô ký. Lại có các nghiệp, không khiến cho người khác biết, chỉ tự phát tâm ở trong tâm, do đấy trong tâm hiểu rõ ngôn ngữ sẽ nương nơi các pháp thiện, bất tịnh, vô ký, đấy gọi là tâm làm. Chỉ có thân sinh khởi, đây không có pháp khác, thì gọi là thân làm, chẳng phải là động chuyển. Vì sao? Tất cả các pháp hành bị diệt trong từng sát na, cho nên không có chỗ đến, chỉ là ngôn ngữ, là khẩu nghiệp. Như vậy, tâm hành theo pháp tư duy nầy, tức đó là tâm làm. Vì sao? Vì sát na diệt nên từ đây đến kia thì nghĩa đó không đúng. Lìa chổ sinh khởi của hành lại không có nghiệp khác. Nhãn nhĩ, tâm cũng không thể giữ lấy, cho nên việc tạo tác cũng là giả gọi là có. Nếu có các người tùy theo quyến thuộc ác, chỗ kia được sinh dần tăng trưởng, họ tự tư duy, nương nơi nghiệp sự nầy mà ta được thọ mạng, như vậy nghiệp hành ưa thích nhẫn chịu mà hành, lúc nầy được biết nó không có sự che chở. Nương nơi căn bất thiện thì không có sự che chở. Nếu tư duy bất chánh một cách mãnh liệt, sâu xa thì thuộc về thế lực. Người nầy tức có căn bất thiện lớn, nhưng chưa có việc bất thiện sát sanh, còn các bất thiện do nẻo bất thiện sinh ra thì cũng chưa có bằng chứng cho đến chưa gây tạo. Từ lúc chưa làm, tùy theo người đó có phạm và nghiệp đeo đuổi mà tùy thời lại sinh bất thiện. Cũng như người trước sinh vào chỗ bạn ác, đều tùy theo loại giống như họ mà tăng trưởng, nghiệp ác cũng lại như vậy, cho đến không lìa không suy nghĩ giúp đỡ thì không có sự che chở. Do ngày ngày suy nghĩ tăng trưởng, tạo các nghiệp nầy, mà các căn bất thiện đều được tăng trưởng, lại do suy nghĩ tà kiến, bất tín, biếng lười, vui đùa xao lãng, kết duyên với kẻ trí ác cùng hành, khiến cho quen với nghiệp nầy, khiến tạo ra nghiệp nầy, từ đây về sau do đã có căn bản, do quen làm, nên ở trong đó tương tục thì đời nầy gọi là không có chỗ che chở. Do nương nơi nhân xả, cho đến chưa xả các trí bất tín, nên nghiệp ác nầy không tin đời sau có quả báo ác, tức gọi là bất tín. Lười biếng là trong pháp ác nầy, tùy ý mà trụ, không thể lìa bỏ, gọi là lười biếng. Vui đùa xao lãng là nếu có các lỗi lầm bị người trí chê bai, thì như chẳng xem ra gì. Kết duyên  là tâm phiền não tán loạn, tâm nầy tương tục luôn luôn sinh không dừng. Trí ác là do điên đảo mà cho ác là thiện, thiện là ác, do lấy giới ác làm duyên tăng thượng, những bất thiện nầy là pháp bất thiện. Suy nghĩ ác làm bạn, sinh khởi không dừng gọi là giới ác. Không nương như trước mà như đạo lý chân thật, đấy gọi là pháp thiện. Ở đây có thể phân biệt: Nếu có người có thể lãnh thọ giới, thì trao cho họ giới thiện. Như có các người từ người khác mà đắc giới, cũng từ tự mình đắc giới. Có đắc giới của mình, không từ người khác mà đắc, chỉ có giới Tỳ-khưu. Vì sao? Các giới Tỳ-khưu đều không thể cho tất cả người thọ. Giới Tỳ-khưu không thọ từ người khác. Người có thể lãnh thọ giới, và người không thể lãnh thọ, do tất cả họ nếu đều có thể tự đắc giới xuất gia, thì pháp chế của Như Lai liền không được trụ. Lại pháp luật chế giới chánh thuyết khó biết nên giới pháp Tỳ-khưu chẳng phải tự thọ mà đắc. Nếu có các giới lìa giới Tỳ-khưu mà tự mình có thể đắc thì cần gì theo người khác mà thọ giới nầy.

