LUẬN MƯỜI MÔN BIỆN HOẶC
Thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Phục Lễ ở chùa Đại Hưng Thiện soạn thuật, giải đáp điều xét nghi kinh sách nhà Phật của Thái tử văn học Quyền Vô Nhị.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
LỜI TỰA
Quyền văn học tiếng tăm vang vọng, vậy mà khi dạo vườn pháp vẫn có lời tà vạy; các Quan liêu ngợi ca tốt giỏi đó, các hàng đạo tục kính trọng đức hạnh ấy, mà vạch bày mười điều nghi ngờ liên can đến Nhị đế nhà Phật chúng ta. Tuấn biện như Công Tôn Sinh từ xưa khó đáp trả, Hùng tài tợ Xá-lợi-tử cũng phải than nay chẳng nghĩ định. Đâu đáng điều nhân mà kháng nghị. Thử nói chí để thành văn, hẳn là chánh danh ư? Nên chỉ tạm gọi đó là mười môn biện hoặc. Tuy Kinh Thi nói: Khuyên răn mờ che đó có thể chăng một lời, mà pháp chỉ bí mật, thuật bày dám quên chăng ba chuyển? Bèn dùng loại Quán tượng biên ghi đầy pho quyển, phiền nhiều mà không đáng thật thẹn với người Tri âm.
- Thông lực thượng cảm
- Ứng hình phủ hóa
- Dơ sạch khác xứ
- Mê ngộ thấy khác
- Bày thật được nhận
- Trái kinh khen đạo
- Quán nghiệp cứu xả
- Tùy giáo ép nâng
- Hóa Phật ẩn hiển
- Thánh vương hưng suy.
QUYỂN THƯỢNG
1. THÔNG LỰC THƯỢNG CẢM
Xét nghi rằng: Trộm thấy Duy-ma có thần lực chưởng vận Như Lai chỉ quán của mười địa, Như Lai còn cách la cốc. Thế nào là trong một chưởng có thể dung cả mười hiệu tôn quý ư? Chẳng riêng đem thấp hèn đổi thay tôn quý đối với Lý chẳng thuận. Thật Phật và Bồ-tát đâu không bình đẳng sai khác. Nếu có bình đẳng sai khác sao có thể vận Phật? Nếu không bình đẳng sai khác thì sao phải thành Phật? Nếu Duyma là Như Lai hỗ trợ Phật hoằng dương giáo hóa, thì chưa biết tên là gì, hiệu gì, kinh nào, luận nào, xin phiền Thượng trí chỉ bày cho kẻ hạ ngu?
Biện hoặc rằng: Thường nghe nghịch tình mà lấy, hàng thất phu tuy là giặc mà khó cướp đoạt. Thuận lý mong cầu, muôn thừa tuy tôn quý mà có thể giáng hiện. Núi đầm thông hơi khí, mới đầu đồng nhất quý hèn, vàng đá cùng âm thanh chưa hẳn ngang bằng lớn nhỏ. Huống gì chỉ chư Phật có thệ nguyện bình đẳng, nhân thời có mà ứng vật. Bồtát có thần thông hay du hý, ngồi quên đạt đến xa vời, xúm quanh cùng ảnh hưởng đồng đến với cơ duyên thay.
Duy-ma-cật là bậc Đại sĩ pháp thân, đức vượt trên các Thánh, mở Quyền trí để có sinh, hiện ở nhà mà Hoằng đạo. Hoa sen sức tổng trì đến từ phương khác, hạt cải cửa giải thoát mở tại nước này. Chưa từng có phòng thất bao quát tất cả không ngoài, Đạo chẳng thể nghĩ bàn lợi ích ứng dụng vô phương. Do đó, năm trăm vị Thanh văn đều chối từ đến thăm hỏi bệnh, tám ngàn Bồ-tát chẳng thể vâng mạng. Bồ-tát Di-lặc ở địa vị chỉ một đời bổ xứ thành Phật mà đượm phục Huyền giải đó, Bồ-tát Văn-thù là bậc thầy của chư Phật mà từ tạ chân nhập đó mà nhóm tập ở vườn Yêm-ma-la, Nhân Tịnh Danh mà dấy phát, vết của Tịnh Danh gá nơi cõi nước Vô Động mà tỏ sáng. Nên Đức Như Lai mới liếc mắt đến phương này, cư sĩ kính mời ở tay phải. Sức Tam-muội có cảm hẳn thông. Mười hiệu tôn quý chẳng đi mà đến vậy. Nhưng mà chí thành cảm đến thần, chẳng biết thần lớn hay nhỏ. Hiếu đức động đến trời, ai hay trời cao hay thấp. Ví bằng mắt tuệ xa trông thấy Mâu-ni ở thật tướng, thần túc vừa mới vận, giữ gìn diệu hỷ ở tràn hoa mà chẳng thể khuất Nhân Tôn kia vào cõi nước này. Há chỉ dụ sánh của La cốc mà có thể thông cũng đem danh truyền của Kim Lật mà có chứng cứ ấy vậy. (Pháp sư Cát Tạng nói: Việc Kim Lật rút từ kinh Tư Duy Tammuội, và tự nói chưa thấy bản kinh ấy. Nay kiểm xét danh mục các kinh, không có tên kinh ấy. Trộm nghĩ là ở Tây Vức có kinh ấy mà tại Trung Hoa chưa phiên dịch ra vậy).
2. ỨNG HÌNH PHỦ HÓA
Xét nghi rằng: Long nữ thành Phật chỉ trong thời gian ngắn. Nếu thật như vậy thì Phật đạo rất dễ, sao nói là phải cần khổ vô lượng mới được thành Phật? Còn như là biến hóa, thì biến hóa tức là không thật, há đem không thật mà giáo hóa quần sinh ư? Phật không gì chẳng thật, cớ sao lại như vậy ư? Vả lại, Văn-thù là thầy của Nhiên Đăng, Thích-ca lại là đệ tử của Nhiên Đăng. Văn-thù đã là mẹ của chư Phật, phải nên thành Phật trước Nhiên Đăng, huống gì Di-lặc chưa thông mà Văn-thù đã ngộ? Long nữ thành Phật là do sức của Văn-thù. Nay Long nữ thành Phật trước, Di-lặc thành Phật sau mà Văn-thù lại chẳng thành, sao có thể không lầm hoặc? Còn nếu trước đã thành thì thành ở kinh nào? Kinh nói thế nào? Phật nếu chưa thành thì bởi việc gì mà trệ lại? Xin chỉ bày ý trệ lại ấy. Như Văn-thù chưa thành Phật là phải, thì chư Phật đã thành tức là quấy. Nếu chư Phật đã thành là quấy, quấy thì Văn-thù đâu có phải. Lý phải quấy thế nào, xin vì chỉ bày đó.
Biện hoặc rằng: Bậc chí nhân không vì mình, chỉ vì vật mà có hình, cao thấp chẳng thể đem vết tích mà định, ẩn hiển chẳng thể lấy tình mà lường. Long nữ thân tuy rảo cùng trong năm đạo mà địa vị tỏa sáng ở Thập địa. Văn-thù tuy danh xưng là Bồ-tát mà thật là Như Lai. Lấy gì để chứng minh đó? Căn cứ kinh Pháp Hoa nói: “Có con gái vua rồng Ta-kiệt-la vừa mới tám tuổi mà trí tuệ lợi căn, khéo biết các căn hạnh nghiệp của chúng sinh. Cho đến Biện tài vô ngại có thể đến đạo Bồ-đề”. Rõ ràng, phàm là trí tuệ lợi căn tức chẳng phải hàng hạ thú mà có được. Biết rõ các căn hạnh nghiệp tức chẳng phải việc của hàng Tiểu thừa. Biện tài vô ngại là địa vị Thiện Tuệ. Có thể đến đạo Bồ-đề, tức là đạo của hàng Đẳng giác. Đó tức là ba A-tăng-kỳ kiếp đã xong, nhân mười độ đã mãn. Hiến dâng châu báu mà chuyển nữ thân, ngồi trên hoa sen mà lên quả vị giác ngộ. Nghĩa khác sớm tính, sự đồng như nhặt. Mà kẻ lầm hoặc thấy Long nữ tức cho đó là ở trong ba đường xấu ác mà mắc phải năm chướng. Nghe nói phát tâm tức cho là từ phàm vị mà mong cầu quả Thánh. Rất không biết ngũ đạo có nghĩa của Thị hiện sinh, Tứ phát có văn nói bổ xứ. Trí Tích vì vậy mà hoài nghi, Xá-lợiphất do đó mà cật hỏi. Tâm rối bời sao quanh co vậy.
Lại căn cứ kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Văn-thù ở thời quá khứ là Đức Như Lai Long Chủng Thượng Tôn ở nước Bình đẳng”. Kinh Ứngquật-ma-la nói: “Văn-thù là Phật Ma-ni Bảo Tích ở thế giới Thường Hỷ tại phương Bắc”. Kinh Văn-thù-sư-lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh nói: “Ở trong đời vị lai sẽ thành Phật hiệu là Phổ Kiến”.
Trộm nghĩ, Văn-thù trí tuệ bao quát cả quyền và thật, thể gần vừa chân lẫn ứng. Hoặc thành đạo ở đời kiếp trước đã làm Phật Long Chủng, hoặc lưu hình ở cõi này còn gọi là con của Đấng Pháp Vương. Hoặc Chánh vị ở phương Bắc từ lâu tên là Phật Bảo Tích. Hoặc dự ghi ở tương lai sẽ xưng là Phổ Kiến. Biến hóa khắp mười phương vô ngại, vân du khắp ba thời mà chẳng động. Không thủ không đắc mà thành quả, chẳng đi chẳng lại mà thấy thân. Há có thể dùng một tướng mà mong cầu, chưa thể dùng một tên gọi mà xác định. Nên gặp Nhiên Đăng mà kính thầy, gặp Thích-ca mà lánh khỏi tòa. Từ Thị đến đó mới quyết nghi, Long nữ bắt chước đó mà tiến đạo. Nhưng Long nữ tự thân dơ bẩn mà tỏ sáng nhanh chóng, dẫn dụ vật trì kinh, Văn-thù ở nhân vị mà hiện bày trệ lại, khuyên người sau mình, đều là khúc thành phương tiện thật vì lợi ích.
Vả lại, đạo của Quân tử trinh mà chẳng lượng, việc của Thánh nhân nhường vì hành quyền, đồng hứa xe mà chẳng cho, thuộc loại hóa thành mà lại tiến tới. Đã tin kia chẳng phải dối vọng mà lại nghi ngờ đây không thật. Than ôi! Bảy lỗi mà một còn chưa thấu đạt.
3. DƠ SẠCH KHÁC XỨ
Xét nghi rằng: Lúc Đức Phật giảng nói kinh Pháp Hoa là suốt thời gian năm mươi Tiểu kiếp. Chỉ đem sáng ở thời Xuân Thu tức là Đức Thích-ca đản sinh, chánh pháp tồn tại một ngàn năm, tượng pháp tồn tại một ngàn năm, đều là sau khi Phật đã diệt độ đồng trong một kiếp đó. Nếu người ở Tây Vức nghe pháp do thần lực bức thúc nên chỉ như trong khoảng bữa ăn, còn người ở xứ này không nghe pháp là đã cách xa năm mươi Tiểu kiếp. Cớ sao mới đầu chưa nghe thần lực Phật đâu thêm thần lực, chẳng thêm thì nên thành tro tàn. Nay đã chẳng thành tro tàn thì là đã hơn ngàn năm vậy. Giả sử biết hơn ngàn là quấy; sai lầm thì sao có năm mươi Tiểu kiếp? Nếu là tuy chẳng nghe thần lực Phật cũng được thêm thì Phật lúc mới thành đạo, đại tiểu đều nên chứng quả, sao chỉ có mười hai vạn người ở nước Tần Bà? Gìn giữ tướng trạng tình huống đó chẳng thêm rõ ràng vậy. (Sa-môn Thích Phục Lễ nói: Ở phẩm tựa Kinh Pháp Hoa nói: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh giảng nói kinh Pháp Hoa trải qua sáu mươi Tiểu kiếp mà cho là chỉ như khoảng bữa ăn. Trong phẩm Tùng Địa Dõng Xuất nói: “Thời gian năm mươi Tiểu kiếp mà cho là chỉ như nửa ngày”. Nay hỏi vặn ở thời Phật Thích-ca, nêu dẫn văn gồm cả việc của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, tức chỉ lấy ý mà đặt thông, không y văn mà hỏi ngược lại ấy vậy).
