LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO
Vô Trước Bồ-tát tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 2

Phẩm 1-2: NHIẾP SỰ

Như vậy đã nói xong tạp nhiễm cuác các đế, sau đây là câu tụng:

Các đế có 6 thứ.

Luận nói: Đế có 6 thứ: 1.Tục đế, 2.Thắng nghĩa đế, 3.Khổ đế, 4.Tập đế, 5.Diệt đế, 6.Đạo đế.

Thế tục đế, là danh cú văn thân và tất cả ngôn thuyết dựa vào nghĩa của chúng và dựa vào ngôn thuyết mà hiểu nghĩa. Lại nữa từng được tâm tâm pháp thế gian và nghĩa cảnh sở hành của chúng.

Thắng nghĩa đế, là thánh trí và nghĩa cảnh sở hành của thánh trí, cùng tâm tâm pháp tương ưng với thánh trí.

Khổ đế, có 2 thứ, một thuộc thế tục đế, hai thuộc thắng nghĩa đế. Khổ thuộc thế tục đế như kinh nói sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán ghét gặp nhau khổ, thương yêu xa lìa khổ, cầu không được khổ. Khổ thuộc thắng nghĩa đế như kinh nói sơ lược trong tất cả 5 thủ uẩn khổ.

Tập đế , có 4 thứ là: 1.Toàn nhiếp, 2.Thắng nhiếp, 3.Thế tục đế nhiếp, 4.Thắng nghĩa đế nhiếp. Toàn nhiếp, là tất cả phiền não và nghiệp trong 3 cõi đều gọi là tập đế. Thắng nhiếp, là duyên đã được chưa được, tự thể và cảnh sở khởi ái sau có ái hỷ, câu hành ái, xứ xứ hỷ ái, đều gọi là tập đế. Thế tục đế nhiếp, là nguyên nhân có thể cảm các khổ thuộc thế tục đế. Thắng nghĩa đế nhiếp, là như nguyên nhân có thể cảm các khổ thuộc thắng nghĩa đế. Diệt đế, cũng có 4 thứ như nói ở trước. Toàn nhiếp, là gồm tất cả tập đế vô dư đoạn khí, thổ tận, ly dục, diệt một, tịch tĩnh. Thắng nhiếp, là thắng nhiếp tập đế, vô dư đoạn khí, như vậy nói rộng. Thế tục đế nhiếp, là trong thế tục đế gồm tập đế vô dư đoạn khí, như vậy nói rộng. Thắng nghĩa đế nhiếp, là trong thắng nghĩa đế gồm tập đế vô dư đoạn khí, như vậy nói rộng.

Đạo đế, cũng có 4 thứ như trước đã nói. Toàn nhiếp, là tất cả giác phần. Thắng nhiếp, là 8 thánh đạo chi. Thế tục đế nhiếp, là các khổ đế, tập đế, diệt đế trong thế tục đế, là tất cả thánh đạo vì biến tri, vì vĩnh đoạn, vì tác chứng. Thắng nghĩa đế nhiếp, là khổ đế tập đế diệt đế trong thắng nghĩa đế vì biến tri như vậy nói rộng.

Nghĩa của thánh đế khổ tập diệt đạo là như nơi đây thánh trí sở hành, nơi đây khổ tập diệt đạo là chân lý do các thánh giả đều gọi đó là chân lý. Nên gọi là thánh đế. Như vậy đã nói về đế. Nay sẽ nói tụng về y chỉ:

Y chỉ 8 và 2

Luận nói: Y chỉ có 8 thứ. Những gì là 8? Đó là 4 tĩnh lự và 4 vô sắc. Lại có 2 thứ. Là 2 thứ gì? Là sơ tĩnh lự có 2 thứ là thế và xuất thế. Cho đến vô sở hữu xứ có 2 thứ là thế và xuất thế. Phi tưởng phi phi tưởng xứ chỉ là thế gian.

Thế gian sơ tĩnh lự, là hoặc do giáo pháp dục tăng thượng lìa cõi Dục, hoặc do giáo thụ tăng thượng lìa kia làm cảnh giới, đã do thế gian đạo tác ý, quán sát, xí nhiên, tu tập v.v.. nên được chuyển y, nhưng không thâm nhập nghĩa sở tri nên không thể hằng hại tùy miên. Chỗ sở y của tự địa phiền não là pháp thoái hoàn. Chỗ y chỉ của tự địa Tam-ma-địa tâm và tâm pháp như thế gian sơ tĩnh lự. Như vậy cho đến thế gian phi tưởng phi phi tưởng xứ đều duyên giáo pháp dục tăng thượng lìa địa dưới, nói rộng như trước.

Xuất thế gian sơ tĩnh lự, là trước dùng các hành như vậy, trạng như vậy, tướng như vậy mà tác ý, nhưng hoặc các pháp gồm trong sắc, thụ, tưởng, hành, thức, tư duy nó như bệnh, như ung nhọt, như tên bắn chướng ngại vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc lại tư duy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo. Hoặc lại tư duy chân như pháp tính thật tế, như vậy trong các pháp tư duy như là bệnh cho đến thật tế, đã ở trong các pháp như vậy tâm sinh chán sợ. Sinh chán sợ rồi, nhiếp tâm trụ nơi cõi bất tử, hoặc nhiếp tâm trụ nơi thất tế của pháp tính chân như. Nơi đây không có trí phân biệt và tâm tâm pháp tương ưng với nó và chỗ y chỉ chuyển y của nó. Do thâm nhập nghĩa sở tri nên có thể hằng hại tùy miên, chẳng phải chỗ y chỉ của tất cả phiền não, là pháp không thoái chuyển. Như vậy gọi là xuất thế gian sơ tĩnh lự, cho đến vô sở hữu xứ cần phải nói rộng.

Đối với các tĩnh lự và vô sắc, phải biết lại có 4 thứ: 1.Tạp nhiễm, 2.Khiết bạch, 3.Kiến lập, 4.Thanh tịnh.

Tạp nhiễm, là đối với thượng tĩnh lự khởi sâu ái vị, kiến, mạn và nghi. Ái vị, có 10 thứ: 1.Câu sinh tác ý ái vị, 2.Phân biệt khởi tác ý ái vị, 3.Tự địa tác ý ái vị, 4.Địa khác tác ý ái vị, 5.Quá khứ ái vị, 6.Vị lai ái vị, 7.Hiện tại ái vị, 8.Hạ ái vị, 9.Trung ái vị, 10.Thượng ái vị.

