LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO
Vô Trước Bồ-tát tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 1

Phẩm 1: NHIẾP SỰ

Thiện Thệ giảng nói diệu tam thân,

Vô úy, vô lưu chứng giáo pháp.

Thượng thừa chân thật Mâu-ni tử,

Tôi nay chí thành xin tán lễ.

Khể thủ quy kính Đại từ tôn,

Sẽ nối chủng trí ngôi pháp vương.

Không dựa thế gian làm chỗ về,

Giảng nói Du-già sư địa luận.

Xưa ta Vô Trước theo thầy học,

Nay sẽ sắp xếp chỗ thiết yếu.

Hiển dương thánh giáo vì từ bi,

Văn gọn, nghĩa đủ mà dễ hiểu.

Nhiếp sự, tịnh nghĩa thành thiện xảo,

Vô thường, khổ, không, cùng vô tính,

Hiện quán Du-già không nghĩ bàn,

Nhiếp thắng, quyết trạch 11 phẩm.

Tất cả giới tạp nhiễm,

Đế y chỉ giác phần.

Quả Bổ-đặc-già-la,

Các công đức 9 việc.

Luận nói: Nói tất cả, nghĩa là có 5 pháp tổng quát trong Bồ-tát tạng. Năm pháp là gì?

Tụng nói:

Tâm, tâm sở hữu sắc,

Bất tương ưng, vô vi.

Luận nói: Tâm nghĩa là tâm ý thức có các tên khác nhau. Hỏi: Những gì là thức? Đáp: Có 8 loại thức. Đó là A-lại-da thức, nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý thức và ý thức.

A-lại-da thức, là các nghiệp phiền não đã tạo đời trước tăng trưởng làm duyên, từ vô thủy đến nay hý luận huân tập làm nhân. Nhân duyên đó sinh ra thức dị thục tất cả chủng tử làm thể. Thức này có công năng gìn giữ, phân biệt rõ ràng sắc căn và căn sở y, và hý luận huân tập trong tất cả mọi lúc, một loại sinh diệt một cách âm thầm. Lại có công năng gìn giữ, phân biệt khí thế giới bên ngoài, và tương ưng với cảm thụ không khổ không lạc, hoàn toàn vô phú vô ký. Thức này làm nhân sở y cho các chuyển thức, cùng với thụ v.v… của các chuyển thức nhiễm tịnh cùng chuyển, có thể làm tăng trưởng các chuyển thức có nhiễm làm nghiệp, và có thể làm tổn giảm các chuyển thức thanh tịnh làm nghiệp.

Làm sao biết có thức này? Như Bạc-già-phạm nói bị vô minh che lấp, bị ái kết trói buộc, ngu phu cảm đắc cái thân có thức. Câu này hiển thị có cái thức A-lại-da dị thục. Lại nói như 5 chủng tử. Đây tức gọi là cái thức có thủ. Câu này hiển thị có cái thức A-lại-da tất cả chủng tử. Lại nói thức A-đà-na rất sâu xa vi tế. Tất cả chủng tử như dòng thác. Ta không hai diễn cho phàm phu. Sợ chúng phân biệt chấp làm ngã. Nhãn thức là chủng tử từ thức A-lại-da sinh ra, dựa vào nhãn căn cùng chuyển, duyên sắc cảnh giới liễu biệt làm tính. Như Bạc-già-phạm nói trong nhãn xứ không hoại, ngoài sắc xứ hiện tiền và nó sinh tác ý, chính khởi như vậy mà sinh nhãn thức. Lại nói duyên nhãn và sắc, nhãn thức được sinh. Như vậy nên biết cho đến thân thức cũng vậy. Sai biệt trong đây nghĩa là mỗi mỗi dựa vào căn của nó, duyên cảnh của nó, dẫn khởi tất cả sự liễu biệt khác nhau, như 2 kinh trước.

Ý, nghĩa là từ các chủng tử của thức A-lại-da sinh ra rồi trở lại duyên thức ấy, ngã si, ngã ái chấp ngã, ngã sở, tương ưng ngã mạn, hoặc tương ưng với chúng. Trong tất cả mọi lúc nương tựa khởi hành, hoặc cùng hành cùng chuyển, liểu biệt làm tính. Như Bạc-giàphạm nói trong ý xứ không hoại, ngoài pháp xứ hiện tiền và cùng với nó sinh khởi tác ý như vậy mà ý thức được sinh.

Ý thức, nghĩa là từ các chủng tử của thức A-lại-da sinh ra, dựa vào ý căn cùng chuyển với nó. Duyên tất cả pháp chung và không chung làm cảnh liễu biệt làm tính.

Tâm sở hữu pháp, nghĩa là nếu pháp từ chủng tử của thức A-lạida sinh, dựa vào tâm khởi và tương ưng với tâm cùng chuyển. Vì sao lại gọi nó là biến hành có 5 v.v…? Biến hành có 5 là: 1.tác ý, 2.xúc, 3.thụ, 4.tưởng, 5.tư. Biệt cảnh có 5 là: 1.duch, 2.thắng giải, 3.niệm, 4.đẳng trì, 5.tuệ. Thiện có 11 là: 1.tín, 2.tàm, 3.quý, 4.không tham, 5.không giận, 6.không si, 7.tinh tiến, 8.nhẹ nhàng an ổn, 9.không phóng dật, 10.xả, 11.không hại. Phiền não có 6 là: 1.tham, 2.giận, 3.ngạo mạn, 4.vô minh, 5.kiến chấp, 6.nghi ngờ. Tùy phiền não có 20 là: 1.phẫn uất, 2.hận, 3.bị che khuất, 4.sầu não, 5.tật đố, 6.keo kiệt, 7.lừa dối, 8.nịnh bợ, 9.kiêu căng, 10.làm hại, 11.không thẹn, 12.không xấu hổ, 13.hôn trầm, 14.trạo cử, 15.không tin, 16.biếng nhác, 17.phóng dật, 18.mất niệm, 19.loạn tâm, 20.biết không đúng.

Bất định có 4 là: 1.ố tác, 2.thùy miên, 3.tầm, 4.tứ.

