LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO

Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân.
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 20

PHẨM 11: THÂU NHIẾP QUYẾT TRẠCH THÙ THẮNG (Phần )

Như vậy, là đã nói xong về quyết trạch phần giác. Nay sẽ nói về quyết định lựa chọn của Bổ-đặc-già-la.

Tụng rằng:

Do căn đều khác nhau,
Lập ra năm, chỉ hai.
Giả lập năm, nên biết,
Ba sự thành tròn đầy.

Luận chép: Vì sự khác nhau của các căn, nên lập ra năm thứ mà chỉ có hai. Như trong kinh nói: Vì chỉ duyên vào hai giác quan cho nên chỉ có hai tác ý có thể biết. Vì chỉ duyên vào hai tác ý thôi, nên chỉ có hai cách tu có thể biết. Vì chỉ duyên vào hai thứ tu tập cho nên chỉ có hai hạnh có thể biết. Vì chỉ duyên hai hạnh nên chỉ có hai Bổ-đặc-già-la có thể biết.

– Hạnh là tu tập chống lại sự dẫn dắt của thói quen. Lại nữa, giả đặt ra Bổ-đặc-già-la, nên biết, là vì năm nguyên nhân:

  1. Vì chủng tính, nghĩa là có thể cứu giúp hay không thể cứu giúp.
  2. Vì thú nhập, nghĩa là thừa Thanh văn, v.v…
  3. Vì học là Hữu học và Vô học.
  4. Vì chứng đắc như trụ bốn quả và ba hướng.
  5. Vì sai lầm và công đức, là có chướng ngại hay không chướng ngại, trói buộc hoàn toàn hay không.

Lại do ba việc nên lập ra ba thứ tròn đầy:

  1. Căn tròn đầy, là pháp bất động.
  2. Định tròn đầy là được Diệt định.
  3. Quả tròn đầy là A-la-hán.

Như vậy, đã nói quyết định lựa chọn của Bổ-đặc-già-la, nay sẽ nói quyết định lựa chọn quả sự.

Tụng rằng:

Chứng chuyển y không khởi,
Hai nhân quả không lùi,
Vì ba nhân đoạn thường,
Ba quả, ba nhân ký.

Luận chép: Vì đã chứng chuyển nên phiền não không còn khởi lên. Nên biết, nói chuyển y là nói về cắt đứt. Lại nữa, vì nhờ hai thứ nhân mà quả nó không thoái lui, nghĩa là nếu chưa làm tan hoại hẳn hạt giống phiền não mà chứng quả A-la-hán thì không đúng lý. Nếu hạt giống phiền não đã bị phá tan hẳn thì chắc chắn chúng không phát sinh được nữa, do hạt giống không còn.

Lại nữa, do ba nhân duyên nên đoạn là thường:

  1. Do không hý luận nên thấy rõ ngay đây hý luận có tính vô thường.
  2. Những gì mà chân như thanh tịnh hiển bày thì đó như là tính chất nhu hòa của vàng thật.
  3. Tính phiền não không còn sinh, trước sau không khác nhau.

Lại nữa, ba thứ quả cho ba thứ nhân, nên Như lai thọ ký:

1. Thọ ký biệt chứng ngộ thanh tịnh, nghĩa là quả Dự lưu, kết quả của kiến đạo, chứng bốn thanh tịnh.

2. Thọ ký hỷ xứ là quả Nhất lai. Quả nầy sắp được định căn bản, nên thọ một ít vui mừng.

3. Thọ ký tùy niệm là quả Bất Hoàn, nghĩa là đã được định căn bản, nên thấy ngay đây các chư thiên cùng chúng Phạm Ma cùng nói lên rằng: Theo ý niệm mong cầu, tự nương vào công đức ấy, dù chưa được tròn đầy.

Như vậy, đã nói xong quyết định lựa chọn quả sự. Nay sẽ nói về quyết định lựa chọn công đức.

Tụng rằng:

Lập ra các công đức,
Vì mười bảy tăng thượng,
Nó khác nhau vô biên,
Vì trị chướng sở trị.

Luận chép: Nên biết, vì sự tăng thượng của mười bảy thứ nên lập ra công đức là:

1. Tăng thượng vì lòng thương xót loài hữu tình, là bốn vô lượng.

2. Tăng thượng vì sạch sáu chướng, là giải thoát cao đẹp cùng khắp. Trong đây, giải thoát là phương tiện vì pháp khác nên thành tựu tròn đầy. Sạch sáu chướng là:

– Chướng biến hóa được thanh tịnh, vì hai pháp giải thoát trước.

– Đã thanh tịnh chướng ngại đối với pháp lạc trụ hết sức cao thượng, vì giải thoát thứ ba mà sáng các bất tịnh đều thành thanh tịnh cả.

– Đã thanh tịnh chướng ngại của tới lui vì giải thoát thứ tư.

– Đã thanh tịnh chướng ngại về chỗ đưa đến công đức bậc Thánh không còn tranh cãi, vì giải thoát thứ tư năm.

– Đã thanh tịnh chướng ngại của ác lậu, hữu lậu, do pháp giải thoát thứ sáu, thứ bảy.

– Đã thanh tịnh cái chướng ngại an trụ cao thượng của vắng lặng, do giải thoát thứ tám, nên biết.

3. Tăng thượng do biết thời đi qua là công đức không tranh cãi.

4. Tăng thượng do quán sát những gì đã hiểu biết, là nguyện trí.

5. Tăng thượng do ngôn giáo, là vô ngại giải thoát.

6. Tăng thượng do sáu xứ thiện xảo là sáu phép thần thông.

Sáu chỗ thiện xảo là:

– Dẫn nhiếp thiện xảo.

– Xét nghe lời nói thiện xảo. Do thiện xảo nầy nên dùng lời lẽ hý luận, hỏi để khuất phục người đối diện, rồi giảng chánh pháp cho họ.

– Dục, giải tùy miên thiện xảo.

– Đến thiện xảo.

– Đi thiện xảo.

– Giải thoát thiện xảo.