Khiết bạch, là tịnh và vô lậu. Tịnh lại có 3 thứ: 1.dẫn phát, 2.thượng luyện, 3.trừ cấu, kham nhiệm. Vô lậu cũng có 3: 1.xuất thế gian vô lậu, 2.đẳng lưu vô lậu, 3.ly hệ vô lậu. Kiến lập, đây có 4 thứ: 1.kiến lập cận phần, 2.kiến lập căn bản, 3.kiến lập định, 4.kiến lập sinh. Kiến lập cận phần và căn bản như trong kinh nói thân này được tư nhuận bởi ly sinh hỷ lạc, tư nhuận biến khắp, tư nhuận thích duyệt lưu bố khắp, nên gọi là cận phần của sơ tĩnh lự. Như kinh cũng nói trong thân này tất cả mọi chỗ không chỗ nào ly sinh hỷ lạc không biến khắp, đó là căn bản của sơ tĩnh lự. Như trong kinh nói đẳng trì của thân này sinh hỷ lạc tư nhuận, tư nhuận biến khắp, tư nhuận thích duyệt lưu bố khắp, nên gọi là cận phần của tĩnh lự thứ hai. Lại như kinh nói tất cả mọi chỗ trong thân này không có một phần nhỏ đẳng trì nào sinh hỷ lạc mà không biến khắp, đó là căn bản của tĩnh lự thứ hai. Như kinh nói tức ngay nơi thân này sự tư nhuận của ly hỷ lạc tư huận khắp, thích duyệt khắp, lưu bố khắp, đó là cận phần của tính lự thứ ba. Lại như kinh nói tức ngay mọi chỗ trong thân này không một phần nhỏ ly hỷ lạc nào không biến khẵp, đó là căn bản của tĩnh lự thứ ba. Như kinh nói tức ngay nơi thân này ý giải của tâm thanh tịnh và tâm khiết bạch biến khắp trụ đầy đủ, đó là cận phần của tĩnh lự thứ tư. Lại như kinh nói ngay nơi tất cả trong thân này không một phần nhỏ tâm thanh tịnh và tâm khiết bạch nào không biến khắp , đó là căn bản của tĩnh lự thứ tư. Như trong kinh nói vì tất cả sắc tưởng đã đi qua, tất cả hữu đối tưởng diệt, tất cả các tưởng không tác ý nên nhập vô biên hư không. Hư không vô biên xứ , là cận phần hư không vô biên xứ. Lại như kinh nói cụ túc trụ là căn bản của hư không vô biên xứ. Như trong kinh nói đi qua tất cả hư không vô biên xứ, nhập vô biên thức. Thức vô biên xứ, là cận phần của thức vô biên xứ. Lại như kinh nói cụ túc trụ, là căn bản của thức vô biên xứ. Như trong kinh nói vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, là cận phần của phi tưởng phi phi tưởng xứ. Lại như kinh nói cụ túc trụ, là căn bản của phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Kiến lập định, là như trong kinh nói lìa dục, pháp ác, bất thiện nên có tầm có tứ ly sinh hỷ lạc, sơ tính lự cụ túc trụ. Lìa dục, là duyên giáo pháp tăng thượng lìa dục của cõi Dục, hoặc do sự giáo thụ đó làm cảnh giới rồi đoạn phiền ão tạp n hiểm của cõi Dục. Lìa pháp ác, bất thiện, là đoạn nghiệp của cõi Dục. Pháp tạp nhiễm có thế làm đọa lạc ác thú nên gọi là ác, có thể chướng ngại thiện pháp nên gọi là bất thiện. Tầm, là có thể đối trị 2 thứ tạp nhiễm: xuất ly tầm vô nhuế tầm vô hại tầm. Tứ, là có thể đối trị 2 thứ tạp nhiễm: xuất ly tứ vô nhuế tứ vô hại tứ. Lìa, là do tu tập pháp đối trị, đoạn sở trị chướng, được chuyển y. Sinh, là từ đây sinh. Hỷ, là đã chuyển rồi, y nơi chuyển thức nhiếp thụ tâm hỷ duyệt, tâm dũng mãnh, tâm thích ý, tâm điều hòa được an ổn thích hợp. Lạc, là đã chuyển y rồi, y nơi thức A-lạida có thể thâu nhiếp sở y, khiến thân nhiếp thụ hỷ duyệt được an ổn thích hợp. Sơ, là tuần tự trong các định, con số này là đầu tiên. Tĩnh lự, là đã đoạn pháp tạp nhiễm của cõi Dục, y nơi tầm tứ hỷ lạc, y nơi tâm chuyển y trụ nhất cảnh tính. Cụ túc, là tu tập. Viên mãn trụ, là nhập trụ xuất tùy ý tự tại. Lại như kinh nói vì tầm tứ vắng lặng, vì bên trong đẳng tịnh, vì tâm định một hướng nên Tam-ma-địa vô tầm vô tứ sinh hỷ lạc. Tĩnh lự thứ hai cụ túc trụ, tầm tứ vắng lặng, là hoặc duyên giáo pháp tăng thượng lìa dục của sơ tĩnh lự, hoặc duyên được giáo thụ ấy làm cảnh giới rồi, tầm tứ của bậc sơ tĩnh lự vắng lặng không hiện hành trở lại. Đẳng tịnh bên trong, là vì đối trị tầm tứ nên nhiếp niệm chính tri, trong tự nội thể tâm xả trụ, xa lìa pháp tầm tứ trần trược nên gọi là đẳng tịnh bên trong. Tâm định một hướng, là khi nhập định như vậy sinh nhiều tương tục trụ, các pháp tầm tứ hằng không hiện hành. Không tầm không tứ , là chứng đắc pháp đoạn tàm tứ. Tam-ma-địa, là đã chuyển y thì tâm trụ một cảnh tính. Sinh, là từ Tam-ma-địa sinh hỷ và lạc như trước đã nói. Tĩnh lự thứ hai, là tầm tứ vắng lặng, nội thể biến tịnh, Tam-ma-địa sinh hỷ lạc sở y, y nơi chuyển y tâm trụ một cảnh tính, ngoài ra như trước đã nói. Lại nữa như kinh nói do lìa hỷ nên trụ xả niệm chính tri và lạc thân chính thụ. Thánh giả tuyên thuyết thành tựu xả niệm, lạc trụ tĩnh lự thứ ba, cụ túc trụ. Lìa hỷ, là hoặc duyên giáo pháp tăng