LUẬN NGUYÊN NHÂN

SỐ 1886

MỘT QUYỂN

Biên soạn: Sa-môn Tông Mật, chùa Thảo Đường, núi Chung Nam.

LỜI TỰA

Vạn linh ngó ngoáy đều có gốc của chúng muôn vật, cỏ thơm đều trở về rễ của nó. Chưa có gốc nào không có rễ mà có cành, ngọn, huống chi là linh thiêng nhất trong ba tài, mà không có bản nguyên? Vả lại, người biết người là trí; người tự biết là sáng suốt.

Nay, ta được thọ thân người mà không tự biết mình từ đâu đến, thì làm sao biết đời khác thú hướng? Đâu thể biết được việc của con người xưa, nay trong thiên hạ, nên thường trong mấy mươi năm học sư vô thường, buông bỏ khắp trong, ngoài, vì gốc là thân mình, không là quả dĩ vãng của cội nguồn, được gốc thân kia. Nhưng, hiện nay, người tập tạo Nho chỉ biết gần, tức là Tổ, là thể truyền của cha, nối tiếp nhau cảm thọ được thân này; xa thì một khí hỗn độn, chia cắt làm hai âm dương, hai sanh ra trời, đất, người ba; ba sanh ra muôn vật, muôn vật với con người đều lấy khí làm gốc.

Người tu Phật pháp, chỉ nói rằng: “Gần thì đời trước đã tạo nghiệp, theo nghiệp chịu báo được thân người này; còn xa, thì nghiệp lại từ “hoặc”, lần lượt cho đến thức A-lại-da là căn bản của thân, đều nói là đã cùng cực mà thật tùy thời ứng vật, lập giáo theo đường lối khác nhau. Trong, ngoài giúp nhau, lợi chung cho chúng sanh. Sách tấn siêng năng muôn hạnh, thuyết minh thỉ, chung, nhân, quả; tìm tòi nghiên cứu muôn pháp. Sanh khởi rực rỡ gốc, ngọn, dù đều là ý Thánh, nhưng có thật, có quyền, hai giáo chỉ quyền, Phật gồm quyền thật. Sách tấn muôn hạnh, bỏ ác, khuyến thiện đồng quy ở trị vì, ba giáo đều có thể vâng giữ. Tìm tòi muôn pháp cùng lý, tận tánh, đến nơi bản nguyên, thì Phật giáo mới là giáo quyết liễu.

Tuy nhiên, các học sĩ hiện nay, đều chấp một tông, y cứ ở sư, Phật, vẫn còn mê thật nghĩa, nên đối với trời, đất, người, vật, chẳng phải cùng cực nguồn của cội nguyên.

Nay, tôi lại y cứ giáo lý trong, ngoài, nhằm suy cùng muôn pháp, đầu tiên, từ nông cạn đến sâu sắc. Đối với người tu tập quyền giáo, thì bác bỏ sự vướng mắc, bị đọng, sao cho đi suốt qua các pháp căn bản kia. Về sau, y cứ vào liễu giáo, biểu thị rõ lần lượt nghĩa sinh khởi. Gặp sự nghiêng lệch sao cho viên, mà đến cùng cực (cùng cực tức trời đất, người vật).

Văn có bốn bài, tên là Nguyên nhân

LUẬN NGUYÊN NHÂN

THỨ NHẤT, BÁC BỎ MÊ CHẤP:

(người tu tập đạo Nho).

Thuyết của hai giáo đạo Nho nói: “Loài người, súc sinh, v.v…

đều là do đạo lớp hư vô sinh thành, nuôi nấng giáo dục, tức là đạo pháp tự nhiên sinh ra nguyên khí; nguyên khí sinh ra trời, đất; trời, đất sinh muôn vật, nên ngu, trí, sang, hèn, nghèo, giàu, khổ, vui, đều bẩm sinh ở trời do thời vận, mạng số, nên sau khi chết, sẽ trở về với trời, đất.”

Lại nữa, cái hư vô kia, theo tông chỉ của giáo ngoại, thì chỉ ở chỗ dựa vào thân để lập hạnh, chứ chẳng ở nguyên do của thân rốt ráo. Nói muôn vật, bất luận hiện tượng bên ngoài, dù chỉ đại đạo làm căn bản, nhưng vẫn không đủ nói về nhân duyên thuận, nghịch, khởi, diệt, nhiễm, tịnh, nên người tu tập không biết là quyền, chấp cho là liễu. Nay, nêu tóm tắt mà để hỏi.

