LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO

Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân.
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 12

PHẨM 2: THÂU TÓM NGHĨA TỊNH (Phần )

Giải thích nên biết có nhiều thứ, Kệ rằng:

Thể thích văn nghĩa pháp,
Khởi nghĩa nan kế thầy
Nói chúng nghe khen Phật
Lược, rộng học thắng lợi.

Luận chép: Thể là thể tánh các kinh, lược có hai thứ: Văn và nghĩa. Nên biết: Văn là chỗ nương, nghĩa là năng nương tựa. Gọi chung hai thứ là cảnh giới bị nhận biết.

– Thích: lược có năm thứ, nên biết đó là:

  1. Pháp.
  2. Cùng khởi.
  3. Nghĩa.
  4. Thích nạn.
  5. Thứ lớp.

– Văn: lược, có sáu thứ:

  1. Danh từ.
  2. Câu văn.
  3. Chữ.
  4. Lời.
  5. Tướng.
  6. Cơ thỉnh.

Danh thân: là góp làm rõ thêm lời nói, lược nói có mười hai thứ:

  1. Tên giả.
  2. Tên thật.
  3. Tên chung.
  4. Tên riêng.
  5. Tên theo nghĩa.
  6. Tên nói đùa.
  7. Tên dễ
  8. Tên khó.
  9. Tên sáng tỏ.
  10. Tên giấu kín.
  11. Tên tắt.
  12. Tên rộng.

– Tên giả là từ bên trong của uẩn mà lập ra những tên gọi về ta, về mạng sống của hữu tình. Còn đối với các sắc bên ngoài thì lập những tên gọi như bình, áo, xe cộ, v.v…

– Tên thật là đối với mắt, v.v… đối với sắc, v.v… lập những tên gọi về ý nghĩa của các giác quan.

– Tên chung là hữu tình có những tên chung là sắc, thọ, đại chủng, v.v…

– Tên riêng là những tên gọi như bạn Phật, bạn đức, xanh, vàng, v.v…

– Tên theo nghĩa: là cái gì có chất cản thì gọi là sắc. Do lãnh nạp nên gọi là thọ. Có khả năng đốt cháy, chói sáng nên gọi là mặt trời. Các thứ tên như vậy, gọi là tên theo nghĩa.

– Tên nói đùa: như kêu kẻ nghèo là tên giàu kia. Các loại như vậy là không xét nghĩa, mà gọi bừa thôi.

– Tên dễ là ai cũng nghĩ mà biết.

– Tên khó là trái với tên nói trên.

– Tên sáng tỏ là ý nghĩa của tên rất dễ hiểu.

– Tên giấu kín là nghĩa của tên ấy rất khó hiểu, như tên thần chú Đạt-la, Di-đồ.

– Tên tắt: là tên một chữ.

– Tên rộng là tên nhiều chữ.

– Cú thân (câu văn) là dựa vào danh từ, chữ mà giải thích nghĩa đầy đủ. Có sáu thứ cú thân là:

  1. Câu chưa đủ ý.
  2. Câu đủ ý.
  3. Câu văn ở thể bị động.
  4. Câu văn ở thể chủ động.
  5. Câu mở đầu.
  6. Câu giải thích.

– Câu chưa đủ ý là câu văn không rốt ráo, nghĩa không rốt ráo, phải thêm câu nữa mới trọn nghĩa. Như kệ bốn câu: Không làm các điều ác, gieo trồng các điều lành. Khéo làm chủ tâm mình, là lời dạy của Phật Thánh. Nếu chỉ nói: Các điều ác, thì câu ấy chưa đủ nghĩa. Nếu nói thêm: Các điều ác ấy thì cũng chưa đủ nghĩa. Thế nên, muốn đầy đủ nghĩa, phải nói: Các điều ác ấy, chớ làm thì thành hai vế trọn nghĩa. Đây gọi là câu đủ nghĩa thứ hai.

– Câu ở thể bị động là: Câu trước phải chờ câu sau mới đủ nghĩa, như nói: Các hành đều vô thường, là pháp sinh diệt, có sinh thì có diệt, vắng lặng mới là vui. Trong nhóm ấy, câu: Các hành đều vô thường là câu bị động vì nó được lập nên do câu: Là pháp sinh diệt.

– Câu ở thể chủ động là vì câu thứ hai có công dụng làm cho câu thứ nhất trọn nghĩa.

– Câu tựa là câu mở đầu như nói: Người lành v.v…

– Câu giải thích, như nói: Hãy đến cho bậc trượng phu chân chính.

– Thân tự: có chữ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Danh và câu văn là chỗ nương của bốn mươi chín chữ (Phạm). Trong đây muốn lấy danh từ làm đầu, nên gọi là câu. Thấy đầu như vậy thì biết có danh từ. Nếu chỉ có một chữ thôi thì không thành câu được. Lại nữa, nếu chỉ có chữ và danh nhưng không được sắp xếp thì đó chỉ là chữ rời chứ không có danh.

Hỏi: Vì sao lập ra ba thứ danh từ, câu văn, chữ, như vậy?

Đáp: Vì lãnh nhận, ngôn ngữ tăng lên, sinh ra cảm giác.

Hỏi: Danh từ có nghĩa gì?

Đáp: Nó như con mắt của các việc, giúp cho các người cùng hiểu biết và còn giúp cho ý thức phát sinh các thứ tướng trạng, rồi nhờ ngôn ngữ truyền nói, nên gọi là danh.

Hỏi: Câu nghĩa là gì? Nó thâu nhiếp trong danh, cuối cùng làm sáng tỏ, dù không còn thấy những gì ở ngay trước mắt, nên gọi là câu.

Hỏi: Văn có nghĩa là gì?

Đáp: Nó làm sáng tỏ danh từ trong câu, nên gọi là văn.

Như Đức Bạc-già-phạm nói: Tăng ngữ, Tăng ngữ lộ, ấy là nói rộng.

Tăng ngữ: Là tất cả chủng loại cũng được gọi là Tăng ngữ.

