LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO

Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân.
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

PHẨM 1: THÂU NHIẾP SỰ (Phần 2)

Như vậy, đã nói về tạp nhiễm, nay sẽ nói về đế, tụng rằng: Các đế có sáu thứ.

Luận chép: Đế có sáu thứ là:

  1. Thế tục đế.
  2. Thắng nghĩa đế.
  3. Khổ đế.
  4. Tập đế.
  5. Diệt đế.
  6. Đạo đế.

1. Thế tục đế: Là những từ ngữ, câu chữ, bài văn (Danh, Cú, Văn, Thân). Dựa vào nghĩa của Danh, Cú, Văn, Thân ấy mới có tất cả lời nói. Rồi từ những gì nói ra ấy mà hiểu nghĩa, lại biết được tâm, tâm pháp ở thời gian. Toàn bộ hệ thống chữ nghĩa kia làm cho ta hiểu giáo pháp.

2. Thắng nghĩa đế: Là trí tuệ của bậc Thánh, bậc Thánh và nghĩa ở cảnh sở hành thuộc trí tuệ ấy tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Khổ đế: Có hai thứ khổ: Một là khổ thuộc về thế tục đế; hai là khổ thuộc về Thắng nghĩa đế.

– Khổ thuộc về thế tục đế: Như trong kinh nói: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, oán thù gặp nhau là khổ, yêu thương chia lìa là khổ, mong cầu không được là khổ.

– Khổ thuộc về Thắng nghĩa đế: Như trong kinh nói là: Gồm lược tất cả những gì thuộc về khổ năm thủ uẩn.

4. Tập đế: Có bốn thứ: Một là Toàn nhiếp; hai là Thắng nhiếp; ba là Thế tục đế nhiếp và bốn là Thắng nghĩa đế nhiếp.

– Toàn nhiếp: Là tất cả phiền não, nghiệp trong ba cõi đều gọi là tập đế.

– Thắng nhiếp: Là duyên đã được, hưa được, về tự thể cùng cảnh đã dấy khởi ái ở đời sau. Ái-Hỷ cùng hiện hành. Ái-Hỷ hiện hữu khắp các nơi, đều gọi là tập đế.

– Thuộc về Thế tục đế: Là nếu cảm nhận khổ ở đời thì khổ ấy thuộc về khổ đế.

– Thuộc về Thắng nghĩa đế: Là cảm nhận khổ ở thắng nghĩa thì khổ ấy thuộc về khổ đế.

5. Diệt đế là có bốn thứ, như trước đã nói: Toàn nhiếp là hoàn toàn thuộc về tập đế, dứt bỏ hết không sót. Nhổ ra lìa khỏi ái dục là dứt trừ hết, vắng lặng hoàn toàn. Thắng nhiếp là thắng nhiếp về tập đế, dứt bỏ hết không sót, nói rộng Cũng thế.

– Thuộc về Thế tục đế: Là đối với thế tục đế đã thuộc về tập đế thì dứt bỏ hết không sót. Nói rộng Cũng thế.

– Thắng nghĩa đế nhiếp: Là đối với thắng nghĩa đế đã thuộc về tập đế tức vứt bỏ hết không còn sót. Cứ Cũng thế có thể nói rộng.

6. Đạo đế cũng có bốn thứ, như ở trước đã nói là:

– Toàn nhiếp: Là tất cả giác phần.

– Thắng nhiếp: Là các chi thuộc tám Thánh đạo.

– Thế tục đế nhiếp: Là đối với thế tục đế đã thuộc về khổ đế, tập đế, diệt đế, là sự hiểu biết bao trùm, là sự dứt trừ hẳn, là làm nên sự chứng ngộ.

Nhất thiết thánh đạo thắng nghĩa đế nhiếp là đối với thắng nghĩa đế đã thuộc về khổ đế, tập đế, diệt đế, là sự hiểu biết cùng khắp, nói rộng Cũng thế.

Khổ tập diệt đạo Thánh đế nghĩa: Là nơi nào có Thánh trí hiện hành thì ở đó có khổ, tập, diệt, đạo, là đế do các bậc Thánh đều cho đó là đế, nên gọi là Thánh đế. Như vậy, đã nói về đế, nay sẽ nói về nương Kệ rằng:

Y chỉ tám và hai.

Luận chép: Có tám thứ y chỉ là: bốn tĩnh lự và bốn Vô sắc. Lại có hai thứ: tĩnh lự thứ nhất có hai thứ là thế gian và xuất thế gian. Cho đến Vô sở hữu xứ cũng có hai thứ là thế gian và xuất thế gian. Phi tưởng Phi phi tưởng xứ chỉ là thế gian.

– Sơ tĩnh lự thế gian là duyên vào ý tưởng lìa dục của cõi Dục khiến giáo pháp tăng thượng. Hoặc duyên vào ý tưởng lìa khỏi kia, do việc tăng thượng chỉ dạy truyền trao làm cảnh giới.

Nhờ con đường thế gian nên tác ý quán chiếu mạnh mẽ, rồi tu tập và được quả chuyển y. Nhưng do không nhập sâu vào nghĩa của đối tượng nhận biết nên không có khả năng phá trừ hẳn tùy miên, là chỗ dựa của phiền não ở tự địa, nên là pháp thoái lui, là chỗ nương dựa của tâm. Tâm pháp ở định của tự địa. Như Sơ tĩnh lự thế gian, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thế gian, đều muốn duyên vào việc lìa khỏi dục ở cõi dưới để làm tăng thượng giáo pháp. Nói rộng như trước.

– Sơ tĩnh lự xuất thế gian: Là trước do làm như vậy, trạng thái như vậy, tướng như vậy, rồi tác ý nhập Sơ tĩnh lự. Nay, nếu không làm như vậy, không có trạng thái như vậy, không tác ý theo tướng như vậy thì đối với các pháp đã thuộc về sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên suy tưởng chúng như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên. Nếu không tư duy như vậy thì chúng ngăn che sự lãnh hội về vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc lại tư duy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo. Hoặc lại tư duy về thật tế chân như pháp tánh. Cũng thế đối với các pháp, suy nghĩ như bệnh, cho đến thật tế.

Đã tư duy về các pháp như vậy nên tâm inh nhàm chán lo sợ. Khi biết nhàm chán, lo sợ thì thâu nhiếp tâm an trụ trong cảnh giải thoát hay thâu nhiếp tâm an trụ trong thật tế chân như, pháp tánh. Nơi ấy là trí vô phân biệt tương ưng với tâm và tâm pháp nương vào trí ấy mà được quả chuyển y. Do đã thâm nhập vào nghĩa của đối tượng nhận biết nên phá trừ hẳn tùy miên, không phải là chỗ nương của các phiền não, mà là pháp không bị thoái chuyển. Như vậy, gọi là Sơ tĩnh lự xuất thế gian, cho đến Vô sở hữu xứ, phải nên nói rộng.

Đối với các tĩnh lự và vô sắc, lại có bốn thứ nên biết: Một là Tạp nhiễm, hai là khiết bạch, ba là lập ra, bốn là thanh tịnh.

