LUẬN KIM CANG TIÊN
Tác giả: Luận sư Kim Cang Tiên
Hán dịch : Đại sư Bồ-đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật nêu tổng quát về tông chỉ lớn của tám bộ, khế hợp với cương yếu của tất cả các kinh. Những gì được kinh làm sáng tỏ là: chuyên luận về Phật tánh của thường quả và nhân của hàng Thập địa. Khi nhân đầy-tánh sáng thì có sự cảm ứng hiện ngay nơi cõi đời. Nên nói tám bộ Bát-Nhã, đã dùng mười thứ nghĩa để giải thích mười cách đối trị.

Bộ thứ nhất có mười vạn kệ là Đại Phẩm Bát-nhã. Bộ thứ hai gồm hai vạn năm ngàn kệ là Phóng Quang Bát-nhã.

Bộ thứ ba gồm một vạn tám ngàn kệ là Quang Tán Bát-nhã. Bộ thứ tư gồm tám ngàn kệ là Đạo Hành Bát-nhã. Bộ thứ năm gồm bốn ngàn kệ là Tiểu Phẩm Bát-nhã. Bộ thứ sáu gồm hai ngàn năm trăm kệ gọi là Thiên Vương Vấn Bát-nhã. Bộ thứ bảy gồm sáu trăm kệ gọi là Văn Thù Bát-nhã. Bộ thứ tám gồm ba trăm kệ tức là là Kim Cang Bát-nhã này.

Đó là tên của tám bộ. Bảy bộ trước vì diệt trừ tướng chưa trọn vẹn nên chỉ gọi là Bát-nhã. Riêng bộ thứ tám này thì việc diệt trừ tướng được tận cùng, nên lấy tên riêng là Kim Cang.

Bộ thứ nhất được Như Lai giảng nói tại thành Vương- xá, sau khi thành đạo năm năm. Năm bộ kế tiếp, cũng được Phật giảng nói tại thành Vương- xá. Còn hai bộ thứ bảy-tám được giảng nói tại thành Xá-bà-đề (Xá-vệ).

Bộ Kim Cang Bát-nhã nầy chính là do Tôn giả Tu-bồ-đề tha thiết thưa hỏi và được Như Lai trả lời.

Nói về mười chướng ngại:

1. Chướng ngại về không có tướng của vật. Như trong Bát- nhã nói tất cả các pháp hữu vi, Vô Vi cho đến Niết- bàn đều là Không. Vì không hiểu được nên chúng sinh chấp vào Đoạn kiến, cho tất cả pháp đều Không. Để đối trị chướng này, Phật bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Có Bồtát Ma-ha-tát hành trì hạnh Đàn Ba-la-mật (Bố thí Ba-la-mật) cho đến Bát-nhã Ba-la-mật (Trí tuệ) như thế v.v…Phần đối trị trong kinh này tức là là ở phần thứ ba. Kinh nói: Bồ-tát chẳng trụ vào sự tướng khi hành bố thí v..v.., thì đây là sự diệt trừ tận gốc Đoạn kiến nầy.

2. Chướng ngại về có tướng của vật -Nghe Như Lai nói: Có Bồ-tát tu hạnh sáu Ba-la-mật, chúng sinh suy tính phát sinh chấp trước vào Thường kiến, cho là tất cả pháp đều có.

Để đối trị chướng này, Phật bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Bồ-tát chẳng thấy ta là Bồ-tát và các pháp Ba-la-mật v…v. Phần đối trị trong kinh này là ở phần tu hành. Kinh nói: “Nếu Bồ-tát khởi tướng chúng sinh, tướng nhân….thì chẳng phải là Bồ-tát”. Đây là diệt trừ Thường kiến.

3. Chướng ngại về không thật có mà giống như có -Như Lai nói các pháp như Sắc v.v… là có. Nếu đã là có thì đừng nên nói các pháp là

Không. Đối trị chướng này, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Các pháp như Sắc v.v… Thể tướng của chúng vốn Không, như dợn nắng (dương diệm), vốn không có mà dường như có. Về phần đối trị, kinh này nói: Chỉ có kẻ phàm phu là tham đắm chấp trước vào sự tướng v.v… Đây là diệt trừ “Thật hữu kiến” (Chấp thật có).

Phần thứ ba này có gì khác với phần thứ nhất ở trước? Phần một ở trước là trình bày chung tất cả pháp hữu vi, Vô Vi vốn là không. Còn phần thứ ba này chỉ trình bày riêng các pháp hữu vi là không. Song có kẻ nghi thắc mắc: Nếu các pháp là không, tại sao có thể thấy, mà lại có tác dụng để làm điều khác?

4. Chướng ngại về tướng. Ở trước, khi nghe Như Lai nói các pháp như Sắc v.v… Thể tướng của chúng là không, như dợn nắng, vốn không có mà dường như có, chúng sinh chẳng hiểu nên khởi ý, cho Phật tánh, Niết-bàn, pháp Vô Vi… cũng đồng với tánh Không của các pháp hữu vi, là cái Không của Vô Thể. Nếu như thế thì không có việc tu hành, đắc quả chi cả. Để đối trị chướng ấy, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Chẳng phải là Không Không v.v… Phần đối trị trong kinh này, là nơi phần thứ sáu: “Các Pháp không cũng chẳng phải là không có tướng của pháp. Đây là dứt trừ chấp Không. Chướng thứ bốn này có gì khác với chướng thứ nhất và thứ hai? Phần thứ nhất, nói rõ tất cả các pháp hữu vi, Vô Vi đều là không”. Phần thứ ba thì chỉ nói riêng pháp hữu vi là không. Còn phần thứ tư này chính là nêu rõ thể diệu hữu của pháp Vô Vi, không có muôn tướng nên là Không, khác với cái không vô tánh của pháp hữu vi. Đây là điều khác.

5. Chướng về tướng có một. Khi nghe Như Lai nói Sắc là Không, chúng sinh khởi tâm chẳng khác với Không nên lại có Sắc. Để đối trị chướng ấy, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Không đó là không phải Sắc v.v… Phần đối trị trong kinh này gọi là “Tướng hợp nhất”, tức là là chẳng thể nói v.v… Đây là diệt trừ cái chấp “Tức là thấy”.

6. Chướng ngại về tướng có khác. Trước, Như Lai nói Không là không phải Sắc, nhưng vì không hiểu rõ nên chúng sinh cho ngoài Sắc riêng có-không. Để đối trị chướng ấy, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Không phải tách lìa Không mà có Sắc, Sắc tức là là Không, Không tức là là Sắc, như thế v.v… Phần đối trị trong kinh này là: Thế nên Phật nói tất cả pháp đều không có ngã, không có nhân, không có chúng sinh v.v… Đây là diệt trừ cái chấp dị kiến.

7. Chướng về tướng thật có. Trước, nghe Như Lai nói vạn pháp là rỗng không, Thể là Không. Vậy tại sao Phật lại nói các pháp như Sắc v.v… là có? Để đối trị với chướng này, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Các pháp như Sắc v.v… chỉ có tên, dụng v.v… Trong phần đối trị của kinh này Như Lai nói vi trần tức là chẳng phải vi trần, thế giới tức là chẳng phải thế giới v.v… Đây là diệt trừ cái chấp nơi lời dạy (chấp giáo kiến). Phần thứ bảy này có gì khác với các phần thứ nhất, thứ ba, thứ tư ở trên? Ở đây, nêu rõ về chỗ chẳng khác của Không. Còn ở trên chỉ nêu vấn nạn về phương pháp. Vì nếu là Không, thì sao Như Lai lại nói có? Đây là điều khác.

8. Chướng về tướng khác lạ. Khi nghe Như Lai nói các pháp như Sắc v.v… Thể tướng của chúng là Không, chỉ có tên gọi và dụng, là các pháp như sắc tâm của chúng sinh. Nếu là Không thì đâu có sinh-trụ-diệt? Nếu thật có sinh-trụ-diệt thì chẳng phải là Không? Đối trị chướng ấy,

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Các pháp chẳng sinh, chẳng trụ, chẳng diệt, chẳng sạch, chẳng nhiễm v.v… Phần đối trị nơi kinh này, tức là là trong lượng phân phần thứ 7 nói: “Vì sao ? Vì lìa tất cả các pháp tức là gọi là chư Phật Như Lai.” Đây là diệt trừ cái chấp có tướng (hữu tướng kiến).

9. Chướng ngại về tướng như danh nghĩa. Nghe Như Lai nói các pháp như Sắc v.v…có thể thấy, có thể xúc chạm, chúng sinh liền khởi tâm cho các ý nghĩa của tên gọi cũng thế, tức là là thấy được, xúc chạm được. Để đối trị chướng ấy, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Các pháp có tên gọi là giả đặt ra như thế v.v… Phần đối trị trong kinh này: “Thật không có pháp nào gọi là Bồ-tát”. Đây là diệt trừ kiến chấp dựa vào tên gọi mà chấp nghĩa.

10. Chướng về tướng như nghĩa danh (theo nghĩa mà chấp tên). Trước, Như Lai nói các pháp như Sắc v.v… là vắng lặng, là không, chỉ có tên gọi là giả đặt. Nếu như thế thì chúng sinh khởi tâm cho theo như nghĩa đặt tên cũng thế, nên có nghĩa thì có tên. Nếu không có nghĩa thì làm sao có tên được? Để đối trị chướng ấy, Phật bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Bồ-tát chẳng thấy tất cả tên gọi, vì chẳng thấy tất cả tên gọi, nên chẳng vướng mắc vào tất cả các nghĩa. Phần đối trị nơi kinh này là trong phần thứ mười một nói: Tất cả pháp hữu vi như sao, màng che (mắt nhặm), đèn, huyễn. Đây là diệt trừ kiến chấp dựa vào nghĩa mà chấp tên.

Để đối trị mười chướng ấy nên giảng nói tám bộ Bát-nhã, tất cả trí đều đầy đủ rốt ráo. Tại sao mười thứ này gọi là chướng? Vì Thể của mười điều đó là mê mờ, lầm lạc, cản trở sự hiểu biết chân lý, nên gọi chúng là chướng.