Con đường là: Các loại đều muốn phát sinh thành tăng ngữ.

Từ là: những lời nói tương ưng nhau, có khác với phương ngôn. Vì là chỗ nương của ngôn ngữ nên gọi là tăng ngữ lộ.

Lập bày là: Phân tích một pháp được lập ra do nhiều thứ. Chỗ nương của sự lập bày gọi là con đường lập bày. Dục là từ không có ý 26 muốn riêng. Từ nầy là con đường của tăng ngữ nêu đặt.

Danh thân trên, lược có sáu chỗ nương:

  1. Pháp.
  2. Nghĩa.
  3. Bổ-đặc-già-la.
  4. Thời gian.
  5. Số.
  6. Xứ sở.

Phân biệt rộng danh từ trên, như lãnh vực của những gì nghe được.

Ngữ, nên biết, lược có tám phần: Những gì cao đẹp, v.v… đều do ngôn ngữ tương ưng đầy đủ với nó, cho đến thường giao phó cho ngôn ngữ của báu như đức hạnh để có thể giảng nói chánh pháp.

Ngôn ngữ cao nhất là hướng về cung điện Niết-bàn làm đầu.

Ngôn ngữ đẹp đẽ là tiếng trong trẻo đẹp đẽ.

Lời nói sáng tỏ là văn từ trau chuốt.

Lời nói dễ hiểu là khéo dùng lời giảng nói.

Lời ưa nghe là nó dẫn đến nghĩa chánh pháp.

Lời không căn cứ là không căn cứ vào hy vọng là người khác tin mình.

Lời không trái là lời nói có cân nhắc.

Lời nói vô biên là trong ấy khéo léo trau chuốt. Nên biết, trong tám thứ ngôn ngữ nầy, lược có đủ ba đức:

  1. Đức đưa đến một nơi, chỉ một loại đầu thôi.
  2. Đức tự thể là hai thứ sau kế.
  3. Đức gia hạnh là những thứ còn lại.

Tương ưng là danh từ, câu văn, bài văn được sắp xếp kỹ lưỡng đâu vào đó. Và nương vào bốn thứ đạo lý để tương ưng nhau.

Giúp đỡ là có khả năng thành lập thứ lớp.

Thuận theo là theo thứ lớp mà giải thích.

Thanh lượng là câu văn sáng tỏ thanh tịnh.

Hữu dụng là khéo đưa vào lòng các người.

Tương xứng là ngang bằng trong đại chúng.

Ứng thuận là đúng với pháp, dẫn đến nghĩa.

Thuận thời là thường giao phó của cải, thường tu tập, giao phó tu tập, nên gọi là thường tu, siêng tu.

Phần kia là chánh kiến, v.v…

Tư lương là những vật giúp ích kia.

Tương (cùng nhau) là các uẩn tương ưng nhau, các giới tương ưng nhau, các xứ tương ưng nhau, duyên khởi tương ưng nhau, xứ phi xứ tương ưng nhau, niệm trụ tương ưng nhau. Những lời nói tương ưng nhau như vậy, là lời nói Thanh văn, của Bồ-tát, của Phật, đều gọi là tương.

– Cơ thỉnh là vì lý do thưa hỏi mà nói ra. Các trình độ khác nhau nầy, có hai mươi bảy thứ Bổ-đặc-già-la, nên biết. Trong số nầy, do trình độ khác nhau nên chia thành hai thứ, là trình độ khôn lanh và trình độ chậm lụt.

Hành khác nhau cũng có bảy thứ như hành tham v.v… như đã nói trong địa Thanh văn. Phẩm loại khác nhau, cũng có hai thứ là tại gia, xuất gia. Nguyện khác nhau cũng có ba thứ Thanh văn, Độc giác, Bồtát. Có thể cứu độ, không thể cứu độ, có hai thứ khác nhau là pháp Niếtbàn và pháp không phải Niết-bàn. Phương tiện có chín thứ khác nhau, là đã thâm nhập chánh pháp, chưa thâm nhậm chánh pháp. Có chướng ngại, không chướng ngại. Đã thuần thục, chưa thuần thục, còn bị trói buộc, không bị trói buộc. Chủng loại không bị trói buộc có hai thứ khác nhau: Là nhân và phi nhân. Sáu loại như vậy, gộp chung làm bốn:

  1. Chỗ nói: là danh thân, v.v… và một phần tướng.
  2. Chỗ làm: là theo trình độ thưa hỏi, gồm hai mươi bảy thứ Bổ-đặc-già-la.
  3. Năng thuyết là lời nói.
  4. Người nói là Phật, Bồ-tát và Thanh văn.

Tất cả sáu thứ tướng mạo như vậy, đều được làm sáng tỏ ở lời văn. Nếu bớt đi một thứ nghĩa thì mất đi sự sáng tỏ. Do có thể làm rõ nghĩa nên gọi là Văn.

Nghĩa: lược có mười thứ:

  1. Nghĩa Địa.
  2. Nghĩa Tướng.
  3. Nghĩa Tác ý.
  4. Nghĩa Xứ sở.
  5. Nghĩa lỗi lầm.
  6. Nghĩa Thắng lợi.
  7. Nghĩa Sở trị.
  8. Nghĩa Năng trị.
  9. Nghĩa Lược.
  10. Nghĩa Quảng.

– Nghĩa Địa: lược có năm địa: Tư lương địa, Phương tiện địa, Kiến địa, Tu địa và Cứu Cánh địa. Nếu phân biệt rộng thì có mười bảy địa là Năm thức thân tương ưng địa, Ý địa, Hữu tầm hữu tứ địa, Vô tầm duy tứ địa, Vô tầm vô tứ địa, Tam-ma-hê-đa địa, Phi Tam-ma-hê-đa địa, Hữu tâm địa, Vô tâm địa, Văn sở thành địa, Tư sở thành địa, Tu sở thành địa, Thanh văn địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa, Hữu dư y địa, Vô dư y địa.

