LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO

Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân.
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 13

PHẨM 2: THÂU NHIẾP NGHĨA TỊNH (Phần )

Người nghe pháp là khi thầy giảng nói pháp cốt yếu, nghe với sự yên ổn, lắng nghe cung kính, trái ngược.

Hỏi: Vì sao phải nghe với yên ổn?

Đáp: Là do một nguyên nhân, cho đến mười nguyên nhân.

– Nguyên nhân thứ nhất được gọi là cung kính, lắng nghe chánh pháp, là lúc bấy giờ, người ta thấy được ích lợi, an vui. Trong đó, có khi thấy ích lợi nhưng không an vui, hoặc thấy an vui, nhưng không thấy ích lợi, cho đến bốn câu, như đã nói trong Bồ-tát địa lãnh thọ chánh pháp.

– Nguyên nhân thứ hai là khéo lập ra các pháp. Khéo lập ra là: nên biết, đó là không có lỗi, vì đã nắm trọn hết nghĩa lớn.

Lại nữa, nói pháp là nhằm giúp người nghe mau đạt được quả Samôn. Nếu không vì mục đích ấy thì người nói pháp chỉ làm luống uổng việc làm của mình, chỉ luận nói những điều trống rỗng. Và người nghe pháp thì luống uổng, mệt nhọc, không chứng được điều gì.

– Nguyên nhân thứ ba là chánh pháp có khả năng khiến các người bỏ đường ác, được đường lành, có khả năng dẫn dắt người đến Niếtbàn. Do ba việc như vậy, nên người nghe phải cung kính nghe mới có thể chứng đắc.

– Nguyên nhân thứ tư là: Một, khi chăm chú nghe thì có khả năng hiểu thấu được các pháp trong khế kinh nói. Hai: Chánh pháp có năng lực thế ấy, là giúp cho các người, buông xả điều ác mà đến với các điều lành. Cũng thế, nếu ai biết lắng nghe pháp thì họ có thể siêng năng xả bỏ cái nầy, lãnh về cái kia. Ba: Do biết xả bỏ và biết lấy, cho nên người ta xả bỏ nhân ác vì nó gây đau khổ cho mai sau. Bốn: Vì biết lấy bỏ, nhân thiện ác nên người tu mau chứng vắng lặng.

– Nguyên nhân thứ năm là: Như chánh pháp mà Đức Bạc-già-phạm nói, có năm thứ là có lúc theo thứ lớp, có lúc nói việc xuất ly khổ sinh tử, có lúc nói theo nơi họ đang sống, có lúc nói cho họ hăng hái, có lúc dùng thần thông cảm phục các người. Nếu phân biệt rộng thì trong phần Nhiếp dị môn đã nêu.

Lại, có năm nguyên nhân lắng nghe chánh pháp, nghĩa là mình nghe được những gì chưa nghe, nghe rồi phải siêng năng. Mình sẽ xua tan các ngờ vực. Mình sẽ đè bẹp các kiến chấp. Mình dùng trí tuệ thông đạt mà hiểu được nghĩa sâu xa. Phật, Bạc-già-phạm nói: Năm nguyên nhân nầy làm sáng tỏ ba thứ văn, tư, tu. Nó là phương tiện rốt ráo, đưa đến trí tuệ nhiệm mầu tuyệt diệu. Hai nguyên nhân đầu là làm sáng tỏ văn tuệ, hai nguyên nhân giữa làm sáng tỏ tư tuệ. Nguyên nhân chót là làm sáng tỏ tu tuệ.

– Nguyên nhân thứ sáu một là: Vì muốn cung kính báo đền ân đức của Đại sư, nghĩa là Phật, Thế tôn vì chúng ta mà làm biết bao điều, gian khổ khó làm mới có pháp nầy, thì vì sao giờ đây, ta không chịu lắng nghe pháp ấy? Hai là quán xét nghĩa lợi cho mình là đưa đến ích lợi ngay đây. Ba là: Chánh pháp làm cho hoàn toàn lìa tất cả mọi buồn rầu bứt rứt. Bốn là: Pháp nầy xuôi theo chánh lý. Năm là pháp nầy dễ nhận thấy. Sáu là những ai thông minh là đều có thể chứng được những gì mình biết.

– Nguyên nhân thứ bảy: là bảy chánh pháp, như kinh nói: Mình sẽ tu tập bảy thứ chánh pháp là biết pháp, biết nghĩa, cho đến biết chỗ tôn ti của Bổ-đặc-già-la.

– Nguyên nhân thứ tám: gồm có tám thứ:

  1. Phật pháp dễ được, cho đến hạng Chiên-đà-la cũng được chỉ bày.
  2. Phật pháp dễ tu học, bất cứ đi đứng nằm ngồi, đều có thể tu tập.
  3. Phật pháp đưa đến ý nghĩ có lợi ích, vì đưa thế gian, xuất thế gian đến chỗ an vui, giải thoát.
  4. Sơ thiện,
  5. Trung thiện,
  6. Hậu thiện.
  7. Chiêu cảm quả an vui hiện tại.
  8. Dẫn đến an vui đời sau.

– Nguyên nhân thứ chín là Phật pháp giúp các người thoát khỏi chín việc khốn đốn:

  1. Vì nó đưa người ra khỏi ngục lớn sanh tử.
  2. Vì nó dứt hẳn sợi dây tham v.v… là sợi dây trói buộc bền chắc.
  3. Vì nó phá tan bảy thứ nghèo chủng tánh và lập nên bảy thứ giàu có lớn.
  4. Vì lắng nghe chánh pháp là vượt hơn các điều lành, rồi lập ra sự giàu sang cho những kẻ đói khát.
  5. Vì nó có khả năng xua tan bóng tối dày đặc, làm trí tuệ sáng tỏ.
  6. Vì nó đưa người ta qua khỏi bốn dòng thác mà đến bờ Niết-bàn bên kia.
  7. Vì nó có khả năng đối trị các bệnh phiền não bên trong.
  8. Vì nó có khả năng làm các người lìa khỏi lưới tham ái.
  9. Vì nó có khả năng làm cho các người thoát khỏi các tạp nhiễm từ vô thỉ kiếp, ở đó, chúng sinh trôi nổi như rừng chằng chịt, như đồng trống mênh mông. Sinh tử là nhà ngục lớn bậc nhất trong các nhà ngục.

Cho nên, sau khi thành đạo, Đức Phật nói đến vấn đề đó trước nhất.

