LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO

Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân.
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 14

PHẨM 3: THÀNH THIỆN XẢO

Lại nữa, thể của luận nầy, trong chín việc, phải khéo biết rõ bảy thứ thiện xảo. Bảy thứ đó là, Tụng rằng:

Đối các uẩn, xứ, giới,
Và các pháp duyên khởi,
Đế xứ, phi xứ, căn.
Việc thiện xảo nên biết.

Luận chép: Người an trụ trong chánh pháp, phải khéo thông suốt bảy việc thiện xảo ấy.

Hỏi: Vì sao chỉ lập bảy thứ thiện xảo?

Đáp: Kẻ ngu ở thế gian thường chấp như vậy; tụng rằng:

Thân là tự tại thảy,
Thân vô nhân vẫn sống,
Trôi lăn tạo các nghiệp,
Và hai thứ tăng thượng.

Luận chép: Do không khôn khéo đối với các uẩn nên chấp tự thể các uẩn là thân mình. Đối với các giới vì không khôn khéo mới chấp thân mình là tự tại, cho đó là nhân sẽ sinh ra thân nầy, hoặc chấp thân nầy tự nhiên có, không do nhân nào cả. Ấy là do không biết thân nầy sinh từ nhân hạt giống của mình. Vì sao?

Từ hiện tượng, công năng hạt giống, nhân của dòng giống, v.v… gọi là khác nhau, vì không khéo nhận thức những vấn đề ấy, nên chấp có thân, rồi dựa vào đó chấp lấy cảnh giới bên ngoài.

– Do không khéo nhận thức lý duyên khởi, nên chấp có thân nên phải trôi lăn trong sinh tử. Do không khéo nhận thức về năng nhận thức và sở nhận thức, cho nên chấp có thân nầy, đó là khả năng tạo các nghiệp.

Do không khéo nhận thức về giác quan và sự thật, nên chấp có hai thứ tăng thượng thân, là tăng thượng nghiệp quả của yêu mến và không yêu mến, và tăng thượng thanh tịnh, ô nhiễm. Do không khéo biết hai đế khổ, tập nên chấp có nhiễm ô tăng thượng. Do không khéo biết hai đế diệt, đạo nên chấp có thanh tịnh tăng thượng.

Bài tụng rằng:

Sinh khởi với thân thảy,
Thật ngã sở nắm giữ,
Người trôi lăn, người tạo,
Với các nghĩa tăng thượng.
Nhiễm ô hay thanh tịnh,
Sinh bảy thứ ngu si,
Đối trị chúng, nên biết,
Gồm trong bảy thiện xảo.

Luận chép: Như trước nói chung hai thứ tăng thượng để rạch ròi làm sáng tỏ hai thứ ngu si, là tăng thượng nghĩa ngu si và ô nhiễm, thanh tịnh ngu si. Dựa vào đâu mà chuyển thành ngu si của bảy thứ thân?

Tụng rằng:

Lầm chấp thân là ngã,
Nương vào các căn trụ
Hồi chuyển ở cảnh giới,
Thọ dụng ái phi ái
Dựa trụ theo lời nói,
Người tạo nghiệp, người giác,
Do vì uẩn khác nhau,
Thấy chung là một thân.

Luận chép: Thân là kết quả của ngu si. Do không thấu hiểu biết thể của sắc uẩn, nên chấp có một cái ta, nương vào năm giác quan rồi lan cả ra thế giới. Do không nhận biết được thể của thọ uẩn, nên chấp có chủ thể cảm thọ, sống với tất cả việc bằng yêu mến và ghét bỏ. Do không nhận thức được thể của tưởng uẩn, nên chấp có ngã, chấp trước theo ngôn ngữ, nhưng không biết tưởng là nương theo lời nói. Như Đức Bạc-già-phạm nói: “Như Những gì họ tưởng đều lên lời nói”. Do không nhận thức được thể của hành uẩn, cho nên chấp có người làm ra. Do không nhận thức được thể của thức uẩn, cho nên chấp có người biết. Chẳng phải chỉ có thức thôi, cả thế gian, đều cho người ta có cái biết, nghĩ đến, là do thể của thức uẩn. Người ngu nhận thức như vậy cho nên đối với tất cả tướng khác nhau của uẩn, gộp chung thành thân nầy, kẻ ngu chấp giữ cho đó là thân mình, lấy nó làm bản ngã của mình. Lại 302 nữa, cùng lúc phát sinh tư tưởng ngu.

Tụng rằng:

Nhân mê lầm ban đầu,
Chấp thường, nhân, vô nhân.

Luận chép: Kẻ ngu ở đời cho tất cả những gì của thân đều do nhân ban đầu sinh ra lầm lạc, rồi chấp có nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng, cho nhân bất bình đẳng ấy là do trời Tự Tại thường còn, là tự tính của trời Tỳ-sắt-nổ. Hoặc họ nói không có nhân nào cả, nghĩa là bác bỏ, không có bất cứ cái gì là nhân thể để sinh ra. Lại nữa, cái mà người ngu chấp trước là cái ngã thường còn.

Tụng rằng:

Ngã nắm giữ các căn,
Năng xúc và năng thọ.

Luận chép: Chấp ngã nắm giữ các căn, đưa đến xúc chạm, cảm xúc xuôi theo khổ, cảm xúc xuôi theo vui, là lãnh thọ cả khổ, vui. Lại nữa, trôi lăn tác giả tăng thượng nghĩa và ô nhiễm thanh tịnh của người ngu là chấp trước vào mỗi phần khác nhau của thân rồi cho đó là ta.

Tụng rằng:

Từ chỗ sinh tử nầy,
Chấp có kẻ trôi lăn,
Kẻ tạo pháp, phi pháp,
Và quả tăng thượng kia,
Tu tập theo hạnh tà,
Chấp có người ô nhiễm,
Với tu tập chánh hạnh,
Vọng chấp người giải thoát.

Luận chép: Kẻ ngu si kia, từ mỗi chỗ sinh tử chấp có một cái ngã thật trôi lăn trong vòng sinh tử, tức từ cái ngã thật nầy, nó làm ra nghiệp tốt xấu cho đời sau, tức là bản ngã thật nầy, phải hứng chịu thẳng thắn quả kia. Kết quả phát sinh kia chính là ngã thật nầy. Dựa vào quả báo ấy, tu hành theo lối tà vạy, thì chấp cho là nhơ bẩn, tu theo chánh hạnh thì cho đó là giải thoát.

Tụng rằng:

Phật chưa hiện ra đời,
Ngu si Cũng thế chuyển,
Từ khi Phật ra đời,
Nói bảy thứ thiện xảo.

Luận chép: Trong bài tụng nầy, làm sáng tỏ, theo thời gian cũng thế, những gì tương ưng với ngoại đạo ngu si của chúng sinh, đều bị tiêu diệt hết. Do bảy thứ thiện xảo nầy được nói ra, không chung cho tất cả các ngoại đạo. Trong đây, uẩn khéo léo là gì?

Tụng rằng:

Biết đời thảy khác nhau,
Trừ được một hợp tưởng,
Tức lìa và giải thoát.
Chúng sinh không thật có,
Nhiều thứ và tổng lược,
Đều có chuyển khác nhau.
Trí tăng thêm tổn giảm,
Uẩn thiện xảo nên biết.

