LUẬN NĂNG HIỂN TRUNG BIÊN TUỆ NHẬT

SỐ 1863

QUYỂN 04

Soạn giả: Bí-sô Tuệ Chiểu, chùa Đại Vân ở Truy Châu.

– CĂN CỨ VĂN, HIỂN BÀY RÕ CHÁNH

  1. Nói về Phật tánh khác nhau.
  2. Sự khác nhau giữa có, và không.
  3. Nói các loại Xiển-đề khác nhau.
  4. Thanh văn có khác.
  5. Hai thứ chết không bình đẳng.
  6. Nói về ba thân Phật thường, Vô thường khác nhau.- Quyết trạch nhiều thứ.

1- Nói về Phật tánh khác nhau:

Y cứ các kinh, luận nói về Phật tánh không hơn ba thứ:

(1)- Tánh lý. (2)- Tánh hạnh. (3)- Tánh ẩn mật.

Nói về tánh lý, luận Phật Tánh chép: “Vì dứt trừ lối chấp này, nên Phật nói Phật tánh: Tức là chân như, làm sáng tỏ hai không nhân, và pháp. Vì chân như, nên không có chủ thể mắng, đối tượng mắng; thông đạt lý này, lìa chấp luống dối”. Kinh Niết-bàn quyển 25 chép: “Này, thiện nam! Phật tánh nghĩa là chẳng phải ấm, giới, nhập, chẳng phải vốn không, nay có; chẳng phải có rồi lại không có”.

Niết bàn quyển 8 chép: “Khai thị tạng bí mật của Như Lai, Phật tánh thanh tịnh thường trú không biến dổi”. Quyển 33 chép: “Như Phật đã nói: “Phật tánh của chúng sinh cũng như hư không, nói rộng là chẳng phải ba đời, vì như hư không “không có” nên chẳng thuộc ba đời, vì Phật tánh thường, nên chẳng thuộc ba đời.”

Tánh hạnh, nghĩa là nói chung cho tất cả muôn hạnh hữu lậu, vô lậu. Nếu đối với ba thân thì vô lậu là chánh sinh liễu, hữu lậu làm duyên, xa gọi là sinh liễu, chánh vô lậu gọi là Phật tánh, giả gọi hữu lậu, chẳng phải chánh Phật tánh.

Kinh Thiện Giới đã nói tánh chủng tánh và Tập chủng tánh. Kinh Lăng-già chép: “thức A-lê-da, gọi là không Như Lai tạng, vì huân tập đầy đủ pháp vô lậu, nên gọi là Bất không Như Lai tạng”. Niết Bàn, quyển 33 chép: “Nếu có thuyết nói: “Phật tánh của chúng sinh chẳng phải có như hư không; chẳng phải không có như sừng thỏ. Vì sao? Vì hư không là thường, vì sừng thỏ thì không có”. Cho nên được nói: “Vừa có, vừa không có; vì có nên đả phá sừng thỏ; vì không có nên phá hư không”.

Kinh Lăng-già quyển 26 chép: “Lại, có Sinh nhân, gọi là A-Nậu Bồđề sáu Ba-la-mật. Lại, có liễu nhân, gọi là Phật tánh sáu Ba-lamật”.

Quyển 12 chép: “Phật tánh như thế, từ năm ấm thiện, cho đến được A-Nậu-Bồ-đề”.

Luận Bảo Tánh, v.v… nói tin Bát-nhã, Tam-muội, Đại bi làm nhân của ba thân.

Kinh Bồ-tát Tịnh Hạnh và Du-già, Bồ-tát địa đều nói về bốn hạnh Bồ-tát.

Kinh Già-Da Sơn Đảnh, ở các chỗ đều nói Tánh ẩn mật, như kinh Duy-ma nói: “Bọn trần lao là hạt giống Như Lai, v.v…”.

Kinh Niết-bàn quyển 33 chép: “Tất cả Kiết Vô minh phiền não, v.v… đều là Phật tánh. vì sao? Vì nhân của Phật tánh, nên từ vô minh, hành, và phiền não được năm ấm thiện”. Lại, Lăng-già, Tư ích chép: “Hành động năm nghịch mà được Bồ-đề”.

Nhập Đại thừa luận quyển 2 chép: “Ta không muốn cho có hạt giống phiền não nẩy mầm trong pháp Phật. Ông ngu si không có trí vì nhận hiểu điên đảo, cho rằng phiền não là hạt giống pháp Phật. Do đây nên biết rằng, các kiết phiền não bất thiện, vô ký chẳng phải là hạt giống Phật”.

Nếu như vậy, thì vì sao nói là hạt giống Phật?

Đáp: Y cứ vào vị trên Kim Cương, kinh Đà-la-ni chép: “Văn-thùsưlợi nói: “Sao Thế Tôn nói: “Vô minh là Bồ-đề?”.

Phật nói: “Văn-thù-sư-lợi vì không có vô minh, nên nói không có vô minh. Nếu không có vô minh, thì cũng không có sinh; nếu không có sinh, thì người ngu kia sẽ không có nhiễm. Bồ-đề của Văn-thù-sư-lợi không có nhiễm, vì thể tánh thanh tịnh tươi sạch, nên Văn-thù-sư-lợi nói: “Vì ta thấy việc này, nên nói: “Không có vô minh”. Là do thuyết không hai. Theo đây, tức là do dứt trừ vô minh, nên được lý thanh tịnh. Vì thanh tịnh không hai, nên gọi vô minh là Bồ-đề”. Luận Đại Trang nghiêm có hai tạng nói rõ:

1- “Do lìa pháp tánh, không có các pháp riêng, cho nên nói rằng:

“Phiền não tức Bồ-đề”.

Giải thích: “Như trong kinh nói: “Vô minh, Bồ-đề đồng là một”.

Đây là gọi Vô minh, pháp tánh lập danh từ Bồ-đề, nghĩa này là chỉ thú của kinh. Lại tụng rằng:

Đối với tham, khởi chánh suy nghĩ.

Vì đối với tham được giải thoát.

Nên nói là tham lìa khỏi tham

Ra khỏi giận, si cũng như vậy.

Giải thích rằng: “Nếu người nào đối với tham, khởi chánh suy nghĩ quán sát, biết như thế rồi, vì giải thoát về tham, nên nói: Do tham ra khỏi tham; ra khỏi giận, si cũng như thế”.

Nói là Phật tánh, y cứ theo đây có thể hiểu.

Với ba loại trên đây, trong các kinh, luận, hoặc nói nghiêng lệch một; hoặc nói song song lý, sự; hoặc lại nói chung, như nói chân như, nói nghiêng một bên lý tánh, như hạnh của Bồ-tát v.v…, nói nghiêng lệch về tánh hạnh, hoặc thuận theo sự việc vượt hơn đầu tiên, như kinh Niết bàn quyển 22 chép: “Hoặc nói Bồ-đề, dùng lòng tin làm nhân tố. Nhân Bồ-đề này dù là Vô lượng, nhưng nếu nói về lòng tin, thì sẽ gồm thâu hết. Hoặc y cứ vào phần vị quả, bày tỏ nghiêng lệch về nhân vượt hơn, như nói: “Tín, Trí, Định, tuệ là nhân, v.v… của ba thân, bốn đức của Phật; hoặc bày tỏ cả hai sự, lý, như kinh Lăng-già quyển chép: “Phật bảo Đại Tuệ! Vì nhân thiện, bất thiện của tạng Như Lai, nên cũng làm nhân duyên sinh tử cho sáu đường, cho đến vì y chỉ tạng Như Lai nên sinh tử năm đường”. Lại nói: “Đại Tuệ! Thức A-lê-da được gọi là Như Lai tạng, đều có chung với bảy thức, như sóng biển cả thường xuyên vỗ chập chùng nối nhau không dứt, là thân câu sinh”.

Đây là nói về thể của thức hữu lậu có công năng che giấu, chứa đựng, gọi là Như Lai tạng.

Lại nói: “Đại Tuệ! Thức của Như Lai tạng không ở trong A-lê-da, thế nên, bảy chủng thức có sinh, có diệt; thức của Như Lai tạng bất sinh, bất diệt, đây là nói về lý”.

Kinh Lăng-già quyển 8 lại chép: “thức A-lê-da còn gọi là không Như Lai tạng. Không có ý chung, vì sự huân tập của chuyển thức, nên gọi là không; pháp huân tập vô lậu đầy đủ, gọi là bất không, đây là tánh của chánh hạnh”.

Kinh Thắng-man chép: “Có hai thứ Như Lai tạng: Trí không, không Như

Lai tạng, hoặc lìa, hoặc thoát, hoặc khác nhau, tất cả tạng phiền não, đồng với không Như Lai tạng”. Bất không Như Lai tạng của Thế Tôn, vượt hơn số cát sông Hằng, không lìa, không thoát, không khác, pháp

Phật không thể suy nghĩ, bàn luận”. Tức kinh Lăng-già chép: “Thức Như

Lai tạng (bất sinh, bất diệt, và vì huân tập đầy đủ pháp vô lậu, nên gọi là

Bất không Như Lai tạng”, cho đến nói: “Vốn đã không được tất cả khổ diệt, chỉ Phật được chứng, phá hoại tất cả tạng phiền não, tu tất cả đạo dịêt khổ, đây là lý tất cả khổ diệt, tu hành đạo diệt khổ”. Như quyển tư chép: “Phật tánh có hai thứ”:

1- Như kho đất. 2- Như trái cây.

Từ thế giới vô thỉ đến nay, tự tánh thanh tịnh tâm, tu hành đạo Vô thượng, y chỉ hai thứ Phật tánh, được ra khỏi ba thứ nhân, cho đến lại dẫn tụng rằng:

Tánh đời vô thỉ đến nay

Tạo ra các pháp y chỉ

Dựa vào tánh có các đường

Và chứng quả Niết bàn.

Dưới đây sẽ giải thích.

Cái gọi là Tánh, nghĩa là như bậc Thánh giả. Kinh Thắng-man chép: “Thế Tôn Như Lai nói Như Lai tạng: là tạng pháp giới, cho đến tự tánh thanh tịnh. Vì Như Lai tạng, nên tạo ra các pháp y chỉ. Cho nên, Như Lai tạng là y, là trì, v.v… phần nhiều đều y cứ vào sự để giải thích”.

Rằng như thế, do các phiền não nào? Do những chỗ nào? Như thế, biết như thật, gọi là trí không. Lại pháp của chư Phật nào? Chỗ nào có đầy đủ? Thấy biết thật như thế, gọi là trí bất không, tức giải thích hai thứ Như Lai tạng: Trước, y cứ vào gồm thâu tướng quy tánh và y chỉ của mê, ngộ để giải thích; sau, y cứ vào tánh, tướng để nói riêng”.

Luận Nhiếp Đại thừa, v.v… giải thích bài tụng của kinh trước kia. Y cứ vào tánh, tướng khác nhau và lưu chuyển, hòan diệt, y chỉ thuyết nghĩa đều không trái. Lại, luận Phật Tánh làm sáng tỏ phần thể phẩm Như Lai tạng, phẩm Như Lai tạng nói về ba Như Lai tạng.

1/ Đối tượng Nhiếp tàng. Dưới đây sẽ nói rằng: “Tất cả chúng sinh quyết định không có phát ra cảnh như như và vì gìn giữ thuộc về Như Lai, nên gọi chúng sinh là đối tượng chứa giữ, gọi là Như Lai tạng. Y cứ theo đây, tức Lăng-già này là thức hữu lậu, nhân sinh tử”.

2/ Đối tượng che lấp. Dưới đây, nói rằng: “Khi tánh Như Lai trụ ở trước đạo, bị che lấp bởi phiền não, vì chúng sinh không thấy, nên gọi là Tàng. Tàng này vượt hơn Mạn không Như Lai tạng”.

3/ Chủ thể gồm thâu là Tạng: Nghĩa là quả địa tất cả công đức vượt hơn, nhiều như số cát sông Hằng, nên khi được tánh là đã gồm thâu hết, tức tạng Bất không.

Lại, phẩm Tam nhân cũng chung cho sự lý, phẩm ấy nói: “Thể của Phật tánh có ba chủng thuộc về ba tánh; về nghĩa nên biết. Ba chủng là ba nhân, ba thứ Phật tánh.

Ba nhân là: 1- Nhân nên được 2- Nhân gia hạnh. 3- Nhân viên mãn.

Chân như là nhân nên được, tâm Bồ-đề là nhân gia hạnh. Tâm Bồđề và hạnh đã khởi là nhân viên mãn. Nhân viên mãn, nghĩa là quả hạnh phước, tuệ viên mãn, gọi là ơn đức của trí đoạn. Lại làm sáng tỏ phần thể. Phẩm Tam tánh chép: “

Ba tánh và ba vô tánh, gồm thâu hết tánh Như Lai, đây là chung cho rất rộng”. Nếu kinh Niết-bàn quyển 36 chép: “Nhân quả nhiễm, tịnh, gọi chung là Phật tánh, nên kinh nói: “chúng sinh này, hoặc pháp thiện, hoặc pháp bất thiện; hoặc đạo phương tiện; hoặc đạo giải thoát; hoặc đạo thứ lớp; hoặc nhân, hoặc quả, đều là Phật tánh. Dưới đây gọi là Như Lai thuận theo ngữ, ý mình, thuận theo nghĩa trước để giải thích. Nhưng nhân nên được, đối với thân ứng, hóa, có thể chung cho sinh, liễu, vì dựa vào nhân, quả kia khởi, xa gọi là Sinh nhân, nếu y theo kinh Niết-bàn, thì chỉ gọi là liễu; như đất đối với mầm là liễu nhân; vì có như, nên được có ứng, hóa, có thể làm liễu nhân. Nếu đối với pháp thân, thì chẳng phải thuộc về Sinh, Liễu. Luận Du-già rằng: “Tánh người khác làm nhân, vì chẳng phải tự tánh, vì thể của nhân quả chân như không khác nhau, nên tự mình không có khả năng làm sáng tỏ chính mình. Nếu có khả năng tự sáng tỏ, thì đã chẳng bị phiền não che lấp. Lại, vì thể thường, vì chẳng có sự sinh sau, nên chẳng phải hai nhân. Nhưng gọi nhân nên được, nghĩa là vì có như, nên về sau, tất nhiên sẽ được pháp thân của vị tịnh, nên gọi là nhân nên được”. Luận Phật Tánh chép: “Dù chưa làm sáng tỏ ngay, nhưng sẽ có thể hiện, nên gọi là chánh nhân nên được”.