Giữ gìn giới cấm có hai phần: Tự xấu hổ và xấu hổ với người. Tự phạm giới tức xấu hổ với người, giới cấm nầy từ người khác mà đắc. Tự xấu hổ là ta tự giữ gìn không có hủy phạm, đấy gọi là đắc giới. Có tự xấu hổ, tức có xấu hổ với người, có xấu hổ với người, chưa hẳn tự xấu hổ, cho nên tự xấu hổ đối với pháp có lực thù thắng. Người tự thọ giới nếu khéo giữ gìn, thì công đức phát sinh không có sai khác. Nếu từ người khác thọ thì có sai khác: nên trước phát tâm tự thân thỉnh sư làm lễ v.v… mọi việc, phải giữ oai nghi như pháp. Suy nghĩ nói năng khiến biết việc mình làm, đó gọi là nghiệp thân khẩu ý tác tiền phương tiện. Nếu tự thọ mà đắc thì chỉ là tâm làm vì suy nghĩ xa lìa nầy chẳng phải là chổ che chở, ví như năm căn như tín v.v… lấy suy nghĩ xa lìa nầy làm duyên tăng thượng gọi là che chở. Lại nữa, thọ trì giới có trăm thứ tướng, do từ y cứ của mười thứ pháp bất thiện mà thọ pháp xa lìa. Trong giới không sát sinh, chỉ thọ một phần, cho đến tà kiến cũng thọ một phần nhỏ, đấy gọi là mười. Trong giới không sát sinh chổ thọ nhiều phần, cho đến tà kiến, đấy là mười loại riêng. Lại mười loại riêng như giới không sát sinh mà thọ đầy đủ, cho đến tà kiến, đấy cũng là mười loại. Hoặc trong thời gian ngắn, một ngày một đêm, hoặc nửa tháng cho đến một năm, thọ giới lìa bỏ sát sinh cho đến tà kiến, gọi là mười loại. Hoặc trong thời gian dài, nhưng không trọn đời mà thọ giới không sát sinh cho đến tà kiến, lại là mười loại. Cho đến trọn đời thọ giới không sát sinh, cho đến tà kiến, lại là mười loại riêng. Đã thọ không sát sinh, thấy chúng sinh không giết hại, cho đến tà kiến, đây là mười thứ. Tự mình thọ giới thiện, lại khuyên người khác thọ, đấy là mười thứ. Khéo nói năng khen ngợi giới cấm, đấy là mười thứ. Đã thọ giới không sát cho đến tà kiến, tự mình sinh hoan hỷ, đấy là mười thứ. Mười lần mười tướng mạo thọ trì giới, hợp thành trăm thứ, công đức phát sinh có được tùy giới nhiều hay ít. Do đấy che chở lại có tám thứ: Một là năng sinh che chở, hai là thâu nhận che chở, ba là giữ gìn che chở, bốn là trị phạm che chở, năm là che chở, yếu sáu là che chở, vừa bảy là che chở mạnh tám là thanh tịnh che chở. Lúc chưa thọ, trước suy nghĩ, ta nay muốn thọ giới cấm lìa ác, đấy gọi là năng sinh. Vào lúc đang thọ gọi là thâu nhận. Đã thọ giới rồi, suy nghĩ lìa các ác, chính là tăng thượng duyên thuộc về năm căn, lúc ấy cùng với giới căn bản luôn luôn khéo giữ như giới đã thọ mà suy nghĩ giữ gìn. Nếu gần bạn ác, phiền não sinh khởi tạo các ác, tức tự xấu hổ không cho thiếu sót giới, chớ để hủy phạm khiến đọa đường ác, đấy gọi là giữ gìn. Nếu vui đùa xao lãng, tạo các pháp ác, thì phải nhanh chóng phát sinh suy niệm, đem các lỗi lầm phát lồ sám hối, xấu hổ tự sửa đổi, về sau không phạm lại nữa, đấy gọi là trị phạm. Nếu thọ trì phần ít giới thiện trong thời gian ngắn, chỉ tự giữ gìn không khuyến khích người khác, khéo nói lời lẽ mà không khen ngợi giới, thấy người đồng làm thiện không sinh tùy hỷ, cũng không vui thích, đấy gọi là che chở yếu. Hoặc phần nhiều khéo thọ trì giới cấm mà không đến trọn đời, tự mình giữ giới và khuyến khích người khác, khéo nói lời lẽ mà không khen ngợi, thấy người đồng làm thiện không sinh tâm yêu thích, đấy gọi là che chở vừa. Nếu thọ giới cấm đầy đủ cho đến một tội nhỏ cũng không phạm, đấy gọi là che chở mạnh.