Biện hoặc rằng: Phật có Chân thân và Ứng thân, Chân độ và Ứng độ (cõi nước chân thật và cõi nước ứng hóa). Chân thân và Chân độ tuyệt hẳn danh tướng mà độc lập, Ứng thân và Ứng độ tùy vật cảm mà có nhiều tướng trạng. Người thanh tịnh thấy đó cho là thanh tịnh, người dơ uế thấy đó cho là dơ uế. Người dài lâu thấy đó cho là dài lâu, người ngắn gần thấy đó cho là ngắn gần. Mỗi mỗi đều bị ngưng trệ bởi bít ngăn, hiếm thành đạt quán. Cho nên Xá-lợi-phất thấy dơ uế mà mê lầm thanh tịnh, không tiếp thừa đàm nói về Nhật Nguyệt Đăng Minh. Di-lặc chấp ngắn gần mà nghi ngờ lâu dài, bèn dẫn sinh thí dụ về cha con. Đến lúc Đức Phật đè ấn xuống đất hiển bày cõi nước trang nghiêm, mảy trần sánh với tuổi thọ A-tăng-kỳ kiếp, thì tình chấp dơ uế mới dứt trừ, thấy bít ngăn ngắn gần mới trừ hết. Nhưng nêu bày thanh tịnh là vì trừ dơ uế, dơ uế hết mà thanh tịnh có thể lưu tồn ư? Nói lâu dài vì phá ngắn gần, ngắn gần mất mà lâu dài có thể còn ư? Chẳng thanh tịnh chẳng dơ uế mới là cõi nước vi diệu, không lâu dài không ngắn gần mới là chân thân. Vậy thì thời gian hơn bốn mươi năm là cõi nước dơ uế là Hóa thân; năm mươi Tiểu kiếp là cõi nước thanh tịnh là Báo thân. Hóa thân đổi thay chuyển động, tự có thể lấy năm tháng mà suy lường. Báo thân viên thường há có thể đem thời đại mà hạn cục? Đã là Báo thân Hóa thân phân khác vết. Lâu dài và ngắn gần khác chỗ kết quy. Đem dài lâu mà cật hỏi ngắn gần, há không sai lầm ư? Ở phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phật Quốc trong kinh Duy-ma-cật, văn pháp có đủ, nghĩa ấy rõ ràng, đâu đợi phải nói nhiều.
Hoặc có người bảo: Đức Phật Thích-ca lợi kiến nguyên là Hóa thân, thế giới Ta-bà đều là hoang dã vốn chẳng phải cõi nước thanh tịnh. Núi Kỳ-xà-quật là Linh trấn của cõi nước dơ uế. Kinh Pháp Hoa là Diệu điển của Hóa thân. Nay đem Báo thân mà thuật nói về Hóa thân, đem cõi nước thanh tịnh để làm rõ cõi nước dơ uế. Đó chẳng là sai lầm quá lắm ư?
Xin giải thích rằng: Sao nói vậy ư? Sao nói vậy ư? Trước há chẳng nói sao? Thanh tịnh hay dơ uế, lâu dài hay ngắn gần đều phát sinh từ chỗ thấy. Pháp sư từ chỗ thấy là tuy đồng xứ mà thấy khác; chẳng phải khác xứ mà thấy khác. Thí như Đức Phật Thích-ca chỉ là một vị, hoặc có người trông thấy đó là lâu dài, hoặc có người trông thấy đó là ngắn gần. Ta-bà chỉ là một thế giới, mà hoặc có người thấy đó là thanh tịnh, hoặc có người thấy đó là dơ uế. Dài lâu cùng với thanh tịnh là chỗ thấy của Bồ-tát thượng nhân, ngắn gần và dơ uế là chỗ thấy của phàm phu hạ thừa. Nếu vậy, dơ uế đã là Ta-bà, mà thanh tịnh được chẳng phải ư? Ngắn gần tức là Thích-ca mà lâu dài được khác ư? Mà nói Thích-ca chỉ là Hóa thân, Ta-bà chỉ là cõi nước dơ uế, nghĩa phù hợp với thiên lệch chấp trước, Lý khác huyền đồng, huống gì vài phẩm kinh Pháp Hoa, một tập Linh sơn. Mới đầu thì Hội nhóm cả ba kết quy về hai, xoay Tiểu đạo để vào Đại thừa; tiếp đến thì ba biến tám phương, dẫn tâm dơ uế mà quán cõi nước Thanh tịnh. Đại thừa đã vào, không tranh luận Tiểu thừa; cõi nước Thanh tịnh đã quán sao có cõi nước dơ uế? Nên trong kinh mới đầu tự nhóm tập các Phật phân thân, cho đến nói về thọ lượng đều ở trong cõi nước Thanh tịnh mà diễn giảng nghĩa thường thân. Nên trong kinh nói: “Đúng thật như vậy, từ khi ta thành Phật đến nay đã lâu xa, thọ mạng vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, thường trú chẳng diệt”. Lại nói: “Thường ở tại núi Linh thứu và các trú xứ khác, chúng sinh lúc thấy kiếp tận, lửa lớn thiêu đốt, mà cõi nước ta đây vẫn an ổn, trời người thường đông nhiều”. Nên biết, Thánh thọ lâu dài, chẳng phải bụi trần cõi nước có thể tính lường được; cảnh giới vi diệu bền chắc, đâu phải kiếp lửa có thể thiêu đốt. Sao lại suy tầm mới đầu phát khởi từ thời Xuân Thu, lấy năm mươi Tiểu kiếp là có nghiệt ngã? Chưa trải qua nước lửa lấy hơn ngàn năm là chỉ thật. Người không thấy sương phủ, hẳn nghi băng cứng chắc.
4. MÊ NGỘ THẤY KHÁC
Xét nghi rằng: Lúc giảng nói kinh Pháp Hoa, ánh sáng Thần soi chiếu xa đến cõi nước khác. Lúc giảng nói kinh Niết-bàn, lọng báu rộng che khắp Đại thiên. Chưa biết phương này bởi cớ gì mà không thấy? Nếu là vô duyên chẳng được thấy, thì vô duyên là người tội, còn có duyên là người phước. Đề-bà-bạt-đa giết cha và mẹ, đâu phải là người phước mà hứa cho xuất gia? Vua A-xà-thế hại cha giam tù mẹ đâu phải là người phước mà soi chiếu nguyệt quang Tam-muội? Xứ này muôn dặm là tướng cõi nước Hiền triết, há không một người có duyên sao riêng cách biệt? Chẳng nói rừng phóng trái lại hơn núi Thái ư?
Biện hoặc rằng: Trời xanh tin rộng, gà giấm đi quanh hủ mà chẳng thấy; mặt nhật tỏa che, chuột tiên núp ngày mà sao thấy. Đâu vốn mới đầu có ngoài mà soi chiếu đó chẳng đến ư? Hẳn do vật gần vì đó ngăn che thì không thể xa xét, tình điên đảo vì đó mà mê hoặc thì không thể thuận biện. Giả sử nói đó là có trời, có mặt nhật, trời bao rộng ba trăm độ mà che xuống mặt nhật thẳng ngàn dặm cao mà chiếu ngoài. Trông nhìn đó, hai trùng hẳn điên cuồng mà chẳng tin vậy. Nay người chưa vạch bày nghiệp chướng thì nào khác đi quanh hủ ư? Người chưa mở mắt tuệ, há chẳng như núp ngày ư? Tuy lọng báu từng treo trên trăm ức Tứ thiên, hào quang rộng chiếu trong vạn tám ngàn cõi nước mà hàng hữu lậu giữa đêm khuya vừa rong ruổi mộng lớn. Vô minh che phủ, thềm cấp nào thấy suốt. Nếu chẳng thấy thì là không, nhưng trời xanh mặt nhật có thể là không ư? Nếu chẳng thấy mà có thì lọng báu hào quang chẳng phải có ư? Trái lại, tướng che phủ rõ ràng nói mà đủ vậy.
Huống gì Sử Lỗ viết ngay, ghi điềm lành tỏa sáng nơi đêm mão; Khổng Quân hiểu biết nhiều, suy Thánh đức ở phương Tây. Thảy đều phân luân mà có chứng cứ, đâu phải hoang tịch mà không điềm. Nên biết, Quân tử hoặc im lặng vì rõ ràng mà cảm thông. Trung sĩ như còn chuộng Hà Hán mà kinh sợ. Đó, các hàng có sức trí bằng lăng, bọn Hoài ngu hỗn độn sắp vỗ tay mà cười lớn. Hoặc tuyệt sức lực mà từng hủy phá chẳng phải người ấy. Đạo có thể hư hành đó ư? Nên Trọng Ni rõ thấu không hóa đó mà trước giẫm trải nơi hữu. Quý Lộ hỏi việc chết, trái lại đem việc sống mà hỏi vặn đó. Nhân nghĩa hơi kiểm tánh linh ấy. Đạo đức vừa rõ diệu triệt đó. Sau đó, ứng chân dấy khởi ở phương Tây.
Tượng giáo lưu truyền đến phương Đông, tám mươi ngàn (80.000) pháp môn nuốt trọn chín phái mà nhỏ bày, ba ngàn (3.000) tháp báu đầy khắp bốn biển mà tỏa sáng. Như trước là ráng mà sau là mặt nhật, thuộc loại mới đầu là mây mà sau cùng là mưa. Giáo pháp có tiệm há chẳng thích nghi ư? Nhưng mà, có duyên hay vô duyên là tánh của hàng Tam thừa Bồ-đề. Người phước người tội là nghiệp sinh tử trong sáu loài. Nghiệp có nặng nghẹ. Tánh có sinh thục (sống chín). Tánh còn sống, phước tuy nhiều mà khó mở; duyên đã chín, tội tuy nặng mà có thể hóa chuyển. Phước còn khó mở, huống gì là tội ư? Tội còn có thể chuyển hóa, huống gì là phước ư? Nên có xa chứng đắc Tứ thiền kiêu căng công nhỏ ít mà trái dối, làm đủ ba điều nghịch. Biết ngày trước sai quấy mà hồi hướng. Hồi hướng phát sinh chánh giải. Chánh giải sinh thì tội có thể diệt. Trái dối dấy khởi tà kiến. Tà kiến dấy khởi thì phước tự mất. Phước mất thì trọn kiếp mãi trầm luân, tội diệt tức tự thân này mà giải thoát. Nên nói, giẫm bước đường đạo thì là Quân tử, trái lại đó tức là tiểu nhân. Đức nhân xa vời vậy thay! Thực hành đó tức là mượn để sáng rõ nghĩa. Ai bảo không như vậy?
Lão Tử nói: “Thường hay cứu người nên không bỏ người, thường hay cứu vật nên không bỏ vật”. Lại nói: “Người không hiền thiện, có gì mà bỏ”. Huống gì là đại bi bình đẳng mà có chỗ bỏ ư? Thí như người thợ khéo giỏi biết được tướng cây gỗ, thầy thuốc tài giỏi thăm trị bệnh. Có thể dùng mà dùng đó, chẳng phân chọn gỗ xấu tốt. Có thể trị liệu mà trị liệu đó, chẳng phân biệt bệnh nặng nhẹ.