1. Tạp nhiễm là khởi vị rất yêu sắc, kiến, mạn, nghi của tĩnh lự trên.

– Vị của ái có mười thứ:

1. Câu sinh tác ý ái vị (vị ái do tác ý cùng sinh khởi);

2. Phân biệt sở khởi tác ý ái vị (vị ái do tác ý phân biệt chỗ khởi

3. Tự địa tác ý ái vị (vị ái do tác ý của tự địa);

4. Dị địa tác ý ái vị (vị ái do tác ý của địa khác);

5. Quá khứ ái vị;

6. Vị lai ái vị;

7. Hiện tại ái vị;

8. Hạ ái vị;

9. Trung ái vị;

10. Thượng ái vị.

1. Khiết bạch là tịnh và vô lậu. Tịnh lại có ba thứ là: Một là dẫn phát; hai là thượng luyện; ba là trừ cấu sở nhiếp kham nhậm (Trừ bỏ những thứ liên lệ thuộc về cấu nhiễm).

Vô lậu cũng có ba thứ là: Một là vô lậu xuất thế gian; hai là vô lậu thử đẳng lưu; ba la vô lậu ly hệ.

2. Lập ra, có bốn thứ là: Một là lập ra cận phần; hai là lập ra căn bản; ba là kiếp lập định; bốn là lập ra sinh.

– Lập ra cận phần và căn bản: Như trong kinh nói: Nghĩa là ở ngay thân nầy, sự thấm nhuần của ly sinh hỷ lạc có được, một sự nhuần thấm khắp nơi, một sự thích ý khắp nơi, hiện bày khắp chốn. Đó là trạng thái của Sơ tĩnh lự cận phần. Như kinh lại nói: “Trong thân nầy, các chỗ dù nhỏ nhất cũng lan khắp cái vui của ly sinh hỷ lạc, đó là căn bản của Sơ tĩnh lự”.

Như trong kinh nói: “Trong thân nầy do định mà phát sinh sự thấm nhuần của hỷ lạc, một sự nhuần thấm hiện bày khắp nơi, một thích ý khắp nơi, tràn lan khắp chốn. Đó là tĩnh lự cận phần thứ hai”. Như kinh nói: “Ở ngay khắp các chỗ thân nầy, không có một chút nào không tràn ngập hỷ lạc do định đem lại. Đó gọi là căn bản của tĩnh lự thứ hai”. Như trong kinh nói: “Ở ngay thân nầy, cái lạc lìa hỷ nhuần thấm, một sự nhuần thấm khắp nơi, một sự thích ý khắp nơi, hiện bày khắp chốn. Đó gọi là tĩnh lự cận phần thứ ba”. Trong kinh lại nói: “Khắp các chỗ trong thân nầy, chẳng có một chút nào không tràn ngập cái lạc lìa hỷ. Đó gọi là tĩnh lự căn bản thứ ba”. Như trong kinh nói: “Ở ngay trong thân nầy tâm thanh tịnh, tâm trong trắng, ý hiểu biết đầy đủ bao trùm nên an trụ ở đấy. Đó là tĩnh lự cận phần thứ tư”. Như trong kinh nói: “Ở ngay thân nầy, tất cả chỗ, dù nhỏ nhất cũng tràn ngập tâm thanh tịnh, và tâm trong trắng. Đó gọi là căn bản của tĩnh lự thứ tư”.

Như trong kinh nói: “Vì đã vượt qua tất cả sắc tưởng, nên các tưởng có đối đều vắng bặt, các thứ tưởng không còn tác ý, nên chứng nhập vô biên hư không. Hư không vô biên xứ là vô biên hư không xứ cận phần”. Như kinh nói: “An trụ đầy đủ là căn bản của hư không vô biên xứ”.

Như trong kinh nói: “Vì vượt khỏi tất cả Hư không Vô biên xứ, vào Vô biên thức. Thức vô biên xứ đó gọi là Thức vô biên xứ cận phần”. Như kinh lại nói: “An trụ đầy đủ là căn bản của Thức vô biên xứ”.

Như trong kinh nói: “Vì vượt qua tất cả thức vô biên xứ nên nhập vào vô thiếu sở hữu Vô sở hữu xứ. Đó gọi là cận phần của Vô sở hữu xứ”. Như kinh lại nói: “An trụ đầy đủ là căn bản Vô sở hữu xứ”.

Như kinh nói: “Vì vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, vào phi hữu tưởng, phi Vô tưởng, Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ. Đó là cận phần của phi tưởng, phi Vô tưởng, xứ cân phần. Như kinh lại nói: “An trụ đầy đủ, 6 đó là căn bản của Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ”.

Lập ra định: Như trong kinh nói: “Vì lìa pháp dục ác bất thiện nên có tầm có tứ ở ly sinh hỷ lạc”. Đó là Sơ tĩnh lự an trụ đầy đủ. Lìa dục là hoặc duyên vào ý niệm lìa bỏ dục của cõi Dục để làm tăng thượng giáo pháp. Hoặc duyên vào sự lìa dục kia, lấy sự chỉ dạy truyền trao làm cảnh giới, thì cắt đứt hết các phiền não tạp nhiễm ở cõi Dục. Lìa pháp ác bất thiện, là dứt trừ nghiệp cõi Dục. Do còn pháp tạp nhiễm có thể đọa vào đường ác, nên gọi là ác, gây chướng ngại cho pháp lành nên gọi là bất thiện.

Tầm: Nghĩa là có khả năng đối trị hai thứ tạp nhiễm. Là Tầm xuất li, Tầm không giận dữ, Tầm không não hại.

Tứ: Nghĩa là có khả năng đối trị hai thứ tạp nhiễm. Là Tứ xuất ly Tứ không giận dữ, Tứ không não hại.

Lìa là đã được chuyển y do tu tập đối trị và cắt đứt những thứ ngăn che.

Sinh: là từ đó sinh ra. Hỷ là được chuyển y, từ chỗ thức chuyển nên tâm được vui, tâm được mạnh mẽ, tâm được vừa ý, tâm được điều hòa, an ổn thích hợp thuộc về thọ của cảm thọ.

Lạc là đã chuyển y, nương thức A-lại-da chuyển nên có khả năng nhiếp về chỗ nương, khiến thân được vui vẻ, an ổn, vừa ý, thuộc về thọ của cảm thọ.

Sơ là thứ lớp trong định, định nầy được kể là sớm nhất.

Tịnh lự là đã cắt đứt các pháp tạp nhiễm của cõi Dục là chỗ dựa của các tầm, tứ, hỷ, lạc. Từ chỗ chuyển y nên tâm an trụ vào tánh cảnh. Cụ túc là tu tập, đầy đủ an trụ tròn đầy, nghĩa là nhập định hay xuất định đều tùy ý muốn một cách tự tại.

Lại như trong kinh nói: Vì tầm, tứ đã vắng lặng, các thứ bên trong đã tịnh và vì định tâm vào một cõi duy nhất, không còn tầm và tứ, nên định sinh ra hỷ lạc. Đó là tĩnh lự thứ hai, an trụ đầy đủ.

Tầm, Tứ đã vắng lặng nghĩa là hoặc duyên xa lìa Sơ tĩnh lự muốn làm tăng thượng giáo pháp, hoặc duyên theo sự truyền dạy giáo pháp mà tới cảnh giới đó rồi, nên ở cõi Sơ tĩnh lự, Tầm, Tứ đã vắng bặt, không còn hiện hành nữa.

Các thứ bên trong đã tịnh: Là thâu nhiếp niệm nhận biết đúng đối trị với tầm, tứ, nơi nội thể của mình, tâm bỏ trụ, lìa khỏi pháp trần cấu của tầm, tứ nên gọi là các thứ bên trong đã tịnh. Tâm định vào một cõi duy nhất là: khi chứng nhập như vậy thì thường là an trụ nối tiếp, các pháp tầm, tứ không bao giờ còn hiện hành nữa.