Nếu nương nơi giới cấm thanh tịnh nầy mà tâm không hối hận, cho đến căn bản phá giới của sơ thiền, tức vĩnh viễn đoạn trừ do nương vào Xa-ma-tha. Đó là sự che chơ của định. Trong sơ thiền, cho đến Nhị, Tam, Tứ thiền, cũng lại như vậy. Lại riêng có khác, với sự xa lìa căn bản phá giới nầy,tức thuộc về đối trị, nơi định đạo sâu xa đoạn trừ. Đó là trì giới thanh tịnh thứ nhất. Nương nơi tịnh giới nầy, nương nơi định che chở, được thấy chân đế, túc chứng quả A-na-hàm, vào lúc nầy căn bản phá giới đều vĩnh viễn đoạn trừ. Nương vào vị lai thiền, nếu đắc sơ quả, thì vào lúc nầy, căn bản của nẻo ác sinh đều được đoạn trừ, như có các giới thảy đều được thanh tịnh, được Thánh nhân ưa thích, đấy là giới cấm thanh tịnh thứ hai, gọi là che chở trì giới vô lậu. Giới vô lậu nầy lúc đắc quả La-hán, thì đối trị làm thanh tịnh đổi khác ở quả diệt hoặc, đấy là tám thứ giới đã hợp làm một. Lại phân làm ba: Một là thọ hành che chở, hai là tổng trì che chở, ba là thanh tịnh che chở. Ba thứ giới trước là thọ hành che chở, hai thứ tiếp theo là tổng trì che chở, ba giới thượng, trung, hạ là phương tiện hành, là giới thiền định và giới vô lậu, được gọi là thanh tịnh che chở. Ba thứ che chở nầy, thứ lớp chuyển thành thù thắng hơn. Tại sao Như Lai thuyết ba giới nầy? Đó là giới Tỳ-khưu, giới Ưu-bà-tắc và tám giới. Do ba nhân duyên nên các người lãnh thọ sự giáo hóa có thể lìa hạnh ác, lại lìa than dục, trong đấy Phật thuyết là giới Tỳ-khưu. Có những người lãnh thọ sự giáo hóa mà chỉ lìa hạnh ác, không lìa tham dục, ở đấy Phật thuyết là giới Ưu-bà-tắc. Vì sao? Vì người tại gia bức xúc sinh phiền não, thường bị chúng trói buộc, nên khó thọ trì giới phẩm đầy đủ. Có những người lãnh thọ sự giáo hóa mà không thể lìa hạnh ác và tham dục, cho nên Như Lai vì họ mà thuyết tám giới. Vì sao? Những người nầy không thể lìa hai việc trên, vì hai giới trước làm nhân duyên, họ tự suy nghĩ không thể giữ giới cẩn trọng. Trong tám giới nầy, ba phần trước là thể hiện lìa hạnh ác, sau có bốn phần thể hiện lìa tham dục không dâm, còn một phần thể hiện lìa hai xứ.