Hoặc có người hỏi rằng: Y Lan là cây gỗ xấu, sao ông lấy dùng đó? Cu-ma là chứng bệnh nặng, sao ông lại trị liệu đó? Nhân tướng đó là hỏi phải hay là hỏi quấy ư? Hẳn cho là hỏi quấy vậy.
Đức Như Lai khéo phân biệt căn cơ, giỏi biết thuốc bệnh. Tuy Đềbà-đạt-đa làm điều xấu ác hung tàn, vua A-xà-thế có tội sở mục, nhưng vì từng đã phát tâm Bồ-đề có thể dùng, nay dấy niệm hối giải có thể trị liệu vậy. Có thể trị liệu mà trị liệu đó, có thể dùng mà dùng đó, dẫn dắt khiến quy tâm, giáo hóa khiến vào đạo, mở đường đó cùng tiến tới, bít nguồn kia làm loạn. Giúp người có tội tự làm mới với Hiếu từ, người không lỗi quá giữ trọn thuần chí. Thiện quyền phương tiện, lợi ấy rộng lớn thay! Nhưng vua A-xà-thế hỏi đạo mà trái lại mê lầm tự đồng như ở rừng phóng. Phủ Tử biết căn cơ mà kính ngưỡng Thánh có thể sánh ví với núi Thái. Hiền triết cùng đó, tuy ba lần trở lại mà không mất, sao là riêng cách biệt? Xin tư duy lại mà có thể biết vậy.
5. BÀY THẬT ĐƯỢC NHẬN
Xét nghi rằng: Đề-bà-đạt-đa là em của Phật, khuyên vua A-xàthế hại Phật mà vẫn được làm Thiên vương Như Lai. Thiện Tinh là con của Phật, có tội khinh thường Đề-bà-đạt-đa vì sao lại sinh vào địa ngục? Người hủy hại đáng tội nặng, người chỉ phỉ báng đáng tội nhẹ. Nay người tội nặng thì thành Phật Như Lai, còn người tội nhẹ thì đọa vào địa ngục. Lấy đó mà chỉ bày cho người sau sao được thỏa đáng ư? Nếu Thiện Tinh là biến hóa, sau đó sẽ thành Phật thì đã có dự ghi hay không dự ghi? Nếu có dự ghi thì xin chỉ nói đó, còn như không dự ghi thì sao được là biến hóa ư? Nếu cho rằng Thiện Tinh là chân thật thì cớ sao chẳng đồng đó? Con quý lên cung trời vì dẫn dụ đó. Vào địa ngục vì lo sợ đó. Nhẫn nhục vào địa ngục đó há là từ bi, chỉ cứu giúp Thọ Đề ở trong lửa dữ, bay đá lớn trên trời xanh, sợ quỷ thần nơi đồng trống, nhiếp phục say của vua A-xà-thế, cớ sao đối với Thiện Tinh chẳng như đó mà cứu giúp ư?
Biện hoặc rằng: Thầm nghe, Đức Như Lai thiết giáo có hai thừa Đại Tiểu, hành vi của Điều Đạt (Đề-bà-đạt-đa) có hai sự Quyền Thật. Đại thừa thì xiển dương về Thật, Tiểu thừa giảng nói về Quyền. Nếu mờ tối về Thật luận bàn Quyền thì có tội nghịch hại Phật chuốc lấy khổ địa ngục; nếu phế bỏ Quyền bàn Thật thì không tội phá Tăng, nên thọ nhận dự ghi làm Phật Thiên vương. Với Quyền, có quả báo cùng Thiện Tinh có thể được khác chăng? Với Thật, không tội ương cùng Thiện Tinh có thể được đồng chăng? Không đồng thì chẳng có nơi thiết bày nạn, không khác thì lại không nạn có thể thiết bày. Ý chỉ nghi ngờ đến luận bàn do đâu mà xếp đặt ư? Huống gì phỉ báng hay hủy hại nặng nhẹ lại khác với bàn nghị cao. Tại sao? Phàm hại tuy là tội nghịch nhưng có thể chẳng hủy hoại chỗ thấy, phỉ báng thì hủy hoại chỗ thấy mà chẳng thành tội nghịch. Thành tội nghịch chỉ mắc nghiệp chướng, gần thì chuốc lấy ương lụy vô gián. Hủy hoại chỗ thấy đó là đoạn mất thiện căn mới nhận chịu tên gọi là Xiển đề. Do đó, Phật quở trách Điều Đạt chỉ nói là người ngu si, còn gọi Thiện Tinh là kẻ tà kiến. Xét đoán đó có thể biết vậy.
Lại hỏi: Thiện Tinh là chân thật hay là biến hóa?
Phàm biến hóa đó là lý, hẳn phải dùng lẫn lộn chân thật làm diệu. Chân thật đó là sự, tự nhiên dùng tợ biến hóa làm thường. Chân thật và biến hóa cùng lẫn lộn như ngư lỗ khó phân. Nhưng mà dây ngắn múc nước sâu, suối trong không thể giúp ở trên. Trí nhỏ mưu lớn, thức ăn ngon hẳn dừng ngay trong vạc. Khinh thường mà bàn nghị đó thì tôi đâu dám. Hãy trở lại khảo xét ở Thánh điển, chẳng phải gọi là đánh phá dị đoan ư? Thử luận bàn đó là một đời của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, kinh Niết-bàn được giảng nói sau cùng, Ca-diếp lại thỉnh cầu. Thiện Tinh là người ở dưới ấy, chuồng tiêu dơ uế than đó trọn sa đọa, khổ ngục thấy đó sinh vào. Lại nữa, bạn ác làm việc ác, báo ân đã rõ đó là quyền, Thiện Tinh đoạn mất thiện căn, kinh Niết-bàn không nói đó là biến hóa, đâu phải không là lý của biến hóa, tằng không là văn của biến hóa. Lấy đó mà suy, chân thật cũng có thể vậy. Đến như rộng trì các bộ, giữ nơm mà há được cá, tập học khắp các Thiền làm núi mà đã từng chiếu. Giống như chuột đá đánh trổi nhạc, tợ chim bay mà hay nói. Tuy phụ môn nhân lại như Bá Liễu, không xưng Phật tử lại rất thương ước. Nửa đêm vạch áo phát sợ tiếng nói của trẻ con, giữa đường quét dấu vết diệt bày tướng của người lớn, gặp người ăn bả rượu nói đó là chứng đạo, thấy quỷ ăn đồ ói nhả gọi là đã sinh lên trời. Kia là người gì mà ngu xuẩn quá lắm vậy? Phàm, biện tài đệ nhất còn chuốc sự dèm chê của ánh lửa đom đóm, trí tuệ không ai bằng, chưa khỏi lầm lẫn của thầy vàng. Nên biết, người có căn lực giải lực chiếu xưa chiếu nay giúp giáo hóa chẳng thể trốn lánh chân thật đó, người ngu chẳng thể ẩn khỏi trí đó. Đó là phần của Đại Thánh, chẳng phải chỗ người thường có thể kịp. Than ôi! Phàm ngọc hào đã che khuất, kim khẩu chẳng tuyên nói, chỉ có thể bẩm thọ giáo pháp mà vì giải hiểu dung ngu bỏ văn mà sinh ý, như vậy mà thôi ư? Phàm người có thể cùng làm lành chẳng thể cùng làm ác là bậc Thượng trí, người có thể cùng làm ác mà chẳng thể cùng làm lành là hàng hạ ngu. Người cùng gặp lành mà lành, gặp ác mà ác là người bậc trung. Nói rằng: Chỉ có bậc Thượng trí và hàng hạ ngu là chuyển đổi, rõ ràng là bậc trung là có thể chuyển đổi vậy. Nên Tuyên Phụ là bậc Chí Thánh chẳng xoay đổi tâm của Đạo chích, Thanh hà là bậc Trung Hiền có thể biến tiết khắp nơi. Nay Nan-đà v.v… là hạng người bậc trung, còn như đồng bạn với Thiện Tinh là hạng chí ngu, nên có thể dẫn dụ có thể ép thúc, nhân đó mà học đó mới thành A-la-hán. Phỉ báng nhân, phỉ báng quả, người đó là bậc hạ có thể làm thành Xiển đề. Há đức Đại Thánh nhẫn khổ ấy ư? Bởi vì đó là hàng hạ ngu không thể cứu vậy. Thí như thửa ruộng thượng thượng há có thể khiến đốt cháy giống sinh mầm, có thấm đẫm lạnh lẽo, chẳng thể tìm cành khô trải lá, đâu có thể liên quan vậy? Khi ấy mưa có trông lại ở ruộng tốt ư? Kịp đến lúc lực sĩ khinh mạn có thể hàng phục, trẻ con mắc nguy ách có thể cứu giúp, Thần ở đồng trống có thể chuyển hóa, voi nơi cung điện có thể nép phục. Cùng loại như vậy tuy lắm nhiều, có thể lấy một mà xuyên suốt đó. Mới đối với Xiển đề hẳn không đẳng cấp. Nên trong kinh nói: “Giết hại loài trùng kiến thì có tội, mà giết Xiển đề thì không lỗi quá”. Lại còn dẫn dắt khiến xuất gia đặt để đó bên cạnh. Thí như ngựa già suy chưa thể cưỡi chạy trước, đồng như ruộng gai góc sao quên giếng sau. Biết hiện tại nó không ích lợi, mong tương lai có được gieo nhân, rốt cùng hàng Hạ thú mà hướng đến người trời, phát tâm rộng lớn mà thành phước trí. Vậy biết lớn của từ bi, khéo léo của phương tiện, đất trời chẳng đủ sánh đồng, âm dương không dùng lường ví. Người biết hồi hướng như con phụng thờ cha làm điều chẳng gì lớn bằng; kẻ phỉ báng tợ bề tôi phản vua, tội ác chẳng thể giải, nhưng gốc chẳng giải diệt dừng chẳng gì lớn bằng mới đầu từ tâm nhân. Mới đầu có nhỏ nhiệm đó, sau cùng thành đắm trước đó. Then chốt phát khởi có thể chẳng thận trọng ư?
QUYỂN TRUNG
6. TRÁI KINH KHEN ĐẠO
Xét nghi rằng: Đề-bà-đạt-đa sau làm Như Lai tức là Bồ-tát. Đâu có Bồ-tát mà khuyên người hại cha ư? Nếu bởi nghiệp nên đáng hại thì vua A-xà-thế hẳn nên tự hại, sao đợi khuyên mới hại đó? Nếu nghiệp chẳng phải hại, Bồ-tát mới đầu không tâm làm hại thì không nên khuyên người làm hại vậy. Thánh nhân thiết giáo sao như vậy ư?
Biện hoặc rằng: Núi chẳng phải tự cao, sở dĩ cao là có vì đầm thấp; mùa Hạ chẳng phải tự nắng nóng, sở dĩ nắng nóng vì có mùa Đông giá rét. Nên nước lửa cùng cách mà biến sinh, mơ muối cùng lờn quen mà công hiển trước. Cùng lờn quen là cùng khác vậy. Vì công là Đại đồng, cùng cách đó là cùng trái, ở biến thì đều thuận. Nên có thể không cùng cứu tế, tổn hại ích lợi cùng thành, khác đường mà đồng kết quy. Sao chẳng do đạo đó. Rõ ràng, Bồ-tát đại quyền trú ở chẳng thể nghĩ bàn. Ứng vật mà vân du, theo lợi hại của người, phóng tình mà động. Quên được mất của chính mình là lợi của người, mình tuy mất mà thực hành đó; làm hại của người, mình tuy được mà trái ngược đó, và trí lớn như ngu, lời chánh tợ trái. Người thấy đó phỉ báng, người nghe đó nghe loáng thoáng. Hạnh của phàm phu có không có tàng, đạo của Thánh nhân hoặc nghịch hoặc thuận. Hạnh của phàm phu nhỏ hẹp, không tàng chẳng đủ để dạy răn ở thời cuộc. Đạo của Thánh nhân rộng lớn, nghịch thuận đều có thể làm khuôn phép vật. Thuận mà làm khuôn phép là như Văn-thù v.v…, nghịch mà làm khuôn phép vật là như Điều Đạt v.v…
Hoặc có người nói: Thuận để giáo hóa người lâu dài tôn thờ lời nói ấy, nghịch mà chỉ dạy tục sâu dày khác hẳn chỗ nghe. Tướng lấy tấn thân mong lại chỉ tay.