7. Tăng thượng do tin vào tha lực, là các tướng tốt.

8. Tăng thượng do sạch ba chướng, là chướng ngại chỗ nương, là chướng ngại sở duyên, chướng ngại tâm trí.

9. Tăng thượng do ghi nhớ các câu hỏi là các lực.

10. Tăng thượng bởi đè bẹp hết tất cả luận khác, là các pháp vô úy.

11. Tăng thượng bởi dẫn dắt các người một cách không thiên vị, bè phái, là các pháp không bảo hộ.

12. Tăng thượng do khả năng giáo hóa đồ chúng, là các niệm trụ.

13. Tăng thượng do các việc làm của trí tuệ hiện bày bất cứ lúc nào, là nhổ sạch hẳn thói quen.

14. Tăng thượng do không trật thời gian đối với nơi cần ứng hiện giáo hóa, là không quên bỏo chánh pháp.

15. Tăng thượng do quán xét thế gian ngày đêm sáu thời, đó là đại bi.

16. Tăng thượng do vượt khỏi Thanh văn, Độc giác là pháp Phật bất cộng.

17. Tăng thượng do làm xong các việc, các Đức Như lai đã làm, là tất cả trí tuệ mầu nhiệm.

Lại nữa, các công đức trên đây là đối trị với các thứ cần đối trị là những chướng ngại khác nhau. Nên biết, khác nhau có vô biên thứ.

Lại nữa, Tụng rằng:

Suy nghĩ nghĩa khổ vui,
Tác ý và an trụ,
Gian nan và tướng mạo,
Thù đặc chẳng thù đặc.

Luận chép: Các công đức ấy, những gì cần đối trị hay năng đối trị đều phải suy nghĩ.

Thế nào là suy nghĩ? Là suy nghĩ về nghĩa, lạc, khổ khổ, tác ý, an trụ, gian nan, tướng mạo, đặc biệt, không phải đặc biệt.

Suy nghĩ về ý nghĩa trong đây, là ý nghĩa trí tuệ đến bờ kia, nó bao gồm các câu. Có năm thứ phải thấy ý nghĩa là:

  1. Nghĩa thứ nhất là sinh khởi tâm cung kính đối với người nói pháp.
  2. Nghĩa thứ hai là dẫn dắt chúng.
  3. Nghĩa thứ ba là tôn trọng ngôn giáo.
  4. Nghĩa thứ tư là sự tự thuật.
  5. Nghĩa thứ năm là sinh nhiều việc làm đối với nghĩa giáo chân thật.

Lại, tất cả pháp có ba nghĩa là nghĩa tăng thêm ích lợi, và nghĩa được tăng ích lợi, nghĩa pháp tính. Như sắc, có ba thứ sắc có khả năng tăng ích lợi, sắc được tăng ích, và sắc pháp tính. Đó là tất cả xứ, nên biết.

Lại có, ba thứ lớp có nghĩa thú vị khi nói chánh pháp là dựa vào lý thú thế tục đế. Người giảng nói là nói đủ. Nói về tạo nghiệp, như người bố thí, người nhận của thí, vật được thí, nghĩa là người thực hành bố thí là làm việc thí, đồ thí và người nhận. Tất cả việc ấy, nên biết.

Lại nữa, có bốn thứ lý thú khi nói giáo nghĩa:

  1. Nói pháp lý thú có khác nhau .
  2. Nói pháp lý thú xây dựng.
  3. Nói pháp lý thú không có khác.
  4. Nói pháp lý thú không có tác dụng.

– Trong đây, lý thú có khác nhau: Là sự khác nhau từ sắc cho đến Nhất thiết chủng trí.

– Lý thú xây dựng: Là có năm thứ xây dựng:

  1. Xây dựng đường đi vào.
  2. Xây dựng cách dạy trao.
  3. Xây dựng ba học.
  4. Xây dựng chứng đắc.
  5. Xây dựng công đức và lỗi lầm.

– Lý thú không có khác: Là có sáu thứ:

  1. Có và chẳng phải có không khác, là tính không của sắc và sắc. Như vậy, tất cả xứ nên biết.
  2. Lại không khác lẫn nhau: Là các uẩn đối nhau. Như vậy, tất cả xứ nên biết.
  3. Thế gian không khác là nhân xét tột ở phần trước, giữa, sau không khác. Như vậy, tất cả xứ nên biết.
  4. Bổ-đặc-già-la chẳng khác: Là các hữu tình lần lượt đối nhau.
  5. Trị về chướng ngại chẳng khác: Là thường, vô thường, cho đến trôi lăn, vắng lặng.
  6. Văn tự không khác: Là danh từ, câu văn, v.v…

– Lý thú không có tác dụng: Là ba luân thanh tịnh, tùy các nơi, không có người làm ra chân thật có thể được, không có vật gì làm, không có ai tạo nghiệp, không có Bổ-đặc-già-la, người năng nói, không có pháp để nói. Không có Bổ-đặc-già-la để học, không có giáo pháp nào để học. Không có Bổ-đặc-già-la để chứng, không có pháp để chứng. Không có Bổ-đặc-già-la an trụ lỗi lầm và công đức cũng không có chỗ trụ, không chấp lấy, không có pháp. Tất cả đều như thế.

Lại, có hai thứ nghĩa vô lượng:

  1. Phát khởi lời hỏi vô lượng.
  2. Hồi hướng những gì mình có được vô lượng.

Lại vì đối trị ba thứ xứ sở, nên nói ý nghĩa không nên trụ vào sắc, cho đến ý nghĩa rộng là không trụ vào tất cả pháp.

– Ba thứ xứ sở, là:

  1. Xứ sở chấp trước.
  2. Xứ sở trôi lăn theo nghiệp.
  3. Xứ sở hoạt động của trị tuệ trong hý luận.

Lại nữa, có ba thứ nghĩa vô tướng:

  1. Vô thể vô tướng.
  2. Phi bỉ thể vô tướng.
  3. Không hiển rõ vô tướng, như vô tướng.

Như vậy, vô tính, vô tự thể, bất sinh, không diệt, không có gì để trụ vào, không có gì làm ra, không có chỗ thuộc về, nên biết, cũng vậy.

Lại, có ba thứ nghĩa về có sở đắc:

  1. Có sở đắc về sự.
  2. Có sở đắc có sở đắc.
  3. Vô sở đắc vô sở đắc.

Như cái có được, như vậy, có người chấp trước tạo nên hý luận rồi chấp trước vào hiểu biết của mình, nên biết cũng vậy.