Kinh Thắng-man chép: “Tại triền gọi là Như Lai tạng, xuất triền gọi là Pháp thân. Y cứ vào có tánh để nói, chẳng phải người không có tánh, vì sẽ có thể làm sáng tỏ, nên khi chưa làm sáng tỏ, gọi là Nhân, vì làm sáng tỏ gọi là pháp thân”.

Trong hai luận nói rằng làm nhân, nghĩa là do ở phần vị nhân, thì gọi là nhân; nếu ở phần vị quả, thì gọi là quả; tức vị nhân, pháp thân của quả như thế, gọi là chánh nhân, chẳng phải pháp chánh Sinh, liễu”.

Vì sao biết được? Vì luận Phật Tánh chép: “Nhân có hai”:

1- Phật tánh. 2- Tin ưa.

Phật tánh của hai pháp này là tin ưa vô vi, là tin, ưa hữu vi, y cứ vào tánh, được Phật tánh là liễu nhân, vì hiểu rõ được chánh nhân, chánh tánh. tin ưa y cứ gia hạnh làm Sinh nhân, vì công năng sinh khởi mọi công hạnh. Đây là đối với bốn đức của pháp thân mà nói tin ưa, y cứ vào gia hạnh làm Sinh nhân, vì năng khởi mọi hạnh, đây là đối với báo thân, không nói chân như là Sinh liễu, nên kinh Niết-bàn quyển 26 chép: “Phật tánh của chúng sinh cũng có hai thứ nhân. Chánh nhân, nghĩa là các chúng sinh, ở đây nói chúng sinh, vì tánh chúng sinh, nên gọi là chúng sinh. Không phải nói năm ấm, gọi là chúng sinh. Duyên nhân, nghĩa là về nghĩa của sáu Ba-la-mật cũng đồng với duyên nhân này, cho đến tâm chẳng phải Phật tánh, tâm là Vô thường”. Lại nữa, nghĩa gồm thâu chung, nên biết sự gồm thâu có hai thứ:

1- Do nhân. 2- Do quả.

Do gồm thâu nhân: Là tánh thanh tịnh của Như Lai có bốn thứ nhân, cho đến nói là nhâ thanh tịnh của pháp thân, tu tập, tin ưa Đại thừa, nên biết. Hoặc có thể đây là nói báo thân Như Lai, vì được hình thành bởi pháp công đức. Không như vậy thì báo thân há không có tịnh đức, trí đức của Phật ư?

Sinh nhân: Tu tập Bát-nhã và Thiền định, nên biết. Nhân của ơn đức nghĩa là tu tập Đại bi của Bồ-tát, nên biết. Cũng không nói Chân như là nhân của pháp thân.

Lại, kinh Niết-bàn quyển 2 chép: “Này người thiện nam! Ta đã giảng nói nhân Niết-bàn, cái gọi là tánh của Phật tánh chẳng sinh Niếtbàn, cho nên ta nói Niết-bàn vô nhân”.

Lại, Niết-bàn quyển 19 chép: “Thể của Niết-bàn chẳng phải do năm nhân, không có Sinh nhân. Pháp thân với Niết-bàn vì nghĩa khác, thể đồng, nên biết được chân như đối với pháp thân, chẳng phải Sinh liễu nhân. Nếu gia hạnh viên mãn thì hai tức chánh nhân, đối với pháp thân là liễu nhân, đối với thân khác là Sinh nhân”.

Trên đây là nói lược Phật tánh khác nhau.

2- Sự khác nhau giữa có, và không.

Nếu nói về lý tánh, thì không hai, bất sinh, như kinh Niết-bàn quyển 26 chép: “Xiển-đề dứt trừ gốc lành, vì cũng đều đủ, nên kinh ấy nói: “Nếu tâm Bồ-đề là Phật tánh, thì bọn Nhất-xiển-đề sẽ không được gọi Nhấtxiển-đề. Tâm Bồ-đề cũng không được gọi là Vô thường. Ý này vì tâm Bồđề chẳng phải là lý Phật tánh. Nếu lý tánh này Xiển-đề, không dứt, thì các chỗ đều nói thật, không nhọc công dẫn rộng. Nếu nói về tánh hạnh, thì sẽ có hai thứ, gọi là Hữu lậu, Vô lậu. Hai thứ tánh này có, “không” chẳng nhất định. Nếu là tánh hữu lậu, thì tất cả hạt giống hữu tình quyết định là có. Người hiện hành hoặc thành, không thành; nếu vô lậu thì sẽ nói theo hiện hành, phàm phu không thành. Nếu y cứ vào hạt giống, thì sẽ có thành, không thành, như luận Du-già quyển 5 chép: “Sinh Na-lạc-ca, hạt giống, hiện hành của tám căn, nhất định thành tựu, trừ ba căn khác, hạt giống quyết định thành ba căn; hiện hành nhất định không thành; hạt giống hoặc thành; hoặc không thành, nghĩa là pháp Bát Niết-bàn thành tựu, pháp không Bát Niết-bàn chẳng thành tựu, đây là y cứ vào hiện hữu. Nếu y cứ sẽ nói, thì sẽ cũng hiện hành, đâu nói là định, không định”.

Kinh Vô Thượng Y, luận Phật Tánh và luận Bảo Tánh đều nói rằng:

“Chúng sinh có ba”:

1. Chấp có. Sự chấp mắc lại có hai: a- Trái với đạo Niết-bàn, không có tánh Niết-bàn, không cầu Niết-

bàn, nguyện ưa sinh tử. Nhiếp Đại Thừa quyển 14 dịch vào đời Lương chép: “Nếu chúng sinh không có tánh Niết-bàn, thì gọi là nhân không đủ, chư Phật ở trong vị nây, không thể khiến Bát Niết-bàn; Tuệ thần thông cũng không tự tại. Không có tánh Niết-bàn, nghĩa là tham chấp sinh tử, không tin ưa Đại thừa, không đồng với tạo nghiệp, thọ quả quyết định, chẳng phải hai thời gian này, có thể hóa độ. Vô Niết-bàn tánh chép: “Đối với vị này, không được tự tại, tức không bao giờ có tánh Niết-bàn”. Lại luận Phật Tánh chép: “Do phần tịnh làm duyên, tánh tịnh làm nhân, nên thành quán này, chẳng phải không có nhân duyên. Nếu không do đối với hai việc này, thành quán không có nhân duyên, như người Xiển-đề không có tánh Niết-bàn, nên được quán này, mà Nhất-xiển-đề dã không có quán này, nên biết quyết định phải quán nhân duyên mới biểu hiện được, đồng với luận Bảo Tánh”.

Lại, luận Bảo Tánh quyển 3 chép: “Chánh nhân Phật tánh đối với chúng sinh cả nhóm bất định, tạo ra hai thứ nghiệp”:

1- Vì thấy thế gian nhàm chán khổ.

2. Vì thấy Niết-bàn, mong cầu thú vui vắng lặng, không nói nhóm định tà có thể tạo ra hai nghiệp”. Luận Phật Tánh cũng đồng với quan điểm này.

Kinh Niết-bàn cũng nói rằng: “Không thể lập tâm Bồ-đề của người Xiển-đề, dụ như Kim Cương không thể đập nát được sừng dê trắng, v.v… rộng như đã dẫn trước đây”. Quyển 9 chép: “Lại Phật nói: “Người thiện nam! Trừ Nhất-xiển-đề, chúng sinh khác đã nghe kinh này rồi, đều có thể tạo ra nhân duyên gốc lành. Ánh sáng của tiếng nói pháp, nhập vào lỗ chân lông, tất nhiên chắc chắn sẽ được A-Nậu-Bồđề. Đã là người Xiển-đề, thì không nói là sẽ được Phật tánh, mà phải nói không có Phật tánh”.

Lại, Niết-bàn quyển 33 nói trong sông sinh tử có bảy hạng người rằng: “Người thiện nam! Bảy hạng người này, hoặc có một người đủ bảy; hoặc có bảy người đều có một. Đã nói đều là một, kẻ thường chìm tức là không có tánh. Không như vậy, với một người đủ bảy đâu có khác nhau?” Kinh Thiện Giới, luận Địa Trì, Du-già, Bồ-tát Địa đều nói rằng: “Người không có tánh vì không có chủng tánh v.v… Thanh văn Địa, quyết trạch phần, Hiển Dương, luận Phật Địa, v.v… đều có lập “vô tánh”, rộng như các luận kia đã nói, vì sơ lược, nên không dẫn đủ”.

Kinh Niết-bàn quyển 26 chép: “Người thiện nam! Ta dù nói rằng: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, chúng sinh không hiểu Phật như thế, v.v… chỉ theo ngữ, ý của mình. Này người thiện nam! Nói như thế, Bồ-tát thân sau còn không thể hiểu, huống chi Bồ-tát khác kia đối với Nhị thừa”. Lại nói rằng: “Nếu nói: “Chúng sinh đều có Phật tánh”, thì đó gọi là Như Lai thuận theo ngữ ý của mình, Như Lai thuận theo ngữ, ý của mình như thế, chúng sinh làm sao hoàn toàn hiểu biết”.

Kinh Niết-bàn quyển 32 chép: “Như trên Hương Sơn có cỏ nhẫn nhục, chẳng phải tất cả bò đều được ăn. Phật tánh cũng giống như thế, đây gọi là pháp phân biệt. Đã hỏi về Phật tánh, không đáp nhất định, mà đáp phân bịêt, như cỏ nhẫn nhục có được, không được, nói biết tánh hạnh có, không khác nhau, lý tánh như thế nào? Chúng sinh đều nhập. Do lý này, các Bồ-tát Di-lặc, Vô Trước, v.v… đều dẫn kinh làm chứng, nói các chúng sinh, có người “có tánh”, có người không có tánh”.

Luận Phật Tánh và luận Bảo Tánh đều nói rằng: “Xiển-đề không có tánh Niết-bàn; không có tánh hạnh này, chẳng phải không có lý tánh”.

Giải thích trong vặn hỏi rằng: “Có tánh thanh tịnh, tức là lý tánh.

Nếu không như vậy, thì văn luận trước, sau trái nhau, cũng trái với nhiều giáo”.

3- Nói về loại Xiển-đề:

Y cứ kinh Lăng-già và Du-già, v.v… nói về tánh của năm thừa. Xiểnđề thứ năm cũng gọi là không có tánh. Tuy nhiên, Xiển-đề này gồm có ba thứ:

1. Gọi là Nhất-xiển-đề-để-ca, nghĩa là ưa thích là ưa ưa thích sinh tử.

2. Tên A-Xiển-đề-ca, nghĩa là không ưa thích, vì không ưa thích Niết-bàn.

Hai thứ này chung cho người không dứt mất gốc lành, vì không tin nên bị ngu si che lấp, cũng chung cho Bồ-tát Đại bi, vì được đại trí, đại bi huân tập.

3. Gọi A-Điên-Để ca, gọi là rốt ráo, vì rốt ráo không có tánh Niết-bàn. Người không có tánh này cũng được hai tên gọi trước. Hai thứ trước, lâu ngày sẽ thành Phật, sau sẽ không thành, nhưng thuyết mà các kinh luận đã nói khác nhau; hoặc thuận theo nói một; hoặc nói chung có ba, như kinh Lăng già đều nói hai thứ trước là thừa vô tánh”.

Kinh nói rằng: “Xiển đề có hai”:

  1. Đốt tất cả gốc lành.
  2. Phát nguyện cùng tận cõi chúng sinh.

Đại tuệ hỏi Phật:

Thành Phật là sao? Phật đáp:

Đại Tuệ nói:

Đốt gốc lành, chẳng phải tạo ra nguyện cùng tận cõi, vì gốc lành có thể dứt, chúng sinh vô tận, nói chung là có tánh dứt bỏ điều thiện, không có nhân hiện tại, Đại bi không có quả đương lai, gọi là vô tánh, chẳng phải không có hạt giống.

Trong luận Du-già chỉ nói thứ ba, rốt ráo không có tánh. Kinh Vô Thượng Y, luận Phật Tánh, luận Bảo tánh, Niết-bàn, đều nói có ba thứ.

Kinh Vô Thượng Y chép: “Phật bảo A Nan! Trong thế gian có ba phẩm chúng sinh”.

– Chấp có, chấp “có” lại có hai:

  1. Trái với đạo Niết-bàn, không có tánh Niết-bàn, không cầu Niết-bàn, ưa thích sinh tử.
  2. Đối với ngã, pháp không sinh khát ngưỡng, chê bai Đại thừa, cho đến rơi vào lưới Xiển-đề, không thể tự ra khỏi. Trước là không có tánh; sau là có tánh, nhưng đều gọi là hoá độ nhóm tà định, khiến thành Phật, sau này có tánh là không đúng, Hai người khác nhau ra sao?