Luận chép: Đời khác nhau là các uẩn đến đi, thể tính khác nhau. Như Đức Bạc-già-phạm nói: “Tất cả sắc dù ở quá khứ, dù ở vị lai, dù ở hiện tại, dù ở trong hay ở ngoài, dù thô hay tế, dù hơn hay kém, dù xa hay gần cho đến nói rộng, đều phải được nhận thức sáng tỏ bằng trí tuệ cao cả. Bỏ hết các uẩn chỉ thâu nhiếp một hợp tưởng, ấy là hoàn diệt. Lại nữa, không thể tìm thấy tính chất của Bổ-đặc-già-la trong các uẩn. Vì sao? Ngay đây, trong các uẩn, chúng sinh đã không nắm bắt được, lìa uẩn ra, chúng sinh cũng không nắm bắt được, giải thoát khỏi uẩn chúng sinh cũng không nắm bắt được”. Như Đức Bạc-già-phạm bảo Tây-nhĩ-ca: “Ông thấy Như lai trong sắc uẩn chăng? Cho đến, ông thấy Như lai trong thức uẩn chăng?” Tây-nhĩ-ca đáp: Thưa không, thưa Kiều-đáp-ma! Như vậy, cho đến nói rộng. Trong các kinh nói sắc uẩn,v.v… dù chung hay riêng, Bổ-đặc-già-la vẫn không nắm bắt được. Nay ở đây, chỉ nói lược: Chung cho năm uẩn là hoàn toàn không thể nắm bắt được. Như vậy, đã nói, khi biết rõ tướng khác nhau của sắc, v.v… thì có khả năng xa lìa những gì phải đối trị ấy, là chấp tăng ích. Phải khéo biết rõ về tướng chung và tướng riêng của các uẩn.

Lại nữa, uẩn có nghĩa là chứa nhóm, phải khéo biết rõ nghĩa chứa nhóm, gọi là uẩn thiện xảo. Nghĩa chứa nhóm nầy, lại có bốn thứ là nghĩa về nhiều thứ, nghĩa tông, nghĩa lược, nghĩa cùng chuyển biến, nghĩa tăng ích, tổn giảm. Trong đây, làm sáng tỏ tự thể các uẩn và cắt đứt các ngăn che của nó một cách thắng lợi, đó gọi là Uẩn thiện xảo.

Thế nào gọi là giới thiện xảo?

Tụng rằng:

Do thấy ba nhân sinh,
Gọi là giới thiện xảo,
Hạt giống từ vô thỉ,
Nên sinh khởi nhiều thứ.
Do đây, và ở đây,
Nắm bắt không thể được,
Nương theo trí mình thành,
Xua tan tính thấp hèn.

Luận chép: Do quán xét ba pháp căn, cảnh, thức từ tự nhân mà sinh. Đó gọi là giới thiện xảo. Vì sao? Do các pháp ấy đã trôi lăn từ vô thỉ, sinh lên từ hạt giống ngày càng nhiều, rồi tiếp tục sinh lên nhiều thứ. Phải biết sinh lên nhiều như vậy, như kinh nói: Không phải là một giới. Nhiều thứ sinh lên ấy, như kinh nói: nhiều thứ giới.

Lại nữa, dù nương vào các căn đối với các cảnh, cái ngã năng nắm bắt kia, ta cũng không nắm bắt được. Nên biết, những gì được làm ra đều căn cứ vào mình mà thành lập, chứ không do trời Đại Tự tại. Do vậy, bất cứ chuyện gì ta muốn làm, không nên sinh tư tưởng thấp kém rồi ung dung tu tập theo đó. Trong bài tụng nầy, chỉ bày cho ta biết tự thể của giới thiện xảo và kết quả thắng lợi do cắt đứt các ngăn che của giới ấy. Đó gọi là giới thiện xảo.

Thế nào là xứ thiện xảo?

Tụng rằng:

Biết các xúc, các thọ,
Do hai cửa sinh ra,
Vì nương vào xúc,
Phải biết xứ thiện xảo,
Như pháp xứ, thiên xứ,
Chỗ nương của sau sau,
Do nơi thế tục đế,
Biết rõ hai thứ tính.

Luận chép: Do biết rõ thể của cửa sinh ra xúc, nên lập ra hai xứ, là căn và cảnh. Như vậy, do ý nghĩa là năng sinh nên gọi là xứ. Như ở đời, tu tập pháp lành nên gọi là pháp xứ. Lại nữa, khi biết rõ các cảm thọ đều nướng vào xúc, nên lập ra xúc là chỗ nương của thọ. Với ý nghĩa là một nơi ở như vậy nên gọi là xứ. Như ở trên thế gian nầy, là chỗ của trời, nên gọi là thiên xứ. Hơn nữa, khi hai pháp xúc, thọ sinh, thì nương theo thế tục, biết có hai tính, ấy là xúc, ấy là thọ, do xúc có khả năng xúc chạm, còn cảm nhận là có khả năng lãnh nạp. Trong đây, đứng trên ý nghĩa cao tột mà chỉ rõ xúc ấy, thọ ấy, đều không thể nắm bắt được. Nhưng nói theo thế tục đế thì cả cái ấy cũng đều nắm bắt

được. Đó gọi là xứ thiện xảo.

Thế nào gọi là duyên khởi thiện xảo? Tụng rằng:

Biết chưa dứt vô thường,
Nhân năng sinh nhiều quả,
Chúng nối nhau, giống nhau,
Gọi duyên khởi thiện xảo,
Chúng sinh không thật có,
Nhưng có xả, có nối,
Do biết rõ nghĩa sâu,
Nên bốn thứ duyên khởi.

Luận chép: Có khả năng biết rõ là biết nhân của vô thường, từ trước đến giờ, chưa dứt hẳn, nên nó cứ còn sinh ra quả. Đó gọi là duyên khởi thiện xảo, như kinh nói: Cái nầy có, cái kia có. Cái nầy sinh nên cái kia sinh. Theo thứ lớp như vậy.

Lại nữa, có khả năng biết rõ do từ nhân nầy mà các quả nối tiếp sinh, là như kinh nói: Không duyên vào đời khác mà có già chết, v.v…

Lại nữa, khéo biết rõ: Các quả còn sinh lên do nhân tương tự, như kinh nói: Thân theo điều ác thì có thể nhận quả thân Dị thục, không mừng, không vui, không yêu, không vừa ý.

Hành vi tốt đẹp là có thể nhận thân Dị thục rất vừa ý, v.v… Trái với thân dị thục nói trên, như thế, v.v…

Lại nữa, dù các uẩn nối nhau, nhưng cũng không nắm bắt được Bổ-đặc-già-la khi có người chết và sinh đời khác tiếp theo.

Bởi khéo biết rõ bốn duyên khởi sâu xa, nên biết, con người không thể tự sinh. Không từ người khác sinh, không phải từ mình, người sinh, không phải vô nhân sinh. Trong đây làm sáng tỏ lên tự thể của duyên khởi và cắt đứt một cách thắng lợi các ngăn che của duyên khởi, nên gọi là duyên khởi thiện xảo.

Thế nào là xứ phi xứ thiện xảo?

Tụng rằng:

Không tác, không đến được,
Hai thể khác không chuyển,
Hết chấp, không còn nghiệp,
Phi ngã, tự tại hai,
Trí cũng thế, biết được,
Xứ, phi xứ thiện xảo,
Với tự quả định xứ,
Khác đây, nói phi xứ.

Luận chép: Nếu không thấy có ngã đối với hai xứ nhân, quả mà được tự tại thì gọi là Xứ phi xứ thiện xảo, là không tạo tác, không đến, không, đắc, hai thể không dời đổi, các thể khác không dời đổi. Hết các chấp thì không còn nghiệp.

– Thế nào là không tạo tác? Là không thuần túy có hạnh tốt, nên không có ngã tự tại.

– Thế nào là không đến? Là lìa bỏ hạnh lành, không đến đường lành. Như kinh nói: Không nơi nào, chẳng chứa chấp hành vi ác của thân dù sinh lên cõi trời đi nữa, vẫn không tự tại. Cho đến nói rộng.