– Nghĩa tướng: nên biết có năm thứ:

  1. Tướng Tự.
  2. Tướng Cộng.
  3. Tướng Giả lập.
  4. Tướng Nhân.
  5. Tướng Quả.

Năm tướng Cũng thế, nếu phân biệt rộng như Tư sở thành địa thì lại có năm tướng nữa:

  1. Tướng Sai khác.
  2. Tướng Du-già.
  3. Tướng Chuyển dị.
  4. Tướng Nhiễm ô.
  5. Tướng Thanh tịnh.

Năm tướng nầy, nên biết, mỗi chỗ phân biệt như trước, còn có năm tướng:

  1. Tướng Sở thuyên.
  2. Tướng Năng thuyên.
  3. Hai tướng nầy lệ thuộc nhau.
  4. Tướng Chấp trước.
  5. Tướng Bất chấp trước.

– Tướng Sở thuyên là năm pháp tướng như nói năm pháp tạng.

– Tướng Năng thuyên là chỗ nương của pháp gọi là đẳng. Tự thể các pháp khác nhau nên phải có lời nói. Đây cũng là làm sáng tỏ Tự thể biến kế sở chấp, nên biết, Tự thể biến kế sở chấp nầy cũng có nhiều tên, nên cũng gọi là Biến phân biệt sở kế, cũng gọi là Hòa hợp sở thành, cũng gọi là Sở tăng ích tướng, cũng gọi là Luống dối sở chấp, cũng gọi là Lời nói làm rõ, cũng gọi là Văn tự phương tiện, cũng gọi là Duy hữu âm thanh, cũng gọi là Vô hữu thể tướng. Các loại khác nhau như vậy, nên biết.

– Hai tướng nầy lệ thuộc nhau nghĩa là chủ thể nói và cái được nói cùng thuộc vào nhau, là chỗ nương cho tự thể của biến kế sở chấp.

– Tướng chấp trước là trôi nổi từ vô thỉ kiếp, tất cả phàm phu ngu muội đều đã chấp khắp cái tự thể chấp nầy cùng tùy miên.

– Tướng không chấp trước là người đã kiến đế biết rõ đúng như thật, đã giải thoát khỏi tướng biến kế sở chấp và các tập khí kia. Biết rạch ròi, tùy các pháp mà muốn phân biệt thì như địa do Tư thành, v.v…

– Tác ý nghĩa: Có bảy thứ tác ý là biết rõ tướng, như trước đã nêu,v.v… Nếu phân biệt rộng như địa Thanh văn thì còn có mười trí, là: Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí, Pháp trí, Chủng loại trí, Tha tâm trí, Thế tục trí, Tận trí và Vô sinh trí. Nếu phân biệt rộng như địa Thanh văn còn có sáu thức thân, là từ nhãn thức đến ý thức, như trước đã giải thích sơ lược. Nếu phân biệt rộng như Ngũ thức thân tương ưng địa và ý địa thì lại còn có chín biến tri là trói buộc ở cõi Dục, thấy khổ, tập đã dứt, là sơ đoạn biến tri thứ nhất.

Trói buộc ở cõi Sắc, cõi Vô sắc thấy khổ, tập đã dứt, là dứt hai biến tri. Trói buộc ở cõi Dục, thấy diệt đã dứt, là đoạn ba biến tri. Trói buộc cõi Sắc, cõi Vô sắc, thấy Diệt dứt là dứt bốn biến tri. Trói buộc ở cõi Dục, thấy Đạo đã dứt là dứt sáu biến tri. Trói buộc cõi Sắc, cõi Vô sắc, thấy Đạo đã dứt là dứt sáu biến tri. Thuận mà dứt hạ phần kiết sử là dứt bảy biến tri. Sắc ái hết là tám biến tri. Hết ái cõi Vô sắc là biến tri thứ chín.

Nếu phân biệt rộng, như Tam-ma-hê-đa địa thì lại có ba môn giải thoát là Không, Vô nguyện, Vô tướng. Đây cũng nói rộng như Tam-mahê-đa địa. Cần phải xem xét các pháp trong đó, xem có bao nhiêu thứ tác ý của tư duy, có bao nhiêu điều mà trí biết, có bao nhiêu điều mà thức biết, có bao nhiêu điều mà biến tri biết khắp, có bao nhiêu giải thoát đã giải thoát. Dùng vô lượng cửa quán xét như vậy để quán xét các pháp.

– Nghĩa xứ sở, lược có ba thứ:

  1. Sự y xứ.
  2. Thời y xứ.
  3. Bổ-đặc-già-la y xứ.

– Sự y xứ có ba thứ:

  1. Căn bản sự y xứ.
  2. Đắc phương tiện sự y xứ.
  3. Mẫn tha sự y xứ.

– Căn bản sự y xứ có sáu thứ:

  1. Cõi thiện.
  2. Cõi Ác.
  3. Thoái đọa.
  4. Thăng tiến.
  5. Trôi lăn.
  6. Vắng lặng.

– Đắc phương tiện sự y xứ, có mười hai thứ là mười hai chủng hành:

  1. Dục hạnh.
  2. Ly hạnh.
  3. Thiện hạnh.
  4. Bất thiện hạnh.
  5. Khổ hạnh.
  6. Phi khổ hạnh.
  7. Thuận thoái phần hạnh.
  8. Thuận tấn phần hạnh.
  9. Nhiễm ô hạnh.
  10. Thanh tịnh hạnh.
  11. Tự nghĩa hạnh.
  12. Tha nghĩa hạnh.

– Mẫn tha sự y xứ gồm có năm thứ:

  1. Khiến lìa khởi dục.
  2. Chỉ bày.
  3. Dạy bảo dẫn dắt.
  4. Khuyến khích thúc đẩy.
  5. Chúc lành an ủi.

Đường lành trong đây nói là cõi người và cõi trời. Cõi ác là Na-lạcca (địa ngục). Thoái đọa có hai thứ là không hại người và hại người:

– Không hại người là người ta cho mình tự nhiên sống lâu thì phải biết sống lâu là do sắc tài tương xứng mà được yên vui, biện tài cũng vậy.