Xin giải thích rằng: Người khởi mâu là thương, hãy vì ông nói đó. Phàm, thiện đắm trước thì hiển bày ác, ác đắm trước thì tỏ rõ thiện. Phần tất nhiên lý ấy chẳng sai lầm. Nên dụng quyền của Thánh nhân là
đạo ác đã đắm trước, tức thiện tự rõ bày. Ác đắm trước giúp người soi xét bên trong, thiện rõ bày khiến vật tư duy ngang bằng. Tư duy ngang bằng để có thể khuyên thiện, soi xét bên trong lại có thể dùng để dứt ác. Thuận mà hoằng đạo cũng để dứt khuyên, nghịch mà hành sự cũng để dứt khuyên. Dứt khuyên đã ngang bằng hơn kém có thể được chăng? Mà người nghe Sư Lợi là Thánh nhân tức liền cúi đầu tỏ bày cung kính, cho Điều Đạt là Bồ-tát tức liền chống tay chẳng bằng lòng. Đó bởi sáng ba chiều bốn, nhận biết năm mê lầm mười. Có thể vì người nhận chịu giáo hóa vậy, sao biết lý vì giáo hóa ư? Khổng Tử nói: “Ba người cùng đi, trong đó hẳn có bậc thầy của ta”. Chọn người tốt lành mà theo đó, phải biết người không tốt lành mà cải đổi đó. Người tốt lành là Thầy, lý ấy đã lâu hiển trước. Trọng Ni đã xưng thiện mà dẫn dụ vậy. Điều Đạt sao dùng chẳng tàng ư? Nên trong kinh nói: “Do Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức nên khiến ta đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật”, tức là nghĩa đó vậy.
Hoặc có người lại nói: Nếu thuận đạo mà chẳng thể khuyên thiện, có thể trái kinh mà khuyên đó. Thuận đạo chẳng thể ngăn dứt ác, có thể trái kinh mà ngăn dứt đó. Nay thuận mà vì giáo hóa đã đủ vậy, sao lại dùng trái mà vì giáo hóa ư?
Xin giải thích rằng: Phàm, nhị nghi che chở, bốn mùa sinh thành. Hơi khí mùa hạ phát triển lúa gầy trên gò và nói tiều tụy, gió mùa thu lạnh buộc thắc cây quế trên núi vì nó phương phi. Ngày Xuân chậm rãi, chưa thể khiến hoa cúc tươi tốt nở xinh, sương Đông rét lạnh há có thể khiến tung trinh lay rụng? Chỉ có Đức Đại Bi chuyển vận vật như sự chở che của nhị nghi, nhân cơ mà thiết giáo tợ bốn mùa sinh thành. Bẩm ngộ mỗi khác tợ một số vật tốt tươi hay tiều tụy. Người có trí nhân thí dụ mà có thể rõ hiểu, ngõ hầu men từ cạn mà dần đến sâu vậy.
Lại nói: Làm ác có thể vì giáo hóa người. Người ác làm ác cũng giáo hóa ư? Người ác nếu đã có khả năng giáo hóa, sao phải dùng người thiện giáo hóa làm gì?
Xin giải thích rằng: Người ác làm điều nghịch, quả báo hoặc xa xôi mà chưa nhận chịu. Bậc Đại sĩ thực hành quyền xảo, quả báo ở hiện tại mà hẳn ứng nghiệm. Nay thì phải có thể quán xét vật khiếp sợ mà hay đổ lỗi xa xôi thì thầm im lặng khó biết. Người kiêu hãnh mà mong thoát khỏi, nên người ác chẳng đủ khả năng mà cảm hóa vật, hẳn phải đợi Đại quyền biến mà vì giáo hóa đó. Nhưng Điều Đạt thủy chung hành sự, quyền thật song biện. Trong kinh nói: “Bạn ác còn là tên Quyền”. Luận nói: “Khách lớn mới là xưng Thật”. Nên trên hội Thứu sơn, Thiên vương dự ghi mười hiệu tôn quý. Trong kinh Nại Quốc, ở chốn địa ngục như hưởng lạc ở cõi Tam Thiền. Bậc Chí nhân chẳng bỏ sót nên đồng với Dĩnh Thúc, ác nhỏ không phạm đâu làm Phan Sùng. Hẳn vì vua cha có định nghiệp chẳng đổi thay nên gặp hung nghịch đó. Em Phật nhân đó có khuyên bày nhận chịu ương lụy thật vậy. Mới đầu khuyên người là quyền, khiến người thấy khuyên. Đã khiến người thấy khuyên cũng khiến người thấy ương lụy. Ương lụy sinh ở khuyên, khuyên dừng thì ương lụy dứt. Thấy khuyên nên sợ ương lụy, sợ ương lụy mà dứt khuyên, đó là khuyên của Điều Đạt muốn khiến người chẳng khuyên vậy. Khiến chẳng khuyên nên khuyên thì khuyên là chẳng khuyên vậy, quyền có khuyên còn vì chẳng khuyên. Thật không khuyên sao được có khuyên ư? Đó mới là nghĩa của Tích loại vốn toàn vẹn đồng với nghi ác có thể chấm dứt, cưỡi giá Nhất thừa mà thông đạt. Tử Hạ đã im lặng nhận biết đó, Sư Lợi nào từng đặt để nghi ngờ? Cây gỗ như đá, đâu đợi trọn ngày ư?
7. QUÁN NGHIỆP CỨU XẢ
Xét nghi rằng: Vua Tần-bà-sa-la đầu tiên cúng dường Phật, Phật thấy rõ vào thời của Vi-đề-hy, vua Tần-bà-sa-la sẽ bị giam ở trong ngục tối mà chưa chết. Phật có sức thần đại bi chỉ một hạt cải có thể nuốt trọn cả núi Tu-di, vậy cớ sao chẳng cứu vua Tần-bà-sa-la, mà khiến phải mắc hại? Đến khi vua A-xà-thế bị mụt nhọt lại đặc biệt soi chiếu ánh sáng thần, sắp vào địa ngục bèn được kéo dài tuổi thọ? Đối với con ngổ nghịch may mắn gì mà riêng được sống lâu? Đối với cha hiền từ, tội khổ gì mà không được kéo dài tuổi thọ? Chỉ vua Tần-bà-sa-la là bậc Hiền vương chứng quả, đáng cứu mà chẳng cứu đó. Vua A-xà-thế là kẻ bề tôi giặc; là đứa con hư nghịch, chẳng nên cứu mà lại cứu đó. Lấy gì để khuyên tương lai, lấy gì để chỉ bày cho con người? Thấy trái mà chẳng nâng đỡ, dùng kia cùng mặc tình con hại cha, Phật sao làm vậy ư?
Biện hoặc rằng: Phàm nghĩa lý về nghiệp rất lớn, sâu chẳng thể lường, rộng không thể cùng, mênh mông biến hóa tin tức. Bày biện chừ, không hình; mong ngóng chừ không tiếng; không hình không tiếng các loại phát sinh. Sinh đến cùng gọi đó là mạng, tập thành đó gọi là tánh. Thể ấy như không mà có, dụng ấy chẳng nhanh mà chóng. Vừa mới lại đó chẳng thể bài bác, vừa mới rơi rụng đó chẳng thể ngăn dừng. Đến như rộng của đất trời, linh của âm dương, nhật nguyệt trinh minh ở trên, núi sông tuyệt lý ở dưới. U hiển khác đặt để mà gọi là làm, cây giống khác loại mà trải hộ. Hoặc có người thấy như vậy mà chẳng biết tại sao như vậy. Nên hoặc suy đó ở tự nhiên, hoặc phó mặc đó ở tạo hóa, hoặc nói mới đầu sinh ở nguyên khí, hoặc bảo vừa lớn từ bản cổ, hoặc cho rằng bên trong có thần ngã bên cạnh dấy khởi các vật, hoặc chấp phía trên có Phạm thiên ở dưới sinh ra các loại, hoặc đạo ngầm làm tự tánh, từ không hình mà biến hóa có hình, hoặc chấp thể là vi trần, từ chẳng biến hóa mà sinh chỗ biến hóa. Đó đều là mất gốc chính mà mê lầm ở ngọn, mờ tối nguồn mà lầm hoặc ở dòng. Do đó, dị kiến lẫn lộn rong ruổi, khác tình tranh cử đâu biết nghiệp nhân từ tâm khởi. Tâm làm nghiệp dụng, nghiệp dẫn tâm mà nhận thọ thân hình, tâm tùy theo nghiệp mà tạo tác cảnh, sáu đường lên xuống của cải thành mà chẳng vượt. Nhị nghi trên dưới vạch mổ mà phân đó. Nhưng mà, nhân nghiệp thọ thân, thân lại tạo nghiệp, từ tâm tạo tác cảnh, cảnh lại khiến sinh tâm, vô thủy vô chung, thí dụ đó ở luân chuyển. Chẳng phải không chẳng phải có thí dụ đó như huyễn hóa, bốn loài đổi thay dẫy đầy, ba cõi khó vì quy căn. Nhưng, nghiệp lấy thiện ác mà phân dòng, quả báo lấy khổ vui mà khác ứng. Tích chứa việc thiện có thừa an vui, làm việc thiện do đó mà đạt đến an vui, tích chứa việc ác có lắm tội khiên, tạo ác do đó mà dần bước chịu khổ. Như bóng theo hình mà cong thẳng, tuy lìa gốc buộc giữa chẳng thể so định đó. Tợ âm vang theo tiếng mà lớn nhỏ, tuy bắt chước trống rỗng mà điều trục, chưa thể thí dụ nó quân bình chẳng thấy hình ngay mà bóng vẹo, đâu có tu thiện mà quả báo khổ. Chẳng nghe tiếng nhỏ mà âm vang lớn, há có tạo ác thành mà được quả vui. Cũng như quan điền tuấn gắng chức mà thóc lúa đầy kho, người nông phu mất mùa, gai tranh đầy đồng, mướn sai cày bừa mà cẩu thả, riêng việc ấy mà diệt nát nghiệp đó mong muốn không cỏ lang cỏ dữu. Như sườn núi như kinh đô, tìm Bế lệ ở trong nước, bít Phù dung ở trên ngọn cây vậy.
Hoặc nói: Thiện là mở đầu của phước, ác là nguồn tội, đồng như ảnh hưởng không trái ngược, tợ canh cày có quả kết. Kinh nghe bảo vậy, cớ sao vua Tần-bà-sa-la làm việc thiện mà vụt nhiên mắc họa cuối đời, vua A-xà-thế tích chứa nuốt máu thề nguyền mà được phước cuối cùng?
Xin giải thích rằng: Cũng chẳng khéo thay mà hỏi như vậy. Ông nghe nghiệp có quả báo, mà chưa nghe quả báo có thời vậy. Phàm, nghiệp kết cảm quả báo có ba thời chẳng đồng: Có nghiệp Hiện báo tức là thân này tạo nghiệp thân này tự nhận chịu. Có nghiệp Sinh báo, tức thân đời này tạo nghiệp qua đời sau mới nhận chịu quả báo. Có nghiệp Hậu báo, tức đời này tạo nghiệp mà đời nay chưa nhận chịu qua đời sau đời sau nữa mới nhận chịu quả báo. Loại thứ nhất tợ lúa đậu trải qua thời gian tức sẽ chín. Loại kế tiếp tợ như lúa mạch, phải qua năm khác mới chín. Và loại sau cùng là như đào lý phải qua nhiều năm mới thật có kết quả. Nên như người ngày trước chăm chỉ mà ngày nay biếng lười, đồng ruộng để hoang trống không lại mong tới mà gặt hái, nhưng may nhờ trong nhà có lúa thóc tích chứa nhiều năm. Người ngày trước biếng lười mà ngày nay chuyên cần, sáng sớm không có vốn liếng chừng vài hạt thóc, nhưng chiều tối lương thực tích chứa có thừa. Đâu có thể thấy người chuyên cần nhưng không đủ mà cho là không đủ ấy chẳng phải mới đầu biếng lười ư? Hay thấy người biếng lười mà có thừa lại cho rằng có thừa đó chẳng phải ngày trước chuyên cần ư? Mong lấy cảnh tượng để tỏ bày ý, lại mượn sự để làm sáng tỏ lý.