Giới Tỳ-khưu là bốn phần nghĩa gồm thâu: Một là thọ đầy đủ phần, hai là theo giới đầy đủ thọ chế giới luật, ba là hộ tha tâm giới, bốn là giữ giới đầy đủ. Thọ đầy đủ phần tức là bạch tứ yết-ma như thọ pháp chế lớn, từ đầu dựa vào giới cấm của tỳ khưu đây gọi là Tỳ-khưu thọ đầy đủ phần. Từ đây về sau tùy thuận theo giới Tỳ-khưu ở Ba-lađề-mộc-xoa đó là chánh mạng, tất cả chỗ nầy thường luôn được gìn giữ che chở, đấy gọi là theo giới đầy đủ thọ nhận giới luật được chế. Có hai phần này, thì oai nghi đầy đủ gọi là hộ tha tâm giới. Oai nghi hành xử như  ở địa Thanh văn phần sau tự sẽ nói. Đối với tội nhỏ thấy sợ không phạm, giữ như giới trọng. Còn nếu có phạm thì liền phát lồ, đấy gọi là giữ giới đầy đủ.

Nương nơi năm lực được sinh bốn phần trên, vì có tín lực mà giới giải thoát viên mãn, nương nơi tinh tấn lực mà đầy đủ chánh mạng phần, nương nơi niệm lực mà giữ gìn các căn, nương nơi tuệ lực mà nhân duyên phần viên mãn, nương nơi định lực mà bốn phần đầy đủ. Vì sao? Nếu không có năm lực thì không có bốn phần như trên.

Giới Ưu-bà-tắc gồm thâu ba phần: Một là được người khác quý trọng, xa lìa phần phá hoại. Hai là có phạm lỗi lầm liền sửa đổi sám hối để được thanh tịnh. Ba là thọ trì không hủy phạm. Không đoạt mạng người khác, không cướp của cải của người, không có tà dâm, đấy là phần đầu. Xa lìa vọng ngữ là phần thứ hai. Xa lìa uống rượu là phần thứ ba.

Lại có năm phần gồm thâu đối với tám giới: Một là lìa sự phá hoại người khác, hai là lìa sự phá hoại mình và người, ba là có phạm liền sửa đổi sám hối, bốn là vì không để mất giới nên luôn nhớ nghĩ hộ trì, năm là niệm phần không tán loạn. Lìa sự đoạt mạng, cướp tài vật, đấy là phần thứ nhất. Lìa sự dâm dục là phần thứ hai. Vì sao? Vì xa lìa dâm dục thì không phá hoại thân mình, vì thê thiếp của mình mà không hoại thân người khác, do xa lìa dâm dục người khác nên xa lìa nói dối, đấy là phần thứ ba. Thứ đến xa lìa ba xứ là phần thứ tư. Vì sao? Hiện có thói quen ca múa, dùng hương hoa trang nghiêm thân, nằm giường cao rộng, ăn uống phi thời, dần dần tu tập biết quán thân là không, là vô ngã. Thọ giới nầy nhớ nghĩ không phạm. Không uống rượu là phần thứ năm. Vì sao? Vì thường tự suy nghĩ, nay ta có giới, do nương giới nầy nên không được say rượu, cuồng vọng phát sinh.

Giới Tỳ-khưu-ni, Thức-xoa-ma-ni, Sa-di, Sa-di-ni, những giới nầy đều thuộc giới xuất gia. Nương nơi giới Tỳ-khưu mà được những giới nầy. Giới Ưu-bà-di là giới của hàng tại gia, giới nầy cũng tương tợ như giới cấm của Ưu-bà-tắc không khác. Tại sao Phật chế giới Tỳ-khưu và giới Sa-di thì thuyết hai bộ chúng, còn giới Tỳ-khưu-ni thì lại thuyết ba bộ chúng, là Tỳ-khưu-ni, Thức-xoa-ma-ni, Sa-di-ni? Vì các người nữ có nhiều phiền não, nên Phật chế giới Tỳ-khưu-ni phân làm ba bộ. Sa-di-ni trụ ở tiểu giới rồi, sau đó theo thứ tự thọ giới Thức-xoa-ma-ni. Như có thể trụ được giới Thức-xoa-ma-ni, tuy giới phẩm chuyển nhiều, nhưng cũng không được tức thì thọ giới cụ túc, mà phải hai năm học thực hành sáu pháp, nếu ưa trụ được giới nầy rồi mới trao giới Cụ túc. Như vậy, trong thời gian dài, từ thọ trì tiểu giới, lần lượt chuyển khá lâu mới có thể giữ đủ giới. Vì sao Sa-di có chế giới là không được nắm giữ vàng bạc mà trong tám giới thì không ngăn? Do Sa-di trụ trong giới xuất gia, là người xuất gia mà hai loại này thật không thích hợp. Nghĩa là: năm thứ dục lạc, trang nghiêm thân, vui đùa tùy ý phóng dật, hai là trong tám giới có nói là xa lìa ba chỗ, đó là ngăn sự ca múa, dùng hương hoa trang nghiêm thân, nằm giường cao rộng ăn uống phi thời là đã ngăn lìa nắm giữ vàng bạc, của báu.