Nói: “Muôn vật đều xuất sinh từ đại đạo hư vô. Đại đạo tức là gốc của hiền, ngu, sống, chết, cơ bản của lành, dữ, họa, phước. Cơ bản đã là thường còn, thì tai họa, rối loạn, hung dữ, sự ngu đần, không thể dứt trừ. Phước, tốt đẹp hiền lành không thể làm lợi ích, đâu dùng giáo của Lão, Trang ư? Lại, đạo giáo dục cọp, sói thai nghén Kiệt, Trụ; yểu nhan, nhiễm họa Di Tề, đâu gọi là tôn quý? Lại, nói muôn vật đều là tự nhiên sinh hóa, chẳng phải do nhân duyên ấy, thì ra tất cả không có chỗ nhân duyên, lẽ ra đều sinh hóa, nghĩa là viên đá xanh lẽ ra sinh ra cỏ, cỏ hoặc sinh ra con người; người đẻ ra súc, v.v…? Lại, lẽ ra phải sinh không có trước, sau, há không có sớm chiều; thần tiên không nhờ đơn dược; cảnh thái bình không nhờ bậc hiền lương; nhân, nghĩa không nhờ dạy bảo, tập học. Vậy thì Lão, Trang, Chu, Khổng đâu dùng lập giáo làm phép tắc khuôn phép ư?

Lại nói: “Con người, muôn vật đều từ nguyên khí sinh thành” cho nên thần bỗng nhiên sinh, chưa từng tu tập, lo nghĩ, há được con trẻ, ấy là hay yêu, ghét, kiêu căng, dung thứ, suy bụng ta ra bụng người ư?”

Nếu nói: “Bỗng nhiên có, tự nhiên là có thể tùy nghĩ nhớ, yêu, ghét v.v… ấy, thì năm đức, sáu nghề đều có thể theo ý nghĩ mà hiểu, đâu chờ đợi nhân duyên học tập mà thành?

Lại, nếu sự sinh là do “khí bẩm sinh từ tự nhiên có” ấy, thì cái chết là khí tiêu tan tự nhiên không có, thì ai là quỷ, thần ư? Vả lại, đời có soi thấu đời trước, nhớ lại sự việc trong dĩ vãng, thì biết nối tiếp nhau trước, chẳng phải do bẩm thọ khí mà tự nhiên có. Lại, nghiệm xét quỷ, ma thần linh biết không dứt, thì biết sau khi chết, chẳng phải khí phân tán mà bỗng nhiên “không có”, nên việc cúng tế, cầu nguyện, sách vở có nói, huống chi chết mà người sống “Nói về sự việc của con đường u minh. Hoặc sau khi chết, vợ con cảm động ân oán, xưa nay đều có ư?” Người ngoài vấn nạn:

“Nếu người chết rồi làm quỷ, thì nẻo đường bị lấp bít của quỷ xưa nay, phải có người thấy, sao không như thế?”

Đáp: “Sáu con đường của người chết, chẳng phải đều là quỷ? Vì quỷ chết lại làm người, v.v… há từ xưa đến nay, quỷ là thường còn ư? Vả lại, khí trời đất vốn vô tri, con người bẩm thọ khí vô tri, thì đâu được thốt nhiên, há có trí giác ư? Cỏ cây cũng đều bẩm thọ khí, mà sao không biết? Lại nói: “Mọi sự nghèo, giàu, sang, hèn, hiền, ngu thiện, ác, lành, dữ, họa, phước đều do mạng trời” cho nên mạng là bẩm tính trời cho, đâu có nghèo nhiều giàu ít, hèn nhiều, cao sang ít? Cho đến họa nhiều, phước ít. Nếu như sự nhiều, ít đó là do ở trời, thì trời là không công bằng rồi? Huống chi có những kẻ không làm mà vẫn cao sang, thủ phận lo làm mãi mà vẫn thấp hèn? Kẻ không có đức độ mà giàu có, người có đức hạnh mà vẫn nghèo? Kẻ ngang ngược thì tốt đẹp, có nghĩa thì hung tàn; kẻ làm nhân thì chết yểu; người hung bạo, lại sống lâu, cho đến kẻ có đạo thì mất, người không có đạo, lại thịnh vượng.

Đã nói đều do trời, trời là hưng thịnh, không là đạo mà mất đạo, đâu có sự khen thưởng phước thiện, lợi ích, khiêm nhường, sự trừng phạt tai họa dâm hại dẫy đầy ư? Lại, đã là họa loạn, phản nghịch đều do mạng trời, thì bậc Thánh thiết lập giáo, sẽ quở trách con người, không trách cứ trời; tội ở vật, không tội ở mạng, là không thích hợp. Vậy thì thơ châm chích phản loại, chính trị; thơ khen ngợi đạo vua, lễ xứng với yên trí trên; Nhạc gọi gió di dời, hà là vâng mạng ý trời trên, là thuận với tâm, tạo hóa ư? Đây là đã biết người chuyên đề xướng giáo này, vẫn chưa thể hiểu được cội nguồn của con người.

THỨ HAI, BÁC BỎ SỰ NGHIÊN LỆCH, NÔNG CẠN:

(người tập học thông suốt giáo nghĩa).

Phật giáo từ cạn đến sâu, lược có năm bậc:

1/ Giáo của người, trời.