Chữ Kim Cang là từ thí dụ mà đặt tên, ấy là lấy ý nghĩa cứng chắc như chất Kim cang nơi thế gian. Nó có hai nghĩa:

1. Là Thể của nó thật cứng chắc có thể phá trừ muôn vật.

2. Vạn vật không thể hủy hoại Kim cang.

Đây là nêu rõ quả vị đứng đầu nơi Pháp thân Vô Vi là Kim cang Bát-nhã và trí tuệ của mười địa.

Kim Cang cũng có hai nghĩa:

1. Có thể tiêu diệt các thứ ma oán, dẹp trừ các phiền não.

2. Các thứ ma chướng, phiền não không thể hủy hoại, nên gọi là Kim Cang.

Lại nữa, hạng phàm phu và hàng nhị thừa không thể lãnh hội hết nghĩa lý của kinh này, nên cũng gọi là Kim Cang. Bát-nhã chính là phiên âm từ tiếng của nước Thiên Trúc, đời Ngụy ở Trung Quốc dịch là tuệ minh. Kim Cang này hiển bày lý tột cùng của Vô tướng, Thể là Phật thật. Trí tuệ có khả năng soi chiếu đạt đến cội nguồn của lý, hiểu rõ tướng các pháp, làm sáng tỏ quả Phật thường trú, nên gọi là Bát- nhã.

Ba-la-mật, đời Ngụy ở Trung quốc dịch là Đến bờ kia (Đáo bỉ ngạn). Từ ngữ đó làm sáng tỏ lý của đối tượng được nêu giảng (Sở thuyên: nghĩa lý của lời kinh) nơi kinh này, là Pháp thân thường trú. Thể của Bờ kia có khả năng giúp chúng sinh vượt qua dòng sông sinh tử đến được bờ Niếtbàn bên kia, nên gọi là Ba-la-mật.

Kinh là người trước cùng truyền để chỉ dạy gọi là Thường. Căn cứ vào chính bản của Tây Trúc thì gọi là Tu-đa-la, nếu phiên theo tên gọi đó, người ngoại quốc gọi là Tu-đa-la, còn Trung Quốc dịch là Bản. Ở đây, nêu rõ về Lý, Giáo đều có nghĩa là Bản. Lý là Bản tức là làm sáng tỏ lý Vô Vi nơi pháp chứng đắc của đối tượng được nêu giảng (Sở thuyên), có thể tương hợp với ngôn giáo của mười hai bộ kinh, là gốc (Bản) nên gọi lý là Bản (gốc).

Giáo là Bản đó là làm rõ việc tìm hiểu ngôn giáo này, có thể đạt được pháp chứng đắc, nên gọi ngôn giáo cùng với pháp chứng đắc kia là gốc. Do vậy đã xem Giáo là Bản (gốc: kinh). Nay nói là kinh chẳng phải là quảng diễn về tên gọi, mà vì người Trung Quốc muốn hiểu về nghĩa lý thì dùng chữ kinh, để hiển bày lãnh vực của Tu-đa-la, nên gọi là Kinh.

Luận là sau khi Đức Như Lai diệt độ, có một bậc đại sĩ tài cao đức trọng tên Bà- Tẩu- Bàn- Đậu thời Ngụy dịch là Thiên Thân (Bồ-tát Thế Thân). Vị này thật là một Bồ-tát đại quyền hiện thân giáo hóa khắp nơi, thấu suốt giáo pháp cốt yếu về Đại, Tiểu thừa mà Đức Như Lai đã giảng nói cả một đời. Bồ-tát Thiên Thân đã làm bộ luận này để giải thích cho mọi người hiểu được chỗ cao xa sâu rộng phong phú qua những câu văn hết sức giản lược của Kinh Kim Cang Bát-nhã ấy. Nhờ vậy mà mọi người có thể biết được ý nghĩa sâu xa vi diệu của kinh nầy.

Sở dĩ nơi đầu Luận có dẫn ra hai bài kệ, là vì luận chủ Thiên Thân muốn tạo luận này nhằm giải Thích-các nghĩa lý mầu nhiệm sâu xa của Kinh Kim Cang Bát-nhã ấy. Nay nếu chẳng nêu rõ phần pháp thể đặt ở đầu Luận tức là là ngay từ đấy đã tách rời Phật, Tăng vốn ở đầu các kinh đều có, thì lấy gì để làm luận giải thích nghĩa lý sâu rộng của kinh này? Rõ ràng là sau khi Phật diệt độ, các đại luận sư thuộc hàng Thanh văn hay Bồ-tát, phàm muốn tạo ra những giải thích chỗ cao xa nơi các kinh điển chính thức của Phật thì trước hết đều qui kính Tam Bảo để nương nhờ oai linh, sau đấy mới viết luận. Vậy hai kệ trên là nêu bày về ý nghĩa đó.

Hai bài kệ trên có thể chia làm hai phần: Phần đầu là một kệ rưỡi, gồm sáu câu, nói rõ sự hết lòng quí kính ngôi Tam Bảo. Nửa kệ sau gồm hai câu là giải thích ý thành kính đó. Trong sáu câu phần đầu, câu một là hiển bày giáo lý thâm diệu của bộ kinh Kim Cang Bát-nhã ấy, tức là là Thể tánh của Pháp Bảo. Câu hai nói về giáo lý rất sâu xa của pháp môn trên, nhưng những kẻ ngu tối nơi thế gian khó có thể thấu hiểu, tỏ ngộ, tức là là chỉ ra những người chẳng lãnh hội được pháp này. Câu thứ ba là làm sáng tỏ chư Phật và Bồ-tát đều có thể thấu đạt. Đây là nêu rõ về nhị bảo là Phật và Tăng, tức là là chỉ rõ về người thông tỏ được pháp ấy. Câu thứ tư, vì chư Phật và Bồ-tát có khả năng thấu hiểu lý ấy nên đem ra chỉ dạy dẫn dắt. Chúng ta phải nên hết lòng tin kính và tu tập theo đúng giáo pháp trên. Hai câu năm và sáu là giải thích lần nữa về ý tôn quý kính thành. Nửa kệ sau gồm hai câu là giải thích riêng về Bồ-tát có phước đức đáng quý kính.

Pháp là những khuôn phép được đặt ra. Lại nữa, Pháp là tự thể không làm mất tướng của chính nó (chỉ tính chất của một vật có hình tướng ý nghĩa nhất định). Vì sao nói cái tướng nơi tự thể của Pháp không mất? Hiểu rõ pháp thâm diệu của kinh Kim Cang Bát-nhã này, thì có thể ngăn chặn được mọi thứ phi pháp của sinh tử, không khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba đường ác, mà còn giúp họ sinh vào cõi trời, người, chứng đắc quả nhị thừa, cho đến có khả năng khiến những ai nơi hàng Thập Địa hành trì đầy đủ, và cuối cùng chứng đắc quả vị Phật đạt tới sự an lạc tột cùng. Vì thế nên gọi là Pháp.

Môn – là nêu rõ giáo và lý của kinh Kim Cang Bát-nhã này có khả năng làm bến bờ đưa dắt người tu hành dù đang ở xa vẫn tới được quả vị Phật, nên gọi là Môn.

Cú-tức là là câu, chữ, là giáo pháp của chủ thể nêu giảng (Năng thuyên: câu kinh lời kinh) nơi kinh Kim Cang Bát-nhã ấy.

Nghĩa-là những lý chứng của đối tượng được nêu giảng (Sở thuyên). Đây là chỉ rõ những nghĩa lý thâm diệu của Kinh Kim Cang Bát-nhã này, không phải là lĩnh vực thuộc tâm ý thức của hàng phàm phu hay nhị thừa có thể thấu đạt được. Kinh ấy chính phần sau cùng là trong tám bộ, Đức Như Lai đã giảng nói một cách sâu kín mà ta có thể biết được, như phần sau của kinh viết: “Như Lai nói chúng sinh tức là chẳng phải là chúng sinh”. Câu ấy nghĩa lý nêu dạy thật khó lãnh hội nên nói là cú nghĩa.

Thứ lớp-tức là là chỉ rõ số thứ tự của mười hai phần đoạn trong pháp

môn ấy. Từ đoạn này đến đoạn kia đã sinh khởi hoạt dụng của pháp, hoặc theo thứ lớp của thời gian, hoặc siêu vượt thời gian, do đó khó nhận biết. Phần sau nơi kinh văn nêu: “Làm thế nào để an trụ?” tức là là sinh khởi phần trụ. Kinh viết: “Làm thế nào để tu hành, để hàng phục tâm mình?” thì sinh khởi phần “Như thật tu hành”. Đây tức là là ý khó nhận thức của thứ lớp, nên gọi là theo thứ lớp. “Thế gian chẳng hiểu nên xa lìa minh tuệ”. Câu trên tuy nêu rõ về Bát- nhã nhưng lý giáo khó hiểu, Thể của pháp chưa tường. Kẻ chẳng hiểu ấy là ai. Do đó, câu thứ hai bày tỏ là người ngu tối nơi thế gian không thể lãnh hội nổi. Thế gian tức là là thế gian của chúng sinh. Không thể hiểu nổi là kẻ phàm phu ấy chưa có được các pháp văn- tư- tu cùng những thắng giải xuất thế gian, có công năng đoạn trừ hết thảy các chướng ngại mê lầm, dứt hẳn sinh tử. Do không có được những thứ trên, nên những kẻ phàm phu không thể thấu đạt cùng tột cội nguồn của diệu lý, tỏ ngộ được pháp sâu xa ấy.

– Xin hỏi: Người ngu tối nơi thế gian vì sao chẳng hiểu?

– Đáp: Do họ đã lìa minh tuệ. Lìa bỏ minh tuệ, tức là là từ trước người ngu tối chưa chứng đạt được bậc Địa thứ nhất trở lên, chưa có được trí tuệ chơn vô lậu để đoạn trừ các si mê tăm tối, nên nói là lìa minh tuệ. Vì đã lìa bỏ minh tuệ xuất thế gian này nên chẳng thể nào hiểu được pháp Bát-nhã thâm diệu ấy.