Tại sao trong giới Sa-di ca múa và trang nghiêm thân phân làm hai giới, còn trong tám giới thì hợp làm một? Do đối với người xuất gia không thích hợp nên phân làm hai, đối với người tại gia thì không phải không tương ưng lại nhẹ nên hợp làm một. Người tại gia nếu có phạm thì chỉ một lần sám hối, người xuất gia nếu phạm hai giới nầy thì phải sám hối hai lần.

Tại sao kẻ hoàng môn và “bất năng nam” không thể xuất gia thọ giới Cụ túc? Vì những người nầy nếu làm Tỳ-khưu thì có thể tạo tội người nữ, nếu làm Tỳ-khưu-ni thì do thân xúc chạm mà có thể tạo tội người nam, do hai chỗ nầy nên không thể xuất gia thọ giới Cụ túc. Kẻ hoàng môn và bất năng nam nầy, do có nhiều phiền não chướng ngại nên không thể phát sinh lực chánh tư duy, dựa vào lực đó mà luôn tư duy siêng năng tinh tấn tu tập phạm hạnh thanh tịnh, thì làm thế nào có thể đắc pháp của người và Thánh, vì thế không được xuất gia thọ giới. Vì sao? Vì khó có được người thiện sinh ở chổ này, vì không thể phân biệt.

Tại sao hoàng môn và bất năng nam khi thọ ba pháp quy y và năm giới, cũng không được gọi là Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di? Người gần gũi Tỳkhưu, Tỳ-khưu-ni gọi là Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, những người hoàng môn và bất năng nam này dù khéo nhiếp phục các căn nhưng Tỳ-khưu, Tỳkhưu-ni cũng không được gần gũi họ. Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni ở một mình, hoặc ở chỗ có ngăn che cũng không được gần gũi, xúc chạm v.v… đều không được, như Ưu-bà-tắc v.v… được gần gũi Tỳ-khưu, cho nên, những người nầy không được xưng là Ưu-bà-tắc. Những hòang môn v.v… này, nếu khéo trì giới thì phước đức có được cũng đồng nhau. Thế nào là phi giới? Lìa những giới đã thuyết ở trước gọi là phi giới, tùy theo chỗ tạo các nghiệp thiện và bất thiện, từ thân khẩu ý, do đấy mà có thể biết hết thảy phi giới và phi phi giới. Vì vậy giới cấm tự mình có thể thọ, thọ từ người khác, hai chỗ thọ giới nầy sinh công đức có phần sai khác, vào lúc không thọ giới, nếu tâm ý đồng, hộ trì cũng đồng phước sinh không khác.