2/ Giáo của Nhị, Tiểu thừa.

3/ Giáo pháp tướng của Đại thừa.

4/ Giáo phá tướng của Đại thừa (bốn giáo trên ở trong bài này).

5/ Giáo hiển tánh của Nhất thừa (giáo này ở trong bài thứ ba).

1. Đức Phật vì người sơ tâm, giảng nói nhân quả thiện, ác, nghiệp báo của ba đời, nghĩa là tạo ra mười ác của phẩm trên; chết, sẽ đọa địa ngục, ngạ quỉ của phẩm trung; súc sinh của phẩm dưới, nên Phật lại so sánh giáo năm thường của thế gian, (về nghi thức của thế giáo ở Thiên-trúc dù khác, nhưng trừng trị cái ác, khuyến thiện thì không có khác nhau, cũng không lìa ngoài năm thường: nhân, nghĩa, v.v… mà có sự so sánh đức hạnh đáng tu. Như ở nước này nắm tay lại đưa lên, thở ra, xòe tay, rồi duỗi ra, đều là lễ) khiến giữ năm giới (không sát sinh là nhân, không trộm cắp là nghĩa, không tà dâm là lễ, không nói dối là tín, không uống rượu, ăn thịt là trí. Thần khí trong sạch, có ích cho trí, được tránh khỏi ba đường, sinh lên làm người.

Tu mười điều lành của phẩm trên và bố thí, trì giới v.v…, được sinh lên sáu tầng trời cõi dục; tu bốn thiền, tám định, sinh các tầng trời cõi Sắc, cõi Vô Sắc (trong đề không nêu trời, quỷ, địa ngục, vì giới, địa khác nhau, thấy, nghe chẳng bằng cập, phong tục còn không biết ngọn, huống chi chịu nghiên cứu gốc, nên đối với giáo tục, và tiêu biểu cội nguồn con người. Nay, vì biểu dương lý kinh Phật, nên xếp bày đủ) gọi là giáo người trời (nhưng nghiệp có ba thứ: 1/ ác; 2/ thiện; 3/ quả báo bất động. Có ba thời là: Hiện báo, sinh báo và hậu báo).

Y cứ vào giáo này, nghiệp là gốc của thân, nay thưa hỏi:

“Đã do tạo nghiệp, thọ thân năm đường, chẳng hay ai là người đã tạo nghiệp, ai là người chịu báo? Nếu mắt, tai, chân có thể tạo nghiệp, thì người chết đầu tiên, mắt, tai, tay, chân vẫn còn y như cũ, sao không thấy, nghe, tạo tác? Nếu nói tâm taọ nghiệp thì cái gì là tâm? Nếu nói trái tim bằng thịt, thì trái tim thịt là chất trói buộc ở trong thân, làm sao nhanh chóng đi vào mắt, tai, để phân biệt bên ngoài là đúng sai? Đúng sai đã không biết, thì do đâu mà lấy, bỏ? Vả lại, tim với mắt, tai, tay, chân, đều là chất ngại, há được vận động thông nhau trong, ngoài, lẽ ra tiếp đồng với duyên tạo nghiệp?

Nếu nói chỉ là “sự mừng giận, yêu, ghét phát động ra thân, miệng, khiến cho tạo nghiệp” ấy, thì tình cảm mừng, giận, v.v… chợt khởi, chợt diệt, tự không có “tự thể” của chúng, thì dùng cái gì làm chủ mà tạo nghiệp ư? Nếu nói không nên, thì như tìm tòi cái riêng, này, đều là thân, tâm này của ta, là chủ thể tạo nghiệp ấy, khi thân này đã chết, ai sẽ chịu quả báo khổ, vui?

Nếu nói sau khi chết, lại có thân thì há đã có thân, tâm ngày nay đang tạo tội, tu phước? Khiến cho thân tâm đời sau của người khác chịu khổ, hưởng vui?

Y cứ theo đây, thì người tu phước, lắm khuất phục, kẻ tạo tội, lắm may mắn, làm sao lý thần như thế sẽ không có đạo, nên biết chỉ người tu tập giáo này dù tin nghiệp duyên cũng không đạt gốc của thân.

