LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO
Vô Trước Bồ-tát tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 10

Phẩm 2- 6: NHIẾP TỊNH NGHĨA

Lại nữa tiếp đến là luận chủ trương chấp các cực vi là thường còn. Nay tôi hỏi ông rằng ông đã quan sát kỹ rồi cho cực vi là thường, hay không quan sát mà chấp nó là thường? Nếu không quán sát, tức lìa trí tuệ quán sát mà nhất định chấp là thường thì không hợp lý. Nếu nói đã quán sát thì vì trái các lượng, nên không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, vì tính của cực vi là quá nhỏ nên chấp nó là thường, hay là vì tướng của nó khác với vật thô nên chấp nó là thường? Nếu do quá nhỏ, lìa sự phân tán tổn giảm, tính nó yếu kém mà nói là thường thì không hợp lý. Nếu nói do tướng nó khác, vậy thì cực vi siêu quá tướng củ địa thủy hỏa phong, tướng không cùng chủng loại mà nói có thể sỉnha quả kia thì không hợp lý. Lại nữa cực vi kia cũng không có tướng khác, nên không đúng lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, từ các cực vi khởi lên vật thô, hay từ tướng không khác làm ra tướng khác? Nếu nói tướng không khác, vì do không sai khác với nhân kia nên cũng phải là thường. Như vậy tức phải không nhân quả quyết định. Nếu tướng khác thì ý ông thế nào, là từ ly tán cực vi mà được sinh ra vật thô, hay là từ sự tụ tập lại? Nếu nói từ ly tán thì phải mọi lúc sinh tất cả quả. Như vậy tức phải không nhân quả quyết định. Nếu từ tụ tập lại, thì ý ông thế nào, quả vật thô kia khi từ cực vi sinh ra là không quá lượng hình chất của nó, hay quá lượng của nó? Nếu nói không quá lượng hình chất của nó thì từ phần vật hình chất sinh hình chất có phần vật là không hợp lý. Nếu nói quá thì vì các cực vi không còn có phần nhỏ nữa nên không thể phân tích, những vật thô sinh ra cũng phải là thường. Thế là không đúng lý. Nếu lại nói có các cực vi vốn không, nay mới khởi. Vậy là chấp cực vi là thường, thế là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, các cực vi kia tạo ra vật thô là như chủng tử v.v… hay như thợ đồ gốm? Nếu nói như chủng tử v.v…thì phải là vô thường như thể của chủng tử. Nếu nói như thợ làm gốm thì các cực vi kia cũng phải biết tư duy suy nghĩ như thợ làm gốm. Nếu nói không như chủng tử v.v…và thợ làm gốm thì kgông thể thí dụ tương tự được, nên không hợp lý.

Lại nữa, ý ông thế nào, các ngoại vật khởi là do hữu tình hay không phải? Nếu nói là do hữu tình thì vật thô ngoài kia do hữu tình sinh, vật vi tế sở y không do hữu tình là không hợp lý. Ai có thể chế ngự công năng nơi chúng? Nếu nói không do hữu tình thì vô dụng mà ngoại vật sinh là không hợp lý. Như vậy tùy niệm các uẩn và chúng sinh, do một cảnh giới mà tất cả thức lưu chuyển không ngớt, do tưởng và thụ biến đổi không biến đổi, mà luận cho rằng đời trước và đời sau là thường trụ, thế là không hợp lý.

Lại nữa, tôi nay sẽ nói cái tướng của thường trụ. Nếu mọi lúc tướng không biến đổi, nếu mọi thứ tướng không biến đổi, nếu tự nhiên tướng kông biến đổi, nếu do cái gì khác tướng cũng không biến đổi, lại nữa tướng không sinh, phải biết đó là tướng thường trụ. Tất cả đều là luận chủ trương do tác nhân đời trước. Nghĩa là như có một Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp như vậy, lập luận như vậy, như trong kinh có nói rộng. Tất cả các thế gian sĩ phu thụ nhận, tức là hiện thụ nhận các khổ đều do tác nhân đời trước. Nghĩa là do nhân làm ác đời trước. Do siêng năng tinh tiến bỏ nghiệp cũ, nghĩa là do hiện pháp cực tự khổ hạnh. Hiện tại tân nghiệp do không tác nhân làm hại, nghĩa là các nghiệp bất thiện. Như vậy về sau không có hữu lậu, nghĩa là hoàn toàn là tính thiện cho nên sau là vô lậu. Do vô lậu cho nên nghiệp hết, nghĩa là các nghiệp ác. Do nghiệp hết cho nên khổ hết, nghĩa là nhân đời trước và hiện pháp phương tiện chiêu cảm khổ não. Do khổ hết nên được chứng khổ biên, nghĩa là chứng dư sinh. Hết các khổ tương tục, nghĩa là không liên hệ ngoại đạo chấp như vậy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì các ngoại đạo ấy khởi kiến chấp như vậy và chủ trương lập luận như vậy?