– Thế nào không nắm bắt được, nghĩa là tách mình khỏi phương tiện khéo léo hay của Đạo Thánh vô lậu thì chắc chắn không chứng được đạo quả rốt ráo thanh tịnh, như kinh nói: “Không nơi nào, chẳng chứa chấp người chưa cắt đứt hoàn toàn năm cái, cho đến ai không tu tập bảy giác chi có thể chân thật chứng được hết khổ thì không có việc ấy”.

– Thế nào là hai thể không dời đổi? Là không nơi nào, chẳng chứa chấp, không trước, chẳng sau, mà có hai Đức Như lai xuất hiện ở đời, cho đến nói rộng.

– Thế nào là thể khác không đổi? Là thân nào khác ngoài thân trượng phu thì không làm vua Thánh Chuyển.

Như kinh nói: Không nơi nào, chẳng dung chứa, người nữ được thành vua Thánh Chuyển Luân, cho đến nói rộng.

– Thế nào là hết các chấp thì không còn nghiệp? Là như kinh nói: người có Thánh kiến đầy đủ về Bổ-đặc-già-la mà lại giết sự sống, cho đến thọ hữu thứ tám, chắc chắn không có việc ấy. Có việc ấy tức là các dị sinh.

Nay, trong đây nói không tạo tác là từ nhân chấp ngã nên không được tự tại, không có cả nhân và quả. Tri kiến trong sạch, không còn nghiệp nào nữa, cũng giống như vậy. Còn lại chỉ khác ở quả.

– Lại nữa, Xứ phi xứ là tự quả quyết định gọi là xứ. Nên biết, đối với tên gọi khác là phi xứ. Vì thiện xảo nầy không có tuệ điên đảo, cho nên gọi là xứ phi xứ thiện xảo. Trong đây, làm sáng tỏ thể của xứ phi xứ thiện xảo và cắt đứt một cách thắng lợi các ngăn che của nó.

Thế nào là căn thiện xảo?

Tụng rằng:

Đối năng thủ sinh trụ,
Và nhiễm ô thanh tịnh.
Lý không ngã còn quán,
Với quả tăng thượng kia,
Với phương tiện như vậy,
Gọi là căn thiện xảo,
Đối với thủ sinh trụ,
Vì nhiễm, tịnh tăng thượng.

Luận chép: Nếu không có ý niệm ngã trong chủ thể nhận thức thì kẻ ấy là tăng thượng, gọi là căn thiện xảo. Vì sao? Vì không phải chấp ngã mà quán sát những nhân duyên khác, nên đối với năng thủ, v.v… tăng thượng tự tại, vì những nhân duyên khác ấy, đối với năng thủ, nó là tăng thượng. Bởi vậy, chấp ngã là không hợp lý.

Nói các căn là tăng thượng đối với năng thủ là sáu căn, nhãn là tăng thượng khi chấp lấy sáu trần cảnh là tăng thượng. Hai căn nam nữ đối với năng sinh, tiếp nối là tăng thượng. Bản thân mạng căn là tăng thượng đối với sự sống nối tiếp. Năm giác quan là tăng thượng đối với nhiễm ô. Tám căn như tín, v.v… là đối với thanh tịnh tăng thượng. Trong bài nầy, chỉ rõ tự thể của căn thiện xảo và sự cắt đứt thắng lợi những ngăn che của căn kia, đó gọi là căn thiện xảo.

Thế nào là đế thiện xảo?

Tụng rằng:

Vì hai tự tính khổ,
Vì hợp không đúng lý,
Do không nhân, có nhân,
Và năm thứ thí dụ,
Cũng thế, tùy giác biết,
Nên biết đế thiện xảo,
Tùy giác chưa từng thấy,
Chưa nhận nghĩa nhân duyên.

Luận chép: Do khéo suy tư về ngã biết được đối với hai pháp nhiễm tịnh, không hợp lý, nên gọi là đế thiện xảo. Những gì là hai? Là tự tính của khổ và khổ họp lại. Tự tánh của khổ là gì? Là nếu tự tính của ngã là khổ là do có nhân hay không có? Nếu bảo là không có nhân thì thường bị ô nhiễm, nếu cho là có nhân thì trước phải thanh tịnh rồi sau mới ô nhiễm, điều ấy, không thuận lý đạo. Thế nào là tự tính hợp với khổ? Là dẫn chứng năm thí dụ vẫn không hợp lý. Vì sao? Nếu nói khổ hợp với ngã lại thì không thể như hai khúc gỗ họp lại vì chúng rời nhau, cũng không phải hữu tình họp với cây gỗ vì chúng rời nhau, cũng không phải như lửa và củi hợp chung vì tính chúng là tan rã, cũng không phải như áo và thuốc nhuộm màu ăn nhau vì tự thể ngã dù ví như một chút màu trắng đi nữa, vẫn không thật có. Cũng không phải như tâm, tâm pháp hợp lại. Vì sao? Vì tâm là chủ thể thọ nhận và tâm pháp cùng duyên một cảnh thì mới được gọi là tương ưng nhau. Trong khi ấy, đối với ngã thì không có việc cũng thế. Do vậy, không hợp lý.

Lại nữa, do quán xét thấy nghĩa chưa từng thấy và nhân duyên của thấy, và quán xét thấy nghĩa chưa hề cảm thọ và nhân duyên của cảm thọ, đó gọi là đế thiện xảo. Nghĩa là từ xưa đến nay, chưa hề thấy hai đế khổ, tập và nhân duyên của nó. Từ trước đến giờ, chưa hề thấy, rõ hai đế Diệt và Đạo và nhân duyên của nó. Trong bài nầy, chỉ bày sáng tỏ tự thể của trí tuệ xuất thế gian và cắt đứt thắng lợi sự ngăn che của nó. Đó gọi là Đế thiện xảo.

Tụng rằng:

Nên biết các thiện xảo,
Khác nhau hai mươi ba.
Dị nhiếp luận là trước,
Sau cùng rất thanh tịnh.

Luận chép: Nên biết chỗ khác nhau của uẩn thiện xảo lại có hai mươi ba thứ, là:

  1. Dị nhiếp luận thiện xảo.
  2. Văn sở sinh trí thiện xảo.
  3. Tư sở sinh trí thiện xảo.
  4. Tu sở sinh trí thiện xảo.
  5. Thuận quyết trạch phần trí thiện xảo.
  6. Kiến đạo trí thiện xảo.
  7. Tu đạo trí thiện xảo.
  8. Cứu cánh đạo trí thiện xảo.
  9. Luyện căn trí thiện xảo.
  10. Phát thần thông trí thiện xảo.
  11. Bất thiện thanh tịnh thế tục trí thiện xảo.
  12. Thiện thanh tịnh thế tục trí thiện xảo.
  13. Thắng nghĩa trí thiện xảo.
  14. Bất thiện thanh tịnh tướng hữu phân biệt trí thiện xảo.
  15. Thiện thanh tịnh tướng hữu phân biệt trí thiện xảo.
  16. Thiện thanh tịnh tướng vô phân biệt trí thiện xảo.
  17. Thành sở tác tiền hành trí thiện xảo.
  18. Thành sở tác trí thiện xảo.
  19. Thành sở tác hậu trí thiện xảo.
  20. Thanh văn trí thiện xảo.
  21. Độc giác trí thiện xảo.
  22. Bồ-tát trí thiện xảo.
  23. Tối cực thanh tịnh trí thiện xảo.

Dị nhiếp luận thiện xảo lại có hai thứ:

1. Chủng chủng nhiếp thiện xảo. 2. Chủng chủng luận thiện xảo.

– Chủng chủng nhiếp thiện xảo có mười một thứ là từ giới nhiếp cho đến cánh hỗ nhiếp.

– Giới nhiếp là các hạt giống đã được gom vào các uẩn.

– Tướng nhiếp là tự tướng cộng tướng thuộc về các uẩn.