Lại, có ba thứ nghĩa sở đắc:

  1. Có sở đắc về tự thể.
  2. Có sở đắc về không xa lìa.
  3. Có sở đắc không suy luận, phân tích.

Lại, có ba thứ nghĩa vô sở đắc:

  1. Vô sở đắc về Tự thể .
  2. vô sở đắc về xa lìa.
  3. Vô sở đắc về suy luận, phân tích.

Như thế không vô chấp trước, không tạo ra, không hý luận, không giữ lấy, không mắc vào hiểu biết, không so đo chấp trụ, nên biết cũng như vậy.

Lại, có ba thứ nghĩa vô sở đắc:

  1. Vô sở đắc hữu tính .
  2. Vô sở đắc thể kia.
  3. Vô sở đắc không hiển hiện.

– Vô sở đắc là suy nghĩ kiếm tìm các pháp, không thấy tự tính. Nhưng chẳng phải tất cả đều là vô sở đắc. Nhưng khi đối với tự tính của biến kế sở chấp là vô sở đắc. Cũng không coi biến kế sở chấp là tự tướng của y tha.

Lại, kinh nói: Do tương ưng với vô sở đắc. Nhưng nếu đã là vô sở đắc thì còn tương ưng với cái gì? Câu nầy nên chia thành bốn trường hợp:

– Hoặc vô sở đắc chẳng phải tương ưng, nghĩa là như có người đối với sự nghiệp rộng lớn, đều vô sở đắc gì cả.

– Hoặc có tương ưng nhưng chẳng phải vô sở đắc, nghĩa là do đạo lý thế gian mà tu tập các pháp lành.

– Hoặc vô sở đắc, cũng tương ưng là do đạo xuất thế mà tu tập pháp lành.

– Hoặc chẳng phải vô sở đắc cũng chẳng phải tương ưng các pháp nhiềm ô vô ký hiện có ngay đây.

Lại, có năm thứ nghĩa chấp thủ bất chính, là Chấp thủ bất chính của Bổ-đặc-già-la, Chấp thủ bất chính các pháp, Chấp thủ bất chính biến dị, Chấp thủ bất chính tổn giảm và Chấp thủ bất chính khác nhau.

Lại, có bốn thứ nghĩa ngôn giáo:

  1. Lời nói quyết định, nhưng ý lại bất định.
  2. Ý nghĩ quyết định, nhưng lời nói không nhất định.
  3. Lời nói và ý nghĩ đều quyết định.
  4. Lời nói và ý nghĩ đều không quyết định.

Lại có hai thứ nghĩa sở đối trị:

  1. Điều mà giải thoát môn đối trị là phân biệt tướng nguyện.
  2. Điều mà đến bờ kia đối trị là keo kiệt, phạm giới, giận dữ, làm biếng, tán loạn, trí tuệ ác.

Lại có hai thứ nghĩa không sở đối trị: là mười áu thứ tà tưởng đang có, và mười bốn thứ tưởng trói buộc.

Lại có hai thứ nghĩa thực hành đáo bỉ ngạn (đến bờ kia):

  1. Những việc làm của thế gian có sở đắc.
  2. Những việc làm của xuất thế gian không có sở đắc.

Lại nữa, những việc thế gian làm, để đến bờ kia, chỉ là tương tự, chứ không phải chân thật. Như gần giống, trong đó có độc có chướng ngại, không có phương tiện, nên biết cũng vậy. Nên biết, việc làm của xuất thế gian đến bờ kia là trái với ở đây.

Lại nữa, nói lược về nghĩa tự thể của tuệ đến bờ kia, nên biết do ba thứ tướng:

  1. Tướng của chỗ nương.
  2. Tướng của chỗ duyên.
  3. Tướng hành.

– Tướng chỗ nương là tâm Bồ-đề.

– Tướng chỗ nương của các pháp như sắc, v.v…

– Tướng hành, có hai thứ là thế gian và xuất thế gian. Thế gian hành là vô thường, khổ, không, vô ngã, như bệnh, như ung nhọt. Xuất thế gian hành là: Hành động tương ưng với vô sở đắc.

Lại có ba thứ nghĩa về sự khéo chứa nhóm tu tập Ba-la-mật-đa:

  1. Dùng tất cả trí tính tác ý tương ưng với tất cả hữu tình mà cùng hồi hướng về đạo quả giác ngộ Vô thượng.
  2. Dùng các Ba-la-mật-đa an trụ trong thật tế.
  3. Đối với thật tế mà không tác chứng.

Lại nữa, như nói đây, tâm là bất khả tư nghì. Vì sao là bất khả tư nghì? Là bởi chỗ nương, do đối tượng mà khiến tâm an trụ. Cả hai đều vô tính. Đã là vô tính nên thanh tịnh cũng không thể nghĩ bàn. Cái không thể nghĩ bàn nầy vừa có tính chất, vừa không có tính chất, và tâm kia, vừa khác tính chất vừa không khác tính chất.

Lại, có tướng hành của tất cả hý luận. Do ba nguyên nhân khiến tâm trôi lăn:

  1. Do gần gũi.
  2. Do sở duyên.
  3. Do lập ra.

Gần gũi nghĩa là khi được quả báo thì duyên chấp lấy chỗ nương.

– Do sở duyên là nhận về bao nhiêu cảnh giới, và làm ra thêm bao nhiêu nghiệp.

– Do lập ra là từ vô thỉ đến giờ vọng tưởng huân tập.

Lại có bốn nghĩa phân biệt:

  1. Có phân biệt.
  2. Không phân biệt.
  3. Có hai phân biệt.
  4. Không có hai phân biệt.

Lại có bốn nghĩa không phân biệt:

  1. Kẻ ngu si không phân biệt.
  2. Loài vô tình không phân biệt.
  3. Không có tác dụng, không có phân biệt.
  4. Pháp tính không phân biệt.

Lại có hai thứ nghĩa ngôn giáo: là Thế tục ngôn giáo và Thắng nghĩa ngôn giáo.

– Thế tục ngôn giáo là lập ra hai thứ lý thú khác nhau.