Có hai người cùng ở gần nhau xây dựng nhà cửa, một người trước vụng về mà sau khéo giỏi, một người trước khéo giỏi mà sau lại hư phế. Người trước vụng về xây dựng nhà rất xấu, ở mà tập học nghề nghiệp, nghề nghiệp thành đạt lại nghĩ suy khéo giỏi. Đã khéo giỏi mà biến đổi vụng về ấy vậy. Người trước khéo giỏi xây dựng nhà rất xinh đẹp, ở mà tự thọ hưởng, thọ hưởng quá mà nghề nghiệp phế hư. Đã phế hư tức là mất khéo giỏi ấy vậy. Tuy mất khéo giỏi ấy nhưng nhà cửa đó vẫn còn đẹp xinh. Tuy biến đổi vụng về đó nhưng nhà ở vẫn còn xấu vậy. Đến lúc trải qua năm tháng dài lâu thay đổi, gió mưa mà hư nát, nhà cũ đã hư hỏng, bèn trở lại dựng xây nhà mới, tức thợ vụng về xây dựng, đẹp xấu lại trái nhau vậy.
Nhân đó mà bàn luận thì thân là vườn của tâm mà là quả của nghiệp vậy. Nghiệp là dụng của tâm mà là nhân của thân vậy. Khéo giỏi hay vụng về cùng thay đổi nhau là do thiện ác tập thành vậy. Nhà cũ hay nhà mới tạo dựng tức là thân trước và đời sau vậy. Vua Tần-bàsa-la tuy ngày nay không bỏ sót hạnh mà xưa trước có chẳng tàng. Vua A-xà-thế tuy hiện tại là người ác mà xưa trước tu thiện nghiệp chẳng tàng, do đó mắc họa mà tu thiện, do đó mà kéo dài tuổi thọ đến cuối cùng vậy. Có thể tìm xét, sao lại lấy làm quái lạ!
Lại nêu luận rằng: Phật có sức thần đại bi, chỉ một hạt cải còn có khả năng nuốt trọn núi Tu-di, cớ sao chẳng cứu vua Tần-bà-sa-la mà khiến gặp phải tai hại?
Xin giải thích rằng: Phàm nghiệp có quyết định và nghiệp chẳng quyết định. Nghiệp không quyết định thì dễ chuyển đổi, nghiệp ấy có thể mất. Nghiệp đã quyết định thì khó đổi thay, quả báo ấy hẳn phải nhận chịu. Vua Tần-bà-sa-la bị nghiệp quyết định làm sao có thể cứu được ư? Nên thầy thuốc giỏi chẳng thể cứu người mạng tận, mẹ hiền chẳng thể mớm cho con cứng miệng. Nhưng mà người thì có nghiệp, vật thì vô tâm, vô tâm thì ngã tâm có thể chế. Núi lớn hoặc có thể vào nói nhỏ. Có nghiệp thì nghiệp ấy làm chủ, mạng bức thúc không thể dẫn kéo dài. Nay mới đem vô tâm mà xếp bày có tâm, đem có nghiệp làm ngang bằng không nghiệp. Bắc viên vừa vượt cùng đi cũng chẳng tạm xa ư?
Lại nói: Đối với con ngổ nghịch, may mắn gì mà được kéo dài tuổi thọ? Đối với cha hiền, tội khổ gì mà không được kéo dài tuổi thọ?
Xin giải thích rằng: Căn cứ kinh Niết-bàn nói: “Xưa trước vua Tần-bà-sa-la du hành săn bắn nơi núi Tỳ-phú-la, đi khắp đồng trống mà không được gì, chỉ thấy gặp một Tiên nhân đầy đủ ngũ thông, liền sai mọi người theo cùng bắt giết đó. Tiên nhân ấy phát lời thề rằng: “Trong tương lai ta cũng sẽ hại mạng ngươi như thế này”. Lại nói: “Phật bảo cùng vua A-xà-thế rằng: Xưa trước ngươi đã ở nơi chỗ Phật Tỳ-bà-thi mới đầu phát tâm Vô thượng Bồ-đề, trộm vì rong ruổi phát cuồng phóng túng ngổ nghịch ở trên cảnh hạnh của ngũ thông, hạnh dừng mới quy tâm ở đầu tiên của bảy Đức Phật”. Hoặc do điều thiện xưa trước chẳng mất, nhân đó sám hối tẩy trừ mà kéo dài tuổi thọ. Hoặc bởi ương lụy dư thừa chưa hết, gặp giết nghịch mà chẳng phải mạng, chẳng phải mạng do phóng túng ngổ nghịch, há là không tội, kéo dài tuổi thọ? Mới đầu quy tâm, sao gọi là có may mắn, xin theo lý của ba thứ quả báo, sẽ lầm hoặc trái lại ở một góc.
Lại nói: Vua Tần-bà-sa-la chứng đắc quả vua hiền, đáng cứu mà chẳng cứu đó. Vua A-xà-thế là bề tôi giặc con nghịch, không đáng cứu mà cứu đó.
Xin giải thích rằng: Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Vua Tầnbà-sa-la bị giam tối trong bảy lớp phòng, tự nhiên tăng tấn mà thành A-na-hàm”. Các kinh luận đều nói: “A-na-hàm nghĩa là Bất hoàn, tức không còn trở lại sinh vào cõi Dục”. Kinh Niết-bàn nói: “Vua A-xà-thế chỉ thấy hiện tại mà không thấy tương lai. Vua cha không tội mà gia tâm nghịch hại, rồi tâm sinh hối hận nóng bừng khắp thân thể sinh mọc mụt nhọt”. Lại nói: “Nếu chẳng thuận theo lời của Kỳ-bà thì ngày mồng bảy tháng sau sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ”. Rõ ràng, phàm u ẩn bực tức mà lên thượng quả, tuy ngoài hung xấu mà trong tốt lành, mắt mù mà vượt cõi dưới, tuy gọi là chết mà thật là sống. Cứu đó tức biến thành tổn hại, mặc tình đó thì tự lợi ích. Đến như thân mọc mụt nhọt mà tâm nóng bừng, không biết đường xoay trở lại, nghiệp sâu mà quả báo gần, sắp đọa mà thành Nê-lê, cứu đó thì là lợi ích, mặc tình đó thì là tổn hại. Đó tức là quán chỗ đáng nên cứu, cứu đó vì làm lợi ích; xét chỗ nên bỏ, xả bỏ đó vì làm ích lợi. Cớ sao nói đáng cứu mà chẳng cứu đó, chẳng đáng cứu mà cứu đó? Tâm Thánh tuy nhỏ nhiệm biết đó nào xấu hẹp. Nhưng quả báo quyết định nhận chịu đó mà đổi thay, rõ ràng nghiệp khó phạm vậy. Tội nặng sám hối đó mà trở thành nhẹ. Rõ ràng hạnh đó có thể cách hạnh có thể cách, người ác đổi dời thiện ở lạm thương. Nghiệp khó phạm, người thiện dừng ác ở tham thang. Ác đừng thiện thực hành tức có xấu hổ mà sợ kính. Đó bởi dùng đức mà dẫn dắt vậy, đâu như dùng luật hình để ngang bằng vậy. Cha con đều đã tiến nơi đạo. Điên gì mà chẳng nâng đỡ ư? Hiền ngu đều có thể theo nơi giáo hóa, sao lại chẳng khuyên ư? Người biết ta, mong cầu thì ta quý vậy.
8. TÙY GIÁO ÉP NÂNG
Xét nghi rằng: Niết-bàn chương môn bao quát các phẩm, nếu chẳng y theo Niết-bàn, sợ khó thành Phật. Đâu là nơi tán thán công đức? Xem nhẹ đối với Bát-nhã, Pháp Hoa ư? Nếu đem Bát-nhã xả bỏ chấp trước làm hơn, thì Niết-bàn vì nửa bài kệ mà xả thân, đâu kém so với Bát-nhã vậy. Nếu lấy Pháp Hoa chứng Đại thừa làm hơn, thì Niếtbàn lấy Đại không làm cửa, đâu kém so với Pháp Hoa vậy? Pháp môn không hai, sao làm hai ấy vậy?
Biện hoặc rằng: Chân thân tịch tĩnh đâu còn ở ngôn thuyết, Chí lý hy vi vốn mất tánh tướng. Tuy không ngôn thuyết nhưng chẳng trái đạo của ngôn thuyết, tuy không tánh tướng mà là bến bờ của tánh tướng. Thí như gương sáng không làm gì, có hình lại tức ảnh tượng hiểu biết. Cốc hang sâu không vẫy lay, tiếng đến âm vang đầy. Nhưng mà các thứ tiếng sâm sai, không hang cốc chẳng thể khiến vang vọng. Các vật tiếp nối, không gưng soi làm sao phát sinh ảnh tượng? Nên biết, hình tiếng vì đó cảm, gương hang vì đó ứng, cảm ứng khuyết thiếu một thì xem nghe đều mất cả. Trộm vì Đức Như Lai có sức Đại từ vô duyên, thệ nguyện rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn, là gương sáng là hang cốc sâu vậy. Chúng sinh có chủng tử nghe và huân tập, phát tâm Bồ-đề là các thứ hình các thứ tiếng vậy. Ngọc hào tỏa sáng và ba mươi hai tướng tốt hiển trước là ảnh tượng trong gương. Kim khẩu phát mở và mười hai bộ loại kinh giáo tuyên bày là âm vang của trong hang cốc vậy. Từ trong vườn Ba-la-nại giảng rõ khổ tập diệt đạo, đến trong vườn kiên cố nói bày Thường lạc ngã tịnh. Suốt trong thời gian đó, tám tạng đều xiển dương ba thừa đua tranh rong ruổi. Mùi vị cam lồ chẳng khác, đượm nhuần mày lớn không riêng. Nhưng mà cỏ lớn cỏ nhỏ nhận thọ có ít nhiều, có duyên không duyên đượm phục đó sống chết. Tiệm đốn ở nơi trăm nghĩ lự, Bán tự mãn tự do đó có lắm môn. Vốn nguồn ấy không gì chẳng một rốt ráo, nên từ gốc mà quán sát thì thảy đều bình đẳng, từ ngọn mà soi xét thì lắm nhiều chẳng đồng vậy. Chẳng đồng do đó mỗi tự giải hiểu, bình đẳng do đó mà chỉ nhất âm (một thứ tiếng). Nhất âm nên pháp môn vì đó mà không hai, mỗi tự giải hiểu nên giáo tích vì đó mà chẳng phải một. Nếu là diễn bày pháp Lục độ, đàm nói lý Tứ tuyệt, tức có dùng làm rõ nghĩa không, y theo không mà khởi hạnh. Đó tức là nghĩa của Bát-nhã vậy. Nói rõ bảy thứ thí dụ, biện rành ba pháp bình đẳng, phá hai để kết quy về một, xoay Tiểu để theo Đại, đó là yếu chỉ của Pháp Hoa vậy. Hoằng dương áo nghĩa Tam điểm, xiển hóa diệu chỉ tứ đức, khách lạ xuất phát từ nhà trân quý đó, thuốc mới dùng vời sữa cũ ấy. Đó là chỗ rốt ráo của Niết-bàn. Đó đều là Bí phủ của Đại thừa, Diệu môn của Phương Đẳng, là núi cao của Hiền thánh kính ngưỡng dừng, là biển lớn của kinh luận Triều Tông. Người được đó đều có thể đạt đến xa; người mất đó, ai có thể cho là chẳng đắm chìm.