– Chủng loại nhiếp là tự chủng loại về các uẩn phổ biến.

– Phần được nhiếp là thuộc về phần vị của tùy thuận với lạc thọ, v.v… của các uẩn.

– Bất tương ly nhiếp là các uẩn, do một pháp gom hết tất cả các uẩn vì sự gắn bó của uẩn là không rời nhau.

– Thời nhiếp là các uẩn dù quá khứ, hiện tại, vị lai, vẫn nhiếp nhau riêng.

– Phương nhiếp là các uẩn, v.v… đổi thay theo phương hướng. Nếu dựa vào phương nầy mà sinh thì thuộc về phương nầy. (Nếu sinh ở phương nào thì thuộc về phương ấy).

Toàn nhiếp là các uẩn thuộc về đầy đủ với năm mươi, tám mươi hai.

– Nhiếp một phần là các uẩn, v.v… thuộc về một phần nhỏ riêng.

– Thắng nghĩa nhiếp là các uẩn thuộc về tướng chân như.

– Canh hỗ nhiếp là các uẩn nhiếp thuộc lẫn nhau.

– Chủng chủng luận thiện xảo là: Các câu hỏi đáp về phương tiện thiện xảo đối với uẩn, v.v… như lấy một hành, như hỏi thì lấy một câu thuận với việc trước, một câu thuận với việc sau, bốn câu, và câu không có sự tướng, thì đáp, là như có người hỏi phải chăng là có tướng nhiếp, tức có nhiếp nhau. Nếu có nhiếp nhau thì cũng có cảnh giới nhiếp chăng? Hơn nữa, có phải y theo nhãn để đặt bốn câu hỏi? Đáp hoặc có khi thuộc về cảnh giới nhưng không có nhiếp nhau. Nghĩa là như có sinh vào cõi có sắc nhưng không có nhãn. Nếu có đi nữa thì cũng đã mất. Hay như các dị sinh, sinh vào cõi Vô sắc là có tướng nhiếp nhưng không có cảnh giới nhiếp nhau, như nhãn sau cùng của bậc A-la-hán hoặc vừa có cảnh giới nhiếp vừa có tướng nhiếp, nghĩa là ngoài những gì trên, còn thì đều có phần vị của nhãn. Hoặc có hành uẩn, nhưng không có cảnh giới nhiếp và không có tướng nhiếp, nghĩa là như sự tan loại về 310 nhãn của A-la-hán.

Chứng nhập cảnh Niết-bàn Vô dư thì đối với nhãn mà phân biệt Cũng thế, còn đối với tất cả pháp khác thì tùy theo sự thích ứng của chúng, mà phân biệt rộng. Chẳng hạn như lấy giới nhiếp đối với nhiếp nhau. Cứ làm vậy, là lấy giới nhiếp đối với các sự nhiếp còn lại, như lần lượt lấy một hành uẩn làm như vậy, cho đến phân biệt rộng.

Cũng thế, lấy hành uẩn thuộc về pháp khác đối lập với hành uẩn thuộc về pháp khác, trừ đi hành uẩn trước hành uẩn, và đối lập với hành uẩn sau hành uẩn, đều nên lấy một Đạo lý, như các pháp thích ứng với nó, hành uẩn mà phân biệt rộng.

Lại nữa, nếu là pháp thuộc về uẩn, thì pháp ấy có thuộc về giới không? Nếu pháp đã thuộc về giới thì pháp ấy có thuộc về uẩn không? Trường hợp nầy thì lấy câu thuận với trước mà trả lời, là: Nếu pháp đã thuộc về uẩn thì pháp đó cũng thuộc về giới. Hoặc pháp thuộc về giới chứ chẳng thuộc về uẩn, như pháp vô vi. Như đem uẩn đối lập với giới. Cũng thế, cứ đem uẩn cho đến đối lập với Đế, nên thường noi theo một nguyên tắc, một hành uẩn mà phân biệt rộng nói về sự nhiếp thuộc nhau. Như uẩn đối với các pháp khác, cũng như vậy, như lấy giới đối với xứ, v.v… cho đến lấy căn đối với đế, nên phân biệt rộng.

Trong đây, bất thiện thanh tịnh thế tục trí thiện xảo chính là thuận quyết trạch phần trí thiện xảo.

Thiện thanh tịnh thế tục trí thiện xảo là chính là xuất thế hậu đắc thế gian trí thiện xảo.

– Thắng nghĩa trí thiện xảo là chính là Kiến đạo trí thiện xảo.

Như vậy, ba món ấy tức là bất thiện thanh tịnh tướng hữu phân biệt trí thiện xảo và Thiện thanh tịnh tướng hữu phân biệt trí thiện xảo, Thiện thanh tịnh tướng vô phân biệt trí thiện xảo. Ba thứ trí nầy tức là thành sở tác tiền hành trí thiện xảo, Thành sở tác trí thiện xảo và Thành sở tác hậu trí thiện xảo.

Lại nữa, ba thứ khác nhau trước là phiền não đã phát sinh nhưng chưa dứt trừ chúng, không phải là đối trị phiền não. Phiền não đã sinh, đã dứt trừ chúng là đối trị những chỗ khác nhau của phiền não. Trong ba thứ khác nhau ấy, tức là ba thứ khác nhau của phân biệt, vô phân biệt thế tục, thắng nghĩa trí tính. Còn ba thứ khác nhau ở sau, tức là ba thứ khác nhau của sự chỉ bày về dứt trừ trí tính tiền hành, chánh đoạn đạo trí tính, trí tính của các thời gian kia. Như vậy, chín thứ trí là nương vào sự nối tiếp nhau của Bổ-đặc-già-la với những sự khác nhau giữa chúng, mà lập ra nên thành bốn thứ. Nên biết điều ấy.

 

PHẨM 4: THÀNH VÔ THƯỜNG

Lại nữa, trước đã nói: Nếu ai muốn tu hành chân chánh công đức biến tri,v.v… nghĩa là biết khắp các khổ, v.v… Thế nào là khổ biết khắp? Là khổ đế biết khắp về vô thường, khổ, không, vô ngã. Nay theo thứ lớp mà thành lập rộng.

Trong đây, thành lập vô thường là chỉ bày rõ về thể tính của vô thường và chỗ khác nhau của vô thường. Vô thường là gì? Và nó có những gì khác nhau?

Tụng rằng:

Vô thường là hữu vi,
Tương ưng với ba tướng,
Nghĩa vô thường như vậy,
Sáu, tám thứ, nên biết.

Luận chép: Tính của vô thường là pháp hữu vi, nó tương ưng với ba tướng là:

  1. Tướng sinh.
  2. Tướng diệt.
  3. Tướng trụ, dị.

Và, nghĩa khác nhau của vô thường là các pháp tương ưng với nó, có sáu hay tám thứ, nên biết. Tám thứ là:

Tụng rằng:

Vô tính, hoại, chuyển, khác,
Tách xa, được, sẽ có.
Bịnh nối nhau tích tắc,
Tâm khí nên thọ dụng.

Luận chép: Sáu thứ vô thường là:

  1. Vô thường vô tính .
  2. Vô thường Tiêu tan mất hết.
  3. Vô thường đổi khác.
  4. Vô thường chia lìa.
  5. Vô thường đạt được.
  6. Vô thường sẽ có.

Tám món vô thường là:

  1. Cửa ngõ sát-na.
  2. Cửa ngõ nối tiếp.
  3. Cửa ngõ bệnh tật.
  4. Cửa ngõ già nua.
  5. Cửa chết.
  6. Cửa tâm.
  7. Cửa khí.
  8. Cửa thọ dụng.