Đáp: Do giáo và lý. Giáo như trước đã nói. Lý, nghĩa là như có một là tính tầm tư, là tính quán sát, rộng như trước đã nói do thấy hiện pháp tạo tác công dụng không quyết định. Bởi vì sao? Chúng thấy thế gian tuy đủ chính phương tiện mà chiêu cái khổ, tuy đủ tà phương tiện mà được lạc. Chúng tư duy như vầy: Nếu do hiện pháp tạo tác công dụng làm nhân cho chúng thì chúng phải điên đảo. Vì do chỗ thấy của chúng không phải điên đảo, cho nên chúng đều lấy tác nghiệp đời trước làm nhân. Do lý này nên chúng khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy.

Nay nên hỏi chúng rằng ông muốn thế nào, cái khổ do phương tiện hiện pháp đưa đến là cái dụng của tác nghiệp đời trước làm nhân, hay là cái dụng của phương tiện hiện pháp làm nhân? Nếu là dụng túc tác làm nhân thì trước ông có nói do siêng năng tinh tiến hủy bỏ nghiệp cũ nên hiện tại nghiệp mới do không tác nhân làm hại nên về sau không có hữu lậu nữa, cho đến nói rộng, là không hợp lý. Nếu dùng phương tiện hiện pháp làm nhân thì trước ông có nói cái tất cả thế gian sĩ phu nhận chịu đều do túc tác làm nhân, là không hợp lý.

Như vậy cái khổ phương tiện hiện pháp là túc tác làm nhân, là công dụng hiện pháp làm nhân, đều không hợp lý. Vì vậy nên luận này nói không đúng lý.

Lại nữa, nay tôi sẽ nói cái tướng nhân như thật. Hoặc có các khổ chỉ dùng túc tác làm nhân, nghĩa là như có một sức tăng thượng tự nghiệp nên sinh về các nẻo ác, hoặc sinh vào gia đình nghèo hèn. Hoặc có khổ v.v… do các tạp nhân sinh ra, nghĩa là như có một nhân tà phụng sự vua, không được quả vui mà trái lại chịu khổ. Cũng giống như việc thờ vua, làm các nghề nghiệp khác như thương mại, nghề nông, nghề trộm cướp, hoặc làm các việc tổn hại hữu tình khác, người có phúc thì được giàu có sung sướng, người vô phúc dẫu có dụng công cũng không được quả toại nguyện. Hoặc lại có pháp hoàn toàn do nhân của công dụng hiện tại đưa đến các tạo nghiệp mới. Hoặc nghe chính pháp được giác ngộ. Hoặc lại phát khởi oai nghi. Hoặc lại tu học công xảo. Các loại như vậy là chỉ do nhân của công dụng phương tiện hiện tại.

Có luận cho rằng tác giả là trời Tự Tại. Nghĩa là như có một Sa-môn hay Bà-la-môn khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy. Tất cả những gì thế gian sĩ phu nhận chịu là do Tự Tại biến hóa làm nhân. Hoặc các trượng phu khác biến hóa làm nhân. Các thuyết như vậy gọi là Tự Tại luận. Những người theo Bất bình đẳng luận đều chấp như vậy.

Hỏi: Do nhân duyên gì các ngoại đạo ấy chấp như vậy và lập luận như vậy?

Đáp: Do giáo và do lý. Giáo như trước đã nói. Lý, là như có một là tính tầm tư, là tính quán sát, rộng như trước đã nói. Chúng do hiện thấy trong nhân quả, thế gian hữu tình không chuyển theo ý mình nên chấp như vậy. Bởi vì sao? Vì hiện thấy thế gian hữu tình trong khi tạo nhân muốn tu tịnh nghiệp nhưng không toại bản tâm, trở lại làm ác. Khi kết quả nguyện sinh về nẻo thiện không toại bản tâm lại đọa vào nẻo ác. Ý nghĩ rằng muốn được sung sướng không được ngược lại phải chịu khổ. Do kiến chấp như vậy nên nghĩ rằng mọi vật trên thế gian phải có một tác giả và biến hóa ra, làm cha của muôn vật, gọi là trời Tự Tại, hoặc là các trời. Nay sẽ hỏi họ.

Ôn-đà-nam nói:

Công năng không thể tính,

Gồm, không gồm, trái nhau,

Hữu dụng và vô dụng,

Là nhân thành tội lỗi.