Những nhân duyên nào không được thọ đầy đủ giới cấm Tỳ-khưu? Muốn được,không được, lược thuyết có sáu thứ: Một là có tâm hủy hoại, hai là thân căn không đủ, ba là căn người không đủ, bốn là do đoạn thiện căn, năm là lệ thuộc người khác, sáu là hộ tha tâm. Hoặc bị vương pháp truy bắt sợ hãi nạn giặc cướp, mắc nợ của cải người khác, sợ không được sống, nên suy nghĩ: Nay ta khổ não khó được sống yên, vì ta tại gia nên có những sự khổ nầy, các người xuất gia sống thoải mái an vui, vì thế nay ta xuất gia nhập chúng, đồng thực hành đạo để được sống không có nạn. Suy nghĩ như vậy rồi liền xuất gia. Vì sợ hãi nên thọ trì giới cấm. Có chỗ luật chế bèn không để các Tỳ-khưu biết ta phạm giới cấm. Chúng Tăng hòa hợp biết đuổi ra khỏi chúng, vì người nầy có tâm hủy hoại, chẳng phải là Tỳ-khưu đầy đủ giới cấm, đấy gọi là có tâm hủy hoại. Lại có người suy nghĩ: Tại gia khó sống, nếu xuất gia thì giúp thân dễ cầu được sống, cho đến trọn đời được tu phạm hạnh, cũng như mọi người tu hành không khác. Suy nghĩ như vậy rồi liền xuất gia. Xuất gia như vậy chẳng phải là tâm hủy hoại, tuy đầy đủ giới mà chẳng phải thanh tịnh. Nếu bị các bệnh như bướu, hủi, điên cuồng, như nói theo pháp giá thì đây gọi là thân căn không đủ. Với thân hủy hoại, này nếu được xuất gia thì không thể kính trọng cúng dường sư trưởng, như vậy cũng không thể cúng dường ở người khác, trở lại thọ nhận sự phạm hạnh thanh tịnh của sư trưởng, bạn bè, cùng thức ăn, ngọa cụ của tín thí, thọ những vật “trọng thí” nầy thì không dễ làm tiêu, lại cũng không thể tăng trưởng pháp thiện, việc thiện đã tu trước kia đều bị thối mất. Vì thế, thân căn không đủ thì không được xuất gia thọ giới Cụ túc.

Nếu là hoàng môn và bất năng nam, cũng không được xuất gia thọ giới Cụ túc, do căn người bị hủy hoại, như trước đã nói về các nhân duyên. Người bất năng nam có ba thứ sai khác: Một là không thể đầy đủ, hai là có lúc và chẳng phải lúc, ba là hủy thương tổn hại. Con người từ khi sinh ra đến nay vốn không có nam căn, đấy gọi là người không thể đầy đủ. Lại, nửa tháng thì có thể là người nam, nghĩa là mười bốn ngày trước thì không thể, chỉ ngày mười lăm là có thể. Giả sử có người xúc chạm thì có thể làm người nam, không xúc chạm thì không thể. Hoặc thấy người khác hành dâm dục thì có thể làm người nam, không thấy thì không thể. Đấy gọi là có lúc và chẳng có lúc. Lại có trường hợp bị dao, trượng làm thương tổn, hoặc bị bệnh làm rụng đi, hoặc gặp độc, gặp lửa, bị chú thuật làm đoạn, vậy là trước có nam căn sau gặp trường hợp đó nên không còn, đấy gọi là hủy thương tổn hại. Người bất năng nam có ba hạng: Một là vốn đã là hoàng môn và bất năng nam, hai là vốn chẳng phải hoàng môn mà là bất năng nam, ba là vốn hoàng môn mà chẳng phải bất năng nam. Có người xúc chạm thân thì có thể sinh dục lạc, đấy gọi là căn người không đủ.

Đoạn thiện căn tức là tạo các tội nghịch, làm ô nhiễm Tỳ-khưuni, phá hoại đạo trong ngoài, như giặc cướp trụ, các loại bất cộng trụ, không trụ. Do phá hoại thiện căn, nên không được thọ giới cụ túc. Vì sao? Người nầy không biết xấu hổ với mình và người khác, do không thanh tịnh, do không hổ thẹn, mà pháp thiện bị tổn giảm.

Lệ thuộc người khác tức là người nầy làm việc cho vua, hoặc mắc nợ của người, hoặc làm nô tỳ cho người, hoặc đang lãnh nợ cho người, hoặc cha mẹ không cho phép, do lệ thuộc vào người khác như vậy nên không được xuất gia thọ giới Cụ túc.

Hộ tha tâm nghĩa là loại người hóa hiện để ủng hộ tâm người khác, thì không được thọ giới. Vì sao? Ví như các rồng hóa thân làm hình người, cầu xin xuất gia, muốn nghe chánh pháp, cầu thọ giới cụ túc. Nếu thọ giới cụ túc rồi, đến khi nằm ngủ trở lại thân rồng, do ngủ nghĩ bức bách. Khi đã thành Tỳ-khưu thì nói là Tỳ-khưu, các thiện nam tín nữ đến tham gia học hỏi lại thấy thân rồng. Lúc nầy họ đối với các Tỳ-khưu sẽ sinh tâm nghi, cho các Tỳ-khưu chẳng phải người thật. Ai dám cúng dường! Do đó các rồng các quỷ thần hóa hiện ủng hộ tâm người khác không được thọ giới cụ túc. Trên đây là sáu nhân duyên không được xuất gia thọ giới cụ túc. Nếu lìa các sư cho đến các Hòa thượng, giới chưa đầy đủ, Tăng số không đủ, chúng không thanh tịnh, thì đấy cũng không đắc giới.