Trong đây, hai thứ vô thường là sát-na và sự nối nhau của đời sống là bao cùng khắp các nơi. Còn bệnh, già, chết, ba món nầy là vô thường ở nội sắc. Tâm vô thường nằm ở chỗ tên gọi. Cuộc đời và sự chịu đựng là hai thứ vô thường ở sắc bên ngoài. Vô tính vô thường nói ở đây là nói về tính chất không thường trụ, nên gọi là vô thường. Còn lại, vô thường do sự đổi thay khác nhau, có mười lăm thứ.

Như bài tụng rằng:

Biến, khác, cần phải biết
Mười lăm thứ khác nhau:
Gọi là phần vị thảy
Bị tám duyên ép ngặt
Cõi dưới đủ tất cả,
Cõi giữa lìa ba môn,
Đủ ba thứ đổi khác,
Cõi trên lại trừ khí.

Luận chép: mười lăm thứ thay đổi khác nhau là từ phần vị, thay đổi khác nhau, cho đến các thứ sự thay đổi khác nhau hiện ra không trọn vẹn lắm.

– Phần vị đổi khác là mỗi vị trí thay đổi khác nhau từ trẻ cho đến già, trước sau, không hề có sự giống nhau.

– Sự biển đổi khác nhau hiện rõ nét là từ dung nhan xinh đẹp, da thịt bóng láng tươi thắm, thân thể mềm mại đã dần thay đổi thành sắc diện nhăn nheo, da thịt sần sùi, thân thể khô héo.

– Hình thể đổi khác nghĩa là đổi khác từ béo tốt sang gầy ốm.

– Sự hưng thịnh đổi khác là bà con, của cải, quan điểm chấp chặt đều phát lên, nhưng những hiện tướng ấy chống trái nhau, gọi là suy sụp đổi khác.

– Sự đổi khác của chi tiết là trước kia tứ chi hoạt động đều đặn, về sau hoạt động thiếu kém.

– Sự đổi khác của nóng lạnh là như mùa rét thì co ro run lập cập, mùa nóng thì có vẻ thoải mái, nhưng đổ mồ hôi, mong cầu sự thay đổi về lạnh, ấm.

– Sự đổi khác bởi kẻ khác làm tổn hại như xúc chạm muỗi mòng, tay chân đá, túm lấy, v.v…

– Sự đổi khác của thân thể là mệt mỏi thay đổi, hay như chạy nhảy, đứng mà mệt mỏi, khác nhau.

– Sự đổi khác của oai nghi là sự đổi khác của bốn oai nghi trước, sau làm lợi ích hoặc làm tổn hại khác nhau.

– Sự đổi khác do tiếp xúc đối đáp lại là do tiếp xúc xuôi theo vui, khổ đổi khác mà thọ nhận vui, khổ khác nhau.

– Sự đổi khác về nhiễm ô là hai tâm sở tham và sân cùng các phiền não lớn nhỏ làm mê lầm rối loạn khác nhau.

– Sự đổi khác của bệnh tật là sự đổi khác về không bệnh và bị bệnh, bệnh nặng vây ngặt cơ thể.

– Sự đổi khác về chết là sự đổi khác về đời sống trước sau, trước là sống đàng hoàng, sau thì không còn thần thức, không còn biết gì.

– Sự đổi khác về màu xanh bầm ứ là sự đổi khác về thân xác, sau khi chết, thân xác đổi sang màu xanh bầm ứ, sình trướng rồi tan rã, xương tủy cũng vậy, đều đổi khác hết.

– Các thứ mà sự đổi khác hiện ra không trọn vẹn là vị hài cốt sau khi hỏa táng thì đều tan rã, tách rời nhau, mỗi thứ đều không hiện, đều đổi khác (của cơ thể nữa).

Lại mười lăm thứ đổi khác nầy nó còn tương ưng với tám duyên, đó là:

  1. Các thứ được chứa nhóm trong thời gian lâu.
  2. Bị người khác gây tổn hại.
  3. Vật cần dùng thiếu hụt.
  4. Thời tiết đổi dời tàn lụi.
  5. Bị lửa đốt cháy hết.
  6. Bị nước lũ lụt cuốn đi hết.
  7. Bị gió thổi khô rụng.
  8. Các duyên khác nhau hợp lại.

– Các thứ được chứa nhóm trong thời gian lâu là trải qua thời gian lâu nên các hành tự nhiên bị hư nát dù chúng không hề rời khỏi chỗ cũ.

– Bị tổn hại do các nhân duyên khác là do những duyên khác vây ngặt làm hại, khiến trước, sau đổi khác.

– Vật cần dùng thiếu hụt là các vật thọ dụng hao mòn khác nhau do mỗi ông chủ khác nhau.

– Thời tiết đổi dời tàn lụi là mùa đông giá lạnh tuyết rơi, mùa hè nóng bức, mưa tuôn, khiến rừng cây, cây thuốc, cỏ xanh tốt và điêu tàn.

– Bị lửa đốt cháy hết là lửa cháy lan bao trùm, cả thành ấp xóm làng đều bị đốt cháy hết.

– Bị nước lũ lụt cuốn đi hết là nước lụt ngập bao la, cổng làng thôn xóm, cư dân đều bị nhận chìm dưới dòng nước.

– Bị gió thổi khô rụng là gió to đánh ầm ầm đến nỗi áo ướt, đất ướt đều khô cạn mau chóng.

– Các duyên khác nhau nhóm họp là kẻ vốn nhiều tham lam mà cùng phối kết với giận dữ thì sự trói buộc do tham vừa dứt thì bị giận dữ khởi lên trói buộc. Cứ vậy, nếu người nào nặng về giận dữ, nặng về ngu si thì nó càng có duyên kết hợp với các thứ phiền não khác, cũng vậy, nên biết. Như vậy, cảnh hiện tiền khác của các thức cũng như vậy.

Lại nữa, nghĩa vô thường nầy có đủ trong cõi Dục. Còn trong cõi Sắc thì không có ba thứ vô thường bệnh, già, thọ dụng. Lại ba vô thường xúc chạm, nhiễm, chết cũng có trong cõi Sắc khi nói về ý nghĩa vô thường. Nên biết, ở cõi Vô sắc cũng vậy, chỉ trừ cửa ngõ khí thế gian thôi.

Tụng rằng:

Nghĩa vô tính vô thường,
Là biến kế sở chấp,
Các nghĩa vô thường khác,
Y tha khởi, nên biết.

Luận chép: Nghĩa vô tính đã thuộc về nghĩa vô thường. Vô thường nầy thuộc về biến kế sở chấp, nên biết. Còn các nghĩa vô thường khác là thuộc về y tha khởi. Trong tướng Viên thành thật thì không có nghĩa vô thường.

Cũng thế, đã làm sáng tỏ sự khác nhau của vô thường và nó thuộc về ba tướng. Lại nữa, như Đức Thế tôn nói: “Các vô thường đều là khổ”. Câu ấy có nghĩa gì?

Tụng rằng:

Các vô thường đều khổ,
Các khổ ấy xen nhau.
Kẻ ngu mê pháp tính,
Bị hại mà không biết.

Luận chép: Do nỗi khổ quá thô nặng đã làm lẫn lộn với vô thường. Tính chất của vô thường nầy là khổ hành, nên gây ra khổ. Và, vì nương vào khổ biến hoại cho nên khổ. Vì vậy, Đạo Đế là không còn khổ. Ở đây, không còn tướng khổ xen lẫn với nghĩa vô thường. Vì ngu muội không biết rõ pháp tính nầy, nên kẻ ngu không biết được nghĩa thường

và vô thường.

Lại nữa, ngay trước mắt đã nhận thức được vô thường gây thảm hại, thì như trước đã nói, sát-na vô thường là bao trùm các vật, ý nghĩa của vô thường nầy, người thế gian không thể chứng nghiệm ngay đây, cho nên phải thành lập.

Tụng rằng:

Do quả của tâm kia,
Sinh rồi tự nhiên diệt,
Sâu biến dị, có được.
Niệm niệm diệt, nên biết.

