LUẬN NĂNG HIỂN TRUNG BIÊN TUỆ NHẬT

SỐ 1863

QUYỂN 03

Soạn giả: Bí-sô Tuệ Chiểu, chùa Đại Vân ở Truy Châu.

8- Sự sai lầm thuyết giáo trước, sau:

Nghĩa là: “Tiệm giáo của kinh trước, chỉ nói bốn trụ là nhân của ba hữu; kinh sau liễu đạt rõ ràng, nói chung năm trụ là gốc sinh tử. Vì bốn trụ không dứt, nên thọ thân phần đoạn. Vì vô minh tồn tại, nên được thể biến dịch. Do Đức Phật này nói trước, sau khác nhau. Luận giải thích kinh Phật, không trái với thời giáo, như Thâm Mật về trước, nói là giáo trước; sau hội Pháp Hoa tức là giáo sau, không liễu đạt, chỉ nói không quyết định hồi tâm, thú hướng vắng lặng, cũng tồn tại Diệt thật, không bỏ thân ba cõi, không nói chịu riêng cái chết biến dịch, chỉ nói lưu lại hành sống lâu, để lại thân phần đoạn, tức kinh Giải Thâm Mật, luận Du-già, v.v…”. Kinh Pháp Hoa sau chép: “Tánh quyết định, không quyết định, đều hồi tâm không có thật diệt của Nhị thừa, bỏ thân ba cõi, là chịu biến dịch, chẳng phải ba cõi. Kinh Lăng-già, Thắng-man, Vô Thượng Y, luận Phật Tánh v.v…”.

Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì sau bốn mươi năm, kinh Pháp Hoa có văn nói rõ, Kinh Lăng-già, v.v… đều phải phát ra Thánh giáo nào về trước. Vả lại, kinh Vô Thượng Y chẳng phải sau Pháp Hoa.

Vì sao biết được? Vì Xà Vương chưa thống nhất ngôi vị nước, có thể có Tần-Bà-ta-la, trong kinh Pháp Hoa đã nêu tên vua, vì sao kinh Vô Thượng Y cũng nói Tần-Bà ở trong hội?

Vì kinh Vô Thượng y nêu trong chúng rằng: “Tần-bà-ta-la được tôn làm Thượng thủ. Do đây so sánh mà biết chẳng phải sau Pháp Hoa”.

Lại Kinh Thắng-man chép: “Cũng chẳng phải sau bốn mươi năm”.

Vì sao biết được?

Kinh rằng: “Vua Ba-tư-nặc và phu nhân Mạt-lợi kính tin Phật pháp chưa lâu”. Trong kinh Nhân Vương Bát-nhã chép: “Ngày mùng tám, tháng…, năm đầu, tức đầu ba mươi năm”.

Vì sao biết được?

Theo kinh Nguyệt Quang chép: “Như Lai đã vì đại chúng chúng ta, v.v…, chín năm nói Ma-ha Bát-nhã, nên biết đến khi nói kinh Nhân Vương, Nguỵêt Quang thì tin Phật đã lâu”. Kinh Thắng-man chép: “Tin Phật chưa lâu nói ở Nhân Vương, Bát-nhã về trước. Không như vậy, đã hai mươi chín năm nghe kinh, sao trong Kinh Thắng-man chép: “Tin Phật chưa lâu, y theo đây, tức biết chẳng phải Pháp Hoa”. Lại, kinh Nhập Lănggià, y cứ vào ba tạng, Bồ-đề-lưu-chi rằng: “Lại y chỉ kiết tập, năm đầu tiên, Phật nói Đại Tập Bảo Tràng Đà-la-ni và Lăng-già Hải Long Vương. Chín năm nói Ương-quật-Ma-la, mười năm nói Như Lai tạng”. Lại nói rằng: “Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Ban-Chu, Ương-quậtma-la, Như Lai tạng, v.v… đều nói tháng, năm. So sánh các kinh này, Lăng-già chẳng phải sau bốn mươi năm năm, mặc dù dưới đây, Chỉ Trì nói rằng: “Ta đối với Niết-bàn Tượng dịch, kinh Đại Vân, v.v… đã khiến cắt đứt thịt. Lăng-già chưa hẳn sau kinh Niết-bàn. Vì sao? Vì như văn tự chép: “Bảy ngày ở cung rồng, bắt đầu nhập Lăng-già mới nói giáo này, chẳng lẽ nói Niết-bàn”.

Ở song lâm, diệt độ rồi, lại trụ Cung rồng v.v… ư? Kinh Niết-bàn đã chỉ, chưa hẳn tức là Đại Niết-bàn. Nếu nói rằng: “Thấy, nghe có khác, nào ngại gì không nói là sau Niết-bàn”.

Nếu vậy, thì đâu ngại gì thấy, nghe khác nhau? Như kiết tập nói là ở năm đầu tiên”. Lại nói rằng: “Đại Bát-nhã ở trước Pháp Hoa như Lưu-chi nói: “Băm năm thì nói kinh Đại Bát-nhã, y cứ theo văn của Trí luận, chính là nói ở sau Pháp Hoa”.

Vì sao biết được? Vì cứ như trong phẩm Tất định kia, hỏi tất cả Bồtát đều có tất định không? Luận giải thích rằng: “Vì sao hỏi điều này?”. Vì thấy trong Pháp Hoa nói: “Trẻ con nhóm cát đều thành Phật đạo”. Và nói vì Nhị thừa sẽ thành Phật, nên nêu lên câu hỏi này”.

Y cứ vào phẩm đại này, là nói ở sau Pháp Hoa, nhờ ở phán quyết nhất định nào là trước bốn mươi năm? Lại, luận Phật Tánh và luận Bảo Tánh không chỉ giải thích về kinh sau Pháp Hoa, hai luận không dẫn Niếtbàn, Pháp Hoa mà phần nhiều đều y cứ theo kinh Vô Thượng Y, Lăng-già, Thâm Mật, Như Lai tạng và Thắng-man để nói. Y cứ vào kinh hỏi định, hai luận là giải thích giáo trước của Pháp Hoa, trước, sau của định kia. Đã đều nhờ ở hư, dựa vào định kia để tiêu biểu chương. Lại nữa, còn có nhiều lỗi. Lỗi ấy là gì? Lại nói rằng: “Kinh trước kia dù đã nói Nhị thừa thật nhập Niết bàn; kinh sau giải thích rằng: “Như hóa thành dê, nai”. Kinh Lănggià chép: “Chủng tánh Thanh văn rơi vào cái chết biến dịch; Nhị thừa không có diệt, chẳng phải chỉ có tánh bất định. Không như vậy, thì Lănggià nói rơi vào biến dịch, người có khả năng thú hướng Đại thừa là tánh bất định”.

Vì sao biết được?

Lăng-già quyển chép: “Bồ-tát Đại Tuệ bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn nói Thanh văn, Bích-chi-phật nhập môn vui vắng lặng của địa Bồ-tát thứ tám”, cho đến nói rằng: “Còn chưa có khả năng chứng pháp của Sơ địa, huống chi là môn vui vắng lặng của Bát địa?”. Phật bảo Đại Tuệ Thanh văn có ba hạng. Nói nhập môn vui vắng lặng của bát địa, đây là người trước kia đã tu hạnh Bồ-tát, rơi vào địa Thanh văn, lại dựa vào bản tâm, tu hạnh Bồ-tát, đồng nhập vào môn vui vắng lặng của Bát địa, chẳng phải Thanh văn vắng lặng tăng thượng mạn, vì họ không thể nhập hạnh Bồ-tát, không hề biết ba cõi duy tâm; chưa từng tu hành các pháp của Bồ-tát; chưa từng tu hành các Ba-la-mật, hạnh của Thập địa. Cho nên, quyết định Thanh văn vắng lặng không thể chứng môn vui vắng lặng mà Bồ-tát kia đã tu hành. Lại, tụng rằng:

Các Thanh văn quyết định.

Không hành hạnh Bồ-tát.

Người đồng nhập tâm địa.

Đó vốn là Bồ-tát.

Theo đây, tức là thừa bất định trong năm thừa. Ý của Pháp Hoa, Dugià đồng nhau. Lại, Pháp Hoa quyển 8 chép: “Vì sao Phật, Thế Tôn cho các đại A-la-hán thọ ký?”. Phật đáp: “Đại Tuệ! Vì ta đã từng thực hành hạnh Bồ-tát, các Thanh văn v.v… y chỉ Niết-bàn Vô dư nên được thọ ký. Đại Tuệ! Ta thọ ký cho Thanh văn, là chúng sinh yếu hèn, sinh tâm mạnh mẽ. Đại Tuệ! Trong thế giới này và cõi nước Phật khác, có các chúng sinh thực hành hạnh Bồ-tát mà lại ưa pháp Thanh văn thừa. Phật vì vận chuyển cho họ nhận lấy Đại Bồ-đề”. Tụng rằng:

Ba thừa và phi thừa

Vô lượng thừa chư Phật

Tất cả ghi nhận Phật địa

Nói các phiền não dứt

Trong thân chứng Thánh trí

Và Niết bàn Vô-dư

Khuyên chúng sinh yếu hèn,

Cho nên ẩn giấu nói.

Như bài tụng này, chính là đồng với Giải Thâm Mật, nói ba ý sinh thân. Sơ địa trở lên, quyết định thú hướng vắng lặng. Đã không chứng môn vui vắng lặng mà Bồ-tát đã thực hành, nói họ không thể được ý sinh thân mà vì không thể biết, nên bị lỗi lầm. Lại nói rằng: “Kinh Bất Không Quyên Sách và Tăng-già-tra chép: “Trời Tịnh Cư đều phát tấm thú hướng Đại thừa, pháp quyết tạo ra giáo sau Pháp Hoa, không biết nhờ vào đâu để biết được. Có giáo hiện nay nói rằng không có chứng, làm sao chỉ phán quyết? Lại nói rằng: “Thuyết mà luận sư Duy Thức đã nói, đều không hợp lý, nên biết tất cả bậc Thánh trước hội Pháp Hoa đều không phát tâm. Sau hội Pháp Hoa, Tịnh Cư cũng phát. Luận sư Duy Thức lập nghĩa trái với kinh, chẳng phải chỉ một, hai vị. Không như vậy, thì sao kinh Giải Thâm Mật lại tự thừa nhận nói trước Pháp Hoa”.