Tác ý, nghĩa là từ chủng tử của thức A-lại-da sinh, dựa vào tâm khởi, tương ưng cùng chuyển với tâm. Lấy động tâm làm thể, dắt dẫn tâm làm nghiệp. Do đây với tâm đồng duyên một cảnh, nên nói là hòa hợp chẳng phỉ không hòa hợp. Như trong kinh nói: Nếu ở đây tác ý tức ở đây liễu biệt, nếu ở đây liễu biệt tức ở đây tác ý. Cho nên 2 cái này hằng hòa hợp chẳng phải không hòa hợp. Hai pháp này không thể làm chia tách ra khác. Lại nói như thế này: Tâm tâm pháp hành không thể nghĩ bàn. Lại nói do nó sinh tác ý, chính sinh khởi như vậy mà sinh nhãn thức v.v…

Xúc, nghĩa là 3 việc hòa hợp, phân biệt làm thể, thụ y làm nghiệp. Như kinh nói có 6 xúc thân. Lại nói nhãn, sắc là duyên năng khởi nhãn thức. Như vỵ 3 pháp họp lại nên có thể có xúc. Lại nói xúc là thụ duyên.

Thụ, nghĩa là lãnh nạp làm thể, ái duyên làm nghiệp. Như kinh có nói có 6 thụ thân. Lại nói thụ là ái duyên.

Tưởng, nghĩa là danh, cú, văn, thân huân tập làm duyên. Từ chủng tử của A-lại-da sinh, dựa vào tâm khởi cùng tâm chuyển. Tương ưng thủ tướng làm thể, phát ngôn luận nghị làm nghiệp. Như kinh nói có 6 tưởng thân. Lại như nói từ tưởng đó mà phát khởi ngôn ngữ nghị luận.

Tư, nghĩa là khiến tâm tạo tác được mất đều không phải ý nghiệp làm thể. Hoặc vì hòa hợp, hoặc vì tách biệt, hoặc vì tùy theo, hoặc vì tham ái, hoặc vì san nhuế, hoặc vì xả bỏ, hoặc khởi tầm tứ, hoặc lại vì khởi 2 nghiệp thân ngữ, hoặc vì nhiễm ô, hoặc vì hạnh thanh tịnh thiện bất thiện chẳng phải là 2 nghiệp. Như kinh nói có 6 tư thân. Lại nói phải biết ta nói nay 6 xúc xứ tức đời trước do tư tạo nên là nghiệp.

Dục, nghĩa là đối với cảnh ưa thích thì mong muốn làm thể, cần y làm nghiệp. Như kinh nói dục là căn bản tất cả các pháp.

Thắng giải, nghĩa là đối với cảnh quyết định, ấn giải làm thể, không thể dẫn chuyển làm nghiệp. Như kinh nói chúng ta nay tâm sinh thắng giải là bên trong 6 chỗ chắc chắn là không có ngã.

Niệm, nghĩa là đối với cảnh đã quen, tâm ghi nhớ rõ ràng không quên làm thể, đẳng trì sở y làm nghiệp. Như kinh nói các niệm cùng với biệt niệm và nhớ không quên không mất pháp, tâm ghi nhớ rõ ràng làm tính.

Đẳng trì, nghĩa là đối với cảnh sở quán chuyên trụ một duyên làm thể, khiến tâm không tán loạn, trí y làm nghiệp. Như kinh nói các khiến tâm trụ cùng với đẳng trụ, an trụ, cận trụ và định trụ không loạn không tán, nhiếp tĩnh chỉ, đẳng trì tâm trụ nhất duyên tính.

Tuệ, nghĩa là đối với cảnh sở quán, giản trạch làm thể, như lý, không như lý, chẳng như lý, chẳng phải không như lý ngộ nhập sở tri làm nghiệp. Như kinh nói giản trạch các pháp, cực kỳ giản trạch nhất, cực kỳ giản trạch pháp, biến liễu, cận liễu, hiệt liễu, thông đạt thẩm sát, thông duệ, giác minh hành Tì-bát-xá-na.

Tín, nghĩa là hữu thể, hữu đức, hữu năng, tâm tịnh nhận khả làm thể, đoạn trừ chướng không tin làm nghiệp, có thể được viên mãn Bồ-đề tư lương làm nghiệp, lợi ích tự tha làm nghiệp, có thể hướng tới thiện đạo làm nghiệp, tăng tưởng tịnh tín làm nghiệp. Như kinh nói khởi lòng tin kiên cố đối với Như Lai.

Tàm, nghĩa là dựa vào tự tăng thượng và pháp tăng thượng, xấu hổ tội ác làm thể, đoạn chướng vô tàm làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng tàm làm nghiệp. Như kinh nói tàm đối với sở tàm, cho đến nói rộng.

Quý, nghĩa là dựa vào thế tăng thượng, xấu hổ tội ác làm thể, đoạn chướng vô quý làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng quý làm nghiệp. Như kinh nói quý đối với sở quý, cho đến nói rộng.

Không tham, nghĩa là đối với hữu, có đủ chán lìa, không chấp, không chứa, không yêu, không đắm làm thể, có thể đoạn chướng tham làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng không tham làm nghiệp. Như kinh nói thiện căn không tham.

Không sân, nghĩa là đối với các hữu tình, tâm không tổn hại, thương yêu làm thể, có thể đoạn chướng sân làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng không sân làm nghiệp. Như kinh nói thiện căn không sân.

Không si, nghĩa là hiểu rõ đúng chân thật làm thể, có thể đoạn chướng si làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng không si làm nghiệp. Như kinh nói thiện căn không si.

Tinh tiến, nghĩa là tâm dũng mãnh không biếng nhác, không tự khinh tiện làm thể, đoạn chướng biếng nhác làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng tinh tiến làm nghiệp. Như kinh nói khởi tinh tiến, trụ nơi thế mạnh, siêng năng, dũng mãnh, không bỏ thiện ách.

Nhẹ nhàng an ổn, nghĩa là xa lìa những gì thô nặng trong thân tâm, điều hòa thông suốt làm thể, đoạn chướng thô nặng làm nghiệp như trước cho đến có thể tăng trưởng sự nhẹ nhàng an ổn làm nghiệp. Như kinh nói thích hợp đẹp ý, thân và tâm an ổn.