Lại luận rằng: Chẳng nương tựa mọi người sợ khó thành Phật. Nhân muốn cho rằng không nương tựa Pháp Hoa, Bát-nhã mà có thể thành Phật đó ư? Nhưng mà, Pháp Hoa là vua của các kinh, Bát-nhã là mẹ của chư Phật. Ai thấy không mẹ mà mang thai con, không vua mà thống quản mọi người ư? Nghĩa không hơn kém, đoán có thể biết vậy.
Luận lại nói rằng: Đâu là nơi tán thán công đức? Xem thường đối với Bát-nhã Pháp Hoa ư?
Phàm, nghĩa tùy theo thời mà ven nương, không thể giữ theo thường ấy, chỉ biến đổi với chỗ thích hợp. Lấy bỏ hẳn quý còn ở Hội Hòa đó, riêng theo bệnh mà trao cho thuốc, ban thùy mặc tình theo vật mà thí khéo léo. Đâu phải lạnh ấm chẳng biến, quy cũ có thường ư? Huống tìm tiếp nối thành văn có khác ý chỉ vừa nêu lại. Trong kinh nói: “Lời nói bậc Thượng cũng tốt, bậc Trung Hạ cũng tốt, Kim cang kho báu đầy đủ không khuyết thiếu”. Lại nói: “Như trong các thứ thuốc, Đề Hồ là bậc nhất”. Lại nói: “Cũng như mặt nhật xuất hiện tỏa phóng ngàn ánh sáng”. Lại nói: “Thí như các dòng nước đều trôi chảy vào biển”. Lại nói: “Tu hành là kinh tức được đầy đủ mười sự công đức”.
Phàm lấy phân dòng mà bày hiểm, biển Như Lai vua của trăm hang cốc, xếp đặt ánh sáng thành văn, mặt nhật làm chủ của ba thứ ánh sáng. Kim cang là thứ nhất trong các vật báu, Đề Hồ là tối thượng trong các thứ thuốc. Ba lời nói đều thiện nghĩa, câu nào mà chẳng phải Huyền? Mười sự đều thành, công nghiệp nào mà chẳng đủ? Đó là so Hưng thạnh như kia, đó là xưng dương như đây. Lặng lẽ mà rõ công hiệu, rõ rồi chẳng xem thường. Ví như Niết-bàn nguyên Phạm bản kệ tụng có hơn ba vạn, tại Trung Hoa phiên dịch mới hơn mười ngàn, tức gương pháp mở mà chưa toàn, Châu huyền được chỉ phần nửa.
Hoặc lại nói rằng: Giáo tích chẳng phải một, pháp môn không hai. Biện giải sự có không của công đức, làm sáng tỏ sự rộng lược của kinh gốc, tự nhiên thuận lý vậy. Chỉ cao thấp cùng nghiêng ngắn dài cùng hình. Đã là kinh Pháp Hoa nói: “Kinh này là thứ nhất”, vậy các kinh khác được chẳng kế cạnh ấy ư? Kinh Niết-bàn nói: “Kinh này là tôn quý ưu thắng”, vậy các kinh khác được chẳng thấp kém ư? Kinh Bátnhã nói: “Pháp môn này chẳng thể nghĩ bàn”, vậy các pháp môn khác được chẳng thể nghĩ bàn ấy ư? Nghĩa đó không sáng tỏ, nghi ngờ trước lại vạch bày vậy.
Xin giải thích rằng: Phàm phu vì lợi giẫm trải vào sông lớn, thuyền chèo là ưu tối chở rong giữa đất rộng, xe kỵ là dẫn đầu, yên xứ siêu nhiên, cung quán là lớn. Tuy đất nước khác vị trí, động tĩnh khác thích nghi, mà muôn nước chẳng dừng ở một người, chín châu chẳng dứng ở một xứ vậy. Nên họa mái chèo ích phương rong ruổi khắp dòng mà chẳng thôi dừng, cưỡi ngựa câu vẽ bầu rong ruổi mà chưa thôi, cưỡi Phụng hoa ở nơi ngũ mà sao phế bỏ. Đó thì thuyền chèo chưa thường chẳng là ưu tối, xa kỵ chưa thường chẳng là dẫn trước, cung quán chưa thường chẳng là lớn vậy. Đó có hạn cục nơi làng nước, được xe tức phá đó, chuyên ở nơi núi đồng. Cho thuyền là bổ đó, thân chẳng xuống khỏi nhà chẳng biện rành chỗ dùng của xe thuyền, tâm chuyên đi xa vời, không biết chỗ thích hợp của nhà cửa. Những hạng người như thế, sao đủ để cùng nói ở đạo ư? Khổng Tử nói: “Dạy người thân ái chẳng gì khéo so với hiếu, dạy người lễ thuận không gì hay so với để”. Lại nói: “Pháp tượng chẳng gì lớn so với đất trời, ánh sáng tỏ không gì hơn so với nhật nguyệt”. Đó cũng là mỗi mỗi tùy theo nghĩa ấy để xứng chẳng gì hay khéo bằng vậy. Lại nói: “chẳng gì lớn”, ở trong các kinh nói là thứ nhất, bởi cũng từ đó mà rõ vậy.
QUYỂN HẠ
9. HÓA PHẬT ẨN HIỂN
Xét nghi rằng: Ngày Rằm tháng hai, Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, thúc giục Thuần Đà hiến dâng thức ăn, vì thời gian diệt độ sắp đến. Lại sau ba tháng mới ứng kỳ hạn đó, Thánh chúng khuyên thỉnh Đức Phật là sẽ diệt độ, chỉ Phật không lời nói hư dối, thì diệt độ ấy cũng chẳng hư dối. Bởi cớ gì Phạm Chí Độc Tử hơn một tháng mới bảo, Phật bèn tợ như chưa diệt độ. Đó là tại sao? Nếu Phật đã diệt độ thì Phạm Chí không nên sai khiến bảo; còn như Phật chưa diệt độ, không biết diệt độ ở thời gian nào? Kinh nào nói về lúc diệt độ, ngày diệt độ của Phật? Mong đợi tiếp thừa ý chỉ cao vời có được nghe chăng? (Sa-môn Phục Lễ nói: kinh Niết-bàn nói: “Phạm Chí Độc Tử lúc đủ mười lăm ngày chứng đắc quả Tu-đà-hoàn, ở nơi rừng Sa-la tu hành hai pháp, không bao lâu chứng quả A-la-hán”. Sai báo tin Phật đã nhập Niết-bàn hơn một tháng, nói vậy khác ư? Tôi nghe thế đó).
Biện hoặc rằng: Phật Đà lấy Viên giác làm nghĩa, Niết-bàn lấy chí tịch làm thể. Viên giác là đạo không gì chẳng cùng, lý không gì chẳng chiếu; chí tịch là lụy không gì chẳng dứt, công không gì chẳng quên. Quên công và dứt lụy không thể cho là có, chiếu lý và cùng đạo không thể cho là không. Nhưng mà có vì không sinh, không nhân có lập, nếu khuyết một đó hẳn mất cả hai. Đã là chí tịch không thể cho là có, mà có thể cho đó là không ư? Viên giác không thể cho là không mà có thể cho đó là có ư? Không thể cho là có mà chẳng cùng của tịch, không thể cho là không mà chẳng có diệu của giác. Hoảng chừ, hốt chừ, như còn như mất! Mù chừ, mờ chừ, chẳng diệt chẳng sinh! Phàm sinh là mới đầu dấy khởi của pháp, diệt là mới đầu tàn tạ của pháp. Mới đầu tàn tạ thì vốn có mà nay không, mới đầu dấy khởi thì vốn không mà nay có. Như Lai chẳng phải vốn không mà nay có. Xấu thay mà cho sinh Niếtbàn chẳng phải vốn có mà nay không. Xấu thay mà cho rằng diệt có sinh diệt sau đó có thủy chung. Có thủy chung sau đó có xa gần, có xa gần sau đó phân năm tháng. Sinh diệt còn không, năm tháng sao nương cậy ư? Nên Xá-lợi-phất hỏi đến mất sinh, cư sĩ hỏi vặn mà chẳng đáp. Ca-diếp nghi ngờ về hoại diệt, Đại sư quở trách mà sau đó biện giải.
Vậy biết, lý của giải thoát, tánh của Niết-bàn không thể lấy sinh diệt mà tìm cầu, không thể dùng có không mà chấp thủ. Ông sao lại lấy tâm hạnh sinh diệt mà hỏi đến thật tướng Niết-bàn ư? Nhân nay lấy ngày giờ mà hỏi Niết-bàn cũng như lấy thước gậy mà lường hư không. Hư không không thước gậy, không thể dùng thước gậy để lường, có thể dùng thước gậy để lường vật chẳng phải hư không. Niết-bàn không ngày giờ, chẳng thể dùng ngày giờ để định, có thể dùng ngày giờ ấn định với pháp chẳng phải Niết-bàn. Cớ sao? Phàm, thước gậy sinh từ hình chất, ngày giờ vốn ở thủy chung. Không hình chất thì không thước gậy, không thủy chung hẳn không thời gian, rõ ràng vậy. Không mà đặt để hỏi, sao xa vời vậy ư? Trong kinh nói: “Như Lai là tối tôn tối thắng trong trời người”. Đâu là hành ư? Lại nói: “Thân Như Lai là thân thường trú, thân của Kim cang thì là pháp thân. Chẳng phải thân là thân chẳng sinh chẳng diệt”. Lại nói: “Trong thường pháp, hư không là thứ nhất. Như Lai cũng vậy, trong thọ mạng rất là thứ nhất”. Phong phú thay Thánh giáo! Tận cùng thay diệu lý! Tự có thể lấy chân thường mà tỏ ngộ đó, sao lại lấy sinh diệt mà nghi ngờ đó?
Hoặc nói rằng: Nghe được nghĩa lý chân thường, cam lòng vui chịu tối chết, nghe được tên gọi của Niết-bàn còn mịt mờ ở sáng suốt triệt. Nếu Như Lai thường trú chẳng diệt, cớ sao xưng là Bát Niết-bàn ư?
Xin giải thích rằng: Niết-bàn có bốn thứ, ông chưa nghe nghĩa Vô trú ư? Phàm, vô trú Niết-bàn là chân như Diệu tánh làm thể, đại bi Bát-nhã vì hỗ trợ. Bát-nhã nên chẳng trú ở sinh tử. Đại bi nên không trú ở Niết-bàn. Chẳng trú Niết-bàn nên tuy chứng mà chẳng chấp thủ; chẳng trú sinh tử, nên trong ở mà chẳng đắm trước. Chứng mà chẳng chấp thủ nên có cảm. Sở dĩ ngay dấy khởi ở mà chẳng đắm trước nên vô duyên do đó mà tàn tạ. Đó tức là tịch nhiên bất động, hình biến khắp mười phương. Ngầm vậy không tư lự, trí cùng khắp muôn vật, ứng hiện chẳng nhọc mệt mà tịch diệt. Ẩn hiển không hằng mà thường trú. Đâu như Thanh văn lìa khổ trọn vào Vô dư, Duyên giác nhàm chán thân mãi giả từ Hữu hoạn. Hình đồng với cỏ cây vụt đã thiêu rụi, tâm thuộc loại tro chết từng nhỏ nhiệm suốt rõ, quân bằng độc thiện của tuyệt Thánh, trái ngược gần nhân của rộng thí ư? Nên kinh Niết-bàn nói: “Ta từ lâu đã trú trong Đại Bát Niết-bàn, thị hiện các thứ thần thông biến hóa”.