Kinh Giải Thâm Mật nói về Tịnh độ, giảng về tướng Tịnh độ, nêu mọi việc khen ngợi đức đều đồng với Phật địa. Phật địa luận giải thích về nghĩa như thật, đều là chủng tánh bất định, Thanh văn được quả Tiểu xong, vì thú hướng Đại Bồ-đề nên gọi là Đại. Nếu không phải hồi tâm thì không quán Tịnh độ”. Lại mười nghĩa Nhiếp luận, v.v… nói về Nhất thừa rằng: “Vì tánh bất định chung cho bậc Thánh Hữu học và Vô học đều thừa nhận sự hồi tâm. Lại, luận Đại Trí Độ giải thích về kinh Đại Phẩm, giáo trước Pháp Hoa rằng: “Ba hạng người đều có cõi nước nhiệm mầu thanh tịnh, ra khỏi ba cõi, cho đến không có danh từ phiền não. Ở cõi nước này, Phật nhờ nghe kinh Pháp Hoa mà đầy đủ Phật đạo, sao lại nói: “Tất cả bậc Thánh nghe kinh Pháp Hoa, đều không phát tâm”. Lại nói rằng: “Kinh Lăng-già nói rõ ràng về trạng thái vắng lặng của tánh quyết định cái chết biến dịch, lý giáo rõ ràng, đâu được chấp truyền rộng giáo trước, giảng nói kinh sau?”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì y cứ vào Lăng-già quyển tư chép: “Đại Tuệ! Thanh văn, Bích-chi-phật chưa chứng pháp Vô ngã, chưa được sinh biến dịch không thể suy nghĩ bàn luận. Cho nên, ta vì các Thanh văn, nên nói đạo Nhất thừa. Ở đây nói rằng chưa được. Lại, y cứ vào văn nào mà nói rằng: “Nói rõ ràng về con người quyết định được biến dịch?”. Y cứ vào văn này, người tánh bất định chưa nghe được Đại thừa thì sẽ không được biến dịch, đâu thừa nhận quyết định không thể hồi tâm được biến dịch? Nhưng văn kinh này cũng có nói rằng: “Chưa lìa cái chết biến dịch thì không thể suy nghĩ, biện luận. Cũng có nghĩa nói: “Không được lìa cái chết biến dịch không thể suy nghĩ, bàn luận. Cũng có thuyết nói: “Chưa lìa bỏ được cái chết biến dịch không suy nghĩ bàn luận. Không có văn rõ ràng tạo ra thuyết quyết định. Người của tánh quyết định được biến dịch, nhưng trong Pháp Hoa quyển 2 chép: “Vì đọa vào cái chết biến dịch không suy nghĩ. Đây là nói không quyết định hồi tâm về sau, rơi vào sinh tử biến dịch không suy nghĩ, bàn luận. Không có tánh quyết định được biến dịch. Nếu lại thừa nhận thọ thân sinh biến dịch, đâu được nói như thế, v.v… được nhập nhân vô ngã, cho đến sinh tâm cho là Niết bàn, phàm phu chịu phần đoạn tự biết thân sinh tử. Bậc Thánh chịu biến dịch, há chấp là Niết bàn, nghĩa là được hữu dư, tức chướng sở tri biết khác, vì khổ tồn tại. Bậc Thánh kia tự không thừa nhận, gọi là hữu dư y hồi tâm hướng Đại, chủ yếu bỏ phần đoạn như thọ biến dịch, được thú vui tam-muội, nghĩa là vì vô dư, nếu cũng như ít nghe được định thứ tư, sắp vì quả cùng cực khi chết, thấy tướng trước còn thú hướng cõi tâm chê bai, huống chi bậc Thánh thấy thọ biến dịch, gọi là Vô dư ư?. Lại y cứ vào văn năm thừa, trong Nhị thừa đầu tiên, không có nhập Năm Đại thừa, chỉ trong thừa bất định thứ tư nói: “Đại Tuệ! Ba hạng người kia lìa chướng phiền não, vì huân tập được thanh tịnh, nên thấy pháp vô ngã, vì được môn vui tam-muội. Thanh văn, Duyên giác cuối cùng chứng được pháp thân Như Lai”.

Nói ba hạng người kia: tức trong thừa bất định có ba hạng người, chẳng phải là chỉ nhất định ba thừa đầu tiên ở trước.

Nếu như vậy, thì tức trước kia đâu cần nói riêng là thừa thứ tư? Hoặc có thể tánh định, bất định của ba thừa trước đều kết hợp nói người thứ tư, chỉ nhận lấy người tánh bất định, nói ba hạng người kia, tức người tánh bất định trong ba thừa ở trước. Nếu không như thế, nghĩa là tức tánh định, bất định của ba thừa trước đều thừa nhận nhập Đại thừa trái với quyển , quyển 8 ở dưới đã nói, như trước đã dẫn: Không có văn nói rõ trạng thái vắng lặng của tánh quyết định, chịu cái chết biến dịch.

Ngôn giáo hư, vì lý rõ ràng, nên bị lỗi.

Lại, trong hỏi đáp nói rằng: “Vì sao hai thuyết khác nhau?”.

Đáp: “Như trong kinh không nói Cung vua dùng làm Hóa Phật, mở rộng thời giáo này, tức nói ba mươi bốn tâm thành Phật, chưa nói A-lạida; mở rộng thời giáo này, tức nói diệt định chỉ ở cõi Dục, cõi Sắc và, nói hạt giống dựa vào sắc tâm. Mở rộng thời giáo sau, nghĩa ấy tức một đoạn Du-già, tức mở rộng giáo trước. Hai diệt sau bốn mươi năm chẳng phải chân, có A-lại-da, đọa vào sinh tử biến dịch không suy nghĩ, bàn luận. Mở rộng thời giáo này, kinh, luận cũng tùy thuộc giáo”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì tự thừa nhận Hoa Nghiêm là giáo về trước, đâu chỉ nói hóa thân ở cung vua cho là chân Phật? Du-già, Nhiếp luận đều nói hóa thân ở cung vua là chẳng phải chân Phật. Ba mươi bốn thân là văn khuyến dụ Tiểu thừa diệt định dựa vào thân cõi Dục, cõi sắc; hạt giống của thuyết Hữu bộ dựa vào tâm sắc. Du-già, tông của sư Kinh bộ đều sửa đổi hạt giống của tông trước; y chỉ ở tám thức, v.v… đồng với Lăng-già, v.v… cũng nói bất định không có thật. Kinh Niết bàn, Trí luận, Hiển dương, Phật địa, đều nói có sinh tử biến dịch. Nghĩa nào khác nhau mà phán quyết Du-già, luận Phật địa, v.v… là giáo trước bốn mươi năm, như trước đã dẫn, phán quyết trước, sau không đúng. Đối với đồng không giải thích, phần đồng chẳng phải khác kia, vì miễn cưỡng thấy khác nhau nên phạm lỗi.

Lại nói rằng: “Du-già quyển 80 nói hai Niết-bàn do thức dị thục không có đối tượng nhận lấy, nên y chỉ chuyển thức, v.v… không còn được sinh, chỉ có thanh tịnh khác, Vô vi lìa vết nhơ, chân pháp giới tồn tại, ngay như kinh Lăng-già mà diệt các tướng, không nhận lấy cảnh giới vị lai là thú vui của tam-muội, nhị thừa gọi là Niết-bàn”.

Nghĩa này cũng không đúng. Kinh Niết bàn kia đã nói khác với văn trước, sau; Niết bàn quyển 2 thì nói Thanh văn, Bích-chi-phật vì sợ nỗi khổ của vọng tưởng sinh tử mà cầu Niết-bàn, vì không biết Niết-bàn và thế gian không có khác nhau, nên phân biệt tất cả pháp với phi pháp mà diệt các căn, không nhận lấy ở cảnh giới vị lai; nhận lấy giả dối cho là Niết bàn, là hữu học của Nhị thừa; phàm phu chấp Vô học diệt, nghĩa là diệt các căn đã được không có thừa, nghĩa là cuối cùng, không biết A-lại-da. Thức chuyển thành vượt hơn vì không có thừa. Tiếp theo, nói rằng: “Cho nên, người ngu si kia nói có ba pháp thừa, mà không thể biết chỉ có tâm tưởng diệt, được pháp vắng lặng. Nếu tức bậc Thánh thì không đáp lại”.

Tiếp theo là nói: Cho nên, Đại Tuệ! Người ngu si kia ở trong vòng sinh tử của thế gian thường chuyển biến không dừng, cũng y cứ vào nghĩa thật. Người tánh quyết định diệt các căn, v.v… nghĩa là thân, trí đều diệt, chỉ có chân như.

Lăng-già chép: “Chỉ tâm, tưởng diệt, được pháp vắng lặng, pháp vắng lặng, chẳng phải thú vui tam-muội. Thú vui tam-muội; theo văn của kinh Lăng-già quyển chép: “Không nhất định tánh hồi tâm hướng Đại được nhập các địa do danh, thuyết xưa, nên đồng ngộ ngay Bồ-tát. Trong các địa được định diệt tận, gọi là rơi vào môn pháp lạc tammuội”. Vì sao biết đựơc?

Vì Kinh Lăng-già kia tự hỏi đáp rằng: “Phật bảo Đại Tuệ! Ta nay vì ông phân biệt giảng nói: “Đại Tuệ! Thanh văn có ba hạng, nói nhập môn vắng lặng của Bát địa, đây là người trước tu hành hạnh Bồ-tát, rơi vào địa Thanh văn, lại dựa vào bản tâm, tu hạnh Bồ-tát, đồng nhập môn vui vắng lặng của Bát địa, không phải Thanh văn vắng lặng tăng thượng mạn. Nếu là Nhị thừa bỏ thân phần đoạn, trụ tam-muội, gọi là người được Niết-bàn ấy, thì vì sao Lăng-già quyển tư lại nói: “Tu-đà-hoàn có ba phẩm đều nói nhập Niết-bàn”. Kinh nói quả thứ hai rằng: “Vì hành tướng tu thiền của Thiện Kiến, nên một lần đến thế gian là dứt hết khổ, nhập vào Niết-bàn. Vì sao? Vì thọ thân biến dịch, nên hiện có hành khổ, đâu được nói rằng, dứt trừ hết khổ, nhập vào Niết bàn?”.

Hơn nữa, đây là quyết định thú hướng vắng lặng. Vì sao biết được?

vì tiếp theo dưới đây, Đại Tuệ hỏi Phật rằng: “Vì nói A-la-hán dược trạng thái vắng lặng quyết định, hay vì gốc lành phát nguyện Bồ-tát?”.

A-la-hán của gốc lành là ứng, hoá La-hán, Phật bảo Đại Tuệ! Vì nói La-hán, Thanh văn được sự vắng lặng quyết định, vì chẳng phải La-hán khác, nên biết tánh quyết định nhập vô dư y, chỉ có chân như, đồng với kinh Lăng-già mà diệt các căn và tâm tưởng diệt, rằng nhập Niết-bàn. Nếu trụ thú vui tam-muội, sinh tưởng Niết-bàn, thì đây là người tánh bất định lui sụt Bồ-đề. Vì văn rõ ràng không giải thích, nên cũng phạm lỗi”. Lại nói rằng: “Hai giáo trước, sau lược có mười ba điểm khác nhau”.

-Kinh Vô Thượng chép: “Do trụ địa vô minh có cái chết biến dịch”. Luận Du-già, v.v… nói: “Do phẩm nguyện quyết định”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì ẩn giấu từng trải nghiệp vô lậu, nên nếu biện luận về chướng sở tri, cho là khác nhau, không nói rằng do chướng sở tri đồng với trụ địa vô minh, khởi nguyện quyết định vô lậu đồng với nghiệp vô lậu, thì cũng bị phạm lỗi.