Trong luận Bảo Tánh nói chấp mắc thứ hai, có nói rằng: “Đối với Phật pháp, nhân vị Xiển-đề, nói chẳng phải vô tánh”.

Luận Phật Tánh chép: “Cả hai đều thuận theo vị định; vị định chẳng phải Thánh, chẳng phải phàm, tiến lùi không có chấp lấy, mà là người trong Phật pháp, trái với pháp Đại thừa. Vì người này, nên Phật nói lời này: “Ta chẳng phải sư kia, v.v… nên kinh Vô Thượng Y, v.v… chép: đầu tiên, người vô tánh. Người thứ hai có tánh mà không thể tự phát ra, trong vô lượng thời gian, Phật v.v… làm duyên trở lại, có thể được ra khỏi”.

Kinh Niết-bàn quyển 9, rộng dùng dụ để nói, sau cùng không có khả năng làm nhân duyên cho Bồ-đề, cho đến nói rằng: “Nếu tất cả vô lượng chúng sinh; cùng lúc thành tựu A-Nậu-Bồ-đề, thì các Như Lai cũng không thấy Nhất-xiển-đề kia được thành Bồ-đề”.

Kinh Niết-bàn quyển 30 chép: “Này người thiện nam! Biển sinh tử cũng giống như thế, có bảy thứ người, vì sợ phiền não nên phát tâm muốn vượt qua, cho đến nói rộng, người thứ nhất dứt bỏ điều lành, thường chìm trong ba đường ác, người thứ hai dù gần bạn lành, sẽ được tín tâm về sau, nhưng gặp bạn ác, dứt bỏ điều lành, nên chìm trở lại”.

Người thứ ba, do gần gũi bạn lành, dù dứt mất gốc lành, nhưng được gọi là xuất; trụ vững chắc tín, tuệ, tâm không lui sụt, gọi là tụ.

Người thứ tư, vì dứt mất gốc lành, nên chìm đắm giữa chừng, vì gần bạn lành, cho đến quán khắp bốn phương. Bốn phương, nghĩa là bốn quả của Sa-môn.

Người thứ năm, dứt mất điều lành, chìm đắm. Nhờ gần gũi bạn lành, cho đến gọi là Bích-chi-phật dù có khả năng tự độ nhưng không độ chúng sinh, đó gọi là xuất.

Người thứ sáu: Dứt bỏ gốc lành, chìm đắm, nhờ gần gũi bạn lành được tín, gọi là xuất. Đến chỗ cạn, liền trụ không bỏ, gọi là Bồ-tát vì độ chúng sinh, trụ quán phiền não “không”.

Người thứ bảy, vì dứt bỏ điều lành, nên chìm đắm, nhờ gần gũi bạn lành nên được xuất, cho đến đã tiến tới trước, được đến bờ bên kia, lên núi cao lớn, phần nhiều được yên vui, dụ cho Phật thường trụ.

Văn kinh Đại bát Niết-bàn quyển 32, đại ý đồng, nhưng có chút khác nhau. Quyển 34 chép: “Hoặc vốn có sáu chữ, một người có đủ bảy, trước kia nói không nhất định, vì đều phát tâm lội qua sông sinh tử”.

Quyển 36 chép: “Vì định, bất định, nên ở trong thường chìm nói rằng: “Vì nghiệp tâm nặng, nên không thể ra khỏi. Vì sao? Vì tâm họ không thể nẩy sinh pháp lành. Mặc dù có vô lượng chư Phật xuất hiện thế gian nhưng vì họ không nghe, không thấy, nên gọi là thường chìm, người vô tánh ở trên lại nói. lại rằng: “Mặc dù ta lại nói Nhất-xiển-đề, v.v… gọi là thường chìm; nhưng lại có người thường đắm chìm mà chẳng phải Nhấtxiển-đề. Vì sao? Vì như có người có tu giới thiện của thế gian nên gọi là thường chìm; Cù-Da-ly, v.v… gọi là nổi lên khỏi mặt nước rồi lại chìm xuống. Xá-lợi-phất, v.v… gọi là trồi lên rồi không chìm xuống nữa. Hàng Tu-đà-hoàn, như quán sát bốn phương; Hàng Tư-đà-hàm, như quán sát rồi đi; Hàng A-na-hàm, gia hạnh xong lại ở. Vô học của ba thừa cũng như rùa thần, ở dưới nước, trên đất liền, đều bò đi. So sánh phối hợp dụ này với pháp trước kia, có chút khác nhau”.

Cứ theo văn, nếu bảy người gặp phải bạn ác, thì đều có thể dứt mất điều lành, gọi là thường chìm. Nếu may mắn gặp được bạn lành, nối tiếp gốc lành xong, sẽ được lội qua sông sinh tử. Trong người thứ nhất, vô tánh, rốt ráo chìm, kẻ có tánh tạm thời trồi lên, cũng gọi là thường chìm. Mặc dù đều nói là thường, nhưng vẫn có mãi mãi tạm biệt, như ba thứ thường nói thường dù đồng, nhưng chẳng có khác nhau. Không như vậy thì sao đối với dụ, pháp của văn trước có bảy thứ khác nhau, vì đều có thường chìm đắm. Lại giải thích: Hoặc bảy chúng sinh thường nói rằng chìm đắm, vì lời nói chung ý riêng, nên cũng không trái. Dưới lại nói: “Bảy hạng người này, hoặc có một người đủ bảy; hoặc bảy người đều một”.

Vì y cứ theo đây, nên biết có định, bất định. Một người đủ trong bảy, nói thường đắm chìm: Tức người chấp “hữu” thứ hai đã nói trong kinh Vô Thượng Y và luận Bảo Tánh, v.v… cũng tức Xiển-đề đã được hội thích trong luận Phật Tánh, v.v… không có pháp Niết-bàn, vì kiến chấp dứt mất điều lành. Nếu người không có thường chìm đắm và tánh quyết định, v.v… thì chỉ là một người đủ bảy, làm sao biết được có bảy người đều là một, người thường chìm trong bảy người đều một, tức là không có tánh.

Kinh Niết-bàn quyển 32 chép: “Trong người thứ nhất, dù chẳng phải Xiển-đề, như người vì có tu thí, giới, thiện, đó gọi là người thường chìm, tức người thứ hai trong chấp hữu nói trong kinh Vô Thượng Y”.

– Xiển đề có tánh, tức người có chút phần thứ nhất trong bảy hạng dứt mất điều lành nói trong kinh Niết-bàn. Sáu người sau, và thừa vô tánh của kinh Lăng-già là thuyết nói bất định trong các kinh, luận. Kinh

Niết-bàn, kinh Vô Thượng Y, luận Đại Trang Nghiêm, luận Bảo Tánh, v.v… đều nói chung cho hai. Trong kinh Lăng-già chỉ nói có tánh. Dugià, Hiển Dương, Địa Trì, Thiện Giới đã nói không có tánh, chỉ rốt ráo không có. Do đây, nên biết, kinh Niết-bàn quyển 32 chép: “Một hạng người Xiểnđề năng sinh ra gốc lành; sinh gốc lành xong, nối nhau không dứt, sẽ được A-Nậu-Bồ-đề, đó là nói có tánh. Nói hạng Xiển-đề trong thứ chín, như cây khô, đá núi, hạt giống bị hư mục, mai rùa, cho đến tất cả thành Phật, không thấy Xiển-đề được A-Nậu-Bồ-đề”. Ở chỗ này nói không có tánh, ở chỗ khác đều y cứ theo đây, nên biết. Nếu tạo ra cách giải thích này, thì sẽ không trái với kinh, luận. Nếu nói đều có tánh, thì sẽ trái với nhiều Thánh giáo, rộng như trước đã dẫn chứng”.

4- Thanh văn có khác:

Phẩm Tam Đạo Ta, Thừa thứ mười bốn trong kinh Bồ-tát Anh Lạc chép: “Phật bảo Xá-lợi-phất! Ba thừa Bồ-tát đều có ba phẩm; Ba thừa Bích-chi cũng có ba phẩm. Ba thừa Thanh văn cũng có ba phẩm. Ba thừa Bồ-tát có Đại thừa Bồ-tát. Có thừa Bồ-tát, Bích-chi-phật; có thừa Thanh văn, Bồ-tát”.

Ba thừa của Bích-chi-phật: Có Bồ-tát Đại thừa, Bích-chi có Bíchchiphật, Bồ-tát, Duyên giác thừa, có thừa của Bích-chi-phật, Bồ-tát, Thanh văn.

Ba thừa của Thanh văn: Có Đại thừa Thanh văn; có thừa Bíchchiphật Thanh văn. Thanh văn có thừa không có chấp mắc, đều chỉ cho cõi nước, Phật, gọi là hạnh nguyện, v.v… Ở đây đều y cứ hóa, vì hóa ba thừa. Chư Phật, Bồ-tát đều biến hóa tạo ra ba thừa. Luận Nhập Đại Thừa và luận Bồ-đề Tư Lương chép: “Người được Phật thọ ký trong kinh Pháp Hoa, vì Phật, Bồ-tát biến hóa làm Thanh văn”.

Nhập Đại thừa luận quyển 2 chép: “Hỏi: Nếu La-hầu-la thật sự là Bồ-tát, thì sao lại nói là A-la-hán Thanh văn? Đáp: “Vì Bồ-tát cũng gọi Thanh văn, cũng gọi A-la-hán. Vì sao? Vì khiến cho tất cả chúng sinh vì nghe A-nậu-Bồ-đề, nên gọi là Thanh văn; vì đối với tất cả người, trời, Atu-la, nên thọ sự cúng dường, gọi là Ứng cúng, Bồ-tát vì hóa độ chúng sinh, nên hóa hiện làm A-la-hán Thanh văn”.

Hỏi: “Các Thanh văn khác cũng là Bồ-tát phải không?”

Đáp: “Các Thanh Văn khác cũng có người là Bồ-tát, như năm trăm vị đệ tử Xá-lợi-phất, v.v… trong kinh Pháp Hoa, đều là Bồ-tát, đều sẽ thành Phật. Tất cả Thanh văn đều là Bồ-tát A-bệ-bạt-trí, như trong kinh Bất thối chuyển pháp luân có nói rộng”.

Nếu y cứ vào kinh Thâm Mật giải thoát quyển 2, kinh Giải Thâm Mật và luận Du Già, Quyết trạch phần, đều nói có hai:

  1. Vắng lặng.
  2. Thú hướng Bồ-đề.

Vắng lặng: Cũng gọi là tánh quyết định. Thú hướng Bồ-đề, cũng gọi là tánh bất định, cũng gọi lui sụt tâm Bồ-đề.

Kinh Lăng già chép: “Vì có ba hạng, nên quyển tư chép: “Bồ-tát Đại Tuệ bạch Phật rằng: “Thế Tôn nói ba hạng A-la-hán, đây là nói hạng A-lahán nào, gọi là A-la-hán?”. Thế Tôn vì nói A-la-hán được quyết định vắng lặng, vì gốc lành phát nguyện Bồ-đề, quên A-la-hán của căn lành, vì làm cho A-la-hán ứng hóa?”.

Lăng-già quyển có chép: “Nghĩa là đời trước tu hạnh Bồ-tát, Thanh văn tăng thượng mạn, Thanh văn vắng lặng”. So sánh với đây, trước, sau đều đồng với quan điểm, luận Pháp Hoa kinh chép: “Thanh văn có bốn hạng, Luận Nhiếp Đại thừa, Hiển Dương, luận Đại Trang Nghiêm đều nói trong Nhất thừa, đều đồng với Lăng già”. Kinh Pháp Hoa nói có ba hạng:

  1. “Tỳ kheo tăng thượng mạn v.v…”.
  2. “Xưa, ta bảo ông chí nguyện đạo Phật, nay ông đều quên hết!”.

Những người này tức là Thanh văn của tâm Bồ-đề.

  1. “Trong ẩn hạnh Bồ-tát, ngoài hiện là Thanh văn, v.v… Đây là biến hóa”.

Theo luận Pháp Hoa Kinh nói có bốn hạng, luận chép: “Thanh văn có bốn hạng”.

  1. Thanh văn quyết định.
  2. Thanh văn tăng thượng mạn.
  3. Thanh văn lui sụt tâm Bồ-đề.
  4. Thanh văn ứng, hóa.

Nếu là người Duyên giác, thì y cứ luận Pháp Hoa, chỉ nói một hạng. Lăng-già quyển 2 nói: “Có hai hạng, gọi là tánh định, bất định, đồng với Đại Bát-nhã”.

Y cứ luận Tạp Tập, v.v… nói có hai hạng:

1- Chúng xuất. 2- Lân giác.

Bồ-tát Anh Lạc quyển 14 chép: “Ba thừa Bích-Chi: Như đã dẫn ở trước, thì có ba hạng”. Thủ-lăng-nghiêm tam-muội quyển ba chép: “Vănthù-sư-lợi nói: “Ta nhớ lại kiếp Chiếu Minh ở đời quá khứ, ta ở trong ba trăm sáu mươi ức đời, dùng thừa Bích-chi-phật mà nhập Niếtbàn”. Cho đến nói rằng: “Các chúng sinh này không có chỗ nào được nhân duyên gieo trồng gốc lành, bấy giờ, ta vì giáo hóa chúng sinh, nên tự xưng thân mình là Bích-chi-phật”.

