LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

SỐ 1592

QUYỂN HẠ

Tác Giả: A-tăng-già
Dịch Phạn-Hán: Đời Hậu Ngụy, Lạc Dương,
Phật-đà-phiến-đa

Nhập trí tướng là sao? Thân của huân tập đa văn, không thuộc về A-lê-da thức, mà vẫn như thành chủng tử của A-lê-da thức là sự gom thu của tư duy tịch tĩnh, các xứ sự có thể giữ lấy được hiện tướng các nghĩa pháp sinh ra, là xứ của ý ngôn có kiến phần. Trong đây, ai là người hội nhập trí tướng? Là thân (Bồ-tát) tương tục đa văn huân tập giáo lý Đại thừa, vô lượng các đời thân cận chư Phật, hoàn toàn tin và nong muốn. Vì khéo tập hợp thiện căn cho nên khéo bổ trợ công đức và trí hành Bồ-tát chỗ nào nhập? Tức trở lại cái pháp nghĩa hiện thấy mà ý ngữ xứ hiện tướng nương theo pháp Đại thừa phát sinh. Trong địa tín giải mà kiến đạo hành, Tu đạo hành cho đến hết thảy pháp chỉ có ghi nhận như vậy. Tùy thuận nhân của, tín, nghe như vậy làmm cơ sở phân biệt  chứng như vậy, tất cả đối trị chướng và lìa xa chướng như vậy.

Theo chỗ nào nhập vào? Theo lực của thiện căn trì giữ do ba thứ tướng tâm chuyển minh, các chỗ trang nghiêm và sự diệt trừ (phiền não), niệm pháp nghĩa định tuệ, tất cả thời đều chánh hạnh và không phóng dật. Vô lượng chúng sinh loại, ở các thế giới, trong vô lượng niệm niệm thành A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề, thì ( Ta cũng vậy) đó là tướng thứ nhất tâm chuyển minh. Tâm tùy thuộc các hạnh tu tập hổ trợ các Ba-la-mật như bố thí v.v…, tâm đó đã đắc, cho nên ta không dụng thêm các Ba-la-mật, mà tu đạo có thể thành tựu viên mãn là tướng thứ hai, tâm chuyển minh. Các thiền pháp đã thành tựu rồi, sau khi chết, tìm tất cả sự thân tùy theo chỗ cần thiết. Những người có chướng ngại thiện căn còn được như thế huống chi ta khéo tu thiện căn được không chướng ngại thiện căn, mà không tin được tất cả thần lực hay sao! Đó là tướng thứ ba của tâm chuuyển minh. Trong đây kệ nói:

Loài người đắc Bồ-đề,
Ở trong mỗi mỗi niệm,
Chúng sinh, cõi vô lượng,
Đến thời đắc, (ta) sao bỏ?
Tùy tâm hành bố thí v.v…
Tâm thanh tịnh vô cấu,
Kia được tâm chính yếu
(Ta) cũng dõng mãnh thành tựu (Bố thí v.v…)
Hành thiện, khi chết đi
Tùy lực tâm (mà) được quả
Họ thiện, còn được quả
Ta thiện sao không thành!

Xả bỏ tâm của Thanh-văn, Duyên-giác, diệt trừ mọi ý nghĩ về thừa này. Diệt mọi nghi hoặc có, không trong Đại thừa. Đối với các pháp được nghe, tư duy đều diệt trừ tướng chấp của ngã tướng, ngã, ngã sở. Diệt kiêu mạn với pháp, là đối với tất cả pháp tướng được an trụ trong đó; không nghĩ đến, không phân biệt, và diệt phân biệt. Trong đó có kệ nói:

Trước mắt tùy thuận từ
Tướng, niệm tự trụ xứ,
Trí tận không phân biệt,
Sẽ đắc thượng Bồ-đề.

Lấy gì và làm sao để nhập? Lấy nghiệm ý do huân tập nghe và pháp nghĩa do tư duy tịch tĩnh gồm thâu, hiện ra tướng phần và kiến phần của ý ngôn có bốn thứ suy tìm: danh, nghĩa sự an lập của tánh, sự thù thắng của tánh. Về sự suy tìm là biết như thật về tánh của danh sự (nghĩa), tánh an lập và thù thắng. Biết như thật về chúng mà không là biệt, thấy… Như vậy Bồ-tát chỉ có ghi nhận và nhập vào mà thuận tu, danh nghĩa kia hiện thấy ý ngôn, ý ngôn của danh kia chỉ là đang quán sát. Chỗ nương tựa của danh kia tức là nghĩa chỉ là đang quán sát ý ngôn. Nhưng danh và tánh an lập, thù thắng chỉ là quán sát, sau đó chỉ có ý ngôn vốn đã không Có danh, nghĩa có tánh an lập thù thắng, có tánh thù thắng, tướng của nghĩa vốn đã không thấy nên có bốn thứ suy tìm và bốn thứ quán sát. Đã thấy biết rồi thì danh nghĩa của nó hiện tướng trong ý ngôn, trong ký sự kia đã nhập rồi thì sẽ hồi nhập Duy thức. Sự ngộ hập Duy Thức này có hai sự tướng và kiến phần, với nhiều sự nhập. Nghĩa là ngộ nhập danh tự tánh của danh thù thắng sai biệt của danh; nghĩa, tự tánh của nghĩa, thù thắng sai biệt của nghĩa. Sáu loại này đều vô nghĩa không có thật, nhưng chúng đều là những sự vật do năng thủ nên các loại tướng hiện hữu sinh ra không mất. Ví như trong bóng tối thấy dây cho là hiện tướng của rắn, có nghĩa là dây và rắn không thật, vì không phải chúng sinh. Như vậy nghĩa của biết là không có, trở lại ý biệt rắn thì chỉ trụ nơi ý biết sợi dây. Suy cho cùng các biết về sợi dây cũng chỉ là tướng của sắc, hương, vị, xúc… Trong đó nương vào trí tuệ nhận biết về sợi dây, thì trí tuệ cũng được thành. Như vậy sáu thứ tướng này gọi là hiện tướng trong ý ngôn, như trí tuệ nhận biết thật về sợi dây, và nghĩa thật, xứ thật của sáu thứ tướng là trí tuệ ghi nhận, cũng là trí tuệ suy lường nơi thành tựu tánh (viên thành thật tánh). Như vậy, Bồtát này ngộ nhập nghĩa tướng thuộc hiện tướng của ý ngôn là ngộ nhập tánh phân biệt (Biến kế) thành tựu ngộ nhập ghi nhận vào duy thức là Y tha tánh, vậy thành tựu tánh ngộ nhập thế nào? Nếu quay trở lại tướng Duy thức thì chúng  là các ý ngôn; các chủng tử pháp huân tập của nghe lúc đó là phân biệt nghĩa tướng; tất cả nghĩa hiện tướng sinh của Bồ-tát không có nghĩa nào khác được thành. Vì lẽ đó,hiện tướng duy thức cũng không sinh, cho nên Bồ-tát đối với tất cả nghĩa vô phân biệt sự gọi là trụ. Đã đối với pháp giới giống như hiện thấy mà tùy trụ. Lúc đó Bồ-tát kia đã đồng niệm, sinh vô phân biệt trí, cho nên Bồ-tát này gọi là nhập thành tựu tánh. Trong đó kệ nói:

Pháp, chúng sinh, pháp, nghĩa,
Nghĩa chung riêng, tánh có,
Bất tịnh, tịnh, cứu cánh
Phân biệt là cảnh giới.

Như vậy, trí, của Bồ-tát này và sự ngộ nhập tướng duy thức, gọi là nhập được thành tựu, nhập đó gọi là an trụ ở địa Hoan hỷ, khéo đạt pháp giới, và ở nhà Như Lai, đắc tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, đắc tất cả tâm của Bồ-tát, tức là hành kiến đạo của Bồ-tát đó.

Phật do nghĩa gì mà ngộ nhập duy thức? Do lìa pháp, niệm về định tuệ trí xuất thế gian kia;lại cái trí nương vào các loại tướng thức vốn có kia là đồng tướng, nên tất cả nhân chủng tử của A-lê-da thức đều diệt, tăng trưởng chủng tử tiếp xúc pháp thân; lại đã chuyển, tất cả Phật pháp tích tập, hội nhập Nhất thiết trí. Nương vào cái trí sở đắc kia, thấy tất cả tướng xứ của A-lê-da thức như huyễn, nên tánh không hành điên đảo. Cho nên Bồ-tát như nhà ảo thuật, đối với việc mình tạo, nghĩa tương đồng nhân quả, tuy có  ngôn thuyết mà tất cả thời không thành điên đảo. Trong sự ngộ nhập Duy thức thì có nương tựa vào bốn loại thiền tỉnh, và bốn loại pháp hợp tướng làm sao biết? Vì bốn thứ suy tìm cho nên trong sự nhẫn chịu về bốn loại: không phải, không có thân (tự thể), vô ngại (không có thật) và không có đã phát sinh đạt được Tam muội sáng rõ làm chỗ dựa cho tướng Noãn, tam muội sáng rõ tăng trưởng trong sự nhẫn chịu ấy lại là chổ dựa cho tướng hướng lên (Đảnh…). Cái trí biết như thật về bốn loại, ngộ nhập chỉ là trong Duy thức thì dùng tâm quyết định các pháp không thật, sự ngộ nhập trong chân thật này là nương vào thuận đế Nhẫn của tất cả Tam muội. Đừ đây về sau suy lường về tường Duy thức kia, thì Tam muội tiếp theo nương vào cái thấy của thế gian thượng pháp (Thế đệ nhất pháp). Các Tam-muội này phải biết là gần nhập địa. Nhập địa như vậy thì đắc đạo Kiến đế.