2. Giáo của Tiểu thừa, Nhị thừa, nói sắc của hình hài, với tâm suy nghĩ, từ vô thỉ đến nay, vì năng lực nhân duyên, nên niệm niệm sinh diệt, nối nhau vô cùng, như dòng nước nhỏ, như lửa đèn yếu ớt, thân, tâm giả hợp dường như “một”, dường như thường. Phàm ngu chẳng giác chấp cho là “ngã”, vì quý trọng cái “ngã” này, nên liền nổi ba độc tham (tham danh, lợi để tôn vinh cho ngã) giận (trái với tình cảnh, e xâm hại ngã); ngu si v.v… (so sánh chấp phi lý). Ba độc kích động ý, phát động thân, miệng, gây ra tất cả nghiệp vì nghiệp trở thành khó trốn tránh, nên chịu thân khổ, vui, v.v… năm đường (bị cảm bởi nghiệp riêng). Xứ hơn, kém, v.v… của ba cõi (bị cảm bởi nghiệp chung). Đối với thân đã thọ, lại chấp là “ngã”, lại khởi tham, v.v… tạo nghiệp chịu báo. Nhân thì sinh, già, bệnh, chết; chết mà lại sống. Cõi thì thành, trụ, hoại, không. “Không” mà lại thành (từ kiếp “không”, mới thành thế giới. Bài tụng nói:

“Cõi không, gió lớn nổi.
Số rộng cạnh vô lượng.
Dầy mười sáu lạc-xoa.
Kim cương không thể hoại.
Đây gọi gió giữ giới.
Mây Quang Âm kim tạng.
Che khắp cõi Tam thiên.
Mưa tuôn như trục xe.
Gió ngăn không cho chảy.
Sâu mười một lạc-xoa.
Tạo ra Kim cương giới,
Thứ tự mây Kim tạng.
Rót mưa đầy trong đó.
Trước thành cõi Phạm Vương.
Cho đến trời Dạ-ma.
Gió vỗ nước trong thành.
Tu-di bảy báu vàng.
Cặn đục là đất núi.
Bốn châu và nê lê.
Biển mặn ngoài Luân vi.
Mới gọi khí giới lập.
Thời gian một tăng giảm.
Cho đến phước Nhị thiền.
Tận dưới sinh nhân gian.
Đầu tiên, ăn bánh đất,
Sau ăn lúa không tiêu.
Đại, tiểu tiện lợi,
Nam, nữ thân riêng,
Chia ruộng, lập chủ, tìm quan giúp.
Các thứ khác nhau.
Qua mười chín tăng, giảm.

Gồm chung trước hai mươi tăng giảm Gọi là kiếp Thành.

Bàn rằng: Trong kiếp không giới Giáo đạo này dạy rằng:

Đạo hư vô.

Nhưng thể đạo vắng lặng, soi rọi linh thông, Chẳng phải hư vô, họ lão đều mê Hoặc quyền thiết lập:

Mục đích là dục của con người

Nên chỉ cõi không là đạo

Trong cõi không gió lớn

Tức một khí lẫn lộn kia

Nên già chết kia rằng, đạo sinh một. Nói về mây kim tạng,

Bắt đầu của hình khí, tức Thái cực

Mưa rơi không chảy

Khí âm bất đọng, âm dương hòa hợp

Mới sinh thành được

Cõi Phạm vương, cho đến Tu-di,

Cõi đó là trời

Cặn bã đục, ấy là đất, tức một sinh hai

Nhị thiền phước hết, sinh xuống làm người

Tức hai sinh ba, ba tài đây đủ

Bánh đất trở xuống, cho đến các thứ,

Tức ba sinh muôn vật.

Đây chính là ba hạt bụi trước kia

Khi còn ăn lông ở lỗ, chưa có lửa nấu chín Chỉ vì thời kỳ đó chưa có văn tự Để ghi chép.

Người sau truyền lại không rõ ràng, Lần lượt sai lầm.

Các nhà biên soạn các thuyết khác nhau.

Phật giáo lại duyên chung với

Thế giới Tam thiên. Vì không hạn cuộc thời Đại Đường Nên văn của giáo nội, ngoại không hoàn toàn đồng nhau.

Trụ: Là kiếp Trụ, cũng trải qua hai mươi lần tăng giảm

Hoại: Là kiếp Hoại, cũng hai mươi lần tăng giảm

Mười chín lần tăng giảm trước, hoại hữu tình

Một lần tăng, giảm sau, hoại khí thế giới

Chủ thể hoại: là ba tai: Nước, lửa, gió

Không: là không có thế giới và các hữu tình).