“Bậc Đại Trí thấu đạt nên chỉ dạy chúng ta”. Câu trên đã nói về người không hiểu, nhưng chưa nói ai hiểu được giáo pháp. Vì câu thứ ba nêu rõ đó là chư Phật và Bồ-tát, đều là hàng diệu giải nên có thể thấu đạt được nghĩa lý sâu xa ấy. Đây là cùng nêu dẫn Phật và Tăng là hai ngôi báu. “Bậc đại trí thông đạt” tức là là chư Phật Như Lai đã dứt hẳn hai thứ chướng ngại, chủng trí tròn đầy, soi sáng đến chỗ tận cùng nơi pháp môn này, cả Lý và Giáo đều trọn vẹn không ai hơn được, nên nói là Bậc Đại Trí thông đạt.

Nếu dựa vào Bồ-tát mà luận, thì Bồ-tát cũng dần dần diệt trừ được các hoặc chướng, được từng phần Chủng trí, so với Phật thì giác ngộ bằng một nửa, cũng thấu hiểu về thứ lớp nơi cú nghĩa của pháp môn này, nên do đấy cũng được gọi là bậc Đại Trí thông đạt. Ý thứ hai là nếu giáo, lý của Bát-nhã này là thâm diệu khó hiểu, thì luận chủ (Bồ-tát Thiên Thân) do đâu mà hiểu được để viết luận văn giải thích?

Xin đáp: Do Bồ-tát là bậc Đại Trí thông đạt, chỉ dạy chúng ta. “Chỉ dạy cho chúng ta”: Đây là chỉ rõ luận chủ tự nêu: Chư Phật Bồ-tát có phương tiện lớn, chính các Ngài đạt được lý không danh tướng nên tạo ra những danh tướng để nêu giảng, dạy dỗ, hướng dẫn ta cùng các vị luận sư khác và tất cả chúng sinh. Do hiểu được nghĩa sâu xa của Bát-nhã này, nên viết luận để giải thích. Công lao ấy là do bậc Đại Thánh (Phật) chứ chẳng phải do tự sức mình có thể lãnh hội được. Nên nói: “Chỉ dạy cho chúng ta”.

“Xin quy mạng thân công đức vô lượng”. Ở trên tuy đã biện biệt về người và giáo pháp mà ta phải tôn kính, nhưng chưa luận về ý nghĩa của sự kính thành, do đó câu thứ tư hiển bày về sự tôn kính ấy. Hoặc do pháp môn thâm diệu của kinh Kim Cang Bát-nhã này chính là Mẹ của chư Phật, có khả năng sinh ra hiện quả nơi Niết-bàn thường trú với Thể tánh trùm khắp vô lượng công đức, nên phải xin nương tựa, kính lễ. Lại nữa, chư Phật, Bồ-tát đều có đầy đủ vô lượng đại công đức tụ như mười lực, bốn vô sở úy, có thể đem giáo lý ấy chỉ dạy, dẫn dắt ta, ân đức đó không có gì lớn bằng, nên cũng nói là xin nương về, kính lễ. Chỉ một câu này, nên hiểu là từ câu thứ ba trở xuống đều nói: Xin nương về, kính lễ.

Cần phải quý kính những bậc Đại Thánh như thế nên từ đây trở xuống hai câu giải thích lần nữa về ý chính của câu thứ tư. Dù trước đã xin nương về kính lễ nhưng chưa nói rộng đủ về tâm kính ngưỡng, nên ở đây muốn chỉ thêm là đem cả ba nghiệp để qui kính. Có vậy, mới nêu tổng quát được việc tôn kính pháp và người như trước đã nêu, nên nói: “Ta phải nên kính ngưỡng như the v.v…”. “Đầu mặt cung kính lễ nơi chân”: Ở trước tuy nêu rõ phải chí kính, nhưng chưa bày tỏ tại sao phải chí kính, nên câu này là nhằm biện chính về sự tôn kính đó. Đầu là phần quý trọng nhất của thân thể, còn chân là phần nhẹ hơn. Nay vì lý do tôn kính nên ta lễ nơi Chân Phật và Thánh Tăng, có như thế mới hiển bày tâm chí thành quý kính, nên nói: Đầu mặt cung kính lễ nơi chân. Cũng cần nói đến ý nghiệp là tâm tôn trọng và khẩu nghiệp là sự khen ngợi chư Phật, nhưng do là kệ nên lược không nêu một câu mà bao gồm đủ trên từ Tam Bảo đến dưới đều được gọi là kính lễ cả.

Do có thể gánh vác các Phật sự khó làm: Hai câu nơi nửa kệ này là giải thích riêng về công đức rất đáng quý kính của Bồ-tát. Ở đây, Luận chủ đã giải nêu ý nghi vấn cho: Chư Phật Như Lai có đầy đủ ba trí sáng tỏ, thấy biết tận cùng muôn vật, vượt hơn mọi hiểu biết của bậc Hữu học, không ai có thể hơn, nên đáng gọi là bậc Đại Trí, lý hợp với sự chí kính. Còn Bồ-tát trụ vào Học địa, quả vị chưa trọn vẹn, lý thấu đạt chưa tròn, các hoặc chưa thật dứt hết… thì sao được gọi là bậc Đại Trí và được tôn kính ngang với Đức Phật? Nên kệ đã giải thích: Do có thể gánh vác Phật sự khó làm, là ngôi nhà của Phật (Phật quả) là công việc khó làm, khó có ai hơn, chỉ Bồ-tát mới làm được, nên nói Bồ-tát có thể gánh vác.

Nay chỉ rõ ngôi nhà Phật là sự việc khó làm trọn vẹn, ấy là lý giáo của kinh Bát-nhã này, với tông chỉ cùng chỗ đạt tới là sâu xa vi diệu, không phải là cảnh giới của phàm phu và hàng nhị thừa vươn đến, tức là là không đủ sức thọ trì, truyền bá làm lợi ích cho muôn loài, chỉ riêng bậc Bồ-tát Đại sĩ hiểu biết nghĩa mầu mới có thể đảm nhận gánh nặng ấy. Thành thử, sau khi Như Lai diệt độ, trong thời Tượng pháp, các Bồtát thể hiện sự thọ trì chánh pháp để giáo hóa rộng khắp, tiếp nối khuôn phép của Tiên Thánh. Đây tức là là gánh vác Phật sự khó làm trọn vẹn, công lao ấy ngang bằng với chư Phật, nên được gọi là Đại Trí thông đạt đáng được tôn kính như Phật.

Bồ-tát có hai hạng:

1. Bồ-tát từ Địa thứ nhất trở lên, đã gây tạo chứa nhóm các hạnh lành từ vô số kiếp, nên đời này thấy rõ cội nguồn chân lý, dứt trừ hết các phiền não, tự chứng đắc để diễn nói giáo pháp, nên có khả năng gánh vác Phật sự, hành trì truyền bá giáo pháp làm lợi ích cho chúng sinh.

2. Bồ-tát Tín Địa- Địa Tiền. Các vị này cũng chứa nhóm hạnh lành từ lâu xa, khoảng một đại A-tăng-kỳ muốn trọn vẹn mà chưa được. Tuy chưa thấy được cội nguồn chân lý, nhưng do có thể bước đầu thấy lý tương tư, hiểu rõ các phiền não vi tế còn ẩn kín chìm sâu, do vậy cũng có khả năng gánh vác Phật sự, thọ trì phát huy chánh pháp làm lợi ích muôn loài. “Gồm thâu giáo hóa, làm lợi ích cho chúng sinh” là nay nói về Bồ-tát ở thời Chánh pháp và Tượng pháp, khi truyền bá giáo pháp Bát-nhã thắng diệu này, cần lìa khỏi danh lợi, chỉ nhằm tạo lợi ích cho quần sinh. Nên câu chót của bài kệ nói là “Gồm thâu giáo hóa tạo lợi ích cho chúng sinh”.

Nêu rõ về các bậc Bồ-tát, Đại sĩ, từ sau khi Phật diệt độ, truyền bá kinh này là nhằm đến hết thảy muôn loài, tạo an lạc cho họ, nên dùng pháp ghi vật theo đấy mà được hóa độ, khiến đạt được phước đức không cùng tận của đạo quả Bồ-đề vô thượng xuất thế gian. Điều này làm sáng tỏ nẻo hành trì không tự lợi, nên nói là: Gồm thâu giáo hóa tạo ích lợi cho chúng sinh.

Hai kệ nêu ở đầu là nói Luận chủ qui kính nơi Tam Bảo, bày tỏ ý mình tạo luận. Như vậy, từ đây đến cuối kinh là chính thức biện giải về Thể của kinh bao gồm phần Tự, phần Chánh tông và phần Lưu thông, nghĩa như thường biện biệt, trong ấy tùy theo nghĩa mà chia thành nhiều phần nhỏ, gồm mười hai đoạn, từ phần Tự ở đầu cho đến cuối là phần Lưu thông.

Mười hai đoạn này bắt đầu giải thích từ chỗ sinh khởi của tên gọi, sau đó tuần tự giải thích rộng, có thể nhận biết. Trong mười hai đoạn ấy, sở dĩ đưa ra phần Tự đầu tiên là vì Đức Như Lai khi muốn giảng nói pháp, luôn dùng thần lực ngầm gia hộ, triệu tập tất cả kẻ có duyên để làm nguyên do cho sự hưng phát, nên gọi là Tự.

Nơi các kinh nêu rõ về ý nghĩa của phần Tự, theo thứ lớp phát khởi: Trước hết, Phật phóng hào quang, đất rung động, triệu tập những kẻ có phước duyên, nêu rộng đủ các nguyên do, sau đó mới thuyết giảng.

Riêng kinh này có khác với các kinh kia là vì Như Lai thuyết pháp với nghĩa của phần Tự gồm có nhiều cách:

1. Phóng quang, đất chấn động, triệu tập những kẻ có duyên, hiện ra nhiều tướng lành, sau đó mới nói pháp.

2. Không phóng hào quang, không làm đất rung động, không hiện nhiều tướng lành, nhưng Như Lai xét biết căn cơ cảm nhận được của chúng sinh, nên tự nhiên nói pháp, không đợi thưa thỉnh.