-Lăng-già chép: “Phải diệt các căn, mới nhận lấy biến dịch”. Du-già chép: “Có để lại căn thân”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì người diệt các căn, chắc chắn nhập vô dư, chẳng phải chịu biến dịch. Không như vậy, thì biến dịch chẳng lẽ không có các căn? Luận nói: “Để lại căn thân”. Lăng-già nói: “Vì bất định nên để lại căn thân mà bị biến dịch, không biết rằng, do luống dối mà khác nhau”.

-Không đồng, đến khi phá chấp biến dịch, mới phân biệt được lỗi đó.

-Rằng, kinh Pháp Hoa, v.v… đi đến cõi nước Phật khác. Du- già, v.v… nói: “Để lại thân ở châu này”.

Nghĩa này cũng không đúng. Pháp Hoa đi đến cõi nước Phật khác, y cứ sau Phật diệt độ, cõi này không có Phật, không có khả năng giác ngộ, khiến phát tâm Đại thừa, do đó Phật phương tiện khiến đi đến cõi nước. Luận Du-già, v.v… y cứ vào hiện tại gặp Phật. Đã có khả năng thú hướng Đại thừa, thọ sinh biến dịch để lại thân ở cõi nước này, tức kinh Pháp Hoa thọ ký ba vòng. Người Học, Vô học đều cùng ở châu này, không đi đến cõi nước khác, bắt đầu có khả năng thú hướng Đại thừa, vì đối với Đại thừa này mà không tỏ ngộ, nên cũng phạm lỗi”.

– Y cứ vào kinh Niết bàn, là người đã trụ, v.v… hơn tám muôn kiếp ở vị lai, luận Du-già, v.v… tức để lại thân này; hoặc hơn một kiếp. Nghĩa này không đúng. Luận Du-già nói: “Hoặc hơn một kiếp, nghĩa là luận Phật địa giải thích: Hoặc hơn một kiếp, nghĩa là ý trong đây nói vượt qua một kiếp. So sánh tám muôn kiếp này cũng là vượt qua một kiếp. Vượt qua một kiếp ý nói không có giới hạn nhất định”.

– Y cứ Thắng Man, v.v… nói: “Nhị thừa, Bồ-tát đại lực, đồng thọ ý sinh thân”. Luận Du-già v.v… nói: “Nhị thừa khômg đồng với Bồ-tát đại lực. Bồ-tát đại lực như ý mà sinh, vì thường nguyện sinh, như Nhị thừa xa lìa mà trụ, vì tất cả chúng sinh đều không thể thấy: Nghĩa này cũng không đúng. Vả lại, kinh Niết-bàn chép: “Người Tu-đà-hoàn tu tám muôn kiếp, cho đến Phật Bích Chi, tu mười ngàn kiếp, trụ ở đây là chịu biến dịch, vì trụ Vô dư y. Nếu không chịu biến dịch. Xả phần đoạn xong, sau khi trụ tám muôn kiếp, dựa vào pháp nào để thú hướng Đại thừa ư? Nếu chịu trụ tám muôn kiếp biến dịch, thì đâu thường hóa sinh?”. Lại Lăng-già quyển tư chép: “Đại Tuệ! Thanh văn, Bích-chiphật, nếu lìa tất cả các lỗi, huân tập thì được chứng pháp vô ngã. Lúc bấy giờ, tam-muội lìa các lỗi, pháp say Vô lậu biết rồi, tu hành tất cả công đức trong cõi vô lậu xuất thế gian”.

Tụng rằng:

Không có nẻo rốt ráo

Cũng không còn lui sụt

Được các thân tam-muội

Vô lượng kiếp bất giác

Như người say mờ tối

Rượu tiêu, sau đó tỉnh

Được thể vô thượng Phật

Là chân pháp thân ta.

Lăng-già quyển cũng chép: “Đại Tuệ! Thanh văn, Bích-chiphật, Bồtát Bát địa, ưa chấp mắc môn vui tam-muội vắng lặng. Vì say sưa, nên không thể khéo biết, chỉ tự tâm thấy, cho đến Đại Tuệ! Các Bồ-tát do thấy môn vui vắng lặng của tam-muội, nhớ nghĩ bổn nguyện, tâm đại từ bi độ chúng sinh, biết mười vô tận trí hạnh như thật. Cho nên, không nhập vào Niết bàn ngay”.

Ở đây, đều là Nhị thừa dù chịu biến dịch, nhưng, việc tu hành lợi sinh không đồng với Bồ-tát, vì sao chỉ gọi không đồng với Du-già, không đồng với quyển , cho đến biện minh trong phá biến dịch, không đồng với thứ 8, thứ 9, y theo trước mà phá.

– Rằng, Du-già chép: “Để lại thân chung cho Hữu học”. Kinh Thắng-man chép: “Chỉ là người Vô học”. Nghĩa này cũng không đúng, vì Hữu học không hồi tâm, không thừa nhận chịu biến dịch, để thừa nhận sự hồi tâm của Hữu học kia, sao không chịu biến dịch? Nếu cho rằng phiền não tồn tại, thì Bồ-tát cũng giống như thế. Nếu cho rằng Bồ-tát dù có phiền não, nhưng vì năng lực vô lậu vẫn vượt hơn, nên đâu có trở ngại. Hữu học hồi tâm thú hướng Đại thừa rồi, là có công năng vượt hơn. Lại, kinh kia tự phán quyết giáo trước của Thâm Mật. Sau, chỉ không quyết định hồi tâm trước kiến đạo, thú hướng Đại thừa, không nói Thánh giả hồi tâm hướng đại, chẳng phải vì liễu đạt rõ. Giáo sau Pháp Hoa được bậc Thánh, Hữu học cũng thừa nhận hồi tâm, vì nhận hiểu rõ ràng”. Nay luận Du-già, v.v… cũng nói là hữu, cũng nói là hữu học hồi tâm, thừa nhận chịu biến dịch, điều này có lỗi gì? Kinh Thắng-man nói theo quyết định đối với Nhị thừa kia chịu biến dịch sinh tử, Luận Phật Địa nói theo chấp nhận chịu biến dịch sinh tử. Không như vậy, thì chấp văn, nói Vô học chịu thân biến dịch, đâu thể nhị thừa và Hai địa đầu đều không chịu biến dịch, vì không phải lỗi là lỗi, nên bị phạm lỗi”.

– Không đồng cũng y theo trước mà phá.

– Không đồng với biện minh đủ trong phá chấp biến dịch ở dưới. Lại nói: Niết-bàn v.v… trước nhập, sau vắng lặng, phát đại tâm. Dugià trước phát đại tâm, nhưng sau để lại thân, v.v…

Nghĩa này cũng không đúng, Kinh Pháp Hoa chép: “Người Hữu học, Vô học đều hồi tâm, đâu phải Vô học đều trụ trong diệt định, gọi là diệt Vô dư, trải qua nhiều kiếp, mới bắt đầu thú hướng Đại. Lại, kinh Niết bàn chép: “tám muôn kiếp xong, đến tâm, v.v… A-nậu-Bồđề, không nói tám muôn kiếp xong, bắt đầu phát đại tâm, không đồng, nghĩa là vọng, nghĩa là đồng, cái thât đồng tức là không đồng. So sánh đối tượng biện luận kia đồng cũng không hề đồng, khác cũng thật không khác. Khác chủng khó suy nghĩ. Mắt che mờ thừa nhận hoa sinh không; tầm từ của hạt giống khác chỉ phân bịêt luống dối”.

9- Sai lầm của sự sống lâu chẳng phải liễu:

Có nghĩa: “Kinh trước nói về hạnh để lại của sự sống lâu. Luận Dugià, v.v… giải thích rằng: “Thêm sự sống lâu đến Đại Bồ-đề, nhưng vì nghiệp vô lậu, chẳng phải nhân gần biến dịch, không xả căn thân thì chịu sinh tử biến dịch; giáo sau được quả Vô học, bỏ thân phần đoạn, chướng sở tri làm duyên, mới phát nghiệp vô lậu vọng, cảm gần sinh tử biến dịch ngoài ba cõi, trụ thú vui tam-muội gọi là Niết-bàn Vô dư, chẳng phải định diệt tận. Từ giác này xong, mới phát đại tâm”.

Quyển hai dù là hữu lậu, vì phiền não hết, không hệ thuộc cõi, gọi là ngoài ba cõi, chẳng phải lìa ba cõi có chúng sinh riêng, nhưng chủng tánh Nhị thừa dù có định, bất định khác nhau, cũng đều chịu biến dịch; chịu biến dịch rồi, lại không xả thân, cho đến vị Kim Cương, mới bắt đầu lìa bỏ, nên luận Phật Tánh chép: chỉ có một sinh gọi là hữu hữu. Nếu luận Duy Thức v.v… không bỏ phần đoạn, thì chịu biến dịch, làm sao gọi là sinh tử. Nếu nói là sát na thì trái với lụân Phật Tánh nói chỉ có một sinh. Nếu gọi là thỉ, chung của mạng, thì trái với Du-già, thêm các hạnh sống lâu. Lại, nói thêm sự sống lâu, sao lại nói là chết? Đã không có chết, thì sao nói sống. Lại đã không bỏ phần đoạn”. Du-già lại không có văn chuyển căn, La-hán người nữ thêm sống lâu, nếu thành Phật thì do thân nữ, sẽ trực tiếp thành Phật, chỉ có thể y chỉ kinh mà sinh trí; phàm phu không được luống dối có tư duy, so lường”.

Thuyết này nói không đúng. Quả Thánh của Nhị thừa hồi tâm hướng Đại, đều chấp nhận chịu sinh tử biến dịch.

Trong kinh Thắng-man y cứ vào quyết định, nói người tánh bất định, được quả Vô học, quyết định hồi tâm, không còn sinh lại nữa, quyết định chịu Hữu học biến dịch. Không quyết định thì cũng hồi tâm chịu sinh tử biến dịch. Vì không quyết định, nên trong kinh không nói, có thể do Thắngman không nói Hữu học hồi tâm, thì có thể không thừa nhận trong hội Pháp Hoa thú hướng Đại thừa.

Cho nên, luận Phật Tánh, v.v… đồng với kinh Thắng-man. Vả lại, y cứ vào thọ quyết định, trong kinh Lăng-già chép: “Y cứ vào tỏ ngộ ngay, người sợ phiền não, nói ba ý sinh thân, Du-già, Phật Địa đồng với Pháp Hoa, v.v… đều thừa nhận hồi tâm. Đã nói hồi tâm, tức chấp nhận chịu sinh tử biến dịch kia. Đã không có văn chứng minh Hữu học hồi tâm thì được thọ biến dịch, cũng vì nói thích đáng, không có văn của kinh kia, che lấp có văn ở đây để nói Niết-bàn, Pháp Hoa đều thừa nhận sự hồi tâm. Du-già, Phật Địa thừa nhận có chịu biến dịch. Các luận ấy tự nói rằng: “Chỉ có thể y chỉ kinh sinh trí. Phàm phu không được có suy nghĩ, so lường giả dối:

Người kia há là đại Thánh, ở đây Du-già v.v… đều ngăn cấm ư? Lại, bao gồm ý vào văn luận kia, sơ lược có mười một lỗi”.