Bồ-tát ngộ nhập Duy Thức rồi, thì vị tu đạo thực hành thế nào? Tùy sự phân biệt mà nói mười địa, nhiếp tất cả Tu-đa-la hiện sự trụ, lấy tạp niệm xuất thế gian, và dựa vào tạp niệm đó mà đắc định tuệ trí, vô lượng trăm ngàn ức huân tập. Như vậy thân đã chuyển, vì chứng đắc ba thân Phật, cho nên tu hành.

Hiện có các pháp chứng đạo của Thanh-văn thì so với các Bồ-tát này, cả hai có gì khác nhau? Trong chứng nhập thù thắng của Thanhvăn, thì Bồ-tát chứng nhập có mười pháp, phải biết là một thứ sự thù thắng:

  1. Niệm thù thắng là niệm pháp Đại thừa.
  2. Thuần chí thù thắng là công đức lớn hổ trợ, tích tập đến cứu cánh tinh thuần.
  3. Chứng thù thắng là chứng đắc pháp, chúng sinh là vô ngả (nhân không, pháp không).
  4. Niết-bàn thù thắng là nhiếp thủ Niết-bàn Bất trú (Biết bàn Vô trú).
  5. Địa thù thắng là tất cả mười địa của Bồ-tát.
  6. Tịnh thù thắng là diệt hết tập khí phiền não, khiến cho cõi Phật thanh tịnh.
  7. Tâm ghi nhận thù thắng, là đồng ghi nhận bình đẳng đối với hết thảy chúng sinh, là Hóa độ chúng sinh không đoạn dứt.
  8. Sinh thù thắng là sinh vào nhà Như Lai.
  9. Thủ sinh thù thắng là trong hội thế giới của Phật, tất cả thời đều được sinh.
  10. Quả thù thắng là mười lực, bốn pháp vô uý, mười tám pháp Bất cộng, thành tựu vô lượng công đức của Phật pháp. Trong đó có kệ nói:

Làm khách sự lẫn nhau,
Sự gọi là sở cầu,
Chỉ cầu các sự kia,
Phân biệt hai sở an (hai thứ được an lạc)
Vì như thật thấy biết,
Lìa nghĩa ba phân biệt,
Thấy đó là phi sự,
Không có ba sở chấp.

Lại ví như Thuận Phân biệt luận, có kệ nói:

Gương hình ý sau đó,
Bồ-tát tại các định.
Xoay tưởng nghĩa kia rồi,
Giữ nhớ tưởng tự tâm
Trụ trong tâm như vậy,
Biết không gì sở thủ
Sau đó không năng thủ,
Vô phân biệt trí vậy.

Lại có thêm kệ chứng đạo, trong Đại Diên Trang Nghiêm luận nói:

Bồ-tát trợ tập hạnh,
Vô biên công đức, trí
Tư duy pháp, quyết định,
Ngữ ngôn đạt tận nghĩa.
Đã biết chánh nghĩa rồi,
Nói trụ định tâm kia,
Vì pháp giới hiện ý,
Nên bỏ lìa hai tướng.
Lìa tâm không có khác
Khéo biết tâm cũng không,
Biết cả hai là không,
Là chánh trụ pháp giới.
Do lực tri không phân (Vô phân biệt trí).
Nên đồng thời thường đồng hành,
Thân tụ tập hoạn nạn,
Như hình mất các độc.
Mâu-ni nói thiện pháp,
Khéo trụ ý suy lường,
Xứ pháp giới căn bản
Niệm đến trí hiểu ý,
Chỉ là phân biệt chính giữ,
Mau đắc nơi công đức.

Như vậy nói nhập trí tướng đã xong. Nhân quả kia làm sao biết được? Đó là sáu thứ Ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao do nhân sáu Ba-la-mật này được thành tựu hội nhập Duy Thức? Tại sao sáu Ba-la-mật thành tựu là quả của sự hội nhập? Trong đó Bồ-tát đối với khí thế gian không nhiễm, đối với bố thí không chấp trước, đối với khổ không sân hận đối với tu không lười biếng. Như vậy các nhân loạn động này không hiện hành. Vì nhân không hiện hành, nên hoàn toàn tư duy tịch tĩnh các pháp, hội nhập vào Duy thức. Đã nương vào Ba-la-mật và nhập duy thức nên Bồ-tát làm thanh tịnh hóa những gì thuộc về thâm tâm là chứng đắc sáu Ba-la-mật. Do trung gian hành sáu Ba-la-mật thuận theo nói, tin, nên vui cầu tùy hỷ, được lợi thấm nhuần, xa lìa và nhẫn. Tự thân Bồ-tát trong thì sâu xa rộng lới, chỉ là phân biệt, chính là để giác ngộ đạt được.

Muốn tin tịnh tâm minh,
Vốn hiểu pháp lưu kia,
Mười địa gần Bồ-đề,
Không tự nhiên mà đắc.

Có nghĩa gì mà chỉ nói sáu Ba-la-mật? Đối trị chướng sai biệt an lập, là tất cả Phật pháp tập hợp một chỗ và tùy thuận Hóa độ tất cả chúng sinh. Vì đối trị tướng bất động nên nói Đàn Ba-la-mật và Thi-la Ba-la-mật. Tướng bất động, là không vướng chấp thế gian và nhà cửa nương vườn. Vì đối trị tướng động tức quay trở lại nên nói Sằn-đề Bala-mật (Nhẫn)và Tỳ-ly-da Ba-la-mật (Tinh tấn) tướng trạng của nguyên nhân quay trở lại (thoái lui) là do hồi hướng, là chúng sinh trong thế gian làm hạnh ác khiến cho Bồ-tát thọ khổ lâu dài, và trong sự tu thiện pháp thì sinh mệt mỏi. Vì đối trị tướng tuy không lui nhưng bị tổn thật, nên nói Xà-na Ba-la-mật (Thiền định) và Bát-nhã Ba-la-mật (*Trí tuệ). Tướng tổn thất, Thất tướng, là tâm loạn động và vô trí. Như vậy do đối trị của sự chướng ngại nên có số sai biệt. Bốn pháp Ba-la-mật trước không có tướng tán động, một Ba-la-mật tiến là thành tựu tướng không tán động lấy tán động làm chỗ nương nên trí tuệ chánh giác pháp như thật tập hợp các Phật pháp. Như vậy vì câu nghĩa đây đã tập hợp tất cả Phật pháp, cho nên có số sai biệt chỉ là sáu: Lấy Đàn Ba-la-mật lợi ích chúng sinh, Thi Ba-la-mật không làm ác, Sằn đề xà Tỳ-ly-da Ba-la-mật có thể nhẫn chịu làm hết các sự đến cùng. Từ lợi ích như vậy, Hóa độ chúng sinh, vì Hóa độ cho nên điều phục. Sau đó tâm chưa nhập định thì khiến cho tâm nhập định, tâm đã nhập định thì làm cho đắc giải thoát, niệm niệm khuyến khích để được giải thoát. Như vậy, vì Hóa độ tất cả chúng sinh, các câu nghĩa đây đầy đủ cả nên số sai biệt chỉ sáu. Phân biệt như thế.

Nhưng tướng của các Ba-la-mật làm sao biết được? Vì có sáu thứ hơn hết nên biết: 1. Chổ dựa hơn hết là nương vào tâm của Bồ-tát. 2. Vì nương vào hơn hết nên hành hóa khắp hơn hết. 3. Ý tăng thượng hơn hết, lấy hóa độ làm hổ trợ an lạc. . Phương tiện thiện xảo hơn hết, được nhận vô phân biệt trí. 5. Phát nguyện hơn hết tức phát nguyện chứng quả A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-Bồ-đề. 6. Thanh tịnh hơn hết, sự tu tập không còn hai chướng ngại của phiền não và sở tri.

Lại nói về bố thí kia cũng gọi là Ba-la-mật, Ba-la-mật kia cũng là bố thí? Như vậy, có bốn trường hợp (tứ cú). Nghĩa là có là thí không phải Ba-la-mật… Trong các Ba-la-mật khác giống như đây đều có bốn câu, nên tùy thuận phải biết.

Các Ba-la-mật này lấy nghĩa gì ở đây mà nói theo thức tự từng bước như vậy? Do Ba-la-mật trước làm chổ dựa cho Ba-la-mật sau thuận theo sinh. Lại với giải thích như trên, làm sao biết? Như trong thiện căn  bố thí v.v… Thanh-văn và Duyên-giác thì Ba-la-mật là tăng thượng hơn, đạt đến bờ giác ngộ. Vì nghĩa tật đố, xan tham, bần cùng đều bị phá trừ, làm cho đạt được thế lực lớn của công đức nên Bố thí. Vì nghĩa trì giới, dứt trừ nên ác, thu hoạch nẻo thiện, và Tam muội. Vì nghĩa diệt trừ sân hận nên sống hóa mình như nội người để Nhẫn nhục. Vì nghĩa, biếng nhác và các pháp ác bất thiện khiến cho xa lìa, tăng trưởng vô lượng thiện pháp xuất thế cho nên tinh tấn. Vì phá loạn tưởng khiến cho nội tâm an trụ đến sau nên Định. Vì phá tất cả kiến của thiền định diệt trừ vô trí, biết các pháp chân thật chân và tướng sai biệt, nên gọi là trí.