Luận chép: Các hành kia đều là quả của tâm. Tính chất của các hành ấy, vừa sinh thì đã có nhân duyên lìa tan hoại diệt nên tự nhiên hoại diệt. Lại, thời gian sau bởi thay đổi mà được món gì ấy, nhưng nên biết, các hành đều sinh diệt trong (sát-na) tích tắc. Vì sao phải biết các hành đều là quả của tâm?

Tụng rằng:

Tâm huân tập lên mãi,
Định, chuyển biến tự tại,
Ảnh tượng sinh đạo lý,
Và ba thứ Thánh giáo.

Luận chép: Do đạo lý và Thánh giáo mà chứng biết được các hành mang tính chất kết quả của tâm.

– Đạo lý là gì? Là pháp lành, không lành đều huân tập ở tâm. Bởi sức mạnh tăng mãi của tập khí tâm mà các hành tâm lý phát sinh. Và, bởi tâm thanh tịnh mà người tu hành giải thoát được những chướng ngại trong định. Tất cả các hành đều biến chuyển theo tâm. Vì sức mạnh tự tại của định tâm nên ý sáng tỏ, nên các thứ biến chuyển theo. Và, do sức mạnh tự tại của tâm định, nên theo tâm định muốn điều gì thì ảnh hưởng của cảnh giới sẽ phát sinh ra. Đó gọi là đạo lý.

– Thánh giáo là ba điều bâc Thánh nói như trong kinh ghi: “Tâm dẫn dắt thế gian, tâm lực giữ gìn thế gian, nên tùy theo tâm sinh khởi đã được tự tại mà các vật chuyển biến theo”. Lại nói: “Thế nên Bí-sô phải khéo chuyên tinh, đúng như chính đạo mà quán sát tâm mình, cho đến rộng”.

Lại nói: “Bí-sô nên biết: Nói chủ của ngôi thành, ấy là thức uẩn tóm lấy tất cả. Đó gọi là Thánh giáo”.

Hỏi: Nguyên tắc hoại diệt tự nhiên của các hành tâm lý kia, nên nhận biết như thế nào?

Đáp: bởi bốn thứ nhân duyên.

Tụng rằng:

Vì nhân sinh trái nhau,
Không hai nhân trụ, diệt.
Lỗi thường trụ tự nhiên,
Phải biết nhậm vận diệt.

Luận chép: Không phải nhân phát sinh có khả năng hoại diệt các hành, mà chính vì hai thứ sinh diệt trái nhau. Và, không phải do nhân trụ làm cho các hành trụ, vì nếu chắc chắn có nhân ấy thì các vật phải là thường trụ. Trong khi ấy, các hành vốn đã không trụ thì cần gì phải có nhân để diệt? Và, tính chất khác của nhân diệt là không thật có. Nếu các hành phát sinh rồi, tự nhiên trụ, thì cái trụ của chúng phải là thường, điều đó trở thành lỗi lớn. Vì vậy, cho có nhân trụ, diệt, hay tự nhiên trụ, đều có lỗi. Phải biết các hành nhậm vận hoại diệt.

Tụng rằng:

Chẳng nước, lửa, gió diệt,
Do chúng cùng khởi, diệt,
Kia tương ưng diệt rồi,
Các đổi khác, nhân sinh.

Luận chép: Nếu bảo nước, lửa là nhân của hoại diệt thì không hợp lý, vì chúng đi chung với sinh diệt. Nếu đúng nước, lửa, gió là nhân hoại diệt thì các vật tan rã, cháy trụi, khô úa, không thể nối nhau mà diệt rồi lại thay đổi mà sinh ra. Vì sao? Vì nhân không có thật thể mà cho là có thật thể. Điều ấy, không hợp lý. Nhưng nước, lửa, gió cùng lúc tương ưng làm cho muôn vật tan rã, v.v…để rồi vạn vật sau đó biến chuyển làm nhân sinh ra vật khác thì ngoài công năng ấy, nước, lửa, gió, đối với nhân kia, chúng hoàn toàn không còn năng lực nào khác nữa. Lại nữa, nếu chấp tướng của diệt là nhân của diệt thì chủ thể tướng diệt, pháp bị diệt là đồng thời tạo tác hay không đồng thời? Và, nếu vậy thì có lỗi gì?

Tụng đáp:

Trái nhau nối nhau dứt,
Hai tướng thành vô tướng.
Trái với thế gian hiện thấy
Vô pháp và nhân khác.

Luận chép: Tướng của năng diệt và pháp bị diệt kia, nếu cho rằng chúng hiện hữu đồng thời thì không đúng lý, vì có lỗi trái với nhau. Còn nếu cho rằng chúng không đồng thời hiện hữu thì cũng không đúng lý đạo, vì mắc phải lỗi nối nhau dứt. Lại, nhân diệt nầy có khả năng diệt các pháp thì tự thể nó là diệt hay không phải diệt? Nếu tự thể nó là diệt thì lẽ ra, trong một pháp phải có hai tướng diệt. Nếu tự thể nó không phải diệt thì lẽ ra, không có tướng diệt. Do lỗi như thế nên không hợp lý.

Lại trái với thế gian hiện thấy, nên không thể chấp diệt là nguyên nhân của hoại diệt. Vì sao? Vì cả thế gian đều nhận thấy các hành có một tự thể khác làm nhân cho hoại diệt. Họ nào thấy được pháp diệt là vì nhân diệt của chúng. Lại nữa, nếu pháp diệt là do nhân diệt của chúng thì chỉ có diệt, là chủ thể diệt các pháp là đủ, chứ đâu cần phải đợi việc gì nữa? Cả hai thứ nhân vừa chấp đều mắc sai lầm. Nếu chỉ có diệt, là năng diệt các pháp thì nếu vào lúc có diệt, bấy giờ, tự thể của pháp rốt ráo lẽ ra là không. Nếu còn đợi việc khác, thì việc khác ấy là nhân của hoại diệt. Thế nên, không nên chấp diệt là nguyên nhân của hoại diệt. Lại nữa, nên biết thế nào là sau khi thay đổi thì có được thứ gì, thứ ấy cũng là một pháp ở các pháp diệt trong sát-na.

Tụng rằng:

Phi thân, rừng non thảy,
Trước không có đổi khác,
Cũng không trước, không hoại,
Lúc sau cùng mới diệt.

Luận chép: Tất cả các pháp trong ngoài như thân mới sinh rừng thế gian vào lúc cuối cùng mới có sự thay đổi. Cho nên từ trước, tự thể là không thay đổi, là không đúng lý.

Lại nữa, nếu cho thời gian trước là không có sự hoại diệt đến sau cùng mới có diệt mà không do nhân thay đổi. Như vậy là trước không có sự đổi khác nên sau cũng không có sự đổi khác, vì trước không có sự hoại diệt nên sau cũng không có sự hoại diệt. Nên biết các hành niệm niệm biến diệt. Bởi thế nên mới lập nghĩa pháp sinh diệt từng sát-na. Như vậy, là đã lập xong tính chất vô thường.

Tất cả ngoại đạo tà kiến so đo chấp cho ngã là tự tại là tự tính hiểu biết rất nhỏ nhiệm, một pháp thường trụ cũng đều không lập được. Vì sao không lập được lý thuyết về tính thường trụ của ngã?

Tụng rằng:

Vị tư phần phiền não,
Phi thường nên đổi khác,
Nếu chúng không đổi khác,
Nhận tạo thoát, phi lý.