Nói xả thân phần đoạn, cảm chịu biến dịch, xuất xứ từ Thánh giáo nào?

Kinh Thắng-man, v.v… đều nói không có xả phần đoạn”, Du-già, luận Phật Địa v.v… đều nói: “Nguyện định vô lậu để giúp nghiệp cũ, sao cho chiêu cảm được thân vượt hơn, tăng trưởng dần”. Hiển Dương quyển 16 chép: “Y chỉ có thân biến hóa, được đến địa vị Phật, cũng không nói xả phần đoạn”. Luận Nhập Đại thừa cũng nói: “Trụ sống lâu dựa vào kinh, luận mà là tự ý đọat”. Lại nói: “Chướng sở tri làm duyên, mới phát nghiệp Vô lậu luống dối, chiêu cảm riêng sinh tử biến dịch của cõi ngoài”.

Nghĩa này không lẽ như thế, vì nếu tạo ra nghiệp mới, là chiêu cảm gần nhân, thì vì sao luận Phật Tánh lại nói: “Nhân duyên sống chết ví như Tu-đà-hoàn trở lên, chỉ dùng nghiệp cũ, không sinh nghiệp mới”. Nếu dùng vô lậu mới, chiêu cảm sinh tử thì thí dụ này sẽ không thành”. Lại, kinh Duyên Khởi, v.v… nói: “Bậc Thánh không tạo ra chiêu cảm nghiệp hữu ở sau. Nếu không là có kinh, luận, thì không nên nói rằng có sinh tử của hữu. Nếu sự sinh tử kia là có, thì bậc Thánh làm sao tạo ra nghiệp hữu ở sau? Hơn nữa, nếu đã thừa nhận tạo nghiêp hữu sau, thì Na-hàm không nên tu nhiều thứ thiền định lẫn lộn, giúp cho nghiệp cũ phẩm hạ, sinh lên năm tầng trời Tịnh cư?”. Nếu nói rằng: “Do năng lực Đại, Tiểu khác nhau, thì nghĩa này cũng không đúng, vì thân hơn kém khác nhau, đâu không được tạo? Lại, nếu sức đặc biệt, thì lẽ ra Bồ-tát chỉ tạo nghiệp mới, do chiêu cảm; Năng lực nhị thừa thua kém, không thể tạo ra chiêu cảm?. Lại, nếu Bồ-tát đã thừa nhận mới tạo nghiệp, chiêu cảm sinh tử biến dịch, thì tức thân biến dịch của cung Đại Tự Tại sinh ra nghiệp báo? Và sao luận Thập Địa nói: Lợi ích của quả báo, do trí Ma-hê-thủ-la sinh ra”, nên luận Phật Tánh chép: “Ví như Tu-đàhoàn trở lên, chỉ dùng nghiệp cũ không sinh nghiệp mới. Do đây nên biết, Du-già, Duy Thức, v.v… nói: “Giúp nghiệp cũ là nói thích đáng của các luận đó. Nếu là vô lậu mới chiêu cảm, thì thuộc về Tập đế, cho dù an lập đế, phi an lập khác nhau, nhưng vẫn không rời bốn đế; không có chỗ nào nói “Tập” chẳng phải là đối tượng đoạn. Được chung cho vô lậu là sự kiện đáng nên tu, chỉ nói Tập đế là hữu lậu, đối tượng đoạn của vô lậu kia, chẳng phải tu, vì trái với lý, để tìm kiếm văn, cho nên không đúng”. Lại, nếu xả thân lại cảm thọ riêng sinh tử biến dịch thì trái với bốn thọ ký: “Người không có phiền não, chết, sẽ không sinh”. Nếu nói rằng, vì nói theo phần đoạn, thì nghĩa này cũng không đúng, vì chẳng lẽ biến dịch kia không thuộc về sinh ư? Lại, y cứ vào xả phần đoạn, gọi là tử không sinh, đây là phân biệt, đâu cần nói rằng, người

không có phiền não, chết không sinh, như nhập kiến đạo, xả các tai nạn, v.v… cũng được nói là không sinh. Nếu nói rằng, đồng với phần đoạn sinh không gọi là xả, thì lẽ ra cũng đồng với hữu lậu thứ 8, không gọi là xả. Đã không có tử, không có sinh, nên khiến cho Đại sư thuận theo nói luống dối”. Lại, luận Nhập Đại Thừa chép: “Hỏi: Trụ sự sống lâu nào? Đáp: Ala-hán không có phiền não, đồng với Bồ-tát Bát địa, vì khéo tu như ý túc, nên có thể tùy ý sống ở đời, cho đến tận cùng nơi sinh tử. LaHầu-la, TânĐầu-lô v.v… đều trụ ở đời. Nếu là xả phần đoạn, làm sao có thể tùy ý trụ ở đời, đều không tin ở bốn thọ ký của Đại sư rằng: “Thọ riêng thân, vì trái với văn lập nghĩa, nên cũng phạm lỗi”. Lại nói rằng: “Vô lậu cảm gần ngoài ba cõi sinh, gọi là sinh biến dịch”.

Nghĩa này cũng không đúng, nghiệp Vô lậu mới có công năng không rơi vào cõi Hữu lậu thứ tám đâu không phải cõi ư?

Nếu nói rằng: “Vì lìa hệ thuộc, nên gọi là chẳng phải cõi, thì đây là đồng với thuyết xưa nói, đâu có rảnh mà trình bày lại”. Lại, vì như phiền não có công năng chiêu cảm sự sinh, nên hay bị trói buộc Lụân Nhiếp Đại Thừa đã thừa nhận sở tri, thật sự đồng với phiền não, có công năng phát ra nghiệp chiêu cảm hữu lậu thứ tám, vì chướng ngại Bồ-đề, đâu không phải là trói buộc?”. Vì luận kia chép: “Vô lậu sinh, như thủ làm duyên, nghiệp nhân hữu lậu mà sinh ba hữu, tức là chấp biến dịch, như nghiệp nhân kia sinh riêng, đã nói vì như thủ, v.v… nên sở tri kia lẽ ra trói buộc, vô lậu gồm thâu, nhóm họp; vì thuyết này không thừa nhận, thành ra không nên chấp biến dịch sinh riêng, như Duy Thức, v.v… gọi là đoạn sở tri, dù để lại thân trụ nguyện, định vô lậu, giúp cho nghiệp cũ kia, thì sẽ không có lỗi này. Kinh nói: “Như Thủ làm duyên, nghiệp dụng hữu lậu, nhân sinh ba hữu, là dụ phần ít thôi”. Lại, luận Nhập Đại Thừa chép: “Nếu ông nói: “Kẻ không có phiền não, ta cũng như thế. Nếu có người thân yêu kính tin quy y ta, thì ta sẽ nói cho ông nghe”.

Hỏi: “Trụ sự sống lâu nào?

Đáp: A-la-hán không có phiền não, vì đều khéo tu như ý túc, nên có khả năng tùy ý trụ ở thế gian. Đã nói tùy ý trụ, là nói không phải thọ riêng sinh, cũng không được nói là giải thích giáo trước bốn mươi năm. Văn luận tự dẫn, vì như La-hầu, v.v… nên biết gồm giải thích giáo Pháp Hoa v.v.. Duy Thức giải thích chẳng trái với kinh, luận, vì trái với kinh, luận kia thì phạm lỗi. Lại nói rằng: “Chịu cái chết biến dịch, trụ thú vui tam-muội, gọi là Niết bàn Vô dư, không phải định Diệt tận, từ giác biết này xong, người bắt đầu phát tâm Đại thừa, y cứ vào tánh bất định, Duy

Thức không có trái. Nếu nói tánh quyết định thì nghĩa này cũng không đúng, vì trái với Lăng-già, v.v… như trước đã dẫn, mà không thể biết căn tánh có khác. Nói chung hồi tâm trái với kinh và luận. Lại, kinh Pháp Hoa quyển 2 chép: “Nay chúng ta trụ thân sau cuối ở Niết-bàn hữu dư, không nói là Vô dư”; Thắng-man cũng đồng với quan điểm này. Hơn nữa, tự nói Vô học hồi tâm, chủ yếu trụ Diệt định, cho là Vô dư. Từ đây khởi xong, mới có thể thú hướng Đại thừa. Nay lại nói: “Không phải diệt định trước sau tự trái với nghĩa mà kinh đã lập, là lỗi lớn”.

Lại nói rằng: “Luận Duy Thức không bỏ phần đoạn, tức là chịu biến dịch, sao gọi là sinh tử. Nếu nói sát na, thì trái với luận Phật Tánh, nói là chỉ có một sinh; nếu cho rằng thỉ chung của mạng, tức trái với Dugià, thêm các hạnh sống lâu, thì không có tử hữu. Đã không có tử, thì làm sao nói sinh? Nghĩa nây cũng không đúng, vì sinh tử là gọi chung. Lại, như kinh Vô Thượng Y, Luận Phật Tánh, v.v… bốn thứ sinh tử đều gọi là sinh tử, chẳng phải y cứ vào mọi người đã tử rồi, sinh riêng mới gọi là sinh tử”. Nếu nói rằng “Vì pháp sinh tử của thân biến dịch này, nên gọi là sinh tử, cũng chuyển biến pháp sinh tử phần đoạn, trở thành biến dịch, nên gọi là sinh tử, đâu có lỗi không thừa nhận. Nếu xả phần đoạn, chịu sinh tử riêng, thì sao gọi biến dịch? Lại, thừa nhận vô lậu, có công năng làm nghiệp mới, chiêu cảm gần sinh tử”. Lăng-già lại nói: “Ba ý sinh thân, địa vị đều riêng, lẽ ra lại có thọ, vì đâu gọi là một sinh, nên đã uổng công lập ra câu hỏi, vì lỗi rất lớn”.

Lại nói rằng: “Đã không xả phần đoạn, Du-già lại không có văn chuyển căn, La-hán, người nữ, nếu là người thành Phật, thì nghĩa này không đúng, vì nếu do Du-già không có văn nói chuyển căn, tức thừa nhận thân nữ thành Phật”. Kinh Thắng-man, luận Phật Tánh, kinh Vô Thượng Y cũng nói không có chuyển căn. Nếu bỏ thân, căn cơ chậm lụt của Nhị thừa, thì làm sao thành Phật. Du-già, Duy Thức, vô lậu, v.v… giúp sức gọi là biến dịch; biến dịch tức là nghĩa chuyển căn mà không thể biết, lỗi ấy rất lớn”. Lại nói rằng: “Đạo kia như trên, đả phá địa ở trên, cảm đạo của địa trên, phá bỏ địa dưới, chiêu quả cảm báo của địa trên. Vô lậu của Nhị thừa, phá tan phần đoạn, chiêu cảm biến dịch, về lý đâu có lỗi”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì đạo hữu lậu của địa trên, chế phục địa dưới, không khuất phục địa trên. Hữu lậu có khả năng chiêu cảm quả báo, đạo vô lậu đoạn chung địa trên dưới, chẳng phải đồng với hữu lậu, thì làm sao có thể chiêu cảm? Lại nói: “Luận Du-già chép: “Để lại căn, thêm sống lâu, trụ ở châu này, xa lìa mà trụ; châu khác không thấy được”.