Các Ba-la-mật này có sự tu có thể biết như thế nào? Lược có năm thứ sự tu cần phải biết:

  1. Tập hạnh nhân hành tu.
  2. Tín dục tu .
  3. Tâm chánh niệm tu.
  4. Phương tiện thiện xảo tu.
  5. Hành động và nhớ giữ tu.

Trong đây có bốn thứ sự như chỗ nói ở trước. Sự nhớ giữ và hành động tu là có chư Phật tự nhiên làm các Phật sự, không dứt không ngơi nghỉ, tu các Ba-la-mật khiến cho viên mãn.

Tâm chánh niệm tu là tâm hỷ lạc, tùy hỷ, nhớ nghĩ v.v… là chỗ thâu nhiếp của sáu thứ tâm:

  1. Tâm tu rộng rãi.
  2. Tâm không đoạn.
  3. Tâm hoan hỷ.
  4. Tâm làm lợi ích.
  5. Tâm lớn lao.
  6. Tâm chân thật.

Có các Bồ-tát tùy theo A-tăng-kỳ kiếp đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-Bồ-đề, các thời gian như vậy trong niệm niệm, xả tất cả tự thân và bảy báu như hằng hà sa số, khiến cho bố thí viên mãn chư Phật Như Lai cho đến các vị chưa ngồi ở đạo tràng, mà Bồ-tát hành bố thí, tâm không chán đủ. Lại các thời gian như vậy từng niệm niệm lửa đầy trong ba ngàn đại thiên thế giới, Bồ-tát hiện bốn thứ oai nghi, tuy thiếu tất cả vật dụng nhưng hiện vẫn khởi tâm trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cho đến ngồi ở đạo tràng. Như vậy Bồ-tát không chán tu các tâm trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, đây là Bồ-tát có tâm rộng lớn.

Có các Bồ-tát tâm không chán dủ này cho đến ngồi ở đạo tràng không đoạn và không xả, đó gọi là thân là tâm không đoạn. Hoặc Bồtát với tâm hoa hỷ, chỗ làm sáu Ba-la-mật lợi ích chúng sinh của Bồ-tát, không phải chúng sinh kia vì đắc lợi ích này, mà đây là tâm hoan hỷ của Bồ-tát.

Hoặc Bồ-tát đó làm lợi ích chúng sinh, đối với sáu Ba-la-mật làm nhiếp thủ lợi ích thấy như chính thân mình, tự thân mình thấy như chúng sinh. Nếu Bồ-tát đó dùng thiện căn của sáu Ba-la-mật, đã tích tập như thế đem hồi hướng phát nguyện khiến cho tất cả chúng sinh đắc quả báo yêu thương, đây là Bồ-tát tâm lớn lao.

Hoặc Bồ-tát đó, như Ba-la-mật tu tập thiện căn, cùng với tất cả chúng sinh đồng phát nguyện hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu-tamBồ-đề, đây là tâm chân thật của Bồ-tát.

Như vậy do thuộc về sáu thứ tâm, cho nên tu tâm hỷ lạc. Nếu sáu thứ tu tâm hạnh của Bồ-tát kia đối với vô lượng thiện căn của các Bồtát khác khiến cho tùy hỷ, thì sáu thứ tâm của Bồ-tát thống nhiếp tâm tùy hỷ khiến tu.

Nếu Bồ-tát đối với sự tu sáu Ba-la-mật thuộc về sáu loại tâm hướng đến tất cả chúng sinh luôn mong cầu chi nhận thì không xa lìa sáu Ba-la-mật cho đến ngồi vào đạo tràng. Như vậy, chỗ nhiếp sáu tâm của Bồ-tát là tu tâm nhớ nghĩ. Nếu sáu tâm này là chỗ nhiếp tâm tu của Bồ-tát ai nghe rồi phát khởi một tâm ưa muốn, công đức đó lường bằng công đức, và tất cả chướng xấu ác tiêu diệt, huống chi là Bồ-tát!

Các Ba-la-mật có sai biệt như thế nào? Phải biết mỗi Ba-la-mật có ba tướng. Thí-ba-la-mật có ba tướng là pháp thí, tài thí và vô uý thí. Chỉ (giới) có giới luật nghi, giới nhiếp thiện pháp và giới làm lợi ích chúng sinh. Sằn-đề có nhẫn chịu tác động xấu, nhẫn khổ và nhẫn tư duy về nhập. Tinh tấn có dũng mãnh tinh tấn, hành tinh tấn, không khiếp nhược, không sân hận, tùy hỷ tinh tấn Định có Hiện tướng, nhớ nghĩ và duy trì. Tuệ có hành phương tiện không phân biệt, không phân biệt và phân biệt, dựa vào đó mà đắc trí. (hậu đắc trí)

Tại sao các Ba-la-mật này thâu nhiếp các sự? Nên biết các Ba-lamật này thâu nhiếp tất cả thiện căn. Vì tướng của nó, tùy thuận của nó và nhân khí của nó.

Phải biết các chướng ngại của các Ba-la-mật này, và sự nhiếp phục của tất cả phiền não như thế nào? Là tướng của nó, nhân của nó và quả của nó. Làm sao có thể biết các sự hữu ích của các Ba-la-mật này? Vì khi hiện hành ở thế gian thì làm cho thuộc về thế lực,  thuộc về đồng với chúng sinh, thuộc về quyến thuộc, thuộc về các hành sự lớn lao trở thành tốt đẹp, thuộc về giảm bớt cảnh trần, không xúc não, tất cả các luận chú thuật công xảo thuộc về ý vi tế, khiến tăng trưởng điều không tội lỗi, cho đến ngồi vào đạo tràng, tất cả chúng sinh hiển hiện, tất cả nghĩa tạo sự, gọi đó là lợi ích của Bồ-tát.

Tại sao có thể biết các Ba-la-mật quyết định phân biệt lẫn nhau? Hoặc có nơi tất cả sáu Ba-la-mật bố thí tiếng nói, hoặc có tiếng trì giới, hoặc có tiếng nhẫn nhục, hoặc có tiếng tinh tấn, hoặc có tiếng thiền định, hoặc có tiếng trí tuệ. Trong đây có ý nghĩa gì? Trong tất cả hạnh Ba-la-mật thì những thứ đó là đồng trợ giúp, ý đó là như vậy. Đã nói nhập nhân tướng và quả tướng rồi. Làm sao có thể biết các sự tu sai biệt kia? Là mười địa của Bồ-tát. Những gì là mười địa? Đó là Hoan hỷ, Ly cấu, Minh tác, Diệm, Nan thắng, Hiện tiền, Viễn hành, Bất động, Thiện tuệ và Pháp vân. Vì sao các địa này có mười sự sai biệt? Phải biết, vì đối trị mười loại chướng vô minh. Như vậy là trong mười thứ tướng trí và pháp giới mười thứ tướng trụ. Thế nào là mười thứ tướng trí pháp giới và nghĩa tất cả xứ? Là nghĩa đứng đầu trong sơ địa, nghĩa đứng đầu về nhân trong địa thứ hai, nghĩa không chấp thủ trong địa thứ ba, nghĩa thân tâm không sai biệt trong địa thứ tư, nghĩa không phiền não và tịnh trong địa thứ năm, nghĩa các pháp không sai biệt trong địa thứ sáu, nghĩa không thù thắng không hạ liệt trong địa thứ bảy, nghĩa tướng thân tự tại và nghĩa nương tựa thế giới tự tại trong địa thứ tám, nghĩa nương trí tự tại trong địa thứ chín, nghĩa nghiệp tự tại và nương Đà-la-ni Tam-muội môn tự tại trong địa thứ mười. Trong đây có kệ nói:

Nghĩa trên cùng với nghĩa nhân trên,
Nghĩa không thu và thân tương tục,
Nghĩa không phiền não nhiễm và tịnh,
Cho đến nghĩa không kém.
Nghĩa không hơn, không kém
Nương đệ tứ tự tại,
Vô minh trong pháp giới,
Hai loại cho đến mười,
Vì mười địa có chướng,
Đối trị nói các địa.

Nhưng vô minh này thì các Thanh-văn không xen tạp, trong các Bồ-tát thì có xen tạp.

Vì sao Sơ địa gọi là Hoan hỷ? Vì sơ địa là mới bắt đầu cho nên tự lợi và lợi tha, có khả năng kham nhẫn nên thành nghĩa của công đức.

Vì sao địa thứ hai gọi là địa Ly cấu? Là khiến rời xa sự phá giới cấu uế.

Vì sao địa thứ ba gọi là Minh? Vì nó làm chỗ nương cho địa bất động Tam-muội Tam-ma-bạt-đề, là chổ dựa của ánh sáng đại pháp.

Vì sao địa thứ tư gọi là địa Diệm? Vì phần pháp Bồ-đề thiêu đốt tất cả chướng.

Vì sao địa thứ năm gọi là địa Nan thắng? Vì siêu vượt phần Bồ-đề, do trí chân đế và trí thế gian trái nhau hoặc hợp nhau khiến cho tương ưng.

Vì sao địa thứ sáu gọi là Hiện tiền? Vì nhân duyên trí nương vào Bát-nhã Ba-la-mật hạnh mà hiện khởi.

Vì sao địa thứ bảy gọi là Viễn hành? Vì có công dụng đi đến tất cả.

Vì sao địa thứ tám gọi là Bất động? Vì tất cả tướng bất động.