Không còn tầm, tứ là chứng được pháp cắt đứt tầm, tứ.

Định (Tam-ma-địa) là đã chuyển y, tâm an trụ một tánh cảnh. Sinh ra là từ định ra mừng vui, như ở trước đã nói.

Tịnh lự thứ hai là tầm, tứ đã vắng bặt, nội thể thanh tịnh tràn ngập, từ đó định sinh ra hỷ lạc làm chỗ dựa. Từ chỗ chuyển y mà tâm an trụ vào một tánh cảnh. Các phần còn lại, như ở trước đã nói.

Lại như kinh nói: Do lìa bỏ hỷ, an trụ trong xả niệm về chánh tri và ưa thích chánh thọ của thân. Bậc Thánh gọi là nêu bày thành tựu về xả niệm lạc tru, là nơi an trụ đầy đủ của tĩnh lự thứ ba.

Lìa hỷ là hoặc duyên lìa dục ở tĩnh lự thứ hai để làm cho giáo pháp tăng thượng hoặc duyên theo sự truyền dạy giáo pháp tạo nên cảnh giới đó, nhìn thấy lỗi của tướng hỷ thuộc tĩnh lự thứ hai.

Trụ nơi xả là nhận thức về hỷ và tác ý đã sinh nhưng không thể chịu đựng, vì có tâm chán lìa, nên an trụ vào tâm bất nhiễm ô, tâm bình đẳng, tâm ngay thẳng, không chuyển động mà an trụ vào tánh.

Niệm là quán xét một cách sáng tỏ thấy trạng thái hỷ không hiện hành khiến cho tưởng hỷ chắc chắn không còn hiện hành. Chánh tri là có lúc quên mất nên hỷ lại hiện hành, nên nhận biết đúng phân biệt rõ đối với tướng hỷ đang hiện hành.

Lạc là đã chuyển y, đã xa lìa ý niệm hỷ, ý niệm mạnh mẽ, an ổn và ý thích, nó thuộc về thọ của cảm thọ.

Thân là đã chuyển y, hoặc chuyển thức, hoặc thức A-lại-da, tâm tánh không còn dựa vào chung, riêng, nên gọi là thân.

Chánh thọ là đã chuyển y, có khả năng nhiếp thọ thâu, khiến thân ưa thích, nói chung lại là vui. Thân cảm nhận và ở yên trong cái vui ấy một cách chánh đáng, từ đó cảm nhận được chỗ vắng lặng cùng cực, mầu nhiệm hơn hết, không còn phân biệt cõi trên hay cõi dưới.

Thánh là Phật và đệ tử của Phật.

Tuyên thuyết là hiểu bày, lập bày.

Thành tựu ý niệm buông xả lạc trụ là từ cõi nầy trở lên, không còn phần diệu lạc nào, các cõi dưới cũng không có. Như vậy, không còn phải đối trị với niềm vui vượt hơn và không còn niệm buông xả. Tịnh lự thứ ba đã xa lìa hỷ, đã buông xả niệm về chánh tri mà lạc nương, dựa vào chuyển y, nên tâm an trụ vào một tánh cảnh. Các cõi khác như trước đã nói.

Lại như kinh nói: Do dứt hết lạc và trước đã cắt đứt hết các khổ, mừng, lo nên không còn khổ, không còn vui, niệm buông xả đã lắng sạch. Đó là tĩnh lự thứ tư, an trụ đầy đủ.

Dứt hết lạc là khi chứng nhập vào tĩnh lự thứ tư. Trước đã cắt đứt các khổ là lúc chứng nhập vào tĩnh lự thứ hai. Trước đã dứt bỏ niệm mừng (hỷ) là lúc chứng nhập vào tĩnh lự thứ ba. Trước đã dứt trừ niệm lo (ưu) là lúc chứng nhập vào Sơ tĩnh lự. Không khổ, không vui là đã chuyển y, không phải vừa ý, chẳng phải không vừa ý, thuộc về thọ của thọ, là chỗ vắng lặng cao tột hơn hết của cõi Sắc, từ chỗ cao vượt ấy mà các thâu nhiếp không còn bị rung động.

Niệm buông xả đã lắng sạch là đã vượt qua hết các dao động của tầm, tứ, hỷ, lạc trong ba địa. Tâm đầy tính chất bình đẳng, đầy tính chất ngay thẳng, tâm không còn chuyển động nhưng có đủ tính chất an trụ.

Niệm đã lắng sạch là đã vượt qua hết tất cả dao động của tầm, tứ, hỷ, lạc trong ba địa, tâm không bị quên mất, nên vẫn giữ tính chất sáng tỏ. Địa thứ tư là theo thứ lớp trong định mà kể là thứ tư tĩnh lự là dứt hết niệm vui, không khổ, không vui, ấy là chỗ nương của niệm buông xả lắng sạch. Nương vào chuyển y nên tâm an trụ vào một tánh cảnh. Các phần khác như trước đã nói.

Lại như kinh nói: Do đã vượt qua các sắc tưởng, đã vượt qua hết các tưởng hữu đối, các tưởng không còn tác ý nên chứng nhập vô biên hư không, hư không vô biên xứ.

Trụ đầy đủ tất cả là tướng của các hành nghiệp. Sắc tưởng là tưởng về hiển sắc. Vượt qua là lìa bỏ ham muốn của cõi Dục, có nghĩa là vượt qua, ra khỏi. Dứt hết tưởng hữu đối, các tưởng khác còn không phát sinh tác ý, Cũng thế, nên biết.

Tưởng hữu đối là tưởng ấy dựa vào tưởng về bốn đại và những tưởng khác đã tạo nên tưởng sắc.

Các thứ tưởng là từ trong sắc được tạo nên do bốn đại và những tưởng khác có hình thù dài ngắn, thô, mịn, vuông tròn, cao thấp, ngay, không ngay, sáng, bóng sáng, sáng tối. Những giả sắc khác nhau như vậy thuộc về các thứ tưởng. Nếu khi hoàn toàn nhập vào vô biên hư không xứ thì tưởng hữu đối không hiện tiền. Vì đã dập tắt nên các tưởng không còn khởi tác ý. Do đó, nên khi vượt khỏi tưởng hữu đối, thì có thể nương vào tất cả tưởng sắc.

Vô biên là không còn phân biệt các tướng trạng trong mười phương.

Hư không là cảnh giới sở duyên đối trị sắc.

Hư không vô biên xứ là nơi chuyển y và có thể làm chỗ nương cho định. Những phần khác như trước đã nêu.

Lại như kinh nói: Vượt qua tất cả hư không vô biên xứ, nhập vô biên thức, thức vô biên xứ, an trụ đầy đủ .

Vượt qua tất cả hư không vô biên xứ, là đã vượt qua cận phần và căn bản.

Vô biên thức là thức duyên vào hư không vô biên. Duyên vào đây làm cảnh giới.

Thức vô biên xứ là nơi chuyển y và có thể làm chỗ nương cho định, phần còn lại như trước đã nói.

Lại như kinh nói: Vượt qua tất cả thức vô biên xứ, nhập vô thiểu sở hữu, Vô sở hữu xứ, an trụ đầy đủ.

Vượt qua tất cả Thức vô biên xứ, là đã vượt qua cận phần và căn bản. Vô thiểu sở hữu là trên cảnh giới của thức xứ, thời gian truy tìm không được chút nào. Ngoài Vô sở hữu ra, không còn cảnh giới nào khác, do chỉ thấy mỗi cảnh giới nầy là vắng lặng tột cùng. Vô sở hữu xứ là nơi chuyển y và có thể làm chỗ nương cho định, phần khác như trước đã nêu.