– Hại người là dòng họ bị giảm thiểu, từ trên tăng thượng mà giảm xuống. Ít nhiều việc làm bị chi phối do lời nói không đứng đắn, vì trí tuệ ác cho nên không tới được cái tuyệt diệu lớn lao của sắc, hương, vị, xúc. Cho nên dù có thọ dụng các món đẹp hết sức đi nữa, nhưng lòng vẫn không thấy vui. Các loại như vậy, gọi là thoái đọa.

Trái với thoái đọa, sử dụng các cần dùng vui sướng thì gọi là thăng tiến.

– Trôi lăn là ở ngay trong đường thiện đường ác mà rớt xuống hoặc tiến lên.

– Vắng lặng là cảnh vắng lặng Niết-bàn hữu dư y hay vô dư y.

– Dục hành là: như đã nói trong mười thứ dục dẫn dắt.

– Ly hạnh là đối với việc thọ dụng kia, biết nó là vô thường nên nhàm chán xuất gia, giữ gìn giới cấm, khéo giữ gìn các căn.

– Thiện hạnh là: tu các hạnh lành hữu lậu, như bố thí, trì giới, v.v…

– Bất thiện hạnh là: làm ba thứ xấu ác.

– Khổ hạnh là trần truồng không áo quần. Các việc như vậy, cho đến nói rộng.

– Phi khổ hạnh là: Các món gì mình có được thì thọ dụng đúng như pháp, xả bỏ các thú vui, xa lìa hai bên. Bỏ các vui thú ham đời và bỏ đắm mê theo khổ hạnh, đi con đường Trung đạo siêng năng nương vào pháp. Khất thực, y áo đều sử dụng đúng như chánh pháp dạy.

– Thuận thoái phần hạnh là: làm cho mình tiến lên bằng cách khắc phục những chướng ngại.

– Thuận tiến phần hạnh là làm trái lại điều nói trên.

– Nhiễm ô hạnh là, như kinh Anh Võ nói, lược có ba thứ là: Nghiệp tạp nhiễm, phiền não tạp nhiễm và trôi lăn tạp nhiễm. Nên biết ba thứ nầy, có chín câu căn bản. Nghĩa là nghiệp tạp nhiễm có ba câu là tham, sân, si. Phiền não tạp nhiễm có bốn câu là bốn điên đảo. Trôi lăn tạp nhiễm có hai câu là vô minh và hữu ái. Vì sao? Vì căn bất thiện sinh khởi các nghiệp tạp nhiễm. Do bốn thứ điên đảo làm phát sinh các phiền não tạp nhiễm. Do cửa vô minh đun đẩy người xuất gia trôi lăn trong tạp nhiễm. Do cửa yêu mến đun đẩy các người tại gia trôi lăn trong tạp nhiễm.

Thanh tịnh hạnh là: Lược có ba học, năm địa. Nên biết, ba học nầy cũng có chín cú căn bản là tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, không tham, không sân, không si được gom vào tư lương địa và phương tiện địa. Tăng thượng tuệ học thuộc về bốn thứ không điên đảo và giải thoát ở Kiến địa, Tu địa, Cứu Cánh địa.

– Tự nghĩa hạnh là công hạnh tự lợi mình như Thanh văn, Độc giác. Mặc dù họ, có lúc, cũng chuyển làm ích lợi cho kẻ khác, nhưng vẫn mong muốn lợi ích cho thân mình là hơn, nên cũng gọi là Tự nghĩa.

– Tha nghĩa hạnh: là hạnh lợi tha, như Phật, Bồ-tát, hoàn toàn đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh. Cho đến nói rộng.

– Lịnh li dục là: Quở trách, chế nhạo những việc làm thuộc sáu phẩm đen. Chỉ bày các tai hại khiến các người lìa ái dục. Chỉ bày là mong các người học và làm theo pháp trắng. Chỉ bày bốn thứ đạo lý chân chính.

– Giáo đạo là: Giáo hóa dẫn dắt là chỉ bày đã xong.

– Tin hiểu là: Tin hiểu, khiến người tu hành thọ nhận chân chánh, tu hành chân chánh các học xứ. Do được tự tại, tín, hiểu cho nên bảo họ rằng: Hôm nay đối với các việc Cũng thế, Cũng thế, các ông phải hành động chân chính theo những điều đã học.

– Tán lệ (khuyến khích khen ngợi) là các hữu tình đối với những gì đã biết, đã làm, đã được, nhưng sinh tâm lui sụt. Lúc bấy giờ, nên khen ngợi, thúc đẩy họ phát tâm, lại khiến cho những gì đã biết, đã làm, đã được ấy được phấn phát thế lực hơn lên.

– Khánh ủy (chúc mừng, an ủi) là các hữu tình thực hành một cách hăng hái trong giáo pháp tùy pháp lựa chọn, phải khen ngợi họ một cách chân thật, khiến họ vui lên.

Lại nữa, giúp họ lìa khỏi ham muốn, chỉ bày: Có khi khiến họ lìa ham muốn mà không chỉ bày. Như giáo hóa dẫn dắt họ lìa xa ham muốn ngay đây thì bảo rằng: Như những điều ông nói, đó là không nên làm, thì giờ đây, nhất định ông không nên làm nữa. Hoặc làm cho họ sợ mà bảo: Nếu ông làm thì ta sẽ tháo bung nó ra, hoặc ta yêu cầu người khác tháo bung ra. Nếu ông là bạn thân của ta, thì không nên làm như vậy. Hoặc chỉ bày mà không khiến họ lìa ham muốn như họ đang sống, thì chỉ bày cho họ công đức và lầm lỗi, nhưng không ngăn dứt, khiến họ không có lỗi. Hoặc có lúc vừa chỉ bày cũng vừa khiến lìa ham muốn, như chỉ bày lỗi của họ khiến họ xa lìa.