Kiếp kiếp đời đời, luân hồi không dứt; vô chung vô thỉ như múc vầng trăng trong giếng (đạo giáo chỉ biết thế giới này hiện nay khi chưa thành, một phen vượt qua kiếp Không. Rằng, hư vô, lẫn lộn một khí v.v… gọi là vô thỉ, chẳng biết cõi không về trước, đã sớm trải qua ngàn ngàn, muôn muôn lần thành, trụ, hoại, không, chung mà lại thỉ, nên biết rằng, giáo cạn thấp của Tiểu thừa trong pháp Phật giáo, đã vượt hơn thuyết sâu sâu của sách ngoại) đều do không rõ thân này vốn không phải là ta. Không là ta nghĩa thân này vốn nhân sắc, tâm hòa hợp làm tướng. Nay, tìm tòi, phân tích: Sắc có bốn đại: đất, nước, lửa, gió. Tâm có bốn uẩn: thọ (chủ thể lạnh nạp việc ưa ác), tưởng (chủ thể lấy tượng), hành (chủ thể tạo tác, niệm, niệm dời đổi trôi lăn), thức (chủ thể rõ biết). Nếu đều là “ta” thì sẽ thành tám “tà”, huống chi trong địa đại lại có rất nhiều, gọi là ba trăm sáu mươi đoạn xương. Mỗi đoạn xương đều riêng. Da, lông, gân, thịt, gan, tim, tỳ, thận đều không phải là nhau. Các tâm sở v.v… cũng đều khác nhau. Thấy không là nghe; mừng không là giận, lần lượt cho đến tám mươi bốn ngàn trần lao. Đã có rất nhiều vật này, chẳng biết nhất định lấy cái gì làm “ngã”. Nếu đều là “ngã”, thì “ngã” tức một trăm, ngàn. Nhiều chủ rối loạn trong một thân. Rời thân này thì không còn có pháp riêng. Trái lại, tìm cái “ta” đều không thật có, tức là tỏ ngộ thân này chỉ là mọi duyên, giống như tướng hòa hợp, vốn không có “ta”, người, vì ai tham, giận, vì ai sát, trộm, thí, giới (biết khổ đế), nên không dính mắc tâm ở thiện, ác hữu lậu ba cõi (đoạn tập đế) chỉ tu trí quán vô ngã (Đạo đế) lấy dứt tham, v.v…, dứt hết các nghiệp, chứng đắc chân như ngã “không” (diệt đế) cho đến được quả A-la-hán, nguội thân bặt trí mới dứt các khổ.

Y cứ vào tông này, dùng hai pháp sắc, tâm và tham, giận, si, làm gốc của căn thân, khí giới. Quá khứ, vị lai lại không có pháp riêng làm gốc. Nay thưa hỏi:

– “Nói về trải qua sự sinh nhiều đời là gốc của thân, tự thể không có đứt quãng. Nay, năm thức thiếu duyên không khởi (căn cảnh v.v… làm duyên). Ý thức có lúc không hiện hành (ngất xỉu, ngủ nghỉ, định diệt tận, định vô tưởng, trời vô tưởng).

Các tầng trời cõi Vô Sắc không có bốn đại này. Làm sao giữ được thân này. Đời đời không dứt, là biết người chuyên giáo này cũng chưa nguyên thân.

3. Giáo pháp tướng của Đại thừa: Nói tất cả hữu tình từ vô thỉ đến nay, pháp nhĩ có tám thứ thức, trong đó, thức A-lại-da thứ tám là căn bản của các thức kia, biến đổi ngay hạt giống của căn thân khí giới, chuyển sinh bảy thức, đều có thể biến hiện, tự thay đổi ư? Nghĩa là vì năng lực huân tập phân biệt của ngã, pháp, nên khi các thức sinh biến dường như ngã pháp. Thức thứ sáu, bảy bị vô minh che lấp, nên “duyên” ngã, pháp này chấp là thật ngã, thật pháp, như bệnh, (bệnh nặng, tâm thấy sắc, người, vật khác) mộng, (thấy do mộng tưởng, có thể biết: Vì năng lực mộng, bệnh tật, nên tâm dường như các thứ tướng của cảnh ngoài hiển ra. Lúc nằm mộng, chấp là có thật vật bên ngoài; khi thức giấc mới biết chỉ do mộng biến ra, thân ta cũng vậy, chỉ do thức biến, vì mê, nên chấp có “ngã” và các cảnh. Do chấp này mà khởi “hoặc” tạo nghiệp, sống chết không cùng tận (rộng như trước đã nói). Tỏ ngộ lý này, mới hết được thân ta chỉ do thức biến hiện; thúc là cơ bản của thân (về nghĩa không rõ, sẽ phá bỏ như sau):

4. Giáo phá bỏ tướng của Đại thừa: Đã phá chấp pháp tướng của Đại thừa, Tiểu thừa, biểu thị rõ bí mật lý của “không” vắng lặng của chân tánh sau (bàn về đả phá bỏ tướng, không chỉ các bộ Bát-nhã, vượt qua kinh Đại thừa. Ba giáo trước kia y theo thứ lớp trước, sau. Giáo này theo chấp tức thì phá bỏ. Vì thời tiết chẳng có nhất định, nên Long Thọ lập hai thứ Bát-nhã:

1/ Chung.

2/ Không chung.

Chung: Nhị thừa đồng nghe, tín hiểu; vì phá bỏ chấp pháp của Nhị thừa.