– Nguyên nhân thứ mười: gồm mười thứ là:

1. Khi lắng nghe pháp của Như lai nói rồi thì người ấy đạt được sức mạnh của suy tư và lựa chọn. Từ đó, họ thấy được việc ích lợi nghe pháp, cầu tài đúng chánh pháp, chứ không phải phi pháp. Tuy cũng ăn xài, nhưng cảm thấy được những tai hại của nó.

2. Khéo biết gở mình ra khỏi nhiều điều: nghĩa là dù có mất hết của cải quí báu đi nữa, vẫn không lo buồn, không than thở oán trách ai, cho cả đến bà con mà có chia lìa đi nữa cũng không sầu thương vô hạn. Nếu bị bệnh nặng cũng không buồn bậc.

3. Thấy biết tai hại của các ham muốn và biết rõ công đức vượt trọi của viêc bỏ nhà, xuất gia học Đạo. Lìa bỏ các ham mê đồ đạc ngủ nghỉ, cho đến chứng được các các tĩnh lự mầu nhiệm.

4. Vì một lòng cung kính nghe chánh pháp không trái ngược, xuôi theo đó, hiểu được các pháp duyên khởi sâu xa, là pháp sâu rộng, lại có khả năng làm phát sinh gốc lành lớn, ra khỏi, vui mừng, như Đức Bạc-già-phạm nói: “Các đệ tử bậc Thánh của ta chuyên tâm lắng nghe chánh pháp thì có khả năng dứt trừ năm pháp, tu tập bảy pháp mau được đầy”.

5. Các đệ tử bậc Thánh cung kính nghe pháp thì tất cả nguồn gốc phiền não đều bị tiêu diệt.

6. Hiểu chánh pháp là lìa khỏi trần cấu, phát sinh mắt chánh pháp đối với các pháp.

7. Có khả năng tốt dẫn đến chứng quả Dự lưu là tư tương tối thắng, cho đến chứng quả A-la-hán, cho đến dẫn tới các tư lương tối thắng của quả vị A-la-hán.

8. Có khả năng tốt dẫn đến tư lương của Độc giác.

9. Có khả năng tốt dẫn đến tư lương quả chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng.

10. Dẫn phát tất cả các tĩnh lự, đẳng trì, đẳng định của tất cả thế gian và xuất thế gian.

– Về khen ngợi Phật, có lược và rộng là các thầy khi nói chánh pháp, trước phải khen ngợi Phật. Có hai thứ khen ngợi là rộng và hẹp. Hẹp là có năm thứ:

– Oai đức của sắc tướng mầu nhiệm, là ba mươi hai tướng của bậc Đại trượng phu và tám mươi vẻ đẹp tùy hình.

– Vắng lặng là bởi khéo giữ gìn các căn và có khả năng nhổ hết gốc tập khí phiền não.

– Trí vượt hơn hết là do nó không bị chướng ngại do pháp thế gian và pháp phi thế gian từ quá khứ, hiện tại, vị lai.

– Hạnh chân chính là hành động chân chính trọn lành đem lại ích lợi cho mình và người.

– Oai đức là thần thông diệu dụng của Như lai.

Lại nữa, có sáu thứ sơ lược khen ngợi Như lai là do Như lai có đức trọn lành, xa lìa các cấu nhiễm, không còn vẩn đục, ô uế, không ai sánh bằng v.v… Như lai chỉ lấy việc làm lợi ích chúng sinh làm sự nghiệp và thường được tự tại đối với các việc làm ấy. Đây là phân chia theo phần quyết trạch

– Còn về mặt rộng thì khen ngợi rộng rãi công đức vô biên của Như lai, như nói: Bạc-già-phạm có vô biên tên gọi vì đức độ vô lượng có thể chan rưới ánh sáng khắp cả, làm phát sinh trí tuệ sáng suốt quét tan đen tối cắt hết hẳn các ngu muội, thành tựu mắt sáng, bởi thành tựu ba thứ mắt đầy đủ nên Như lai thấy được chân đế tột cùng. Hiểu thấu chân đế bậc Thánh không ai bằng, trọn lành giới cấm, đầy đủ Thi-la thanh tịnh tăng thượng.

Lại nói, Đức Bạc-già-phạm nầy là bậc Lưỡng túc tôn, là vượt trội hơn hết trong các bậc Điều ngự, là bậc tuyệt diệu cao cả trong chúng Sa-môn, là món đồ quí giá mà thế gian nầy khó có thể kiếm được.

Lại nói: Đức Bạc-già-phạm nầy là bậc có tâm thương xót các vật, có lòng cứu giúp hữu tình, là người ưa làm việc nghĩa, không hề vụ lợi mảy may. Là người mong đem ích lợi cho người, cho vật, dù hiện tại không hiện diện nơi đây.

Lại nói: Đức Bạc-già-phạm nầy là bậc rõ đạt chân lý, là mắt là trí, đối với các ý nghĩa sâu kín, đều có khả năng làm sáng tỏ chắc chắn. Tất cả các việc làm đều căn cứ vào ý nghĩa là làm cho chuyển biến từ ngu ra giác ngộ.

Lại nói: Đức Bạc-già-phạm nầy là bậc có khả năng chứng được tất cả các ý nghĩa chưa chứng, như trước tự nhiên chứng được tám chi Thánh đạo, từng lập phạm hạnh bậc Thánh chưa ai từng lập.

Lại nói: Đức Bạc-già-phạm nầy là bậc hiểu biết Đạo Thánh, làm sáng tỏ đạo Thánh, giảng nói đạo Thánh, dắt dẫn đạo Thánh.

Lại nói: Đức Bạc-già-phạm nầy là bậc sư tử trong loài người, là người xa lìa các run sợ, là trâu đầu đàn trong loài người, chế phục các người, vì là bậc thượng thủ của họ, là bậc Long vương trong loài người, không mắc một lỗi nào, là Thiên lý mã trong loài người với lòng mềm dẻo biết chiều hoàn cảnh, là bậc tối thắng trong loài người với sắc tộc dòng họ vượt hơn mọi người, là bậc tối thượng trong loài người mà trí tuệ, giới hạnh tối thắng oai đức vượt hơn mọi người, là hoa sen giữa loài người mà tám pháp thế gian không làm nhơ hoa sen ấy. Không ai bằng, không ai sánh bằng, không còn bất cứ ai sánh kịp. Từ xưa cho đến giờ, không bậc Thiện thệ nào sánh nổi, là bậc tối thượng trong tất cả hữu tình, là Thi-la trên Đại tiên, đã tích góp phạm hạnh lâu dài, chứng được pháp mà bậc cổ tiên đã chứng, là bậc tối thắng vì đã chế ngự tất cả thiên ma, ngoại đạo cũng như các phiền não, là bậc Mâu-ni không có những cử chỉ bộp chộp, những vẻ kiêu ngạo, tương ưng với ba pháp vắng lặng, không ép bức đời sống của bất cứ ai và các luận thuyết sai lầm đều không chiến thắng nổi, gột rửa hết các việc ác, đưa tất cả Tátca-da (thân tướng)vượt qua bến bờ bên kia.