– Giáo đạo là: Ban đầu chưa tiếp nhận chuyện học thì hãy họ thọ nhận việc học.

– Khen ngợi, thúc đẩy là họ đã theo học nhưng chưa tiến bộ, giúp họ tiến lên.

– Chúc mừng, an ủi có năm thứ thắng lợi là:

  1. Khiến tâm họ quyết định đối với pháp đã chứng ngộ.
  2. Đối với các pháp khác mà họ chứng được một cách cao vời thì khiến họ phát tâm cầu tiến hơn nữa.
  3. Khiến kẻ gièm pha tâm được trụ trong vừa chừng.
  4. Những ai chưa có lòng tin thì giúp họ phát lòng tin trong sạch.
  5. Những ai đã có lòng tin thì giúp họ càng tăng trưởng. Hoặc là chúc mừng, an ủi khi thấy kẻ khác làm việc lành. Phải biết: Người ấy gây ra nghiệp nhân tăng trưởng, có công năng chiêu cảm quả báo ưa thích tâm ý, được sinh lên cõi trời, sau khi chết. Nơi người ấy sinh ra thường có tiếng pháp mầu nhiệm thanh thoát, nghe những âm thanh ấy chẳng ai không vui lòng đẹp ý.

Lại nữa, ý muốn làm có thể cảm được quả ở đường lành, như vì muốn tạo nghiệp lành cho đời sau, hoặc chiêu cảm quả xấu ở cõi xấu là trường hợp đem hạnh lìa dục vào trong phi pháp. Ai trái phạm giới cấm thì sẽ chiêu cảm quả báo đường ác. Nếu không trái phạm thì chiêu cảm quả đường lành. Thực hành tư lương vắng lặng thì chiêu cảm quả đường lành và làm tư lương cho vắng lặng.

Kẻ làm việc không lành thì chiêu cảm quả đường ác, chịu nhiều khổ não. Do y theo tà kiến làm khổ thân mình cho nên chiêu cảm quả đường khổ.

Không tu khổ hạnh làm tư lương cho vắng lặng và chiêu cảm quả đường lành.

Thuận thoái phần hành có thể chiêu cảm quả lui sụt. Thuận tiến phần hành có thể chiêu cảm quả tiến lên. Hạnh nhiễm thể chiêu cảm quả trôi lăn, hạnh thanh tịnh chứng quả vắng lặng.

Tu hành Tự nghĩa giúp cho chính mình cảm quả đường lành, dẫn dắt tiến lên chứng quả vắng lặng.

Tu hành tha nghĩa thì giúp cho cả mình và người đều được sinh về đường lành, dẫn tiến lên chứng quả vắng lặng.

Ba việc căn bản như vậy, có sáu chữ, đều gọi là đường lành cho đến Niết-bàn. Chứng đắc phương tiện sự, có mười hai thứ, là mười hai hạnh.

– Bi mẫn tha sự có năm, là năm thứ thương xót chúng sinh.

Trong đây, do căn bản sự và sức tăng trưởng là căn cứ vào mười hai: hạnh, như phương tiện sự trên đã thích ứng, khiến cho hữu tình lìa dục, cho đến khi được chúc mừng, an ủi.

– Y xứ là lược có ba thứ:

  1. Nói nương vào quá khứ.
  2. Nói nương vào vị lai.
  3. Nói nương vào hiện tại, như kinh nói rộng.

– Bổ-đặc-già-la y xứ là hai mươi bảy thứ số lượng căn cơ chậm lụt mà họ nhận lấy nơi sinh về. Nên biết.

Như trên đã nói, sự, thời, Bổ-đặc-già-la, Phật Bạc-già-phạm đã nương vào ba xứ nầy mà truyền bá Thánh giáo, nên gọi là y xứ.

– Nghĩa lỗi lầm: đối với những ý nghĩa chán ngán cần hủy bỏ thì khởi tâm hủy bỏ, nhàm chán, hoặc pháp, hoặc chúng sinh.

– Nghĩa Thắng lợi, nói lược, là đối với các nghĩa đáng khen ngợi thì phát lời khen ngợi hoặc pháp hay chúng sinh.

– Nghĩa Sở trị, nói lược, là các hành vi tạp nhiễm.

– Năng trị nghĩa, là tất cả hạnh thanh tịnh, như tính tham là sở trị mà năng trị nó là pháp quán bất tịnh. Sân là đối tượng cần đối trị mà chủ thể đối trị trị nó là lòng từ. Cũng thế, nên biết.

– Nghĩa Lược là nói nghĩa chủng loại chung các pháp.

– Nghĩa rộng là nói về nghĩa chủng loại riêng của các pháp.

Lại nữa, nói kinh bất liễu nghĩa. Lại, nghĩa gọn thì có hai thứ:

  1. Danh gọn.
  2. Nghĩa gọn.

Nghĩa rộng cũng có hai thứ: là danh từ rộng, nghĩa rộng. Như Đức Bạc-già-phạm nói: “Nầy Xá-lợi-phất, ta có thể nói chánh pháp rộng và lược. Dù vậy, kẻ thấu hiểu rất khó kể ra”.

Trong kinh tạng thì Trường hàng là văn rộng nhưng nghĩa lược Già-tha thì nghĩa rộng, văn lược. Vì thu nhiếp mười nghĩa, nên nói là trung gian, Kệ rằng:

Tướng các địa, tác ý
Dựa theo đức, phi đức,
Sở đối trị, năng trị,
Nghĩa lược, rộng nên biết.

Lại nữa, đã nói lược mười thứ nghĩa về thể tính của giáo lý Phật rồi. Các vị nói pháp phải nương vào Thánh giáo để tìm kiếm mười thứ. Dù đủ hay không đủ, trước mình phải tìm, rồi mới nói pháp cho người.