Bồ-tát cũng thế, dùng thừa Bích-chi-phật nhập Niết-bàn mà không diệt hẳn, cho đến nói rộng, hóa bốn quả, v.v…

Quyển 3 nói tánh quyết định, luận giải thích: “Vì khiến cho biết các thừa khác nhau””

Quyển lại chép: “Bồ-tát hóa làm, nhưng không thấy văn nói có Duyên Giác tăng thượng mạn”.

Hỏi: Thanh văn, Duyên giác đều có nhiều hạng, là tất cả chủ thể nhận lấy Vô thượng Bồ-đề, hay không phải tất cả?

Đáp: Chẳng phải tất cả.

Vì sao biết được?.

Vì y cứ vào bổn luận Nhiếp Đại Thừa dịch vào đời Lương chép: “Nếu như vậy, thì Thanh văn, Duyên giác không phải đã được chung mọi đức như vậy, tương ưng với pháp thân của chư Phật. Vì sao nói là họ đều thú hướng Nhất thừa, đồng với Phật thừa?”.

Giải thích rằng: “Nếu chư Phật không có năm thứ trước khác nhau, mà là do năm nghiệp của pháp thân là đồng, thì hàng Nhị thừa có năm nghiệp khác nhau, sẽ không được pháp thân, không có năm nghiệp đồng với Như Lai là nghĩa gì?” Nói hàng Nhị thừa đồng thú hướng nhất thừa, đều được thành Phật”.

Cứ như ý của lời nói này, không nói tất cả đều có thể hướng về, chỉ vì dắt dẫn tánh của căn cơ bất định, để mau chóng thú hướng Đại thừa.

Thích luận chép: “Vì nói rõ ý nhất thừa, cho nên nói kệ; kệ trước dùng liễu nghĩa để nói Nhất thừa; kệ sau dùng nghĩa bí mật để nói nhất thừa. Ý này, kệ trước vì dắt dẫn tánh bất định được thành Phật, nên nhất thừa là liễu nghĩa; kệ sau nói Nhị thừa là tánh quyết định, vì không thành

Phật, chỉ dựa vào chân như vô ngã giải thoát, v.v… nên nói chánh là đồng”.

Kinh Giải Thâm Mật chép: “Nên trong đó nói Nhất thừa, chẳng phải tánh hữu tình, không có khác nhau”. Lại nói: “Thú hướng vắng lặng, cuối cùng không ngồi đạo tràng, chỉ với tánh bất định, mới có thể thành Phật”. Văn Nhiếp luận của Vô tánh cũng tương tự. Lăng-già quyển chép: “Đại Tuệ! Thanh văn có ba hạng. Nói môn nhập Bát địa vắng lặng, đây là nói người trước kia đã tu hạnh Bồ-tát, rơi vào địa Thanh văn, rồi trở lại y chỉ bảm tâm, tu hạnh Bồ-tát, đồng nhập môn vui vắng lặng của Bát địa, chẳng phải Thanh văn vắng lặng tăng thượng mạn”.

Kinh Lăng-già quyển 8 chép: “Phật bảo Đại Tuệ! Ta từng thực hành hạnh Bồ-tát; các Thanh văn, v.v… dựa vào Niết-bàn vô dư y mà thọ ký cho. Đại Tuệ! ta thọ ký cho Thanh văn, là vì chúng sinh yếu hèn, sinh tâm mạnh mẽ. Đại Tuệ! Trong thế giới này và cõi nước Phật, Phật khác, có các chúng sinh thực hành hạnh Bồ-tát, mà lại ưa thích pháp Thanh văn, ta chuyển biến cho họ nhận lấy Đại Bồ-đề. Theo văn kinh này, ở địa phương khác của nước này, đều không nói là Thanh văn vắng lặng, có người thú hướng Đại thừa”.

Luận Nhập Đại Thừa quyển 2 chép: “Thanh văn có hai hạng”:

  1. Siêng tu thiền định là người căn cơ chậm lụt.
  2. Hồi hướng Bồ-đề, có công năng dứt trừ sở tri chướng là người căn cơ nhạy bén.

Người ưa thực hành thiền định, như kinh Bảo Lương nói: “Cũng như thủy tinh, sau cùng không thể trở thành ma-ni bửu châu; Thanh văn tu thiền cũng giống như thế, sau cùng không thể trở thành quả Bồ-đề”.

Lăng-già quyển tư chép: “Đại Tuệ! Tướng của quả Tư-đà-hàm là sao? Nghĩa là một lần đi qua, thấy sắc tướng hiện tiền sinh tâm, không phải do tưởng phân biệt luống dối thấy, mà là do khéo thấy hành tướng tu thiền, nên một lần qua lại thế gian, liền dứt hết khổ, nhập Niếtbàn”.

Văn này không đồng với môn trụ thú vui tam-muội, sinh tưởng Niếtbàn, vì Tư-đà-hàm kia còn có biến dịch, sinh tưởng Niết-bàn vì chưa dứt hết khổ”. Ở đây nói rằng khổ hết, nhập Niết-bàn, không nói sinh tưởng Niết-bàn, đủ chứng minh là tánh quyết định vì nhập diệt vô dư, nên tiếp theo nói rằng: “Bồ-tát Đại Tuệ bạch Phật rằng: “Thế Tôn nói ba hạng Ala-hán. Đây là La-hán nào gọi là A-la-hán? Cho đến Phật bảo Đại Tuệ! Vì nói La-hán Thanh văn được vắng lặng quyết định, chẳng phải La-hán khác”.

Luận Nhiếp Đại Thừa dịch vào đời Lương chép: “Do luôn khác nhau đối với Niết-bàn Vô dư, không rơi vào bờ mé đoạn tận, nên giải thích rằng: “Nhị thừa cũng ở Niết-bàn Vô dư, không có hai thân ứng, hóa, vì không quán việc lợi ích cho người khác, vì không có ứng thân; nên rơi vào đoạn; vì không có hóa thân, nên rơi vào tận. Đối với Niếtbàn Vô dư, Bồ-tát thường khởi hai thân, không có bờ mé, cho đến nói rằng: “Vì có ứng thân, nên không rơi vào đoạn, vì có hóa thân nên không rơi vào Tận”.

Luận Nhập Đại Thừa quyển một chép: “Hỏi: Bồ-tát vượt qua không, ra khỏi sinh tử, làm sao được trội hơn Thanh văn? Đáp: Bồ-tát được lợi ích thế gian, lợi ích xuất thế gian, vì vượt qua địa Nhĩ-Diệm; nên dù xuất thế gian, nhưng vẫn có thể trụ thế gian, để giáo hóa chúng sinh; hàng Thanh văn thì không như vậy, chỉ sợ sinh tử, cầu mau chóng diệt độ; dùng đạo xuất thế gian để thấy pháp giới. Thấy pháp giới rồi, tiến đến bờ Niết-bàn; Bồ-tát không như vậy. Kinh Niết-bàn quyển 32, trong phần giải thích bát Na-hàm hữu hành, vô hành, đều nói rằng: “Hết tuổi thọ, nhập Niết-bàn”. Lại, trong vô hành bát chép: “Vì cũng nhờ năng lực tam-muội hữu vi, nên hết sống lâu thì được vào Niết-bàn”.

Theo văn này nói: “Nhập tam-muội, hóa lửa đốt thân, hết mạng sống lâu của họ, nhập Niết-bàn. Nếu trụ thú vui tam-muội, cho là Niếtbàn, làm sao nói vì nhờ năng lực tam-muội hữu vi, nên hết sự sống lâu thì sẽ được nhập vào Niết-bàn? Vì nhờ tam-muội hữu vi, thì được Niếtbàn; do đây nên biết, Thanh văn trụ, diệt định xong, hóa lửa đốt thân, mới được Niết-bàn. Vì hữu hành cũng đồng, nên nói rằng: “Cũng do đây, nên tánh quyết định nhập Vô dư y, không chịu biến dịch”.

Lăng-già quyển tư chép: “Thanh văn, Duyên giác, chưa chứng pháp Vô ngã, chưa được lìa sinh biến dịch không suy nghĩ, bàn luận”.

Theo đây, nên biết Nhị thừa tánh quyết định thú hướng Vô dư y, không chịu biến dịch sinh tử.

Thắng-man v.v… nói: “A-la-hán, Bích-chi-phật, Bồ-tát Đại lực, chịu biến dịch, đều là tánh bất định”.

Luận Phật Địa quyển 2, luận Du-già quyển 80 đều nói hồi thú bất định, được thọ biến dịch.

Luận Đại Trang Nghiêm quyển 1 chép: bốn là do gốc lành vô tận. Vì sao? Vì không phải gốc lành của các Thanh văn, v.v… sáng sạch như thế, nên chẳng phải tất cả gốc lành của con người gồm thâu lực, vô úy, v.v… gốc lành của người khác vì không có lợi ích cho người; nên gốc lành của người hết khi Niết-bàn; gốc lành của Bồ-tát thì không như vậy. Do đây, nên biết tánh bất định nhập Vô dư không thể thú hướng về.

Người có tánh bất định trụ hữu dư y, mới hồi thú”. Pháp Hoa quyển 2 có bài tụng rằng:

Được thoát khỏi tai hoạn

Khổ não của ba cõi

Trụ thân sau cuối.

Niết-bàn Hữu dư”.

Du-già quyển 80 chép: “Đáp: Chỉ trụ trong cõi Niết-bàn Hữu dư y có thể có việc này. Vì sao? Vì trong cõi Niết-bàn vô dư y, xa lìa tất cả sự nghiệp phát khởi, tất cả công dụng đều thôi dứt, đồng với luận Phật Địa”.

Thắng-man cũng nói: “Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-phật, khi quán sát, không được thọ hữu sinh, quán địa Niết-bàn, chỗ dứt sự sống thứ nhất. Thế Tôn, địa mà nhị thừa kia đã được, chẳng phải pháp ngu, không do người khác, cũng tự biết được địa hữu dư, tất nhiên sẽ được A-nậu-Bồđề”.

Vì sao? Vì Thanh văn, Bích-chi-phật đều nhập Đại thừa. Y cứ vào các văn này, không có nói Nhị thừa, nhập cõi Niết-bàn Vô dư xong, mới có thể hồi thú, nên biết hồi thú, phải là tánh bất định, trụ Niết-bàn Hữu dư y, chỉ nói tám muôn kiếp trụ Niết-bàn, v.v… không nói vô dư. Gốc lành mà người bất định này đã tu là phương tiện lớn, cũng đồng với gốc lành vô tận của Bồ-tát, nên Pháp Hoa chép: “Đối tượng thực hành của các ông là đạo, của Bồ-tát v.v…”. Lại kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển hai chép: “Các vị trời nghe Phật nói nghĩa như thế, đều than khóc mà nói như vầy: “Thế Tôn, nếu người nào đã nhập địa vị Thanh văn, Bích-chiphật, vì mất hẳn tam-muội Thủ-lăng-nghiêm. Thế Tôn, kẻ gây năm tội nghịch, được nghe tam-muội Thủ-lăng-nghiêm không nhập vị pháp tạo ra A-la-hán lậu tận. Vì sao? Vì người gây năm tội nghịch, nghe tammuội Thủ-lăng-nghiêm, phát tâm A-Nậu-Bồ-đề, lại được thành Phật. Thế Tôn, A-la-hán lậu tận cũng như đồ đựng bị bể, không bao giờ có khả năng gánh vác thọ mạng này. Về sau, dụ rộng, huống chi là nói không có khả năng thọ”.

Lại, luận Bồ-đề Tư Lương chép: “Như gạo không có trấu cám, hạt giống tất nhiên không nẩy mầm, hàng Thanh văn cũng giống như thế, quyết định không thành Phật”. “Trong kinh Pháp Hoa nói các Thanh văn như Xá-lợi-phất v.v… được thành Phật, là đối tượng hóa thành của Phật, Bồ-tát. Luận Nhiếp Đại thừa dịch vào đời Lương cũng nói: “Trong Pháp Hoa, Đại Tập, có các Bồ-tát, đều đồng với Xá-lợi-phất, v.v… Bồtát này được ý này, Phật thọ ký, cho nên nói nhất thừa”. Lại nữa, Phật hóa làm Thanh văn Xá-lợi-phất, v.v… thọ ký cho họ”.

Luận Pháp Hoa kinh nói: “Hai hạng Thanh văn, Như Lai thọ ký cho, nghĩa là Thanh văn, ứng, hóa, lui sụt rồi, lại phát tâm Bồ-đề, hai hạng Thanh văn tăng thượng mạn quyết định, vì căn cơ chưa thành thục. Như Lai không thọ ký cho Bồ-tát được thọ ký vì phương tiện khiến phát tâm Bồ-đề; bất định nói là khiến phát tâm thú hướng chỉ người quyết định phát tâm tin Đại thừa, thành pháp không ngu, cũng được gọi là phát tâm. Trước kia đã nói vì lợi ích cho hai hạng người, nên nếu cũng thành Phật, chỉ là bất định, đâu gọi tánh quyết định. Dụ cho Lân Giác, Độc giác, tất nhiên là tánh quyết định, vì không được thấy Phật, nên kinh Hoa Nghiêm chép: “Bồ-tát bước xuống, trước hết, dùng tay phải phát ra ánh sáng, nghĩa là nghiêm tịnh giới. Hàng Độc giác gặp ánh sáng này, liền nhập Niết-bàn; người không hay biết, Bồ-tát dùng thần lực của ánh sáng kia, dời họ đặt ở phương khác, do đây nên biết Lân giác, Độc giác tất nhiên là tánh quyết định, quyết định không thú hướng Đại thừa. Trong bộ hành có định, bất định. Người bất định hồi tâm; kẻ quyết định không hồi tâm, do đây, khéo thuận với kinh Niết-bàn, nói: “Nếu nói rằng: “Người Tu-đà-hoàn v.v… đều được đạo Phật”. Hoặc nói: “Đều không được, rằng: “Vì không hiểu ý ta, nên biết tánh quyết định, thì sẽ không thành Phật; tánh bất định, thì sẽ thành Phật”. Du-già v.v… đều nói: “Không nhất định hồi tâm hướng Đại, không nói đều được, vì không nói đều được”. Nên luận Du-già quyển 80 nói: “Vì sao tất cả Ala-hán đều không hồi hướng Vô thượng Bồ-đề?”.