Lại nói: Đức Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Trượng phu, Thiện điều ngự, Thiên nhân sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Lại nói: Như lai là bậc trọn lành pháp trắng với Nhất thiết trí, là người đứng đầu chánh pháp, không quên chấp hữu tình kiên thắng. Tất cả các khổ, vui không trói buộc hay khuấy động được tâm.

Lại nói: Như lai là người khéo làm chủ và kín đáo giữ gìn các căn đầy đủ, Ngài đã vắng lặng vì đã nhận lãnh Thi-la thanh tịnh, đã khéo đầy đủ vì đã an ổn, đã vào địa quyết định, là người đã chứng ngộ Niếtbàn, Bồ-đề, đã nhổ bỏ hết các tên độc, nhổ hết hẳn các mũi tên ái trong hữu lậu nầy.

Lại nói: Như lai là người làm chủ tất cả những ai chưa bị ai làm chủ, là người vắng lặng hết những gì ai chưa vắng lặng, như trước đã nói, Ngài là người an ổn hết những gì chưa ai an ổn, lập những người thường khiến họ chứng được quả Dự lưu, quả Nhất lai.

Lại nói: Như lai là người không bị gông cùm, là người ra khỏi hầm lửa, là người đã thoát khỏi hào sâu, là người kềm chế các ham thích, là người không bị nghiêng đảo, là người xé tan cờ kiêu mạn, là người thường trụ lớn lao.

Lại nói: Như lai là bậc Đại A-la-hán mà các lậu đã hết sạch, như có nói rộng ở trước, cho đến dứt hết mọi kết sử.

Lại nói: Phật là người dứt hẳn năm phần và thành tựu sáu phần. Nói rộng cũng thế, cho đến là bậc chứa nhóm tràn ngập điều lành trong suốt của bậc trượng phu Vô thượng.

Lại nói: Như lai là người khéo biết các pháp, cho đến là người khéo hiểu biết kẻ lớn người nhỏ của Bổ-đặc-già-la.

Lại nói: Như lai là bậc Đại Sa-môn, Đại Bà-la-môn đã lìa khỏi các nhơ bẩn, không còn chút nhơ bẩn, là người thầy thuốc tài tình, là người chủ đi buôn giàu có, Chí tôn, đã nhìn kỹ thế gian nầy, là nơi mà chúng sinh đang cư trụ, trong đây nói lìa các cấu nhiễm là lìa chướng phiền não chướng sở tri, cho nên gọi là không còn cấu uế, dứt hết chướng sở tri lại còn nhổ hẳn gốc tập khí, cho nên nói là không còn nhơ bẩn. Sáu thời suốt đêm ngày quán xét thế gian nầy, nên nói là quán sát cao tột.

Lại nói: Như lai là người có đủ các gốc lành thanh tịnh, có đủ tướng trượng phu và các vẻ đẹp theo thân, để trang nghiêm thân, là người đầy đủ mười lực, là đại lực là đủ bốn thứ không sợ, là người không còn sợ bất cứ thứ gì, thành tựu đại bi, trong ba phép niệm trụ, an trụ niệm thân, thành tựu ba thứ không cần che chở mà vẫn không quên mắt pháp, phá trừ hẳn tất cả phiền não tập khí, là người đầy đủ tất cả trí sáng nhiệm mầu. Đại bi nói trong đây là nó được chứa nhóm từ lâu đời, đã trải qua ba đại kiếp A-tăng-xí-da mới chứng được đại bi ấy. Lại nữa, Như lai đã duyên hợp với tất cả chúng sinh, cũng như các đau khổ của họ làm đối tượng và không bị lay chuyển bởi tất cả các việc thay đổi, gây tổn hại mà chúng sinh phải gánh chịu, nên đối với tất cả hữu tình, thường làm lợi ích cho họ với tâm bình đẳng.

– Học tập vượt hơn nghĩa là thầy nói pháp phải nương vào sự lập ra như vậy để giải thích pháp tướng của kinh. Trước phải tìm tòi nghiên cứu văn cũng như nghĩa, kế đến là phải hiểu năm điều như trước đã nói là khi nói pháp cho người thì phải giải thích rạch ròi Đạo lý. Kế đó, trước khi nói pháp, phải biết tự làm yên thân mình. Tướng của người nói pháp là phải hiểu sâu xa ý nghĩa của pháp với đầy đủ mười điều.

Làm yên ổn thân rồi, sau đó mới bắt đầu giảng nói về chỗ khác nhau của Đạo lý, như trước đã nêu. Khi giảng cho năm đại chúng thì sử dụng tám loại văn nói để khiến các người vui đẹp tâm trí, như trước đã nêu. Lại làm cho các người thoải mái để họ cung kính nghe với tâm không trái ngược. Lại, trước phải khen ngợi công đức của Đại sư. Nếu người nói pháp có đủ năm phần cũng thế thì cũng giống như năm phần âm nhạc dễ khiến các người hân hoan vui mừng. Lại còn có thể dẫn ra những ích lợi cho mình, cho người. Nếu ai tu tập khéo léo như thế thì nên biết, người ấy đã hội đủ năm thứ vượt hơn:

  1. Họ hiểu rõ lời Phật nói, không khó.
  2. Có thể nói tướng các pháp một cách đầy đủ.
  3. Giỏi làm phát sinh nguồn vui tràn ngập còn mãi giữa mình và người.
  4. Dẫn ra những người nổi tiếng, từ cõi và cõi người, đã ra khỏi sinh tử.
  5. Phát sinh vô lượng công đức tối thắng.

Lại nữa, như Phật đã nói trong kinh Trụ Học Thắng Lợi thì thể tính của kinh nầy là văn và nghĩa. Văn là kinh nói: “Các Tỳ-kheo phải biết an trụ tu học thắng lợi. Trong đây có bốn câu, mười chữ. Như vậy là thuộc về danh cú chữ thân, trong đó, lời nói là tướng của học xứ, nên nó thuộc về tướng. Lời Như lai nói thuộc về cơ thỉnh vì các Tỳ-kheo thưa hỏi. Lời Như lai đã nói là thuộc về lời nói. Thế nên, một câu kinh nầy gồm đủ sáu văn. Như vậy, trong các câu, tuệ là thượng thủ, v.v… theo tướng, nên biết.