– Thắng nghĩa ngôn giáo là hai thứ lý thú: Không khác và không tác dụng.

Lại nữa, đối với thắng nghĩa đế thì không thể nói ra. Trong lời nói, có ba tướng, nên biết:

  1. Tướng của tướng.
  2. Tướng tạp nhiễm.
  3. Tướng thanh tịnh.

Lại do ba tướng biết cùng khắp mà quán các pháp hiện tại. Ba tướng là:

  1. Giả lập.
  2. Liễu biệt.
  3. Chỉ có lượng.

Các Bồ-tát cho cái gì là vui? Là đem lợi ích cho chúng sinh làm nguồn vui. Bồ-tát coi cái gì là khổ? Là coi thấy chúng sinh bị tổn não là khổ. Lấy gì làm tác ý? Là suy nghĩ các việc ích lợi cho chúng sinh làm tác ý. Trụ vào chỗ nào? Lấy tâm không còn phân biệt làm chỗ an trụ.

Lại nữa, Đại Bồ-tát có mười hai việc gian nan mà Bồ-tát thông minh nên biết rõ:

1. Đối với chúng sinh trái phạm, vượt qua pháp thức thì Bồ-tát phạt, hoặc tha. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

2. Phương tiện hiện làm đối với các khổ vây ngặt, giữ gìn tự tâm, không cho phiền não khởi lên. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

3. Vô lượng chúng sinh hiện tiền cầu xin tất cả của cải phi pháp. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

4. Bồ-tát chỉ có một thân phải làm việc cho vô lượng chúng sinh. Đồng thời mời giúp đờ hiện tại. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

5. Ở nơi người ta sống buông lung mà ở ngay nơi thế gian với định mầu nhiệm đáng quí, như sinh lên trời thì khiến tâm điều thuận. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

6. Thường mong cầu làm việc ích lợi cho khắp chúng sinh, nhưng mình không sức, không có khả năng. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

7. Chúng sinh ngu đần dối trá, hoặc nói pháp cho họ hay bỏ họ. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

8. Thường đối với sinh tử, thấy có lỗi lớn, nhưng vì làm lợi chúng sinh nên không nỡ bỏ họ ra đi. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

9. Chưa chứng được thanh tịnh tăng thượng đa phần ý lạc, nhưng thất niệm mà qua đời. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

10. Chưa chứng được ý lạc tăng thượng thanh tịnh, nhưng kẻ khác đến cầu xin việc mà họ ưa thích rất. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

11. Chúng sinh đang sống ngay đây với các dục lạc, các ý kiến thì phải chỉ bày cho họ hoặc là bỏ họ. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

12. Thường làm việc với cao nhất là không buông lung, nhưng cũng chưa dứt trừ hết phiền não. Ấy là việc gian nan của Bồ-tát.

Nếu các Bồ-tát gặp những việc gian nan như vậy, thì phải xem xét coi khinh trọng ra sao mà lập ra phương tiện cho thích ứng với mỗi hoàn cảnh, hoặc phải lựa chọn Bổ-đặc-già-la, hoặc nên gắng sức, thâu nhiếp rồi tùy duyên mà chuyển đổi đi. Nếu phát chánh nguyện, hoặc hế tâm không cho buông lung, hoặc trụ tâm quán sát mạnh mẽ, bất sinh tâm

mệt mỏi mà tự an nhẫn. Hoặc do tâm thương xót mà sinh tâm buông xả hết các gian nan. Hoặc phát khởi siêng năng hăng hái. Hoặc lại suy nghĩ tìm phương tiện. Như thế, là những thứ đối trị khéo léo.

Bậc Đại Bồ-tát dù gặp những gian nan như vậy hiện ra ngay trước mắt, nhưng không run sợ, tự mình thoát khỏi.

Lại nữa, có năm tướng Bồ-tát chân thật. Do thành tựu những tướng ấy cho nên được xếp vào số Bồ-tát. Năm tướng là yêu thương chúng sinh, thường nói bằng lời ngọt ngào, việc làm thì cương quyết, rộng tay bố thí ban ơn tuệ, khéo phân tích những ý nghĩa sâu rộng.

– Thương xót có hai tính:

  1. Lạc dục.
  2. Chánh hạnh.

Nói lạc dục nghĩa là Bồ-tát làm lợi ích, và khởi ý niệm an vui đối với các chúng sinh. Nói chánh hạnh nghĩa là đối với các chúng sinh, Bồtát theo sự ham muốn của họ rồi tùy sức, tùy khả năng mình, dùng thân, lời nói việc làm giáo hóa gom họ về. Đó gọi là thương xót.

– Lời nói dịu dàng là nói ơn đức, vui mừng, an ủi, thí dụ. Đó gọi là Bồ-tát thường nói lời dịu dàng đối với các chúng sinh.

– Việc làm cương quyết là hăng hái không run sợ, có sức mạnh vượt hơn. Đó gọi là Bồ-tát với những việc làm cương quyết.

– Thực hành bố thí ban ơn tuệ là Bồ-tát làm việc bố thí rộng lớn, làm bố thí với tâm không đắm nhiễm thì đó gọi là Bồ-tát rộng bố thí ban ơn tuệ.

Nếu Bồ-tát thường khéo phát khởi bốn vô ngại giải, chánh phương tiện trí đó gọi là Bồ-tát khéo phân tích, tự thể những ý nghĩa sâu rộng.

Lại có năm tướng thù đặc và không thù đặc của Bồ-tát, như ở trước đã nói, trong phẩm thâu nhiếp nghĩa tịnh.

Lại nữa, nay sẽ nói về sự lựa chọn cao vượt đối với công đức nương vào Đại thừa.

Tụng rằng:

Chủng tánh Như lai nói,
Nhiều Phật trong một thừa.
Năm thứ và mười thứ,
Sáu, sáu thứ đạo lý.

Luận chép: Trong ngôn giáo Đại thừa chia chủng tính khác nhau, ấy là Như lai nói. Trong một thời gian nào đó, có nhiều Phật ra đời đều là dòng họ Nhất thừa. Theo thứ lớp ấy, có năm thứ, mười thứ (giống) sáu thứ, sáu thứ là đạo lý, nên biết.