Lại như kinh nói: Vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng Phi Vô tưởng, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, an trụ đầy đủ.

Vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ là đã vượt qua cận phần và căn bản. Phi hữu tưởng là đã vượt qua Vô sở hữu tưởng.

Phi Vô tưởng là trên cảnh giới của Vô sở hữu xứ, thời gian truy tìm chỉ duyên được với tâm Vô sở hữu hết sức nhỏ nhiệm và tâm pháp. Vì chỉ thấy có mỗi cảnh giới nầy là vắng lặng tột cùng. Phi tưởng phi phi tưởng xứ là nơi chuyển y và có thể làm chỗ nương cho định, phần khác như trước đã nêu.

Lập ra sinh: Là trước trong khoảng thời gian nầy, tu tập qua ba phẩm địa hạ, trung, thượng.

Sơ tĩnh lự: Về sau sinh về nơi ấy được quả báo ba cõi trời, là trời Phạm thân, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm. Những ai khéo tu tập không tầm, có tứ là chứng được Sơ tĩnh lự, được quả báo sinh lên trời Đại phạm, vượt qua không khác gì cõi kia. Nếu trong khoảng thời gian nầy, trước tu tập theo hạ, trung, thượng là tĩnh lự thứ hai về sau sinh về nơi ấy, hưởng quả báo ở ba cõi trời là trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang và trời Cực Tịnh quang.

Nếu trong thời gian nầy, trước tu tập theo hạ, trung, thượng là tĩnh lự thứ ba, về sau sinh về xứ đó, hưởng quả báo ở ba cõi trời là trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng tịnh và trời Biến tịnh.

Nếu trong khoảng thời gian nầy, trước tu tập theo hạ, trung, thượng là tĩnh lự thứ tư, về sau sinh về xứ đó hưởng quả báo nơi ba cõi trời là trời Vô Vân, trời Phước Sinh và trời Quảng Quả. Từ quả vị nầy trở lên là đã xa lìa tham sắc, không có phương hướng và vị trí khác nhau, nên dù có nhân tu tập theo hạ, trung, thượng nhưng vẫn không thể lập ra sinh quả khác nhau.

Nếu khi còn ở cấp hạ, trung, thượng tu tập Hư không Vô biên xứ thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Hư không vô biên xứ.

Nếu ở hạ, trung, thượng tu tập Thức vô biên xứ thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Thức vô biên xứ.

Nếu theo hạ, trung, thượng tu tập Vô sở hữu xứ thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Vô sở hữu xứ.

Nếu theo hạ, trung, thượng tu tập Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do định vắng lặng nên có chỗ khác nhau và do thời gian an trụ mãn hạn hay không mãn hạn nên định ấy có khác nhau. Lại do thường trụ nơi ái vị của Sơ tĩnh lự cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, nên không hưởng hết được mạng sống mà có chết yểu giữa chừng.

– Nếu tu tập xe lẫn phẩm vị thấp của thế gian và vô lậu tĩnh lự thứ tư thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Vô Phiền tịnh cung.

– Nếu tạp tu xe lẫn phẩm trung thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Vô Nhiệt tịnh cung.

– Nếu tạp tu xe lẫn phẩm thượng thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Diệu Hiện tịnh cung.

– Nếu tạp tu xe lẫn phẩm thượng cao hơn thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Diệu Kiến tịnh cung.

– Nếu tạp tu xe lẫn phẩm tột thượng thì sẽ được quả báo sinh lên cõi trời Vô Ngại Cứu Cánh tịnh cung.

– Nếu khéo tu pháp Tam-ma-địa vô lượng không thể nghĩ bàn của Bồ-tát sẽ được dẫn đến tĩnh lự thứ tư trong địa thứ mười và được quả báo sinh lên cõi trời Đại Tự tại, vượt qua cõi trời Tịnh cung.

Thanh tịnh là nơi bờ mé của Sơ tĩnh lự, từ chỗ ấy đưa đến sự phát sinh tất cả công đức cao quý và mau được thần thông như tướng thanh tịnh của Sơ tĩnh lự. Các tĩnh lự khác và các cõi Vô sắc, nên biết cũng như vậy. Trong ấy, có sự khác nhau của cõi Vô sắc nghĩa là làm phát sinh công đức giải thoát của bờ mé ở Sơ tĩnh lự. Như vậy, các tĩnh lự và định Vô sắc, khi đã không còn tạp nhiễm và trong sạch cũng thế thì chỗ lập ra thanh tịnh phải khác nhau, nên biết như vậy.

Đã nói xong về nghĩa nương dựa. Nay sẽ nói về phần giác.

Kệ rằng:

Giác phần có nhiều thứ,
Trước nói ba mươi bảy.

Luận chép: Về phẩm loại của Bồ-đề phần gồm nhiều thứ, pháp vượt hơn trước có ba mươi bảy, là bốn niệm trụ v.v…, như kinh có nói rộng.

Bốn niệm trụ là: Thân niệm trụ là hoặc duyên vào thân, hoặc duyên vào thân để hiểu sâu thêm giáo pháp, hoặc duyên vào giáo pháp truyền dạy tạo nên cảnh giới rồi, rồi nhờ tu tập văn, tư nên trí tuệ phát sinh, hoặc chỉ nhờ ảnh tượng hay việc thành tựu, từ nơi đời sống của thân mà khéo an trụ trong chánh niệm, khiến thân lìa được các trói buộc. Như đối với thân thân niệm trụ, đối với các niệm trụ, Thọ, Tâm, Pháp nên biết cũng như vậy. Chỗ khác nhau trong ấy là mỗi niệm xứ tương ưng với đối tượng của nó. Từ đó mà ra khỏi các pháp trói buộc. Lại nữa, nên nói tất cả xứ và niệm tương ưng với tâm và tâm pháp, như vậy, lúc đó phát khởi tâm quán sát.

Cảnh sở duyên có bốn việc: Một: là việc mà tâm chấp; hai: là việc Tâm lãnh nhận; ba: là việc Tâm phân biệt; bốn: là việc nhiễm tịnh của tâm.

Bốn pháp chánh đoạn như kinh có nói rộng gồm:

Một: là pháp ác bất thiện đã sinh, phải khiến cho dứt bỏ, tức muốn khuyến tấn phát sinh chánh cần thì phải thúc đẩy tâm giữ lấy tâm. Đã sinh nghĩa là thuộc vào vòng trói buộc của phiền não thô.

– Pháp ác bất thiện là chúng có thể làm nổi dậy hành vi ác, đó là phiền não và tùy phiền não ở cõi Dục. Ác bất thiện: Về nghĩa thì trước đã nêu.

Phải cắt đứt nó là phải tu pháp đối trị, khiến chúng trở nên mỏng dần, nhỏ dần.

Sinh mong muốn: Là khởi chứng, ưa thích dứt trừ.

Muốn khuyến tấn: Là không thể chịu đựng điều ác, chỗ hướng tới là nhằm dứt trừ chúng.

Phát sinh chánh cần là dùng nhiều phương pháp tu vững chắc để đối trị pháp bất thiện.

Ba câu nói trên mở ra cho thấy văn tuệ và tư tuệ là pháp để đối trị phẩm vị thấp.

Thúc đẩy tâm là tu tập đối trị điều ác làm cho tuệ sáng tỏ. Nếu bị khuất chìm trong phiền não nhiễm ô thì thúc đẩy tâm vươn lên. Giữ lấy tâm là khi pháp đối trị nầy hiện hành thì phải giữ tâm vững chắc mà xua tan các thứ phiền não cấu uế.