Lại nữa, nghĩa là trong nghĩa địa, chỉ nói nghĩa trong lãnh vực Thanh văn, hay nói đủ là năm lãnh vực.

Kinh nói: Học thắng lợi là tư lương địa. Tuệ thượng thủ là phương tiện địa. Niệm giải thoát vững chắc là tăng thượng là kiến tu ở đẳng địa, gọi là nghĩa của Địa .

Học thắng lợi trong nghĩa tướng là tự tướng của giới. Tuệ là thượng thủ vì nó có đủ hai tướng, là tuệ nương vào sự giúp đỡ. Chỉ có tự thể của tuệ là tự tướng của nó. Đối tượng và quyến thuộc của tuệ là cộng tướng.

Giải thoát vững chắc là lìa xa hẳn tất cả phiền não thô nặng đó là tự tướng của giải thoát.

– Niệm là tăng thượng, là tự tướng của niệm. Cũng thế, v.v… gọi là nghĩa tướng.

– Tu học thắng lợi trong nghĩa tác ý là thể của tác ý không phải chỉ hiện rõ ở tác ý xây dựng nơi chốn.

Tuệ là thượng thủ là vì nó chỉ bày sáng tỏ liễu tướng hiểu khéo của hai thứ tác ý, nên biết.

Giải thoát vững chắc là, nên biết, nó chỉ bày sáng tỏ bốn thứ tác ý là viễn ly, nhiếp lạc phương tiện, rốt ráo phương tiện và cứu cánh quả. Niệm là tăng thượng: nên biết, niệm đây làm sáng tỏ tác ý quán xét. Những nghĩa như vậy đều gọi là nghĩa tác ý.

Do đạo lý nầy, đối với các trí cũng nên tùy theo tướng mà phân biệt.

– Nghĩa xứ sở trong việc nương vào Niết-bàn, là nơi thâu nhiếp các học xứ là nương vào hạnh thanh tịnh. Nếu được thích ứng như vậy mới bắt đầu việc giáo hóa. Giáo hóa cho đến chúc mừng, an ủi, nên biết, trong ấy, cũng có cả hành vi thiện, v.v… Tùy theo khả năng tối thắng của việc làm thiện ấy thì chỉ nói đến hạnh thanh tịnh mà thôi, chỉ nương vào Bổ-đặc-già-la xuất gia. Lại, đối với các chúng sinh trình độ kém thì nên biết là phải nói lời chúc mừng, an ủi. Nghĩa là nhìn vào quá khứ và hiện tại nói lời chúc mừng, an ủi. Sau khi chứng đắc, chứng đắc một cách chân chính rồi, ngay từ hiện tại, đi chỉ bày cho các người, nhìn vào tương lai mà khởi sự giáo hóa, khen ngợi thúc đẩy. Đó gọi là nghĩa xứ sở.

– Nghĩa lỗi lầm là người xuất gia thì không nên làm những việc khác lạ, không nên chứa để của cải.

– Trong nghĩa thắng lợi là tu tập ba học đầy đủ, đáng khen ngợi.

– Trong nghĩa sở trị là người vi phạm Thi-la thì trở thành ngu tối đầy phiền não và quên mất. Vậy phải biết giữ gìn Thi-la, tức là nghĩa chủ thể đối trị. Và, các hành vi tạp nhiễm đều là nghĩa được đối trị. Thực hành ba học vô lậu là chủ thể đối trị.

– Trong nghĩa sơ lược là từ an trụ học thắng lợi cho đến niệm là tăng thượng. Đây là lược phần chính của tông, gọi là nghĩa lược.

– Trong nghĩa rộng là nghĩa phân biệt rộng ở đây, nên biết, gọi là nghĩa rộng, không vượt qua nghĩa sơ lược nói trên.

– Lại nữa, trong việc giải thích giáo pháp là nói về liễu nghĩa thuộc phần ký biệt và thuộc khế kinh trong mười hai phần giáo.

– Đẳng khởi là chỉ bày tự thể của trí lực, cũng như công hạnh cùng khắp mà phát khởi kinh nầy. Lại vì chỉ rõ cho hành giả siêng năng tu tập hạnh trong sạch và chỉ bày cho các người biết về sự yêu mến các thứ của cải lợi ích trong đời, khiến họ hiểu biết hạnh thanh tịnh nầy. Nó đã giáo hóa chúng sinh nương vào học thắng lợi, siêng năng tập mà mau chứng được tròn vẹn ba học cao tột.

Lại vì làm sáng tỏ bốn thứ thể của Tỳ-kheo, nên kinh nói phải học cho thắng lợi là khiến cho họ ý niệm về dòng dõi, hình tướng mà chỉ giữ lấy thể của Tỳ-kheo thôi. Và khiến họ lìa bỏ cái lôi giả dạng giữ kỹ thể của Tỳ-kheo là, những khuôn mẫu của uy nghi. Lại nói tuệ là thượng thủ là nhằm muốn họ tách rời khỏi ý niệm vướng mắc về tên gọi trống rỗng của thể Tỳ-kheo.

– Niệm tăng thượng về giải thoát vững chắc là khiến họ tu tập chân thật từ thể của Tỳ-kheo. Vì sao? Vì nếu những ai ham được tiếng gọi, chỉ vì ham mà cố gắng tu tập thôi thì khi nghe chánh pháp, họ không phải vì để mở rộng trí tuệ. Nếu ai xua tan bao lỗi, như trước đã nói, thì gọi đó là người có hạnh chân thật, họ bị thôi thúc do ý muốn giải thoát, chứng đắc chân chính.

– Đối với hạnh lãnh thọ pháp nhỏ, biết đủ tu tập thì phải khuyến khích họ tu học pháp tăng thượng, vì những người kia, họ ưa thích học những văn chương chú thuật thế gian. Đối với người giữ giới lơ là, thì bảo với họ là học thắng lợi chính là giữ gìn Thi-la.

– Nói tuệ thượng thủ là nhằm khiến người ta bỏ đi lối học rộng, mà phải biết đủ đối với việc Văn, Tư. Nói giải thoát vững chắc là đối với người đã được giới, tuệ, giải thoát rồi thì khởi lên tăng thượng mạn, phải nói niệm là tăng thượng. Các việc như vậy, gọi là Đẳng khởi.

– Nghĩa trong nghĩa chung, nên biết: kinh nầy nói tu theo hạnh chánh và quả của hạnh ấy. Như vậy, ba học, như giới,v.v… gọi là học phần lượng. Kinh nói: Người an trụ cũng thế, là làm sáng tỏ chánh phương tiện hạnh, nó thuộc về bốn thứ Du-già.