3. Trong chúng hội có chúng sinh nhút nhát, tâm có điều thắc mắc nhưng không dám thưa hỏi Phật. Do đó, Đức Như Lai bảo: Ta là bậc đạt Nhất Thiết Trí sao các vị không hỏi ngay ta? Nếu quý vị thưa hỏi, ta sẽ vì các vị thuyết giảng chánh pháp.

4. Như Lai dùng oai thần ngầm gia hộ cho bậc có trí tuệ diệu lực khiến vị ấy nói pháp.

5. Các Bồ-tát giảng nói pháp ở nơi khác, nói xong bèn đến chỗ Đức Như Lai và được Như Lai ấn chứng về những điều đã giảng nói.

6. Có người sinh nghi mà thưa hỏi Phật, Như Lai nhân đó giảng nói về pháp.

7. Như Lai tự lấy ngay tướng mạo của mình làm phần Tự để giảng nói pháp.

Nay, phần Tự của kinh này tức là là mục thứ tư: Như Lai dùng oai thần ngầm gia hộ, nên nói đấy là phần Tự. Như nơi kinh Bát-nhã gồm mười vạn kệ, Đức Như Lai đều dùng đủ ba nghiệp (thân, khẩu, ý) để gia hộ cho Tôn giả Tu-bồ-đề. Hoặc như kinh Đạo Hành Bát-nhã có tám ngàn kệ, tức là là trong sáu bộ ấy Đức Phật chỉ dùng hai nghiệp là khẩu và ý để gia hộ cho Tôn giả Tu-bồ-đề. Còn kinh Kim Cang Bát-nhã này Đức Phật chỉ lấy ý nghiệp để gia hộ, không gồm đủ cả thân và khẩu nghiệp. Nếu như kinh này nói có ý nghiệp gia hộ, tại sao kinh văn không thấy biện rõ việc ấy? Là vì Như Lai khi giảng nói tám bộ kinh Bát-nhã này thì cách thức diễn đạt nơi các phần nối tiếp nhau liên tục, không dứt mất, nên chẳng nêu riêng ra.

Trong phần Tự thông thường nơi đầu các kinh có năm câu:

  1. Như vậy.
  2. Tôi nghe.
  3. Một thời.
  4. Đức Bà- già- Bà (Đức Thế Tôn).
  5. Ở tại (trụ xứ).

– Sở dĩ ở đầu tất cả các kinh đều có năm câu này, là có ba nghĩa:

1. Chứng minh sự thành lập kinh là không dối để cho người đời sau sinh tin tưởng.

2. Biểu thị chỗ khác với ngoại đạo vì họ thường dùng “ưu” làm điều tốt đẹp.

3. Chấm dứt mọi sự tranh luận vì nêu rõ đã có sự suy xét về tông chỉ ở trong ấy.

Các chứng cớ để tạo niềm tin, sở dĩ cần phải nói trước như thế là vì muốn khiến cho người hiểu kinh thấu suốt về diệu chỉ sẽ thấy rõ các lý giáo của kinh Kim Cang Bát-nhã mà tôi nói ở đây không khác với lời Phật nói ngày xưa.

Tuy đã trình bày lý giáo Bát-nhã được giảng nói hôm nay không khác với lời Phật ngày xưa, nhưng không biết người nghe là ai. Nếu không có người nghe thì chưa ắt đã được tin, do đấy cần nói lời thứ hai tiếp theo là “Tôi nghe”. Đây là chỉ rõ có người nghe Phật giảng nói thật sự chứ không phải là nghe đồn, để có thể tin theo. Tôn giả Tu-bồ-đề tuy nói tôi nghe, nhưng khi nói tất phải có lúc. Nếu nói không đúng lúc thì cũng chưa đáng tin, vì thế phải nói điều thứ ba tiếp theo la một thời. Tuy đã nêu ra thời gian nói kinh nhưng tất phải có người nói. Nếu chưa biết kẻ nói là ai, giả sử đó là Thiên ma, ngoại đạo hay người khác nói thì làm sao tin được. Cho nên phần thứ tư tiếp theo là nói rõ người nói ấy chính là Đức Phật, Bà- già- Bà nói thì lời nói ấy mới đáng tin. Tuy cho lý giáo Bát-nhã này do chính Phật giảng nói, nhưng không biết rõ Phật giảng nói tại đâu, nếu không có nơi chốn thì chưa thể tin được, do vậy phần thứ năm là nêu rõ về nơi chốn giảng nói kinh này là tại khu vườn Cấp Cô Độc thuộc thành Xá-bà-đề.

Trong năm câu trên tại sao lại dùng chữ “Như vậy” (như thị) để ở trước? Nếu căn cứ vào cách biện giải về tên gọi ở đời thì nghĩa của “Như vậy” có nhiều đường, nhiều cách. Tóm lược mà nói thì có bốn nghĩa:

  1. Phát tâm như vậy.
  2. Chỉ dạy người khác.
  3. Nêu thí dụ.
  4. Quyết định.

1. Phát tâm như vậy là: tự nghĩ ta sẽ phải phát tâm Bồ-đề như vậy, tu các hạnh lành v.v… đó gọi là phát tâm như vậy.

2. Chỉ dạy người khác như vậy là khuyên bảo các người trước mặt rằng quý vị nên phát tâm Bồ-đề như vậy và tu các hạnh lành v.v…

3. Nêu thí dụ như vậy là oai đức rực rỡ như ánh sáng của mặt trời, trí tuệ sâu rộng như biển cả, dung mạo tươi đẹp như vầng trăng tròn, dũng mãnh oai hùng như sư tử chúa. Ấy gọi là nêu thí dụ như vậy.

4. Quyết định như vậy là: Tôi đã thấy nghe như vậy v.v… Ấy gọi là quyết định như vậy.

– Nay nói “Như vậy” là chỉ lấy nghĩa “Quyết định như vậy” (nghĩa thứ tư) chỉ rõ Tôn giả Tu-bồ-đề tự bảo: Chính đích thân tôi được theo Như Lai, được nghe giáo và lý của kinh Kim Cang Bát-nhã này, nên những gì tôi nói đúng như lời Phật nói, không nhiều không ít, không vẽ vời, không sai lầm. Quyết định như vậy tức là là không có lỗi của sự nghe đồn, nghe kể lại, nên nói là “Như vậy”.

Tôi nghe-Nghĩa của như vậy thì nghe tất phải có người, cho nên lời tiếp theo là “Tôi nghe”. Ở đây, ai tự xưng tôi mà nói là “Tôi nghe”? Có nhiều cách hiểu. Tôn giả Tu-bồ-đề xưng tôi cùng với một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ-kheo đồng nghe kinh này, nên nói là Tôi nghe. Rõ ràng lý thông mà lời cũng thông. Còn Tôn giả A- nan nói tôi nghe thì nghĩa khác, chẳng phải ở đây… Ba thứ Đại-Tiểu-Trung thừa mà Tôn giả A- nan truyền giữ nơi Pháp Tạng của ba thừa thì nghĩa ấy có thể nhận biết. Làm sao biết được? Vì Tôn giả Tu-bồ-đề nói “Tôi nghe” chẳng phải là người khác, gồm có hai nghĩa, suy nghiệm mà biết được. Một là, theo văn của kinh trong phần Giảo lượng nơi Tôn giả Tu-bồ-đề thưa hỏi: Kinh này nên gọi là gì, chúng con phụng trì như thế nào? Do lời văn này mà suy nghiệm thì biết người nay nói “Tôi nghe” chính là Tu-bồ-đề.

Tuy lúc ấy Tôn giả Tu-bồ-đề có hỏi như thế, sau đó nói “Tôi nghe”, thì hà tất phải là Tôn giả Tu-bồ-đề? Điều này lại căn cứ vào văn nào để nghiệm biết “Tôi nghe” là lời của Tôn giả Tu-bồ-đề nói?

Thuở xưa, sau khi Như Lai diệt độ thì có ba kỳ kết tập Pháp tạng.

Kỳ kết tập đầu tiên là ở nơi hang Nhân Đà La thuộc thành Vương xá, có năm trăm vị Tỳ-kheo kết tập Pháp tạng, Tôn giả Xá-lợi-phất (Đại-cadiếp?) và các vị Tỳ-kheo La-hán mỗi người đều tự xưng: Chính tôi nghe kinh này, kinh kia như thế, do Phật nói ở nơi nầy.

Về sau, Phật pháp bị vua dữ tiêu diệt. Từ đó trở đi lại có bảy trăm vị Tỳ-kheo, tổ chức kết tập Pháp tạng (lần hai). Khi đó đều bảo: Kinh này, tôi được nghe từ thầy Tỳ-kheo này nói, mà không nói: Được nghe từ Phật nói. Lần tái kết tập này là hoàn toàn do người thuộc Tiểu thừa kết tập Pháp tạng.

Lại nữa, khi Như Lai ở khoảng giữa của hai cõi, bên ngoài núi Thiết Vi không đến thế giới nào khác, có vô lượng chư Phật cùng tập họp tại đấy, nói khi Phật giảng nói kinh xong muốn kết tập Pháp tạng Đại thừa, lại triệu tập đồ chúng, hàng La-hán có tám mươi ức na do tha, còn chúng Bồ-tát thì vô lượng vô biên, Hằng hà sa số chẳng thể nghĩ bàn, đều vân tập đông đủ nơi ấy. Bấy giờ các vị Thanh văn, Bồ-tát đều nói: Như vậy tôi nghe Đức Như Lai ở chỗ đó giảng nói kinh ấy v.v… Còn Tôn giả Tubồ-đề thì nói: “Như vậy tôi nghe, Đức Phật ở tại thành Xá-bà-đề giảng nói kinh Kim Cang Bát-nhã”. Cho nên biết người nay nói “Tôi nghe” chính là Tu-bồ-đề.