Vì sao địa thứ chín gọi là Thiện tuệ? Vì đắc thượng trí với biện tài vô ngại.

Vì sao địa thứ mười gọi là Pháp vân? Vì biết tất cả pháp của tạp niệm và tạng của tất cả pháp môn Đà-la-ni Tam-muội như mây, như hư không, khiến phiền não chướng trên diệt mất, và đắc Pháp thân viên mãn.

Tại sao các địa này đắc trí? Có bốn thứ tướng: Đắc hành địa, trí thắng giải là đắc tín địa; đắc là đắc thuận địa; đắc mười thứ pháp hành là chứng pháp giới, chứng tất cả địa trong chứng đắc sơ địa; đắt thành tựu là các địa này, tu khắp tất cả. Làm sao có thể biết được sự tu tập của các địa này?

Đó là Bồ-tát trong các địa tu Xa-ma-tha Tỳ-bà-xá-na, có năm thứ tướng tu. Những gì là năm thứ, chỗ gọi là:

  1. Tạp tu.
  2. Vô tướng tu.
  3. Vô công dụng tu.
  4. Chuyển minh tu.
  5. Chuyển chuyển tu.

Như vậy Bồ-tát này đối với năm thứ tu đã đắc năm thứ quả, nghĩa là trừ tất cả ác, các thứ tưởng của thân lìa pháp ý và được an vui, tất cả xứ vô lượng không làm bạn ở trong tướng, hiện tướng pháp quang minh, biết rõ tướng tịnh phân biệt. Các niệm phân biệt kia đồng hành, làm viên mãn pháp thân và thành tựu nhân trong sự khởi thu nhiếp các địa sau.

Lấy mười sự tu Ba-la-mật trong mười địa làm thành, điều này cũng là lẽ nói sáu Ba-la-mật tùy trong sáu Ba-la-mật, có bốn thứ:

  1. Phương tiện Ba-la-mật, là chỗ tập hợp thiện căn của sáu Ba-lamật, tất cả chúng sinh trong đó cùng chung phát nguyện, nguyện hướng đến A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-Bồ-đề mà phát nguyện.
  2. Nguyện Ba-la-mật, là các thứ nguyện hiện tướng trong vị lai, Ba-la-mật duyên kéo dẫn đến tương lai.
  3. Lực Ba-la-mật, là sức lực có thể tu sáu Ba-la-mật, vì không đoạn mà đồng hành.
  4. Trí Ba-la-mật, là trí sai biệt của sáu Ba-la-mật, vì pháp đồng thọ báo Hóa độ chúng sinh.

Nhưng bốn Ba-la-mật này, vô phân biệt trí của Bát-nhã Ba-la-mật dựa vào chỗ nhiếp của đắc trí, tuy nhiên tất cả các địa của tất cả Ba-lamật không phải không tu mà thành chỗ nhiếp tàng của Ba-la-mật.

Pháp môn này có bao nhiêu thời mà tu sự của các địa thành tựu viên mãn? Có năm loại chúng sinh, là người tín hành ba A-tăng-kỳ kiếp: Trong A-tăng-kỳ thứ nhất tịnh thâm tâm, hành hạnh vô tướng và hành hạnh hữu tướng, có địa thứ sáu và địa thứ bảy. Trong A-tăng-kỳ thứ hai, không hiện nhân tướng (người), từ đây lên đến địa thứ mười. Trong Atăng-kỳ thứ ba, là tu đạo thành tựu đầy đủ. Trong đây có kệ nói:

Do thượng lực thù thắng,
Tâm thắng trí kiên cố,
Bồ-tát ba tăng-kỳ,
Phát tâm hành tất cả.

Như vậy nói tu sai biệt của nhân quả đã xong. Trong đó làm sao có thể biết sự thù thắng của tăng thượng giới? Như trong trì Bồ-tát địa nói, trong phẩm thọ Bồ-tát giới cũng có bốn thứ sự thù thắng phải biết:

  1. Sai biệt thù thắng.
  2. Đồng bất đồng giới thù thắng.
  3. Thượng thù thắng.
  4. Thậm thâm thù thắng.

Trong đây sai biệt thù thắng, là thọ giới, nhiếp thiện pháp giới và làm lợi ích cho chúng sinh giới. Giới nghi đầu là tạo chổ an trụ của hai giới sau. Giới nhiếp thiện pháp giới là nghĩa tập hợp Phật pháp an trụ. Giới làm lợi ích cho chúng sinh, là nghĩa giáo Hóa chúng sinh. Phải biết đồng với giới Thanh-văn nghĩa là giới trọng, tánh giới của Bồ-tát. Không đồng hành, không đồng giới, là coi trong các giới ngăn giới trọng đồng hành, nhưng trong giới đó tùy chỗ Thanh-văn phạm, còn Bồ-tát không phạm, tùy chỗ Bồ-tát phạm giới thì trong đó Thanh-văn không phạm giới. Bồ-tát đề phòng thân khẩu và tâm, Thanh-văn chỉ đề phòng thân và khẩu, do đó Bồ-tát khởi tâm phạm giới mà không phải các Thanh-văn. Lược nói cả thảy nghiệp ác chúng sinh mà có ích lợi thân khẩu ý. Tất cả Bồ-tát kia, phải hành và trong đó học như vậy về sự thù thắng của pháp cộng và bất cộng (chung và riêng). Phải biết sự thù thắng trên lại có bốn thứ:

  1. Vì cao cả cho nên được các thứ vô lượng giới.
  2. Vì cao cả cho nên nhiếp thủ vô lượng công đức.
  3. Vì cao cả cho nên nhiếp tất cả chúng sinh làm quyến thuộc với tâm hổ trợ lợi ích.
  4. Vì cao cả cho nên trụ vào pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu-tamBồ-đề.

Vì cao cả và đắc vô lượng công đức, mau chóng đắc A-nậu-đala Tam-miệu-tam-Bồ-đề. Trong đó, sự sâu xa, là Bồ-tát như vậy có phương tiện thiện xảo, tu hành mười thứ nghiệp sát sinh… là lấy pháp không ác để thành tựu vô lượng công đức, mau chóng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-Bồ-đề. Hoặc ứng Hóa thân nghiệp khẩu nghiệp, đó là giới sâu xa phải biết. Như làm quốc vương trị quốc, tính toán các thứ não sự để dạy bảo chúng sinh, để giáo Hóa chúng sinh mà sắp đặt cõi thiện, hiển thị các thứ sinh phiền não. Đối với các chúng sinh khác thì hiển thị các thứ lợi ích khác, ngoài ra khiến cho tâm phát khởi, đã phát khởi thì trước hết ứng Hóa, ứng Hóa rồi thì tâm hồi hướng. Đây là thù thắng sâu xa về sự của giới Bồ-tát. Như vậy bốn thứ thù thắng, lược nói Bồ-tát có sự thù thắng của giới cao cả phải biết. Như vậy phân biệt, lại có Bồ-tát sai biệt vô lượng, cũng như trong Tỳ-ni Hưởng Phương Quảng Tu-đa-la. Như vậy nói tăng thượng giới thù thắng sự đã xong. Sự thù thắng của Tăng thượng tâm làm sao biết được? Lược có sáu thứ sai biệt phải biết:

  1. Niệm sai biệt.
  2. Chủng chủng sai biệt.
  3. Nghiệp tác sự sai biệt.
  4. Hiện khí sai biệt.
  5. Nghiệp sai biệt (thiếu một thứ sai biệt).

Vì nhớ nghĩ pháp Đại thừa, Tam-muội tích tụ tất cả công đức sáng rõ của Đại thừa, nhiều loại Tam-muội vô lượng trong Tam-muội Lăng nghiêm vương hiện bày để giữ gìn và hộ trì. Trí tạp niệm của tất cả pháp hiển thuận tất cả chướng của A-lê-da thức, các kết sử ác khiến cho được trừ. Hành thiền định an vui đã tùy thuận chỗ sinh, xứ sinh, với tất cả thần thông biến không thế giới không chướng ngại, xuất hiện, động phóng quang khắp thấy làm các sự thù thắng, qua lại rộng hẹp, tất cả sắc thân nhập hạnh đồng nhau, lên xuống làm cho người khác tự tại ẩn tàng, thần thông hiện niệm và an vui, phóng quang hiện đại thần thông, nhiếp tất cả hành khổ, hiện mười thứ khổ hạnh, mười thứ khổ là:

  1. Thọ nhận khổ hạnh, là Bồ-đề thệ nguyện.
  2. Bất thoái khổ hạnh, là đối với các khổ của thế gian không hề thoái chuyển.
  3. Không quay lưng với khổ hạnh: Vì tất cả chúng sinh trong ác hạnh và khổ hạnh mà hiển hiện các sự.
  4. . Hiện khổ hạnh, là làm ác trong chúng sinh, để làm hiển hiện tất cả nghĩa lợi ích.
  5. Không nhiễm khổ hạnh, là sống với pháp thế gian nhưng không nhiễm nó.
  6. Tín khổ hạnh, là đối với Đại thừa tuy không hiểu tất cả đại sự nhưng có lòng tin.
  7. Chứng khổ hạnh, là khiến chúng sinh chứng pháp vô ngã.
  8. Thuận giác tri khổ hạnh, là mật ngữ mà các đức Như Lai nói rất sâu thuận với giác tri.
  9. . Không tịch tĩnh không nhiễm khổ hạnh, là không bỏ thế gian và không nhiễm thế gian.
  10. Hành khổ hạnh, là trụ trong sự giải thoát tất cả chướng của chư Như Lai cho đến tận cùng sanh tử.