thượng, lìa dục của tĩnh lự thứ hai, hoặc duyên sự giáo thụ ấy làm cảnh giới rồi thấy tướng hỷ sai lầm của tĩnh lự thứ hai. Trụ xả, là đối với việc đã sinh tưởng hỷ và tác ý, không nhẫn khả nên có chán lìa mà tâm không trụ nhiễm ô, tâm bình đẳng, tâm chính trực mà tính an trụ không chuyển động. Niệm, là trong khi đã quán sát cái tướng không hiện hành của hỷ không mất sự minh liễu, khiến hỷ quyết định không hiện hành trở lại. Chính tri, là hoặc khi thất niệm, hỷ trở lại hiện hành, trong khi hiện hành, tướng hỷ phân biệt chính tri. Lạc, là đã chuyển y thì lìa hỷ, lìa dũng, nhiếp thụ trong an ổn thích hợp. Thân, là đã chuyển y thì hoặc chuyền thức, hoặc A-lại-da thức , tâm tính không khác, gọi chung là thân. Chính thụ, là đã chuyển y thì có thể nhiếp thụ thân khiến thân vui thích, gồm chung gọi là lạc. Thân chính thụ nơi đây, lạc thụ rất sâu xa vắng lặng, vi diệu vượt trội, không có trên dưới. Thánh giả, là Phật và đệ tử Phật. Tuyên thuyết, là hiển thị chỗ ra làm. Thành tựu xả niệm lạc trụ , là từ bậc này trở lên không có diệu lạc, bậc dưới cũng không. Như vậy thắng lạc và vô xả niệm lấy làm đối trị. Tĩnh lự thứ ba, là lìa hỷ, đã xả niệm chính tri lạc y chỉ, y nơi chuyển y tâm trụ một cảnh tính, ngoài ra như trước đã nói. Lại như kinh nói do đoạn lạc, và trước đã đoạn khổ, hỷ, ưu, nên không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh tĩnh lự thứ tư cụ túc trụ. Đoạn lạc, là khi nhập tĩnh lự thứ tư, trước đã đoạn khổ là khi nhập tĩnh lự thứ hai, trước đã đoạn hỷ là nhập tĩnh lự thứ ba, trước đã đoạn ưu là khi nhập sơ tĩnh lự. Không khổ không lạc, là đã chuyển y thì phi an thích phi bsát an thích., thụ sở thụ gồm sắc giới tối cực tăng thượng tịch tĩnh. Tối thắng nhiếp thụ không dao động, xả thanh tịnh, là vượt quá tầm tứ hỷ lạc tất cả chuyển động của 3 địa nên tâm bình đẳng tính, tâm chính trực tính, tam không chuyển động mà tính an trụ. Niệm thanh tịnh, là vượt quá tầm tứ hỷ lạc tất cả chuyển động của 3 địa nên tâm không quên mất mà tính sáng suốt. Thứ tư, là do thứ tự trong định đến sơ thứ tư. Tĩnh lự, là đoạn lạc, y chỉ không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, y nơi tâm chuyển y, trụ một cảnh tính, ngoài ra như trước đã nói. Lại như kinh nói vượt quá tất cả sắc tưởng, hữu đối tưởng diệt mất, các thứ tưởng không tác ý nên nhập vô biên hư không, hư không vô biên xứ. Đầy đủ trụ tất cả, là các hành tướng. Sắc tưởng, là hiển sắc tưởng. Vượt qua, là lìa các dục kia, như nghĩa vượt qua hữu đối tưởng diệt mất, các thứ tưởng không tác ý, nên biết như vậy. Hữu đối tưởng, là kia dựa vào tứ đại tưởng và các sở tạo sắc tưởng. Các thứ tưởng, là trong tứ đại và tạo sắc như dài ngắn to nhỏ vuông tròn cao thấp ngay ngắn không ngay ngắn quang ảnh sáng tối, các loại như vậy là các giả sắc gồm trong các thứ tưởng. Nếu chính khi nhập vô biên hư không xứ thì tưởng hữu đối không hiện tiền cho nên diệt, và các thứ tưởng cũng không khởi tác ý. Do vậy nên vượt qua năng y tất cả sắc tưởng kia. Vô biên, là không thể phân biệt các tướng 10 phương. Hư không, là sắc đối trị duyên cảnh giới. Hư không vô biên xứ, là chuyển y và định năng y của xứ này, ngoài ra như trước đã nói. Lại như kinh nói siêu quá tất cả hư không vô biên xứ, nhập vô biên thức, thức vô biên xứ cụ túc trụ. Siêu quá tất cả hư không vô biên xứ, là siêu quá cận phần cùng với căn bản. Vô biên thức, là cái thức duyên vô biên hư không, nay duyên dây làm cảnh giới. Thức vô biên xứ, là chuyên y và định năng y xứ này, ngoài ra như trước đã nói. Lại như kinh nói siêu quá tất cả thức vô biên xứ nhập vô thiểu sở hữu vô sở hữu xứ cụ túc trụ. Siêu quá tất cả thức vô biên xứ, là siêu quá cận phần cùng với căn bản. Vô thiểu sở hữu, là trên xứ thức khi tìm cầu cảnh giới không có chút sở đắc nào cả, trừ vô sở hữu, không có cảnh giới nào khác, vì chỉ thấy cảnh này cực kỳ vắng lặng. Vô sở hữu xứ, là chuyển y và định năng y của xứ này, ngoài ra như trước đã nói. Lại như kinh nói siêu quá tất cả vô sở hữu xứ nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ cụ túc trụ. Siêu quá tất cả vô sở hữu xứ, là siêu quá cận phần cùng với căn bản. Phi hữu tưởng, là siêu quá vô sở hữu tưởng. Phi vô tưởng, là khi truy cầu cảnh giới trên vô sở hữu xứ chỉ được tâm và tâm pháp cực nhỏ của vô sở hữu, bởi chỉ thấy cảnh này cực kỳ vắng lặng. Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là chuyển y và định năng y của xứ này, ngoài ra như trước đã nói.