Không phóng dật, nghĩa là bao gồm tất cả không tham không sân không si, tinh tiến làm thể, dựa vào đây có thể đoạn ác bất thiện pháp và có thể tu đối trị thiện pháp, đoạn chướng phóng dật làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng không phóng dật làm nghiệp. Như kinh nói có vô lượng thiện pháp sinh khởi, tất cả đều dựa vào căn không phóng dật.

Xả, nghĩa là gồm chung không thm không sân không si, tinh tiến làm thể , dựa vào xả này nên tâm được bình đẳng, được tâm chính trực, tâm không phát động, đoạn chướng phát động làm nghiệp như trước, cho đến tăng trưởng xả làm nghiệp. Do không phóng dật khiển trừ nhiễm pháp, do xả nên đã khiển trừ không trụ nhiễm ô. Như kinh nói để trừ tham và lo, tâm dựa vào xả.

Không hại, nghĩa là do không làm não hại hữu tình nên thương xót làm thể, có thể đoạn chướng hại làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng không hại làm nghiệp. Như kinh nói do không hại cho nên biết kia thông tuệ, cho đến nói rộng.

Tham, nghĩa là đối với 5 thủ uẩn yêu thích, che giấu bảo vệ đắm trước làm thể. Hoặc câu sinh, hoặc phân biệt khởi, có thể chướng không tham làm nghiệp, chướng đắc Bồ-đề tư lương viên mãn là nghiệp, tổn hại mình và người làm nghiệp, có thể hướng tới ác đạo làm nghiệp, tăng trưởng tham dục làm nghiệp. Như kinh nói những người có tham ái thì bị cái tham đè bẹp che lấp.

Giận, nghĩa là đối với hữu tình muốn gây tổn hại làm thể. Hoặc câu sinh, hoặc phân biệt khởi, có thể chướng không giận làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng giận dữ làm nghiệp. Như kinh nói những người có giận dữ thì bị cái giận đè bẹp che lấp.

Kiêu ngạo, nghĩa là đem người so đo với mình là mình hơn, mình bằng, mình thua, khiến tâm kiêu ngạo làm thể. Hoặc câu sinh, hoặc phân biệt khởi, có thể chướng không kiêu ngạo làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng kiêu ngạo làm nghiệp. Như kinh nói có 3 thứ kiêu ngạo là mình hơn, mình bằng, mình thua.

Vô minh, nghĩa là không hiểu đúng chân thật làm thể. Hoặc câu sinh, hoặc khởi phân biệt, có thể làm chướng sự hiểu đúng làm nghiệp như trước, cho đến tăng trưởng vô minh làm nghiệp. Như kinh nói có những kẻ ngu si bị vô minh đè bẹp che lấp.

Kiến, nghĩa là có r kiến làm thể: 1.Tát-ca-da kiến, nghĩa là trong 5 thủ uẩn chấp ngã ngã sở, nhiễm ô tuệ làm thể. Hoặc câu sinh, hoặc khởi phân biệt, có thể làm chướng vô ngã làm chướng sự hiểu không điên đảo làm nghiệp như trước, cho đến tăng trưởng Tát-ca-da kiến làm nghiệp. Như kinh nói cái tri kiến như vậy vĩnh đoạn 3 kết. Tức là thân kiến, giới cấm thủ, nghi. Hai là biên chấp kiến, tức trong 5 thủ uẩn chấp đoạn thường, , nhiễm ô tuệ làm thể. Hoặc câu sinh, hoặc khởi phân biệt, có thể làm chướng vô thường, chướng sự hiểu không điên đảo làm nghiệp như trước, cho đến tăng trưởng biên chấp kiến làm nghiệp. Như kinh nói Ca-đa-diễn-na, tất cả thế gian y chỉ 2 thứ hoặc có hoặc không. Ba là tà kiến, tức báng bổ nhân quả, báng bổ sự dụng công, hoặc phá hoại sự thật, nhiễm ô tuệ làm thể, chỉ khởi phân biệt có thể chướng chính kiến làm nghiệp như trước cho đến tăng trưởng tà kiến làm nghiệp. Như kinh nói người có tà kiến thig mọi sự chấp kiến đều điên đảo, cho đến nói rộng. Bốn là kiến thủ. Bốn là kiến thủ, tức là trong 3 kiến trước và cái uần mà kiến làm sở y chấp cho là hơn cả và cùng nhiễm ô tuệ thứ nhất làm thể. Chỉ phân biệt khởi có thể chướng khổ và bất tịnh, chướng sự hiểu biết không điên đảo làm nghiệp như trước, cho đến tăng trưởng kiến thủ làm nghiệp. Như kinh nói chấp chặt một cách kiên trụ chỗ kiến thủ của mình, cho đến nói rộng. Năm là giới cấm thủ, tức là trong các kiến trước và cái uẩn mà kiến làm sở y chấp cho là thanh tịnh, giải thoát, xuất ly, nhiễm ô tuệ làm thể. Chỉ phân biệt khởi có thể chướng sự hiểu biết không điên đảo như trước làm nghiệp, cho đến tăng trưởng giới cấm thủ làm nghiệp. Như kinh nói thủ kết trói buộc.

Nghi, nghĩa là đối với các đế lý do dự khôngnquyết định làm thể. Chỉ phân biệt khởi có thể chướng không nghi làm nghiệp như trước, cho đến tăng trưởng nghi làm nghiệp. Như kinh nói nghi là do dự.

Phẫn, nghĩa là hiện tại những duyên trái nghịch khiến tâm sinh phẫn uất làm thể, hay chướng không giận làm nghiệp, cho đến tắng trưởng phẫn làm nghiệp.

Hận, nghĩa là quá khứ duyên trái nghịch kết oán không bỏ làm thể, hay chướng không giận làm nghiệp, cho đến tăng trưởng hận làm nghiệp.

Phú, nghĩa là quá khứ phạm lỗi hoặc người can ngăn, hoặc không can ngăn che giấu chỗ phạm lỗi làm thể, hay chướng phát lồ hối lỗi làm nghiệp, cho đến táng trưởng sự che giấu làm nghiệp.

Não, nghĩa là phạm lỗi nếu người can gián liền phát lời thô ý bạo không nhịn làm thể, hay chướng thiện hữu làm nghiệp, cho đến tăng trưởng não làm nghiệp.