Đáp: Vì các thứ chúng sinh kia có khác nhau, v.v… Luận Đại Trang Nghiêm chép: “Do các cõi khác nhau của cõi: chúng sinh có các thứ cõi vô lượng khác nhau, như đa giới Tu-đa-la nói: “Do các cõi khác nhau cõi, nên biết chủng tánh ba thừa có khác nhau”, cho đến nói rằng: “Nếu không có tánh khác nhau, thì cũng sẽ không có quả khác nhau v.v…”.

Lại, kinh Thiện Giới, luận Địa Trì, luận Du-già trong giải thích mười nhân, có giải thích nhất định khác với nhân, có tánh và tánh ba thừa, đều quyết định khác.

5- Hai thứ chết không bình đẳng:

  1. Tên gọi, không bình đẳng.
  2. Thể tánh không bình đẳng.
  3. Được người không bình đẳng.

Tên gọi không bình đẳng.

  1. Y cứ vào lỗi lầm khác nhau: Phần đoạn, biến dịch. Y cứ kinh Thắng-man chép: “Như thứ lớp, gọi là Vô thường ôm ấp thế gian; vô thường gây bệnh thế gian”.
  2. Y cứ vào phàm, Thánh khác nhau, như thứ lớp gọi là sinh tử hữu vi; sinh tử vô vi, do hữu “không”, vô “không” khác nhau.
  3. Y cứ vào cảnh, trí khác nhau. Phiền não phát ra nghiệp, đã chiêu cảm sinh tử, gọi là nhân phần đoạn. Sở tri chướng vô lậu làm duyên mà có sinh tử, gọi là tử biến dịch không suy nghĩ bàn luận.
  4. Y cứ vào duyên lậu, vô lậu khác nhau: Phần đoạn sinh tử cũng gọi là sinh tử trong cõi.

Kinh Vô Thượng Y chép: “Có sinh tử hữu, như vì nạn sinh trong ba cõi; sự sinh biến dịch cũng gọi sinh tử ngoài cõi”.

Luận Phật Tánh chép: “Do ra khỏi ba cõi, có ba hạng Thánh, cho đến nói rằng: “Trụ cõi Vô lậu có bốn thứ chướng đoạn. Đã nói rằng, người ra khỏi ba cõi, là nói sự sinh tử gọi là ngoài cõi”.

  1. Y cứ vào sức định thấm nhuần nghiệp khác nhau: Pháp sư Cổ Cơ nói: “Trong luận Vô Tướng chép: “Cái chết phần đoạn, gọi là thân quả báo, cái chết biến dịch gọi là thân biến hóa”.
  2. Dựa vào biến dịch, y cứ vào vị chứng khác nhau: kinh Nhập Lăng-già quyển 5, gọi là ba ý sinh thân. Kinh rằng: “Phật bảo Đại Tuệ!

Có ba thứ ý sinh thân, ba thứ đó là”:

  1. Được ý sinh thân Tam-ma-bạt-đề, thú vui tam-muội.
  2. Ý sinh thân giác biết như thật về tướng của các pháp.
  3. Chủng loại Câu sinh ý sinh thân của hạnh vô tác.

– Y cứ vào dụng tánh khác nhau: Hai thứ chết đều chia ra bốn thứ:

Sinh tử phần đoạn, gọi là bốn nạn. Biến dịch thì gọi bốn thứ sinh tử, nên kinh Vô Thượng Y nói: “A-nan! Ở trong ba cõi, có bốn thứ tai nạn”.

  1. Tai nạn phiền não.
  2. Tai nạn nghiệp.
  3. Tai nạn sự sinh.
  4. Tai nạn lỗi lầm.

Vô minh trụ địa đã khởi phương tiện sinh tử, như nạn phiền não trong ba cõi. Vô minh trụ địa đã khởi nhân duyên sinh tử, như tai nạn nghiệp trong ba cõi.

Vô minh trụ địa đã khởi có sinh tử hữu, như tai nạn của sinh trong ba cõi.

Vô minh trụ địa đã khởi không có sinh tử, như tai nạn lỗi lầm trong ba cõi.

Thể tánh khác nhau: Sinh tử phần đoạn, dùng hoặc của kiến đạo làm phát nghiệp thích đáng, tu hoặc chánh thấm nhuần, cảm được dị thục. Sáu đường, ba cõi; bốn uẩn, năm uẩn là thể của phần đoạn. Thể chỉ hữu lậu, vì thuộc về Khổ, Tập, vì hoặc nghiệp, khổ, đều gọi là sinh tử, vì đều có sinh diệt, nên sinh tử biến dịch do chướng sở tri làm duyên khởi. Vô lậu có nghiệp phân biệt giúp chiêu cảm cái có của hiện thân, nên nghiệp chung cho ba thiên hạ, sáu dục, bốn thiền, phước của bốn thiền, nghiệp bất động trừ các xứ nạn và năm Tịnh cư, đã khiến cảm năm uẩn thân nối tiếp nhau, chuyển biến vượt hơn, chuyển biến mầu nhiệm, được Phật địa là thể của biến dịch. Thể chung cho hữu lậu, kể cả quả vô lậu, chỉ có nhân hữu lậu chung cho cả hai.

Hỏi: Vì sao trừ xứ nạn?

Đáp: Vì nhập kiến đạo rồi, nữ hai hình, hùynh môn và xứ tai nạn được phi trạch diệt, vì đều mãi mãi không thọ.

Hỏi: Vì sao trừ Tịnh cư?

Đáp: Vì cõi trời này klhông có hồi thú, luận Nhập Đại Thừa chép:

“Như Tôn giả Câu-Ma-La-Đà có nói kệ rằng:

Các cõi đều biến hóa

Chỉ trừ trời Tịnh Cư

Theo nghiệp các thứ chuyển

Không nơi nào chẳng sinh.

Do đây, nên biết các Bồ-tát thường đồng lợi ích, thuận theo sự thọ sinh của chúng sinh mà dẫn dắt, hóa độ họ; dùng năng lực phương tiện chỉ vì chúng sinh; không thuận theo phiền não, vì bị trói buộc bởi nghiệp báo Bồ-đề.

Văn này nói rằng: “Bồ-tát thường đồng lợi ích, thuận theo sự thọ sinh của chúng sinh mà dẫn dắt, hóa độ họ”. Đã trừ Tịnh cư, nói không có lợi ích. Vị cõi trời kia tự chứng đắc Niết-bàn của Tiểu thừa, không giống với Bồ-tát. Nếu có thể hồi thú, thì sao Bồ-tát không sinh cõi đó mà giáo hóa họ”.

Vì sao trừ Vô Sắc?

Đáp: Theo luận Tạp Tập chép: “Được Bồ-tát tánh không sinh Vô Sắc; vì tánh tất định của bậc Thánh Tiểu thừa. Lại, không có năm căn có thể giúp đỡ khéo léo hơn làm biến dịch. Lại, vì không sinh lại hai cõi dưới”.

Hỏi: Vì sao không thừa nhận Bồ-tát thượng địa, Vô học Tiểu thừa thọ riêng năm uẩn làm thân biến dịch. Vì thân được thấm nhuần, nên nghiệp cảm nhân của hiện thân, khiến có năng lực vượt hơn, dẫn đến quả trong thời gian dài, được sinh địa vị Phật?

Đáp: nhị thừa Vô học vì chìm đắm trong không, nên chết rồi không sinh lại. Luận Đại Lực Bồ-tát Thập Địa chép: “Vì lợi ích báo sau, sinh chỗ trí Ma-hê-thủ-la, nên nếu đã thừa nhận sự hiện khởi nghiệp Vô lậu mới, chiêu cảm riêng biệt, thích đáng sinh tử biến dịch, sao gọi là báu sau? Lại, luận Nhập Đại Thừa chép: “Hỏi: “Như Lai dùng hạnh nào để dứt bỏ hẳn kiết sử mà thành Phật?” Trong kinh nói: “Phật bảo A-nan! Người hãy tu bốn như ý túc, hoặc trụ một kiếp, hoặc nhiều kiếp, mới cùng tận sinh tử; tất cả các kinh đều đồng với thuyết này. Nếu ông nói rằng, không có phiền não, thì ta cũng giống như thế. Nếu có ai thân ái, tín quy ở ta, thì ta sẽ nói cho ông nghe”.

Hỏi: Thế nào là sống lâu?

Đáp: A-la-hán không có phiền não, đồng với Bồ-tát bát trụ; vì khéo tu như ý túc, nên có khả năng tùy ý ở đời, cho đến tận cùng sinh tử. Lahầu-la, Tân-Đầu-lô đều trụ ở đời, là dùng thân này trụ ở đời hay là có thân khác trụ?.

Đáp: Dùng thân thật mà ở đời, thì sẽ không có nghĩa kia. Nếu thân biến hóa trụ sống lâu trong nhiều kiếp, thì ở đây có lý này, cũng như trong Tăng-kỳ nói: “Như Lai mắt xanh, vì hóa độ Bồ-tát, ở trời Quang Âm với các chúng Thanh văn, trụ vô lượng trăm ngàn ức kiếp na-dotha, như Thanh văn ở cõi trời kia, sống lâu nhiều kiếp, phải biết rằng, cõi này cũng có Thanh văn có khả năng trụ như thế”.

Y cứ vào văn luận này nói trụ sống lâu, vì không thọ riêng sự sinh, nên biết biến dịch nhất định giúp cho nghiệp cũ, cũng không thể nói rằng, luận này giải thích giáo trước bốn mươi năm. Vì sao? Vì tất cả các kinh đều đồng với thuyết này, vì cũng dẫn Pháp Hoa làm chứng nghĩa.

Lại, luận Phật Tánh chép: “Nhân duyên sinh tử: Như Tu-đà-hoàn trở lên, chỉ vận dụng nghiệp cũ”. Đã nói: “Như Tu-đà-hoàn kia dùng nghiệp cũ của mình, để chứng tỏ chẳng phải mới tạo. Nghiệp Vô lậu mới, thích đáng, thì có thể cảm, chỉ vì giúp đỡ nghiệp cũ”. Lại, Niếtbàn quyển 34 chép: “Vô lậu không có y của báo. Nếu đã thừa nhận vô lậu cảm gần biến dịch, thì sẽ trái với vô lậu này”. Lại đồng với Du-già, Phật Địa, v.v… nói”. Đã nói sống lâu, là nói thức thứ tám giúp nghiệp cũ chiêu cảm thứ tám, khiến cho trụ trong thời gian dài, cho đến cùng tận sinh tử, nên là hữu lậu. Nhưng chỗ khác gọi là vô lậu, như Thành Duy Thức chép: “Dựa vào duyên giúp đỡ để nói. Nay, lại giải thích: là người được vô lậu, nhân chướng sở tri, khởi nghiệp vô lậu, vì hỗ trợ nên cảm thân, gọi là vô lậu, chẳng phải thể của sinh biến dịch là vô lậu. Vì sao? Vì thức thứ tám, là chánh thể của sự sinh tử, nếu vô lậu thì đâu khác với Phật. Lại, tức là thiện, nên không thọ huân tập. Lại, đã là vô lậu, thì làm sao có công năng gìn giữ hạt giống sở tri chướng của thức hữu lậu? Do đây nên biết vì thể là hữu lậu thuộc về ba cõi, nên Chánh Pháp Hoa đã dụ năm đường với năm trăm do-tuần, vì sao chỉ vượt qua ba trăm, nói là vô lậu ra khỏi ba cõi?”.

Là được người vô lậu và người ra khỏi ba cõi đã thọ sinh tử, gọi là vô lậu và ra khỏi ba cõi. Nếu gọi vô lậu, tức thể vô lậu ấy, thì sở tri chướng lẽ ra cũng thể vô lậu. Kinh Thắng-man nói: “A-la-hán, Bích Chi Phật đã dứt bốn thứ trụ kia, vô lậu không cùng tận, không được năng lực tự tại, cũng không tác chứng. Vô lậu không cùng tận: là tức vô minh trụ địa. Sở tri chướng này dù gọi vô lậu, nhưng thật sự chẳng phải vô lậu; biến dịch cũng thế. Lại, nếu nói rằng: “ra khỏi ba cõi, tức thể biến dịch thật sự là vô lậu ra khỏi ba cõi, thì gọi là vô vi, vì ứng với sự sinh, diệt ngoài”. Kinh Thắng-man gọi là sinh tử vô vi”.

Thứ đến, đã vô lậu ngoài, hiện có sinh diệt, thể là hữu vi, chứng tỏ thể của sinh tử biến dịch là hữu lậu, là thuộc về cõi”. Kinh Nhân Vương Bát-nhã chép: “Ở ngoài ba cõi vì không có giới tạng của chúng sinh khác nhau, nên được con người không bình đẳng. Tất cả phàm phu, Nhị thừa tánh quyết định và người tánh bất định chưa hồi tâm, không được biến dịch sinh tử, chỉ có các bậc Thánh Nhị thừa bất định hồi tâm và Bồ-tát giác ngộ ngay từ Sơ địa trở lên, đều chấp nhận được thọ, vì người Hữu học và Thất địa trở xuống, có người chưa thọ, như luận Dugià, kinh luận Phật địa, và luận Nhập Đại Thừa, kinh Nhập Lăng-già đều có nói rộng, nên biết”.