Lại nói: “Đại Bát Niết-bàn hay dựng lập nghĩa lớn”. Đó là dụng của Vô trú Niết-bàn vậy, đâu trái với nghĩa của chân thường ư?
Hoặc có người khác lại nói: Đạo của Niết-bàn nếu là thường, sao có sự việc ở Song lâm ư?
Xin giải thích rằng: Phật có nghĩa của ba thân, đó là Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân. Pháp thân lấy tánh tịnh chân như làm thể, nghĩa là vượt ngoài trói buộc vây bủa. Báo thân lấy đức thù đáp nhân quả làm tánh, ngầm chân chiếu tục làm nghiệp. Ứng hóa thân lấy bên trong nương tựa thắng trí làm gốc, bên ngoài ứng với các tình mà làm tướng. Pháp thân như tánh của hư không, mây ùn thì ngăn che, sương mốc tan tức liền tỏa sáng. Tánh nó vốn thường vậy. Báo thân như mặt nhật cưỡi giữa hư không sáng rực lên cao tỏ rọi, soi chiếu thể ấy thường tồn tại vậy. Ứng hóa thân như ảnh soi nước, nước trong lắng thì hiện, nước đục dơ là ẩn tối. Hiển hiện ẩn tối chẳng thường, qua lại không định. Đến như bảy đóa hoa sen nâng đỡ chân Thánh, nghiệp bắt đầu mở đồ, nơi Song thọ yên thần hay trọn việc mà dứt giá. Trong đó, hoặc lìa kinh biện giải chí tối sáng đối với hàng sơ học, hoặc nhận thể hỏi tên đồng trần đối với hàng mới đầu lễ. Kim luân đến mà giăng lưới bảy báu, tóc chu vọt mà ra chín lớp, tung thần lực mà hàng phục ma, hung tà thay đổi mặt, dương biện tài mà nhiếp phục chúng, Thánh hiền cúi dập đầu. Mỗi mỗi cõi nước xứ xứ phân thân, khắp phương khác mà chẳng cùng, tận vị lai mà không mất, đó đều là ứng tình mà hiện hóa. Ảnh của soi nước cũng nào thương tổn với nghĩa Niết-bàn thường trú ư?
Hoặc có người khác nói rằng: Hai thân thuần túy mà Viên Thường, tám tướng theo tình mà hưng phế. Như vậy, chân là tịch tĩnh, hóa là quyền biến, việc của Hạc Lâm, không gì chẳng nghi ngờ của Độc tử mà chờ định quyết.
Xin giải thích rằng: Vừa rồi biện giải chân hóa đó chẳng phải một. Chưa rõ chẳng khác của chân hóa. Phàm, hóa Phật đâu khác ư? Báo thân là dụng của Viên ứng. Báo thân là thế nào ư? Bi trí tạo thành thể ấy vậy. Bi lấy rộng cứu tế làm lý, trí dùng thiện quyền làm nghiệp. Do đó, nhân thời cơ mà giáng vết tích, tùy tình vật mà hiện thân. Thân và vết tích là dụng vậy. Bi và trí là thể vậy. Thể là gốc đó, dụng là ngọn đó, y cứ thể mà khởi dụng, gom thâu ngọn về gốc. Muốn cầu tìm sai khác đó, với lý có thể vậy ư? Mà mới định quyền biến của Hóa thể, khác tịch tĩnh của chân thân, đó là chưa đắc vậy, đó là chưa đắc vậy. Nhưng đây tạo rõ Báo thân khởi phát hóa, chưa rõ hóa thân tức là pháp. Hóa thân tức là pháp lý ấy nhỏ nhiệm tinh vi, lại mượn ảnh dụ mà thuật 22 vậy.
Phàm, ảnh mặt nhật trong nước chẳng từ ngoài lại mà từ trong ra. Chẳng đây chẳng kia, chẳng khác chẳng một, chẳng không tướng trọng ấy chẳng có hình chất ấy, chợt nhiên mà còn chợt nhiên mà mất, cảnh tượng đắm trước mà động, tánh hư rỗng mà yên lặng. Người chấp thật là vọng, người biết vọng là rõ thật. Mặt nhật sao có nghĩa vậy, mặt nhật từ ngoài mà lại, ngoài nước sao tồn tại ư? Nếu từ trong mà ra, trong nước trước vốn có ư? Nếu nói ở tại đây, thì ở kia chẳng thấy ư? Nếu nói ở tại kia thì ở đây chẳng thấy ư? Nếu nói là khác, một thấy có hai ư. Nếu nói là một, hai thấy đâu phải một ư? Nếu nói là không, đối với thấy có thể mất ư? Nếu nói là có, tìm thể từng được ư? Cho rằng đó sinh sinh không chỗ theo, cho rằng đó diệt diệt không chỗ đi, chẳng sinh vậy, chẳng diệt vậy. Tánh tướng vắng lặng, dứt đường tâm ngôn. Đó có thể gọi là thấy thật tánh của ảnh nước vậy. Thấy thật tánh của ảnh nước thì chứng thể của Pháp thân. Lại nói: Như tự quán thật tướng của thân, quán Phật cũng vậy. Kinh Bát-nhã nói: “Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai”. Lại nói: “Lìa hết thảy các tướng thì gọi là chư Phật”. Dẫn mà bày đó, xếp loại mà lớn đó, gần thì lấy ở thân, xa thì lấy ở vật, ở đâu chẳng tịch diệt, ở đâu chẳng thanh tịnh. Do đó nhấc chân đặt chân, đạo tràng khắp nơi mà chẳng cùng. Mở mắt nhắm mắt, chư Phật hiện tiền mà chẳng diệt. Nên Tu-bồ-đề ngồi yên mà thường thấy pháp thân. Liên Hoa Sắc tranh tới trước tạm lén nhìn hình tướng. Phần của mê ngộ, hơn kém như vậy, đâu thể lấy có không sinh diệt mà thấy ở Hóa thân ư?
Phàm người biết kiếm, quên vật chất ấy, đợi biết thể sang đó. Người biết ngựa lược bỏ qua hình sắc, trông xem khả năng giỏi khác, sau đó mới cắt ngọc tơ đất bùn, một ngày chạy ngàn dặm. Trái lại vậy, đâu thể nói là Biết kiếm biết ngựa ư”? Tán ngưỡng nơi pháp môn nghiên tinh ở Phật sự cũng như thế vậy. Đến như nghe xuất hiện từ phía hông bên phải thì cho đó là sinh, hóa ở gối đầu xoay hướng Bắc thì cho đó là diệt, ngồi nơi hoa sen cho đó là có, thiêu đốt ở gỗ thơm cho đó là không. Đó đều là hạng tầm thường, sấm chớp đồng thấy cũng nào đủ để chống đỡ ở cửa cao ư? Trong kinh nói: “Vị Tỷ-khưu trì giới không nên đối với Đức Phật khởi sinh ý tưởng hữu vi. Nếu nói là hữu vi là vọng ngữ”. Lại nói: “Thà dùng dao sắc bén để tự cắt lưỡi ấy chứ trọn không nói là Như Lai Vô thường. Lại nói: “Không thể tính toán thời gian Bát Niết-bàn và chẳng Bát Niết-bàn vậy”. Tùy điều hỏi mà đáp, theo sự mà đồng chấp. Hội đồng dị của kinh văn, định xa gần của thời gian diệt độ, xua hai chữ Trí điếc mà chẳng nghe, tám mùi vị khoái miệng mà tự mất. Than ôi, thật đáng sợ vậy! Chẳng phải chỗ dám nói.
Người lầm hoặc kia đến đây đã sáng ra, bùi ngùi mà than rằng: Lời nói trước thật là sai lầm vậy! Xe bốn ngựa chẳng thể rong kịp đầu lưỡi. Thường nghe, ếch ở đáy giếng nằm nơi thành giếng chẳng biện rõ sâu của đất rộng. Chim yến đầm đậu cành dâu há biết được rộng của trời phủ che. Vật đã như vậy, người cũng có thể. Đến như bốn cửa Niếtbàn không sinh không diệt, ba thứ thân Phật chẳng một chẳng khác. So với không tánh mà khó lường, sánh với bóng nước mà thường diệu, đếu được chỗ chưa được đó, nghe điều chưa nghe đó. Từ nay mãi về sau, kính phụng đó không chán nãn. Nên biết, đồng phàm nép nằm hiện bày dấu vết càng lưu lại, xuất phát từ tình của bụi trần, sao dự thể của kim cương. Thể chỉ một tướng, thủy chung chẳng thể bày ngôn từ ấy, tình có lắm mối, trước sau chẳng thể ngang bằng thấy đó. Biết khắp ngày của thị hiện diệt độ, thời kỳ của Phạm Chí sai khiến báo, tồn tại mà chẳng luận, đặt để mà chẳng đáp, cũng chẳng là vậy ư?
Xin đáp rằng: Ông đã được đó! Tôi không chỗ ẩn giấu gì ông.
10. THÁNH VƯƠNG HƯNG SUY
Xét nghi rằng: Ngày Luân vương vỗ vận hóa thị khắp tứ thiên hạ, lại lúc giảng nói kinh Pháp Hoa, Luân vương đến dự nghe, chỉ Lưỡng nghi mở cửa chở sách rõ ràng vậy. Chỉ nghe vòng ngọc dâng hiến ở phương Tây, đâu thấy xe vàng chuyển đến phương Đông. Tuy trắng đen có khác nhưng nghe thấy không ràng buộc, không biết Thánh thân Luân vương cớ sao chẳng đến xứ này? Nếu cho là cưỡi giữ hư không mà qua lại, không phải chỗ biết của con người. Con người đã không biết sao dùng làm vua vậy? Sao chẳng bày thăm hầu Đông hậu trước khu phóng bá, ngựa báu cùng ngựa trời đua bay, kim luân cùng nhật luân tranh tỏa sáng, ngàn cưỡi muôn kỵ tạp đạp trước Thanh Hán, gióng trống khua tiêu rầm rĩ ngoài đơn Hà, phát hiệu lệnh vỗ về trơ trọi, giúp đói rét sửa trị oan trệ. Khiến Đế Hiên Hy ngửa mặt giữa trời tiếp thừa phong, quân Nghiêu Thuấn động trời rỗng mà kính mộ đức. Sau đó xuống Bích không mà chầu muôn nước, cưỡi mây trắng để lễ trăm thần, dất chén tiêu nơi rương ngọc, tấu đại nhạc ở Quân thiên. Há chẳng phải việc thánh của Thánh vương ư? Lại nữa, Si Vưu làm loạn đuổi gió vời mưa, Cộng Công chạm núi nghiêng trời tuyệt đất, tám năm chín lão. Lão ấy rất lo sợ hôn chấp. Đá cứng chảy vàng, Thành Thang có ách cắt tóc. Cuối thời hai Hán tám phương mây nhiễu, ở thời hai tấn muôn phương đảnh vọt. Mà vua xa đến Tây Vức, không tâm vớt kẻ đắm chìm, xa xem đến phương Đông, không ý đi tuần vỗ về. Làm Thánh vương là như vậy ư? Bèn khiến tâm nghi ngờ ức tiệu, mất trông mong của Thần nhân, chẳng biết có vua hay không vua ư? Khống Ngự Thiết Vi mà ba mươi hai tướng. Đạo đó hợp vậy ư, hay chẳng hợp vậy ư? Dốc lòng xa lắng đợi chờ nghe ý chỉ tốt lành.
Biện hoặc rằng: Phàm lấy câu mang làm chủ Xuân, chẳng thấy giáng ở mùa Đông mà phát sáng, Hy Hòa ngự giữa ngày, chưa từng trong đêm lắng buông cảnh. Nên như hoa chiếu diệu, đem sắp sao mà phân thời, gió lan phát thổi cùng với sương lạnh mà riêng khoảng. Lạnh ấm giúp phụ ấy vậy, tối sớm có khoảng vậy, mà vật đã tàn tạ, không thể lấy che tìm, thời chưa đến, không thể dùng dự thấy. Huống gì xa vời của xưa nay ư?