Hai: Pháp ác bất thiện chưa sinh thì làm cho chúng bất sinh, cho đến nói rộng:

– Chưa sinh: là những hưng thịnh thuộc về tùy miên là nguyên nhân làm phát sinh các trói buộc thô nặng.

Làm cho chúng bất sinh: Là khiến cho các trói buộc thô nặng kia không hiện hành được. Sinh mong muốn: Là khởi chứng về pháp ác không hiện hành.

Muốn khuyến tấn là an trụ nhưng không quên mất nên pháp bất thiện không hiện hành được. Đó là khéo an trụ trong chánh niệm. Phát sinh chánh cần, thúc đẩy tâm, giữ lấy tâm đều như trước đã nêu.

Ba: Các pháp lành chưa sinh thì làm cho sinh cho đến nói rộng :

– Chưa sinh là chưa nắm bắt được.

Pháp lành là ba tuệ sinh ra từ văn, tư, tu. Lành nghĩa là không có lỗi.

– Làm cho nó phát sinh là làm cho nó nhất định phải được.

– Sinh mong muốn: Là khởi chứng đắc.

– Muốn khuyến tấn là tìm phương tiện chân chánh để nhiếp thọ.

– Phát khởi chánh cần là tu tập một cách ân cần, lâu dài.

Ba câu nói trên cho thấy các địa bất định dùng để đối trị pháp ác, bất thiện. Hai tuệ văn, tư là thuộc về các pháp lành.

– Buộc tâm, giữ tâm có được, do tu tuệ, các pháp khác như trước đã nêu.

Bốn: Các pháp lành đã sinh thì khiến an trụ, không cho quên mất để sự tu tập ngày càng đầy đủ, càng gia tăng, càng thêm rộng lớn, sinh mong muốn, khuyến tấn cho đến nói rộng:

– Đã sinh là pháp lành đã có được khiến an trụ là do văn tuệ.

Khiến không quên mất là tư tuệ. Khiến cho sự tu tập đầy đủ là: Tu tuệ.

Ba câu trên mở ra cho thấy chỉ nhằm giữ gìn pháp lành đã có, khiến cho sự tu tập ngày càng thêm lớn, ngày càng, rộng khắp. Cũng như thứ lớp, không chỉ với bấy nhiêu mà tưởng mình đã đầy đủ pháp lành.

– Sinh mong muốn: Là khởi chứng đạt được chỗ mong muốn, các phần còn lại thì như trước đã nêu.

Bốn thần túc: Như kinh có nói rộng:

Một: Dục tăng thượng nên đạt Tam-ma-địa. Như có người tu hành đời trứơc đã tu tập căn lành thượng phẩm, được sống bên cạnh bậc Đại sư, hoặc ở chung với người có trí tuệ đồng Phạm hạnh, lòng tin phát sinh, muốn học hỏi chánh pháp thì sau đó phải lần lượt chứng đắc để tâm an trụ vào một tánh cảnh, do dục ấy nên Tam-ma-địa được thành tựu. Vì vậy, các pháp ác bất thiện đã sinh, chưa sinh cũng đều khiến đoạn dứt hết, không để chúng hiện hành. Sinh mong muốn cho đến buộc tâm, giữ tâm, v.v…

– Nếu pháp lành chưa sinh thì hành giả phải đối trị pháp ác để khiến pháp lành phát sinh.

– Nếu pháp lành đã sinh thì khiến chúng an trụ, không để quên mất, để sự tu tập ngày càng đầy đủ, ngày càng thêm lên, ngày càng rộng lớn. Hành giả làm theo thứ lớp: Bắt đầu là sinh mong muốn cho đến giữ tâm… Người tu hành lại phải sách tấn lòng tin, an trụ trong chánh niệm, chánh tri, suy tư để lìa bỏ tám thứ cần phải dứt trừ.

Nhờ dục ấy nên Tam-ma-địa được thành tựu, tức ở trong định được tự tại.

Các pháp ác, bất thiện đã sinh, chưa sinh là các triền hạ phẩm, trói buộc mỏng, nhỏ, thuộc về tùy miên, chưa làm tổn hại, cũng phải cắt đứt, không cho chúng khởi lên. Nghĩa là đã ra khỏi sự trói buộc của phẩm hạ và, chúng trở thành suy yếu mỏng dần.

Sinh mong muốn cho đến giữ tâm thì thứ lớp ấy, như trước có nói rộng.

– Nếu điều thiện chưa sinh thì hành giả phải đối trị pháp ác để cho điều thiện phát sinh.

– Nếu điều thiện đã phát sinh thì không để cho quên mất để sự tu tập ngày càng đầy đủ, ngày càng thêm lên, ngày càng rộng lớn hơn. Về chỗ sinh mong muốn cho đến giữ tâm… như trước có nói rộng nên biết.

Tu hành Cũng thế nghĩa là an trụ trong chánh niệm lâu dài.

– Còn cố gắng tu tập và chứng ngộ là biết rõ các pháp bất thiện không hiện hành và bị dứt trừ.

– Buộc khuyên: muốn làm nhân từ Xa-ma-tha (chỉ) và Tỳ-bát-xána (quán) khiến chánh cần phát sinh lên.

– Tín là nhân mong muốn sinh dứt trừ pháp ác, đạt được pháp lành trong ấy, là do lòng tin quyết định.

– An là nhờ cố gắng tu tập pháp lành nên các thô nặng của thân đều được giải trừ, khiến thân tâm chịu đựng được.

– Chánh niệm là cố gắng giữ tâm ý không cho chìm theo phiền não, khiến tâm không bị quên mất.

– Chánh tri là khi quên mất, hoặc khi tùy phiền não hiện hành thì phải phân biệt nhận biết đúng điều ấy.

– Tư là hoạt động của tâm khi các thứ khác đều ngừng dứt.

– Xả là tâm trụ yên không bị nhiễm, tâm bình đẳng, tâm ngay thẳng, tâm không còn tính chất chuyển động. Trong tất cả các thần túc Cũng thế.

Tám Dứt trừ hành nghiệp của tâm sở phiền não, cũng thế nơi tất cả các pháp thần túc, cần phải biết rõ, trong đó, có khác nhau.

Hai: Do siêng năng tu tập nên được Tam-ma-địa. Muốn thế người tu hành phải nương vào lời dạy bảo và khuyên răn, rồi hoặc ở chỗ vắng, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc ở tĩnh thất, an trụ lâu dài cũng thế, hăng hái tu tập khiến chánh cần phát khởi mạnh, nên chứng ngộ, tâm an trụ vào tánh cảnh duy nhất. Do chánh cần mà Tam-ma-địa thành tựu. Các pháp còn lại như ở trước đã nói.

Ba: Vì nhân duyên là tâm tăng thượng nên chứng được Tam-mađịa. Như có người tu hành trước phải tu qua Xa-ma-tha. Nhờ biết tư duy pháp nội ấy, nên sớm chứng ngộ, tâm an trụ trong tánh cảnh duy nhất. Thế là do tâm tu tập mà Tam-ma-địa thành tựu. Các pháp khác như trước đã nói.