Một thời: đã nói: Tôi nghe tất phải có một lúc nào, cho nên kế đó nêu lời “Một thời”. Thời gian có nhiều thứ: hoặc trong một niệm, hoặc một ngày đêm, hoặc một trăm năm, hoặc một kiếp, hoặc thời gian xuânthu-đông-hạ… Nay nói Một thời, Một thuở thì không phải là các thời gian vừa kể, mà một thời chính là lúc Như Lai giảng nói kinh Kim Cang Bátnhã này. Tuy bảo “Một thời” nhưng không nói rõ năm nào, tháng nào, ngày nào, cho nên chẳng biết đó là vào lúc nào.

Như Kinh Đại Hoa Nghiêm thì ngay trong ngày thành đạo, tại đạo tràng Tịch Tĩnh, Như Lai giảng nói phẩm Thế Gian Tịnh Nhãn. Đến tuần thứ hai (mười bốn ngày sau), tại cung trời Tha Hóa Tự Tại, Như Lai giảng nói phẩm Thập Địa. Hoặc như kinh Bát-nhã gồm mười vạn kệ, Như Lai giảng nói sau năm năm vào ngày thành đạo. Đó là những kinh đã thành văn. Còn bảy bộ Bát-nhã khác thì chỉ gọi là “Một thuở nọ” nên không biết giảng nói vào năm nào. Thành đạo được mười năm thì giảng nói kinh Như Lai Tạng. Thành đạo vừa một năm thì giảng nói phẩm Đại Tập Bảo Tràng tại vườn trúc Ca- lan- đà thuộc thành Vương- xá. Riêng phẩm Đà-la-ni Tự Tại Vương thì giảng nói tại khoảng giữa của hai cõi Dục và Sắc giới, lúc đó Phật thành đạo đã mười sáu năm.

Kinh có văn bản rõ ràng thì dễ nhận biết, còn các kinh văn bản không rõ thì khó nhận biết được. Song thời gian giảng nói kinh này tuy không rõ năm nào nhưng có thể biết là được giảng nói vào sau buổi trưa. Làm sao biết?

Kinh nói: Đến giờ ăn, đắp y mang bát vào thành khất thực, xin xong trở về Tịnh xá, dùng bữa rồi các Tỳ-kheo mới tập họp để nghe giảng nói kinh này, cho nên biết kinh được giảng nói vào sau bữa trưa.

Theo sự truyền lại là, suốt cả một đời từ lúc Thành đạo đến khi nhập Niết-bàn, Đức Như Lai luôn luôn giảng thuyết Ma-ha Bát-nhã, Hoa Nghiêm, Đại Tập, chưa hề gián đoạn. Còn kinh Kim Cang Bát-nhã này ở trong tám bộ thì được giảng thì nói sau cùng. Tôn giả Tu-bồ-đề nói ngay “Tôi nghe, một thời”, chẳng nói vào năm nào, thế nên chỉ nói “Một thời”.

Ở trên tuy nói “Như vậy tôi nghe, một thời” về lý giáo của Bát-nhã nhưng chưa biết ở bên ai để nghe nói, nếu ở bên người khác để nghe thì chẳng đáng tin. Nay nói: “Tôi nghe từ Phật nói”, biết rõ là Như Lai nói thì rất đáng tin cậy.

Tiếp theo nói: Bà-già-bà, thì tên thì gọi đó chính là phiên âm tiếng Ấn Độ, đời Ngụy ở Trung Quốc không có tên gọi tương xứng, nên giữ nguyên phiên âm đó trong nguyên bản. Nghĩa được giải thích là có khả năng phá tan phiền não, hoặc gọi là đầy đủ trí tuệ công đức. Cũng được gọi là: “Bậc có tiếng tăm lớn, được hàng Trời Người quy kính”. Cũng gọi là: “Bậc có khả năng hàng phục được Thiên ma, chế ngự được ngoại đạo”… Các nghĩa như thế, chính là nhiều nên không thể luận bàn đầy đủ.

Lại nữa, còn gọi là Tư Tứ Nhĩ. Theo chánh bản của Ấn Độ thì nơi phần đầu của tất cả kinh đều gọi là Bà-già-bà. Ở Trung Quốc nơi đầu các kinh phần nhiều đều nói: Phật ở tại, hoặc có chỗ gọi là An- bà-giàbà, có khi dùng cả hai tên. Phần thứ tư này nói rõ về người giảng nói Pháp.

Ở trước, tuy nói ở bên Phật được nghe do chính Phật giảng nói, nhưng chưa biết Đức Như Lai giảng nói ở đâu. Nếu không có nơi chốn thì không đáng tin, vì vậy phải nói tiếp là tại thành Xà-bà-đề. Nhưng Pháp thân của Như Lai hình tướng vi diệu thì thường trú trong Thánh hạnh, phạm hạnh, nên đoạn kinh sau viết: “Chư Phật lấy đạo chẳng trụ” làm trụ xứ. Thân như thế thì đâu có bị hạn cuộc vào nơi chốn nào? Nhưng nói: Ở tại Xà-bà-đề, là nêu rõ sự ứng hiện của chư Phật nhằm cảm hóa chúng sinh. Nay chúng sinh đã có nơi chốn rồi thì Phật cũng cùng xuất hiện ở đây. Lại muốn giúp cho chúng sinh ở đời vị lai biết Đức Như Lai đã giảng nói kinh Kim Cang Bát-nhã tại chốn đó để họ sinh tâm kính trọng, lễ bái, hoặc ngợi khen hoặc dựng tháp, dâng rải hương hoa, cúng dường tôn quý các nơi chốn ấy mà có được công đức.

Về tên thành Xà-bà-đề thì từ kiếp xa xưa có hai anh em Tiên nhân, người em tên là Xa- bà, đời Ngụy dịch là Ấu Tiểu, người anh tên là A- bà-đề, nhà Ngụy dịch là Bất khả hại. Cả hai vị Tiên này đều đến đó cầu học đạo, tức là nhân đấy mà có tên thành. Tên người em bỏ bớt chữ Bà, tên người anh bỏ bớt chữ A, hai tên này hiện vẫn còn, nên gọi là thành Xà-bà-đề, cũng gọi là thành Xá-vệ. Như nhân có vị Tiên tên Câu-thi-na, nên đặt tên thành là Câu-thi-na. Hoặc nhân vị Tiên tên Ca-tỳ-la nên đặt tên thành là Ca-tỳ-la-vệ, đều là lấy tên người để đặt tên đất. Chỉ riêng thành A-du-xà thì nhân nơi việc mà đặt tên, đời Ngụy gọi là thành “ Bất Khả Hàng Phục”.

Cây Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Độc: Ở trên tuy nói tại thành Xà-bà-đề, nhưng nơi chốn hãy còn rộng, vì thế phần thứ hai là để chỉ rõ về chỗ riêng. Chữ “Kỳ” là tiếng Ấn Độ chỉ vị thái tử nước đó tên là Kỳ- Đà Cưu-ma-a. Kỳ-đà, đời Ngụy dịch là Thái tử, chữ Cưu-ma-la đời Ngụy dịch là Đồng tử. “Thọ” (cây) là tiếng của Trung Quốc. Khu vườn này trước là của Thái tử Kỳ-đà, sau đó trưởng giả Tu- đạt dùng toàn vàng lót kín mặt đất để mua lại khu vườn ấy, rồi ông tập họp đông đảo những người nghèo khổ, già yếu, cô độc vào sống nơi ấy để cấp dưỡng nuôi nấng. Lại nơi khu vườn này có xây dựng Tinh Xá, người thời đó nhân thế gọi là vườn Cấp Cô Độc. Gộp hai tên người chủ gồm cả tên Ấn, Hoa là cây Kỳ-đà-vườn Cấp Cô Độc.

“Cùng chúng Đại Tỳ-kheo” là: Trước tuy nói “Tôi nghe”, nhưng không biết cùng nghe với những ai, nên kể ra những người cùng nghe đều là chúng A-la-hán. Về “Một ngàn hai trăm năm mươi người người” là nêu số lớn về người hiện có lúc đó. Nếu tạo ra sáu câu, thì những người cùng nghe này chính là câu thứ sáu. Còn như chỉ tạo ra năm câu thì thuộc về phần “Tôi nghe”.

Nếu căn cứ theo phần Lưu thông ở cuối kinh thì thấy có kể đủ Bồtát, tứ chúng, tám bộ chúng nghe kinh đều hoan hỷ.

Vì sao ở đây chỉ nêu một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo không nêu đủ các chúng khác? Là do kinh nầy về nghĩa lý tuy rộng nhưng văn thì rất ngắn gọn, nên trong phần Tự không kể đủ những người cùng nghe mà chỉ nêu ra chúng Đại Tỳ-kheo là nhóm đồ chúng thường theo hầu bên Phật, phần sau thì kể đủ.

Các kinh khác đều kể tên, khen đức hạnh nên số lượng nêu ở phần đầu kinh. Sở dĩ kinh này thiếu việc kể tên và khen ngợi công đức cũng là do văn quá tóm lược. “Đại Tỳ-kheo” thì có nhiều nghĩa, nay chỉ lấy nghĩa “Đã đoạn hết phiền não đạt được quả vị A-la-hán”. Gọi là Đại Tỳ-kheo tức là ở đây không lập phép bạch tứ Yết- ma v.v… gồm đủ chín loại Tỳ-kheo, nên gọi là Đại Tỳ-kheo là phiên âm từ tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch nghĩa là Khất sĩ hoặc Phá ác hoặc là Bố ma. Vì không có tên chánh tương tư để truyền đạt nên vẫn dùng tên gốc là Tỳ-kheo của Ấn Độ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn đã đến giờ ăn trưa: Tức là là trước buổi trưa, biểu thị cho các Sa-môn thiểu dục ăn phải có giờ giấc. “Đắp y mang bát” là tiêu biểu cho tướng tri túc của người xuất gia chỉ có ba y, bát lại không được lớn. Hai thứ Y, Bát này luôn mang theo mình như chim bay không thể rời đôi cánh, đi đứng tự tại, tình không luyến buộc vào mọi thứ.