Không chung: chỉ có Bồ-tát hiểu, vì bí mật làm sáng tỏ Phật tánh, nên hai luận sư Trí Quang, Giới Hiền, quả Thiên-trúc đều lập ba thời giáo, thi thố giáo “không” này; hoặc nói rằng, trước pháp tướng Duy thức, hoặc nói ở sau. Nay, ý lấy sau) sắp muốn phá bỏ:

Trước hết vặn hỏi rằng:

“Cảnh đối tượng biến đã giả dối (vọng), thì thức, chủ thể biến đâu phải chân? Nếu nói một có, một không có (dưới đây sẽ dùng dụ kia để phá) thì mộng tưởng với vật thể đã trông thấy lẽ ra phải khác, mà đã khác, thì tất nhiên, mộng sẽ không là vật thể, vật thể chẳng phải mộng. Đến khi thức tỉnh rồi thì mong diệt mất, vật thể ấy lẽ ra tồn tại: Lại, nếu vật thể chẳng phải mộng thì lẽ ra là vật chân thật; nếu mộng chẳng phải vật thể thì lấy gì làm tướng? Nên biết rằng, khi nằm mộng, thì tưởng mộng, vật thể mộng giống nhau; khác nhau giữa chủ thể thấy, đối tượng thấy. Cứ theo lý, thì đồng một luống dối, đều không có cái có (sở hữu); các thức cũng như vậy, vì đều nương gá mọi duyên, vì chẳng có tự tánh, nên luận Trung Quán nói: “Không hề có một pháp nào chẳng từ nhân duyên sinh. Cho nên, tất cả pháp đều là “không”.” Lại nói: “Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là “không”.”

Luận Khởi Tín nói: “Tất cả các pháp chỉ dựa vào vọng niệm mà có khác nhau. Nếu lìa niệm thì sẽ không có tất cả tướng cảnh giới.”

Kinh nói: “Hễ cái gì có tướng đều là luống dối; lìa bỏ tất cả tướng, gọi là chư Phật” (văn như đây, v.v… đủ trong tạng Đại thừa) là biết tâm, cảnh đều “không”, mới là thật lý của Đại thừa. Nếu y cứ vào nguyên thân này, thì thân vốn “không”, “không” tức là gốc. Nay, lại thưa hỏi giáo này rằng:

“Nếu tâm, cảnh đều “không”, thì người nhận biết “không” ấy là ai? Lại, nếu chẳng có pháp thật, thì sẽ y cứ vào đâu để nói lên các luống dối? Vả lại, hiện đang thấy vật luống dối của thế gian, chưa có vật nào chẳng dựa vào pháp thật mà khởi được, chẳng hạn nếu không có nước không thay đổi của tánh ẩm ướt, thì đâu có sóng của tướng luống dối?”

“Nếu không có tịnh, thì nói gương không thay đổi, đâu có các thứ ảnh luống dối. Lại, trước đã nói tưởng mộng, cảnh mộng đồng luống dối ấy, thật như đã nói, nhưng mộng của luống dối này, tất nhiên, dựa vào người ngủ say. Nay, tâm cảnh đều “không”, chẳng hay mộng ấy đã dựa vào đâu mà vọng hiện? Nên biết giáo này chỉ đả phá bỏ chấp tình, cũng chưa nói làm sáng tỏ tánh của chân linh, nên kinh Pháp Cổ nói: “Tất cả “không”, trải qua là nói hữu dư (hữu dư là nghĩa “dư” chưa liễu”. Kinh Đại Phẩm nói: “”Không” là môn đầu tiên của Đại thừa. Bốn giáo trên, lần lượt so sánh với nhau, trước cạn, sau sâu. Nếu tu tập, thì biết chưa rõ, gọi là nông cạn. Nếu chấp là rõ, thì vì tức gọi là nghiêng lệch, nên y cứ vào người tu tập, nói là nghiêng lệch, nông cạn.

THỨ BA, TRỰC TIẾP LÀM SÁNG TỎ CHÂN NGUYÊN THẬT GIÁO LIỄU NGHĨA CỦA PHẬT:

5. Giáo hiển tánh của Nhất thừa: Nói tất cả hữu tình đều có chân tâm bản giác. Từ vô thỉ đến nay, thường trụ thanh tịnh, sáng suốt không tối tăm, rõ rõ thường biết, cũng gọi là Phật tánh, cũng gọi là Như Lai tạng. Từ mé vô thỉ, đã bị che mờ bởi tư tưởng luống dối, mà không tự hay biết, chỉ vì nhận chất phàm, nên ham vui, dính mắc kiết nghiệp, chịu khổ sinh tử. Đấng Đại giác thương xót chúng sinh nói tất cả đều “không”. Lại, chỉ bày chân tâm linh giáo thanh tịnh hoàn toàn đồng với chư Phật, nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật tử! Không có một chúng sinh nào chẳng có đủ mà chẳng chứng đắc. Nếu lìa bỏ tưởng vọng thì trí Nhất thiết, trí tự nhiên, trí vô ngại sẽ được hiện tiền. Ấy là nêu một hạt bụi chứa đựng hai thiên hạt bụi, dụ cho kinh điển, huống chi chúng sinh”: Kinh so sánh với trí Phật. Tiếp theo sau, lại nói: “Lúc bấy giờ, Như Lai quán tất cả chúng sinh khắp pháp giới mà nói lên lời này: “Lạ thay! Lạ thay! Các chúng sinh này vì sao có đủ trí tuệ Như Lai, mà mê “hoặc” không nhận thấy. Ta sẽ dùng đạo Thánh để giáo hóa họ, sao cho họ hẳn lìa tưởng luống dối, tự ở trong thân mình, được thấy trí tuệ rộng lớn của Như Lai, không khác với Phật”.”