Y cứ vào văn luận này là để lại hành sống lâu, chẳng phải biến dịch sinh tử. Luận sư đời cuối, gia tăng sự xuyên tạc, chẳng phải ý của Du-già.

Nghĩa này cũng không như vậy, vì luận sư thời đại sau, thuận với văn trở thành lý khác nhau. Thuyết kia đều trái với Du-già. Nếu Du-già bỏ thân phần đoạn, riêng chịu biến dịch. Luận sư thời đại sau nói rằng: “Vì giúp nghiệp cũ, nên có thể lìa gia tăng. Du-già không bỏ căn thân, thêm sự sống lâu, tức là biến dịch, không đồng với hạnh sống lâu mà nguyện định hữu lậu của Nhị thừa đã gia tăng, vì chẳng phải nhiều kiếp, nên đồng loài người, trời đều nhìn thấy được. Lại, trong luận Hiển Dương của Vô Trước nói là thân biến hóa. Trong luận Phật Địa của Thân Quang nói là cái chết biến dịch”. Lại, luận Nhập Đại Thừa chép: “Đáp rằng, A-la-hán không có phiền não, đồng với Bồ-tát Bát trụ, vì khéo tu như ý túc, nên có thể tùy ý trụ ở thế gian, cho đến cùng tận sinh tử”. Lại, nói rằng: “Như trong Tăngkỳ nói: “Vì mắt xanh của Như Lai là hóa Bồ-tát nên đã trụ ở trời Quang Âm với các chúng Thanh văn trong Vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha kiếp. Như trên tầng trời kia, Thanh văn trụ sống lâu nhiều kiếp, phải biết thế giới này cũng có Thanh văn, có thể trụ như thế. Nếu chủ yếu bỏ sống lâu thọ thân ở xứ khác, đâu gọi là trụ, ở thế gian này cũng có v.v…”.

Lại, hỏi: “Là do thân này trụ ở đời hay là do có thân khác trụ?” Đáp: “Do thân thật mà trụ ở đời, thì không có nghĩa kia; nếu thân biến hóa trụ sống lâu nhiều kiếp, thì có lý này. Nếu lại thọ thân, tức là thân thật, thì đâu gọi là biến hóa, nên biết thêm sự sống lâu, chuyển đổi hình gốc, gọi là biến dịch. Nếu như thế, thì dựa vào danh, lấy nghĩa và không trái với kinh. Nếu chủ yếu xả thân, mới chịu biến dịch, thì đâu chỉ gọi là sai trái, mà còn trái với Thánh giáo; chỉ ý chẳng những không phải các sư duy thức như Vô Trước, Kiên Ý, các Bồ-tát, v.v… mà Thánh giáo kia còn nói rằng lược hỏi. Kính phàm không đủ, lấn át Thánh có thừa”. Lại hỏi rằng: “Như phiền não trong ba cõi làm duyên nghiệp hữu lậu là nhân sinh vào ba cõi. Nếu có nghiệp phiền não chưa chế phục, chưa dứt, vì quyết định sinh ba cõi, nên biết nếu có nghiệp Vô lậu luống dối vì chưa dứt trừ vô minh trụ địa, nên chịu biến dịch, thì nghĩa này cũng không đúng, vì như người chứng Sơ quả, lại có nghiệp phiền não của ba cõi chưa dứt, chưa hẳn nhất định thọ sinh ba cõi, mới nhận lấy Vô học, tức ở hiện thân cũng thừa nhận được, nên biết Bồ-tát Thượng địa cũng như thế, tức ở hiện đời được chứng quả. Nếu nói rằng nhị thừa Hữu học có thể chế phục, chưa dứt trừ tu hoặc, có thể được bất sinh, Bồ-tát cũng có khả năng chế phục chướng sở tri, đâu cần sinh riêng mới được chứng quả”.

Lại, Bát địa trở lên, có nghiệp vô lậu chưa dứt trụ địa Vô minh, sao không thọ lại, vì ba ý sinh chỉ một sinh ư? Lại, thứ bảy trong mười ba thứ khác nhau rằng: “Pháp Hoa, luận Trí Độ, v.v… chẳng phải thuộc về ba cõi, vì nhân duyên chẳng phải là nghiệp của ba hữu, vì phiền não ba cõi không thể trói buộc. Không như vậy, thì Pháp Hoa ở chỗ nào nói rằng thân biến dịch chẳng thuộc về thế giới. Nếu y cứ vào thân phần đoạn, hoặc tận, cũng nói rằng ngoài cõi, nên kinh dưới chép: “Do môn Phật giáo ra khỏi nỗi khổ ba cõi, vượt qua ba trăm tuần. Nếu nói về sự hiện thân, thì thứ thứ tám, thức bảy, năm và năm căn, v.v… đều là hữu lậu, sao chẳng phải thế giới? Nên biết rằng, biến dịch ra khỏi ba cõi, nghĩa cũng đồng với ở đây. Lại từ nhân duyên sinh tử rằng, chẳng phải hệ thuộc cõi. Nếu y cứ thứ thứ 5, 8 v.v… cũng thuộc về thế giới, dù chẳng phải hoặc trói buộc, mà vì thể tùy thuộc thế giới. Nếu không phải thuộc về cõi thì lẽ ra là xuất thế, sự xuất thế này đâu có khác với Phật. Nếu nói rằng, vì hữu lậu nên khác với Phật. Đã nói rằng hữu lậu, thì làm sao không phải thế giới. Hơn nữa, kinh, luận ở mỗi chỗ của Đại thừa, đều nói về cõi thú hướng thể, chỉ y cứ vào quyển thứ tám, mà nay vì không biết nên cũng thành lỗi. Quyển 10 trong Bất đồng chép: “Kinh Vô Thượng Y, luận Phật Tánh, v.v… nghiệp vô lậu luống dối là sinh tử, chướng ác là đại Bồ-đề”. Luận Du-già v.v… do định vô lậu giúp thân mạng trụ để nhận lấy Bồ-đề; nghĩa này cũng không đúng, vì nếu không vì nhận lấy Bồ-đề Vô thượng để lại thân trụ lâu, vì sự tu ở đây, vì sao trong vị Bồ-tát Thập địa, chịu thân biến dịch, gây chướng ngại cho Bồđề. Lại, Lăng-già quyển chép: “Đại Tuệ! Bồ-tát do thấy môn vui tammuội vắng lặng, nhớ nghĩ bản nguyện, với tâm đại từ bi, độ thoát các chúng sinh, biết mười vô tận, trí hạnh như thật, cho nên không nhập vào Niết bàn ngay, các Bồ-tát đại bi, xa lìa tâm phân biệt luống dối, v.v…

Đã nói rằng từ bi vì chúng sinh biết mười vô tận trí hạnh, v.v… như thật, đâu thể không biết cũng khởi nghiệp vô lậu luống dối thọ sinh biến dịch làm chướng ngại cho Bồ-đề. Nếu do không biết khởi vô lậu luống dối, chiêu cảm sinh tử biến dịch, nên như phàm phu tạo nghiệp cảm quả, không chỉ một đời, vì do sức nghịêp, nên nếu nói rằng: “Cố ý thọ thân biến dịch, tức đâu bị chướng, chỉ do có chướng ngại trí đại Bồ-đề, vì nhận lấy Bồ-đề, để lại thân trụ lâu, đoạn trí chướng này. Nếu không như thế, liền nhập vào Niết bàn. Nhưng kinh nói là nạn, luận gọi là chướng oán, vì chướng ngại Đại Bồ-đề, cho nên người cần thọ, vì muốn dứt trừ, nên như người mạnh mẽ có sức khỏe, có kẻ thù oán, vì tìm kẻ thù, nên chẳng phải không thể tránh, gặp phải oán bị hại, chịu thân biến dịch, nên biết cũng giống như vậy”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì tự thừa nhận Lăng-già là thời giáo thứ năm, chỉ nói người lui sụt tâm Bồ-đề hướng về Đại thừa.

Thắng-man là liễu nghĩa kia, nói Nhất thừa. Lại nói rằng: “Thuận theo ý muốn kia mà phương tiện nói, luận Pháp Hoa giải thích không có lợi ích quyết định cho Thanh văn. Trong dụ cỏ thuốc nói rằng: “Khiến biết thừa khác, Niết bàn ở sau cuối, bày nói đều thành Phật, không hiểu ý ta, do đây so sánh mà biết. Du-già Thâm Mật liễu nghĩa Đại thừa; Lăng-già, Niết-bàn đều phù hợp, nói giáo chia làm năm thời, tánh quyết định đều thành Phật. Vô học sau Vô dư, bắt đầu hồi tâm, bỏ thân phần đoạn, chịu riêng biến dịch. Đã không có Thánh giáo, chỉ Nhị thừa kia tự nói, chẳng phải tin ở người, ai có thể thuận với thọ, nếu có mâu thuẫn, thì về sau sẽ hội thích”.

10- Sự sai lầm của nói dối là thông hiểu kinh:

Nghĩa là: “Người học Du-già, vọng cho là thông kinh Lăng-già, Niếtbàn chép: Nhất-Xiển-đề thành Phật, là biên thời của luận Trang Nghiêm; Vô Tánh chẳng phải rốt ráo vô tánh là không không đúng, vì sao? Vì Ađiên-Đế-Ca, dịch là rốt ráo, tánh thứ năm gồm thâu hạng Nhất-xiển-đề. Bốn tánh trước dứt bỏ điều lành, gọi là tạm thời; dứt bỏ điều lành thứ năm gọi là rốt ráo, việc này cũng phi lý. Vì sao? Vì, năm thứ dứt bỏ điều lành xuất xứ từ kinh, luận nào? Nếu y cứ kinh Lăng-già, thì chỉ nói năm thừa, không nói năm thứ dứt bỏ điều lành. Nếu y cứ trong biên thời gian của luận Trang Nghiêm, thì sẽ có bốn thứ tánh, cũng không nói đều dứt bỏ điều lành. Nếu y cứ vào kinh Niết-bàn quyển 36, tức nói trong sông sinh tử có bảy hạng người, đều nói dứt bỏ điều lành, Kinh kia nói năm thứ dứt bỏ điều lành, bốn tánh trước là tạm thời; tánh thứ năm là rốt ráo. Nhờ vào Thánh giáo nào? Lẽ ra là văn nêu ra”. Lại nói: “Tạm thời cũng có Niết bàn”.

  1. Chẳng phải tánh thứ năm.
  2. Chẳng phải thường.
  3. Chẳng phải quyết định không có pháp Niết-bàn.
  4. Kinh trước đã nói sẽ được Niết-bàn.

Kinh Lăng-già chép: “Sau gốc lành bị đốt cháy trong tánh thứ năm, sẽ nhập Niết-bàn. Trong tánh thứ nă, chỉ có Bồ-tát Xiển-Đề, lại vì không có cuối cùng, nên biết rằng cuối cùng không có tánh mà luận Trang Nghiêm đã nói, tức là kẻ đốt gốc lành trong kinh Lăng-già”.