“Vào đại thành Xà-bà-đề khất thực”: Tương truyền: Kỳ Viên ở về phía Đông thành này từ bên ngoài vào. “Đại Thành”: thành này dài rộng tới mười hai do tuần, dân cư gồm đến mười tám ức hộ nên gọi là thành lớn.

Hằng bữa, Như Lai phải vào thành để khất thực. Nhưng Pháp thân của Như Lai là Thể Kim cang tồn tại ngoài ăn uống. Nói Như Lai khất thực tức là là Như Lai hiện bày hạnh khất thực đem lại nhiều lợi ích, nên Như Lai phải vào thành khất thực hằng ngày.

Nếu nói đủ về lợi ích của việc khất thực thì rất nhiều. Trong kinh nêu ra có đến hai mươi lợi ích. Nay chỉ xin luận mười thứ.

1. Khi Như Lai vào thành khất thực chúng sinh thấy Như Lai có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, dung mạo oai nghiêm như núi chúa Tu-di nên họ phát tâm Bồ-đề cầu được thân tướng đẹp giống Như Lai.

2. Những kẻ đui, điếc, câm, ngọng, chịu nhiều khổ sở khi thấy Như Lai, các nỗi khổ sẽ tạm thời giảm bớt mà phát tâm Bồ-đề.

3. Những kẻ giàu sang, các hàng trưởng giả luôn tự ỷ thế về tộc họ nên hay ngã mạn, thấy uy đức của Như Lai oai nghiêm đặc biệt khác đời nên tánh kiêu mạn kia dứt hẳn và phát tâm Bồ-đề.

4. Để che chở bảo trợ cho các phụ nữ có đủ ba điều: Ở nhà được cha mẹ che chở -Có chồng được chồng che chở -Khi già yếu thì con cái che chở. Còn những người lười biếng ươn hèn ít gặp Phật, nay được thấy Như Lai vào thành thì rất đỗi vui mừng mà phát tâm Bồ-đề.

5. Các hàng Đế thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương, tám bộ chúng như Trời, Rồng theo hầu Như Lai, mỗi vị đều đem hương hoa và trổi nhạc, khen ngợi, cúng dường Như Lai. Mọi người khi thấy thế thì nghĩ: Chư thiên hãy còn đem hương hoa trổi nhạc trời cúng dường Như Lai, còn chúng ta sao chẳng làm thế. Rồi họ bắt chước chư Thiên và các Thần linh, nên bày lễ vật cúng dường và phát tâm Bồ-đề.

6. Khi Như Lai vào thành khất thực thì Tứ thiên vương mỗi vị đều ôm một bình bát, Như Lai thọ nhận xong thì hợp bốn bát lại thành một, Phật hiện bày sự việc đó thật không thể nghĩ bàn, thấy được đều rất vui mừng mà phát tâm Bồ-đề.

7. Được hai hạng người giàu và nghèo cùng cúng thí. Người giàu có nhiều thức ăn muốn cúng nhiều cho Như Lai, khi thấy bát của Như Lai trống thì cúng nhiều. Còn kẻ nghèo thì thức ăn ít, lo sợ chẳng dám cúng, khi thấy bát của Như Lai đầy thì mạnh dạn đem ít thức ăn dâng Phật. Như thế cả hai hàng đều vừa ý thỏa lòng cho đây là điều hy hữu nên cùng phát tâm Bồ-đề.

8. Trong bát của Như Lai có nhiều thức ăn uống nhưng không hề lẫn lộn như các đồ đựng khác, đem cúng lại cho chúng Tăng và cho tất cả mọi người cùng ăn uống, thế mà chẳng thừa chẳng thiếu, mọi người thấy vậy đều rất vui mừng mà phát tâm Bồ-đề.

9. Ở đời vị lai, các đệ tử Phật sẽ bị người đời chê trách: “Như Lai, thầy của các ông đâu có khất thực, cớ sao các ông lại phải khất thực”? Nên Như Lai phải hiện ra hạnh tu khất thực.

10. Như Lai là Thể Kim Cang, nội thân trong suốt lại thường nhập định, thật sự là không có ăn uống, chỉ có chư Thiên là biết được sự việc ấy, song vì nhằm hóa đo chúng sinh nên phải vào thành xin ăn, hiện ra hạnh khất thực. Do có nhiều lợi ích như thế nên Như Lai phải hành khất thực.

“Trong thành, theo thứ lớp khất thực”.

Theo pháp chế của nước Ấn Độ thời ấy thì bốn đẳng cấp trên ở trong thành, còn các người làm đồ tể (mổ thịt), bán thịt phải ở ngoài thành. Nếu những người này vào thành thì phải vừa đi vừa lắc linh làm hiệu, phải đi riêng lẻ, không được tụ họp lẫn lộn. Nay nói “thứ lớp” tức là là cả bốn đẳng cấp ở trong thành, Như Lai chẳng bỏ nhà nghèo đến nhà giàu, chẳng tránh nhà hèn tới nhà sang nên nói là “Thứ lớp từng nhà xin ăn”. Làm như thế, Phật mới có tâm bình đẳng đối với chúng sinh.

Đây nêu rõ tâm Như Lai chẳng phải là không bình đẳng, nhưng phải tuân hành pháp chế của đất nước. Thật ra, Như Lai cũng vào nhà những kẻ hạ tiện để khất thực, có điều là khi vào đó thì không cho người thấy. Vì nếu thấy được thì hàng Sát-đế-lợi, Bà-la-môn sẽ chê trách: Sa-môn là người không thanh tịnh vì đã vào xin ăn ở nhà hạ tiện, rồi họ không sinh tâm tôn trọng. Nếu những người trên không còn kính trọng nữa thì Phật pháp khó đứng vững.

Các Sa-môn xứ Ấn Độ phần lớn không đến khất thực nơi nhà người đồ tể hay hạng Chiên-đà-la, cũng không đến khất thực những nơi có voi dữ, ngựa dữ, chó dữ v.v… Duy chỉ một mình Như Lai theo thứ lớp đến từng nhà khất thực, còn các Tỳ-kheo không được một mình thứ lớp đến từng nhà khất thực.

“Trở về chốn cũ”. Là khất thực xong thì trở về Kỳ Viên. Dùng cơm xong: Là Như Lai không ăn nhưng hiện ra có ăn. Thức ăn trong bát được chia làm ba phần. Một phần đem để trên lá, cỏ nhằm bố thí cho chúng sinh nơi mặt đất. Một phần để trong nước, bố thí cho loài thủy tộc- một phần dùng để ăn. Nhưng Như Lai thật ra chẳng ăn uống, chỉ có hàng chư Thiên là biết Như Lai chẳng ăn uống, nhưng hiện ra có ăn uống.

“Thu xếp y bát”: là xếp y Tăng- già- lê và rửa bát xong đem để vào chỗ thường ngày.

“Rửa chân xong”: Đôi chân của Như Lai cũng như hoa sen, bụi nước không bám, thường pháp của chư Phật đều giữ phép đi bộ, nhưng Như Lai khi đi thì cách mặt đất bốn lóng tay, chân không hề chạm đất, bên dưới hoa sen mọc đỡ chân, há có dính bụi đâu mà nói rửa chân? Chẳng qua là biểu thị người xuất gia có oai nghi nghiêm trang, thanh tịnh, hình tướng đáng tôn kính, quý trọng.

Như thường lệ trải đồ ngồi -Đây chẳng phải là hàng người, trời, tám bộ chúng làm và đệ tử trải đồ ngồi, cũng chẳng phải do Như Lai nghĩ đến thì mới có. Phải biết chư Phật Như Lai đã gieo trồng nhân lành rất sâu dày, nên tự nhiên có quả báo tốt đẹp, như lâu đài bằng bảy báu và chỗ ngồi toàn là những vật sang quý đẹp đẽ, đâu cần phải sắm sửa bày biện ra. Vì thế nói Như Lai như thường lệ trải đồ ngồi, tức là là khi Phật muốn ngồi thì tòa ngồi sẽ hiện ra, khi đi thì tòa ngồi ấy sẽ biến mất.

“Ngồi kết già”: Trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi thì ngồi là oai nghi đẹp và thuận lợi hơn cả. Nếu đi, đứng thì sẽ có nhiều mệt mỏi. Còn ngồi dù lâu vẫn không bệnh hoạn, lại tùy nghi mà nhập định, người thấy được sẽ rất vui mừng và đều phát đạo tâm. “Thẳng mình mà trụ” Đây là chỉ rõ về thân nghiệp của Như Lai, biểu thị Như Lai đã hoàn toàn lìa các cử chỉ thô trọc, luôn luôn có tướng chánh định Tam-muội, an nhiên không hề lay động, khác nào tượng đúc bằng vàng ròng hay như người gỗ quý tinh chất.

“Chánh niệm chẳng động” Đây là nói về nghiệp ý của Như Lai, chuyên nhất tâm ý vào một cảnh thì được tam-muội thù thắng, không hề xao động chuyển dời, nên gọi là bất động. Như vậy chánh niệm đã là tâm pháp, làm sao biết được? Tuy chánh niệm là tâm pháp, yên lặng mênh mông thật khó suy lường, nhưng nhìn hành tướng tĩnh lặng, bất động mà suy nghiệm ra tâm, đủ biết là có định. Như những Tỳ-kheo đắc định hoặc một ngày bất động, hoặc bảy ngày cũng chẳng lay động… Vì thân đã được bất động nên biết chắc là nội tâm có định. Từ đây trở về trước là thuộc phần Tự.

“Bấy giờ, các Tỳ-kheo…” trở xuống đến hết câu “khéo phó chúc cho các Bồ-tát”. Đây là đoạn kinh thứ hai gọi là “Phần khéo hộ niệm”. Sở dĩ gọi phần này là Khéo hộ niệm, là do Tôn giả Tu-bồ-đề được sức gia hộ ngầm của Như Lai muốn Tôn giả nêu câu hỏi, nhân đó Như Lai giảng nói kinh Kim Cang Bát-nhã này cho chúng Bồ-tát. Theo kinh thì khi Tôn giả Tu-bồ-đề muốn thưa hỏi vốn đã biểu hiện ra ba điều, sau mới nói kinh: Đầu tiên Tôn giả khen ngợi: “Bạch Thế Tôn thật là hy hữu! Như Lai đã khéo hộ niệm và phó chúc cho các vị Bồ-tát” Đây là làm sáng tỏ việc Như Lai khéo giáo hóa hai hạng Bồ-tát căn trí đã thuần thục và chưa thuần thục, khiến hiểu rõ đầy đủ về thế gian, mau chóng bước vào Tánh địa và Địa thứ nhất trong pháp Đại thừa. Kế đến là nêu rõ về phần thứ hai.