Những nhân duyên không được thọ giới Ưu-bà-tắc, lược thuyết có hai: Một là có tâm hủy hoại, hai là căn người không đủ. Người có tâm hủy hoại, vĩnh viễn không được thọ tất cả giới cấm. Người “bất năng nam” do căn người không đủ, tuy được thọ năm giới nhưng vẫn không được gọi là Ưu-bà-tắc, như các nhân duyên ở trước đã nói. Lại nữa, tám giới đối với người có tâm hủy hoại cũng không được thọ, do tùy từng người, hoặc vì lợi dưỡng mà tâm không thanh tịnh, miệng nói thọ giới như trước đã nói về những nhân duyên không được thọ giới. Lìa các duyên nầy thì được ba loại giới.

Lại có các nguyên nhân khiến mất giới Tỳ-khưu: Một là xả giới, hai là phạm giới trọng, ba là mất căn hoặc sinh hai căn, bốn là đoạn mất thiện căn, năm là mạng chung. Nếu đã khéo thọ các giới Tỳ-khưu, thì năm nhân duyên nầy khiến mất, pháp Phật diệt tận. Người chưa thọ giới, muốn thọ không được, đã thọ rồi không mất. Vì sao? Vào lúc nầy là thời mạt pháp đến, không có một người nào không có tâm hủy hoại mà cầu thọ giới, huống là có thể đắc bốn quả. Giới Ưu-bà-tắc do sinh tâm hối hận, do thiện căn diệt, do thọ mạng hết, do pháp Phật diệt, thì cũng mất năm giới như giới Tỳ-khưu. Lại nói về tám giới, đến sáng hôm sau lại có tâm hủy hoại, ngày ấy mạng chung thì mất tám giới.

Thế nào là định vô tưởng? Lìa dục biến tịnh, chưa lìa thượng dục, tác tâm tư duy, nghĩa là giải thoát chỉ đoạn ở tâm và tâm số pháp. Như vậy, tịch tĩnh gọi là định vô tưởng, đây là giả tạm gọi, chẳng phải có riêng pháp. Lược thuyết có ba: Đó là tu hạ, trung, thượng. Do tu hạ nên trong đời hiện tại có thối thất, nên không thể nhanh chóng trở lại tu tập sinh vô tưởng thiên, ánh sáng nơi thân yếu kém không đồng như chư Thiên, thọ mạng không đầy đủ giữa chừng có thối. Tu trung là nếu khi thối thất, trở lại tu tập nhanh chóng được sinh vô tưởng thiên, ánh sáng có mạnh hơn nhưng thọ mạng chưa hết cũng thối chuyển giữa chừng. Tu thượng là do siêng tu tập nên không thối thất, nếu được sinh vô tưởng thiên thì ánh sáng và thọ mạng đều đầy đủ, không chết giữa chừng. Vì sao? Vì được sinh thì tâm diệt, tâm số cũng diệt, gọi là vô tưởng sinh.

Thế nào là diệt tận lìa dục của xứ chẳng dùng? Nghĩa là chưa lìa dục của phi tưởng, phi phi tưởng nên tâm suy nghĩ, cầu chỗ tịch tĩnh không thọ không tưởng, ở trong thọ tưởng mà thấy khổ hoạ liền sinh sự nhàm chán xa lìa, Tứ thiền với thể của thọ, Tứ không với thể của tưởng, ở tám thiền định đều sinh chán lìa, chánh thức diệt ở tâm và tâm số pháp, tức nhập diệt định, do diệt sáu thức nên gọi là diệt định, chẳng phải là diệt thức A-lại-da, đây cũng là giả tạm gọi, chẳng phải pháp thật có. Ở đây cũng có ba hạng tu thượng trung hạ, như trước đã nói. Chỉ là không nói sinh, vì các người học được nhập diệt định, đó là A-na-hàm gọi là thân chứng, người vô học được nhập diệt định hai phần giải thoát, ở trong định vô tưởng, học và vô học đều không tu. Vì sao? Vì các Thánh nhân có chỗ sinh không thấy giải thoát, Thánh nhân biết thấy thì không sinh chỗ kia, lìa ở chỗ nầy đều có chỗ thù thắng riêng, vì sinh chỗ nầy mãi không thể tu tập pháp thiện, đấy là chỗ chướng nạn.