Về nghĩa này cũng không đúng. Vì sao? Vì kinh Lăng-già nói sẽ được Niết bàn, đủ chứng tỏ rằng hàng Nhất-xiển-đề kia chẳng phải là người thường chìm trong kinh Niết-bàn, cũng chẳng phải nghĩa cuối cùng của luận Trang Nghiêm, há trong kinh tự nói sẽ được Niết-bàn? Bồ-tát Vô Trước nói là rốt ráo không có người Niết-bàn. Nếu nói đốt cháy tất cả pháp lành, trong luận Trang Nghiêm gọi là rốt ráo không có pháp Niết-bàn. Ở trong biên thời gian, lại nói: “Ai là người dứt khắp các gốc lành? Lại, rốt ráo không có nhân của luận Trang Nghiêm, Đại bi không có tánh của Lănggià, Đại bi kia chẳng lẽ hoàn toàn không có tánh? nên biết rằng, kẻ đốt gốc lành, không có pháp Niết-bàn của Lăng-già là gồm thâu biên độ thời gian, chẳng phải thuộc về cuối cùng của luận Trang Nghiêm. Nếu luận Trang Nghiêm nói có năm thừa, đồng với kinh Lăng-già ấy thì có thể nói rằng cuối cùng tức tánh thứ năm kia. Trong luận Trang Nghiêm chỉ nói có tánh, không có tánh; trong có tánh là nói ba thừa; trong không có tánh lại có bốn thứ:

  1. Không dồng với Lăng-già nói có tánh thứ tư.
  2. Không đồng với Lăng-già nói thừa không có tánh là tánh thứ năm kia.

Lại thuyết mà các kinh, luận đã nói đều khác nhau. Niết bàn nói rằng: “Ba hạng người bệnh”; hoặc bảy thứ đoạn thiện”; Thắng-man nói bốn”.

Các thuyết này chẳng phải một, vì mỗi thuyết đều y cứ vào nghĩa riêng, chẳng có một tiêu chuẩn nhất định, thì làm sao phán quyết nhất định?

Cuối cùng không có tánh trong luận Trang Nghiêm, tức đốt cháy các gốc lành kia. Lại, nếu chẳng có rốt ráo không có tánh, thì sao Niếtbàn quyển 32 nói rằng: “Nấy người thiện nam! Trong con sông sinh tử có bảy hạng người: Người thứ nhất là dứt gốc lành, thường bị chìm”. Lại, Niếtbàn quyển 9 chép: “Nếu người nào được nghe kinh Đại Niếtbàn này, thì người đó dù phạm bốn cấm và năm vô gián, cố nhiên cũng có khả năng sinh nhân duyên Bồ-đề; bọn Nhất-xiển-đề thì không phải như vậy, vì cho dù được nghe, nhận kinh điển mầu nhiệm này, nhưng vẫn không thể sinh nhân đạo Bồ-đề”.

Y cứ kinh này, năm nghiệp Vô gián dù là tà định, nhưng nói là nhân năng tác, tức chỗ khác nói là cứu chữa định tà; hạng Nhất-xiển-đề này thì không như thế, tức kinh khác nói: “Người bỏ tà định”. Lại nói bỏ, nghĩa là không hóa thành Phật, không phải hoàn toàn bỏ, vì khiến họ sinh lên cõi trời, nên kinh Bồ-tát Tạng của hội trước kia, đồng với bất xả khác, nói là nói dối. Lại nữa, có nhiều dụ, như cây khô thì không sống; như núi đá không ngăn dòng nước, như trong bùn lầy, viên ngọc chưa thể trong, như hạt giống bị rang cháy, thì không nẩy mầm. Lại nói rằng: “Dù cho tất cả vô lượng chúng sinh, trong cùng một lúc, thành tựu A-Nậu-Bồ-đề, các Đức Như Lai này cũng không thấy Nhất-xiển-đề kia được thành Bồ-đề”. Lại kinh Niết-bàn quyển chép: “Lại, có Tỳ-kheo nói kinh điển rất sâu ẩn mật của Phật, tất cả chúng sinh đều có Phật. Vì tánh này nên dứt trừ vô lượng ức các kiết phiền não, tức được A-NậuBồ-đề, trừ Nhất-xiển-đề. Nếu đều có Phật tánh, thì sẽ dứt được các kiết phiền não, nói rằng người khác, Nhấtxiển-đề kia há không thể trừ riêng ư? Nếu nói rằng người khác, thì hiện là Xiển-đề, nhưng đương lai có thể nói. Hiện chẳng phải đương lai: Nghĩa này cũng không đúng, trừ các chỗ nạn cho Xiển-đề, v.v… đều hiện có khả năng hay không? Tùy thuận đâu rơi vào nạn, đều là Xiển-đề ư? Nhiều văn trên, dưới vì rườm rà nên không dẫn đủ. Nếu dùng luận Phật Tánh của Thế Thân để hội thích, vì người chê bai pháp, nói vô lượng thời gian, chẳng phải thật không có tánh, sao không tin? Trong kinh Thiện Giới, Như Lai tự nói người chẳng phải chủng tánh, vì không có chủng tánh. Bồ-tát Di-lặc đối với địa Thanh văn và Bồ-tát kinh địa, đều có phần quyết trạch; luận Hiển Dương, v.v… của Bồ-tát Vô Trước, đều nói không có tánh; trong luận Phật Địa lại hội thích rằng: “Dù kinh khác giảng nói tất cả loại hữu tình, đều có Phật tánh đều sẽ thành Phật. Nhưng y cứ vào pháp thân, Phật tánh, Chân như; hoặc y cứ tất cả hữu tình của phần nhỏ, phương tiện mà nói, vì khiến hữu tình của chủng tánh bất định, quyết định nhanh chóng thú hướng quả Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; luận Nhiếp Đại Thừa và luận Pháp Hoa đã nói nghĩa Nhất thừa, đều giống nhau. Hơn nữa, đều có Phật tánh đều sẽ thành Phật, tức chỉ Nhất thừa, mà vì liễu nghĩa. Vì sao Niết bàn nói rằng: “Nói Nhất thừa, một đạo, một hạnh, một duyên, cho đến nói rằng: “Không hiểu ý ta”. Lại nói rằng: “Ở trong kinh, hoặc nói nhất thừa; hoặc nói ba thừa”. Lại kinh Giải Thâm Mật chép: “Nên ở trong kinh kia nói Nhất thừa chẳng phải tánh hữu tình, không có khác nhau”. Trong kinh Lăng-già cũng chép: “Ẩn mật”. Nếu như vậy, đã có không có tánh. Văn luận Phật Tánh và lụân Bảo Tánh, làm sao hội thích? Đáp: Trong luận Phật Địa, đã nói lược, nay, lại giải thích, có văn kinh nói: “Xiển-đề quyết định không có tánh Niết-bàn”. Có nhiều thứ khác nhau. Luận Phật Tánh, v.v… chép: “Nói Xiển-đề quyết định không có tánh Niết-bàn: hội thích kẻ dứt gốc lành kia, không có tánh thứ năm của kinh Lăng-già, chỉ không có hiện hành, chẳng phải không có hạt giống tự tánh tâm vô lậu, thanh tịnh; hoặc nói quyết định không có tánh Niết-bàn, nghĩa là chỉ không có tánh hạnh, chẳng phải không có lý tánh. Nay, tướng chung nói vô minh chẳng phải liễu nghĩa, nên luận Bảo Tánh chép: “Vì Xiển-đề kia thật sự có tánh thanh tịnh, nên không được nói rằng họ thường xuyên cuối cùng không có tánh thanh tịnh”. Hơn nữa, hai luận đều y cứ ở kinh Vô Thượng Y, đã hội thích Xiển-đề là vướng mắc thứ hai trong hữu, chẳng phải đầu tiên. Chẳng phải đầu tiên chê bai giải thoát không tin Đại thừa. Luận Phật Tánh hội thích rằng: “Phật nói: “Nếu không tin Đại thừa, thì gọi Nhất-xiển-đề. Luận Bảo Tánh chép: “Vì muốn hồi chuyển tâm chê bai Đại thừa”.

Nếu giải thích như thế, thì các giáo sẽ không có sai trái. Tin một, bỏ khác, là tin chẳng phải đầy đủ”. Lại nói: “Vọng chung cho Niết bàn nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Nếu nói về tánh hạnh, phần ít của tất cả, đây chẳng phải ý kinh”.

Vì sao biết được?.

Kinh chép: “Dù tin Phật tánh là chúng sinh có, không tin tất cả đều có Phật tánh, gọi là tin không đầy đủ”.

Nghĩa này cũng không đúng, kinh không nói rõ: “Nếu không tin tất cả chúng sinh đều có hiện hành Phật tánh, gọi là tín không đầy đủ. Lại, nếu thừa nhận đều có tánh hạnh. Trái với đối tượng chấp kia, vì kiến đạo trở xuống không có vô lậu. Hơn nữa, kinh Niết-bàn chép: “Phật tánh nghĩa là chẳng phải chỉ một pháp, đâu có thể nhiễm, tịnh tất cả đều có, chẳng có phàm, Thánh khác nhau, y cứ vào lý không ngăn ngại. Về tánh hạnh thì không phải như vậy. Lại, nếu dùng tham, v.v… làm tánh hạnh, vì không phải pháp lành, vì ngăn chận luận, v.v… Nhập Đại thừa, nên luận chép: “Ông ngu si không có trí, cho rằng phiền não là Phật tánh. Do lý tánh khắp không tin đều có, gọi là tín không đầy đủ. Nay, thừa nhận lý khắp, đạo trước kia chẳng phải luống dối. Lại nói rằng: “Thông thường, người có tâm đều sẽ thành Phật. Và rằng, danh chẳng phải Phật tánh. nói là đối với Phật tánh, chẳng phải Phật tánh. Nghĩa là vách tường gạch đá, vật vô tình; ngoài vật vô tình như thế v.v… đó gọi là Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sinh, há nói vô tâm, kể cả phi tình, là chúng sinh ư? Nên đồng tất cả, không làm chứng nhất định, huống chi trong kinh tự có giải thích tất cả rằng: “Hai môn lý, hạnh, phải giải thích chung, luận Phật Tánh kia hoàn toàn không thừa nhận hạt giống vô lậu vốn là tánh của ba thừa, còn không làm trái, huống chi tất cả có lời nói, làm sao phân biệt có là trái với giáo?”. Du-già, v.v… chép: “Chẳng khắp, nghĩa là nói tâm ý ư?”. Lại do Trí luận đã nói năm thừa rằng: “Người không trụ Niết-bàn, chấp mắc trong người, trời, tạo ra nhân Niết-bàn dùng làm thuyết nhất định”.

Nghĩa nây cũng không đúng, vì luận kia y cứ vào tánh tập; chẳng phải tánh chủng tánh. lại, thừa nhận làm chứng, ấy là trái với Niết-bàn, tất cả có lời nói, tất cả văn trái trái với vọng thông kia, y cứ theo trước có thể đều. Lại nói rằng: “Niết bàn nói: “tất cả chúng sinh đều quy về một đạo. Một đạo, nghĩa là đồng lấy Phật thừa làm nhất thừa: cũng đồng với kinh Thắng-man rằng: “Nhị thừa nhập Nhất thừa, nhất thừa tức Đại thừa”.