Hỏi: Thế nào là năm thứ đạo lý về sự khác nhau của dòng họ?

Đáp: Do tất cả thế giới đều khác nhau, nên có thể được. Hữu tình không chủng tánh thì không hợp lý. Cùng loại mà thí dụ, không hợp lý, mà khác loại thí dụ cũng không hợp lý. Bởi ngay đây, không phải là pháp Niết-bàn, nên không hợp lý.

Hỏi: Vì sao tất cả cõi khác nhau có thể được? Theo những gì mà Phật nói là các cõi hữu tình có nhiều cõi khác nhau chứ không phải chỉ có một cõi hữu tình. Có cõi hữu tình dưới kém, cũng như có cõi hữu tình cao đẹp. Có chủng tính thuộc cõi hữu tình như thừa Thanh văn nhập Niết-bàn và có chủng tính thuộc cõi hữu tình không nhập Niết-bàn.

Hỏi: Vì sao hữu tình không có chủng tánh thì không hợp lý? Điều ấy không thể nói, do đạo lý nầy cũng không nói có được một thứ hữu tình không có cội gốc. Vì sao? Vì không có chủng tánh thì như đất ngoài ka, không phải hữu tình.

– Vì sao cùng loại thí dụ, không hợp lý? Nghĩa là không nên nói chủng loại có thể thay đổi như Sát-đế-lợi chẳng phải là Sát-đế-lợi. Nalạc-ca không phải là Na-lạc-ca do tính chất cõi ấy có thể thay đổi. Như vậy, chủng tính nhập Niết-bàn, không nhập Niết-bàn, cũng có thể thay đổi. Vì sao? Vì Sát-đế-lợi và Na-lạc-ca đều có đầy đủ tất cả chủng loại, giới tính, và giới tính cõi ấy.

Hai thứ nhập Niết-bàn và không nhập Niết-bàn, chủng tính nó trái nhau. Nếu nó không có các giới tính thì phải rốt ráo không thể hồi chuyển. Cho nên cùng loại thí dụ là không hợp lý.

– Vì sao các loại thí dụ, không hợp lý? Nghĩa là không thể nói như đối với từng địa phương, xứ sở, hoặc ở nhưng nơi ấy, trước đây có các chủng loại khóang sản như vàng, bạc, đồng, muối, sắt, v.v… nhưng sau nầy lại không có, hay trước đây không sau lại có. Cũng thế pháp nhập Niết-bàn, chủng tính nó, cũng trước có sau không, hay trước không sau có? Vì sao? Vì nếu có lý đó thì thuận phần giải thoát sẽ không gặt được quả gì hết. Cho nên khác loại, thí dụ không hợp lý.

Vì sao ngay đây, không phải là pháp nhập Niết-bàn nên không hợp lý? Là không nên nói ngay trong đời hiện tại, dù không phải pháp nhập Niết-bàn, nhưng ở đời khác lại có thể thay đổi thành pháp nhập Niết-bàn. Vì sao? Vì không có chủng tính nhập Niết-bàn.

Lại nữa, nếu ở đời nầy, trước đã từng chứa góp gốc lành của thuận phần giải thoát thì vì sao không gọi nó là pháp nhập Niết-bàn? Nếu trong đời sống nầy, trước hoàn toàn chưa chứa góp gốc lành của thuận giải thoát phần thì làm thế nào lại có khả năng nhập Niết-bàn?

Thế cho nên chắc chắn có chủng tính hữu tình không phải nhập Niếtbàn.

Hỏi: Nên biết, ngôn giáo Đại thừa là những gì mà Phật nói?

Đáp: Do mười thứ nguyên nhân:

  1. Do trước kia, Phật không thọ ký.
  2. Do nay không thể biết.
  3. Do đã làm nhiều việc.
  4. Do nghiệp chướng rất nặng.
  5. Do không phải cảnh giới tầm tứ. Bởi trước đã không nghe nói đến, tất nhiên không thể tìm tòi suy nghĩ gì được. Cho nên bảo ngôn giáo Đại thừa là do ai, khác nói là không hợp lý.
  6. Vì chứng đại giác, nếu chưa thành Phật mà có thể nói lời Phật dạy là không hợp lý.
  7. Vì không có lỗi của thừa thứ ba.
  8. Đây nếu không có thì không có bậc Nhất thiết trí, điều ấy thành lỗi.
  9. Duyên theo đây làm cảnh, suy nghĩ như lý để đối trị tất cả phiền não.
  10. Không theo lời nói mà nắm bắt ý kia.

Hỏi: Làm sao biết được cùng lúc có nhiều Đức Như lai ra đời?

Đáp: Vì sáu nguyên nhân:

  1. Do vô lượng hữu tình, trong một lúc, cùng phát nguyện đại giác ngay trong hiện tại cũng có thể có được.
  2. Do vô lượng hữu tình cùng tu tập phương tiện tư lương Bồ-đề, hiện tại vẫn có thể được.
  3. Nếu bảo là chướng ngại nhau thì không hợp lý.
  4. Do tư lương Bồ-đề cùng lúc đều tròn đầy và đều xuất hiện ở thế gian là rất hợp lý.
  5. Nếu bảo là xuất hiện thứ lớp là không hợp lý.
  6. Nếu bảo hoàn toàn không có ai thành Phật thì không hợp lý.

Hỏi: Vì sao Như lai chỉ nói Nhất thừa?

Đáp: Do sáu nguyên nhân:

  1. Do giáo pháp Như lai đều được ước tính theo tướng không khác nhau mà nói ra.
  2. Do nói cách ước lược về hành tướng vô phân biệt.
  3. Do chúng sinh vô ngã và pháp vô ngã bình đẳng.
  4. Do giải thoát bình đẳng, nghĩa là người tìm kiếm chỗ khác, nên có sự phân biệt luống dối. Phiền não bị đối trị và pháp tính sở duyên, không trái nhau.
  5. Do khéo léo có thể biến hóa an trụ.
  6. Do hạnh đã rốt ráo.

Lại nữa, Tụng rằng:

Công năng mầu Chư Phật,
Quả kia, độ thanh tịnh,
Giải thoát và pháp thân,
Đều không nghĩ, Vô thượng.