Bốn: Nhờ quán xét tăng lên nên đạt được Tam-ma-địa. Cũng thế, người tu hành phải học hỏi rộng, chứa nhóm những hiểu biết ấy, rồi ở một mình nơi vắng vẻ, dùng tuệ để lựa chọn những pháp đã nghe. Lựa chọn tỉ mỉ rồi quán sát thấu đáo, do vậy nên chứng ngộ và an trụ tâm trong tánh cảnh duy nhất, do quán xét mà Tam-ma-địa thành tựu. Các pháp còn lại như trước đã nêu.

Năm căn, như kinh có nói rộng:

Một là Tín căn: Từ trong đạo thế gian mà khiến tâm thanh tịnh không dấu vết, lìa mình khỏi tùy phiền não, an trụ vào bất động chuyển theo chân hiện lượng, dốc lòng quán sát làm phương tiện tu tập để dứt bỏ hết tùy miên, nhờ cách đối trị ấy nên lòng tin thêm lớn.

Hai là Chánh cần căn: Là nương vào tín căn, tăng thêm tinh tấn mạnh mẽ, hành đạo với đầy đủ lòng tin.

Ba là Niệm căn: Nương vào chánh cần một cách sáng tỏ, không quên, hành đạo đầy đủ với nó.

Bốn là Đẳng trì căn: Nương tự vào niệm căn, an trụ tâm vào một cảnh, thường đi chung với nó.

Năm là Tuệ căn: Nương vào Đẳng trì căn, lựa chọn các pháp, thường đi chung với nó.

Năm lực, như kinh có nói rộng: Tức tín căn, v.v… do khéo tu tập, thường tu tập nên không còn bị tạp loạn do các pháp như bất tín v.v…

Lại còn có khả năng đối trị các pháp tạp loạn. Lực có nghĩa là không còn bị ai làm cho khuất phục.

Bảy Biến giác chi, như kinh có nói rộng:

Một là Niệm biến giác chi là: Từ trong đời sống thế gian đạt được sức mạnh của điều lành, thấy đạo hiện ra trước mắt. Do trước tu tập niệm giác chi của thế gian dẫn đến chứng được trí vô phân biệt, không dụng công, biết rõ đạo, không quên đạo.

Hai là Trạch pháp Biến giác chi: Trước là do nương vào kết quả của trí vô phân biệt, không dụng công nên từng niệm nối nhau tu tập đầy đủ thấu rõ chân đế, giác ngộ chân đế.

Phân biệt trí, không dụng công, cái sau nương vào các trước rồi tu tập đầy đủ cả hai. Cũng cần biết rõ là trong ấy, có khác nhau.

Ba là Chánh cần Biến giác chi: Là tâm niệm hăng hái đối với chân đế.

Bốn là Hỷ Biến giác chi: Là tâm vui với chân đế.

Năm là An Biến giác chi: Là thân tâm đủ sức nhận lãnh chân đế.

Sáu là Tam-ma-địa Biến giác chi: Là tâm an trụ một cảnh trong chân đế.

Bảy là Xả Biến giác chi: Là tâm chân đế, tâm bình đẳng, tâm ngay thẳng, không có tiếng chuyển động.

Lại như kinh nói: Chính ở trong đó lại khéo tu tập, biết nương vào vắng lặng, cho đến nói rộng…

– Nương dựa vào sự vắng lặng là nương vào cảnh vắng lặng cõi Dục. Lìa khỏi sự nương vào cõi Dục nghĩa là lìa khỏi sự nương vào dục ở cõi Sắc và vô sắc. Dứt bỏ sự nương nghĩa là đã đạt đến chỗ dứt trừ hoàn toàn các sự nương vào uẩn, xứ, giới. Nhằm thẳng đến con đường buông xả, nghĩa là không còn nối tiếp nào vào uẩn, xứ, giới ở vị lai.

Tám chi Thánh đạo, như kinh nói rộng gồm:

Một: là Chánh kiến: Là trong kiến đạo, khi được Biến giác chi thì cái thấy thanh tịnh, và trong tu đạo, khi an lập xong thì chứng được biến giác chỉ thấy rõ thanh tịnh, gộp chung hai tên gọi ấy là chánh kiến.

Hai: là Chánh tư duy là do nương vào chánh kiến và đi chung với Chánh kiến suy nghĩ để lìa ý nghĩ ham muốn, lìa ý nghĩ giận dữ, lìa ý nghĩ não hại. Trong khi tu đạo thì tác ý nối nhau là suy nghĩ về các đế, tương ưng với tác ý vô lậu, đưa tâm vào chỗ sâu hơn nữa, để tìm cầu, mãi tìm cầu, hiện tiền tìm cầu sự giác ngộ, với sự tư duy, quán sát.

Ba: là Chánh ngữ là sự tu tập nương vào chánh tư duy, từ tác ý vô lậu nối nhau để quán xét các đế nên đạt được bốn thứ ngữ nghiệp, thuộc về ái giới của bậc Thánh, nên không còn cái vui bên ngoài, lìa bỏ cái vui ấy nên lìa bỏ dứt hết các thứ buông lìa. Phòng hộ một cách trong suốt với không hành, lìa khỏi hành, không hành động, không hủy bỏ, không sai phạm, là rường cột, là thuyền bè, xa lìa không trái vượt, không có các tính trái vượt.

Bốn: là Chánh nghiệp là trong tu tập, từ tác ý vô lậu nối nhau mà suy nghĩ các đế nên được ba thứ thân nghiệp, thuộc về giới được bậc Thánh, quí mến, nên không còn cái vui bên ngoài, lìa bỏ cái vui ấy, nên lìa bỏ, dứt trừ các thứ xa lìa, như đoạn trước có nói rộng.

Năm: là Chánh mạng là trong tu tập cho đến suy nghĩ các đế là lìa khỏi tà mạng, pháp ác, thuộc về giới được bậc Thánh yêu mến, như trứơc đã nêu.

Sáu: Chánh sách lệ (Chánh tinh tấn) là trong sự tu tập cho đến suy nghĩ các đế đối với các pháp niệm trụ chánh đoạn, thần túc, căn lực, để hưởng được cái vui chánh cần thì phải thúc đẩy mạnh mẽ hăng hái, phát khởi tính chất tinh tấn nối nhau trong việc khó là chế ngự tâm.

Bảy: là Chánh niệm là trong tu tập cho đến suy nghĩ các đế hoặc nương vào đạo Xa-ma-tha, hoặc nương vào đạo Tỳ-bát-xá-na, hoặc nương cả hai đọa, phải luôn nắm giữ niệm, chánh niệm, tất cả cácniệm, tùy niệm, với tính chất sáng tỏ và không quên mất đối với các pháp đã tu tập Trạch pháp, Chánh cần, Hỷ, An, Đẳng trì, v.v… không quên mất là trọn vẹn không bao giờ quên đối với tánh các pháp.

Tám: Chánh đẳng trì (Chánh định) là trong tu tập cho đến suy nghĩ các đế lại nương vào ba đạo. Nhờ tu tập nhiếp niệm nên tâm trụ, an trụ, cận trụ, đẳng trụ, không còn bị tán loạn, nhờ nhiếp giữ nơi Xa-ma-tha mà tâm an trụ vào một tánh cảnh.

Các chi đạo nầy, pháp sau nương vào pháp trước và đều tương ưng nhau, phát sinh cùng lúc, nên biết điều ấy.

Lại nữa, tụng rằng:

Trí và môn giải thoát,
Dấu hhành và chỉ quán.

Luận chép: Trí tuệ là mười thứ trí, như trong kinh có nói rộng:

1. Pháp trí: Là trí của cảnh giới vô lậu, đối với sự hiểu biết chung nó giúp hiểu rõ tất cả ý nghĩa của những hiểu biết ấy.