Tự nhiên làm tất cả chúng sinh, tất cả nghĩa hạnh có thể được, lại thuận giác tri khổ hạnh. Cả thảy mật ngữ mà chư Phật nói, nếu tùy theo chỗ hiểu biết về mật ngữ, thì tại sao Bồ-tát bố thí được thành? Nếu không có việc bố thí, thì vô lượng thế giới khắp mười phương kia khởi bố thí được thành. Tại sao bố thí mà tâm vui vẻ được thành? Nếu tất cả bố thí không có an lạc vui vẻ, thì vì sao bố thí mà tín tâm được thành? Giả sử tín của chư Như Lai không bỏ, thì vì sao bố thí cùng với ý được thành? Giả sử cùng bố thí cả tự thân, thì vì thích bố thí được thành? Giả sử tất cả thời không có chỗ bố thí, thì vì sao bố thí đại sự? Nếu đối với bố thí không khởi tướng kiên cố, thì vì sao bố thí mà tăng trưởng được thành? Giả sử khởi tâm tật đố, thì vì sao bố thí mà tận ý thành? Giả sử không trụ khi tận pháp, thì vì sao bố thí mà thành tự tại? Tại sao bố thí mà thành vô lượng, nếu không trụ vô tận? Bố thí như vậy, trì giới như vậy cho đến Bát-nhã Ba-la-mật tùy thuận phải biết.

Tại sao sát sinh được thành? Là khiến tổn hại sự sinh tử chúng sinh trong thế gian. Tại sao trộm cắp được thành? Là như người chưa cho chúng sinh mà tự lấy. Tại sao dâm dục được thành? Là khiến cho tà dâm mà hành chánh hạnh. Tại sao vọng ngữ được thành? Là khiến như vọng ngữ mà khởi vọng ngữ để nói. Tại sao ỷ ngữ thành? Là khiến như thường lấy hạnh “không môn” thực hành. Tại sao ác khẩu được thành? Là khiến đến bờ của trí tuệ. Tại sao lưỡng thiệt được thành? Là khiến cho khéo biết các pháp mà có thể nói ý nghĩa. Tại sao tham được thành? Là khiến cho pháp thường và pháp vô thường, pháp thiền định khiến cho đắc mà tu hành. Tại sao sân tâm được thành? Là khiến giữ lấy tất cả phiền não trong tâm. Tại sao tà kiến được thành? Là khiến tất cả xứ cho đến tất cả sự tà kiến như thật, kinh nói rõ Phật pháp sâu xa.

Những pháp gì mà nói là sâu xa? Trong đó có thuyết này: “Phật pháp của pháp thường trụ, là nương vào sự thường hằng của pháp thân. Phật pháp của pháp đoạn kiến, là diệt tất cả chướng. Phật pháp của sinh pháp, là có thể sinh ứng thân. Phật pháp của pháp hiểu biết, là tám vạn bốn ngàn hạnh của chúng sinh có đối trị. Phật pháp của pháp có tham, là chúng sinh có tham chấp thủ như chính mình. Như vậy đối với Phật pháp của phápsân, Phật pháp của pháp si, Phật pháp của kiến pháp phàm phu, thì Phật pháp của pháp vô nhiễm, là chân như đã thành tựu tất cả chướng không thể nhiễm. Phật pháp của ly nhiễm pháp, là sinh vào thế gian mà không bị thế gian làm ô nhiễm. Do những nghĩa đó cho nên gọi là Phật pháp sâu xa, tu các Ba-la-mật Hóa độ chúng sinh, khiến cho cõi Phật trở nên thanh tịnh. Do hiển hiện tất cả Phật pháp cho nên đối Tam-muội làm công hạnh sai biệt của chư Bồ-tát phải biết. Như vậy đã nói tâm tăng thượng thù thắng.

Tuệ tăng thượng thắng làm sao biết được? Tánh xứ, thân xứ, nhân xứ, niệm xứ, tướng xứ, trì xứ, bạn xứ, báo xứ, nhân khí xứ, xuất xứ, tận chí xứ trong vô phân biệt trí, đều dựa vào hạnh vô phân biệt công dụng hạnh kia mà thành. Các đẳng xứ, sai biệt xứ đều dựa vào vô phân biệt mà đắc xứ. Các xứ khác thì trì giữ tự nhiên làm sự xứ và ý xứ sâu xa. Cái biết Tăng thượng thù thắng thuộc trí tuệ Vô phân biệt, trong đó lìa năm thứ tướng:

  1. Vô phân biệt tánh trí.
  2. Ý ly niệm.
  3. Vì quả lìa địa có giác, có quán.
  4. Vì lìa định Diệt tưởng thọ và xa lìa tánh sắc.
  5. Vì chân thật xả bỏ các loại tướng.

Như vậy, vô phân biệt trí kia lìa năm tướng, phải biết đây như đã nói. Trong vô phân biệt trí tánh sai biệt mà an lập, nói kệ:

Chư Bồ-tát chân thật,
Xa lìa năm thứ tướng,
Chỗ vô phân biệt trí,
Trong chân các thứ tên.
Thân của các Bồ-tát,
Thiện tâm chính là tâm,
Trong vô phân biệt trí,
Thiện tâm chân thật nói.
Nhân của các Bồ-tát,
Đồng ngôn, văn huân tập,
Trong vô phân biệt trí,
Ý hành đồng tư duy.
Niệm của các Bồ-tát,
Pháp không có sự nghĩa,
Trong vô phân biệt trí,
Vô ngã và chân như.
Tướng của các Bồ-tát,
Đối với chánh niệm xứ,
Trong vô phân biệt trí,
Trí xứ không có tướng.
Tùy thuận nghĩa chân thật,
Phân biệt không khác nhau,
Lẫn nhau cùng tùy thuận,
Nghĩa đó thành thuận hoà.
Lìa trí, vô ngôn thuyết,
Trong thuyết có sở hành.
Vì thuyết có trái nhau,
Thuyết kia không có lời.
Trì của các Bồ-tát,
Trí đó vô phân biệt,
Nhờ đó mà đắc hạnh,
Hành đến tăng trưởng xứ.
Bạn của các Bồ-tát,
Nói là hai thứ hạnh,
Trong trí vô phân biệt,
Năm tánh Ba-la-mật.
Báo của các Bồ-tát,
Chư Phật trong hai giới,
Nơi vô phân biệt trí,
Vì để đắc thuận hành.
Nhân của các Bồ-tát,
Các nơi sinh thượng thượng,
Trong vô phân biệt trí,
Thù thắng cho nên nói.
Xuất sự các Bồ-tát,
Vì để đắc thuận nghĩa,
Trong vô phân biệt trí,
Hiểu biết cả mười địa.
Khắp đến các Bồ-tát,
Do đắc ba thân tịnh,
Trong vô phân biệt trí,
Vì đắc thần thông trên.
Như hư không không nhiễm
Trí kia vô phân biệt,
Nhiều ác trên các thứ,
Chỉ nói dục là chính.
Như hư không không nhiễm,
Trí kia vô phân biệt,
Xa lìa tất cả chướng,
Vì đắc thuận thành tựu,
Như hư không không nhiễm
Trí kia vô phân biệt,
Vì thường hành thế gian,
Mà thế pháp không nhiễm.
Vì nghĩa câm tùy thuận,
Nghĩa sở giác như câm,
Không phải không dụng câm,
Nói là ba loại trí.
Chỗ dụng thọ như si,
Chỗ hiểu biết như si,
Sở dụng không như si,
Nói là ba chủng trí.
Như đạt năm thứ sự,
Như ý thức hiểu biết,
Nói là ba loại trí.
Hiểu thông năm thứ nghĩa
Không thông luận tu luận,
Như thông pháp nghĩa hiểu,
Như vậy dần dần biết,
Biết là hạnh bắt đầu.
Như người mắt bị che,
Trí kia vô phân biệt,
Đắc rồi mới sáng mắt,
Trí đó nhờ sở đắc.
Trí cũng như hư không,
Trí kia vô phân biệt,
Xứ đó sắc hiện tướng,
Trí kia nhờ sở đắc.
Như châu báu, kỹ nhạc,
Làm việc vô phân biệt,
Như vậy là lìa trụ,
Nghiệp chư Phật trang nghiêm,
Không phải trí, xứ khác,
Có trí và vô trí,
Trí kia vô sai biệt,
Là trí vô phân biệt.
Thể tánh vô phân biệt,
Biết rõ tất cả pháp,
Phân biệt trong chúng sinh
Trí kia vô phân biệt.

Trong đó hành công dụng của vô phân biệt có ba thứ:

  1. Nhân hiện tướng.
  2. Thủ sinh.
  3. Sai biệt.

Vô phân biệt trí cũng có ba thứ:

  1. Ít muốn biết đủ.
  2. Không điên đảo.
  3. Không phân biệt, không huỷ báng.