Luận chép: Tất cả Như lai đều có công năng bình đẳng đối với các việc mình làm. Và kết quả của công năng đó, là cõi nước rất thanh tịnh. Thân giải thoát và pháp thân của tất cả Chư Phật đều bình đẳng, đều không thể nghĩ bàn và đều không ai bằng, nên biết.

Lại nữa, Tụng rằng:

Dù không dùng gia hạnh,
Trước, nguyện lực đã dẫn,
Nương vô vi phát khởi,
Việc làm không hai tướng.

Luận chép: Nương vào pháp thân vô vi, dù không dụng công gia hạnh, nhưng vì sức mạnh của bản nguyện dẫn phát cho nên nhậm vận phát khởi tất cả Phật sự mà Như lai đã làm, như hành giả xuất định Diệt tận. Nên biết , Phật sự đã khởi xướng kia, hình tướng nó là không cùng tận. Không phải tướng sinh tử, cũng không phải tướng Niết-bàn.

Thế nào là tạng Tố-đát-lãm? Thế nào là tạng Tỳ-nại-da? Thế nào là tạng Ma-đát-lý-ca.

Tụng đáp:

Giảng nói các pháp sự,
Biệt giải thoát phân biệt.
Các pháp tướng mười một.
Là tạng gốc Kinh Luật.

Luận chép: Chư Phật, Thế Tôn chỉ nương vào các việc làm sáng tỏ các pháp. Đó gọi là tạng Tố-đát-lãm .

Hỏi: Thế nào là nhiếp sự?

Đáp: Là bốn sự, chín sự, hai mươi chín sự. Bốn sự là gì? Là nghe, hướng về, học và Bồ-đề. Chín sự là:

  1. Sự giả lập hữu tình.
  2. Sự thọ dụng của hữu tình.
  3. Sự sinh khởi của hữu tình.
  4. Sự sinh rồi trụ của hữu tình.
  5. Sự ô nhiễm và thanh tịnh của hữu tình.
  6. Sự khác nhau của các hữu tình.
  7. Sự của người năng nói.
  8. Sự của pháp được nói.
  9. Sự về chúng hội, v.v…

– Hai mươi chín thứ sự là trùm nhiếp chín sự. Theo phẩm Tạp Nhiễm trong kinh, có nói bốn sự là:

  1. Sự thâu nhiếp các hạnh.
  2. Sự ngay trong đây chuyển biến theo thứ lớp.
  3. Ngay trong đây, sau khi lập ra tưởng chúng sinh thì chuyển biến là nhân.
  4. Ngay trong đây, sau khi lập ra pháp tưởng thì chuyển biến là nhân.

Lại nữa, theo phẩm thanh tịnh nói, có hai mươi lăm sự là:

  1. Sự an trụ đối với cảnh sở duyên.
  2. Sự cần cù khó nhọc trong đây.
  3. Sự tâm an trụ.
  4. Sự hiện pháp lạc trụ.
  5. Sự duyên vào phương tiện để giải thoát các khổ lụy.
  6. Sự hiểu biết khắp về hữu tình.
  7. Sự nầy có ba thứ là hiểu biết cùng khắp mang chất điên đảo theo nơi chốn. Dựa vào tưởng của hữu tình đối với các hành động tà vạy của hữu tình bên ngoài mà hiểu biết cùng khắp dựa vào nơi chốn. Còn bên trong thì nương vào nơi chốn hiểu biết cùng khắp nhằm lìa bỏ tăng thượng mạn.
  8. Sự tu tập dựa vào nơi chốn.
  9. Sự tác chứng.
  10. Sự tu tập.
  11. Sự vững chắc của hữu tình.
  12. Sự hành tướng của hữu tình.
  13. Sự sở duyên của hữu tình.
  14. Sự quán xét khéo léo về đoạn hay chưa dứt phiền não.
  15. Sự tán loạn của hữu tình.
  16. Sự không tán loạn của hữu tình.
  17. Sự nương vào nơi không tán loạn.
  18. Sự tu tập không mỏi mệt bằng phương tiện không xa lìa.
  19. Sự tu tập thắng lợi.
  20. Sự vững chắc của hữu tình.
  21. Sự thâu nhiếp hạnh hiền Thánh.
  22. Sự thâu nhiếp hạnh quyến thuộc của hiền Thánh.
  23. Sự thông đạt chân thật.
  24. Sự chứng Niết-bàn.
  25. Sự khéo giảng nói đúng chánh pháp, luật thâu nhiếp được chánh kiến về thế gian, vượt hơn chánh kiến bên ngoài.
  26. Sự lui sụt bởi không tu tập luật, pháp.

Ở đây do việc khéo nói pháp, luật nhưng không tu tập nên gọi là lui giảm. Điều ấy chẳng phải lỗi do tà kiến.

Lại nữa, Phật Thế Tôn vì các Thanh văn, và các Bồ-tát mà nói biệt giải thoát và phân biệt rộng các pháp tương ưng với biệt giải thoát. Đây gọi là tạng Tỳ-nại-da. Trong đây, do bảy thứ tướng lược thâu nhiếp Biệt giải thoát của Bồ-tát nên biết:

  1. Giảng nói thọ trì qui tắc.
  2. Giảng nói Ba-la-xà-dĩ-ca xứ.
  3. Giảng nói về sự hủy phạm.
  4. Giảng nói về thể tính của sự trái phạm.
  5. Giảng nói về thể tính của sự không trái phạm.
  6. Giảng nói về việc ra khỏi chỗ hủy phạm.
  7. Giảng nói về sự xả bỏ luật nghi.

Lại nữa, Phật, Thế Tôn đã dùng mười một thứ tướng phân biệt sáng tỏ, chỉ bày các pháp, đó gọi là tạng Ma-đát-lý-ca. Mười một thứ tướng là:

  1. Tướng Thế tục đế.
  2. Tướng Thắng nghĩa đế.
  3. Tướng sở duyên vào của pháp Bồ-đề phần.
  4. Tướng của việc làm nầy.
  5. Tướng tự thể của việc làm nầy.
  6. Đắc tướng của quả nầy.
  7. Tướng lãnh thọ sự sáng tỏ nầy.
  8. Tướng pháp chướng ngại nầy.
  9. Tướng thuận theo pháp nầy.
  10. Tướng lỗi nầy.
  11. Tướng khen ngợi nầy.