Các Tỳ-kheo: Đây cũng là chúng đệ tử gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo thường theo hầu bên Phật. Nhưng sở dĩ nói “Cùng đến chỗ Phật” là vì theo lệ thường chúng Tỳ-kheo phải ở bốn phía quanh chỗ Phật ở khoảng một trăm, hai trăm bước tùy theo hoàn cảnh thuận lợi của mình mà hành đạo đúng pháp. Không được ở quá gần chỗ Phật vì e gây ồn ào nên phải ở xa xa. Như Lai thường đắp y mang đi khất thực riêng lẻ, không dẫn theo các đệ tử, mà chúng Tỳ-kheo cũng riêng đi khất thực không đi theo Như Lai. Theo thông lệ, thì sau buổi ăn trưa, Như Lai thường giảng nói pháp cho bốn chúng đệ tử và tám bộ. Thế nên, nhờ sức oai thần ngầm gia hộ khiến chúng Tỳ-kheo cùng đến chỗ Phật. Nếu Như Lai không dùng ý lực để gia hộ thì chúng Tỳ-kheo không nhờ đâu mà đến được.

Lúc ấy Tuệ mạng Tu-bồ-đề đứng lên cung kính bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu”. Tất cả chúng Bồ-tát, Thanh văn, khi đứng trước Như Lai muốn thưa hỏi điều gì nếu không nhờ sức gia hộ của Phật thì chẳng dám hỏi. Tôn giả Tu-bồ-đề thật sự là Thanh văn thì cần phải nhờ sức gia bị của Phật mới có thể thưa hỏi. Còn nếu vì phương tiện mà Bồ-tát quyền hiện làm Thanh văn, cũng phải nhờ vào sức gia hộ của Như Lai thì mới có thể thưa hỏi được.

Đối với Tăng chúng mới vân tập đến, khi Như Lai chưa nói điều gì, nhưng do đâu Tôn giả Tu-bồ-đề ở giữa đại chúng liền lên tiếng tán thán Như Lai: Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu, Như Lai đã khéo hộ niệm, khéo phó chúc cho các Bồ-tát? Ấy là vì Tôn giả Tu-bồ-đề đã được Như Lai ngầm gia hộ trước, nên Tôn giả có trí tuệ, biện tài không khác Đức Phật. Khi Phật sắp giảng nói kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật cho các Bồ-tát, Tôn giả muốn hỏi Như Lai thì ba việc xảy ra trên mặt đất, để sau đó Phật giảng nói kinh. Vì thế Tôn giả Tu-bồ-đề tán thán: Bạch Thế Tôn thật là việc hy hữu.

“Hy hữu” (hiếm có): Tức là là chẳng phải lúc nào cũng có, nên là hiếm có. Tiếng hy hữu này nên gọi là khéo léo, là hay, là giỏi… Đây là nói Như Lai nhanh chóng hộ niệm phó chúc cho hai hạng Bồ-tát, hợp với căn trí để cho thuốc đúng lúc, không làm mất cơ hội lãnh thọ đạo pháp, nên gọi là hy hữu.

“Như Lai là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri” là lược khen ngợi ba danh hiệu của Phật.

Khéo hộ niệm các Bồ-tát, khéo phó chúc cho các Bồ-tát”. Luận rộng về Bồ-tát thì có hai hạng:

  1. Bồ-tát xuất thế gian từ bậc Sơ Địa trở lên.
  2. Là Bồ-tát Địa tiền thế gian.

Bồ-tát Địa tiền lại có hai loại là Ngoại phàm và Nội phàm. Về Bồtát Nội phàm lại gồm hai thứ là Bồ-tát căn thành thục và Bồ-tát căn chưa thuần thục. Nay nói “khéo hộ niệm” là tán dương Như Lai khéo hộ niệm các Bồ-tát Địa tiền tánh chủng giải hạnh, căn thục.

Khéo phó chúc là khen khéo phó chúc cho Bồ-tát trong chủng tính căn chưa thành thục. Sở dĩ nói khéo hộ niệm và khéo phó chúc cho hai hạng Bồ-tát này là nếu Như Lai chẳng hộ niệm, phó chúc thì các Bồ-tát ấy khởi tâm phát hạnh quán sát về cảnh giới sẽ có nhiều lầm lạc, lui sụt. Họ không thể quyết định bước vào Tánh địa, cho dù có đi thẳng vào kiếp trụ thế cũng không chứng nhanh được bậc Sơ Địa, nên cần phải được Như Lai hộ niệm, phó chúc.

Căn trí thành thục là trong tánh chủng, hạnh, giải, ba thứ quán, hai thứ đế và hai thứ Vô ngã, trải qua một đại tăng- kỳ sắp đủ mà chưa đầy đủ, muốn chứng đạo thì chập chờn như đã thấy lý, ở đó ánh sáng của pháp Nhẫn vô sinh đã hiện ra trước mắt, hai thứ công đức và trí tuệ đã trang nghiêm đầy đủ, chắc chắn có thể chứng được tám vạn bốn ngàn các pháp Ba-la-mật, cũng chứng được bậc Sơ Địa hoàn toàn không còn thoái chuyển nên gọi là căn thành thục, nhưng chưa được gọi là Bồ-tát Đại lực đã chứng đắc pháp Nhẫn vô sinh từ bậc Sơ Địa trở lên.

Căn trí chưa thuần thục là trong sự rèn tập chủng tánh, nhưng người rèn tập chủng tánh lại có hai thứ là: Một lần quyết định và Bất định. Bất định (chẳng quyết định) là tuy ở thế gian đã tu tập các công đức trí tuệ như: Văn, Tư, Tu v.v…và các hạnh Ba-la-mật, nhưng chưa chắc chắn được vào Tánh địa cho đến bậc Sơ Địa vì còn tiến và lùi, ai lùi thì gọi là Bồ-tát căn tánh chưa thuần thục. Như bảy hạng người phát tâm Bồ-đề, thì ba hạng trước phần lớn đều chẳng lùi, còn bốn hạng sau thì có lùi hoặc không lùi. Nếu may mắn được gặp chư Phật, Bồ-tát là các bậc tri thức thiện thì không còn thoái chuyển. Nếu không gặp tri thức thiện thì tâm Bồ-đề lùi sụt, chuyển vào hạng Ngoại phàm, Nhị thừa. Đây là người rèn tập chủng tánh, có lùi hoặc không lùi.

Có chỗ cho Bồ-tát Tánh chủng vẫn còn bị thoái đọa nơi Địa ngục. Trong kinh Lạc Trang Nghiêm nói: “Bậc Bồ-tát Tánh địa chắc chắn không lùi sụt”. Thế nên trong luận Bảo Man nói: “Có người hỏi Bồ-tát Long Thọ: Trong kinh Địa Trì nói: Bồ-tát Tánh địa bị thoái đọa vào địa ngục A-Tỳ, nghĩa ấy là thế nào? Bồ-tát Long Thọ đáp: Tuy nơi kinh Địa Trì nói: Bồ-tát Tánh địa còn bị đọa vào địa ngục, nhưng tôi thì chẳng dám bảo thế. Vì sao? Vì nơi kinh Bất Tăng Bất Giảm đã nêu rõ: Bồ-tát Tánh địa hoàn toàn không bị đọa vào Địa ngục. Lại như trong kinh Lạc Trang Nghiêm có nói: “Một lúc nào đó, Bồ-tát Tánh Địa giết hại chúng sinh nơi cõi Diêm Phù Đề, dù có tội đó nhưng vẫn không bị đọa vào địa ngục. Nếu có giết hết chúng sinh nơi bốn cõi thiên hạ cho đến chúng sinh trong ba ngàn Đại thiên thế giới thì cũng không bị đọa vào Địa Ngục”. Vì sao? Vì người này đã vô số kiếp tu hành, cúng dường chư Phật, công đức, trí tuệ, căn lành đều đã thuần thục. Thành thử, dù có gây trọng tội, nhưng nhờ diệu lực nơi phước đức lớn lao, nên tội kia liền tiêu hết, không bị đọa nơi Địa ngục. Cũng như lửa đang hừng hực trong lò nung thép, chỉ cần tạt vào chỗ phát lửa một ít nước tức là thì lửa tắt. Lấy đó suy nghiệm mà biết, bậc Bồ-tát Tánh địa không bị đọa vào Địa ngục. Như thế thì hai kinh nói trái nhau làm sao lãnh hội? Xin giải đáp: Trong kinh Địa Trì nói “Vào địa ngục” chính là có ý gây sợ hãi để Bồ-tát Địa tiền lo sợ, tu mau chứng quả Sơ Địa chứ thật sự không phải là vào Địa ngục A-tỳ. Như trong kinh Thập Địa, với bảy lời khuyên Bồ-tát ở Bát địa: “Ông chớ nên ham trụ vào định Tịch diệt”. Nhưng Bồ-tát Tám địa đã được chứng quả vị không còn phải dụng công nữa, dứt hẳn sự hoạt động của tri thức, tất cả niệm không sinh, mọi vận động tự nhiên tiến triển thì đâu còn tham muốn trụ vào định Tịch diệt, đâu phải đợi nhờ khuyên bảo mới làm? Lại còn thúc giục các Bồ-tát mau chứng nhập Chín địa và Mười địa, cho đến quả vị Phật, nên phải khuyên bảo như thế, chứ thực ra đâu có tham thích việc trụ vào định Tịch diệt? Việc đó làm sao biết được? Ấy là vì trong kinh đã nói: “Cũng chớ nên buông bỏ pháp môn nhẫn này”. Do vậy, biết rõ không tham thích trụ vào tịch diệt? Đây cũng vậy. Thật ra không bị đọa vào Địa ngục, nhưng nói bị đọa là cốt để giục Bồ-tát ấy mau chứng Sơ Địa, chứ thật sự là không bị đọa lạc. Vì thế biết rõ Bồ-tát Tánh chủng trở lên là hoàn toàn không còn thoái chuyển nữa.