Dựa vào đắc trí cũng có năm thứ:

  1. Chứng đắc.
  2. Ức niệm.
  3. Sai biệt.
  4. Lìa phân biệt thành tựu hiện thời.
  5. Giải thích thành nghĩa của vô phân biệt trí. Lại nói kệ khác:

Ngạ quỷ, súc sinh, nhân,
Chư thiên, Như, La-hán,
Ý đồng và sai biệt,
Đắc thành các nghĩa trần.
Quá khứ như các mộng,
Không khác cũng có hai,
Phi hữu mà khởi niệm,
Vì niệm kia thuận nghĩa.
Nghĩa và nghĩa thành tựu,
Trí kia vô phân biệt,
Kia vô là vô Phật,
Đắc sự thì không thành.
Bồ-tát đắc thần thông,
Đó là lấy tín lực,
Các địa không như vậy,
Tùy thiện mà giác kiến.
Thành tựu trí tuệ này,
Dũng kiện đắc thiền định,
Tất cả pháp chánh y,
Và thấy nghĩa như vậy.
Trong trí hạnh phân biệt,
Và hiện tất cả nghĩa,
Phải biết sự vô nghĩa,
Ghi nhận vĩnh viễn hết.

Trong Bát-nhã Ba-la-mật, trí vô phân biệt và không hơn kém, như kinh Đại Phẩm nói: “Bồ-tát trụ trong Bát-nhã Ba-la-mật, vì không trụ cho nên có thể tu hành đầy đủ. Bồ-tát đó tại sao vì không trụ mà có thể tu đầy đủ các Ba-la-mật? Vì xả bỏ xứ không, xả ly ngã kiến và xứ kiến của ngoại đạo, xả ly các Bồ-tát chưa chánh đắc chỗ phân biệt vọng niệm, xả ly chỗ nhị biên của thế gian và Niết-bàn, xả ly hỷ chỉ có diệt phiền não chướng, xả ly lợi ích chúng sinh giới xứ, xả ly Vô dư Niếtbàn. Trong Thanh-văn thừa và Bồ-tát thừa có thù thắng gì? Thù thắng sai biệt có năm thứ:

  1. Tướng thù thắng
  2. Vô phân biệt thù thắng. Chỉ có pháp của ấm mà không có phân biệt.
  3. Phi hữu phương thù thắng. Chứng biết tất cả tướng chân chánh và nương vào cõi của tất cả chúng sinh.
  4. Không trụ nhân thù thắng. Không trụ Niết-bàn.
  5. Vĩnh viễn thù thắng. Trong giới trụ Vô dư Niết-bàn đến vô lượng và quả thù thắng cao thượng”. Kinh này không có thừa nào mà có sự thù thắng cao thượng. Trong đó có kệ nói:

Nghĩa của năm thù thắng,
Từ bi lấy làm thân,
Lực thế gian, xuất thế,
Không lâu sẽ được hiện.

Hoặc các Bồ-tát thành tựu công đức của giới tăng thượng, tâm tăng thượng, tuệ tăng thượng, như vậy được tự tại đối với việc lợi ích của chúng sinh xứ, nhưng tại sao lại có các chúng sinh, mà còn có khổ trói buộc? Dạy cho chúng sinh kia biết có nghiệp chướng đối nghịch của chúng sinh, các thiện pháp được các Bồ-tát kia trợ giúp đắc thế lực, thị hiện sinh thiện khởi chướng, thị hiện khai mở hiển hiện thì thị hiện thọ lại. Khi thọ dụng thế lực thì thị hiện pháp bất thiện là nhân sự của lợi ích, khi trợ giúp thọ thế lực thì cũng có nhiều chúng sinh khác, thị hiện có chướng nhân mà thấy chúng sinh, và chúng sinh có nhiều sự trói buộc. Trong đó nói kệ:

Vì hiện phiền não chướng,
Mắt bệnh không thấy đúng,
Chúng sinh và Bồ-tát,
Không đắc nghĩa thế lực.

Như vậy, sự thù thắng của tuệ tăng thượng đã nói xong. Sự tịch diệt lại như thế nào? Là sự tịch diệt của Bồ-tát, không nhiễm và không trụ Niết-bàn, tướng kia xả đồng với các phiền não nhiễm ô, không xả thế gian. Trong kệ nói chuyển thân, trong đó thế gian là tha tướng tánh, là phần nhiễm của phiền não, Niết-bàn cũng là phần nhiễm của nó. Thân là hai phần của nó. Tha tướng tánh là chuyển thân trở lại đắc đối trị trong tha tánh tướng của nó, hộ trì trong chuyển phần tịnh ở phần bị nhiễm.

Nhưng hồi hướng kia lược có sáu thứ:

  1. Làm lợi ích yếu kém hồi hướng lấy tín lực.
  2. Trụ vào sự huân tập nghe.
  3. Nương vào hành và bất hành có hổ thẹn và phiền não hành.
  4. Được chứng hồi nhập địa các Bồ-tát hiện chánh xứ và hiện bất chánh xứ, cho đến của địa thgứ sáu tu chuyển không hiện.
  5. Niệm tướng có chướng hiện, khởi khéo tịnh chánh ý, cho đến trong địa thứ mười viên mãn quả hồi hướng hiện vô chướng.
  6. Tất cả niệm tướng đắc tất cả tướng niệm, tự tại nhỏ yếu đã hồi hướng Tiểu thừa, vì chứng pháp vô ngã và chúng sinh, hoàn toàn quay lưng với thế gian, hoàn toàn từ bỏ thế gian. Hồi hướng lên các Bồ-tát, chứng pháp vô ngã, trở lại xứ và thấy tịch tĩnh diệt trừ kết sử phiền não mà không bỏ thế gian.

Chư Bồ-tát trong hồi hướng nhỏ yếu có điều lo lắng gì? Là lo lắng xả bỏ quả lợi ích của chúng sinh, vì đã lìa pháp Bồ-tát, lo lắng cùng chung Tiểu thừa đồng giải thoát.

Trong hồi hướng hướng thượng Bồ-tát có lợi ích gì? Tự thân và tha thân trong pháp thế gian được tự tại, tất cả đạo và tất cả chúng sinh coi như thân mình, phần nhiều là lấy mọi phương tiện hay khéo trong ba thừa Hóa độ chúng sinh, khiến cho họ trụ. Trong đây nói kệ:

Chánh che mê phàm phu,
Tất cả hiện bất chánh,
Chư Bồ-tát thường chánh,
Không mượn tự nhiên hành.
Không nói mà nói biết,
Phi nghĩa và chánh nghĩa,
Thân kia có chuyển sự,
Chánh thuyết mà giải thoát.
Thế gian và Niết-bàn,
Nếu sinh bậc hiện trí,
Lúc đó thế gian kia,
Liền nói là Niết-bàn.
Chẳng xả, chẳng không xả,
Khéo hiểu biết thế gian,
Không lợi cũng không suy,
Khéo hiểu biết Niết-bàn.

Như vậy nói sự tịch diệt thù thắng đã xong. Vậy trí thù thắng làm sao biết được? Vì ba thứ thân Phật cho nên nói sự trí thù thắng:

  1. Chân thân.
  2. Báo thân.
  3. Ứng thân.

Trong đó chân thân của chư Phật, là pháp thân nương vào tất cả pháp mà đắc tự tại. Báo thân hoặc lấy chủng chủng pháp thân hiển minh trong chúng hội của chư Phật, làm nơi nương tựa cho thế giới thanh tịnh của Phật, và thọ pháp lạc Đại thừa.

Cả thảy nương pháp thân, là từ cõi trời Đâu-suất gởi thân, sinh xuống thế gian, thọ dục, xuất gia, thân cận ngoại đạo, tu khổ hạnh thành đạo, chuyển pháp luân, thị hiện đại Niết-bàn. Trong đó nói kệ:

Đắc sự tướng tự tại,
Vì để nhiếp thọ thân,
Phân biệt đức sâu xa,
Tạo sự niệm chư Phật.

Pháp thân của chư Phật Như Lai có tướng gì? Lược có năm thứ phải biết.

  1. Nhất chuyển thân tướng, là tất cả phiền não chướng trong tha tướng tánh hồi chuyển.
  2. Nhất thiết chướng đắc giải thoát. Hiển hiện phần pháp tự tại thanh tịnh nương theo chuyển, vì hồi hướng tha tướng tánh.
  3. Thể tướng pháp hiện. là có thể đầy đủ mười pháp Ba-la-mật, đắc mười tự tại. Trong đó mạng tự tại, tâm tự tại và tư dụng tự tại làm đầy đủ Đàn Ba-la-mật. Nghiệp tự tại và sinh tự tại làm đầy đủ Thi-la Ba-la-mật. Tín tự tại làm đầy đủ Sằn-đề Ba-la-mật. Nguyện tự tại làm đầy đủ Tỳ-ly-da Ba-la-mật. Chỗ nhiếp của năm thông và thần thông như ý làm đầy đủ Thiền Ba-la-mật. Trí tự tại và pháp tự tại làm đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật.
  4. Tướng “không hai”, sự, chẳng phải sự, là nương vào tất cả pháp phi sự, tướng không hai của pháp Hữu vi, Vô vi. Khi nghiệp phiền não Vô vi có hiện tướng là hiển hiện đắc tự tại.
  5. Riêng và chung là một tướng và không phải một tướng. Trong đó tất cả chư Phật không khác thân, vì vô lượng thân tâm thị hiện thành Phật. Trong đây thuyết kệ:

Tự xưng là vô ngã,
Lìa riêng không có thân,
Là thuận trước của kia,
Phân biệt được lập tên.
Tánh sai biệt không khác,
Đầy đủ và vô thuỷ,
Không phân biệt một Phật,
Hoặc nương lâu nhiều xứ.