Kiến lập sinh, là trước trong thời gian này tu hạ trung thượng sơ tĩnh lự thì sau sinh xứ kia thụ 3 quả cõi trời, đó là trời Phạm thân, trời Phạm phụ , trời Đại phạm. Nếu khéo tu tập sơ tĩnh lự không tầm có tứ thì sinh quả trời Đại phạm, và không nơi nào hơn được nơi ấy.

Nếu trước trong thời gian này tu hạ trung thượng tĩnh lự thứ hai thì sau sinh cõi kia thụ 3 quả cõi trời, đó là trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh. Nếu trước trong thời gian này tu hạ trung thượng tĩnh lự thứ tư thì sau sinh cõi kia thụ 3 quả cõi trời, đó là trời Vô vân, trời Phúc sinh, trời Quảng quả. Từ đây trở lên lìa sắc tham nên không có phương xứ sai biệt. Tuy có tu tập nhân hạ trung thượng nhưng không thiết lập sinh quả sai biệt. Nếu tu hạ trung thượng hư không vô biên xứ thì thụ sinh quả trời Hư không vô biên xứ. Nếu tu hạ trung thượng thức vô biên xứ thì thụ sinh quả trời Thức vô biên xứ . Nếu tu hạ trung thượng vô sở hữu xứ thì thụ sinh quả trời Vô sở hữu xứ . Nếu tu hạ trung thượng phi tưởng phi phi tưởng xứ thì thụ sinh quả trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ . Do định vắng lặng có sai biệt, và do ghời gian trụ đủ không đủ nên có sai biệt. Lại nữa do phần nhiều trụ nơi ái vị của sơ tĩnh lự cho ssến phi tưởng phi phi tưởng xứ nên không tận thọ mạng mà có nửa chừng chết yểu. Nếu tạp tu hạ phẩm thế gian với tĩnh lự thứ tư vô lậu thì thụ sinh quả trời Vô phiền tịnh cung. Nếu tạp tu trung phẩm thì thụ sinh quả trời Vô nhiệt tịnh cung. Nếu tạp tu thượng phẩm thì thụ sinh quả trời Diệu hiện tịnh cung. Nếu tạp tu thượng thắng phẩm thì thụ sinh quả trời Diệu kiến tịnh cung. Nếu tạp tu thượng cực phẩm thì thụ sinh quả trời Vô ngại cứu cánh tịnh cung. Nếu khéo tu tập vô lượng bất tư nghị Tam-ma-địa của Bồ-tát dẫn đến tfong địa thứ 10 của tính lự thứ tư thì thụ sinh quả siêu quá tịnh cung trời Đại tự tại. Thanh tịnh, là ranh giới sơ tĩnh lự. Y vào đây dẫn sinh tất cả thắng đức và thần thông nhanh chóng, như tướng thanh tịnh của sơ tĩnh lự, ngoài các tĩnh lự khác và các sắc tướng, nên biết đều như thế. Trong đây vô sắc sai biệt, là phát sinh các công đức giải thoát của địa kia. Như vậy các tĩnh lự kia và tạp nhiễm khiết bạch của định Vô sắc thiết lập thanh tịnh sai biệt, nên biết như thế.

Như vậy là đã nói về y chỉ. Nay sẽ nói đến giác phần.

Tụng nói:

Giác phần có rất nhiều,

Trước hết ba mươi bảy.

Luận nói: Phẩm loại của pháp Bồ-đề phần có nhiều thứ. Trước hết có 37, là 4 niệm trụ v.v… như trong kinh có nói rộng.

Bốn niệm trụ là: 1. Thân niệm trụ, nghĩa là hoặc duyên nơi thân, hoặc lại duyên nơi giáo pháp tăng ghượng của thân, hoặc duyên sự giáo thụ kia làm cảnh giới rồi do văn tư tu sinh tuệ, hoặc chỉ ảnh tượng hoặc sự việc thành tựu khéo an trụ niệm nơi cảnh xứ của thân khiến thân được lìa sự trói buộc. Cho nên đối với thân niệm trụ như vậy thì đối với thụ tâm pháp niệm trụ cũng phải biết như vậy. Trong đây sai biệt, nghĩa là mỗi mỗi thích hợp với tự cảnh, cho đến khiến lìa được sự trói buộc đối với pháp. Lại nữa tất cả mọi nơi nên nói tâm và tâm pháp tương ưng với niệm, như vậy khi phát khởi tâm quan sát thì cảnh sở duyên có 4 sự kiện: một là sự kiện tâm chấp, hai là sự kiện tâm lãnh nạp, ba là sự kiện tâm liễu biệt, bốn là sự kiện tâm nhiễm tịnh.

Bốn chính đoạn, là như kinh có nói rộng.

Một đã sinh ác, không sinh pháp thiện. Để khiến đoạn, nên sinh cố gắng phát khởi chính cần, gìn giữ duy trì tâm. Đã sinh, nghĩa là gồm có các thô triền. Pháp ác bất thiện, là có thể khởi ác hạnh phiền não và tùy phiền não cõi Dục. Nghĩa của ác bất thiện như trước đã nói. Để khiến đoạn, nghĩa là tu đối trị kia khiến cho nhỏ và mỏng. Sinh dục, là khởi chứng đoạn lạc. Muốn cố gắng, là không nhẫn chịu ác và đoạn dứt qui hướng. Phát khởi chính cần, là nhiều thứ kiên cố tu đối trị kia. Ba câu trên đây hiển thị trong bất định địa văn tư tu tuệ hạ phẩm đối trị. Tâm sách tiến, là tu đối trị kia, tu tuệ hiện hành. Nếu tâm chìm đắm phiền não nhiễm ô thì tâm sách tiến khiến vươn lên. Tâm gìn giữ, là ngay khi đối trị hiện hành, nếu tâm nổi lên phiền não nhiễm ô thì giữ cho tâm hạ xuống.

Hai, chưa sinh pháp ác, bất thiện thì làm cho không sinh, cho đến nói rộng. Chưa sinh, nghĩa là gồm trong tăng thịnh tùy miên, có thể khởi nhân thô triền. Làm cho không sinh, nghĩa là khiến thô triền không hiện hành. Sinh dục, nghĩa là khởi làm cho chứng không hiện hành. Muốn sách tiến, nghĩa là do không quên mất trụ, làm cho không hiện hành, vì khéo trụ niệm nên phát khởi chính cần, tâm sách tiến, tâm gìn giữ đều như trước đã nói.