Tật đố, nghĩa là thấy người khác có công đức, danh dự, cung kính, lợi dưỡng thì tâm sinh tật đố không vui làm thể, hay chướng từ nhân làm nghiệp, cho đến tăng trưởng tật đố làm nghiệp.

Keo kiệt, nghĩa là tích chứa, lẩn tiếc làm thể, hay chướng không tham làm nghiệp, cho đến tăng trưởng keo kiệt làm nghiệp.

Lừa dối, nghĩa là làm hoặc loạn người khác, hiện sự không thật tâm dối trá làm thể, hay chướng ái kính làm nghiệp, cho đến tăng trưởng lừa dối làm nghiệp.

Nịnh bợ, nghĩa là lừa dối người giả vờ cung kính thuận tâm làm thể, hay chướng ái kính làm nghiệp, cho đến tăng trưởng nịnh bợ làm nghiệp. Như kinh nói phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống siểm.

Kiêu, nghĩa là tạm thời được sự hưng thịnh ở đời, tâm sinh ỷ thị cao ngạo không ngại ngùng làm thể, hay chướng ngại sự chán lìa làm nghiệp, cho đến tăng trưởng kiêu ngạo làm nghiệp. Như kinh nói kẻ ngu phu không học hỏi đúng đắn thấy tuổi trẻ không bệnh tạm có thọ mạng v.v…mà sinh lòng kiêu ngạo phóng dật, cho đến nói rộng.

Hại, nghĩa là bức não hữu tình không xót thương tội nghiệp làm thể, hay chướng sự không làm hại làm nghiệp, cho đến tăng trưởng sự làm hại làm nghiệp. Như kinh nói những người có tính làm hại chắc chắn làm tổn não người khác.

Vô tàm, nghĩa là đối với mình và pháp 2 thứ tăng thượng sự không xấu hổ tội lỗi làm thể, hay chướng sự xấu hổ làm nghiệp. Như kinh nói không xấu hổ những điều xấu hổ thì sự không xấu hổ sinh khởi các pháp ác và bất thiện, cho đến nói rộng.

Vô quý, nghĩa là đối với thế tăng thượng không biết sỉ nhục tội lỗi làm thể, hay chướng sự hổ thẹn làm nghiệp, cho đến tăng trưởng sự không hổ thẹn làm nghiệp.Như kinh nói không biết hổ thẹn những điều đáng hổ thẹn thì sự không hổ thẹn sinh khởi các pháp ác và bất thiện, cho đến nói rộng.

Hôn trầm, nghĩa là cam chịu chấp nhận thân thô nặng không cải tiến nên khiến tâm chìm đắm trong trạng thái nặng nhọc làm thể, hay chướng Tì-bts-xá-na làm nghiệp, cho đến tăng trưởng hôn trầm làm nghiệp. Như kinh nói người này sinh khởi tâm ý hôn trầm.

Trạo cử, nghĩa là dựa vào sự bất chính mà tìm kiếm, hoặc hồi ức những thú vui đã trải qua tâm không yên tĩnh làm thể, hay chướng ngại Xa-ma-th làm nghiệp, cho đến tăng trưởng trạo cử làm nghiệp. Như kinh nói ngươi xáo động mà lại cao cừ, cho đến nói rộng.

Không tin, nghĩa là đối với thể, đức, năng, tâm không tịnh tín làm thể, chướng ngại đức tin làm nghiệp, cho đến tăng trưởng sự không tin làm nghiệp. Như kinh nói nếu người không trụ không tịnh tín tâm hoàn toàn không thoái, sẽ mất các thiện pháp, cho đến nói rộng.

Biếng nhác, nghĩa là ham ngủ nghỉ thích nằm hoặc dựa dẫm, sợ thăng tiến, tự khinh miệt, tâm không cố gắng làm thể, hay chướng ngại sự phảp khởi siêng năng làm nghiệp, cho đếntăng trưởng biếng nhác làm nghiệp. Như kinh nói nếu có biếng nhác ắt thoái lui chính cần, cho đến nói rộng.

Phóng dật, nghĩa là gồm cả tham sân si biếng nhác làm thể. Do dựa vào đó nên tâm không chế ngự pháp ác bất thiện và không tu tập các pháp đối trị, chướng ngại sự không phóng dật làm nghiệp, cho đến tăng trưởng phóng dật làm nghiệp. Như kinh nói phóng dật là dấu tích của sinh tử, cho đến nói rộng.

Mất niệm, nghĩa là những gì đã làm đã nói đã suy nghĩ hoặc pháp hoặc nghĩa, nhiễm ô không nhớ làm thể, chướng ngại sự không quên niệm làm nghiệp, cho đến tăng trưởng sự mất niệm làm nghiệp. Như kinh nói người mất niệm không có khả năng làm được điều gì, cho đến nói rộng.

Loạn tâm, nghĩa là đối với sự tu thiện, tâm không ưa thích dựa vào đó nên giong ruổi tán loạn ngoại duyên làm thể, hay chướng ngại đẳng trì làm nghiệp, cho đến tăng trưởng loạn tâm làm nghiệp. Như kinh nói nếu đối với 5 dục tâm tán loạn thì lưu chuyển không ngừng, cho đến nói rộng.

Không hiểu biết đúng, nghĩa là thân ngữ ý hành bất chính, trụ nhiễm ô tuệ làm thể, hay chướng ngại sự hiểu biết đúng làm nghiệp, cho đến tăng trưởng sự hiểu biết không đúng làm nghiệp. Như kinh nói người mất niệm thì trụ ở sự hiểu biết không đúng, cho đến nói rộng.

Ố tác, nghĩa là những điều thiện hoặc bất thiện đã làm hoặc chưa làm hoặc nhiễm hoặc không nhiễm, nhớ đến sinh buồn bực làm thể, hay chướng Xa-ma-tha làm nghiệp, cho đến tăng trưởng ố tác làm nghiệp. Như kinh nói nếu ôm lấy sự truy hối thì không an ổn, cho đến nói rộng.

Ngủ nghỉ, nghĩa là sơ lược ở trong tâm không được tự tại chuyển làm thể, hay chướng Tì-bát-xá-na làm nghiệp, cho đến tăng trưởng sự ngủ nghỉ làm nghiệp. Như kinh nói tham đắm sự ngủ nghỉ như cá nuốt.

