LUẬN PHẬT MẪU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA VIÊN TẬP YẾU NGHĨA
Tác giả: – Bồ Tát Đại Vực Long (gồm 224 câu 5 chữ)
Hán dịch: – Đời Triệu Tống Đại sư – Sa môn THI HỘ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Kính lễ Đại Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường:

Bát-nhã được thành tựu,
Như Lai trí không hai,
Trong đó nghĩa tương ưng,
Tiếng giáo đạo, hai thứ.
Nương dựa và tác dụng
Sự nghiệp đồng tu hành,
Phân biệt tướng và tội,
Khen ngợi sẽ nói sau.
Đủ tin lấy làm Thể,
Thầy riêng giúp chứng nói,
Lúc nói và nơi nói,
Tự lượng sức mình được.
Người nói pháp nên biết,
Thời và chỗ thế gian,
Nói và chứng giống nhau,
Sau mới thành như lượng.
Tất cả đều tụ họp,
Ta nghe điều đã nói,
Hoà hợp nghĩa như thế,
Ba hai phẩm cao quí,
Phân biệt mười sáu tướng,
Không theo như thứ tự,
Như tám ngàn tụng nói,
Dùng phương tiện lạ nói,
Nay tám ngàn tụng này,
Nói đủ nghĩa không thiếu,
Tùy ý vui lược tụng,
Nghĩa sao thì nói vậy,
Bồ-tát chẳng thấy ngã,
Đây thật nói lặng lẽ,
Trong hay nhận các việc,
Đã nói đó là không.
Sắc và tự tánh sắc,
Đây cũng nói là không,
Đây là các chỗ ngoài,
Các thọ nhận đều dứt.
Sắc các tướng thân ấy,
An trú và lìa nhau,
Hướng nghĩa nếu thấy đó,
Trong ấy tức không thực.
Các thứ nơi tánh không,
Tự tánh nó cũng không,
Hết thảy tướng các thức,
Liền khởi ngã bi trí.
Chẳng sinh cũng chẳng diệt,
Hữu tình đây đều rõ,
Hữu tình, sinh tử dục,
Nói đó cũng là không.
Phật pháp chẳng thể thấy,
Pháp Bồ-tát cũng vậy,
Những điều đã nói đây,
Cả mười lực cũng không.
Có các pháp riêng rẽ,
Đây nói là Biến Kế,
Thắng nghĩa đế cũng không,
Các pháp nói như thế.
Các ngã ấy đoạn kiến,
Đại sĩ hành rốt ráo,
Nhưng kẻ ấy không ngã,
Phật nói khắp mọi nơi.
Tất cả pháp chẳng sinh,
Điều đây nói cũng thế,
Tuyên nói pháp vô ngã,
Thật nói mọi lĩnh vực.
Có tội và không tội,
Chẳng thêm cũng chẳng bớt,
Pháp Hữu vi, Vô vi,
Các pháp lành cũng ngưng.
Các thiện đều tánh không,
Nó sinh ra vô tận,
Biến kế phân biệt này,
Nó gồm khắp đều không.
Mười thứ tâm tán loạn,
Tâm tán loạn chỗ khác,
Ngu chẳng được tương ưng,
Trí không hai chẳng thành.
Nó ngăn trở lẫn nhau,
Vì Năng, Sở đối trị,
Với pháp Bát-nhã này,
Gồm đủ mà nói ra.
Nếu như Bồ-tát có,
Vô tướng phân biệt này,
Thầy ngăn ngừa tán loạn,
Nói các Uẩn thế tục.
Gồm tám ngàn bài tụng,
Thứ lớp từ lời đầu,
Nay hiểu rõ đều dứt,
Nói vô tướng phân biệt.
Nhân nói chẳng như thế,
Đây chỉ nói sự tướng,
Đầy trong kinh Phạm Võng,
Biết tất cả đúng lý.
Bồ-tát chẳng thấy ngã,
Nhưng đây luôn rộng lớn,
Thế Tôn ngăn điều này,
Có tướng phân biệt loạn.
Nếu chẳng thấy tên gọi,
Cảnh giới hành cũng vậy,
Uẩn ấy tất cả nơi,
Đều chẳng thấy Bồ-tát.
Đây chỉ ngăn Biến Kế,
Gồm thâu khắp để nói,
Nhờ nhân Nhất Thiết Trí,
Tuệ phân biệt các tướng.
Bát-nhã Ba-la-mật,
Nói ba thứ nương dựa,
Gọi Biến Kế, Y Tha,
Trí tánh Viên Thành Thật.