Luận nói: Ông muốn thế nào, công năng biến hóa của trời Đại Tự Tại là dụng, hay nghiệp phương tiện là nhân hay không có nhân? Nếu dụng nghiệp phương tiện làm nhân thì chỉ có công năng dụng nghiệp phương tiện này là nhân chứ không phải các thế gian khác. Thế là không hợp lý. Nếu không có nhân thì chỉ có công năng này không có nhân, chẳng phải vật thế gian. Thế là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, việc đọa thế gian có gồm cả Đại Tự Tại hay không gồm có Đại Tự Tại? Nếu nếu có, thì Đại Tự Tại này đồng với thế pháp mà lại có thể khắp sinh thế gian là không hợp lý. Nếu nói không, thì tức là giải thoát, mà nói có thể sinh thế gian là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, là phải dụng nên khắp sinh thế gian hay không phải dụng? Nếu phải dụng tức không có tự tại rồi mà sao thế gian có tự tại. Thế là không hợp lý. Nếu không phải dụng, thì không cần gì cả mà sinh thế gian là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, sự sinh xuất này là chỉ Đại Tự Tại làm nhân, hay cũng lấy các nhân khác? Nếu chỉ Đại Tự Tại là nhân thì nếu khi có Đại Tự Tại tức khi ấy có xuất sinh. Nếu khi có xuất sinh tức có Đại Tự Tại mà nói xuất sinh dùng Đại Tự Tại làm nhân là không hợp lý. Nếu nói cũng lấy các nhân khác, tức đây chỉ lấy lạc dục làm nhân hay là trừ lạc dục ra còn lấy các nhân khác? Nếu chỉ lấy lạc dục làm nhân, thì lạc dục này là chỉ lấy Đại Tự Tại làm nhân hay lấy các nhân khác? Nếu chỉ Đại Tự Tại là nhân thì nếu khi có Đại Tự Tại tức khi ấy có lạc dục. Nếu khi có lạc dục tức khi ấy có Đại Tự Tại. Thế là vô thủy thường có xuất sinh, cũng không hợp lý. Nếu nói cũng lấy các nhân khác thì nhân này không thể có, như vậy là không hợp lý. Lại nữa, cái dục ấy không có tự tại mà nói vật ở thế gian có tự tại, thế là không hợp lý.

Như vậy nói là do công năng, gồm hay không gồm, dùng hay không dùng, làm tính của nhân đều không hợp lý. Cho nên luận này không đúng như lý.

Luận chấp hại làm chính pháp, nghĩa là như có một Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy. Như trong đền thờ của họ trước tiên dùng chú thuật sát hại các sinh mạng, người cúng tế, vật bị sát hại, những người phụ giúp, tất cả chúng đều được sinh cõi trời.

Hỏi: Vì nhân duyên gì các ngoại đạo kia khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy?

Đáp: Đây là sai trái với lý luận, do nịnh bợ lừa dối mà khởi chứ không do quan sát đạo lý mà lập ra. Nhưng khi cạnh tranh ác kiếp khởi, các Bà-la-môn đã làm trái với pháp Bà-la-môn xưa, vì muốn ăn thịt nên khởi vọng chấp này.

Lại nữa, nên hỏi chúng muốn thế nào, phương pháp chú thuật này là tự thể của pháp hay tự thể của phi pháp? Nếu là tự thể của pháp thì lìa sự sát sinh kia không thể cảm được cái quả mình yêu thích. Chuyển cái phi pháp kia để làm chính pháp là không hợp đạo lý. Nếu tự thể là phi pháp thì tự bản thân là pháp của quả không yêu thích mà có thể chuyển pháp của quả không yêu thích khác, là điều không hợp lý.

Như vậy là đã phá xong. Lại có nói chữa là như độc của thế gian, chú thuật bao gồm không thể làm hại. Phải biết rằng phương pháp chú thuật này cũng như vậy.

Lại nữa, nên hỏi chúng muốn thế nào, nếu chú thuật có thể dứt được độc ngoài thì cũng có thể dứt được cái độc bên trong như tham sân si chăng hay không thể? Nếu nói có thể dứt được, mà không ở đâu, không lúc nào, không có người nào có thể dứt hết tham sân si v.v…, nên không đúng lý. Nếu nói không thể dứt hết được, mà trước ông đã nói phương pháp chú thuật có thể dứt ngoại độc và cũng có thể dứt trừ nghiệp phi pháp, là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, công năng của chú thuật này là chỉ chuyển nhân hay cũng chuyển được quả? Nếu chỉ chuyển nhân, mà đối với quả thì không thể, là không hợp lý. Nếu cũng chuyển được quả thì phải như chuyển biến, tức khiến con dê v.v…thành đẹp đẽ khả ái. Nhưng bỏ thân con dê v.v… rồi mới được thân trời, là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, người tạo chú thuật có năng lực và lòng thương chăng? Nếu nói có mà lìa việc giết mạng kia không thể đem nó vãng sinh lên trời là không hợp lý. Nếu nói không thì người tạo chú thuật có thể có chỗ dùng là không hợp lý.

Như vậy do nhân, do thí dụ, do không quyết định, do đối với quả không có khả năng, do người chú thuật, là không hợp lý. Cho nên luận này là không đúng như lý.

Lại nữa, nay tôi nói về tướng của phi pháp. Nếu nghiệp tổn hại người khác mà không trị hiện lỗi thì đó là phi pháp. Lại nữa như nghiệp của các người tu đạo mà cùng biết rằng nghiệp này chiêu cảm quả không yêu thích, lại nữa như nghiệp của tất cả những người trí quyết định nói là bất thiện, lại như nghiệp mà tự mình chẳng muốn, lại nữa như nghiệp do nhiễm tâm khởi, lại nữa như nghiệp mà phải đợi có tà chú thuật mới có hiệu nghiệm, lại nữa như nghiệp mà tự tính vô ký, tất cả những nghiệp như thế đều là tướng của phi pháp.