Cũng thế, đã lập ra thể tính của văn nghĩa rồi. Các vị nói pháp, nên dùng năm tướng để theo đó mà giải thích tất cả kinh Phật. Trước phải nói lược cốt yếu của Phật pháp, sau đó mới nói đều đặn. Kế là giải thích nghĩa, kế đến giải chỗ khó, sau cùng là nói về thứ lớp. Pháp, lược có mười hai thứ là mười hai phần giáo của khế kinh.

– Khế kinh nghĩa là chấp khâu nối liền nhau, thường là văn xuôi trực tiếp nói về tự thể các pháp.

Ứng tụng là lời phúng tụng nằm sau văn xuối, lược nêu kinh chưa liễu nghĩa đã nêu.

– Ký biệt là phân biệt rộng, lược nghĩa đã nêu và ký nơi sinh sau khi đệ tử qua đời.

– Phúng tụng là dùng một câu để nói, hoặc hai câu, ba, bốn, năm, sáu câu để nói.

– Tự thuyết là không có ai thỉnh nhưng tự nói là vì Phật muốn cho đệ tử hiểu biết rõ ràng hơn, vì muốn dùng pháp cao giáo hóa chúng sinh, khiến họ an trụ trong giáo lý cao cả. Tự nhiên nói lên gọi là tự nói. Như kinh nói: Hôm nay, tự nhiên Thế tôn giảng nói pháp.

– Nhân duyên là nhân có người thỉnh mới nói, như kinh nói: Một thuở nọ Thế Tôn, vì Một-lực-già-la tử vì các Tỳ-kheo mà giảng nói pháp cốt yếu.

Lại nương theo những gì được nói trong Biệt giải thoát, tăng thượng đạo, Tỳ-nại-da, nghĩa nương theo nhân duyên Cũng thế, Cũng thế nương theo việc Cũng thế, Cũng thế. Đức Thế Tôn nói lời Cũng thế, Cũng thế, đó gọi là nhân duyên.

– Thí dụ là có kinh Thí Dụ. Những nghĩa sâu kín được sáng lên do thí dụ.

– Bản sự là trừ tất cả những chuyện nói về đời trước trong bản sinh.

– Bản sinh là nói những việc của chính mình đã làm ở đời quá khứ, khi tu hạnh Bồ-tát.

Phương quảng là nói đạo Bồ-tát, như nói Thập địa, bốn hạnh của Bồ-tát, v.v… và nói một trăm bốn mươi Phật pháp bất cộng của Như lai, là bốn Nhất thiết chủng thanh tịnh, cho đến Nhất thiết chủng diệu trí, như có nói rộng ở Bồ-tát địa. Lại nữa, giáo pháp nhiều vô lượng, nghĩa lại sâu rộng, thời gian tu tập dài lâu, nghĩa là phải phát tâm hết sức mạnh mẽ tu tập trải qua ba đại kiếp A-tăng xí gia mới được hoàn thành trọn vẹn, nên gọi là Phương quảng.

– Hy pháp là Phật và các đệ tử Ngài nói những pháp ít có, lạ lùng. Như ghi chép trong kinh, nhân có chuyện ít có nên dùng lời nói ra.

– Luận nghị là Ma-đát-lý-ca mà các kinh đã bao gồm. Lại nữa, tất cả kinh Liễu Nghĩa đều gọi là Ma-đát-lý-ca, nghĩa là Như lai tự phân biệt rộng thể tướng các pháp. Lại nữa, các đệ tử đã thấy được dấu vết của Đạo Thánh, họ dựa vào chỗ chứng đắc không điên đảo mà làm sáng tỏ thể tướng các pháp, thì cũng gọi là Ma-đát-lý-ca. Ma-đát-lý-ca cũng gọi là A-tỳ-đạt-ma. Cũng như sách bói toán thi luận ở đời đều có bản gốc, nên biết, khi nghiên cứu pháp tướng trong kinh với tất cả nói năng, cũng giống như thế. Và, cũng như ở đời, nếu không có bản gốc, mẫu tự thì không sáng tỏ được, cũng vậy, trong mười hai phần giáo nầy, nếu thể tướng các pháp không được lập bày thì không sáng tỏ lên được. Sau khi lập ra thì cộng tướng, tự tướng của các pháp đều được sáng tỏ. Lại nữa, còn có thể còn làm sáng hẳn pháp tướng không bị xe lẫn, tức là Ma-đátlý-ca nầy, cũng gọi là A-tỳ-đạt-ma, nương theo Ma-đát-lý-ca nầy mà giải thích nghĩa các kinh khác, cũng gọi là Ô-ba-đê thước.

– Đẳng khởi, lược có ba thứ là sự, thời, Bổ-đặc-già-la, chỗ nương của chúng khác nhau. Như trong kinh nói: Vào một lúc như thế, do Bổđặc-già-la như thế, nương theo như thế mà hành trì, giúp các người lìa 2 dục, cho đến an ủi chúc mừng.

– Về nghĩa, lược có hai thứ: Nghĩa chung và nghĩa riêng. Nên biết, nghĩa chung còn có bốn thứ:

1. Dẫn kinh liễu nghĩa. 2. Phân biệt sự rốt ráo. 3. Hạnh. 4. Quả.

Lại có hai hạnh là: Tà hạnh và chánh hạnh. Quả cũng có hai thứ là: Quả tà hạnh và quả chánh hạnh. Nên biết, về nghĩa riêng cũng có bốn thứ là:

  1. Phân biệt chỗ khác nhau của danh.
  2. Phân biệt tướng của tự thể.
  3. Huấn thích danh ngôn.
  4. Nghĩa môn khác nhau.

Huấn thích danh ngôn lại có năm Phương tiện:

  1. Do tướng.
  2. Do tự thể.
  3. Do nghiệp.
  4. Do pháp.
  5. Do nhân quả.

Nghĩa môn khác nhau cũng có năm thứ:

  1. Tự thể khác nhau.
  2. Giới khác nhau.
  3. Thời khác nhau.
  4. Vị khác nhau.
  5. Bổ-đặc-già-la khác nhau.

– Tự thể khác nhau là tự thể của sắc, có mười sắc xứ khác nhau. Tự thể của thọ, có ba thọ khác nhau. Tự thể của tưởng, có sáu tưởng khác nhau. Tự thể của hành, có ba hành khác nhau. Tự thể của thức, có sáu thức khác nhau. Các loại tự thể khác nhau như vậy, nên biết.