– Tướng thế tục là, nên biết, giảng nói Bổ-đặc-già-la, giảng nói tự tính của biến kế sở chấp. Giảng nói tướng tác dụng nghiệp đầy đủ của các pháp.

– Tướng thắng nghĩa: nên biết, giảng nói bảy tướng chân như Bồđề phần.

– Tướng sở duyên: nên biết, giảng nói tất cả các thứ được biết.

– Hành tướng nầy là, nên biết, giảng nói hạnh quán sát, tám hạnh ấy là:

  1. Công hạnh quán sát đế.
  2. Công hạnh quán sát lập ra.
  3. Công hạnh quán sát lỗi.
  4. Công hạnh quán sát công đức.
  5. Công hạnh quán sát lý thú.
  6. Công hạnh quán sát sự trôi lăn.
  7. Công hạnh quán sát đạo lý/
  8. Công hạnh quán sát rộng, lược.

– Đế nghĩa là chân như.

– Lập ra là như lập ra Bổ-đặc-già-la, hay lập ra tự tính biến kế sở chấp, hoặc lập ra vấn đề ghi chép luận là một mặt phân biệt, một mặt hỏi lại. Hay lập ra ghi chép về ẩn mật và hiện rõ.

– Lỗi là những gì mà Phật nói về pháp tạp nhiễm, không phải các thứ lỗi lầm khác nhau.

– Công đức là: Như những gì mà Phật nói về pháp thanh tịnh, chẳng phải các thứ thắng lợi khác nhau.

– Lý thú là, có sáu thứ lý thú, như phẩm Thâu nhiếp sự đã nêu.

– Trôi lăn là: ba đời, ba cõi là tướng và bốn duyên.

– Đạo lý là bốn thứ đạo lý:

  1. Đạo lý quán đãi.
  2. Đạo lý tác dụng.
  3. Đạo lý chứng thành.
  4. Đạo lý pháp nhĩ.

Do các nhân, các duyên nên các hành sinh khởi và tùy lúc hiện rõ. Đó gọi là quán đãi đạo lý.

Do các nhân, các duyên nên các pháp được chứng đắc hoặc thành tựu tròn đầy.

– Hữu tình đã sinh khởi có khả năng gây ra nghiệp dụng, đó gọi là đạo lý tác dụng.

Do các nhân, các duyên nên đã lập, đã nói, đã nêu ý nghĩa lên, mà được thành lập, được hiểu đúng đắn thì đó gọi là đạo lý chứng thành.

Ở đây lại lược, có hai thứ:

  1. Thanh tịnh.
  2. Không thanh tịnh.

– Thanh tịnh là do năm tướng, không thanh tịnh do bảy tướng, năm tướng thanh tịnh là:

  1. Tướng hiện lượng đã có được.
  2. Tướng nương vào hiện lượng đã có được.
  3. Tướng dẫn tự loại thí dụ.
  4. Tướng thành tựu.
  5. Tướng khéo thanh tịnh ngôn giáo.

Trong đây, các hoạt động đời sống đều có tính chất vô thường, tính chất tất cả đều khổ, tính chất vô ngã trong tất cả pháp, đó là hiện lượng ngay đời nầy có thể có được. Các loại như vậy, đều gọi là Tướng sở đắc của hiện lượng.

– Tất cả hành đều có tính chất sát-na, có tính chất đời sau, có tính chất không hoại mất của nghiệp tịnh, bất tịnh. Đây là dựa vào vô thường thô mà có được hiện lượng. Dựa vào các nghiệp khác nhau của hữu tình là hiện lượng có được. Và, nương vào nghiệp vui, khổ, tịnh, bất tịnh của các hữu tình là cái có được của hiện lượng. Từ cái có được của hiện lượng mà so sánh nó với pháp không hiện thấy thì gọi là nương vào Tướng sở đắc của hiện lượng.

– Nếu các hành trong ngoài, đưa cả thế gian cùng hiểu được tướng sinh diệt. Nó đưa cả thế gian cùng hiểu được tướng sinh khổ, đưa cả thế gian cùng hiểu được tướng sinh không tự tại. Và, đối với sự vật bên ngoài, nó đưa cả thế gian cùng hiểu được tướng hưng thịnh và suy tàn.

Các loại như vậy, gọi là tướng dẫn pháp tự loại thí dụ, tức là Tướng sở đắc và dẫn phát tướng tự loại thí dụ của hiện lượng. Hai tướng nầy đã được thành lập với một bề quyết định. Nên biết, đó là tướng thành tựu.

– Ngôn giáo là do bậc Nhất thiết trí nói, như nói Niết-bàn vắng lặng. Các loại như vậy đều gọi là tướng ngôn giáo thiện thanh tịnh. Trong đây, có năm tướng có khả năng tiêu biểu cho bậc chân thật Nhất thiết trí, năm thứ tướng là:

  1. Đức Nhất thiết trí nào ra đời tại thế gian nầy thì chính thật tên tuổi vang dội khắp thế gian.
  2. Đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu.
  3. Thành tựu mười lực, cắt đứt tất cả lưới nghi ngờ của các hữu tình.
  4. Tự xưng có đủ bốn pháp không sợ. Không bị đè bẹp bởi tất cả câu hỏi của luận sư khác. Trái lại, có khả năng xô ngã tất cả các luận khác.
  5. Đối với pháp luật tám chi Thánh đạo và Bốn quả Sa-môn đều có thể chứng đắc. Vì xuất hiện như vậy, vì tướng như vậy, vì cắt lưới nghi như vậy, vì lập, phá như vậy, vì đạo quả như vậy, cho nên năm tướng tiêu biểu ấy là tướng của bậc Nhất thiết trí chân thật, đối với đạo lý chứng thành như vậy.

Do hiện lượng, do tỉ lượng, do thí dụ, do thành tựu, do chí giáo do năm tướng nầy nên gọi là thanh tịnh.

– Bảy tướng không thanh tịnh là:

  1. Tướng sở đắc của loại đồng phần khác.
  2. Tướng sở đắc của loại dị phần khác.
  3. Tướng sở đắc của tất cả đồng loại.
  4. Tướng sở đắc của tất cả dị loại.
  5. Tướng dẫn đến thí dụ khác loại.
  6. Tướng không thành tựu.
  7. Tướng ngôn giáo không thanh tịnh.