2. Chủng loại trí: Là trí của cảnh giới vô lậu, đối với sự hiểu biết chung, nó không giúp hiểu rõ ý nghĩa của những hiểu biết ấy.

3. Tha tâm trí: Là kết quả của tu tập, có khả năng nhận biết tâm người và tâm pháp, thế nên các Đức Như lai đều thâu rõ tâm chúng sinh, theo sự hiểu biết của họ, theo tùy miên của họ, để trao truyền dạy bảo, khiến họ chuyển khởi trí mầu nhiệm.

4. Thế tục trí: Là trí tuệ thế gian. Từ nền tảng nầy mà các Đức Như lai nói pháp mầu nhiệm cho chúng sinh, tùy theo trình độ nhận hiểu, cũng như tùy miên của họ.

5. Khổ trí: Là trí giác ngộ sáng tỏ có tính chất quán sát về các sự thấy, hiểu đối với các hành hữu lậu như vô thường, khổ, không, suy tư lìa ngã.

6. Tập trí: Là trí thấy, biết nhân của các hành hữu lậu, quán xét về nhân của các hiện tượng hữu lậu, quán xét về nguyên nhân chứa nhóm phát sinh các hiện tượng, còn lại như trước đã nói.

7. Diệt trí: Là trí thấy, biết về chỗ dứt trừ các hành hữu lậu, quán xét trạng thái vắng lặng, xa lìa tịch diệu, các trí các kiến thì như ở trước đã nói.

8. Đạo trí: Là trí thấy, biết về khả năng dứt trừ các hành hữu lậu và phương pháp vô lậu thực hiện suy tư để ra khỏi luân hồi.

9. Tận trí: Là trí thấy, biết về khổ đã biết, tập đã dứt, diệt đã chứng, đạo đã tu, nó duyên vào cảnh tận diệt hay đang tận diệt, hoặc trí hoặc kiến như trước đã nói.

10. Vô sinh trí: Là trí thấy, biết về khổ đã biết, không còn biết nữa, tập đã dứt, không còn dứt nữa, diệt đã chứng, không còn chứng nữa, tạo đã tu, không còn tu nữa, trí nầy duyên vào cảnh vô sinh hoặc chính nó là vô sinh, hoặc trí hoặc kiến như trước đã nói.

Môn giải thoát: Là ba cửa giải thoát: Một: Môn không giải thoát; hai: Môn vô tướng giải thoát; ba: Môn vô nguyện giải thoát. Không, có hai thứ là:

  1. Đối tượng nhận biết.
  2. Trí.

Đối tượng nhận biết là đối với các hiện tượng, chúng sinh chấp theo tính biến kế của họ và các pháp có tính biến kế bị chấp, cả hai tính biến kế ấy đều đứng ngoài vô tính và toàn bộ chúng đều có tính vô ngã. Các hiện tượng có tính biến kế vốn là không, tức có tính chất vô ngã, vì các hiện tượng có tính chất vô ngã thì chúng không có tính biến kế. Thế nên, trong ấy là cảnh giới không còn phân biệt là có hay chẳng phải có hai tính đó.

Trí là duyên vào cảnh giới không còn phân biệt đó với sự hiểu biết chân thật.

Vô tướng cũng có hai thứ: Một: là Đối tượng nhận biết; hai: là trí.

Chỗ nhận biết là cảnh Không bị biết. Từ cảnh nầy mà tất cả các tướng đều không còn hiện hành.

Trí như ở trước đã nói.

Vô nguyện cũng có hai thứ: Một: là Đối tượng nhận biết; hai: là trí.

Đối tượng nhận biết là do không có trí nên đã nhìn thấy một cách điên đảo các hành, các tướng mạo.

Trí là duyên vào các cảnh đó mà nhận biết rõ để chán lìa điều ác.

Hành không: Là các hành đều không có thật ngã, đối với các sự tướng do người đời phân chia điều là những pháp không thật có.

Hành Vô tướng: Là có thể nhận rõ tính vô ngã trong các hành nghiệp của chúng sinh, có thể nhận được tính vô ngã trong các tướng trạng do người đời phân chia. Và đối với cảnh giới hoàn toàn vắng lặng thì lìa khỏi hành nghiệp.

Hành Vô nguyện: Là vô thường, khổ, bất tịnh, như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên bắn đi, nhân hiểu được nguyên do phát sinh đời sống, nên các hành đều duyên trí. Từ đó thực hành con đường ra khỏi sinh tử bằng cửa Không, bằng hăng hái tiến vào đạo. Đó cũng gọi là hành không. Thực hành ra khỏi sinh tử bằng cách duyên vào trí vô tướng, đi sâu vào đạo cũng gọi là hành vô tướng. Thực hành ra khỏi sinh tử bằng cách duyên vào trí vô nguyện, đi sâu vào đạo, đó cũng gọi là hành vô nguyện.

Nếu không sai khác thì gọi chung là không, vô tướng, vô nguyện, nên biết đây là trí tuệ thế gian và xuất thế gian, phát sinh từ sự thông nhau của văn, tự và tu.

– Nếu gọi là Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện, nên biết đây là tuệ chung cho thế gian và xuất thế gian, là tuệ phát sinh chỉ từ tu, có cả thế gian, xuất thế gian nên biết.

– Nếu gọi là môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nên biết, đây là cho xuất thế gian.

Hành là bốn thứ hành như kinh nói rộng là:

1. Khổ trì thông: Là hạng căn tánh chậm lụt, chưa được an trụ trong pháp lạc hiện có, đang tu đạo để diệt hết các lậu.

2. Khổ tốc thông: Là hạng căn tánh nhạy bén. Các điều khác như ở trước đã nói.

3. Lạc trì thông: Là hạng căn tánh chậm lụt đã được an trụ trong pháp lạc hiện có, đang tu đạo để diệt hết các lậu.

4. Lạc tốc thông: Là hạng căn tánh nhạy bén. Các điều khác, như ở trước đã nói.

Tích là bốn pháp tích, như kinh có nói rộng:

1. Vô tham tích: Là khả năng nắm chắc nghĩa của Pháp giới uẩn, nên gọi là dấu tích. Nếu ai chưa lãnh thọ giới pháp thì thúc đẩy khiến họ lãnh thọ. Những ai đã thọ thì khiến họ giữ gìn làm cho lớn rộng hơn lên.

2. Vô sân tích: Như điều vừa nói ở vô tham.

3. Chánh niệm tích: Là có khả năng giữ vững nghĩa pháp của Tam-ma-địa uẩn, nên gọi là dấu tích. Đối với ai chưa phát sinh chánh niệm thì thúc đẩy cho phát sinh, những ai đã phát sinh chánh niệm thì khiến cho thêm rộng lớn.

4. Chánh đẳng trì tích: Là có năng lực giữ chắc tuệ uẩn giải thoát, giải thoát trí kiến uẩn, nên gọi là dấu tích. Những ai chưa phát sinh định, chưa chứng định thì thúc đẩy họ phát sinh và chứng được. Nếu những ai đã phát sinh và đã chứng định thì khiến họ tăng thêm rộng lớn.

Chỉ là tu hành chân chánh như văn tuệ và tư tuệ. Từ tác ý vào cảnh nơi ảnh tượng của Tam-ma-địa nên được an ổn trong Tam-ma-địa, trụ tâm trong nội thức.

Quán là tu hành chân chánh theo văn tuệ và tư tuệ. Từ tác ý vào cảnh nơi ảnh tượng của Tam-ma-địa nên được an ổn trong Tam-ma-địa, lựa chọn các pháp.