Nghĩa này cũng không đúng, vì kinh, luận kia tự giải thích rằng: “một đạo, một duyên, v.v… bình đẳng trước bốn mươi năm. Thắng-man xếp vào sau bốn mươi năm, sao nay lại nói là đồng? Vì trước, sau trái nhau, thật ra là tự vụng về! Lại, có lỗi như dưới đây, văn phá hội Niết bàn giải thích: “Vì sao một kinh, hai văn giống nhau? Tự tình mình lấy bỏ, gắng gượng hội thích khác nhau, nên biết rằng: Duy Thức khéo thuận với các kinh, mọi luận tìm tòi rộng sâu, có thể tu tập nghi thức”.

11- Sự sai lầm của giải thích chung về vấn nạn bên ngoài:

Nghĩa là:

1- Giải thích chung cho vấn nạn bên ngoài rằng: “Nếu chỉ Nhất thừa đều sẽ thành Phật là liễu nghĩa, thì vì sao kinh Niết-bàn quyển 34 chép: “Hoặc có thuyết nói: “Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán đều được đạo Phật”. Hoặc nói: “Không được, Hoặc có thuyết nói: “Phạm bốn trọng cấm, tạo năm tội nghịch; Nhất-xiển-đề v.v…, đều có Phật tánh”, có người nói là không có, cho đến nói “Không hiểu ý ta” là Ca-diếp hỏi, Phật vì đáp rằng: “Ta đối với người trí chẳng tạo ra hai thuyết, v.v… như nói Xiển-đề vì chướng vị lai, gọi là không có tánh, tất nhiên là sẽ được, nên gọi là có tánh”. Kinh Lăng-già chép: “Vì độ phần đoạn, nên gọi là diệt; chưa độ biến dịch, gọi là không diệt. Do đây, người trí biết Phật nói không hai”.

Nói tất nhiên sẽ được, chẳng phải hoàn toàn không có. Lại, chẳng phải tánh nhất định có thể độ biến dịch.

Lăng-già, Thâm Mật, luận Du-già, v.v… nói Nhị thừa có tánh quyết định không được thành Phật, không nhất định được thành Phật. Đối với Đại Tuệ, v.v… Phật không có hai thuyết, đối với nhị thừa có tánh quyết định; hoặc tướng chung nói không được thành Phật. Đối với Nhị thừa bất định; hoặc tưởng chung nói đều được thành Phật.

Nhiếp luận dịch vào đời Lương chép: “Vì bài tụng trước liễu nghĩa, bài tụng sau không liễu nghĩa”, nên Nhị thừa nghe thế, cho rằng Phật nói hai thuyết”. Luận Pháp Hoa Kinh chép: “Đây là do Như Lai trước nói khác với hiện nay nói, vì sao Như Lai không thành nói vọng?”.

Vì dứt trừ sự nghi ngờ này, như kinh nói: “Xá-lợi-phất! Các thầy phải nhất tâm tin hiểu, v.v…”.

Y cứ vào hội Niết bàn này, kinh Pháp Hoa cho rằng, Phật nói hai thuyết. Lăng-già, Thâm Mật vì không có nỗi nghi ngờ này, nên kinh kia đối với người trí, Phật đã nói rõ ràng, rằng không tạo ra hai thuyết. Nếu không như thế; hoặc nói thành Phật; hoặc nói không thành, sao không là hai? Lại Lăng-già nói: “Nhị thừa của tánh quyết định, còn không thể nhập Sơ địa, huống chi có thể đến Bát địa, như trước đã dẫn, vì cứ như thế, nên biết Nhị thừa có tánh quyết định, không chịu biến dịch, vì họ không thể biết, nên giải thích bừa câu hỏi”.

2- Chu cho vấn nạn bên ngoài, kinh Niết-bàn chép: “Trong kinh, ta bảo các Tỳ-kheo! Nhất thừa, nhất đạo, nhất hạnh, nhất duyên, cho đến nói: “Các đệ tử ta không hiểu ý ta, tuyên bố rằng: “Như Lai nói Tuđà-hoàn, cho đến hàng A-la-hán đều được đạo Phật, v.v…”.

Đây là giải thích trước bốn mươi năm đã tồn tại ba thuyết:

1- Thuyết một không phải ba.

Sau bốn mươi năm, không có hai, không có ba, đả phá hai quy về một nghĩa đã khác nhau, do đâu làm câu hỏi? Vì sao biết được? Nhất thừa, nhất đạo, chẳng phải nhất thừa quyết định?

Đáp: Vì nghĩa văn và con người đều khác nhau, vì Pháp Hoa, Thắngman, không có văn này, nên nghĩa khác nhau: Pháp Hoa chỉ một Phật thừa; Thắng-man nói: “Nhị thừa nhập Đại thừa. Tất cả chúng sinh đều quy một đạo, một đạo nghĩa là Đại thừa. Niết-bàn đã lập: “Nhất thừa khác thời, đồng một đạo, như một đạo của Thâm Mật, đồng với hạnh không có khác nhau của Hiển Dương, cho đến nhất hữu, đồng với giải thoát, không có khác nhau của kinh Hoa Nghiêm, cũng như xuất sinh tâm kinh Bồ-đề, đồng đến một thành, nghĩa là đồng với người giải thoát khác: Văn này bảo các Tỳ-kheo, Pháp Hoa là Bồ-tát, Thanh văn Niết-bàn là Bồ-tát Ca-diếp. Phu nhân Thắng-man tự nói: “Cách giải thích này không đúng, vì không có văn nói rõ nhất thừa, nhất đạo, v.v… là thuyết giảng trước bốn mươi năm. Lại, Pháp Cổ, Thắng-man cũng nói trước bốn mươi năm, như trước đã nói Niếtbàn tự nói rằng, đều quy nhất đạo, nhất đạo nghĩa là Đại thừa”.

Thắng-man nói rằng: “Vì nhân lớn của sáu xứ là Đại thừa, nên nói nhân này đồng một hạnh. Pháp Hoa lại nói rằng: “Như đây đều vì được Nhất Phật thừa, vì trí nhất thiết chủng”. Lại nói rằng: “Chỉ vì một đại sự nhân duyên, nên há chẳng phải một duyên. Phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa bảo Xá-lợi-phất, cho đến phẩm Hóa Thành, bảo các Tỳ-kheo, cho đến chánh thuyết phá hai về một rằng: “Lại, các Tỳkheo, nếu Như Lai tự biết khi Niết-bàn đến”, cho đến nói rộng: “Chỉ một Phật thừa được dịêt độ như thế, đây tức nghĩa văn và con người, tất cả đều đồng, làm sao giải thích luống dối? Lại, nếu nói rằng: “Kinh Thắng-man, phu nhân nói rằng: “Pháp Hoa chép: Phật bảo Xá-lợi-phất! Vì Niết-bàn không có, nên không hội thích về Niết-bàn kia”. Thâm Mật bảo Thắng Nghĩa sinh, không bảo các Tỳ-kheo, kinh Niết-bàn không hội thích về Niết-bàn kia, trong Pháp Hoa lại nói về bốn nghĩa, nhằm giải thích trong nhất thừa rằng: “Hai nghĩa đồng, do pháp thân của Thanh văn, Bích-chi-phật, pháp thân Phật bình đẳng. Phật tánh, pháp thân lại không có khác nhau. Lại, trong giải thích ba bình đẳng chép: “Như Lai y cứ vào ba bình đẳng, vì nói pháp Nhất thừa, do pháp thân Như Lai, không khác với pháp thân của Thanh văn, nên thọ ký cho”. Lại nói rằng: “Lại y theo nghĩa nào, mà Như Lai nói ba thừa, gọi là Nhất thừa, vì y cứ vào nghĩa đồng, nên thọ ký cho các Thanh văn. Nghĩa đồng: Do pháp thân của Như Lai, với pháp thân Thanh văn, vì bình đẳng không có khác nhau. Do Thanh văn kia chẳng phải Đại thừa, nên y cứ như đây, y cứ như nói thừa là một, y cứ ở quả trí, v.v… thì Thừa có riêng. Lại, Nhiếp luận dịch vào đời Lương chép: “Sau, gọi là đối với pháp, như ý bình đẳng, các hàng Thanh văn, v.v… trong kinh Pháp Hoa Như Lai, thọ ký cho Thanh văn kia. Đã được ý Phật, chỉ được pháp như ý bình đẳng, chưa được pháp thân Phật. Y cứ vào pháp thân này, chính là giải thích Nhất thừa Pháp Hoa. Người của nghĩa văn đồng, không xem kinh, luận, vọng động tính toán, so lường. Lại, chung cho ba mươi lăm tránh luận rằng: “Giáo có ba”:

  1. Giáo thỉ chung không hai.
  2. Giáo thuận theo căn cơ không nhất định.
  3. Giáo sau nói quyết định.

Ở đây pháp quyết là ba:

Về lý, tất nhiên là không đúng. Vì sao? Vì thỉ chung không hai, với hai giáo quyết định sau đâu có khác nhau. Hơn nữa ba giáo không có Phật giáo, văn sẽ nhờ vào đâu mà giải quyết cho giáo pháp? Lại thuận theo căn cơ không nhất định người kia không có trí ư? Nghĩa là Phật, Thế Tôn vì nói không nhất định. Kinh Niết-bàn chép: “Nếu người có trí, thì ta đối với người này, sau cũng không tạo ra hai thuyết. Người này cũng cho là ta không tạo ra hai thuyết. Cứ như thế, đối với người trí thì thỉ, chung không hai; đối với người không có trí, thì tạo ra thuyết không nhất định”. Lại, kinh Niết-bàn vì Thanh văn nói bán tự, vì Bồ-tát nói mãn tự. Cứ như thế, cũng tức là vì người không có trí, có trí, nên chia làm hai, chia làm ba giáo, nghĩa là kinh Niết-bàn kia nói không phải Phật giáo; pháp quyết giáo đã luống dối, giải thích quyết định chẳng phải chân, vì e rườm rà nên không nói đủ. Lại, thông suốt luận Du-già, và luận Phật Tánh, nhằm phá chấp có, chấp không và đả phá Tiểu thừa, phá Bộ phân biệt trong luận Du-già, phá Tát-bà-đa trong luận Phật Tánh. Không song phá: vì đối tượng mở rộng giáo pháp khác nhau. Du-già giải thích trước bốn mươi năm; đối với Thanh Văn địa mở đầu nghĩa vô tánh của Hữu bộ, v.v… nhằm đả phá bộ phân biệt, vì tông Tiểu thừa chưa hợp lập Phật tánh”.

Luận Phật Tánh phát huy rộng về giáo của luận Phật Tánh, y cứ ý nghĩa tất cả thành Phật của thời giáo thứ năm, nhằm đả phá Hữu bộ, v.v… nói về Phật tánh trong Đại thừa; căn cư vào nghĩa đều khác nhau, chẳng phải phá lẫn nhau.

Làm sao biết được?