Ba, khiến sinh pháp thiện chưa sinh, cho đến nói rộng. Chưa sinh, nghĩa là chưa đạt được. Pháp thiện, nghĩa là 3 tuệ do văn tư tu sinh ra. Do nghĩa không tội lỗi nên gọi là thiện. Để khiến cho sinh, nghĩa là khiến kia được nên sinh. Dục, là khởi chứng đắc. Dục sách lệ, nghĩa là cầu cho kia nhiếp thụ chính phương tiện. Phát khởi chính cần, nghĩa là thời gian dài ân trọng, kiên cố tu tập. Ba câu trên đây hiển thị được bất định địa đối trị pháp ác bất thiện, văn tư 2 tuệ thâu nhiếp pháp thiện. Tâm sách lệ, tâm gìn giữ, là để được tu tuệ, ngoài ra như trước đã nói.

Bốn, khiến trụ pháp thiện đã sinh, khiến không quên mất, khiến tu viên mãn, khiến tu gấp bội, khiến tăng trưởng, khiến rộng lớn sinh dục sách lệ cho đến nói rộng. Đã sinh, nghĩa là đã được. Khiến trụ, nghĩa là văn tuệ. Khiến không quên mất, là tư tuệ. Khiến tu viên mãn, là tu tuệ. Ba câu trên đây cho thấy rõ chỉ thủ hộ những cái thiện đã đạt được. Khiến tu gấp bội, khiến tăng trưởng, khiến rộng lớn, nghĩa là như theo thứ lớp không chỉ ở đó sinh tri túc. Sinh dục, nghĩa là khởi muốn chứng đắc, ngoài ra như trước đã nói.

Bốn thần túc, như trong kinh nói rộng.

Một, muốn tăng thượng nên được Tam-ma-địa. Như có hành giả đời trước tu tập thượng phẩm thiện căn, ở nơi đại sư, hoặc ở nơi người có trí đồng phạm hạnh, sinh lòng tin, sinh ý muốn nghe chinhs pháp. Như chỗ tin, muốn nghe chinh pháp rồi, lần lượt chứng được tâm trụ một cảnh tính. Do dục này nên Tam-ma-địa thành tựu. Pháp ác, bất thiện đã sinh chưa sinh khiến đoạn, khiến không khởi, cho nên sinh dục cho đến trì tâm. Nếu chưa sinh pháp thiện đối trị kia thì khiến cho sinh. Nếu đã sinh, khiến trụ khiến không quên mất khiến tu viên mãn khiến tu gấp bội khiến tăng trưởng khiến rộng lớn, cho nên sinh dục cho đến trì tâm. Như vậy hành giả lại tu dục siêng năng cố gắng, tín an chính niệm chính tri tư xả 8 thứ đoạn hành. Do cái dục này nên Tam-ma-địa thành tựu, nghĩa là các trói buộc hạ phẩm kia và các nhỏ mọn mỏng manh chưa tổn chưa hại trong tùy miên. Khiến đoạn khiến không khởi, nghĩa là lìa những trói buộc nhuyến phẩm đã sinh và làm tổn hại các tùy miên nhỏ mọn mỏng manh, cho nên sinh dục cho đến trì tâm, như trước đã nói rộng. Nếu chưa sinh pháp thiện đối trị kia thì khiến sinh. Nếu đã sinh, khiến trụ khiến không quên mất khiến tu viên mãn khiến tu gấp bội khiến tăng trưởng khiến rộng lớn, cho nên sinh dục cho đến trì tâm, nên biết như trước đã nói rộng. Như vậy hành giả, nghĩa là người đã nhiều thời gian tu hành trụ như vậy. Lại tu dục, nghĩa là muốn chứng sự không hiện hành và tổn hại kia. Siêng năng cố gắng, nghĩa là muốn làm nhân nơi Xa-ma-tha Tì-bát-xá-na phát khởi chính cần. Tín, nghĩa là nhân của sinh dục, trong tổn hại và sở đắc kia quyết định tin chắc chắn. An, nghĩa là nhân siêng năng cố gắng trừ thô nặng trong thân tâm khiến thân tâm kham nhiệm được. Chính niệm, nghĩa là ngăn chận sự chìm xuống hay nổi dậy trong tùy phiền não khiến tâm không quên mất. Chính tri, nghĩa là có khi mất niệm, khi tùy phiền não hiện hành, phân biệt biết đúng đắn. Tư, nghĩa là trong dừng nghỉ hay trong cử động, tâm tạo tác. Xả, nghĩa là trong không nhiễm trụ tâm bình đẳng, tâm chính trực,tâm không chuyển động. Như vậy trong tất cả thần túc, nên biết 8 thứ đoạn hành. Sai biệt trong đây là thứ hai cần tăng thượng, nên được Tam-ma-địa. Nếu có hành giả y theo giáo thụ và pháp giáo giới, hoặc ở nơi trống vắng, hoặc nơi rừng cây, hoặc nơi phòng nhà yên tĩnh ở những nơi như vậy thời gian lâu dũng mãnh thuần thục nhiệt thành siêng năng chân chính, chứng được tâm trụ một cảnh tính.

Do siêng năng chân chính, nên thành tựu Tam-ma-địa, ngoài ra như trước đã nói. Thứ ba tâm tăng thượng nên được Tam-ma-địa. Nếu có hành giả trước đã tu tập hạnh Xa-ma-tha , do nhân duyên này tư duy nội pháp, mau chóng chứng được tâm trụ một cảnh tính. Do tu tâm, nên thành tựu Tam-ma-địa, ngoài ra như trước đã nói. Thứ tư quán tăng thượng, nên được Tam-ma-địa. Nếu có hành giả đa văn, nghe và hành trì, tích chứa, ở một mình nơi yên tĩnh vắng vẻ, dùng tuệ giản trạch pháp ấy, giản trạch quán sát khắp chỗ tinh vi, nhân đó chứng được tâm trụ một cảnh tính. Do quán sát nên thành tựu Tam-ma-địa, ngoài ra như trước đã nói.