Lại nói: Người an trụ trong ba học như vậy, thì đây, làm sáng tỏ quả của hạnh chân chính kia. Ở đây, lòng tin và ước muốn làm đầu, nên nó được thâu nhiếp Thi-la. Khi nghe và nhận lãnh chánh pháp rồi siêng năng tu tập mà tuệ, v.v… là phương tiện quan trọng.

– Sự học trong nghĩa riêng là siêng năng như giáo pháp mà tu tập thì gọi là khác nhau. Thân, lời nói và mạng sống thanh tịnh hiện tại là tự tướng của việc học. Do giới, nhẫn làm sáng tỏ chánh hạnh nên gọi là Học. Lại mong cầu quả vị vắng lặng mát mẻ, cho nên hăng hái dứt trừ phiền não, nên gọi là Học.

Giải thích các loại danh ngôn cũng thế, như trước đã nói, đó là tướng là tự thể, là nghiệp, là pháp, là nhân, là quả. Trong chỗ khác nhau của nghĩa môn, trước phải phân tích tự thể khác nhau của học, là chỉ bày 22 bảy phẩm Thi-la hoặc hơn môt trăm năm mươi học xứ.

– Cảnh giới khác nhau là trong trói buộc của cõi Dục, chỉ có biệt giải thoát luật nghi, tĩnh lự luật nghi, chỉ sự trói buộc ở cõi Sắc, cõi Vô sắc, luật nghi vô lậu là không trói buộc.

– Thời gian khác nhau là đã học ở đời quá khứ, sẽ học ở đời vị lai, đang học ngay trong hiện tại.

– Địa vị khác nhau là đã vào chánh pháp Bổ-đặc-già-la nếu học chưa thành thục là ở bậc thấp. Học đang thành thục là ở bậc trung. Học đã thành thục thì ở bậc thượng.

– Tâm không vui mừng gắng sức tu các phạm hạnh là đang ở vị khổ, còn tâm vui mừng, nhưng không gắng sức tu hành các Phạm hạnh ấy là đang ở vị vui. Còn tùy ý tu các Phạm hạnh là ở vị không khổ, không vui.

Chỉ là vị thiện chứ không phải là vị bất thiện. Nếu nghe lãnh thọ là vị văn. Nếu quán xét kỹ lưỡng thì đó vị Tư. Người tu hành đắc định là vị tu. Nếu chưa chứng được tâm tuệ tăng thượng thì đó là vị của giới tăng thượng. Nếu người đã chứng đắc thì gọi là vị của tâm tuệ tăng thượng. Các loại như vậy, gọi là quả vị khác nhau.

– Bổ-đặc-già-la khác nhau là, trong đây có ý nói hạng Bổ-đặcgià-la xuất gia, hoặc lanh lợi hoặc chậm lụt, hoặc ham mê ít hay nhiều, hoặc nghiệp thế gian mỏng đi. Đó chỉ là hàng Thanh văn, chứ không phải Độc giác hay Bồ-tát vì Độc giác, đều giác ngộ riêng. Còn các Bồtát thì giải thoát vững chắc như nhau. Cho nên Đức Như lai không nói pháp cho những vị tu học chung với họ.

Lại nữa, trong đây chỉ nói nhập Niết-bàn là pháp. Người đã chứng nhập chánh pháp thì không còn bị bất cứ cái gì chướng ngại. Người bị ràng buộc trọn vẹn và chẳng phải không ràng buộc chỉ có con người chứ không phải là trời. Đó gọi là chỗ khác nhau của Bổ-đặc-già-la, như đối với Học, phân biệt cũng thế, nên biết. Nói đến tính chất cao vượt thì tuệ là có đủ tính chất thượng thủ, tính giải thoát vững chắc, tính niệm tăng thượng tùy theo năm thứ khác nhau được thích ứng với tính thắng lợi, nên phải phân biệt rộng.

Thắng lợi trong đây là công đức tiến mãi lên chỗ tròn đầy, ấy gọi là khác nhau. Như kinh nói: Quán xét mười điều thắng lợi, thể tính của nó được giải thích gọi là pháp, tùy theo lợi ích với thân, phải khen ngợi, nên gọi là thắng lợi. Lại nữa, pháp ấy thường đuổi theo đời sống hữu tình, nên gọi là thắng lợi. Lại, những pháp được khen ngợi như vậy do sự đuổi theo nên gọi là thắng lợi.

– Nghĩa môn khác nhau: phải biết, có mười thứ khác nhau là có khả năng giúp cho Tăng-già, khiến Tăng-già ân cần hăng hái, cho đến nói rộng. Kinh nói: Tỳ-kheo là Sa-môn, là người bỏ gia đình để đến nơi chẳng phải gia đình. Đó gọi là khác nhau, là người đầy đủ luật nghi biệt giải thoát, là tự thể của Tỳ-kheo, giống như những người cùng chung phận ấy. Giải thích tên gọi là căn cứ vào hình sắc, là người siêng năng, giữ gìn khi gần đường ác, có khả năng thâu nhiếp các công đức không hoại mất nên gọi là Tỳ-kheo.

– Nghĩa môn khác nhau là khác nhau về Sát-đế-lợi, v.v… khác nhau về dòng họ trên, dòng họ dưới, khác nhau về tuổi trẻ tuổi trung niên nên biết.

Kinh nói: Đứng yên là các pháp vào thời gian siêng năng tu tập, gọi là khác nhau. Ở yên trong tư thế nầy, ngoài pháp học ra thì không có pháp nào khác. Giải thích tên gọi thì do các oai nghi cử chỉ đều thuộc về thời gian lãnh thọ giới cấm, nên gọi là trụ. Nghĩa môn khác nhau là các oai nghi khác nhau, là sự khác nhau về thời gian sáng, trưa và xế chiều, khác nhau giữa ngày, đêm nên biết.

Kinh nói: Tuệ là hiểu biết của người trí, quán xét sáng suốt ngay đây, đó là khác nhau về trí.