Tầm, nghĩa là có khi do tư duy đối với pháp mà tìm kiếm, có khi do tuệ đối với pháp mà tìm cầu ngoại cảnh khiến tâm thô nặng làm thể, chướng sự thanh tịnh nội tâm làm nghiệp, cho đến tăng trưởng tâm sở tầm làm nghiệp.

Tứ, nghĩa là từ chủng tử thức A-lại-da sinh, dựa vào tâm khởi, cùng chuyển với tâm, tương ưng với tầm nơi ngoại cảnh khiến tâm chuyển một cách vi tế làm thể, ngoài ra giống như tầm, cho đến tắng trưởng tâm sở tứ làm nghiệp. Do tâm sở này với tâm đồng duyên một cảnh nên nói hòa hợp chẳng phải không hòa hợp. Như Bạc-già-phạm nói nếu ở đây quan sát dòm ngó kỹ lưỡng tức hiểu rõ đây. Nếu hiểu rõ đối với đây tức quan sát dò xét kỹ lưỡng đây. Vì vậy 2 pháp này hằng hòa hợp chẳng phải không hòa hợp. Hai pháp này không thể thiết lập ra riêng biệt khác nhau. Lại như nói hành tướng của tâm tâm pháp là không thể nghĩ bàn. Chứng minh có 2 A-cấp-ma là như Bạc-già-phạm nói do dựa vào tầm tứ nên phát khởi ngôn thuyết, không phải là không tầm tứ. Trong các tâm pháp, nên biết rằng có điều lược không nói, có điều thì nói rộng. Như thức và tâm pháp là không thể nghĩ bàn. Nên biết các tâm pháp lần lượt tương vọng nhau cũng giống như vậy.

Sắc có 15 chủng loại là địa thủy hỏa phong, nhãn nhĩ tỹ thiệt thân, sắc thanh hương vị xúc và một phần pháp xứ sở nhiếp sắc.

Địa là tính cứng, có 2 thứ, một là trong hai là ngoài. Trong nghĩa là mắt v.v… 5 căn riêng biệt ở trong thân và nơi sở y của chúng, cứng chắc có tính chấp thụ. Lại có tích tập sự tăng thượng như các trần cấu của tóc lông móng răng, các vật bất tịnh của da thịt xương cốt gân mạch v.v…đó là thể của địa bên trong thụ dụng làm nghiệp. Ngoài là sắc v.v… 5 cảnh sở y ngoài thân, tính cứng chắc, không có tính chấp thụ. Lại có tích tập sự tăng thượng như núi đồi đất đá cây cối v.v… nếu thủy tai xảy ra thì chúng sẽ bị phá hoại, đó là thể của địa bên ngoài thụ dụng làm nghiệp, thụ dụng sự y trì làm nghiệp, thụ dụng sự phá hoại làm nghiệp, đối trị nuôi dưỡng làm nghiệp.

Thủy là sự ẩm ướt cũng có 2 thứ, một là trong hai là ngoài. Trong là mắt v.v… 5 căn riêng biệt ở trong thân và nơi sở y của chúng, có tính chấp thụ sự ẩm ướt. Lại có những tích tập tăng thượng các vật bất tịnh như đờm dãi nước mắt nước miếng mồ hôi tủy nhớt v.v… đó là thể của thủy bên trong, tụ tập sự nhuận trạch làm nghiệp. Ngoài là sắc v.v… 5 cảnh sở y ngoài thân, tính ẩm ướt, không có tính chấp thụ. Lại có tích tập sự tăng thượng như suối nguồn khe hồ sông ngòi v.v…khi xảy ra hỏa tai v.v… sẽ làm chúng tiêu kiệt, đó là thể của thủy bên ngoài. Thụ dụng y trì làm nghiệp, thụ dụng biến hoại làm nghiệp, đối trị nuôi dưỡng làm nghiệp.

Hỏa là khí nóng, cũng có 2 thứ, một là trong hai là ngoài. Trong là mắt v.v… 5 căn riêng biệt ở trong thân và nơi sở y của chúng.Tính ấm nóng, có chấp thụ. Lại có những tích tập tăng thượng, như có thể khiến hữu tình khắp thân ấm nóng, lại có thể tiêu hóa các thứ ăn uống. Tất cả những thứ ấy là thể của hỏa bên trong, thụ dụng những thành thục hòa hợp làm nghiệp. Ngoài là sắc v.v… 5 cảnh sở y ngoài thân, có tính ấm nóng, không có tính chấp thụ. Lại có tích tập sự tăng thượng như nóng cháy thôn làng thành trì lan ra các nơi cho đến thành đất trống mới dứt vì không dựa vào đâu để cháy nữa. Hoặc dùi gỗ, đánh đá kiếm lửa, lửa này sinh ra không bao lâu cháy hết, đó là thể của hỏa bên ngoài. Thụ dụng sự biến hoại làm nghiệp, đối trị nuôi dưỡng làm nghiệp.

Phong là gió, cũng có 2 thứ, một là trong hai là ngoài. Trong là mắt v.v… 5 căn riêng biệt ở trong thân và nơi sở y của chúng.Tính khinh động, có chấp thụ. Lại có những tích tập tăng thượng, như có thể đi lên đi xuống đi ngang, thở vào thở ra. Tất cả những thứ ấy là thể của gió bên trong, thụ dụng phát động làm việc làm nghiệp. Ngoài là sắc v.v… 5 cảnh sở y ngoài thân, có tính khinh động, không có tính chấp thụ. Lại có tích tập sự tăng thượng như phá núi phá bờ làm ngã cây cối v.v…Những thứ kia tan hoang rồi không còn dựa vào đâu thì mới yên tĩnh. Nếu muốn có gió thì dùng áo hoặc quạt tay mà quạt. Không có duyên do động thì hết gió. Những thứ như vậy là thể của gió ở bên ngoài. Thụ dụng sự y trì làm nghiệp, thụ dụng sự biến hoại làm nghiệp, đối trị nuôi dưỡng làm nghiệp.