Năm căn, là như kinh nói rộng: 1. Tín căn, do thế gian đạo, khiến tâm thanh tịnh trắng sạch không cấu uế, lìa tùy phiền não, được trụ bất động. Từ đó trở về sau cầu đế hiện quán, tu tập phương tiện để vĩnh đoạn tùy miên, để được đối trị chúng khởi tín tăng thượng. 2. Chính cần căn, nghĩa là dựa vào tín căn tăng tiến dũng mãnh cùng đồng hành với tín. 3. Niệm căn, nghĩa là dựa vào chính cần, rõ ràng không quên mất và cùng đồng hành với nó. 4. Đẳng trì căn, nghĩa là dựa vào niệm căn tâm trụ một cảnh và cùng đồng hành với nó. 5. Tuệ căn, nghĩa là dựa vào đẳng trì căn giản trạch các pháp và cùng đồng hành với nó.

Năm lực, là như trong kinh nói rộng, tức tín căn v.v… do khéo tu tập, nhiều tu tập nên không bị các pháp như bất tín v.v… làm tạp loạn, lại có khả năng đối trị các pháp tạp loạn. Với ý nghĩa không thể đè bẹp gọi là lực.

Bảy biến giác chi, nghĩa là như kinh nói rộng: 1. Niệm biến giác chi, nghĩa là do thế gian đạo được đầy đủ thiện lực, kiến đạo hiện tiền. Do trước tu tập thế gian niệm biến giác chi, dẫn đến được xuất thế vô công dụng, vô phân biệt, đối với đế lý sáng tỏ rõ ràng, đối với đế lý không quên mất. 2. Trạch pháp biến giác chi, nghĩa là do trước dẫn đến vô công dụng, vô phân biệt y chỉ, niệm cùng với niệm đồng hành, hiểu rõ đế lý, giác ngộ đế lý. Như vậy tất cả các biến giác chi do trước dẫn đến được vô công dụng vô phân biệt, sau y chỉ vào trước và cùng với nó đồng hành, đều phải hiểu rõ. Sai biệt trong đây là, thứ ba chính cần biến giác chi thì đối với đế lý tâm dũng mãnh, thứ tư hỷ biến giác chi thì đối với đế lý tâm hỷ duyệt, thứ năm an biến giác chi thì trong chân đế thân tâm kham nhiệm, thứ sáu Tam-ma-địa biến giác chi thì trong chân đế tâm trụ một cảnh, thứ bẩy biến giác chi thì đối với chân đế tâm bình đẳng, tâm chính trực, tâm không động chuyển. Lại như kinh nói tức là trong đó lại khéo tu tập y chỉ vắng lặng, cho đến nói rộng. Y chỉ vắng lặng, nghĩa là y chỉ vắng lặng của cõi Dục. Y chỉ lìa dục, nghĩa là dựa vào sự lìa dục của cõi Sắc và Vô sắc. Y chỉ diệt, nghĩa là đã được dựa vào vĩnh đoạn uẩn giới xứ không còn sót. Hướng đến khí xả, nghĩa là trong tương lai uẩn giới xứ không còn tương tục nữa.

Tám Thánh đạo chi, là như kinh nói rộng: 1.Chính kiến, nghĩa là trong kiến đạo khi được biến giác chi thì thấy thanh tịnh, và trong tu đạo sau khi an lập được biến giác chi thì thấy thanh tịnh. Tổng hợp hai cái này gọi là chính kiến. 2. Chính tư duy, nghĩa là dựa vào chính kiến và đồng hành cùng với nó ly dục tư duy, vô nhuế tư duy, vô hại tư duy, trong tu đạo liên tục tác ý tư duy các đế lý, tương ưng với tác ý vô lậu khiến tâm hướng vào, cùng cực hướng vào, tìm cầu, cùng cực tìm cầu, hiện tiền tìm cầu giác liễu, tính toán quán sát tư duy tính tư duy. 3. Chính ngữ, nghĩa là trong tu đạo dựa vào chính tư duy, do liên tục tác ý vô lậu tư duy các đế lý nên được 4 thứ ngữ nghiệp, gồm trong thánh ái giới, bất lạc ly lạc, trừ diệt các thứ ly, trong trẻo sạch sẽ, bất tác ly tác, không làm không hủy không phạm, cầu, thuyền bè, xa lìa không trái vượt, không các tính trái vượt. 4.Chính nghiệp, nghĩa là trong tu đạo, do liên tục tác ý vô lậu tư duy các đế lý được 3 thứ thân nghiệp gồm thâu thánh ái giới, không lạc ly lạc, trừ diệt các thứ ly, rộng như trước đã nói. 5. Chính mạng, nghĩa là trong tu đạo cho đến tư duy các đế lý, xa lìa việc làm các pháp ác tà mạng, gồm thâu thánh ái giới, rộng như trước đã nói. 6. Chính sách lệ, nghĩa là trong tu đạo cho đến tư duy các đế lý, trong các tu tập niệm trụ chính đoạn, thần túc căn lực, dục lạc chính cần, sách lệ dũng mãnh có thể kham nhiệm chế ngự tâm, phấn đấu phát tinh tiến liên tục. 7. Chính niệm, nghĩa là trong tu đạo cho đến tư duy các đế lý, hoặc dựa vào đạo Xa-ma-tha, hoặc dựa vào đạo Tì-bát-xá-na, hoặc dựa vào cả hai, trong tu tập trạch pháp chính cần hỷ an đẳng trì xả biến giác chi, niệm và chính niệm tùy niệm, các niệm không quên mất niệm, tâm sáng suốt rõ ràng và không quên mất, tuyệt đối không quên mất, tuyệt đối không quên mất các pháp tính. 8. Chính đẳng trì, nghĩa là trong tu đạo cho đến tư duy các đế lý, lại dựa vào ba đạo, gồm thâu chính niệm trong tu tập, tâm trụ an, trụ cận, trụ đẳng, không loạn không tán, chính nhiếp giữ Xa-ma-tha , tâm trụ một cảnh tính. Nên biết rằng các đạo chi này, cái sau dựa vào cái trước, tương ưng cùng khởi. Tiếp tụng nói:

Trí cùng giải thoát môn,

Hành tích và chỉ quán.