– Lựa chọn pháp tướng, lấy pháp tâm sở hữu làm tự thể. Giải thích tên gọi thì lựa chọn là tự thể, nó chẳng phải cái đối trị của trí, nên gọi là tuệ. Và, mỗi thứ khác nhau ấy đều có thể biết rõ trí nầy, nên gọi là tuệ. Lại có khả năng làm sáng tỏ những gì mà thức biết rõ, nên gọi là tuệ. Khác nhau về nghĩa môn đều tùy theo các nghĩa thích ứng với tuệ. Như trước đã phân biệt. Kinh nói: Giải thoát là thoát khỏi hẳn các trói buộc, trở nên thanh tịnh. Gở mình khỏi dục, dứt hết phiền não như vậy gọi là khác nhau. Thể của giải thoát là dứt hẳn các phiền não thô nặng, dập tắt các phiền não nhỏ nhiệm. Giải thích tên gọi thì ai có khả năng lìa khỏi các ham muốn trói buộc gọi là giải thoát.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói về các thứ Mâu-ni, vì giải thoát là thể tính của Mâu-ni, nên gọi là giải thoát. Nghĩa môn khác nhau là đợi thời gian mà giải thoát, Bất động giải thoát, kiến sở dứt phiền não giải thoát, tu sở dứt phiền não giải thoát. Giải thoát các trói buộc cõi Dục, giải thoát các trói buộc cõi Sắc và giải thoát các trói buộc ở cõi Vô sắc. Sự khác nhau giữa các loại cũng thế, cũng như trước, nên biết.

Kinh nói: Niệm là không quên mất, là tâm sáng ghi nhớ. Đó gọi là khác nhau, thể nó là pháp tâm sở hữu. Giải thích tên gọi thì nhớ lại các pháp, nên gọi là Niệm. Lại nữa, tác ý đối với các việc làm mà mình đã trải qua, tâm sáng suốt ghi nhớ, nên gọi là Niệm. Về nghĩa môn khác nhau thì đó là niệm Phật, niệm pháp cho đến nói rộng có sáu thứ niệm, nên biết. Lại, niệm trụ khác nhau, tùy theo đối tượng tương ứng với niệm, sẽ nói rộng.

Lại nữa, trong việc giải thích các câu hỏi, v.v…

Hỏi: rằng nghĩa học thắng lợi là gì?

Đáp: Ở đây nói là muốn làm sáng tỏ giới học tăng thượng, để thấy được các công đức vượt hơn mà siêng năng tu tập, an trụ.

Hỏi: Cho tuệ là thượng thủ, có ý nghĩa gì?

Đáp: Đây là nói để làm sáng tỏ tuệ căn là bậc nhất trong các căn.

Hỏi: Giải thoát vững chắc nghĩa là gì?

Đáp: Đây là nói để làm sáng tỏ dứt trừ hẳn phiền não do thấy đạo và tu đạo.

Hỏi: Niệm và tăng thượng có nghĩa gì?

Đáp: Đây là nói để làm sáng tỏ cho những người trình độ thấp kém biết đừng dừng lại với các công đức mà họ đạt được.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn lại nói khác nhau về thứ lớp ba học, trong các kinh? Vì sao ở đây lại nói tuệ tăng thượng sau giới tăng thượng? Vì sao không nói tâm học tăng thượng thắng lợi?

Đáp: Đây là nói gộp chung các tuệ đã thành tựu do văn, tư, tu, nhằm làm sáng tỏ thứ lớp Tam-ma-địa, không chút hối tiếc. Đó là làm sáng tỏ tâm học tăng thượng. Như Đức Bạc-già-phạm nói: Rồi thì năm giác quan có khả năng thọ nhận hết sức đầy đủ, nó thuộc về cảm nhận. Còn tuệ căn thì các thầy Tỳ-kheo đã thành tựu tuệ căn rất lanh lợi, cho đến có khả năng tu Tam-ma-địa căn. Vì vậy, do sức mạnh của tuệ căn mà tu cả đến Tam-ma-địa căn cũng đều được thành tựu.

Nay, trong kinh nầy, Đức Bạc-già-phạm chỉ bày sáng tỏ là trí tuệ là nguyên nhân đưa đến Tam-ma-địa và nó có khả năng chặt đứt phiền não. Do vậy, cho nên nói tuệ tăng thượng học. Phải biết, đó là nói gộp chung cả tuệ và tâm học tăng thượng.

Hỏi: Nếu vậy, thì trong kinh khác cũng đề cập đến công hạnh tu tập ba học là đạt đến vẹn toàn, vì sao không nói tu học tâm học tăng thượng đạt đến vẹn toàn?

Đáp: Như đạo lý đã nói ở trước, nên biết.

Hỏi: Vì sao trong đây chỉ nói an trụ học thắng lợi mà không nói an trụ tuệ thắng lợi? Và an trụ giải thoát thắng lợi?

Đáp: Ấy là nhằm khuyên thọ nhận thắng lợi dành riêng cho trình

độ thấp, nhưng cũng phải biết rằng: cũng muốn cho các người được giáo hóa thâu nhiếp với mình các tăng thượng thắng lợi. Lại dẫn dắt tăng lữ và các người biết mười thứ thắng lợi một cách sáng tỏ, cho họ biết nó dễ chứng nhập, nên chỉ nói an trụ học thắng lợi.

Hỏi: Đã là người giải thoát rồi thì đương nhiên là thượng thủ cao nhất trong các pháp, vì sao chỉ nói an trụ tuệ thượng thủ mà lại không nói an trụ giải thoát thượng thủ?

Đáp: Vì đối với hữu tình trình độ thấp kém mà họ vẫn được giáo hóa và nhận lấy tính chất tăng thượng, nên biết: cũng khiến cho những ai được giáo hóa là nhận lấy tăng thượng đối với pháp tăng thượng.

Lại nữa, làm sáng tỏ chỗ khác nhau của giải thoát thì cái gì là khác nhau?

Đáp: Vì giải thoát tuệ thượng thủ nhìn rõ vô thường, cho nên nó trở thành thường trụ chắc thật cao tột.

Hỏi: Những ai được gọi là an trụ học thắng lợi?

Đáp: Việc ấy tùy thuộc vào nơi đã lập ra nhiều học xứ để quán xét mười pháp thắng lợi. Chẳng hạn như giữ gìn Thi-la, giữ một cách chắc chắn với hằng tác, hằng chuyển, như vậy gọi là an trụ học thắng lợi.

Hỏi: Câu nói: Nhiếp thọ Tăng có nghĩa gì?

Đáp: Nói nhiếp thọ Tăng-già là nói chung, ngoài ra còn có câu nói riêng, nhằm giúp cho tăng khấn cầu siêng năng, để họ buông xả ham mê dục lạc, để họ đạt được an vui, để họ xa lìa khổ hạnh ép xác. Ai chưa tin thì giúp họ có lòng tin. Ai chưa đi sâu vào chánh pháp thì giúp họ đi sâu vào. Ai đã có lòng tin thì khiến lòng tin họ phát triển hơn lên. Ai đã thâm nhập chánh pháp thì khiến họ thành thục hơn. Ai khó chế ngự thì khiến họ bị chế ngự. Ai trái phạm Thi-la thì khiến họ khéo xua tan ý trái phạm để họ cảm thấy hổ thẹn mà vui sống trở lại. Ai giữ giới trong sạch thì khiến họ không còn hối tiếc, phòng hộ căn môn đối với pháp hữu lậu, khiến họ khéo hàng phục phiền não trói buộc, dứt trừ phiền não, sau đó dứt trừ tà nguyện, trụ trong Phạm hạnh. Thuẫn theo mà dứt hẳn mê lầm tùy miên, vì khiến cho những người ấy ở yên lâu dài trong phạm hạnh, hơn nữa. Cả đến người nhà trời, người thiện chân chính cũng được chỉ bày. Làm như vậy để chánh giáo nối tiếp mãi không dứt.