Tại sao hư không chỉ có xứ vô sắc? Vì hiển hiện hư không. Vì sao xứ không? Vì không có tất cả sắc nên nói gọi là hư không. Do đó giả gọi là không, mà chẳng phải là pháp thật. Thế nào là phi số diệt? Do nhân duyên tự nó được hiện ra trước nên sinh các pháp, lìa nhân sinh nầy thì các pháp không sinh. Rốt ráo tịch diệt gọi là phi số diệt, lúc nầy các pháp tức không được sinh, qua lúc sinh nầy thì không còn sinh lại.

Vị lai chưa khởi không được nói có. Nếu pháp vị lai nơi nhân duyên cảm ứng sinh thì hòa hợp mà sinh, bị ai ngăn cản mà khiến không sinh. Gọi đó là thường, cho nên không có một pháp riêng gọi là phi số diệt. Các người học nầy đã thấy chân đế, noãn sinh, thấp sinh, Uất-đơn-việt sinh, vô tưởng thiên sinh, nữ nhân, hoàng môn và bất năng nam, vô căn, hai căn, lại có ái nguyện không được sinh lại, gọi là phi số diệt đồng một chủng tướng. Vì sao?  Vì các người học nầy mà lại sinh ái nhiễm, có thể tạo ra nghiệp thì không có việc nầy. Chưa trừ hết căn bản nên nghiệp thọ sinh. Vì sao các sắc, tâm nầy là pháp không tương ưng? Là từ nơi tướng sinh đến phi số diệt, ở trong tâm pháp chứ chẳng phải tâm số. Nếu ở trong sắc thì chẳng phải là có thể thấy, chẳng phải là không thể thấy, do nghĩa nầy nên gọi là sắc không tương ưng, không như ý, và có chỗ xả, gọi là sắc phân biệt. Thanh phân biệt là nhân của chúng sinh số, nhân của chẳng phải chúng sinh nhân của chúng sinh và chẳng phải chúng sinh. Sự phân biệt là khẩu

tạo tác. Trụ phân biệt như trước đã nói. Hương phân biệt nghĩa là gốc, cành, vỏ, ruột, lá, hoa, quả là hương phân biệt. trong hương, vị, xúc, không có sự phân biệt. Trụ phân biệt như phần sắc đã nói ở trước. Vị phân biệt nghĩa là ngọt, khổ…, trụ cũng như trước. Xúc có nhiều thứ phân biệt như trước.

Cảnh thứ ba là ở trong mười phương, tức có thể được biết. Cảnh thứ tư là ba đời phân biệt. Cảnh thứ năm là thật, không thật, giữ lấy sự phân biệt thì có thể biết. Cảnh thứ sáu là ở xứ một bên mà được giữ lấy đầy đủ. Như vậy các hữu sắc trần của tự phần đã phân biệt rõ ràng.

Thế nào là tư duy? Có thể sinh thức, cùng với các căn. Không phá hoại là cùng hiểu rõ trần và đều cùng phát tâm. Như đây tư duy có thể sinh các thức, đó gọi là tư duy thuộc phần của cảnh sắc ấm. Tạp tư duy là ở cõi dục, ấm, nhập, trụ chỗ này, cõi sắc thì  sắc sinh ở thân nầy. Hỏi: Tại sao các sắc ở thượng giới và hạ giới đều cùng khác xứ, mà trụ thì không khác xứ? Đáp: Không khác xứ mà trụ giống như nước và ao, đấy gọi là tư duy phần sắc ấm hỗn tạp, tư duy sắc ấm phân biệt rốt ráo.

Pages: 1 2 3