Luận chủ trương có giới hạn không giới hạn, nghĩa là như có một Sa-môn, Bà-la-môn căn cứ vào các tĩnh lự thế gian, ở nơi thế gian ấy trụ tưởng hữu biên, tưởng vô biên, tưởng đều có hữu biên vô biên, tưởng đều không hữu biên vô biên, rộng như kinh nói, cho nên khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy. Thế gian là hữu biên, thế gian là vô biên, thế gian cũng hữu biên cũng vô biên, thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên, phải biết trong đó đã nói nhân duyên và năng chấp.

Trong đây, khi dựa vào đoạn biên tế mà cầu thế biên, nếu ức niệm kiếp hoại, tức đối với thế gian khởi tưởng hữu biên. Nếu ức niệm kiếp thành, tức đối với thế gian khởi tưởng vô biên. Khi dựa vào phương vực châu quảng mà cầu thế biên, nếu dưới quá vô gián thì không có gì, nếu trên quá tĩnh lự thứ tư thì không có gì, tất cả bốn chung quanh không có ranh giới. Bấy giờ đối với trên dưới khởi tưởng hữu biên, đối với bốn chung quanh khởi tưởng vô biên. Nếu để đối trị cái chấp này, dựa vào văn nghĩa không sai biệt khác, tức đối với thế gian khởi tưởng phi hữu biên, tưởng phi vô biên.

Nay phải hỏi họ rằng ông muốn thế nào, từ trước kể từ kiếp hoại đến nay đã có thế gian sinh khởi hay không sinh khởi? Nếu nói có, tức ông chấp thế gian hữu biên, thế là không hợp lý. Nếu nói không, thì hiện nay ông dựa vào thế gian này trụ niệm thế gian biên, là không hợp lý.

Như vậy là từ trước đến nay là có, là không, đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng như lý.

Luận bất tử kiểu loạn, nghĩa là 4 thứ bất tử kiểu loạn của ngoại đạo, như kinh có nói rộng. Các ngoại đạo ấy, nếu có người đến căn cứ vào thế gian đạo hỏi về thiện bất thiện, căn cứ vào xuất thế gian đạo hỏi về khổ tập diệt đạo, thì liền tự xưng ta là người bất tử loạn, tùy ở đâu đều y vào bất tử tịnh thiên, không phải hỏi lôi thôi. Tức là dùng cách nói tránh né quanh co đối với câu hỏi, xoay chuyển tùy theo câu hỏi.

Trong đây thứ nhất bất tử loạn là giác chưa khai ngộ, thứ hai đối với pháp đã chứng khởi tăng thượng mạn, thư ba giác rồi khai ngộ mà chưa quyết định, thứ tư yếu kém ngu độn. Lại nữa còn có thứ nhất là lo sợ nói dối và lo sợ người khác biết mình vô trí mà không trả lời rõ ràng rằng ta không biết. Thứ hai là đối với chỗ chứng của mình chưa hết lo sợ, sợ người khác vặn hỏi, sợ vọng ngữ, sợ tà kiến, nên không nói rõ ràng ta đã có chứng đắc. Thứ ba lo sợ tà kiến lo sợ vọng ngữ, sợ người khác vặn hỏi nên không nói rõ rằng ta không quyết định. Như vậy là 3 thứ mượn cớ chuyện khác mà nói rối loạn quanh co. Thứ tư chỉ sợ người vặn hỏi. Đối với thế gian đạo và xuất thế gian đạo đều không liễu đạt. Đối với văn tự ở đời cũng không biết rõ mà không nói rõ ràng là ta ngu độn không biết gì cả. Chỉ phản vấn người kia rồi tùy theo đó xoay chuyển bằng những cách quanh co. Nhân duyên phát khởi 4 thứ luận kia và những kiến chấp đều đã bị phá như kinh đã nói. Do các ngoại đạo kia có nhiều lo sợ nên dựa và trụ vào kiến chấp này. Nếu có người đến vặn hỏi điều gì thì quanh co tránh né. Những kiến chấp này là thuộc ác kiến. Cho nên luận này chẳng phải nói đúng như lý.

Luận chủ trương không nhân, nghĩa là căn cứ vào tĩnh lự và tư duy không chân chính mà lập ra 2 thứ, như kinh có nói rộng.

Hỏi: Vì nhân duyên gì các ngoại đạo ấy dựa vào tư duy không chân chính khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vầy: Ngã và thế gian do không nhân khởi?

Đáp: Nói sơ lược là trước hết do thấy không liên tục các việc trong ngoài sinh khởi vô lượng sai biệt. Hoặc có lúc thấy các nhân duyên trống rỗng không quả báo, cho là thấy thế gian không có nhân duyên. Hoặc có lúc tự nhiên gió lớn nổi lên trong một thời gian rồi yên lặng chấm dứt. Hoặc có lúc nước sông chảy xiết tràn ngập trong một thời gian rồi tự nhiên cạn kiệt. Hoặc có lúc cây cối sum sê quả tốt trong một thời gian rồi thoạt nhiên suy đồi tiều tụy. Do đó khởi kiến chấp không nhân, lập ra vô nhân luận.