Mười thứ thắng lợi như vậy, nếu nói lược thì chỉ có ba thứ thắng lợi. Mở rộng ba thứ nầy thì thành mười thứ. Ba thứ nầy là:

  1. Khiến Tăng sống đời không ô nhiễm.
  2. Khiến Tăng được sống yên vui.
  3. Khiến Thánh giáo phát triển lâu dài.

Vì bảy trong mười thứ nầy là tùy hoàn cảnh giữ gìn và làm sáng tỏ lối sống không ô nhiễm và được an vui. Bảy thứ theo hoàn cảnh mà giữ gìn là:

  1. Theo hoàn cảnh giữ gìn mà cung kính dưỡng nuôi.
  2. Theo hoàn cảnh giữ gìn mà tự khổ hành hạnh.
  3. Theo hoàn cảnh giữ gìn các đồ dùng còn thiếu thốn.
  4. Theo hoàn cảnh giữ gìn lần lượt đối với chúng tăng.
  5. Theo hoàn cảnh giữ gìn để tâm theo dõi những thay đổi.
  6. Theo hoàn cảnh giữ gìn không để cho phiền não trói buộc.
  7. Theo hoàn cảnh giữ gìn đối với mong muốn không tốt.

Câu nói sau cùng là làm sáng tỏ Thánh giáo tồn tại lâu dài.

Sao gọi là thường giữ gìn Thi-la? Nghĩa là không được bỏ học xứ. Thế nào gọi là giữ Thi-la một cách vững chắc? Là không vi phạm học xứ. Sao gọi là hằng tác? Là không thấu hiểu học xứ. Thế nào là hằng chuyển? Là thấu hiểu Thi-la rồi lại chuyển vận trở về. Sao gọi là thọ học học xứ? Nghĩa là theo học đầy đủ các học xứ. Người tu hành là phải giữ mãi Thi-la, giữ một cách chắc chắn. Sau khi nghe pháp thì lui về sống một mình nơi thanh vắng, buộc niệm, suy nghĩ, đắn đo quán xét là nhằm phát triển tăng thượng tâm tuệ. Lại nữa, người tu hành nầy, được phát sinh trí tuệ do Văn, Tư, Tu, từ đó, có khả năng chứng được giải thoát. Tính chất của giải thoát nầy là một pháp không lui sụt, nên gọi là chứng đắc. Nói là kết quả của trí xuất thế nên không còn bị thụt lùi. Lại nữa, hành giả nầy, do niệm lực nên có thể tự suy nghiệp chín chắn mà tự hỏi: Thi-la uẩn của ta có vẹn toàn chăng? Ta thông suốt hết các pháp chưa? Ta khéo chứng được giải thoát loại nào? Biết nương vào năng lực nhớ nghĩ thế ấy, nên đầy đủ học thắng lợi, phát tuệ thượng thủ, chứng giải thoát vững chắc.

Lại nữa, nói lược thì niệm nầy có ba thứ: đó là vì nói pháp, hoặc noi theo lời truyền dạy, hoặc do quán xét có tạo tác hay không tạo tác, đều biết rõ cả.

Hỏi: Đức Bạc-già-phạm nói Thi-la, có nhiều tên gọi như Ổ-basách-ca-Thi-la, Bí-sô-Thi-la, Ổ-ba-bà-sa-Thi-la, Tịnh-lự-Thi-la, Tamma-bát-đề-Thi-la, Thánh ái Thi-la. Với các tên gọi khác nhau cũng thế, nay ở đây dựa vào Thi-la nào mà nói an trụ hay thắng lợi?

Đáp: Dựa vào Thi-la Bí-sô, vì nó cao hơn hết.

Hỏi: Như Đức Bạc-già-phạm nói: Tuệ cũng gồm có nhiều thứ, gọi là tuệ thành tựu do nghe rộng, tuệ thành tựu do suy tư, tuệ thành tựu do tu trì. Nay, ở đây, y theo tuệ nào mà nói an trụ tuệ thượng thủ?

Đáp: Là nói gồm cả ba tuệ.

Hỏi: Phật nói giải thoát cũng có nhiều thứ: như thế gian giải thoát, xuất thế gian giải thoát, Hữu học giải thoát, Vô học giải thoát, khả động giải thoát, bất động giải thoát, các tên gọi cũng thế, nay, ở đây, y theo giải thoát nào mà nói an trụ giải thoát vững chắc?

Đáp: Là y theo xuất thế bất động giải thoát kia.

Hỏi: Như lai nói niệm cũng có nhiều thứ, nghĩa là đối với cảnh giới của thân, v.v… mà trụ niệm vào đó. Làm lâu hay nói lâu, v.v… cũng tùy theo niệm. Đọc tụng cũng tùy theo niệm, dạy bảo cũng tùy theo niệm, nên làm hay không nên làm cũng tùy theo niệm. Niệm Phật cũng tùy theo niệm. Nay, ở đây y theo các thứ niệm nào mà nói niệm tăng thượng?

Đáp: Theo yếu tố cao hơn hết để luận thì theo niệm quán xét nên làm hay không nên làm.

Lại nữa, theo thứ lớp thì trước là dựa vào Thi-la Bí-sô mà an trụ. Kế là nghe và lãnh thọ chánh pháp, kế là tác ý đúng như chánh pháp. Người tu hành thế ấy không còn buồn lo hối hận vì đã giữ giới trong sạch. Từ chỗ không còn hối tiếc nên xoay vần phát sinh Tam-ma-địa chân chánh. Nghĩa là do phương tiện đã thuộc về tuệ, do suy nghĩ đúng như lý, nên thành tựu được tâm học tăng thượng. Gọi là thứ lớp tròn đầy. Vì nhân giới hạnh trong sạch mà trước, sau được thành tựu vẹn toàn tâm học tăng thượng.

Lại nữa, bởi an trụ trong học thắng lợi mà được tuệ thượng thủ. Từ an trụ tuệ thượng thủ mà chứng được giải thoát vững chắc.