– Nếu tất cả pháp mà ý thức biết được thì gọi là tướng sở đắc về tất cả cùng loại.

– Như tướng mạo, như tự thể, như nghiệp, như pháp, như nhân, như quả, tướng đồng, khác hay tùy một phần còn lẫn trong tướng đồng, dị, đó gọi là tướng sở đắc của phần khác, đồng dị loại. Hoặc quyết định còn lộn với tướng khác thì đó gọi là tướng sở đắc của tất cả dị loại.

– Hoặc gồm thí dụ có tướng sở đắc của đồng loại thành phần khác và có tướng sở đắc của tất cả dị loại, bởi tướng nầy đối với nghĩa đã thành lập, không quyết định, nên gọi là tướng không thành tựu.

– Hoặc cùng thí dụ, có tướng sở đắc của dị loại thuộc thành phần khác và có Tướng sở đắc của tất cả đồng loại, do tướng nầy đối với nghĩa đã thành lập, không quyết định, nên cũng gọi là tướng không thành tựu. Vì không thành tựu nên gọi là đạo lý quán sát không thanh tịnh, quán sát nầy không thanh tịnh cho nên phải tu tập.

– Tướng ngôn giáo không thanh tịnh là tự tính ngôn giáo không thanh tịnh, nên biết.

– Pháp nhĩ đạo lý: Dù Như lai có xuất hiện ra đời hay không thì pháp tính của pháp giới vẫn an trụ như vậy, không hề thay đổi. Đó gọi là đạo lý pháp nhĩ.

– Nói lược và rộng là trước chỉ nói một câu pháp, về sau dùng vô lượng câu để lần lượt phân biệt sáng tỏ đến cùng.

– Tướng tự thể nầy, nghĩa là năng thủ hoặc hành trì, hoặc là duyên vào pháp Bồ-đề phần, bốn niệm trụ,v.v… Đó gọi là tướng tự thể.

– Chứng đắc quả tướng nầy là quả dứt trừ phiền não thế gian và xuất thế gian, và đưa đến công đức phát sinh ở thế gian và xuất thế gian. Đó gọi là tướng của quả nầy.

– Đây là nhận lãnh tướng sáng tỏ, nghĩa là do trí giải thoát, tức là nhận lấy tướng quả sở đắc nầy và rộng vì người nói rõ tướng nó. Đó gọi là nhận lấy tướng sáng tỏ.

– Tướng chướng ngại pháp nầy nghĩa là như trong khi tu tập pháp Bồ-đề phần, có thể bị chướng ngại bởi pháp nhiễm ô thì đó gọi là tướng chướng ngại pháp nầy.

– Đây là tướng pháp thuận theo nghĩa là đối với pháp Bồ-đề phần nầy, có khả năng thuận theo nên có thể làm được nhiều việc khác. Đó gọi là tướng thuận theo pháp nầy.

– Tướng lỗi là tất cả lỗi chướng ngại, đó gọi là tướng lỗi.

– Đây là tướng khen ngợi, là pháp thuận theo tất cả công đức đã có. Đó là tướng khen ngợi nầy.

– Thuận theo tất cả nơi chốn nghĩa là Chư Phật, Thế Tôn đã dùng mười một tướng để phân biệt sáng tỏ, chỉ bày các pháp. Đó gọi là Mađát-lý-ca.

Lại nữa, tụng rằng:

Các tướng và đoạn diệt,
Phương tiện không hoại mất.
Hai quả khác nhau kia,
Là nghĩa lược các kinh.

Luận chép: Nên biết, có năm nghĩa lược nói trong các kinh, là:

  1. Tướng.
  2. Đoạn diệt.
  3. Phương tiện không hoại mất.
  4. Hai quả kia.
  5. Khác nhau về tướng, v.v…

Nói lược năm nghĩa nầy, như kinh Thiện Sinh đã nói: “Phật bảo Thiện Sinh là người thuộc dòng họ, có hai thứ sự đều tốt đẹp. Tướng tốt đẹp nầy bị cắt đứt do hai thứ là ham muốn và lấy sự đoạn diệt và nương vào sự. Lấy sự đoạn diệt là đây nói thường có hai thứ sáng tỏ, hai thứ phương tiện không hoại mất, đó là cạo râu tóc cho đến xuất gia, dứt hết các lậu cho đến giác thọ, biết sinh tử của ta đã hết, cho đến nói rộng.

– Hai quả kia là quả phương tiện không hoại mất, tính vắng lặng khác nhau. Có năm thứ vắng lặng khác nhau là:

  1. Mọi trói buộc đã vắng lặng.
  2. Vắng lặng do lìa dục, thế gian.
  3. Vắng lặng do thuận phần dưới.
  4. Vắng lặng do thuận phần trên.
  5. Nương vào sự mà vắng lặng.

Do làm sáng tỏ các tướng công đức nầy, nên trong kinh Thiện Sinh nói kệ như sau:

Các Bí-sô khéo giỏi,
Vắng lặng lìa các lậu,
Lìa dục, lìa trói buộc,
Không nắm giữ Niết-bàn,
Gìn giữ thân sau rốt,
Hàng phục các thứ ma.

Lại nữa, Tụng rằng:

Lược nói đạo Du-già,
Duyên được nghe chánh pháp,
Xa-ma-tha và quán,
Nương ảnh tượng thành tựu.

Luận chép: Nên biết, nếu nói lược, đạo Du-già là thuộc về, học rộng, lấy chánh pháp làm cảnh giới, mà Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na là tự thể. Nương vào ảnh tượng và nương vào sự mà thành tựu. Như Đức Bạc-già-phạm nói: Có năm pháp có thể thâu nhiếp tất cả hành giả Dugià và các Du-già địa, nghĩa là giữ gìn tấm gương cho tuyệt sáng và chuyển y. Nên biết: Nghe chánh pháp là giữ gìn được sở duyên. Đó là trụ vào chỉ quán là làm sáng tỏ ảnh tượng. Đó là thành tựu sự soi gương và chuyển y.