Nay phải hỏi họ rằng cái ý niệm túc trụ của ông là ý niệm vô thể hay ý niệm tự ngã? Nếu là ý niệm vô thể thì cái pháp vô thể chưa từng quán tập, chưa từng kinh qua ý thức mà có thể tùy niệm, là không hợp lý. Nếu là ý niệm tự ngã mà chấp cho rằng cái ngã trước không có, sau tự nhiên sinh, thế là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, tất cả thế gian các vật trong ngoài sinh khởi ra các thứ là tự nhiên sinh khởi không nhân hay có nhân? Nếu không nhân, các thứ sinh khởi thoạt nhiên khởi rồi cũng thoạt nhiên không sinh, thế là không hợp lý. Nếu có nhân mà ông chấp cho rằng ngã và thế gian do không nhân sinh ra, là không hợp lý. Như vậy cái ý niệm vô thể, tự ngã, trong ngoài các vật không do nhân duyên mà các thứ khác nhau, do nhân duyên kia mà các thứ khác nhau, đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng lý.

Đoạn kiến luận, nghĩa là như có một Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến như vậy và lập luận như vậy. Cho đến ta có thô sắc 4 đại tạo thành thân duy trì chưa hoại. Bấy giờ có đau bệnh, ung nhọt, nhưng sau khi ta chết thì dứt hết không còn nữa. Bấy giờ ta khéo đoạn diệt như vậy muốn ở các cói trời Sắc, hay Vô sắc hay Không xứ sở nhiếp, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ sở nhiếp, như kinh có nói rộng. Nghĩa là nói có 7 thứ đoạn kiến những nhà lập luận chấp như vậy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì các ngoại đạo ấy khởi kiến chấp và lập luận như vậy?

Đáp: Do giáo và lý. Giáo như trước đã nói. Lý là như có một là tính tầm tư, là tính quan sát, như trước đã nói rộng. Chúng tư duy như vầy: Nếu sau khi ta chết rồi lại có thân thì phải không tạo nghiệp mà được dị thục. Nếu thể tính của ta tất cả vĩnh viễn là không, thì sự thụ nghiệp quả cũng không. Quán 2 lý này đều không thể, cho nên khởi kiến chấp và lập luận như vậy. Thân ta chết rồi là đoạn diệt không có, giống như gạch đá một khi đã vỡ rồi không thể hợp lại như cũ thì kia cũng vậy.

Nay nên hỏi họ rằng ông muốn thế nào, là uẩn đoạn diệt hay ngã đoạn diệt? Nếu nói uẩn đoạn diệt, thì thể của uẩn là vô thường, nhân quả lần lượt theo nhau sinh khởi không tuyệt dứt mà nói đoạn diệt là không hợp lý. Nếu là ngã đoạn diệt thì trước ông đã nói thân là do thô sắc của 4 đại tạo ra, có bệnh, có ung nhọt mà nói muốn ở các trời cõi Sắc, Vô sắc , không xứ, cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, là không hợp lý.

Như vậy dù nói là uẩn đoạn diệt, dù nói là ngã đoạn diệt đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng như lý.

Không kiến luận, nghĩa là như có một Sa-môn hoặc Bà-la-môn khởi kiến như vậy và lập luận như vậy. Nghĩa là không có thí cho, không có ái dưỡng, không có thờ phụng, nói rộng cho đến thế gian không có chân A-la-hán. Kiến chấp như vậy và lập luận chư vậy, không có tất cả thể tướng các pháp.

Hỏi: Vì nhân duyên gì các ngoại đạo kia khời kiến như vậy và lập luận như vậy?

Đáp: Vì do giáo và lý. Giáo như trước đã nói. Lý nghĩa là như có một là tính tầm tư, là tính quan sát, rộng như đã nói ở trước. Lại nữa dựa vào các tĩnh lự thế gian thấy thí chủ ở đời , một thời kỳ thọ mạng hằng hành bố thí không tuyệt dứt. Từ đó mạng chung sinh vào nhà nghèo cùng hạ tiện. Chúng suy nghĩ như vầy, nhất định không bố thí cho, không ái dưỡng, không phụng thờ. Lại thấy có người một đời hằng làm các hạnh tốt, hoặc hành các hạnh ác, thấy chúng mạng chung hoặc đọa vào nẻo ác sinh các Na-lạc-ca, hoặc sang cõi thiện sinh lên trời, chúng nghĩ như vầy, nhất định không có hạnh thiện hạnh ác, cũng không có 2 nghiệp dị thục của hạnh thiện hạnh ác. Lại thấy có một Sát-đế-lị sau khi mạng chung sinh vào các chủng tính Bà-la-môn, Phệ-xá, Thú-đạt-la. Hoặc Bà-la-môn sau khi mạng chung sinh vào chủng tính Sát-đế-li hoặc Phệ-xá, Thú-đạt-la. Phệ-xá, Thú-đạt-la v.v… cũng như vậy. Chúng suy nghĩ như vầy, nhất định không có các chủng tính Sát-đế-lị v.v…từ thế gian kia đến trong Sát-đế-lị v.v…trong thế gian này, cũng không có các chủng tính Sátđế-lị v.v…trong thế gian này đi đến trong Sát-đế-lị ở thế gian kia. Lại nữa lại xem thấy những người ly dục sinh ở bậc dưới. Lại thấy mẹ mạng chung rồi sinh làm con gái. Con gái mạng chung rồi trở lại sinh làm mẹ. Bố chết làm con, con chết làm bố. Chúng thấy bố mẹ không quyết định như vậy rồi suy nghĩ như vầy, thế gian chắc chắn không bố không mẹ. Hoặc lại thấy con người thân hoại mạng chung, hoặc sinh Vô tưởng, hoặc sinh Vô sắc, hoặc nhập Niết-bàn, cho nên cầu sinh nơi kia là không thể thấy được. Chúng suy nghĩ như vầy, chắc chắn không có chúng sinh hóa sinh, là vì khô thể biết được nơi kia. Hoặc chính bản thân đã khởi tăng thượng mạn A-la-hán rồi, khi mạng chung tự thấy tướng sinh, chúng suy nghĩ như vầy, thế gian chắc chắn không có chân thật A-la-hán. Như vậy co đến nói rộng.