Luận nói: Có 10 thứ trí, như kinh nói rộng: 1. Pháp trí, nghĩa là trí vô lậu cùng rõ cùng hiện thấy cảnh giới các nghĩa sở tri. 2. Chủng loại trí, nghĩa là trí vô lậu không cùng hiểu rõ không cùng hiện thấy cảnh giới các nghĩa sở tri. 3. Tha tâm trí, nghĩa là tu sinh các tu quả, có thể biết được tha tâm và tâm pháp trí và chư Như Lai biết các chúng sinh, tùy ý giải của chúng, tùy tùy miên của chúng mà giáo hóa dạy răn chuyển khởi diệu trí. 4. Thế tục trí, nghĩa là trí tuệ thế gian do dựa vào đây. Như Lai vì các chúng sinh tùy theo ý giải của chúng, tùy theo tùy miên của chúng mà tuyên nói diệu pháp. 5.Khổ trí, nghĩa là trong các hành hữu lậu tư duy vô thường khổ không lìa ngã, hoặc trí hoặc kiến có tính quan sát trí tuệ sáng tỏ giác ngộ. 6.Tập trí, nghĩa là trong các hành nhân hữu lậu, tư duy nhân tập sinh duyên, hoặc trí hoặc kiến , ngoài ra như trước đã nói.

7. Diệt trí, nghĩa là trong các hành diệt hữu lậu, tư duy diệt tĩnh, diệu ly, hoặc trí hoặc kiến , ngoài ra như trước đã nói. 8. Đạo trí, nghĩa là trong các hành vô lậu đạo có thể đoạn hữu lậu, tư duy đạo như hành xuất, hoặc trí hoặc kiến , ngoài ra như trước đã nói. 9. Tận trí, nghĩa là đã biết khổ, đã đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo, hoặc duyên cảnh đã hết hoặc lại làm cho hết, hoặc trí hoặc kiến , ngoài ra như trước đã nói. 10. Vô sinh trí, nghĩa là khổ đã biết không còn gì để biết nữa, tập đã đoạn không còn gì để đoạn, diệt đã chứng không con gì để chứng, đạo đã tu không còn gì để tu nữa, hoặc duyên cảnh vô sinh, hoặc làm cho vô sinh, hoặc trí hoặc kiến , ngoài ra như trước đã nói.

Giải thoát môn, là 3 môn giải thoát. Một là không giải thoát môn, hai là vô tướng giải thoát môn, ba là vô nguyện giải thoát môn. Không, có 2 thứ, một là sở tri, hai là trí. Sở tri, là đối với chúng sinh trong tính biến kế sở chấp pháp, và trong pháp của biến kế sở chấp pháp, 2 tính biến kế này đều lìa vô tính và các hữu tính vô ngã khác của nó. Trong các pháp mà không có tính biến kế, tức là có tính vô ngã. Trong các pháp mà có tính vô ngã, tức là không có tính biến kế. Tức trong đó hữu và phi hữu không 2 tính, không cảnh phân biệt. Trí, nghĩa là duyên cảnh, hiểu biết như thật. Vô tướng cũng có 2 thứ, một là sở tri, hai là trí. Sở tri, tức là sở tri không cảnh. Do cảnh tướng này tất cả các tướng không hiện hành. Trí, nghĩa là như trước đã nói. Vô nguyện cũng có 2 thứ, một là sở tri, hai là trí. Sở tri, nghĩa là do không có trí nên điên đảo khởi tướng mạo các hành. Trí, là duyên cảnh ấy biết là chán ghét. Không hành, nghĩa là trong các hành, không có ngã có thể có, và trong các tướng, pháp phân biệt thế tục không thể có được. Vô tướng hành, nghĩa là trong các hành có thể có được tính vô ngã của chúng sinh, và trong các tướng có thể có được tính vô ngã của pháp phân biệt thế tục, và trong diệt, diệt tĩnh diệu lìa hành. Vô nguyện hành, nghĩa là vô thường, khổ, bất tịnh như bệnh, như ung nhọt, như tên bắn. Nhân tập sinh duyên hành, duyên trí không đạo làm đạo, như hành xuất hành. Đó cũng là không hành. Duyên trí vô tướng đạo làm đạo, như hành xuất hành. Đó cũng là vô tướng hành. Duyên trí vô nguyện đạo làm đạo, như hành xuất hành. Đó cũng là vô nguyện hành. Nếu không sai biệt thì gọi chung là không, vô tướng, vô nguyện. Nên biết rằng đây thông cái tuệ do văn tư tu sinh ra, thế và xuất thế. Nếu gọi không vô tướng vô nguyện Tam-ma-địa thì nên biết rằng chỉ do tu sinh tuệ, thông thế và xuất thế. Nếu nói không vô tướng vô nguyện giải thoát môn thì nên biết rằng đây chỉ xuất thế.

Hành, là 4 thứ hành, như kinh nói rộng: Một là khổ chậm thông, nghĩa là người độn căn chưa được trụ hiện pháp lạc để hết các lậu hoặc đạo hoặc hành. Hai là khổ mau thông, tức là người lợi căn, ngoài ra như trước nói. Ba là lạc chậm thông, tức là người độn căn đã được trụ hiện pháp lạc, để hết các lậu hoặc đạo hoặc hành. Bốn là lạc mau thông, tức là người lợi căn, ngoài ra như trước nói.

Tích, là 4 pháp tích, như kinh nói rộng: Một là không tham tích, nghĩa là có thể trì uẩn pháp nghĩa của Thi-la, nên gọi là tích. Nếu người chưa thụ thì khiến thụ, người đã thụ rồi thì khiến gìn giữ, khiến tăng trưởng, khiến cho rộng lớn. Giống như không tham, hai là không giận cũng vậy. Ba là chính niệm tích, nghĩa là có thể giữ uẩn pháp nghĩa của Tam-ma-địa, nên gọi là tích. Người chưa sinh khiến sinh, đã sinh khiến tăng trưởng quảng đại. Bốn là chính đẳng trì tích, nghĩa là có thể duy trì tuệ uẩn giải thoát, trí giải thoát thấy pháp nghĩa của uẩn, nên gọi là tích . Người chưa sinh chưa chứng thì khiến sinh khiến chứng, đã sinh đã chứng thì khiến tăng trưởng, khiến quảng đại.

Chỉ, nghĩa là trong khi chính tu hành các pháp được nghe được tư duy, do duyên cảnh ảnh tượng Tam-ma-địa tác ý nên được an ổn Tam-ma-địa, trụ tâm bên trong.