Luận chép: Do chấp có ngã nên có từng nỗi vui, khổ, bao thiện ác, với những suy tư tham giận phiền não, từng lúc chia ra khác nhau, cho nên chúng đều là vô thường. Vì sao? Vì điều mà ta chấp cho là ngã là do sự vui v.v… cho dù có chút đổi khác đi nữa, nó vẫn không phải là thường. Nếu tất cả bất cứ cái gì cũng không thay đổi thì không nên chấp có người chịu quả báo, có người tạo nghiệp, có người giải thoát, vì các pháp ấy dù có ngã hay không cũng chẳng khác gì nhau. Lại nữa, cũng không có tự tại, thể tính thường trụ có khả năng sinh ra thế gian nầy. Vì sao? Tụng rằng:

Do không có công năng,
Thuộc không thuộc trái nhau,
Có dụng và không dụng,
Vì nhân thành lỗi.

Luận chép: Điều mà người ta chấp cho rằng tự tại, nó không có công năng gì để sinh ra thế gian cả. Vì sao? Vì, nếu cái tự tại ấy sinh ra thế gian nầy, chứ không phải do nhân duyên hay tự nhiên nào sinh ra nó cả, thế vì sao ông không bảo tất cả thế gian nầy tự có mà không do nhân nào cả? Nếu công năng ấy lấy nghiệp làm nhân thì vì sao không chịu tin rằng tất cả thế gian nầy đều lấy nghiệp làm nhân? Nếu công năng ấy phải đi tìm phương tiện đề làm nhân sinh ra thì vì sao không chịu tin rằng tất cả thế gian nầy lấy sức mạnh của chính nó làm nhân để sinh ra.

Lại nữa, nếu tự tại kia thuộc về thế gian, tùy thuộc thế gian mà lại bảo rằng nó sinh ra tất cả thế gian nầy là điều trái lý.

– Nếu tự tại ấy không thuộc về thế gian, thì giải thoát. Pháp giải thoát có thể sinh ra thế gian, điều ấy cũng không hợp lý. Lại, nếu tự tại ấy phải hữu dụng cho đời sống thế gian nầy, lìa đời sống thế gian nầy thì hữu dụng kia bất thành. Thế thì tự tại ấy do công dụng mà không có tự tại, tự thành lỗi. Nếu tự tại ấy mặc dù sinh ra thế gian nhưng vẫn không cần công dụng nào cả thì lẽ ra không nên hóa sinh ra tất cả thế gian. Hay tự tại ấy có như kẻ điên cuồng đầy tội lỗi.

Lại nữa, tự tại ấy khi sinh ra thế gian là chỉ chính nó làm nhân sinh ra thế gian hay cũng còn phải đợi nhân khác nữa mới sinh ra được? Nếu chỉ tự thể của tự tại làm nhân thì thế gian cũng vậy, là nó có tự thể tự tại thường có xưa nay rồi, cần gì phải sinh thêm chi nữa? Nếu, cũng một chút, còn đợi nhân khác mới sinh ra được, thì cái nhân đợi chờ ấy như là không có nhân. Tất cả thế gian lẽ ra cũng như vậy, nếu có nhân khác thì thế gian cũng như vậy, vì hễ từ nhân khác sinh thì đâu cần đến tự tại? Thế nên lập thuyết tự tại là có nhiều lỗi. Lại nữa, chấp có tự tính thường trụ làm nhân là không hợp lý. Vì sao?

Tụng rằng:

Tướng tự tính thay đổi
Có, không, chẳng đúng lý,
Không sai khác, vô thường.
Có năm lỗi khác nhau.
Vô tướng cũng vô nhân,
Phi tự tính, hằng biến,
Trước không có đổi khác
Là ngã thường giải thoát.

Luận chép: Nếu chấp tự tính là thường thì lẽ ra chẳng phải là nhân cho sự đổi khác. Vì sao? Vì tự tính mà người ta chấp không có tướng đổi khác, cũng chẳng phải không có tướng đổi khác. Thế nên không đúng lý.

Nếu tự tính nầy không khác gì với tướng đổi khác thì nó là vô thường. Nếu bảo nó khác với tướng đổi khác thì mắc năm lỗi là:

1. Lỗi không có tướng, lìa tướng đổi khác mà giữ lại chút tướng của tự tính, thì cũng không thật có.

2. Lỗi chẳng phải nhân, vị thế gian không ai thấy pháp thường trụ là nhân thể của sự sanh.

3. Lỗi chẳng phải tự tính, vì thế gian không thấy chẳng phải chủng loại kia là tự tính kia.

4. Lỗi vị tự tính thường trụ mà lại sinh khởi các thay đổi vào bất cứ lúc nào, mà không phải đợi chờ nhân nào khác.

5. Lỗi vì tự tính nầy khi chưa sinh thay đổi mà ngã đã giải thoát rồi. Nếu đã vậy, thì thời gian sau không nên sinh khởi các thay đổi. Lại nữa, chấp rằng thường là một cái gì hết sức nhỏ nhiệm thì vẫn không đúng lý. Vì sao?

Tụng rằng:

Thường tạo không đúng lí,
Là do hai, ba nhân,
Của cải hữu tình thêm ,
Cực vi chẳng thường trụ.

Luận chép: Điều người ta chấp là cái nhỏ nhất là có tính chất thường, nhưng lại có tạo tác thì cũng đều không đúng lý. Vì sao tính chất thường trụ mà lại không hợp lý? Vì hai lý do: Thể tính hết sức nhỏ ấy, theo ông, là vì tính quá nhỏ mà nó là thường hay và tính chất khác 320 loại mà nó thường trụ?

– Nếu do quá nhỏ mà thường trụ thì quá ốm gầy yếu đuối làm sao là thường trụ được?

– Nếu do tính chất khác loại mà thường trụ thì tướng của loại ấy là không thể nắm bắt được. Vì không phải đất thì làm sao nuôi sống các vật dựa vào đất? Điều ấy, không đúng lý.

– Vì sao tạo tác lại không đúng lý? Là do ba nguyên nhân:

  1. Do nơi chốn.
  2. Do nhân duyên.
  3. Do tự thể.

Vì sao tạo tác nơi chốn là không đúng lý? Nghĩa là từ cái hết sức nhỏ mà tạo tác ra món vật thô lớn thì như vậy là có quá dung lượng của nó, hay không?

– Nếu không quá dung lượng của cái hết sức nhỏ ấy thì các vật to nầy, với các chướng ngại của nó, lẽ ra phải hết nhỏ, như vậy thì không thể chấp lấy. Và, cũng không đúng lý vì trên thế gian nầy, không thấy ở cùng một chỗ mà có cả vật sạch lẫn vật chướng ngại tối tăm.

– Nếu quá dung lượng của cái hết sức nhỏ kia thì cái chỗ quá dung lượng ấy là do vật quá to chướng ngại, nào phải có ra do cái hết sức nhỏ kia, lẽ ra vật thô nầy phải thường trụ.

– Nếu lại chấp có một cái hết sức nhỏ khác sinh ra thì cái hết sức nhỏ ấy đúng là chẳng phải thường trụ, làm sao do nhân duyên? Nghĩa là nếu ông chấp do tính chất hòa hợp là nhân nên mới lập nên thuyết là lấy vật khác khiến cho hòa hợp. Thế thì tính chất hòa hợp ấy, là đã sinh rồi và có khả năng làm nhân duyên hay là chưa sinh?

– Nếu đã sinh thì vật được hòa hợp, sau khi đã hòa hợp, nhưng tính chất hòa hợp ấy mà không có chút khác nhau, là điều không thể có, cho nên vẫn không đúng lý.

– Nếu chưa sinh thì không có thể tính, mà lấy cái không có thể tính để làm nhân là điều không đúng lý.

Thế nào là do tự thể? Tính chất hết sức nhỏ nầy khi nó tạo ra vật lớn, không phải như hạt nảy mầm, vì nếu theo hạt nẩy mầm thì cái hết sức nhỏ kia phải bị hoại diệt. Lại cũng không thể như chất sữa vì cái hết sức nhỏ cũng phải đổi khác. Lại cũng không thể như người thợ gốm vì cái hết sức nhỏ ấy cần cù không thể được. Vì thế, tạo tác là không đúng lý.