Hỏi: Vì nhân duyên gì lại có kiến chấp như vậy và lập luận như vậy? Không có thể tướng tất cả các pháp?

Đáp: Bởi đối với sự thậm thâm trong kinh Như Lai đã nói, tương tự thậm thâm ly ngôn thuyết pháp không thể hiểu đúng như thật, lại nữa đối với sự an lập pháp tướng mà tư duy không đúng đạo lý nên khởi không kiến. Chúng nghĩ như vậy cho rằng chắc chắn không có thể tướng các pháp.

Nay nên hỏi chúng rằng ông muốn như thế nào, là có đời này thụ nghiệp và có đời sau thụ nghiệp, hay là tất cả đều đời này thụ nghiệp? Nếu đều có, thì ông đã nói không có thí cho, không có ái dưỡng, không có thờ tự, không có diệu hành, không có ác hạnh, không có các nghiệp dị thục của diệu hạnh ác hạnh, không thế gian này, không thế gian kia, là không hợp lý. Nếu nói không có đời sau thụ nghiệp thì tất cả hành nghiệp tạo tác tịnh và bất tịnh sau khi mạng chung sinh nơi kia liền thụ tất cả nghiệp dị thục tịnh và bất tịnh là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn như thế nào, tất cả từ nơi thai tạng kia và từ chủng tử kia mà sinh ra, thì kia là bố mẹ hay không phải bố mẹ? Nếu nói là bố mẹ, thì ông nói không bôe mẹ là không hợp lý. Nếu nói kia không phải bố mẹ, thì từ thai tạng kia và chủng tử kia sinh ra mà nói không phải bố mẹ là không hợp lý. Nếu khi là bố mẹ, khi ấy chẳng phải nam nữ. Nếu khi là nam nữ, khi ấy chẳng phải bố mẹ, không lỗi bất định.

Lại nữa, ông muốn thế nào, là có chúng sinh thụ sinh xứ kia hay thiên nhãn không thấy là không có chăng? Nếu nói có, thì ông nói không có chúng sinh hóa sinh là không hợp lý. Nếu nói không, tức bác bỏ không có người lìa dục tưởng, lìa sắc dục , lìa tam giới dục, là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, là có tính A-la-hán mà khởi tăng thượng mạn hay không có? Nếu nói có, thì ông đã nói thế gian chắc chắn không có chân A-la-hán là không hợp lý. Nếu nói không, thì nếu có phát khởi điên đảo tư duy bất chính tự gọi là A-la-hán đó cũng là chân A-la-hán là không hợp lý.

Lại nên hỏi họ, ông muốn như thế nào, tướng pháp viên thành thật, tướng pháp y tha khởi, tướng pháp biến kế sở chấp là có hay là không? Nếu nói có, thì ông đã nói không có tướng cái thể của tất cả pháp là không hợp lý. Nếu nói không, thì phải không điên đảo, chỗ chấp cũng không tạp nhiễm và không thanh tịnh, đó là không hợp lý. Như vậy hoặc thụ trong đời này hay thụ trong đời sau chẳng phải không quyết định, cho nên có chỗ sinh, có tăng thượng mạn, có 3 thứ tướng, đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng như lý.

Vọng chấp tối thắng luận, nghĩa là như có một Sa-môn, Bà-lamôn khởi kiến như vậy và lập luận như vậy. Họ cho rằng Bà-la-môn là dòng giống ưu việt. Sát-đế-lị v.v… là dòng giống thấp kém. Bà-la-môn là giống da trắng, các dòng khác là giống da đen, dòng Bà-la-môn có thể được thanh tịnh không như các dòng giống khác. Các Bà-la-môn là con của Phạm vương, sinh ra từ miệng, từ Phạm biến hóa ra, là dòng dõi Phạm vương, là kiếp đấu tranh. Các Bà-la-môn chấp như vậy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì các Bà-la-môn khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy?