Hỏi: Vì sao biết được Nhị thừa tánh quyết định không thọ biến dịch?

Đáp: Vì Nhập Lăng-già quyển 4 chép: “Vì chưa chứng pháp vô ngã, chưa được sinh biến dịch không suy nghĩ bàn luận, nên không có nói rõ ràng Thanh văn tánh quyết định, được thọ biến dịch”. Nhập Lăng-già quyển 2 lại nói: “Đại Tuệ! Trong thân của Thanh văn chứng đắc tướng Thánh nghĩa là vô thường, khổ, không, cho đến nói rằng: “Được thiền định giải thoát, đạo quả tam-muội, tam-ma-bát-đề. Vì không lui sụt giải thoát, vì lìa tử biến dịch, huân tập không suy nghĩ bàn luận. Trong thân chứng đắc pháp hạnh vui của bậc Thánh, vì trụ địa Thanh văn, nên ở đây nói là tánh quyết định”.

Đã nói rằng, lìa tử biến dịch huân tập không suy nghĩ bàn luận, trụ Niết-bàn. Do đây, nên biết không được biến dịch.

Hỏi: Làm sao biết được rằng chủng tánh bất định trước khi chưa hồi tâm, không thọ biến dịch?.

Đáp: Văn trước kia có nói: “Lìa tử biến dịch huân tập không suy nghĩ bàn luận, trụ địa Niết-bàn. Lại, Du-già, Phật địa, Hiển Dương, luận Nhập Đại thừa v.v… đều chỉ nói bất định hồi tâm trở lên, mới thọ Biến dịch”.

Hỏi: Nhị thừa bất định, cũng chưa chứng pháp vô ngã, lẽ ra không được biến dịch phải chăng?

Đáp: Vì có khả năng tin chứng, thường thuận theo nhập, nên được sinh biến dịch, không đồng với tánh quyết định.

Hỏi: Vì sao biết được Sơ địa trở lên, liền được biến dịch?

Đáp: Nhập Lăng-già quyển 5 chép: “Ba ý sinh thân, vì không chỉ Bát địa trở lên, nhưng luận Nhập Đại Thừa chép: “Bồ-tát đồng với Bát trụ trở lên. Và Thắng-man, v.v… nói rằng: “A-la-hán, Bích Chi Phật, được Bồ-tát Đại lực, vì y cứ quyết định nói, nên đều không có trái nghịch; vì phát nghiệp thọ sinh khác nhau, nên đoạn xả, nhập vị có khác”.

Các môn nghĩa này, v.v… rộng như chỗ khác đã giải thích.

6- Nói ba thân của Phật là thường, vô thường khác nhau.

Công đức của chư Phật lìa phân biệt, bặt bốn câu, không thể nói rằng, sự khác nhau của ba thân: thường và vô thường, mà lý khác giải thích rõ ràng. Chủ thể, đối tượng trí chứng, công đức của ba thân; tâm, sắc, lý trí, tánh, tướng khác nhau, thường, vô thường khác nhau. Rộng như trong trí đoạn cao siêu của Nhiếp luận nói. Và luận Đại Trang Nghiêm, Du-già, Phật địa, Giải Thâm Mật, v.v… nói, e rườm rà nên không dẫn.

Nay, chỉ lược dẫn một ít văn khác để chứng: Như kinh Lăng-già quyển nói: “Đại Tuệ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Lai, ứng chánh biến tri là thường hay là Vô thường? Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ!”.

Như Lai Ứng chánh biến tri chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, vì sao? Vì hai bên có lỗi”.

Đây là ngăn ngừa sự phân biệt, vì lìa bốn câu, nên ở đoạn dưới nói: “Đại Tuệ! Ví như hư không chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Vì sao? Vì lìa thường, vô thường; do không rơi vào một, khác, đều có, không đều có, hữu, vô, chẳng phải hữu chẳng phải vô, thường, vô thường, phi thường, phi vô thường, cho nên lìa tất cả các lỗi, không được nói chứng, cho đến nói rằng: “Cho nên, ta ngăn ngừa tất cả phàm phu không được phân biệt thường và vô thường, vì người được pháp vắng lặng chân thật, được dứt hết phân biệt, không sinh phân biệt”.

Đại ý phẩm pháp thân thứ sáu kinh Lăng-già nói cũng đồng. Nếu ký thác giải thích rõ ràng, thì báo Phật có thể là Vô thường, vì tu nhân thành; thể của pháp thân tự tánh là thường trụ, không do tu mà sinh, do tu mà hiển, nên Lăng-già quyển chép: “Đại Tuệ! Như Lai chẳng phải thường. Vì sao? Vì tánh hư không cũng chẳng có các công đức của tu hành”.

Ý này phản ánh rõ báo, hóa các công đức của tu hành, nên vô thường. Cho nên Lăng-già quyển 6 chép: “Đại Tuệ! Nếu pháp thân Như Lai chẳng phải pháp tạo tác, thì là không có thân, nếu nói có vô lượng công đức tu hành, thì đó là luống dối. Đại Tuệ! Nếu không tác động thì lẽ ra đồng với sừng thỏ, con của cô gái bất dục, vì không có nhân tạo tác, cũng có thân. Đây là nói báo thân, vì pháp công đức đã gom góp thành, nên cũng gọi là pháp thân”. Lại, nói: “Pháp thân Như Lai với năm uẩn chẳng phải một. Nếu nói một, thì lẽ ra là vô thường, vì do năm ấm đã tạo ra pháp thân. Ở đây nói pháp thân tự tánh, không phải như vậy, kinh Niết-bàn chép: “Xả sắc vô thường, được sắc thường. thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như thế, tức là năm ấm, há nói không phải một, không phải là pháp tạo tác. Nếu báo thân Phật chẳng phải tự tánh thường thì từ như mà nói thường. Lănggià quyển chép: “Nếu nói thường, thì đồng với thỏ, ngựa, lạc đà, lừa, rùa, rắn, nhặng, cá, v.v… cho nên không được nói Như Lai là thường. Nếu vì từ đối tượng chứng, đối tượng y chỉ thường, nên được nói là Thường”. Lại nói rằng: “Lại nữa, Đại Tuệ! Lại có pháp khác, vì nương tựa pháp kia, nên được nói Như Lai, Thế Tôn là thường, vì sao? Vì dựa vào trí chứng nội tại, chứng pháp thường. Cho nên, được nói Như Lai là thường. Đại Tuệ! Pháp trí chứng nội của chư Phật, Như Lai, thường hằng trong, mát không thay đổi. Đại Tuệ! chư Phật Như Lai, Ứng Chánh biến tri, hoặc xuất hiện ở đời, không xuất hiện ở đời, pháp tánh thường như thế, thể pháp thường như thế”.

Theo đây, thì chính gọi lý sở chứng là thường. Trí giả, là chủ thể chứng, vì y chỉ đối tượng chứng Thường, nên gọi là Thường, chẳng phải thường tự tánh, cũng đồng với kinh Niết-bàn chép: “Giác minh, v.v… là thường. Lại, chính đồng với Nhiếp luận, luận v.v… Đại Trang Nghiêm, v.v… kinh Kim Quang Minh quyển hai chép: “Ba thân như thế, vì có nghĩa mà nói là thường, vì do nghĩa, nên nói là vô thường”.

Hóa thân: Thường xoay bánh xe pháp, mỗi chỗ dùng phương tiện tùy duyên nối tiếp nhau không dứt, nên nói là thường, vì chẳng phải là gốc, nên đầy đủ dụng lớn vì không thể hiện rõ, nên nói là Vô thường”.

Ứng thân: Từ vô thỉ đến nay, nối tiếp nhau không dứt. Pháp không chung của tất cả chư Phật, vì khả năng gìn giữ, nên chúng sinh vô tận, dụng cũng vô tận, cho nên nói là thường, vì chẳng phải là gốc, nên đầy đủ dụng, vì không thể hiện rõ, nên nói là vô thường.

Pháp thân: Chẳng phải là hành, pháp không có khác, vì khác với không có, vì là tự gốc, cũng như hư không, cho nên nói là thường.

Kinh Vô Thượng Y chép: “A-nan! Vì sao pháp thường trụ Vô thượng Bồ-đề, mà pháp thường trụ này lại có hai thứ pháp làm nhân duyên”.

  1. Bất sinh, bất diệt.
  2. Vô cùng, vô tận.

Đó gọi là pháp Thường trụ Bồ-đề?

Cứ như hai nhân này, đầu tiên là pháp thân, sau là Ứng hóa. Luận Phật Tánh, quyển 4 chép: “Ba thân này thường hay sinh khởi những việc lợi ích v.v… của thế gian, nên nói là thường trụ. Thường trụ y cứ vào mười thứ nhân duyên”:

    1. Nhân duyên vô biên.
    2. Chúng sinh Vô biên.
    3. Đại bi vô biên.
    4. Như ý túc vô biên.
    5. Trí vô phân biệt vô biên.
    6. Thường ở trong thiền định, không tán lọan. Cho đến mười, bản tánh pháp như vậy, vô sinh, vô diệt, vì một nhân duyên vô biên, nên là thường, từ vô lượng kiếp đến nay, Bồ-tát đã bỏ thân mạng, tài sản, vì bảo vệ chánh pháp. Chánh pháp đã vô biên tế, vô cùng, vô tận, do nhân vô cùng, cảm quả vô cùng, tức là vì ba thân, nên được là thường. Chúng sinh không cùng tận, nguyện rộng vô tận. Cho nên, hóa thân thường ở thế gian, giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh, không có cùng tận. Phần ít Bồtát có tâm Đại bi, còn có khả năng thường cứu vớt chúng sinh, không nhập Niết-bàn, huống chi Như Lai, mọi đức viên mãn, thường trụ Đại bi, luôn nghĩ đến sự cứu vớt, đâu có bờ mé, cho nên nói là thường. Người thế gian được bốn thần túc, còn có thể sống lâu suốt bốn mươi tiểu kiếp, huống chi Như Lai mà không sống lâu, tự tại ức trăm ngàn kiếp. Cho nên, gọi là thường, cho đến nói rằng: “Vì tánh không có sinh, diệt, nên là thường, pháp thân chẳng phải vốn không mà nay có; vốn có mà nay không, dù thực hành ba đời, nhưng chẳng phải pháp ba đời. Vì sao? Vì đây là sẵn có, không phải mới có, vượt qua pháp ba đời, cho nên gọi là thường. Y cứ vào thường này, đã nói vì tánh không có sinh diệt, nên là thường, chỉ nói pháp thân chẳng phải vốn không mà nay có, vốn có mà nay không.

Ứng hóa đã là vốn không mà nay có. Lại không nói là vì tánh không có sinh diệt, nên là thường trụ. Nói có sinh diệt nối tiếp nhau gọi là thường”. Luận Bảo Tánh quyển tư cũng đồng với mười nhân duyên của thuyết này là Thường. Bài tụng kia chép”:

Thể Thế Tôn thường trụ.

Vì có vô lượng nhân

Cõi chúng sinh vô tận

Tâm từ bi như ý

Tương ưng trí thành tựu

Các pháp được tự tại

Hàng phục các oán ma

Thể vắng lặng nên thường.

Dưới đây sáu bài tụng giải thích, nhưng rộng, lược khác nhau, vì sợ rườm rà, nên không nê ra.

Cứ như các kinh luận đều nói ứng, hóa chẳng phải thường tự tánh, không là không có nhân duyên sinh diệt, vì pháp sinh nên là vô thường, nên Lăng-già quyển chép: “Thông thường pháp tạo tác, đều là vô thường, như bình, y phục, xe, nhà và thảm, chiếu, v.v… đều là pháp tạo tác. Cho nên, là vô thường”.

Lại, Niết-bàn chép: “Thông thường nhân sinh, nghĩa là đều là vô thường, pháp thường trụ tức chẳng phải nhân sinh, rộng như trước đã dẫn”.

Hỏi: Nếu thân ứng, hóa là pháp tạo tác của năm uẩn có sinh, diệt, thì sao Lăng-già quyển chép: “Nếu nói tất cả đều vô thường, trí nhất thiết, tất cả người trí, tất cả công đức lẽ ra cũng vô thường, vì đồng với tướng của tất cả pháp tạo tác?”.

Theo văn kinh này, dù tu nhân được mà là thường trụ, văn kinh lại chép: “Lại có lỗi, nếu nói rằng tất cả đều vô thường, thì chư Phật Như Lai lẽ ra là pháp tạo tác, đâu được nói là ứng, hóa vô thường”.

Đáp: Theo văn kinh kia, vì thân ứng, hóa nhân, quả viên mãn, không còn gì để tu, gọi là chẳng phải tác pháp. Đã không có nhân vượt hơn, thì quả không có khác, vì trước, sau giống nhau, nên gọi là Thường, chẳng phải do nhân, khiến quả kia khởi, nên kinh tự nói rằng: “Vì không nên lại nói có nhân vượt hơn”.

Theo ý của văn này, không chướng ngăn nhân sinh, chỉ lại không có nhân vượt hơn đáng tu tạo, khiến nhân vượt hơn đồng với loại khác.