Bình luận: Trải qua nhiều kiếp, chúng ta chưa gặp được tông chân, không hiểu, trái lại nguyên thân của mình, chỉ chấp tướng luống dối, cam nhìn nhận là phàm phu thấp hèn, hoặc súc vật, hoặc con người. Nay, y cứ vào chí giáo, mới giác biết mình xưa nay là Phật, nên phải hạnh y theo hạnh Phật, tâm hợp với tâm Phật, trái với gốc trở lại nguồn, dứt trừ tập phàm, tổn hại, lại tổn hại thói quen của phàm ngu, để tiến đến vô vi, tự nhiên ứng dụng như cát sông Hằng, gọi là Phật. Phải biết rằng, mê ngộ đồng một chân tâm. Thật là vĩ đại! Diệu môn Nguyên nhân, đến đây (nhưng Phật nói năm giáo trước hoặc tiệm, hoặc đốn; nếu có căn cơ trung, hạ, thì giảng giải từ cạn đến sâu, dần dần giáo dụ, dẫn dắt: Trước hết, nói giáo ban đầu khiến cho lìa ác, bám trụ pháp lành. Tiếp theo, là giảng nói hai, ba sao cho lìa nhiễm, trụ tịnh; sau, bàn bạc về bốn, năm, phá tướng, bày tánh, hội quyền, quy thật, y chỉ thật giáo hóa tu, cho đến thành Phật. Nếu là người trí căn phẩm thượng thượng, thì từ gốc đến ngọn, nghĩa là đầu tiên, ấy là y chỉ cho thứ năm chỉ bày tức khắc thể của một chân tâm. Thể tâm đã sáng tỏ; tự hay biết tất cả đều là luống dối, xưa nay là “không” vắng lặng, chỉ vì mê, nên gá vào chân mà khởi, cần phải dùng trí ngộ chân, để dứt ác, tu thiện; tu thiện, dứt vọng, quy chân; vọng tận, chân viên, đây gọi pháp thân Phật”.

THỨ TƯ, HỘI THÔNG GỐC NGỌN:

(hội nhập đối tượng bác bỏ ở trước, đồng về một nguồn, đều là chánh nghĩa).

Chân tánh dù là gốc của thân sinh khởi, bởi vì có nhân do, không thể không có nguyên nhân, bỗng nhiên thành thân tướng, chỉ “duyên” pháp chưa rõ của tông trước, cho nên từng tiết một bác bỏ. Nay, tìm gốc, ngọn để hội thông, cho đến đạo Nho cũng vậy (Đầu tiên, chỉ cho giáo của tánh thứ năm đã nói; từ đoạn sau trở đi, từng tiết, mới đồng với các giáo, đều như chú thích đã nói đầu tiên, chỉ một tánh chân linh bất sinh, bất diệt, không thêm, không bớt, không thay đổi, không xê dịch. Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, đã ngủ mê không tự giác; vì che lấp, nên gọi là Như Lai tạng. Vì y chỉ Như Lai tạng, nên có tướng của tâm sinh diệt (từ đây, nói là giáo thứ tư, cũng đồng phá bỏ các tướng sinh diệt này), cái gọi là chân tâm bất sinh diệt, hòa hợp với vọng tưởng sinh, diệt chẳng phải một, chẳng phải khác, gọi là thức A-lại-da. Thức này có hai nghĩa: Giác, bất giác (dưới đây mới là trong giáo tướng thứ ba, cũng đồng với thuyết nói ở đây) vì dựa vào bất giác, nên niệm dao động đầu tiên gọi là tướng nghiệp. Lại, vì không hay biết niệm này vốn “không”, nên chuyển biến thành thức, chủ thể thấy và tướng cảnh giới, đối tượng thấy hiện ra. Lại, không hay biết cảnh này từ vọng tâm mình hiện ra, chấp là nhất định có, gọi là chấp pháp (dưới đây mới là trong giáo Tiểu thừa thứ hai, cũng đồng với thuyết đã nói). Vì các chấp này, nên mới nhận thấy sự khác nhau giữa mình, người, ấy là thành ngã chấp. Vì chấp tướng của “ngã” nên tham ái các cảnh thuận tình, muốn dùng thấm nhuần “ngã”, tức giận chê bai các cảnh trái với tâm, e tổn não nhau; tình ngu si lần lượt lớn thêm, (dưới đây mới là trong giáo người, trời thứ nhất, cũng đồng với thuyết đã nói) nên tâm thần sát, trộm, v.v… do nghiệp ác này, sẽ đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh v.v…