Nhãn, là tất cả chủng tử chấp thụ trong thức A-lại-da. Tứ đại sở tạo sắc là cảnh giới duyên sắc cảnh, là chỗ y chỉ của thức. Tịnh sắc là thể. Sắc uẩn gồm có vô kiến hữu đối. Giống như nhãn, nhĩ tỹ, thiệt, thân này cũng vậy. Trong đây có khác nhau là mỗi mỗi hiện hành tự cảnh, duyên chỗ sở y của tự cảnh của thức.

Sắc, là cảnh sở hành của nhãn. Nhãn thức duyên tứ đại sở tạo, hoặc là hiển sắc như hình dáng màu sắc, hoặc biểu sắc làm thể. Sắc uẩn gồm có hữu kiến hữu đối. Đây lại có 3 thứ là tốt, không tốt và đều trái cả hai. Đó là như thế nào? Nghĩa là các hình sắc hiển thị như xanh vàng đỏ trắng, như dài ngắn vuông tròn to nhỏ cao thấp ngay ngắn và không ngay ngắn, khói may bụi mù bóng sáng bóng tối, hoặc không một hiển sắc như sắc của hình tượng kia gọi là sắc.

Thanh, là cảnh sở hành của nhĩ. Nhĩ thức duyên tứ đại sở tạo, nghe âm thanh làm thể. Sắc uẩn gồm có vô kiến hữu đối. Đây lại có 3 thứ là ưng ý, không ưng ý và đều trái cả hai. Hoặc nhân hai tay đập vào nhau phát ra tiếng, hoặc tầm tứ rồi gẩy vào dây hoặc vỗ vào mặt da , hoặc dựa vào thế tục hoặc vì nuôi sống hoặc tuyên xướng pháp nghĩa mà khởi ngôn thuyết, hoặc dựa vào vách núi hang sâu mà phát ra tiêng vang. Như vậy hoặc tự tướng, hoặc phân biệt, hoặc âm vang gọi là thanh.

Hương, là cảnh sở hành của tỹ. Tỹ thức duyên tứ đại sở tạo cái gì có thể ngửi làm thể. Sắc uẩn gồm có tính vô kiến hữu đối. Đây lại có 3 thứ là thơm, hôi và đều trái cả hai. Đó là như thế nào? Nghĩa là các mùi chồi non, vỏ lá hoa quả, khói bột v.v… hoặc câu sinh, hoặc hòa hợp, hoặc biến khác đều là hương.

Vị, là cảnh sở hành của thiệt. Thiệt thức duyên tứ đại sở tạo cái gì có thể nếm làm thể. Sắc uẩn gồm có tính vô kiến hữu đối. Đây lại có 3 thứ là ngon ngọt, không ngon ngọt và đều trái cả hai. Đó là như thế nào? Nghĩa là các vị bơ dầu đướng cát mật trái cây chín v.v… hoặc câu sinh hoặc hòa hợp hoặc biến khác đều gọi là vị.

Xúc, là cảnh sở hành một phần của thân. Thân thức duyên tứ đại tạo ra cái gì có thể cảm xúc làm thể. Sắc uẩn gồm có tính vô kiến hữu đối. Đây lại có 3 thứ là tốt, không tốt và đều trái cả hai. Đó là như thế nào? Nghĩa là hoặc nhám trơn nhẹ nặng hoãn gấp nóng lạnh đói no mạnh yếu ngứa bệnh già chết mệt khỏe, hoặc duyên sáng bóng, không sáng bóng, hoặc duyên cứng chắc hoặc không cứng chắc, hoăch duyên trói giữ, hoặc duyên dồn đống, hoặc duyên sai trái, hoặc duyên hòa thuận. Hoặc câu sinh, hoăc hòa hợp hay biến khác đều là một phần của xúc.

Pháp xứ sở nhiếp sắc, là cảnh sở hành của ý trong tất cả mọi thời. Sắc uẩn gồm vô kiến vô đối. Đây cũng có 3 thứ là sắc luật nghi, sắc không luật nghi và cảnh sắc sở hành của Tam-ma-địa. Thế nào là sắc luật nghi? Nghĩa là phòng hộ thân ngữ nghiệp, bởi nó tăng thượng tạo tác tâm tâm pháp, dựa vào pháp không hiện hành của nó kiến lập tính của sắc. Thế nào là sắc không luật nghi? Nghĩa là không phòng hộ thân ngữ nghiệp bởi nó tăng thượng tạo tác tâm tâm pháp dựa vào pháp hiện hành của nó kiến lập tính của sắc. Nghĩa là do Tam-ma-địa hạ trung thượng đều chuyển, tương ưng tâm tâm pháp, nên khởi tính của sắc duyên ảnh tượng của nó và tính của sắc nó làm thành tựu, gọi là pháp xứ.