7- Quyết trạch các thứ:

Hỏi: Nếu tất cả chúng sinh pháp nhĩ năm tánh có khác nhau thì vì sao? Thiện sinh trong kinh Ưu-bà-tắc Giới quyển nhất, nói rằng: “Nếu nói chúng sinh có tánh Bồ-tát, thì đó gọi ngoại đạo. Lại, nói rằng: “Ba thứ Bồđề không có tánh quyết định. Nếu có tánh quyết định đã phát tâm Thanh văn, Duyên giác, thì không thể phát tâm A-Nậu-Bồ-đề, cho đến nói rằng: “Nếu người có tánh quyết định thì đó gọi là ngoại đạo. Vì sao? Vì các ngoại đạo, v.v… không có nhân, quả”.

Đáp: “Kinh Thiện Sinh kia ngăn ngừa trong chấp nhân có tánh quả v.v… Hoặc như nói chấp rằng đồng với ngoại đạo, không ngăn ngừa có nhân. Nếu không như vậy, thì trái với kinh Lăng-già nói về tướng, tánh của năm thừa. Nói ba thừa không có tánh quyết định: y cứ vào tánh bất định, mà nói và ngăn ngừa chấp thường, vì không có nhân quả là không đúng, kinh Lăng-già nói: “Đại Tuệ! Ta nói năm pháp chủng tánh của thừa, năm pháp đó là”:

  1. Pháp chứng tánh của Thanh văn thừa.
  2. Pháp chứng tánh của thừa Bích Chi Phật.
  3. Pháp chứng tánh của thừa Như Lai.
  4. Pháp chứng tánh của thừa bất định.
  5. Pháp chứng tánh của thừa vô tánh.

Phẩm Điều Phục trong kinh Thiện Giới chép: “Có tánh Thanh văn được đạo Thanh văn v.v… Luận Địa Trì chép: “Trong mười nhân thanh tịnh rằng: “Chủng tánh Thanh văn kia do Thanh văn thừa mà Bát Niếtbàn, v.v… Vô Trước, Di-lặc cũng nói có năm chủng tánh khác nhau, đâu đồng với ngoại đạo? Lại, kinh kia tự thừa nhận năm tánh mới thành, cũng gọi là tánh Bồ-tát v.v…, lẽ ra đồng với ngoại đạo. Văn kinh không nói rằng, nếu vón có tánh Bồ-tát v.v… thì đồng với ngoại đạo”.

Hỏi: Nếu năm tánh kia pháp nhĩ có trước thì vì sao Nhập Lăng-già quyển tư chép: “Đại Tuệ phân biệt sự điên đảo của pháp mê hoặc kia, chẳng phải điên đảo, nghĩa là có công năng sinh hai tánh, hai tánh đó là”:

  1. Công năng sinh ra tánh phàm phu.
  2. Công năng sinh ra tánh bậc Thánh.

Đại Tuệ! Tánh của bậc Thánh kia, sinh ra ba thứ tánh khác nhau, cái gọi là tánh khác nhau của cõi nước Phật, Thanh văn, Bích Chi Phật?

Đáp: Lời nói này sinh là do hiện huân tập, khiến được hiện khởi.

Luận Nhiếp Đại Thừa chép: “Quả sinh không có huân tập là phi đạo lý. Không y cứ vào hạt giống xưa nay là không, nay mới sinh. Không như vậy, thì tánh phàm cũng nói rằng: “Sinh là xưa nay không, nay mới khởi ư?”.

Hỏi: Nếu nói rằng Phật tánh có, thì vốn có, lẽ ra như hư không là thường, không có thì hằng không có, lẽ ra đồng với sừng thỏ.

Nếu như vậy, thì sẽ trái với thuyết kinh Niết-bàn, kinh ấy nói: “Vì có nên phá sừng thỏ; vì không, nên phá hư không”.

Các thuyết nói như thế không chê bai Tam bảo?

Đáp: Ý kinh Niết-bàn là vì khiến cho quán nhân duyên sinh diệt của sự tánh, nên chẳng phải thường như hư không. Vì duyên sinh y cứ vào có, chẳng phải không có như sừng thỏ, không ngặn ngại có, không có tanh riêng của hữu tình.

Hỏi: Dù về sự, Phật tánh có, không khác nhau, nhưng về mặt lý thì tánh có khắp. Nếu như vậy, thì phải thừa nhận tất cả hữu tình đều sẽ được thành Phật. Vì sao?

Vì luận Phật Tánh v.v… dẫn rằng: “Nên kinh nói: “Nếu người có tánh thanh tịnh mà không thành Phật, thì không có việc đó?”.

Đáp: Y cứ vào ý ưa thích bình đẳng, thì chẳng phải đều thành Phật. Lại, như phẩm Công Đức trong luận Phật Tánh, chép: “trong thân người có gốc lành, thì có công năng; trong thân người không có gốc lành, thì không có công năng”.

Đã không có công năng trong thân người không có gốc lành, thì làm sao khiến cho trong thân người không có tánh hạnh, có tánh hạnh ư? Lại, như luận Tư Lương y cứ vào tánh quyết định mà nói: “Các Thanh văn được quả Vô học, tất nhiên sẽ không làm Phật, như gạo không có trấu cám, thì hạt giống sẽ không nẩy mầm, chẳng lẽ tất cả Thanh văn đều không thành Phật ư? Nên các kinh, luận đều y cứ vào một nghĩa, đều không trái với nhau”.

Hỏi: Nếu về sự, Phật tánh có tức vốn có, chẳng phải mới huân tập mà sinh, vậy văn nào nói rõ điều đó?

Đáp: Du-già quyển 5 chép: “Sinh Na-lạc-ca, ba gốc hiện hành, nhất định không thành tựu hạt giống. Hoặc thành, hoặc không thành, nghĩa là pháp Bát Niết-bàn là thành tựu; pháp không Bát Niết-bàn thì không thành tựu”.

Văn này y cứ thú hướng sự sinh mà nói, chẳng phải y cứ hóa sinh. Y cứ hạt giống hiện hữu, chẳng phải y cứ vào đương lai. Không như vậy, thì hiện hành sẽ cũng hiện khởi, đâu nói không thành? Trong phẩm chủng tánh thứ nhất luận Đại Trang Nghiêm cũng nói: “Chủng tánh có thể do bốn thứ khác nhau”:

  1. Do thế giới khác nhau.
  2. Do tín khác nhau.
  3. Do hạnh khác nhau.
  4. Do quả khác nhau.

Cho đến nói: “Nếu không có tánh khác nhau, thì sẽ không có sự khác nhau giữa tín, hạnh, quả”.

Do bốn thứ khác nhau này, nên phải biết chủng tánh có tự thể. Lại, luận Du-già quyển 21 chép: “Thế nào là chủng tánh? Nghĩa là

Bổ-đặc-già-la chủng tánh, có pháp hạt giống, vì hiện có, nên an trụ Bổđặc-già-la chủng tánh. Nếu gặp duyên vượt hơn, thì sẽ có khả năng gánh vác, ấy là có thế lực, đối với Niết-bàn của họ, cũng có khả năng đắc; có khả năng chứng”.

Lại, nói rằng: “Hỏi: “Nay chủng tánh này, lấy gì làm thể?”.

Đáp: Dựa vào đối tượng nương tựa, có tướng như thế, thuộc về sáu xứ. Từ đời vô thỉ lần lượt xoay vần đến nay, pháp nhĩ sở đắc. Lại nói: “Hạt giống như thế, chẳng phải ở sáu xứ có tướng khác nhau, tức đối với phàn vị chủng loại như thế, sáu xứ cao quý, từ đời vô thỉ, lần lượt truyền đến nay, sở đắc pháp nhĩ, có tướng như thế, kể cả ngôn thuyết, nghĩa là vì chủng tánh, hạt giống, tánh giới. Văn luận Bồ-tát Địa và văn phẩm Thiện hạnh, v.v… của kinh Thiện Giới đều giống nhau, không được giải thích khác”.

Rằng: “Tánh chủng tánh do tu thành tánh”. Luận rằng: “Không phải là người chủng tánh, vì không có chủng tánh, mặc dù phát tâm siêng tu tinh tấn, nhưng tất nhiên cuối cùng sẽ không thành A-Nậu Bồ đề”.

Cho nên, phải biết rằng, dù không phát tâm, không tu hành phương tiện, nhưng cũng được gọi là chủng tánh trì.

Kinh Vô Thượng Y quyển một chép: “A-nan! Thế nào là cõi Như Lai? Như Lai là cõi không thể suy nghĩ, bàn luận là sao? A-nan! Tất cả chúng sinh đều có chủng loại của tướng vượt hơn của ấm, giới, nhập đã được biểu hiện trong, ngoài, từ thời vô thỉ, nối tiếp truyền đến nay, pháp nhĩ mà được sinh mầu nhiệm sáng suốt”.

Đã nói rằng: “Có chủng loại của tướng vượt hơn của ấm, nhập, giới, đã được biểu hiện trong, ngoài, từ vô thỉ truyền đến nay, là thuyết chẳng phải như ký, cũng chẳng phải mới sinh”.

Luận Du-già lại chép: “Hơn nữa, người trụ chủng tánh, có các tướng, nghĩa là với tất cả không có pháp Niết-bàn, trái với các tướng Bổ-đặc-giàla, đã có các tướng đến với sáu tướng, rộng như lụân kia đã giải thích”.

Lại rằng: “Hoặc có người chỉ trụ chủng tánh mà chưa thu nhập,

cũng chưa ra khỏi, nghĩa là như có một Bổ-đặc-già-la thành tựu hạt giống pháp Thánh xuất thế, mà chưa được gần gũi Thiện sĩ, lắng nghe chánh pháp, chưa đối trước Như Lai chánh giác, chánh thức nói pháp Tỳ-nại-da, đạt được niềm tin chân chính, chưa thọ trì tịnh giới, chưa tiếp học rộng, chưa tăng trưởng tuệ xả, chưa điều phục, nhu thuận các kiến”.

Như thế, gọi là người chỉ mới trụ chủng tánh mà chưa thú nhập, cũng chưa ra khỏi.

Lại, luận Du-già quyển 38 giải thích trong mười nhân và kinh Thiện Giới, luận Địa Trì nói về mười nhân, nói về tánh bản hữu, văn đều tương tự, e rườm rà, nên không dẫn chứng đủ.

Luận Phật Tánh quyển 4 chép: “Năm không có ban đầu, tương ưng với tánh thiện là pháp”.

Giải thích: “Không có ban đầu. Nghĩa là do tánh được Bát-nhã, Đại bi, Pháp thân, vì đều vốn có, nên nói: “Không có ban đầu”. Nếu vô lậu này từ hữu lậu sinh, tức nhân của Bát-nhã, Đại bi, Thiền định, v.v… là pháp hữu thỉ, đâu được không có ban đầu từ hữu lậu sinh, sao gọi là tánh đắc”.

Luận Bảo Tánh quyển 4 chép: “Phật tánh có hai”:

  1. Như kho tàng trong lòng đất.
  2. Như ổ chim v.v… trên cây.

Theo ý văn luận kia, kho tàng trong lòng đất ví như chân như; ổ chim trên cây dụ cho Bát-nhã, v.v… nên tiếp theo nói: “Vì dựa vào thí dụ thứ hai biết cho hai thân Phật, hai thứ Phật tánh đều nói rằng thế giới Vô thỉ, chưa nói bản hữu vô lậu, không chỉ mới sinh”.

Lại, hạt giống vô lậu, nếu chỉ mới sinh, thì tức huân tập nghe hữu lậu sẽ làm nhân duyên gần cho chánh kiến xuất thế, vậy sao luận Nhiếp Đại thừa dịch vào đời Lương lại chép: “Phật, Thế Tôn nói: “Nghe tiếng từ người khác và tự chánh suy nghĩ, do hai nhân này, chánh kiến được sinh?”.

Giải thích: “Phẩm thanh tịnh dùng chánh kiến làm đầu, Chánh kiến này lấy pháp nào làm duyên tăng thượng? Nghĩa là từ người khác nghe tiếng và tự chánh suy nghĩ, hai thứ này tức là duyên tăng thượng của chánh kiến, cho đến nói rộng: “Do hai nhân này, chánh kiến được sinh. Hai nhân này là duyên tăng thượng của chánh kiến. Nay, nhân đã nói là tên chung, tức nói duyên làm nhân. Lại, luận chép: “Tâm thế gian tương ưng với chánh tư duy, tâm thanh tịnh xuất thế tương ưng với chánh kiến, không có lúc nào sinh chung, diệt chung”.

Giải thích: “Chánh tư duy, chánh tu tuệ từ bốn Niệm xứ sinh; pháp thế đệ nhất là ngôi vị của bốn niệm xứ đó. Vì tâm này chưa chứng kiến bốn đế, nên gọi là tâm thế gian. Đã chứng thấy bốn đế, nên gọi là xuất thế, lìa pháp tự tánh, vì là pháp tu đắc, nên gọi là tâm tịnh, chánh kiến tức phần thứ nhất trong tám Thánh đạo. Chánh kiến này và ba mươi bảy phẩm không lìa nhau, cho đến nói rằng: “Vì từ ba mươi bảy phẩm sinh, nên được xuất thế, từ vô thỉ đến nay, tâm thế gian, xuất thế gian không có nghĩa cùng sinh, cùng diệt, vì trái với tánh”.

Luận nói: “Cho nên, tâm thế gian này, chẳng phải quan hệ với đối tượng huân tập của tâm thanh tịnh”.

Đã không có huân tập, thì lẽ ra không được thành hạt giống xuất thế.

Giải thích: “Nếu như tuệ là đối tượng huân tập của tâm xuất thế, thì sẽ được trở thành hạt giống xuất thế”.

Đã không có nghĩa bị huân tập, nên nghĩa hạt giống xuất thế không thành.