Đáp: Do giáo và lý. Giáo như trước đã nó. Lý, nghĩa là như có một là tính tầm tư, là tính quan sát, rộng như trước đã nói. Bởi thấy thế gian, chân Bà-la-môn tính đủ giới, lại tham danh lợi và sự cung kính, nên chấp như vậy.

Nay nên hỏi họ, ông muốn như thế nào, rằng chỉ các dòng giống khác do mẹ sinh ra hay Bà-la-môn cũng vậy? Nếu chỉ các dòng giống khác, thì hiện thấy ở đời các Bà-la-môn đều do từ mẹ sinh ra mà ông báng bổ việc ấy là không hợp lý. Nếu các Bà-la-môn cũng vậy, thì trước ông nói Bà-la-môn là dòng giống tối thắng, Sát-đế-lị v.v… là giống hạ liệt, thế là không hợp lý. Như từ mẹ sinh ra, như vậy tạo nghiệp bất thiện hay tạo nghiệp thiện, tạo ác hạnh thân ngữ ý hay tạo diệu hạnh thân ngữ ý trong hiện pháp thụ quả không yêu thích hay thụ quả yêu thích, đời sau sinh trong các nẻo ác hay sinh nẻo thiện, nếu 3 xứ hiện tiền là kia là đây, do kia do đây, vào trong thai mẹ, từ thai mẹ sinh ra, nào thế gian nơi công xảo, nơi tác nghiệp, nào thiện bất thiện, nào vua nào tôi, nào hạng cơ trí mẫn tiệp, nào tăng tiến đầy đủ, nào vua thâu nạp làm thị thần, nào không được thâu nạp, nào là pháp lão bệnh tử, nào chẳng phải pháp lão bệnh tử, nào tu Phạm trụ đã sinh nơi trời Phạm thế, nào chẳng phải vậy, nào tu các pháp Bồ-đề phần, nào không tu tập, nào ngộ Thanh Văn Bồ-đề, Độc Giác Bồ-đề, Vô thượng Bồ đề hay không phải vậy?

Lại nữa ông muốn thế nào, là từ chủng loại thù thắng sinh ra mà gọi là thù thắng hay do giới đức và tiếng tăm ư? Nếu do từ giống loài thù thắng sinh, thì trong luận ông nói trong sự thờ tự hoặc đa văn hơn hoặc giới đức hơn, lấy đó làm lượng, là không đúng lý. Nếu do giới đức, tiếng tăm v.v…thì trước ông đã nói các Bà-la-môn là dòng giống vượt trội hơn cả, các dòng giống khác là thấp kém, thế là không hợp lý.

Như vậy thì sản sinh, tác nghiệp, thụ sinh, nơi công xảo, tăng thượng, được kkia thâu nạp, tu Phạm trụ, tu giác phần, chứng Bồđề, giới đức tiếng tăm hơn, đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng như lý.

Vọng chấp thanh tịnh luận, nghĩa là như có một Sa-môn, Bàla-môn khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy. Cho rằng nếu ta giải thoát thì tâm tự tại, Du-già tự tại, gọi là thanh tịnh. Nghĩa là ở nơi các trời thụ ngũ dục vi diệu, tùy ý vui chơi, đó gọi là được hiện pháp Niết-bàn thanh tịnh đệ nhất.

Lại nữa, nếu lìa dục, pháp ác bất thiện, thì ở sơ tĩnh lự được cụ túc trụ, cho đến được cụ túc trụ ở đệ tứ tĩnh lự, đó cũng gọi là được hiện pháp Niết-bàn thanh tịnh đệ nhất.

Lại có ngoại đạo khởi kiến chấp như vậy lập luận như vậy. Cho rằng nếu có chúng sinh tắm rửa thân thể mình trong sông Tôn-đà-lịca thì tất cả tội chướng đều được trừ diệt. Cũng giống như sông Tônđà-lị-ca, nếu tắm gội thân thể trong các sông Bà-hồ-đà, sông Già-da, sông Tát-la-tát-phạt-để, sông Khắc-già v.v… tất cả tội chướng đều được trừ diệt, thanh tịnh đệ nhất.

Lại có ngoại đạo chấp cho rằng giữ cẩu giới thì được thanh tịnh, hoặc giữ ngưu giới, hoặc giữ du mặc giới, hoặc giữ lộ hình giới, hoặc giữ khôi giới, hoặc giữ tự khổ giới, hoặc giữ phấn uế giới v.v…cho là được thanh tịnh, nói đó là hiện pháp Niết-bàn ngoại đạo và nói nước v.v… là thanh tịnh. Có các ngoại đạo chấp như vậy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì chúng khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy?

Đáp: Do giáo và lý. Giáo như trước đã nói. Lý, nghĩa là như có một là tính tầm tư, là tính quan sát, rộng như trước đã nói. Nghĩa là chúng cho rằng được phóng túng tự tại, dục tự tại, Du-già tự tại, gọi là thanh tịnh thù thắng. Nhưng chúng không biết như thật cái tướng của phóng túng tự tại v.v…

Lại nữa như có một chấp cho rằng tự làm khổ thân thì cái ác của tự mình giải thoát, hoặc tạo tội ác thì tội ác giải thoát.