Sở nhiếp sắc tâm bất tương ưng hành, nghĩa là các hành không tương ưng cùng với tâm. Đối với tâm tâm pháp và phần vị của sắc pháp, giả tính thi thiết không thể thi thiết pháp với tâm hoặc một hoặc khác. Chúng lại có 24 thứ sai biệt. Đó là đắc, định vô tưởng, định diệt tận, trời vô tưởng, mạng căn, chúng đồng phần, sinh, lão, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân, dị sinh tính, lưu chuyển, dị định, tương ưng, thứ lớp, thế nhanh, thời, phương, số, hòa hợp, không hòa hợp. Lại có những thứ khác có các chủng loại sai biệt như vậy. Nên biết cái đắc cũng có 3 thứ: một là chủng tử các hành bao gồm tính tương tục sai biệt., hai là sinh khởi tính tương tục sai biệt một cách tự tại, ba là tự tướng sinh khởi tính tương tục sai biệt. Định vô tưởng, là đã lìa cái dục của biến tịnh, nhưng chưa lìa cái dục của địa trên, quán tưởng như bệnh, như ung nhọt, như tên bắn, chỉ trời vô tưởng là vắng lặng vi diệu, vì ở trời vô tưởng khởi tưởng xuất ly, tác ý tiền phương tiện nên không hằng hiện hành tính diệt của tâm tâm pháp. Định diệt tận, là đã lìa cái dục của vô sở hữu xứ, hoặc nhập định phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc lại tiến lên bậc trên, hoặc nhập định vô tưởng, hoặc lại tiến lên bậc trên do khởi tạm dứt tưởng tác ý tiền phương tiện nên ngăn dứt sở duyên không hằng hiện hành các tâm tâm pháp và hằng hiện hành một phần tính diệt của các tâm tâm pháp. Trời vô tưởng, là trước được định vô tưởng, do đó sau sinh làm hữu tình trời vô tưởng, không hằng hiện hành tính diệt các tâm tâm pháp. Mạng căn, là nghiệp trước dắt dẫn tính quyết định của dị thục khi trụ ở 6 xứ. Chúng đồng phần, là tính tương tự của các hữu tình. Dị sinh tính, có 2 thứ là ngu phu dị sinh tính và vô gián dị sinh tính. Ngu phu dị sinh tính nghĩa là cái tính ngu phu trong thân hữu tình từ vô thủy đến nay. Vô gián dị sinh tính nghĩa là các tính tà đạo ngoài pháp của Như Lai. Sinh, là tính phát khởi của tự tướng các hành. Lão, là tính biến đổi khác nhau của các hành trước sau. Trụ, là tính liên tục không dứt khi sinh các hành. Vô thường, là tính hoại diệt của tự tướng các hành sau khi sinh khởi. Danh thân, là tự thể tưởng, gọi là tính giả lập hiểu rõ các pháp hành. Cú thân, là tính sở y của ngôn thuyết, tụ tập các danh làm rõ nghĩa nhiễm tịnh. Văn thân, là tính sở y vào chữ của 2 thứ trước. Lưu chuyển, là tính liên tục không dứt của nhân quả các hành. Định dị, là tính khác nhau của nhân quả các hành. Tương ưng, là tính tướng xứng của nhân quả các hành. Thế tốc, là tính nhanh chóng của các hành lưu chuyển. Thứ đệ, là tính lưu chuyển theo thứ lớp của mỗi mỗi các hành. Thời, là tính sinh diệt lần lượt đổi mới mãi mãi của các hành. Phương, là tính phân chia đều nhau của các sắc hành. Số, là tính lưu chuyển riêng biệt liên tục của thể tướng các hành. Hòa hợp, là tính thuận duyên gặp nhau của các hành. Bất hòa hợp, là tính nghịch duyên của các hành.

Vô vi có 8 thứ là hư không, phi trạch diệt, trạch diệt, bất động, cảm thụ diệt, thiện pháp chân như, bất thiện pháp chân như và vô ký pháp chân như. Hư không, nghĩa là tính đối trị cảnh giới của tâm tâm pháp duyên ngoại sắc. Phi trạch diệt, là nhân duyên không gặp nhau, trong trung gian các hành không khởi diệt, mà không phải tính ly hệ. Trạch diệt, là do phương tiện tuệ các hành hữu lậu hoàn toàn không khởi diệt, mà là tính ly hệ. Bất động, là lìa dục ở biến tịnh, được đệ tứ tĩnh lự, có tính trung gian ly hệ khổ lạc. Tưởng thụ diệt, là lìa dục của vô sở hữu xứ, nhập định diệt tận, trong trung gian không hằng hiện hành tâm tâm pháp, và hằng hiện hành một phần tâm tâm pháp diệt, mà có tính ly hệ. Pháp chân như thiện, bất thiện, vô ký, là tính cảnh giới thanh tịnh đối với pháp thiện, bất thiện hoặc vô ký.

Lại nữa, phải biết 5 pháp lại có 3 tướng, một là tăng ích tướng, hai là tăng ích sở khởi tướng, ba là pháp tính tướng. Tăng ích tướng, là tự tính biến kế sở chsáp trong các pháp. Tăng ích sở khởi tướng, là tự tính y tha khởi trong các pháp nó phù hợp. Pháp tính tướng, là tự tính viên thành thật trong các pháp. Như vậy là đã nói tất cả giới. nay sẽ nói tụng rằng:

Giới là như Dục, Sắc …

Và với ba ngàn cõi.

Luận nói: Giới là cõi, có 2 thứ một là Dục v.v…ba cõi, hai là ba ngàn thế giới. Dục v.v…ba cõi là: Một là cõi Dục, nghĩa là cõi chưa lìa bỏ sự ham muốn có các uẩn sai biệt và các phiền não. Hai là cõi Sắc, nghĩa là cõi đã lìa các uẩn sai biệt và các phiền não cõi Dục. Ba là cõi Vô sắc, nghĩa là cõi đã lìa các uẩn sai biệt và các phiền não cõi Dục và cõi Sắc.

Nên biết 3 cõi như vậy lại có 5 thứ sai biệt: một là sai biệt về tướng, hai là sai biệt về sự thô nặng, ba là sai biệt về phương xứ, bốn là sai biệt về sưh thụ dụng, năm là sai biệt về sự duy trì. Sai biệt về tướng, nghĩa là trong cõi Dục tướng có nhiều sắc, tướng không đẹp đẽ thanh tịnh, có nhiều tướng xen tạp. Trong cõi Sắc, sắc có ít tướng, tướng đẹp đẽ thanh tịnh, không có nhiều tướng xen tạp. Trong cõi vô sắc tuy không có nghiệp tạo ra sắc, mà có định tạo ra sắc, đó là sắc vô kiến vô đối. Lại trong cõi Dục có tướng tương ưng khổ thụ, có tướng tương ưng sân giận, có tướng tương ưng nhiều tùy phiền não. Trong cõi Sắc và Vô sắc có tướng không tương ưng khổ thụ, có tướng không tương ưng sân giận, có tướng ít tương ưng tùy phiền não. Sai biệt về thô nặng, là thô nặng trong cõi Dục thì thô có tổn hại. Thô nặng trong cõi Sắc và Vô sắc thì tế mà không tổn hại. Sai biệt về phương xứ, là cõi Dục ở phương dưới, cõi Sắc ở phương trên, cõi Vô sắc thì không phương xứ. Sai biệt về sự thụ dụng, là cõi Dục thì thụ dụng cảnh giới bên ngoài, cõi Sắc và Vô sắc thì thụ dụng cảnh giới bên trong. Sai biệt về sự duy trì, là cõi Dục bị ràng buộc bởi các uẩn, dựa vào 4 cách ăn mà duy trì mạng căn. Cõi Sắc và Vô sắc các uẩn ràng buộc dựa vào 3 cách ăn mà duy trì mạng căn. Ba ngàn thế giới là: 1.Tiểu thiên thế giới, 2.Trung thiên thế giới, 3.Đại thiên thế giới. Nghĩa là một mặt trời một mặt trăng chiếu đến gọi là một thế giới. Như vậy trong một ngàn thế giới có một ngàn mặt trời mặt trăng, một ngàn núi Tô-mê-lô, một ngàn châu Thiệm-bộ ở phương Nam, một ngàn châu Tì-đề-ha ở phương Đông, một ngàn châu Cù-đà-ni ở phương Tây, một ngàn châu Câu-lô ở phương Bắc, một ngàn Tứ đại thiên chúng, một ngàn Tam thập tam thiên, một ngàn Dạ-ma thiên, một ngàn Đổ-sử-đa thiên, một ngàn Lạc biến hóa thiên, một ngàn Tha hóa tự tại thiên, một ngàn Phạm thế thiên, họp lại thành thứ nhất một tiểu thiên thế giới. Lại một ngàn tiểu thiên thế giới gọi là thứ hai trung thiên thế giới. Lại một ngàn trung thiên thế giới là thứ ba đại thiên thế giới.