– Giới khác nhau là Dục giới, cõi Sắc, cõi Vô sắc giới.

– Thời khác nhau là quá khứ, hiện tại, vị lai.

– Vị khác nhau là, nên biết có mươi lăm thứ khác nhau, là ba ngôi hạ, trung, thượng, ba phần vị: khổ, vui và không khổ, không vui. Ba ngôi vị thiện, bất thiện, vô ký. Ba phẩm vị: văn tư, tu. Ba phần vị là tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng tuệ. Hai địa vị: là Trong và ngoài. Hai cương vị: là Sở thủ và năng thủ. Hai phần vị: là Sở trị và năng trị. Hai phương vị: là hiện tiền và bất hiện tiền. Hai phẩm vị là nhân và quả. Bổ-đặc-già-la khác nhau, tổng cộng có hai mươi bảy thứ như trước đã nói, nên biết.

– Thích nạn là tự đặt câu hỏi hay người khác đặt câu hỏi đều phải giải thích sáng tỏ. Nên biết, đặt câu hỏi, lược có năm nhân:

1. Vì nghĩa chưa rõ, được giải thích sáng tỏ như nói: Đoạn văn nầy có nghĩa gì?

2. Vì lời nói trái nhau, như nói: Vì sao Bạc-già-phạm nói trước sau khác nhau?

3. Vì lý trái nhau, như có sự chỉ bày rành mạch chỗ trái nhau của bốn đạo lý, chỉ bày tường tận về bốn pháp bất định. Chẳng hạn như nói: Vì sao Bạc-già-phạm chỉ làm sáng tỏ một thứ nghĩa trong nhiều dị môn, khác nhau?

4. Vì hoàn toàn không thể nhìn thấy. Như nói: Thể của ngã bên trong có tướng mạo ra sao mà lại thường hằng, bất biến, an trụ trong tự tính chân chính không thay đổi? Các loại như vậy, v.v…

Đối với năm điều hỏi ấy, cứ theo thứ lớp tự nó mà giải thích: Người ta vì chưa rõ nghĩa, dùng phương tiện làm cho sáng ra. Hỏi về chỗ trái nhau trong lời nói thì thuận theo, hội ý làm cho thông suốt. Cũng thế, câu hỏi về “bất định hiển thị” và câu hỏi về hoàn toàn không thể thấy, cũng làm Cũng thế.

Câu hỏi trái với lý thì dùng giáo lý đen mà giải đáp cho nó: hoặc nên làm sáng tỏ bốn thứ đạo lý. Hoặc làm sáng tỏ nhân quả tương ưng với đạo lý. Đó gọi là làm sáng tỏ quả, hoặc làm sáng tỏ nhân.

– Lại, đối với những câu hỏi, nên lập bốn cách ghi nhớ:

1. Ghi nhớ chắc chắn là người kia hỏi đúng lý thì ta phải lập ra, một cách không trái ngược, thể tướng các pháp.

2. Ghi nhớ phân biệt là người kia hỏi đúng lý hay không đúng lý thì ta phải chỉ bày cho họ những điểm khác nhau giữa các tướng.

3. Ghi nhớ bằng cách hỏi ngược lại để dứt trừ sự bàn cãi có tính chất đùa giỡn.

4. Ghi nhớ bằng im lặng là có bốn thứ nhân không có thể tính, cho đến tướng các pháp là Cũng thế.

Như trước đã nói, nếu phân biệt rộng thì như địa do Tư thành. Lại trường hợp ai hỏi: Sau khi Như lai diệt độ, Ngài có hay không? Đây là vấn đề sâu xa mà triết học thế gian (thế đế) và triết học cao siêu (Thắng nghĩa đế) của Đạo cũng không giải đáp được. Cho nên im lặng gác qua. Vì tới chỗ sâu nhất thì dường như không có Như lai, nên không thể trả lời được. Nếu dựa theo lối phân tích chủ thể, đối tượng thế gian thì trái với Đạo lý. Điều lý luận ấy đưa đến không còn kết quả gì, không có gì chân thật, cũng không thể trả lời, là sau khi diệt độ Như lai là còn hay mất.

– Thứ lớp là lược, có ba thứ:

  1. Thứ lớp.
  2. Thứ lớp giải thích.
  3. Thứ lớp năng thành.

Phải lược dẫn Thánh giáo để làm sáng tỏ ba thứ lớp ấy. Như Đức Thế Tôn nói: “Ta xuất gia vào lúc tốt đẹp, hết sức tốt đẹp”. Câu nói ấy, làm sáng tỏ sự tốt đẹp là thứ lớp tròn đầy.

– Lại nữa, Thế tôn nói: “Lúc ấy dung mạo ta rất khôi ngô, ta ở trong cung vua cha ta sự tốt đẹp là thứ lớp giải thích”.

– Thế tôn lại nói: “Bởi ý nghĩa gì mà ta xuất gia trong lúc tốt đẹp như vậy? Là vì ta thấy các hiện tượng như già, bệnh, chết, v.v…” câu nói ấy, làm sáng tỏ khả năng thành tựu theo thứ lớp.

Lại nữa, trong kinh lược nói các pháp, như nói: “Ba thọ là khổ, vui, và không khổ, không vui. Cũng thế” v.v… Trong đó, chỉ nói rõ thứ lớp tròn đầy. Do các câu khác thì nói sự cảm thọ nầy là trọn vẹn, nên nói là tròn đầy. Nên biết, vấn đề cảm thọ, là câu nói đầu, trong bốn Thánh đế. Những câu sau thứ lớp nối nhau thì theo đó mà phân tích, cũng vậy. Về khả năng thành tựu theo thứ lớp, có hai thứ là: hoặc dùng câu trước thành lập câu sau. Hoặc dùng câu sau thành lập câu trước. Nên biết thứ lớp giải thích cũng như vậy.