Nay nên hỏi chúng rằng, ông muốn như thế nào, những người hưởng thụ ngũ dục và vui chơi, là lìa tham dục hay chưa lìa tham? Nếu là người đã lìa tham mà hưởng thụ vui chơi khoái lạc ngũ dục ở đời, là không hợp lý. Nếu là người chưa lìa tham mà cho là giải thoát thanh tịnh, là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn như thế nào, những người được sơ tĩnh lự cho đến cụ túc trụ đệ tứ tĩnh lự, họ đã lìa tất cả tham dục hay chưa lìa? Nếu nói là đã lìa tất cả tham dục mà chỉ có cụ túc trụ cho đến đệ tứ tĩnh lự là không hợp lý. Nếu nói chưa lìa tất cả tham mà chấp cho là cứu cánh giải thoát thanh tịnh là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, ông muốn cho rằng do bên trong thanh tịnh nên cứu cánh thanh tịnh, hay là do bên ngoài thanh tịnh nên cứu cánh thanh tịnh? Nếu do bên trong mà chấp cho rằng tắm gội trong sông mà được thanh tịnh là không hợp lý. Nếu do bên ngoài, còn bên trong đủ mọi thứ nhơ bẩn như tham sân si v.v…, chỉ trừ cấu uế bên ngoài cho là cứu cánh thanh tịnh là không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, ông muốn cho rằng thụ nhận lấy tịnh vật nên được thanh tịnh, hay thụ nhận vật bất tịnh nên được thanh tịnh ư? Nếu do chấp nhận tịnh vật nên được thanh tịnh, thì thế gian đều nhìn nhận con chó v.v…là bất tịnh, mà ông bảo rằng người giữ cẩu giới v.v…được thanh tịnh là không hợp lý. Nếu nhận lấy vật bất tịnh thì tự thể bất tịnh mà có thể làm cho cái khác thanh tịnh là điều không hợp lý.

Lại nữa, ông muốn thế nào, những người giữ cẩu giới v.v…là thực hành thân v.v…các hạnh tà ác mà được thanh tịnh, hay là thực hành thân v.v… chính diệu hạnh nên được thanh tịnh ư? Nếu do làm các hạnh tà ác, thế mà cho là được thanh tin hj là không hợp lý. Nếu do thực hành chính diệu hạnh mà lại giữ cẩu giới v.v…thì hỏng mất hết, sao ông còn bảo là được thanh tịnh? Thế là không hợp lý.

Như vậy là lìa dục không lìa dục, bên trong bên ngoài, nhận vật tịnh vật bất tịnh, tà hạnh chính hạnh, đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng như lý.

Vọng chấp cát tường luận, nghĩa là nếu có một Sa-môn, Bàla-môn khởi kiến chấp như vậy và lập luận như vậy. Luận này chủ trương cho rằng trên thế gian nếu khi có nhật thực nguyệt thực, tinh tú sai lệch thì dù việc gì mình muốn thực hiện cũng không thành. Nếu tùy thuận thì điều mong muốn mới thành tựu. Vì ý nghĩa đó nên siêng năng cúng kính mặt trời mặt trăng tinh tú v.v… thờ lửa, tụng chú, an trí cỏ mao, dâng đầy quả Tì-la-bà và các thứ vật phẩm v.v… Những nhà toán số xem lịch chấp như vậy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì họ khởi kiến chấp và lập luận như vậy?

Đáp: Do giáo và lý. Giáo như trước đã nói. Lý, nghĩa là như có một là tính tầm tư, là tính quan sát, rộng như trước đã nói. Do chúng được tĩnh lự thế gian, thế gian đều gọi là A-la-hán. Nếu có ai muốn cầu mình được giàu có sung sướng thì đến xin hỏi chúng. Nhưng chúng không biết như thật nghiệp quả tương ưng và đạo lý duyên sinh, chỉ biết chuyện thế gian nhật nguyệt thực và hành trình tinh tú. Còn nghiệp chúng sinh tịnh bất tịnh, dị thục thành thục thì chúng chấp cho rằng do nhật nguyệt tạo nên, rồi tin là như vậy và lập thuyết nói ra.

Nay nên hỏi chúng rằng ông muốn như thế nào, những việc thịnh suy ở đời là do nhật nguyệt thực và sự sai lệch lộ trình tinh tú gây nên, hay do nghiệp tịnh bất tịnh tạo ra? Nếu nói do nhật nguyệt thực v.v…gây nên thì hiện thấy trong đời tạo nghiệp phúc hay phi phúc cảm quả thịnh suy vui khổ, thế là không hợp lý. Nếu do nghiệp tịnh bất tịnh tạo ra thì ông nói do nhật nguyệt thực v.v… là không hợp lý.

Như vậy nói do nhật nguyệt thực v.v… gây nên, do nghiệp tịnh bất tịnh tạo ra 2 cách nói đều không hợp lý. Cho nên luận này nói không đúng như lý.

Như vậy 16 thứ dị luận, theo 2 môn phát khởi quán sát, theo chính đạo lý suy nghiệm quán sát, tất cả các thứ lập luận kia đều không hợp lý.

QUYỂN 10 HẾT