Hỏi: Vì nhân duyên gì tiểu thiên thế giới gọi là ti tiểu? Đáp: Cũng như con bò cắt bỏ 2 sừng, vì không có sừng nên gọi là nhỏ.

Như vậy từ Phạm thế trở xuống trong đó có ngàn thế giới không bằng ở cõi trên nên gọi là nhỏ. Như vậy ba ngàn thế giới bị 3 thứ tam tai hủy hoại đó là thủy, hỏa, phong tai. Tột cùng trên tam tai là đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự. Các pháp của chư thiên đệ tứ tĩnh lự kia, cùng cung điện, nơi ở, tự nhiên cùng khởi cùng diệt. Lại có 3 trung kiếp khởi đó là đói khát, dịch bệnh, binh đao. Hai mươi trung kiếp thế gian đang hoại. Hai mươi trung kiếp hoại rồi trụ. Hai mươi trung kiếp thế gian đang thành. Hai mươi trung kiếp thành rồi trụ. Như vậy hợp lại có 80 trung kiếp, gọi là đại kiếp. Ví như trời mưa liên tục như trục bánh xe quay từ hư không rót xuống không ngớt. Như vậy phương Đông có vô biên thế giới không gián đoạn hoặc thành, hoặc hoại, hoặc đang hoại, hoặc hoại rồi trụ, hoặc đang thành, hoặc thành rồi trụ. Như vậy cho đến 10 phương thế giới cũng như đã nói. Nay sẽ nói tụng về giới tạp nhiễm:

Phiền não, nghiệp, sinh tính,

Nên biết tướng tạp nhiễm.

Luận nói: Tính tạp nhiễm có 3 thứ: một là phiền não tạp nhiễm, hai là nghiệp tạp nhiễm, ba là sinh tạp nhiễm. Phiền não tạp nhiễm, là tất cả phiền não và tùy phiền não, hợp chung gọi là phiền não tạp nhiễm. Phiền não lược có 10 thứ: 1.Tát-ca-da kiến, 2.Biên chấp kiến, 3.Tà kiến, 4.Kiến thủ, 5.Giới cấm thủ, 6.Tham, 7.Sân, 8.Vô minh, 9.Mạn, 10.Nghi. Hoặc cũng có 2 thứ là: 1.Kiến sở đoạn, 2.Tu sở đoạn. Hoặc cũng có 3 thứ: 1.Dục giới hệ, 2.Sắc giới hệ, 3.Vô sắc giới hệ. Hoặc cũng có 7 thứ điên đảo hành: 1.Tà giải hành, 2.Bất giải hành, 3.Phi giải phi bất giải hành, 4.Chấp tà giải hành, 5.Bỉ nhân y xứ hành, 6.Bỉ bố sinh hành, 7.Nhiệm vận khởi hành. Tà giải hành, nghĩa là Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến, tà kiến, đối với các sở tri khởi tà chấp. Bất giải hành, nghĩa là vô minh không hiểu. Phi bất giải hành, nghĩa là nghi. Chấp tà giải hành, nghĩa là kiến thủ, giới cấm thủ và các kiến chấp khởi thâm v.v… Bỉ nhân y xứ hành, nghĩa là đoạn do kiến khổ tập. Bỉ bố sinh hành, nghĩa là đoạn do thấy diệt đạo. Nhiệm vận khởi hành, nghĩa là đoạn do kiến, đoạn do tu. Đoạn do kiến có 112 phiền não. Đoạn do tu có 16 phiền não. Như vậy phiền não tạp nhiễm vì có nhiều nghĩa sai biệt nên lập nhiều tên, như kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, bạo lưu, ách, thủ, triền cái, chu, ngột, cấu, thiêu, hại, mũi tên, ác hành, lậu, quỹ, nhiệt não, đấu tranh, lửa cháy, rừng rậm, câu, ngại có các nghĩa sai biệt như vậy.

Nghiệp tạp nhiễm, là hoặc do phiền não sinh, hoặc do phiền não duyên giúp thiện pháp sinh, nếu thích hợp gồm 3 cõi thân nghiệp ngữ nghiệp ý nghiệp. Đây lại có 2 thứ, một là tư hai là tư sở khởi. Sai biệt của nghiệp này lại có nhiều thứ. Gồm trong cõi Dục là phúc, phi phúc. Gồm trong cõi Sắc và Vô sắc là bất động. Lại có dẫn nghiệp, nghĩa là tạo tác hoặc tăng trưởng có thể dẫn đến quả và dị thục của các hữu tình thế gian và khí thế gian. Lại có sinh nghiệp, nghĩa là do trước dẫn giúp khiến phát sinh.

Sinh tạp nhiễm, là do phiền não và nghiệp nên sinh, sinh nên khổ. Khổ lại có nhiều thứ, nghĩa là như cái khổ bức bách trong thai tạng, cái khổ già bệnh chết, cái khổ của oán thù gặp nhau, cái khổ của yêu thương phải chia lìa,, cái khổ vì mong cầu không được, cùng các hành thô nặng chịu khổ dài lâu, cái khổ vì nhiều lần sinh tử, sinh các khổ nạn. Đó gọi là sinh.

QUYỂN 1 HẾT