Tướng thường hằng nương vào tướng thanh tịnh của chân như, lực bản nguyện nắm lấy làm sự bất tận. Tướng không thể nghĩ bàn trong chân như thanh tịnh kia, chỉ có chỗ chứng biết bên trong, mà thế gian chưa từng có, và không phải cảnh đo lường. Tại sao lại cũng là pháp thân này? Vì quán thấy biết, ban đầu được tạm niệm sự vô phân biệt thuộc Đại thừa, và nhờ đắc trí đó, khéo tu năm loại tướng, mà tất cả thiện trong các địa tập hợp trợ đạo hạnh, thế lực chướng khó diệt bị yếu kém, do đó có thể khiến cho hoại. Như Kim Cương Tam-muội, Tammuội đó trung gian hoại tất cả chướng. Nương vào thân chuyển kia, đắc có mấy thứ? Vì tự tại cho nên pháp thân được gọi là tự tại, lược nói có năm thứ:

  1. Thế giới thân tướng tốt không phân biệt với âm hưởng vô biên không thể lường trong quán đảnh tự tại.
  2. Chuyển sắc ấm với hạnh an lạc thượng diệu vô lượng tự tại, vì chuyển về thọ ấm.
  3. Thuyết tất cả danh thân, cú thân, văn tự thân tự tại, vì chuyển về tưởng ấm.
  4. Nguyện Ứng thân hiển thị và tiếp dẫn đồng thời nhiếp thủ tất cả pháp thiện tự tại, vì chuyển về hành ấm.
  5. Như tấm gương quán thấy việc làm với trí nhớ nghĩ và duy trì tự tại, vì chuyển về thức ấm.

Có mấy pháp thân thuộc xứ, ý, thân? Phải biết lược có ba thứ thân:

  1. Nương vào nhiều hạnh của thân Phật. Trong đó nói kệ:

Đắc năm thứ ái thân,
Chư Phật đắc tự kỷ,
Lợi ái, sở đắc kia,
Đó là nghĩa cầu đắc.
Sở tác không thể chướng,
Pháp vi tế nghĩa thông,
Đắc hoàn toàn tối ái,
Thường không thấy hết Phật.

  1. Nương vào nhiều loại báo thân, để Hóa độ các Bồ-tát.
  2. Nương vào nhiều loại Ứng thân, phần nhiều dùng để Hóa độ Thanh-văn.

Nhiếp pháp thân có mấy thứ? Phải biết đây là chỗ nhiếp Phật pháp:

  1. Tịnh chuyển A-lê-da thức đắc pháp thân.
  2. Báo, là chuyển sắc căn đắc báo trí.
  3. Hạnh, là chuyển hành dục đắc vô lượng trí hạnh.
  4. . Tự tại, là chuyển chỗ nhiếp tự tại của nhiều thứ nghiệp, đắc thần thông trí tự tại nên đối với tất cả thế gian không có chướng ngại.
  5. Giả dụng, là tất cả sự thấy nghe hiểu biết, chuyển giả danh được vui lòng tất cả chúng sinh, vì trí nói tự tại.
  6. Khử khiển, là chuyển tất cả sự khó khăn và đắc tất cả sự khó khăn của hết thảy chúng sinh, vì trí khiến diệt trừ tự tại.

Như vậy sáu thứ Phật pháp này phải biết là chỗ nhiếp pháp thân của chư Phật.

Cả thảy pháp thân này của chư Phật, là tạp hay là không tạp? Vì thân, tâm và nghiệp sai biệt cho nên không tạp, nhìn thấy vô lượng xứ thành Chánh giác cho nên tạp. Như pháp thân, thì báo thân cũng vậy, tâm và nghiệp sai biệt cho nên không tạp, không phải thân sai biệt, vì chuyển vô lượng thân. Ứng thân phải biết cũng như báo thân.

Pháp thân có đủ mấy thứ công đức? Phải biết xứ thiện tịnh và bốn thứ vô lượng giải thoát, các xứ biến tịnh có thoái chuyển. Biệt nguyện vô tránh, bốn vô ngại, sáu thần thông, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, tất cả bốn loại tướng thanh tịnh, mười lực, bốn vô sở uý, ba pháp bất hộ, bốn niệm xứ, diệt tập không mất pháp, đại bi, mười tám pháp bất cộng và tất cả tướng đầy đủ. Trong đó nói kệ:

Nhớ thương các chúng sinh,
Thuận lợi và các tâm,
Tâm vui đời bất lợi,
Quy mạng ích sự kia.
Được lìa tất cả chướng,
Mâu-ni thoái thế gian,
Trí sở tri khắp xứ,
Quy mạng tâm giải thoát.
Không ngoài các chúng khác
Diệt tất cả phiền não,
Không tạp diệt phiền não,
Quy mạng hữu cao xứ.
Tự nhiên không có chướng,
Bất thoái thường nhập định,
Tất cả trong các khó,
Quy mạng năng thích giả.
Thân và sở y xứ,
Nói trí và người nói,
Tâm thường không thoái chuyển,
Quy mạng người khéo nói.
Đã biết ngữ ngôn kia,
Qua lại biết tha tâm,
Trong chúng sinh không thật,
Quy mạng giáo hối thiện.
Khen lấy pháp trượng phu,
Tất cả sinh thấy Thánh,
Thấy rồi liền sinh kính.
Quy mạng người phân biệt.
Giữ xứ và thế lực,
Ứng thân đều trong nguyện,
Tam-muội trí tự tại,
Quy mạng đắc bờ kia.
Phương tiện quy y tịnh,
Khiến lợi các chúng sinh,
Lợi xuất thế Đại thừa,
Quy mạng hàng phục ma.
Trí diệt và xuất sự,
Tạo chướng gồm diễn thuyết,
Tự tha và ngoại đạo,
Quy mạng không thể thoái,
Các chúng khéo hay nói
Xa lìa hai thứ nhiễm.
Vô hộ không thể quên,
Quy mạng chúng tương lai.
Tu hành tất cả hạnh,
Không Thánh nào chẳng biết,
Tất cả thời đều biết,
Quy mạng chân thật nghĩa.
Chúng sinh trong sở tác,
Thánh thấy không trái nhau,
Tác sự không tạm ngừng,
Quy mạng người bất vọng.
Trong một ngày một đêm,
Sáu thời quán chúng sinh,
Thành tựu đại từ bi,
Quy mạng tâm lợi ích.
Hạnh chí và chứng đắc,
Trí tuệ gồm các nghiệp,
Chư Thanh-văn, Duyên-giác,
Quy mạng bậc tối thượng.
Tam thân đại Bồ-đề,
Đủ đắc tất cả tướng,
Tất cả chúng khắp xứ,
Quy mạng bậc quyết nghi.

Pháp thân của chư Phật thành tựu các công đức như vậy. Lại có công đức của tánh nghiệp nhân quả khác thuận hành, cho nên pháp thân của chư Phật Như Lai phải biết gọi là công đức vô thượng. Trong đó nói kệ:

Thành tựu các chân thật,
Vượt qua tất cả địa,
Đến trên tất cả chúng,
Độ thoát tất cả chúng.
Đủ vô lượng vô biên,
Thế gian thấy công đức,
Thế giới không thể thấy,
Tất cả các trời, người.
Sâu xa lại càng sâu xa.

Sự sâu xa của pháp thân chư Phật làm sao biết được? Trong đó kệ nói:

Vô sinh sinh chư Phật,
Không trụ mà khéo trụ,
Tất cả sự tự nhiên,
Thực làm bốn thứ thực.
Bất phá và vô lượng,
Vô lượng đồng một nghiệp,
Không thấy và thấy nghiệp,
Ba thân chư Phật thành.
Không có thành Chánh giác,
Chẳng tất cả chẳng Phật,
Niệm niệm không thể lường,
Chỗ hiển sự phi sự.
Không nhiễm và chí nhiễm,
Gồm nhiễm có sở y,
Chẳng nhiễm, chẳng nhiễm rồi,
Nhập pháp thể chân chánh.
Chư Phật vượt các ấm,
Trụ vào trong chánh ấm,
Không tức là, không khác,
Khéo diệt trong xả kia.
Tất cả là tạp nghiệp,
Chỉ lìa nước biển lớn,
Làm xong việc, lại làm,
Lợi ích tha, không nhớ.
Không thấy lỗi chúng sinh,
Như trăng trong đồ vỡ,
Khắp tất cả thế gian,
Pháp kia sáng như trời.
Hoặc khi thành Chánh giác,
Hoặc Niết-bàn như hoả,
Không thời nào không có,
Chư Phật thân thường trụ.
Chư Phật phi chánh pháp,
Cõi người và ác đạo,
Trong pháp phi phạm hạnh,
Chân thật thân xứ hành.
Tất cả xứ hành kia,
Và vì vô xứ hành,
Thấy trong tất cả thân,
Tất cả căn không cảnh.
Trừ diệt các phiền não,
Như cấm chú, độc dược,
Phiền não đến diệt tận,
Nhất thiết trí của Phật.
Phiền não đến đạo xứ,
Chỗ tịch diệt thế gian,
Cho nên đại phương tiện,
Chư Phật không nghĩ bàn.

Nhưng sự sâu xa này có mười hai thứ phải biết:

  1. Sinh thành nghiệp trụ sâu xa.
  2. Sai biệt toán số nghiệp sâu xa.
  3. Thành Chánh giác sâu xa.
  4. Yếm ly sâu xa.
  5. Diệt trừ sâu xa.
  6. Giáo Hóa sâu xa.
  7. Thời hiện sâu xa.
  8. Thành Chánh giác thị hiện Niết-bàn sâu xa.
  9. . Hạnh sâu xa.
  10. Thị hiện thân mình sâu xa.
  11. Diệt phiền não sâu xa.
  12. Bất tư nghì sâu xa.