– Sư là người thành tựu mười pháp, được gọi là thầy nói pháp, người có đủ các tướng tròn đầy:

1. Giỏi về nghĩa pháp, như hiểu một cách rạch ròi về ý nghĩa của sáu thứ pháp, mười thứ nghĩa.

2. Có khả năng nói rộng, nghĩa là học rộng, nhớ chắc chứa nhóm những điều đã nghe.

3. Có đầy đủ tinh thần không run sợ, nghĩa là nói pháp, giữa đại chúng gồm hàng Sát-đế-lợi, v.v… cũng không tỏ vẻ gì khiếp sợ, nên không bị lạc giọng, không bể tiếng, không toát mồ hôi, không luống cuống quên đầu quên đuôi.

4. Lời lẽ khéo léo là khả năng ăn nói đủ đầy, tám phần thành tựu, lời lẽ đầy đủ, mà ung dung nói pháp giữa các người.

– Khả năng ăn nói đầy đủ là câu nói, lời văn tương ưng như bạn bè, cho đến nói rộng.

– Tám phần thành tựu là: là những gì đẹp đẽ hàng đầu, v.v… cho đến nói rộng.

5. Khéo dùng phương tiện nói, nghĩa là nói bằng hai mươi thứ phương khéo léo, như nói về hình tướng thì lấy thời gian, sự ân cần làm trọng.

6. Thành tựu đầy đủ do theo pháp mà làm là không phải chỉ nghe qua lời nói mà phải thực hành đúng như lời nói.

7. Đầy đủ oai nghi là khi nói chánh pháp, tay chân không quơ, không lắc đầu, không nhướng mày, miệng, nét mặt không chút biến sắc. Đi, đứng tới lui đều chững chạc thứ lớp.

8. Siêng năng hăng hái là thường thích nghe những gì chưa nghe. Các pháp đã được nghe thì làm cho tâm xoay chuyển sáng ra. Không xả Du-già, không xả tác ý, tâm không xa lìa Xa-ma-tha bên trong.

9. Không tỏ vẻ gì mỏi mệt là thân, tâm không cảm thấy mỏi mệt khi nói pháp cao cả giữa đại chúng.

10. Đầy đủ sức chịu đựng là dù bị trách mắng, nhưng không bao giờ trả đũa. Nếu bị khinh miệt cũng bất sinh tâm giận dữ, buốn phiền, cho đến nói rộng.

– Nói pháp giữa chúng là ở trong năm chúng, nói tám lời, tám lời gồm có:

  1. Lời nói khiến các người thấy vui vẻ.
  2. Nhập đề bằng những lời tốt đẹp.
  3. Giải thích thông suốt các câu hỏi.
  4. Dùng lời nói phân tích rạch ròi, vấn đề.
  5. Giỏi đưa tâm ý vào lời nói.
  6. Dẫn những lời nói khác để chứng minh.
  7. Lời nói mang chất hùng biện.
  8. Lời nói đúng theo lập trường căn bản của giáo pháp.

– Năm chúng là:

  1. Chúng tại gia.
  2. Chúng xuất gia.
  3. Tín chúng thanh tịnh.
  4. Chúng tà oán.
  5. Chúng bình thường.

– Lời nói khiến các người vui vẻ là, có năm tướng, nên biết:

  1. Nói có nêu nguyên nhân làm chứng.
  2. Nói có nêu thí dụ.
  3. Nói bằng lời chân thật.
  4. Nói bằng câu, chữ bóng bẩy.
  5. Nói với lời sáng tỏ.

– Nhập đề bằng những lời êm đẹp là lần lượt làm cho nghĩa sâu kín sáng tỏ. Từ nghĩa cạn cợt, giải thích cho các người thấy rõ nghĩa sâu xa.

– Giải thích thông suốt các câu hỏi là giải thích trọn vẹn năm câu hỏi, như trước, nên biết.

– Dùng lời nói, phân tích rạch ròi vấn đề là phân tích một pháp y, tăng thêm một đạo lý, cho đến mười thứ. Hoặc qua đó, còn phân biệt khéo hơn, như nương vào một pháp lập ra hai thứ, ba thứ, bốn niệm trụ v.v… cho đến nói rộng.

– Giỏi đưa tâm ý vào lời nói là chỉ khéo giải thích làm sáng tỏ mười hai phần giáo trong Khế kinh, ứng tụng, mà không bao giờ viện dẫn những dị luận, tà đạo vào lời nói.

– Dẫn những lời khác để chứng minh: là dẫn những kinh khác để củng cố những gì mình nói.

– Lời nói mang chất hùng biện là theo năng lực tự chế của mình mà phân biệt rạch ròi từng ý nghĩa.

– Lời nói đúng theo lập trường căn bản của giáo pháp là làm sáng tỏ vấn đề bằng cách dựa vào Ma-đác-lí-ca, hoặc dựa vào những thuyết không trái ngược khác để giải thích đúng lý, theo giáo pháp.

Lại nữa, đối với người tại gia, nói pháp ngay lúc ấy, nên phá bỏ những việc làm ác mà khen ngợi những việc làm lành, khiến các người dứt trừ tâm ác, siêng tu hạnh lành.

Ở trong chúng xuất gia thì ngay khi nói pháp ấy, làm phát triển ba học như giới học tăng thượng v.v… giúp họ tu tập mau đạt đến chỗ vẹn toàn khổ ở trong chúng thanh tịnh, v.v… thì khi nói pháp ngay đây, phải có oai đức rộng lớn của Thánh giáo. Theo đúng thứ lớp mà giúp sự thấu hiểu của họ tăng lên gấp bội, giúp an trụ trong ấy, làm cho phát sinh lòng tin trong sạch.