Dù không có cái hết sức nhỏ thường trụ, nhưng từ khi mới lập ra thế gian cho đến mãi về sau, nó cứ gia tăng sức mạnh nghiệp lực của hữu tình do hoạt động của nó, chứ nào phải do cái hết sức nhỏ kia đâu. Thế nên, cho cái hết sức nhỏ là thường trụ là không đúng lý. Lại nữa, chấp có cái hiểu biết còn mãi, cũng là không hợp lý. Vì sao?

Tụng rằng:

Kia nương vào vô thường,
Thứ lớp chuyển sai khác,
Các thọ thảy khác nhau,
Nên biết giác vô thường.

Luận chép: Cái biết của nhãn thức, v.v… nương vào cái thấy vô thường, v.v… mà khởi tác dụng cho nên nó phải chuyển biến thứ lớp theo sắc, v.v… do có nhiều tướng khác nhau chuyển biến, nên có chỗ khác nhau từ vị trí phạm vi của các thứ như cảm nhận vui, v.v… các hoặc tham, các tâm sở, thiện, thí, tư, nên tri giác kia dù mình nó mà thường đi nữa, vẫn phải chuyển thay đổi khác. Do đó tri giác bất biến là không đúng lý. Vì sao người trong thế gian nầy không nhận lấy tính chất vô thường dù nó có đấy, lại đi nhận lấy tính chất thường trụ, vốn là không có, trong các chấp khác?

Tụng rằng:

Đối vô thường, vô trí
Bốn căn bản trái ngược,
Phải biết tiến trên đời,
Sức ngu si càng thêm.

Luận chép: Lý vô thường dù có đấy, nhưng người không có trí tuệ thì họ cho nó là không thật có và không chấp trước nó. Tính chất có thật của vô thường cũng làm sinh nhiều thứ chấp. Nhìn trái ngược cho là thường, không phải chỉ cái nhân là không có trí tuệ là như vậy, nhìn trái ngược về bốn thứ, chủng tánh đều do không có trí tuệ mà ra. Vì sao? Vì không có cái biết đúng như thật về vô thường, nên các pháp là vô thường mà sinh cái nhìn trái ngược cho là thường. Đối với khổ, nhìn trái ngược cho là vui. Đối với bất tịnh, nhìn trái ngược cho là tịnh. Đối với vô ngã, nhìn trái ngược cho là có ngã. Do có những cái nhìn trái ngược ý nghĩa thứ lớp như vậy, cho nên Đức Bạc-già-phạm nói: “Vì pháp là vô thường, nên chắc chắn là khổ. Do pháp là khổ nên chắc chắn là vô ngã!” Nên biết: Do thế gian cứ tiến lên mãi, nêu không dứt bỏ ngu si để tiến lên nữa thì sức mạnh của ngu si càng tăng lên, vì sao? Như trong cõi Dục phá hoại thay đổi và chia lìa, v.v… các tướng vô thường hết sức dễ thấy, như ở cõi Dục với những hư nát thay đổi, những chia lìa, mà cõi trên thì không có. Lại nữa, vì sao mà không có trí để hiểu tính chất của 322 vô thường? Tụng rằng:

Do buông lung, biếng nhác,
Mờ ám thiếu tư lương,
Bạn ác, phi chính pháp,
Ấy là nhân vô trí.

Luận chép: Có bảy nguyên nhân khiến không hiểu vô thường là:

  1. Buông lung.
  2. Lười biếng.
  3. Kiến chấp trái ngược.
  4. Ngu muội tối tăm.
  5. Chưa chứa nhóm được nhiều về tư lương Bồ-đề.
  6. Do bạn xấu .
  7. Nghe theo phi pháp.

Vì cái vui của cảnh giới và tĩnh lự lạc khởi, từ buông lung cho nên đối với tính chất vô thường, không hiểu đúng như thật. Con người cứ vướng mãi như không buông lung thì lại biếng nhác. Không biếng nhác thì lại sinh kiến chấp trái ngược. Không có kiến chấp trái ngược thì lại ngu tối. Không ngu tối thì lại không chứa nhóm tư lương Bồ-đề. Nếu đã tu tập tư lương Bồ-đề nhưng lại theo bạn xấu. Lại theo bạn xấu mà nghe những pháp sai lầm cho nên không thấu hiểu tới chỗ như thật của vô thường. Lại nữa, còn có nguyên nhân nào khiến người ta không hiểu vô thường để rồi chuyển sang chấp thường?

Tụng rằng:

Tác ý không đúng lý.
Vì nhớ nghĩ đời trước,
Giống nhau tiếp nối chuyển,
Nên vô thường chấp thường.

Luận chép: Người ta chấp thường là bởi hai nguyên nhân:

  1. Do tác ý không đúng lý.
  2. Do nhớ lại những việc trước đây.

– Do những việc xảy ra ở đời trước cứ nối tiếp na ná như vậy, từ trước, cho nên đối với các việc khác trên thế gian, người ta cứ chấp nó là thường trụ. Lại nữa, như trước đã nói: Ba tướng hữu vi không phải chỉ trong sát-na. Vì sao? Tụng chép:

Sinh ra: trước, sau, giữa,
Chấp ba tướng hữu vi.

Luận chép: Ba tướng hữu vi thuộc về một đời chúng đồng phần. Lúc mới chào đời đã nhận lấy tướng sinh. Sau cùng, khi chết nhận lấy

323

tướng hoại diệt. Sống ở giai đoạn giữa sinh và chết, người ta nhận lấy tướng ở yên và thay đổi. Thế nên lập ra ba tướng hữu vi, nên biết.

Tụng rằng:

Vô thường trí điều phục,
Phải biết do hai nhân.

Luận chép: Có hai nguyên do để biết tới chỗ như thật của vô thường:

  1. Do ý nghĩ đã lắng yên.
  2. Do duyên khởi.

Do ý nghĩ đã lắng yên cho nên trước kích thích của đối tượng, tâm được vắng lặng. Do thấu lý duyên khởi nên đạt được pháp tánh. Như trong kinh nói: Từ chỗ đưa ý nghĩ vào thân (nghĩ đến thân) mà thấy được các pháp nhờ tu tập mà sinh ra, cho đến nói rộng.

Tụng rằng:

Kiến kia có sáu thứ,
Và duyên khởi bốn thứ.

Luận chép: Có sáu thứ để biết rõ vô thường là:

  1. Trí tuệ thế tục, cho đến phần vị thuận theo quyết trạch.
  2. Trí cao tột cho đến địa vị đạo xuất thế .
  3. Trí tuệ của Thanh văn, là trừ nghĩa vô tính, vô thường.
  4. Trí tuệ Bồ-đề, là đối với tất cả nghĩa vô thường.
  5. Không khéo thanh tịnh, là trí hai học.
  6. Khéo thanh tịnh là trí của hai Vô học.

Lại nữa, nên biết, pháp duyên khởi có bốn nguyên tắc, bốn nguyên tắc là:

Tụng rằng:

Tự chủng chẳng phải khác.
Đợi duyên chẳng tự phát
Vô tác không chung cùng.
Có dụng chẳng vô nhân.

Luận chép: Do bốn nguyên tắc nầy nhập vào tính vô thường, nghĩa là các hữu tình không phải từ cái khác phát sinh, mà là từ hạt giống sinh, nhưng không hẳn nó tự sinh được mà phải đợi duyên bên ngoài. Không phải sinh cùng lúc vì không tạo tác cùng lúc, cũng chẳng phải không có nhân, vì hai nguyên tắc trên có công dụng đối với việc phát sinh.