Đáp: Vì có sáu nghĩa:

  1. Tánh có mà Du-già phá, chẳng phải nghĩa của Đại thừa mà là Bộ Phân biệt.
  2. Văn dẫn mà Du-già hay đả phá, chẳng phải văn kinh Đại thừa.
  3. Du-già hay đả phá chẳng phải nghĩa Đại thừa.
  4. Luận Phật Tánh đả phá không có tánh mà Du-già lập gọi là phá chấp của Tiểu thừa.
  5. Luận Phật Tánh đả phá tánh không mà Du-già đã lập, rằng đồng với ngoại đạo.
  6. So sánh kinh Thiện Giới, kinh Niết-bàn, sở lập của Du-già chẳng phải nghĩa Đại thừa.

– Du-già chẳng phải nghĩa Đại thừa.

Cách giải thích này không đúng, vì sao? Vì nếu nói rằng trong luận

Phật Tánh phá văn luận của Hữu bộ, thì biết rõ rằng, giáo Du-già phá bộ Phân Biệt. Y cứ vào đâu mà được hiểu rõ? Lại quyết định nghĩa trước, sau, đã minh chứng là chẳng phải. Lại, vì Du-già mở rộng giáo về trước; Tiểu thừa chưa hợp lập Phật tánh. Giáo Du-già: Cả hai luận đều mở rộng, vì khi Phật ở đời chưa có bộ Phân Biệt, nên đâu cần đả phá giáo khác nhau, há Tát-bà-đa mở rộng giáo trước? Du-già thuận theo họ. Sư bộ Phân Biệt mở rộng giáo sau, luận Phật Tánh thừa nhận bộ Phân Biệt kia đều có Tiểu thừa, vì gọi chấp nghiêng lệch, vì đều bị chê bai. Đối tượng nói của Du-già là:

  1. Không đồng với tất cả không của phái Tát-bà-Đa.
  2. Không đồng với tất cả hữu của bộ Phân Biệt.

Vì sao biết được?

Vì y cứ vào Thanh văn địa, sáu tướng nói không có tướng và có tướng, v.v… “có” là có trước, chẳng phải đến vị Nhẫn mới có, vì không tức cuối cùng, “không”, nên khác với Hữu bộ. Có tức là có, thừa nhận có chuyển biến, vì chẳng phải tất cả thời gian, quyết định thường có, khác với bộ Phân Biệt. Bộ Phân Biệt nói tất cả tánh là có, hai tánh Phàm, Thánh đều đồng với Đệ nhất nghĩa không. Du-già nói về tánh có, vặn hỏi chẳng phải có tất cả thời gian.

Vì sao biết được?

Vì Du-già kia vặn hỏi rằng: “Không có pháp Bát Niết-bàn? Lại vặn hỏi: “Không có pháp Niết bàn như thế, vì sao không có pháp giới của Bát Niết-bàn ư?” Lại, vặn hỏi rằng: “Như hiện có một địa phương ở vào một lúc nọ không có tánh chất vàng, v.v… hoặc ở vào một lúc có tánh chất vàng, v.v… cho đến lại trình câu hỏi rằng: “Ông muốn gì? Như ở địa phương kia, trước đây không có chủng tanh này, về sau, lại không có chủng tánh này. Như thế, trước có chủng tánh quyết định của Thanh văn, về sau, không có chủng tánh quyết định v.v… này”.

Theo sự lập ra câu hỏi này, há đồng với bộ Phân Biệt chấp tất cả Hữu, không làm tánh để vặn hỏi? đã chấp không làm chủng tánh, thì phải có trong bất cứ lúc nào, không nên hoặc có, hoặc không.

Trong luận Phật Tánh, tạo ra câu hỏi này, tự trái với tông chỉ đâu trở thành phá?. Lập Du-già đả phá tất cả cái có; luận Phật Tánh đả phá tất cả cái không, trái với câu hỏi này, há không thành lỗi? Vì sao? Vì Du-già không chủ trương đả phá. Đã là đối tượng phá của Du-già, thì trong lụân Phật Tánh lẽ ra không thành lập, vì nếu dùng đối tượng đả phá của Du-già để làm chánh nghĩa, chủ thể phá của luận Phật Tánh, thì tức chủ thể phá của Du-già, sẽ được gọi là tương tự, chẳng phải chân, vì nhận lấy đối tượng phá của Du-già mà làm chủ thể lập, thì cũng tức là đối tượng lập (tợ lập).

Trái với hợp hai luận, đều có môn rơi vào lỗi, hãy khéo suy nghĩ.

Rằng: Văn dẫn chủ thể phá của Du-già, chẳng phải kinh Đại

thưa. Luận Phật Tánh chép: “Phật vì hàng Tiểu thừa nói có chúng sinh không trụ trong tánh mãi mãi không Bát Niết-bàn. Lại nói rằng: “Ahàm nói: “Sở tri của sức tánh trong mười lực của Phật”.

Cách giải thích này cũng không đúng, vì Kinh Vô Thượng Y cũng nói: “Có, không có tánh của Bát Niết-bàn”.

Phẩm Tánh Hạnh của kinh Thiện Giới cũng nói: “Có, không có tánh” há là kinh Tiểu thừa ư? Danh từ A-hàm là gọi chung Đại, Tiểu, làm sao nói nhất định tức là Đại thừa v.v… thuộc về kinh Tiểu thừa? Đều nói rằng A-cấp-ma Đại thừa, A-cấp-ma, tức A-hàm”? Luận Pháp Hoa kinh cũng nói rằng: “A-hàm rất sâu xa, há nói là Tiểu giáo?”.

Rằng: Du-già, là chủ thể phá, chẳng phải nghĩa Đại thừa, chỉ có luận Phật Tánh, Du-già, Hiển Dương, là chứng Vô tánh, là nghĩa Hữu bộ. Luận Phật Tánh chép: “Thuyết Tát-Bà-Đa, v.v… nói: “Tất cả chúng sinh không có tánh được Phật tánh, chỉ có tu được Phật tánh”.

Cách giải thích này cũng không đúng, vì sao? Vì trong Thanh văn địa, nói về chủng tánh của họ, là nói lại chánh nghĩa của mình, chẳng thuận với tông “Hữu”, tông “Hữu” không có tánh đắc, vì lập tánh đắc trong chủng tánh Thanh văn kia, nên cũng lập không, tức rốt ráo không. “Có” tức có vô thỉ, không đồng với luận Phật Tánh thuật ra tông của Hữu bộ, xưa nay là không, về sau mới có. Lại, luận Phật Tánh bày ra nghĩa của tông Hữu bộ, cũng mất một ít Hữu bộ, không thừa nhận nhập tâm kiến đạo; khổ nhẫn đã bỏ đi, đâu gọi Phật tánh? Lại được tánh Thánh, chẳng phải ở khổ nhẫn. Ba thừa đều cùng ở địa vị của pháp Thế đệ nhất, vì được Thánh tánh, cũng không thừa nhận vì có mười hồi hướng.

Trong luận Câu-xá, thuật ra nhất thiết hữu, vì nói tánh tông, nên giả lập ra thuyết khác, vì tường bày không thích đáng. Lại, nếu Du-già trong địa Thanh văn, thuận với sáu tướng của tông Hữu bộ, nói về minh không, lại ở chỗ nào chứng Nhất thiết hữu, chẳng lẽ muốn tự nói về chủng tánh, không y cứ vào tông mình, chỉ thuận theo thuyết Tiểu. Lại, quyết trạch nói rõ lại năm câu hỏi, sáu giải đáp, cũng nói rằng không có thuyết khác; Hiển Dương cũng đồng, đâu đều đồng với Hữu bộ ư? Lại, tự lập tông rằng Dugià, v.v… giải thích giáo trước bốn mươi năm, nên nói một phần không, v.v… nay nói rằng một phần không, thì đâu trở thành thuận với Tiểu? Mà thường thường tự trái nghịch há không nhọc tâm hay sao?

Theo kinh Bồ-tát Thiện Giới, kinh Niết bàn, Du-già có lập ra hữu tình vô tánh chẳng phải nghĩa Đại thừa. Vì sao? Vì sức tánh của kinh Ahàm biết các thứ, chứng một phần vô tánh, đây tức giới tánh không thể chuyển đổi. Kinh Thiện Giới quyển 5 chép: “Thọ học Bồ-tát giới, trước hết phải quán biết giới tánh chúng sinh, sau ở chung, là chuyển đổi tánh giới, như nên nói pháp”. Niết-bàn quyển 31 chép: “Chuyển phẩm hạ làm trung, chuyển trung làm phẩm thượng, v.v… nói căn bất định, vì so sánh đây nên biết. Giới tánh quyết định, là nghĩa Tiểu thừa”.

Cách giải thích này cũng không đúng, vì chẳng lẽ trong Đại thừa không có giới tánh quyết định, nhưng Lăng-già, Bát-nhã nói về tánh của thừa kia, có tánh định, bất định. Kinh Vô Lượng nghĩa chép: “Quán như thế xong, mà nhập dục tánh các căn của chúng sinh, vì dục tánh vô lượng nên nói pháp vô lượng”.

Luận Nhập Đại Thừa cũng chép: “Như Phật đã nói: căn hạ, tánh hạ, phát hạ sở nguyện của ý đạo, cũng căn trung, tánh trung, phát nguyện của ý đạo, cũng căn cơ thượng trung, tánh thượng, phát thượng sở nguyện của ý đạo, cũng nói rằng thượng. Cho nên, chư Phật đối với căn cơ thuận theo căn tánh của chúng sinh kia liền dùng tâm từ bi phân biệt giáo thọ”.

Luận Đại Trang Nghiêm quyển 1 cũng chép: “Nếu không có tánh khác nhau, thì sẽ không có tin sự khác nhau của quả thừa. Kinh luận Đại thừa, Tiểu thừa đều nói, v.v… tánh của hai mươi bảy bậc Hiền, Thánh khác nhau, có chuyển, không chuyển, đâu biết kinh Thiện Giới và kinh Niết bàn chuyển hạ thành trung, v.v… y cứ theo thuyết bất định, quyết định của giới tánh, nghĩa là y cứ vào tánh quyết định, mà nói. Lại, luận Du-già chép đủ văn kinh Thiện Giới, đâu thể chỉ dựa vào Tiểu thừa nói là không. Lại, kinh Bồ-tát Tạng nói về năng lực Phật tánh, cũng biết các thứ giới, và Thiện giới, Địa trì, đều giải thích mười nhân. Trong nhân khác với định, nói về về căn tánh quyết định khác, y cứ vào đâu để phán quyết nhất định là kinh Tiểu thừa? Nên biết rằng, nghĩa của Du-già, Thiện Giới, Niết bàn đồng như nước với sữa, mà Tiểu thừa kia không biết, tự phân biệt luống dối nói rằng: “Người học Duy Thức không hội thích thời giáo, đối với nghĩa này thành thực có thể xem xét lại. Dưới đây, sẽ giải thích về các câu hỏi, phần nhiều theo ý mình, giải thích văn điên đảo, đã không dựa vào tiêu chuẩn, rất phiền phức không nêu đủ”.

LUẬN NĂNG HIỂN TRUNG BIÊN TUỆ NHẬT

QUYỂN 3

(HẾT)

Pages: 1 2 3 4