Phàm, Luân vương xuất hiện, bảy báu ứng đồ; mười thiện gieo hóa, ranh giới Thiết vi. Quân vương thiên hạ mà tỏa sáng vườn nhà là nơi kim luân vân du, trong thành lớn mà tiện lợi qua lại, ngàn ngựa cúi ách; từ không trung bày ra bày lại, bốn rồng giữ tạng từ trong đất mà nhảy vọt ra. Khi sắc ruộng báu đâu riêng khác lúc lạnh nóng, trụ ngọc tỏa sáng chẳng phân lúc sớm tối. Nhà cấp người đủ, tục phụ thời ung, dưới có biết ở trên, trên không việc ở dưới. Đến như mang dưỡng hình chất trắng lạ, bói năm cảnh lịch, ba mươi hai tướng chẳng riêng ở Nhật giác châu hành, tám mươi ngàn đâu gồm ở quỷ thần dụng hóa. Tuy cao vợi vậy, mênh mông vậy. Việc thạnh của Thánh vương, bởi đó là ngày của kiếp Tăng, rất chẳng phải buổi tuổi thọ giảm, tìm cầu xưa ở nay, nghe đó khó được (các pháp các kinh luận nói ba ngàn cõi nước đồng thời mà thành, thành rồi trụ, đồng thời mà hoại, hoại rồi không. Thành trú hoại không, mỗi mỗi có hai mươi kiếp, tuần hoàn như vậy, chung cùng mà trở lại từ đầu ở trong kiếp Trú. Từ Diêm-phù-đề con người có tuổi thọ vô lượng năm cho đến tám mươi ngàn (80.000) năm, trong thời gian đó có Chuyển luân vương ra đời. Nên luận Câu-xá nói: “Chuyển luân tám vạn năm xuất hiện”. Luận Tạp Tâm nói: “Ở kiếp Tăng, Luân vương xuất hiện” vậy). Nếu là Bảo Hy kết lưới, Hoàng đế rủ áo, Cộng Công loạn thường, Si Vưu làm hung bạo, đều trông mong xưa cổ chẳng phải đời dài lâu. Hình nay là khoảng thời gian ấy. Nên Hoàng vương nối gót chẳng gặp ngựa báu tuần thú. Cướp lớn bày vai không gặp lính thần chém giết. Từ Đường Ngu trở xuống chiếu theo đó mà có thể biết vậy.
Luận xét lại nói: Lúc Phật giảng nói kinh Pháp Hoa, Luân vương đến dự nghe.
Xin giải thích rằng: Trộm nghĩ, Thánh vương làm muôn vật thấy, chư Phật xuất hiện mười phương nhóm tụ. Vậy biến bốn binh hổ theo, Yên Phi Hoàng của cõi này, ngàn ông tiếp đi là Thánh đế của phương khác. Nên kinh ấy có bài kệ tụng rằng:
“Lại ngàn muôn ức nước,
Chuyển luân Thánh vương đến
Xin nguyên thủy yếu chung.
Mong được nghĩa ấy vậy”.
Luận nghi lại nói: Lưỡng nghi mở cửa chở sách rõ ràng vậy. Chỉ nghe vòng ngọc dâng hiến ở phương Tây, đây thấy xe vàng chuyển đến phương Đông.
Xin giải thích rằng: Phàm phát khởi của chở sách vốn ở Thư Khế, Thư Khế làm ra nguồn gốc từ Dịch tượng. Nhân Tam tài mà họa vẽ Quái, dùng trùng hào mà trải sáu vị. Đượm trên ở trời, hậu Thánh lấy mà thành khuôn phép. Chim đi nơi đất, tiền triết đồ hình tượng để làm văn. Đó mới là Thư Khế, chẳng phải ở Hoàng Hùng, văn tự thành ở Thương Hiệt. Nên nói: “Dịch, từ thượng cổ gọi là Hy Hào”. Sách ở đầu Thiên chẳng gì qua Nghiêu Điển. Sách vở xa gần hiển nhiên khá rõ, mà mới cho là văn của kinh sử rõ ràng việc mở cửa, lý chẳng như vậy. Nếu rộng tìm xét Đồ Điệp bên cạnh vẫn còn Tử Ký, thì nguyên thần là chỗ khế hợp của Cự Linh. Côn lăng là chỗ ở của Đại Đế. Hoa tư, Trụ châu, Y hy được đất đó, dung thành Tháo thượng phản phất đến đạo đó mà văn vật đếu khuyết chẳng luận. Thánh chính luận bàn sơ mà chẳng đủ, chỉ ngày tàn của Long sư trở xuống, kinh cáo đầy xe mà chưa khắp. Năm nhiều của Nhân Hoàng trở lên, Đồ thư vài quyển mà bèn hết. Lấy thời gian mà so sự việc nghĩa có thể thông ư? Nhưng mà xưa kia có Thánh vương xe vàng từng chuyển đến phương Đông đó, gần không Triết Hậu, vòng ngọc bèn đem dâng hiến ở phương Tây. Người theo thời mà hưng suy, vật theo người mà đi lại, lấy loại thuyền rỗng, khác ở trụ keo dán ấy vậy.
Hoặc có người nói: Nếu luân vương chỉ sinh ở thời người thọ tám mươi ngàn (80.000) năm. Cớ sao ngày Ngọc Hào ở nhà bảy báu đều đến, lúc Thiết luân trị vì vũ trụ chỉ trăm năm đã giảm?
Xin giải thích rằng: Có hóa mà làm điềm ứng tốt lành, có giả lấy làm tên gọi. Hóa mà làm điềm ứng tốt lành, Quân vương ở muôn nước; giả lấy làm tên gọi, chẳng trưng bày ở bảy báu. Nên Tiên nhân cùng chất nung nấu vàng, hẳn thành tôn quý của mười hiệu. Như Lai dự ghi trẻ con hiến dâng đất, chỉ làm vua đất được một phần. Còn việc của Thiết luân vương, chưa nghe thực lục vậy. (Hoặc có người nói: Phật dự ghi làm Luân vương một trong bốn phần, nghĩa là Kim luân vương một trong bốn phần. Nếu vậy, Thiết luân có thể chẳng phải một Luân vương ư? Chỉ nói làm Thiết luân vương thì rõ vậy. Cớ sao phải nói một trong bốn phần ư? Phàm, Luân vương giáng hiện tốt lành bảy báu, thực hành pháp hóa mười thiện. Cớ sao mới đầu thực hành mười ác sau cùng không bảy báu ấy ư?).
Người nghi hoặc lại nói: Hoàng vương là do vì chỉnh trị người, người chẳng tự chỉnh trị nên lập chủ để chỉnh trị đó. Đến như mới đầu của hai mươi kiếp trú, tận cùng tám mươi ngàn (80.000) năm Tăng, tục thuần hóa mà có đạo, người chất phác mà không tranh. Đang thời kỳ ấy sao dùng Thánh vương ư?
Xin giải thích rằng: Ba cõi nhận chịu hình chất chẳng lìa vườn nhà khổ; mười sáu tình xúc đối cảnh, hẳn chịu ở lưới mê. Phải quấy nhân đó mà lẫn trái nhau, thiện ác vì vậy mà chống đối. Giả sử lên cao trên trời Hữu Đảnh nơi tam tai chẳng đến kịp, vắng lặng của trời Phi tưởng, tứ không là trên. Khổ uẩn còn bức bách đó, giả sử pháp còn vì rong ruổi, huống hồ người ở cõi Dục ư? Nếu nghe Thái cổ cho là tận cùng của vô vi, xưng toại lời nói mới đầu rốt ráo của Hữu đạo. Đó bởi say mê ở Đồng cốt đều vậy, sao biết diệu của Chân đế ư?
Sa-môn Thích Phục Lễ nói: Nói năng do vì phô bày ý, nhưng chẳng phải ý vậy. Dấu vết do vì làm rõ gốc, nhưng chẳng phải gốc vậy. Nên đức Đại Thánh rũ giáo, hoặc dấu vết cạn mà gốc sâu, hoặc làm trái mà ý hợp. Người chưa được môn ấy có thể không đường núi ư? Chỉ chẳng xa mà trở lại, đó là thiện vậy. Đàn-việt ngày trước tạo tác thuần nhân, phước phủ khắp xa mà sử dụng hằng ngày. Nay nhờ dị khí trinh khâm đẹp xinh mà nổi trội, đông nhiều tùng bách của Quân tử, lắng gương nước của nhân luân, văn trường rõ đẹp, xứng nhã luận cao tài ấy. Học bày anh hào hứa nghe nhiều nhớ kỹ đó. Sao đẹp ấy vậy. Đến như mở khóa sâu xa mà tham tầm, vạch Phương Hào mà thảo luận. Lý còn trái ngược ở được tượng, ngôn từ sắp giẫm trải đến chẳng phải Thánh. Nếu nghi ngờ mà nêu thuật ý, khác Tam tử mà nào hại thương. Nếu phỉ báng do vì ngang trái, chở một xe mà có thể quái lạ, nhưng kính tìm văn bút nêu lại nói: “Ngày trước mở xem kinh sách nhà Phật, bưng quyền dốc lòng chí thành”. Ngôn ngữ ấy cẩn trọng chăng? Cũng rất ân cần vậy. May lắm, may lắm!
Bần đạo không ngằn mé hình chất dư tàn, lạm nhiều năm tháng ở chốn Huyền môn, như sương mốc mùa xuân nhẹ đượm, học thẹn với rót đổ vào bình, đồng như cảnh ngọn của ánh đóm mùa thu, nghiệp rơi rụng truyền đăng. Phàm vì nghe thực hành đến đó, là sở thích của Trọng Ni, lìa nơi rốt ráo vậy, chẳng phải có như đo hay đối đáp. Huống gì Diệu nghĩa Nhất thừa, lời huyền trong ba tạng ấy ư? Thỏ giẫm chưa đủ để cùng sau, ông vụt đâu mong ở Hóa lớn!
Bấy giờ là ngày mồng một tháng bảy năm Tân tỵ, tức là năm Vĩnh Long thứ hai (81) thời Tiền Đường vậy.
THƯ TRẢ LỜI CỦA QUYỀN VĂN HỌC
Đệ tử Quyền Vô Nhị kính gửi thư đến chùa Đại Hưng Thiện, đảnh lễ Pháp sư thị giả. Xưa trước, Bồ-tát hỏi Như Lai đoán định sinh mạng, vì Phật nhanh diệt độ mới mở miệng nói lời ấy. Đâu có người ở quả vị Thập địa đối với Thánh mà khởi ý phỉ báng. Chỉ vì Lý vốn sách ẩn, nghĩa ở móc sâu. Trước nêu đặt xét nghi ý cũng như vậy. Vả lại, Trọng Ni đức hạnh gần Thánh còn hỏi Lão Đam. Từ Thị tôn quý sắp làm Phật còn dò xét Sư Lợi. Huống gì xấu tệ của hàng Hạ ngu mở vạch văn của Thượng thánh, ngàn nhà muôn cửa, xúc chạm đường lắm lầm hoặc! Sở dĩ dốc hết can đảm phô bày mờ tối, rất mực chí thành cầu xin cao đức, bèn dẫn giá của ba xe, mở đường tám chánh, tiếp vết chân của Thần Phù, soi xét lỗ hỗn độn. Nghi ngờ suốt trăm năm, chỉ một sớm mai chóng dứt hết, mới đáng trọn tuân theo đường giác, mãi tỏ ngộ nguồn mê, đốt củi phiền não, ăn cơm Niết-bàn. Xin vâng phụng theo lời ấy để đến cùng năm tháng còn lại. Kính cẩn phát bày thước thư, dám tạ không sáng suốt.
Đệ tử Quyền Vô Nhị kính bái.
(TRỌN BỘ)