Sở dĩ nói “khéo hộ niệm” là chỉ căn cứ vào hạng Bồ-tát căn tánh đã thuần thục, còn khéo phó chúc là căn cứ vào hạng Bồ-tát căn tánh chưa thuần thục. Điều ấy chỉ rõ: Chư Phật tuy có sức rất tự tại nhưng chỉ hóa độ được những chúng sinh có duyên, không độ được những kẻ vô duyên (không đủ có điều kiện). Thế nào là có duyên? Như kinh Hải Long Vương nói: “Chư Phật từ nhân địa mà đến, dùng các pháp bốn Nhiếp, sáu Độ… mà gồm thâu chỉ dạy, giáo hóa chúng sinh. Kẻ có duyên với Phật chính là những kẻ phải tự độ. Đối với chúng sinh căn tánh thuần thục thì họ đã làm sáng tỏ sự hộ niệm kia, không phải là Như Lai đem các pháp như bốn Nhiếp v.v… ra mà thâu nhận dạy dỗ. Đối với những kẻ không có duyên thì Phật giao các Bồ-tát khác có duyên là các tri thức thiện khiến luôn nghĩ nhớ về Văn-Tư-Tu v..v để họ được vào hàng không bị lùi sụt, còn khi chưa được vào hàng bất thoái thì cần phải nghĩ cách từ đó tăng tiến chứng đắc những quả vị cao hơn, tốt hơn”. Nhưng Như Lai không phải là không khéo hộ niệm các Bồ-tát căn tánh chưa thuần thục, không phải là không khéo phó chúc cho các Bồ-tát thuần thục. Đây chỉ là lấy ý nơi kinh đã không thể dùng nhiều văn (tức là văn của kinh vốn tóm lược). Vả lại ở trên là chỉ nêu lên một khía cạnh nào đó.

Luận nói “khéo hộ niệm” là căn cứ vào hạng Bồ-tát căn tánh thuần thục mà nói v.v… tức là trước đây luận chủ đã có phân loại hai hạng Bồtát. Lại còn thế nào là khéo hộ niệm, khéo phó chúc? Vì lấy kệ mà giải thích nên phải giả đặt ra câu hỏi nầy: Như Lai đã dùng những tâm nào, hành trì những phương pháp nào, cùng những niệm lực nào… mà gọi là diệu lực hộ niệm, phó chúc cho hai hàng Bồ-tát? Thế nên lấy kệ để đáp: “Khéo hộ niệm nên biết”. Ở đây, luận chủ đã tạo ra tám mươi hàng kệ để giải thích kinh này. Nơi hai kệ đầu, Luận chủ khi sắp viết luận, đã nêu rõ sự qui kính Tam Bảo và dẫn ý của việc tạo luận. Từ đây trở đi có bảy mươi bảy hàng kệ chính thức giải thích văn của kinh. Còn bài kệ chót thì khi Luận đã viết xong thì nên tán thán và hồi hướng.

Một kệ “khéo hộ niệm” ấy nêu rõ những ý nghĩa gì? Chính trong phần giải thích kinh ở trước đã nói tới sự hy hữu v.v… nơi kinh. Nhưng sự hy hữu ở đây là khen ngợi Như Lai mau chóng hộ niệm và phó chúc cho hai hạng Bồ-tát, nên gọi là khéo, vì sự khéo hộ niệm này chính là hy hữu, vì thế lấy sự khéo léo để giải thích sự hy hữu. Hộ là giải thích chung câu “khéo hộ niệm phó chúc”. Câu kệ này đáng lẽ nói là: khéo hộ niệm phó chúc. Nhưng vì câu kệ bị giới hạn nên chỉ nêu riêng chữ Hộ. Nghĩa nên biết: Là Lý chính như ở đây khuyên người hỏi nên biết. Rõ ràng câu kệ thứ nhất này đã giải thích xong về khéo hộ niệm và phó chúc.

Câu kệ thứ hai sở dĩ lại nói: Gia bị nơi thân người đồng hành: Là giải thích sự thắc mắc nghi ngờ trước trong kinh. Thắc mắc ấy nêu: Kinh chẳng nên nói như thế, phải nói là“Khéo hộ niệm cho các chúng sinh, khéo phó chúc các chúng sinh”. Vì sao? Là làm sáng tỏ lòng từ bi, bình đẳng của Như Lai đối với người và vật trong cả sáu đường, không hề có ý riêng tư, phân biệt phàm hay Thánh. Như nói hộ niệm tất cả chúng sinh, thì nghĩa đó gồm chung cả phàm và Thánh. Còn nói hộ niệm Bồ-tát, thì chỉ gồm thâu những người tu hành, nghĩa là không gồm thâu hết. Vì sao không nói hộ niệm các chúng sinh mà chỉ nói hộ niệm các Bồ-tát? Nên đáp: “Gia bị cho người đồng hành”, tức là là nói hộ niệm các Bồ-tát là hộ niệm tất cả chúng sinh. “Gia bị nơi thân ấy” là Như Lai dùng diệu lực nơi trí tuệ gia bị cho hai hạng Bồ-tát, khiến họ đích thân chứng nhập Tánh địa, cả đến chứng đắc trí của bậc Sơ Địa. Nếu thế thì lại trở về cái nghi vấn trước là Như Lai chỉ hộ niệm Bồ-tát mà chẳng hộ niệm chúng sinh. Do đó nên có hai chữ đồng hành ở sau. “Đồng hành” nghĩa là Bồtát dùng các pháp bốn Nhiếp và sáu Độ để gồm thâu hóa độ tất cả chúng sinh, coi chúng sinh là bạn bè, là quyến thuộc. Như vậy thì Bồ-tát đã tu hành muôn hạnh, trong khi chúng sinh chưa tu hành mà sao lại bảo là đồng hành được?

Đáp: Ý muốn nói Bậc Bồ-tát Đại sĩ đã thấy rõ Phật tánh-Chân như, nên đối với lý bình đẳng thì sự thấy biết như nhau, cũng gọi là chứng được Tâm Bi tương tự nhất thể (lòng từ bi coi tất cả muôn vật đồng một thể như nhau), cho nên không còn thấy chúng sinh khác ta, ta khác chúng sinh, nên nếu ta tu hành thì tất cả chúng sinh cũng tu hành. Đó là nêu rõ ý Bồ-tát cùng chúng sinh đồng nhau không khác. Và chúng sinh cũng đồng với Bồ-tát nên nói: “Gia bị người kia đồng hành”. Ở đây là trình bày rõ việc chư Phật hộ trì cho Bồ-tát giáo hóa chúng sinh và cùng thay phiên mà gồm thâu dẫn dắt, tức là là pháp môn Câu Tỏa (cùng thâu tóm, dẫn dắt).

Một câu này, nói về lý thì giải thích về hai hạng Bồ-tát, còn nói riêng là chỉ giải thích về hộ niệm. Còn “chẳng lùi, đạt được cái chưa được” là giải thích chữ “khéo phó chúc” trong kinh. “Được” như trước đã nói là được tu hành, còn “chưa được” là chưa tu hành. “Chẳng lùi” là muốn khiến cho người còn rèn tập chủng tánh đối với hạnh (quả vị) vừa đạt được thì nên bền bỉ giữ vững không để mất, còn người chưa được thì khiến tiến mãi không lùi sụt, nên giao cho tri thức thiện.

“Đó là khéo phó chúc” câu kết này đáng lẽ nói “đó là khéo hộ niệm, đó là khéo phó chúc” nhưng vì câu kệ có số chữ hạn chế nên phải nói gọn như vậy.

Thế nào là “Gia bị nơi thân đồng hành”? Luận chủ khi nêu ra câu thứ hai của kệ, căn cứ vào lời đáp ở sau phân ra làm hai câu hỏi:

1. Hỏi: Thế nào là gia bị thân? 2. Hỏi: Thế nào là đồng hành?

Câu trả lời sau cũng có hai phần: Tức là là nơi thân Bồ-tát cùng với diệu lực của trí tuệ khiến thành tựu Phật pháp, là trả lời câu thứ nhất: Gia bị nơi thân, chỉ rõ Bồ-tát nhờ Phật gia bị nên được diệu lực của trí tuệ thù thắng, cũng thành tựu Phật pháp của bậc Sơ Địa. Lại Bồ-tát đó thâu giữ chúng sinh tương hợp với sức giáo hóa, là trả lời câu hỏi thứ hai về đồng hành, chỉ rõ các Bồ-tát nhờ sự gia hộ của chư Phật mà có được cái năng lực giáo hóa, nên có thể tạo lợi ích cho chúng sinh, tức là là đồng hành.

Thế nào là không thoái chuyển đạt được cái chưa được? Trong phần kệ hỏi, câu thứ ba hỏi: Thế nào là trong bậc Bất thoái đạt được cái chưa được? Nên đáp: Đối với công đức cần đạt được nhưng chưa được, sợ rằng người đó sẽ thoái thất. Trái lại muốn khiến cho Bồ-tát tu tập chủng tánh đối với hai hạnh ấy cần hiểu biết vững chắc chẳng thoái chuyển, nên giao phó cho bậc trí. Lại được bất thoái chuyển cho đến phó chúc nên biết, tức là là tuy nói: không thoái chuyển trong pháp chưa đạt được nhưng chưa rõ là bất thoái chuyển nơi những pháp nào. Vì vậy nói ngay đó là bất thổi chuyển trong pháp Đại Thừa và tiến mau trong pháp Đại Thừa. “Chẳng bỏ Đại Thừa” là khiến không bỏ tâm Bồ-đề trong nhân và các hành như vô lượng từ bi cùng quả vị đứng đầu nơi pháp đại thừa của Pháp thân Vô Vi.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10