Lại nữa, có người sợ nỗi khổ này; hoặc người tánh thiện, với tâm thần thực hành bố thí, trì giới v.v… nhờ nghiệp lành này vận chuyển trung ấm vào trong thai mẹ (dưới đây, mới là hai giáo của đạo Nho cũng đồng với thuyết đã nói), bẩm khí thọ chất (hội nhập thuyết đã nói dùng khí làm gốc). Khí thì đủ tức khắc bốn đại, hình thành dần các căn. Tâm thì đủ ngay bốn uẩn, hình thành dần các thức.

Khi đủ mười tháng sinh ra, gọi là con người, tức ta, v.v… hiện nay, là thân, tâm. Nên biết thân, tâm đều có gốc kia. Hai loại hòa hợp mới thành một con người.

Các vị trời, Tu-la v.v… rất đồng với ởđây, nhưng dù nhân “dẫn nghiệp” được thọ thân này. Lại do “mãn nghiệp”, nên sang, hèn, nghèo, giàu, sống lâu, chết yểu, bệnh hoạn, mạnh khỏe, thịnh, suy, khổ, vui, v.v… nghĩa là đời trước, cung kính, ngạo mạn làm nhân, nay là quả sang hèn, mỗi thứ báo khác nhau như: Làm việc nhân, thì được sống lâu; sát sinh thì chết yểu; bố thí thì sẽ được giàu có; keo kiệt sẽ nghèo, không thể nói ra đủ; là vì thân này, hoặc có kẻ không làm ác mà tự mang tai họa; có kẻ không thực hành việc lành, mà tự được phước; ăn ở bất nhân mà lại sống lâu; người không sát sinh mà chết yểu, v.v…, đều là vì mãn nghiệp của đời trước đã quyết định, nên đời này, không đồng với việc đã làm, mà tự nhiên như vậy. Các học giả ngoại đạo không biết đời trước, chỉ vì y cứ mắt nhìn thấy, chỉ chấp tự nhiên (hội với thuyết kia đã nói tự nhiên là gốc).

Lại nữa, lại có người trẻ mà tu điều lành; người già mà làm ác; hoặc trẻ làm ác, già tạo nên việc lành, nên đời nay, tuổi trẻ giàu sang nhỏ mà vui; người già rất nghèo hèn, người học ngoài không biết chỉ chấp, sở dĩ không giàu có là do thời vận (hội đã được bẩm thọ, lần lượt tìm tòi gốc, tức nguyên khí lẫn lộn thành một; tâm đã khởi, lần lượt cùng tận nguồn, tức tâm linh của chân một; nói một cách xác thực, thì chẳng có pháp nào riêng ngoài tâm. Nguyên khí cũng từ tâm mà biến hóa ra, thuộc về tướng phần của A-lại-da. Từ tướng phần của một nghiệp niệm, đầu tiên là hai: Tâm và cảnh. Tâm đã từ tế đến thô, lần lượt chấp vọng, cho đến tạo nghiệp (như trước đã nêu, xếp đặt); cảnh cũng từ cực vi cho đến rõ ràng, lần lượt biến chuyển sinh khởi, cho đến trời đất (tức cảnh kia bắt đầu từ năm lớp Thái dịch, vận chuyển cho đến Thái cực; Thái cực sinh ra lưỡng nghi. Thuyết kia nói đại đạo tự nhiên. Như chân tánh nói ở đây, thật ra chỉ là một niệm kiến phần, chủ thể biến (năng biến). Thuyết kia nói: “Nguyên khí, một niệm như thế, chuyển động đầu tiên, thật ra chỉ là tướng của cảnh giới). Nghiệp đã thành thục, tức bẩm thọ hai khí từ cha, mẹ hòa hợp nghiệp thức, thành tựu thân người. Y cứ vào đây thì cảnh được biến hiện bởi tâm thức, mới thành hai phần: Một phần tức hòa hợp với tâm thức thành con người; còn một phần không hòa hợp với tâm thức, tức là thành trời, đất, núi sông, nước, ấp. Trong ba tài chỉ có con người là linh thiêng, do hợp với tâm thần.

Phật nói: “Bốn đại bên trong chẳng đồng với bốn đại bên ngoài, chính là ở đây.”

Thương thay! Học ít chấp khác ngỗn ngang! Truyền đạt ngữ đạo, người muốn thành Phật, tất nhiên phải sáng suốt gốc ngọn, thô tế, mới bỏ ngọn về gốc, soi chiếu trở lại nguồn tâm, thô hết, tế trừ, tánh linh hiện rõ, chẳng có pháp nào không đạt, gọi pháp thân, báo thân tự nhiên ứng hiện vô cùng, gọi là hóa thân Phật.