Đây thảy không cầu lời,
Tất cả Biến Kế ngừng,
Các Huyễn dụ thấy bờ,
Đấy nói tánh Y Tha.
Có bốn thứ thanh tịnh,
Nói tánh Viên Thành Thật,
Bát-nhã Ba-la-mật,
Phật nói không riêng khác.
Mười phân biệt tán loạn,
Đối trị nói như sau,
Ba thứ này biết rồi,
Nói hoặc tức-hoặc lìa.
Như lời đầu trọn nên,
Y Tha và Biến Kế,
Vô tướng phân biệt sắc,
Ngăn trừ tán loạn đó.
Phật ấy cũng Bồ-đề,
Chẳng thấy có kẻ nói,
Đến rốt cùng biết đó,
Ngăn trừ tánh Biến Kế.
Sắc ấy không tự tánh,
Câu tướng làm sao có?
Trong lời khác biệt này,
Hiểu biết đã ngăn nó.
Đây chẳng không, nên không,
Lời như thế đã nói,
Các phân biệt chê bai,
Tất cả nói đều bỏ.
Như huyễn, Phật cũng vậy,
Đó như mộng cũng vậy,
Như sẽ biết như vậy,
Lời-trí quyết định biên.
Các đồng cùng tạo ra,
Đây nói Phật như huyễn,
Huyễn dụ đẳng ngôn đẳng,
Đây nói Tánh Y Tha.
Nếu các trí Dị sinh,
Tự tánh nó thanh tịnh,
Nên nói lời Phật đó,
Bồ-tát cũng như thế.
Tự tánh tự sắc che,
Vô minh ấy làm nhân,
Như huyễn hiện riêng khác,
Quả như mộng nên bỏ.
Không hai nói riêng khác,
Quả đẳng định chê bai,
Chê bai các phân biệt,
Đây, nói chê bai ấy.
Sắc-Không, chẳng hoà hợp,
Nó trái ngại lẫn nhau,
Chẳng sắc chẳng tên không,
Sắc tướng tự hoà hợp.
Đây một tánh phân biệt,
Đối trị các thứ tánh,
Không chẳng khác sắc ấy,
Không ấy làm sao có?
Đây “không thực” hiện bày,
Đó vô minh nổi lên,
Đây “không thực” năng biểu,
Đó nói là vô minh.
Đây nói sắc như thế,
Bát-nhã Ba-la-mật,
Không hai, hai như thế,
Đối trị-hai phân biệt.
Như lý nói tánh tịnh,
Cũng vậy chẳng thể được,
Tánh-không tánh trái nhau,
Các thứ tánh định thấy.
Nói sắc này chỉ tên,
Chân thực không tự tánh,
Tự tánh ấy phân biệt,
Chấp nhận phải ngăn trừ.
Sắc và tự tánh Sắc,
Không như trước đã nói,
Tự tánh ấy cùng tướng,
Phân biệt này nên trừ.
Chẳng sinh cũng chẳng diệt,
Nếu có quán các pháp,
Phật nói nếu tán khác,
Là phân biệt sai khác.
Tên gọi đều giả dối,
Nếu phân biệt pháp ấy,
Tiếng và nghĩa, chẳng hợp,
Chẳng phải ý tự tánh.
Bát-nhã Ba-la-mật,
Phật, Bồ-tát cũng thế,
Đây nói chỉ là tên,
Lìa phân biệt thật nghĩa.
Tiếng và nghĩa nên trừ,
Đây chẳng ngăn trừ sự,
Các cái khác cũng biết,
Nghĩa trong lời quyết định.
Đây đúng không nắm bắt,
Thật biết tất cả tên,
Tánh như nghĩa là vậy,
Chẳng ngăn trừ tiếng ấy.
Tu Bồ-đề lìa hai,
Tiếng và nghĩa như vậy,
Bồ-tát chẳng có tên,
Đây nói có “ngã kiến”.
Bát-nhã Ba-la-mật,
Lời không quyết định sinh,
Chỉ bậc Trí tìm xét,
Được nghĩa Huệ vi diệu.
Nếu phân biệt nghĩa riêng,
Nghĩa nối nhau nên trừ,
Bát-nhã Ba-la-mật,
Nói đó như tiếng vang.
Tóm lược nghĩa như vậy,
Nương dựa pháp Bát-nhã,
Như thế nghĩa xoay vòng,
Lại nương dựa nghĩa riêng.
Bát-nhã Ba-la-mật,
Gồm đúng tám ngàn tụng,
Nếu được khối phước đức,
Đều do Bát-nhã sinh.