Y cứ vào văn luận này, hạt giống vô lậu nếu mới huân tập sinh, do vô lậu là cùng có mới được sinh. Kiến đạo trở xuống đã không có vô lậu, thì hữu lậu làm sao huân tập thành vô lậu. Nếu thừa nhận hữu lậu, huân tập hạt giống vô lậu, thì không nên vặn hỏi người khác; chẳng phải vô lậu cùng có không được huân tập hạt giống; tự thừa nhận chẳng phải vô lậu, đều có huân tập hạt giống vô lậu.

Hỏi: Nếu đã huân tập nghe hữu lậu trước kiến đạo, thì sẽ không thể sinh vô lậu, sao luận nói: “Dù là pháp thế gian trở thành tâm xuất thế”.

Giải thích: “Như ý thức dù là pháp thế gian, nhưng có thể thông đạt chân như của bốn đế, vì đối trị chướng ngại bốn đế, nên trở thành tâm xuất thế; huân tập nghe cũng vậy. Dù là pháp thế gian do nhân quả, nhưng vì đều là pháp xuất thế, nên cũng trở thành tâm xuất thế?”.

Đáp: Vì vốn vô lậu huyền vi, sâu kín khó biết, nhờ hữu lậu huân tập duyên tăng thượng vượt hơn, làm sáng tỏ hạt giống vô lậu gốc, tức hạt giống này ở phần vị huân tập, vì cũng gọi là huân tập nghe, nên kế là nói rằng: “Vì sao?”.

Giải thích: “Vì sao? Vì pháp này chỉ là xuất thế, chẳng phải pháp thế gian, vì có bốn thứ đối trị”:

Theo đây, đã nói rằng: “Chỉ là xuất thế, chẳng phải pháp thế gian, chứng tỏ chẳng phải hữu lậu. Lại, nói rằng: “Tâm thanh tịnh xuất thế của hạt giống này khi chưa khởi, đối trị với tất cả hoặc của tâm trên”. Vì y cứ vào luận này, nên biết kiến đạo trở xuống là phần vị huân tập hữu lậu, đã có hạt giống của tâm vô lậu”. Lại nói: “Hạt giống tức là huân tập nghe: Vị tri, dục tri căn của Bồ-tát, gọi là tâm tịnh xuất thế. Tâm này trước kia chưa tồn tại, là huân tập nghe, thuộc về phần vị tuệ nghe, tư duy; ở trong vị nghe, suy nghĩ so sánh với đây nên biết. Nói huân tập hữu lậu trở thành tâm xuất thế, đó là nói theo duyên tăng thượng. Lại, nói rộng, như luận kia đã giải thích, ở đây sơ lược lại không dẫn chứng”.

Hỏi: Các hữu tình đã đồng ý có chân như và thức thứ tám, sao không thừa nhận là chánh nhân của Phật?

Đáp: Như tự không sinh, cũng không trực tiếp làm pháp sinh của chánh nhân, như trước đã nói. Nếu thừa nhận thức thứ tám là chánh nhân của Phật, thì tức là vô lậu. Hơn nữa, đối trị với thức thứ tám hữu lậu, mới có khả năng thành Phật. Thừa nhận thức thứ tám là chánh nhân của Phật, tức lẽ ra chủ thể trị tự thức thứ tám.

Nếu như vậy, thì sẽ trái với Nhiếp luận dịch vào đời Lương rằng: “Thế nào là thức quả báo của tất cả hạt giống trở thành nhân của phẩm bất tịnh? Nếu có thể làm nhân của tâm thanh tịnh xuất thế, đối trị với ô nhiễm, vẩn đục”.

Giải thích: “Nếu lập bản thức là nhân xuất thế, đối trị với ô nhiễm, vẩn đục, thì sẽ không được dùng bản thức làm nhân của phẩm bất tịnh; phẩm bất tịnh tức tập đế và khổ đế là hạt giống phiền não nghiệp, là Tập đế, cho đến nói rằng: “Đã lập làm đối trị ô nhiễm, vẩn đục, và vì nhân của tâm xuất thế, thành ra không nên lại nói là nhân của phẩm Bất Tịnh. Như thế, thức thứ tám hữu lậu chẳng phải chánh nhân của Phật. Hơn nữa, thức thứ tám, tất cả hữu tình đồng có, chẳng có Ba thừa khác nhau, tức kinh Thiện Giới; luận Địa Trì, Bồ-tát Địa, v.v… nói nhân khác quyết định tánh Ba thừa khác nhau và tâm điều phục, tánh Ba thừa khác nhau, vì đều không được thành, nên nương tựa vào hạt giống vô lậu của bản thức này, là chánh nhân của Phật”.

Hỏi: Nếu không thừa nhận chân như là chánh nhân của Phật, vậy sao luận Phật Tánh nói lý chân như là chánh nhân của Phật, kinh Bátnhã, v.v… là nhân duyên của Phật, luận Du-già lại nói: “Từ hạt giống sở duyên duyên của chân như mà sinh”.

Đáp: Văn của hai luận này như trước kia đã hội thích. Nay, lập lại để giải thích rằng: “hạt giống sở duyên duyên của chân như sinh, nghĩa là giả thuyết sở duyên duyên là hạt giống là chân như thật sự chẳng phải là hạt giống của pháp hữu vi, như nói Tín, Bát-nhã, v.v… là hạt giống của bốn đức, bốn đức của pháp thân chẳng phải do pháp thân kia sinh ra, là pháp thường trụ, vì làm sáng tỏ pháp thân kia, vì giả gọi là hạt giống, nên Nhiếp luận dịch vào đời Lương nói “Huân tập nghe chỉ là hạt giống của đạo đức, bốn Đạo đức có công năng hoàn thành sáng tỏ bốn đức, bốn đức xưa nay là có, không từ hạt giống sinh; vì từ nhân đặt tên, nên gọi là hạt giống”.

Vì so sánh với đây nên biết, phẩm tâm bốn trí duyên chân như kia sinh, giống như nói chân như, gọi là hạt giống. Nếu thừa nhận chân như thật là hạt giống, có công năng sinh hữu vi thì trái với pháp vô thường thứ nhất trong bảy nghĩa hạt giống của Du-già làm nhân, v.v… cũng trái với văn hữu thể năng sinh hữu thể trong ba tánh của luận Phật Tánh.

Hỏi: Nếu có tánh quyết định thì Nhị thừa sẽ không thành Phật trái với kinh Niết-bàn quyển 36 chép: “Người Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, Anahàm, A-la-hán, Bích-chi-phật đều sẽ thành Phật”.

Nghe thuyết này xong không sinh lòng tin, cho đến nói rằng: “Đây gọi là thường chìm đắm”.

Kinh Pháp Hoa chép: “Thanh văn, hoặc Bồ-tát nghe ta nói pháp xong, cho đến một bài kệ đều sẽ thành Phật, không có hoài nghi, v.v…”.

Đáp: Đây là nói bốn quả Thanh văn của tánh bất định, Bích-chiphật đều sẽ thành Phật. Nghe mà không tin, gọi là thường chìm đắm, v.v… chẳng phải nói tất cả tánh định, bất định đều sẽ thành Phật. nếu không như vậy, thì sao kinh Niết-bàn tự nói rằng “đều được thành Phật”, rằng: “Không hiểu ý ta”.

Lại, luận Bồ-đề Tư Lương chép: “Há chẳng thấy kinh Niết-bàn hay sao mà nói rằng: “Không thành Phật?”.

Hỏi: Có kẻ Xiển-đề quyết định không thành Phật, vì sao kinh Niếtbàn quyển 36 chép: “Nếu người tâm, miệng khác, tưởng khác, nói là Nhấtxiển-đề không được Bồ-đề, người này cũng chê bai Phật, pháp, tăng”.

Đáp: Theo ý văn này, nếu nói Nhất-xiển-đề, quyết định không được Bồ-đề, thì gọi là chê bai Phật, pháp, tăng, chẳng phải chướng ngăn phần ít”.

Nếu như vậy, thì lại trái với luận Bảo Tánh chép: “Rằng, nhằm nói Xiển-đề thường không nhập Niết-bàn, không có tánh Niết-bàn. Vì muốn hồi chuyển tâm chê bai Đại thừa, vì tâm không cầu Đại thừa, nên dựa vào vô lượng thời gian”.

Nói như thế, vì hữu tình kia thật sự có tánh thanh tịnh, nên luận

Phật Tánh chép: “Người có tánh là thuyết hữu liễu; người nói không có tánh là thuyết không liễu, cho đến vì lặp lại. Phật quán tất cả chúng sinh đều có tự tánh thanh tịnh, sau này chắc chắn được pháp thân thanh tịnh”.

Theo đây, nên biết rằng không có kẻ Xiển-đề nào không có Phật tánh, cũng không có hữu tình nào không thành Phật.

Đáp: Đây là y cứ ý ưa thích lý tánh bình đẳng và trong thường chìm mà kinh Niết-bàn đã nói.

Niết-bàn quyển hai chép: “Dù không phải Xiển-đề, cũng thường chìm đắm”. Kinh Vô Thượng Y, v.v… chép: “Trong ba thứ pháp không có pháp Niết-bàn”.

Người thứ hai nói: “Lăng-già quyển 5 chép: “Người không có tánh thừa, cũng đồng với hội thích này, không hội thích Xiển-đề, gọi là thường chìm đắm. Bảy người đều có một, và kinh Vô Thượng Y quyển nhất chép:

“Không có pháp Niết-bàn”.

Hỏi: Nếu như vậy, thì vì sao luận Bảo Tánh, luận Phật Tánh đều dẫn kinh nói: “Kẻ Nhất-xiển-đề rơi vào định tà có hai thứ thân”: 1- Pháp thân của bản tánh 2- Thân tùy ý.

Ánh sáng trí tuệ của mặt trời Phật soi rọi hai thân này, pháp thân: tức lý chân như. Thân tùy ý, tức từ như lý khởi ánh sáng Phật soi sáng vì thương xót Xiển-đề. Hai thân của Xiển-đề là:

  1. Vì khiến pháp thân được sinh
  2. Vì khiến gia hạnh được tu hạnh Bồ-tát lâu dài, quán sát được thành.

Đáp: Đây là nói theo kẻ Xiển-đề có tánh không như vậy, thì tự trái với phẩm Sự Năng trước kia nói: “Chúng sinh tu bất định, khởi hai việc này làm dụng, không nói nhóm định là dụng”. Lại, nói: “Người này vì phần tịnh làm duyên, tánh tịnh làm nhân thành ra quán này, chẳng phải không có nhân duyên. Nếu không do đối với hai việc này trở thành quán, không có nhân duyên, như Xiển-đề không có tánh Niếtbàn, lẽ ra được quán này, với Nhất-xiển-đề không có quán này, nên biết định cần quán nhân duyên, mới có thể biểu hiện không có tánh. đã không thừa nhận có quán, nói biết không có tánh không được thành Phật, lại cũng đồng với kinh Niết-bàn quyển 9 chép: “Ánh sáng của Đại Niết-bàn rọi vào lỗ chân lông của tất cả chúng sinh, có công năng làm nhân Bồ-đề”.

Nghĩa này không đúng, vì sao? Vì Đức Thế Tôn nói: “Người phạm bốn trọng cấm, kẻ gây ra năm tội nghịch và Nhất-xiển-đề, ánh sáng rọi vào thân, làm nhân Bồ-đề, chúng sinh như thế, v.v… vâng giữ tịnh giới, tu tập các pháp lành, có khác nhau, cho đến Phật nói: “Này người thiện nam! Trừ Nhất-xiển-đề, chúng sinh khác nghe kinh này xong, đều có khả năng tạo ra nhân duyên Bồ-đề, tiếng pháp, ánh sáng rọi vào lỗ chân lông, chắc chắn sẽ được A-nậu-Bồ-đề”.

Vì theo đây, nên biết luận Phật Tánh, v.v… dẫn kinh chép: “Ánh sáng mặt trời tuệ của Phật soi rọi vào thân Xiển-đề, khiến cho sinh trưởng, là người có tánh:”.

Kinh Niết-bàn chép: “Trừ kẻ Nhất-xiển-đề, là kẻ không có tánh, là không đúng, vì sao có trừ, không trừ khác nhau. Lại nói rằng: “Nếu người được nghe kinh Đại Niết-bàn này, thì cho dù họ có phạm bốn tội cấm và năm Vô gián, cố nhiên cũng có thể làm nhân duyên Bồ-đề, hạng Nhấtxiểnđề thì không như thế. Dù được nghe nhận kinh điển mầu nhiệm này, nhưng không thể sinh ra nhân của đạo Bồ-đề. Lại, có nhiều thí dụ, như cây khô, đá, nước, đã không trụ. Thí dụ như hạt giống bị rang dù gặp mưa cam lộ, sau cùng vẫn không nẩy mầm. Lại nói: “Dù cho tất cả vô lượng chúng sinh, lúc thành tựu A-nậu Bồ-đề”, thì các Như Lai này cũng không thấy Nhấtxiển-đề kia được thành Bồ-đề.

Đây là thuyết hiển liễu của Niết bàn, làm sao không tin có người không thành Phật, nên biết kinh nói có một Xiển-đề, gọi là không có tánh, mà lại nói rằng sẽ được thành Phật.

Y cứ có hạt giống, Phật mật ý nói “có” sự khác nhau của các thừa thêm bớt khác nhau, rộng như giải thích khác. Lược giải thích đại cương, pháp khác khó suy nghĩ được.

LUẬN NĂNG HIỂN TRUNG BIÊN TUỆ NHẬT

QUYỂN 4

(HẾT)

Pages: 1 2 3 4