Lại nữa, tụng rằng:

Cư xứ và sở y,
Phát tâm và thương xót,
Các hành tính thông đạt,
Địa Ba-la-mật-đa.

Luận chép: Nơi cư trụ có bốn thứ, như kinh có nói rộng:

1. Tuệ cư xứ: Là tuệ an lập ở thế gian, là phương tiện quán kỹ, còn chứng ngộ được chân đế là ý nghĩa của trí xuất thế.

2. Đế cư xứ: Là trí tuệ xuất thế gian đã an lập để quán sát chắc chắn các đế, nhưng vẫn còn có ý nghĩa dứt trừ việc nhìn điên đảo.

3. Xả cư xứ: Là việc trừ sự dứt nhìn điên đảo được an lập có ý nghĩa đã dứt trừ các phiền não không còn sót.

4. Vắng lặng cư xứ: Là các phiền não được vắng lặng đã an lập, có ý nghĩa các khổ não không còn phát sinh nữa.

Chỗ nương có bốn thứ, như kinh có nói rộng:

1. Dựa vào pháp, không dựa vào chúng sinh: Là giáo pháp do Như lai nói hoặc do đệ tử Như lai nói về mười hai phần giáo, tùy học tùy chuyển, chứ không theo những lối học và làm của chúng sinh trôi 100 chuyển theo đó.

2. Dựa vào nghĩa không dựa văn: Là nếu pháp không dùng văn từ trang sức với cái bóng bẩy trong văn cú, nhưng qua đó lại bộc lộ rõ về phạm hạnh đầy đủ trong sạch tươi mới thì phải cung kính tin hiểu. Chứ không tin theo văn làm trái ngược Phạm hạnh, không nêu rõ Phạm hạnh, chỉ chú trọng ở câu lời bóng bẩy thêu dệt.

3. Dựa vào kinh liễu nghĩa không dựa vào kinh không liễu nghĩa: Là đối với pháp mà Như lai nói tương tự như tính không sâu mầu tương ưng với pháp duyên khởi, thuận theo các duyên, không nên chấp trước sai lầm. Như Như lai nói nghĩa cạn, cũng không nên cố chấp bên trong cần phải siêng năng tìm hiểu làm rõ kinh liễu nghĩa.

4. Dựa vào trí không dựa vào thức: Là không phải chỉ mới nghe thấy mà cho là đã đầy đủ, không chịu tiến tu, pháp tùy pháp hành, nhưng vì dứt trừ các lậu, siêng năng suy tư bên trong để tới được trí sáng chân thật.

Phát tâm: là các Bồ-tát phát tâm Bồ-đề. Nếu các vị Bồ-tát an trụ trong pháp tánh Bồ-tát, vì muốn đem lợi lạc cho tất cả chúng sinh trong các thế giới mười phương, thì y theo nhân duyên cao quý của hình tướng hữu tình, phát đại nguyện chứng đắc Chánh đẳng Chánh giác vô thượng.

Thọ pháp phát tâm: Nghĩ rằng ta sẽ chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác để hóa độ tất cả hữu tình trong mười phương, khiến họ lìa các phiền não và lìa các nạn khổ.

Thọ phát tâm nầy lại có hai thứ: Một là phát tâm thế tục; hai là phát tâm chứng pháp tánh.

1. Phát tâm thế tục: Là như có người đứng trước vị có trí tuệ với niềm cung kính, khởi ý vươn lên cao, phát thệ nguyện rằng: “Xin các Trưởng già nhớ nghĩ cho”, hay nói: “Xin Thánh giả nhớ nghĩ”, hay nói: “Xin Ô-ba-đà-da (Hòa-thượng) con pháp danh là… từ hôm nay, con phát tâm cầu đạt đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là vì muốn đem lại lợi ích cho các hữu tình. Kể từ nay trở đi, tất cả pháp con tu tập như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, chánh cần, tĩnh lự và trí tuệ đều vì chứng ngộ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Hôm nay con và các vị Bồ-tát cùng hòa hợp xuất gia, xin nguyện Đức Thế Tôn chứng biết cho, con là Bồ-tát. Lần thứ hai hay thứ ba cũng phát tâm cũng thế”.

2. Phát tâm chứng pháp tánh: Là như có người trải qua kiếp thứ nhất ở A-tăng-xí-da, đã chứng ngộ địa cực hỷ, là địa thứ nhất của Bồ tát đã thâm nhập định Bồ-tát ở quả vị vô sinh, đã biết rõ như thật về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và phương tiện Bồ-đề, đã biết rõ chính mình sắp gần bên quả vị Đại Bồ-đề, Bồ-tát ấy đã hiểu thấu giữa mình và người đều bình đẳng nên đạt ý của đại ngã vì đã không còn trong trôi lăn nên chứng được đạo Bồ-đề vắng lặng, đạt ý nguyện rộng lớn.

Do đó, nên đối với Đại Bồ-đề, Bồ-tát đã phát thệ nguyện không thoái chuyển. Đó là phát tâm chứng pháp tánh.

Thương xót: Là Bồ-tát đã phát tâm Cũng thế, nên đối với tất cả hữu tình trong các thế giới trong mười phương, có hữu tình đau khổ vì ba thứ thoái đọa, có hữu tình chắc chắn phải chịu khổ trong năm đường, hoặc có hữu tình chịu bốn thứ cực khổ, hoặc có hữu tình chịu sáu thứ khổ khổ nặng nề, hoặc có hữu tình chịu ba thứ thảm trạng khổ khổ, v.v… đối với các hữu tình phải chịu đủ các thứ khổ như vậy, thì vị Bồ-tát ấy sẵn sàng giúp đỡ cho họ thoát khổ, vui sống bằng cách không bao giờ não hại chúng sinh và lấy công hạnh vị tha đó làm tánh.

Các hành: Là mười pháp hành như trong kinh có nói rộng:

1. Đối với Pháp tạng của Bồ-tát, Bồ tát dốc thể hiện công hạnh nhiều hay ít là thường tôn trọng, cung kính, biên chép, giữ gìn giáo pháp.

2. Thực hiện các việc làm như sắm sửa các thứ cúng dường dù ngon dù dở để cúng dường giáo pháp.

3. Hoặc làm công việc là tự mình sao chép, vì lòng thương xót nên đem giáo pháp bố thí cho người.

4. Nếu các người tỏ lòng cung kính, tôn trọng giáo pháp thì Bồ-tát sẽ dùng âm thanh hay để đọc, nói lớn để người nghe kính mến tông chỉ một cách chắc thật, thực hành theo pháp.

5. Phát tâm tin hiểu thanh tịnh với niềm cung kính tôn trọng đọc tụng pháp hành.

6. Vì muốn tu tập đúng pháp, thuận theo pháp, nên theo thầy học đọc tụng pháp hành.

7. Khi đọc tụng thuộc rồi phải giảng nói bằng lời hay ho để củng cố sức nhớ, ôn tập pháp hành.

8. Vì tâm thương xót người khác nên trao truyền cho họ, tùy trình độ mà nói rộng hay hẹp, mở bày pháp hành.

9. Ở riêng một mình chỗ thanh vắng để nghiền ngẫm thấu đáo chỗ đúng với chân đế, xem xét tư duy pháp hành.

10. Từ chỗ tư duy tu chỉ và quán nhằm để thú nhập cho đến các chỗ cầu đạt ý nghĩa đều thành tựu do pháp hành.