Nghĩa pháp thân thì khi các Bồ-tát ức niệm chư Phật thì có sở niệm của những niệm gì? Lược nói các Bồ-tát lấy bảy thứ tướng, tùy niệm chư Phật. Tất cả chư Phật là đắc, thời và pháp tự tại, tu niệm chỗ chư Phật đắc tất cả thần thông không chướng ngại đối với thế giới.

Trong đó kệ nói:

Trong chướng khuyết thiếu nhân,
Khắp trong cõi chúng sinh,
Chư Phật vô tự tại,
Quyết định hai tùy thuận.

Thân thường của chư Như Lai là sự giải thoát cấu uế không gián đoạn của chân như, sự ác của chư Phật Như Lai, rất nhỏ nhiệm là xa lìa trí chướng của tất cả phiền não. Tự nhiên của chư Phật, là tự nhiên làm tất cả Phật sự không ngơi nghỉ. Đại oai thế của chư Phật, là thế giới thanh tịnh của Phật thọ đại oai thế an vui. Vô nhiễm của chư Phật, là thế gian sinh mà tất cả pháp thế gian không thể làm nhiễm ô quí ngài.

Đại nghĩa của chư Phật Như Lai, là thị hiện thành Chánh giác và Niết-bàn, chúng sinh chưa Hóa độ khiến cho Hóa độ, chúng sinh đã Hóa độ thì khiến cho đắc giải thoát. Trong đó kệ nói:

Chỉ tại nơi tâm mình,
Chỗ hiển thường thanh tịnh,
Không làm đạt đại pháp,
Chỗ đắc của báo thân.
Không gấp mà năng hành,
Hiển hiện kia nhiều đời,
Tất cả, tất cả Phật,
Bậc trí thì phải nhớ.

Thế giới thanh tịnh của chư Phật lại như thế nào? Như trong tự phần Phật vạn kệ Tu-đa-la Bồ-tát nói: “Như Lai rất quang minh, thất bảo trang nghiêm, khắp vô lượng thế giới phóng đại quang minh, trung gian vô lượng trụ xứ phân biệt thiện mà trụ, cảnh giới bất khả sai biệt vượt qua cảnh giới của ba cõi, vượt hơn bậc thiện căn xuất thế gian, chỗ sinh ở xứ, tướng, thức thiện thanh tịnh và tự tại xứ, Như Lai gia trì xứ, đại Bồ-tát trụ xứ, hành xứ của vô lượng trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thátbà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân và Phi nhân, sự thấm nhuần của pháp vị lớn an lạc, hiện tất cả chúng sinh, làm tất cả sự xứ, lìa tất cả sự rắc rối của phiền não, lìa tất cả cõi ma, vượt qua tất cả trang nghiêm, Như Lai Trang Nghiêm gia trì xứ, vượt qua chỗ niệm lớn của ý chí xứ, đại Xa-ma-tha Tỳ-bà-xá-na thừa xứ, nhập đại không vô tướng vô nguyện xứ, vô lượng kiếp trang nghiêm đại liên hoa vương xứ. Trong Đại Diệu Đường trụ xứ như thế, là trong thế giới thanh tịnh của chư Phật này thuyết minh sắc, thế giới, hình trạng, thế lực và lượng. Thế lực của thí xứ, thí nhân, thí quả; các thế lực như thế lực bạn, thế lực quyến thuộc, thế lực ích lợi, thế lực tạo nghiệp, thế lực nhuận, thế lực trụ xứ, thế lực hạnh, thế lực thừa, thế lực trì, thế lực môn, thế lực môn và xuất gia, nhưng thế lực sắc trong thế giới thanh tịnh của Phật kia hoàn toàn thanh tịnh, hoàn toàn an lạc, hoàn toàn không ác, hoàn toàn tự tại. Nhưng pháp giới của chư Phật kia trong phải biết tất cả thời khởi năm thứ tác sự:

  1. Phòng hộ các nạn sự của chúng sinh.
  2. Người thấy thì lìa các nạn tác sự của mù, điếc, câm ngọng, điên cuồng.
  3. Cứu tế phòng hộ tác sự của các ác ngoại đạo, đối với chỗ bất thiện khiến cho an trụ xứ thiện.
  4. Không có phương tiện làm sự phòng hộ cứu nạn, các ngoại đạo không có phương tiện hành giải thoát, thì huỷ hoại khiến cho trụ Phật pháp, gần gũi đồng thấy làm các sự phòng nạn.
  5. Vượt qua hạnh trợ đạo của ba cõi cho nên thừa hành các sự phòng nạn, các Bồ-tát trụ thừa khác và các bất định Thanh-văn khiến cho tu hành trụ Đại thừa.

Trong năm thứ tác sự này, phải biết tất cả chư Phật đều tác sự (làm việc). Trong đó kệ nói:

Do thân tạo tác sự sai biệt,
Và nói các hành sự sai biệt,
Vì lực sai biệt các thế gian,
Không phải không có chư Như Lai.

Nếu là không chung Thanh-văn, Duyên-giác đồng với pháp thân của chư Phật thành tựu công đức thế lực như vậy, thì có ý gì mà nói Nhất thừa? Trong đó có kệ nói:

Vì riêng thủ Hữu dư,
Và riêng trì Hữu dư,
Vì người bất định nói,
Lý Nhất thừa của Phật.
Tin nơi pháp vô ngã,
Đồng có tánh sai biệt,
Trong thâm tâm ứng Hóa,
Các xứ chỉ Nhất thừa.

Vì nghĩa gì, tất cả chư Phật Như Lai có pháp thân bình đẳng, mà nói có nhiều Phật sự? Trong đó kệ nói:

Một cõi không có hai,
Thường đồng có tác sự,
Vì thứ hành không thuận,
Giải thành nhiều Phật sự.

Pháp thân chư Phật tại sao không vĩnh viễn Niết-bàn? Phải biết không phải không vĩnh viễn Niết-bàn. Trong đó nói kệ:

Viễn ly tất cả chướng,
Và làm việc không hết,
Chư Phật diệt vĩnh viễn,
Cũng không gọi là Diệt.

Tại sao Báo thân không gọi đủ là thành tựu Chân thân? Vì có sáu thứ tướng:

  1. Thị hiện sắc thân.
  2. Phân biệt hiện trong vô lượng thế giới của Phật.
  3. Tùy tín hiện.
  4. . Bất định kiến chân thật khác với các thứ kiến.
  5. Hiện đồng sinh sự.
  6. Bồ-tát, Thanh-văn, chư Thiên có nhiều cái thấy lẫn lộn và Alê-da thức chuyển thân hiện.

Chỉ thành Báo thân không gọi Chân thân là có nghĩa gì? Chỉ là Ứng thân, không gọi là Chân thân, có tám tướng:

  1. Chư Bồ-tát thời gian lâu xa đã đắc Tam-muội Bất động.
  2. Trong cõi trời Đâu-suất, trong loài người sinh sự không thành.
  3. Biết mạng đời trước là sổ sách tính toán ấn định công xảo luận.
  4. . Thọ dục hạnh trong các sự khác thì vô tri bất thành.
  5. Trong việc thuyết pháp bất thiện và thuyết pháp thiện đã biết.
  6. Đến thân cận chỗ của ngoại đạo không thành.
  7. . Khéo hiểu hạnh của ba thừa thì khổ hạnh không thành.
  8. Xả trăm ức Diêm-phù-đề thì trong một địa Diêm-phù-đề thành Chánh giác và chuyển Luân không thành.

Trung gian thành Chánh giác thị hiện phương tiện, các xứ khác hiện Ứng, Hóa thân làm Phật sự, chỉ có trong trời Đâu-suất thành Chánh giác. Tại sao tất cả không ở tại Diêm-phù-đề thành Chánh giác? Phải biết trong “tri” này không có A-hàm làm chứng, lại không có nghĩa khác có thể giải thích được thành, lại không có hai Phật đồng thời hiển hiện trong một thế giới, vì có lỗi trái nhau. Diêm-phù-đề kia phần nhiều Hóa độ nhiếp lấy bốn phương thế gian, và cũng như không có hai Chuyển Luân Thánh Vương đồng thời sinh. Trong đó nói kệ:

Chư Phật chưa ứng Hóa,
Vì đồng đến nhiều tạng,
Tất cả tướng thành giác,
Thấy mới có thể hành.

Lợi ích sự của tất cả chúng sinh, là tu tập nhiều hạnh của đại Bồđề, vĩnh viễn nhập Niết-bàn không thành nguyện hạnh, tu rỗng rang thì không có Báo. Báo thân và Ứng thân vô thường, tại sao thân của chư Phật là thường? Vì nương vào Pháp thân thường hằng. Đối với nhân thân, Ứng thân và Báo thân thì bất định. Lại nữa, Ứng thân là thị hiện công đức như thường, thọ an lạc và như thế lực thường hằng, là thường sự phải biết. Pháp thân của chư Phật tuy thời vô lượng vô biên, nhưng nghĩa xứ của chư Phật thì không có sự tạo tác giả tạm. Trong đó nói kệ:

Đức thù thắng của chư Phật,
Vô dị và Vô lượng,
Chúng sinh do yếu kém,
Nhưng đức kia không mất.
Đắc pháp đã đắc kia,
Tất cả đều vô nhân,
Pháp có đoạn diệt kia,
Không nên thuận thành tựu./.

Pages: 1 2