– Sao gọi là được an trụ vào học thắng lợi, cho đến giải thoát vững chắc?

– Bởi sức tăng thượng của niệm, nên gọi là có khả năng hoàn thành thứ lớp.

Lại nữa, kinh nói: Nếu an trụ tu tập như thế, thì ba học vẹn toàn mau chóng. Đó cũng gọi là có khả năng hoàn thành thứ lớp.

– Giải thích thứ lớp: như kinh nói: Bậc Đại sư là người có khả năng khéo dạy đệ tử Thanh văn những gì nên làm, những gì không nên làm, nên gọi là Đại sư. Lại nữa, người có năng lực giáo hóa, dẫn dắt vô lượng chúng sanh, chứng Niết-bàn nên gọi là Đại sư. Lại nữa, ai xuất hiện ở đời mà xô ngã, xua tan đi tà uế ngoại đạo thì cũng gọi là Đại sư.

– Thanh văn là người theo người khác nghe âm thanh chánh pháp nên gọi là Thanh văn. Lại có thể khiến kẻ khác nghe tiếng nói của 2 chánh pháp, nên gọi là Thanh văn.

Hỏi: Do đâu mà Đức Phật chỉ nói Thanh văn an trụ học thắng lợi, v.v…?

Đáp: Vì các Thanh văn đều là đệ tử chân thật của đức Bạc-giàphạm, họ đều thuận theo giáo pháp mà tu tập.

– Pháp là học xứ bao gồm các danh từ, câu văn, bài văn do Phật nói, nghĩa là nói năm nhóm trái phạm.

– Thành tựu tâm thương xót là cùng ở chung trong đêm dài sinh tử với chúng sinh thường ở trong bốn thứ vô lượng như từ, v.v…

– Thành tựu lòng bi là khả năng nhổ hết gốc khổ cho chúng sinh.

– Ưa làm việc nghĩa lợi là có khả năng trao pháp vui cho các người.

– Cầu ích lợi là muốn cho mọi người thọ nhận các pháp lành cao cả.

– Tâm hằng thương xót là có khả năng nhổ hết các pháp ác, bất thiện.

Lại nói: Muốn nhiều người sống lâu trong phạm hạnh là nói với dòng họ Sát-đế-lợi cao cả.

– Rộng thêm: nghĩa là từ trong các loài chúng sinh nầy, về sau sau nữa chúng hội ngày càng đông hơn. Cho đến trời người là: Cũng cứ vậy mà thêm lên mãi nên có thế lực. Đó là làm sáng tỏ tâm đại bi cùng khắp của Đức Thế Tôn, chứ không phải chỉ trùm một khoảnh nhỏ.

– Chỉ bày thiện chân chánh là tất cả, tận cùng tất cả, tất cả các pháp.

– Nói chánh pháp là nghe mười hai phần giáo, lãnh thọ, nghiên cứu, tìm tòi, giữ gìn, đọc tụng, ở chỗ thanh vắng, suy tư. Các cảnh giới như vậy đều gọi là Pháp.

Vì ích lợi: là nói theo giới tăng thượng.

Vì an vui là: không tựa vào việc làm đau khổ, hoạn nạn không được tự tại.

– Vì lợi ích an vui là xa lìa ham muốn thì có tâm tăng thượng, tuệ tăng thượng. Vì làm các điều lành nầy nên gọi là ích lợi, vì tùy hoàn cảnh thuộc về điều lành cho nên là an vui. Trước mặt Đức Thế Tôn mà khen nói hay im lặng về nhiều công đức của Thế tôn đều gọi là lợi ích. Nếu ở chỗ Đức Thế tôn được nhiều thức ăn uống, y phục thì gọi là an vui. Nếu ở chỗ Đức Thế tôn mà xây lên Ba học, đó gọi là lợi ích an vui. Đối với các pháp, Như lai dùng nhiều thứ tuệ để quán xét, đó là vì ích lợi, vì an vui, vì ích lợi an vui, rồi Như lai nói pháp là dựa vào giới học tăng thượng, tâm học tăng thượng, tuệ học tăng thượng.

Trong đây, có hai nhân duyên gọi là khéo quán xét, nghĩa là biết rõ suốt đêm dài sinh tử, không hiểu biết lầm lộn. Sự giác ngộ và giải thoát ấy gọi là người khéo chứng đắc. Nếu dựa vào tâm tăng thượng, tuệ tăng thượng mà nói thì trong đây có hai nguyên nhân gọi là khéo chứng đắc, nghĩa là do công hạnh rốt ráo, do pháp không lùi sụt.

– Thi-la uẩn của ta không vẹn toàn là chỉ tu tập một phần Thi-la, hoặc không nương vào Thi-la. Như vậy, muốn Thi-la vẹn toàn thì phải tu tập, trì giới, thiền định.

– Ta không khéo quán sát các pháp là do hai thứ quán sát như trước trước đã nêu.

– Ta không khéo chứng được giải thoát là do hai thứ chứng đắc như trước đã nêu.

– Những gì ta phải nói, đã nói như thế nghĩa là tổng kết, nói phần sơ lược trước, rồi đến phần phân biệt rộng, nên biết.

Lại nữa, do sáu thứ tương ưng sẽ giải thích tất cả kinh Phật:

  1. Vì biết khắp ngọn nguồn các pháp.
  2. Vì dứt bỏ các việc ác, cũng như bỏ hết mê lầm dù lớn hay nhỏ.
  3. Vì thọ hạnh lành.
  4. Vì trí biết khắp, thông suốt hết các thứ bệnh hoạn.
  5. Vì hậu quả của nghiệp ấy.
  6. Vì mình và người cùng chịu quả báo ấy.

Do sáu tướng như vậy, và bởi các pháp tương ưng đã lập ra từ trước cho nên có thể giải thích đúng tất cả kinh. Chữ pháp nói đây là các uẩn, xứ, giới, duyên khởi, niệm, trụ, chánh đoạn, v.v…

– Quả kia là nhàm chán, lìa khỏi dục, giải thoát, nhập Niết-bàn.

– Mình và người cùng thọ nhận quả kia là sinh tử của ta đã hết, v.v… Cũng thế gọi chung là phần thâu nhiếp giải thích.

Nay, trong phẩm nầy, chỉ bày luận nầy có bốn tướng:

  1. Tướng tối thắng,
  2. Tướng tự thể,
  3. Tướng thanh tịnh,
  4. Tướng giải thích giáo.

Trong đây, tướng tối thắng có ra từ hai bài tụng, tướng tự thể do năm bài tụng, tướng thanh tịnh do hai bài tụng, tướng giải thích giáo do một bài tụng.