Quán, nghĩa là trong khi chính tu hành các pháp đã nghe và tư duy, do duyên cảnh ảnh tượng Tam-ma-địa nên tác ý nên được an trụ Tam-ma-địa giải trạch các pháp. Tiếp đến tụng nói:

Cư xứ và sở y,

Phát tâm với bi mẫn.

Tính thông đạt các hành,

Địa Ba-la-mật-đa

Luận nói: Có 4 cư xứ như kinh nói: 1.Tuệ cư xứ, nghĩa là trí tuệ quán sát kỹ phương tiện thế gian để an lập nghĩa của trí xuất thế chứng chân lý. 2. Đế cư xứ, nghĩa là đã được tuệ xuất thế quán sát kỹ để an lập đoạn nghĩa hữu sự điên đảo. 3. Xả cư xứ, nghĩa là đoạn hữu sự điên đảo để an lập nghĩa chấm dứt diệt trừ vô dư phiền não. 4. Tịch tĩnh cư xứ, nghĩa là làm vắng lặng các phiền não vô dư để an lập nghĩa không sinh tất cả khổ.

Sở y, là như kinh nói có 4 thứ: Một là y pháp không y chúng sinh. Nghĩa là như pháp là Như Lai nói ra hay đệ tử nói 12 phần giáo, tùy học tùy chuyển, chứ không theo chúng sinh mà làm, cũng không tùy chuyển. Hai là y nghĩa không y văn. Nghĩa là pháp không phải những cách trau chuốt làm đẹp câu văn, chỉ cần làm rõ phạm hạnh trong trắng thanh tịnh đầy đủ, cung kính tin hiểu trong pháp đó, chứ không phải hiển thị phạm hạnh điên đảo mà không hiển thị rõ ràng phạm hạnh, chỉ trau chuốt cho đẹp câu văn. Ba là y chỉ kinh liễu nghĩa không dựa vào kinh không liễu nghĩa. Nghĩa là những điều Như Lai nói tương tự tính tướng của không là rất sâu, nên tùy thuận các duyên trong pháp duyên khởi, không nên vọng chấp. Như nghĩa cạn được nói ra, cũng không nên trụ trong đó mà có tâm kiến thủ, chỉ cần tìm xét rõ trong kinh liễu nghĩa. Bốn là dựa vào trí không dựa vào thức. Nghĩa là không phải chỉ chỉ nghe thôi mà cho là đủ, rồi không tiến tu pháp theo pháp thực hành. Để hết các lậu phải siêng năng suy tìm nội chứng trí chân đế.

Phát tâm, là chư Bồ-tát phát tâm Bồ-đề. Nếu các Bồ-tát trụ Bồ-tát pháp tính vì muốn lợi ích hữu tình trong 10 phương thế giới, y theo hành tướng ấy cường thắng nhân duyên phát thệ nguyện lớn đối với A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề thụ pháp phát tâm rằng ta quyết định sẽ chứng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề để độ 10 phương tất cả hữu tình khiến lìa các phiền não và lìa các khổ nạn. Thụ phát tâm này lại có 2 thứ, một là thế tục phát tam và hai là chứng pháp tính phát tâm. Thế tục phát tâm là như có một người theo một người trí đứng trước người ấy cung kính khởi tăng thượng ý phát thệ nguyện nói rằng: Xin trưởng lão ghi nhớ, hoặc nói xin Thánh giả ghi nhớ, hoặc nói xin Ô-ba-đà-da, tôi tên là…, từ hôm nay mới phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề vì muốn làm lợi ích hữu tình. Tư đây về trước, tất cả sự tu tập bố thí, trì giới, nhẫn nhục, chính cần, tĩnh lự và tuệ của tôi, tất cả đều vì chứng A-nậu-đa-la tam-miệu tambồ-đề. Tôi nay cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát hòa hợp xuất gia, nguyện xin chứng tri tôi là Bồ-tát. Lần thứ hai lần thứ ba cũng nói như vậy. Chứng pháp tính phát tâm, nghĩa là như có một người đã trải qua một kiếp A-tăng-xí-da thứ nhất, đã chứng Bồ-tát sơ hoan hỷ địa, đã nhập định Vô sinh vị của Bồ-tát, đã biết như thật vô thượng Bồ-đề và Bồđề phương tiện, đã ngộ tự thân gần đến quả Đại Bồ-đề, chứng biết tự tha đều bình đẳng nên được đại ngã ý, đã đến chỗ không trụ lưu chuyển tịch diệt Bồ-tát đạo, được quảng đại ý. Do đó cho nên không thoái chuyển đối với nguyện Đại Bồ-đề. Đó gọi là chứng pháp tính phát tâm.

Bi mẫn, nghĩa là Bồ-tát đã phát tâm như vậy rồi, trong 10 phương thế giới hoặc hữu tình có cái khổ của 3 thứ thoái đọa, hoặc hữu tình có khổ trong 5 thú, hoặc hữu tình có 4 thứ cực khổ, hoặc hữu tình có cái khổ của 6 thứ khổ nặng, hoặc hữu tình có cái khổ của 3 thứ tướng khổ, những nơi như vậy đều khiến lìa khổ, hành bất hại làm tính. Các hành, nghĩa là 10 thứ pháp hành, như kinh nói rộng: 1.

Trong tạng pháp Bồ-tát, hoặc ít hoặc nhiều đều tôn trong cung kính sao chép thụ trì. 2. Dù kém dù hơn đều cúng dường các vật dụng cúng dường. 3. Nếu tự mình sao chép xong, do tâm thương xót mà bố thí cho người. 4. Nếu người phát ý cung kính tôn trọng, thì dùng lời dịu ngọt tuyên dương, đọc tụng thì ngưỡng mộ lắng nghe. 5. Phát tịnh tín giải cung kính tôn trọng mở đọc. 6. Vì muốn tu tập pháp theo pháp thực hành, theo thầy học rồi thì đọc tụng. 7. Đã đọc tụng rồi thì kiên trì ôn tập. 8. Thương xót n gười nên truyền trao cho họ, tùy theo đó mà khai diễn hoặc rộng hay sơ lược. 9. Ở một mình nơi vắng vẻ yên tĩnh nghiên cứu suy tầm tư duy quán sát. 10. như chỗ tư duy tu hành Xa-ma-tha Tì-bát-xá-na vì muốn nhập vào cho đến vì muốn đạt tới nghĩa muốn tìm kiếm.

QUYỂN 2 HẾT